Đề tài Đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn Tô Hoài trước Cách mạng

MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 I. Lý do chọn đề tài 1 II. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2 III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5 IV. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu 6 V. Kết cấu luận văn 6 CHƯƠNG I. VÀI NÉT VỀ DIỆN MẠO TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM 1930-1945 VÀ SỰ NGHIỆP VĂN CHƯƠNG TÔ HOÀI 7 1.1. Diện mạo truyện ngắn Việt Nam 1930-1945 7 1.2. Sự nghiệp sáng tác văn chương Tô Hoài 14 1.2.1. Quan niệm của Tô Hoài về văn chương nghệ thuật 14 1.2.2. Những thành công trong sự nghiệp văn chương Tô Hoài 17 Tiểu kết 22 CHƯƠNG II. ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN TÔ HOÀI TRƯỚC CÁCH MẠNG 23 2.1. Khái niệm về nhân vật 23 2.2. Các kiểu nhân vật trong truyện ngắn Tô Hoài trước Cách mạng tháng Tám 23 2.2.1. Nhân vật nông dân, thợ thủ công 24 2.2.2. Nhân vật trí thức 30 2.2.3. Hình tượng loài vật 32 2.3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn Tô Hoài trước Cách mạng tháng Tám 35 2.3.1. Nhân vật gắn với môi trường lao động, sinh hoạt 36 2.3.2. Nhân vật được chú trọng miêu tả ở ngoại hình, hành động, lời nói 37 2.3.3. Nhân vật được xây dựng dựa trên những chi tiết về phong tục 41 2.3.4. Sử dụng hình ảnh so sánh đặc sắc để miêu tả nhân vật 43 Tiểu kết 45 CHƯƠNG III. ĐẶC ĐIỂM KẾT CẤU, TÌNH HUỐNG TRUYỆN NGẮN TÔ HOÀI TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 46 3.1. Kết cấu 46 3.1.1. Khái niệm kết cấu 46 3.1.2. Kết cấu trong truyện ngắn của Tô Hoài trước Cách mạng 47 3.1.2.1. Kết cấu theo trình tự thời gian 47 3.1.2.2. Kết cấu đảo lộn trình tự thời gian 49 3.1.2.3. Kết cấu với kết thúc bất ngờ và để ngỏ 52 3.1.2.4. Kết cấu đơn giản đan xen với trữ tình ngoại đề 54 3.2. Tình huống trong truyện ngắn Tô Hoài trước Cách mạng tháng Tám 56 3.2.1. Khái niệm về tình huống 56 3.2.2. Tình huống trong truyện ngắn Tô Hoài trước Cách mạng tháng Tám 56 3.2.2.1. Tình huống đời thường 57 3.2.2.2. Tình huống bỏ làng ra đi 58 3.2.2.3. Tình huống chia li 59 Tiểu kết 60 CHƯƠNG IV. ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU TRONG TRUYỆN NGẮN TÔ HOÀI TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 61 4.1. Ngôn ngữ 61 4.1.1. Khái niệm ngôn ngữ trong tác phẩm văn chương 61 4.1.2. Ngôn ngữ trong truyện ngắn của Tô Hoài trước Cách mạng tháng Tám 61 4.1.2.1. Ngôn ngữ giàu tính tạo hình 63 4.1.2.2. Ngôn ngữ dân giã 69 4.1.2.3. Ngôn ngữ đa thanh 72 4.1.2.4. Sử dụng nhiều câu văn ngắn gây ấn tượng 74 4.2. Giọng điệu trần thuật 77 4.2.1. Khái niệm về giọng điệu trần thuật 77 4.2.2. Giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn Tô Hoài trước Cách mạng 78 4.2.2.1. Giọng điệu dí dỏm 78 4.2.2.2. Giọng điệu dửng dưng 81 4.2.2.3. Giọng điệu trữ tình man mác 83 4.2.2.4. Giọng điệu suồng sã, tự nhiên 86 Tiểu kết 88 KẾT LUẬN 89 TÀI LIỆU THAM KHẢO 91

doc95 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4830 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn Tô Hoài trước Cách mạng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
với u. Cái giỏ đã được lưng lửng. Trong giỏ, nhái xô nhau oe óe. Con Gái nhe hai hàm răng cải mả đen xỉn, cười toét. Rồi nó lại lễ mễ vác giỏ xuống một vệ ao gần đấy. Trong khi mẹ nó tất tả ra miệt đầu đình [Nhà nghèo, tr 55]. Các từ láy “lưng lửng”, “lễ mễ”, “tất tả” đã gợi tả cử chỉ, trạng thái của nhân vật. “Lưng lửng” vừa diễn đạt cái Gái đã bắt được khoảng nửa giỏ nhái nhưng vừa gợi trước mắt người đọc cái Gái đang vui vẻ khoe với mẹ, nó xóc xóc giỏ nhái và chắc mẩm trong bụng vì đã bắt được nhiều. “Lễ mễ” là mang “trên sức mình một vật cồng kềnh làm cho khó đi” [57 tr 468]. Một nửa giỏ nhái thì làm gì đến mức mà cái Gái phải “lễ mễ” bê có nghĩa là cái Gái rất gầy bé. Còn “Tất tả” có nghĩa là “nhanh khi bị một nhu cầu thúc giục” [57, tr 748]. Chị Duyện mặc dù vừa cãi nhau với anh Duyện nhưng mọi thứ dường như qua đi rất nhanh chị hăm hở ra đồng bắt ếch nhái như mọi người. Từ “tất tả” vừa gợi tả dáng đi nhanh vội vã của chị Duyện vừa thể hiện tâm trạng nóng lòng của chị Duyện hoà vào dòng người đang lũ lượt ra đồng, bắt nhái cải thiện món ăn hằng ngày vốn đã rất đơn sơ của họ. Những từ láy được sử dụng kết hợp biện pháp tu từ nhân hóa làm cho đối tượng vô tri, vô giác bỗng trở nên sống động. “Thành phố Sài Gòn đẫm trong ánh sáng, nó rực lên, chỗi lên dưới bóng điện chóe ngời. Thành phố không chịu được sức điện quyến rũ gay gắt. Nó giẫy giụa, nó rên la: này này từng dòng người dòng xe chuyển động phăng phăng, như không bao giờ biết ngừng, biết đứng, lúc nào cũng hối hả, tất tưởi, tới tấp, sát cánh mà ngược mà xuôi. Các thứ tiếng, không biết được của ai, ở đâu. Ô-tô toe toe. Xe điện tun tun. Ôi thôi, biết thế nào mà kể! Phải nói cái thành phố đương bị dìm vào một bể ánh sáng, chói quá, đương kêu ầm lên.[Một chuyến định đi xa, tr 202]. Thành phố Sài Gòn chói lòa ánh điện, ồn ào náo nhiệt cũng có tâm trạng giống như con người hối hả, tất tưởi, tới tấp. Âm thanh của thành phố hiện đại với những tiếng còi xe toe toe, tun tun ồn ã, đông đúc, nhộn nhịp. Bên cạnh đó, những tính từ, động từ được Tô Hoài sử dụng cũng làm cho các sự vật hiện lên rõ nét với tính chất, trạng thái rất tiêu biểu, không chung chung mờ nhạt. Vàng là màu “vàng sọng”, “vàng ệch”, “vàng hoe”, “vàng khè”; đen là “đen bóng nhoáng”, “đen đủi”, “đen xỉn”, “thâm xỉn”, “đen tuyền”; trắng là “trắng nõn”, trắng phau”, “trắng xóa”, “trăng trắng”; “xanh mướt”, “xanh rờn”; xám là “xám ngắt”, “xám xịt”, “xám ngoét”, “xám bủng”; đỏ là “hoe hoe đỏ”, “đỏ mọng”, “đỏ hoe”, “đỏ chói lọi”; thấp thì “thấp lè tè”, cao lại “cao lêu đêu’... Ngay cả việc miêu tả trạng thái cười và khóc của Tô Hoài cũng hết sức đa dạng. Cười trong tâm trạng đau khổ: “cười khinh khích”, “cười nhạt”, “cười nức nở, như xé cổ họng” , “cười gằn”, “cười nhợt nhạt”, “cười buồn bã”... Cười sung sướng, hạnh phúc: “cười tít đi”,“cười ề à”, “cười khì khì”, “mỉm cười”, “cười rũ rượi”, “cười phá lên”, “cười đến vỡ bụng”, “cười giòn tan”... Cười xao xuyến: “cười vơ vẩn’, “cười tủm”... Cười của một đứa trẻ hồn nhiên: cười “khịt mũi, nhe mấy cái răng sún” Mỗi nhân vật cũng khóc với một vẻ khác nhau. Khóc bên ngoài nhưng trong lòng chưa thực sự đau khổ: “khóc nhẹ như khóc dối nên cũng tạnh chóng như mưa bóng mây.” Khóc khi nỗi buồn bất ngờ đến: “tự dưng khóc” Khóc khi nỗi đau đớn vỡ òa ra: khóc hu hu, nức nở, nước mắt ròng ròng