Đề tài Chuyển dịch cơ cấu lao động vùng Đồng bằng Sông Hồng giai đoạn 2011 – 2015

Đề tài: Chuyển dịch cơ cấu lao động vùng Đồng bằng Sông Hồng giai đoạn 2011 – 2015 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG 1.1 Một số khái niệm chung 1.1.1 Lao động 1.1.2 Lực lượng lao động 1.1.3 Cơ cấu lực lượng lao động 1.1.4 Chuyển dịch cơ cấu lao động 1.1.5 Cơ cấu kinh tế 1.1.6 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế 1.1.7 Mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu lao động và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu lao động 1.2.1 Các nhân tố khách quan 1.2.1.1 Sự phát triển của khoa học và công nghệ 1.2.1.2 Sự đòi hỏi của nền kinh tế thị trường 1.2.1.3 Xu thế toàn cầu hóa kinh tế thế giới 1.2.2 Các nhân tố chủ quan 1.2.2.1 Các chính sách của Nhà nước 1.2.2.2 Quy mô và số lượng cơ sở đào tạo nghề 1.2.2.3 Định hướng nghề nghiệp của người lao động 1.3 Các chỉ tiêu đánh giá chuyển dịch cơ cấu lao động 1.3.1 Về tốc độ chuyển dịch 1.3.2 Về tính phù hợp 1.3.3 Về tính hiệu quả 1.4 Sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu lao động 1.5 Một số mô hình chuyển dịch cơ cấu lao động 1.5.1 Mô hình của Fisher 1.5.2 Mô hình của Lewis 1.5.3 Mô hình của Keynes 1.5.4 Mô hình của Harry T.Oshima 1.6 Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu lao động của một số nước 1.6.1 Thái Lan 1.6.2 Malaysia 1.6.3 Trung Quốc 1.6.4 Nhật Bản CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG Ở KHU VỰC ĐBSH THỜI GIAN QUA 2.1 Khái quát vùng ĐBSH 2.1.1 Điều kiện tự nhiên 2.1.1.1 Điều kiện địa lý, hành chính 2.1.1.2. Điều kiện đất đai 2.1.1.3 Điều kiện thời tiết, khí hậu 2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội 2.1.2.1 Đặc điểm phát triển kinh tế 2.1.2.1 Dân số và lao động 2.1.2.3 Đặc điểm kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội 2.1.3 Đánh giá chung lợi thế tiềm năng và thách thức của khu vực ĐBSH 2.1.3.1 Lợi thế 2.1.3.2 Thách thức 2.2 Thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động vùng ĐBSH trong thời gian qua 2.2.1 Thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động theo 3 nhóm ngành chính 2.2.1.1 Tổng quan về thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động theo ngành 2.2.1.2 Tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành vùng ĐBSH giai đoạn 2000 – 2008 2.2.2 Thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động trong nội bộ ngành 2.2.2.1 Ngành Nông nghiệp 2.2.2.2 Ngành Công nghiệp 2.2.2.3 Ngành Dịch vụ 2.2.3 Quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành 2.2.4 Thực trạng trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động vùng ĐBSH 2.2.5 Thực trạng các chính sách, biện pháp đã triển khai 2.2.5.1 Chính sách về đất đai 2.2.5.2 Chính sách phát triển cơ sở hạ tầng 2.2.5.3 Chính sách về tín dụng tài chính 2.2.5.4 Nhóm chính sách về đầu tư 2.2.5.5 Chính sách về lao động việc làm 2.2.5.6 Chính sách về di dân, xuất khẩu lao động 2.2.5.7 Chính sách về phát triển công nghiệp nông thôn 2.3 Đánh giá chung về tình hình chuyển dịch cơ cấu lao động 2.3.1 Những thành tựu 2.3.2 Những hạn chế 2.3.3 Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG VÙNG ĐBSH THỜI KỲ 2011 – 2015 3.1 Căn cứ để xác định quan điểm phương hướng và mục tiêu chuyển dịch 3.1.1 Các yếu tố tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động trong thời gian tới 3.1.2 Dự báo cầu lao động trong thời gian tới 2011-2015 3.1.2.1 Phương pháp xác định cầu lao động qua năng suất lao động 3.1.2.2 Phương pháp dự báo cầu lao động dựa vào hệ số co giãn của việc làm và GDP 3.1.2.3 Dự báo cầu lao động thời kì 2011-2015 3.1.3 Dự báo cung lao động ĐBSH trong thời gian tới 3.2 Quan điểm định hướng và mục tiêu chuyển dịch cơ cấu lao động 3.2.1 Quan điểm chung của Đảng và Nhà nước về chuyển dịch cơ cấu lao động 3.2.2 Mục tiêu và phương hướng chuyển dịch cơ cấu lao động vùng ĐBSH trong thời gian tới 3.2.2.1 Phương hướng cơ bản 3.2.2.2 Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu lao động vùng ĐBSH đến năm 2015 3.3 Một số giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động vùng ĐBSH thời gian tới 3.3.1 Giải pháp quy hoạch và định hướng chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế 3.3.2 Giải pháp hoàn thiện và phát triển thị trường lao động 3.3.3 Giải pháp về xuất khẩu lao động 3.3.4 Giải pháp về chính sách của Nhà nước 3.3.5 Giải pháp về vốn đầu tư 3.3.6 Giải pháp phát triển khoa học công nghệ 3.3.7 Giải pháp về đào tạo lao động 3.3.8 Giải pháp nâng cao tính tự giác trong nhận thức về chuyển dịch cơ cấu lao động KẾT LUẬN

doc89 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5290 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chuyển dịch cơ cấu lao động vùng Đồng bằng Sông Hồng giai đoạn 2011 – 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rong những điển hình của vùng ĐBSH về giải quyết việc làm cho lao động ở khu vực nông nghiệp thông qua phát triển ngành nghề phi nông nghiệp ở nông thôn, chuyển dịch cơ cấu lao động chủ yếu dựa vào đẩy mạnh phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thu hút sự tham gia của các thành phần kinh tế. Đến nay, toàn tỉnh đã có trên 1.500 doanh nghiệp tư nhân. - Hệ thống các chính sách, chủ trương trên đã tạo những điều kiện kinh tế, pháp lý cho các hoạt động kinh tế vùng ĐBSH. Nhờ đó đã tạo ra nhiều việc làm, thu hút lao động vào các ngành nghề, lĩnh vực. 2.3 Đánh giá chung về tình hình chuyển dịch cơ cấu lao động Qua việc phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu lao động vùng ĐBSH trong thời gian qua, ta có thể rút ra được một số nhận xét, đánh giá chung như sau: 2.3.1 Những thành tựu - Vùng ĐBSH đã phát huy được lợi thế về nguồn lao động dồi dào, chi phí lao động thấp để thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động. Qua đó chuyển được một bộ phận không nhỏ lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp trong thời gian qua. - Trong những năm qua, các KCN tập trung trong vùng là nhân tố động lực đóng góp quan trọng cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của vùng, biến vùng thuần nông thành vùng kinh tế trọng điểm có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, phổ biến trên 10%/năm. Nhiều tỉnh thuần nông trước đây nhờ phát triển KCN nhanh trở thành những tỉnh công nghiệp như Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Tây... Bộ mặt nông thôn đổi mới theo hướng văn minh, hiện đại. Các KCN đã và đang thu hút hàng trăm nghìn lao động nông thôn, tạo ra thị trường sức lao động mới để thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động xã hội trong vùng. Hệ thống kết cấu hạ tầng được xây dựng mới và nâng cấp, nhất là khu vực nông thôn. - Quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành nhìn chung là theo đúng xu hướng. Trong giai đoạn 2000 – 2008, tỷ trọng lao động nông nghiệp trong vùng đã giảm xuống, tỷ trọng lao động công nghiệp và dịch vụ đã tăng lên. Sự dịch chuyển lao động trong nội bộ ngành cũng đã hợp lý, với sự gia tăng tỷ trọng lao động của các ngành tạo ra nhiều giá trị gia tăng như: thủy sản (trong nông nghiệp); công nghiệp chế biến và xây dựng trong công nghiệp; và các ngành dịch vụ kinh doanh mang tính chất thị trường. - Sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành nhìn chung là khá phù hợp. Cùng với sự chuyển dịch cơ cấu lao động là năng suất lao động tăng, góp phần phát triển kinh tế vùng. Quá trình chuyển lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp của vùng ĐBSH đã gắn với tăng trưởng kinh tế khá cao và ổn định đi đôi với chuyển dịch từng bước cơ cấu kinh tế; GDP bình quân đầu người ngày càng tăng. - Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo đã bước đầu tăng lên qua các năm. Đồng thời, tỷ lệ hộ nghèo trong khu vực cũng đã giảm xuống. Điều này đã góp phần thể hiện chất lượng lao động của vùng đã bước đầu được cải thiện. 