MỤC LỤC
MỞ ĐẦU1
I.Bối cảnh đề tài1
II.Giới thiệu đề tài1
III.Nhiệm vụ thực hiện. 1
1.Công nghệ. 1
2.Ứng dụng. 1
IV.Bố cục trình bày. 1
CHƯƠNG 1. 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT2
I.Công nghệ Dot NET. 2
1.Cấu trúc .Net Framework. 2
2.Managed mođule. 5
3.Metadata. 6
4.Common Intermediate Language (CIL)6
5.Assembly. 7
6.Manifest8
II.Microsoft SQL Server 2005.9
1.SQL Server Management Studio.10
2.Catalog views.11
3.Metadata function. 11
4.Stored Procedrures. 11
III.ADO.Net11
1.Mô hình làm việc của ADO11
2.Thuận lợi của ADO.Net12
3.Cấu trúc của ADO.Net13
4.Các thành phần của ADO.Net13
CHƯƠNG 2. 16
PHÂN TÍCH HỆ THỐNG16
I.Giới thiệu bài toán:16
II.Định hướng xây dựng chương trình. 16
1.Các chức năng. 16
2.Giải pháp xây dựng chương trình. 16
III.Xây dựng mô hình Use Case. 17
1.Xác định Actor và Use Case. 17
2.Mô hình Use Case. 18
IV.Đặt tả Use Case. 18
1.Use Case Kết nối cơ sở dữ liệu. 18
2.Use Case xem cấu trúc. 19
3.Use Case xem lược đồ. 20
4.Use Case xem dữ liệu. 20
5.Use Case kết nối MySQL21
6.Use Case chuyển đổi tất cả các bảng. 22
7.Use Case chuyển đổi với bảng lựa chọn. 23
CHƯƠNG 3. 25
THIẾT KẾ HỆ THỐNG25
I.Hiện thực hóa các Use Case ở mức thiết kế. 25
II.Sơ đồ lớp. 29
1.Thiết kế chi tiết các lớp. 29
2.Mối quan hệ giữa các lớp. 33
CHƯƠNG 4. 34
PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG34
I.Môi trường phát triển chương trình. 34
II.Một số kết quả đạt được. 34
KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN39
49 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2759 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chuyển đổi các bảng từ hệ quản trị cơ sở dữ liệu sqlserver sang mysql, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Tel. (84-511) 736 949, Fax. (84-511) 842 771
Website: itf.ud.edu.vn, E-mail: cntt@edu.ud.vn
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ
NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
MÃ NGÀNH : 05115
ĐỀ TÀI :
CHUYỂN ĐỔI CÁC BẢNG TỪ HỆ QUẢN TRỊ
CƠ SỞ DỮ LIỆU SQLSERVER SANG MYSQL
Mã số : 07TLT-03
Ngày bảo vệ : 16-17/06/2009
SINH VIÊN : HUỲNH NGỌC ĐỨC
LỚP : 07TLT
CBHD : TS. NGUYỄN THANH BÌNH
ĐÀ NẴNG, 05/2009
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tất cả quý thầy cô, những người đã tận tụy dạy dỗ, truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho tôi trong suốt năm năm học qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Thanh Bình - thuộc khoa Công nghệ thông tin, trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng, người đã hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian làm đề tài.
Và để có được kết quả như ngày hôm nay, tôi rất biết ơn gia đình đã động viên, khích lệ và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất trong suốt quá trình học tập cũng như quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp này.
Xin chân thành cảm ơn các bạn trong khoa Công nghệ thông tin, đặc biệt là các bạn lớp 07TLT đã ủng hộ, giúp đỡ, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và tài liệu có được cho tôi trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn!
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
Những nội dung trong luận văn này là do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn trực tiếp của thầy TS. Nguyễn Thanh Bình.
Mọi tham khảo dùng trong luận văn đều được trích dẫn rõ ràng tên tác giả, tên công trình, thời gian, địa điểm công bố.
Mọi sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế đào tạo, hay gian trá, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Sinh viên
Huỳnh Ngọc Đức
MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1: Visual Studio.Net và .Net Framework 3
Hình 1.2: Các thành phần của CLR 4
Hình 1.3: Mô hình thực thi ứng dụng .Net 5
Hình 1.4: Sơ đồ một assembly đa file 7
Hình 1.5: Mô hình làm việc của ADO 12
Hình 1.6: Cấu trúc của ADO.Net 13
Hình 1.7: Mô hình làm việc của DataSet 14
Hình 2.1: Mô hình chung cho việc chuyển đổi cơ sở dữ liệu 17
Hình 2.2: Sơ đồ Use Case của ứng dụng 18
Hình 3.1: Sơ đồ tuần tự của Use Case kết nối cơ sở dữ liệu 25
Hình 3.2: Sơ đồ tuần tự của Use Case xem cấu trúc cơ sở dữ liệu ở dạng cây 25
Hình 3.3: Sơ đồ tuần tự của Use Case xem dữ liệu Table 26
Hình 3.4: Sơ đồ tuần tự của Use Case xem lược đồ cơ sở dữ liệu 26
Hình 3.5: Sơ đồ tuần tự của Use Case chuyển đổi tất cả các bảng 27
Hình 3.6: Sơ đồ tuần tự của Use Case chuyển đổi với các bảng lựa chọn 28
Hình 3.7: Thiết kế chi tiết lớp KetNoiSqlServer 29
Hình 3.8: Thiết kế chi tiết lớp KetNoiMySQL 30
Hình 3.9: Thiết kế chi tiết lớp ThucThiScript 30
Hình 3.10: Thiết kế chi tiết lớp XuLy 31
Hình 3.11: Thiết kế chi tiết lớp XemDuLieu 31
Hình 3.12: Thiết kế chi tiết lớp ChuyenDoi 32
Hình 3.13: Sơ đồ lớp của ứng dụng. 33
Hình 4.1: Giao diện chính khi khởi động ứng dụng 34
Hình 4.2: Giao diện kết nối với cơ sở dữ liệu SqlServer 35
Hình 4.3: Giao diện chính khi kết nối với cơ sở dữ liệu 35
Hình 4.4: Giao diện các chức năng trên câu cấu trúc 36
Hình 4.5: Dữ liệu của bảng 36
Hình 4.6: Chuyển đổi với các bảng được lựa chọn 37
Hình 4.7: Giao diện chuyển đổi thành công 37
Hình 4.8: Cơ sở dữ liệu vừa mới tạo ra 38
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Mô tả các thuộc tính của lớp KetNoiSqlServer 29
Bảng 3.2: Mô tả các phương thức của lớp KetNoiSqlServer 29
Bảng 3.3: Mô tả các thuộc tính của lớp KetNoiMySql 30
Bảng 3.4: Mô tả các phương thức của lớp KetNoiMySQL 30
Bảng 3.5: Mô tả các phương thức của lớp ThucThiScript 30
Bảng 3.6: Mô tả phương thức của lớp XuLy 31
Bảng 3.7: Mô tả thuộc tính lớp XemDuLieu 31
Bảng 3.8: Mô tả các phương thức của lớp XemDuLieu 31
Bảng 3.9: Mô tả thuộc tính của lớp ChuyenDoi 32
Bảng 3.10: Mô tả phương thức của lớp ChuyenDoi 32
MỞ ĐẦU
Bối cảnh đề tài
Với nhiều loại hệ quản trị cơ sở dữ liệu như hiện nay, một người dùng có thể lựa chọn một loại hệ quản trị cơ sở dữ liệu để phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình. Khi đã có cơ sở dữ liệu của hệ quản trị cơ sở dữ liệu này mà người sử dụng muốn dùng cơ sở dữ liệu đó ở hệ quản trị cơ sở dữ liệu khác thì một công việc thường thấy là chuyển đổi từ hệ quản trị cơ sở dữ liệu này sang hệ quản trị cơ sở dữ liệu khác. Một chương trình để chuyển đổi từ hệ quản trị cơ sở dữ liệu SqlServer qua MySQL có thể được sử dụng để đáp ứng một phần nào đó nhu cầu của người dùng hiện nay.
