Trên cơ sở phân tích thị trường, phân tích về lợi nhuận, rủi ro, khả năng của nhà đầu tư cũng như mục đích thành lập mà quỹ đầu tư sẽ xác định mục tiêu, chiến lược và căn cứ vào đó để phân bố tài sản. Có thể thấy sau cuộc khủng hoảng tài chính chiến lược nâng tỷ trọng cố phiếu, giảm tỷ trọng trái phiếu là một hướng đi đúng đắn của một số quỹ đâu tư. Trong đó, các lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng lợi nhuận cao, tiềm năng phát triển lâu dài như bất động sản, tài chính ngân hàng, vật liệu khai khoáng, hàng tiêu dùng, thực phẩm là đối tượng mà các quỹ đầu tư nhắm đến trong những năm vừa qua. Đây cũng là những lĩnh vực đem lại lợi nhuận cao nhất cho công ty quản lý quỹ
Đơn cử căn cứ vào báo cáo kết quả thường niên của VF1 năm 2009, cơ sở hạ tầng-bất động sản chiếm 24.9%, tài chính ngân hàng chiếm 18.7%, vật liệu khai khoáng chiếm 15.3 % trong cơ cấu danh mục đầu tư. Trong đó, bất động sản và tài chính ngân hàng là hai ngành đem lại lợi nhuận cao nhất cho VF1, chiếm 66.8% lợi nhuận cho VF1
Đồ thị; Cơ cấu danh mục đầu tư của VF1
(Nguồn: theo báo cáo thường niên của VF1)
VFA năm 2010 tập trung đầu tư từ 25 - 30 cổ phiếu có khả năng theo sát mức biến động của VN-Index, HNX-Index. Ngành nghề chính dự kiến: vật liệu khai khoáng (17,8%); cơ sở hạ tầng – bất động sản (16,3%); ngân hàng (15,7%); năng lượng (11,7%); thực phẩm nước giải khát (11,3%).
Hay quỹ đầu tư cân bằng Pudential ( PRUBF1 ). Năm 2008, theo phân bố tài sản , trái phiếu chiếm tới 79%, cổ phiếu chỉ chiếm 14%, tiền gửi có kì hạn chiếm 7%. Sang tới năm 2009, cổ phiếu đã chiếm 39%, trái phiếu chiếm 60%, tiền gửi có kì hạn chiếm 1%. Theo báo cáo mới nhất, tháng 12 năm 2010, cổ phiếu lên tới 57.3%, trái phiếu 15.2%, tiền gửi có kì hạn là 27.5%. Trong đó, theo phân bổ danh mục đầu tư, ngành xây dựng chiếm tỷ lệ cao nhất là 26.8%, tiếp theo là lĩnh vực tiêu dùng chiếm 24.15, tài chính chiếm 16.7%
35 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2611 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Công ty quản lý quỹ và quỹ đầu tư Thực trạng các công ty quản lý quỹ trên thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian qua-Học viện ngân hàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i chỉ tồn tại ở các nước có nền kinh tế và thị trường chứng khoán phát triển như châu Âu, Mỹ, Canada… và chưa có mặt tại Việt Nam.
Sự khác nhau giữa quỹ đầu tư dạng đóng và dạng mở có thể tóm tắt như sau;
Quỹ đầu tư dạng mở
Quỹ đầu tư dạng đóng
Loại chứng khoán phát hành là cổ phiếu thường
Có thể phát hành cổ phiếu thường,cổ phiếu ưu đãi hoặc trái phiếu
Số lượng chứng khoán hiện hành luôn thay đổi
Số lượng chứng khoán hiện hành cố định
Chào bán ra công chúng liên tục
Chào bán ra công chúng chỉ một lần
Quỹ sẵn sàng mua lại các cổ phiếu phát hành theo giá trị tài sản thuần
Không mua lại các chứng khoán đã phát hành
Cổ phiếu được phép mua trực tiếp từ quỹ đầu tư, người bảo lãnh ohats hành hay môi giới thương gia
Cổ phiếu được phép giao dịch trên TTCK chính thức hay phi chính thức(OTC)
Giá mua là giá trị tài sản thuần cộng với lệ phí bán (giá trị tài sản thuần được xác định bằng giá trị chứng khoán trong hồ sơ)
Giá mua được xác định bởi lượng cung cầu. Do đó giá mua có thể cao hơn hoặc thấp hơn giá trị tài sản thuần
Lệ phí bán được cộng thêm vào giá trị tài sản thuần. Mọi phí tổn mua lại phải công bố rõ ràng trong bản cáo bạch (Prospectus)
3.3- Căn cứ vào cơ cấu tổ chức và hoạt động của quỹ:+ Quỹ đầu tư dạng công ty Trong mô hình này, quỹ đầu tư là một pháp nhân, tức là một công ty được hình thành theo quy định của pháp luật từng nước. Cơ quan điều hành cao nhất của quỹ là hội đồng quản trị do các cổ đông (nhà đầu tư) bầu ra, có nhiệm vụ chính là quản lý toàn bộ hoạt động của quỹ, lựa chọn công ty quản lý quỹ và giám sát hoạt động đầu tư của công ty quản lý quỹ và có quyền thay đổi công ty quản lý quỹ. Trong mô hình này, công ty quản lý quỹ hoạt động như một nhà tư vấn đầu tư, chịu trách nhiệm tiến hành phân tích đầu tư, quản lý danh mục đầu tư và thực hiện các công việc quản trị kinh doanh khác. Mô hình này chưa xuất hiện ở Việt Nam bởi theo quy định của UBCKNN, quỹ đầu tư không có tư cách pháp nhân. + Quỹ đầu tư dạng hợp đồng Đây là mô hình quỹ tín thác đầu tư. Khác với mô hình quỹ đầu tư dạng công ty, mô hình này quỹ đầu tư không phải là pháp nhân. Công ty quản lý quỹ đứng ra thành lập quỹ, tiến hành việc huy động vốn, thực hiện việc đầu tư theo những mục tiêu đã đề ra trong điều lệ quỹ. Bên cạnh đó, ngân hàng giám sát có vai trò bảo quản vốn và các tài sản của quỹ, quan hệ giữa công ty quản lý quỹ và ngân hàng giám sát được thể hiện bằng hợp đồng giám sát trong đó quy định quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên trong việc thực hiện và giám sát việc đầu tư để bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư. Nhà đầu tư là những người góp vốn vào quỹ (nhưng không phải là cổ đông như mô hình quỹ đầu tư dạng công ty) và ủy thác việc đầu tư cho công ty quản lý quỹ để bảo đảm khả năng sinh lợi cao nhất từ khoản vốn đóng góp của họ
So sánh:
Quỹ đầu tư dạng công ty
Quỹ đầu tư dạng hợp đồng
Quỹ đầu tư là pháp nhân
Không phải là pháp nhân
Do Hội đồng quản trị các cổ đông điều hành
Do những người góp vốn vào quỹ điều hành
Chưa xuất hiện ở Việt Nam
Đã xuất hiện ở Việt Nam
II/Công ty quản lý quỹ
1.Khái niệm:
Theo thị trường chứng khoán Mỹ: Công ty quản lý quỹ là công ty chuyên trách thực hiện việc quản lý các quỹ đầu tư. Các quỹ đầu tư được tổ chức dưới dạng một công ty, phát hành cổ phần. Công ty đầu tư sử dụng nhà tư vấn đầu tư, hay người quản lý đầu tư để quyết định loại chứng khoán nào sẽ đưa vào danh mục đầu tư của quỹ. Người quản lý quỹ được toàn quyền quản lý danh mục đầu tư, mua bán chứng khoán phù hợp với các mục tiêu đầu tư của quỹ.
Ở Việt Nam: Công ty quản lỹ quỹ là tổ chức có tư cách pháp nhân, hoạt động cung cấp dịch vụ quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư chứng khoán. Ngoại trừ công ty quản lý quỹ được cấp phép, các tổ chức kinh tế khác không được cung cấp dịch vụ quản lý quỹ đầu tư chứng khoán và quản lý danh mục đầu tư
(Theo Quy chế tổ chức và hoạt động của công ty quản lý quỹ- Ban hành kèm theo quyết định số 35/2007/QĐ-BTC ban hành ngày 15 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ tài chính)
Các khái niệm liên quan:
Nhà đầu tư ủy thác: là cá nhân hoặc tổ chức ủy thác cho công ty quản lý quỹ đầu tư tài sản của mình.
Người hành nghề quản lý quỹ: là người có chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp đang hành nghề tại công ty quản lý quỹ
Công ty quản lý Quỹ
NĐT
NĐT
Hợp đồng Hợp đồng
QLDMDT QLDMDT
Hợp đồng Điều lệ Hợp đồng
QLDMDT Quỹ QLDMDT
NĐT
NĐT
Quỹ đầu tư
NĐT
NĐT
Vốn vốn
NĐT
NĐT
Vốn vốn
NĐT : Nhà đầu tư
QLDMDT : Quản lý danh mục đầu tư
2/ Các nghiệp vụ kinh doanh của công ty quản lỹ quỹ
2.1- Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, công ty dầu tư chứng khoán
Công ty quản lý quỹ thực hiện việc huy động vốn, lập và quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán.
