Gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới năm 2001 được coi là sự kiện quan trọng nhất của Trung Quốc trong vài năm gần đây. Việc đất nước có số dân đông nhất thế giới trở thành thành viên của WTO đã tạo ra một kỷ nguyên mới trong thương mại toàn cầu, chính thức ghi tên Trung Quốc vào bản đồ các nước công nghiệp trên thế giới. Nếu như trước đây mọi người thường nghĩ những sản phẩm có ghi “Sản xuất tại Trung Quốc–made in China” chỉ là quần áo, đồ chơi hay những đồ điện tử rẻ tiền, nay xu hướng đó đang dần thay đổi. Rất nhiều công ty lớn nhất trên thế giới như: General Electric, Microsoft, Exxon Mobil, Motorola, Toyota, Nissan, Ford, General Motors, Shell đang đầu tư hàng tỷ đô la vào thị trường Trung Quốc để xây dựng hàng loạt nhà máy mới; sản xuất chế tạo tất cả mọi thứ từ máy tính và sản phẩm phần mềm chất lượng cao cho đến những chiếc xe ôtô hay sản phẩm hoá dầu cung cấp cho thị trường thế giới.
Một số chỉ tiêu của Trung Quốc
Dân số 1,3 tỉ
Diện tích đất đai 3,6 triệu m2
GDP 1,07 nghìn tỷ $
GDP bình quân đầu người/năm 3,291$
Tốc độ tăng trưởng GDP/năm 8%
Kim ngạch xuất khẩu 266 tỉ $
Kim ngạch nhập 243 tỉ $
Tỷ lệ phổ cập giáo dục 81,5%
Tuổi thọ trung bình 71,38 tuổi
Dân số đô thị 32%
Ngành công nghiệp chính dệt may, xi măng, sắp thép, lụa tơ tằm, xe có động cơ
Nicholas R. Lardy, chuyên gia nghiên cứu của Mỹ nhận định: “Bước chuyển đổi cơ bản nhất là Trung Quốc đã bắt đầu thực hiện tự do hoá môi trường đầu tư nước ngoài từ cuối thập niên 70, và điều này càng được đẩy mạnh từ khi nước này gia nhập WTO. Cho đến đầu thập niên 90, Trung Quốc đã trở thành một nhà cung cấp chính trên thị trường hàng điện tử. Đến nay, Trung Quốc đã là một trong những nước cung cấp sản phẩm bán dẫn lớn nhất thế giới. Một công ty Trung Quốc đã chế tạo phần lớn loại thiết bị vi mạch điện tử, ứng dụng rộng rãi cho việc sản xuất lò vi sóng trên toàn thế giới. Kết quả của quá trình chuyển đổi sang sản xuất các sản phẩm điện tử, cùng với việc thực hiện tự do hoá thương mại theo cam kết với WTO, các nhà đầu tư nước ngoài đang đổ vào thị trường 1,3 tỷ dân này”
Trung Quốc là nước sản xuất công nghiệp lớn hàng thứ tư trên thế giới sau Mỹ, Nhật Bản và Đức, chiếm:
ã 50% sản lượng máy ảnh toàn cầu
ã 30% sản lượng máy điều hoà và vô tuyến toàn cầu
ã 25% sản lượng máy giặt toàn cầu
ã 20% sản lượng tủ lạnh toàn cầu
Nguồn: Far eastern Economic Review. October 17, 2002
Larry Larsen, giám đốc tài chính Nhà máy Powell có trụ sở tại Houton đạt doanh thu các mặt hàng điện tử và thiết bị ngắt điện 250 triệu USD/ năm, đã phát biểu “Ngành công nghiệp sản xuất của Trung Quốc đang chuyển mình và Trung Quốc đang trở thành một nước công nghiệp thực sự”. Ông Larsen cho biết, hiện nay công ty ông cũng đang thương lượng với một công ty của Trung Quốc để tìm địa điểm xây dựng nhà máy Powell tại thành phố Thượng Hải. Đây là động thái tiếp theo sau khi Powell tuyên bố đã ký được một hợp đồng trị giá 5 triệu đôla với hãng tàu điện ngầm Thượng Hải để cung cấp các thiết bị điện trọn gói tại các ga xép.
Thomas Powell, chủ tịch và giám đốc điều hành Powell tuyên bố: “Thượng Hải, thành phố với 12 triệu dân có mật độ dân cư đông nhất thế giới, sẽ là một địa điểm thích hợp lắp đặt hơn 220 km đường ray tàu điện trong kế hoạch xây dựng 5 năm tới. Hợp đồng này thể hiện nỗ lực hợp tác phát triển kinh doanh không ngừng giữa hai bên và sẽ là cơ sở để Powell giành được những cơ hội lớn hơn từ thị trường Trung Quốc trong tương lai.”
Từ những bộ vi mạch điện tử cho đến những chiếc xe hơi
Không chỉ riêng Powell mở rộng hoạt động trên lãnh thổ Trung Quốc mà hầu hết các Công ty hàng đầu thế giới đều đang đầu tư vào nơi này và biến nền công nghiệp Trung Quốc thành một Hoa Kỳ thu nhỏ. Trên thực tế, việc các tập đoàn quốc tế đổ xô vào thị trường 1,3 tỷ dân và gấp rút xây dựng một loạt nhà máy sản xuất đang làm nên bước chuyển mình căn bản nhất trong lĩnh vực công nghiệp Trung Quốc.
Tháng 10/2002, Tập đoàn Shell của Hà Lan và Anh cùng với Tập đoàn Dầu khí xa bờ Quốc gia Trung Quốc đã tuyên bố cùng thành lập một công ty liên doanh đầu tư khai thác sản lượng dầu lớn nhất Trung Quốc. Dự tính, liên doanh này sẽ đầu tư vào tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc với tổng trị giá khoảng 4,3 tỷ USD. Dự án dự định sẽ hoàn thành vào năm 2005 với doanh thu hàng năm khoảng 1,7 tỷ USD và kim ngạch xuất khẩu hơn 100 triệu USD sẽ đóng góp đáng kể vào phát triển kinh tế của tỉnh.
Công ty Kỹ thuật Hà Kiến (He Jian), hoạt động dưới sự điều hành của phía Đài Loan, đã khởi công xây dựng nhà máy bán dẫn trị giá 1 tỷ USD tại Tô Châu gần Thượng Hải. Dự án được đưa vào thực hiện sau khi chính phủ Đài Bắc gỡ bỏ lệnh cấm các công ty bán dẫn Đài Loan đầu tư vào Trung Quốc. Cùng lúc, các công ty Đài Loan đã đầu tư 70 tỷ USD vào Trung Quốc lục địa. Trong tháng 9, xuất khẩu từ Đài loan sang Trung Quốc tăng 171 % so với cùng kì năm 2001.
