Đề tài Công ty cổ phần đầu tư phát triển nhà và đô thị IDICO

- Rủi ro thanh toán nợ ngắn hạn và nợ dài hạn của Công ty còn cao qua các năm Công ty cần có những biện pháp thích hợp để cải thiện môi trường tài chính của mình như tăng cường thu hồi công nợ bán hàng tín dụng giảm thiểu các khoản phải thu. - Tỷ lệ nợ vẫn đang cao trong cơ cầu nguồn vốn và cơ cấu tài sản của doanh nghiệp dãn đến rủi ro kinh doanh lớn, Công ty cần có chính sách nhằm giảm tỷ lệ nợ trên tổng nguồn vốn của mình trong những năm tới. - Chi phí vẫn còn ở mức cao đã ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty, Công ty cần tăng doanh số bán hàng và có các biện pháp nhằm giảm thiểu các chi phí này để tăng hiệu quả hoạt động SXKD

pdf13 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2579 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Công ty cổ phần đầu tư phát triển nhà và đô thị IDICO, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH KHOA SAU ĐẠI HỌC  Tiểu luận môn Quản trị Tài chính Đề tài: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NHÀ VÀ ĐÔ THỊ IDICO Sàn : Hose Mã CK : TCM GVHD : TS Ngô Quang Huân Học viên : Nguyễn Thị Thùy Dương Lớp : QTKD_ Ngày 2_ K22 TP. Hồ Chí Minh, tháng 12/ 2013 2 MỤC LỤC PHẦN 1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY ................................................................................... 3 PHẦN 2 PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH 2009-2012 .............................................. 4 I. Phân tích tỷ lệ. ................................................................... Error! Bookmark not defined. 1. Phân tích tỷ lệ đánh giá khả năng thanh toán ................................................................ 4 2. Phân tích tỷ lệ đánh giá hiệu quả hoạt động .................................................................. 4 3. Phân tích tỷ lệ tài trợ ......................................................................................................... 6 4. Phân tích khả năng sinh lời .............................................................................................. 6 5. Phân tích theo góc độ thị trường ..................................................................................... 7 II. Phân tích cơ cấu. ................................................................................................................... 8 1. Cơ cấu bảng cân đối kế toán ............................................................................................ 8 2. Cơ cấu lời lỗ..................................................................................................................... 11 III. Lượng giá chứng khoán.................................................................................................... 12 IV. Danh mục đầu tư hiệu quả. .............................................................................................. 13 V. Kết luận. .............................................................................................................................. 