Khóc ấm ứ: “khóc nỉ non”, “khóc nấc lên”, “khóc thút thít”, “khóc ti tỉ”, “khóc lóc”, Khóc của đứa trẻ cố để người khác biết: “khóc inh ỏi” Bên cạnh ngôn ngữ chính xác giàu sắc thái biểu cảm, nét độc đáo trong ngôn ngữ của Tô Hoài là sử dụng biện pháp tu từ so sánh. Phép so sánh còn được gọi là tỉ dụ là “phương thức biểu đạt bằng ngôn từ một cách hình tượng dựa trên cơ sở đối chiếu hai hiện tượng có dấu hiệu tương đồng nhằm làm nổi bật đặc điểm, thuộc tính của hiện tượng kia.” [18, tr 451]. Biện pháp tu từ so sánh có khả năng biểu đạt hình ảnh và cảm xúc rất lớn nên có được nhiều nhà văn sử dụng. Đọc tác phẩm văn học, ta thấy mỗi nhà văn để lại cá tính riêng trong việc sử dụng so sánh tu từ. So sánh trong văn chương Nguyễn Công Hoan cũng thật khác với Tô Hoài. Lối so sánh của Nguyễn Công Hoan, rất độc đáo, tạo nên nhiều liên tưởng bất ngờ, thú vị: “Quan ngắm một lúc, hai con mắt sáng quắc như hai ngọn đèn giời [Thật là Phúc], lại còn có cách so sánh nhằm phê phán sự vật hiện tượng: “Mỹ thuật nhất là cái ngực đầy như cái ví của nhà tư bản, chứ không như cái óc của ông Nghị ngay cả trước ngày họp hội đồng” [Samandji]. Có so sánh bất ngờ ngộ nghĩnh “xe thứ bảy thì cô xấu nhưng tân thời, mặt phấn má hồng, môi đỏ, rẽ lệch, chiếc áo căng lườn, trong tức anh ách như một bài thơ thất luật.” [ Đào Kép mới] So sánh của Tô Hoài cũng có điểm riêng biệt. Nhà văn đã tiếp thu có chọn lọc lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân lao động. Họ luôn gắn bó với làng quê, luôn có mặt với khung dệt, vườn ruộng với nắng và với mưa, với thiên nhiên bốn mùa thay đổi, với nỗi khổ của người đói nghèo, bất hạnh, phiêu bạt, chia lìa… Vì thế, hình ảnh so sánh của Tô Hoài luôn bình dị, dễ hiểu, gần gũi. Tên truyện Vế A (Sự vật được so sánh) Từ so sánh Vế B (Sự vật dùng để so sánh) Một người đi xa về [Tr 203] Con đường nhỏ, mỏng mảnh, bò ngẩn ngơ giữa cánh đồng lúa như một làn khói vương Mùa ăn chơi [tr 227] Ba tiếng một... hai tiếng một. Những hồi trống ngũ liên rền rĩ vang lên nghe như như như nước cuồn cuộn chảy khói lửa nhuốm lên, xô đẩy, thúc giục gọi ráo riết. Mùa ăn chơi [tr 230] (Chàng này xô thì chàng kia lùi. Một người đâm, một người đỡ) Những cái gạt xoèn xoẹt biến chuyển cùng với hai cánh tay rắn chắc, thịt nổi lên như những thớ đá. Một chuyến đi xa [tr198] Bây giờ gã hiền lại lừ đừ như một con cá ngão Một người đi xa về [tr203] Người phu xe khom lưng xuống, hai khuỷu tay nhô lên như hai cánh chim, mặt đất trắng lì, những bàn chân vả xuông bạch bạch. Nhà có ma [Tr 217] Ông chủ thì mặt xám xịt, gầy leo kheo như cây nứa lép, thỉnh thoảng ho sù sụ Bà chủ cũng ốm rề rề, quanh năm bủng vàng như nghệ. Đứa con nhỏ sài đẹn, lom khom như chiếc dải khoai Mùa ăn chơi [Tr 226] Nghẹt quá, không thở được, trẻ con khóc inh ỏi như một đàn lợn bị chọc tiết Rồi chúng trèo tường đình, chúng leo gốc đa. Bám thèo đảnh như con nhái bén Ông dỗi [tr 238] Đôi mắt cá ngão, giương bạnh, tròn xoe. Y như lối ngồi của một chú ếch ương bụng ỏng và lôi mắt Vàng phai [tr 249] Mặt Mây đỏ hồng, đôi môi ngon và mòng mọng như hai múi quít ngọt Ông giăng không biết nói Tr 264 Chà, cánh tay trần, trắng bạch, chắc nịch như đẵn mía Hết một buổi chiều [Tr 193] Cái bàn “trông nó thực cũng như một anh có bốn chân cùng đi bốn cái cà kheo Hỡi ôi, cái bàn ngoẹo ngay đi và nó gieo cả bốn chân xuống, giãy nảy lên như một người đàn bà giỗi chồng, làm nũng chồng Khách nợ [tr 272] Rồi lão chui người vào giữa ổ rạ, đầu và chân tay thò ra, cong queo . như một con bò thui Hầu hết so sánh trong tác phẩm của Tô Hoài theo mô hình A như B đây cũng là kiểu so sánh xuất hiện đa số trong văn học dân gian. “Thân em như giếng nước giữa đàng Người khôn rửa mặt người phàm rửa chân.” “ Công cha như núi ngất trời, Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông. Núi cao biển rộng mênh mông, Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi” Trong so sánh truyền thống, vế A và vế B thường thì một vế trừu tượng và một vế cụ thể. Còn trong ngôn ngữ sáng tác của Tô Hoài, vế A và vế B là quan hệ giữa cái cụ thể với cái cụ thể. Nhân vật thường được so sánh với hình ảnh bình dị, quen thuộc. Nhân vật là người thường được so sánh với vật, nhân vật không phải là người lại thường được so sánh với người. Lối so sánh của Tô Hoài rất gần gũi nhưng thật độc đáo thể hiện khả năng quan sát và cảm nhận cuộc sống thật tinh tế. 4.1.2.2. Ngôn ngữ dân giã Ngôn ngữ của Tô Hoài tự nhiên, rất gần với khẩu ngữ nhưng vẫn là văn viết. Có đặc điểm này bởi Tô Hoài là nhà văn rất trọng ngôn ngữ của quần chúng. Ông quan niệm: “Trong khi cuộc sống, nhân vật, phong cảnh, vạn vật biến chuyển không ngừng thì câu văn cũng không thể đứng yên một chỗ” [ 31, tr 521]. Bên cạnh đó, Tô Hoài đã sử dụng nhiều chất liệu dân gian trong câu chuyện của mình như thành ngữ, tục ngữ, ca dao, quán ngữ, Truyện Kiều. Ví dụ hai câu trong Kiều được sử dụng trong truyện Nhà nghèo “Trăm năm trong cõi người ta Chữ tài, chữ mệnh khéo là ghét nhau” [Nhà nghèo, tr 149] Và rất nhiều câu ca dao được xuất hiện “Có lá lốt tình phụ xương xông Có chùa bên Bắc, bỏ miếu bên Đông tồi tàn. Có bát sứ tình phụ bát đàn...” [Vàng phai, tr 244] “Chuông khánh còn chẳng ăn ai Nữa là mảnh chĩnh, mảnh chai ngoài đồng” [Vàng phai, tr 252] Tô Hoài còn dùng ngôn ngữ rất đặc trưng của vùng quê. Đó là tiếng nói của người dân làng Nghĩa Đô. Tác giả đã từng thừa nhận: “Các tiếng nói ở trong nhà, ở trong làng của bà con, bạn bè lúc bé, lúc bắt đầu đầu lớn lên nó ăn rất sâu vào óc mình. Tất cả các thứ ngôn ngữ mà tôi quen nghe, quen dùng tạo thành cho tôi cái gốc trong các tác phẩm đầu tiên của tôi”[31, tr 409]. Những từ “lũng lẵng”, “nhẩy”, “hẩy”, “vơ váo”, “tây ngây”, “tọc toạch”, “thậm thọt”, “chuội”, “thòm thòm”, “chõ”, “nhắng”, “tòi”, “dó dáy”, “lăn lóc”, “mê tơi”... đều là từ địa phương, được sử dụng trong các câu chuyện của Tô Hoài. Ngôn ngữ địa phương của nhà văn được chia làm hai loại. Một là ngôn ngữ phổ thông nhưng ở làng Nghĩa Đô được dùng khác hoặc có nghĩa khác và hai là những từ chỉ có trong tiếng nói của nhân dân làng Nghĩa Đô mà không có trong tiếng phổ thông. Từ “tòi” trong tiếng phổ thông là đưa ra một cách miễn cưỡng. Ví dụ “Nói mãi hắn mới tòi ra một vài đồng bạc”. Trong câu văn của Tô Hoài từ “tòi” được hiểu với nghĩa là nhoi lên. “Vì trời mưa vừa xong, ở những mặt sân sôi bong bóng. Trong các lỗ ngập nước, giun quằn quại tòi lên.” [Nhà Nghèo, tr154] Từ “vơ váo” lại có sự khác về nghĩa rõ hơn. Theo từ điển tiếng Việt, “vơ váo” có nghĩa là: lếu láo, bừa bãi (ăn nói vơ váo) và khi dùng người nỏi tỏ thái độ chê bai trong việc đánh giá. Tác giả Võ Xuân Quế cho rằng từ vơ váo được Tô Hoài sử dụng không hề có nghĩa trên mà lại dùng với nghĩa: “chịu khó nhặt nhạnh, thu vén khắp nơi để góp nhặt cho mình”[31, 410]. Người Nghĩa Đô thường dùng từ này để chỉ những người nghèo nhưng cần cù, chịu khó làm ăn, không dựa dẫm, nương nhờ người khác . “Hôm ấy, bà lão ăn quà vơ váo ngoài chợ. Bà yên chí chiều về, thế nào lão Mũi cũng phải làm lành với minh. [ Ông dỗi, tr 241] Những từ “lũng lẵng”, “nhẩy”, “hẩy”,… là từ địa phương vùng quê của tác giả, không có trong từ điển Tiếng Việt. “Lấm cúi xuống xâu khoai đeo lũng lẵng dưới cái tay nải.