2.2- Quản lý danh mục đầu tư :
Chiến lược đầu tư :
+ Trước khi đưa ra chiến lược đầu tư hoặc thực hiện việc đầu tư cho nhà đầu tư ủy thác, công ty quản lý quỹ có nghĩa vụ thu thập và nhà đầu tư có nghĩa vụ cung cấp các thông tin cá nhân có liên quan của nhà đầu tư ủy thác nhằm tìm hiểu khả năng tài chính, thời hạn đầu tư, mục tiêu đầu tư, mức độ rủi ro có thể chấp nhận, các hạn chế đầu tư và các yêu cầu đầu tư khác của nhà đầu tư ủy thác. Định kỳ hành năm và trong trường hợp cần thiết, công ty quản lý quỹ phải cập nhật lại các thông tin trên
+ Chiến lược đầu tư mà công ty triển khai thực hiện để quản lý tài sản nhà đầu tư ủy thác phải phù hợp với yêu cầu của nhà đầu tư trên cơ sở các thông tin do nhà đầu tư cung cấp. Chiến lược đầu tư phải rõ ràng, chi tiết, cụ thể, đảm bảo nhà đầu tư ủy thác có đầy đủ thông tin về mức độ rủi ro, các loại hình rủi ro ảnh hưởng tới khả năng sinh lời, các chi phí đầu tư phát sinh khi triển khai thực hiện và các thông tin quan trọng phát sinh khi triển khai thực hiện và các thông tin quan trọng khác có liên quan. Chiến lược đầu tư là một phần không tách rời của hợp đồng quản lý đầu tư và phải được nhà đầu tư ký và xác nhận là phủ hợp với yêu cầu của nhà đầu tư.
+ Trường hợp nhà đầu tư ủy thác không muốn cung cấp đầy đủ và cập nhật các thông tin cho công ty quản lý quỹ thì hợp đồng quản lý đầu tư giữa công ty quản lý quỹ và nhà đầu tư ủy thác phải nêu rõ chi tiết này và công ty quản lý quỹ có quyền từ chối không cung cấp dịch vụ quản lý danh mục đầu tư cho nhà đầu tư này
Hợp đồng quản lý đầu tư :
+ Công ty quản lý quỹ được nhận ủy thác quản lý danh mục dầu tư cho nhà đầu tư trên cơ sở hợp đồng quản lý đầu tư. Ngoài các nội dung do 2 bên thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật, hợp đồng quản lý đầu tư phải quy định rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của công ty quản lý quỹ, ngân hàng lưu ký đối với nhà đầu tư ủy thác trong quá trình thực hiên quản lý tài sản của nhà đầu tư ủy thác
+ Nhà đầu tư ủy thác hoạt động đầu tư tài sản của mình cho công ty quản lý quỹ trên cơ sở hợp đồng quản lý đầu tư. Hợp đồng quản lý đầu tư phải đảm bảo không có các quy định :
Nhằm tạo điều kiện cho công ty quản lý quỹ có thể trốn tránh nghĩa vụ pháp lý do sự cẩu thả có chủ ý của công ty, làm ảnh hưởng tới quyền lợi của nhà đầu tư
Nhằm hạn chế phạm vi bồi thường, trách nhiệm tài chính của công ty quản lý quỹ mà không có lý do chính đáng hoặc chuyển rủi ro từ coongg ty quản lý quỹ sang nhà đầu tư
Nhằm buộc nhà đầu tư thực hiện nghĩa vụ bồi thường một cách không công bằng
Nhằm gây bất lợi một cách không công bằng cho nhà đầu tư hoặc sự thiên vị, mất bình đẳng giữa các nhà đầu tư
+ Trường hợp nhà đầu tư ủy thác là tổ chức, người đại diện ký hợp đồng thay mặt tổ chức này phải có giấy ủy quyền hợp pháp để ký hợp đồng quản lý đầu tư
+ Trường hợp nhà đầu tư ủy thác là công ty bảo hiểm, ngoài các quy định của pháp luật chứng khoán và thị trường chứng khoán, việc ủy thác vốn và tài sản có nguồn gốc từ hoạt động bảo hiểm cho công ty quản lý quỹ phải tuân thủ các quy định pháp luật liên quan trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm. Công ty quản lý quỹ phải gửi cho Ủy ban chứng khoán nhà nước hợp đồng ủy thác đầu tư ký giữa công ty bảo hiểm và công ty quản lý quỹ để báo cáo.
Phân bổ tài sản giữa các hợp đồng quản lý đầu tư :
+ Trong trường hợp công ty quản lý quỹ mua hoặc bán chứng khoán hoặc các tài sản khác đồng thời tại cùng một thời điểm cho nhiều hợp đồng quản lý đầu tư, công ty phải có chính sách và quy trình phân bổ chứng khoán cho từng hợp đồng một cách hợp lý, đảm bảo việc phân bổ tài sản giữa các hợp đồng là công bằng. Chứng khoán và các tài sản sau giao dịch phải được phân bổ theo cùng một tỷ lệ cho các nhà đầu tư ủy thác có mức chấp nhận rủi ro tương đương. Trường hợp chứng khoán được mua hoặc bán tại các mức giá khác nhau, công ty quản lý quỹ phải sử dụng mức giá bình quân gia quyền để phân phối.
+ Công ty quản lý quỹ phải quy định cụ thể trong hợp đồng quản lý đầu tư và cung cấp cho nhà đầu tư ủy thác thông tin về phương pháp lựa chọn tài sản đầu tư, phương pháp phân bổ chứng khoán cho tài khoản đầu tư của công ty và cho tài khoản của nhà đầu tư ủy thác. Công ty quản lý quỹ phải đảm bảo các giao dịch đầu tư được thực hiện một các công bằng, không thiên vị hoặc có những sự ưu tiên quyền lợi cho công ty, người có liên quan hoặc bất kỳ nhà đầu tư ủy thác nào.
Thực hiện đầu tư cho hợp đồng quản lý đầu tư :
+ Trước khi thực hiện các giao dịch cho nhà đầu tư ủy thác, công ty quản lý quỹ phải đảm bảo đủ tiền và tài sản trên tài khoản của nhà đầu tư ủy thác để có thể thực hiện giao dịch đó theo quy định của pháp luật.
+ Công ty quản lý quỹ được phép thực hiện các giao dịch mua, bán tài sản đầu tư giữa các danh mục đầu tư của các nhà đầu tư ủy thác do mình quản lý nếu giao dịch đáp ứng các điều kiện sau đây :
Giao dich phù hợp với mục tiêu, chính sách đầu tư và quyền lợi của các bên tham gia giao dịch
Các điều khoản giao dịch và các thông tin có liên quan tới giao dịch này phải được cung cấp đầy đủ, chính xác và chi tiết định kỳ hàng tháng cho nhà đầu tư ủy thác. Tài liệu giải trình về lý do giao dịch, chứng từ giao dịch phải được lập và lưu trữ đầy đủ chỉ tiết để cung cấp cho nhà đầu tư ủy thác khi có yêu cầu.
Quy trình phân tích, đánh giá, phê duyệt và ra các quyết định đầu tư cho các giao dịch này phải được cụ thể hóa trong hợp đồng quản lý đầu tư
+ Trường hợp cơ cấu danh mục đầu tư của nhà đầu tư ủy thác vượt quá các hạn chế đầu tư đã quy định tại hợp đồng quản lý đầu tư do lỗi của công ty quản lý quỹ, công ty quản lý quỹ phải điều chỉnh lại cơ cấu danh mục đầu tư trong thời gian ngắn nhất. Công ty quản lý quỹ không được phép thu phí quản lý đối với hợp đồng quản lý danh mục được lập ra không đúng với hợp đồng quản lý đầu tư và phải chịu mọi chi phí giao dịch liên quan tới việc điều chỉnh lại danh mục cũng như mọi chi phí phát sinh khác.
+ Trường hợp công ty quản lý quỹ không thực hiện đầu tư theo chiến lược đầu tư nêu trên và gây tổn thất cho nhà đầu tư, công ty quản lý quỹ có trách nhiệm bồi thường tổn thất cho nhà đầu tư. Mức đền bù tổn thất phải được nhà đầu tư chấp nhận bằng văn bản.
Quản lý tài sản của nhà đầu tư ủy thác :
+ Khi thực hiện quản lý danh mục đầu tư, công ty quản lý quỹ phải mở tài khoản lưu ký đứng tên công ty quản lý quỹ tại ngân hàng lưu ký thay mặt cho nhà đầu tư ủy thác
+ Tài sản của từng nhà đầu tư ủy thác phải được quản lý trên các tài khoản tách biệt theo quy định trong hợp đồng quản lý đầu tư và được nhà đầu tư ủy thác chấp thuận. Hợp đồng quản lý đầu tư cũng phải nêu rõ về các quan hệ liên quan (nếu có) của công ty quản lý quỹ với ngân hàng lưu ký cũng như chi phí và các phí tổn phải trả cho ngân hàng lưu ký để khách hàng xem xét và quyết định.
