Đề tài Công tác quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại xí nghiệp khai thác than 790

Lời mở đầu Sản xuất và khai thác than là mặt hàng xuất khẩu đem lại ngoại tệ cho đất nước, là nguồn thu nhập chủ yếu cho đời sống và sinh hoạt của cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp nói riêng, và người dân vùng mỏ Quảng ninh nói chung. Sản xuất kinh doanh là cơ sở để duy trì sự tồn tại và phát triển của một nền kinh tế nói chung, của một doanh nghiệp nói riêng. Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải có hiệu quả . Để đạt được kết quả mong muốn đó, doanh nghiệp phải tiến hành các hoạt động quản lý và một trong những công cụ không thể thiếu được trong quá trình quản lý là “Kế toán”. Kế toán là một công cụ quan trọng để theo dõi, quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý tài sản-Vật tư- Tiền vốn của doanh nghiệp, cung cấp các thông tin kinh tế cho lãnh đạo doanh nghiệp và các cơ quan quản lý làm cơ sở đánh gía đúng đắn kịp thời và có hệ thống tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Quá trình sản xuất kinh doanh phải qua nhiều khâu nhiều công đoạn do đó công tác kế toán cũng phải qua nhiều bước. Trong đó tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm kịp thời chính xác là bước cơ bản, là chỉ tiêu kinh tế quan trọng chủ yếu được các nhà quản lý doanh nghiệp quan tâm vì trên cơ sở đó đánh gía được thực chất tình hình sản xuất kinh doanh , tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, quá trình thực hiện các định mức tiêu hao về Tài sản- Vật tư- Tiền vốn . Để từ đó tiến hành phân tích hoạt động kinh tế của doanh nghiệp một cách chính xác. Công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm kịp thời chính xác là công việc quan trọng đầu tiên giúp doanh nghiệp đề ra được các quyết định kinh doanh phù hợp trong điều kiện cạnh tranh trên thị trường hiện nay. ý thức được tầm quan trọng của công tác này, với mong muốn được kết hợp các kiến thức đã học em chọn đề tài “Công tác quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ”. Tại Xí nghiệp khai thác than 790. Trong thời gian thực tập tại Xí nghiệp tôi đã cố gắng thu thập tài liệu, số liệu để phân tích đánh giá đối chiếu với kiến thức đã học, với mong muốn hiểu biết sâu hơn và có khoa học về công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói chung và của Xí nghiệp khai thác than 790 nói riêng. Nội dung thực tập nâng cao I : Đề tài CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI XÍ NGHIỆP KHAI THÁC THAN 790. Gồm có 3 phần chính. PHẦN I: Những vấn đề cơ bản về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp khai thác than 790. PHẦN II: Thực trạng công tác quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp khai thác than 790. PHẦN III: Một số biện pháp nhằm hạ thấp CPSX và giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp khai thác than 790.   Nội dung Trang Lời mở đầu 1 PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM. 3 I - Khái niệm và phân loại chi phí 3 1- Khái niệm chi phí sản xuất 3 2- Phân loại chi phí sản xuất 3 II- Khái niệm và phân loại giá thành sản phẩm 7 1- Khái niệm giá thành sản phẩm 7 2- Phân loại giá thành sản phẩm 7 3- Phân biệt chi phí sản xuất với giá thành sản phẩm 8 III- Một số biện pháp nhằm giảm cpsx và hạ giá thành sản phẩm 9 PHẦN II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CPSX VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI XÍ NGHIỆP KHAI THÁC THAN 790 10 I- Quá trình hình thành và phát triển của xí nghiệp khai thác than 790. 10 1- Sự hình thành và phát triển của Xí nghiệp khai thác than 790 10 2- Chức năng, nhiệm vụ của Xí nghiệp khai thác than 790 12 3- Các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình SXKD của Xí nghiệp 12 4- Nhà cửa, vật kiến trúc và trang thiết bị, phương tiện máy móc để phục vụ cho sản xuất của Xí nghiệp 14 * TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ VÀ BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA XÍ NGHIỆP KHAI THÁC THAN 790 16 1- Tổ chức bộ máy của xí nghiệp: (Sơ đồ và chức năng nhiệm vụ của bộ máy quản lý Ban giám Đốc và các Phòng Ban) 16 2- Chức năng nhiệm vụ của Bộ máy phòng kế toán 18 3- Sơ đồ trình tự kế toán ghi sổ của Xí nghiệp 19 II- Thực trạng công tác quản lý cpsx và giá thành sản phẩm tại xí nghiệp khai thác than 790 20 1- Phân loại chi phí sản xuất 20 2- Đối tượng tập hợp chi phí tại Xí nghiệp 790 20 3- Đối tượng tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp 790 21 4- Phân tích các khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm 21 PHẦN III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HẠ THẤP CPSX VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI XÍ NGHIỆP KHAI THÁC THAN 790 27 I - Những thành công và tồn tại của xí nghiệp 27 1- Những thành công 27 2- Những mạt hạn chế 28 II- Một số kiến nghị 28 Kết luận 29

docx34 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2604 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Công tác quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại xí nghiệp khai thác than 790, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu S ản xuất và khai thác than là mặt hàng xuất khẩu đem lại ngoại tệ cho đất nước, là nguồn thu nhập chủ yếu cho đời sống và sinh hoạt của cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp nói riêng, và người dân vùng mỏ Quảng ninh nói chung. Sản xuất kinh doanh là cơ sở để duy trì sự tồn tại và phát triển của một nền kinh tế nói chung, của một doanh nghiệp nói riêng. Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải có hiệu quả . Để đạt được kết quả mong muốn đó, doanh nghiệp phải tiến hành các hoạt động quản lý và một trong những công cụ không thể thiếu được trong quá trình quản lý là “Kế toán”. Kế toán là một công cụ quan trọng để theo dõi, quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý tài sản-Vật tư- Tiền vốn của doanh nghiệp, cung cấp các thông tin kinh tế cho lãnh đạo doanh nghiệp và các cơ quan quản lý làm cơ sở đánh gía đúng đắn kịp thời và có hệ thống tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Quá trình sản xuất kinh doanh phải qua nhiều khâu nhiều công đoạn do đó công tác kế toán cũng phải qua nhiều bước. Trong đó tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm kịp thời chính xác là bước cơ bản, là chỉ tiêu kinh tế quan trọng chủ yếu được các nhà quản lý doanh nghiệp quan tâm vì trên cơ sở đó đánh gía được thực chất tình hình sản xuất kinh doanh , tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, quá