Đề tài Công tác kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển Bắc Hà

Lời nói đầu Trong những năm qua, cơ chế quản lý kinh tế của nước ta đổi mới sâu sắc và toàn diện, tạo ra những chuyển biến tích cực cho sự tăng trưởng của nền kinh tế. Nền kinh tế nước ta chuyển từ nền kinh tế hàng hoá tập trung sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN là xu hướng tất yếu. Nó ngày càng chi phối mạnh mẽ hoạt động của các doanh nghiệp nói chung và các Công ty Cổ phần nói riêng. Đặc biệt công tác hạch toán tài sản cố định (TSCĐ) là bộ phận cơ bản tạo nên cơ sở vật chất kỹ thuật của hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD). Nó giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm, góp phần tạo nên cơ sở vật chất, trang thiết bị kinh tế Đối với một doanh nghiệp thì TSCĐ thể hiện năng lực, trình độ công nghệ, cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như thế mạnh của doanh nghiệp trong việc phát triển sản xuất, nó là điều kiện cần thiết tiết kiệm sức lao động của doanh nghiệp nói riêng và của nền kinh tế đất nước nói chung. Đứng trên góc độ kế toán thì việc phản ánh đầy đủ, tính khấu hao và quản lý chặt chẽ TSCĐ là một tiền đề quan trọng để các doanh nghiệp tiến hành SXKD có hiệu quả, nó khẳng định vai trò vị trí của doanh nghiệp trước nền kinh tế nhiều thành phần hiện nay. Như vậy ta có thể thấy rằng, công tác hạch toán TSCĐ có được tổ chức hợp lý hay không là một trong những điều kiện quan trọng giúp doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn. Với nhận thức về tầm quan trọng của tổ chức hạch toán TSCĐ sau khi được trang bị những kiến thức lý luận ở nhà trường và qua thời gian tìm hiểu thực tế tại Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển Bắc Hà. Em đã chọn chuyên đề “hoàn thiện công tác hạch toán kế toán tài sản cố định tại Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển Bắc Hà” làm chuyên đề cho công tác thực tập của mình. Mục tiêu của việc nghiên cứu đề tài là làm rõ những nguyên tắc hạch toán TSCĐ. Chuyên đề thực tập gồm 3 chương: Chương I:Đặc Điểm Chung Của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Và Phát Triển Bắc Hà. Chương II:Thực Tế Công Tác Kế Toán Tài Sản Cố Định Tại Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Và Phát Triển Bắc Hà. Chương III:Nhận Xét Và Kiến Nghị Về Công Tác Kế Toán TSCĐ Tại Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Và Phát Triển Bắc Hà. Mục lục Lời nói đầu. 1 CHƯƠNG I: ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN BẮC HÀ. 3 I - Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển Bắc Hà. 3 II - Chức năng nhiệm vụ, đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển Bắc Hà. 3 2.1 chức năng nhiệm vụ. 3 2.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty. 4 III. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh của Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển Bắc Hà. 5 3.1 – Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty. 5 3.2 – Nhiệm vụ chức năng các phòng ban: 6 3.3 – Mối quan hệ giữa các phòng ban. 8 3.4 – Đặc điểm thị trường, sản xuất, hàng hoá, dịch vụ tại Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Bắc Hà. 8 IV. Đặc điểm tổ chức hạch toán tại Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển Bắc Hà. 9 4.1 – Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán. 9 4.2 – Đặc điểm tổ chức chứng từ kế toán. 12 4.3 – Đặc điểm tổ chức hệ thống tài khoản kế toán. 13 4.4 – Đặc điểm tổ chức hệ thống giấy tờ sổ sách kế toán. 13 4.5 – Đặc điểm tổ chức hệ thống báo cáo kế toán. 14 CHƯƠNG II. THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN BẮC HÀ 16 I – Đặc điểm, phân loại và hình thức quản lý tài sản cố định tại Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển Bắc Hà. 16 1.1 – Đặc điểm tài sản cố định của Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển Bắc Hà. 16 1.2 – Phân loại. 16 1.3 – Hình thức quản lý. 17 II – Đánh giá tài sản cố định tại Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển Bắc Hà. 19 III – Kế toán chi tiết tài sản cố định tại Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển Bắc Hà. 21 3.1 – Các chứng từ kế toán sử dụng. 21 3.2 – Nguyên tắc của kế toán chi tiết TSCĐ. 21 3.3 – Kế toán chi tiết tài sản cố định tại Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển Bắc Hà. 21 IV – Kế toán tổng hợp tài sản cố định tại Công ty CP ĐT & PT Bắc Hà. 32 1. Hạch toán TSCĐ. 32 2. Kế toán khấu hao TSCĐ. 37 3. Kế toán sửa chữa TSCĐ. 37 CHƯƠNG III – NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TSCĐ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN BẮC HÀ 37 I. Nhận xét, đánh giá TSCĐ tại Công ty CP ĐT & PT Bắc Hà. 37 1. Đánh giá chung về tổ chức kế toán tại Công ty CP ĐT & PT Bắc Hà. 37 2. Đánh giá thực trạng hạch toán TSCĐ tại Công ty CP ĐT & PT Bắc Hà. 37 II. Các giải pháp thực hiện hạch toán TSCĐ tại Công ty CP ĐT & PT Bắc Hà. 37 III. Kết luận. 37

doc58 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5867 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Công tác kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển Bắc Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trên đúng quy định, đảm bảo chính xác, rõ ràng trung thực đúng theo quy định của Bộ tài chính hiện hành. Theo dõi chặt chẽ và chính sách công nợ, có đối chiếu hàng tháng. *Kế toán bán hàng. Kiểm soát doanh số bán hàng hàng ngày tình hình công nợ của khách hàng, kiểm tra hoá đơn của các bộ phận gửi đến để nắm toàn bộ doanh thu trong ngày, số tiền thu được thực tế, cập nhật hoá đơn và lập bảng doanh thu tổng hợp theo từng ngày, tháng, năm. Hàng ngày kế toán bán hàng phải có số liệu hàng tồn của từng cửa hàng để kiểm tra đột xuất các cửa hàng. *Kế toán tài sản cố định. Có nhiệm vụ theo dõi quản lý toàn bộ tài sản của Công ty, phản ánh, ghi chép, tổng hợp dữ liệu một cách kịp thời, đầy đủ về số lượng, hiện trạng và giá trị tài sản cố định hiện có, tình hình tăng giảm tài sản cố định. Tính toán và phân bổ kịp thời, đầy đủ khấu hao tài sản cố định và chi phí sản xuất kinh doanh. Tham gia lập dự toán về chi phí sửa chữa tài sản cố định, chi phí nâng cấp tài sản cố định, phản ánh và giám sát tình hình thực hiện dự toán chi phí sửa chữa, nâng cấp, cải tạo tài sản cố định. Hướng dẫn kiểm tra các bộ phận, đơn vị phụ thuộc thực hiện đúng quy chế hạch toán tài sản cố định. *Kế toán vật tư. Nhập xuất vật tư hàng ngày: Vật tư kỹ thuật, hàng đặt xe, theo dõi đối chiếu thực chi với phần bán hàng. Cuối tháng đối chiếu với các bộ phận. *Kế toán ngân hàng, thuế. Theo dõi tiền qua tài khoản ngân hàng: tiền khách hàng trả, tiền trả cho khách hàng… cuối tháng đối chiếu với các kế toán liên quan kiêm kế toán thuế. Hàng ngày kế toán vào cập nhật hoá đơn đầu vào và đầu ra của đơn vị, cuối tháng đối chiếu với các kế toán có liên quan đến chứng từ có thuế đầu ra và đầu vào. Tính toán lên biểu, nộp tờ khai hàng tháng. Quyết toán thuế năm với cơ quan thuế. Có trách nhiệm đốc thúc kế toán nộp thuế đúng thời gian quy