+ Công ty quản lý quỹ phải lập báo cáo định kỳ nêu chi tiết về danh mục đầu tư, kèm theo các thông tin khác có liên quan tới hoạt động đầu tư danh mục và gửi cho từng nhà đầu tư ủy thác
Chế độ báo cáo đối với nhà đầu tư ủy thác :
+ Định kỳ hàng tháng, quý, năm, công ty quản lý quỹ phải báo cáo cho các nhà đầu tư ủy thác về tình hình danh mục đầu tư của mình.
+ Báo cáo phải bao gồm các thông tin và Bản thuyết minh báo cáo các nội dung sau :
Loại hình, khối lượng và giá trị đầu kỳ các loại tài sản trong danh mục.
Các giao dịch mua và bán trong kỳ, loại hình, khối lượng và giá trị từng giao dịch, loại tài sản
Tình hình thu nhập và chi phí trong kỳ.
Loại hình, khối lượng và giá trị cuối kỳ các loại tài sản trong danh mục
CHƯƠNG II- THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM VỪA QUA
Tại Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) cũng đã bắt đầu quan tâm, tiến hành đầu tư, thành lập CtyQLQ ở Việt Nam để tận dụng những cơ hội đầu tư xuất hiện trên TTCK và trong quá trình cổ phần hóa (CPH) doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Năm 2003, lần đầu tiên ở Việt Nam, CtyQLQ đầu tư đã được thành lập, đó là Công ty Liên doanh QLQ đầu tư chứng khoán Việt Nam- VietFund Management (VFM).
I-Thực trạng hoạt động chung của các quỹ đầu tư và công ty quản lý quỹ trong những năm gần đây
1.1-Năm 2009:
Theo khảo sát của tập đoàn đầu tư và tư vấn tài chính LCF Rothschild trong năm 2009, các quỹ đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam có mức tăng trưởng NAV xấp xỉ 40%, thấp hơn mức tăng 48,4% của VN-Index. Tăng trưởng của các quỹ năm 2009 không theo kịp đà tăng của chỉ số VN-Index do các nhà quản lý quỹ đã quá thận trọng, ít đầu tư vào cổ phiếu rủi ro cao, thay vào đó là mua trái phiếu hoặc giữ tiền mặt.Các quỹ có quy mô lớn cũng tăng trưởng chậm hơn quỹ nhỏ, vì thiếu linh động hơn trong điều hành và thích ứng với thị trường.
Năm 2009 có khoảng 20 quỹ đang tham gia đầu tư vào thị trường chứng khoán VN, trong đó có các quỹ lớn thuộc các công ty quản lý VinaCapital và Dragon Capital như Vietnam Opportunity Fund (VOF), Vietnam Infrastructure Ltd (VNI), Vietnam Growth Fund (VGF), Vietnam Enterprise Investment Ltd (VEIL) và Vietnam Dragon Fund (VDF). Giá trị NAV trung bình của 20 quỹ này tính đến ngày 21/1/2010 là 147 triệu USD, trong đó lớn nhất là VOF với giá trị lên đến 771 triệu USD, 3 quỹ do Dragon Capital quản lý có tổng NAV là 889 triệu USD. Tuy nhiên, mức tăng trưởng cao lại thuộc về các quỹ có quy mô trung bình. Đơn cử là 3 quỹ do PXP Vietnam Asset Management (PXP) quản lý gồm VLF - Vietnam Lotus Fund, VEEF - Vietnam Emerging Equity Fund và PXP Vietnam Fund có mức tăng trưởng NAV đứng đầu bảng xếp hạng các quỹ đầu tư có hoạt động tốt nhất tại Việt Nam do LCF Rothschild khảo sát. Trong đó, cao nhất là quỹ VEEF, tính đến ngày 9/11/2009 có mức tăng NAV là 98,3%. Một trong những nguyên nhân thành công của PXP chính là “tập trung” vào thị trường chứng khoán. Cú lội ngược dòng của TTCKVN năm 2009 hầu như hoàn toàn bù đắp “mất mát” của PXP trong năm 2008. Trong khi đó, những “gạo cội” như VinaCapital và Dragon Capital lại theo chiến lược đa dạng hóa danh mục đầu tư chứ không chỉ tập trung vào chứng khoán. Đơn cử, VinaCapital chỉ dành 22% danh mục đầu tư cho chứng khoán. Đồng thời, cú ngã đau 2008 khiến họ thận trọng hơn trong việc giải ngân, thậm chí “án binh bất động” ngay cả lúc VN-Index giảm mạnh và chạm đáy vào tháng 2/2009, để rồi sau đó tiếc nuối khi VN-Index tăng mạnh trong nửa cuối năm 2009.
Quỹ
Công ty quản lý quỹ
Tăng trưởng năm 2009 (%)
Vietnam Equity Holding (VEH)
Saigon Asset Management (SAM)
10,1
Bao Tin Equity Fund
Bao Tin Capital
Bao Viet Investment Fund
Bao Viet Fund Management (BVFMC)
Blackhorse Enhanced Vietnam Inc
Blackhorse Asset Management
39,3
BIDV-Vietnam Partners' Vietnam Investment Fund
BVIM Investment Management
DWS Vietnam Fund
Deutsche Bank
DWS Vietnam Fund
Vietnam Enterprise Investments Ltd. (VEIL)
Dragon Capital
31,9
Vietnam Growth Fund Limited (VGF)
27,2
Vietnam Dragon Fund (VDF)
25,8
Vietnam Equity Fund
Finansa Fund Management
Golden Bridge Financial Group's Vina Blue Ocean Fund
Golden Bridge Financial Fund
Hanoi Fund
Hanoi Fund Management
Indochina Capital Vietnam Holdings
Indochina Capital
45,6
JF Vietnam Opportunities Fund
JF Vietnam Opportunities
4,3
JF Vietnam Opportunities Fund
Kamm Investment Holdings
Kamm Investment
Vietnam Growth Fund
Korea Investment Trust Management
Worldwide Vietnam Fund
China and Vietnam Fund
KITMC RSP Balanced Fund
KITMC Vietnam Growth Fund I and II
KITMC Worldwide Vietnam Fund I and II
Vietnam Oilfield Fund
Lion Capital Vietnam Fund
Lion Capital
Manulife Progressive Fund (MAPF1)
Manulife Funds
48,6
Vietnam Azalea Fund
Mekong Capital
MekongEnterprise Fund
Mirae Asset’s Mirae Asset Securities JSC
Mirae Asset Maps Investment Management
Maxford Investment management Ltd’s Vietnam Focus Fund SP
Maxford Investment Management
Orient Management Company’s Orient Fund 1 (OF1)
Cty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Phương Đông
Prudential Balanced Fund
Prudential Fund Management
6,7
Prudential Vietnam Securities Investment Fund
Vietnam Lotus Fund
PXP Vietnam Asset Management
39,3
PXP Vietnam Fund Ltd
56,2
Vietnam Emerging Equity Fund
Saigon Securities Investment Fund A1 (SFA1)
Thanh Viet Fund Management
Saigon Securities Investment Fund A2 (SFA2)
Viet Capital Fund Management’s Viet Capital Fund (VCF)
Cty quản lý quỹ Bản Việt
Viet Fund 1 (VF1)
Viet Fund Management
50,9
Viet Fund 2 (VF2)
Viet Fund 4 (VF4)
48,2
Vietcombank Partners Fund 1 (VPF1)
Vietcombank Fund Management
1.2- Năm 2010:
Đến nay Theo số liệu của Ủy ban chứng khoán nhà nước đã có 47 công ty quản lý quỹ đang hoạt động, với số vốn điều lệ 2.100 tỷ đồng, quản lý tổng tài sản trên 100.000 tỷ đồng. Bên cạnh đó là 23 quỹ đầu tư chứng khoán, với vốn điều lệ 13.300 tỷ đồng và 31 văn phòng đại diện đang hoạt động. Doanh thu ước tính năm 2010 của các công ty quản lý quỹ khoảng 600 tỷ đồng, lợi nhuận ước đạt trên 200 tỷ đồng.
II-So sánh tình hình hoạt động và lợi nhuận của các công ty quản lý quỹ:
Công ty quản lý quỹ nước ngoài
Công ty quản lý quỹ liên doanh
Công ty quản lý quỹ của Việt Nam
Công ty quản lý quỹ và quỹ đầu tư nước ngoài :
Theo thống kê của Công ty quản lý quỹ chứng khoán VN (VFM), hiện có gần 30 quỹ đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam với tổng vốn rót vào nội địa khoảng 2 tỷ USD.
Hiện nay, nhiều công ty quản lý quỹ đầu tư tập chung chính vào thị trường Việt Nam như Vina Capital, Mekong Capital, Dragon Capital.
Một số công ty Quản lý quỹ nước ngoài
1. Dragon Capital
Dragon Capital là điển hình về sự kiên trì “bám trụ” ở VN. Đây là công ty quản lý quỹ thành lập ở Anh năm 1994. Năm 1997-1998, khi cuộc khủng hoảng tài chính khu vực xảy ra, nhiều quỹ đầu tư đã ra đi. Nhưng Dragon Capital thì ở lại, và đã thành công. Dragon Capital lập Quỹ Vietnam Enterprise Investment Limited (VEIL) năm 1995. Đây là quỹ đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam với tổng tài sản hiện nay ước tính khoảng 1 tỷ USD. Năm 2003, Dragon Capital liên doanh với Sacombank để thành lập VietFund Mangagement (VFM), công ty quản lý quỹ đầu tiên tại Việt Nam. Hiện VFM đang quản lý Quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam (VF1).
Cuối năm 2004, Dragon Capital lại thành lập quỹ thứ hai tại Việt Nam là Vietnam Growth Fund Limited (VGF) hiện có tổng vốn 500 triệu USD. Sang năm 2005, Dragon lập thêm quỹ Vietnam Dragon Fund Limited (VDF) có tài sản hiện tại là 340 triệu USD. Quỹ đầu tư mới nhất của hãng này là Vietnam Resource Investment (Holdings) Limited (VRI), từ 2007. Đây là quỹ đầu tiên đầu tư vào các công ty kinh doanh về tài nguyên thiên nhiên.
Tháng 9 vừa rồi, Dragon Capital đã giới thiệu một chỉ số chứng khoán riêng của mình, chỉ số Dragon Capital VN30 Index (DC VN30 Index), đo lường các thay đổi trên cả 3 sàn giao dịch TP. HCM, Hà Nội và thị trường OTC.
2. VinaCapital
Công ty Quản lý Quỹ VinaCapital bắt đầu hoạt động tại Việt Nam từ tháng 11/2003 với việc ra đời quĩ đầu tư tư nhân Vietnam Opportunity Fund (VOF). VOF là quĩ do một số tổ chức tài chính lớn thành lập để đầu tư vào Việt Nam, trong đó ông Robert Knapp, Giám đốc quĩ Millennium Partners (là quĩ đầu tư lớn tại Mỹ với số vốn 4 tỷ USD), có tỉ lệ góp vốn lớn nhất.
Từ giữa năm 2006, Công ty Quản lý quỹ VinaCapital khai trương Quỹ bất động sản VinaLand, nhưng số tiền mà các nhà đầu tư nước ngoài góp vào quỹ đã lên tới 65 triệu đô la Mỹ, vượt mức dự kiến 15 triệu đô la Mỹ. Ngoài VinaLand, VinaCapital đang nỗ lực giải ngân nốt số tiền còn lại chừng 50 triệu đô la Mỹ trong tổng số 171 triệu đô la Mỹ của Quỹ Vietnam Opportunities Fund (VOF) với hướng đầu tư chính của VOF tiếp tục là cổ phiếu OTC và địa ốc.
Ngay từ đầu năm 2007, VinaCapital đã lên kế hoạch thành lập mới một quỹ đầu tư bất động sản với tổng vốn đầu tư lên tới 200 triệu USD.
Ngày 5/7/2007, Vina Captial đã chính thức đưa Quỹ Cơ sở hạ tầng Việt Nam (Vietnam Infrastructure Limited – VNI) lên niêm yết trên sàn chứng khoán thứ cấp London (Alternative Investment Market – AIM). Đây là quỹ đầu tiên giao dịch trên thị trường AIM tập trung vào các lĩnh vực hạ tầng cơ sở then chốt của Việt Nam, bao gồm năng lượng, vận tải, nước và viễn thông. Sự kiện này đã nâng số quỹ đầu tư mà Vina Capital mở tại Việt Nam lên thành bốn quỹ với tổng số vốn đầu tư gián tiếp đã thu hút vào Việt Nam lên tới 1,8 tỷ USD.
VinaCapital cũng đang đẩy mạnh đầu tư vào các công ty công nghệ. Công ty quản lý quỹ này đã liên doanh với Tập đoàn Draper Fisher Jurveton - tập đoàn đầu tư mạo hiểm với tổng vốn đầu tư trên 3,5 tỷ USD để lập quỹ đầu tư DFJ VinaCapital với tổng số vốn đầu tư ban đầu là 50 triệu USD.
3. Mekong Capital
Mekong Capital là công ty quản lý quỹ đầu tư tập trung vào Việt Nam do các cá nhân có kinh nghiệm về mảng quản lý đầu tư cả ở Việt Nam và quốc tế thành lập năm 2001.Phần lớn các vị trí cao cấp trong công ty là do người Việt Nam nắm giữ và cũng là cổ đông của công ty.
Công ty bắt đầu hoạt động từ năm 2002 tại Việt Nam với việc thành lập Quỹ đầu tư Mekong Enterprise Fund đầu (tổng vốn đầu tư 18,5 triệu USD). Mekong Capital chọn những công ty thuộc khu vực tư nhân ở các địa phương với quy mô nhỏ làm đối tác.
Đến nay, quỹ đã đầu tư hết vào 10 công ty Việt Nam như Công ty Xây dựng và Kiến trúc AA, Công ty tin học Lạc Việt, Công ty nhựa Tân Đại Hưng, Công ty gỗ Đức Thành.
Ngày 5/6/2006, công ty đã chính thức khai trương quỹ đầu tư cổ phần thứ 2 (Mekong Enterprise Fund II) tại TP.HCM. Quỹ có tổng vốn 50 triệu USD, tập trung đầu tư vào các công ty tư nhân Việt Nam phục vụ cho thị trường trong nước, hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất, phân phối và quảng bá thương hiệu (vốn đầu tư trung bình cho mỗi dự án là 3 triệu USD).
Cũng từ giữa năm 2006, Công ty đã đẩy mạnh đầu tư gần hết số vốn 18,5 triệu đô la Mỹ của Mekong Enterprise Fund vào các doanh nghiệp cổ phần.
4. Indochina Capital
Indochina Capital đã hoạt động ở Việt Nam 15 năm
Trong 15 năm qua, công ty đã tiến hành đầu tư 1 tỷ USD vào các dự án địa ốc, trong đó tiêu biểu là các dự án như Khách sạn Furama (Đà Nẵng), Saigon Center (Tp.HCM), 63 Lý Thái Tổ (Hà Nội)... và nhiều dự án địa ốc khác do công ty đầu tư chính; và góp vốn chung với một công ty khác đầu tư dự án khu du lịch Nam Hải (Đà Nẵng).
Ngoài lĩnh vực bất động sản, công ty còn đầu tư vào thị trường chứng khoán kể từ khi thị trường chứng khoán bắt đầu mở cửa cho đến nay và tổng cộng công ty đã đầu tư khoảng 50 triệu USD vào thị trường chứng khoán. Hiện công ty đang quản lý số vốn khá lớn của các tổ chức tài chính và các cá nhân nhà đầu tư nước ngoài.
Năm 2006, Indochina Capital cũng đã thành lập hai quỹ, một địa ốc với 42 triệu đô la Mỹ và một quỹ chứng khoán với 50 triệu đô la Mỹ.
Để phục vụ cho mục tiêu lâu dài trên thị trường Việt Nam, Indochina Capital đã thành lập Quỹ Indochina Capital Holding Limited và thực hiện đợt phát hành và niêm yết trên thị trường chứng khoán London với quy mô ban đầu là 500 triệu USD (3/2007). Sự kiện này ngay lập tức đã thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài và trong đợt phát hành lần đầu Indochina Capital Vietnam Holding Limited dự định thu hút khoảng 300-350 triệu USD nhưng đã nhận được sự quan tâm rất lớn của các nhà đầu tư và đạt được con số 500 triệu USD.
Một số quỹ đầu tư chủ yếu
1. Prudential
Quỹ đầu tư Prudential (PRUBF1) do Công ty Quản lý Quỹ đầu tư Prudential Việt Nam thành lập năm 2006.
Trong các quỹ đầu tư của nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam hiện nay, Prudential được xem là quỹ đầu tư lớn nhất với quy mô quỹ vào khoảng 500 triệu USD.
Tuy nhiên, 65% vốn của quỹ này dành để đầu tư vào trái phiếu Chính phủ, chỉ có khoảng 35% còn lại tương đương với khoảng 175 triệu USD là dành đầu tư vào tài sản vốn và thị trường chứng khoán.
Theo đánh giá của các chuyên gia tài chính, Quỹ đầu tư này rất phù hợp với các nhà đầu tư có khả năng chấp nhận rủi rot rung bình, thời gian đầu tư từ trung bình đến dài hạn và mong muốn có thu nhập định kỳ cùng triển vọng nâng cao giá trị vốn đầu tư.
2. Vietnam Enterprise Investment Fund (VEIL)
VEIL là quỹ đầu tư nước ngoài duy nhất có thời gian hoạt động lâu nhất tại Việt Nam. Quỹ được thành lập vào tháng 7-1995 với tổng số vốn huy động ban đầu là 35 triệu USD, và trong hơn 10 năm hoạt động đó VEIL đã vượt qua khủng hoảng kinh tế khu vực và nâng số vốn huy động lên đến hơn 109 triệu USD. Hiện nay, VEIL là quỹ đứng thứ hai tại Việt Nam về mặt quy mô vốn huy động nhưng lại đứng đầu về lượng vốn hóa thị trường.