Giới thiệu đề tài
Với bối cảnh nêu trên, em đã thực hiện đề tài mang tên “Chuyển đổi các bảng từ hệ quản trị cơ sở dữ liệu từ SqlServer qua MySQL”. Chương trình ở đây được cung cấp dưới hình thức Winform. Với việc sử dụng chương trình dưới Desktop thì người sử dụng dễ dàng sử dụng chương trình này.
Nhiệm vụ thực hiện
Công nghệ
Tìm hiểu hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft SQL Server 2005.
Tìm hiểu hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL.
Áp dụng ngôn ngữ mô hình hóa UML trong quá trình phân tích thiết kế.
Tìm hiểu và đưa ra các giải pháp trong quá trình thiết kế.
Ứng dụng
Nắm bắt xu hướng công nghệ và tìm hiểu nhu cầu của người dùng cũng như các chương trình hiện có giữa các hệ quản trị cơ sở dữ liệu để tạo một chương trình mang tính chất cộng đồng.
Chương trình cung cấp dưới hình thức ứng dụng Desktop.
Chương trình Winform với giao diện quen thuộc giúp người dùng dễ sử dụng.
Bố cục trình bày
Báo cáo được trình bày theo bố cục sau:
Mở đầu
Chương 1. Cơ sở lý thuyết
Chương 2. Phân tích hệ thống
Chương 3. Thiết kế hệ thống
Chương 4. Cài đặt và triển khai dịch vụ
Kết luận
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Công nghệ Dot NET
Trên thực tế ngày nay, việc sử dụng thư điện tử, lướt trên các trang Web, trao đổi với các cơ sở dữ liệu và sử dụng các ứng dụng phân tán ngày càng trở nên phức tạp hơn, vì thế trình độ và kỹ thuật lập trình để tạo và bảo dưỡng các phần mềm cũng ngày càng được yêu cầu cao hơn, tinh vi hơn. Các nhà lập trình chúng ta hàng ngày phải đối diện với COM, COM+, DCOM, SP, SOAP, XML, XSL,…, các bộ công cụ SDK (Software Developer Kit) phức tạp.
Microsoft, cũng như đa số trong chúng ta, đã tạo nên ngày càng nhiều các công cụ chuyên dùng. Hệ điều hành hay các ứng dụng Windows đầy đủ tính năng hơn, theo yêu cầu của kỹ thuật công nghệ và do đó đã thêm vào không ít các SDK hay các tiêu chuẩn ở chỗ này, chỗ nọ. Kết quả là hệ điều hành, thư viện, công cụ trở nên không còn khả chuyển, quá nặng nề với biết bao các mở rộng. Thế là bộ khung .NET (.NET FRAMEWORK) ra đời, và nó thực sự làm thay đổi điều kể trên. Đó không chỉ là một bước tiến, một nâng cấp hay một hợp nhất các công việc. Mà đó chính là một điều vĩ đại, một cuộc bức phá ngoạn mục. Nó định nghĩa lại tất cả mọi điều bạn đã biết về lập trình cho máy PC về tất cả mọi hình thù lẫn kích thước, kể cả về ngôn ngữ lập trình trong đó.
Cấu trúc .Net Framework
.Net Framework là một nền tảng cung cấp các tiện nghi cho việc xây dựng và chạy các ứng dụng. Các thành phần chính của nó là CLR(common language runtime) và FCL(.Net Framework Class Library).
CLR trừu tượng hóa các dịch vụ của hệ điều hành và đóng vai trò là máy thực thi các ứng dụng chịu sự quản lý của nó. FCL cung cấp API hướng đối tượng để viết các ứng dụng .Net. Khi viết các ứng dụng .Net ta bỏ lại đằng sau các công cụ như Window API, MFC, ATL, COM, v.v.. và chỉ sử dụng FCL.
Cấu trúc cụ thể của .Net Framework như sau:
Hình 1.1: Visual Studio.Net và .Net Framework
Base Class Library cung cấp các lớp đối tượng để lập trình ứng dụng. ADO.NET là phiên bản tiếp theo của ADO phục vụ cho việc truy cập dữ liệu từ hầu hết các nguồn cung cấp dữ liệu hiện nay, đặc biệt có hỗ trợ XML. Hai dòng ứng dụng chính của .Net là ứng dụng mạng (Web Form, Web service) và Window Form. Common Language Specification hỗ trợ các nhà phát triển phần mềm các công cụ để biên dịch, giao tiếp giữa các ngôn ngữ VB, C++, C#, J#, … gọi chung là các ngôn ngữ họ .Net.
Common Language Runtime (CLR):
CLR là gì?
CLR là một máy thực thi nằm ở phần trên cùng của hệ điều hành và cung cấp một môi trường ảo để chạy các ứng dụng dưới sự quản lý của nó. Khi bạn chạy một chương trình, CLR nạp mô đun chứa managed code và thực thi mã lệnh bên trong nó. Managed code là mã lệnh viết để chạy trên CLR, gồm tập hợp các chỉ lệnh viết bằng một ngôn ngữ giả ngôn ngữ assembly gọi là CIL (common intermediate language).
Các chỉ lệnh CIL được biên dịch tức thời (JIT – just-in-time) sang ngôn ngữ máy vào thời điểm thực thi. Trong hầu hết các trường hợp việc biên dịch chỉ được thực hiện một lần duy nhất vào thời điểm nó được gọi, sau đó được lưu vào bộ nhớ đệm cho lần chạy sau khỏi bị gián đoạn.
Việc biên dịch JIT chắc chắn có ảnh hưởng đến tốc độ thực thi nhưng thực tế một phương thức chỉ được biên dịch một lần duy nhất trong suốt phiên chạy của ứng dụng. Về lý thuyết, mã biên dịch JIT có thể chạy nhanh hơn mã biên dịch thông thường bởi vì trình biên dịch JIT có thể tối ưu hóa mã máy mà nó sản sinh cho các phiên bản khác nhau của bộ xử lý.
Class Loader
IL to Native
Compilers
Code
Manager
Garbage
Collector
Security Engine
Debug Engine
Type Checker
Exception Manager
Thread Support
COM Marshaler
Base Class Library Support
Hình 1.2: Các thành phần của CLR
Một số chức năng của CLR:
Code veryfication: Khi trình biên dịch JIT chuyển đổi các chỉ lệnh CIL sang native code, nó tạo ra một tiến trình kiểm tra để đảm bảo rằng các mã lệnh là an toàn. Các mã lệnh không được truy cập vào vùng nhớ mà ứng dụng không có quyền truy cập. Khi có một con trỏ sai lạc được sử dụng thì CLR sẽ phát sinh một ngoại lệ. Bạn không thể gọi một phương thức mà cơ cấu stack của nó có khiếm khuyết vì CLR không cho phép điều đó. Tóm lại là code veryfication sẽ ngăn ngừa các mã lệnh gây hại cho hệ thống. Tuy nhiên người quản trị hệ thống có thể tắt chức năng code veryfication nếu cần.
Application domain: CLR có khả năng host nhiều ứng dụng trong một tiến trình bằng cách chia tiến trình ra thành nhiều ngăn ảo gọi là miền ứng dụng (application domain). Window cách ly các ứng dụng bằng cách tổ chức chúng thành các tiến trình khác nhau. Cách tổ chức như vậy làm tốn nhiều bộ nhớ. Trong một số trường hợp nhất định CLR không phóng một tiến trình mới cho mỗi ứng dụng mà cho một nhóm các ứng dụng và host các ứng dụng riêng biệt trong các application domain. Application domain an toàn như tiến trình bởi vì nó hình thành một ranh giới mà ứng dụng không được xâm phạm. Nhưng các application domain hoạt động hiệu quả hơn bởi vì một tiến trình có thể host nhiều application domain và các thư viện được nạp vào miền ứng dụng có thể chia sẻ cho tất cả các ứng dụng trong miền.