2.3.2 Những hạn chế - Trong thời gian vừa qua, quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động tại các địa phương còn mang tính tự phát, chủ yếu là do quá trình di dân tự do mà có. Tuy các cơ sở ban ngành đã có nhiều biện pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động nhưng đều chưa thực sự đạt được hiệu quả cao. Sở dĩ như vậy là do, từ trước đến nay việc chuyển dịch cơ cấu lao động chưa được xem là mục tiêu cụ thể, chưa thực sự có những giải pháp trực tiếp liên quan. - Tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành còn chậm, chưa xứng với tiềm năng của vùng. Việc chuyển dịch cơ cấu lao động trong 3 nhóm ngành chính cũng như trong nội bộ từng ngành là còn khá chậm chạp, chưa đáp ứng được yêu cầu cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh chóng. - Lao động khu vực nông nghiệp giảm, nhưng không hẳn là đã dịch chuyển sang khu vực công nghiệp - xây dựng hay dịch vụ mà cả triệu lao động là nông dân sau khi bị thu hồi đất. Người nông dân vừa bị mất đất sản xuất, chưa được đào tạo lại để gia nhập các ngành công nghiệp và dịch vụ. Do đó rất ít người tìm được việc làm mới, hay nếu có thì cũng chỉ là những công việc tạm thời, tính bền vững của việc làm cho những lao động này theo đó còn rất thấp. Cứ 1.000 hộ mất đất nông nghiệp có 190 người tự bỏ tiền ra học nghề nhưng cuối cùng chỉ có 90 người được tuyển dụng, còn 100 người thất nghiệp. Tình hình diễn ra phổ biến một số địa phương trong vùng ĐBSH như Hà Tây, Bắc Ninh, Hưng Yên... - Mặc dù đã được cải thiện dần qua các năm nhưng cơ cấu lao động theo ngành vẫn còn ở trình độ thấp và lạc hậu. Tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp vẫn còn lớn, trong khi tỷ trọng lao động ngành công nghiệp và dịch vụ còn ở mức thấp, chưa thể hiện được vai trò đầu tàu của vùng ĐBSH. - Quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các ngành diễn ra không ổn định. Đây là một dấu hiệu cho thấy quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành còn thiếu tính bền vững. - Quá trình chuyển dịch lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp chưa kết hợp chặt chẽ với cải thiện thu nhập, đổi mới kịp thời chế độ chính sách tiền lương hợp lý, khuyến khích người lao động làm việc, đặc biệt là công nhân. - Việc tổ chức đào tạo nghề cho khu vực nông thôn còn yếu, chưa đáp ứng yêu cầu chuyển dịch nhanh lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động tuy đã được nâng lên nhưng còn chậm. - Môi trường sinh thái của vùng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đồng bằng sông Hồng là vùng đất chật, người đông nên các KCN phát triển làm cho đất nông nghiệp bị giảm dần, mật độ dân số ngày càng cao; trong khi đó các yếu tố có lợi cho môi trường sinh thái như nguồn nước sạch, thảm thực vật, cây xanh giảm dần. Các yếu tố gây ô nhiễm môi trương như bụi, nước thải công nghiệp, rác công nghiệp, từ các KCN, từ các bệnh viện, trường học ngày càng tăng. Hiện nay, ĐBSH chưa có một khu xử lý rác thải nguy hại cho toàn vùng, và nhiều đô thị trong vùng chưa có nhà máy xử lý rác thải như Hải Dương, Hưng Yên… Sự ô nhiễm này đã ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của người dân trong vùng. - Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đã được tăng cường, nhưng nhìn chung còn ở quy mô nhỏ, lạc hậu, thiếu đồng bộ, hiệu quả và tác dụng còn chưa cao. Do đó chưa là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế theo hướng hiện đại hóa, từ đó mà thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng hiện đại. 2.3.3 Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến những hạn chế trong quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành và nội bộ ngành thời gian qua là : - Công tác quy hoạch KCN, cụm công nghiệp và khu đô thị mới vùng ĐBSH còn nhiều bất cập nhưng chậm bổ sung, điều chỉnh. Tình trạng "quy hoạch treo" hoặc quy hoạch không gắn với kế hoạch. Vấn đề tổ chức chỉ đạo thực hiện các dự án theo quy hoạch chưa được các ngành, các cấp quan tâm ở hầu hết các địa phương trong vùng. Cơ chế, chính sách đền bù đất đai bị giải tỏa chậm đổi mới nên bộc lộ nhiều bất hợp lý cả về giá cả, phương thức, thủ tục hành chính, thanh toán cho dân. Những hạn chế này đã dẫn đến quá trình tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế diễn ra không đều và ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành. Các KCN không tạo thêm nhiều việc làm mới đủ sức thu hút lao động nông thôn bị mất hoặc giảm đất nông nghiệp. Theo khảo sát của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ở vùng ĐBSH, trung bình mỗi hộ bị thu hồi đất có 1,5 lao động mất việc làm, trong khi đó 1 ha đất nông nghiệp hằng năm tạo ra việc làm cho 13 lao động nông nghiệp. Người mất việc làm chủ yếu là nông dân, trình độ văn hóa, chuyên môn thấp, chưa qua đào tạo nghề phi nông nghiệp nên cơ hội tìm việc làm ngoài nông nghiệp rất khó. Tại Hà Nội, tỷ lệ lao động không có việc làm trước khi thu hồi đất là 4,7% đã tăng lên 12,4% sau khi bị thu hồi đất. Hai tỷ lệ tương ứng của các tỉnh khác, như Hải Phòng là 5,1% và 10,8%; Bắc Ninh 5,3% và 7,9%. Số người không có việc làm tăng lên, cơ cấu nghề nghiệp cũng thay đổi: số người chuyển sang buôn bán tăng 2,72%, chuyển sang làm thuê, xe ôm tăng 3,64%, số người làm công việc khác tăng 4,1%, số người gắn với các KCN chỉ tăng 2,79%. - Kết cấu hạ tầng nông thôn ĐBSH chưa đồng bộ và chưa đều. Yếu tố này tác động tiêu cực đến nhiều mặt sản xuất và kinh doanh dịch vụ của hộ nông dân nói chung và nông dân mất đất nói riêng. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề phát triển chậm. Dịch vụ thương mại, du lịch và các dịch vụ khác như ngân hàng, vận tải, bưu điện khó khăn nên khả năng tạo việc làm mới để thu hút lao động vùng đô thị hóa và KCN hạn chế. Điều này thể hiện trên nhiều yếu tố của kết cấu hạ tầng nông thôn, nhất là điện, giao thông, thủy lợi. - Tốc độ phát triển ngành dịch vụ còn chậm và không ổn định qua các năm, có năm tăng rất nhiều (13% năm 2006), có năm lại tăng khá thấp (8% của năm 2007). Tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành dịch vụ không thấp nhưg tỷ trọng đóng góp của ngành vào GDP lại còn thấp (27,2% năm 2008). Điều đó đã tác động đến khả năng thu hút lao động của ngành này. - Công tác đào tạo nghề còn nhiều bất cập, hoạt động của các trường nghề chưa hiệu quả. Số lượng các trường dạy nghề tăng mạnh nhưng quy mô còn nhỏ, cơ sở vật chất lạc hậu, chất lượng đội ngũ giáo viên còn hạn chế, thiếu sự liên kết giữa các trung tâm dạy nghề và doanh nghiệp. Khả năng tiếp cận hệ thống giáo dục của người dân là không đồng đều, những người nghèo và những người ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa ít có khả năng tiếp cận hơn vùng thành thị. - Thiếu sự gắn kết giữa đào tạo và sử dụng. Các địa phương hầu hết đều chưa có chiến lược đào tạo nghề cho lao động khi đầu tư xây dựng những khu công nghiệp, cho lao động không có việc làm do bị mất đất sản xuất. Điều này dẫn đến tình trạng vừa thừa lại vừa thiếu lao động. Thừa lao động bị mất đất, không có kỹ năng nghiệp vụ cần thiết để chuyển đổi ngành nghề. Thiếu lao động thuộc mọi loại trình độ chuyên môn kỹ thuật. - Thị trường sức lao động, thị trường tiền tệ và thị trường khoa học - công nghệ còn nặng tính tự phát, manh mún, nhỏ lẻ, thiếu tính tổ chức trong nông thôn ĐBSH là phổ biến. Tại các vùng nông thôn ven đô thị, các KCN tập trung, chợ lao động hình thành tự phát, chất lượng lao động thấp, chủ yếu là lao động phổ thông tìm việc làm giản đơn. Lao động có trình độ cao có khả năng đáp ứng nhu cầu của các KCN hoặc lao động kỹ thuật phục vụ nhu cầu sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề truyền thống, không đáng kể. Thị trường tiền tệ ở nông thôn càng thấp và không ổn định do vốn tích lũy của hộ nông dân ít, nhu cầu vay vốn của nông dân các trang trại để phát triển sản xuất hàng hóa lớn vùng ĐBSH không nhiều. Thị trường khoa học - công nghệ cũng trong tình trạng phân tán, nhỏ lẻ, chủ yếu là tự phát theo quy mô hộ gia đình nông dân... - Năng lực của các trung tâm giới thiệu việc làm còn nhiều hạn chế. Cơ sở vật chất, trang thiết bị của các trung tâm giới thiệu việc làm còn yếu kém. Khả năng liên kết với các doanh nghiệp, với các trường đào tạo và dạy nghề còn lỏng lẻo, do đó để tạo việc làm cho người lao động cũng còn hạn chế. CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG VÙNG ĐBSH THỜI KỲ 2011 – 2015. 3.1 Căn cứ để xác định quan điểm phương hướng và mục tiêu chuyển dịch. 3.1.1 Các yếu tố tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động trong thời gian tới. Yếu tố then chốt tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động trong thời gian tới chính là phương hướng, mục tiêu phát triển sản xuất vùng ĐBSH từ nay đến 2015 của Đảng và Nhà nước ta. Đây chính là định hướng quan trọng, là kim chỉ nam cho mọi biện pháp dịch chuyển cơ cấu lao động trong thời gian này. Thêm vào đó, các khả năng đầu tư, chuyển giao công nghệ, khả năng huy động vốn của nước ngoài, của nhà nước, của các cơ sở sản xuất kinh doanh, của cá nhân cho vùng ĐBSH từ nay đến 2015 sẽ tác động trực tiếp đến sự phát triển ngành nghề ở vùng, từ đó mà quyết định số lượng và chủng loại việc làm mới. Khoa học công nghệ trong tương lai sẽ là động lực quan trọng tạo nên năng suất, chất lượng và giá thành sản phẩm mới, trực tiếp thay đổi cơ cấu và tổ chức sản xuất. Đây là cơ hội mà Việt Nam cần phải nắm bắt để có thể đi tắt đón đầu. Quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa và đô thị hóa đang diễn ra tràn lan, song không đi kèm với việc chuyển dịch ngành nghề. Hiện tượng di dân từ nông thôn ra thành thị và các khu kinh tế tập trung vẫn là xu hướng chính, lực lượng này lại là lực lượng lao động chính, có tay nghề và trình độ chuyên môn, dẫn đến việc thiếu lao động có tay nghề ở nông thôn và hiện tượng người già, trẻ em ở nhiều làng quê trở nên phổ biến hơn. Trong thời gian tới, quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa của ta sẽ tiếp tục với tốc độ nhanh hơn, tạo ra nhiều việc làm hơn, mở rộng thị trường, cung cấp nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn. Tuy nhiên, quá trình này cũng lấy đi ngày càng nhiều các tài nguyên như đất đai, nguồn nước, lao động,.. gây ra nguy cơ ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái, xáo trộn và mâu thuẫn xã hội. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra với tốc độ chóng mặt, một mặt mở ra những thị trường to lớn cho nông sản và dịch vụ Việt Nam, mở ra cơ hội thu hút đầu tư, tiếp thu công nghệ và kỹ năng quản lý. Mặt khác, điều đó cũng đặt những người sản xuất, kinh doanh Việt Nam trước sự cạnh tranh gay gắt với hàng hóa, dịch vụ quốc tế có chất lượng cao hơn và khả năng cạnh tranh mạnh hơn. Tất cả các yếu tố trên sẽ có tác động tích cực hoặc tiêu cực đến quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động vùng ĐBSH trong thời gian tới. Do đó cần phải quan tâm đến chúng khi đề ra các giải pháp để đẩy nhanh dịch chuyển cơ cấu lao động của vùng thời gian này. 3.1.2 Dự báo cầu lao động trong thời gian tới 2011-2015. 3.1.2.1 Phương pháp xác định cầu lao động qua năng suất lao động. Theo phương pháp này, nhu cầu lao động của toàn vùng được tổng hợp từ kết quả tính toán nhu cầu lao động của từng ngành trên cơ sở năng suất lao động của mỗi ngành khác nhau. Để xác định nhu cầu lao động của từng ngành, cần dựa vào các bước tính toán như sau: Bước 1: Xác định mức GDP theo giá cố định của từng ngành trong kỳ kế hoạch. Con số này thu thập được từ kết quả của kế hoạch tăng trưởng GDP của các ngành và của toàn vùng. Bước 2: Xác định năng suất lao động kỳ kế hoạch. Mức năng suất lao động của từng ngành trong kỳ kế hoạch có thể xác định từ nhiều cách khác nhau. Thông thường chúng ta có thể xác định bằng phương pháp ngoại suy từ các số liệu về tăng trưởng năng suất lao động từ những năm trước. Năng suất lao động kỳ kế hoạch () được tính từ năng suất lao động kỳ gốc(): = x (1 + ) Bước 3: Xác định nhu cầu lao động hay gọi là số việc làm() trong từng ngành. Số việc làm của ngành i được tính bằng cách chia giá trị GDP dự tính kỳ kế hoạch của ngành đó cho năng suất lao động theo ngành: Trên cơ sở kết quả tính nhu cầu lao động của từng ngành, tổng hợp lại ta sẽ có nhu cầu lao động của toàn vùng và cơ cấu lao động theo ngành. = () Tỷ trọng nhu cầu lao động theo ngành trong tổng nhu cầu lao động được xác định bằng công thức sau: % = () x 100(%) 3.1.2.2 Phương pháp dự báo cầu lao động dựa vào hệ số co giãn của việc làm và GDP () Độ co giãn của việc làm đối với GDP cho biết khi GDP tăng hoặc giảm 1% thì số việc làm tăng lên hay giảm đi bao nhiêu phần trăm. Với cách tiếp cận này, các bước dự báo cầu lao động theo phương pháp này như sau: Bước 1: Tính toán hệ số co giãn của việc làm với GDP của từng ngành. Để tính được hệ số co giãn của việc làm với GDP của một ngành nào đó, ta cần phải thu thập số liệu về GDP và việc làm qua nhiều năm; sau đó sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính đơn giản chúng ta sẽ xác định được giá trị hệ số co giãn của lao động với GDP của ngành đó. Bước 2: Xác định nhu cầu tăng trưởng lao động theo từng ngành bằng công thức: = x Trong đó: : là tốc độ tăng trưởng lao động kỳ kế hoạch. : là tốc độ tăng trưởng GDP. : là hệ số co giãn của lao động theo GDP. Bước 3: Xác định nhu cầu lao động kỳ kế hoạch theo từng ngành bằng công thức: x (1 + ) Trong đó, là lượng lao động kỳ gốc. Trên cơ sở tính nhu cầu lao động theo từng ngành, chúng ta tổng hợp lại và có được tổng nhu cầu lao động và cơ cấu lao động theo ngành như với phương pháp trước. 