13 Nguồn dữ liệu của báo cáo được lấy từ 3 PHẦN 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY Tên công ty: Công ty cổ phần Đầu tư phát triển nhà và đô thị IDICO Tên quốc tế: IDICO Urban and House Development Joint Stock Company Vốn điều lệ: 80,000,000,000 đồng Địa chỉ : Khu công nghiệp Nhơn Trạch 1, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Điện thoại : +84 (061)-356.06.14 Số fax : +84 (061)-356.06.10 Website : LĨNH VỰC KINH DOANH: Đầu tư xây dựng phát triển kinh doanh nhà, cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp, khu kinh tế, các công trình thủy điện, nhiệt điện. Kinh doanh dịch vụ kỹ thuật trong các khu công nghiệp và đô thị. Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, kỹ thuật hạ tầng. Lắp đặt máy móc thiết bị phục vụ xây dựng. Kinh doanh điện, nước. Kinh doanh, lắp đặt các thiết bị cơ điện và cơ điện lạnh cho công trình dân dụng và công nghiệp. Khai thác mỏ, chế biến vật liệu xây dựng. Kinh doanh nguyên liệu, nhiên liệu. Kinh doanh vật liệu xây dựng. Vận chuyển hàng hóa. Khai thác, chế biến các loại quặng, khoáng sản từ quặng titan (hoạt động ngoại tỉnh). Buôn bán các loại quặng, khoáng sản. Thiết kế và thi công các công trình đường dây và trạm biến thế. Thiết kế hệ thống cung cấp điện hạ thế, hệ thống cấp thoát nước trong khu công nghiệp, đô thị, khu dân cư. Tư vấn thiết kế và đầu tư xây dựng. Thiết kế kết cấu công trình dân dụng và công nghiệp. Thiết kế các công trình điện có cấp điện áp <=35KV. Thiết kế hệ thống điện công trình dân dụng và công nghiệp. Giám sát công tác xây dựng và hoàn thiện công trình dân dụng và công nghiệp, giao thông đường bộ. Phá dở, Chuẩn bị mặt bằng. Hoàn thiện công trình xây dựng. Hoạt động xây dựng chuyên dụng khác. Là một thành viên trong Tổng công ty Đầu tư phát triển Đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam, UDICO có thế mạnh trong các lĩnh vực đầu tư, xây dựng và quản lý các khu công nghiệp, kinh doanh và cho thuê nhà, cũng như các hoạt động kinh doanh bất động sản khác. UNICO thực hiện quản lý hạ tầng và kinh doanh điện năng trong các khu công nghiệp Nhơn Trạch 1, 2, 3, 5, uy Hạ đảm bảo công suất 119 MVA đảm bảo an toàn và hiệu quả, với việc độc quyền kinh doanh điện năng trong các khu công nghiệp đã mang lại lợi nhuận lớn cho công ty. 4 PHẦN 2: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TỪ NĂM 2009 ĐẾN NĂM 2012: I. PHÂN TÍCH TỶ LỆ : 1. Các tỉ lệ đánh giá khả năng thanh toán.: 2009 2010 2011 2012 UIC UIC UIC UIC - Tỉ lệ lưu động (CR) 1.13 1.11 1.12 1.09 - Tỉ lệ thanh toán nhanh (QR) 0.52 0.54 0.60 0.60 Nhận xét: Chỉ số thanh toán hiện hành (current ratio) = tài sản lưu động/ nợ ngắn hạn Đây là chỉ số đo lường khả năng doanh nghiệp đáp ứng các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn. Nói chung thì chỉ số này ở mức 2-3 được xem là tốt. Chỉ số này càng thấp ám chỉ doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn đối với việc thực hiện các nghĩa vụ của mình nhưng một chỉ số thanh toán hiện hành quá cao cũng không luôn là dấu hiệu tốt, bởi vì nó cho thấy tài sản của doanh nghiệp bị cột chặt vào “ tài sản lưu động” quá nhiều và như vậy thì hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp là không cao. Tình hình thanh khoản của công ty qua các năm có lúc tăng lúc giảm, nhưng múc độ dao dộng không quá lớn. Bình