Thơ ca sơ kỳ trung đại góp vào nền văn học dân tộc tiếng nói riêng của giai đoạn mở
đầu tràn đầy hào khí. Ở đó, hiện lên những con người mang nét đẹp riêng với những suy tư,
cảm xúc, quan niệm đã trở thành văn hóa của một thời đại và để lại ảnh hưởng sâu sắc cho
nhiều thế hệ về sau.
Những con người ấy trước hết biểu hiện một trí tuệ minh triết, hiểu biết quy luật của
cuộc sống, biết sống đúng, sống đẹp và có ý nghĩa - cống hiến hết mình nhưng không bận
tâm đến việc thịnh suy, được mất. Trí tuệ sáng suốt ấy đi đôi với một bản lĩnh tự tin đặc biệt -
tự tin vào sức mạnh của chính mình và sức mạnh của dân tộc, không lệ thuộc cổ nhân, không
cầu viện ngoại lực mà quay về khơi dậy nội lực của chính mình.
110 trang |
Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 2747 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Con người nhân văn trên thi đàn Việt Nam sơ kỳ trung đại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiên nhiên luôn hào phóng dành sẵn cho hƣơng sắc, thanh âm, xúc cảm giản dị mà
diệu kỳ đối với ai biết mở rộng giác quan của tâm hồn trƣớc nó. Khi con ngƣời mở cửa tâm
hồn, thiên nhiên cũng mở cửa kho tàng vô tận. Giọng thơ thật hào hứng khi nói "Côn Sơn có
suối", "Côn Sơn có đá", "trong núi có thông", "trong rừng có trúc"...
75
Giàu có biết bao! Ta là một phần trong tất cả và tất cả cũng chính là ta! Thực hiện đƣợc sự
hội nhập lớn lao này, con ngƣời đã mang đƣợc cái hồn vũ trụ, sự phong phú và vĩnh cửu của
vũ trụ, cũng từ đó giải phóng khỏi mọi loại tù ngục của quy ƣớc, giáo điều, thiên kiến trong
cách nhìn, cách nghĩ thông thƣờng để dùng con mắt nhìn của trẻ thơ ghi nhận cảnh vật và tái
hiện lại trong một thế giới thơ trong trẻo mà quyến rũ lạ thƣờng.
Từ góc độ của cái "chân" và sự vĩnh cửu của cả không gian, thời gian và tâm linh này,
nhìn lại mọi vật, mọi việc mới thấy hết những gì là giả tạm. Những ai "nửa đời giam buộc
mãi trong cát bụi" của cuộc sống đua chen danh lợi thực quả giống nhƣ kẻ lạc lối xa nhà mà
lời gọi "Hỡi người, sao chẳng về đi?" kia đã làm sực tỉnh. Hỏi ngƣời mà cũng là tự hỏi mình.
Thƣơng mình mà cũng là thƣơng xót biết bao con ngƣời cùng cảnh ngộ. Hiểu đƣợc hạnh
phúc đích thực, cũng nhƣ một thiền gia trong khoảnh khắc "đốn ngộ", nhà thơ của Côn Sơn
chợt cảm thấy "vạn chung cửu đỉnh" mới vô nghĩa làm sao và tất cả niềm vui mà bầu nƣớc lã,
bát cơm rau mang lại cho con ngƣời. "Uống nước trong, ăn cơm rau, tùy theo hoàn cảnh mà
tự thấy đủ" là lời sẻ chia kinh nghiệm thân tình đầy lòng nhân ái. Một kinh nghiệm giản dị
nhƣ chân lý bao giờ cũng giản dị nhƣng không phải ai cũng dễ dàng nhận ra. Mục đích của
đời ngƣời là đi tìm hạnh phúc cho cuộc sống, tuy cách quan niệm về hạnh phúc có khác nhau.
Và trong khi mọi ngƣời mải đi tìm những đƣờng vòng đến có lúc quên mất cả mục tiêu cần
tới thì Nguyễn Trãi đã chỉ ra cho họ con đƣờng ngắn nhất: hạnh phúc ở ngay trong thực tại,
trƣớc mắt, nơi những gì ta đang có. Thật nhân văn là ở chỗ này: quý trọng từng giây phút mà
mình đang sống, biết sống vui để không lãng phí cuộc đời. Nhân văn còn ở thái độ đối với
bản thân mình, không dày vò lao nhọc tâm trí và thân xác để đi tìm những vật ngoài thân nhƣ
"vàng đầy thành", "hồ tiêu tám trăm hộc", kể cả cái danh "tôi trung không thờ hai chúa" mà
Bá Di, Thúc Tề theo đuổi. Xét về mặt dƣỡng sinh, sống gần gũi thiên nhiên, trí ít lo âu toan
tính, lòng trong sáng cởi mở, ăn uống thanh đạm những gì sức mình lao động kiếm đƣợc là
cách sống đem lại sức khỏe, tuổi thọ và sự yêu đời. Đó cũng là khía cạnh thiết thực nhất của
quan niệm sống giàu chất nhân văn này.
Khi nghe qua ví dụ về Đổng Trác, Nguyên Tải rồi tiếp đến là Bá Di Thúc Tề, dễ có
cảm tƣởng nhƣ một bên đƣa ra là để phê phán, còn một bên là để ngợi ca. Thực ra, theo
Nguyễn Trãi, "hiền ngu hai đàng không so sánh được với nhau" nhƣng "mỗi đàng đều tự tìm
theo ý muốn
76
riêng của mình". Kẻ "ngu" dĩ nhiên không hiểu đƣợc chân lí của cuộc sống, nhƣng ngƣời
thƣờng đƣợc gọi là "hiền" kia cũng chƣa hẳn đã là biết sống. Chẳng phải họ đều chạy theo cái
lợi hão hoặc bị trói buộc bởi cái danh hão để phải làm tổn thƣơng đến hình hài và chân tính
của mình sao? Trong khi "đời người chỉ trong khoảng trăm năm, rốt cục đều nát cùng cây
cỏ". Ở chỗ này, cũng nhƣ khi nói "mừng, buồn, lo, vui, cái nọ đi, cái kia đến; tốt tươi rồi khô
héo cứ nối tiếp nhau", Nguyễn Trãi gợi nhớ đến câu thơ của Vạn Hạnh đời Lý:
"Thân nhƣ điện ảnh hữu hoàn vô,
Vạn mộc xuân vinh, thu hựu khô"
(Thị đệ tử)
(Thân nhƣ bóng chớp có rồi không,
Cây cối xuân tƣơi, thu não nùng)
(Dặn bảo đệ tử- Ngô Tất Tố dịch)
Quan niệm này vừa ảnh hƣởng từ Phật giáo - con ngƣời cùng vạn vật do "tứ đại"
duyên hợp mà thành, duyên hết lại trở về với những yếu tố vật chất ban đầu ấy; mọi sự tuần
hoàn, chuyển biến liên tục - mà cũng là từ triết học phƣơng Đông nói chung, trong đó có
Dịch lý uyên áo. Do vậy mà "núi gò hoang sơ" hay "cửa nhà lộng lẫy" đều là "ngẫu nhiên",
không có gì bền chắc; sau khi chết, sang và hèn đều trở thành vô nghĩa. Sự vận dụng quan
niệm này sẽ trở nên phiến diện, thậm chí có phần tiêu cực nếu xuất phát từ một ngƣời vốn
thích an nhàn cho riêng thân, không quan tâm đến xã hội, không có chí giúp đời hay vì bất
đắc chí mà trở thành yếm thế, bi quan. Với Nguyễn Trãi, khi ngẫm suy những điều này, ông
đã đứng trên tất cả những thất bại và thành công vinh quang nhất mình đã trải qua trong đời.
"Đời ngƣời trăm năm", nửa đời đã từng "mặn lạt no mùi thế tình" (Tự thán, X) nhƣng vẫn
kiên định một "tấc lòng ƣu ái cũ " (Thuật hứng, V), con ngƣời ấy khi triết lý về cuộc sống,
chắc không phải chỉ là những lời rỗng suông hay bắt chƣớc. Chiều sâu của tri thức, bề dày
của kinh nghiệm, độ chín của trí tuệ và sự linh mẫn của tâm hồn đã làm nên chất minh triết
cho quan niệm ây.
Tƣơng xứng với không gian mang tầm vũ trụ ở Côn Sơn ca là thời gian cũng không
hạn mức. Có khoảnh khắc của thực tại mà cũng có mở rộng ra cả một đời ngƣời và của cả
nhân gian. Những hình ảnh đƣợc gọi về từ những khoảng cách thời gian còn hình dung đƣợc
(Đổng Trác đời Hán, Nguyên Tải đời Đƣờng), rồi xa hơn nữa (Bá Di, Thúc Tề đời Ân), và xa
hơn nữa (Sào, Do đời Nghiêu, cổ đại)... Từ những đơn cử cụ thể
77
đã đi dần đến những đúc kết khái quát nhất mang tính quan niệm. Trên những quy luật chung
nhất này, và trong cõi nhân gian thật phù du ngắn ngủi, thiên niên kỷ chỉ nhƣ cái chớp mắt,
thì Sào, Do cách mấy ngàn năm và Nguyễn Trãi ở thế kỷ XV thật xiết bao gần gũi, có thể kết
bạn tri kỷ hoặc tranh luận cùng nhau về quan niệm sống, vì những vấn đề thuộc về con ngƣời
đều là muôn thuở. Bối cảnh không - thời gian trong khúc ca Côn Sơn mở rộng không giới
hạn, nội dung bài ca giản dị, nhẹ nhàng nhƣng là những chân lý tối hậu. Cái lớn của Côn Sơn
ca là ở đó. Một khúc ca chớ không phải bài thơ, lại càng không phải là một áng văn lý luận
đạo mạo. Nguyễn Trãi viết để ca lên, để làm vui mình và mời ngƣời cùng chia sẻ niềm an lạc
của tâm hồn. Nhƣng với đời sau Côn Sơn ca lại là một tổng hòa chất minh triết của trí tuệ,
lòng nhân ái nồng hậu với con ngƣời và chất thơ bay bổng, thanh thoát của một tâm hồn nghệ
sĩ. Ở đó, còn thấy đƣợc một ngòi bút nghệ thuật tài hoa. Bài ca đƣợc viết tự do, sảng khoái.