3.1.2.3 Dự báo cầu lao động thời kì 2011-2015. Theo Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng ĐBSH đến năm 2020, mục tiêu của vùng là trong giai đoạn 2011-2015, tốc độ tăng trưởng GDP là 7,6%, tốc độ tăng trưởng GDP nhóm ngành Nông nghiệp là 2,5%, nhóm ngành Công nghiệp là 8,2% và nhóm ngành Dịch vụ là 8%. Áp dụng phương pháp thứ hai, ta có thể tính được hệ số co giãn của Việc làm với GDP các ngành là : = -0,487. = 0,603. = 0,519. Như vậy, ta tính được tốc độ tăng trưởng lao động bình quân kỳ kế hoạch là = x = 0,025 x (-0,487) = - 0,0122 = 1,22%. = x = 0,082 x 0,603 = 0,0494 = 4,94%. = x = 0,08 x 0,519 = 0,0415 = 4,15%. Từ đó ta tính được nhu cầu và cơ cấu lao động trong thời kỳ sắp tới là: Bảng 18 : Dự báo cầu và cơ cấu lao động trong thời kỳ tới. 2011 2015  Đơn vị người % người % Nông nghiệp 4701466 41,29 4476199 35,91 Công nghiệp 3387272 29,75 4107848 32,96 Dịch vụ 3297819 28,96 3880287 31,13 Tổng 11386557 100 12464334 100 3.1.3 Dự báo cung lao động ĐBSH trong thời gian tới. Theo dự báo của Ủy ban Dân số, gia đình và trẻ em năm 2006, đến năm 2015, dân số vùng ĐBSH sẽ đạt khoảng 21,3 triệu người, cụ thể: Bảng 19: Dự báo dân số vùng ĐBSH đến năm 2015. Đơn vị: Nghìn người. TT Tỉnh, thành phố 2010 2015 1 Hà Nội 6016,1 6337,4 2 Hà Tây - - 3 Hải Phòng 1890,4 1981,7 4 Vĩnh Phúc 1250,9 1336,9 5 Bắc Ninh 1065,7 1132,4 6 Hải Dương 1807,7 1907 7 Hưng Yên 1202,2 1273,2 8 Hà Nam 870,7 921 9 Nam Định 2080,5 2205,9 10 Thái Bình 1943,9 2012 11 Ninh Bình 981,1 1053 12 Quảng Ninh 1124,1 1182,5 Tổng 20233,3 21343 Nguồn: Dự báo dân số Việt Nam đến năm 2020 - Ủy ban dân số, gia đình , trẻ em–2006 Với dân số dự báo như trên, đến năm 2015, ĐBSH sẽ có 16,5 triệu người từ 15 tuổi trở lên và 12,8 triệu người trong độ tuổi lao động. Lực lượng lao động trẻ dưới 35 tuổi chiếm tỷ trọng lớn. Nguồn lao động dồi dào như vậy sẽ là một điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế xã hội của vùng nếu có phương hướng và giải pháp sử dụng hợp lý. Qua việc dự báo cung và cầu lao động của vùng ĐBSH trong giai đoạn tới ở trên, ta thấy, đến năm 2015 cầu lao động là12,46 triệu người, trong khi đó cung lao động lại là 12,8 triệu người. Như vậy tình trạng thiếu việc làm sẽ vẫn tiếp tục diễn ra. Để giải quyết vấn đề này, vùng cần có những biện pháp cụ thể để đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động cũng như tạo thêm công ăn việc làm mới cho người lao động. 3.2 Quan điểm định hướng và mục tiêu chuyển dịch cơ cấu lao động. 3.2.1 Quan điểm chung của Đảng và Nhà nước về chuyển dịch cơ cấu lao động - Quan điểm chung của Đảng và Nhà nước ta về chuyển dịch cơ cấu lao động là chuyển dịch theo hướng nâng cao tỷ trọng lao động trong các ngành Công nghiệp và Dịch vụ, giảm dần tỷ trọng lao động trong ngành Nông nghiệp. Trong nội bộ các ngành cũng cần có sự chuyển dịch theo hướng gia tăng lao động trong các ngành tạo ra nhiều giá trị gia tăng, giảm dần lao động trong các ngành thâm dụng lao động. Đây là một quan điểm hoàn toàn đúng đắn trong điều kiện nước ta đang thực hiện quá trình Công nghiệp hóa – hiện đại hóa, phấn đấu trở thành một nước phát triển, hiện đại. - Quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động phải gắn với quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa và đường lối phát triển kinh tế xã hội của Đảng. Chuyển dịch cơ cấu lao động phải gắn với quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa, phát triển đô thị văn minh, hiện đại, phân bố hợp lý lực lượng sản xuất, dân cư và lao động trong cả nước và ở từng vùng, góp phần thúc đẩy phát triển cả hai khu vực kinh tế nông nghiệp và phi nông nghiệp, hạn chế lao động di trú tự do, tránh tình trạng tập trung lao động quá mức vào một vùng, một khu vực đô thị gây quá tải về kết cấu hạ tầng và khó khăn cho tổ chức đời sống xã hội ở các khu vực này. - Chuyển dịch lao động phải gắn với vấn đề giải quyết việc làm, giảm thất nghiệp. Tạo việc làm, chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động là một trong những nhiệm vụ quan trọng được Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, Đảng và Nhà nước ta đã xác định: Giải quyết việc làm là một chính sách xã hội cơ bản. Bằng nhiều giải pháp, phải tạo ra nhiều việc làm mới, tăng quỹ thời gian lao động được sử dụng, nhất là trong nông nghiệp và nông thôn. - Quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động phải đi đôi với phát triển nguồn nhân lực, nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật cho lao động và tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề. Bên cạnh việc đào tạo mới lao động cũng cần quan tâm đào tạo lại lao động về kỹ thuật, cách quản lý kinh doanh nhằm nâng cao năng lực tự tổ chức sản xuất, tự quyết định hướng kinh doanh phù hợp với bản thân. Việc đào tạo mới và đào tạo lại không phải một sớm một chiều mà thành công. Tuy nhiên cũng cần có các biện pháp kịp thời ngay trước mắt để giúp lao động chuyển ngành nghề thích ứng được với việc làm mới, sau đó trình độ kỹ thuật và quản lý sẽ được nâng dần lên. Bảo đảm các quyền lợi chính đáng cho người lao động, đặc biệt về chế độ, chính sách tiền lương, bảo hiểm và các điều kiện sinh hoạt thiết yếu để người lao động chuyển đổi từ khu vực nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp có thể ổn định đời sống, yên tâm sản xuất. - Tổ chức chuyển dịch cơ cấu lao động phải thu hút được sự tham gia của mọi thành phần kinh tế; đa dạng hóa các kênh, hình thức chuyển lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp kể cả xuất khẩu lao động. Chú trọng phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp ở nông thôn để tạo việc làm tại chỗ cho lao động khu vực nông thôn, giảm bớt quá trình di dân từ khu vực nông thôn ra khu vực thành thị. 3.2.2 Mục tiêu và phương hướng chuyển dịch cơ cấu lao động vùng ĐBSH trong thời gian tới 3.2.2.1 Phương hướng cơ bản - Cần phải tăng nhanh tỷ trọng lao động và sản phẩm của ngành công nghiệp, dịch vụ trong tổng sản phẩm quốc nội được tạo ra. Muốn như vậy cần chuyển dần một phần lao động nông nghiệp sang làm các hoạt động dịch vụ, chủ yếu là các hoạt động sơ chế nông sản, lâm sản, thủy sản, sản xuất tiểu thủ công nghiệp truyền thống. - Phân công lại lao động thông qua đổi mới cơ cấu sản xuất nông nghiệp, cơ cấu trồng trọt, chăn nuôi. Phát triển và mở rộng các hoạt động ngành nghề, sản xuất tiểu thủ công nghiệp truyền thống và các hoạt động dịch vụ nông thôn phù hợp với yêu cầu của sản xuất và đời sống. - Lấy kinh tế hộ gia đình và doanh nghiệp tư nhân làm nòng cốt trong việc tổ chức và phân công lại lao động. Đây là các thành phần kinh tế linh hoạt nhất, có khả năng thu hút lao động tham gia vào