(…). Đến lúc buốt, Lấm giẫy nẩy kêu rầm lên. Lấm bảo với chú: “Cái đá Tây quái nhẩy”[Giữa thành phố, tr 232] Ông lão dỗi cơm hẩy” [ Ông dỗi, tr 240] “Lũng lẵng” là tính từ làm rõ nghĩa cho động từ “đeo”. “Lũng lẵng” có thể hiểu lủng lẳng. “Hẩy”, “nhỉ” đều là tình thái từ có nghĩa là những từ được thêm vào câu để tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói. “Hẩy” tương đương với từ “à”, “hả” trong tiếng phổ thông để tạo câu hỏi. “Nhẩy” tương đương với từ “nhỉ” tạo nên sắc thái thân mật, gần gũi. Tiếp thu ngôn ngữ bình dân, lời văn của Tô Hoài gần gũi, giản dị. Mỗi bức tranh phong cảnh làng quê, về con người ở nơi đây hiện lên thật sống động, chân thực. Không phải chỉ đến Tô Hoài, các nhà văn mới coi trọng học tiếng nói của quần chúng nhân dân. Có điều khác biệt là không phải ai cũng kể chuyện dân quê, nhẹ nhàng, tự nhiên đi vào lòng người như Tô Hoài. 4.1.2.3. Ngôn ngữ đa thanh Tô Hoài có khả năng sử dụng đối thoại, độc thoại đa dạng, nhiều tầng, nhiều lớp: giữa nhà văn với nhân vật; nhà văn với độc giả và nhân vật, tạo nên tiếng nói đa thanh, nhiều giọng điệu. “Trong một truyện, cũng giống như Nam Cao trong Chí Phèo, Tô Hoài đã sử dụng một thứ ngôn ngữ văn xuôi đa thanh, giọng điệu của người kể chuyện đã sử dụng một thứ ngôn ngữ văn xuôi đa thanh, giọng điệu của người kể chuyện hoà lẫn vào giọng điệu nhân vật.” [6, tr 310]. Ngôn ngữ đa thanh đựơc thể hiện qua một số tác phẩm như Nhà nghèo, Chớp bể mưa nguồn, Ông giăng không biết nói, Một chuyến định đi xa, Ông dỗi, Vàng phai… Vàng phai kể lại mối tình của anh Hẹn và cô Mây. Nhà văn đã thuật lại cuộc gặp gỡ đầu tiên của họ với biết bao xốn xang. Lời người kể đan xen với anh Hẹn: “Mây hay cười quá. Đôi má phung phính lúm lại và đỏ hây lên. Cặp mắt long lanh giữa đôi mí húp híp. Cái mắt mới tình tứ sao!” Lời Mây: “Anh Hẹn, anh hay làm thơ quá” Lời Hẹn: “Em nói khen dối” Lời người kể chuyện: “Những lời vụn vặt ấy trao đổi nhau. Và đôi tình nhân ấy đứng với nhau sao rất khờ khạo. Hẹn đứng xa Mây tới một xoạc chân dài.” Lời người kể hoà với nhân vật: “Có khi Hẹn cũng muốn men chân gần xíu xít một chút. Nhưng chỉ muốn thôi chứ không dám. Rồi Hẹn cũng đâm ra bạo. Bởi vì nếu chẳng liều một tí thì biết bao giờ mới dám cầm tay bạn tình.” Lời của Hẹn: “Cái thắt lưng bạch này Mây chuội nhà hả?” Lời của Mây: “Vâng, em chuội lấy. Trông được đấy chứ…” Lời của người kể: “Mây nhấc mảnh thắt lưng lên. Hẹn cầm lấy ngắm và nhân tiện nắm ngay bàn tay Mây.” Lêi cña HÑn: “C¸i th¾t l­ng lôa B¹ch nµy M©y chuéi nhµ h¶” Lêi cña M©y: “V©ng, em chuéi lÊy. Tr«ng ®­îc ®Êy chø...” Lêi cña ng­êi kÓ: “M©y nhÊc m¶nh th¾t l­ng lªn. HÑn cÇm lÊy ng¾m vµ nh©n tiÖn n¾m ngay bµn tay M©y. Khi cô Mây bỏ anh Hẹn đi lấy bác quyền Vực, lời người kể chuyện có phần xót xa đứng về phía anh Hẹn. Phần cuối tác phẩm, không có lời của cô Mây, nhà văn viết về những dòng suy nghĩ của anh Hẹn và đồng cảm với nỗi buồn của anh khi bị người yêu bỏ rơi. Lời người kể chuyện hòa quyện đồng cảm với tâm tư của nhân vật: “Chao ôi! Ai đo được nỗi khổ lòng của anh chàng Hẹn bây giờ. Khi cái việc tày đình kia đến tai thì anh ta choáng váng cả người. Biết bao nhiêu điều mơ ước đã đặt vào người con gái ấy. Thơ của anh chàng đến thế mà cô ta chóng quên thật. Người đâu lại có người vô tâm và phụ tình nhanh chóng vậy, hả trời?”. Có thể hiểu đây là lời của tác giả nói với nhân vật, lời của nhân vật nói với chính mình, với độc giả, lời của tác giả với độc giả. Nếu như đối thoại giữa tác giả- người kể chuyện với nhân vật trước biến cố, có vẻ khách quan; trình bày là chính, thì sự đối thoại trong và sau biến cố lại thiên về chủ quan. Nó chứa đựng sự cảm thông và niềm xót thương. Sử dụng kiểu ngôn ngữ này không đơn thuần chỉ là một thủ pháp nghệ thuật mà chủ yếu ẩn chứa những quan niệm, cách nhìn, cách đánh giá cuộc sống của nhà văn. Ng«n ng÷ ®a thanh cũng được sử dụng thành công trong sáng tác của Nam Cao. Nhưng khác với Tô Hoài, Nam Cao sử dụng nhiều độc thoại nội tâm của nhân vật. Nhân vật gi·i bµy tâm tr¹ng suy nghĩ của mình tr­íc hoµn c¶nh vµ nh÷ng biÕn cè cuéc ®êi. Th«ng qua việc nhân vật tự mổ xẻ, phân tích về bản thân, Nam Cao b×nh gi¸ vÒ x· héi. Vì quan tâm đến khía cạnh đời thường nên nhân vật của Tô Hoài, những người dân quê ấy lại có những suy nghĩ hết sức vụn, nhỏ nhặt. Họ đã nếm trải vui buồn, sướng khổ nhưng mọi thứ đều bị cuốn đi theo nhịp điệu của cuộc sống thường nhật. Nhân vật người kể chuyện của Tô Hoài không giống như của Nam Cao ít tranh biện với người đọc, với nhân vật. Người kể cũng có khi đứng ngoài kể lại khách quan câu chuyện, có khi lại hòa vào với nhân vật làm một để kể lại câu chuyện cuộc đời họ. Nhờ ngôn ngữ ®a thanh, phức điệu nên truyện của Tô Hoài có cách kÓ chuyÖn linh ho¹t, hÊp dÉn, ®ång thêi ng­êi ®äc c¶m nhËn ®­îc c¸i nh×n, suy nghÜ cña ng­êi kÓ vµ c¸c nh©n vËt tham gia c©u chuþªn. Tõ ®ã, ng­êi ®äc tiÕp cËn víi t¸c phÈm đ­îc nhiÒu diÖn vµ hiÓu ®­îc nh÷ng ý nghÜa s©u sa n»m trong líp c©u ch÷ cña truyÖn. 4.2.2.4. Sử dụng nhiều câu văn ngắn gây ấn tượng Đọc truyện ngắn của Tô Hoài, người đọc thực sự ấn tượng vì những đoạn trần thuật sử dụng triệt để những câu văn ngắn. Câu không rườm rà về cấu trúc ngữ pháp, ít dạng câu đặc biệt chủ yếu là câu đơn C-V hoặc câu có bộ phận song song như một C-V1,V2,V3 hoặc C1,C2,C3 –V. Câu văn ngắn như vậy mô tả rõ mức độ, cấp độ, tính chất nhanh chậm gấp gáp của thoạt động hay sự vật. Giáo sư Hà Minh Đức trong tuyển tập Tô Hoài cho rằng: “Truyện ngắn của Tô Hoài có phong vị riêng, ông viết không dài, câu chuyện thu gọn lại trên năm bảy trang giấy. Ở đây hiện ra vài sự việc và tâm trạng của một số người”.