định của pháp luật. *Kế toán thu chi, bảo hiểm xã hội, y tế, theo dõi công trình. Có nhiệm vụ tập hợp các chi phí bằng tiền mặt như chi công tác, phí đào tạo, quảng cáo, tiếp thị, tiếp khách, chi khác,… Căn cứ vào các mức đã quy định, kế toán kiểm soát chứng từ chặt chẽ, hợp lệ để chi. Hướng dẫn cho các bộ phận những quy định về chứng từ hợp lệ của nhà nước để thanh toán nhanh theo quy định của công ty. Kế toán BHXH thanh toán BHXH, BHYT cho nhân viên nhanh chóng và đúng chế độ của nhà nước quy định, quyết toán với nhà nước kịp thời. Theo dõi về thủ tục xây dựng cơ bản, thanh quyết toán cho các nhà thầu, làm việc với kiểm toán để quyết toán các công trình của Công ty. *Thủ kho. Kiểm tra về số lượng và chất lượng hàng hoá nhập kho và thẻ kho hàng ngày. Cuối tháng lên báo cáo hàng tồn kho để báo cáo cho kế toán trưởng biết và gửi các bộ phận có liên quan để các bộ phận nắm được các lượng hàng dự trù trong kho để có phương án mua sắm phục vụ kinh doanh… hỗ trợ kế toán tài sản nghiệm thu tài sản các bộ phận. *Thủ qũy. Phải cập nhật những thông tin về tiền tệ, nhất là ngoại tệ. Hướng dẫn thu ngân về công tác nhận thẻ, séc, tiền mặt, ngoại tệ. Thu chi hàng ngày,gửi tiền ngân hàng chỉ để lại đủ số tiền cần chi trong ngày. Kiểm kê quỹ hàng ngày và niêm phong. 4.2 – Đặc điểm tổ chức chứng từ kế toán. Chứng từ kế toán là khâu đầu tiên của công tác thông tin kinh tế trong Công ty, mang tính pháp lý cao, cung cấp tài liệu chi tiết cho thông tin kinh tế. chứng từ kế toán được phản ánh kịp thời, thường xuyên các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo thời gian và thời điểm cụ thể. Hệ thống chứng từ kế toán trong Công ty được tổ chức theo quy định của chế độ kế toán hiện hành. + Chứng từ liên quan đến TSCĐ những biên bản bàn giao TSCĐ, thanh lý TSCĐ + Chứng từ liên quan đến lao động tiền lương: Bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương, + Chứng từ liên quan đến thanh toán: Có phiếu thu, phiếu chi, f + Chứng từ liên quan đến bán hàng: Hoá đơn giá trị gia tăng + Chứng từ liên quan đến vật tư: Giấy đề nghị cấp vật tư… 4.3 – Đặc điểm tổ chức hệ thống tài khoản kế toán. Trước đây Công ty áp dụng thống nhất hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định số 144/2001/QĐ-BTC ngày 21/12/2001 đến nay, Công ty áp dụng hệ thống tài khoản kế toán mới theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ tài chính về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp lớn. Theo chế độ kế toán này thì Công ty phải thay đổi một số tài khoản theo hệ thống tài khoản mới cho phù hợp. Thực tế thì Công ty đã tuân thủ theo quy định đã được sửa đổi, bổ sung như hệ thống tài khoản kế toán, chế độ sổ sách kế toán. Đồng thời trong suốt quá trình kinh doanh của Công ty thì Công ty luôn hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước. 4.4 – Đặc điểm tổ chức hệ thống giấy tờ sổ sách kế toán. Hình thức sổ sách kế toán ở Công ty hiện nay đang áp dụng là hình thức nhật ký chứng từ. Đặc điểm chủ yếu: Tập hợp và hệ thống báo cáo các các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên có của các tài khoản, kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế. Kết hợp việc kế toán tổng hợp với việc hạch toán chi tiết trên cùng một sổ kế toán và trong cùng một quá trình ghi chép. Sử dụng các mẫu sổ in sẵn các quan hệ đối ứng tài khoản, chỉ tiêu quản lý kinh tế tài chính và lập báo cáo tài chính. Hệ thống sổ kế toán: Sổ kế toán tổng hợp bao gồm bảng kê, nhật ký chứng từ, sổ cái, sổ kế toán chi tiết. Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc kế toán ghi vào nhật ký chứng từ. Trên sổ nhật ký chứng từ kế toán vào sổ cái, sổ kế toán chi tiết. Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc kế toán ghi vào nhật ký chứng từ trên sổ nhật ký chứng từ kế toán vào sổ cái các tài khoản liên quan. Đồng thời ghi nhật ký chứng từ các kế toán cũng hạch toán chi tiết các nghiệp vụ bằng cách vào sổ chi tiết liên quan. Đối với các tài khoản có mở sổ ( hoặc thẻ) kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi vào nhật ký chứng từ phải ghi vào sổ ( hoặc thẻ) kế toán chi tiết. Cuối tháng, quý, năm kế toán lập bảng tổng hợp chi tiết, cộng sổ Cái để lấy số liệu lập bảng cân đối số phát sinh. Sau đó tiến hành kiểm tra đối chiếu giữa số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết để đảm bảo tính khớp đúng của số liệu ghi trên, sau đó lập báo cáo tài chính. 4.5 – Đặc điểm tổ chức hệ thống báo cáo kế toán. + Cuối kỳ hạch toán, kế toán phải lập báo cáo tổng hợp về tình hình tài sản, công nợ và nguồn vốn cũng như tình hình tài chính. Kết quả kinh doanh trong kỳ của Công ty nhằm phục vụ nhu cầu của thông tin cho việc đề ra quyết định của giám đốc. + Các báo cáo gồm có: Bảng cân đối tài khoản, bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh với báo cáo tài chính. Công ty hiện đang áp dụng hình thức nhật ký chứng từ. Sổ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Sổ quỹ Bảng kê Chứng từ gốc Nhật ký chứng từ Sổ cái Bảng cân đối phát sinh Báo cáo tài chính *Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu số liệu Sơ đồ luân chuyển chứng từ theo hình thức nhật ký chứng từ. CHƯƠNG II. THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN BẮC HÀ I – Đặc điểm, phân loại và hình thức quản lý tài sản cố định tại Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển Bắc Hà. 1.1 – Đặc điểm tài sản cố định của Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển Bắc Hà. Tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất, sau mỗi chu kỳ sản xuất giữ nguyên hình thái hiện vật ban đầu cho tới khi hư hỏng và loại bỏ.Sau mỗi chu kỳ hoạt động giá trị của tài sản cố định bị hao mòn dần,dịch chuyển từng phần vào chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Sự hao mòn này được bù đắp dưới hình thức khấu hao. Tài sản cố định của Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển Bắc Hà chủ yếu là nhà cửa, xe ôtô, xe khách và các trang thiết bị máy móc, thiết bị phục vụ khách của các bộ phận trong công ty và Trunng tâm đào tạo và sát hạch lái xe… 1.2 – Phân loại. Là một Công ty Cổ phần nhưng hiện nay việc phân loại tài sản cố định của Công ty được thực hiện theo những hướng dẫn và quyết định thống nhất của Nhà nước. Trong chế độ kế toán mới bao gồm hai cách phân loại chính. -Phân loại tải sản cố định theo hình thái biểu hiện kết hợp với đặc trưng và kết cấu. Theo phân loại này hiện nay tài sản cố định của Công ty chỉ có tài sản cố định hữu hình.Tính đến ngày 31/12/2010 Công ty có số liệu về tài sản cố định hữu hình như sau: + Nguyên giá TSCĐ:191.329.361.390đ + Giá trị hao mòn: 76.531.620.000đ + Giá trị còn lại: 114.797.741.390đ -Phân loại theo quyền sở hữu: Theo cách phân loại này thì TSCĐ được hình thành từ nhiều nguồn vốn khác nhau.Do vậy để quản lý TSCĐ theo nguồn hình thành,Công ty phân TSCĐ thành 3 loại chủ yếu sau: + TSCĐ thuộc vốn góp cổ đông. + TSCĐ thuộc nguồn cổ đông tự bổ sung vốn vay. + TSCĐ thuộc nguồn vốn vay. Tính đến ngày 31/12/2010 có