Garbage collection: CLR chứa một bộ dọn rác khá công phu. Bộ dọn rác kiểm tra các tham chiếu đến các đối tượng bạn tạo ra và phá hủy những đối tượng này khi không cần chúng nữa để cấp cho các việc khác. Các giải thuật dọn rác trong CLR nhanh hơn so với bộ cấp phát vùng nhớ trong C rất nhiều.
Mô hình thực thi ứng dụng trong .Net:
Hình 1.3: Mô hình thực thi ứng dụng .Net
Mã nguồn viết bởi các ngôn ngữ .Net được trình biên dịch tương ứng biên dịch thành các mô đun chứa mã CIL. Các mô đun này được định dạng để chạy trên CLR nên được gọi là các managed module. Các managed module của cùng một ứng dụng được liên kết lại với nhau thành một cơ cấu gọi là assembly. Khi chạy ứng dụng, CLR dựa vào các thông tin trong mô đun chính của assembly để nạp các mô đun khác khi cần thiết.
Managed mođule
Khi xây dựng một chương trình với một trình biên dịch sản sinh mã CIL, nó sẽ tạo ra các managed module. Đó là các file thực thi được thiết kế để chạy trong CLR. Thông thường chúng có phần mở rộng là EXE, DLL hoặc NETMODULE.
Bên trong một managed module có 4 yếu tố quan trọng:
Một header của file thực thi trên Windows
Một CLR header chứa các thông tin quan trọng về module như nơi đặt CIL và metadata của nó
Metadata mô tả mọi thứ bên trong module và các phần phụ thuộc bên ngoài.
Các chỉ lệnh CIL được sản sinh từ mã nguồn.
Mỗi managed module chứa siêu dữ liệu (metadata) mô tả nội dung module. Khi nạp một mô đun, CLR dựa vào metadata để biết các thông tin về các kiểu dữ liệu dùng trong mô đun và một số thông tin khác. Mọi trình biên dịch tương thích CLR đều tạo ra metadata trong module. Điều này cũng rất quan trọng cho người lập trình, vì mỗi managed module đều mô tả chính nó. Nhờ vậy mà ta có thể phân tích một file exe hay DLL viết bằng các ngôn ngữ .Net để xem trong đó có các class gì và các class này chứa những gì. Và nhờ vào metadata, trình biên dịch C# có thể tìm trong 1 file DLL viết bằng VB .Net các class để thừa kế chúng. Ngoài ra metadata còn giúp thực hiện chức năng IntelliSense trong Visual Studio .Net (chức năng liệt kê các thuộc tính, phương thức, … của một đối tượng, kiểu dữ liệu).
Metadata
Metadata của một module được lưu trong một tập các bảng. Một bảng TypeDef chứa các kiểu (class, struct, enumeration,…) trong module. Một bảng chứa các phương thức được thừa kế bởi các kiểu này, một bảng khác liệt kê các trường, một bảng khác liệt kê các thuộc tính, v.v.. Một số các bảng liệt kê các tham chiếu đến các kiểu dữ liệu bên ngoài module, các assembly chứa các kiểu dữ liệu bên ngoài, v.v..
Các thông tin metadata phụ được lưu trữ bên ngoài các bảng trong vùng heap chứa các mục tham chiếu bởi các thực thể bảng. Ví dụ, các tên lớp và các tên phương thức được lưu trong string heap, các string literals được lưu trong một heap riêng gọi là user-string heap.Các bảng metadata và các heap cùng nhau định nghĩa mọi thứ mà bạn hay CLR có thể cần để biết được nội dung của mô đun và các phụ thuộc bên ngoài.
Common Intermediate Language (CIL)
CIL thường được mô tả giống như một ngôn ngữ mô phỏng assembly bởi vì nó định nghĩa một tập hợp các chỉ lệnh trung gian cho bộ xử lý. Tuy nhiên trong trường hợp này, bộ xử lý là CLR chứ không phải bộ xử lý thông thường. Ta không cần phải biết CIL mới lập trình được .NET. Nhưng kiến thức cơ bản về CIL có thể thực sự hữu ích khi một phương thức trong FCL không chạy theo cách ta mong muốn. Khi đó ta dựa vào mã CIL để tìm ra nguyên nhân.
CIL có khoảng 100 chỉ lệnh, đóng vai trò trung gian giữa các ngôn ngữ C#, VB.Net, Visual C++, J#, … Các managed module là kết quả của việc biên dịch từ các ngôn ngữ này sang CIL. .Net có sẵn công cụ ILDASM để trình bày cho người dùng nội dung của một mô đun ở dạng CIL.
Assembly
Như đã nói ở trên, các trình biên dịch .NET tạo ra các managed modun và các managed modun chứa các CIL và metadata. Nhưng CLR không có khả năng sử dụng trực tiếp các managed modun. Đó là do đơn vị cơ bản quản lý an toàn, versioning và deployment trong .NET không phải các managed modun mà là các assembly.
Một assembly là một tập hợp của một hoặc nhiều file được nhóm lại với nhau để hình thành một đơn vị về logic. Thuật ngữ file ở đây thường chỉ các managed modun, nhưng các assembly có thể bao gồm nhiều file không phải là các managed modun. Hầu hết các assembly chỉ chứa một file (single-file assembly – assembly đơn file) nhưng các assembly có thể và đôi khi chứa nhiều file (multifile assembly – assembly đa file). Tất cả các file tạo nên một assembly đa file phải nằm cùng trong cùng một thư mục. Khi bạn sử dụng trình biên dịch C# để sinh ra một file exe đơn giản, file exe này không chỉ là một managed modun, nó là một assembly. Hầu hết các trình dịch đều có thể tạo các managed modun không phải là assembly và cũng có thể thêm các file khác vào assembly mà nó tạo ra.
Hình 1.4: Sơ đồ một assembly đa file
Các assembly đa file thường được dùng để gắn các modun viết bằng các ngôn ngữ khác nhau lại với nhau, hay dùng để kết hợp các managed modun với các file thông thường chứa các ảnh JPEG hoặc các tài nguyên khác.
Các assembly còn được dùng để phân ứng dụng thành các phần rời rạc để tiện download. Ví dụ, thử tưởng tượng có một người với kết nối dialup muốn download một ứng dụng nhiều mb được chứa trong một assembly đơn file, việc download code có thể kéo dài mãi. Để giải quyết vấn đề này ta có thể chia đoạn mã thành nhiều file và đặt các file đó vào một assembly đa file. Bởi vì một modun không được nạp trừ khi cần đến nó, người dùng sẽ không chịu phí download các phần của ứng dụng mà họ không dùng.
Manifest
Làm thế nào để CLR biết các file nào thuộc về một assembly. Một trong số các file asembly chứa một manifest (bản kê khai). Manifest chỉ là phần thêm vào trong metadata. Khi một trình biên dịch tạo ra một managed modun (cũng là assembly), nó chỉ đơn giản viết manifest vào metadata của module. Một cách logic, manifest là một bản đồ dẫn đến nội dung của assembly.
Các thành phần quan trọng của manifest gồm:
Tên của assembly
Danh sách các file khác của assembly
Danh sách các kiểu dữ liệu nhập khẩu từ các file khác trong assembly và thông tin ánh xạ các kiểu dữ liệu này với các file định nghĩa chúng
Số phiên bản dạng major.minor.build.revision
Assembly còn được chia làm 2 loại là weakly named assembly và strongly named assembly. Weakly named nghĩa là assembly không được đánh dấu mã hóa và CLR chỉ sử dụng tên của assembly lưu giữ trong manifest của assembly (chỉ là tên file không có phần mở rộng) để xác định assembly. Strongly named assembly chứa một khóa public của nhà cung cấp và một chữ ký số mà thực chất là mã băm của manifest chứa khóa public đó. Chữ ký số, được phát sinh từ khóa private của nhà cung cấp và dùng để xác nhận cùng khóa public để kiểm tra xem assembly có bị chỉnh sửa lại hay không.