[27, tr 20] Những câu văn ngắn thường được sử dụng để miêu tả những tình huống căng thẳng gấp gáp. “Võ sĩ Nành trèo lên sân khấu. Võ sĩ Nành cởi trần, mặc quần nâu lửng. Đứng giữa rạp, võ sĩ thóp bụng lại khoạng hai chân, xuống tấn trung bình đánh huỵch một cái. Hai tay cong lên, lấy gân. Rồi mắt, rồi mũi, rồi má, trợn trừng trợn trạc, võ sĩ loay hoay đấm đá, gạ đỡ linh tinh ra bốn phía. Tiếng trống thúc đều đều... Một lúc, võ sĩ Nành khom lưng, xuống chảo mã vòng khuỷu một tay, một tay xòe trước mật, yêu cái cằm, trong mắt nhìn ra mọi người. A, bát tổ, hết bài, trẻ con vừa cười vừa kêu. Ngoài kia tiếng vỗ tay rầm lên như sấm động.” [Mùa ăn chơi, tr 229]. Nhờ các câu văn ngắn, người đọc có thể hình dung được sự quyết liệt của trận đấu võ và tư thế khỏe khoắn, những động tác nhanh mạnh chính xác của các võ sĩ. Không chỉ những sự việc đến nhanh, đột ngột, Tô Hoài còn sử dụng những câu văn ngắn trong cả tình huống chờ đợi, nhớ nhung, ngượng nghịu. Những cảnh huống mà đáng lẽ câu văn dài sẽ chuyển tải tốt hơn. Lụa và Nguyên yêu nhau tha thiết nhưng học buộc phải chia tay nhau. Những giây phút ấy, hai người chẳng biết nói câu nào. Họ ngẩn ngơ nhìn nhau rồi nhìn xung quanh. “Hai người ngồi chéo khoeo, luồn hai tay dưới đầu gối, mắt đờ đẫn, nhìn bâng quơ. Lụa bứt mấy ngọn cỏ. Chừng như đã lâu, đôi bên chưa nói với nhau một câu nào. Sự im lặng ngẩn ngơ trên những nét mặt băn khoăn. Lại có tiếng lạt xạt nhỏ của con chim ri dó dáy trong tụm lúa sau gáy” [Lụa, tr 161]. Miêu tả nỗi buồn, sự đau khổ, các nhà văn thường sử dụng những câu văn dài để diễn tả tâm trạng day dứt khôn nguôi. Nỗi đau buồn của anh Tại khi người yêu đi lấy người khác cũng được diễn tả bằng những câu văn ngắn gọn: “Anh Tại không khóc. Anh lại cười. Anh cười nhạt, gằn lại. Trước ngày cưới Pha, mấy lần anh hẹn Pha đi nói chuyện mà Pha không đi. Pha nhất định không dính líu rắc rối với Tại nữa. Những người con gái, hay quên quá. Đầu tiên, Tại lây sự bị quên đó là điều rất tủi cực và đáng để tâm thù lắm... Anh không định đánh què. Mà anh định cắt lưỡi nó đi. Phải cầm một con dao bầu thực nhọn và thực sắc, đưa ngay vào cuống họng nó. Anh nghĩ thế ra lối hăng lắm...” [Một người đi xa về, tr 208]. Dưới đây là đoạn miêu tả bà Móm buồn vì anh con trai bỏ nhà ra đi “Bà lão Móm cũng chỉ nghe làng nước đồn đại mơ hồ như thế. Bây giờ thì bà lão ở một mình. Một mình trong cái nhà rộng thênh thênh. Có những buổi mùa hè từng mảng mây trăng đùn lên ở chân trời tây. Không có mưa. Có ỳ ầm tiếng sấm tận đâu đâu. À đấy là chớp bể, đấy là mưa nguồn...Bà Móm ôm mặt, hu hu khóc “Ối con ơi!” [ Chớp bể mưa nguồn, tr 175] Chỉ xin so sánh với một đoạn trích nhỏ trong tác phẩm Lão Hạc của nhà văn Nam Cao. Lão Hạc suy tính về việc bán con Vàng và kể lại chuyện đó với ông giáo: “Lão kể nhỏ nhẻ và dài dòng thật. Nhưng đại khái có thể rút vào hai việc. Việc thứ nhất: lão thì già, con đi vắng, vả lại nó cũng còn dại lắm, nếu không có người trông nom cho thì khó mà giữ được vườn dất để làm ăn ở làng này: tôi là người nhiều chứ nghĩa, nhiều lí luận, người ta kiêng nể, vậy lão muốn nhờ tôi cho lão gửi ba sào vườn của thằng con lão; lão viết văn tự nhượng cho tôi để không ai còn tơ tưởng dòm ngó đến; khi nào con lão về thì nosẽ nhận vườn làm, nhưng văn tự cứ để tên tôi cũng được, để thế để tôi trong coi ch nó... Việc thứ hai: lão già yếu lắm rồi, không biết sống chết lúc nào, con không có nhà, lỡ chết không biết ai đứng ra lo cho được; để phiền cho hàng xóm thì chết không nhắm mắt; lão còn được hăm nhăm đồng bạc với năm đồng bạc vừa bán cho là ba mươi đồng bạc, muốn gửi tôi để lỡ có chết thì tôi đem ra, nói với hàng xóm giúp, gọi là của lão có tí chút, còn bao nhiêu đành nhờ hàng xóm cả...” [Trích Lão Hạc, Tuyển tập Nam Cao] Cả dòng tâm sự của bà Móm đau khổ vì anh con trai ra đi, Tô Hoài dùng đến 9 câu, 7 dòng còn sự suy tính của lão Hạc xung quanh việc bán con vàng và gửi tiền ma chay cho ông giáo trước khi chết được nhà văn Nam Cao viết chỉ trong có 2 câu mà lên tới 12 dòng. So sánh về cách sử dụng câu văn của Nguyên Hồng với Tô Hoài, ta càng thấy sự khác biệt giữa hai nhà văn này. Câu văn của Nguyên Hồng chủ yếu là dạng câu phức, khung câu mở rộng hết cỡ, thành phần câu không phải là một từ mà thường các cụm từ giống như gié lúa “nhánh mẹ đẻ ra nhánh con”, như “cây trái xum xuê”, “như một đoàn tàu chợ”. Ví dụ câu văn trích từ truyện ngắn Tàu đêm trong tập Địa ngục như sau: “Vùng quê tôi chỉ trông vào cái khung cửi lên lúc sợi khan đã đói rồi sau đây vừa không mua được sợi, vừa làm không thể nào kịp với giá thóc gạo thì đói quá, đói đến nỗi không nhà nào không mấy người chết và ai còn sồng chỉ thấy có hai lỗ mắt, đói bán hết mọi cái, trong làng chỉ còn nhà hoang với người nằm hấp hối, rau má, rau dệu cũng không còn lại mà ăn, lắm người sau phải dỡ cả nhà bán mà cũng chẳng ai mua, lắm người mấy hôm cố lê đi chặt củi nào gánh được ra đến chợ bán đâu được năm hào được lẻ ngô sống ăn và uống nước đoạn thì chết ngay ở giữa chợ; lắm người bòn vét được tất cả bát, đĩa, ấm chén đem bán được đồng bạc rồi cứ cầm đồng bạc ấy ngẩn ngơ cho đến chiều đoạn lả đi ở cổng làng.” Văn Nguyên Hồng là hiện thực bề bộn, lấm láp ùa vào từ ngữ, kết thành nhánh, “lúc lủi” cho các thành phần câu. Một câu văn có 9 dòng. Như vậy, những câu văn ngắn gây ấn tượng cũng là đặc điểm riêng biệt trong ngôn ngữ của Tô Hoài. Nó giúp nhà văn miêu tả liên tục các sự việc, hành động, cử chỉ của nhân vật. Nhưng ít nhiều cũng có hạn chế khi miêu tả nội tâm của nhân vật. 4.2. Giọng điệu trần thuật 4.2.1. Khái niệm về giọng điệu trần thuật Giọng điệu là một yếu tố quan trọng trong tác phẩm văn học, góp phần tạo nên diện mạo riêng biệt trong sáng tác của nhà văn. Nếu như trong đời sống xã hội giọng điệu chính là lời nói, giọng nói của mỗi người biểu thị thái độ của cá nhân mình trước hiện thực cuộc sống, trước con người và cảnh vật mà mình đối thoại, quan sát thì trong văn học, giọng điệu chính là sự bộc lộ “thái độ, tình cảm, lập trường, tư tưởng đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả, thể hiện trong lời văn, quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa, gần, sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm” [18 tr 134] Giọng điệu tùy thuộc vào thái độ, tình cảm, thị hiếu thẩm mĩ... của mỗi người. “Thiếu một giọng điệu nhất định, nhà văn chưa thể viết ra một tác phẩm, mặc dù đã có đủ tài liệu và sắp xếp trong một hệ thống nhân vật” [18, tr 113] Trong một tác phẩm có thể tồn tại những giọng điệu, những sắc điệu khác nhau song bao giờ tác phẩm cũng có một giọng điệu chủ đạo nào đó. Trong tác phẩm văn xuôi, giọng