quân của ngành 2009 là 1.79, 2010 là 2.03, 2011 là 1.64, khi so với bình quân ngành thì chênh lệch của công ty và ngành không quá nhiều Chỉ số thanh toán nhanh (quick ratio) = tiền mặt+ các khoản tương đương tiền)/ nợ ngắn hạn Chỉ số thanh toán nhanh đo lường mức thanh khoản cao hơn. Chỉ những tài sản có tính thanh khoản cao mới được đưa vào để tính toán. Hàng tồn kho và các tài sản ngắn hạn khác được bỏ ra vì khi cần tiền để trả nợ, tính thanh khoản của chúng rất thấp. Tỉ lệ thanh toán nhanh của UIC tăng từ 0.52 (2009) đến 0.6 (2012), điều này chứng tỏ khả năng thanh toán nhanh bằng tiền của công ty được cải thiện 2. Các tỉ lệ đánh giá hiệu quả hoạt động 2009 2010 2011 2012 - Hiệu quả sử dụng tổng tài sản (TAT) 1.95 1.85 2.16 3.18 5 - Vòng quay tồn kho (IT) 4.55 4.43 5.83 9.76 - Kỳ thu tiền bình quân (ACP) (ngay) 61.92 70.57 63.38 36.56 Nhận xét: Vòng quay tổng tài sản = doanh thu thuần/ tổng tài sản trung bình Chỉ số hiệu quả hoạt động: Vòng quay tổng tài sản: Chỉ số này đo lường khả năng doanh nghiệp tạo ra doanh thu từ việc đầu tư vào tổng tài sản . Chỉ số này bằng 1.95 có nghĩa là : với mỗi đô la được đầu tư vào trong tổng tài sản, thì công ty sẽ tạo ra được 1.95 đồng doanh thu. Các doanh nghiệp trong ngành thâm dụng vốn thường có chỉ số vòng quay tổng tài sản thấp hơn so với các doanh nghiệp khác. So với bình quân ngành thì công ty có mức chênh lệch không nhiều. Chỉ số của ngành 2009: 3.1 ; 2010: 3.0; 2011: 1.7 Chỉ số vòng quay hàng tồn kho = giá vốn hàng bán/hàng tồn kho trung bình Chỉ số này thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho hiệu quả như thế nào. Chỉ số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều trong doanh nghiệp. Có nghĩa là doanh nghiệp sẽ ít rủi ro hơn nếu nhìn thấy trong báo cáo tài chính, khoản mục hàng tồn kho có giá trị giảm qua các năm. Tuy nhiên chỉ số này quá cao cũng không tốt vì như thế có nghĩa là lượng hàng dự trữ trong kho không nhiều, nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì rất khả năng doanh nghiệp bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần. Thêm nữa, dự trữ nguyên liệu vật liệu đầu vào cho các khâu sản xuất không đủ có thể khiến cho dây chuyền bị ngưng trệ. Vì vậy chỉ số vòng quay hàng tồn kho cần phải đủ lớn để đảm bảo mức độ sản xuất đáp ứng được nhu cầu khách hàng. Vòng quay hàng tồn kho giảm năm 2010. và tăng vào năm 2011 và 2012, điều này có nghĩa một khoản tiền mặt của công ty bị giảm đi và bị gắn liền với hàng tồn kho Vòng quay các khoản phải thu = các khoản phải thu trung bình x 360/doanh số thuần hàng năm/ Đây là một chỉ số cho thấy tính hiệu quả của chính sách tín dụng mà doanh nghiệp áp dụng đối với các bạn hàng. Chỉ số vòng quay càng cao sẽ cho thấy doanh nghiệp được khách hàng trả nợ càng nhanh. Nhưng nếu so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành mà chỉ số này vẫn quá cao thì có thể doanh nghiệp sẽ có thể bị mất khách hàng vì các khách hàng sẽ chuyển sang tiêu thụ sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh cung cấp thời gian tín dụng dài hơn. Và như vậy thì doanh nghiệp chúng ta sẽ bị sụp giảm doanh số. Khi so sánh chỉ số này qua từng năm, nhận thấy sự sụt giảm thì rất có thể