Định danh của một strongly named assembly được kết hợp bằng tên assembly, khóa public, số phiên bản và culture string nếu có. Bất kỳ một sự sửa đổi nhỏ nào CLR cũng có thể nhận ra. Khi CLR nạp một strongly named assembly, nó so sánh số phiên bản trong assembly với số phiên bản mà ứng dụng đã được biên dịch cùng với assembly trước đó. Nếu các số không khớp thì CLR sẽ phát sinh một exception. Điều này nhằm ngăn ngừa trường hợp các DLL bị sửa đổi, biên dịch lại và phiên bản biên dịch lại này chứa lỗi bên trong dẫn đến lỗi ứng dụng.
Microsoft SQL Server 2005.
SQL Server là ngôn ngữ truy vấn dữ liệu, là một bước nhảy vọt về phía cơ sở dữ liệu đa người dùng của Microsoft, nhằm phục vụ cho những nhà phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu. Hơn nữa, sự phát triển nhanh chóng của nhu cầu xây dựng những cơ sở dữ liệu lớn theo mô hình client/server thì ngôn ngữ SQL càng phổ biến. Trong mô hình client/server, toàn bộ cơ sở dữ liệu được tập trung lưu trữ trên server, mọi thao tác xử lý dữ liệu được thực hiện trên server bằng các lệnh SQL. Client chỉ lấy thông tin từ server. SQL được sử dụng để nhanh chóng tạo ra các trang Web động (Dynamic Web Page), nối kết giữa cơ sở dữ liệu và trang Web. Khi người dùng yêu cầu, SQL sẽ thực hiện việc truy cập thông tin trong cơ sở dữ liệu trên server và hiển thị kết quả trên trang Web. SQL xử lý, phân tích thông tin, sửa đổi dữ liệu của các bảng vì SQL chỉ làm việc với những dữ liệu có cấu trúc dạng bảng (table) như Foxpro, Access. SQL sử dụng Query cho phép nhiều người truy cập đồng thời, mỗi Query là một câu lệnh SQL được xây dựng hoàn chỉnh và ghi lại để có thể mang ra sử dụng bất kỳ lúc nào. SQL có khả năng đáp ứng hầu hết các yêu cầu đối với việc cập nhật, phân tích dữ liệu từ các bảng.
Một số công dụng chính của SQL:
Kết nối dữ liệu trên server, dùng lệnh SQL để tương tác với cơ sở dữ liệu.
Kết hợp các trang Web với cơ sở dữ liệu bằng lệnh SQL. Tất cả các chức năng của SQL đều có thể được thực hiện bằng các công cụ khác của các phần mềm có sử dụng SQL.
Thêm, cập nhật, xoá các bảng ghi trên toàn bảng theo những điều kiện khác nhau.
Câu lệnh đơn giản, rất ngắn gọn, dễ nhớ, dễ sử dụng.
Có thể sử dụng SQL Server thực hiện việc xử lý giao dịch, lưu trữ và phân tích dữ liệu.
SQL Server thuộc họ các sản phẩm và công nghệ mà kho dữ liệu phù hợp với các yêu cầu môi trường xử lý giao dịch trực tuyến và xử lý phân tích trực tuyến. SQL Server là hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ với các tính năng sau:
Quản lý kho dữ liệu cho các giao dịch.
Khả năng lưu trữ dữ liệu với các kiểu dữ liệu có miền giá trị rộng, bao gồm text, numeric, XML và các đối tượng lớn.
Đáp trả các yêu cầu từ các ứng dụng client.
Sử dụng Transact-SQL, XML hay các câu lệnh SQL Server khác để gởi các yêu cầu giữa ứng dụng client và SQL Server.
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server là đáng tin cậy đối với:
Việc duy trì các mối liên hệ giữa các đối tượng dữ liệu trong một cơ sở dữ liệu.
Việc đảm bảo rằng dữ liệu được lưu trữ đúng đắn và các quy tắc định nghĩa các quan hệ giữa các đối tượng dữ liệu là không bị xâm phạm.
Ta có thể xem cấu trúc dữ liệu hệ thống cơ sở dữ liệu bằng hai cách khác nhau. Khi cần xem thông tin về đối tượng cơ sở dữ liệu, cách dễ dàng nhất là sử dụng SQL Server Management Studio. Khi viết các ứng dụng lấy cấu trúc dữ liệu các đối tượng cơ sở dữ liệu, nên sử dụng Transact-SQL để lấy thông tin từ các danh mục được cung cấp bởi hệ thống, nên tận dụng các hàm hệ thống hoặc thi hành các thủ tục được xây dựng sẵn của hệ thống.
SQL Server Management Studio.
SQL Server Management Studio cung cấp các công cụ trực quan để hiển thị metadata của cơ sở dữ liệu và đồng thời thông qua môi trường này ta có thể dễ dàng quản lý nó. Các công cụ thường gặp nhất:
Object Explorer: là công cụ đồ họa cho việc định vị và quản lý các servers, databases và các đối tượng cơ sở dữ liệu.
Properties Window: mỗi đối tượng cơ sở dữ liệu bên trong Object Explorer có một cửa sổ Properties tương ứng mà có thể truy xuất bằng cách click phải chuột tại đối tượng và chọn Properties.
Reports: SQL Server Management Studio chứa một tập hợp các reports cho các nodes khác nhau được cung cấp bên trong Object Explorer bởi SQL Server Report Server Engine. Các nodes thường được sử dụng có thể hiện các report bao gồm Server, Database, Login, Management.
Catalog views.
Catalog views cho phép truy vấn metadata liên quan các đối tượng cơ sở dữ liệu SQL Server như tables, stored procedures và constraints.
Catalog views được liệt kê trong thư mục Views. Một thư mục Views cho mỗi cơ sở dữ liệu trong SQL Server Management Studio. Mặc dù có thể truy vấn chúng bằng cú pháp Transact-SQL chuẩn đối với các views do người dùng định nghĩa, chúng không thực sự được cài đặt như các views truyền thống, có nghĩa là nó không truy vấn trên các tables mà thay vào đó nó truy vấn trực tiếp trên các metadata của hệ thống. Có hơn 200 catalog views và chúng được định nghĩa sẵn trong System Schema.
Metadata function
SQL Server 2005 định nghĩa một số các loại hàm khác nhau trả về thông liên quan cơ sở dữ liệu và các đối tượng cơ sở dữ liệu. Ngược lại với catalog views trả về nhiều dòng thông tin, các hàm này chỉ trả về một giá trị đơn lẻ và được hiểu là hàm vô hướng.
Stored Procedrures
SQL Server 2005 cung cấp nhiều Store Procedures của hệ thống lấy thông tin metadata cơ sở dữ liệu. Các thủ tục này cung cấp một khả năng thực hiện khác cho việc truy vấn thông tin mà catalog views đã cung cấp và chấp nhận các tham số thủ tục cho phép sự tùy biến các tập kết quả.
ADO.Net
Mô hình làm việc của ADO
ActiveX Data Object (ADO) là phương thức truy cập cơ sở dữ liệu. Nó là tập hợp các đối tượng được sử dụng để truy cập cơ sở dữ liệu. ADO kết nối đến cơ sở dữ liệu thông qua một cung cấp OLE DB.
ADO là một mô hình lập trình định nghĩa việc xử lý được theo sau khi truy cập và duy trì dữ liệu nguồn. Sử dụng ADO, chúng ta có thể:
Kết nối đến dữ liệu nguồn.
Chỉ định một lệnh để truy cập dữ liệu nguồn và thực thi nó.
Lưu trữ dữ liệu được trả lại như là kết quả của lệnh vào nơi lưu trữ, nơi mà nó có thể được thao tác.
Cập nhật dữ liệu nguồn với dữ liệu được chỉnh sửa trong nơi lưu trữ.
