LỜI MỞ ĐẦU
Từ cơ chế quản lý kế hoạch hoá tập trung chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước theo định hướng XHCN đã mở ra những hướng đi mới cho các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp sản xuất nói riêng. Tuy nhiên với cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải cạnh tranh gay gắt với nhau để tồn tại và phát triển. Đứng trước vấn đề này bản thân các doanh nghiệp phải đặt công tác quản lý lên hàng đầu. Muốn quản lý có hiệu quả các doanh nghiệp cần phải sử dụng kết hợp các công cụ quản lý khác nhau. Sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường phụ thuộc và rất nhiều yếu tố như: môi trường kinh doanh, trình độ quản lý của các nhà doanh nghiệp đặc biệt là trình độ quản lý tài chính - đây là một công cụ quan trọng.
Muốn sản phẩm của mình chiếm lĩnh được thị trường và thực sự có lợi nhuận trong sản xuất kinh doanh thì công tác quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm phải giữ một vị trí hết sức quan trọng trong quản lý tài chính. Xác định chính xác chi phí sản xuất, tính đúng, tính đủ giá thành sản xuất giúp các nhà quản lý doanh nghiệp đưa ra được phương án tối ưu cho sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm. Do đó việc tổ chức công tác quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp. Xuất phát từ thực tiễn đó với mong muốn góp phần hoàn thiện công tác quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, em đã mạnh dạn đi sâu tìm hiểu và lựa chọn đề tài: "Công tác quản lý và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Đầu tư và xây dựng công trình 134".
Mục đích của việc nghiên cứu lý luận cũng như thực tiễn về quá trình tập hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là xác định được một phương pháp quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm phù hợp với Công ty Cổ phần Đầu tư và xây dựng công trình 134.
Đối tượng nghiên cứu: Tổ chức quản lý chi phí sản xuất - giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Đầu tư và xây dựng công trình 134.
Số liệu sử dụng để minh hoạ cho việc nghiên cứu là: (2003 2004)
Ngoài lời mở đầu và kết luận, Luận văn tốt nghiệp gồm 3 phần:
- Phần I: Khái quát chung về công ty cổ phần Đầu tư và xây dựng công trình 134
- Phần II: Thực trạng công tác quản lý chi phí sản xuất - giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Đầu tư và xây dựng công trình 134.
- Phần III: Các phương hướng đề xuất nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Đầu tư và xây dựng công trình 134
Trên cơ sở lý luận được nghiên cứu học tập tại trường: Cao đẳng kinh tế kỹ thuật công nghiệp I và qua thời gian thực tập thực tiễn tại Công ty Cổ phần Đầu tư và xây dựng công trình 134, em đã hoàn thành bài báo cáo này với sự hướng dẫn nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn Cô Vũ Thị Kim Thanh và các anh chị trong phòng Kế toán Công ty Cổ phần Đầu tư và xây dựng công trình 134. Tuy nhiên do thời gian có hạn trình độ và khả năng của bản thân em còn hạn chế nên bài báo cáo tốt nghiệp này không tránh khỏi những thiếu sót hạn chế cần bổ sung.
Em rất mong được tiếp thu những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo trong trường và các bạn để có điều kiện nâng cao kiến thức của mình phục vụ tốt hơn cho quá trình học tập và thực tiễn sau này.
Em xin chân thành cảm ơn.
MỤC LỤC
Lời mở đầu 1
Phần I: Khái quát chung về Công ty cổ phần Đầu tư và xây dựng công trình 134 3
I. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Đầu tư và xây dựng công trình 134 3
II. Chức năng nhiệm vụ hiện nay của Công ty 5
1. Chức năng của Công ty 5
2. Nhiệm vụ của công ty 5
III. Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty 6
1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 6
2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban 6
IV. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian gần đây 8
Phần II: Thực trạng công tác quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Đầu tư và xây dựng công trình 134 9
I. Đặc điểm: 9
1. Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 9
2. Giá thành 14
3. Lập kế hoạch giá thành đơn vị sản phẩm trong doanh nghiệp 16
II. Tình hình quản lý chi phí sản xuất và giá thành tại Công ty Cổ phần Đầu tư và xây dựng công trình 134. 17
1- Tình hình quản lý chi phí của doanh nghiệp 17
2. Tình hình thực tế quản lý giá thành 21
2.1. Khoản mục chi phí vật liệu trong giá thành 21
2.2. Chi phí nhân công trực tiếp trong giá thành 22
2.3. Chi phí sử dụng máy thi công trong giá thành 23
2.4. Chi phí chung trong khoản mục giá thành 24
3. Lập kế hoạch chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của Công ty Cổ phần Đầu tư và xây dựng công trình 134 24
Phần III: Các phương hướng đề xuất nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Đầu tư và xây dựng công trình 134 27
I. Đánh giá tình hình quản lý chi phí sản xuất - giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Đầu tư và xây dựng công trình 134 27
1. Về ưu điểm 27
2. Về nhược điểm 28
II. Một số đề xuất nhằm hoàn thiện quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng công trình 134 29
Kết luận chung 31
Tài liệu tham khảo 32
37 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2546 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Công tác quản lý và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng công trình 134, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ế hoạch hoá tập trung chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước theo định hướng XHCN đã mở ra những hướng đi mới cho các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp sản xuất nói riêng. Tuy nhiên với cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải cạnh tranh gay gắt với nhau để tồn tại và phát triển. Đứng trước vấn đề này bản thân các doanh nghiệp phải đặt công tác quản lý lên hàng đầu. Muốn quản lý có hiệu quả các doanh nghiệp cần phải sử dụng kết hợp các công cụ quản lý khác nhau. Sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường phụ thuộc và rất nhiều yếu tố như: môi trường kinh doanh, trình độ quản lý của các nhà doanh nghiệp đặc biệt là trình độ quản lý tài chính - đây là một công cụ quan trọng.
Muốn sản phẩm của mình chiếm lĩnh được thị trường và thực sự có lợi nhuận trong sản xuất kinh doanh thì công tác quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm phải giữ một vị trí hết sức quan trọng trong quản lý tài chính. Xác định chính xác chi phí sản xuất, tính đúng, tính đủ giá thành sản xuất giúp các nhà quản lý doanh nghiệp đưa ra được phương án tối ưu cho sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm. Do đó việc tổ chức công tác quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp. Xuất phát từ thực tiễn đó với mong muốn góp phần hoàn thiện công tác quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, em đã mạnh dạn đi sâu tìm hiểu và lựa chọn đề tài: "Công tác quản lý và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Đầu tư và xây dựng công trình 134".
Mục đích của việc nghiên cứu lý luận cũng như thực tiễn về quá trình tập hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là xác định được một phương pháp quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm phù hợp với Công ty Cổ phần Đầu tư và xây dựng công trình 134.
Đối tượng nghiên cứu: Tổ chức quản lý chi phí sản xuất - giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Đầu tư và xây dựng công trình 134.
Số liệu sử dụng để minh hoạ cho việc nghiên cứu là: (2003 ®2004)
Ngoài lời mở đầu và kết luận, Luận văn tốt nghiệp gồm 3 phần:
- Phần I: Khái quát chung về công ty cổ phần Đầu tư và xây dựng công trình 134
- Phần II: Thực trạng công tác quản lý chi phí sản xuất - giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Đầu tư và xây dựng công trình 134.
- Phần III: Các phương hướng đề xuất nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Đầu tư và xây dựng công trình 134
Trên cơ sở lý luận được nghiên cứu học tập tại trường: Cao đẳng kinh tế kỹ thuật công nghiệp I và qua thời gian thực tập thực tiễn tại Công ty Cổ phần Đầu tư và xây dựng công trình 134, em đã hoàn thành bài báo cáo này với sự hướng dẫn nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn Cô Vũ Thị Kim Thanh và các anh chị trong phòng Kế toán Công ty Cổ phần Đầu tư và xây dựng công trình 134. Tuy nhiên do thời gian có hạn trình độ và khả năng của bản thân em còn hạn chế nên bài báo cáo tốt nghiệp này không tránh khỏi những thiếu sót hạn chế cần bổ sung.
Em rất mong được tiếp thu những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo trong trường và các bạn để có điều kiện nâng cao kiến thức của mình phục vụ tốt hơn cho quá trình học tập và thực tiễn sau này.