trình thực hiện các định mức tiêu hao về Tài sản- Vật tư- Tiền vốn . Để từ đó tiến hành phân tích hoạt động kinh tế của doanh nghiệp một cách chính xác. Công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm kịp thời chính xác là công việc quan trọng đầu tiên giúp doanh nghiệp đề ra được các quyết định kinh doanh phù hợp trong điều kiện cạnh tranh trên thị trường hiện nay. ý thức được tầm quan trọng của công tác này, với mong muốn được kết hợp các kiến thức đã học em chọn đề tài “Công tác quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ”. Tại Xí nghiệp khai thác than 790. Trong thời gian thực tập tại Xí nghiệp tôi đã cố gắng thu thập tài liệu, số liệu để phân tích đánh giá đối chiếu với kiến thức đã học, với mong muốn hiểu biết sâu hơn và có khoa học về công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói chung và của Xí nghiệp khai thác than 790 nói riêng. Nội dung thực tập nâng cao I : Đề tài CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI XÍ NGHIỆP KHAI THÁC THAN 790. Gồm có 3 phần chính. PHẦN I: Những vấn đề cơ bản về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp khai thác than 790. PHẦN II: Thực trạng công tác quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp khai thác than 790. PHẦN III: Một số biện pháp nhằm hạ thấp CPSX và giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp khai thác than 790. PHẦN I NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM. Khái niệm và phân loại chi phí sản xuất. Khái niệm chi phí sản xuất. Chi phí sản xuất kinh doanh (SXKD) là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp (DN) đã bỏ ra có liên quan đến hoạt động SX KD trong một thời kỳ nhất định. Để tiến hành hoạt động SXKD , các doanh nghiệp cần thiết phải có 3 yếu tố cơ bản : Tư liệu lao động- Đối tượng lao động- Sức lao động. Thực chất cho phí SXKD là sự dịch chuyển vốn, dịch chuyển giá trị 3 yếu tố sản xuất cơ bản trên vào các đối tượng tính giá ( sản phẩm hàng hoá, dịch vụ, lao vụ ). Toàn bộ chi phí SXKD của DN chi ra trong kỳ bao gồm chi phí SXKD của bộ phận sản xuất kinh doanh cơ bản và chi phí SXKD của các hoạt động khác Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh. Có nhiều phương pháp phân loại chi phí sản xuất và mỗi phương pháp có công dụng và tính năng riêng tuỳ theo phạm vi nghiên cứu mà lựa chọn tiêu thức phân loại chi phí cho thích hợp. Việc phân loại chi phí SXKD là việc xắp xếp các chi phí sản xuất vào từng loại, từng nhóm khác nhau theo các tiêu thức nhất định cho phù hợp với yêu cầu của công tác quản lý và hạch toán. Phân loại theo yếu tố chi phí Để cung cấp thông tin về chi phí một cách cụ thể , nhằm phục vụ cho việc xây dựng và phân tích định mức, vốn lưu động, việc lập, kiểm tra và phân tích dự toán chi phí , các yếu tố trên có thể được chi tiết hoá theo nội dung kinh tế cụ thể của chúng. Theo quyết định hiện hành ở Việt nam toàn bộ chi phí được chí làm 7 yếu tố sau : *Yếu tố nguyên liệu , vật liệu : Bao gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ.... sử dụng vào SXKD (loại trừ giá trị vật liệu dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi . *Yếu tố nhiên liệu, động lực : Sử dụng vào quá trình SXKD trong kỳ (trừ số dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi ) *Yếu tố tiền lương và các khoản phụ cấp lương : Phản ánh tổng số tiền lương và phụ cấp mang tính chất lương phải trả cho toàn bộ CNVC. *Yếu tố BHXH, BHYT, KPCĐ: Phản ánh phần BHXH , BHYT, KPCĐ trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương và phụ cấp tiền lương phải trả của CNVC. *Yếu tố khấu hao TSCĐ: Phản ánh tổng số khấu hao TSCĐ phải trích trong kỳ của tất cả TSCĐ sử dụng trong SXKD trong kỳ (không phân biệt TSCĐ dùng trong sản xuất hay cho quản lý) *Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài : Phản ánh toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoài dùng vào SXKD như : Tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại.... *Yếu tố chi phí khác bằng tiền : Phản ánh toàn bộ chi phí khác bằng tiền chưa phản ánh vào các yếu tố chi phí trên dùng vào hoạt động SXKD trong kỳ như : tiền công tác phí, tiếp khách , hội họp.... Phân loại theo tiêu thức này có tác dụng giúp cho các nhà quản lý doanh nghiệp biết được tổng số chi phí DN chi ra trong một kỳ nhất định, biết được nội dung, kết cấu, tỷ trọng của từng loại chi phí trong toàn bộ chi phí đã dùng vào quá trình sản xuất kinh doanh . Là cơ sở để phân tích, đánh giá việc thực hiện định mức dự toán là căn cứ để lập kế hoạch SXKD cho kỳ sau và là cơ sở để xác định thu nhập và giải thích chi phí SXKD theo yếu tố trong bản “thuyết minh báo cáo tài chính “. b-Phân loại chi phí SX theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm Căn cứ vào ý nghĩa của chi phí trong Giá thành sản phẩm và để thuận tiện cho việc tính giá thành toàn bộ, chi phí được phân theo khoản mục. Theo chế độ hiện hành, chi phí SX KD của DN hiện nay chi làm 3 khoản mục: * Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : Bao gồm toàn bộ các chi phí về nguyên vật liệu chính vật liệu phụ , nhiên liệu, phụ tùng ..... tham gia trực tiếp vào sản xuất chế tạo sản phẩm, hay thực hiện lao vụ, dịch vụ. (loại trừ giá trị vật tư dùng không hết nhập kho và phế liệu thu hồi . * Chi phí nhân công trực tiếp : Bao gồm toàn bộ tiền lương , phụ cấp lương và các khoản trích cho các quỹ BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn ( được tính theo tỷ lệ quy định hiện hành 19% tính vào giá thành). * Chi phí sản xuất chung: Là những chi phí phát sinh trong phạm vi PX sản xuất (trừ chi phí vật liệu và nhân công trực tiếp ). Ngoài ra khi tính chỉ tiêu giá thành toàn bộ (giá thành đầy đủ) thì chỉ tiêu giá thành còn bao gồm chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng . C-Phân loại chi phí theo chức năng trong SX kinh doanh Dựa vào chức năng hoạt động trong quá trình sản xuất kinh doanh và chi phí liên quan đến việc thực hiện các chức năng mà chia chi phí SXKD làm 3 loại: * Chi phí thực hiện chức năng sản xuất : Bao gồm những chi phí liên quan đến việc chế tạo hay thực hiện các lao vụ, dịch vụ của DN * Chi phí thực hiện chức năng tiêu thụ : Gồm tất cả các chi phí phát sinh liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm , hàng hoá, lao vụ, dịch vụ của DN. * Chi phí thực hiện chức năng quản lý : Gồm các chi phí quản lý kinh doanh hành chính và những chi phí chung phát sinh liên quan đến hoạt động của DN. Cách phân loại này là cơ sở để xác định giá thành công xưởng, giá thành toàn bộ, giá trị hàng tồn kho, phân