Những ý nghĩ có thể dồn đuổi nhau thành những câu hỏi liên tục đẩy những vấn đề về nhân
sinh lên đến mức bức xúc nhất, để rồi giãn ra sâu lắng thâm trầm sau lời lý giải giản dị và
điềm đạm.
Đằng sau Côn Sơn ca là cái nền của triết học và mỹ học phƣơng Đông đƣợc tổng hợp
một cách linh hoạt từ cả Nho, Phật và Đạo. Dung hòa đƣợc những nguồn tƣ tƣởng này đã là
sáng tạo. Nhƣng nếu chỉ có thể thì chƣa đủ để bài ca Côn Sơn có sức hấp dẫn bền lâu đến thế.
Điều đáng nói chính là cốt cách Việt Nam toát ra từ đó. Đó cũng là cốt cách của Nguyễn Trãi:
luôn quan tâm đến hạnh phúc của con ngƣời. "Cần gì phải muốn chung chín đỉnh; uống nước
lã, ăn cơm rau, tùy theo phận mình cũng cảm thấy đủ". Trong một bài thơ khác, Nguyễn Trãi
từng khuyên:
"Nằm có chiếu chăn cho ấm áp,
Ăn thì canh cá chớ khô khan.
Phúc dầu hay đến trăm tuổi,
Mình thác thì nên mọi của tan"
(Bảo kính cảnh giới, V I I )
Hai lời khuyên tuy có khác nhau nhƣng cùng một ý tứ: Nên biết quý và vui hƣởng
những gì mình có, không nên bỏ phí đời sống thực tại để chạy theo những cái ngoài tầm tay.
Hạnh phúc đích thực của đời ngƣời là điều nhà thơ luôn muốn nhủ khuyên, cảnh tỉnh mọi
ngƣời.
Tầm cao của Côn Sơn ca không chỉ ở sự thâm uyên về cái nhìn triết học mà chính là
sự thực hiện đại hòa điệu giữa "ta" và "vật" hồn
78
nhiên đầy minh triết. Đằng sau bài ca Côn Sơn còn là vô hạn một tấm lòng. Nét riêng của dân
tộc, của Nguyễn Trãi trong cái chung của phong cách phƣơng Đông là ở đó.
79
PHẦN KẾT LUẬN
Thơ ca sơ kỳ trung đại góp vào nền văn học dân tộc tiếng nói riêng của giai đoạn mở
đầu tràn đầy hào khí. Ở đó, hiện lên những con ngƣời mang nét đẹp riêng với những suy tƣ,
cảm xúc, quan niệm đã trở thành văn hóa của một thời đại và để lại ảnh hƣởng sâu sắc cho
nhiều thế hệ về sau.
Những con ngƣời ấy trƣớc hết biểu hiện một trí tuệ minh triết hiểu biết quy luật của
cuộc sống, biết sống đúng, sống đẹp và có ý nghĩa - cống hiến hết mình nhƣng không bận
tâm đến việc thịnh suy đƣợc mất. Trí tuệ sáng suốt ấy đi đôi với một bản lĩnh tự tin đặc biệt -
tự tin vào sức mạnh của chính mình và sức mạnh của dân tộc, không lệ thuộc cổ nhân, không
cầu viện ngoại lực mà quay về khơi dậy nội lực của chính mình. Hiểu biết thế giới trần thế và
kiếp ngƣời là hữu hạn, mong manh nhƣng đồng thời vẫn tin vào những giá trị vĩnh cửu mà
con ngƣời có thể đạt tới nhƣ khả năng của tâm linh vƣơn đến những chiều kích của đất trời,
huyền đồng cùng vũ trụ, hay mùa xuân bất tận của cái tâm an nhiên tự tại. Những nhà thơ
thời ấy đã tìm thấy nơi sự minh triết của trí tuệ con ngƣời vẻ đẹp của một cành mai tƣơi tắn
vƣợt thời gian.
Bên cạnh đó là vẻ đẹp của tâm hồn, một tâm hồn phong phú, dào dạt rung cảm trƣớc
thiên nhiên, cuộc sống, hƣớng đến con ngƣời, nhƣng chƣa phải đi vào từng cảnh đời, từng số
phận cụ thể, mà là kiếp ngƣời nói chung với những băn khoăn, trăn trở mang ý nghĩa nhân
sinh - triết học (thời thịnh Trần), hay tập thể những ngƣời "dân đen" (thƣơng sinh) chịu nhiều
thiệt thòi, đau khổ lúc đất nƣớc gặp phong ba (thời vãn Trần, Hồ và Lê sơ) với những ƣu tƣ
mang ý nghĩa nhân sinh - xã hội. Sự mẫn cảm trƣớc thiên nhiên đã giúp con ngƣời bộc lộ hết
những tế vi của tâm hồn mình trong thơ cũng nhƣ mở ra trƣớc ngƣời đọc một thế giới mới mẻ
và kỳ diệu của năng lực cảm xúc con ngƣời, vƣợt qua những rào cản của tri giác thông
thƣờng đƣợc điều khiển bởi tƣ duy lý tính để đi vào vùng đất vô giới hạn của trực cảm tâm
linh, nơi đó, những giá trị của không gian, thời gian hiện thực nhiều lúc không còn ý nghĩa và
khung trời của tự do sáng tạo rộng mở đến vô tận... Những nỗi niềm nhân sinh mang ý nghĩa
triết học xuất phát từ sự phản tỉnh của tâm thức dẫn dắt con ngƣời đi đến cảm nhận sâu sắc về
nỗi cô đơn cũng nhƣ những bi kịch tất yếu của kiếp ngƣời để chấp nhận nó và hóa giải nó
một cách "tùy duyên" bằng cái tâm trong sáng và an định. Những nỗi niềm nhân
80
sinh mang ý nghĩa xã hội xuất phát từ tấm lòng lo đời thƣơng dân mang đến cho con ngƣời
trong thơ vẻ đẹp của sự tận tụy và khát vọng cống hiến.
Cũng không thể không nhắc đến vẻ đẹp nhân cách con ngƣời thể hiện khá rõ nét trong
thơ ca sơ kỳ trung đại, một nhân cách cao thƣợng, khoáng đạt, hào hùng mà thơ Trần Thánh
Tông, Trần Nhân Tông, Nguyễn Ttrãi... là những minh chứng hùng hồn nhất.
Tựu trung lại, con ngƣời nhân văn trong thơ ca sơ kỳ trung đại đem đến cho ngƣời
đọc hình ảnh về những con ngƣời biết sống, sống đẹp và cuộc sống dồi dào ý nghĩa. Nó giúp
giải thích về một giai đoạn lịch sử có nội lực dân tộc hùng hậu và đạt đƣợc nhiều thành tựu
lớn lao nhất là về mặt đời sống tinh thần của con ngƣời. Trí tuệ, tâm hồn, nhân cách và bản
lĩnh của những con ngƣời ấy vẫn mãi toát ra một sức thu hút mới mẻ, kỳ lạ mỗi lần chúng ta
giở lại những trang thơ ngày trƣớc...
81
THƢ MỤC THAM KHẢO
1. A.J.A. Gurevich (Hoàng Ngọc Hiến dịch, 1996), Các phạm trù văn hóa Trung cổ, Nxb
Giáo dục, HN.
2. Băng Thanh, Ngọc Lan, 1993, Chu Văn An - con người và thơ, Tạp chí Văn học số 1,
1993.
3. Ban Phật học chuyên môn, 1992, Thiền học đời Trần, Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam
ấn hành.
4. Bùi Duy Tân, 1998, Văn học chữ Nôm: Tinh hoa sáng tạo của văn học cổ điển Việt Nam
thời Trung đại, Tạp chí Văn học số 8 1998.
5. Bùi Văn Nguyên (chủ biên), 1995, Tổng tập văn học Việt Nam, tập IV, Nxb Khoa học xã
hội, HN.
6. Bùi Văn Nguyên (chủ biên), 1995, Tổng tập văn học Việt Nam, tập V , Nxb Khoa học xã
hội, HN.
7. Bùi Văn Nguyên, 1975, Bàn về một khía cạnh trong thơ trữ tình đời Trần, Tạp chí Văn
học số 1, 1975.