là doanh nghiệp đang gặp khó khăn với việc thu nợ từ khách hàng và cũng có thể là dấu hiệu cho thấy doanh số đã vượt quá mức. 6 Nhìn chung kỳ thu tiền bình quân của UIC khá cao. Điều này cho thấy thời hạn bán chịu tương đối dài. Nguyên nhân do đặc điểm của ngành bất động sản 3. Các tỉ lệ tài trợ 2009 2010 2011 2012 - Tỷ lệ nợ/tổng tài sản (D/A) 0.72 0.73 0.74 0.67 - Tỷ lệ thanh toán lãi vay (ICR) 3.08 2.71 2.81 2.13 - Tỷ số khả năng trả nợ Nhận xét: Tỷ lệ nợ/ Tổng tài sản = Tổng nợ/ Tổng giá trị tài sản Tỷ số nợ so với tài sản nói chung thường nằm trong khoảng từ 50 đến 70%. Đối với UIC dao động ở mức khoảng 0.7, mức này là bình thường, năm 2012 chỉ còn 0.67 điều này có mặt tích cực là chứng tỏ khả năng tự chủ tài chính của công ty có tăng lên nhưng mặt trái của nó là doanh nghiệp không tận dụng được lợi thế của đòn bẩy tài chính và đánh mất đi cơ hội tiết kiệm thuế từ việc sử dụng nợ Chỉ số khả năng thanh toán lãi vay = thu nhập trước thuế và lãi vay ( EBIT)/ lãi vay Hệ số Chi trả Lãi vay hay Interest Cover Ratio là một chỉ số tài chính đo lường khả năng sử dụng lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh để trang trải chi phí lãi vay. Chỉ số này được tính toán là Lợi nhuận Trước Lãi vay và Thuế (EBIT)/Chi phí lãi vay. Sẽ tùy theo đặc thù kinh doanh của từng công ty. Tuy nhiên, theo thông lệ khi đánh giá tài chính, Khi một công ty có hệ số Interest thấp hơn 1.0 thì được đánh giá là “nguy hiểm”, tức là công ty đó hoạt động ra không đủ để trang trải chi phí lãi vay cho ngân hàng. Khi hệ số này nhỏ hơn 1,5 lần là mức báo động. Còn khi hệ số này cao hơn mức 1,5 lần là ở mức an toàn. Hệ số Interest Cover của PT Nhà & Đô Thị IDICO là 3,28 lần, nói cách khác PT Nhà & Đô Thị IDICO có thu nhập cao gấp 3,28 lần chi phí trả lãi. Đây là mức an toàn Chỉ số này cho biết với mỗi đồng chi phí lãi vay thì có bao nhiêu đồng EBIT đảm bảo thanh toán và được đo lường: 4.Các tỉ lệ đánh giá khả năng sinh lợi 2009 2010 2011 2012 - Doanh lợi gộp bán hàng và dịch vụ (GMP) 0.0374 0.0364 0.0409 0.0339 - Doanh lợi ròng (NPM) 0.0198 0.0187 0.0160 0.0140 - Sức sinh lợi cơ bản (BEP) 0.04 0.06 0.06 0.09 - Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) 0.039 0.034 0.034 0.044 7 - Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) 0.14 0.13 0.13 0.07 Nhận xét: Biên lợi nhuận thuần = nhuận ròng/ doanh thu thuầnBiên lợi nhuận thuần: Chỉ số này cho biết mức lợi nhuận tăng thêm trên mỗi đơn vị hàng hoá được bán ra hoặc dịch vụ được cung cấp. Do đó nó thể hiện mức độ hiệu quả của hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp. Dĩ nhiên là chỉ số này khác nhau giữa các ngành.Trong đó: lợi nhuận ròng= doanh thu thuần- giá vốn hàng bán (GPM) Biên lợi nhuận ròng = thu nhập ròng/ doanh thu (NPM) ROA (Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản) = Tổng_LNST / Tổng_Tài_Sản ROA của UIC giảm 2 năm liên tiếp và tăng lại vào năm 2012 ROE (Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu) = Tổng_LNST / Vốn_Chủ_Sở_Hữu Đây là chỉ số đo lường mức lợi nhuận đạt được trên đồng vốnđóng góp của các cổ đông. ROE của UIC suy giảm qua các năm cho thấy việc sử dụng vốn không hiệu quả 5.Các tỷ lệ đánh giá theo góc độ thị