số liệu sau: Tổng nguyên giá TSCĐ:191.392.361.390đ – trong đó TSCĐ: +TSCĐ đầu tư bằng vốn cổ đông:107.294.726.610đ. +TSCĐ đầu tư bằng nguồn vốn tự bổ sung:25.923.811.240đ. +TSCĐ đầu tư bằng nguồn vốn vay:58.110.787.540đ. -Ngoài ra Công ty còn phân loại theo đặc trưng kỹ thuật TSCĐ:Từ đó cho biết Công ty có những loại TSCĐ nào?:Tỷ trạng từng loại TSCĐ trong tổng số là bao nhiêu? Theo cách phân loại này thì TSCĐ của Công ty tính đến ngày 31/12/2010 bao gồm: Tổng giá trị TSCĐ:191.329.361.390đ. Trong đó: I. Tài sản đang dùng sản xuất kinh doanh: 178.454.814.870đ. 1 Nhà cửa ,vật kiến trúc:143.796.068.410đ. 2 Máy móc, thiết bị điện tử:14.527.749.010đ. 3 Phương tiện vận tải:18.030.097.460đ. 4 Phương tiện phục vụ quản lý:2.100.899.990đ. II.Thiết bị tài sản khác: Để theo dõi việc hạch toán TSCĐ theo nguồn hình thành TSCĐ ở Công ty được phản ánh trên sổ kế toán: 1.3 – Hình thức quản lý. Kế toán nắm được toàn bộ các tài sản của đơn vị một cách chắc chắn, tài sản hiện tại của bộ phận đang sử dụng, mỗi tài sản phải được dán một mã số riêng để theo dõi tài sản nằm ở đâu. Hướng dẫn các bộ phận mở sổ sách theo dõi tài sản một cách khoa học để mỗi kỳ kiểm kê đối chiếu nhanh chóng thuận lợi (đối chiếu hàng tháng tài sản tăng giảm của các bộ phận) Thường xuyên phải đến các bộ phận xem xét việc sử dụng, vận hành, cất giữ tài sản của các bộ phận đã đúng quy trình kỹ thuật chưa? Ý thức trách nhiệm của người sử dụng tài sản như thế nào? Góp ý kiến trực tiếp, hoặc có ý kiến với kế toán trưởng về công tác quản lý tài sản. Phát hiện tài sản bị mất, làm hỏng tài sản hoặc tài sản bị di chuyển từ bộ phận này sang bộ phận khác chưa có biên bản bắt đền tài sản. Khi mua sắm thêm tài sản kế toán tài sản phải kiểm tra đề xuất của các bộ phận xem đúng còn tồn số lượng như các bộ phận báo lại không? Có đề xuất được Giám đốc duyệt cho mua, khi nhận biên bản vào kho phải có được biên bản nghiệm thu, thanh lý hợp đồng, hoá đơn tài chính, kế toán tài sản nhập kho chính và viết phiếu xuất về các bộ phận tài sản để sử dụng khi có đề xuất của bộ phận (chú ý theo dõi những tài sản vận hành lên quan đến tiêu hao nguyên vật liệu phải theo dõi lên định mức). Hàng tháng mở sổ cập nhật riêng nhập xuất từng tài sản của từng bộ phận có ghi ngày tháng để theo dõi khi tài sản hỏng biết được tài sản đã xuất đúng ngày tháng nào? Tài sản hỏng? Đối chiếu hàng tháng phần nhập xuất tài sản với các bộ phận (kể cả TSCĐ). Căn cứ vào đề suất tài sản xuất thanh lý theo quy định để các bộ phận xin mua sắm đầu tư tiếp đảm bảo phục vụ kinh doanh. Kiểm kê tài sản của Công ty 6 tháng một lần,thời gian kiểm kê và lên báo cáo phải đảm bảo cho công tác quyết toán 6 tháng và cuối năm.Trong các kỳ kiểm kê yêu cầu kế toán tài sản phải chuẩn bị lên biểu kiểm kê của từng bộ phận cho hợp lý, sao cho các kế toán viên khác khi kiểm kê tài sản của các bộ phận ghi chép được rõ ràng, tổng hợp được đúng và nhanh chóng để người giữ tài sản của các bộ phận ký được vài tài sản từng khu vực (các biểu này yêu cầu làm trước một tuần trước khi kiểm kê, trình kế toán trưởng duyệt). Qua từng kỳ kiểm kê, kế toán phải đánh giá giá trị sử dụng của từng tài sản để so sánh sổ sách. Xác định được tổng giá trị tài sản trong đơn vị cả về số lượng và giá trị. Mở sổ sách theo dõi (lý lịch) diễn biến của tất cả TSCĐ( thay thế, sửa chữa,xe …). Các máy móc thiết bị thuộc vật rẻ tiền. Khi sản xuất hoặc sửa chữa tài sản, căn cứ vào giấy đề nghị được duyệt, nhập hàng vào kho, xuất hàng cho sản xuất, khi sản phẩm được làm xong, nghiệm thu phải có bản quyết toán vật tư, nếu thừa vật tư nhập lại kho chính. Khi sửa chữa lớn có hợp đồng phải nghiệm thu,chú ý có một số tài sản phải nghiệm thu theo các giai đoạn thì mới kiểm tra được các vật tư. II – Đánh giá tài sản cố định tại Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển Bắc Hà. Để tiến hành đánh giá TSCĐ, tính toán khấu hao và phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ. Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển Bắc Hà tiến hành đánh giá TSCĐ theo nguyên giá và giá trị còn lại. *Đánh giá TSCĐ. Đánh giá TSCĐ là thước đo tiền tệ để xác định giá trị TSCĐ theo những nguyên tắc nhất định. Xuất phát từ yêu cầu quản lý TSCĐ cần nắm vững ba chỉ tiêu sau: Nguyên giá TSCĐ,hao mòn TSCĐ, giá trị hao mòn TSCĐ. + Nguyên giá TSCĐ: Là toàn bộ chi phí liên quan đến việc mua sắm TSCĐ kể cả chi phí lắp đặt chạy thử và vận chuyển trước khi sử dụng. Nguyên giá = Giá hóa đơn + Thuế nhập khẩu – Các khoản giảm trừ. + Gía trị còn lại. Việc xác định nguyên giá TSCĐ ở Công ty cổ phần đầu tư phát triển Bắc Hà luôn được thực hiện một cách chính xác. Theo qui định của nhà nước hàng năm Công ty tiến hành đánh giá lại TSCĐ để bảo toàn vốn cố định của Công ty. Việc xác định giá trị còn lại của TSCĐ được thực hiện theo công thức sau: Giá trị còn lại = Nguyên giá – Giá trị hao mòn. Sơ đồ chuyển chứng từ hạch toán TSCĐ Chứng từ gốc Sổ chi tiết TSCĐ Bảng phân bổ tài sản khấu hao Sổ TSCĐ Nhật ký chứng từ số 9 Thẻ TSCĐ Báo cáo chi tiết tăng giảm TSCĐ *Ghi chú: Ghi hàng ngày: Ghi cuối tháng: Sổ cái III – Kế toán chi tiết tài sản cố định tại Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển Bắc Hà. 3.1 – Các chứng từ kế toán sử dụng. - Hợp đồng mua bán TSCĐ (đối với những TSCĐ có giá trị lớn). - Các biên bản thanh lý, nhượng bán TSCĐ (đối với giảm TSCĐ). - Biên bản giao nhận TSCĐ (đối với tăng TSCĐ). - Hoá đơn giá trị gia tăng. - Phiếu nhập kho. - Thẻ TSCĐ. 3.2 – Nguyên tắc của kế toán chi tiết TSCĐ. Yêu cầu của việc quản lý TSCĐ trong doanh nghiệp phải theo dõi chi tiết chặt chẽ. Kết cấu chi tiết phải cung cấp đầy đủ những chi tiết quan trọng về cơ cấu TSCĐ và tình hình phân bổ TSCĐ, số lượng, tình hình bảo quản TSCĐ, trách nhiệm của bộ phận, cá nhân trong việc bảo quản đó. Các chỉ tiêu quan trọng là: Căn cứ để công ty cải tiến trang thiết bị kỹ thuật phân bổ chính xác số khấu hao, xác định và nâng cao rõ trách nhiệm vật chất trong việc bảo quản và sử dụng TSCĐ. 3.3 – Kế toán chi tiết tài sản cố định tại Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển Bắc Hà. Kế toán chi tiết ở Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Bắc Hà được thực hiện trên sổ TSCĐ. Sổ TSCĐ được dùng để đăng ký, theo dõi và quản lý chặt chẽ TSCĐ trong Công ty từ khi mua sắm đưa vào sử dụng đế khi giảm TSCĐ. Tên của TSCĐ được ghi rõ trong sổ TSCĐ, đồng thời kế toán tiến hành ghi thẻ TSCĐ theo chỉ tiêu: Tên tài sản, ngày đưa vào sử dụng, nguyên giá, giá trị tăng thêm, tổng nguyên giá, tỷ lệ khấu hao. Khi có chứng từ tăng TSCĐ như hóa đơn mua TSCĐ, các chứng từ về chi phí vận chuyển, lắp đặt chạy thử, biên bản nghiệm thu công trình xây dựng cơ bản. Kế toán căn cứ vào các chứng từ ghi chép chi tiết vào sổ TSCĐ theo các chỉ tiêu nguyên giá thuộc nguồn vốn ngân sách, tự bộ sung hay từ nguồn vốn vay khác. Khi các chứng từ giảm như: Biên bản thanh lý, hóa đơn nhượng bán TSCĐ, kế toán tiến hành ghi vào sổ theo dõi TSCĐ. Đối với TSCĐ ở từng bộ phận, kế toán Công ty mở sổ theo dõi