8. Bùi Văn Nguyên, 1978, Lịch sử văn học Việt Nam, tập II, Nxb Giáo dục, HN.
9. Bùi Văn Nguyên, 1984, Văn chương Nguyễn Trãi, Nxb Đại học và trung học chuyên
nghiệp, HN.
10. Bùi Văn Nguyên, Hà Minh Đức, 1971, Thơ ca Việt Nam - hình thức và thể loại, Nxb
Khoa học xã hội, HN.
11. Bùi Văn Nguyên, Đào Phƣơng Bình, 1981, Thơ văn Nguyễn Phi Khanh, Nxb Văn học,
HN.
12. Cao Xuân Huy, 1995, Tư tưởng Phương Đông gợi những điểm nhìn tham chiếu, Nxb
Văn học, HN.
13. D.T. Suzuki (Trúc Thiên dịch, 1971), Thiền luận, quyển thượng, Nxb An Tiêm, SG.
14. D.T. Suzuki (Tuệ Sĩ, 1971), Thiền luận, quyển trung, Nxb An Tiêm, SG.
15. D.T. Suzuki (Tuệ Sĩ dịch, 1973), Thiền luận, quyển hạ, Nxb An Tiêm, SG.
16. Dƣơng Quảng Hàm, 1968, Việt Nam thi văn hợp tuyển, Bộ Giáo dục, Trung tâm học liệu
xuất bản, SG.
17. Kiều Thu Hoạch, 1965, Tìm hiểu thơ văn của các nhà sư thời Lý Trần, Tạp chí Văn học
số 6, 1965.
82
18. Khuyết danh (Ngô Đức Thọ và Nguyễn Thúy Nga dịch và chú thích, 1990), Thiền uyển
tập anh, Nxb Văn học, HN.
19. La Kim Liên, 2005, Tìm hiểu quan niệm đạo đức của Nguyễn Trãi qua Quốc âm thi
tập, Tạp chí Văn học số 5, 2005.
20. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, 2004, Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb
Giáo dục, HN.
21. Lê Quý Đôn (Phạm Trọng Điềm dịch, 1962), Kiến văn tiểu lục, Nxb Sử học HN.
22. Lê Trí Viễn (chủ biên), 1978, Lịch sử văn học Việt Nam, Nxb Giáo dục, HN.
23. Lê Trí Viễn, 1982, Nguyễn Trãi, nhìn từ phía Lý Trần, trích trong Kỷ niệm 600 năm
sinh Nguyễn Trãi, Nxb Khoa học xã hội, HN.
24. Lê Trí Viễn, 1996, Đặc trưng văn học trung đại Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, HN.
25. Mai Quốc Liên (chủ biên), 1999, Nguyễn Trãi toàn tập tân biên, tập I, Trung tâm
Nghiên cứu quốc học, Nxb Văn học, HN.
26. Mai Quốc Liên (chủ biên), 1999, Nguyễn Trãi toàn tập tân biên, tập II, Trung tâm
Nghiên cứu quốc học, Nxb Văn học, HN.
27. Mai Quốc Liên (chủ biên), 2000, Nguyễn Trãi toàn tập tân biên, tập III, Trung tâm
Nghiên cứu quốc học, Nxb Văn học, HN.
28. Mai Quốc Liên, 1986, Một số các nhà thơ nổi tiếng đời Trần, trích trong Dưới gốc me
vườn Nguyễn Huệ, Tiểu luận văn học, Sở Văn hóa thông tin Nghĩa Bình.
29. Mai Quốc Liên, 1999, Tạp luận, Nxb Hội Nhà văn và Trung tâm Nghiên cứu quốc học.
30. Mai Trân, 1962, Tình yêu thiên nhiên trong thơ Nguyễn Trãi, Tạp chí nghiên cứu văn
học số 9, 1962.
31. Miễn Trai, 1969, Vài suy nghĩ thêm về thơ văn Nguyễn Trãi, Tạp chí Văn học số 2,
1969.
32. Minh Chi, 1985, Phật giáo và triều đại Lý Trần, Tập văn Phật đản Phật lịch 2529, Ban
Văn hóa Trung ƣơng Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
33. Minh Chi 1985, Thơ thiền đời Lý, Tham luận tại Hội nghị "Văn thơ và nghệ thuật đời
nhà Lý" do Hội Văn nghệ Hà Bắc phối hợp với Viện Văn học và Viện Nghiên cứu mỹ
thuật Trung ƣơng tổ chức vào tháng 7/1985.
83
34. Đặng Thai Mai, 1974, Mấy điều tâm đắc khi đọc lại văn học của một thời đại, Tạp chí
Văn học số 6, 1974.
35. Đặng Thanh Lê, 1980, Nguyễn Trãi và đề tài thiên nhiên trong dòng văn học yêu nước
Việt Nam, Tạp chí Văn học số 4 1980.
36. Niculin, 1981, Đất nước và thiên nhiên trong thơ Nguyễn Trãi Tạp chí Văn học số 1,
1981.
37. Đinh Gia Khánh (chủ biên), 1976, Hợp tuyển thơ văn Việt Nam (thế kỷ X - thế kỷ XVII),
Nxb Văn học, HN.
38. Đinh Gia Khánh (chủ biên), Bùi Duy Tân, Mai Cao Chƣơng 1978, Văn học Việt Nam thế
kỷ X - nửa đầu thế kỷ XVIII, tập I, Nxb Đại học và trung học chuyên nghiệp, HN.
39. Đinh Gia Khánh (chủ biên), Bùi Duy Tân, Mai Cao Chƣơng, 1979, Văn học Việt Nam
Thế kỷ X - nửa đầu thế kỷ XVIII, tập II, Nxb Đại học và trung học chuyên nghiệp,
HN.
40. Đỗ Văn Hỷ, 1975, Câu chuyện Huyền Quang và cách đọc thơ thiền, Tạp chí Văn học số
I, 1975.
41. Đỗ Văn Hỷ, 1981, Tính hàm súc trong thơ Ức Trai, Tạp chí Văn học số 4, 1981.
42. Đỗ Văn Hỷ, 1983, Cái hay trong thơ xưa dưới con mắt nhà thơ xưa, Tạp chí Văn học số
4, 1983.
43. Ngô Sĩ Liên (Ngô Đức Thọ dịch và chú thích, 1998), Đại Việt sử ký toàn thư, tập I, Nxb
hoa học xã hội, HN.
44. Ngô Sĩ Liên (Hoàng Văn Lâu, 1998), Đại Việt sử kỷ toàn thư, tập II, Nxb Khoa học xã
hội, HN.
45. Ngô Tất Tố, 1947, Văn học đời Trần, Nxb Mai Lĩnh, HN.
46. Ngô Tất Tố, 1960, Văn học đời Lý, Nxb Khai Trí, SG.
47. Nguyễn Bá Thành, 1996, Tư duy thơ, Nxb Văn học, HN.
48. Nguyễn Công Lý, 1997, Bản sắc dân tộc trong văn học Thiền tông Lý Trần, Nxb Văn
hóa thông tin, HN.
49. Nguyễn Công Lý, 2002, Văn học Phật giáo thời Lý Trần - diện mạo và đặc điểm, Nxb
Đại học Quốc gia TP.HCM.
50. Nguyễn Duy Hinh, 1977, Yên Tử - vua Trần - Trúc Lâm, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử số
2, 1977.
51. Nguyễn Duy Hình, 1992, Phật giáo với văn học Việt Nam, Tạp chí Văn học số 4, 1992.
52. Nguyễn Duy Hinh, 1998, Tuệ Trung - nhân sĩ, thượng sĩ, thi sĩ, Nxb Khoa học xã hội,
H N .
84
53. Nguyễn Hữu Sơn tuyển chọn và giới thiệu, 1999, Nguyễn Trãi -Về tác giả và tác phẩm,
Nxb Giáo dục, HN.
54. Nguyễn Hữu Sơn và nhiều tác giả khác, 1997, Về con người cá nhân trong văn học cổ
Việt Nam, Nxb Giáo dục, HN.
55. Nguyễn Huệ Chi, 1977, Trần Tung, một gương mặt lạ trong làng thơ thiền thời Lý
Trần, Tạp chí Văn học số 4, 1977.
56. Nguyễn Huệ Chi, 1978, Các yếu tố Phật, Nho, Lão được tiếp thu và chuyển hóa như
thế nào trong đời sống tư tưởng và văn hóa thời đại Lý Trần, Tạp chí Văn học số 6,
1978.
57. Nguyễn Huệ Chi, 1983, Mấy vẻ mặt thi ca Việt Nam, Nxb Tác phẩm mới, HN.
58. Nguyễn Huệ Chi, 1985, Vấn đề phân kỳ văn học sử Việt Nam, Tạp chí Văn học số 3,
1985.
59. Nguyễn Huệ Chi, 1987, Mãn Giác và bài thơ thiền nổi tiếng của ông, Tạp chí Văn học
số 5, 1987.
60. Nguyễn Huệ Chi, 1992, Trung tâm Phật giáo Quỳnh Lâm và hiện tượng hội nhập văn
hóa thời Lý Trần, Tạp chí Văn học số 8, 1998.