trường 2009 2010 2011 2012 - Chỉ số EPS 2,221.05 2,228.15 2,456.39 2,636.98 - Tỷ lệ P/E 11.75 8.48 3.22 3.53 - Giá sổ sách (B) =Vốn CSH/Tổng khối lượng CP 16,121 17,789 18,923 35,915 - Tỷ lệ P/B 1.62 1.06 0.42 0.26 - Dòng tiền trên mỗi cổ phần (CFPS) 3491.05 3438.15 3661.64 4189.48 - Tỷ số giá/dòng tiền (P/CF)=P/CFPS 7.48 5.50 2.16 2.22 - Đòn bẩy tài chính FL=1+Tổng nợ/Vốn CSH 2.57 2.66 2.78 1.12 Nhận xét: EPS (Earning per share/ Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu) Chỉ số P/E: Chỉ số P/E là chỉ số định giá được dùng phổ biến phản ánh mối tương quan giữa giá cổ phiếu của một công ty so với lợi nhuận tạo ra cho cổ đông. Theo cách đơn giản nhất, P/E phản ánh số tiền mà nhà đầu tư phải bỏ ra để có được một đồng lợi nhuận. Theo cách hiểu khác, P/E còn là chỉ số phản ánh số năm mà nhà đầu tư sẽ thu hồi vốn nếu như công ty trả 100% cổ tức từ lợi nhuận tạo ra hàng năm. Cổ phiếu UIC có hệ số P/E ở mức 3.53 lần dựa trên năm 2012 và EPS ở mức 2,636.98 VND. Cổ phiếu UIC được thị trường định giá rất cao so với bình quân của ngành 8 Giá sổ sách (Book value) = Vốn_Chủ_Sở_Hữu / Tổng_Khối_Lượng_Cổ_Phiếu Chỉ số P/B: Chỉ số P/B hay Giá cổ phiếu/Giá trị Sổ sách Là chỉ số phản ánh mối tương quan giữa giá cổ phiếu và giá trị sổ sách theo báo cáo tài chính của Công ty. Giá trị sổ sách được tính bằng cách lấy Vốn Chủ sở hữu chia cho số cổ phiếu đang lưu hành. II. PHÂN TÍCH CƠ CẤU : 1. Cơ cấu bảng cân đối kế toán : Chỉ tiêu Mã số 2009 2010 2011 2012 TÀI SẢN % % % % A . TÀI SẢN NGẮN HẠN (100 = 110 + 120 + 130 + 140 + 150) 100 77 78.11 75.98 69.68 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 110 1 1.58 2.07 5.45 1. Tiền 111 1 1.58 2.07 5.45 III. Các khoản phải thu 130 34 36.19 38.01 32.32 1. Phải thu khách hàng 131 15 13.58 15.37 23.32 2. Trả trước cho người bán 132 17 16.86 18.52 3.15 5. Các khoản phải thu khác 135 2 5.85 4.38 7.03 6. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi (*) 139 0 (0.10) (0.25) (1.18) IV. Hàng tồn kho 140 41 39.88 35.36 31.37 1. Hàng tồn kho 141 41 39.88 35.36 31.37 V. Tài sản ngắn hạn khác 150 1 0.46 0.54 0.54 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 151 0 0.16 0.18 0.19 2. Thuế GTGT được khấu trừ 152 0 - 0.18 - 3. Thuế và các khoản phải thu nhà nước 154 - - - 0.13 4. Tài sản ngắn hạn khác 158 0 0.29 0.18 0.23 B. TÀI SẢN DÀI HẠN (200 = 210 + 220 +240 +250 200 23 21.89 24.02 30.32 9 +260) TÀI SẢN - II. Tài sản cố định 220 14 11.88 16.68 19.56 1. Tài sản cố định hữu hình 221 1 9.62 14.17 16.92 - Nguyên giá 222 22 19.72 24.88 32.13 - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 223 10 (10.10) (10.71) (15.21) 3. Tài sản cố định vô hình 227 0 0.28 0.23 0.26 - Nguyên giá 228 0 0.38 0.35 0.42 - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 229 0 (0.11) (0.12) (0.16) 4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 1 1.99 2.28 2.39 III. Bất động sản đầu tư 240 1 0.83 0.84 0.80 - Nguyên giá 241 2 1.67 1.75 2.10 - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 242 (1) (0.84) 0.91 (1.31) IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 250 9 9.17 6.47 9.76 3. Đầu tư dài hạn khác 258 9 9.17 8.48 11.87 4. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn (*) 259 - - (2.01) (2.11) V. Tài sản dài hạn khác 260 - - 0.02 0.21 1. Chi phí trả trước dài hạn 261 - - 0.02 0.21 TỔNG CỘNG TÀI SẢN (270 = 100 + 200) 270 100 100.00 100.00 100.00 Chỉ tiêu Mã số 2010 2011 2012 NGUỒN VỐN A . NỢ PHẢI TRẢ (300 = 310 + 320) 300 72 73 74 46 0 - - - 10 I. Nợ ngắn hạn 310 68 70 68 45 1. Vay và nợ ngắn hạn 311 24 26 31 13 2. Phải trả người bán 312 22 24 21 11 3. Người mua trả tiền trước 313 2 4 3 13 5. Phải trả công nhân viên 315 0 0 1 0 6. Chi phí phải trả 316 14 15 11 0 9. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 319 5 1 0 7 II. Nợ dài hạn 330 4 2 6 1 4. Vay và nợ dài hạn 334 4 2 6 1 B . VỐN CHỦ SỞ HỮU (400 = 410 +420) 400 28 27 26 54 I. Vốn chủ sở hữu 410 28 27 26 54 1. Vốn đầu tư của chủ sỡ hữu 411 17 15 14 19 2. Thặng dư vốn cổ phần 412 4 3 3 27 3. Vốn khác của chủ sở hữu 413 0 - - 2 7. Quỹ đầu tư phát triển 417 4 4 4 4 8. Quỹ dự phòng tài chính 418 1 1 1 1 10. Lợi nhuận chưa phân phối 420 3 4 5 2 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 440 100 100 100 100 Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 1. Tổng số nợ phải trả 331,764,555,320 378,003,466,586 420,397,963,003 321,294,043,504 2. Tổng số vốn 460,736,542,889 520,316,684,506 571,782,115,852 476,763,561,886 3. Tỷ số nợ 0.72 0.73 0.74 0.67 Nhận xét: 11 Năm 2010 & 2011 tỷ số nợ công ty tăng lên, do đó mức độ cần thanh toán nợ nhanh tăng lên. Khi tỷ số nợ tăng lên thì công ty có thể tăng lợi nhuận mà không phải sử dụng vốn của mình. Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 1. Tài sản cố định 62,828,323,741 61,838,147,233 95,400,758,725 93,264,210,177 2. Tổng tài sản 460,736,542,889 520,316,684,506 571,782,115,852 476,763,561,886 3. Tỷ suất đầu tư 0.14 0.12 0.17 0.20 Nhận xét: Tỷ suất đầu tư tăng qua 2 năm 2011 và 2012, công ty tăng đầu tư vào phần tài sản cố định Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 1. Vốn chủ sở hữu 128,971,987,569 142,313,217,920 151,384,152,849 287,475,018,947 2. Tài sản cố định 62,828,323,741 61,838,147,233 95,400,758,725 93,264,210,177 3. Tỷ suất tự tài trợ 2.05 2.30 1.59 3.08 Nhận xét: Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ đều lớn hơn 1 cho thấy khả năng tài chính của công ty vững mạnh Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 1. Lợi nhuận trước thuế và lãi vay 28,870,030,122 31,691,084,309 33,897,447,967 43,427,169,149 2. Lãi nợ vay 9,360,767,896 11,681,997,379 12,047,641,315 20,399,249,726 3. Hệ số thanh toán nợ vay 3.08 2.71 2.81 2.13 Nhận xét: Khả năng chi trả lãi vay sẽ ảnh hưởng đến năng lực sử dụng vo61ntrong kinh doanh và là kết quả của 1 loạt công tác hoạch địnhchính sách phát triển trong kinh doanh của công ty. Chỉ tiêu này còn đánh giá khả năng đảm bảo của công ty đối với nợ vay dài hạn, cho biết khả năng thanh toán lãi vay của công ty và mức độ an toàn có thể đối với người cấp tín dụng. Hệ số này giảm năm 2010 tăng 2011 và giảm 2012 2. Cơ cấu lời lỗ : Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 100.00 100.00 100.00 100.00 12 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 100.00 100.00 100.00 100.00 4. Giá vốn hàng bán 96.26 96.36 95.91 96.61 