20 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2549 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Công nghiệp trung quốc chuyển mình đang làm thay đổi trật tự nền công nghiệp toàn cầu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÔNG NGHIỆP TRUNG QUỐC CHUYỂN MÌNH ĐANG LÀM THAY ĐỔI TRẬT TỰ NỀN CÔNG NGHIỆP TOÀN CẦU
Gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới năm 2001 được coi là sự kiện quan trọng nhất của Trung Quốc trong vài năm gần đây. Việc đất nước có số dân đông nhất thế giới trở thành thành viên của WTO đã tạo ra một kỷ nguyên mới trong thương mại toàn cầu, chính thức ghi tên Trung Quốc vào bản đồ các nước công nghiệp trên thế giới. Nếu như trước đây mọi người thường nghĩ những sản phẩm có ghi “Sản xuất tại Trung Quốc–made in China” chỉ là quần áo, đồ chơi hay những đồ điện tử rẻ tiền, nay xu hướng đó đang dần thay đổi. Rất nhiều công ty lớn nhất trên thế giới như: General Electric, Microsoft, Exxon Mobil, Motorola, Toyota, Nissan, Ford, General Motors, Shell đang đầu tư hàng tỷ đô la vào thị trường Trung Quốc để xây dựng hàng loạt nhà máy mới; sản xuất chế tạo tất cả mọi thứ từ máy tính và sản phẩm phần mềm chất lượng cao cho đến những chiếc xe ôtô hay sản phẩm hoá dầu cung cấp cho thị trường thế giới.
Một số chỉ tiêu của Trung Quốc
Dân số
1,3 tỉ
Diện tích đất đai
3,6 triệu m2
GDP
1,07 nghìn tỷ $
GDP bình quân đầu người/năm
3,291$
Tốc độ tăng trưởng GDP/năm
8%
Kim ngạch xuất khẩu
266 tỉ $
Kim ngạch nhập
243 tỉ $
Tỷ lệ phổ cập giáo dục
81,5%
Tuổi thọ trung bình
71,38 tuổi
Dân số đô thị
32%
Ngành công nghiệp chính
dệt may, xi măng, sắp thép, lụa tơ tằm, xe có động cơ
Nicholas R. Lardy, chuyên gia nghiên cứu của Mỹ nhận định: “Bước chuyển đổi cơ bản nhất là Trung Quốc đã bắt đầu thực hiện tự do hoá môi trường đầu tư nước ngoài từ cuối thập niên 70, và điều này càng được đẩy mạnh từ khi nước này gia nhập WTO. Cho đến đầu thập niên 90, Trung Quốc đã trở thành một nhà cung cấp chính trên thị trường hàng điện tử. Đến nay, Trung Quốc đã là một trong những nước cung cấp sản phẩm bán dẫn lớn nhất thế giới. Một công ty Trung Quốc đã chế tạo phần lớn loại thiết bị vi mạch điện tử, ứng dụng rộng rãi cho việc sản xuất lò vi sóng trên toàn thế giới. Kết quả của quá trình chuyển đổi sang sản xuất các sản phẩm điện tử, cùng với việc thực hiện tự do hoá thương mại theo cam kết với WTO, các nhà đầu tư nước ngoài đang đổ vào thị trường 1,3 tỷ dân này”
Trung Quốc là nước sản xuất công nghiệp lớn hàng thứ tư trên thế giới sau Mỹ, Nhật Bản và Đức, chiếm:
50% sản lượng máy ảnh toàn cầu
30% sản lượng máy điều hoà và vô tuyến toàn cầu
25% sản lượng máy giặt toàn cầu
20% sản lượng tủ lạnh toàn cầu
Nguồn: Far eastern Economic Review. October 17, 2002
Larry Larsen, giám đốc tài chính Nhà máy Powell có trụ sở tại Houton đạt doanh thu các mặt hàng điện tử và thiết bị ngắt điện 250 triệu USD/ năm, đã phát biểu “Ngành công nghiệp sản xuất của Trung Quốc đang chuyển mình và Trung Quốc đang trở thành một nước công nghiệp thực sự”. Ông Larsen cho biết, hiện nay công ty ông cũng đang thương lượng với một công ty của Trung Quốc để tìm địa điểm xây dựng nhà máy Powell tại thành phố Thượng Hải. Đây là động thái tiếp theo sau khi Powell tuyên bố đã ký được một hợp đồng trị giá 5 triệu đôla với hãng tàu điện ngầm Thượng Hải để cung cấp các thiết bị điện trọn gói tại các ga xép.
Thomas Powell, chủ tịch và giám đốc điều hành Powell tuyên bố: “Thượng Hải, thành phố với 12 triệu dân có mật độ dân cư đông nhất thế giới, sẽ là một địa điểm thích hợp lắp đặt hơn 220 km đường ray tàu điện trong kế hoạch xây dựng 5 năm tới. Hợp đồng này thể hiện nỗ lực hợp tác phát triển kinh doanh không ngừng giữa hai bên và sẽ là cơ sở để Powell giành được những cơ hội lớn hơn từ thị trường Trung Quốc trong tương lai.”
Từ những bộ vi mạch điện tử cho đến những chiếc xe hơi
Không chỉ riêng Powell mở rộng hoạt động trên lãnh thổ Trung Quốc mà hầu hết các Công ty hàng đầu thế giới đều đang đầu tư vào nơi này và biến nền công nghiệp Trung Quốc thành một Hoa Kỳ thu nhỏ. Trên thực tế, việc các tập đoàn quốc tế đổ xô vào thị trường 1,3 tỷ dân và gấp rút xây dựng một loạt nhà máy sản xuất đang làm nên bước chuyển mình căn bản nhất trong lĩnh vực công nghiệp Trung Quốc.
Tháng 10/2002, Tập đoàn Shell của Hà Lan và Anh cùng với Tập đoàn Dầu khí xa bờ Quốc gia Trung Quốc đã tuyên bố cùng thành lập một công ty liên doanh đầu tư khai thác sản lượng dầu lớn nhất Trung Quốc. Dự tính, liên doanh này sẽ đầu tư vào tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc với tổng trị giá khoảng 4,3 tỷ USD. Dự án dự định sẽ hoàn thành vào năm 2005 với doanh thu hàng năm khoảng 1,7 tỷ USD và kim ngạch xuất khẩu hơn 100 triệu USD sẽ đóng góp đáng kể vào phát triển kinh tế của tỉnh.
Công ty Kỹ thuật Hà Kiến (He Jian), hoạt động dưới sự điều hành của phía Đài Loan, đã khởi công xây dựng nhà máy bán dẫn trị giá 1 tỷ USD tại Tô Châu gần Thượng Hải. Dự án được đưa vào thực hiện sau khi chính phủ Đài Bắc gỡ bỏ lệnh cấm các công ty bán dẫn Đài Loan đầu tư vào Trung Quốc. Cùng lúc, các công ty Đài Loan đã đầu tư 70 tỷ USD vào Trung Quốc lục địa. Trong tháng 9, xuất khẩu từ Đài loan sang Trung Quốc tăng 171 % so với cùng kì năm 2001.