Em xin chân thành cảm ơn.
PHẦN I
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY
CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 134
I. SƠ LƯỢC VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 134
Thực hiện chủ trương và nghị quyết của Đảng về phát triển nền kinh tế đa thành phần trong cả nước nói chung và Hà Giang nói riêng. Công ty Cổ phần Đầu tư và xây dựng công trình 134 (trước đây là Công ty cổ phần Đầu tư và xây dựng 134) được thành lập tại quyết định số 1379QĐ/UB ngày 08/09/1998. Giấy phép đăng ký kinh doanh số 004978 do Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Hà Giang cấp ngày 29/09/19998 nay đổi lại giấy đăng ký kinh doanh số 044978 do Sở Kế hoạch Đầu tư Hà Giang cấp ngày 11/01/2003.
Là một công ty ngoài quốc doanh hoạt động trên các lĩnh vực:
- Xây dựng công trình giao thông
- Xây dựng dân dụng nhà ở
- Xây dựng thuỷ lợi, thuỷ điện nhỏ đến cấp IV
- Đầu tư xây dựng phát triển hạ tầng đô thị và kinh doanh nhà.
- Xây dựng điện dân dụng đến 35KV.
- Sản xuất gỗ chế biến nông lâm sản.
Kể từ khi thành lập, Công ty Cổ phần Đầu tư và xây dựng công trình 134 đã tích cực đi vào hoạt động. Được sự giúp đỡ của các ban ngành tỉnh Hà Giangnói riêng và tất cả các ban ngành trực thuộc Trung ương nói chung. Đến nay Công ty đã có chỗ đứng đối với thị trường trong nước. Với nguồn vốn ban đầu đi vào hoạt động là 2,35 tỷ đồng. Năm 2002 nguồn vốn kinh doanh là 16,155 tỷ đồng và đến năm 2004 đã lên đến 110 tỷ đồng, 3 chi nhánh được mở rộng và đi vào hoạt động mang lại hiệu quả kinh tế cao.
- Chi nhánh 1: Xã Yên Trị - Huyện Yên Thuỷ - tỉnh Hoà Bình
- Chi nhánh 2: Số 15 phường Phan Thiết - Tuyên Quang
- Chi nhánh 3: Số 55 tổ 37, phường Ô Chợ Dừa - Đống Đa - Hà Nội.
Cơ cấu cán bộ tổ chức trong công ty đã đi vào hoàn thiện và ngày càng được nâng cao về kinh nghiệm và trình độ.
Tổng số công nhân là 585 người, trong đó:
Cử nhân kinh tế: 8 người
Kỹ sư tốt nghiệp tại các trường ĐH khối kỹ thuật (Giao thông, Xây dựng, Kiến trúc): 16 người.
Ở công trường có 22 thợ sửa chữa máy tay nghề cao.
Cùng với sự phát triển lớn mạnh của công ty, Ban chấp hành công đoàn được thành lập năm 1998. Từ một công đoàn cơ sở còn sơ khai nay trở thành một đơn vị công đoàn lớn mạnh với 54 thành viên công đoàn, 5 đồng chí là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng ra bảo đảm đầy đủ quyền lợi cho anh em công nhân về các lĩnh vực: BHXH, BHYT, KPCĐ. Trang thiết bị bảo hiểm lao động, thể thao, văn hoá, xã hội BCH công đoàn còn đề xuất với lãnh đạo công ty được nhận bằng khen của Liên đoàn Lao động tỉnh Hà Giang. Tháng 12-2002 BCH Công đoàn công ty đã đề nghị với thường trực huyện uỷ và được thường trực huyện uỷ cho phép thành lập chi bộ Đảng, mọi thủ tục đã và đang hoàn tất để chi bộ sớm ra mắt trong thời gian gần, BCH Công đoàn đã bầu được 5 đoàn viên ưu tú đi học đối tượng Đảng, tháng 1 năm 2003 đến tháng 4/2003 công ty đã kết nạp thêm 03 đồng chí Đảng viên mới.
Năm 1998 do mới thành lập nên công ty đã chủ yếu tập trung vào các công trình nhỏ như thuỷ lợi, thủy điện, xây dựng dân dụng, đường dân sinh trực thuộc nguồn vốn 135 và dự án HPM với tổng doanh thu: 24,36 tỷ đồng. Đến năm 2002, tổng sản lượng công trình đã đi vào thi công, nghiệm thu đưa vào sử dụng 125,5 tỷ đồng. Đến tháng 8 năm 2003, công ty đã ký được một số hợp đồng với sản lượng đạt 66,2 tỷ đồng. Ngoài ra Ban giám đốc Công ty còn phấn đấu đưa công ty trở thành một tổng công ty lớn mạnh về các ngành nghề đăng ký kinh doanh trong nước mà còn mở rộng ngành nghề, địa bàn ra thị trường nước ngoài.
II. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ HIỆN NAY CỦA CÔNG TY
1. Chức năng của Công ty
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch nâng cao hiệu quả, mở rộng sản xuất kinh doanh để tự bù đắp kinh phí và thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước.
- Thực hiện phân công theo lao động, tổ chức tốt đời sống và chế độ cho người lao động theo quy định.
- Chủ động trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thực hiện quyền hạn và nghĩa vụ của công ty theo quy định hiện hành.
- Sản xuất gỗ, chế biến nông, lâm sản đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng theo quy định.
- Đảm bảo thi công các công trình đảm bảo kỹ thuật, mỹ thuật thực hiện việc bảo hành các công trình theo quy định.
Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
2. Nhiệm vụ của công ty
Hoạt động kinh doanh theo đúng ngành nghề đăng ký.
Thực hiện nghiêm chỉnh chế độ kế toán thống kê, chế độ báo cáo.
Nghiêm chỉnh thực hiện đăng ký, kê khai nộp thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
Đảm bảo chất lượng hàng hoá sản phẩm theo tiêu chuẩn quy định.
Ưu tiên sử dụng lao động của địa phương trong nước.
Thực hiện đúng quy định của pháp luật về sử dụng lao động.
Tuân thủ quy định của pháp luật về tài nguyên môi trường.
Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
III. CƠ CẤU BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY
1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Hội đồng thành viên
Giám đốc
Phó Giám đốc
Phó Giám đốc
Phòng
Kế toán
Phòng
Nghiệp vụ
Phòng Tổ chức hành chính
Phòng
Kinh doanh
Các đội sản xuất
2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
- Giám đốc công ty: Là người đại diện trước pháp luật, điều hành và quyết định mọi hoạt động hàng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước hội đồng thành viên về thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.
Giám đốc công ty có quyền:
- Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng thành viên.
- Ban hành quy chế quản lý nội bộ công ty, được tuyển dụng lao động.
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm các cấp chức danh quản lý trong công ty.
- Tổ chức thực hiện kế hoạch, kinh doanh và kế hoach đầu tư của công ty.
- Ký kết hợp đồng nhân danh công ty, trình báo các quyết toán hàng năm lên hội đồng thành viên.
- Kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc sử lý các khoản lỗ trong kinh doanh.
* Hội đồng thành viên:
Gồm tất cả các thành viên sáng lập công ty, là cơ quan cao nhất của công ty. Hội đồng thành viên tổ chức họp mỗi năm 2 lần vào đầu năm và cuối năm tài chính.
Hội đồng thành viên có quyền và nghĩa vụ sau:
- Quyết định phương thức đầu tư và dự án đầu tư có giá trị lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của công ty.
- Thông qua hợp đồng vay, cho vay, bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của công ty.
- Bầu, miễn nhiệm, cắt chức giám đốc, kế toán trưởng và bộ máy quản lý.
- Quyết định mức lương, lợi ích khác đối với Giám đốc, Kế toán trưởng và cán bộ quản lý.
- Thông qua các báo cáo tài chính hàng năm, phương án sử dụng và phân chia lợi nhuận hoặc phương án xử lý lỗ của công ty.
- Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý của công ty.
- Quyết định thành lập chi nhánh văn phòng đại diện.
- Sửa đổi, bổ xung điều lệ của công ty.
- Quyết định giải thể công ty.
* Phòng Kế toán:
Giúp Công ty thực hiện thanh toán và quyết toán theo phương pháp lệnh kế toán thống kê và điều lệ tổ chức kế toán Nhà nước ban hành.