biệt chi phí theo từng chức năng cũng như làm căn cứ để kiểm soát và quản lý quản lý chi phí . D- Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo phương pháp tập hợp vào các đối tượng chịu chi phí . Theo cách phân loại này thì chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp. * Chi phí trực tiếp : là chi phí sản xuất liên quan trực tiếp đến việc sản xuất ra sản phẩm và có thể hạch toán trực tiếp cho đối tượg chịu chi phí. Chi phí trực tiếp thường chiếm tỷ trọng lớn. trong giá thành như : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp , chi phí nhân công trực tiếp..... * Chi phí gián tiếp : là chi phí có liên quan đến việc sản xuất ra nhiều sản phẩm và phải phân bổ cho các đối tượng có liên quan theo tiêu thức nhất định được lựa chọn phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp như chi phí sản xuất chung..... Mức độ phân bổ của chi phí gián tiếp càng chính xác khi tiêu chuẩn phân bổ hợp lý . Tức là chúng có mối quan hệ tỷ lệ thuận với số chi phí cần phân bổ cho các đối tượng . Cách phân loại này có ý nghĩa đối với việc xác định phương pháp kế toán tập hợp chi phí và phân bổ chi phí cho đối tượng tính giá thành một cách hợp lý. E- Phân loại theo quan hệ giữa chi phí với khối lượng, công việc, sản phẩm hoàn thành. * Định phí ( chi phí cố đinh ) : Là những chi phí chi ra có tính chất ổn định , không thay đổi ( hoặc ít thay đổi ) so với khối lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ như chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí quản lý doanh nghiệp . Tuy vậy sự ổn định đó cũng có mức độ giới hạn nhất định .Khi có sự thay đổi quá lớn về kết quả SXKD thì sẽ có sự thay đổi của các chi phí bất biến. * Biến phí (chi phí biến đổi ): Là các chi phí thay đổi tỷ lệ thuận với sản lượng sản phẩm sản xuất ra như : Chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công ..... Việc phân loại chi phí SXKD thành chi phí bất biến và chi phí khả biến , có tác dụng trong việc xây dựng chiến lược sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, lao vụ, dịch vụ của DN . Có ý nghĩa trong việc phân tích tình hình tiết kiệm chi phí sản xuất và định ra biện pháp thích hợp nhàm hạ thấp chi phí sản xuất cho 1 đơn vị sản phẩm. Tóm lại: Mỗi cách phân loại chi phí đều có ý nghĩa, tác dụng riêng nhưng lại có mối quan hệ mật thiết với nhau, bổ xung cho nhau để nhằm mụch đích chung là quản lý tốt chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm . Việc phân loại chi phí sản xuất giúp ta hiểu biết cặn kẽ nội dung, tính chất và mỗi loại chi phí trong quá trình hoạt động SXKD. II-Khái niệm và phân loại giá thành sản phẩm. Khái niệm giá thành sản phẩm. * Khái niệm : Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà DN đã bỏ ra bất kể ở kỳ nào nhưng có liên quan đến khối lượng công việc, sản phẩm đã hoàn thành trong kỳ. *Chức năng: Có 2 chức năng chủ yếu . Chức năng là thước đo bù đắp chi phí . Chức năng lập giá. Mục đích của hoạt động SXKD phải đảm bảo bù đắp được chi phí và có lãi, thông qua việc tiêu thụ sản phẩm , lao vụ, dịch vụ mà thực hiện giá trị sử dụng của hàng hoá . Giá bán sản phẩm hàng hoá lao vụ phải dựa trên cơ sở giá thành sản phẩm để xác định thông qua giá bán sản phẩm mà đánh giá mức độ bù đắp chi phí và hiệu quả của chi phí . Phân loại giá thành sản phẩm . Xét theo thời điểm tính và nguồn số liệu để tính giá thành sản phẩm thì giá thành được chia làm 3 loại : Giá thành kế hoach, giá thành định mức và giá thành thực tế. * Giá thành kế hoạch : Là giá thành được xác định trước khi bước vào hoạt động sản xuất kinh doanh trên cơ sở giá thành thực tế cuả năm trước ( kỳ trước ) và các định mức, các dự toán chi phí của kỳ kế hoạch . *Giá thành định mức: Là giá thành được tính toán trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành ở các thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch do đó giá thành định mức cũng có thể thay đổi cho phù hợp với sự thay đổi của định mức. Giá thành định mức là thước đo để đánh giá kết quả sử dụng lao động- vật tư- tiền vốn trong quá trình hoạt động SXKD của DN . *Giá thành thực tế: Được xác định sau khi kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm trên cơ sở sản lượng thực tế hoàn thành và chi phí sản xuất thực tế phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm b- Xét theo phạm vi phát sinh chi phí , giá thành được chia làm 2 loại: Giá thành sản xuất và giá thành tiêu thụ. *Giá thành sản xuất: ( còn được gọi là công xưởng ) là chỉ tiêu phản ánh tất cả nhưng chi phí phát sinh liên quan đến việc xản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng (Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung). *Giá thành toàn bộ ( giá thành tiêu thụ) : là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm (chi phí sản xuất , chi phí bán hàng và chi phí quản lý ).Giá thành toàn bộ được xác định theo công thức: Giá thành Giá thành Chi phí Chi phí toàn bộ = Sản xuất + Quản lý + Tiêu thụ SP tiêu thụ sản phẩm doanh nghiệp sản phẩm 3 -Phân biệt chi phí sản xuất với giá thành sản phẩm Chi phí SXKD của DN cơ bản hình thành nên giá thành sản phẩm sản xuất của DN. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là 2 mặt biểu hiện của quá trình sản xuất có mối quan hệ mật thiết với nhau, giống nhau về chất vì đều là những hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà DN đã chi ra trong quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm. Tuy nhiên giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm lại không đồng nhất bởi vì giữa số lượng, phạm vi của chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm không bằng nhau. - Chi phí sản xuất phản ánh mặt hao phí và luôn gắn liền với một thời kỳ nhất định không phân biệt sản phẩm hoàn thành hay chưa hoàn thành. - Giá thành sản phẩm phản ánh mặt kết quả, nó gắn liền với một loại sản phẩm, một công việc lao vụ nhất định đã được xác định là hoàn thành. Giá thành sản phẩm bao gồm những chi phí tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình sản xuất và tiêu thụ phải được bồi hoàn để tái sản xuất ở D N. Tức là gồm một phần chi phí sản xuất chi ra trong kỳ và 1 phần chi phí kỳ trước chuyển sang (Chi phí của sản phẩm dở dang đầu kỳ ) 1 phần chi phí chưa chi ra trong kỳ nhưng đã tính vào giá thành sản phẩm (Chi phí phải trả ). *Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm được thể hiện qua sơ đồ sau và công thức sau: Chi phí sản xuất dở dang A đầu kỳ Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ B C D Tổng giá thành sản