các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ _ rất thích hợp cho những lao động mới chuyển từ khu vực nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp. - Vận dụng việc di chuyển lao động giữa các vùng, các tiểu vùng dưới các hình thức và quy mô thích hợp. Việc di chuyển lao động giữa các vùng, tiểu vùng sẽ kích thích tạo ra cơ cấu lao động mới cho vùng, giải quyết được mâu thuẫn giữa việc thừa và thiếu lao động ở các vùng khác nhau. - Mở rộng hợp tác quốc tế về lao động, đẩy mạnh xuất khẩu lao động nông thôn, hòa nhập lao động Việt Nam vào thị trường lao động quốc tế. Phương hướng này đã được triển khai mạnh mẽ trong thời gian qua và thể hiện được tính ưu việt của nó, với việc tạo ra việc làm cho lao động nông thôn nhàn rỗi, góp phần thay đổi cơ cấu ngành nghề tại nông thôn. 3.2.2.2 Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu lao động vùng ĐBSH đến năm 2015 Mục tiêu tổng quát của vùng ĐBSH là xây dựng vùng ĐBSH trở thành đầu tàu của cả nước về phát triển kinh tế, khoa học – công nghệ, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, đồng thời lôi kéo các vùng khác cùng phát triển; đi đầu trong lĩnh vực hợp tác quốc tế theo chiều sâu, trở thành một cầu nối tin cậy giữa khu vực ASEAN và khu vực Đông Bắc Á, thể hiện được vai trò to lớn đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Theo đó, để đạt được mục tiêu này vùng cần phấn đấu: - Đến năm 2015, tỷ trọng lao động nông nghiệp chiếm 36,9%, giảm 1,1%/năm. Tỷ trọng công nghiệp , xây dựng chiếm 30,2% và lao động dịch vụ chiếm 32,9%. Tỷ trọng lao động phi nông nghiệp chiếm 63,1%. - Các nguồn lực về lao động, tài nguyên thiên nhiên, vốn và cơ sở vật chất kỹ thuật cần được khai thác hiệu quả hơn, tận dụng tối đa tiềm năng của vùng cho phát triển. - Vùng ĐBSH sẽ tiếp tục là trung tâm giáo dục đào tạo lớn nhất cả nước, thu hút lượng lớn sinh viên ngoại vùng và quốc tế cho các trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học trong vùng (trên 30% tổng số sinh viên đang học tập và nghiên cứu). - Chú trọng đào tạo nhân lực trình độ cao, cán bộ quản lý giỏi và công nhân kỹ thuật lành nghề nhằm xây dựng được đội ngũ những người ra quyết định, lực lượng tham mưu và những người thực thi quyết định có kỹ năng nghề nghiệp ở trình độ cao và có lương tâm, đạo đức tốt. Đào tạo nguồn nhân lực (kèm theo các chính sách về tài chính và việc làm) cho khu vực nông thôn để thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động. Phấn đấu tăng chỉ tiêu về tỷ lệ lao động đã qua đào tạo nghề của toàn vùng đứng đầu cả nước, đạt mức 50%. - Định hình và phát triền nguồn nhân lực chất lượng cao theo 3 đối tượng: lãnh đạo chính quyền, quản trị doanh nghiệp lớn; đội ngũ cán bộ tham mưu và lực lượng nghiên cứu KHCN trình độ cao; và lực lượng lao động lành nghề cho các lĩnh vực mũi nhọn. Dự kiến số lượng về nguồn nhân lực phân theo 3 cấp này là: giới tinh hoa khoảng 300 người, đào tạo khoảng 2.000 doanh nhân trình độ cao; Đào tạo khoảng 7.000 người cho phát triển hệ thống đánh giá chất lượng và khoảng 10.000 cán bộ khoa học cho hệ thống sáng tạo quốc gia; đào tạo nghề trình độ cao cho các ngành công nghiệp điện tử, ngân hàng, du lịch… khoảng 200.000 người. - Xây dựng một thị trường lao động ngày càng hoàn thiện, có đủ khả năng thu hút các hoạt động đầu tư cả trong và ngoài nước theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa. - Tạo việc làm và tăng năng suất lao động, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động, thực hiện có hiệu quả, bền vững công cuộc xóa đói giảm nghèo. Phấn đấu giải quyết việc làm cho 300-350 nghìn lao động hàng năm, giảm tỷ lệ đói nghèo dưới 3,5% năm 2015, đưa mức GDP bình quân đầu người vào năm 2020 của vùng vượt ít nhất 1,2 lần mức trung bình chung của cả nước, năng suất lao động năm 2020 gấp ít nhất 2,2 lần so với năm 2010. 3.3 Một số giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động vùng ĐBSH thời gian tới. 3.3.1 Giải pháp quy hoạch và định hướng chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Như trong Chương I ta đã thấy được mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu lao động và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Do đó, để giúp chuyển dịch cơ cấu lao động diễn ra nhanh chóng thì cần phải quy hoạch và định hướng chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Nhờ vào mối quan hệ tương tác giữa chuyển dịch cơ cấu lao động và chuyển dịch cơ cấu kinh tế mà đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch hơn. Các bộ, ngành trung ương và các tỉnh, thành phố trong vùng ĐBSH cần tiếp tục hoàn thiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng để từ đó cụ thể hóa quy hoạch phát triển KCN cho phù hợp. Nội dung hoàn thiện quy hoạch vùng ĐBSH cần tập trung vào quy hoạch thành phố lớn nhất là Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh gắn với quy hoạch các KCN, cụm công nghiệp, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch các vùng tái định cư và quy hoạch đào tạo nghề, sử dụng lao động nông thôn vùng mất đất nông nghiệp do mở rộng KCN và đô thị hóa. Cần có sự phối hợp, liên kết chặt chẽ giữa các địa phương trong vùng trong xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, các quy hoạch ngành, đặc biệt là quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển các khu đô thị, khu công nghiệp, quy hoạch đào tạo nghề cho lao động trong độ tuổi. Rà soát quy hoạch phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp theo hướng gắn với xây dựng các khu đô thị mới, xây dựng nhà chung cư cho người lao động. Bố trí xây dựng các khu công nghiệp bảo đảm an toàn giao thông, bảo vệ môi trường và cảnh quan đô thị, có biện pháp ổn định đời sống nông dân sau khi bị thu hồi đất. 3.3.2 Giải pháp hoàn thiện và phát triển thị trường lao động Cần tiếp tục kiểm soát nhằm hạ thấp tỷ suất sinh trong vùng. Thực tế cho thấy sau một số năm thành công với chương trình kế hoạch hóa gia đình, đã xuất hiện tình trạng buông lỏng kiểm soát tỷ suất sinh ở nhiều nơi. Điều này sẽ gây hậu quả về lâu dài cho kinh tế, xã hội và môi trường, đặc biệt là sức ép về việc làm sẽ không ngừng nâng cao. Tác động vào tăng cầu của thị trường lao động bằng việc chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế ở cả ba nội dung: cơ cấu theo ngành, cơ cấu theo vùng lãnh thổ và cơ cấu theo thành phần kinh tế. Duy trì và nâng cao tốc độ tăng trưởng để tạo thêm nhiều việc làm mới. Duy trì tính ổn định của nền kinh tế bằng việc nâng cao khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường, nâng cao năng lực phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, dịch bệnh trong nông nghiệp. Kiểm soát thị trường lao động, nhất là việc sử dụng lao động trong các đơn vị kinh tế ngoài quốc doanh, kiểm soát hoạt động của các trung tâm xúc tiến, môi giới việc làm và xuất khẩu lao động nhằm tạo ra thị trường lao động lành mạnh, bảo vệ quyền lợi của chủ sử dụng lao động và của người la ođộng trong điều kiện phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. Tăng cường vai