Hình 1.5: Mô hình làm việc của ADO
Thuận lợi của ADO.Net
ADO.Net cho phép thỏa thuận sự thuận lợi dễ dàng xử lý của dữ liệu thao tác thông qua trang web. Sự thuận lợi của nó như sau:
Thao tác bên trong: các thành phần được phát triển bởi các công cụ khác có thể giao tiếp với mỗi thành phần khác thông qua các DataSet vì DataSet được thao tác trong định dạng XML.
Sự thực thi: Trong ADO khi Recordset chuyển đổi dữ liệu với sự giúp đỡ của COM, dữ liệu trong Recordset phải được chuyển đổi sang kiểu dữ liệu COM. Tuy nhiên, xử lý sự chuyển đổi kiểu dữ liệu là không cần thiết trong trường hợp của ADO.Net vì dataset được chuyển đổi sang XML vì DataSet là định dạng trong XML.
Tính linh hoạt: trong trường hợp Recordset gia tăng số người sử dụng, số kết nối được yêu cầu tăng lên và vượt quá duy trì nên sự kết nối đó cản trở sự thực thi của trình ứng dụng. Mô hình không kết nối của mô hình ADO.Net không tạo ra các giá trị vượt quá. Vì thế, khả năng trình ứng dụng có thể được gia tăng mà không phải lo lắng về sự gia tăng giá trị vượt quá duy trì.
Tiêu chuẩn hóa: vì dữ liệu trong dataset có thể được duy trì ở mẫu dạng XML và chuyển đổi giữa các tầng trong mẫu của XML nên tiêu chuẩn hóa là điều có thể.
Khả năng lập trình: trong ADO.Net ngôn ngữ giống như C# và VB được sử dụng cho lập trình.
Cấu trúc của ADO.Net
Khi dữ liệu được yêu cầu thực thi, nó được đưa đến tầng trung gian từ cơ sở dữ liệu rồi đến lớp hiển thị. Khi chuyển dữ liệu đến giao diện người sử dụng, ADO.Net chuyển nó dạng XML. Trong khi chuyển đổi dữ liệu từ một tầng này đến một tầng khác, ADO.Net hiển thị dữ liệu dưới dạng XML rồi chuyển dữ liệu này đến thành phần khác.
Hình 1.6: Cấu trúc của ADO.Net
Các thành phần của ADO.Net
Các thành phần của ADO.Net được thiết kế để truy cập và thao tác dữ liệu trong .Net framwork. ADO.Net gồm có hai thành phần chính sau:
a. DataSet
DataSet là phần biểu thị trong bộ nhớ của một loạt dữ liệu hoàn chỉnh, bao gồm các bảng, các mối quan hệ và các hạn chế. DataSet không duy trì một tuyến nối với nguồn dữ liệu, điều đó cho phép vận dụng cơ chế quản trị dữ liệu rời một cách đích thực. Có thể truy cập, điều tác, cập nhật hoặc xóa dữ liệu trong một DataSet rồi cập nhật nó với nguồn dữ liệu ban đầu. Do DataSet tách rời với nguồn dữ liệu nên ít có tranh chấp về nguồn tài nguyên và ít bị khóa khoản tin hơn.
DataSet được lập nên bởi ba tập hợp Tables, Relations và ExtendedProperties. Các tập hợp này tạo thành cấu trúc dữ liệu quan hệ của DataSet.
Tập hợp Tables: Thuộc tính DataSet.Tables trả về một đối tượng DataTablesCollection chứa 0 hoặc nhiều đối tượng DataTable. Mỗi DataTables biểu thị một bảng dữ liệu từ nguồn dữ liệu. Mỗi DataTables được tạo thành bởi một tập hợp Columns và một tập hợp Rows bao gồm 0 hoặc nhiều DataColumns hay DataRows theo thứ tự trên.
Tập hợp Relations: Thuộc tính DataSet.Relations trả về một đối tượng DataRelationsCollection chứa 0 hoặc nhiều đối tượng DataRelation. Các đối tượng DataRelation định nghĩa một mối quan hệ cha-con giữa hai bảng dựa vào các giá trị khóa ngoại.
Tập hợp ExtendedProperties: Thuộc tính DataSet.ExtendedProperties trả về một đối tượng PropertyCollection chứa 0 hoặc nhiều tính chất do người dùng định nghĩa. Có thể dùng tập hợp ExtendedProperties để lưu trữ dữ liệu tùy biến có liên quan đến DataSet, chẳng hạn như thời gian lúc DataSet được cấu tạo.
Hình 1.7: Mô hình làm việc của DataSet
b. .Net data provider
.Net data provider chứa đựng các đối tượng truy cập đến nơi lưu trữ cơ sở dữ liệu trong nhiều nguồn khác nhau. Nó được lập nên bởi các tập hợp sau:
Connection Object: dùng để nối với nguồn dữ liệu. Các lớp tuyến nối lưu trữ thông tin mà ADO.Net cần để nối với một nguồn dữ liệu dưới dạng một chuỗi nối.
Command Object: dùng để thực thi một lệnh SQL hoặc các thủ tục lưu trữ sẵn dựa trên nguồn dữ liệu và truy lục một DataReader hay DataSet, hoặc thực thi một lệnh Insert, Update hay Delete dựa trên nguồn dữ liệu.
DataReader Object: một tệp kết quả nối (connected resulted) chỉ cho phép đọc (read only) và tiến tới (forward only). Ta không thể di chuyển qua nó theo cách thức ngẫu nhiên và cũng không thể dùng nó để cập nhật nguồn dữ liệu. Do đó nó cho phép truy cập dữ liệu cực kỳ nhanh khi đơn thuần ta chỉ muốn duyệt qua một lần dữ liệu. DataReader chỉ có thể được trả về từ một lệnh gọi đến phương pháp ExecuteReader của một đối tượng Command, ta không thể trực tiếp tạo ra một đối tượng DataReader.
DataAdapter Object: dùng để điền một DataSet bằng dữ liệu từ nguồn dữ liệu và cập nhật nguồn dữ liệu. DataAdapter tác động như một cầu nối giữa DataSet rời và nguồn dữ liệu.
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH HỆ THỐNG
Giới thiệu bài toán:
Để có thể tận dụng được hết những thế mạnh của các hệ quản trị cơ sở dữ liệu thì bài toán đặt ra là cần phải nghiên cứu tìm ra các giải pháp thực hiện việc chuyển đổi qua lại giữa các hệ quản trị cơ sở dữ liệu, giúp người dùng có thể dùng vào các mục đích ứng dụng lưu trữ dữ liệu trong các loại hệ quản trị cơ sở dữ liệu khác nhau mà không cần phải tạo ra lại cơ sở dữ liệu ban đầu trong hệ quản trị cơ sở dữ liệu khác. Các loại hệ quản trị cơ sở dữ liệu trong cùng một hãng Microsoft như SqlServer, Access có thể chuyển đổi qua lại cho nhau. Trong phạm vi của đề tài này tôi chỉ chú trọng vào việc chuyển đổi các bảng từ hệ quản trị cơ sở dữ liệu SqlServer qua MySQL.
“Chuyển đổi các bảng từ hệ quản trị cơ sở dữ liệu SqlServer qua MySQL” là một ứng dụng nhằm chuyển dữ liệu từ hệ quản trị cơ sở dữ liệu SqlServer qua MySQL, từ đó người dùng có thể sử dụng cơ sở dữ liệu trong hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL giống như cơ sở dữ liệu đích SqlServer. Quá trình này được mô tả đơn giản như sau: Người dùng vào ứng dụng rồi truy cập vào cơ sở dữ liệu của hệ quản trị cơ sở dữ liệu SqlServer. Ứng dụng sẽ thực hiện việc chuyển đổi dữ liệu và cấu trúc của các bảng trong cơ sở dữ liệu của hệ quản trị cơ sở dữ liệu SqlServer sang hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL tương ứng. Cấu trúc và dữ liệu của các bảng được lưu trong hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL. Người dùng cũng có thể xem lại nội dung cơ sở dữ liệu của hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL để so sánh đối chiếu xem thử cấu trúc và dữ liệu của các bảng có tương đương với nhau hay chưa.