* Phòng nghiệp vụ:
Gồm: các cán bộ kỹ thuật chuyên môn nghiệp vụ, kho quỹ vật tư và tiêu thụ sản phẩm.
* Phòng Kinh doanh:
Chịu trách nhiệm chỉ đạo, nắm bắt nhu cầu của thị trường và tìm nguồn mua hàng cũng như nguồn bán hàng hợp lý và lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm.
* Phòng Tổ chức hành chính
Là phòng luôn thực hiện công tác có liên quan đến văn thư, quản lý con dấu theo chế độ hiện hành.
* Các đội sản xuất
Do các đội trưởng sản xuất trực tiếp tiến hành sản xuất kinh doanh và quản lý toàn bộ đến chất lượng cuối cùng của sản phẩm.
IV. KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN GẦN ĐÂY
Kể từ khi thành lập đến nay mặc dù phải chịu sự cạnh tranh gay gắt của thị trường nhưng bằng sự nỗ lực của mình, công ty đã thu được những kết quả đáng kể, sự phát triển của công ty được thể hiện qua những chỉ tiêu trong 3 năm gần đây (2004 ® 2006)
ĐVT: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Doanh thu
97,696
126,114
89,235
Chi phí
98,713
119,357
82,213
Lợi nhuận
2,294
6,757
7,02
PHẦN II
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ
VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 134
Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tiến hành sản xuất kinh doanh của mình đều nhằm mục đích cuối cùng là tối đa hoá giá trị tài sản cho các chủ sở hữu. Để thực hiện các mục tiêu đó, doanh nghiệp phải bỏ ra những khoản chi phí nhất định trong quá trình thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh, tức là doanh nghiệp phải xác định được giá thành sản phẩm. Tuỳ thuộc vào loại hình kinh doanh của doanh nghiệp mà tỷ trọng cán bộ chi phí có thể không giống nhau và tuỳ thuộc các cách tiếp cận khác nhau.
Người ta có thể xét các loại chi phí dưới các giác độ khác nhau nhằm phục vụ cho yêu cầu quản lý, tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp.
I. ĐẶC ĐIỂM:
1. Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
a) Khái niệm: Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là toàn bộ chi phí sản xuất, chi phí tiêu thụ sản phẩm và các khoản tiền thuế gián thu mà doanh nghiệp phải bỏ ra để thực hiện hoạt động sản xuất trong một thời kỳ nhất định.
Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra trên các lĩnh vực sản xuất, xây dựng cơ bản, thương mại dịch vụ… là để sản xuất và cung cấp hàng hoá - dịch vụ cho người tiêu dùng nhằm thu được lợi nhuận. Để đạt được mục tiêu kinh doanh đó nhất thiết các doanh nghiệp phải bỏ ra những chi phí nhất định.
- Chi phí cho việc sản xuất sản phẩm: là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về vật chất và lao động mà doanh nghiệp phải bỏ ra để sản xuất sản phẩm trong một thời kỳ nhất định: NVL, hao mòn, công cụ dụng cụ, lương…
- Chi phí việc tổ chức tiêu thụ sản phẩm: Tất cả các chi phí liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm bao gồm: bao bì đóng gói, vận chuyển, bảo quản điều tra thị trường, quảng cáo…
- Ngoài những chi phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong kinh doanh. Doanh nghiệp cần phải nộp những khoản thuế gián thu cho Nhà nước theo luật thuế đã quy định. Đối với doanh nghiệp những khoản thuế phải nộp trên là những chi phí mà doanh nghiệp phải ứng trước cho người tiêu dùng hàng hoá và chỉ được thu hồi khi các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp được tiêu thụ, vì thế nào được coi như một khoản chi phí kinh doanh của doanh nghiệp.
b) Đặc điểm
Mỗi ngành khác nhau sẽ có những đặc điểm kinh tế kỹ thuật khác nhau. Những đặc điểm đó ảnh hưởng đến chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong ngành ấy.
* Ngành công nghiệp:
- Chu kỳ sản xuất tương đối ngắn
- Ít phụ thuộc vào khí hậu và tự nhiên mà chủ yếu phụ thuộc vào trình độ quản lý và sự cố gắng của bản thân doanh nghiệp.
- Cơ cấu chi phí sản xuất của sản phẩm công nghiệp thường ổn định.
* Ngành XDCB:
- Chu kỳ sản xuất dài. Do đó thành phần và kết cấu chi phí sản xuất không những phụ thuộc vào từng loại công trình mà còn phụ thuộc vào từng giai đoạn xây dựng công trình.
- Thời kỳ đầu chi phí tiền lương lớn để sử dụng máy móc thi công, thời kỳ thi công chi phí về NVL thiết bị tăng lên, thời kỳ hoàn thiện chi phí tiền lương lại tăng lên.
* Ngành thương mại dịch vụ: (chi phí phát sinh gồm)
- Trị giá mua ngoài của hàng hoá tiêu thụ.
- Chi phí lưu thông hàng hoá
- Chi phí liên quan đến việc đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp.
* Đối với doanh nghiệp thương mại: Chu kỳ dài hơn do phải trải qua nhiều công đoạn như: mua, kiểm nhận, bốc xếp…
* Đối với doanh nghiệp vận tải, bưu điện, may mặc… các khoản chi phí về lương, khấu hao nhiên liệu chiếm tỷ trọng cao.
c) Phân loại kết cấu chi phí
* Phân loại chi phí
+ Chi phí sản xuất sản phẩm: Căn cứ vào tiêu chuẩn khác nhau, chi phí sản xuất của doanh nghiệp có thể phân ra làm nhiều loại khác nhau.
* Theo yếu tố chi phí sản xuất gồm:
- NVL: gồm vật liệu chính và vật liệu phụ
- Nhiên liệu, động lực
- Tiền lương
- Các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ)
- Khấu hao TSCĐ
- Chi phí dịch vụ mua ngoài.
Việc phân loại theo cách này thấy rõ mức chi phí về lao động vật hoávà lao động sống trong toàn bộ chi phí sản xuất. Điều này rất cần thiết để xác định trọng điểm quản lý chi phí và kiểm tra sự cân đối với các kế hoạch khác như: kế hoạch cung cấp vật tư, lao động tiền lương, kế hoạch khấu hao…
* Theo khoản mục tính giá thành gồm:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Chi phí nhân công trực tiếp
- Chi phí sản xuất chung
- Chi phí QLDN
- Chi phí bán hàng
Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp tính được giá thành sản phẩm, đồng thời xác định ảnh hưởng sự biến động từng khoản mục đối với toàn bộ giá thành sản phẩm nhằm khai thác khả năng tiềm tàng trong nội bộ doanh nghiệp.
* Theo mối quan hệ chi phí và sản lượng
- Chi phí biến đổi: là những chi phí biến động trực tiếp theo sự thay đổi (tăng hay giảm) của sản lượng hàng hoá như: NVL, Tiền lương, tiền hoa hồng.
- Chi phí cố định: Là những chi phí không bị biến động trực tiếp theo sự thay đổi của sản lượng hàng hoá bán ra như: khấu hao TSCĐ, tiền thuê tài chính hoặc bất động sản…
Qua việc xem xét mối quan hệ giữa chi phí và sản lượng sản xuất sản phẩm giúp cho các nhà quản lý tìm các biện pháp quản lý thích hợp với từng loại chi phí để hạ thấp giá thành sản phẩm giúp doanh nghiệp xác định được sản lượng sản xuất để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
* Chi phí cơ bản và chi phí chung:
- Chi phí cơ bản: là những chi phí chủ yếu cần thiết cho quá trình sản xuất sản phẩm kể từ lúc đưa NVL vào sản xuất đến lúc sản phẩm được chế tạo xong như: NVL, lương, khấu hao TSCĐ.
- Chi phí chung: Chi phí không liên quan trực tiếp đến quá trình chế tạo sản phẩm song để đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục cần phải tổ chức bộ máy quản lý và phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như: tiền lương quản lý, văn phòng, bưu điện…
Cách phân loại này cho thấy rõ tác dụng của từng loại chi phí để từ đó đặt ra phương hướng phấn đấu hạ thấp chi phí riêng đối với từng loại.