trò quản lý và giám sát và dự báo của nhà nước với thị trường lao động. Xây dựng hệ thống giám sát, thu thập và thông tin phân tích thị trường lao động, qua đó kịp thời thông tin đến người lao động, tránh dòng di dân ồ ạt ra các đô thị tìm kiếm việc làm. Cần tiếp tục thường xuyên rà soát, bổ sung chính sách tiền lương, tiền công đối với người lao động. Đổi mới chính sách tiền lương theo cơ chế thị trường, điều chỉnh mức lương tối thiểu bám sát tình hình thực tế về cung cầu lao động, và biến động giá cả tiêu dùng, đảm bảo mức sống tối thiểu cho người lao động. 3.3.3 Giải pháp về xuất khẩu lao động. Xuất khẩu lao động là một kênh quan trọng giải quyết việc làm cho lao động đồng thời có hiệu quả nhiều mặt về chuyển lao động từ khu vực nông nghiệp sang phi nông nghiệp. Trong thời kỳ tới, cần đầu tư chiều sâu cho công tác quản lý, tổ chức các hoạt động xuât khẩu lao động, coi xuất khẩu lao động thực sự như một ngành kinh tế quốc dân để thu hút lao động ra khỏi khu vực nông nghiệp và đóng góp giá trị gia tăng cho nền kinh tế. - Quản lý chặt chẽ, nâng cao chất lượng các khâu từ tuyển chọn, đào tạo, đưa lao động ra nước ngoài đáp ứng yêu cầu của đối tác đến tổ chức giám sát, bảo vệ quyền lợi và giáo dục nâng cao ý thức, nâng cao uy tín chấp hành kỷ luật lao động, pháp luật nước sở tại của lao động Việt Nam. - Tổ chức xuất khẩu lao động chú trọng khâu đào tạo nghề và trang bị ngoại ngữ cho lao động xuất khẩu, chuyển từ xuất khẩu lao động thô, chưa qua đào tạo đi làm các ngành nghề giản đơn như lao động giúp việc gia đình, công nhân xây dựng sang xuất khẩu lao động lành nghề, có trình độ chuyên môn kỹ thuật như công nhân kỹ thuật, kỹ sư, chuyên gia, nghệ nhân. - Thúc đẩy quá trình đa dạng hoá ngành nghề, nhất là phát triển các ngành nghề truyền thống sản xuất các hàng thủ công mỹ nghệ có thể xuất khẩu; và phát triển khu vực kinh tế tư nhân, nhất là hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ. - Tăng cường phối hợp giữa các địa phương theo mô hình liên thông, liên kết; tiến hành phổ biến thông tin về các đợt tuyển dụng, công việc và các chi phí có liên quan đến từng người có nhu cầu đi xuất khẩu lao động. - Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động ngoại giao ở tầm vĩ mô nhằm tiếp cận những thị trường xuất khẩu lao động tiềm năng mới. Hiện nay trên thế giới nói chung và trong khu vực Đông và Đông Nam Á nói riêng còn rất nhiều thị trường xuất khẩu lao động tiềm năng mà chúng ta chưa đặt chân lên được. Các cơ quan Nhà nước ta cần xúc tiến các nỗ lực ngoại giao cần thiết để bước đầu tiếp cận, khai phá các thị trường này; đặt nền móng về mặt pháp lý để các doanh nghiệp xuất khẩu lao động của ta tiến hành các bước tiếp theo nhằm khai thác đưa lao động sang làm việc tại đây. - Tăng cường và thể chế hoá hơn nữa các chính sách hỗ trợ ưu đãi cho hoạt động xuất khẩu lao động như là các chính sách về cơ chế cho vay tín dụng cần thông thoáng hơn nữa, các thủ tục xin vay vốn cần được đơn giản hoá nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người lao động. - Thành lập bộ phận tư vấn, chuyên cung cấp thông tin về các thị trường đang hoặc có khả năng tiếp nhận lao động Việt Nam, đặc biệt với khu vực thị trường tập trung đông lao động của Việt Nam như các nước Đông và Đông Nam Á. Một khó khăn chung với hầu hết doanh nghiệp xuất khẩu lao động hiện nay là tình trạng thiếu thông tin về thị trường xuất khẩu lao động, cả thị trường đang khai thác và những thị trường tiềm năng 3.3.4 Giải pháp về chính sách của Nhà nước Vùng ĐBSH cần tiên phong trong cả nước đi đầu về cải cách, nâng cao hiệu lực và hiệu quả của quản lý nhà nước, tạo ra một lợi thế cạnh tranh của vùng so với các vùng xung quanh. - Hoàn thiện chính sách đất đai theo hướng khuyến khích nông dân đầu tư, khai phá và sử dụng có hiệu quả ruộng đất, tạo việc làm có giá trị kinh tế cao trên một đơn vị diện tích đất canh tác. Thực hiện chính sách dồn điền đổi thửa để tập trung ruộng đất, có điều kiện khuyến khích, mở rộng đất khai hoang. - Phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng nghề ở nông thôn là một biện pháp hữu hiệu để chuyển dịch cơ cấu lao động khu vực này theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Muốn vậy cần miễn giảm thuế với các doanh nghiệp, các hộ gia đình sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn, cũng như có các chính sách khôi phục và phát triển làng nghề cổ truyền để khuyến khích mở mang ngành nghề và giải quyết việc làm. - Đơn giản hóa thủ tục cấp giấy phép sản xuất kinh doanh hơn nữa. Cần tiếp tục tinh giản các thủ tục không cần thiết gây phiền hà với doanh nghiệp và người dân, đặc biệt là liên quan đến vấn đề sở hữu và tài chính, thuế sẽ tạo ra sức đẩy thoát khỏi tình trạng ì và góp phần hình thành tâm lý phát triển cho toàn vùng. Tiếp tục đẩy mạnh sử dụng “Chính phủ điện tử” nhằm tiết kiệm thời gian, tiết kiệm nhân sự và góp phần minh bạch hóa các chủ trương chính sách. 3.3.5 Giải pháp về vốn đầu tư. - Có chính sách cho vay vốn phát triển các doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp hộ gia đình có khả năng khai thác tốt nguồn nguyên liệu sẵn có và thu hút nhiều lao động tại chỗ hoặc sử dụng nhiều lao động lành nghề tại địa phương. - Trong đầu tư cần thực hiện đúng nguyên tắc đầu tư có trọng điểm, tập trung cho các tỉnh, ngành quan trọng, có lợi thế cạnh tranh để nâng sức bật của toàn vùng. - Tăng tỷ lệ đầu tư từ ngân sách vào khu vực nông thôn thông qua các chương trình dự án xây dựng kết cấu hạ tầng: đường giao thông, thủy lợi, điện…để tạo điều kiện chuyển các hộ gia đình từ thuần nông sang kiêm sản xuất hàng hóa. - Thu hút vốn đầu tư của nước ngoài thông qua các chính sách ưu đãi về thuế, thời gian cho thuê đất,…Đặc biệt nên chú trọng đến các hình thức đầu tư trực tiếp (FDI) để tránh gánh nặng nợ về sau. 3.3.6 Giải pháp phát triển khoa học công nghệ - Tổ chức chợ công nghệ, tuyên truyền, quảng cáo… kiểm soát thị trường khoa học và công nghệ thông qua việc nâng cao hiệu lực của bộ máy nhà nước, nhất là trong điều kiện nhiều thành phần kinh tế tham gia nghiên cứu, chuyển giao khoa học và công nghệ. - Đầu tư tập trung và cao hơn cho các hoạt động nghiên cứu và triển khai, đặc biệt là các hoạt động có tính sáng tạo, đổi mới gắn với thương mại. Xây dựng các mạng lưới cơ sở nghiên cứu và triển khai đạt chuẩn quốc tế ở những lĩnh vực trọng yếu như: Viện công nghệ công nghiệp, Viện Công nghệ nông nghiệp, Viện khoa học xã hội và phát triển nhân lực… để công nghệ cao (đặc biệt trong lĩnh vực gen, năng lượng và thông tin) trở thành đột phá với quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành, nghề của vùng. - Quan tâm phát triển đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học, có chính sách tiền lương phù hợp để lôi kéo và giữ chân người tài. Tình trạng chảy máu chất xám ở nước ta khá phổ biến. Một lượng lớn các học sinh, sinh viên cũng như cán bộ công chức nghiên cứu, học tập ở nước ngoài và không muốn trở về phục vụ đất nước. Lý do quan trọng nhất là chính sách hậu đãi