61. Nguyễn Đăng Điệp, 2002, Giọng điệu trong thơ trữ tình, Nxb Văn học, HN.
62. Nguyễn Đăng Thục, 1967, Lịch sử tư tưởng Việt Nam, tập 1, Bộ Văn hóa, SG.
63. Nguyễn Đăng Thục, 1967, Thiền học Việt Nam, Nxb Lá Bối, SG.
64. Nguyễn Đăng Thục, 1969, Lịch sử tư tưởng Việt Nam, tập II, Phủ Quốc vụ khanh đặc
trách văn hóa, SG.
65. Nguyễn Đăng Thục, 1973, Thiền của Vạn Hạnh, Nxb Kinh Thi, SG.
66. Nguyễn Đăng Thục, 1996, Thiền học Trần Thái Tông, Nxb Văn hóa thông tin, HN.
67. Nguyễn Phạm Hùng, 1983, Về diễn tiến của thơ trữ tình thời Trần, Tạp chí Văn học số
4, 1983.
68. Nguyễn Phạm Hùng, 1992, Thơ thiền và việc lĩnh hội thơ thiền đời Lý, Tạp chí Văn học
số 4, 1992.
69. Nguyễn Phƣơng Chi, 1982, Huyền Quang, nhà sư thi sĩ, Tạp chí Văn học số 3/1982.
85
70. Nguyễn Tài Thƣ, 1993, Lịch sử tư tưởng Việt Nam, tập I, Nxb Khoa học xã hội, HN.
71. Nguyễn Văn Hạnh, Huỳnh Nhƣ Phƣơng, 1998, Lý luận văn học - vấn đề và suy nghĩ,
Nxb Giáo dục.
72. Nguyễn Văn Hoàn, 1975, Thơ văn Lý Trần và hào khí của một thời đại anh hùng, Tạp
chí Văn học số 1, 1975.
73. Nguyễn Văn Hoàn, 1980, Địa vị của Nguyễn Trãi trong quá trình phát triển của lịch sử
văn học Việt Nam, Tạp chí Văn học số 4, 1980.
74. Nhiều tác giả, 1963, Mấy vấn đề về sự nghiệp và thơ văn Nguyễn Trãi, Viện Văn học,
HN.
75. Nhiều tác giả, 2004, Từ điển Văn học, Bộ mới, Nxb Thế giới mới.
76. Phạm Ngọc Lan, 1986, Chất trữ tình trong thơ thiền đời Lý, Tạp chí Văn học số 4, 1986.
77. Phạm Ngọc Lan, 1992, Trần Nhân Tồng - cảm hứng Thiền trong thơ, Tạp chí Văn học
số 4, 1992.
78. Phạm Tú Châu, 1998, Tìm hiểu ý vị Thiền trong bài thơ Cây chuối của Nguyễn Trãi,
Tạp chí Văn học số 5, 1998.
79. Phạm Thị Tú, 1974, Về bài từ đầu tiên và tác giả của nó: sư Khuông Việt, Tạp chí Văn
học số 6, 1974.
80. Phan Huy Chú (Tổ phiên dịch Viện Sử học dịch, 1999), Lịch triều hiến chương loại chí,
Nxb Khoa học xã hột, HN.
81. Phƣơng Lựu (chủ biên), 1997, Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, HN.
82. Phƣơng Lựu, 1985, Về quan niệm văn chương cổ Việt Nam, Nxb Giáo dục, HN.
83. Phƣơng Lựu, 1997, Góp phần xác lập hệ thống quan niệm văn học trung đại Việt Nam,
Nxb Giáo dục, HN.
84. Tầm Vu, 1972, Tìm hiểu đặc điểm của tư tưởng Phật giáo Việt Nam trong thời đại Lý
Trần qua các tác phẩm văn học, Tạp chí Văn học số 2, 1972.
85. Tạ Ngọc Liễn, 1977, Vài nhận xét về thiền tông và phái Trúc Lâm Yên Tử đời Trần,
Tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 4, 1977.
86. Tảo Trang, 1973, Chu Văn An, nhà thơ, Tạp chí Văn học số 2, 1973
86
87. Thanh Lãng, 1967, Bảng lược đồ văn học Việt Nam, quyển thƣợng, Nxb Trình bày, SG.
88. Thích Phƣớc An, 1992, Thiền sư Huyền Quang và con đường trầm lặng của mùa thu,
Tạp chí Văn học số 4, 1992.
89. Thích Thanh Từ, 1992, Thiền sư Việt Nam, Thành hội Phật giáo TP.HCM.
90. Trần Nghĩa, 1974, Quan niệm văn học thời Lý Trần, Tạp chí Văn học số 6, 1974.
91. Trần Ngọc Vƣơng, 1998, Văn học Việt Nam, dòng riêng giữa nguồn chung, Nxb Văn
học, HN.
92. Trần Nho Thìn, 2003, Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa, Nxb Giáo
dục, HN.
93. Trần Quốc Vƣợng, 1993, Bản ngã và cộng đồng trong và qua nền văn hóa - văn học
Việt Nam, Tạp chí Văn học số 6, 1993.
94. Trần Thái Tông (Đào Duy Anh giới thiệu, phiên dịch và chú giải, 1974), Khóa hư lục,
Nxb Khoa học xã hội, HN.
95. Trần Thị Băng Thanh, 1980, Ức Trai thi tập và thơ chữ Hán đời Trần, Tạp chí Văn học
số 4, 1980.
96. Trần Thị Băng Thanh, 1992, Thử phân định hai mạch cảm hứng trong dòng văn học
Việt Nam mang đậm dấu ấn Phật giáo thời Trung đại, Tạp chí Văn học số 4, 1992.
97. Trần Thị Băng Thanh, 1994, Huyền Quang và những trang đời nhiều huyền thoại,
những vần thơ nhiều hàm nghĩa, Tạp chí Văn học số 4, 1994.
98. Trần Văn Giàu, 1980, Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, Nxb Khoa
học xã hội, HN.
99. Trần Văn Giàu, 1988, Triết học và tư tưởng, Nxb TPHCM.
100. Trung tâm Nghiên cứu Hán Nôm, thuộc Viện Khoa học xã hội ở TP.HCM, 1993, Tuệ
Trung thượng sĩ với Thiền tông Việt Nam (Kỷ yếu hội thảo khoa học), TP.HCM.
101. Viện Sử học, 1981, Tìm hiểu xã hội Việt Nam thời Lý Trần, Nxb Khoa học xã hội, HN.
102. Viện Văn học, 1978, Thơ văn Lý Trần, tập I, Nxb Khoa học xã hội, HN.
103. Viện Văn học, 1978, Thơ văn Lý Trần, tập II, quyển thƣợng, Nxb Khoa học xã hội, HN.
87
104. Viện Văn học, 1978, Thơ văn Lý Trần, tập III, Nxb Khoa học xã hội, HN.
105. Vũ Đức Phúc, 1980, Tìm hiểu tâm sự bão táp của Nguyễn Trãi qua thơ văn ông, Tạp
chí Văn học số 5, 1980.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TP.HCM
CON NGƢỜI NHÂN VĂN
TRÊN THI ĐÀN VIỆT NAM
SƠ KỲ TRUNG ĐẠI
Mã số: 8 2005. 23. 69
Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. ĐOÀN THỊ THU VÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2006
1
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ
Tên đề tài: CON NGƢỜI NHÂN VĂN TRÊN THI ĐÀN VIỆT NAM SƠ KỲ
TRUNG ĐẠI
Mã số: B 2005.23.69
Chủ nhiệm đề tài: Đoàn Thị Thu Vân Tel: 0918495982
E-mail: dtthuvan@hcm.fpt.vn
Cơ quan chủ trì để tài: Trƣờng Đại học Sƣ phạm TP. HCM
Thời gian thực hiện: Từ tháng 6 / 2005 đến tháng 6 / 2006
Mục tiêu:
- Xác định sự có mặt "con ngƣời nhân văn" trong thơ ca Việt Nam sơ kỳ trung đại và
tìm hiểu xem nó đã đƣợc biểu hiện ở những phƣơng diện nào, với cách thức ra sao.
- Từ đó góp phần khẳng định thêm một giá trị thẩm mỹ đặc sắc của thơ ca Việt Nam
sơ kỳ trung đại.
Nội dung chính: Gồm 4 chƣơng
Chƣơng 1: Một số vấn đề về khái niệm.
Chƣơng 2: Con ngƣời nhân văn trong thơ thời Lý với vẻ đẹp minh triết của trí tuệ.
Chƣơng 3: Con ngƣời nhân văn trong thơ thời Trần với vẻ đẹp mẫn cảm của tâm linh.
Chƣơng 4: Con ngƣời nhân văn trong thơ thời Lê sơ với vẻ đẹp tận tụy của ý thức
trách nhiệm và sự thanh cao của khí tiết kẻ sĩ.
2
Kết quả chính đạt đƣợc:
- Xác định đƣợc sự có mặt của "con ngƣời nhân văn" trong thơ ca Việt Nam sơ kỳ
trung đại cùng những nội dung biểu hiện phong phú và đa dạng của nó trong từng thời kỳ,
từng tác giả khác nhau.
- Từ đó khẳng định thêm một giá trị thẩm mỹ đặc sắc của thơ ca Việt Nam sơ kỳ trung
đại, cũng nhƣ những đóng góp của nó đối với những giá trị văn hóa và con ngƣời Việt Nam.
- Những kết quả này có thể ứng dụng vào việc giảng dạy chuyên đề ở cấp đại học và
sau đại học.