+ Chi phí tiêu thụ sản phẩm
Trong sản xuất hàng hoá với cơ chế thị trường việc tiêu thụ sản phẩm đối với doanh nghiệp là hết sức quan trọng. Khối lưỡng hàng hoá tiêu thụlà một trong nhiều nhân tố ảnh hưởng có tính quyết định đến quy mô sản xuất của một doanh nghiệp. Để thực hiện việc tiêu thụ sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ doanh nghiệp phải bỏ ra những chi phí cần thiết gồm:
- Chi phí trực tiếp cho việc tiêu thụ sản phẩm: đây là những chi phí liên quan trực tiếp đến việc tiêu thụ sản phẩm phát sinh trong quá trình chuyển sản phẩm từ người sản xuất đến người mua như: chi phí đóng gói, vận chuyển, bốc dỡ, bảo quản…
- Chi phí gián tiếp: là những chi phí chẳng có liên quan đến việc mở rộng thị trường như: chi phí tiếp thị, chi phí điều tra, quảng cáo, bảo hành sản phẩm…
+ Một số điểm cần lưu ý về quản lý chi phí
- Đối với các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ của hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính, hoạt động bất thường thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng nên:
+ Xác định số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp khấu trừ thì chi phí không bao gồm tiền thuế GTGT đầu vào.
+ Xác định số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp thì chi phí bao gồm cả tiền thuế GTGT đầu vào.
Trường hợp doanh nghiệp đồng thời có 2 loại kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT thì phải hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào, chi phí sản xuất kinh doanh theo quy định nói trên. Nếu không hạch toán riêng được thì hạch toán chung toàn bộ thuế GTGT đầu vào và phân bổ GTGT được khấu trừ và không được khấu trừ theo quy định hiện hành. Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ phải tính vào chi phí sản xuất kinh doanh.
* Kết cấu chi phí
+ Khái niệm: Kết cấu chi phí là tỷ trọng các yếu tố chi phí trong tổng số chi phí sản xuất kinh doanh tại một thời điểm nhất định.
+ Ý nghĩa của việc nghiên cứu kết cấu chi phí
Giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành sản xuất có kết cấu sản xuất kinh doanh không giống nhau. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu chi phí như: đặc điểm sản xuất, trình độ kỹ thuật, loại hình, quy mô…
Việc nghiên cứu kết cấu chi phí sản xuất - kinh doanh có ý nghĩa rất lớn:
- Cho biết tỷ trọng của các chi phí về nhân công và chi phí vật chất chiếm trong tổng số chi phí từ đó thấy được đặc điểm sản xuất của từng ngành sản xuất, đồng thời phản ánh trình độ phát triển kỹ thuật của từng ngành.
- Là tiền đề kiểm tra giá thành sản phẩm và xác định cụ thể cho việc phấn đấu hạ giá thành sản phẩm.
2. Giá thành
a) Khái niệm: Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ chi phí của doanh nghiệp để hoàn thành việc sản xuất và tiêu thụ một loại sản phẩm nhất định.
b) Phân loại
Để đáp ứng nhu cầu quản lý hạch toán và kế toán hoá giá thành cũng như yêu cầu xây dựng giá cả hàng hoá, giá thành được xem xét dưới nhiều góc độ, nhiều phạm vi khác nhau. Vì vậy giá thành được phân loại theo nhiều cách khác nhau:
- Phân loại theo thời điểm và nguồn số liệu để tính giá thành:
· Giá trị khấu hao (GTKH)
· Giá trị định mức (GTĐM)
· Giá trị tiêu thụ (GTTT)
- Phân loại theo phạm vi phát sinh chi phí:
· Giá trị sản xuất
· Giá trị tiêu thụ
+ GTKH được xác định khi bước vào kinh doanh trên cơ sở giá thành thực tế kỳ trước và các định mức, các dự toán chi phí của kỳ kế hoạch.
+ GTĐM: cũng như GTKH chỉ khác là được xác định trên cơ sở định mức bình quân tiên tiến và không biến đổi trong suốt cả kỳ kế hoạch.
+ GTTT được xác định sau khi kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm dựa trên cơ sở các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm.
Cách phân loại này có tác dụng trong việc quản lý và giám sát chi phí. Xác định được các nguyên nhân vượt, hụt định mức chi phí trong kỳ kế toán. Từ đó điều chỉnh kế hoạch hoặc định mức chi phí cho phù hợp.
+ Giá thành sản xuất: là chỉ tiêu phản ánh tất cả chi phí phát sinh liên quan đến sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng sản xuất.
+ Giá thành tiêu thụ: là những chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng.
+ Giá thành tiêu thụ: là những chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến sản xuất tiêu thụ sản phẩm:
Giá thành tiêu thụ (còn gọi là giá thành toàn bộ) được tính theo công thức:
= + +
Cách phân loại này giúp cho nhà quản lý biết được kết quả kinh doanh (lãi, lỗ) của từng mặt hàng mà doanh nghiệp kinh doanh.
c) Đặc điểm
+ Giá thành sản phẩm của một doanh nghiệp là biểu hiện chi phí cá biệt của doanh nghiệp để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Cùng một loại sản phẩm có thể có nhiều doanh nghiệp cùng sản xuất nhưng do trình độ quản lý khác nhau nên giá thành sản phẩm cũng khác nhau.
+ Trong phạm vi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm có thể phân biệt giữa giá thành sản phẩm và giá thành toàn bộ các sản phẩm dịch vụ đã tiêu thụ.
d) Vai trò của giá thành trong công tác quản lý các hoạt động kinh doanh
+ Giá thành là thước đo mức hao phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm là căn cứ để xác định hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh.
+ Giá thành là công cụ quan trọng của doanh nghiệp để kiểm soát tình hình lao động xem xét hiệu quả các biện pháp tổ chức.
+ Giá thành là căn cứ quan trọng để doanh nghiệp xây dựng chính xác giá cả đối với từng loại sản phẩm.
e) Phương pháp tính giá thành
+ Phương pháp trực tiếp: Giá thành đơn vị sản phẩm được tính bằng cách trực tiếp lấy tổng số chi phí sản xuất sản phẩm cộng (+) hoặc trừ (-) số chênh lệch giữa giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ so với cuối kỳ chia cho số lượng sản phẩm.
+ Phương pháp hệ số: Dựa vào hệ số quy đổi để quy đổi các loại sản phẩm về sản phẩm gốc rồi dựa vào tổng chi phí liên quan đến giá thành các loại sản phẩm đã tập hợp để tính giá thành sản phẩm gốc và giá thành từng loại sản phẩm.
=
=+-
+ Đối với khoản mục độc lập (khoản mục trực tiếp)
- Chi phí NVL trực tiếp = Định mức tiêu hao x Đơn giá kế hoạch
- Chi phí nhân công trực tiếp
+ Đối với khoản mục tổng hợp (khoản mục gián tiếp)
- Chi phí sản xuất chung
- Chi phí bán hàng
- Chi phí quản lý doanh nghiệp
Trước hết phải lập dự toán chung sau đó lựa chọn tiêu chuẩn thích hợp để phân bổ cho mỗi đơn vị sản phẩm.
- Ngoài ra còn một số phương pháp tính giá thành khác như:
+ Tổng cộng chi phí
+ Loại trừ giá trị sản phẩm phụ
+ Tỷ lệ chi phí
3. Lập kế hoạch giá thành đơn vị sản phẩm trong doanh nghiệp
Để quản lý giá thành mỗi doanh nghiệp phải xây dựng kế hoạch giá thành. Nhiệm vụ chủ yếu của xây dựng kế hoạch giá thành là phát hiện và khai thác mọi khả năng tiềm tàng để giảm bớt chi phí sản xuất tiêu thụ sản phẩm.
a) Căn cứ lập kế hoạch
Khi lập kế hoạch giá thành có thể căn cứ vào:
- Tình hình thực tế của doanh nghiệp.
- Căn cứ vào kế hoạch sản xuất: kế hoạch cung cấp vật tư, kế hoạch khấu hao.
b) Phương pháp lập kế hoạch
- Một trong những nội dung quan trọng của việc quản lý chi phí kinh doanh là phải lập được kế hoạch chi phí hàng năm của doanh nghiệp.
- Xây dựng giá thành kế hoạch theo khoản mục trước hết phải xây dựng giá thành đơn vị sản phẩm.
II. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 134.