Định hướng xây dựng chương trình
Các chức năng
Truy cập vào cơ sở dữ liệu của hệ quản trị cơ sở dữ liệu SqlServer và hiển thị cấu trúc của cơ sở dữ liệu đó dưới dạng cây.
Xem lược đồ tổng quát của cơ sở dữ liệu.
Xem dữ liệu của bảng được chọn trên cây cấu trúc.
Chuyển đổi cấu trúc bảng và dữ liệu từ hệ quản trị cơ sở dữ liệu SqlServer qua MySQL với tất cả các bảng hoặc chỉ các bảng được lựa chọn.
Giải pháp xây dựng chương trình
Mục đích của chương trình là chuyển đổi bảng từ hệ quản trị cơ sở dữ liệu SqlServer qua MySQL, giúp người dùng có thể đáp ứng được với yêu cầu của thực tế với cấu trúc hệ quản trị cơ sở dữ liệu gần như tương đương nhau. Trong phạm vi của đề tài này tôi chỉ tập trung chuyển đổi ở mức các bảng. Cùng với hai hệ quản trị cơ sở dữ liệu SqlServer và MySQL thì chương trình được xây dựng bằng ngôn ngữ lập trình C#. Đây là công cụ lập trình thích hợp để xây dựng ứng dụng WinForm.
Do vậy, một cách để giải quyết tốt vấn đề trên là lấy thông tin các bảng của cần chuyển đổi sau đó tạo ra Script tương ứng phù hợp với MySQL để mà thực thi đoạn Script vừa tạo ra. Sau đó chuyển dữ liệu tương ứng của các bảng giữa hai bên hệ quản trị cơ sở dữ liệu.
Hình 2.1: Mô hình chung cho việc chuyển đổi cơ sở dữ liệu
Xây dựng mô hình Use Case
Xác định Actor và Use Case
Actor
Chương trình có một Actor Người dùng – sử dụng chương trình này để chuyển đổi các bảng từ hệ quản trị cơ sở dữ liệu SqlServer qua MySQL
Use Case
Kết nối cơ sở dữ liệu: truy cập vào cơ sở dữ liệu.
Xem cấu trúc: Xem cấu trúc cơ sở dữ liệu ở dạng cây.
Xem lược đồ: Xem lược đồ cơ sở dữ liệu.
Xem dữ liệu: Xem dữ liệu của bảng được chọn.
Chuyển đổi tất cả các bảng: Chuyển đổi tất cả các bảng có trong hệ quản trị cơ sở dữ liệu SqlServer qua MySQL.
Chuyển đổi với các bảng được lựa chọn: Chuyển đổi tất cả các bảng được lựa chọn từ hệ quản trị cơ sở dữ liệu SqlServer qua MySQL.
Thoát: Thoát chương trình.
Mô hình Use Case
Dưới đây là sơ đồ Use Case và đặt tả chi tiết của sơ đồ được phân tích dựa vào các chức năng đã trình bày ở phần trên.
Hình 2.2: Sơ đồ Use Case của ứng dụng
Đặt tả Use Case
Use Case Kết nối cơ sở dữ liệu
Mô tả:
Use Case này cho phép người dùng truy cập và kết nối với cơ sở dữ liệu cần chuyển đổi của SqlServer. Use case này là điều kiện tiên quyết cho các chức năng khác sau này.
Luồng sự kiện
Use Case này bắt đầu khi người dùng muốn truy cập vào cơ sở dữ liệu muốn chuyển đổi từ hệ quản trị cơ sở dữ liệu SqlServer.
Luồng sự kiện chính
Người dùng chọn truy cập vào cơ sở dữ liệu trên giao diện của ứng dụng.
Ứng dụng hiển thị hộp thoại truy cập vào cơ sở dữ liệu.
Người dùng nhập tên Server, Database, User, Pass.
Ứng dụng xác nhận các tham số của đầu vào.
Hiển thị giao diện chức năng của ứng dụng
Kết thúc Use Case
Các luồng sự kiện khác
Trong quá trình thực hiện truy cập vào cơ sở dữ liệu nếu có lỗi xảy ra như: Thông tin đầu vào không hợp lệ thì chức năng sẽ dừng và báo lỗi truy cập cơ sở dữ liệu không thành công và thực hiện việc truy cập cơ sở dữ liệu lại cho đến lúc thành công.
Các yêu cầu đặc biệt
Không có.
Tiền điều kiện
Các tham số đầu vào phải chính xác.
Hậu điều kiện
Nếu Use Case thực hiện thành công thì ứng dụng sẽ hiển thị các chức năng chính.
Điểm mở rộng
Không có.
Use Case xem cấu trúc
Mô tả:
Use Case cho người dùng xem toàn bộ cấu trúc cơ sở dữ liệu ở dạng cây.
Luồng sự kiện
Luồng sự kiện chính
Use Case này bắt đầu khi người dùng truy cập vào cơ sở dữ liệu.
Kết thúc Use Case.
Các luồng sự kiện khác
Không có.
Các yêu cầu đặc biệt
Không có.
Tiền điều kiện
Use Case này phải thực hiện Use Case kết nối cơ sở dữ liệu.
Hậu điều kiện
Thực hiện chức năng chuyển đổi với các bảng được lựa chọn.
Điểm mở rộng
Không có.
Use Case xem lược đồ
Mô tả:
Use Case cho phép người dùng xem lược đồ của cơ sở dữ liệu.
Luồng sự kiện
Luồng sự kiện chính
Use Case này bắt đầu khi người dùng truy cập vào cơ sở dữ liệu.
Kết thúc Use Case
Các luồng sự kiện khác
Không có
Các yêu cầu đặc biệt
Không có.
Tiền điều kiện
Use Case này phải thực hiện Use Case kết nối cơ sở dữ liệu.
Hậu điều kiện
Nếu Use Case thực hiện thành công thì mới có thể xem được lược đồ của cơ sở dữ liệu.
Điểm mở rộng
Không có
Use Case xem dữ liệu
Mô tả:
Use Case này cho phép người dùng xem dữ liệu của bảng trong cơ sở dữ liệu.
Luồng sự kiện
Luồng sự kiện chính
Use Case này bắt đầu khi người dùng truy cập vào cơ sở dữ liệu.
Chọn tên bảng của cơ sở dữ liệu trên cây cấu trúc.
Kết thúc Use Case
Các luồng sự kiện khác
Nếu người dùng chọn tên bảng không hợp lệ thì ứng dụng sẽ thông báo lỗi không hợp lệ.
Các yêu cầu đặc biệt
Không có.
Tiền điều kiện
Use Case này phải thực hiện Use Case kết nối cơ sở dữ liệu.
Người dùng phải chọn tên bảng trên cây sao cho phù hợp.
Hậu điều kiện
Nếu Use Case thực hiện thành công thì người dùng mới có thể xem được dữ liệu của bảng.
Điểm mở rộng
Không có.
Use Case kết nối MySQL
Mô tả:
Use Case này kết nối với hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL khi người dùng chuyển đổi.
Luồng sự kiện
Use Case bắt đầu khi người dùng chọn đích đến của hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL.
Luồng sự kiện chính
Use Case này bắt đầu khi người dùng truy cập vào cơ sở dữ liệu.
Người dùng chọn truy cập và kết nối đến hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL trên giao diện của ứng dụng.
Ứng dụng hiển thị hộp thoại truy cập vào cơ sở dữ liệu MySQL
Người dùng nhập tên Server, User, User, Pass.
Ứng dụng xác nhận các tham số của đầu vào.
Kết thúc Use Case
Các luồng sự kiện khác
Trong quá trình thực hiện truy cập vào cơ sở dữ liệu MySQL nếu có lỗi xảy ra như: Thông tin đầu vào không hợp lệ thì báo lỗi truy cập vào hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL không thành công và thực hiện lại cho đến khi thành công.