SUMMARY
Project Title: THE HUMANITARIAN IN VIETNAMESE EARLY MIDDLE AGE
POETRY
Code number: B 2005.23.69
Coordinator: Đoàn Thị Thu Vân Tel: 0918495982
E-mail: duhuvan@hcm.fpl.vn
Implementing Institution: HCMC Universiiy of Pedagogy
Duration: From June, 2005 to June, 2006
Objectives:
- Define the existence of humanitarian in Vietnamese poelry of Early Middle Age and
find out in what aspects and what styles il manifested.
- From that point, contribute to affirm one more special aesthelic valuc of Vietnamese
Early Middle Age poetry.
Main contents:
3
Chapter 1. About concepts
Chapter 2. The humanitarian with the wisdom of intellect in poems of The Ly's
dynasty
Chapter 3. The humanitarian with the sensibility of spirit in poems of The Tran's
dynasty
Chapter 4. The humanitarian with the devoted sense of responsibility and the
intellectual's nobility in poems of The Early Le's dynasty.
Results obtained:
- The existence of humanitarian in Vietnamese Early Middle Age poetry has been
defined with its properous, multiform manifestations in each period and from different
authors.
- From that point, one more special aesthetic value of Early Middle Age poetry as
well as its contributions to Vietnamese culture and people has been affirmed.
- These results can be applied to teach as a major in undergraduate and postgraduate
levels.
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Văn học sơ kỳ trung đại (thế kỷ X - giữa thế kỷ XV) là giai đoạn đầu tiên của nền văn
học dân tộc thể hiện những giá trị đặc sắc của văn hóa và con ngƣời Đại Việt. Thơ ca, bộ
phận quan trọng nhất của văn học sơ kỳ trung dại, do đó cần đƣợc nghiên cứu từ nhiều
phƣơng diện để có thể giúp ngƣời đọc ngày nay đi sâu khám phá, tiếp cận ngày càng sâu sắc
hơn những thông điệp tinh thần của tiền nhân.
4
Tìm hiểu con ngƣời nhân văn trong thơ ca sơ kỳ trung đại là một trong những góc độ
nghiên cứu khả dĩ thiết lập đƣợc chiếc cầu nối giữa ngƣời xƣa và ngƣời sau để thế hệ hiện đại
có thể tìm thấy những gần gũi lạ kỳ trong suy tƣ, tình cám, cảm xúc của ngƣời xƣa cách đây
hơn nửa thiên niên kỷ, những đồng cảm sâu sắc vƣợt thời gian về những vấn đề muôn thuở
của con ngƣời, từ đó giúp thế hệ trẻ hiểu cha ông mình nhiều hơn, vƣợt qua sự cách bức về
phƣơng diện hình thức (ngôn ngữ, thể loại, các biện pháp nghệ thuật trung đại...) để không
chỉ tự hào về những giá trị quý báu của văn học dân tộc mà còn có thể dùng những thể
nghiệm của ngƣời xƣa soi rọi vào cuộc sống hôm nay, lĩnh hội đƣợc nhiều điều thú vị, bổ ích
và có ý nghĩa.
2. Mục tiêu đề tài
- Xác định sự có mặt "con ngƣời nhân văn" trong thơ ca Việt Nam sơ kỳ trung đại và
tìm hiểu xem nó đã đƣợc biểu hiện ở những phƣơng diện nào, với cách thức ra sao.
- Từ đó góp phần khẳng định thêm một giá trị thẩm mỹ của thơ ca Việt Nam sơ kỳ
trung đại.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là thơ ca Việt Nam từ thế kỷ X đến khoảng giữa thế
kỷ XV. Cụ thể là mở đầu với tác giả Pháp Thuận ở thời Tiền Lê và kết thúc với tác giả
Nguyễn Trãi ở đầu thời Hậu Lê.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài là những biểu hiện của "con ngƣời nhân văn" trong
các tác phẩm thơ ca nhƣ đã nêu. Đề tài không đi sâu tìm hiểu nội dung triết học Thiền Tông,
triết học Nho gia hay Lão Trang trong các tác phẩm.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, chúng tôi khảo sát toàn bộ các tác phẩm có liên quan đến phạm vi
nghiên cứu, sau đó chọn lọc, thống kê,
5
phân loại. Phƣơng pháp cơ bản đƣợc vận dụng là phân tích, sau đó so sánh để tìm ra những
đặc điểm loại biệt về những biểu hiện "con ngƣời nhân văn" ở từng tác gia quan trọng trong
từng chặng đƣờng của tiến trình (đƣợc phân định bằng triều dại - Lý, Trần, Lê sơ). Các đặc
điểm tìm ra đƣợc tổng hợp thành một số đặc điểm lớn và sắp xếp hệ thống hóa, để cuối cùng,
rút ra những kết luận có tính khái quát.
5. Kết cấu
Ngoài Phần mở đầu và Phần kết luận, Phần nội dung của đề tài bao gồm 4 chƣơng:
- Chƣơng 1: Một số vấn đề về khái niệm
- Chƣơng 2: Con ngƣời nhân văn trong thơ thời Lý với vẻ đẹp minh triết của trí tuệ.
- Chƣơng 3: Con ngƣời nhân văn trong thơ thời Trần với vẻ đẹp mẫn cảm của tâm
linh.
- Chƣơng 4: Con ngƣời nhân văn trong thơ thời Lê sơ với vẻ đẹp tận tụy của ý thức
trách nhiệm và sự thanh cao của khí tiết kẻ sĩ.
PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ KHÁI NIỆM.
1. Khái niệm "nhân văn":
Về thuật ngữ "nhân văn", hiểu theo ý nghĩa từng từ tố, "nhân" là ngƣời, "văn" là vẻ
đẹp. "Nhân văn" có thể hiểu nhƣ là những giá trị đẹp đẽ của con ngƣời. Một tác phẩm văn
học có tính nhân văn là tác phẩm văn học thể hiện con ngƣời với những nét đẹp của nó, đặc
biệt là những giá trị tinh thần nhƣ trí tuệ, tâm hồn, tình cảm, phẩm cách... Tác phẩm đó
hƣớng đến khẳng định, đề cao vẻ đẹp của con ngƣời.
6
"Chủ nghĩa nhân văn", theo Từ điển thuật ngữ văn học, có thể hiếu ở hai cấp độ, cấp
độ thế giới quan và cấp độ lịch sử. Liên quan đến đề tài là cách hiểu ở cấp độ thế giới quan,
theo đó, "chủ nghĩa nhân văn là toàn bộ những tƣ tƣởng, quan điểm, tình cảm quý trọng các
giá tri của con ngƣời nhƣ trí tuệ, lình cảm, phẩm giá, sức mạnh, vẻ đẹp. Chủ nghĩa nhân văn
không phải là một khái niệm đạo đức đơn thuần, mà còn bao hàm cả cách nhìn nhận. đánh giá
con ngƣời về nhiều mãi (vị trí, vai trò, khả năng, bản chất..) trong các quan hệ với tự nhiên,
xã hội và đồng loại"(1).
2. Khái niệm "con ngƣời nhân văn"
Thuật ngữ "con ngƣời" đƣợc dùng ở đây không phải để chỉ con ngƣời - sinh học, con
ngƣời - triết học, con ngƣời - nhân chủng học hay con ngƣời - xã hội học... mà là con ngƣời -
nghệ thuật trong tác phẩm văn học, hay nói khác đi là hình tƣợng nghệ thuậl về con ngƣời
trong tác phẩm văn học.
Từ đó, "con ngƣời nhân văn" đƣợc hiểu nhƣ là hình tƣợng nghệ thuật vẻ con ngƣời
mang tính nhân văn, tức con ngƣời mang vẻ đẹp ngƣời (về trí tuệ, tâm hồn, nhân cách, bản
lĩnh...) đƣợc biểu hiện trong tác phẩm văn học. Trong thơ trữ tình, con ngƣời đó chính là tác
giả - chủ thể trữ lình của tác phẩm. Bằng sự biểu hiện những tâm trạng, tình cảm, cảm xúc,
suy tƣ..., nhân vật trữ tình trong tác phẩm thơ đã phô bày những tố chất con ngƣời của mình,
để lại dấu ấn về cá nhân tác giả, và cả dấu ấn chung của một dòng thơ hay một giai đoạn thơ
ca, vì nhà thơ nào cũng là con ngƣời cụ thể của một thời đại, có mối quan hệ mật thiết với
những vấn đề xã hội, tƣ tƣởng, văn hóa của thời đại đó. Tìm hiểu "con ngƣời nhân văn" trong
thơ ca của một thời đại là
(1)
Từ điển thuật ngữ văn học - Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi - NXB Giáo dục. HN.
2004. tr. 88.
7
để thấy ở đó, các nhà thơ đã bộc lộ những vẻ đẹp - con ngƣời nhƣ thế nào và bộc lộ ra sao.
"Con ngƣời nhân văn" ấy đã đóng góp gì cho thơ ca thời đại và cho văn học cũng nhƣ văn
hóa dân tộc nói chung. Điều này cũng là một tiêu chí để đánh giá giá trị thơ ca của một thời
đại. đồng thời cho thấy thiên hƣớng nghệ thuật của thơ ca thời đại đó. Mặt khác, qua đó, thơ
ca cũng giúp ngƣời đọc hiểu thêm về thời đại, có thể góp phần lý giải những vấn đề xã hội,
chính trị, văn hóa, tƣ tƣởng có liên quan.