điệu chủ yếu thể hiện qua lời người kể chuyện và lời của nhân vật. 4.2.2. Giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn Tô Hoài trước Cách mạng 4.2.2.1. Giọng điệu dí dỏm Giọng điệu ở mỗi tác phẩm có sự khác nhau về sắc thái nhưng nhìn chung Tô Hoài có chất giọng mang bản sắc riêng. Giọng khách quan, dí dỏm pha chút mỉa mai tinh quái là chất giọng chủ đạo. Từ điểm nhìn khách quan, nhà văn mô tả những sự việc, nhưng qua những dòng miêu tả nhận xét, nhà văn bộc lộ sự dí dỏm của mình. Mở đầu truyện Chớp bể mưa nguồn dựng lại cảnh bà Móm đi tự tử. Thực ra bà Móm giả bộ tự tử để dọa con trai và con dâu mình. Thông thường khi người ta rơi vào tình cảnh phải đi tự tử là lúc họ rất tuyệt vọng bế tắc, làm cách ấy để giải thoát khỏi cuộc sống hiện tại. Vì lẽ ấy, họ thường làm việc này một cách lặng lẽ không để ai hay biết. Nhưng ngược lại bà Móm lại cố tình làm ầm lên để cả làng cả xóm biết việc bà đang đi tự tử. Vì vậy mà việc tự tử của bà Móm thật hài hước. “Chẳng biết có một điều gì bực dọc, bà Móm giận con trai và nàng dâu. Không giận vừa vừa, mà lại giận quá. Thế là cơn tức bừng bừng lên. Bà xắn hai mép váy, xăm xăm chạy ra ngoài ao giếng. Bà la vang cho bốn bên hàng xóm và cho vợ chống thằng cả Mí biết rằng bà đương đi đầm đầu xuống ao đây. Không có ai ra can bà. Vậy bà nhảy phóc xuống ao thực. Đánh ùm một cái. Rồi bà bíu hai tay vào cái cọc cầu ao. Bà rúc đầu vào giữa bụi cây cúc tần mọc lòa xòa xuống vệ nước. Mồm bà ngoác ra kêu thực to. Kêu không phải vì sặc nước. Không phải để hắt hơi. Bà ngoảc ra kêu thực to. Kêu như có nhà ai cháy ở trong xóm (…) Ai cũng tưởng bà lão chỉ kêu được có vài câu thì chối cổ, phải lóm ngóp bò lên. Chẳng ngờ họng bà khoẻ quá. Bà lão vẫn kêu rầm. Mãi sau, có người sốt ruột xuống kéo bà lão lên, đưa hộ về nhà. Bà lão liền lên ngay. Ở dưới nước một lúc đã thấy chán.” Hành động tự tử của bà Móm rất mau lẹ, nực cười: bà xắn mép váy -> xăm xăm chạy ->nhảy phóc, ùm ->rúc đầu -> kêu to, kêu rầm-> (có người kéo lên) lên ngay vì ở dưới nước thấy chán. Ngay cả việc lí việc bà được cứu lên cũng thật buồn cười: bà kêu to quá, họng khoẻ quá nên ảnh hưởng đến hàng xóm làm người ta sốt ruột đành kéo bà lên, còn bà được dịp là leo lên ngay vì ở dưới thấy chán quá. Để châm biếm, tác giả đã nêu ra hàng loạt những mâu thuẫn: tự tử>< họng khoẻ quá. Tô Hoài còn lấy sự hài hước dí dỏm để chế giễu cuộc sống của một số người đều đều buồn tẻ đến mức vô cảm giống như vợ chồng chuột (Truyện Gã chuột bạch) chỉ suốt ngày quanh quẩn vớí ăn, ngủ đánh vòng, ngủ đứng. Tiếng đánh vòng lóc cóc đều đặn giống tiếng guồng tơ quay. Chúng khá yêu nhau, yêu nhau thần tình. Hai vợ chồng cùng đánh vòng, hai cái vòng quay tít, rộn lên những tiếng đằm thắm. Gã chuột bạch có vẻ mơ mộng thường đứng ngẩn ngơ trên nóc lồng. Chúng yêu nhau có vẻ đắm say như vậy nhưng vợ gã chết mà gã dường như cũng chẳng biêt, chẳng mảy may động lòng. Cuối truyện, tác giả đã chua thêm một câu “gã cũng không biết là mình goá vợ”, gã “thậm thọt, chạy đi lại nhanh thoăn thoắt...” Nguyễn Công Hoan dùng tiếng cười trào phúng để đả kích phê phán những cái xấu xa, giả dối của xã hội phong kiến thực dân. Còn ở Tô Hoài, tiếng cười nhẹ nhàng hóm hỉnh. Tiếng cười xuất phát từ những thói tật hàng ngày. Tô Hoài lấy giọng điệu nhẹ nhàng dí dỏm khi thì mát mẻ, khi thì mỉa mai làm phương tiện phê phán. Ông bà cả Luỹ [Bóng đè] tất tả lo lắng, tìm đủ mọi cách để chữa chạy cho mợ Phán “con dâu ngoan” khỏi bị bóng đè, dùng cả đến thuật Mường, thuật Mán, thuật Tầu, lại cả thuật Nhật Bản. Bà đích thân xem bói, sắm sửa đồ vàng mã, mua chuối, mua hoa , đóng oản, thổi xôi, giếng gà… Chỉ yên được một dạo, mợ Phán lại mắc bệnh trở lại. Cuối cùng ông trưởng Lũy phải đích thân kê chõng ngủ ngay cảnh cửa phòng mợ thì đêm đến không thấy tiếng rền rĩ nữa. Khỏi bệnh, vậy mà mợ Phán lại thở dài não nuột “Mợ Phán buồn gì thế? Mợ khỏi bóng đè rồi kia mà...Người kể nhẹ nhàng kín đáo chỉ buông ra một câu bâng quơ, tưởng như vô tình nhưng nó lại nặng như một lời buộc tội, như một sự thừa nhận hành động ngoại tình bấy lâu nay của nhân vật mợ. Trước những mặt trái của cuộc sống đời thường, Tô Hoài thể hiện cái nhìn tinh quái giầu chất nhân văn, một giọng điệu dí dỏm nhưng có cái gì xót xa. Nhà văn không thể làm ngơ trước những thói tật, hủ tục của người dân quê: tục tảo hôn, tục đòi nợ, vợ chồng đánh chửi lẫn nhau. Chuyện hôn nhân là một chuyện hệ trọng cả đời. Nhưng dường như với cái Ngói, và cu Phúc còn quá non nớt để hiểu rõ điều đó [Vợ chồng trẻ con]. Cái Ngói mười hai tuổi, cu Phúc mười tuổi, người ta so hai tuổi hợp thế là người ta hỏi cái Ngói làm vợ cho thằng cu Phúc. Đám cưới, cô dâu nào cũng vừa vui vừa buồn nhưng không đến mức sợ hãi, khóc như cái Ngói, “nó khóc um lên. Nó gọi bà hương Cải ầm ỹ. Rồi nói chun lại, khiến cho mấy cô kia phải hai tay. Làm như người ta doạ trẻ sắp đem giết thịt nó”. Tiếng khóc ấy không phải của một người trưởng thành, khóc ngậm ngùi từ nay xa cha mẹ, bứơc chân vào nhà chồng, mọi thứ đều xa lạ. Cái Ngói khóc “um lên” là tiếng khóc của một đứa trẻ khi không bằng lòng hay ấm ức vì một việc gì đó. Vì vậy, lòng Ngói nhanh chóng nguôi ngoai khi ngày đầu đám bạn của Ngói là Ngây, Bí, Đào đã đến ngủ cùng, chơi tam cúc. Khác với cái Ngói, cu Phúc còn ngây thơ, hồn nhiên hơn. Nó còn nằm trong đống rơm khi mọi người tất tả chuẩn bị cưới. Đến khi đón dâu, anh chàng còn quên cả giầy. Với cu Phúc “chuyện lấy vợ” dường như là xa lạ. Mọi người cứ làm đám cưới còn cu Phúc “có để ý đâu đến điều vặt ấy! Cứ tu rượu tì tì. Mắt cu Phúc hoa sao lên, rồi lại rúc đầu vào đống rơm. Nó cù nhau với mấy con ranh khác.” Giọng điệu hài hước châm biếm có lúc bật lên qua các từ ngữ, qua cách gọi tên, hình ảnh, lời trữ tình ngoại đề, nhưng có khi ẩn trong nhịp câu văn, trong lời trần thuật khách quan. Cách gọi các con vật như chuột là “nàng” [Truyện gã chuột bạch], gà trống ri là “chàng đa tình”, gà mái là “chị ả nõn nường”[Con gà trống ri], gọi mèo là “gã tinh quái”… cách gọi như thế tạo ra giọng kể hài hước, các con vật cũng có đặc tính của con người: đỏng đảnh, điệu đà, đa tình, tinh quái. Cái cười của Tô Hoài là cái cười thâm trầm, sâu sắc. Nó thể hiện con mắt tinh nhạy và sự gắn bó tha thiết với cuộc đời của ngòi bút Tô Hoài. 4.2.2.2. Giọng điệu dửng dưng Truyện ngắn của Tô Hoài còn có giọng điệu dửng dưng. Chủ yếu tác giả chọn ngôi kể thứ ba, kể khách quan lại chuyện người ở quê hương mình như một người đứng ngoài cuộc. Kể về những thói xấu, cái