Nguồn vốn đầu tư của VEIL được huy động từ các nhà đầu tư có tổ chức nước ngoài chủ yếu từ Anh, Mỹ và Canada. Bên cạnh đó, VEIL có một phần vay từ tổ chức tài chính quốc tế IFC trực thuộc Ngân hàng Thế giới WorldBank. VEIL là quỹ đóng và được niêm yết trên thị trường chứng khoán (TTCK) NCB ở Ailen.
Quỹ VEIL được thành lập bởi Công ty quản lý quỹ Dragon Capital với mục tiêu đầu tư vào các công ty tư nhân, doanh nghiệp nhà nước đang cổ phần hóa, công ty cổ phần niêm yết hoặc chưa niêm yết và các công ty có vốn đầu tư nước ngoài mà nguồn doanh thu chủ yếu từ Việt Nam.
VEIL ưu tiên đầu tư vào 5 ngành chính là tài chính ngân hàng, cơ sở hạ tầng, bưu chính - viễn thông, du lịch, khai thác khoáng sản và hàng tiêu dùng. VEIL tập trung đầu tư vào doanh nghiệp có quy mô vốn từ 2 - 3 triệu USD trở lên và đặc biệt không đầu tư vào các công ty được quản lý bởi gia đình.
Trong năm 2005, VEIL được xem là quỹ có kết quả hoạt động tốt nhất tại Việt Nam khi giá trị tài sản ròng trên một cổ phiếu quỹ tăng 37,1% so với các năm trước và giá của một đơn vị quỹ VEIL được giao dịch cao hơn gần 11% giá trị tài sản ròng.
3. Vietnam Growth Fund (VGF)
Quỹ VGF cũng được quản lý bởi Dragon Capital và thành lập vào tháng 10-2004 với số vốn huy động ban đầu là 60 triệu USD. Cũng như VEIL, VGF là quỹ đóng và được niêm yết ở TTCK NCB ở Ailen. VGF có tốc độ tăng vốn khá nhanh so với VEIL, chỉ sau hơn một năm hoạt động quy mô vốn của quỹ đã tăng 66,7% đạt 100 triệu USD.
Mục tiêu đầu tư của VGF là nhằm vào những công ty có tốc độ tăng trưởng nhanh và thuộc những ngành đầu tư như VEIL. VGF đặc biệt không đầu tư vào thị trường bất động sản. Giá trị tài sản ròng trên một cổ phiếu quỹ và giá giao dịch của VGF vào cuối năm 2006 tăng 15% và 17,6% so với năm trước.
4. Vietnam Dragon Fund (VDF)
Dragon Capital cho biết mới vừa thành lập Quỹ VDF vào đầu năm 2006 với số vốn đầu tư ban đầu là 35 triệu USD. Quỹ VDF được huy động vốn bởi các nhà đầu tư Nhật Bản. Đây cũng là một quỹ đóng và được niêm yết ở TTCK NCB. Mục tiêu đầu tư của VDF tương tự như VEIL là ưu tiên đầu tư vào 5 ngành chính là tài chính - ngân hàng, cơ sở hạ tầng, bưu chính - viễn thông, du lịch, khai thác khoáng sản và hàng tiêu dùng.
Trong 9 tháng đầu năm 2006, VDF đã thực hiện 30 khoảng đầu tư vào các công ty niêm yết và không niêm yết hoạt động chủ yếu ở Việt Nam. Tổng giá trị tài sản ròng tính đến cuối tháng 9-2006 đạt hơn 169 triệu USD tăng gần 22,5% so với tháng 12-2005.
5. Vietnam Opportunity Fund (VOF)
VOF của Vinacapital bắt đầu hoạt động tại Việt Nam từ tháng 9-2003, đến tháng 9-2006 có quy mô tổng vốn huy động 171 triệu USD được tập trung đầu tư vào những ngành có tốc độ tăng trưởng nhanh như dịch vụ tài chính, hàng tiêu dùng, bán lẻ, bất động sản, du lịch, cơ sở hạ tầng và ngành công nghệ.
Mới hoạt động hơn 3 năm, VOF đã đạt kết quả đầu tư tốt và tốc độ tăng vốn nhanh. Giá trị chứng chỉ quỹ luôn được giao dịch cao hơn giá trị tài sản ròng trên một cổ phiếu quỹ khoảng 20 – 25% và thậm chí đạt đến đỉnh điểm 44,6%.
Giá trị tài sản ròng trên một cổ phiếu quỹ vào đầu năm 2006 đạt 1,6 USD, tăng 39,1% so với cùng kỳ năm trước. Quy mô vốn của VOF vào cuối năm 2005 nhỏ hơn VEIL, nhưng gần đây VOF đã huy động thêm được hơn 76 triệu USD từ nhà đầu tư Millenium Parnerts của Mỹ và vươn lên đứng đầu về vốn đầu tư tại Việt Nam.
6. PXP Vietnam Fund
Thành lập sau VOF chừng 3 tháng, PXP Việt Nam chỉ tập trung đầu tư vào những công ty đã niêm yết hoặc chuẩn bị niêm yết tại TTCK Việt Nam. Quỹ PXP đầu tư dài hạn vào những công ty Việt Nam hoặc có vốn đầu tư nước ngoài nhưng lượng vốn hóa ở mỗi công ty phải đạt tối thiểu 5 triệu USD hay có chỉ số giá trên thu nhập (P/E) của công ty đó phải tương đương với P/E thị trường.
Nhờ vào sự tăng trưởng mạnh của TTCK Việt Nam nên PXP đã cải thiện nhanh kết quả đầu tư, sau 2 năm hoạt động giá trị tài sản ròng trên một đơn vị quỹ đạt 3,2 USD, tăng 33,3% so với năm trước. Với việc đầu tư vào Công ty Dược phẩm Imexpharm, trong cùng thời gian này PXP đã nâng tổng số công ty đã đầu tư lên 23 đơn vị và đạt 93% tổng lượng vốn huy động.
Tất cả 10 công ty chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng tài sản ròng của PXP là những doanh nghiệp đã niêm yết trên TTCK và có kết quả kinh doanh tốt trong năm vừa qua. Ngoài việc thành lập quỹ mới VEEF vào cuối tháng 11-2005, PXP tăng quy mô quỹ từ 25,8 triệu USD lên khoảng 40 triệu vào quý 2-2006 bằng cách phát hành thêm hơn 2 triệu cổ phiếu.
7. Vietnam Emerging Equity Fund (VEEF)
Bên cạnh PXP Việt Nam, PXP Asset Management đã mở thêm quỹ đầu tư mới Vietnam Emerging Equity Fund (VEEF) vào thị trường Việt Nam với quỹ mô vốn khoảng 15,9 triệu USD từ tháng 11-2005 và được niêm yết tại TTCK Ai-len (NCB). VEEF cũng tập trung đầu tư vào những công ty niêm yết hoặc chuẩn bị niêm yết trên TTCK Việt Nam. Đến giữa quý 3-2006, VEEF đầu tư vào 28 công ty Việt Nam, giá trị tài sản ròng đạt 52,5 USD, tăng 36% so với lúc mới thành lập.
8. Mekong Enterprise Fund (MEF)
Trong số 7 quỹ tư nhân và quỹ không niêm yết của nước ngoài đầu tư tại Việt Nam, MEF ra đời từ tháng 4-2002 với quy mô vốn 18,5 triệu USD và do Công ty Mekong Capital quản lý. Đối tượng đầu tư của MEF là những công ty gia đình vừa và nhỏ, có kết quả kinh doanh tốt, đặc biệt năng động trong kinh doanh và có khuynh hướng niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán.
MEF không quan tâm đến những công ty có quy mô lớn và thường cung cấp dịch vụ hỗ trợ sau đầu tư để giúp các công ty đó cải thiện hoạt động quản lý doanh nghiệp và có thể phát triển vượt bậc trong tương lai. Với tốc độ đầu tư khoảng 3 - 4 công ty mỗi năm, đến nay MEF đã đầu tư 10 doanh nghiệp với tổng vốn khoảng 13 – 14 triệu USD.
MEF đã đầu tư gần hết lượng vốn huy động, vì vậy Mekong Capital mở thêm quỹ mới vào năm 2006 với quy mô vốn khoảng 40 triệu USD và cùng chiến lược đầu tư như MEF.
Ngoài ra còn một số quỹ đầu tư khác cũng chịu sự quản lý của Mekong Capital có thể kể đến như:
Quỹ Vietnam Azalea Fund, Ltd. là quỹ đầu tư vào các công ty trước niêm yết, được khai trương vào năm 2006 với vốn cam kết là 64 triệu đô la Mỹ. Quỹ tập trung đầu tư vào cổ phần thiểu số của những công ty có kế hoạch chuẩn bị niêm yết, đồng thời góp phần gia tăng giá trị đáng kể cho những công ty này với tư cách là một cổ đông.