phẩm Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ Qua sơ đồ trên ta thấy : AC =AB +BD –CD Tổng giá thành Chi phí SX Chi phí Chi phí Sản phẩm = dở dang + sản xuất - sản xuất hoàn thành đầu kỳ phát sinh T kỳ dở dang Ckỳ Như vậy chi phí sản xuất là cơ sở để tính giá thành sản phẩm .Nếu tiết kiệm chi phí sản phẩm thì sẽ hạ đựơc giá thành sản phẩm. III- Một số biện pháp nhằm giảm CPSX và hạ giá thành sản phẩm. + Để giảm được chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm thì một mặt doanh nghiệp phải có biện pháp tiết kiệm chi phí sản xuất, mặt khác phải có biện pháp đầu tư, sử dụng chi phí hợp lý để nâng cao năng xuất lao động, tăng cường kết quả sản xuất sản phẩm. + Quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là nội dung quan trọng hàng đầu trong các doanh nghiếpản xuất. + Để đạt được mục tiêu tiết kiệm và tăng cường được lợi nhuận , để phục vụ tốt công tác quản lý chi phí và giá thành sản phẩm thì kế toán cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau: - Tính toán và phản ánh một cách chính xác, đầy đủ, kịp thời tình hình phát sinh chi phí sản xuất ở các bộ phận sản xuất , cũng như trong phạm vi toàn DN. - Tính toán chính xác, kịp thời giá thành của từng loại sản phẩm được sản xuất. - Kiểm tra chặt chẽ tình hình thực hiện các định mức tiêu hao và các dự toán chi phí nhằm phát hiện kịp thời các hiện tượng lãng phí , sử dụng chi phí không đúng kế hoạch, sai mục đích. - Lập báo cáo về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, tham gia phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, đề xuất biện pháp để tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ thấp giá thành sản phẩm. PHẦN II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI XÍ NGHIỆP KHAI THÁC THAN 790. ------------------------ I - Quá trình hình thành và phát triển của Xí nghiệp khai thác than 790. 1, Sự hình thành và phát triển của Xí nghiệp. Tên xí nghiệp: Xí nghiệp khai thác than 790 Trụ sở chính: Phường Cửa ông - Thị xã Cẩm Phả - Quảng Ninh ĐT: 033.865076 Fax: 033.865076 Xí nghiệp khai thác than 790 thuộc Công ty Đông Bắc với hai công nghệ khai thác lộ thiên và hầm lò. Là một doanh nghiệp nhà nước hoạt động theo tiêu chí công ích và nhiệm vụ dự bị động viên. Là một đơn vị Quân đội với nhiệm vụ là An ninh quốc phòng, chuyển sang nền kinh tế khai thác than, xuất phát từ một điểm khai thác than thuộc Binh đoàn 11 Bộ Quốc Phòng. Từ buổi sơ khai năm 1984 Xí nghiệp được gọi tên đầu tiền là Đội than thuộc Binh Đoàn 11 quân số chỉ có 30 đồng chí, với phương tiện thiết bị ban đầu còn nghèo nàn chủ yếu là tận dụng các phương tiện thiết bị cũ của Binh đoàn 11 chuyển sang. Nhưng với phương châm lấy khổ vượt khó các cán bộ, chiến sĩ bộ đội khai thác than Binh đoàn 11 đã duy trì và phát triển theo mô hình ngày một lớn mạnh . Đến tháng 7 năm 1990 với uy tín và tiềm năng của một đơn vị, đã không ngừng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng,với đội ngũ Cán bộ có nhiều kinh nghiệm, với trang thiết bị, phương tiện, máy móc hiện đại để đáp ứng cho việc khai thác than, đồng thời được sự nhất trí của Bộ Quốc Phòng. Dội khai thác than Binh đoàn 11 chính thức được thành lập với tên là Xí nghiệp Khai thác than 790 theo quyết định số: 388/QĐ-QP ngày 27 tháng 7 năm 1993 của Bộ Quốc Phòng. Và được cấp giấy phép kinh doanh Số: 302062 ngày 21 tháng 9 năm 1996. Do uỷ ban kế hoạch tỉnh QN cấp. Để thống nhất về mô hình sản xuất kinh doanh than trong đơn vị Quân đội trên vùng than Đông Bắc và các vùng lân cận. Ngày 27/12/1994 Công ty Đông Bắc thành lập theo Quyết định số: 910 cơ quan quyết định thành lập - Bộ Trưởng Bộ quốc Phòng và được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 110827 ngày 10/5/1996. Do uỷ ban kế hoạch Tỉnh cấp. Địa chỉ của trụ sở Công Ty hiện nay là : Cột 5 Phường Hồng Hải - Thành phố Hạ Long. dưới sự thống nhất của hai đồng cấp trên là Bộ Quốc Phòng và Tổng Công ty than Việt Nam nhằm tăng cường và thống nhất công tác quản lý các đơn vị Quân đội khai thác than, cùng sự lớn mạnh của các đơn vị nói riêng và Công ty nói chung. Từng bước ổn định và phát triển lâu dài và đủ sức cạnh tranh trên thương trường. Đặc thù của Xí nghiệp khai thác than 790 là một trong những thành viên của Công ty Đông Bắc là khai thác tận thu tài nguyên than lộ thiên và khai thác Hầm lò, trữ lượng than còn nhưng khai trường xuống sâu nên tổ chức quản lý và sản xuất gặp không ít khó khăn, để khắc phục tình hình đó xí nghiệp không ngừng tìm tòi, nghiên cứu tìm ra hướng đi cho mình một cách tốt nhất, về kỹ thuật khai thác và đầu tư phương tiện máy móc hiện đại,để duy trì sự tồn tại và sự sống còn của Xí nghiệp. Điều đó được thể hiện bằng những hoạt động cụ thể trong hoạt động sản xuất, sản lượng khai thác than hàng năm tăng nên rõ rệt. Trên chặng đường tồn tại và phát triển hơn 20 năm qua, Xí nghiệp cũng đã trải qua nhiều bước thăng trầm, gặp không ít khó khăn nhưng cũng đạt được nhiều thành tựu trong sản xuất ,kinh doanh, Xí nghiệp có sự thay đổi rõ rệt về đổi mới công nghệ và nâng cao trình độ quản lý của CBộ CNV. Đến nay doanh nghiệp đã có một đội ngũ CB-CNV lớn mạnh gồm có : 400 người Trong đó: - Sĩ quan: 5 Đồng chí - Quan nhân chuyên nghiệp: 27 Đ/c - Công nhân viên QP: 17 Đ/c -Lao động hợp đồng : 351 Đ/c - Lao động làm gián tiếp: 45 Đ/c, lao động làm gián tiếp: 355 Đ/c . Trong những năm qua xí nghiệp luôn đảm bảo việc làm cho người lao động, với mức thu nhập bình quân năm sau cao hơn năm trước ( mức bình quân năm 2004 là: 2.304.000 đ/ người/tháng). * Kết quả sản xuất năm 2004: + Bóc đất đá: 1.610.534/1.011.000m3 = 159,3 % + SXThan NK: 192.279/180.000 tấn = 106,8% Trong đó: + Lộ thiên: 146.617/135000 tấn = 108,0% + Hầm lò: 45.662/45.000 tấn = 101,0% + Mét lò: 1.235/1.206 m = 102,0% + Than tiêu thụ: 169.734,7/162.000 tấn = 104,0% + Than sạch : 54.911,8/66.100 tấn = 83,1% * Doanh thu: 52.564/46.306,7 Tr.