1- Tình hình quản lý chi phí của doanh nghiệp
Công ty Cổ phần Đầu tư và xây dựng công trình 134 là một DN xây dựng và mặt hàng chủ yếu của công ty là các sản phẩm mang tính đặc trưng riêng của ngành xây dựng trong quả trình sản xuất kinh doanh, công ty các chi phí phát sinh chủ yếu là các chi phí sản xuất sản phẩm( NVL, NC….) Sau đó là các chi phí để quản lý phân xưởng quản lý DN, ngoài ra trong một số trường hợp đặc biệt DN có tổ chức hoá một số sản phẩm xây dựng hay máy móc trang thiết bị xây dựng, NVL xây dựng mà công ty không dùng tới thì sẽ phát sinh ra chi phí cho bộ phận bán hàng. Nói chung, chi phí sản xuất sản phẩm và chi phí QLDN mang tính chất liên tục gắn liền với gia đình sản xuất kinh doanh của công ty, chi phí bán hàng mang tính chất bất thường nhưng trong trường hợp phát sinh chi phí bán hàng thì chi phí đó vẫn được phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh của công ty
- Chi phí sản xuất sản phẩm
- Chi phí bán hàng
- Chi phí QLDN
a) CFSXSP
Bảng: Tình hình chi phí sản xuất làm kinh doanh của công ty
qua 2 năm 2005-2006
Các chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Số tiền
%
Số tiền
%
A. Doanh thu
126 114 060 598
89 .35.068.415
B. Tổng chi phí
109 357 611 844
100
82.845 .215 .94
100
I Chi phí sản xuất SP
96 983 749 181
96
80.148.633.808
97,16
1. Chi phí NVL
62 565 900 283
61,9
61.303.737.447
64,65
2.Công cụ lao động
134.891.552
0m05
48.664.930
0,06
3. Chi phí nhân công
20 553 443 053
20,35
19.881.987.131
20,98
4.Chi phí KHTSCĐ
4.811 572801
4,76
1.796.774.309
1,89
5.Chi phí DVmua ngoài
5.835 923 864
5,77
6.347.879.045
6,75
6.Chi phí bằng tiềnkhác
3 081 927 628
3,08
2.765.981.986
6,75
II Chi phí bán hàng
987 445 073
0,9
0
0
III Chi phí QLDN
3 170 417 590
3,1
2.696.581.986
2,82
Qua bảng ta thấy tổng doanh thu 2006 giảm so với 2004 l36.879078170(đồng) tỷ lệ giảm 5,9% . Tuy nhiên tổng chi phí sản xuất kinh doanh toàn công ty năm 2006 giảm so với 2004 là 6.237.396.050(đồng). Tỷ lệ giảm 6,2% lớn hơn tỷ lệ giảm của tổng doanh thu do vậy có thể kết luận tạm thời hoạt động kinh doanh của công ty năm 2006 là có lợi nhuận và tỷ xuất lợi nhuận( trên tổng doanh thu) tăng hơn so với 2005 là (2,22-1,92-=0,39%). Như vậy nhìn chung công ty đã có những tiến triển trong quá trình phấn đấu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
* Chi phí nguyên liệu vật liệu
Chi phí nguyên liệu vật liệu trong chi phí sản phẩm bao gồm: Chi phí NVL phụ nhiên liệu… được sử dụng trực tiếp trong toàn bộ quy trình xây dựng sản phẩm( chiềm 70% tổng giá thành sản phẩm)
Chi phí NVL chiếm tỷ trọng lần trong chi phí sản xuất kinh doanh vì sản phẩm của công ty là các công trình xây dựng, có khối lượng lớn cho nên NVL rất phong phú và nhiều chủng loại.
+ NVL chính: Đây là NVL quan trọng nhất cầu thành lên hình thái vật chất của sản phẩm: xi măng, gạch ngói, sơn vôi, sắt thép,( lớn, nhỏ) khung thép, dây điện….rất phong phú về cung cách và chủng loại chiếm khoảng 80% tổng chi phí NVL
+ NVL phụ: Những vật liệu này kết hợp với NVL chính là để hoàn thiện sản phẩm và đảm bảo máy móc thiết bị hoạt động bình thường: Cột pha,xà gồ, lưới bạt… chiếm khoảng 5% tổng chi phí NVL
+Nhiên liệu: Với quy mô sản xuất sản phẩm lớn nên công ty có nhu cầu rất lớn về năng lượng phục vụ sản xuất, với tính chất của SP xây dựng riêng biệt nên tuỳ thuộc vào từng công trình mạng lưới năng lượng phục vụ thi công sẽ được bố trí hợp lý và thuận tiện nhất để phục vụ cho quá trình sản xuất cho thật hiệu quả và tiết kiệm nhất
+ Phụ tùng thay thế: Máy móc thiết bị vì phải chuyên trở và di chuyển liên tục nên khó tránh khỏi hỏng hóc, Công ty cần nhiều loại phụ tùng thay thế để đảm bảo máy móc thiết bị thi công luôn ở trạng thái sẵn sàng tốt nhất.
+Phế liệu thu hồi: Là toàn bộ NVL còn chưa sử dụng hết và còn sử dụng được phục vụ cho những công trình sau:
=> Như vậy: Chi phí NVL bao gồm toàn bộ chi phí thực tế bỏ ra để có được lượng NVL mang đi phục vụ sản xuất, ngoài ra còn có chi phí về công cụ dụng cụ, chi phí thu mua, vận chuyển, hao hụt định mức trong quá trình vận chuyển.
Chi phí NVL năm 2006 giảm so với năm 2005 là 1.262.252.836 (đồng) tỷ lệ giảm 2,02% do quy mô sản xuất giảm, số lượng công trình ít đi. Công ty cần có những biện pháp cụ thể để có thể quản lý chặt chẽ khoản chi phí này.
* Chi phí nhân công:
Chi phí nhân công bao gồm toàn bộ lương chính và lường phụ của toàn bộ công nhân viên trong toàn công ty.
- Tại công ty việc trả lương cho công nhân viên được áp dụng theo 2 hình thức.
+ Trả lương theo từng hạng mục công trình khi hoàn thành áp dụng với công nhân trực tiếp sản xuất. Công ty thực hiện giao đơn giá tiền lương hạng mục công trình xuống các công trình xây dựng.
VD: Đưa ra đánh giá cho 100 m2 nền nhà khi hoàn thiện xọng giai đoạn giảm nền móng
+ Trả lương theo thời gian: áp dụng với các cán bộ nhân viên làm ở bộ phận gián tiếp, nhân viên trong các phòng ban nghiệp vụ, nhân viên quản lý phân xưởng và công nhân phân xưởng cổ động.
Cơ sở để tính tiền lương thời gian là bảng chấm công được lập riêng cho từng phòng ban, bộ phận và được tổ trưởng hoặc người chấm công công khai để người lao động biết rõ công lao động mà mình đã thực hiện.
Ngoài tiền lương được tính theo sản lượng, chất lượng lao động. Công ty còn chi trả BHXH, BHYT trong các trường hợp ốm đau, bệnh tật, thai sản, tai nạn lao động, mất sức, hưu trí…Nguồn bù đắp BHXH, BHYT là quỹ BHXH, BHYT tại công ty việc trích các khoản theo lương và chi phí sản xuất kinh doanh theo đúng quy chế nội quy
Trích BHXH: 20% theo lương cấp bậc
Trong đó 15% tính vào chi phí,5% trừ vào thu nhập người lao động
Trích KPCĐ: 2% Theo lương cấp bậc, tính toàn bộ chi phí
Trích BHYT: 3% theo lương thực tế
Trong đó 2% tính vào chi phí,1% người lao động chịu
Cuối tháng phòng kế toán kiểm toán đối chiếu để xác định lương BHXH Công ty cần phải tinh lọc đội ngũ cán bộ quản lý gọn nhẹ, có trình độ năng lực tránh lãng phí tiền lương và BHXH. Năm 2006 chi phí công nhângiảm trong chi phí sản xuất sản phẩm giảm 671.44.920(đồng) tỷ lệ giảm 3,27%
b) Chi phí sản xuất chung
* Chi phí khấu hao TSGĐ
Chi phí khấu hao TSGĐ: Phản ánh toàn bộ số tiền trích khấu hao TSGĐ hữu hình đang sử dụng phục vụ quá trình sản xuất các TSCĐ hữu hình là các máy móc thiết bị, phương tiện vận tải nhà xưởng…
* Chi phí dịch vụ mua ngoài
Chi phí dịch vụ mua ngoài: bao gồm các khoản chi phí về nhận cung cấp dịch vụ từ các đơn vị kinh doanh khác như:nứơc, điện thoại, vệ sinh, chi phí hàng hoá mua ngoài và các dịch vụ khác.