3. Khái niệm "sơ kỳ trung đại"
Văn học trung đại đã đƣợc hầu hết các nhà nghiên cứu thống nhất là bắt đầu từ thế kỷ
thứ X (thế kỷ bắt đầu mở ra kỷ nguyên độc lập tự chủ của đất nƣớc, và từ đó, bắt đầu hình
thành một nền văn học dân tộc) và kết thúc vào cuối thế kỷ XIX (cùng với việc chấm dứt
dùng văn tự Hán - Nôm với những thể cách truyền thống trong thi cử, sáng tác, cũng nhƣ
trong nhiều sinh hoạt xã hội nói chung, để thay bằng chữ quốc ngữ và những thể cách mới
ảnh hƣởng từ văn minh phƣơng Tây). Tuy nhiên, về phân kỳ văn học trung đại, trƣớc nay có
khá nhiều ý kiến khác nhau. Mỗi cách phân kỳ đều có những lý do hợp lý riêng của nó. Suy
nghĩ về cơ sở và mức độ hợp lý của những cách phân kỳ đã đƣợc đƣa ra, đồng thời kế thừa từ
những đóng góp của ngƣời đi trƣớc, trong tiểu luận này, ngƣời viết đề xuất một cách phân kỳ
"không quá đi vào chi li nhƣng cũng không khái quát quá rộng - chia văn học trung đại làm 3
giai đoạn:
1. Sơ kỳ trung đại: Từ thế kỷ X đến giữa thế kỷ XV
2. Trung kỳ trung đại: Từ giữa thế kỷ XV đến giữa thế kỷ XVIII
3. Hậu kỳ trung đại: Từ giữa thế kỷ XVIII đến cuối thế kỷ XIX
8
Cách phân chia này dựa trên những biến chuyển tự thân của văn học, nhằm phù hợp
với yêu cầu phát triển của từng thời đại cũng nhƣ nhiệm vụ của từng giai đoạn lịch sử khác
nhau. Sơ kỳ trung đại là giai đoạn mở đầu của văn học trung đại với cảm hứng chủ đạo là
khẳng định dân tộc về quyền độc lập tự chủ, văn hóa, nội lực, bản lĩnh... Trung kỳ trung đại
là giai đoạn giữa của văn học trung đại, xuất hiện trong điều kiện lịch sử giai cấp phong kiến
đã trƣởng thành, già dặn kinh nghiệm để đƣa chế độ phong kiến phát triển đến đỉnh cao. Cảm
hứng chủ đạo của văn học giai đoạn này là khẳng định chế độ phong kiến với những kỷ
cƣơng, phép tắc và luân thƣờng đạo lý của nó. Cảm hứng khẳng định đó có lúc kết hợp song
hành giữa khẳng định triều đại phong kiến với niềm tự hào về sự phát triển cƣờng thịnh của
đất nƣớc (nửa cuối thế kỷ XV, dƣới triều Lê Thánh Tông), nhƣng cũng có lúc lại là nỗi bất
mãn trƣớc hiện thực nhiễu nhƣơng, phong hóa suy đồi, là lời kêu gọi giữ gìn đạo lý trong
khuôn khổ Nho gia (thế kỷ XVI với Nguyễn Bỉnh Khiêm là đại biểu). Hậu kỳ trung đại là
giai đoạn cuối với cảm hứng chủ đạo là cảm hứng nhân đạo phản kháng lại những bất công
của chế độ phong kiến và những quy định khắc nghiệt của lễ giáo phong kiến, phá vỡ những
quy phạm cố hữu mang tính cao nhã của thơ văn trung đại để tiếp cận cuộc sống hiện thực
đời thƣờng của những ngƣời dân thƣờng trong xã hội.
4. Vấn đề "con ngƣời nhân văn trên thi đàn Việt Nam sơ kỳ trung đại".
Sơ kỳ trung đại là giai đoạn củng cố và phát triển chế độ phong kiến ở Đại Việt. Các
triều đại phong kiến tự chủ còn non trẻ đã dựa vào dân để xây dựng sức mạnh cho mình, để
phát huy nội lực dân tộc đánh lùi mọi kẻ thù ngoại xâm hung hãn bảo vệ lãnh thổ và xây
dựng đất nƣớc độc lập tự cƣờng, có bản sắc, có
9
tiếng nói và vị thế trong khu vực. Nhờ tinh thần rộng mở đặc biệt cùng với bản lĩnh tự tin, các
trí thức thời đại đã tiếp thu đƣợc những tinh hoa tƣ tƣởng nƣớc ngoài để làm phong phú thêm
cho văn hóa của mình mà vẫn không để mất bản sắc dân tộc. Thời đại đặc biệt ấy đã sản sinh
ra một nền văn học giàu khí sắc, trong đó thơ ca đã để lại dấu ấn sâu sắc về tác giả - những
con ngƣời từng tự hào cùng với gió lộng, trăng cao "hợp thành ba thứ tuyệt diệu lạ lùng trong
thiên hạ" (Vân Tiêu am - Trần Anh Tông). Tìm hiểu con ngƣời nhân văn trong đó không chỉ
để hiểu hết giá trị các tác phẩm thơ ca mà còn để hiểu về chủ thể sáng tạo với những khát
vọng thẩm mỹ về con ngƣời và cuộc sống của một thời; và trên cơ sở của những điều đó, tìm
hiểu về một phƣơng diện cống hiến đặc biệt của thơ ca sơ kỳ trung đại cho văn học trung đại
nói riêng, văn học dân tộc nói chung.
CHƢƠNG 2. CON NGƢỜI NHÂN VĂN TRONG THƠ THỜI LÝ VỚI
VẺ ĐẸP MINH TRIẾT CỦA TRÍ TUỆ.
Có thể thấy ở thơ thời Lý, mà đa số là thơ thiền, chất triết học, vẻ đẹp của trí tuệ nhƣ
là một yếu tố trội nổi. Ở đó có chiều sâu của sự suy tƣ từ cội nguồn sự vật kết hợp với sự linh
mẫn của trực giác để có cái nhìn xuyên thấu, khám phá bản chất sự vật.
1. Vẻ đẹp của sự điềm tĩnh và thông tuệ - "dĩ bất biến ứng vạn biến " - của
nhà cầm quyền trị nƣớc
Thơ thời Lý mở đầu với bài Quốc tộ (Vận nƣớc) của Pháp Thuận. Tuy tác giả là thiền
sƣ nhƣng đây lại là một bài thơ thế lục của một vị quốc sƣ trình bày với vua (Lê Đại Hành)
những nhận định của mình về vận nƣớc và đƣờng lối chính trị đúng đắn, phù hợp để đất nƣớc
đƣợc thái bình và bền vững dài lâu.
10
"Vô vi" là một đƣờng lối chính trị vô cùng khéo léo và sáng suốt. Đó là một nền chính
sự giản dị, lấy ý muốn của dân làm gốc, không làm gì phiền nhiễu cho dân. Dân yên vui thì
trên dƣới đồng lòng, nội lực đất nƣớc vững mạnh, khắp nơi không còn chiến tranh loạn lạc,
lân bang không dám dòm ngó. Chính trị sáng suốt đã tạo ra uy lực cho triều đại và cho tổ
quốc. Với chính tri "vô vi" nhà cầm quyền đã thực hiện cái tâm "ƣng vô sở trụ", từ đó có thể
"dĩ bất biến ứng vạn biến". Đó là điều kiện thiết yếu cho một vận nƣớc lâu dài mà nhà thơ
muốn nhắc nhở vua hằng lâm niệm.
2. Vẻ đẹp an nhiên tự tại của con ngƣời hiểu rõ quy luật tự nhiên và sống
hòa nhịp cùng quy luật.
Hiểu rõ quy luật sinh - trụ - dị - diệt của thế giới tự nhiên và sinh - lão - bệnh - tử của
đời ngƣời, con ngƣời không còn bị cầm tù trong những vòng dây của đau buồn, lo sự, tiếc
nuối về chuyện thịnh suy, đƣợc mất. Đó là chân lý tối hậu mà các thiền sƣ thời Lý ân cần trao
truyền lại cho thế hệ đi sau. Từ hình ảnh cành mai trong câu thơ cuối bài Cáo tật thị chúng
của Mãn Giác đã toát lên một tinh thần tự do tuyệt đỉnh. Con ngƣời chỉ có tự do thật sự khi
hiểu đƣợc cái tất yếu. Sáng suốt là biết chấp nhận quy luật, tùy theo nó mà sống để phát huy
đƣợc mặt tích cực của nó. Ấy là tinh thần "tùy ngộ nhi an" linh hoạt và tích cực, giúp tâm
luôn vững vàng và lạc quan trong cuộc sống.