chi tiết theo danh mục TSCĐ, tỷ lệ khấu hao, mức khấu hao cơ bản cho từng loại TSCĐ. Khi giảm TSCĐ cho các bộ phận, kế toán căn cứ vào quyết định chuyển giao TSCĐ ghi theo các chỉ tiêu trên vào sổ “danh mục TSCĐ” khi bàn giao TSCĐ kế toán thôi không ghi chi tiết vào sổ này nữa. Việc ghi chép như vậy để tiện cho việc ghi chép theo dõi địa điểm đặt TSCĐ, tình hình bảo quản sử dụng TSCĐ ở các bộ phận. Cuối năm kế toán căn cứ vào các sổ theo dõi chi tiết TSCĐ để lập bản sổ theo dõi tăng giảm TSCĐ. Việc ghi chép trên cơ sở được thể hiện trên sổ: Báo cáo tăng giảm TSCĐ. *Những chứn từ có liên quan đến việc tăng giảm TSCĐ trong quý II năm 2010 Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập – Tự do – Hạnh phúc -------------------------------- HỢP ĐỒNG MUA BÁN LẮP ĐẶT THIẾT BỊ - Căn cứ vào pháp lệnh hợp đồng kinh tế được Nhà nước ban hành ngày 28/09/1989. - Că cứ vào khả năn và nhu cầu của hai bên. Hôm nay, ngày 08 tháng 05 năm 2010 Tại văn phòng Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Bắc Hà. Chúng tôi gồm: BÊN MUA (Gọi tắt là bên A) -Cty CP ĐT & PT Bắc Hà. -Địa chỉ: Khu D – Đường Ngô Gia Tự - Tam Sơn – Từ Sơn – Bắc Ninh -Tài khoản: - Tại ngân hàng Đầu tư và phát triển BIDV -Mã số thuế: -Đại diện: Ông - Chức vụ: Giám đốc. BÊN BÁN (Gọi tắt là bên B) - CÔNG TY ĐIỆN TỬ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI - Địa chỉ: số 45B, phố lý thường kiệt, Hoàn kiếm. Hà Nội - Điện thoại: 04825052 - Tài khoản: 1502311300044 – Tại NH Nông Nghiệp và PT Nông Thôn. - Mã số Thuế: 011127933 - Đại diện là: Ông Nguyễn Đức Mạnh – Chức vụ: Giám đốc. Hai bên thống nhất thoả thuận ký kết hợp đồng với nội dung sau: Điều I: Nội dung hợp đồng Bên B nhận bán cho bên A máy phát điện và máy điều hoà với tổng giá trị như sau: STT Tên Hàng ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền (VNĐ) 01 Máy điều hoà NĐ General model AVG25R 220V 150HZ loại ốp trần Cassette – 2 cục 2 chiều Bộ 02 29.250.000 58.500.000 02 Máy phát điện Watage Máy 01 18.000.000 18.000.00 Cộng tiền hàng 76.500.000 Thuế VAT 10% 7.650.000 Tổng cộng 84.150.000 Bằng chữ: Tám tư triệu một trăm năm mươi nghìn đồng Điều II: Quy cách phẩm chất - Hàng theo đúng chủng loại bên A đã lựa chọn - Hàng hoá mới nguyên 100% Điều III: Giao nhận – vận chuyển – bao bì đóng gói - Bên B giao hàng tại Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Bắc Hà. - Chi phí vận chuyển bên B chịu. - Cước chi phí bốc xếp, bao bì đóng gói bên B chịu. Điều IV: Phương thức thanh toán - Bên A thanh toán cho bên B bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản. - Toàn bộ số tiền bên A sẽ thanh toán cho bên B khi bên B đã cung cấp đầy đủ số lượng hàng hoá theo đúng chủng loại và chất lượng như trên cho bên A. Điều V: Trách nhiệm của hai bên. - Trách nhiệm bên A: Bên A có trách nhiệm tạo điều kiện giúp đỡ bên B trong vấn đề giao nhận hàng hoá, cử cán bộ đại diện kiểm tra nhận hàng và thanh toán tiền hàng cho bên B theo đúng hợp đồng. - Trách nhiệm của bên B: Bên B có trách nhiệm giao nhận theo đúng mẫu bên A đã chọn và xuất hoá đơn tài chính GTGT cho bên A. Điều VI: Cam kết chung - Hai bên cam kết thực hiện đầy đủ các điều khoản đã ghi trong hợp đồng này. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, trở ngại hai bên phải thông báo kịp thời cho nhau bằng văn bản trước 5 ngày để cùng nhau giải quyết. - Bên nào vi phạm hợp đồng gây thiệt hại cho nhau phải bồi thường vật chất theo chính sách pháp luật hiện hành của nhà nước. Nếu hợp đồng vi phạm không tự giải quyết được hai bên báo cáo tới cơ quan có đủ thẩm quyền giải quyết. - Hợp đồng này hết hiệu lực chậm nhất là 30 ngày, hai bên phải gặp nhau để thanh lý, giải quyết theo quy định của pháp lệnh HĐKT. - Hợp đồng này được lập thành 04 bản có giá trị pháp lý ngang nhau. - Bên A giữ 02 bản, bên B giữ 02 bản. ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B (Ký, đóng dấu) (Ký, đóng dấu) HOÁ ĐƠN Mẫu số: 01GTKT – 3LL GIÁ TRỊ GIA TĂNG LB/2010B Ngày 15 tháng 5 năm 2010 0029286 Đơn vị bán hàng: Cty Điện tử Công Nghệ HN. Địa chỉ: số 45B, phố lý thường kiệt, Hoàn kiếm, Hà Nội. Số tài khoản:………………. Điện thoại:…………………. - Họ tên người mua hàng: Anh Thu - Đơn vị: Cty CP ĐT & PT Bắc Hà. -Địa chỉ: Khu D – Đường Ngô Gia Tự - Tam Sơn – Từ Sơn – Bắc Ninh -Tài khoản: - Tại ngân hàng Đầu tư và phát triển BIDV - Hình thức thanh toán: TM/CK MST: Stt TÊN, QUY CÁCH SẢN PHẨM ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền (VNĐ) 01 Máy điều hoà NĐ General model AVG25R 220V 150HZ loại ốp trần Cassette – 2 cục 2 chiều Bộ 02 29.250.000 58.500.000 02 Máy phát điện Watage Máy 01 18.000.000 18.000.00 Cộng tiền hàng 76.500.000 Thuế VAT 10% 7.650.000 Tổng cộng 84.150.000 Số tiền bằng chữ: Tám tư triệu một trăm năm mươi nghìn đồng. Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị (Ký, gi rõ họ tên) (Ký, gi rõ họ tên) (Ký, gi rõ họ tên) CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN BẮC HÀ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc Lập – Tự do – Hạnh phúc BIÊN BẢN GIAO NHẬN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Ngày 15 tháng 5 năm 2010 Hội đồng kiểm nghiệm giao nhận: Biên giao: Nguyễn Đức Hạnh – Giám đốc Công ty Điện Tử Công Nghệ Hà Nội. Bên nhận: Đỗ Như Hảo - Giám đốc Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển Bắc Hà. Trần Thị Nga – Kế toán TSCĐ. Nội dung: - Hai bên tiến hành bàn giao 2 máy điều hoà NĐ Gereral 02 cục 02 chiều mới 100%. - 01 Máy phát điện Wantage mới 100%. Nguyên giá 18.000.000 Tình trạng kỹ thuật tốt. ĐẠI DIỆN BÊN GIAO ĐẠI DIỆN CHO BÊN NHẬN (Ký tên) (Ký tên) Biểu số: 04 PHIẾU NHẬP KHO Ngày 15 tháng 5 năm 2010 CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN BẮC HÀ Nhận của: Công ty Thiết bị điện tử Công nghệ Hà Nội: Theo HĐ số….. Ngày Biên bản kiểm nghiệm số…. ngày … tháng … năm … Nguồn nhập: Nhập tại kho của Cty CP ĐT & PT Bắc Hà. ĐVT: Đồng Stt TÊN, QUY CÁCH SẢN PHẨM ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền 01 Máy điều hoà NĐ General model AVG25R 220V 150HZ loại ốp trần Cassette – 2 cục 2 chiều Bộ 02 29.250.000 58.500.000 02 Máy phát điện Watage Máy 01 18.000.000 18.000.00 Cộng tiền hàng 76.500.000 Số tiền viết bằng chữ: Bảy sáu triệu năm trăm nghìn đồng chẵn Ngày 15/05/2010 Người giao (Ký, họ tên) Kế toán (Ký, họ tên) Thủ kho (Ký, họ tên) K.T Trưởng (Ký, họ tên) Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) Đóng dấu Biểu số: 05 THẺ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH KÝ HIỆU MÃ…. CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN BẮC HÀ TÊN TÀI SẢN: ĐIỀU HOÀ MÁY NHIỆT ĐỘ GEREAL Ngày đưa vào sử dụng:20/05/2010 Nguyên giá: 29.250.000 Giá trị tăng thêm: 0 Tổng nguyên giá: 29.250.000 Tỷ lệ khấu hao: - Cơ bản: 15% - Sửa chữa lơn… . Ngày tháng Nguyên giá Tỷ lệ khấu hao Số tiền khấu hao Giá trị còn lại Ghi chú Cơ bản Sửa chứa lớn Cơ bản Sửa chữa lớn 20/05/2010 29.250.00 15% 4.378.500 Thẻ TSCĐ cho máy phát điện Wautage cũng ghi tương tự. Ngày tháng Nguyên giá Tỷ lệ khấu hao Số tiền khấu hao Giá trị còn