Các yêu cầu đặc biệt
Không có.
Tiền điều kiện
Use Case này phải thực hiện Use Case kết nối cơ sở dữ liệu.
Các tham số đầu vào để truy cập vào hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL phải chính xác.
Hậu điều kiện
Nếu Use Case thực hiện thành công thì mới có thể thực hiện được chức năng chuyển đổi hệ quản trị cơ sở dữ liệu từ SqlServer qua MySQL của ứng dụng.
Thông báo nếu kết nối thành công
Điểm mở rộng
Không có.
Use Case chuyển đổi tất cả các bảng
Mô tả:
Use Case này cho phép người dùng chuyển đổi tất cả các bảng từ hệ quản trị cơ sở dữ liệu SqlServer qua MySQL.
Luồng sự kiện
Use Case này bắt đầu khi người dùng muốn chuyển đổi với tất cả các bảng.
Luồng sự kiện chính
Use Case này phải thực hiện Use Case kết nối cơ sở dữ liệu SqlServer và Use Case kết nối MySQL
Người sử dụng tạo ra tên cơ sở dữ liệu đích của hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL.
Cơ sở dữ liệu đích từ hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL được tạo ra từ cơ sở dữ liệu nguồn SqlServer với cấu trúc và dữ liệu bảng tương đương nhau.
Kết thúc Use Case.
Các luồng sự kiện khác
Trong quá trình thực hiện chức năng chuyển đổi với tất cả các bảng nếu có lỗi xảy ra như: Dữ liệu chuyển đổi không phù hợp với cấu trúc của cơ sở dữ liệu đích… thì ứng dụng sẽ thông báo chuyển đổi không thành công và người sử dụng phải thực hiện lại.
Các yêu cầu đặc biệt
Không có.
Tiền điều kiện
Người sử dụng phải thực hiện kết nối cơ sở dữ liệu đích từ hệ quản trị cơ sở dữ liệu SqlServer.
Người sử dụng chọn đích đến bằng cách thực hiện Use Case kết nối MySQL và tạo ra cơ sở dữ liệu để chứa các bảng từ cơ sở dữ liệu đích.
Hậu điều kiện
Nếu Use Case thực hiện thành công thì một cơ sở dữ liệu tương đương với cơ sở dữ liệu của SqlServer được tạo ra.
Thông báo nếu chuyển đổi thành công.
Điểm mở rộng
Không có.
Use Case chuyển đổi với bảng lựa chọn
Mô tả:
Use Case này cho phép người dùng chuyển đổi với danh sách các bảng được lựa chọn từ hệ quản trị cơ sở dữ liệu SqlServer qua MySQL.
Luồng sự kiện
Luồng sự kiện chính
Use Case này bắt đầu khi người dùng muốn chuyển đổi với các bảng được lựa chọn.
Use Case này phải thực hiện Use Case kết nối cơ sở dữ liệu SqlServer và Use Case kết nối MySQL
Người sử dụng tạo ra tên cơ sở dữ liệu đích của hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL.
Lựa chọn các bảng cần chuyển đổi vào danh sách.
Cơ sở dữ liệu đích từ hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL được tạo ra từ cơ sở dữ liệu nguồn SqlServer với cấu trúc và dữ liệu bảng được lựa chọn tương đương nhau.
Kết thúc Use Case.
Các luồng sự kiện khác
Trong quá trình thực hiện chức năng chuyển đổi với tất cả các bảng nếu có lỗi xảy ra như: Dữ liệu chuyển đổi không phù hợp với cấu trúc của cơ sở dữ liệu đích, … thì ứng dụng sẽ thông báo chuyển đổi không thành công và người sử dụng phải thực hiện lại.
Các yêu cầu đặc biệt
Không có.
Tiền điều kiện
Người sử dụng phải thực hiện kết nối cơ sở dữ liệu đích từ hệ quản trị cơ sở dữ liệu SqlServer.
Người sử dụng chọn đích đến bằng cách thực hiện Use Case kết nối MySQL và tạo ra cơ sở dữ liệu để chứa các bảng từ cơ sở dữ liệu đích.
Lựa chọn các bảng cần chuyển đổi vào danh sách.
Hậu điều kiện
Nếu Use Case thực hiện thành công thì một cơ sở dữ liệu với các bảng được lựa chọn của hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL tương đương với cơ sở dữ liệu của hệ quản trị cơ sở dữ liệu đích SqlServer được tạo ra.
Thông báo nếu chuyển đổi thành công.
Điểm mở rộng
Không có.
CHƯƠNG 3
THIẾT KẾ HỆ THỐNG
Hiện thực hóa các Use Case ở mức thiết kế
Use Case kết nối cơ sở dữ liệu SqlServer
Hình 3.1: Sơ đồ tuần tự của Use Case kết nối cơ sở dữ liệu
Use Case xem cấu trúc cơ sở dữ liệu dạng cây
Hình 3.2: Sơ đồ tuần tự của Use Case xem cấu trúc cơ sở dữ liệu ở dạng cây
Use Case xem dữ liệu Table
Hình 3.3: Sơ đồ tuần tự của Use Case xem dữ liệu Table
Use Case xem lược đồ cơ sở dữ liệu
Hình 3.4: Sơ đồ tuần tự của Use Case xem lược đồ cơ sở dữ liệu
Use Case chuyển đổi tất cả các bảng
Hình 3.5: Sơ đồ tuần tự của Use Case chuyển đổi tất cả các bảng
Use Case chuyển đổi với các bảng lựa chọn
Hình 3.6: Sơ đồ tuần tự của Use Case chuyển đổi với các bảng lựa chọn
Sơ đồ lớp
Ứng dụng có hai lớp chính để kết nối với cơ sở dữ liệu nguồn SqlServer và cơ sở dữ liệu đích là MySQL. Ngoài ra còn các lớp để thực hiện các chức năng khác của ứng dụng.
Thiết kế chi tiết các lớp
Lớp KetNoiSqlServer
Hình 3.7: Thiết kế chi tiết lớp KetNoiSqlServer
Tên thuộc tính
Diễn giải
conn
Đối tượng của lớp SqlConnection.
server
Tên Server chứa cơ sở dữ liệu.
database
Tên cơ sở dữ liệu.
uid
Tên đăng nhập người dùng vào cơ sở dữ liệu.
pass
Mật khẩu truy cập cơ sở dữ liệu.
Bảng 3.1: Mô tả các thuộc tính của lớp KetNoiSqlServer
Tên phương thức
Diễn giải
ChuoiKetNoi(in server : string, in database : string, in uid : string, in pass : string)
Lấy chuỗi kết nối của cơ sở dữ liệu SqlServer.
ThietLapKetNoi(in server : string, in database : string, in uid : string, in pass : string)
Thiết lập kết nối vào cơ sở dữ liệu SqlServer.
HuyKetNoi()
Đóng kết nối.
Bảng 3.2: Mô tả các phương thức của lớp KetNoiSqlServer
Lớp KetNoiMySQL
Hình 3.8: Thiết kế chi tiết lớp KetNoiMySQL
Tên thuộc tính
Diễn giải
conn
Đối tượng của lớp MySqlConnection.
server
Tên Server chứa cơ sở dữ liệu.
database
Tên cơ sở dữ liệu đích.
uid
Tên đăng nhập người dùng vào cơ sở dữ liệu.
pass
Mật khẩu truy cập server.
Bảng 3.3: Mô tả các thuộc tính của lớp KetNoiMySql
Tên phương thức
Diễn giải
ChuoiKetNoi(in server : string, in database : string, in uid : string, in pass : string)
Lấy chuỗi kết nối của cơ sở dữ liệu SqlServer.
ThietLapKetNoi(in server : string, in database : string, in uid : string, in pass : string)
Thiết lập kết nối vào cơ sở dữ liệu SqlServer.
HuyKetNoi()
Đóng kết nối.