3. Vẻ đẹp của tinh thần tự do, "phá chấp":
Nhìn xuyên thấu bản chất sự vật, các nhà thơ chỉ ra rằng tất cả chẳng qua là tên gọi, là
quy ƣớc, là hình ảnh do con ngƣời tạo dựng nên, rồi tin vào đó đời này sang đời khác. Mà đã
là cái thuộc về thế giới tƣơng đối thì sẽ thay đổi, sẽ mất đi. Do đó không nên khƣ khƣ bám
vào khái niệm. Tinh thần tự do, phá chấp của các thiền gia thời Lý không chỉ thể hiện trong
cách
11
sống cởi mở, tinh thần nhập thế mà còn ở con đƣờng nhận thức và tƣ duy. Có thể thấy rõ
trong thơ thiền thời Lý chủ trƣơng phải buông bỏ thiên kiến nhị phân và con đƣờng mòn cố
hữu của tƣ duy mới vén đƣợc bức màn ngăn cách để hiển lộ trƣớc mắt một thế giới mới mẻ,
thế giới của chân lý "bất khả tƣ nghị". Con ngƣời trong thơ thời Lý đã thể hiện khát vọng
muốn tháo mở tất cả những rào cản của tƣ duy lý tính hữu hạn để đem trí tuệ vƣợt lên khoảng
không của tự do tuyệt đối, và do đó, sáng suốt tuyệt đối.
CHƢƠNG 3. CON NGƢỜI NHÂN VĂN TRONG THƠ THỜI TRẦN
VỚI VẺ ĐẸP MẪN CẢM CỦA TÂM LINH
Nếu thơ ca thời Lý, mà đa số là thơ thiền - vốn là những bài kệ, thiên về ý nghĩa triết
lý nhằm biểu đạt những quan niệm về tâm, đạo, bản thể, quy luật tuần hoàn trong cuộc sống,
cách sống và ứng xử minh triết, thì thơ ca thời Trần đã đƣa ngƣời đọc vào thế giới của thi ca
đích thực với phong vị trữ tình và dấu ấn của chủ thể trữ tình bàng bạc trong tác phẩm ngay
cả đối với bộ phận thơ thiền.
Trong thơ thời Trần có thể bắt gặp một con người thường xuyên tự phản tỉnh. Con
ngƣời ấy có khi hƣớng nội để tự xem xét về ý nghĩa của kiếp ngƣời, sự tồn tại của đời ngƣời.
Đó là sự phản tỉnh ở cấp độ con ngƣời - nhân loại mang ý nghĩa triết học. Cũng có khi con
ngƣời ấy hƣớng nội để tự soi xét hành vi của bản thân, để biết mình đã làm đƣợc gì, chƣa làm
đƣợc gì trong cuộc đời, để đánh giá chính mình, công minh và khách quan, và quan trọng hơn
cả, để tự hiểu mình. Đó là sự phản tỉnh ở cấp độ con ngƣời - cá thể mang ý nghĩa nhân sinh.
Ý thức phản tỉnh nơi nhà thơ thƣờng dẫn họ đến nỗi cô đơn thăm thẳm. Trong cõi cô
đơn ấy, chỉ có mình tự đối diện
12
mình, giữa mênh mông vô tận của đất trời, giữa ngàn xƣa và ngàn sau không bờ bến. Tuy
nhiên, điều đáng nói, nỗi cô đơn ấy không triệt tiêu. không dìm chết đƣợc con ngƣời, mà con
ngƣời thấy đƣợc nó, hiểu đƣợc nó - nhƣ một thuộc tính cơ bản của đời ngƣời - và chấp nhận
nó để đối đầu hàng ngày, để dũng mãnh và kiêu hãnh mang lây nó đi suốt hành trình của kiếp
ngƣời. Ý thức về sự cô đơn ấy đã trở thành một giá trị, một trong những giá trị giúp con
ngƣời phân biệt với các sinh vật khác, và nhƣ vậy. nó cũng là một phạm trù của cái đẹp.
Tâm hồn khao khát tự do cũng là một nói đẹp nhân văn của con ngƣời thời Trần.
Không chỉ là tự do trong tƣ duy, trong nhận thức dẹp bỏ thiên kiến nhằm thấu đại chân lý, mà
tự do ở đây đã trở thành một nhu cầu tinh thần, một thôi thúc tự bên trong với khát vọng
muốn nâng con ngƣời vƣợt khỏi những giới hạn vốn có, đƣa tâm hồn con ngƣời đến một thế
giới mới, nơi đó con ngƣời có thể hòa vào sự vô thủy vô chung của đất trời và mang niềm vui
sống bất lận.
Nói đến những vẻ đẹp của con ngƣời trong thơ thời Trần không thế bỏ qua sự mẫn
cảm đặc biệt trong cảm nhận thiên nhiên. Thiên nhiên không hoàn toàn là một khách thể
bên ngoài mà còn là hình bóng của tâm linh. Có thể cảm hứng Thiền đã can dự vào đây ít
nhiều khi con ngƣời cảm nhận thiên nhiên trong tƣ thế buông thả tự do, để hồn mình tan hòa
vào vạn vật, không còn phân biệt nội tấm và ngoại, giới, nhờ đó, trực cảm đƣợc cái hồn của
cảnh vật, và từ đó, trong trạng thái xuất thần, đã ghi lại điều mình sở đắc - thiên nhiên hiện ra
với những nét đẹp mới lạ nhƣ là một ấn tƣợng riêng trong tâm thức ngƣời sáng tạo.
Ở thơ thời Trần không chỉ nổi bật lên sự mẫn cảm, tinh tế trong cảm nhận thiên nhiên
của con ngƣời mà còn hiện hữu sự
13
mẫn cảm trong những nỗi niềm nhân sinh. Những nỗi niềm nhân sinh ở đây không hạn hẹp
ở tâm trạng ƣu thời mẫn thế, đau xót trƣớc cảnh dân chúng cơ cực lầm than trong buổi suy
loạn hoặc chán ngán thế thái nhân tình, mặc dù đó là một nội dung quan trọng đậm đà chất
nhân văn ở thơ ca thời vãn Trần. Nỗi niềm nhân sinh là một vấn đề lớn và muôn thuở của con
ngƣời, mang ý nghĩa triết học sâu sắc. Đó là sự thấu hiểu những giới hạn của con ngƣời và
đời ngƣời, những bi kịch tất yếu của kiếp ngƣời, để đối diện và hóa giải nó - lựa chọn một
cách sống, cách hành xử phù hợp nhất.
1. Sự phản tỉnh nhƣ một nét đẹp tâm hồn từ Trần Thái Tông đến Trần
Minh Tông
Ở cấp độ con ngƣời - nhân loại, hơn ai hết, Trần Thái Tông luôn thể hiện sự trăn trở
về thân phận con ngƣời. Quan niệm "Thân nhƣ điện ảnh hữu hoàn vô" đƣợc nhà thơ ngẫm
nghiệm và cảm nhận bằng nhiều hình ảnh, tuy xuất phát từ góc độ Phật giáo, nhƣng vẫn
mang ý nghĩa nhân văn ở chỗ nhắc nhở mọi ngƣời quay đầu nhìn lại để sống thế nào cho có ý
nghĩa, tránh lãng phí cuộc đời với những thứ phù du. Tuệ Trung thƣợng sĩ, Trần Thánh Tông,
Trần Nhân Tông đều từng nói về sự thể nghiệm chân lý cuộc đời của bản thân mình, nhƣng
chính những phút giây "khám phá ra khúc nhạc diệu kỳ trong lòng mình" đó, con ngƣời cũng
đồng thời cảm nhận một nỗi cô đơn thẳm sâu không bờ bến... Tiêu biểu cho ý thức phản tỉnh
ở góc độ con ngƣời - cá thể phải kể đến trƣờng hợp của Trần Minh Tông với bài thơ Dạ vũ
khá đặc biệt. Ở đó, nhà vua đã dũng cảm tự thú về một lỗi lầm ba mƣơi năm trƣớc, và sự tự
giam mình trong nỗi ân hận dày vò khôn nguôi đã nâng con ngƣời ấy lên một tầm cao nhân
văn đáng cảm phục.
14
2. Khát vọng tự do và những khoảng trời riêng trong thơ Trần Thánh
Tông
Ấn tƣợng khó quên khi tiếp xúc với thơ Trần Thánh Tông là một không khí tự do và
khoáng đạt đến kỳ lạ, tự do giữa đất trời cao rộng và tự do trong cảm xúc nghệ thuật muôn
màu muôn vẻ (Hạnh An Bang phủ, Hạnh Thiên Trường hành cung...). Nhà thơ đã đạt đến
chỗ kỳ diệu của cái lâm đã vứt bỏ mọi bận bịu đa mang để nó trống không lặng lẽ mà vang
âm những thanh điệu diệu kỳ của vũ trụ. "Mây trên trời biếc, nƣớc trong bình" (Độc "Phái sự
đại minh lục" hữu cảm) là một lời đáp đầy ngẫu hứng của nhà thơ cho những ai muốn biết bí
quyết của cuộc sống. Đó không gì khác hơn là hiểu biết quy luật và tùy duyên mà hành động
Cho phù hợp, khi "động" có thể nhƣ "gió vang trong hang trống", khi "tĩnh" có thể nhƣ "trăng
soi mặt đầm lạnh". Nó đem lại tự do cho con ngƣời và chắp cánh cho sáng tạo nghệ thuật.