Đồng = 113,0% * Thu nhập bình quân : 2.304.000 đ/ người / tháng 2, Chức năng và nhiệm vụ của Xí nghiệp Khai thác than 790. Là một Xí nghiệp Khai thác than lộ thiên và hầm lò, nằm trong dây truyền sản xuất than của Công ty than Đông Bắc. Nhiệm vụ chủ yếu là khai thác than và cung cấp than cho các Đơn vị trong nội bộ Công ty, các xí nghiệp chế biến kinh doanh than, cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước. Bên cạnh đó Xí nghiệp có nhiệm vụ Quốc phòng, chiến đấu bảo vệ vùng Đông Bắc khi có chiến tranh xảy ra. Xí nghiệp Khai thác than 790 có đội ngũ cán bộ lãnh đạo có nặng lực, có trình độ chuyên môn cao cùng với lực lượng công nhân lành nghề luôn được đào tạo nâng cao tay nghề thường xuyên để đáp ứng được những đòi hỏi kỹ thuật chất lượng cao trong sản xuất sản phẩm. Do đó sản phẩm của Xí nghiệp luôn được Công ty và bạn hàng đánh giá là sản phẩm có chất lượng cao. 3, Các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh Xí nghiệp Khai thác than 790 là Xí nghiệp trực thuộc Công ty Đông Bắc, trong quá trình phát triển, Xí nghiệp đã từng bước khẳng định vị thế của mình trên thị trường cũng như giữa các Xí nghiệp trong Công ty. Tuy nhiên bên cạnh đó còn một số thuận lợi và khó khăn. * Về mặt thuận lợi - Là đơn vị hạch toán phụ thuộc, mọi sản phẩm sản xuất ra đều do Công ty chịu trách nhiệm điều tiết phân bổ cho các đơn vị tiêu thụ. - Đội ngũ cán bộ công nhân ngày càng được nâng cao về trình độ kỹ thuật. Xí nghiệp bồi dưỡng đào tạo những đồng chí có năng lực, có phẩm chất tốt nhằm đáp ứng cho nhu cầu sản xuất hiện nay và về lâu dài. - Mọi yêu cầu về cải tiến đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị cho xí nghiệp luôn được Công ty quan tâm và giúp đỡ tạo điều kiện lao động tốt nhất cho toàn cán bộ công nhân của xí nghiệp. * Về khó khăn - Do hạch toán phụ thuộc đồng hai cấp, nên những khó khăn hay đề xuất trong công việc không được đáp ứng kịp thời dẫn đến sản xuất đôi khi bị ngưng trệ do không có chỉ đạo kịp thời. - Cán bộ chủ yếu là bộ đội chuyển nghành có kinh nghiệm ít trong khai thác cũng như trình độ kỹ thuật. - Khai trường của xí nghiệp trải rộng, công tác bố trí lao động gặp nhiều khó khăn do phải đầu tư nhỏ lẻ, - Trữ lượng than còn nhưng khai trường khai thác xuống sâu, chi phí sản xuất lớn dẫn đến tăng giá thành sản phẩm ảnh hưởng tới tài chính của xí nghiệp. Tuy gặp nhiều khó khăn trong sản xuất nhưng tất cả cán bộ chiến sĩ đều đồng lòng khắc phục khó khăn vượt lên để hoàn thành chỉ tiêu sản xuất Công ty giao hàng năm, và vẫn đảm bảo tốt đời sống sinh hoạt cho CB-CNV. Đưa xí nghiệp ngày càng phát triển lớn mạnh về số và chất lượng cùng các xí nghiệp trong nội bộ Công ty, góp phần thúc đẩy sự phát triển của Công ty Đông Bắc. 4, Với quy mô hiện đại của Xí nghiệp như (Nhà cửa - vật kiến trúc và máy móc, trang thiết bị) phục vụ sản xuất. * Nhà ở bằng nguồn vốn tự bổ sung gồm có: - Nhà làm việc Cơ Quan, nhà ở Chỉ Huy. - Nhà Hội trường tầng I và Tầng II. - Nhà tạm công trường, nhà điều hành Đội khai thác Lộ Thiên. - Nhà ở Đội ô tô xe máy, Trạm bơm xăng dầu. - Nhà Hệ thống cấp nước sinh hoạt. * Nhà ở do nguồn ngân sách cấp gồm có: - Nhà xưởng S/c ô tô xe maý, nhà ở Đội Chế Biến. * Nhà ở bằng nguồn vốn vay Công Ty gồm có: - Nhà ở của Công nhân, Nhà kho mìn vỉa 9, nhà tắm nước nóng cho CNLò - Nhà ở Đội khai thác Hầm lò, nhà phụ trợ VP, hệ thống cấp nước SH. 4, Đặc điểm số lượng trang bị kỹ thuật. Xí nghiệp khai thác than 790, nhiệm vụ chính là khai thác than lên chỉ có những loại máy móc thiết bị phục vụ cho công việc thi công khai thác than. Theo số lượng thống kê từ xí nghiệp ta có số liệu qua bảng: SỐ LƯỢNG MÁY MÓC THIẾT BỊ SẢN XUẤT CỦA XÍ NGHIỆP KHAI THÁC THAN 790 TT TÊN THIẾT BỊ ĐVT SỐ LƯỢNG MÃ HIỆU NƯỚC SX I THIẾT BỊ CÔNG TÁC 1 Máy phát điện Cái 3 Tiêp, nhật 2 Máy biến áp hầm lò cái 2 VN 3 Máy gạt D155 số 1 " 1 Nhật 4 Máy gạt CAT Cái 1 CAT Mỹ 5 Máy gạt D155 số 2 " 1 Komatsu Nhật 6 Máy xúc '' 5 Nhât, Mỹ 7 Máy gạt DT 75 " 1 DT 75 Nga 8 Máy khoan KZ20 " 4 VN 9 Quạt thông gió 5,5 kw " 3 T.Quốc 10 Khoan điện " 6 Nga 11 Máng cào than " 3 TQ 12 Máy bơm nước " 6 VN, Nga 13 Máy đo khí " 4 T. Quốc 14 Máy nén khí các loại " 4 VN, TQ 15 Quạt gió phòng nổ " 4 Nga, TQ 16 Máy trắc địa '' 1 VN 17 Máy hàn tự phát '' 1 VN 18 Máy sàng rung " 1 VN 19 Súng vặn ốc '' 1 VN 20 Đường điện 6 KV 3 VN 21 Đường điện cao thế,hạ thế 2 VN II DỤNG CỤ QUẢN LÝ 22 Máy điện thoại VP Cái 17 TQ+Nhật 23 Máy vi tính VP Cái 9 ĐNA 24 Máy điều hoà " 10 Nhạt+LD 25 Máy POTOCPY " 1 Nhật III PHƯƠNG TIÊN VẬN TẢI 26 TOYOTA - Xe Chỉ Huy Cái 2 Nhật 27 Xe ô tô MAZ '' 1 Nga 28 Xe Zin + Xe téc nước Cái 2 Zin Nga, TQ 29 Xe ô tô KMAZ Cái 1 KMAZ Đức 30 Xe ô tô KPAZ " 36 KPAZ LD, Nga 31 Xe ô tô DAWOO " 5 DAWOO Hàn quốc * TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA XÍ NGHIỆP KHAI THÁC THAN 790 : 1, Tổ chức bộ máy của xí nghiệp SƠ ĐỒ BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA XÍ NGHIỆP KHAI THÁC THAN 790 GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC KỸ THUẬT SX PHÓ GIÁM ĐỐC CHÍNH TRỊ PHÒNG K.Ỹ THUẬT PHÒNG TÀI CHÍNH BAN TỔ CHỨC LĐ BAN VẬT TƯ XE MÁY BAN CHÍNH TRỊ H.CHÍNH PHÒNG KHOẠCH ĐỘI KHAI THÁC HẦM LÒ ĐỘI KHAI THÁC LỘTHIÊN THIÊN ĐỘI XE MÁY ĐỘI CHẾ BIẾN * Chức năng và nhiệm vụ của bộ máy quản lý - Ban giám đốc: + Giám đốc: Là người đại diện pháp nhân của Xí nghiệp cũng là người điều hành chính và chịu trách nhiệm cao nhất trước Công ty, trước nhà nước và pháp luật mọi mặt về hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. Cũng như thực hiện các nghĩa vụ nộp ngân sách cho nhà nước và cơ quan cấp trên theo đúng luật định. + Phó giám đốc chính trị: Giúp Giám đốc đưa ra các nghị quyết về kế hoạch nhiệm vụ sản xuất trong tháng, Quý, năm. Chịu trách nhiệm trong công tác Đảng, công tác chính trị, công tác khen thưởng, kỷ luật, chịu trách nhiệm trong việc đào tạo, phát triển nguồn cán bộ kế cận, các tổ chức lao động và ban chính trị hành chính. + Phó giám đốc kỹ thuật: Giúp giám đốc công tác kỹ thuật khai thác, lộ thiên, Hầm lò, quản lý tài nguyên và danh giới mỏ, trực tiếp chỉ đạo phòng kỹ thuật an toàn và trực tiếp chỉ đạo công tác sản xuất đội khai thác lộ thiên và Đội khai thác Hầm lò. * Các phòng ban trong xí nghiệp + Phòng kế hoạch xây dựng cơ bản: Tham mưu cho giám đốc trong công tác xây dựng kế hoạch sản xuất, tổ chức xây dựng các công trình phúc lợi, công trình sinh hoạt phục vụ toàn xí nghiệp. + Phòng tài chính: Giúp giám đốc trong việc quản ký và sử dụng vốn, theo dõi về các mặt hoạt động sản xuất của xí nghiệp tiết kiệm và có hiệu quả. + Phòng kỹ thuật an toàn: Giúp giám đốc trong việc chỉ đạo khai thác, trắc địa, tìm giải pháp nghiên cứu đầu tư kỹ thuật, thiết bị vào sản xuất áp dụng công nghệ mới vào sản xuất lộ thiên, hầm lò, tìm biện pháp an toàn cho sản xuất . + Ban tổ chức lao động: Tham mưu cho giám đốc về công tác tổ chức trong xí nghiệp như phân công, quản lý sử dụng hợp lý nguồn lao động. Làm tốt công tác đào tạo nâng cao tay nghề và đào tạo đội ngũ kế cận, thực hiện việc phân phối tiền lương cho công nhân, và đảm bảo các chế độ cho người LĐộng. + Ban vật tư xe máy: Cung ứng vật tư thiết bị đảm bảo cho sản xuất và quản lý, hướng dẫn sử dụng các phương tiện