người tài ở nước ta chưa thật tốt. Dù kinh tế của ta còn kém phát triển nhưng hiền tài là trụ cột của nước nhà, cần có chính sách hậu đãi tốt mới có thể giữ được nhân tài phục vụ nước nhà. - Cần tăng cường ứng dụng khoa học và công nghệ vào phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn, giúp người nông dân chuyển đổi cây trồng vật nuôi có năng suất cao hơn. - Khuyến khích các lực lượng thông tin đại chúng tham gia vào phổ biến, hướng dẫn các tiến bộ khoa học công nghệ. Chuyển giao công nghệ cho người dân, đặc biệt là dân cư nông thôn qua nhiều kênh, như: chuyển giao từ hệ thống khuyến nông, khuyến công của Nhà nước; chuyển giao công nghệ từ hệ thống các cơ sở nghiên cứu, chuyển giao công nghệ (các viện, trung tâm nghiên cứu, trường đại học…); chuyển giao công nghệ từ các nhà đầu tư, các chương trình, dự án có vốn nước ngoài… - Khuyến khích cạnh tranh để tạo động lực cho ứng dụng khoa học công nghệ. Sức ép của cạnh tranh sẽ dẫn đến sức ép về giá thành, chất lượng,… đó là vấn đề mà công nghệ cần quan tâm giải quyết. Việc chống hàng giả, hàng buôn lậu cũng cần tiến hành thường xuyên để bảo vệ cho sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp trong nước. 3.3.7 Giải pháp về đào tạo lao động     - Đẩy mạnh đào tạo nghề gắn với yêu cầu việc làm của người lao động và quan hệ cung cầu lao động trên thị trường lao động. Trong đó, đa dạng hoá các loại hình đào tạo, xây dựng các mô hình đào tạo liên thông, cần đặc biệt đào tạo nghề trình độ cao để đáp ứng cho các khu chế xuất, khu công nghệ cao và một phần cho xuất khẩu lao động, đồng thời phổ cập nghề cho số lao động đại trà ở trình độ thấp. - Đổi mới và phát triển chương trình dạy nghề sát với yêu cầu của thị trường lao động trên cơ sở các tiêu chuẩn kỹ năng nghề hoặc kết quả phân tích nghề và thường xuyên được cập nhật kỹ thuật, công nghệ mới trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Tạo điều kiện để thu hút các thành phần kinh tế và người học tham gia, hỗ trợ công tác đào tạo, nhằm tạo sự chuyển biến thực sự về đào tạo và dạy nghề, đáp ứng nhu cầu cả về số lượng và chất lượng lao động cho nền kinh tế. - Thực hiện công khai về chất lượng giáo dục, nguồn lực cho giáo dục và tài chính của các cơ sở giáo dục, thực hiện giám sát xã hội với chất lượng và hiệu quả của giáo dục. Mở rộng mạng lưới các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Rà soát, bổ sung quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề theo nghề và cấp trình độ đào tạo cho tỉnh, tiểu vùng, vùng. Quy hoạch lại mạng lưới các trường đại học, cao đẳng phạm vị vùng ĐBSH, đáp ứng nhu cầu nhân lực về quy mô và cơ cấu ngành nghề đào tạo, phục vụ quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. - Tăng cường hoạt động của các trung tâm , cơ sở xúc tiến việc làm, các trung tâm hướng nghiệp và dạy nghề trong vùng. Thông qua các trung tâm hướng nghiệp và dạy nghề giúp người học có nhận thức rõ ràng hơn về nghề nghiệp trong tương lai. Từ đó mà nâng cao số lượng và chất lượng các ngành nghề “hot” trong tương lai, góp phần quan trọng chuyển dịch cơ cấu lao động sang khu vực công nghiệp và dịch vụ. - Đa dạng hóa các hình thức dạy nghề, khuyến khích các doanh nghiệp , cơ sở sản xuất có các hình thức tự đào tạo: các lớp dạy nghề cấp tốc, gửi lao động đi đào tạo ở các trường, trung tâm dạy nghề… Đây là một biện pháp khá tốt để đáp ứng nhu cầu lao động của các doanh nghiệp trước mắt. 3.3.8 Giải pháp nâng cao tính tự giác trong nhận thức về chuyển dịch cơ cấu lao động. Trong thời gian tới, ta cũng cần phải có các biện pháp nâng cao sự nhận thức về tầm quan trọng của chuyển dịch cơ cấu lao động: - Đối với các nhà lãnh đạo và cơ quan ban ngành có liên quan nên nhận thức rõ hơn nữa vai trò của chuyển dịch cơ cấu lao động đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Phải coi đây là một mục tiêu quan trọng và có các giải pháp cụ thể để đẩy nhanh quá trình này. - Đối với người dân, hầu như từ trước đến nay việc chuyển đổi nghề nghiệp của họ còn mang tính tự phát. Do đó, cần dùng các biện pháp tuyên truyền, giáo dục làm cho họ hiểu chuyển đổi ngành nghề nào là phù hợp và mang lại lợi ích bền vững cho chính bản thân họ và gia đình, nâng cao một bước ý thức tự giác của người dân về vấn đề này. Chỉ có như vậy quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động mới chuyển từ tự phát sang tự giác và thực sự là một công cụ để chuyển dịch cơ cấu kinh tế. KẾT LUẬN Nhiệm vụ trọng tâm của cả nước ta hiện nay là phấn đấu đạt được mức tăng trưởng cao và bền vững, để tiến tới cơ bản là một nước công nghiệp vào năm 2020. Để đạt được mục tiêu này, việc thực hiện những biện pháp cần thiết để chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động theo hướng hiện đại, đáp ứng tốt nhu cầu của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là một điều cần thiết. Trong thời gian qua, tuy vẫn còn những bất cập nhưng nhìn chung thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động vùng ĐBSH đã phần nào theo đúng xu hướng. Trong thời gian tới, để đạt được mục tiêu chuyển dịch cơ cấu lao động nhanh, giải quyết việc làm bền vững, xứng đáng là đầu tàu của cả nước, ĐBSH cần phải thực hiện ngay những giải pháp cần thiết để khắc phục những yếu kém, tồn tại. Đây không phải chỉ là việc làm của một ngành, một địa phương hay một cá nhân nào, mà nó đòi hỏi sự chung tay, chung sức của toàn thể các cơ quan, bộ, ngành có liên quan cũng như cần có sự quan tâm, đóng góp của người dân nơi đây. MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1: Phân bố phần trăm diện tích đất đai và dân số theo vùng. 23 Bảng 2: Cơ cấu lao động theo nhóm tuổi vùng ĐBSH năm 2008 24 Bảng 3: Một số thông tin cơ bản về vùng ĐBSH năm 2008. 29 Hình 1: Quy mô lao động vùng ĐBSH giai đoạn 2000-2008. 30 Bảng 4: Quy mô lao động vùng ĐBSH theo ngành giai đoạn 2000 – 2008. 31 Bảng 5 : Cơ cấu lao động vùng ĐBSH giai đoạn 2000 – 2008 31 Biểu 1: Cơ cấu lao động theo ngành vùng ĐBSH các năm 2000, 2005 và 2008. 32 Bảng 6 : Cơ cấu lao động theo ngành các tỉnh vùng ĐBSH năm 2008 34 Bảng 7: Tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành 2000-2008 35 Hình 2: Tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành vùng ĐBSH giai đoạn 2000-2008 35 Bảng 8: Số lượng lao động trong ngành Nông nghiệp của vùng ĐBSH 36 Bảng 9 : Cơ cấu lao động trong ngành Nông nghiệp của vùng ĐBSH 36 Hình 3: Sự thay đổi cơ cấu lao động nội bộ ngành nông nghiệp vùng ĐBSH qua các năm 37 Bảng 10: Số lượng lao động nội bộ ngành công nghiệp giai đoạn 2000 – 2008 38 Bảng 11: Cơ cấu lao động theo ngành vùng ĐBSH giai đoạn 2002 – 2008 38 Bảng 12: Quy mô lao động các tiểu ngành thuộc ngành dịch vụ 39 Bảng 13:Cơ cấu lao động các nhóm ngành dịch vụ ĐBSH 40 Bảng 14: Cơ cấu GDP thực tế vùng ĐBSH theo ngành 41 Bảng 15 : GDP bình quân một lao động vùng ĐBSH 42 Bảng 16: Tỷ lệ lao động có việc làm tại thời điểm 1/7 theo trình độ chuyên môn kỹ thuật năm 2008 43 Bảng 17: Xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của vùng ĐBSH năm 2005,2006 và 2008 47 Bảng 18 : Dự báo cầu và cơ cấu lao động trong thời kỳ tới. 59 Bảng 19: Dự báo dân số vùng ĐBSH đến năm 2015. 