nghèo, cái đói của làng quê. Tô Hoài kìm nén cảm xúc, kể như mạch đập của cuộc sống đang diễn ra. Chuyện tình của Nguyên và Lụa [Lụa] tha thiết như vậy nhưng cuối cùng vẫn họ đành phải chia tay nhau. Phần cuối truyện tác giả buông một câu lạnh lùng: “Tháng chạp năm ấy, cô Lụa lấy chồng người bên làng Phú Gia. Sang tháng hai, Nguyên cũng lấy vợ, người xóm dưới, cùng làng. Không ai nghĩ đến chuyện đi đâu. Vào Sài Gòong đương xa lăng lắc. Đi tu phải cạo đầu trọc mà cũng khổ lắm. Những lời quả quyết kia cả hai người cũng đã quên.” [ Lụa, tr 162]. Tô Hoài không hề miêu tả tâm lí của họ. Liệu Nguyên và Lụa có đau khổ không? Họ có băn khoăn gì khi phải quyết định như vậy… Tô Hoài hoàn toàn chỉ kể lại sự việc. Tự bản thân những hành động của họ đã tố cáo họ. Tình yêu ấy cũng chẳng có gì là sâu sắc. Họ cũng nhanh chóng quên đi để lại tiếp tục hoà nhịp cuộc sống. Khi miêu tả về cái chết, các tác giả thường gây cho bạn đọc một nỗi ám ảnh, ghê rợn, hoặc sự đau thương trong lòng. Nhưng Tô Hoài vẫn kể nhẩn nha, lạnh lùng, kể chi tiết, tỉ mỉ. Đêm gác rừng kể lại câu chuyện anh Muh, một người gác rừng chứng kiến ba kẻ đánh bạc trên sông đánh giết lẫn nhau. “Một bàn tay chắn chắc, nổi cuồn cuộn, vòng chặt lấy một chét cổ. Ở cái cổ, gân cũng dồn lên. Hai cái mắt nổi lục lạc. Hai mắt của gã bóp cổ cũng lồi ra. Ánh đèn quắc vào, có lẽ ghê rợn như một cảnh hành hình dưới địa ngụ. Đến hắn nọ mới giơ một tay lên. Trong bàn tay ấy có một hào bạc giấy. Người này giựt vội lấy, và nới lỏng bàn tay bóp cổ ra. Gã nọ lồm cồm bò dậy. Bất thình lình gã đấm cho kẻ địch một quả vào mặt. Nhưng gã này tránh được. Trong khi ấy, hắn đạp cho gã kia một đạp, bắn tọt ngay xuống sông. Một tiếng ùm vang lên. Sóng đánh óp ép vào mạn thuyền, rồi im hẳn. Nhưng nghe có tiếng quào quào vào gỗ, như một người đương níu, trèo lên.” Ngay cả, Muh là người chứng kiến cảnh tượng rùng rợn ấy. Tác giả không hề miêu tả tâm lí của Muh, nỗi sợ hãi trong lòng hay tiếc thương kẻ xấu số. Với Muh chỉ có thắc mắc liệu ngày mai cái xác có nổi lên hay không, hay lại chuyện ma rừng hiện lên đánh bạc nhưng chả lẽ ma rừng lai tranh nhau một hào bạc giấy. Cũng như vậy, tác giả miêu tả cái chết vì chó dại của lái Khế: “Lúc mụ về đến nhà thì lão lái Khế đã không còn là lão lái Khế. Lão mê rồi. Quần áo, lão xé toang, không cò dính một mảnh vải vào người. Lão không biết rét. Mụ vợ lão đi vào, lão chồm ngay lên. Mụ chạy tụt ra. Vồ trượt vợ, lão ta ngã lăn như một quả dừa rụng”[ Khách nợ, tr 280]. Tâm trạng vợ con lái Khế như thế nào. Hầu như tác giả không hề đề cập đến. Trước mắt người đọc, hình ảnh một lái Khế đang điên cuồng vì bệnh dại. Câu chuyện này khiến ta chợt nghĩ đến Lão Hạc của nhà văn Nam Cao, tác giả cũng miêu tả cái chết của lão Hạc vì bả chó: “Lão Hạc đang vật vã trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sóc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nảy lên. Hai người đàn ông lực lưỡng phải ngồi đè lên người lão. Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ mới chết” [Lão Hạc trích Tuyển tập Tô Hoài]. Cả Tô Hoài và Nam Cao đều miêu tả hai cái chết thật dữ dội. Nhưng kết thúc của bi kịch ấy lại rất khác nhau. Tô Hoài viết: “Đám ma lái khế, bốn người khiêng cái hòm ra tha ma sau làng. Theo sau quan tài, vợ lão khóc tỉ, thằng con lếch thếch đi bên cạnh mẹ. Bố nó cao lớn thế mà nó lại gầy đét như chiếc que tăm”. [ Khách nợ, tr 281] Nam Cao lại viết “Lão con Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão. Đến khi trai lão trở về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn: “Đây là cái mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn; cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào...” Rõ ràng, so với Nam Cao trong đoạn truyện này, Tô Hoài kể bằng giọng dửng dưng lạnh lùng hơn. Tuy vậy, một nỗi chua xót vẫn tự nhiên dâng ngập trong lòng người đọc. Lái Khế hung hăng hốc hách là thế cuối cùng cũng phải chết thảm, lão chết vợ con lão sẽ ra sao... Đời con lão chắc cũng chẳng khá hơn gì đời lão. Sở dĩ, Tô Hoài kể với giọng điệu dửng dưng vì ông không thiên về miêu tả nội tâm cảm xúc của nhân vật, chỉ đặc tả những nét ngoại hình cử chỉ, hành động của nhân vật để qua đó người đọc tự hình dung, tưởng tượng về nhân vật. Bên cạnh đó, Tô Hoài kìm nén những cảm xúc chủ quan kể lại câu chuyện như những gì vốn xảy ra ở thực tế khách quan. 4.2.2.3. Giọng điệu trữ tình man mác Tô Hoài vừa hóm hỉnh, vừa lạnh lùng chỉ ra những thói xấu, những tính cách hẹp hòi, những hình, những dạng của đời, có chê trách. Nhưng đằng sau đó là một thái độ xót xa, thương cảm. Xót xa vì họ bị cuộc sống khổ cực làm mất đi bản chất lương thiện, những tình ý sâu kín rụt rè đáng yêu cũng bị chìm hẳn vào những lo toan, những tính toán chi li, những vụ lợi nhỏ nhặt. Tiếng khóc vỡ oà của bà Móm ở cuối truyện Chớp bể mưa nguồn khiến người đọc hiểu hơn về nỗi lòng của bà. Bà không phải là người nanh ác. Bà cũng muốn cho con có hạnh phúc. Bà thương con nhưng tình thương này bị những cái vụn vặt đời thường che lấp mất. Bà thật sự buồn khổ, cô đơn khi anh con trai bỏ bà ra đi. “Chao ôi! Chớp bể mưa nguồn. Chắc ở bên Sài Gòn đương mưa to lắm. Bà Móm ôm mặt, hu hu khóc “Ối con ơi!”. Đọc Lá thư tình đầu tiên, người đọc cảm thấy dư âm một cái gì đó thiết tha luyến tiếc lắng đọng trong tâm hồn, thương cho anh Cuông chân thật với tình yêu đơn phương trong sáng và cao đẹp. Câu chuyện khiến người đọc lại nhớ đến tình Trương Chi. Khác với Trương Chi, ôm những tình cảm tuyệt vọng trong lòng xuống tuyền đài vẫn chưa tan thì anh Cuông nhờ có tình yêu anh sống đẹp hơn, tốt hơn và giữ mãi trong mình những tình cảm với cô Mì. Tô Hoài xót xa cho những kiếp người nghèo khổ, những mảnh đời bất hạnh. Tô Hoài ít nói về cái vui, niềm sung sướng hạnh phúc. Truyện ngắn trước Cách mạng tháng Tám của Tô Hoài, có ít nhiều ám ảnh về cái chết. Cái gái đã chết vì rắn cắn [Nhà nghèo], kẻ đánh bạc xấu số bị dìm chết dưới sông [Một đêm gác rừng], Lái khế vốn to béo hung hăng nhưng cuối cùng bị chết vì chó dại cắn [Khách nợ], vợ gã chuột bạch đã bị chết vì nghẹn [Truyện gã chuột bạch]và đặc biệt cả một đàn gà vịt cũng bị chết gần hết khi một trận dịch tràn tới [Một cuộc bể dâu]. Những xác gà, xác vịt nằm chỏng chơ trong chuồng, cả một đàn gà con cũng rơi vào tình cảnh như vậy. “Cửa chuồng đã mở, chỉ thấy có chị gà gái mẹ dẫn bốn con nhỏ lủi thủi ra. Nhòm vào trong: năm chú gà con kia đã nằm mỗi chú một xó chết còng queo từ bao giờ. Và chỉ có từ sáng tới buổi trưa, cả bốn con gà