máy móc thiết bị, điều hành về mặt kỹ thuật đối với xưởng sửa chữa có hiệu quả. + Ban chính trị hành chính: Giúp việc trong công tác Đảng công tác chính trị và phát triển nguồn Cán bộ trong xí nghiệp. Duy trì và điều hành đảm bảo đời sống chăm lo sức khoẻ cho người lao động và bảo vệ an ninh trong xí nghiệp. Chế độ hoạt động của Xí nghiệp khai thác than 790 hoạt động theo đơn vị lực lượng vũ trang quân đội, cán bộ công nhân ở tại xí nghiệp làm việc theo giờ hành chính, Duy trì chế độ đọc báo buổi sáng, giao ban hàng ngày triển khai công việc trong ngày để cập nhật thông tin cho cán bộ công nhân. 2, Chức năng nhiệm vụ của phòng kế toán tài chính xí nghiệp * Trưởng phòng tài chính: Giúp Giám đốc xí nghiệp lập kế hoạch tài chính trong năm, cân đối lập kế hoạch vay đủ vốn phục vụ kịp thời cho sản xuất kinh doanh, quản lý về tiền vốn của Xí nghiệp, thường xuyên nắm bắt và thực hiện thay đổi theo 6 chuẩn mực kế toán mới để áp dụng trong báo cáo tài chính hàng quý, năm, hướng dẫn cho nhân viên trong phòng cùng thực hiện. * Trợ lý: Giúp trưởng phòng cặp nhật tập hợp theo dõi toàn bộ chứng từ phát sinh, trong quá tình hoạt động sản xuất của Xí nghiệp trong tháng, quý, năm và đến kỳ báo cáo tài chính theo quý. * Thủ quỹ: Là người trực tiếp quản lý giữ quỹ tiền mặt quản lý thu - chi quỹ tiền mặt của Xí nghiệp. Luôn Phải chấp hành theo đúng nguyên tắc tài chính mà xí nghiệp cũng như cấp trên đã quy định. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC PHÒNG KẾ TOÁN XÍ NGHIỆP TRƯỞNG PHÒNG KẾ TOÁN TÀI CHÍNH THỦ QUỸ TRỢ LÝ SƠ ĐỒ TRÌNH TỰ KẾ TOÁN GHI SỔ Theo hình thức nhật ký chung của Xí nghiệp khai thác than 790 CHỨNG TỪ GỐC VÀ CÁC BẢNG PHÂN BỔ SỔ QUỸ THẺ VÀ SỔ KẾ TOÁN CHI TIẾT BẢNG KÊ NHẬT KÝ CHUNG SỔ CÁI BẢNG TỔNG HỢP SỐ LIỆU CHI TIẾT BẢNG CÂN ĐỐI SỐ PHÁT SINH CÁC TÀI KHOẢN BÁO CÁO TC TÀITCCHÍNH Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu kiểm tra II- Thực trạng công tác quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp khai thác than 790 1- Phân loại chi phí sản xuất của XN bao gồm: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - Chi phí nhân công trực tiếp - Chi phí sản xuất chung 2- Đối tượng tập hợp chi phí tại Xí nghiệp. Bước đầu tiên là phải xác định đúng đắn, chính xác đối tượng tập hợp chi phí. Đối tượng tập hợp chi phí là phạm vi, giới hạn mà chi phí sản xuất cần được tập hợp theo nó. Thực chất là xác định nơi phát sinh chi phí và nơi chịu chi phí để phục vụ cho việc cung cấp số liệu tính giá thành và phục vụ cho công tác quản lý. Dựa vào đặc điểm cụ thể của doanh nghiệp để xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. Xí nghiệp đã căn cứ vào tính chất sản xuất và quy trình công nghệ sản xuất và khai thác than của XN, nên đối tượng tập hợp chi phí của XN là: - Sản xuất than : Than lộ thiên , than hầm lò - Bóc đất đá - Đào lò chuẩn bị sản xuất - Sàng tuyển chế biến - Vận tải , tiêu thụ… Trên cơ sở đó xí nghiệp phải tính chi phí trên một tấn than nguyên khai, chi phí trên một tấn than sạch, chi phí cho 1 m3 đất đá bóc, chi phí cho 1 mét lò CBSX…. Thực chất đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của Xí nghiệp được chi tiết theo địa điểm phát sinh chi phí là các tổ đội như Đội khai thác than lộ thiên, đội vận tải, Đội chế biến, Đội khai thác than hầm lò và đối tượng chịu chi phí là tấn than sạch . Kỳ hạn tập hợp chi phí sản xuất của XN là vào cuối mỗi tháng tính theo năm dương lịch. 3- Đối tượng tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp. Căn cứ vào yêu cầu thực tế của SX và yêu cầu quản lý của Xí nghiệp mà Xí nghiệp chia các đối tượng tính giá thành gồm: - Mét lò chuẩn bị SX - m3 đất đá bóc, - Tấn than nguyên khai lộ thiên, - Tấn than nguyên khai hầm lò, - Tấn than sạch chế biến, - Tấn than tiêu thụ. - Giá thành tấn than thành phẩm. 4- Phân tích các khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm. Mỗi đối tượng tính giá thành đều bao gồm các yếu tố chi phí: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, Chi phí nhân công trực tiếp , và chi phí sản xuất chung. a- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Trong chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của mỗi đối tượng tính giá thành đều bao gồm các yếu tố: Nguyên vật liệu trực tiếp; nhiên liệu; phụ tùng thay thế, vật liệu phụ…. Ở xí nghiệp khai thác than 790 thì chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao giờ cũg chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các yếu tố chi phí, nó thường chiếm trên 50-60% trong giá thành sản phẩm. Ví dụ: Khi tính giá thành cho 1 m3 đất đá bóc thì chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là: thuốc nổ, phụ kiện nổ, vật tư sửa chữa cho máy xúc, máy gạt, khoan, ô tô vận chuyể đất đá; dầu diezen; dầu mỡ phụ… Chi phí này ở XN 790 thường chiếm tỷ trọng 50% giá thành 1 m3 đất đá bóc. b- Chi phí nhân công trực tiếp: Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm lương công nhân trực tiếp, BHXH, BHYT và KPCĐ của công nhân trực tiếp. Ở Xí nghiệp 790 thì chi phí nhân công trực tiếp chiếm tỷ trọng 18-20% giá thành sản phẩm. Nó bao gồm lương trực tiếp trả cho công nhân đào lò, công nhân khấu than, công nhân vận hành máng cào, công nhân khoan, công nhân nạp mìn, nổ mìn, lái xe…kèm với BHXH, BHYT, KPCĐ của các công nhân này. c- Chi phí sản xuất chung: Chi phí sản xuất chung gồm: Chi phí động lực, chi phí bồi dưỡng độc hại, chi phí ăn ca, ăn định lượng, chi phí mua ngoài, chi phí khấu hao TSCĐ và các khoản chi phí khác bằng tiền… Ở XN 790 thì chi phí sản xuất chung chiếm tỷ trọng khoảng 20% trong giá thành sản phẩm. Ví dụ: Chi phí sản xuất chung cho 1 tấn than nguyên khai hầm lò gồm: Tiền điện, nhiên liệu, dầu mỡ phụ, chi phí công cụ dụng cụ cầm tay, chi phí thuê ngoài vận chuyển, chi phí ăn định lượng, chi phí lương cho nhân viên quản lý đội…. Để có thể phân tích sâu hơn kết cấu của các yếu tố chi phí này trong giá thành sản phẩm ta đi vào phân tích số liệu chi tiết giá thành các loại sản phẩm năm 2004 của Xí nghiêp khai thác than 790 qua các bảng số liệu sau: Bảng 1: BẢNG CHI TIẾT TÍNH GIÁ THÀNH ĐẤT ĐÁ LỘ THIÊN NĂM 2004 TT Yếu tố chi phí KH năm 2004 Thực hiện năm 2004 Tổng giá thành (đồng) Giá thành đơn vị (đồng) Tổng giá thành (đồng) Giá thành đơn vị (đồng) A B 1 2 3 4 Sản lượng tính giá thành ( m3 ) 985.000 943.051 1 Chi phí nguyên nhiên vật liệu 9.030.000.000 9.168 8.734.593.253 9.262 - Nguyên vật liệu 6.000.000.000 6.091 5.870.510.772 6.225 - Nhiên liệu 2.500.000.000 2.538 2.348.233.584 2.490 - Động lực 530.000.000 538 515.848.897 