3. Một tấm lòng "mai họa nhƣ tuyết" và những cảm thức đời ngƣời trong
thơ Trần Quang Khải
Trần Quang Khải không chỉ là một anh hùng mà còn là một thi nhân với hứng thơ dạt
dào và hồn thơ phóng dật. Với nhà thơ, những hoạt động, cống hiến cho đời bằng cả sức lực
thanh xuân từng là niềm tự hào nhƣng dƣờng nhƣ vẫn chƣa là đủ. vẫn còn thiếu một cái gì đó
đem đến sự cân đối, hài hòa và an lạc cho tâm hồn. Đó chính là nhu cầu của thế giới tâm linh,
sự khao khát hƣớng về quê cũ, núi xƣa nhƣ một mái nhà thân thuộc của mẹ cha mà ai đi xa
cũng mong mỏi trở về. Nỗi buồn man mác lặng thầm trong ngày xuân ở bài thơ Xuân nhật
hữu cảm chứa những suy tƣ. trăn trở muôn thuở về hạnh phúc đích thực của đời ngƣời, về sự
xung đột giữa trách nhiệm xã hội và nhu cầu riêng tƣ của cá nhân. Và sắc trắng thanh khiết
của đóa hoa mai tâm
15
hồn khi soi bóng xuống dòng sông xƣa (Lƣu gia độ) lƣu lại vẻ đẹp bất tử trƣớc thời gian.
4. Trần Nhân Tông với những rung cảm tế vi và nhạy bén của tâm hồn.
Nhà thơ rất chú trọng những cảm thức tâm linh không thể soi rọi bằng ánh sáng của lý
tính và diễn giải tƣờng minh bằng lời. Ở đó chỉ có thể mƣợn thi liệu để chuyển tải những ấn
tƣợng đƣợc ghi nhận bằng trực cảm của tâm linh nhiều lúc đã trở thành nhƣ những ám ảnh
nghệ thuật. Điều đó cắt nghĩa vì sao Trần Nhân Tông thƣờng thích dùng không gian mùa thu,
núi non tịch mịch, làn nƣớc trong trẻo, ánh mặt trời chiều..., đặc biệt là ánh trăng, mỗi lần
xuất hiện một huyền diệu khác nhau. Đó là những vật thể mang tính âm, thiên về tĩnh, nhẹ
nhàng, điềm đạm, uyển chuyển và tinh tế. Thiên nhiên trong thơ Trần Nhân Tông thƣờng u
nhã, tịch liêu, đôi lúc dƣờng nhƣ man mác buồn nhƣng luôn luôn trong sáng và dạt dào
những cảm xúc bên trong.
5. Huyền Quang với tâm hồn nghệ sĩ chan chứa tình đời.
Đó là một thiền sƣ - nghệ sĩ hiếm gặp trong văn học trung đại, ngƣời đã đƣa thiền vào
thơ và đƣa thơ thiền vào thế tục. Thơ thiền đến Huyền Quang đã đạt tới chỗ vi diệu của ranh
giới gặp gỡ giữa thiền và thơ. Ở đó, con ngƣời - thiền sƣ đứng ngoài sự trói buộc của những
thịnh suy, đƣợc mất, nhƣng vẫn để trái tim nhà thơ của mình rung theo những nỗi niềm nhân
thế và bay bổng cảm hứng theo những vẻ đẹp của đất trời.
6. Trần Quang Triều với cảm hứng sông hồ và những trầm tƣ trƣớc cuộc
đời.
Trần Quang Triều là một gạch nối giữa thời thịnh Trần và vãn Trần, từng chứng kiến
một thời huy hoàng đã và đang đi qua, là kẻ sĩ của thời Nho học đang lên nhƣng tâm thức vẫn
đậm đà Thiền vị, lòng dào dạt tình đời nhƣng lại nguội lạnh với lợi
16
danh, say mê cái đẹp, yêu mến quê hƣơng nhƣng buồn nản về nhân tình thế thái. Nơi nhà thơ
của am Bích Động có những mặt tƣởng chừng mâu thuẫn tạo nên một sự phức tạp trong tâm
trạng, tính cách và đồng thời một hồn thơ đa dạng đầy sức lôi cuốn. Thơ ông thể hiện rõ
những khắc khoải trong tâm tƣ và nổi bật hơn cá là sự mẫn cảm đặc biệt trƣớc thiên nhiên và
cuộc sống, sự mẫn cam đã tạo nên cả một thế giới nghệ thuật tinh tế và đầy sức rung động.
CHƢƠNG 4. CON NGƢỜI NHÂN VĂN TRONG THƠ THỜI LÊ SƠ
VỚI VẺ ĐẸP TẬN TỤY CỦA Ý THỨC TRÁCH NHIỆM VÀ SỰ THANH
CAO CỦA KHÍ TIẾT KẺ SĨ.
Thời Lê sơ, bên cạnh ý thức trách nhiệm, tinh thần sôi nổi nhập thế, tấm lòng tận tụy
vì đời của ngƣời Nho sĩ, vẫn luôn song hành những thôi thúc của lâm linh hƣớng về một
khung trời tự do tuy đã khá mờ xa nhƣng vận đầy sức thu hút.
Nguyễn Trãi - con ngƣời biết tìm niềm vui sống.
Nhà thơ là ngƣời biết đi tìm niềm vui sống trong một cuộc sống hài hòa và phong
phú. Cái vui trƣớc hết nằm ở bản thân sự làm việc, phục vụ, cảm thấy mình có ích. Cái vui
còn ở trong cách sống giản dị, cởi mở, gần gũi thiên nhiên tƣơi đẹp, tận hƣởng kho báu trời
cho, trong trong công việc lao động hàng ngày, dạy học trò, đánh đàn, đi câu, trong sự tìm
đến với thiên nhiên, không chỉ nhƣ cái đẹp để ngắm nhìn, thƣởng thức, mà còn nhƣ một đối
tƣợng quan sát, suy nghiệm phát hiện chân lý cuộc sống để thỏa mãn nhu cầu làm thức.
Nguyễn Trãi đã kế thừa đƣợc cái nội lực hào hùng của thời đại Lý Trần để viết tiếp dòng thơ
của tinh thần tự do và khoáng đạt, đồng thời cũng để lại dấu ấn riêng của một bản lĩnh cá
nhân mạnh mẽ.
17
PHẦN KẾT LUẬN
Thơ ca sơ kỳ trung đại góp vào nền văn học dân tộc tiếng nói riêng của giai đoạn mở
đầu tràn đầy hào khí. Ở đó, hiện lên những con ngƣời mang nét đẹp riêng với những suy tƣ,
cảm xúc, quan niệm đã trở thành văn hóa của một thời đại và để lại ảnh hƣởng sâu sắc cho
nhiều thế hệ về sau.
Những con ngƣời ấy trƣớc hết biểu hiện một trí tuệ minh triết, hiểu biết quy luật của
cuộc sống, biết sống đúng, sống đẹp và có ý nghĩa - cống hiến hết mình nhƣng không bận
tâm đến việc thịnh suy, đƣợc mất. Trí tuệ sáng suốt ấy đi đôi với một bản lĩnh tự tin đặc biệt -
tự tin vào sức mạnh của chính mình và sức mạnh của dân tộc, không lệ thuộc cổ nhân, không
cầu viện ngoại lực mà quay về khơi dậy nội lực của chính mình.
Bên cạnh đó là vẻ đẹp của tâm hồn, một tâm hồn phong phú, dào dạt rung cảm trƣớc
thiên nhiên, cuộc sống, con ngƣời. Sự mẫn cảm trƣớc thiên nhiên đã giúp con ngƣời bộc lộ
hết những tế vi của tâm hồn mình trong thơ cũng nhƣ mở ra trƣớc ngƣời đọc một thế giới mới
mẻ và kỳ diệu của năng lực cảm xúc con ngƣời. Những nỗi niềm nhân sinh mang ý nghĩa triết
học xuất phát từ sự phản tỉnh của tâm thức dẫn dắt con ngƣời đi đến cảm nhận sâu sắc về nỗi
cô đơn cũng nhƣ những bi kịch tất yếu của kiếp ngƣời để chấp nhận nó và hóa giải nó một
cách "tùy duyên" bằng cái lâm trong sáng và an định. Những nỗi niềm nhân sinh mang ý
nghĩa xã hội xuất phát từ tấm lòng lo đời thƣơng dân mang đến cho con ngƣời trong thơ vẻ
đẹp của sự tận tụy và khát vọng cống hiến.
Cũng không thể không nhắc đến vẻ đẹp nhân cách con ngƣời thể hiện khá rõ nét trong
thơ ca sơ kỳ trung đại, một nhân cách cao thƣợng, khoáng đạt, hào hùng mà thơ Trần Thánh
18
Tông. Trần Nhân Tông, Nguyễn Trãi... là những minh chứng hùng hồn nhất.
Tựu trung lại, con ngƣời nhân văn trong thơ ca sơ kỳ trung đại đem đến cho ngƣời
đọc hình ảnh về những con ngƣời biết sống, sống đẹp và cuộc sống dồi dào ý nghĩa. Nó giúp
giải thích về một giai đoạn lịch sử có nội lực dân tộc hùng hậu và đạt đƣợc nhiều thành tựu
lớn lao nhất là về mặt đời sống tinh thần của con ngƣời. Trí tuệ, tâm hồn, nhân cách và bản
lĩnh của những con ngƣời ấy vẫn mãi toát ra một sức thu hút mới mẻ, kỳ la mỗi lần chúng ta
giở lại những trang thơ ngày trƣớc...
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nkkh_con_nguoi_nhan_van_tren_thi_dan_viet_nam_so_ky_trung_dai_7867.pdf