60 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Kế hoạch hóa phát triển – Chủ biên: PGS.TS Ngô Thắng Lợi. 2. Giáo trình Dự báo Phát triển Kinh tế Xã hội _ Bộ môn dự báo – Khoa kế hoạch và Phát triển – Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. 3. Niên giám thống kê các tỉnh thuộc ĐBSH. 4. Số liệu thống kê lao động việc làm ở Việt Nam các năm – NXB Lao động thương binh xã hội. 5. Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSH đến năm 2020. – Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 6. Xu hướng lao động và xã hội Việt Nam 2009 – Bộ lao động thương binh và xã hội. 7. Đề tài khoa học cấp Bộ: Lựa chọn mô hình chuyển lao động nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững ở Việt Nam trong những năm tới.- Chủ nhiệm đề tài: Ths. Kim Quốc Chính – Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 8. Một số trang web và các cổng thông tin điện tử của ủy ban nhân dân, các sở thuộc các tỉnh trong vùng ĐBSH. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ĐBSH Đồng bằng sông Hồng ĐNB Đông Nam Bộ TDMNPB Trung du miền núi phía Bắc ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long BTB, DHTB Bắc Trung Bộ, Duyên hải Trung Bộ TN Tây Nguyên CNH - HĐH Công nghiệp hóa – hiện đại hóa ĐTH Đô thị hóa GDP Tổng sản phẩm quốc nội KCN Khu công nghiệp NN Nông nghiệp CN Công nghiệp DV Dịch vụ LĐ Lao động LLLĐ Lực lượng lao động USD Đô la Mỹ BQLĐ Bình quân lao động NLN Nông lâm nghiệp CMKT Chuyên môn kỹ thuật LỜI CẢM ƠN Kính gửi thầy giáo hướng dẫn – PGS.TS Lê Huy Đức, cùng toàn thể các anh chị phòng Lao động Việc làm của Vụ Lao động – Thương binh và Xã hội thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu Tư. Tên em là Nguyễn Thị Vân Anh Là sinh viên lớp kế hoạch 48A – Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân. Trong quá trình nghiên cứu và thực tập tại Vụ Lao động – Thương binh và Xã hội để làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp, em đã nhận được sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của thầy Lê Huy Đức em xin gửi lời cám ơn chân thành đến cô. Em cũng xin được gửi lời cảm ơn đến các anh chị trong phòng Lao động Việc làm của Vụ Lao động – Thương binh và Xã hội đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành đợt thực tập và chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình một cách thuận lợi. Hà Nội ngày 10 tháng 05 năm 2010 Sinh viên Nguyễn Thị Vân Anh TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM KHOA KẾ HOẠCH VÀ PHÁT TRIỂN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc LỜI CAM ĐOAN Kính gửi: Khoa kế hoạch và phát triển – Trường Đại Học Kinh tế Quốc Dân Tên em là: Nguyễn Thị Vân Anh Là sinh viên lớp Kế hoạch 48A, Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân. Sau một thời gian nghiên cứu và thực tập tại Vụ Lao động – Văn hóa và Xã hội thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng với sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo PGS.TS Lê Huy Đức, em quyết định chọn đề tài: “Chuyển dịch cơ cấu lao động vùng Đông bằng Sông Hồng giai đoạn 2011-2015”. Em xin cam đoan chuyên đề của em được hoàn thành thông qua việc sưu tầm tài liệu tại cơ quan thực tập cùng với một số sách báo, tạp chí trong và ngoài nước chứ hoàn toàn không phải là sao chép từ bất kỳ một công trình nghiên cứu nào. Nếu có bất kỳ vi phạm nào em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Em xin chân thành cám ơn. Hà Nội ngày 10 tháng 5 năm 2010. Sinh viên Nguyễn Thị Vân Anh PHỤ LỤC BẢNG BIỂU Bảng quy mô lực lượng lao động vùng ĐBSH thời kỳ 2000 – 2008 Đơn vị: Người. 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Hà Nội 1280235 1297828 1392585 1443273 1459914 1511181 1538095 1565010 2734794 Hải Phòng 709400 827298 906290 914791 934956 956973 964335 972535 1085701 Vĩnh Phúc 514125 570425 616012 609112 645150 652590 668450 680830 640469 Hà Tây 1398600 1419879 1199750 1240000 1268000 1289000 1299371 1367702 - Bắc Ninh 525421 537049 548045 551653 557191 563219 570259 582161 630118 Hải Dương 816759 891791 934384 936781 949165 956202 962357 974883 1071889 Hưng Yên 543494 549604 559258 561245 570985 580914 632768 674102 744013 Hà Nam 409441 397241 432384 407681 426193 431043 440109 450498 484636 Nam Định 945091 954885 1058863 1002234 988608 996272 1002137 1005992 1082970 Thái Bình 938300 939400 1027085 991857 1009219 982800 987900 993800 1071514 Ninh Bình 409300 416468 467406 479926 481653 455200 458800 463200 506251 Quảng Ninh 442000 521730 557757 566597 561000 572000 605200 606500 675646 ĐBSH 8932166 9323598 9699819 9705150 9852034 9947394 10129781 10337213 10728000 Bảng tính hồi quy hệ số co giãn giữa lao động ngành nông nghiệp và GDP Năm LĐ GDP LN(LĐ) LN(GDP) X-Xbq Y*(X-Xbq) (X-Xbq)^2 Y X 2000 6185971 15,155.38 15.6378 9.62611 -0.18206 -2.84707 0.03315 2001 5577070 15,629.92 15.5342 9.65694 -0.15123 -2.34926 0.02287 2002 5896963 16,599.22 15.5899 9.71711 -0.09106 -1.41967 0.00829 2003 5381100 17,405.46 15.4984 9.76454 -0.04363 -0.67627 0.00190 2004 5377483 18,337.70 15.4977 9.81671 0.00854 0.13235 0.00007 2005 5559796 18,827.81 15.5311 9.84309 0.03492 0.54229 0.00122 2006 5323830 19,806.48 15.4877 9.89376 0.08559 1.32560 0.00733 2007 5125077 21,034.80 15.4497 9.95393 0.14576 2.25193 0.02125 2008 4877825 22,056.47 15.4002 10.00136 0.19319 2.97512 0.03732 Tổng 9.8082 -0.06498 0.13340 Bảng tính hồi quy hệ số co giãn giữa Việc làm và GDP ngành công nghiệp Năm LĐ GDP LN(LĐ) LN(GDP) X-Xbq Y*(X-Xbq) (X-Xbq)^2 Y X 2000 1265427 19,564.60 14.0509 9.8815 -0.6508 -9.1446 0.4236 2001 1644128 24,547.70 14.3127 10.1084 -0.4239 -6.0675 0.1797 2002 1747931 28,492.75 14.3739 10.2574 -0.2749 -3.9512 0.0756 2003 2025194 32,909.23 14.5212 10.4015 -0.1308 -1.8992 0.0171 2004 2169636 37,597.93 14.5901 10.5347 0.0024 0.0352 0.0000 2005 2214050 43,417.23 14.6103 10.6786 0.1463 2.1377 0.0214 2006 2358996 50,453.18 14.6737 10.8288 0.2965 4.3509 0.0879 2007 2557424 58,561.49 14.7545 10.9778 0.4455 6.5737 0.1985 2008 2931075 67,638.73 14.8909 11.1219 0.5896 8.7803 0.3477 Tổng 10.5323 0.8153 1.3515 Bảng tính hồi quy hệ số co giãn giữa việc làm và GDP ngành dịch vụ Năm LĐ GDP LN(LĐ) LN(GDP) X-Xbq Y*(X-Xbq) (X-Xbq)^2 Y X 2000 1480768 25,637.32 14.2081 10.1518 -0.4716 -6.7007 0.2224 2001 2102400 28,691.07 14.5586 10.2643 -0.3591 -5.2277 0.1289 2002 2054924 32,419.04 14.5357 10.3865 -0.2369 -3.4438 0.0561 2003 2298855 36,513.86 14.6479 10.5054 -0.1180 -1.7281 0.0139 2004 2304915 40,868.59 14.6506 10.6181 -0.0053 -0.0777 0.0000 2005 2173548 46,363.50 14.5919 10.7443 0.1208 1.7634 0.0146 2006 2446955 52,000.65 14.7104 10.8590 0.2356 3.4656 0.0555 2007 2654712 58,757.35 14.7918 10.9812 0.3578 5.2918 0.1280 2008 2919100 66,178.94 14.8868 11.1001 0.4767 7.0965 0.2272 Tổng 10.6234 0.4394 0.8468

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docChuyển dịch cơ cấu lao động vùng Đồng bằng Sông Hồng giai đoạn 2011 – 2015.doc