lại Ghi chú Cơ bản Sửa chứa lớn Cơ bản Sửa chữa lớn 20/05/2010 29.250.00 15% 4.378.500 - Nội dung của thẻ chi tiết TSCĐ: Thẻ TSCĐ dùng để ghi chép kịp thời đầy đủ liên quan đến quá trình hoạt động của TSCĐ từ khi mua đến khi hư hỏng và thanh lý. - Phương thức ghi thẻ: Căn cứ vào phiếu nhập kho, các hợp đồng mua bán, các biên bản giao nhận, biên bản kiểm nghiệm để ghi vào thẻ TSCĐ đối với TSCĐ tăng. Nếu giảm TSCĐ thì chúng ta phải xoá thẻ. Thẻ TSCĐ dùng để ghi chép cho từng loại hay nhiều TSCĐ có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu dài. Sau khi thẻ TSCĐ kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi ghi chép các nghiệp vụ tăng giảm TSCĐ. *Cũng trong quý II năm 2010 các chứng từ liên quan đến nghiệp vụ giảm TSCĐ. CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN BẮC HÀ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc Lập – Tự do – Hạnh phúc BIÊN BẢN HỌP XỬ LÝ TÀI SẢN Hôm nay ngày 10 tháng 6 năm 2010 tại Công ty CP ĐT & PT Bắc Hà. Hội đồng xử lý tài sản họp bàn để giải quyết, quyết định nhượng bán tài sản. I. Thành phần hội đồng xử lý 1, Ông:…………………….. – Giám đốc làm chủ tịch hội đồng. 2, Bà: Trịnh Thị Huệ - Kế toán trưởng làm uỷ viên 3. Bà: Nguyễn Thị Huệ - Kế toán tài sản làm uỷ viên II. Nội dung xử lý. Căn cứ vào biên bản báo cáo tình hình về tình trạng TSCĐ xin nhượng bán của đơn vị cơ sở…. Hội đồng xử lý đã xem xét cụ thể tình trạng TSCĐ xác định mức độ hiện trạng mức độ như sau. 1, Máy xúc 01 mua năm 1999 hiện nay không phù hợp với tình hình kinh doanh phục vụ cho các công trình của Công ty. Hội đồng đã đi đến quyết định thống nhất nhượng bán 01 chiếc máy xúc 01. Nguyên giá: 201.375.000 Khấu hao: 132.680.725 Giá trị còn lại: 68.694.275 Dự kiến bán: 102.000.000 (Thuế VAT: 10%) 2, Ô tô Nissan mua năm 2000 hiện nay không còn phù hợp với tình hình vận chuyển khách của Công ty. Hội đồng quyết định bán 01 ôtô Nissan. Nguyên giá: 162.500.000 Khấu hao: 102.346.725 Giá trị còn lại: 60.153.275 Dự kiến bán: 80.000.000 (Thuế VAT: 10%) Để thu hồi vốn đảm bảo tái tạo sản phẩm khác. Biên bản này được thực hiện trong hội đồng nhất chí thông qua. Kế toán trưởng CTY CP ĐT & PT BẮC HÀ (Ký, họ tên) Giám đốc IV – Kế toán tổng hợp tài sản cố định tại Công ty CP ĐT & PT Bắc Hà. Để kế toán các nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ của Công ty CP ĐT & PT Bắc Hà. Đã sử dụng: TK 411 – Nguồn vốn kinh doanh. TK441 – Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản. 1. Hạch toán TSCĐ. Trong quý II năm 2010 Công ty CP đầu tư và phát triển Bắc Hà đã mua sắm và sử dụng một số tài sản thuộc máy móc thết bị với nguyên giá là 76.500.000đ. Đối với mua sắm TSCĐ hữu hình. Căn cứ vào các chứng từ, hoá đơn mua TSCĐ kế toán xác định nguyên giá, lập hồ sơ TSCĐ, lập biên bản giao nhận TSCĐ và tiến hành ghi sổ kế toán TSCĐ. Kế toán tiến hành ghi sổ theo định khoản sau: Nợ TK 211: 76.500.000 Nợ TK 133: 7.650.000 Có TK 112: 84.150.000 Công ty thường dùng vốn đầu tư xây dựng cơ bản để mua nên đồng thời kế toán tiến hành ghi tăng TSCĐ. Số liệu trên dòng cộng sổ TSCĐ sẽ được kế toán ghi vào bảng phân bổ khấu hao TSCĐ của kỳ hoạch toán tiếp theo. Kế toán giảm TSCĐ do nhiều nguyên nhân khác nhau như nhượng bán, thanh lý đem góp vốn liên doanh hoặc điều chỉnh chuyển cho đơn vị khác. Mọi trường hợp giảm đều phải làm đầy đủ thủ tục xác nhận đúng các khoản thiệt hại và trong từng trường hợp để ghi sổ kế toán. TSCĐ của Công ty giảm chủ yếu là do nhượng bán, thanh lý là những tài sản đã lạc hậu về kỹ thuật, không phù hợp với yêu cầu kinh doanh của đơn vị hoặc đã bị hư hỏng. Khi thanh lý, nhượng bán Công ty tiến hành lập một hội đồng để định giá TSCĐ nhượng bán, thanh lý. Ngày 22/05/2010 Công ty tiến hành nhượng bán ôtô đã được hội đồng định giá xác định giá bán: 102.000.000 (Thuế VAT: 10%), kèm theo các biên bản chứng từ sau: Biên bản bàn giao nhận số 35 ngày22/05/2010 mà người mua là Ông: Nguyễn Văn Bình – Huyện Yên phong – Bắc Ninh. Công ty đã thu tiền nhượng bán TSCĐ trên bằng tiền mặt, kế toán tiến hành ghi sổ theo định khoản sau: a. Nợ TK 214: 123.680.275 b. Nợ TK 111: 112.200.000 Nợ TK 811: 68.694.000 Nợ TK 711: 102.000.000 Có TK 211: 201.375.000 Có TK 33311: 10.200.000 Ngày 24/05/2010 Công ty tiến hành nhượng bán ôtô Nissan đã được hội đồng định giá bán: 80.000.000 (Thuế VAT: 10%) theo hoá đơn nhượng bán TSCĐ số 165 ngày 24/05/2010 Kế toán tiến hành ghi sổ theo định khoản sau: a. Nợ TK 214: 102.346.725 b. Nợ TK 112: 88.000.000 Nợ TK 811: 60.153.275 Nợ TK 711: 80.000.000 Có TK 211: 162.500.000 Có TK 33311: 8.000.000 Sau khi tập hợp các chứng từ liên quan đến giảm TSCĐ trong kỳ hạch toán kế toán tiến hành ghi sổ TSCĐ và nhật ký chứng từ số 9. Biểu sổ: 06 SỔ TÀI KHOẢN Loại: TSCĐ: Máy móc thiết bị Quý II năm 2010 STT Ngày tháng năm ghi sổ Ghi tăng TSCĐ Khấu hao TSCĐ Chứng từ Tên, đặc điểm, ký hiệu TSCĐ Nước sản xuất Tháng năm đưa vào sử dụng Số hiệu TSCĐ Nguyên giá TSCĐ Tỷ lệ khấu hao Mức khấu hao Khấu hao đã trích đến khi ghi giảm TSCĐ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 1 13/5/2010 114 13/5/2010 - 2 bộ điều hòa Gereral 2 cục 2 chiều. Nhật 14/5/2010 58.500.000 15% 8.775.000 2 ‘’ ‘’ - 1 máy phát điện Wantage Đức ‘’ 18.000.000 15% 2.700.000 Cộng 76.500.000 11.475.000 Biểu sổ: 07 SỔ TÀI KHOẢN Loại: TSCĐ: Máy móc thiết bị Quý II năm 2010 STT Ngày tháng năm ghi sổ Ghi tăng TSCĐ Khấu hao TSCĐ Chứng từ Tên, đặc điểm, ký hiệu TSCĐ Nước sản xuất Tháng năm đưa vào sử dụng Số hiệu TSCĐ Nguyên giá TSCĐ Tỷ lệ khấu hao Mức khấu hao Khấu hao đã trích đến khi ghi giảm TSCĐ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 1 22/05/2010 - 1 chiếc máy súc 201.375.000 15% 30.206.205 132.680.725 2 24/05/2010 - 1 ôtô Nissan 162.500.000 15% 24.375.000 102.346.725 Cộng 363.875.000 54.581.000 235.027.450 Biểu số 2 CÔNG TY CP ĐT & PT BẮC HÀ BÁO CÁO TĂNG GIẢM TÀI SẢN CỐ ĐỊNH NĂM 2010 STT Danh mục TSCĐ Số đầu năm KH năm 2010 TSCĐ tăng TSCĐ giảm Số cuối năm NG HM GTGL NG GTCL NG HM GTCL NG HM GTCL 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 I II III Tổng số TSCĐ Tài sản thuộc nguồn vốn cổ đông ……….. TSCĐ thuộc nguồn vốn vay ………. TSCĐ 205.491.681.320 115.280.833.220 62.469.741.121 27.741.376.978 82.196.672.527 46.112.33.278 24.987.788.448 11.096.550.791 123.295.008.793 69.168.499.12 37.481.682.673 16.644.826.187 8.794.839.578 4.933.905.003 2.673.631.232 1.187.303.343 5.665.052.527 3.178.094.468 1.722.175.968 764.782.091 3.724.010.000 2.098.169.610 1.132.099.040 502.741.350 17.886.329.930 10.034.231.091 5.437.444.299 2.414.654.541 8.170.212.950 4.583.489.465 2.483.744.727 1.102.978.748 9.716.116.980 5.450.741.626 2.953.699.562 1.311.675.792 191.329.361.390 107.294.762.610 58.110.787.540 25.023.811.240 76.531.620.000 23.265.612.480 23.265.612.480 10.331.768.700 114.797.741.390 64.260.523.790 34.854.175.060 15.592.042.540 Ngày 31 tháng 12 năm 2010 kế toán tài sản kế toán trưởng (ký, họ tên) (ký, họ tên) Biểu sổ: 08 CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN BẮC HÀ NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 9 Ghi Có TK 211 : TSCĐ hữu hình Quý II năm 2010 STT Chứng từ Diễn giải Ghi có TK 211 Ghi nợ các TK Số Ngày tháng TK811 TK214 Cộng có TK 211 1 164 22/05/2010 - Nhượng bán máy súc 68.694.275 132.680.725 201.375.000 2 165 24/05/2010 - Nhượng bán 1 ôtô Nissan 60.153.275 102.346.725 162.500.000 Cộng: 128.847.550 235.027.450 363.875.000 Kế toán ghi sổ Kế toán tổng hợp Kế toán trưởng (Ký, gi rõ họ tên) (Ký, gi rõ họ tên) (Ký, gi rõ họ tên) Đã ghi sổ cái ngày30 tháng 6 năm 2010 Biểu sổ: 09 CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN BẮC HÀ CHI TIẾT TĂNG GIẢM TSCĐ Quý II năm 2010 ĐVT: đồng. Ngày tháng Số chứng từ Tên tài sản Số lượng Số tiền Phân loạinguồn vốn Vốn góp cổ đông Tự bổ sung Vay I. Tăng tài sản. 1 Loa Peavy 115 01 bộ 102.000.000 61.200.000 25.500.000 15.300.000 II. Tài sản giảm: Không có 0 - Chi tiết tăng giảm TSCĐ quý I để phục vụ cho bảng tính và phân bổ khấu hao quý II. - Dựa vào các sổ TSCĐ ta vào sổ chi tiết tăng giảm TSCĐ của Quý II để nắm được tình hình tăng giảm TSCĐ trong quý và tăng bằng nguồn vốn nào? Sổ này còn phục vụ cho bảng tính và phâ bổ của Quý II. Biểu số: 10 CHI TIẾT TĂNG GIẢM TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Quý II năm 2010 ĐVT: đồng. Ngày tháng Số chứng từ Tên tài sản Số lượng Số tiền Phân loạinguồn vốn Vốn góp cổ đông Tự bổ sung Vay 15/05/2010 114 I. Tăng tài sản. 1 Điều hoà Gereral 02 cục 2 chiều. 2. Máy phát điện 02 bộ 1 máy 76.500.000 58.500.000 18.000.000 45.900.000 35.100.000 10.800.000 24.750.000 17.550.000 7.200.000 5.850.000 5.850.000 22/05/2010 24/05/2010 1647 165 II. Tài sản giảm: Máy xúc 2.Ôtô Nissan 363.875.000 201.375.000 162.500.000 184.075.000 102.825.000 81.250.000 109.162.500 60.412.500 48.750.000 70.637.500 38.137.000 32.500.000 Biểu số: 11 CHI TIẾT TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Quý II năm 2010 ĐVT: đồng STT Danh mục Mã số Số cuối quý Nguyên giá Khấu hao Giá trị còn lại Tổng giá trị TSCĐ 191.143.986.390 78.354.556.386 112.789.430.004 I. TSCĐ thuộc nguồn vốn cổ đông 107.231.776.364 43.956.906.133 63.274.870.231 1. 2. 3. - Nhà cửa, vật kiến trúc - Máy móc, thiết bị điện lực ………. ………….. ………. …. ………….. ………. …. ………….. ………. …. II. TSCĐ thuộc nguồn vốn vay 58.107.771.83 23.819.785.141 34.287.986.722 1. 2. 3. - Nhà cửa, vật kiến trúc - Máy móc, thiết bị điện lực ………. ………….. ………. …. ………….. ………. …. ………….. ………. …. ….. III. TSCĐ thuộc vốn tự bổ sung 25.804.438.163 10.577.865.112 15.226.573.051 1. 2. 3. …. - Nhà cửa, vật kiến trúc - Máy móc, thiết bị điện lực ………. ………….. ………. …. ………….. ………. …. ………….. ………. …. 2. Kế toán khấu hao TSCĐ. Ngoài sự biến động tăng giảm TSCĐ thì trong quá trình sử dụng TSCĐ bị hao mòn về mặt giá trị. Do vậy kế toán thực hiện công việc tính khấu hao TSCĐ là một khâu quan trọng trong việc hạch toán TSCĐ. Là biện pháp bù đắp hay khôi phục từng phần hoặc toàn bộ giá trị TSCĐ. Việc tính khấu hao TSCĐ ở Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Bắc Hà từ trước tới nay luôn được thực hiện chính xác, hợp lý, có như vậy mới phản ánh đúng, đủ phần chi phí về khấu hao TSCĐ trong giá thành buồng phòng, và các dịch vụ khinh doanh khác của Công ty. Kế toán khấu hao TSCĐ được thể hiện trên bảng tính và phân bổ khấu hao số 3. *Nguyên tắc để tính khấu hao TSCĐ Tất cả các TSCĐ hiện có của Công ty trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh đều phải trích khấu hao. Để việc theo dõi và trích khấu hao được thực hiện một cách dễ dàng thì kế toán tính mức khấu hao ngày bắt đầu đưa vò sử dụng TSCĐ. Nhưng ở Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Bắc hà để việc hạch toán TSCĐ được thực hiện một cách ngắn gọn nhưng vẫn đảm bảo tính chính xác, Công ty tiến hành tính khấu hao theo từng quý. Việc tính khấu hao TSCĐ được tiến hành căn cứ vào nguyên giá của TSCĐ và tỷ lệ khấu hao quy định cho từng loại tài sản do Nhà nước ban hành. *Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: Việc tính khấu hao TSCĐ tại Công ty được thực hiện theo tỷ lệ nhất định đối với từng loại tài sản do chế độ kế toán hiện hành quy định. Tỷ lệ khấu hao được quy định cho các loại TSCĐ tại Công ty như sau: STT Loại TSCĐ Tỷ lệ khấu hao % 1 Nhà cửa, vật kiến trúc 4% 2 Máy móc thiết bị điện lực 15% 3 Phương tiện vận chuyển 15% 4 Thiết bị điện tử 15% 5 Phương tiện phục vụ quản lý 15% 6 Thiết bị khác 20% Mức khấu hao Tháng = (Nguyên giá*Tỷ lệ khấu hao)/12 Mức khấu hao Quý = (Nguyên giá*Tỷ lệ khấu hao)/4 Mức khấu hao Năm = Nguyên giá*Tỷ lệ khấu hao Sau khi phân bổ khấu hao kế toán TSCĐ đưa bảng phân bổ cho kế toán tập hợp chi phí tính giá thành để đưa lên NKCT số 7 khoản mục khấu hao TSCĐ. *Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ (Bảng phân bổ số 3) Nội dung: Dùng để tính toán số khấu hao trích trong Quý và phân bổ số khấu hao đó cho các đối tượng sử dụng TSCĐ. - TSCĐ sử dụng trong các buồng phòng khách sạn và các quầy Bar. TK 627. - TSCĐ sử dụng trong các văn phòng Công ty TK 642 Các hàng ngang cột 2 của bảng phản ánh só khấu hao trích quý trước. Số khấu hao tăng giảm quý trước và số khấu hao phải trích quý này. Trong quý I năm 2010 Công ty chỉ mua 1 bộ loa Pcavy 115 với nguyên giá: 102.000.000đ. Mức khấu hao = 102.000.000*15%/4 = 3.825.000đ Không có trường hợp giảm TSCĐ nào (Căn cứ vào sổ chi tiết tăng giảm TSCĐ quý I năm 2010). Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ được thể hiện ở bảng dưới: Biểu sổ: 12 BẢNG PHÂN BỔ KHẤU HAO Quý II năm 2010 STT Chỉ tiêu Tỷ lệ KH % Nơi sử dụng Toàn DN TK327 TK641 TK 642 Nguyên giá Mức KH 1 2 3 4 5 6 7 8 1. 2. 3. 4. I.khấu hao trích quý trước II. khấu hao tăng quý trước - Mua 1bộ loa Peavy 115 III. khấu hao giảm trong quý trước Không có IV. khấu hao phải trích từ quý này. 15% 191.329.361.390 102.000.000 102.000.000 0 0 191.431.361.39 0 2.013.214.280 3.825.000 3.825.000 ……………. ……………. 2.017.039.390 1.824.200.000 3.825.000 3.825.000 ……………. ……………. 1.828.025.000 …. …. …. …. ….. ….. 189.014.280 ………….. ………….. ………….. ………….. …………… Cơ sở để lập bảng phân bổ khấu hao quý II năm2010 - Dòng khấu hao trích quý trước: lấy dòng khấu hao phải trích quý này của bảng phân bổ khấu hao quý I là: 2.013.214.280đ - Dòng khấu hao tăng trong quý trước: căn cứ vào các chứng từ gốc và các sổ TSCĐ để vào. - Dòng khấu hao giảm ( tương tự như trên). - Khấu hao phải trích quý này được tính bằng: Khấu hao trích quý trước + khấu hao tăng trong quý khấu hao giảm. 2.013.214.280 + 3.825.000 = 2.017.039.280đ Khấu hao phải trích quý này là: Số hiệu từ sổ TSCĐ, NKCT sổ 9, bảng phân bổ số 3 sẽ được ghi vào sổ cái TK 211, TK 214, và một số TK khác có liên quan. *Sổ Cái Là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong niên độ kế toán trong TK kế toán áp dụng cho Doanh nghiệp. Mỗi tài khoản được mở cho một hoặc một số trang liên tiếp trên sổ cái đủ để ghi trong một niên độ kế toán. Biểu số: 13 CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN BẮC HÀ SỔ CÁI TK 211 TSCĐ hữu hình Quý II năm 2010 ĐVT: đồng Số dư đầu năm Nợ Có Ghi có các