* Chi phí bằng tiền khác
Chi phí bằng tiền khác chi phí sản xuất sản phẩm năm 2006 so với 2005 là 316.008642( đồng) tỷ lệ giảm10,25%. Chi phí bằng tiền khác bao gồm các khoản chi phí sản xuất chưa được tính toán trong các khoản chi tiêu trên đã ghi bằng tiền như: chi phí tiếp khách, hội họp, công tác, chi phí sửa chữa lặt vặt, vật xuất dùng không qua kho
c) Chi phí bán hàng:
Công ty cổ phần Đầu tư và xây dựng 134 là một công ty xây dựng, có các sản phẩm là công trình xây dựng. Không như các sản phẩm đơn thuần, các công trình xây dựng của công ty có quy mô lớn nên các khoản chi phí trực tiếp tạo ra sản phẩm rất lớn. Các công ty xây dựng không thể chấp nhận một khả năng rủi ro rất cao để đầu tư xây dựng hàng loạt công trình, sau khi hoàn thành đem ra tiêu thụ (giao bán) như các sản phẩm thông thường khác. Có thể nói hầu hết các sản phẩm xây dựng của công ty đều đã được đặt hàng trước khi tiến hành sản xuất (xây dựng) vì vậy Công ty phải làm sau khi đã hoàn thành tốt thi công sản phẩm là bàn giao toàn bộ chi phí có liên quan đều được phân bổ vào chi phí sản xuất sản phẩm.
Năm 2005, sang năm 2006 như số liệu của công ty cho thấy không có phát sinh chi phí bán hàng hoặc khoản chi phí phát sinh quá nhỏ nên đã được kết chuyển vào khoản mục khác.
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Đây là khoản chi phí tương đối quan trọng vì để hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả cần có chi phí hợp lý cho công tác quản lý và điều hành toàn bộ công ty. Chi phí quản lý năm 2006 giảm so với năm 2005 là 473.835.604 (đồng), tỷ lệ giảm 14,95%. Đây là một kết quả khả quan khi chúng ta đánh giá chung toàn bộ kết quả sản xuất kinh doanh toàn công ty năm 2006 và khoản chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh đó.
2. Tình hình thực tế quản lý giá thành
2.1. Khoản mục chi phí vật liệu trong giá thành
Bảng xác định ảnh hưởng của các nhân tố về lượng vật liệu tiêu hao và đơn giá vật liệu đối với một số chi phí vật liệu.
Loại vật liệu
ĐVT
Lượng vật liệu tiêu hao
Đơn giá vật liệu (1000đ)
Tiết kiệm (-), lãng phí (+) (1000đ)
Định mức
Thực tế
Kế hoạch
Thực tế
Do lượng vật liệu tiêu hao
Do đơn giá vật liệu
Cho ĐVT
Cho toàn bộ vật liệu
Cho ĐVT
Cho toàn bộ vật liệu
Gạch
1000v
1340
1333
54,3
50,6
-7
-3,54
-3,7
-4935
Ngói
1000v
161
160,18
137,0
130,7
-0,82
-117
-6,3
-1005
Gỗ
m3
138
134,7
242,7
247,5
-3,3
-815
+4,8
+644
Xi măng
tấn
553
5542
184,4
182,2
+1,2
+221
-2,2
-1220
Qua bảng ta thấy thực tế vật liệu tiêu hao vào quá trình thi công công trình công ty đã tiết kiệm rất hiệu quả so với kế hoạch đề ra về tiết kiệm chi phí. Cụ thể:
- Gạch: Tiết kiệm do thay đổi lượng vật liệu tiêu hao 7000 viên tổng giá trị 354.000đ. Tiết kiệm do thay đổi đơn giá 3.700đ/viên, tiết kiệm được 4.935.000đ
- Ngói: Tiết kiệm được 820 viên tổng trị giá 47.000đ
Giảm đơn giá 6.300đ/1 viên tiết kiệm được 1.005.000đ
- Gỗ: Tiết kiệm 3,3m3 trị giá tiết kiệm 815.000đ so với kế hoạch.
Đơn giá thực tế tăng so với kế hoạch 4.800đ/m3 tương đương 664.000đ
- Xi măng: Công ty đã lãng phí 1,2 tấn làm tăng chi phí tương đương 221.000đ. Tuy nhiên công ty tiết kiệm được 1.220.000 do giảm đơn giá so với kế hoạch 2.200đ/tấn.
Tổng hợp: Công ty đã thực hiện tiết kiệm được:
5.289 + 1122 + 171 + 999 = 7.581 nghìn đồng
2.2. Chi phí nhân công trực tiếp trong giá thành
Trong giá thành dự toán công tác xây dựng, chi phí được hạch toán vào khoản mục chi phí nhân công trực tiếp hiện nay bao gồm tiền lương cấp bậc.
Ảnh hưởng của các nhân tố với khoản mục "nhân công"
Chỉ tiêu
ĐVT
Kế hoạch
Thực hiện
Chênh lệch
1. Tổng quỹ lương công nhân xây lắp
Tr.đồng
210,936
207,315
3,621
2. Số công nhân xây lắp bình quân trong danh sách làm việc tại các công trình xây lắp chính.
Người
282
271
-11
3. Mức tiền lương bình quân của 1 công nhân xây lắp.
1000 đồng
748
765
+17
Qua bảng số liệu ta nhận thấy, trong kỳ phân tích doanh nghiệp đã tiết kiệm được (-3,621) triệu đồng của quỹ lương công nhân xây lắp trực tiếp. Việc tiết kiệm quỹ lương như vậy sẽ làm giảm chi phí nhân công trong giá thành công tác xây lắp.
Ảnh hưởng cụ thể:
Ảnh hưởng của việc giảm số công nhân xây lắp làm việc tại các công trình xây lắp chính
(271-282) x 748 = (-11) x 748 = (-8228) (nghìn đồng)
Ảnh hưởng của sự tăng mức tiền lương bình quân của công nhân trực tiếp xây lắp.
271 x (765 - 748) = 271 x (+17) = (+4.607) (nghìn đồng)
Tổng hợp ảnh hưởng của 2 nhân tố:
(-8.228) + (+4.607) = -3.621 nghìn đồng
Như vậy nguyên nhân chủ yếu làm giảm chi phí tiền lương trong kỳ là do doanh nghiệp đã giảm được số công nhân xây lắp làm việc tại các công trình xây lắp so với kế hoạch đề ra trước khi thực hiện thi công công trình chính bằng các biện pháp: loại trừ những tổn thất do ngừng việc, loại bỏ những bất hợp lý do tổ chức lao động, không sử dụng công nhân lành nghề trong các công việc phụ… tổ chức tốt các quá trình sản xuất tăng năng suất lao động của công nhân trên công trường.
2.3. Chi phí sử dụng máy thi công trong giá thành
Chi phí sử dụng máy thi công chi phí sử dụng các loại máy móc thiết bị bằng động cơ điện, động cơ Điezen, hơi nước… (kể cả hệ thống trang bị phục vụ cho việc sử dụng máy thi công) trực tiếp tham gia vào thi công xây lắp để hoàn thành khối lượng công tác hoặc kết cấu xây lắp bao gồm: chi phí khấu hao cơ bản, chi phí khấu hao sửa chữa lớn, chi phí nhiên liệu, động lực, tiền lương của công nhân điều khiển và phục vụ máy, chi phí sửa chữa thường xuyên, chi phí khác của máy.
Tỷ trọng sử dụng máy thi công trong giá thành công tác xây lắp thay đổi tuỳ theo mức độ cơ giới hoá thi công trên từng công trình và theo từng thời kỳ. Mức độ cơ giới hoá thi công càng cao sẽ làm cho chi phí sử dụng máy thi công tăng lên, giảm chi phí nhân công xây lắp trực tiếp trong giá thành công tác xây lắp.