còn lại này cũng mỗi con nằm chết rụi ở một góc vườn”. Ngay gà chọi, một tay hảo hán giang hồ được ví như người anh hùng Từ Hải cũng không thoát khỏi bi kịch ấy: “Thảm hại quá. Ôi! Con gà chọi, ôi! con gà chọi anh hùng, con gà chọi anh hùng chỉ còn đứng mở mắt thao láo một mắt ra nhìn, mà ngẫm nghỉ về cái chết của mình sắp đến”. Tô Hoài cũng hay nói về sự tan vỡ trong tình yêu: Anh Hẹn với cô Mây [Vàng phai], anh Tại với cô Pha [Một người đi xa về], anh Nguyên với cô Lụa [Lụa], đôi trai gái [Ông trăng không biết nói], đôi trai gái [Một chuyến định đi xa]. Họ yêu nhau say đắm, thề non hẹn biển cuối cùng họ cũng tự dời bỏ nhau. Tình yêu thoáng chốc bị tan vỡ đã gợi trong lòng người đọc một sự chua xót. Bức tranh làng quê của Tô Hoài không căng thẳng dữ dội như trong truyện của Ngô Tất Tố mà bình dị, lam lũ. “Chiều tối hôm đó, trời đã xâm xẩm. Không mưa không nắng mà cô Lụa cũng đội nón xùm xụp, đi sang xóm Đình. Đã nhọ mặt người, đường cái vắng không có ai. Ngõ nhà ông phó An nghe tiếng gọi ơi ới. Đàn chó nhâu nhâu chạy ra sủa. Cô Lụa theo người nhà ra đánh chó, đi thẳng vào trong sân.”[ Lụa, tr 159 ]. Tô Hoài không tô vẽ cho bức tranh nông thôn thêm đẹp, không có ánh chiều bảng lảng, có đàn trâu thung thăng trở về, có cánh chim chiều cô đơn bay trong cùng gió, có người lữ thứ trở về. Ông viết theo nhịp điệu của đời sống. Cô Lụa sang nhà ông Phó An để trả lễ trầu cau vì cô không đồng ý lấy cậu con trai ông. Lời văn trần thuật nhanh, gấp gáp hơn theo bước chân cứng cỏi mạnh mẽ của cô Lụa. Làng quê sao mà vắng vẻ, đượm buồn. Mới xâm xẩm mà con đường không có ai. Tiếng gọi ơi ới, tiếng chó nhâu nhâu càng gợi ra không gian thanh vắng. Ngay cả mùa xuân tháng hai rộn ràng vui tươi với những ngày hội làng nhưng đâu đấy vẫn có nét buồn. “Lµng NghÜa §« vµo mïa xu©n, sang ®Çu th¸ng hai cã “nh÷ng c©y xoan gÇy, th©n mèc tr¾ng, gi¬ lªn nh÷ng c¼ng tay ®en ®ñi, tr¬ trôi, ®· trë tõng tóm l¸ t¬. ” [Mùa ăn chơi] Giọng điệu buồn man mác được thể hiện qua những từ ngữ giàu sức gợi cảm và câu cảm thán, câu đặc biệt: “Thảm hại quá. Ôi! Con gà chọi, ôi!” [Một cuộc bể dâu], “Chao ôi! Chớp bể mưa nguồn. Chắc ở bên Sài Gòn đương mưa to lắm. Bà Móm ôm mặt, hu hu khóc “Ối con ơi!” [ Chớp bể mưa nguồn], “Đổi thay. Đổi thay. Thương ôi! Dưới gót năm tháng cái gì mà không xê lệch đi. Hai bên má anh Tại đã có mờ mờ hai vết hõm. Khi anh nhếch mép cười, để lộ ra hai chiếc răng vàng choé” [ Một người đi xa về], “Chao ôi! Ai đo được lòng nỗi khổ của anh chàng Hẹn bây giờ. Khi cái việc tầy đình kai đến tai thì anh ta choáng váng cả người…” [ Vàng phai] Giọng điệu buồn man mác được nén lại trong mỗi truyện ngắn Tô Hoài. Nó xuất phát từ tấm lòng yêu quê hương, sự gắn bó tha thiết của ông với cuộc đời. Tô Hoài nhận ra quanh đâu đây mình vẫn còn nhiều kiếp nghèo, những con người khốn khó. Nó thể hiện lòng đồng cảm của nhà văn với cuộc sống của người dân quê. 4.2.2.4. Giọng điệu suồng sã, tự nhiên Bên cạnh giọng điệu hóm hỉnh pha chút buồn, một giọng điệu nữa cũng khá nổi bật trong các truyện ngắn của ông đó là giọng điệu suồng sã tự nhiên. Chất suồng sã tự nhiên được thể hiện qua cách gọi nhân vật và đặc biệt qua đối thoại Tô Hoài đặt cho nhân vật những cái tên rất bình dị: anh Duyện, anh Hẹn, anh Toại, anh Hối, anh Lấm, anh Cuông, bà Móm, bà Múi, ông Chỉnh, ông Luỹ, tên các cô gái có phần thơ mộng hơn cô Mì, cô Mị, cô Mây… Cách gọi nhân vật cũng rất suồng sã: anh cu, anh chàng, gã, ông lão, bà lão, lão, bà, ả, chị chàng… Ngay những cuộc đối thoại, nội dung cũng là những việc bình thường. Đây là cuộc trò chuyện trước ngày hội võ. “- Hôm nào nhỉ? - Mai. - Nhớ rủ tớ nhé. Đến đàn bà, con gái cũng nào nức: Mai chị rủ em đi xem đấu võ nhé! ( Những tình thái từ nhé, nhỉ gợi sắc thái thân mật trong cuộc nói chuyện.) Những cuộc cãi lộn hàng ngày của các đôi vợ chồng cũng nhẹ nhàng bước vào trang truyện của Tô Hoài. Người chồng hỏi: - Mẹ mày làm gì thế? - Tìm cái chai. - Chai nào? - Chai đựng dầu chứ còn chai nào nữa! ... - Tưởng mẹ mày mang chai đi mua dầu? ... - Ai đi mua dầu. Thôi chết tôi rồi! Cái chai đâu? .... - Tưởng nhà ta có hai cái chai. - Bán một cái hôm nọ để mua thuốc cao cho thằng Bang rồi không. Còn cái chai nữa ở nhà đâu? ... - Thế thì tớ không biết. Lúc nãy tớ bán nốt cái chai ấy rồi. Tưởng nhà có hai cái thì đằng ấy đem một đi mua dầu. Ai biết đâu. Tớ bán cho thằng đồng nát được hai xu rưỡi. Một chinh đem mua kẹo chia cả nhà đấy. ... - Ối giời đất ơi! Hại tôi rồi! Làm hại tôi rồi. Có mỗi một cái để đựng dầu mà cũng bán tào bán huyệt của tôi đi. ... - Cái gì mà nói dai thế. Người đâu có người... ... - Ối giời ôi! Người ta làm hại tôi, người ta cấm đoán tôi... - Bố mày, ông mày cấm đoán gì mày Xưng hô của nhân vật trong hội thoại cũng hết sức dân giã như mẹ mày, tớ, bố mày, ông mày… Vì Tô Hoài quan tâm đến những chuyện đời thường, mối quan hệ tình cảm gia đình, làng xóm, bạn bè, trai gái với một cảm quan hiện thực. Chính vì vậy, ứng xử giữa các nhân vật rất gần gũi như chính trong cuộc sống đời thường. Giọng điệu suồng sã tự nhiên đã làm cho nhân vật sống động hơn. Họ như đang sống, đang bước ra từ trang sách để trò chuyện với bạn đọc. Tiểu kết Có thể nói ngôn ngữ giọng điệu trong truyện ngắn của Tô Hoài trước Cách mạng tháng Tám có tính phức hợp. Đó là sự hòa trộn giữa ngôn ngữ giàu tính tạo tình, tinh tế chuẩn xác với một ngôn ngữ bình dân nôm na dễ hiểu, giữa ngôn ngữ người kể chuyện với ngôn ngữ độc thoại và đối thoại của nhân vật, sự hòa trộn giữa các giọng điệu trữ tình buồn man mác với giọng điệu dí dỏm hài hước, giọng điệu suồng sã tự nhiên với dửng dưng lạnh lùng. Tuy nhiên, nét nổi bật trong ngôn ngữ, giọng điệu của Tô Hoài là ngôn ngữ dân giã, tự nhiên và giọng điệu dí dỏm hài hước cùng với những câu văn ngắn gây ấn tượng. Ngôn ngữ Tô Hoài phong phú, sống động tuôn chảy theo dòng thời gian, theo nhịp điệu cuộc sống. Một thứ ngôn ngữ được chắt lọc tinh tế nhưng rất đời, rất tình. KẾT LUẬN 1. Với 70 năm sáng tác, Tô Hoài đã cho ra đời một khối lượng tác phẩm đồ sộ gồm 160 đầu sách. Ông là một tấm gương lao động nghệ thuật bền bỉ, nỗ lực không ngừng. Ở mỗi chặng đường, Tô Hoài đều có những thành tựu khác nhau nhưng bao giờ ông cũng đóng góp một tiếng nói riêng, một cách nhìn, một phong cách độc đáo. Với thể loại truyện ngắn, thực sự Tô Hoài đã để lại nhiều ấn tượng trong lòng độc giả.Trong đó, truyện ngắn trước Cách mạng đã giúp ông khẳng định được vị trí của mình trong nền văn học Việt Nam. Tô Hoài được đánh giá là một