TK đối ứng TK này Quý I Quý II Quý III Quý IV TK 112 76.500.000 Cộng Nợ 76.500.000 Cộng Có 363.875.000 Nợ Số dư cuối quý Có 191.431.361.390 191.143.986.390 Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, gi rõ họ tên) (Ký, gi rõ họ tên) (Ký, gi rõ họ tên) Biểu số: 14 CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN BẮC HÀ SỔ CÁI TK 214 Hao mòn TSCĐ Quý II năm 2010 ĐVT: đồng Số dư đầu năm Nợ Có Ghi có các TK đối ứng TK này Quý I Quý II Quý III Quý IV TK 211 235.027.450 Cộng Nợ 235.027.450 Cộng Có 2.017.039.280 Nợ Số dư cuối quý Có 76.572.544.556 78.354.556.386 Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, gi rõ họ tên) (Ký, gi rõ họ tên) (Ký, gi rõ họ tên) *Cơ sở lập sổ cái TK 211 - Căn cứ vào số dư cuối quý I năm 2010 để ghi số dư đầu quý II là 191.431.361.390đ. - Căn cứ vào các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ làm tăng TSCĐ và căn cứ vào sổ chi tiết ta ghi số liệu cho TK 211: 58.500.000 + 18.000.000 = 76.500.000đ Cộng số phát sinh ta lấy số liệu từ dòng cộng TK 211 của NKCT số 9 và ghi 363.875.000đ Số dư cuối quý = Số dư đầu quý + số phát sinh tăng trong quý - phát sinh giảm =191.431.361.390 + 76.500.000 - 363.875.000 = 191.143.986.390 đ *Cơ sở lập sổ cái TK 214 Căn cứ vào các nghiệp vụ giảm TSCĐ và số liệu từ các sổ TSCĐ, ta ghi số liệu cho TK 211 là: 235.027.450 đ Cộng nợ: 235.027.450 đ Cộng có: Lấy số liệu từ bảng phân bổ số 3 dòng khấu hao phải trích quý này để ghi: 2.018.314.280 đ Số dư cuối quý = số dư đầu quý + số phát sinh tăng trong quý - phát sinh giảm =76.572.544.556 + 2.017.039.280 - 235.027.450 = 78.354.556.386 đ 3. Kế toán sửa chữa TSCĐ. Trong quá trình sử dụng, TSCĐ bị hao mòn và hư hỏng từng bộ phận. Để đảm bảo cho TSCĐ hoạt động bình thường trong suốt thời gian sử dụng các DN phải thường xuyên tiến hành việc bảo dưỡng và sửa chữa TSCĐ khi bị hư hỏng. Nhiệm vụ của kế toán sửa chữa TSCĐ là phản ánh chính xác chi phí sửa chữa và tính giá thành các công việc sửa chữa lớn hoàn thành phân bổ đúng chi phí sửa chữa TSCĐ vào các đối tượng liên quan trong Doanh nghiệp. Vì Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Bắc Hà là một công ty dịch vụ và có hầu hết TSCĐ thuộc nguồn vốn đầu tư của các cổ đông từ khi mới thành lập. Phần lớn số TSCĐ này đã cũ và gần hết khấu hao nên việc sửa chữa diễn ra rất nhiều. tuỳ theo mô hình tính chất của công việc sửa chữa và tuỳ theo khả năng của Công ty có thể tiến hành sửa chữa theo hai phương thức sau: - Phương thức tự làm. - Phương thức cho thầu. A. Sửa chữa thường xuyên Công việc này thường xảy ra đột xuất ngoài dự kiến của Công ty. Khi các nhu cầu về sửa chữa thường xuyên về TSCĐ của các bộ phận báo lên. Sau đó Công ty tiến hành thuê ngoài sửa chữa. Chi phí phát sinh sẽ được tập hợp vào khoản mục chi phí sản xuất chung. VD: Sửa chữa mái nhà để xe của công nhân do bị nứt hồi tháng 4/2010 STT Các khoản chi phí Số tiền 1 Nguyên vật liệu 5.670.000 đ 2 Tiền mặt 786.000 đ 3 Tiền công 350.000đ Cộng: 6.806.000đ B, Sửa chữa lớn TSCĐ: Hàng năm Công ty tiến hành sửa chứa lớn TSCĐ, lập kế hoạch và trích trước chi phí sửa chữa và chuyển sang cho kế toán giá thành theo dõi vào TK 335. Khi các chi phí phát sinh kế toán ghi sổ và lập định khoản tập hơp vào chi phí TK 241. Với những công việc sửa chữa lớn TSCĐ Công ty tiến hành thuê ngoài với hình thức thuê ngoài và giao khoán công trình cho bên đấu thầu theo ghi thỏa thuận. Khi tiến hành sửa chữa xong thì tiến hành nghiệm thu công trình. VD: Qúi II năm Công ty tiến hành sửa chữa nâng cấp hệ thống phòng khách sạn, chi phí dự kiến 820.000.000 đ. Công ty tiến hành nghiệm thu công trình khi hoàn thành theo biên bản sau. CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN BẮC HÀ BIÊN BẢN NGHIỆM THU SỬA CHỮA LỚN Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Bắc Hà tiến hành nghiệm thu sửa chữa lớn TSCĐ. Tên TSCĐ: các phòng của Công ty. Đại diện các bên cùng tiến hành nghiệm thu gồm: Ông: Nguyễn Đức Tuấn - Giám đốc Công ty. Ông: Đình Quang Toàn - Đại diện Công ty Xây lắp số 3 Bà: Trịnh Thị Huệ - Kế toán trưởng Công ty. Cùng một số thành viên khác đã tiến hành nghiệm thu công trình sửa chữa lớn nâng cấp hệ thống các phòng của Công ty. Công trình được đánh giá đáp ứng yêu cầu chất lượng, tiến độ và giá cả theo hợp đồng là: 812.460.000đ Ngày 25 tháng 4 năm 2010 Kế toán TSCĐ Bên nhận Bên giao Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Khi có biên bản nghiệm thu kế toán tiến hành nghiệm thu theo định khoản. Nợ TK 335 : 812.460.000 Có TK 241: 812.460.000 Sau khi quyết toán công trình cho bên sửa chữa, kế toán gửi lên viện kinh tế xây dựng để thẩm định và ghi theo kết quả thẩm định số tiền trả cho bên sửa chữa là: Nợ TK 335 : 812.460.000 Có TK 241: 812.460.000 CHƯƠNG III – NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TSCĐ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN BẮC HÀ I. Nhận xét, đánh giá TSCĐ tại Công ty CP ĐT & PT Bắc Hà. 1. Đánh giá chung về tổ chức kế toán tại Công ty CP ĐT & PT Bắc Hà. Bộ máy kế toán của Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển Bắc Hà được tổ chức tương đối hoàn chỉnh, chặt chẽ, quy trình làm việc khoa học với đội ngũ có năng lực, nắm vững chế độ kế toán, nhiệt tình trong công việc lại được bố trí hợp lý, phù hợp với năng lực mỗi người, tạo điều kiện nâng cao trách nhiệm đồng thời có tinh thần tương trợ lẫn nhau trong công tác kế toán. Trong quá trình áp dụng kế toán mới, tuy còn gặp nhiều khó khăn do giải pháp tiếp cận với nhiều khái niệm mới, cơ chế mới. Nhưng bộ máy kế toán của Công ty không ngừng học hỏi, cập nhật thông tin, vận dụng một cách linh hoạt sáng tạo. Hình thức sổ kế toán: Công ty áp dụng hình thức Nhật ký chứng từ là phù hợp với đặc điểm của Công ty. Đồng thời phù hợp với trình độ chuyên môn của cán bộ kế toán của Công ty cũng như việc áp dụng làm kế toán bằng máy tính tại Công ty. Công ty tổ chức một hệ hống sổ chi tiết và sổ tổng hợp tương đối đầy đủ, dễ dàng cho công tác kiểm tra đối chiếu. Đặc biệt chú trọng việc lập hệ thống sổ chi tiết nhằm cung cấp thông tin chi tiết, đầy đủ, kịp thời cho người quản lý, tạo điều kiện cho tổng hợp số liệu cuối kỳ và lên báo cáo. Hệ thống chứng từ kế toán: Chứng từ vừa là cơ sở hạch toán vừa là cơ sở pháp lý cho các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Nhìn chung hệ thống chứng từ của Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển Bắc hà được kiểm tra chặt chẽ,hợp lý, đảm bảo tính đúng đắn của số liệu. Công ty sử dụng hệ thống chứng từ theo quy định của Bộ tài chính. Việc lập và luân chuyển chứng từ được tực hiện theo đúng chế độ hiện hành của Nhà nước. 2. Đánh giá thực trạng hạch toán TSCĐ tại Công ty CP ĐT & PT Bắc Hà. A. Ưu điểm. Bộ máy kế toán của Công ty CP ĐT & PT Bắc Hà được tổ chức theo mô hình vừa tập trung vừa phân tán phù hợp với quy mô và phạm vi hoạt động của Công Ty. Đặc biệt với đội ngũ kế toán có trình độ chuyên môn nhiều kinh nghiệm về kiểm tra xử lý thông tin kịp thời,chính xác tạo điều kiện thuận lợi cho