547 2 Chi phí nhân công 2.440.000.000 2.477 2.275.600.360 2.413 - Tiền lương 2.100.000.000 2.132 1.943.646.408 2.061 - BHXH, KPCĐ, BHYTế 200.000.000 203 198.983.761 211 - Ăn ca 140.000.000 142 132.970.191 141 3 Khấu hao tài sản 1.700.000.000 1.726 1.645.697.183 1.745 4 Chi phí dịch vụ mua ngoài 4.250.000.000 4.315 4.161.555.984 4.413 5 Chi phí khác bằng tiền 1.550.000.000 1.574 1.471.141.263 1.560 Tæng céng 18.970.000.000 19.259 18.288.588.043 19.393 Qua bảng tính giá thành bóc đất đá lộ thiên ta thấy chi phí nguyên vật liệu là 6.225 đồng/1 m3 đất đá, chiếm 32,1% trong giá thành; chi phí nhiên liệu là 2.490 đồng /1 m3 đất đá, chiếm 12,84% trong giá thành; chi phí NCTT là 2.413 đồng/1 m3 đất đá, chiếm 12,44% trong giá thành; chi phí SXC bao gồm (động lực, ăn ca, khấu hao TSCĐ, mua ngoài, chi phí khác..) là 8.406 đồng đồng/1 m3 đất đá, chiếm 43,35% trong giá thành. Bảng 2: BẢNG CHI TIẾT TÍNH GIÁ THÀNH ĐÀO LÒ CBSX NĂM 2004 TT Yếu tố chi phí KH năm 2004 Thực hiện năm 2004 Tổng giá thành (đồng) Giá thành đơn vị (đồng) Tổng giá thành (đồng) Giá thành đơn vị (đồng) A B 1 2 3 4 Sản lượng tính giá thành ( m ) 1.206 851 1 Chi phí nguyên nhiên vật liệu 946.200.000 784.577 684.883.098 804.798 - Nguyên vật liệu 750.000.000 621.891 539.899.930 634.430 - Nhiên liệu 1.200.000 995 409.331 481 - Động lực 195.000.000 161.692 144.573.837 169.887 2 Chi phí nhân công 1.002.000.000 830.846 673.323.965 791.215 - Tiền lương 950.000.000 787.728 637.963.213 749.663 - BHXH, KPCĐ, BHYTế 50.000.000 41.459 35.360.752 41.552 - Ăn ca 2.000.000 1.658 0 0 3 Khấu hao tài sản 385.000.000 319.237 278.217.430 326.930 4 Chi phí dịch vụ mua ngoài 200.000.000 165.837 127.395.551 149.701 5 Chi phí khác bằng tiền 320.000.000 265.340 188.918.596 221.996 Tæng céng 2.853.200.000 2.365.837 1.952.738.640 2.294.640 Qua bảng tính giá thành đào lò CBSX ta thấy chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (gồm nguyên vật liệu, nhiên liệu) là 634.911 đồng/1 m lò đào CBSX, chiếm 27,7% trong giá thành; chi phí NCTT là 791.215 đồng/1 m lò đào CBSX, chiếm 34,5% trong giá thành; chi phí SXC bao gồm (động lực, ăn ca, khấu hao TSCĐ, mua ngoài, chi phí khác..) là 856.514 đồng đồng/1 m lò đào CBSX, chiếm 37,8% trong giá thành. Bảng 3: BẢNG CHI TIẾT TÍNH GIÁ THÀNH THAN THÀNH PHẨM NĂM 2004 TT Yếu tố chi phí KH năm 2004 Thực hiện năm 2004 Tổng giá thành (đồng) Giá thành đơn vị (đồng) Tổng giá thành (đồng) Giá thành đơn vị (đồng) A B 1 2 3 4 Sản lượng tính giá thành ( tấn ) 162.000 153.382,7 1 Chi phí nguyên nhiên vật liệu 18.538.400.000 114.435 16.459.519.123 107.310 - Nguyên vật liệu 11.546.100.000 71.272 11.222.831.342 73.169 - Nhiên liệu 5.696.400.000 35.163 4.283.405.715 27.926 - Động lực 1.295.900.000 7.999 953.282.066 6.215 2 Chi phí nhân công 10.636.900.000 65.660 6.359.174.044 41.460 - Tiền lương 9.569.600.000 59.072 5.596.767.180 36.489 - BHXH, KPCĐ, BHYTế 751.300.000 4.638 494.519.664 3.224 - Ăn ca 316.000.000 1.951 267.887.200 1.747 3 Khấu hao tài sản 5.941.300.000 36.675 2.711.038.586 17.675 4 Chi phí dịch vụ mua ngoài 3.826.300.000 23.619 8.145.131.807 53.103 5 Chi phí khác bằng tiền 2.100.000.000 12.963 3.357.712.291 21.891 Tæng céng 41.042.900.000 253.351 37.032.575.851 241.439 Qua bảng tính giá thành than thành phẩm ta thấy chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (gồm nguyên vật liệu, nhiên liệu) là 101.095 đồng/1 tấn than thành phẩm, chiếm 41,9% trong giá thành; chi phí NCTT là 39.713 đồng/1 tấn than thành phẩm, chiếm 16,6% trong giá thành; chi phí SXC bao gồm (động lực, ăn ca, khấu hao TSCĐ, mua ngoài, chi phí khác..) là 100.631 đồng đồng/1 tấn than thành phẩm, chiếm 41,5% trong giá thành. Phân tích các số liệu sản xuất năm 2004 của XN 790 ta thấy nhìn một cách tỏng thể XN đã tiết kiệm được chi phí so với KH đề ra, nó thể hiện ở giá thành sản phẩm là 241.439 đồng so với 253.351 đồng/ tấn than thành phẩm. Tuy nhiên xét chi tiết thì giá thành ở một số công đoạn còn cao so với KH như giá thành 1m3 đất đá bóc thực tế là 19.393 đồng so với KH là 19.259 đồng. Nhìn vào bảng chi tiết giá thành này kế toán có thể tìm được nguyên nhân làm tăng chi phí để từ đó tham mưu cho ban lãnh đạo có KH cũng như biện pháp điều chỉnh , điều hành kịp thời nhằm hạ giá thành sản phẩm trong công đoạn bóc đất đá, đồng thời tiếp tục phát huy việc giảm chi phí nhằm giảm hơn nữa giá thành sản phẩm trong công đoạn đào lò CSX. PHẦN III MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HẠ THẤP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI XÍ NGHIỆP KHAI THÁC THAN 790. ------------------------ I - Những thành công và tồn tại của Xí nghiệp khai thác than 790. Sau thời gian thực tập nghiên cứu tài liệu về thực trạng công tác quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp 790. Và qua tham khảo tìm hiểu thêm các tài liệu, số liệu liên quan đến công tác quản lý tại Xí nghiệp. Tôi xin mạnh dạn nêu lên một số nhận xét về biện pháp nâng cao hiệu quả của công tác quản lý kinh tế của Xí nghiệp nói chung, công tác kế toán nói riêng. 1- Những thành công: + Xí nghiệp khai thác than 790 vận dụng hình thức công tác kế toán với hình thức nhật ký chung. Toàn bộ công tác kế toán của XN( Từ việc cặp nhật toàn bộ chứng từ hàng tháng,ghi sổ chi tiết, sổ cái ,đến việc lập báo cáo quyết toán theo quý) đều được thực hiện tại phòng kế toán tài chính của xí nghiệp. +Vận dụng hình thức này đảm bảo được sự thống nhất tập trung đối với công tác kế toán, phản ánh chính xác, kịp thời đảm bảo việc cung cấp số liệu giúp Giám Đốc và các phòng, ban nắm thông tin kịp thời. Phục vụ cho việc quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. + Giúp công tác kế toán quản trị tài chính được thuận lợi, giúp tiết kiệm thời gian và nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ kế toán. + Công tác kế toán được thực hiện theo đúng chế độ chuẩn mực kế toán mới, Xí nghiệp áp dụng hình thức nhật ký chung, sổ sách theo mẫu quy định , mở đầy đủ các sổ chi tiết rõ ràng, số liệu được cặp nhật kịp thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc lập báo cáo quyết toán được nhanh chóng, kịp thời. + Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của xí nghiệp, theo chi tiết từng tổ, đội SX nên việc tập hợp CPSX cũng thuận tiện. Cụ thể điều đó đã giúp lãnh đạo Xí nghiệp nắm bắt được tình hình thực tế của CPSX theo từng đối tượng, và từ đó lãnh đạo có biện pháp chỉ đạo sản xuất sát thực với tình hình thực tế, để có những biện pháp tiết kiệm CPSX nhằm hạ giá thành sản phẩm của từng bộ phận sản xuất nói riêng, và của xí nghiệp nói chung. 