Tháng 8/2002, Công ty sản xuất vật liệu bán dẫn Đài Loan (TSMC) cho biết một nhà máy sản xuất bộ vi mạch điện tử trị giá 1 tỉ USD sẽ được xây dựng tại khu công nghiệp Tùng Giang gần Thượng hải. TSMC chế tạo chíp cho các công ty như Philips, Motorola và các công ty khác như Broadcom và NVIDIA. Trong năm tài khoá 2001, Trung Quốc đã đáp ứng 7% nhu cầu về chất bán dẫn trên toàn thế giới. Dự kiến đến năm 2010, con số này sẽ đạt 20%.
Tháng 4/02, Công ty Công nghệ của Đức Siemen AG cho biết từ nay cho đến năm 2003, công ty sẽ đầu tư 250 triệu đôla để thành lập 3 trung tâm nghiên cứu và phát triển đặt tại Bắc Kinh, Thượng Hải và Singapore. Theo Ông Ernst Behrens, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành tập đoàn Siemens chi nhánh Trung Quốc: “Đầu tư vào Trung Quốc đã tăng mạnh kể từ khi nước này gia nhập WTO.” Ông Behrens cũng cho biết động thái này sẽ làm tăng tính cạnh tranh cho 40 Công ty liên doanh thuộc tập đoàn tại Trung Quốc và vì thế Siemens có thể tung ra thị trường loạt sản phẩm mới có chất lượng cao.
Đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc (triệu USD)
Nguồn: ADB. 2002.
Kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc (1000 USD)
Nguồn: ADB. 2002.
Công ty đồ uống và nước giải khát Coca – Cola cũng đã tuyên bố sẽ đầu tư 150 triệu đôla để xây dựng 6 xưởng sản xuất đồ uống trong vòng 2 đến 3 năm tới. Chủ tịch tập đoàn Pall Etchells cho biết riêng việc đầu tư này đã tạo ra khoảng 100.000 việc làm. Kể từ khi thâm nhập thị trường Trung Quốc từ năm 1979, hãng sản xuất đồ uống giải khát lớn nhất thế giới có trụ sở chính tại Atlanta này đã đầu tư 1,1 tỷ đôla vào Trung Quốc.
Các dự án đầu tư lớn nhất vào Trung Quốc năm 2002
Tên Công ty
Địa điểm
Vốn đầu tư
Royal Dutch/Shell
Quảng Đông
4, tỉ $
Hyundai Motor
Bắc Kinh
1 tỉ $
Nisan Motor
Trung Quốc
1 tỉ $
Công ty kỹ thuật Hà Kiến
Tô Châu
1 tỉ $
Baotou Iron & Steel
Vũ Hải
278 triệu $
Mitsui Chemicals
Thượng Hải
242 triệu $
National Semiconductor
Tô Châu
200 triệu $
ThyssenKrupp Stahl
Đại Liên
180 triệu $
Baoshan iron & Steel
Thượng Hải
150 triệu $
Ngày 1/11/02, tập đoàn hoá dầu SAL, liên doanh giữa Hãng hoá chất Dow Polystyrene và Công ty Asahi Kasei của Nhật Bản đã tuyên bố công ty sẽ chính thức xây dựng nhà máy sản xuất polysterene tại Zhanajiagang, Trung Quốc. Dự tính, nhà máy sẽ có công suất sản xuất 120.000 tấn polysterene một năm (tương đương với 132.276 tấn ngắn). Ông Clay Dunn, phó chủ tịch tập đoàn Dow Polystyrene phát biểu: “Chúng tôi đã tiến hành hoạt động kinh doanh từ lâu nay tại Trung Quốc và chúng tôi tin rằng sự liên kết mới này sẽ giúp chúng tôi tiếp cận được gần hơn nhu cầu của người tiêu dùng. Việc Trung Quốc gia nhập WTO sẽ mang lại rất nhiều cơ hội cho chúng tôi. Thông qua đầu tư và hội nhập dần vào nền kinh tế địa phương với các kênh marketing và sản xuất sâu bên trong thị trường, chúng tôi tin rằng chúng tôi sẽ nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu của nhóm khách hàng hiện tại và nhóm khách hàng triển vọng trong tương lai ”. Trung Quốc là nước nhập khẩu sản phẩm hoá dầu lớn nhất thế giới và nước này dự định sẽ vẫn tiếp tục nhập siêu trong vòng 10 năm tới. Theo hãng Dow, hiện nay, tiêu thụ chất dẻo tính theo đầu người ở Trung Quốc chỉ gần bằng 1/5 so với các nước phát triển.
Các nhà máy hoá dầu và sản xuất chất bán dẫn tiếp tục nhận được những khoản đầu tư lớn nhất từ nước ngoài, các nhà máy lắp ráp ô tô 100% vốn nước ngoài cũng đang tăng mạnh. Kể từ khi trở thành thành viên của WTO, với việc giảm bớt các mức thuế nhập khẩu và dỡ bỏ các quy định khắt khe về mẫu mã, Trung Quốc đã trở thành một thị trường đầy tiềm năng về xe hơi, xe tải lớn nhất thế giới, hấp dẫn các nhà chế tạo ô tô toàn cầu. Đối với các nhà sản xuất, Trung Quốc cũng còn được đánh giá là nơi có nguồn lao động lớn nhất và chi phí lao động thấp nhất thế giới công nghiệp. Ngày 15/10/02, Huyndai, hãng chế tạo ô tô lớn nhất Hàn Quốc, tuyên bố hãng sẽ đầu tư 1,1 tỷ đôla đầu tư xây dựng nhà máy lắp ráp ô tô đầu tiên tại Trung Quốc trong vòng 8 năm tới và sẽ đạt mức sản lượng 500.000 xe một năm vào năm 2010. Hyundai cho biết, họ đã bắt đầu sản xuất xe ô tô mui kín hiệu Sonata và Elantra tại nhà máy mới gần Bắc Kinh vào cuối năm 2002. Vốn đầu tư cho năm đầu khoảng 100 tỉ USD.
Các tập đoàn sản xuất xe hơi khác đang bám theo rất sát. Ngày 23/10/2002, General Motors tuyên bố họ đang đàm phán với nhà sản xuất xe hơi Trung Quốc Yantai Bodyworks và các nhà sản xuất khác để mở rộng quy mô tại Trung Quốc. Tháng 6/2002, Tập đoàn Motor Ford công bố rằng họ sẽ chế tạo ra những chiếc xe Fiesta tại Trung Quốc. Nhà máy mới của Ford tại thành phố Trùng Khánh miền tây Trung Quốc sẽ bắt đầu sản xuất 50.000 chiếc xe mỗi năm kể từ tháng 4/02."Chiến lược của Ford rất đơn giản", đó là lời phát biểu của Kenneth Hsu, phát ngôn viên của tập đoàn Ford tại Trung Quốc. "Chúng tôi có mặt ở đây để phát triển lâu dài chứ không phải chạy theo lợi nhuận tức thời. Trung Quốc là một trong số ít thị trường quan trọng của chúng tôi trên toàn thế giới".