các cấp quản trị nắm được tình hình hoạt động của Công ty một cách nhanh chóng thông qua các thông tin kế toán cung cấp. Công ty áp dụng hệ thống tài khoản kế toán, hệ thống sổ sách theo đúng chế độ kế toán do bộ tài chính ban hành đảm bảo mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh được phản ánh môt cách kịp thời trên các chứng từ tương ứng. Công tác kế toán TSCĐ ở công ty đã cung cấp đầy đủ các thông tin về tình hình hiện có, sự vận động tăng giảm TSCĐ, khấu hao TSCĐ giúp cho công tác quản lý việc hạch toán đúng trong toàn Công ty kịp thời và chính xác hơn. Việc tổ chức hạch toán kế toán theo hình thức tập trung giúp cho việc quản lý trực tiếp tất cả các loại TSCĐ cả về mặt lượng và giá trị một cách chính xác,giúp cho Công ty hạch toán TSCĐ được đầy đủ và nhanh chóng hơn. Hệ thống sổ sách chứng từ khá đầy đủ như: Các biên bản bàn giao TSCĐ, biên bản thanh lý, nhượng bán, biên bản xác định giá TSCĐ, nhật ký chứng từ số 9, sổ cái, các báo cáo kế toán về tình hình tăng giảm, số hiện có của TSCĐ. Các sổ sách trên đều được lập chính xác, đầy đủ và đúng thời gian quy định. Từ đó sẽ là căn cứ số liệu chính xác, hợp lý phần kế toán khác. B. Hạn chế. Bên cạnh những ưu điểm mà Công ty đã đạt được trong công tác kế toán nói chung và công tác TSCĐ nói riêng còn tồn tại những hạn chế sau: Do Công ty có các xí nghiệp được phân bổ cách xa nhau do điều kiện xa xôi nên khả năng cập nhật và cung cấp thông tin chậm đôi khi làm ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp cho công tác quản lý điều hành. - Công ty sử dụng một khối lượng máy móc, thiết bị có giá trị lớn trong quá trình sản xuất máy móc thiết bị cần phải được bảo dưỡng, sửa chữa khi hỏng để tăng năng xuất. - Việc theo dõi tình hình sử dụng bảo quản TSCĐ ở các địa điểm chưa được cụ thể và chính xác. II. Các giải pháp thực hiện hạch toán TSCĐ tại Công ty CP ĐT & PT Bắc Hà. Sau khi xem xét thực tế tình hình hạch toán TSCĐ của Công ty CP ĐT & PT Bắc Hà trong năm qua.Ta thấy rằng mặc dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng Công ty đã từng bước khắc phục và đạt được những kết quả đáng biểu dương. Bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn một số hạn chế tồn tại trong quá trình kinh doanh dịch vụ cũng như việc tổ chức hạch toán TSCĐ. Do đố cần thiết phải có những biện pháp hữu hiệu nhằm khắc phục và hạn chế những tồn tại trên.Từ đó góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ nói chung và hiệu quả hạch toán TSCĐ nói riêng. Với những kiến thức, hiểu biết đã thu nhận được trong quá trình học tập và thời gian nghiên cứu thực tập tại Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển Bắc Hà. Em xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến sau đây: Để sử dụng TSCĐ tốt hơn Công ty cần phân bổ tỷ trọng của các loại TSCĐ trong tổng giá trị TSCĐ toàn Công ty. Chú trọng đầu tư mua sắm thêm các trang thiết bị cần thiết và thực sự đáp ứng được nhu cầu đang lên của thị trường như mua sắm thêm trang thiết bị phục vụ cho nhu cầu kinh doanh của Công ty. Bên cạnh đó công ty nên kịp thời xử lý những TSCĐ chờ thanh lý,những TSCĐ ít đem lại hiệu quả kinh tế và cần tiến hành sửa chữa nâng cấp trang thiết bị. Mặt khác lại tránh được sự ứ đọng vốn cố định gây ảnh hưởng không tốt cho quá trình sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp. Thực hiện tính khấu hao và sử dụng quỹ khấu hao hợp lý. Việc tính khấu hao cơ bản là hình thức thu hồi vốn cố định. Mức độ chính xác của trích khấu hao ảnh hưởng trực tiếp đến việc bảo toàn vốn cố định. Do vậy vốn cố định có được bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng hay không là phụ thuộc vào việc tính và trích khấu hao cho đúng, dủ hay không. Nhất là trong điều kiện hiện nay, khoa học kỹ thuật trên thế giới ngày càng phát triển mạnh mẽ, yêu cầu đặt ra là Công ty phải thường xuyên đánh giá và đánh giá lại TSCĐ của Công ty. Việc đánh giá chính xác giá trị của TSCĐ là căn cứ để khấu hao nhăm thu hồi vốn.Đánh giá lại TSCĐ sẽ giúp Công ty nắm được tình hình biến động về vốn cố định. Từ đó có các biện pháp điều chỉnh thích hợp như chọn phương pháp khấu hao và mức khấu hao hợp lý. Trong quá trình tính khấu hao không phải cứ khấu hao nhanh để có hiệu quả, công ty phải có các phương pháp khấu hao phù họp với quy mô sản xuất và loại hình sản xuất của mình. Việc tính khấu hao phải phản ánh đúng giá trị hao mòn của TSCĐ và giá thành sản phẩm tránh tình trạng mức khấu hao quá cao làm cho giá bán tăng lên, hay nói cách khác là giá thành sản phẩm quá lớn. Do vậy Công ty phải có phương pháp khấu hao và sử dụng quỹ khấu hao hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ. III. Kết luận. Tổ chức và nâng cao hiệu quả việc sử dụng TSCĐ trong sản xuất kinh doanh đang là một vấn đề mang tính thời sự cấp bách có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay. Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển Bắc hà là một Công ty hạch toán kinh doanh độc lập. Trong năm qua Công ty có nhiều cố gắng tích cực phấn đấu trong hoạt động sản xuất kinh doanh.Nhờ đó mà lãi thu được ngày càng tăng. Để đạt được thành tích đó là nhờ sự nỗ lực và tinh thần đoàn kết, độc lập tự chủ trong kinh doanh của toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty. Tuy nhiên so với năng lực và khả năng tiềm ẩn của Công ty thì hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu quả sử dụng TSCĐ còn có khả năng đạt được con số cao hơn. Như vậy để nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên, tăng mức đóng góp cho Ngân sách Nhà nước, tích lũy để sản xuất kinh doanh, Công ty cần xem xét, tham khảo thực hiện một số giải pháp chủ yếu đã trình bày ở trên. Trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển Bắc Hà. Được sự giúp đỡ nhiệt tình của cô giáo Đào Thị Minh Phượng và Ban lãnh đạo, các cô, chú trong phòng tài chính trong Công ty. Em đã mạnh dạn nêu ra một số biện pháp chủ yếu để Công ty tham khảo, nhằm góp phần đẩy mạnh việc tổ chức và nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ trong sản xuất kinh doanh của Công ty. Do thời gian nghiên cứu còn hạn chế và sự hiểu biết còn hạn chế nên bản tổng hợp không thể thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô và các cô chú trong phòng kế toán của Công ty để đề tài nghiên cứu của em được hoàn thiện hơn. Em xin trân thành cảm ơn! DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình kế toán tài chính - NXB Tài chính – Hà Nội năm 2008. 2. Giáo trình kế toán doanh nghiệp – NXB Tài chính – Hà Nội. 3. Hệ thống tài khoản kế toán ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính. 4. Sổ truyền thống Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển Bắc Hà. 5. Hệ thống báo cáo tài chính. Mục lục NhËn xÐt cña ®¬n vÞ thùc tËp B¾c ninh, Ngµy ……. Th¸ng…… n¨m 2011 X¸c nhËn cña ®¬n vÞ thùc tËp

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCông Tác Kế Toán Tài sản cố định Tại Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Và Phát Triển Bắc Hà.doc
Luận văn liên quan