Quỹ Mekong Enterprise Fund III, Ltd. là quỹ đầu tư cổ phần riêng lẻ sẽ được khai trương trong năm 2011. Tương tự như Mekong Enterprise Fund II, quỹ sẽ tập trung đầu tư vào cổ phần có tiềm năng tăng trưởng của những công ty được quản lí tốt thuộc các ngành thúc đẩy tiêu dùng, đồng thời góp phần gia tăng giá trị đáng kể cho những công ty này với tư cách là một cổ đông.
9. IDG Ventures Vietnam (IDG)
IDG Ventures Vietnam (IDGVV) là quỹ đầu tư mạo hiểm đầu tiên của Mỹ tập trung vào lĩnh vực công nghệ cao được thành lập vào tháng 3-2004. Quỹ này ưu tiên đầu tiên vào các doanh nghiệp trẻ kinh doanh các ngành công nghệ cao tại Việt Nam.
Với quy mô 100 triệu USD, IDGVV đầu tư vào những doanh nghiệp có tiềm năng phát triển cao thuộc các ngành công nghệ thông tin, viễn thông, internet, truyền thông và công nghệ sinh học. Đến nay, IDGVV đã đầu tư 5 triệu USD vào 4 doanh nghiệp PeaceSoft, Isphere, VinaGame và VietnamWorks.com.
Trong thời gian 7 năm (2003-2010), IDG dự kiến dành khoảng 100 triệu USD đầu tư CNTT tại Việt Nam, riêng đầu tư mạo hiểm chiếm tới 80 triệu USD.
Cho đến nay, IDG có 16 dự án đầu tư vào các công ty của Việt Nam với tổng số vốn trên 25 triệu USD. Theo kế hoạch, từ nay tới cuối năm, IDG sẽ đầu tư vào hai công ty nữa với số vốn từ 10 đến 12 triệu USD.
Theo IDG Ventures, yếu tố chính để họ quyết định đầu tư vào các công ty được lựa chọn là yếu tố con người, lãnh đạo. Trung bình 1 tháng IDG nhận được hơn 100 dự án mời gọi đầu tư của các công ty Việt Nam. Lĩnh vực mà IDG quan tâm nhất vẫn là công nghệ cao và media.
***
Ngoài các Công ty Quản lý quỹ và các Quỹ đầu tư trên, các nhà đầu tư tầm cỡ thế giới như Merrill Lynch, Morgan Stanley, Goldman Sachs, JP Morgan Chase cũng rất quan tâm đến việc đầu tư lâu dài tại Việt Nam. Chẳng hạn như Quỹ đầu tư Vietnam Holding của Thuỵ Sỹ, có vốn ban đầu 112,5 triệu USD dự kiến nhắm đến các công ty cổ phần. Quỹ đầu tư Merrill Lynch cũng đã được cấp mã giao dịch và đang xúc tiến đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam. Tập đoàn tài chính khổng lồ của Mỹ JP Morgan Chase cũng đã có phiên họp toàn thể về đầu tư chứng khoán tại Việt Nam, nhằm đáp ứng đòi hỏi ngày càng tăng của các nhà đầu tư trên thế giới về cơ hội đầu tư tại Việt Nam.
Công ty quản lý quỹ liên doanh
Loại hình công ty quản lý quỹ liên doanh xuất hiện đầu tiên ở Việt Nam vào năm 2003. Theo thời gian số lượng công ty quản lý quỹ liên doanh ở Việt Nam tăng lên đáng kể. Trong bài viết này sẽ chỉ tập trung phân tích tình hình hoạt động của công ty quản lý quỹ liên doanh đầu tiên ở Việt Nam,đó là:
Công ty cổ phẩn quản lý quỹ đầu tư Việt Nam ( Vietfund Management)
Các quỹ đầu tư VF1- Quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam
VF2- Quỹ đầu tư tăng trưởng Việt Nam
VF3- Quỹ đầu tư hỗ trợ nhân sự
VF4- Quỹ đầu tư doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam
VFA- Quỹ đầu tư năng động Việt Nam
VF1 – Quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam
Là quỹ đóng đầu tiên trên thị trường chứng khoán Việt Nam, được huy động nguồn vốn từ cá nhân, pháp nhân trong và ngoài nước với quy mô vốn ban đầu là 300 tỷ VND.
Quỹ tập trung đầu tư vào các cổ phiếu (niêm yết và chưa niêm yết) có tiềm năng tăng trưởng, chứng khoán nợ và các công cụ tiền tệ khác nhằm xây dựng mục tiêu đầu tư cân bằng. Quỹ này bắt đầu niêm yết với mã VFMVF1 tại Sở Giao dịch chứng khoán Tp.HCM với kiểm toán độc lập là Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam và ngân hàng giám sát là Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)
Tình hình hoạt động năm 2009-2010
Năm 2009
Báo cáo NAV:
Kết thúc năm 2009, NAV của VF1 là 2.479,9 tỷ đồng và NAV bao gồm cổ tức là 2.599,9 tỷ đồng, tương đương 25.999 đồng/chứng chỉ quỹ. So với đầu năm, NAV của quỹ đầu tư VF1 ghi nhận mức tăng 53,1% ( bao gồm cổ tức đã trả), bằng 93,5% mức tăng cảu VN-Index và bằng 88,5% mức tăng của HNX-Index. Đầu năm 2009, thị trường chứng khoán Việt Nam và thế giới liên tục giảm điểm, Quỹ đầu từ VF1 đã tăng tỷ lệ nắm giữ tài sản an toàn ( Trái phiếu, tiền mặt) trên 40% NAV giúp NAV VF1 giảm thấp hơn mức giảm của thị trường, khi VN-Index tăng mạnh trong quý II/2009, Quỹ đầu tư VF1 đã thực hiện giải ngân, giảm tỷ trọng tiền mặt, tuy nhiên mức tăng của NAV VF1 thấp hơn VN-Index do trong cơ cấu danh mục tài sản, VF1 vẫn giữ tỷ lệ tiền mặt và trái phiếu nhất định.
Tăng trưởng lũy kế:
Lũy kế khi hoạt động, tăng trưởng NAV VF1 đạt 147,8% ( sau khi trừ đi cổ tức đã chưa từ khi thành lập) tương đương 1,65 lần mức tăng trưởng 89,1% của VN-Index trong cùng kỳ.
Quỹ đầu tư VF1 đã năng động thực hiện việc thanh hoán nhằm hiện thực hóa lợi nhuận cho danh mục, thanh hoán cho mục đích tái cơ cấu danh mục, và hoán đổi cổ phiếu trong danh mục. Kết thúc năm 2009, quỹ đầu tư VF1 đã đạt được kết quả khích lệ khi giá trị tài sản ròng của quỹ bao gồm cổ tức là 2.599,9 tỷ đồng, tăng 53,1% so với đầu năm.
Quỹ đầu tư VF1 đã có 1 năm thành công, năng động bắt nhịp ngay với đà hồi phục của thị trường khi sự tăng trưởng chung của giá trị tài sản ròng của quỹ đã bám sát diễn biến của VN-Index, đặc biệt tỷ lệ chiết khấu giữa thị giá giao dịch và NAV cũng đã được thu hẹp phần lớn nhờ vào các công tác truyền thông chăm sóc nhà đầu tư đã phát huy hiệu quả giúp cho nhà đầu tư nắm rõ hơn kế hoạch hoạt động của quỹ.Trong năm 2009, giá thị trường của chứng chỉ quỹ đầu tư VF1 tiếp tục được giao dịch thấp hơn so với giá trị tìa sản ròng/chứng chỉ quỹ (NAV/CCQ). Tuy nhiên,tỷ lệ chiết khấu được cải thiện từ 54,6% đầu năm xuống còn 44,3% cuối năm 2009.
Kết quả hoạt động
Trong năm 2009, lợi nhuận thực hiện là 226,5 tỷ đồng chủ yếu do việc thanh hoán các cổ phiếu nhỏ tăng trưởng thấp cũng như do mua/ bán bình quân giá thấp cho các cổ phiếu trong danh mục. Với ảnh hưởng của xu hướng tăng-xu hướng chủ đạo của thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2009, lợi nhuận chưa thực hiện trong năm là 648,7 tỷ, đưa lợi nhuận ròng lên 902,9 tỷ đồng.
Năm 2010
Theo báo cáo về giao dịch và hoạt động của VF1 trong tháng 1/2010, tình hình giao dịch CCQ VF1 giảm sút khi thị trường chứng khoán Việt Nam trong tháng 1/2010 đi ngang ghi nhận mức giảm ở cả VN-Index và HNX-Index (lần lượt giảm 2,6% và 4,7%) đã ảnh hưởng lên NAV của VF1. Tuy nhiên, tỷ lệ giảm này là 0,8%, thấp hơn mức giảm của 2 chỉ số trên thị trường. NAV của VF1 đến ngày 31/01/2010 đạt 2.460,1 tỷ đồng, tương đương 24.601 đ/CCQ.