Tập đoàn Nissan đã công bố rằng họ sẽ đầu tư 1 tỉ USD vào một công ty liên doanh xe hơi tại Trung Quốc. Liên doanh giữa nhà sản xuất xe hơi lớn thứ ba của Nhật và Tập đoàn Motor Đông Phụng (Dongfeng) của Trung Quốc đang kêu gọi vốn đầu tư để sản xuất 550.000 chiếc xe vào năm 2006. Theo Giám đốc điều hành Nissan, Carlos Ghosn:" Trung Quốc là hướng đi mới của Nissan" và khoản đầu tư 1,03 tỉ USD đóng góp 50% cổ phần của Nissan vào tập đoàn xe hơi Trung Quốc là khoản đầu tư lớn nhất mà Tập đoàn này thực hiện ở nước ngoài.
Tập đoàn Motor Toyota Thiên Tân chính thức đưa vào sản xuất hiệu xe VIOS mui kín từ 8/10/02 tại thành phố Thiên Tân. Nhà máy trị giá 100 triệu USD này hiện thuê khoảng 850 lao động và sẽ sản xuất 30000 xe hơi mỗi năm, với diện tích rộng 30.000 m2.
Ngày 11/8/02, Công ty Isuzu của Nhật cũng đã tuyên bố rằng công ty đã đạt được thoả thuận với nhà sản xuất xe hơi số một Trung Quốc - là Công ty Cơ khí tự động Thượng Hải, để bắt đầu sản xuất các xe vận tải cỡ lớn tại Trung Quốc từ năm 2004.
Bảy xu hướng chính
Việc đầu tư vào chế tạo ô tô, giống như đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, đánh dấu một kỷ nguyên mới trong ngành công nghiệp Trung Quốc. Để có cái nhìn thấu đáo hơn về sự dịch chuyển này và ảnh hưởng của nó đối với nền kinh tế toàn cầu, theo Tiến sỹ Lardy của Brookings, chúng ta phải hiểu rõ các xu hướng chính đang xảy ra ở Trung Quốc. Theo Tiến sỹ Lardy, ở Trung Quốc hiện có 7 xu hướng chính sau:
Trung Quốc đang nhanh chóng tự do hoá môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Các yếu tố cạnh tranh mới làm giảm giá thành sản xuất tại Trung Quốc.
Hiện nay không có cản trở nào đáng kể đối với việc thâm nhập thị trường Trung Quốc đối với các công ty quốc tế.
Lực lượng lao động của Trung Quốc ngày càng phát triển về tri thức có thu nhập tăng.
Sự phân bổ nguồn lực và mạng lưới cung cấp trở nên hiệu quả hơn.
Sản xuất công nghệ cao và việc cung cấp những sản phẩm này tăng lên ở 3 khu vực chính: Tỉnh Quảng Đông và các thành phố Thượng Hải và Tô Châu.
Chính quyền Trung Quốc đang thẳng tay đối với vấn đề tham nhũng.
Tiến sỹ Lardy cho biết: "Điều kiện tiên quyết cho phát triển sản xuất ở Trung Quốc là sự tự do hoá môi trường cho đầu tư trực tiếp nước ngoài. Điều kiện thứ hai là tạo ra một môi trường cạnh tranh Một bằng chứng là hiện nay Trung Quốc có hai nhà cung cấp viễn thông chính đã kích thích cạnh tranh, tạo nên động lực phát triển cho thị trường công nghệ thông tin trong nước. Năm 1990, số máy điện thoại trên đầu người của Trung Quốc chỉ ngang với ấn Độ. Nhưng đến nay Trung Quốc đã có 190 triệu thuê bao điện thoại di động, trở thành nước có đông người sử dụng điện thoại di động nhất thế giới. Và tôi luôn cho rằng chủ yếu do cạnh tranh đã làm giảm giá xuống". Cũng theo Ông Lardy, nguyên nhân chính giải thích tại sao các nhà sản xuất thế giới lại đổ xô đến Trung Quốc là do họ có thể đạt được thành quả dễ dàng và nhanh chóng hơn trước khi Trung Quốc gia nhập WTO. " Trong lĩnh vực sản xuất, các nhà đầu tư rất dễ xâm nhập vào Trung Quốc vì có rất ít rào cản. Hình thức đầu tư chủ yếu hiện nay là 100% vốn nước ngoài. Hầu hết các công ty nước ngoài không còn muốn đi theo hướng liên doanh.
Flextronics, nhà sản xuất hàng điện tử lớn thứ ba thế giới, sở hữu hoàn toàn 100 % vốn tại tất cả các nhà máy ở Trung Quốc. Hiện nay các nhà máy của Flextronics ở Malaysia và Singapore đang dần đóng cửa, và được thay thế bằng các nhà máy ở Trung Quốc. Nguyên nhân vì công ty có thể thuê một kỹ sư ở Trung Quốc (một đất nước hàng năm đào tạo ra 465.000 kỹ sư) chỉ với mức lương 15.000 USD/năm. Các công nhân của nhà máy chỉ kiếm được 1 USD/ngày thấp hơn rất nhiều so với của các đồng nghiệp ở các nước phát triển.
Trên bình diện thu nhập, có thể dễ dàng thấy rằng thu nhập từ lương của công nhân Trung Quốc rất thấp nhưng mức lương lại đang tăng lên. Theo Lardy, không nên đánh giá Trung quốc là nước có chi phí sản xuất thấp nhất chỉ bởi vì mức lương của họ thấp. Đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc mỗi tuần lớn hơn đầu tư vào ấn Độ trong 1 năm, và ấn độ lại là thị trường lao động rẻ hơn Trung Quốc nhiều. Mọi người nói rằng mức lương ở Trung Quốc thấp, và thấp hơn hẳn so với Mỹ, nhưng mức lương trong ngành công nghiệp thép ở Trung Quốc cao hơn nhiều mức lương ở các ngành công nghiệp khác.
Do trình độ học vấn của người dân Trung Quốc đang tăng lên nên chắc chắn lương của người công nhân sẽ được cải thiện - đặc biệt là phụ nữ - những người từ bỏ công việc đồng áng để tìm việc ở thành phố. Số các nhà máy thuộc sở hữu của người nước ngoài ở Trung Quốc sẽ chỉ tăng lên nếu các công ty nước ngoài được cho phép mua cổ phần của các doanh nghiệp quốc doanh. Cho đến gần đây, 65% cổ phần tại các doanh nghiệp nhà nước chưa được bán chính thức. Hiện nay, các hãng nước ngoài mới chỉ được mua các cổ phiếu không chuyển nhượng.
Vẫn còn nhiều thách thức
Mặc cho quá trình tăng trưởng đang kinh ngạc của nền kinh tế Trung Quốc, nhiều chuyên gia vẫn đưa ra lời cảnh báo cho các công ty của Mỹ đang tìm kiếm cơ hội kinh doanh tại đây. Lý do là việc Trung Quốc gia nhập WTO không có nghĩa là Trung Quốc đã trở thành một nền kinh tế thị trường hoàn toàn tự do hay một hệ thống doanh nghiệp tự do. Nó cũng không có nghĩa là Trung Quốc đang khai thác tốt thành quả các công trình nghiên cứu và phát triển công nghệ cao. Đầu tư cho nghiên cứu và phát triển hàng năm của Trung Quốc chỉ là 11 tỷ USD, so với 233 tỷ USD của Mỹ.