Bảng 3.4: Mô tả các phương thức của lớp KetNoiMySQL
Lớp ThucThiScript
Hình 3.9: Thiết kế chi tiết lớp ThucThiScript
Tên phương thức
Diễn giải
CreateDatabase(in DatabaseName : string)
Tạo ra cơ sở dữ liệu đích.
ThucThiScript(in script : string)
Thực thi Script vừa tạo ra.
Bảng 3.5: Mô tả các phương thức của lớp ThucThiScript
Lớp XuLy
Hình 3.10: Thiết kế chi tiết lớp XuLy
Tên phương thức
Diễn giải
GetData(in truyvan : string): DataTable
Đưa dữ liệu vào đối tượng DataTable từ câu truy vấn.
BindGrid(in GridName: DataGridView, in truyvan : string)
Thực hiện câu truy vấn và đưa dữ liệu vào DataGrid
convertscript(in script : string)
Xử lý đoạn Script sao cho phù hợp với MySQL.
GetPrimaryKey(in tablename : string)
Lấy khóa chính của Table.
Bảng 3.6: Mô tả phương thức của lớp XuLy
XemDuLieu
Hình 3.11: Thiết kế chi tiết lớp XemDuLieu
Tên thuộc tính
Diễn giải
xl
Đối tượng của lớp XuLy
Bảng 3.7: Mô tả thuộc tính lớp XemDuLieu
Tên phương thức
Diễn giải
HienThiDuLieu(in tablename : string)
Hiển thị dữ liệu với Table được chọn.
Bảng 3.8: Mô tả các phương thức của lớp XemDuLieu
ChuyenDoi
Hình 3.12: Thiết kế chi tiết lớp ChuyenDoi
Tên thuộc tính
Diễn giải
tablename
Tên bảng được chọn
xl
Đối tượng của lớp XuLy
Bảng 3.9: Mô tả thuộc tính của lớp ChuyenDoi
Tên phương thức
Diễn giải
LoadDataBaseIntoTreeView()
Đưa cơ sở dữ liệu vào TreeView
XemDuLieu()
Xem dữ liệu của Table được chọn
XemLuocDo()
Xem lược đồ tổng quát của cơ sở dữ liệu
GetTable()
Lựa chọn các Table qua danh sách lựa chọn
KetNoiMySQL()
Kết nối với MySQL
Tạo DataBase()
Tạo ra cơ sở dữ liệu đích
ChuyenDoi()
Chuyển đổi qua MySQL
Bảng 3.10: Mô tả phương thức của lớp ChuyenDoi
Mối quan hệ giữa các lớp
Hình 3.13: Sơ đồ lớp của ứng dụng.
CHƯƠNG 4
PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG
Môi trường phát triển chương trình
Ứng dụng được xây dựng dựa trên các công cụ và môi trường sau:
Môi trường cài đặt ứng dụng: Microsoft Window XP.
Môi trường lập trình: Microsoft Visual Studio 2005.
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu: Microsoft SQL Server 2005, MySQL.
Phần mềm mô hình hóa: Microsoft Office Visio 2003.
Một số kết quả đạt được
Màn hình khởi động
Khi ứng dụng được thực hiện thì giao diện đầu tiên chưa kết nối cơ sở dữ liệu hiện ra như hình dưới.
Hình 4.1: Giao diện chính khi khởi động ứng dụng
Giao diện kết nối với cơ sở dữ liệu SqlServer.
Hình dưới là giao diện để người dùng truy cập vào cơ sở dữ liệu SqlServer
Hình 4.2: Giao diện kết nối với cơ sở dữ liệu SqlServer
Giao diện chính khi được kết nối với cơ sở dữ liệu.
Khi kết nối với cơ sở dữ liệu đã thành công thì giao diện chính hiện ra để người dùng thực hiện các chức năng của ứng dụng.
Hình 4.3: Giao diện chính khi kết nối với cơ sở dữ liệu
Giao diện xem dữ liệu
Người dùng có thể xem dữ liệu và các trường của bảng hoặc lựa chọn các bảng qua danh sách lựa chọn được lựa chọn trên cây cấu trúc.
Hình 4.4: Giao diện các chức năng trên câu cấu trúc
Sau khi chọn xem dữ liệu thì dữ liệu của bảng hiện ra như bên dưới.
Hình 4.5: Dữ liệu của bảng
Giao diện chuyển với các bảng được lựa chọn
Nếu người dùng cần chuyển đổi một số bảng nhất định thì người dùng lựa chọn bảng trên cây cấu trúc để đưa các bảng vào danh sách các bảng.
Hình 4.6: Chuyển đổi với các bảng được lựa chọn
Giao diện sau khi đã chuyển đổi
Sau khi đã kết nối với MySQL thì người dùng lựa chọn chức năng chuyển đổi.
Hình 4.7: Giao diện chuyển đổi thành công
Truy cập vào cơ sở dữ liệu vừa chuyển đổi
Người dùng kết nối với MySQL để sử dụng cơ sở dữ liệu vừa tạo ra.
Hình 4.8: Cơ sở dữ liệu vừa mới tạo ra
KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN
Trong quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp này tôi cũng đã đạt được một số kết quả nhất định cũng như một vài hạn chế và hướng phát triển như sau:
Kết quả đạt được
Từ việc thực hiện đề tài này tôi đã có thêm được một lượng kiến thức sâu hơn về cấu trúc của hai hệ quản trị cơ sở dữ liệu SqlServer và MySQL. Thấy được ưu điểm của từng loại để mà sử dụng cho từng môi trường làm việc và những mục đích khác nhau. Từ những kiến thức đó tôi đã xây dựng một ứng dụng nhỏ để người sử dụng có thể chuyển đổi từ hệ quản trị SqlServer qua MySQL phục vụ cho những mục đích riêng của mình. Giao diện của ứng dụng thân thiện và dễ dàng khi thao tác. Bên cạnh đó tôi đã có thêm được nhiều kinh nghiệm quý báu cho bản thân khi thực hiện đề tài tốt nghiệp này.
Hạn chế
Việc nghiên cứu để chuyển đổi giữa hai hệ quản trị cơ sở dữ liệu SqlServer mà MySQL là công việc phức tạp, đòi hỏi phải có một lượng lớn về kỹ năng, thời gian và kinh nghiệm.
Trong khuôn khổ đề tài này, tôi chỉ dừng lại ở mức độ các bảng trong cơ sở dữ liệu. Ứng dụng chỉ thực hiện được chuyển đổi một chiều từ SqlServer qua MySQL.
Hướng mở rộng và phát triển của đề tài
Chuyển đổi ngược lại từ MySQL qua SqlServer.
Với nhu cầu dùng nhiều loại hệ quản trị cơ sở dữ liệu thì chương trình cần phải phát triển tính năng với nhiều hệ quản trị cơ sở dữ liệu.
Cần phải phát triển thêm tính năng chuyển đổi các Store Procedure, Trigger.
Phát triển thêm một số tính năng, cải tiến thêm giao diện.
Tài liệu tham khảo:
Tom Archer (2001). Inside C#. Microsoft Press.
Thomas Erl (2005). Service-Oriented Architecture: Concepts, Technology, and Design. Prenice Hall PTR.
Kalen Delaney (2000). Inside Microsoft SQL Server 2000. Microsoft Press.
Rebecca M. Riordan (2002). Microsoft ADO.NET Step by Step. Microsoft Press.
Nguyễn Văn Ba (2005). Phát triển hệ thống hướng đối tượng với UML 2.0 và C++. NXB ĐHQG HN.
ThS.Phạm Nguyễn Cương và TS.Hồ Tường Vinh - Đại Học KHTN-TP HCM. Giáo trình phân tích và thiết kế hệ thống hướng đối tượng sử dụng UML.
Edward Jezierski (2002). Application Architecture for .NET: Designing Applications and Services. Microsoft Press.
Microsoft Developer Network (MSDN).
Các tài liệu khác khai thác từ nguồn Internet.
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG BẢO VỆ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVTN-HuynhNgocDuc-07TLT-Final.doc