2.4. Chi phí chung trong khoản mục giá thành
Chi phí chung là 1 khoản mục của giá thành sản phẩm xây dựng, đó là những chi phí gián tiếp tham gia vào quá trình tạo ra sản phẩm, chúng phục vụ cho việc tổ chức thi công xây dựng công trình và duy trì bộ máy quản lý của doanh nghiệp xây dựng.
Theo thông tư số: 03/BXD - VKT ngày 30-3 năm 1994 do Bộ Xây dựng ban hành, nội dung của chi phí chung được chia thành 4 phân tổ.
+ Chi phí quản lý hành chính
+ Chi phí phục vụ công nhân
+ Chi phí phục vụ thi công
+ Chi phí khác
Qua những tài liệu thực tế của công ty cho thấy, công ty trong kỳ nghiên cứu hoàn thành kế hoạch. Trong kỳ doanh nghiệp có mức chi phí chung (đã điều chỉnh theo khối lượng và cơ cấu khối lượng công tác xây lắp thực hiện) theo dự kiến kế hoạch là 159,581 triệu, thực tế đã chi 184,8 triệu. Phân tích so sánh giản đơn (sau khi điều chỉnh tổng chi phí chung theo mức độ hoàn thành kế hoạch công tác xây lắp, đã tính tới sự thay đổi khối lượng và cơ cấu công tác xây lắp) ta nhận được kết quả so sánh 184,8 - 159,581 = 25,219 triệu tăng 15,8%.
Thực hiện các biện pháp tiết kiệm chi phí hiệu quả với các công trình xây dựng công ty đã trực tiếp nâng cao được lợi nhuận của mình
3. Lập kế hoạch chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của Công ty Cổ phần Đầu tư và xây dựng công trình 134
Lập kế hoạch chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm sẽ giúp cho công ty có mục tiêu để phấn đấu có cơ sở để tìm tòi khai thác mọi khả năng có thể trong sản xuất kinh doanh nhằm tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng doanh thu.
Công ty đã thực hiện lập kế hoạch giá thành sản phẩm chi tiết cho từng loại chi phí đối với từng công trình và hạng mục công trình. Việc lập kế hoạch giá thành cùng với chế độ thưởng phạt xứng đáng với từng ca làm việc cho việc sử dụng chi phí đã đào tạo điều kiện giúp công ty đẩy mạnh công tác quản lý chi phí, giá thành sản phẩm, đồng thời khuyến khích tiết kiệm sử dụng nguyên, nhiên vật liệu đầu vào, chi phí đầu vào giảm chi phí sản xuất kinh doanh trong hoạt động của công ty.
Để biết rõ tình hình thực hiện giá thành của công ty ta đi vào so sánh giá thành thực tế và giá thành kế hoạch công trình nâng cấp sửa chữa kênh mương Hoà Mục - Lạng Sơn (Quý I - 2006).
Khoản mục giá thành
Giá thành đơn vị kế hoạch
Giá thành thực tế sản xuất
So sánh
+/-
%
1. Chi phí NVL trực tiếp
724,50
683,00
-41,50
-5,73
2. Chi phí NC trực tiếp
213,30
207,00
-6,30
-2,953
3. Chi phí sử dụng máy thi công
72,70
75,50
+2,8
+3,85
4. Chi phí sản xuất chung
183,10
184,80
+1,7
+0,93
Cộng
1193,60
1150,30
-43,3
-3,63
Qua bảng ta thấy:
Nhà máy đã hoàn thành kế hoạch về giá thành ở các khoản mục chi phí
+ NVL, chi phí nhân công đồng thời giá thành kế hoạch chung cho toàn bộ công trình đã hoàn thành và giảm được chi phí so với kế hoạch ở mức tiết kiệm chi phí cho toàn bộ công trình là 43,3 triệu đồng.
+ Tuy nhiên chi phí sử dụng máy thi công tăng, chủ yếu là do trong quá trình thi công đơn vị không có đủ máy móc, thiết bị phục vụ quá trình xây dựng nên phải tiến hành thuê máy thi công, chi phí đi thuê máy thi công là nguyên nhân chủ yếu làm tăng chi phí sử dụng máy thi công. Dù sao đây cũng là chủ trương của công ty khi cố gắng tận dụng tối đa máy móc thiết bị hiện có nên trong 1 số công trình đặc biệt khó tránh khỏi tình trạng phải đi thuê máy của công ty khác.
Chi phí sản xuất chung cũng vượt chỉ tiêu so với kế hoạch đề ra, tăng 1,7 triệu đồng so với kế hoạch, tỷ lệ tăng 0,93%. Nguyên nhân là do chỉ tiêu số công nhân xây dựng trong các đội sản xuất có mặt trên công trường tăng hơn so với kế hoạch nên các chi phí phát sinh chung tăng lên. Điều này cũng có nghĩa là khả năng tạo công ăn việc làm của công ty đã có xu hướng tốt.
Nhìn chung năm 2005 vừa qua công ty thực hiện tốt mức giá thành kế hoạch cho các công trình mà công ty đã tiến hành thi công, đây là kết quả tốt vì trong quá trình kinh tế hiện nay thị trường xây dựng có sự cạnh tranh gay gắt cả trong và ngoài nước, ngoài yếu tố chất lượng công trình thì yếu tố thành là một trong những yếu tố hàng đầu quyết định sự tồn tại và phát triển của công ty.
PHẦN III
CÁC PHƯƠNG HƯỚNG ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 134
I. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT - GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 134
Trong quá trình hội nhập của Nhà nước, cùng với sự lớn mạnh dần lên của nền kinh tế quốc dân là sự bùng nổ của thị trường xây dựng. Yêu cầu về nhà ở, điện nước hiện đại hoá nông thôn… đang là những vấn đền như thiết yếu. Là một công ty xây dựng - Công ty Cổ phần Đầu tư và xây dựng công trình 134 đã và đang không ngừng chú ý việc giữ gìn và nâng cao uy tín của mình trên thị trường xây dựng nước ta trong quá trình tồn tại và phát triển của mình. Điều này thể hiện ở việc công ty luôn tìm mọi biện pháp để nâng cao chất lượng xây dựng, phấn đấu quản lý chi phí sản xuất kinh doanh, hạ giá thành công trình nhằm tăng doanh thu nâng cao hiệu quả hoạt động. Trong quá trình đó công ty đã đạt được nhiều thành tích trong quá trình quản lý chi phí sản xuất giá thành sản phẩm song còn tồn tại một hạn chế cần xác định
1. Về ưu điểm
- Công ty đã áp dụng có hiệu quả một số biện pháp quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
+ Xây dựng được định mức tiêu hao nguyên vật liệu, quản lý sử dụng nguyên vật liệu theo định mức, giảm được mức tiêu hao nguyên vật liệu có thể cho 1 số công trinh
+ Thực hiện quản lý giá đầu vào NVL có hiệu quả
+ Lập được kế hoạch giá thành sản phẩm phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của công ty.
- Tận dụng tối đa và tương đối hiệu quả máy móc thiết bị của công ty tránh được đầu tư mua sắm mới không cần thiết.
- Công tác quản lý chi phí sản xuất giá thành sản phẩm ngày càng hoàn thiện hơn tính giá thành là các công trình hạng mục công trình rất phù hợp với quy trình sản xuất kinh doanh của công ty, tạo điều kiện cho công tác quản lý đạt hiệu quả cao.
+ Việc tập hợp chi phí sản xuất theo khoản là hợp lý với đặc điểm sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho công tác tính giá thành được thuận lợi. Đồng thời qua đó phân tích được sự ảnh hưởng của các khoản đến giá thành sản phẩm từ đó tăng cường biện pháp quản lý, tiết kiệm chi phí.
- Công ty đã thực hiện lập dự án chi phí sản xuất kinh doanh cho từng năm kế hoạch
2. Về nhược điểm
Chưa thực hiện tốt việc quản lý chi phí sử dụng máy thi công phục vụ quá trình xây dựng. Trong năm vừa qua khoản mục chi phí thuê máy thi công trong chi phí sử dụng máy tăng lên đáng kể, vượt định mức kế hoạch. Công ty có biện pháp để quản lý tốt khoản mục chi phí này để tiết kiệm hơn nữa chi phí giá thành.