Theo Tiến sỹ Lardy, "Mọi thứ mà Trung Quốc đang làm hiện nay vẫn theo kiểu sử dụng nhiều lao động. Tất cả các thành quả nghiên cứu và phát triển quan trọng đều là của nước ngoài. Những con chíp quan trọng nhất trong máy vi tính được làm tại Trung Quốc chủ yếu là nhập khẩu. Bạn không nên xét đoán công nghệ của một sản phẩm theo cách giản đơn là chỉ nhìn vào sản phẩm cuối cùng. Tuy nhiên, điều này có thể thay đổi. Những năm tới, chúng ta sẽ thấy rất nhiều thành tựu nghiên cứu và phát triển tạo ra từ Trung Quốc. Các hãng sản xuất nước ngoài không kinh doanh thường xuyên ở Trung Quốc cũng cần nhận thức rõ về mạng lưới giao thông Trung Quốc. Mặc dù các sân bay ở Bắc Kinh và Thượng Hải đều mới và hiện đại, nhưng Trung Quốc vẫn thiếu các sân bay và đường cao tốc hiện đại nối các thành phố miền Đông, miền Trung và miền Tây đất nước”.
Việc phân bổ các nguồn tài nguyên ngày càng hiệu quả hơn, nhưng vẫn chưa thể sánh với Đài loan, Nhật Bản hay Mỹ. Hiện nay, thời gian để đưa hàng lên tàu vận chuyển ở Trung Quốc là 3 ngày trong khi đó ở Đài Loan chỉ là 2 ngày. Tuy vậy, đó đã là một thành tựu đáng kể vì Trung Quốc đã nỗ lực giảm từ 6 ngày xuống con số trên.
Sarah Wu, giám đốc Phòng Kinh tế và Thương mại Hongkong tại New york cho biết: Nơi có mạng lưới giao thông tốt nhất là Hồng Kông và Quảng Đông. Hồng Kông đang trở thành một điểm kết nối quan trọng kể từ khi Trung Quốc gia nhập WTO. Theo bà, các hãng của Hoa Kỳ nên đặt văn phòng chi nhánh tại Hongkong, và nhà máy tại khu vực đồng bằng Pearl River Delta ở Trung Quốc đại lục, và các hoạt động marketing, nghiên cứu và công nghệ nên tiến hành ở công ty mẹ. Hồng Kông hiện nay nổi tiếng là một điểm trung chuyển lớn của khu vực Châu á Thái Bình Dương. Nó sẽ trở thành một chất xúc tác hữu ích và là đối tác quan trọng để các thương nhân tiến hành kinh doanh ở Châu á, đặc biệt là ở Trung Quốc.
Liệu có tồn tại một hay nhiều thị trường trong lòng Trung Quốc?
Lời tuyên bố "mọi thứ đều đúng ở một nơi nào đó trên đất nước Trung Hoa" phản ánh tính đa dạng về các khu vực tỉnh thành của Trung Quốc. Mỗi một nơi có những đặc trưng riêng, thị hiếu tiêu dùng riêng và điều kiện phát triển nông nghiệp riêng. Những khác biệt về trình độ cũng như tốc độ phát triển và các chính sách riêng của từng vùng cho thấy tầm quan trọng của việc hiểu rõ tính đặc thù của mỗi vùng của Trung Quốc.
Đặc trưng các vùng của Trung Quốc
Vùng Đông Bắc
Tỷ lệ cây trồng bình quân đầu người lớn nhất
Khu vực đỗ tương và ngũ cốc quan trọng
Trung tâm quan trọng của ngành công nghiệp nặng Nhà nước
Vùng Nam Trung bộ
Vị trí địa lý dọc sông Trường Giang
Dân số đông đúc và nghèo nàn
Khu vực sản xuất gạo và thịt lợn quan trọng
Đồng bằng miền Bắc
Vị trí địa lý dọc sông Hoàng Hà
Khan hiếm nước nghiêm trọng
Dân số đông đúc
Mùa vụ chủ yếu: lúa mì, hoa quả, ngũ cốc, bông
Miền Tây
Khí hậu khô
Người thiểu số chiếm phần lớn
Khu vực sản xuất bông quan trọng
Vùng duyên hải miền Nam
Là khu vực tăng trưởng kinh tế nhanh và có thu nhập cao
Khan hiếm đất đai nghiêm trọng
Nhu cầu thực phẩm nhập khẩu tương đối cao
Tốc độ phát triển mạnh sau thời kỳ cải cách ở Trung Quốc đã làm rộng thêm khoảng cách chênh lệch về thu nhập theo vùng-giữa miền Đông và miền Tây, giữa nông thôn và thành thị. Các chính sách phát triển sau năm 1978 ưu tiên cho các vùng duyên hải, thay vì phát triển công nghiệp sâu trong nội địa. Nhờ sự ưu đãi và mối quan hệ với các nhà đầu tư Hoa kiều cũng như vị trí địa lý thuận lợi, tốc độ phát triển của các vùng duyên hải đã tăng mạnh. Thu nhập của các khu vực khác cũng tăng lên nhưng thu nhập của các vùng duyên hải tăng mạnh hơn. Năm 2000, thu nhập bình quân đầu người ở khu vực thành thị tại các vùng duyên hải miền Nam là 8.541 tệ trong khi các vùng khác chỉ dao động từ 5.064-5.753 tệ.
Thập kỷ 90, khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn ngày càng doãn ra. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng như sự tăng lên về nhu cầu tiêu dùng ở Trung Quốc tập trung chủ yếu ở các thành phố dọc miền duyên hải. Các tỉnh miền Nam duyên hải đóng góp 34% vào GDP và chiếm 21% tổng dân số cả nước. Chỉ với 10% diện tích đất canh tác, vùng duyên hải miền Nam Trung Quốc phụ thuộc nhiều vào các khu vực khác trong việc cung ứng lương thực. Các thành phố dọc miền duyên hải phía Bắc như Bắc Kinh, Thiên Tân, Đại Liên và Thanh Đảo cũng là những trung tâm đáp ứng mọi nhu cầu cho người tiêu dùng.
Cơ cấu dân số các vùng của Trung Quốc
GDP của các vùng trong tổng nền kinh tế (%)
Thu nhập nông thôn và thành thị của các vùng Trung Quốc
Các thành phố duyên hải Trung Quốc cũng là nơi tiêu thụ phần lớn thực phẩm nhập khẩu chất lượng cao. Hiện nay, các nhà sản xuất trong nước đang phải cạnh tranh gay gắt với các nhà sản xuất nước ngoài để giữ vững thị trường tại các vùng duyên hải trên một số lĩnh vực. Lưu lượng xe cộ quá tải nhất là trên tuyến hành trình Bắc Nam và hệ thống marketing chưa thực sự hiệu quả đã cản trở nhiều giao thương giữa các vùng.