Biểu đồ giá CCQ VFMVF1 trong tháng 1/2010
Số lượng giao dịch VF1 trong tháng 1 cũng giảm hơn 1,5 lần so với tháng 12/2009, tương đương với 203.480 tỷ đồng. Tỷ lệ chiết khấu giữa giá giao dịch và tài sản ròng của Quỹ đã tăng cao ở mức 52,8% trong ngày giao dịch cuối cùng của tháng 1. Thay đổi trong cơ cấu tài sản của VF1 từ tháng 12/2009 sang tháng 1/2010 là sự gia tăng tỷ lệ tiền mặt trong danh mục (từ 7,5% NAV lên 10,8% NAV). Tỷ trọng cổ phiếu chưa niêm yết của VF1 cũng giảm do trong tháng một cổ phiếu OTC trong danh mục đã thực hiện niêm yết trên sàn HoSE. Sở dĩ VF1 tăng tỷ lệ tiền mặt là để đón đợt điều chỉnh giảm của thị trường trong quý I/2010. Cơ cấu phân bổ ngành nghề trong danh mục đầu tư của VF1 tháng 1/2010 so với tháng 12/2009 có sự thay đổi lớn đối với ngành ngân hàng khi tỷ trọng ngành này đến 31/01/2010 chỉ chiếm 13,8% NAV so với 18,7% tại ngày 31/12/2009. Xác định năm 2010 là năm khó khăn đối với ngành ngân hàng nên Quỹ VF1 đã thanh toán bớt cổ phiếu ngân hàng để hoán đổi sang cổ phiếu khác có mức tăng trưởng tốt hơn.
Ngành hàng hóa công nghiệp (xây dựng thủy điện) đã được VF1 giải ngân mạnh vào tháng 1/2010 nâng tỷ trọng ngành này từ 2,5% NAV 31/12/2009 lên 5,0% tại thời điểm 31/02/2010 do VFM đánh giá ngành này có tiềm năng ổn định về mặt doanh thu và lợi nhuận. Tính đến hết tháng 1/2010, VFMVF1 giải ngân tập trung vào 4 ngành: Ngân hàng (13,8% NAV), bất động sản (23,3% NAV), thực phẩm (9,7% NAV) và công nghệ năng lượng (3% NAV).
Thị giá VF1 hiện ở mức 13.600 đồng/CCQ (ngày 1/3/2010) và NAV tính đến 18/2/2010 là 25.275 đồng. Như vậy thị trường đã định giá chứng chỉ quỹ VFMVF1 thấp hơn giá trị tài sản ròng tới 47%. Nhưng đây cũng là điều… bình thường tại thị trường chứng khoán VN.
VF4- Quỹ đầu tư doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam
VF4 niêm yết tại Sở GDCK Tp.HCM vào tháng 6/2008 với mã VFMVF4. Ngân hàng giám sát là Ngân hàng Hong Kong - Thượng Hải (HSBC) - Chi nhánh Tp.HCM. Đến ngày 4/3/2010, NAV của VF4 đạt 11.030 đồng/CCQ. Như vậy, sau gần 21 tháng, NAV tăng xấp xỉ 10,3%.
Tình hình hoạt động từ năm 2008 đến nay:
Tính đến ngày 31/12/2008, sau 10 tháng đi vào hoạt động, tổng tài sản ròng (NAV) của VF4 là 687,7 tỷ đồng, giảm 118,8 tỷ đồng so với mức vốn huy động, tương đương giảm 14,7%. Mức giảm này bằng khoảng 1/4 so với mức giảm của VN-Index (gần 60%).
Từ khi bắt đầu hoạt động, tổng giá trị giải ngân của VF4 là 802,3 tỷ đồng, tương đương 99,5% tổng vốn huy động. Các khoản giải ngân thực hiện vào 10 ngành, riêng các ngành vật liệu - khai khoáng, năng lượng và bán lẻ chiếm 50,5% tổng giá trị giải ngân. Cũng kể từ khi bắt đầu hoạt động, giá trị thanh hoán lũy kế của VF4 là 287,4 tỷ đồng, tương ứng 35,8% giá trị giải ngân trong năm 2008. Giá trị thanh hoán trong các quý II, III và IV/2008 chiếm lần lượt 31,9%, 17,2% và 50,9% tổng giá trị thanh hoán. Vào thời điểm 31/12/2008, thị trường chứng khoán giảm sâu, nên phần lớn khoản đầu tư của VF4 đều lỗ; tổng giá trị các khoản đầu tư của VF4 chiếm 49,7% NAV và ghi nhận mức sụt giảm thấp hơn mức sụt giảm của VN-Index 30,1%, hay nói cách khác, mức sụt giảm của các khoản đầu tư của VF4 chỉ tương đương 40% so với mức sụt giảm của thị trường lũy kế từ khi VF4 mới thành lập. Do vậy, chênh lệch giá cổ phiếu chưa thực hiện là 101,1 tỷ đồng và các khoản thanh hoán cổ phiếu ghi nhận lỗ là 71,1 tỷ đồng. Mặc dù vậy, NAV của VF4 trung bình giảm 60%, trong khi thị trường giảm tới 80%...
Theo số liệu từ VFM, NAV của VF4 tại ngày 31/12/2009 đạt 943,5 tỷ đồng, tương ứng 11.699 đồng/CCQ. Với mức NAV này, trong năm 2009, Quỹ mang lại 336,5 tỷ đồng lợi nhuận, nâng mức NAV lên cao hơn tổng vốn huy động 27%. Như vậy, VF4 tăng trưởng 48,9%, tương đương trên 85% và trên 80% so với mức tăng trưởng của VN-Index (56,8%) và HNX-Index (60,0%) trong cùng kỳ. Mức tăng trưởng này của VF4 cao hơn so với mức tăng trưởng của chỉ số tham chiếu (benchmark index) điều chỉnh theo cơ cấu danh mục của Quỹ (47,2%). Mức tăng trưởng của VF4 luôn cao hơn mức tăng trưởng của VN-Index và HNX-Index trung bình từ 50% đến 65%. Mức chênh lệch này đạt cao nhất trong tháng 9/2009 – 10/2009, khoảng 70%.
Mức chiết khấu giữa NAV so với giá thị trường được thu hẹp lại từ khoảng 55% vào cuối năm 2008 xuống 30% vào cuối năm 2009. Khối lượng giao dịch bình quân CCQ VF4 trên thị trường tăng từ 200.000 CCQ/ngày trong năm 2008 lên 650.000 CCQ/ngày trong năm 2009.
Kết quả hoạt động:
Năm 2009, lợi nhuận ròng đã thực hiện (bao gồm lợi nhuận từ chênh lệch giá cổ phiếu thực hiện, cổ tức, và lãi ngân hàng, trừ chi phí) chiếm 45% tổng lợi nhuận ròng, tương ứng 18,9% vốn điều lệ của Quỹ, phần còn lại là lợi nhuận chưa thực hiện. Tất cả các ngành trong danh mục đầu tư đều mang lại lợi nhuận trong năm 2009. 3 ngành có mức đóng góp lớn nhất vào lợi nhuận từ các khoản đầu tư (73,5%) là cơ sở hạ tầng – bất động sản, thực phẩm – nước giải khát, và ngân hàng – dịch vụ tài chính, với tỷ trọng 53,4% NAV và 56,7% tổng giá trị các khoản đầu tư, với mức lợi nhuận tổng cộng đạt 256,1 tỷ đồng.
Lợi nhuận của VF4 đạt 336,5 tỷ đồng trong năm 2009, từ chiến lược mua/bán (trading) mang lại 149,5 tỷ và từ chênh lệch giá chưa thực hiện mang lại 184,6 tỷ chủ yếu do giá thị trường tăng mạnh trong năm 2009. Khoản lợi nhuận thực hiện chiếm khoảng 45% lợi nhuận ròng, thấp hơn so với khoản lợi nhuận chưa thực hiện (chiếm 55% lợi nhuận ròng).
Tăng trưởng của danh mục đầu tư (94,1% NAV) và các khoản đầu tư vào cổ phiếu niêm yết (88,5% NAV), trong đó chủ yếu là các khoản đầu tư vào cổ phiếu trên sàn HoSE tăng trưởng gấp 1,2 lần so với mức tăng trưởng của VN-Index, do chiến lược mua/bán này đã tạo ra lợi nhuận trên vòng quay vốn lớn.
Sang năm 2010, TTCK Việt Nam tiếp tục điều chỉnh giảm trong tháng 1. Giá trị tài sản ròng của VF4 (NAV/CCQ) giảm 3,1% so với tháng 12/2009, gấp 1,2 lần và tương đương 0,7 lần so với mức giảm của VN-Index (2,6%) và HNX-Index (4,7%). Song, VF4 vẫn đạt mức tăng trưởng 23,1% kể từ khi hoạt động; trong khi VN-Index và HNX-Index giảm tương ứng 28,9% và 31% cũng so với thời điểm này.