Chi phí sản xuất chung mặc dù có lý do chính đáng để vượt mức kế hoạch, đó là do chỉ tiêu số công nhân làm việc tăng lên khiến phục vụ chung tăng lên trong quá trình thi công xây dựng. Tuy nhiên 1 hình thức quản lý tốt hơn nữa đối với khoản mục chi phí này là điều cần thiết vì trong những năm tới công trình xây dựng tăng có thể khiến số công nhân xây dựng gia tăng có thể khiến số công nhân xây dựng của công ty tăng hơn nữa, chi phí phục vụ quá trình sản xuất chung sẽ tăng theo, việc quản lý tốt khoản mục này sẽ giảm thiểu đáng kể chi phí phục vụ cho toàn bộ quá trình thi công xây dựng.
-> Ưu điểm: thì cần được phát huy, còn nhược điểm thì phải khắc phục những biện pháp hiệu quả sẽ giúp công ty thực hiện tiết kiệm hiệu quả chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
II. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 134
Trong thời gian thực tập tại công ty với những bước đầu làm quen với thực tế quá trình quản lý chi phí sản xuất em đã có thể nhận thấy rằng đó là một thực thể rất phức tạp. Để có thể làm tốt một quá trình quản lý chi phí sản xuất cần có một khả năng nhận biết về thực tiễn và lý thuyết vững chắc và sự tổng hợp chính xác nhiều yếu tố khác cộng lại, công việc của một nhà quản lý thực thụ.
Tại công ty với đề tài mà em đã xác định, thông qua những tài liệu mà công ty cung cấp với sự phân tích em thấy trình độ quản lý của công ty ngày càng hoàn thiện hơn, cụ thể là công tác quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Đây là kết quả xứng đáng cho cả quá trình phấn đấu của tập thể cán bộ quản lý cũng như công nhân viên của công ty. Cố gắng và không ngừng cố gắng, kế hoạch sản xuất là cái đích để hướng sự cố gắng của toàn công ty đến những nấc thang hoàn thiện hơn.
Công ty cố gắng thực hiẹn được chi phí sản xuất - giá thành sản phẩm hợp lý phù hợp với quá trình hoạt động để đảm bảo cho công ty làm ăn sinh ra nhiều lợi nhuận góp phần vào sự vững mạnh của công ty.
Em xin mạnh dạn đề xuất một số ý kiến nhằm hoàn thiện hơn công tác quản lý chi phí sản xuất - giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Đầu tư và xây dựng công trình 134, và tư cách là một sinh viên thực tập tại công ty.
1. Ý kiến 1: Tăng cường lập dự toán chi phí sản xuất và khoản mục chi phí sản xuất
Đánh giá và nhận thức những thành tích đã đạt được để phát huy, những tồn tại để có những biện pháp giải quyết hợp lý là nhiệm vụ quan trọng sau mỗi lần hoàn thành một công trình hoặc sau 1 kỳ hoạt động sản xuất của công ty. Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất thông qua dự toán và thực hiện một cách so sánh chính xác những nhận định của bộ máy quản lý mỗi công trình và mỗi kỳ sản xuất. Chính vì vậy tăng cường và tăng cường hơn nữa công tác lập dự toán chi phí và các khoản mục chi phí sản xuất là rất cần thiết.
2. Ý kiến 2: Đầu tư mua sắm thiết bị máy móc mới
Thực tế năm vừa qua mặc dù phần lớn các chi phí trực tiếp trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty đều hoàn toàn vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra thì khoản mục chi phí sử dụng máy thi công lại tăng lên so với kế hoạch ban đầu. Nguyên nhân là do công ty phải chi cho các khoản đi thuê máy thi công, việc tổ chức tận dụng tối đa những máy móc trang thiết bị sẵn có của công ty là rất tốt, nhưng trong 1 khuôn khổ nào đó để có thể cạnh tranh được với các công ty cần có sự đầu tư mới một số máy móc trang thiết bị, hợp lý. Về lâu dài đây là một trong những biện pháp tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh, cụ thể công ty sẽ giảm bớt chi phí đi thuê máy thi công không cần thiết, tăng cường tính linh động trong quá trình thi công xây dựng.
3. Ý kiến 3: Tăng cường hơn nữa công tác tổ chức và quản lý
Tổ chức công tác, cung ứng vật tư thiết bị phục vụ thi công một cách hiệu quả và tiết kiệm nhất, tránh để thất thoát quỹ thời gian cũng như tiền của khâu tổ chức này.
Xây dựng và hoàn thiện công tác quản lý sử dụng vốn, cụ thể là cần thiết đề ra kế hoạch huy động và sử dụng vốn. Trong cơ chế thị trường công ty muốn hoạt động sản xuất kinh doanh trôi chảy thì điều kiện đầu tiên là không thể thiếu vốn. Việc chủ động xây dựng kế hoạch huy động và sử dụng vốn là 1 trong những biện pháp tài chính hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đẩy mạnh công tác thu nợ từ khách hàng, nhanh chóng thu hồi vón cho nhu cầu sản xuất hạn chế tồn đọng ở các khâu sản xuất, dự trữ.
Hoàn thiện công tác quản lý chi phí sản xuất - giá thành sản phẩm
Tổ chức quản lý chặt chẽ và có hệ thống chi phí sản xuất - giá thành sản phẩm đảm bảo tính hợp lý, hợp lệ.
KẾT LUẬN CHUNG
Qua thời gian thực tập tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng 134 với đề tài nghiên cứu "Chi phí sản xuất - giá thành sản phẩm xây dựng" em xin đưa ra kết luận.
Công tác quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây dựng hiện nay của công ty tương đối tốt.
Các công trình công ty tham gia xây dựng được các chủ đầu tư đanh giá tốt, đáp ứng được yêu cầu về chất lượng kỹ thuật cũng như thẩm mỹ của công trình luôn tạo được lòng tin và sự tín nhệm của khách hàng.
Công ty hoạt động lấy chữ tín làm tiền đề kết hợp việc quản lý chính xác chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần giảm giá thành, thúc đẩy khả năng cạnh tranh để thắng thầu và được chọn thầu. Sự tín nhiệm đó giúp công ty tham gia đấu thầu và thắng thầu nhiều công trình có quy mô lớn, giá trị cao.
Đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty có trình độ chuyên môn tay nghề vững vàng, điều kiện làm việc và cơ sở vật chất của công ty ngày càng tăng được đổi mới phù hợp với điều kiện sản xuất hiện nay. Dưới sự lãnh đạo của ban giám đốc cùng với sự cố gắng của toàn bộ công nhân viên trong toàn công ty sẽ phát triển đi lên và không ngừng phát triển để đạt được nhiều thắng lợi trong quá trình hoạt động của mình.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ hướng dẫn của cô giáo Vũ Thị Kim Thanh, cảm ơn sự giúp đỡ chỉ bảo nhiệt tình của ban lãnh đạo cùng các anh chịu phòng kế toán của công ty Đầu tư và xây dựng 134 đã tạo mọi điều kiện cho em hoàn thành được chuyên đề. Do còn nhiều hạn chế về mặt kiến thức cho nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em mong được sự góp ý của cô giáo và các anh chị trong phòng kế toán để em nắm chắc kiến thức hơn.
Hà Nội, ngày…..tháng 04 năm 2007
Sinh viên thực hiện
Vũ Thị Thồng Anh
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Tài chính doanh nghiệp - Trường ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội
2. Giáo trình Phân tích doanh nghiệp - Trường ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội
3. Bài giảng: Tài chính doanh nghiệp - Trường CĐ Kinh tế Công nghiệp I
4. Quản trị: Tài chính doanh nghiệp - PTS. Vũ Duy Hào, PTS Đào Văn Huệ, Thạc sỹ Nguyễn Văn Ninh - Nhà xuất bản thống kê (1997); PGS.TS. Trương Mộc Lâm
5. Tài chính học
6. Tài chính công - Bộ Tài chính
7. Các tài liệu về chi phí sản xuất - giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần Đầu tư và xây dựng 134.
NHỮNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG BÀI
1. DN : Doanh nghiệp
2. NVL : Nguyên vật liệu
3. SP : Sản phẩm
4. TSCĐ : Tài sản cố định
MỤC LỤC
Ý KIẾN NHẬN XÉT CỦA CÔNG TY
Hà Nội, ngày tháng năm 2007
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Công tác quản lý và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Đầu tư và xây dựng công trình 134.docx