Các nhà máy chế biến thức ăn gia súc và các nhà nghiền ép đậu tương phía Nam tiếp cận nguồn nguyên liệu với miền Đông Bắc rất khó khăn nên vẫn phụ thuộc chủ yếu vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Vì thế, các nhà sản xuất của vùng sẽ dễ dàng tiếp cận và thâm nhập các thị trường liên vùng để đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường vùng duyên hải hơn nếu Trung Quốc xóa bỏ được tình trạng chia cắt thị trường hiện nay.
Xu hướng tự cung tự cấp của mỗi vùng
Bao giờ cũng vậy, sự phát triển không cân đối và cạnh tranh về lợi ích kinh tế giữa các tỉnh đã cản trở hoạt động giao thương liên vùng. Do ảnh hưởng nhiều của lịch sử để lại, Trung Quốc giống như một liên bang với những vùng riêng biệt, được củng cố bởi những chính sách khuyến khích tự cung tự cấp lương thực và công nghiệp hồi những năm 50. Sau khi diễn ra các cuộc cải cách kinh tế, vào thập niên 80 và 90, giữa các tỉnh dường như không có sự hội nhập về kinh tế, các lô hàng thực phẩm từ các tỉnh duyên hải đều bị bế quan toả cảng, chính quyền các địa phương ngăn không cho các nguyên liệu thô như than, bông, đay, kén và thuốc lá chạy sang các tỉnh khác. Các tỉnh sâu bên trong nội địa tăng lợi nhuận và doanh thu thuế bằng cách tạo dựng các ngành công nghiệp địa phương chế biến từ nguồn vật tư sẵn có với giá tương đối thấp.
Đầu những năm 90, một số thương nhân đã dự đoán rằng, Trung Quốc sẽ bị tác động mạnh bởi cuộc chiến thương mại giữa các tỉnh. Cho đến những năm gần đây, dòng hàng hoá sức lao động và vốn vẫn bị hạn chế bởi những rào cản về di dời chỗ ở và các thể chế tài chính yếu kém.
Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay, thông qua những cuộc cải tổ về cơ cấu công nghiệp, tình trạng tự cung tự cấp ở các tỉnh thành của Trung Quốc dần được xóa bỏ. Cuối thập kỷ 90, những mâu thuẫn về nội thương đã qua đi và thương mại liên vùng phát triển mạnh mẽ. Tốc độ tăng trưởng mạnh của ngành vận chuyển bằng xe tải và hệ thống đường cao tốc được cải thiện đã giúp cho các nhà phân phối vượt qua được những trạm kiểm soát đặt trên tuyến xe lửa và đường thuỷ. Bên cạnh đó, sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống thông tin liên lạc khiến cho thông tin về thị trường được phổ biến sâu rộng hơn, tạo ra nhịp cầu kết nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng.
Cạnh tranh gay gắt hơn, thâm nhập thị trường tự do hơn có thể sẽ đẩy mạnh quá trình tái cơ cấu công nghiệp Trung Quốc và có tác dụng tích cực đến nền kinh tế cả nước chứ không đơn thuần là phát triển nền kinh tế của từng khu vực. Một vài nhãn hiệu thực phẩm mới nổi lên như là những thương hiệu riêng của khu vực và các công ty hầu như vẫn chiếm lĩnh phần lớn thị trường nội địa nhưng chắc chắn sẽ phải đối mặt với cạnh tranh của các nhãn hiệu nước ngoài khi ngày càng hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu. Cạnh tranh mạnh hơn với các thương hiệu nước ngoài, sự hiện diện ngày càng nhiều của các nhà phân phối lẻ ngoại quốc và sự phát triển của các dây chuyền bán lẻ trong nước sẽ giúp cho thương hiệu hàng hoá Trung Quốc ngày càng nổi tiếng.
Các ngành công nghiệp với số lượng các doanh nghiệp nhỏ tăng lên nhanh chóng nhờ có sự liên kết giữa các tỉnh thành và khu vực đang được tái cơ cấu nhằm đạt được tốc độ tăng trưởng cao đồng thời giảm bớt tình trạng quá tải. Việc tái cơ cấu này sẽ giúp các doanh nghiệp Trung Quốc nâng cao khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Cam kết gia nhập Tổ chức thương mại thế giới đồng nghĩa với việc cho phép các doanh nghiệp nước ngoài thâm nhập thị trường trong nước một cách tự do hơn và cũng cho phép các doanh nghiệp của các vùng vươn sang các thị trường vùng khác. Sự thay đổi này sẽ giúp nền kinh tế Trung Quốc ngày càng liên kết và thông suốt hơn.
Về nông nghiệp, các thị trường đã thông thoáng hơn và sự chuyên môn hoá trong sản xuất theo từng vùng tăng lên. Ví dụ, đến những năm 80, mỗi một thành phố ở Trung Quốc đều tự cung tự cấp mặt hàng rau nhưng ngày nay, rau chỉ tập trung sản xuất ở một số vùng nhất định và sau đó được vận chuyển tới các thành phố khác thậm chí được xuất khẩu. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, giá của các mặt hàng tương tự ở các thị trường khác nhau về mặt địa lý biến động giống nhau. Đây là một minh chứng cho thấy có sự hội nhập sâu rộng. Việc chuyên môn hoá sản xuất theo từng vùng cũng làm tăng tổng sản phẩm và năng lực sản xuất vì các nguồn lực đang khan hiếm được sử dụng hiệu quả nhất.
Sản xuất ngũ cốc cũng dần tự do hoá và hội nhập theo quy mô vùng nhưng theo hướng giảm thiểu, chẳng hạn như chính sách Túi ngũ cốc vào giữa thập niên 90, theo đó các chính quyền địa phương phải đảm bảo rằng các nguồn cung lương thực trong địa bàn đủ để cung cấp cho dân trong vùng.
Những xung đột về chính sách giữa trung ương và địa phương
Lịch sử lâu đời của Trung Quốc cho thấy đây là một quốc gia thống nhất nhưng cũng làm mờ đi một thực tế là chính quyền địa phương các tỉnh vẫn lãnh đạo theo cách truyền thống, độc lập với các chính sách của trung ương. Câu truyền miệng mà người Trung Quốc hay nói "Đất nước thì rộng lớn mà hoàng đế lại ở quá xa" đủ cho thấy các quan chức có quyền ở địa phương tự làm theo ý mình khi nhận được các sắc lệnh của chính quyền trung ương. Chẳng hạn như, các văn phòng kiểm dịch động thực vật hoạt động ở cấp địa phương và tự tìm nguồn ngân sách. Một số người nghi ngờ rằng, các nhân viên kiểm dịch và các quan chức áp đặt những tiêu chuẩn vệ sinh kiểm dịch quốc gia để ngăn sông cấm chợ nhằm đem lại lợi ích cho các thương nhân và các nhà sản xuất của địa phương mình.