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 3.74 3.64 4.09 3.39 6. Doanh thu hoạt động tài chính 0.07 0.40 0.20 0.27 7. Chi phí tài chính 1.04 1.29 1.92 1.26 + Trong đó: chi phí lãi vay 1.04 1.22 0.98 1.35 8. Chi phí bán hàng 0.09 0.05 0.10 0.01 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 0.79 0.79 0.75 0.97 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 1.89 1.91 1.53 1.43 11. Thu nhập khác 0.33 0.30 0.26 0.11 12. Chi phí khác 0.04 0.11 0.01 0.01 13. Lợi nhuận khác 0.29 0.18 0.24 0.10 15. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 2.18 2.10 1.78 1.52 16. Chi phí thuế TNDN hiện hành 0.19 0.23 0.18 0.13 18. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 1.98 1.87 1.60 1.40 Nhận xét : - Lợi nhuận gộp năm 2009 giảm dần qua các năm, do những năm vừa qua ngành bất động sản bị đóng băng. Năm 2010 doanh thu về hoạt động tài chính đã tăng mạnh (7.0 % năm 2009 lên đến 40% năm 2010). - Năm 2009, tỷ suất lợi nhuận sau thuế của Công ty giảm qua các năm 2009 do một số chi phí vẫn còn ở mức cao đã ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp như : Chi phí hoạt động tài chính , chi phí quản lý doanh nghiệp, thuế thu nhập ...Công ty cần có các biện pháp nhằm giảm thiểu các chi phí này để tăng hiệu quả hoạt động trong những năm tới. III. LƯỢNG GIÁ CHỨNG KHOÁN : - Cổ tức 2012 là : D0 = 1.500 đồng/cp - Lãi xuất chiết khấu : k = 15% năm 13 - Dự đoán tỷ lệ tăng trưởng cổ tức hàng năm không đổi : g = 10% Áp dụng phương pháp chiết khấu luồng thu nhập (DCF) MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KHÔNG NGỪNG Po = (1.500 x (1 +10% ) : (15% -10%)) = 33.000 => Giá trị hiện tại của cổ phiếu là : P0 = 33.000 đồng IV. DANH MỤC ĐẦU TƯ HIỆU QUẢ - Chứng khoán có tương quan nghịch với chứng khoán của Công ty CP Đầu tư – Phát triển Đô Thị IDICO là chứng khoán FPC. Hệ số tương quan1 : r = - 0.7 Áp dụng Công thức Ta tính được tỷ trọng bộ chứng khóan như sau : WUIC = 0.13 WFPC = 0.87 V.KẾT LUẬN : Qua phân tích báo cáo kết quả kinh doanh và các báo cáo tài chính từ năm 2007 đến năm 2009 của Công ty Cổ phần Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công, về tổng quan, cơ bản hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đang phát triển và có hiệu quả. Tuy nhiên để nâng cao hơn nữa việc bảo toàn và sử dụng có hiệu quả vốn kinh doanh, tăng lợi nhuận... Công ty cần có những biện pháp hữu hiệu trong việc cải thiện những tồn tại sau : - Rủi ro thanh toán nợ ngắn hạn và nợ dài hạn của Công ty còn cao qua các năm Công ty cần có những biện pháp thích hợp để cải thiện môi trường tài chính của mình như tăng cường thu hồi công nợ bán hàng tín dụng giảm thiểu các khoản phải thu... - Tỷ lệ nợ vẫn đang cao trong cơ cầu nguồn vốn và cơ cấu tài sản của doanh nghiệp dãn đến rủi ro kinh doanh lớn, Công ty cần có chính sách nhằm giảm tỷ lệ nợ trên tổng nguồn vốn của mình trong những năm tới. - Chi phí vẫn còn ở mức cao đã ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty, Công ty cần tăng doanh số bán hàng và có các biện pháp nhằm giảm thiểu các chi phí này để tăng hiệu quả hoạt động SXKD./.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf_qttc_nguyenthithuyduong_uic_3406.pdf
Luận văn liên quan