2- Những mặt còn hạn chế: + Đôi khi còn chưa phản ánh chi phí kịp thời, gây bị động trong công tác kế toán vật tư. + Với phương pháp kế toán này, nhiều khi chưa quản lý được hết tình hình sử dụng chi phí, đặc biệt là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ở các tổ , Đội sản xuất. Gây lãng phí về hiệu quả sử dụng vốn, và làm chậm vòng quay của vốn lưu động . II - Một số kiến nghị: + Muốn tăng năng suất lao động: thì phải sắp xếp lại đội ngũ lao động, cho phù hợp với dây truyền sản xuất,và năng lực trình độ chuyên môn của công nhân LĐ. + Thường xuyên đào tạo và không ngừng phát triển nâng cao tay nghề cho công nhân lao động. Như tuyển dụng, thi nâng bậc cho các thợ bậc cao như thợ lái xe, lái máy, công nhận kỹ thuật khai thác Lộ thiên, hầm lò VV… + áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đầu tư máy móc và các trang thiết bị công nghệ hiện đại để nâng cao năng xuất lao động. + Có kế hoạch và chủ động trong công tác sản xuất. + Tiết kiệm về chi phí : như tiết kiệm điện sinh hoạt, mỗi người phải có ý thức sau khi ra khỏi phòng làm việc hoặc phòng ngủ, đều phải tự giác tắt điện và nhất là dùng máy điều hoà nhiệt độ vào mùa hè. + Tiết kiệm các chi phí sản xuất chung: Như sử dụng văn phòng phẩm còn lãng phí và nhất là nước sinh hoạt. + Tăng cường tận dụng các vật tư, thiết bị như gia công phục hồi lại các VTư thiết bị còn dùng được chẳng hạn như vì chống lò, gỗ, tấm chèn. + Thường xuyên kiểm tra định kỳ tình hình vật tư trên kho, lập kế hoạch mua bán và sử dụng vật tư thường xuyên kịp thời, tránh trường hợp tồn đọng tại kho. Kết luận Để trở thành công cụ quản lý có hiệu lực, công tác Kế toán nói chung, kế toán tổng hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm nói riêng phải luôn không ngừng cải tiến và hoàn thiện để phản ánh một cách đầy đủ, chính xác và trung thực chi phí sản xuất vào giá thành sản phẩm, làm cho giá thành sản phẩm thực sự là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ chi phí sản xuất của Xí nghiệp. vậy Xí nghiệp phải tính toán được đầu ra sao cho đủ bù đắp được chi phí đầu vào, bảo toàn được vốn và phải có lợi nhuận. Do đó phải phát huy cao độ vai trò của kế toán trong việc giám sát mọi hoạt động SXKD của Xí nghiệp một cách thường xuyên, liên tục và có hệ thống để phát hiện và khai thác kịp thời khả năng tiềm tàng của Xí nghiệp. Công tác Kế toán nói chung, công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng ở Xí nghiệp đối với công tác quản lý một số chi phí cơ bản trong quá trình sản xuất - kinh doanh. Một số ý kiến và biện pháp nêu trên nhằm hoàn thiện thêm một bước công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có ý nghĩa thiết thực đối với việc quản lý chi phí sản xuất và quản lý chi phí và giá thành của Xí nghiệp . Với điều kiện hiện tại của Xí nghiệp và khả năng trình độ, sự cố gắng của đội ngũ Cán bộ Kế toán, cùng với sự quan tâm đúng mức của lãnh đạo Xí nghiệp, tôi tin tưởng rằng trong thời gian tới công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Xí nghiệp sẽ đáp ứng được đòi hỏi và yêu cầu của Công Ty đề ra. Trong thời gian thực tập tại Xí nghiệp, được sự quan tâm guíp đỡ tận tình của các đồng chí trong phòng kế toán tài chính xí nghiệp. và sự quan tâm của Ban lãnh đạo Xí nghiệp, cùng với sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Đoàn Trần Nguyên, và sự lỗ lực của bản thân đã giúp tôi hoàn thành báo cáo thự tập nâng cao này. Vì khả năng chuyên môn của bản thân tôi còn nhiều hạn chế, nên báo cáo chuyên đề thực tập của tôi không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy tôi rất mong nhận được sự góp ý, thông cảm của các Cán bộ CNV trong Xí nghiệp, trực tiếp là Đ/C Trưởng phòng tài chính và các đồng chí nhân viên phòng Kế toán - Tài chính, và những ý kiến bổ sung của Thầy giáo hướng dẫn để bản báo cáo thực tập nâng cao I của tôi được hoàn chỉnh và thiết thực hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của Phòng Kế toán - Tài chính Xí nghiệp 790. Và giáo viên hướng dẫn là Thầy giáo Đoàn Trần Nguyên cùng Ban lãnh đạo Xí nghiệp và các đồng chí Cán Bộ, nhân viên các Phòng, Ban trong Xí nghiệp đã tạo điều kiện thuận tiện cho Tôi trong thời gian thực tập tại Xí nghiệp. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn./. Cửa ông, ngày 08 tháng11 năm 2005 Sinh viên thực tập Bùi Thị Hè - Lớp CĐKT-K12B Nội dung Trang Lời mở đầu 1 PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM. 3 I - Khái niệm và phân loại chi phí 3 1- Khái niệm chi phí sản xuất 3 2- Phân loại chi phí sản xuất 3 II- Khái niệm và phân loại giá thành sản phẩm 7 1- Khái niệm giá thành sản phẩm 7 2- Phân loại giá thành sản phẩm 7 3- Phân biệt chi phí sản xuất với giá thành sản phẩm 8 III- Một số biện pháp nhằm giảm cpsx và hạ giá thành sản phẩm 9 PHẦN II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CPSX VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI XÍ NGHIỆP KHAI THÁC THAN 790 10 I- Quá trình hình thành và phát triển của xí nghiệp khai thác than 790. 10 1- Sự hình thành và phát triển của Xí nghiệp khai thác than 790 10 2- Chức năng, nhiệm vụ của Xí nghiệp khai thác than 790 12 3- Các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình SXKD của Xí nghiệp 12 4- Nhà cửa, vật kiến trúc và trang thiết bị, phương tiện máy móc để phục vụ cho sản xuất của Xí nghiệp 14 * TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ VÀ BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA XÍ NGHIỆP KHAI THÁC THAN 790 16 1- Tổ chức bộ máy của xí nghiệp: (Sơ đồ và chức năng nhiệm vụ của bộ máy quản lý Ban giám Đốc và các Phòng Ban) 16 2- Chức năng nhiệm vụ của Bộ máy phòng kế toán 18 3- Sơ đồ trình tự kế toán ghi sổ của Xí nghiệp 19 II- Thực trạng công tác quản lý cpsx và giá thành sản phẩm tại xí nghiệp khai thác than 790 20 1- Phân loại chi phí sản xuất 20 2- Đối tượng tập hợp chi phí tại Xí nghiệp 790 20 3- Đối tượng tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp 790 21 4- Phân tích các khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm 21 PHẦN III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HẠ THẤP CPSX VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI XÍ NGHIỆP KHAI THÁC THAN 790 27 I - Những thành công và tồn tại của xí nghiệp 27 1- Những thành công 27 2- Những mạt hạn chế 28 II- Một số kiến nghị 28 Kết luận 29

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxCông tác quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại xí nghiệp khai thác than 790.docx
Luận văn liên quan