Tương tự như vậy, dù được bật đèn xanh, dễ dàng thâm nhập vào thị trường Trung Quốc nhưng các công ty nước ngoài lại vấp phải những quy định của địa phương, phải nộp thuế hoặc gặp nhiều khó khăn khi phê chuẩn. Để điều chỉnh theo cam kết của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Trung Quốc đã chỉ đạo cho các địa phương phải thực hiện theo đúng cam kết mà chính phủ đã hứa với WTO.
Những khác biệt của từng vùng có thể tạo nên sự sự khác nhau về mục tiêu giữa địa phương với chính quyền trung ương và giữa các địa phương với nhau. Chẳng hạn như, các tỉnh duyên hải miền Nam tương đối phát triển có xu hướng ủng hộ tự do thương mại khi các ngành chế biến xuất khẩu tăng trưởng mạnh mẽ và phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu, bao gồm gạo và lúa mỳ chất lượng cao, ngô, hạt có dầu và thịt gia cầm.
Trong khi đó, các tỉnh miền Bắc và miền Trung, nơi mà đa số người dân đều là nông dân nghèo, mùa dễ bị tổn thương do phải cạnh tranh với hàng ngoại nhập lại không muốn tiến hành tự do thương mại. Các chính sách phát triển giai đoạn thập niên 70 và 80 đã hạn chế đầu tư nước ngoài vào các thành phố duyên hải, tạo ra khác biệt về thu nhập giữa các vùng ngày càng tăng. Chiến lược hướng về miền Tây đang được xúc tiến để tăng cường đầu tư cho các tỉnh tương đối nghèo và có tình hình chính trị nhạy cảm ở miền Tây Trung Quốc. Nếu việc gia nhập WTO tạo ra những khác biệt lớn hơn giữa các vùng, Chính phủ sẽ phải đưa ra những chính sách phát triển cho từng vùng một cách riêng biệt hơn nữa để duy trì sự ổn định về kinh tế-xã hội, có thể là các hỗ trợ trực tiếp tác động vào các vùng sản xuất nông nghiệp hoặc các địa phương có tỷ lệ thất nghiệp cao.
Sở hữu đất đai và chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn Trung Quốc
Hệ thống sở hữu đất ở Trung Quốc kết hợp giữa quyền sử dụng cá nhân với sở hữu công cộng nhằm mục đích ưu đãi khuyến khích phát triển kinh tế cho các hộ nông dân. Trong khi đó, Chính phủ Trung Quốc chưa cho phép trao toàn quyền sở hữu và chuyển nhượng đất cho nông dân. Thông thường, đất nông nghiệp thuộc sở hữu chung của một nhóm từ 30-40 hộ gia đình, gọi là xiaozu (và trong bài viết này sẽ gọi chung là nhóm); trong một số trường hợp, một làng là chủ sở hữu (có khoảng 10 nhóm trong mỗi làng). Nói chung lãnh đạo các địa phương có ảnh hưởng lớn đến những quyết định phân bổ và quyền sử dụng đất.
Nông dân được phân bổ quyền sử dụng đất
Theo cách sở hữu chung nông dân Trung Quốc không có quyền sở hữu đối với đất đai và đương nhiên càng không có quyền mua bán. Thay vào đó, các quan chức địa phương tiến hành phân bổ quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình hoặc quyền canh tác trên những mảnh đất chuyên canh. Các làng xã có thể chia đất trồng theo 4 mức, mỗi một mức có những quyền lợi và nghĩa vụ khác nhau, nhưng không phải tất cả các làng đều có sự khác biệt về 4 mức đề ra.
Các loại hình đất Nông nghiệp Trung Quốc năm 1996
Hình thức sở hữu đất đai
Tính chất sử dụng đất đai
% đất theo hình thức
Những làng xã được trao quyền sử dụng đất (%)
Đất trách nhiệm
Được trao cho các hộ sản xuất, sau đó, nộp lại toàn bộ thóc lúa cho Nhà nước
76
79
Đất khẩu phần
Được trao cho các hộ sản xuất theo bình quân đầu người và các hộ giao nộp lại một lượng hoa mầu theo tỷ lệ
10
56
Đất tư nhân
Được chia thành các mảnh đất nhỏ trồng rau và các loại cây khác ngoài lúa gạo
4
92
Đất hợp đồng
Các hộ sản xuất mong muốn mở rộng đất đai thường thuê đất dạng này (chủ yếu thông qua đấu thầu)
9
48
Loại đất khác
Ruộng đất xấu do ngời dân tự khai hoang
1
Thông thường, đất được phân bổ theo trách nhiệm, các hộ gia đình được phân đất phải cam kết nộp lại một phần sản phẩm. Quyền lợi được mở rộng cho mọi nông dân tại các địa phương và đôi khi trong các nhóm ở cùng một địa phương, theo từng mức phân bổ. Các hộ gia đình được phân đất đồng nghĩa với việc được sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp. Ngoài quyền sử dụng đất, một quyền quan trọng khác đối với hộ nông dân là thu nhập phần dư, nghĩa là nông dân tự do bán đi những gì họ làm ra, trừ phần phải đóng góp do sử dụng đất và được giữ lại phần thu nhập này. Một số làng, không phải là tất cả, trao cho các hộ gia đình quyền thuê đất cũng phân theo 4 mức chính.
Các chủ sở hữu tập thể, trên thực tế là các quan chức địa phương, có thể định kỳ phân bổ lại quyền sử dụng đất. Trước tiên, các quan chức trong làng phân chia đất cho các hộ gia đình theo số nhân khẩu trong mỗi gia đình để duy trì nguyên tắc bình đẳng. Một số làng phân bổ lại đất để thực hiện công bằng cho các hộ gia đình sau khi có những thay đổi về nhân khẩu như có người mất, người mới sinh và cưới xin. Chu kỳ, tính tự nhiên và tầm quan trọng của phân bổ lại quyền sử dụng đất giữa các làng và các nhóm không giống nhau, thường không vì lý do bình đẳng, và đôi khi không có thông báo rộng rãi cho các hộ gia đình.
Tại sao sở hữu đất lại là một vấn đề lớn?
Sở hữu đất đai là vấn đề lớn của Trung Quốc vì bản thân nông dân không có quyền sở hữu đất và không được tiến hành mua bán nên không nhận được lợi ích gì khi giá trị đất đai tăng lên do nền kinh tế tăng trưởng. Thực tế, do quyền sở hữu không rõ ràng, thật khó có thể biết chính xác ai là người sẽ nhận được lợi ích từ sự tăng giá vô hình của đất đai. Các học thuyết kinh tế cổ điển chỉ ra rằng phần tăng lên của giá thuê đất thuộc về người sở hữu nhưng đối với Trung Quốc câu hỏi lớn đặt ra là:
Liệu phần tăng thêm này có thuộc về các chủ sở hữu là làng và nhóm hộ gia đình hay không?
Những nguồn lợi này sẽ phân bổ cho từng hộ gia đình trong nhóm như thế nào?