Cùng thời điểm trên, giá trị thanh hoán ròng (thanh hoán – giải ngân) đạt 21,2 tỷ đồng, cộng thêm yếu tố giá trị thị trường giảm trong tháng, dẫn đến tỷ trọng các khoản đầu tư, chủ yếu là các khoản đầu tư vào cổ phiếu niêm yết giảm nhẹ, từ mức 88,5% NAV ngày 31/12/2009 xuống mức 88,3% NAV ngày 31/01/2010, và tỷ trọng tiền mặt tăng từ 5,9% NAV vào cuối tháng 12/2009 lên 6,1% NAV vào cuối tháng 1/2010. Hoạt động giao dịch chứng chỉ quỹ VF4 cũng giảm sút, trong đó, tổng khối lượng giao dịch và giá trị giao dịch của VF4 giảm gần 2 lần so với tháng 12, chỉ đạt 45.539 tỷ đồng. Giá giao dịch của mỗi CCQ VF4 vào ngày giao dịch cuối cùng trong tháng 1 giảm mạnh còn 8.300 đồng/CCQ, tỷ lệ chiết khấu giữa giá giao dịch và giá trị tài sản ròng trên một đơn vị quỹ đã tăng trở lại ở mức là 32,6%.
Ba ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất trong danh mục trong tháng 1/2010 không thay đổi so với tháng 12/2009. Tuy nhiên trong 3 ngành này, 2 ngành cơ sở hạ tầng - bất động sản và vật liệu – khai khoáng có tỷ trọng tăng do chiến lược giải ngân vào cổ phiếu tiềm năng ngành ngân hàng – dịch vụ tài chính có tỷ trọng giảm. Tính đến tháng 1/2010, VF4 sở hữu tổng cộng 23 khoản đầu tư vào cổ phiếu trong 9 nhóm ngành (so với tháng 12/2009 là 20 khoản đầu tư trong 10 nhóm ngành), trong đó, 3 nhóm ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất (61,0% NAV và 64,9% tổng giá trị các khoản đầu tư) bao gồm: Cơ sở hạ tầng & bất động sản (27,2%), vật liệu & khai khoáng (18,5%), ngân hàng & dịch vụ tài chính (15,2%).
VFA – Quỹ đầu tư năng đông Việt Nam
Quỹ có lãi hơn 3 tỷ trong Q4 năm 2010 nhưng cả năm vẫn lỗ 19 tỷ đồng.Tổng NAV tại thời điểm cuối năm là 221,4 tỷ đồng, tương đương 9.209 đồng/chứng chỉ quỹ.
Chỉ tiêu (tỷ đồng)
VF1
VF4
VFA
+ LN/lỗ đã thực hiện trong năm
88.8
38.2
-5.0
+ LN/lỗ chưa thực hiện
-292.4
-161.4
-14.0
Lợi nhuận/lỗ ròng trong năm
-203.6
-123.2
-19.0
Tổng NAV
2126.3
739.6
221.4
NAV trên mỗi ccq (đv: nghìn đ)
21263
9171
9083
Giá ngày 24/1 (đv: nghìn đ)
11300
5900
7000
Chiết khấu của giá so với NAV
-46.9%
-35.7%
-22.9%
III-Các lĩnh vực đầu tư chủ yếu của quỹ đầu tư
Trên cơ sở phân tích thị trường, phân tích về lợi nhuận, rủi ro, khả năng của nhà đầu tư cũng như mục đích thành lập mà quỹ đầu tư sẽ xác định mục tiêu, chiến lược và căn cứ vào đó để phân bố tài sản. Có thể thấy sau cuộc khủng hoảng tài chính chiến lược nâng tỷ trọng cố phiếu, giảm tỷ trọng trái phiếu là một hướng đi đúng đắn của một số quỹ đâu tư. Trong đó, các lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng lợi nhuận cao, tiềm năng phát triển lâu dài như bất động sản, tài chính ngân hàng, vật liệu khai khoáng, hàng tiêu dùng, thực phẩm… là đối tượng mà các quỹ đầu tư nhắm đến trong những năm vừa qua. Đây cũng là những lĩnh vực đem lại lợi nhuận cao nhất cho công ty quản lý quỹ
Đơn cử căn cứ vào báo cáo kết quả thường niên của VF1 năm 2009, cơ sở hạ tầng-bất động sản chiếm 24.9%, tài chính ngân hàng chiếm 18.7%, vật liệu khai khoáng chiếm 15.3 % trong cơ cấu danh mục đầu tư. Trong đó, bất động sản và tài chính ngân hàng là hai ngành đem lại lợi nhuận cao nhất cho VF1, chiếm 66.8% lợi nhuận cho VF1
Đồ thị; Cơ cấu danh mục đầu tư của VF1
(Nguồn: theo báo cáo thường niên của VF1)
VFA năm 2010 tập trung đầu tư từ 25 - 30 cổ phiếu có khả năng theo sát mức biến động của VN-Index, HNX-Index. Ngành nghề chính dự kiến: vật liệu khai khoáng (17,8%); cơ sở hạ tầng – bất động sản (16,3%); ngân hàng (15,7%); năng lượng (11,7%); thực phẩm nước giải khát (11,3%).
Hay quỹ đầu tư cân bằng Pudential ( PRUBF1 ). Năm 2008, theo phân bố tài sản , trái phiếu chiếm tới 79%, cổ phiếu chỉ chiếm 14%, tiền gửi có kì hạn chiếm 7%. Sang tới năm 2009, cổ phiếu đã chiếm 39%, trái phiếu chiếm 60%, tiền gửi có kì hạn chiếm 1%. Theo báo cáo mới nhất, tháng 12 năm 2010, cổ phiếu lên tới 57.3%, trái phiếu 15.2%, tiền gửi có kì hạn là 27.5%. Trong đó, theo phân bổ danh mục đầu tư, ngành xây dựng chiếm tỷ lệ cao nhất là 26.8%, tiếp theo là lĩnh vực tiêu dùng chiếm 24.15, tài chính chiếm 16.7%
Một ví dụ khác là quỹ đầu tư tăng trưởng Manulife ( MVFPF1 ) của công ty quản lý quỹ đầu tư Manulife với lĩnh vực đầu tư chủ yếu là tài chính ngân hàng và tiêu dùng. Năm 2008,hàng tiêu dùng chiếm 20.49% tài chính chiếm 15.11 %
CHƯƠNG III- GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẦU TƯ VÀ CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ Ở VIỆT NAM
Thứ nhất, cơ chế hoạt động của quỹ nên linh hoạt hơn nhằm làm giảm thiểu rủi ro đầu tư khi có biến động trên thị trường và nắm bắt cơ hội khi thời cơ đến. Đối với, chính phủ cần hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan đến quỹ chứng khoán. Đồng thời, tạo điều kiện và khuyến khích các quỹ đầu tư nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam và được coi là nhà đầu tư nước ngoài. Điều này phù hợp với thông lệ quốc tế và giúp định hướng dòng vốn FII đầu tư lâu dài hơn, tăng sức hấp dẫn của thị trường trong bối cảnh thu hút vốn khó khăn như hiện nay.
Thứ hai, cải tiến những quy định bất cập trong việc xin phép thành lập quỹ đầu tư chứng khoán, đơn giản thủ tục, rút ngắn thời gian cấp phép nhằm tạo điều kiện cho công ty quản lý quỹ trong việc huy động vốn, tránh tình trạng bị mất thời cơ do thời gian cấp phép quá lâu.
Thứ ba, ngân hàng nhà nước và Hiệp hội ngân hàng đã có những tác động nhằm làm giảm lãi suất cho vay xuống dưới 12% và lãi suất huy động xuống 10% trong quý III năm nay.
Thứ tư, do nước ta trong những năm gần đây tỉ lệ nhập siêu rất cao nên vấn đầ nhập khủng hoảng kinh tế tư nước ngoài vào Việt Nam là không tránh khỏi.
Đối với, cuộc khủng hoảng nợ công chúng ta nên cần tìm nguồn tài trợ mới có tính lâu dài và bền vững thông qua các tổ chức quốc tế như WB, IMF…
Đối với vấn đề về tỷ giá nên có chính sách thắt chặt tiền tệ nhằm không cho tỷ giá đồng việt nam so với các đồng ngoại tệ mạnh khác quá cao
Danh mục tài liệu tham khảo
Chương I- Cơ sở lý luận chung
1. Giáo trình thị trường chứng khoán- Đại học kinh tế Tp. Hồ Chí Minh
2. Giáo trình thị trường chứng khoán- Học viện ngân hàng
3. Website: Stocknews.vn
4. Luật chứng khoán
Chương II- Thực trạng hoạt động của các công ty quản lý quỹ
1. Báo Thế giới & Việt Nam số 48
2. Tạp chí Thông tin và Dự báo Kinh tế - xã hội số 8/2006
3. Vietnam Net các ngày 15/3/2007, 27/4/2007, 12/7/2007
4. Thanh Nien 07/06/2007
5. VN Economy 7/9/2007
6. The Industrial Review Vietnam 21/3/2007
7. Tạp chí CNTT tháng 11/2006
8. Website Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright www.fetp.edu.vn,
9. Website:www. ovsclub.com
10. Tổng hợp các báo Việt Nam
11. Báo cáo thường niên của Vietfund Management
Web: vinafund.com
12. Web: www.ssc.gov.vn
13. Web:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Công ty quản lý quỹ và quỹ đầu tư Thực trạng các công ty quản lý quỹ trên thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian qua-học viện ngân hàng.doc