Trong khi kinh tế nông thôn đang phải đối phó với những thay đổi lớn về kinh tế và toàn cầu hoá, hệ thống sở hữu đất có thể đang là một rào cản hạn chế việc điều chỉnh kinh tế nông thôn Trung Quốc. Sự thiếu vắng thị trường đất đai và những mâu thuẫn vốn có bên trong hệ thống sở hữu đất đang làm chậm lại quá trình chuyển đổi đất có giá trị sử dụng thấp sang đất có giá trị sử dụng cao và cản trở những điều chỉnh cần thiết trong ngành nông nghiệp Trung Quốc.
Việc không cho phép thuê đất phổ biến có thể ngăn không cho các hộ gia đình mở rộng trồng các cây hoa màu có lợi và đa dạng hoá cây trồng, nhất là ở những làng xã các nhà lãnh đạo địa phương khuyến khích việc sản xuất các loại lương thực thiết yếu. Những làng xã có các doanh nghiệp làm ăn hiệu quả đang cần đất để mở rộng hoạt động sang lĩnh vực phi nông nghiệp sẽ đề đạt nguyện vọng lên lãnh đạo địa phương bởi không chắc là các hộ gia đình có quyền lợi bị ảnh hưởng sẽ sẵn sàng từ bỏ quyền lợi. Những khoản tiền trả cho các hộ gia đình để họ từ bỏ quyền sử dụng đất có thể hoặc không được coi là khoản đền bù cho những thiệt hại mà các hộ gia đình này phải gánh chịu.
Hệ thống sở hữu đất ở Trung Quốc cũng không khuyến khích chuyên môn hoá và dịch chuyển lao động tự do. Quyền sử dụng đất gắn chặt với việc cư trú và phân bổ hạn ngạch ngũ cốc làm cho lao động ở các địa phương không được khuyến khích đổ về các thành phố, thị trấn tìm việc làm nếu không họ sẽ bị tước mất quyền sử dụng đất. Những quy định này cùng với cơ chế đăng ký hộ khẩu tại các khu vực thành thị đã giải thích tại sao ở Trung Quốc hầu hết dòng dân di cư chỉ diễn ra tạm thời và trên quy mô cá nhân hơn là gia đình.
Trung Quốc còn thiết lập các thể chế nhằm giải quyết những mâu thuẫn liên quan tới việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp. Một số làng giàu có ở các vùng duyên hải giành đất để xây dựng các cơ sở sản xuất công nghiệp và chia lợi nhuận cho các hộ nông dân. Tuy nhiên, những phần lợi nhuận này liên quan chặt chẽ với việc cư trú tại làng và không khuyến khích người dân đi khỏi làng.
Nông dân không có quyền sở hữu đất đai nên ít chú ý đầu tư để cải thiện đất và có rất ít tài sản để cầm cố cho các khoản vay, nên luôn rơi vào tình trạng thiếu vốn. Rủi ro về khả năng phân bổ lại quyền sử dụng đất đã hạn chế các khoản đầu tư lớn vào các vườn cây, các khu đất trồng rừng hoặc các dự án dài hạn. Sở hữu đất bị giới hạn cũng không khuyến khích nông dân bảo tồn đất, ngược lại nông dân có xu hướng trồng và sử dụng các biện pháp có hiệu quả nhanh để thời gian thu hồi vốn ngắn, chẳng hạn như sử dụng chất hoá học nồng độ cao. Ngoài ra, giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng không rõ ràng còn khiến nông dân canh tác theo hướng không có lợi cho đất, dẫn tới tình trạng xói mòn nhanh chóng.
Khó có thể đáng giá được tầm ảnh hưởng của những vấn đề trên đối với sản xuất và thương mại nông sản của Trung Quốc. Tuy nhiên, chắc chắn Trung Quốc sẽ khó duy trì được mức sản xuất lương thực cao nếu đất đai được chuyển nhượng dễ dàng hơn. Hệ thống sở hữu đất đai hiện nay gây cản trở ít nhiều cho công cuộc đô thị hoá, dẫn đến mức tiêu thụ lượng thực bình quân đầu người ở Trung Quốc còn tương đối cao bởi người dân thành thị thường tiêu dùng ngũ cốc ít hơn so với người dân sống ở vùng nông thôn.
Liệu đất đai có thể tư nhân hoá?
Có một số nguyên nhân đưa đến kết luận là Trung Quốc chưa chắc đã tiến hành tư hữu hoá đất nông nghiệp. Hình thức sở hữu hiện nay không thật sự tốt và nảy sinh nhiều tranh chấp mâu thuẫn giữa các làng xã và các nhóm sở hữu đất hiện nay. Cơ chế đăng ký sử dụng đất phiền hà, thị trường tín dụng nghèo nàn và hệ thống luật pháp yếu kém là những nguyên nhân cản trở công cuộc tư hữu hoá sở hữu đất trong giai đoạn hiện nay, nếu không muốn nói là tác động rất tiêu cực. Ngoài ra, nhiều nông dân dường như lại thích hình thức sở hữu hiện nay hơn, nhất là nông dân ở những làng nghèo bởi hệ thống này đảm bảo mọi hộ gia đình đều có đất canh tác.
Tuy nhiên, cơ chế của hình thức sở hữu công cộng của Trung Quốc hiện nay sẽ có nhiều thay đổi. Theo Luật đất đai mới nhất ban hành năm 1999, hầu hết các quy định đều cho rằng các hộ nông dân được phép kéo dài thời gian thuê đất 30 năm để đảm bảo quyền sử dụng đất cho người dân. Luật đất đai được đưa ra cũng nhằm giảm bớt số lần và những thất thường trong phân bổ lại quyền sử dụng đất. Các làng và các thị trấn thuộc các tỉnh duyên hải phát triển tự do hơn trong việc thử nghiệm những biện pháp mới đối với các hình thức sở hữu đất ổn định như hợp tác xã, thế chấp bằng đất và các công ty liên doanh, nhờ đó các hộ nông dân có thể biến đất được phép sử dụng thành các trang trại quy mô lớn hoặc đưa vào sử dụng theo nhiều mục đích khác. Hiện nay các làng xã đang áp dụng các hình thức sở hữu mới và các hình thức sở hữu này sẽ trở thành mô hình để tiến hành các cuộc cải cách về sở hữu đất đai trong tương lai, tạo đà phát triển sản xuất.
Tài liệu tham khảo
Far eastern Economic Review. October 17, 2002. Burying the competition
Ron Starner. Made in China: A fundamental shift in industrial site selection is remaking the global factory map.
ADB. 2002 Key indicators of Asia and the Pacific. Statistics and Data Systems Division.
Gale. F. 2002. Regions in China: One maket or many? Trong Fred Gale. China’s food and agriculture: Issues for the 21st century. USDA.
Lohmar B, Somwaru A. 2002. Does China’s land-tenure system discourage structural adjustment. Trong Fred Gale. China’s food and agriculture: Issues for the 21st century. USDA.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Công nghiệp trung quốc chuyển mình đang làm thay đổi trật tự nền công nghiệp toàn cầu.doc