trong số những cây bút hàng đầu bên cạnh các tên tuổi như Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Nguyên Hồng, Thạch Lam… 2. Từ thế giới nhân vật, kết cấu, tình huống đến ngôn ngữ giọng điệu, truyện ngắn Tô Hoài đều có những nét riêng độc đáo. Nhân vật trong tác phẩm của ông chủ yếu là người dân làng Nghĩa Đô sống bằng nghề canh cửi. Nhờ khiếu quan sát, sự miêu tả tường tận tỉ mỉ ngoại hình, hành động, cử chỉ mà bức chân dung những người dân quê ấy hiện lên thật sinh động với nhiều dáng vẻ, tính cách, số phận khác nhau. Đó là những con người bình dị khốn khổ với biết bao khát vọng. Nhân vật loài vật của Tô Hoài được miêu tả hết sức sinh động. Đó là những con vật gần gũi quen thuộc, có buồn, có vui, có lặn lội vất vả một nắng hai sương giống như người dân làng Nghĩa Đô vậy. Ngôn ngữ giọng điệu trong truyện ngắn của Tô Hoài trước Cách mạng tháng Tám có tính phức hợp. Đó là sự hòa trộn giữa ngôn ngữ giàu tính tạo tình, tinh tế chuẩn xác với một ngôn ngữ bình dân nôm na dễ hiểu, giữa ngôn ngữ người kể chuyện với ngôn ngữ độc thoại và đối thoại của nhân vật, sự hòa trộn giữa các giọng điệu trữ tình buồn man mác với giọng điệu dí dỏm hài hước, giọng điệu suồng sã tự nhiên với dửng dưng lạnh lùng. Tuy nhiên, nét nổi bật trong ngôn ngữ, giọng điệu của Tô Hoài là ngôn ngữ dân giã, tự nhiên và giọng điệu dí dỏm hài hước cùng với những câu văn ngắn gây ấn tượng. Kết cấu và tình huống trong truyện Tô Hoài rất đơn giản. Đa số các tác phẩm của ông được kết cấu theo thời gian tuyến tính, cũng có kết cấu đảo lộn trật tự theo dòng tâm lí của nhân vật nhưng không nhiều. Kết cấu đơn giản thường diễn ra ba màn cảnh. Tô Hoài còn sử dụng những kết truyện bất ngờ và phần trữ tình ngoại đề làm cho câu chuyện có nhiều giọng điệu, trở nên sâu sắc hơn. Tình huống truyện của Tô Hoài đều là những tình huống đời thường trong cuộc sống với những sự việc vụn vặt lẻ tẻ dường như chẳng có gì đáng kể để nói, để viết. Nhưng tài năng của Tô Hoài ở chỗ làm cho những chuyện tưởng chừng như không có gì ấy lại là có chuyện. Bức chân dung con người đời thường hiện lên sinh động gợi cho người đọc suy nghĩ về cuộc sống của họ. 3. Ngày nay, truyện ngắn vẫn là một thể loại chiếm vị trí quan trọng trong đời sống văn học. Trong đó, Tô Hoài là người đã có đóng góp không nhỏ vào bước phát triển của truyện ngắn Việt Nam. Truyện ngắn của ông đến nay, vẫn có nhiều độc giả vẫn yêu thích và say sưa đọc. Bởi nhà văn đã giúp họ nhận ra ở mỗi câu chuyện những bài học cuộc sống, những tâm tình về số phận con người, những hoài bão, ước mơ cao đẹp. Tô Hoài đã tạo ra truyện ngắn có vẻ đẹp riêng giữa một rừng hoa văn học đầy hương sắc. Với việc nghiên cứu về đặc điểm truyện ngắn Tô Hoài trước Cách mạng, chúng tôi hi vọng rằng có một cái nhìn hoàn chỉnh hơn về Tô Hoài, nhà văn của đời, của thơ văn, của những kiếp người nghèo khổ. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tạ Duy Anh chủ biên, Nghệ thuật viết truyện ngắn và kí, NXB Thanh Niên, năm 2000 Lại Nguyên Ân, 150 Thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 1999 Lê Huy Bắc, Giọng và giọng điệu trong tác phẩm văn xuôi hiện đại, Tạp chí văn học, số 99, năm 1988 M.Bakhtin, Lí luận và thi pháp tiểu thuyết, Phạm Vĩnh Cư dịch, Trường viết văn Nguyễn Du, năm 1992 Nguyễn Minh Châu, Trang giấy trước đèn , NXB Khoa học xã hội, năm 1994 Phan Cự Đệ chủ biên, Truyện ngắn Việt Nam -lịch sử- thi pháp- chân dung, NXB Gi¸o dôc, n¨m 2007 Phan Cự Đệ, Cuộc sống và tiếng nói nghệ thuật”, NXB Văn học , Hà Nội, năm 1971. Nguyễn Đăng Điệp, Tô Hoài sinh ra để viết, Nghiên cứu văn học số 9, Viện văn học , năm 2004, Hà Minh Đức sưu tầm, tuyển chọn, giới thiệu, Tuyển tập Tô Hoài, NXB Văn học, năm 1987 Hà Minh Đức, Tô Hoài Đời văn và tác phẩm : Trò chuyện, ghi chép và nghiên cứu về nhà văn Tô Hoài”, NXB Văn học, 2007. Hà Minh Đức, Lời giới thiệu tuyển tập truyện ngắn Tô Hoài, tập I, NXB Văn học Hà Nội, năm 1996. Hà Minh Đức, Hữu Nhuận, Nguyên Hồng về tác gia và tác phẩm”, NXB Giáo dục, năm 2001 Trần Ngọc Dung, Ba phong cách truyện ngắn trong văn học Việt Nam, Thời kì đầu từ những năm 1930 đến 1945: Nguyễn Công Hoàn, Thạch Lam, Nam Cao”, Luận án phó tiến sĩ khoa học Ngữ văn, Hà Nội, năm 1992 CMac, F.Angghen, Về văn học nghệ thuật, NXB Sự thật, Hà Nội, 1977 Nhiều tác giả, Nhà văn hiện đại thế kỉ XX, NXB Hội nhà văn 1999 Nguyễn Thiện Giáp, Từ vựng tiếng Việt, NXB Giáo dục, năm 1995 Hoµng V¨n Hµnh, Tõ l¸y trong tiÕng ViÖt, NXB Khoa häc x· héi. Hµ Néi, 1985, Chủ biên Lê Bá Hán, Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc Gia, năm 1999 T« Hoµi, Mét sè kinh nghiÖm viÕt v¨n cña t«i NXB V¨n häc Hµ Néi, n¨m 1989 Tô Hoài, Tôi viết bằng tình yêu cuộc sống, Tạp chí Văn học, số 6, năm 2003 Tô Hoài, Nghệ thuật và phương pháp viết văn, NXB Văn học, năm 1997 Tô Hoài, Sổ tay viết văn, NXBH.Tác phẩm mới, năm 1977 Tô Hoài, Hồi kí, NXB Hội nhà văn, 2005 Tô Hoài, Người ven thành kí và truyện, NXB Văn học, năm 1972 Tô Hoài, Cỏ dại, NXB trẻ 1988 Đàm Trọng Huy, Tô Hoài, Lịch sử văn học Việt Nam, 2002, tập 3, NXB Đại học sư phạm Hà Nội, tr 512 Tô Hoµi, Tuyển tập Tô Hoµi, NXB Văn học, Tập 1. - 1987. - 434tr tập 2, năm 1994 T« Hoµi, Chuét thµnh phè, tËp truyÖn ng¾n NXB Hoa Tiªn- Sµi Gßn, n¨m 1967 Lại Thị Thu Huyền Luận văn thạc sĩ khoa Ngữ văn, Chân dung văn học Tô Hoài, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, năm 2006 Đinh Trọng Lạc, 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt, NXB Giáo dục, năm 1995 Phong Lê giới thiệu, Thanh Vân tuyển chọn, Tô Hoài về tác gia và tác phẩm, NXB Giáo Tô Hoài; năm 2001 Nguyễn Văn Long, Văn học Việt Nam trong thời đại mới, NXB Giáo dục, năm 2003 Nguyễn Long, Quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn Tô Hoài về miền núi, Tạp chí Diễn đàn văn nghệ Việt Nam, số 6, năm 19 NguyÔn V¨n Long, TiÕp cËn vµ ®¸nh gi¸ v¨n häc ViÖt Nam sau c¸ch m¹ng th¸ng T¸m NXB Gi¸o, dôc n¨m 2001 Chủ biên Phương Lựu, Lí luận văn học, NXB Giáo dục năm 2003 Nguyễn Đăng Mạnh, Bài khái luận tổng tập văn học, tập 30A NXB Khoa học Xã hội, năm 1975 Vương Trí Nhàn, Sổ tay truỵên ngắn, NXB Hội nhà văn, năm 1988. Mai Thị Nhung, Phong cách nghệ thuật Tô Hoài, NXB Giáo dục, năm 2006 Mai Thị Nhung, Sắc thái giọng điệu chủ đạo trong sáng tác của Tô Hoài, Tạp chí khoa học, ĐHSP Hà Nội, số 5, năm 2004 Mai Thị Nhung, Đặc điểm thế giới nhân vât Tô Hoài, tạp chí ngihên cứu lí luận và lịch sử văn học, số 4, năm 2005 Ngô văn Phú và Phong Vũ (tuyển chọn và biên soạn): Các nhà văn được giải thưởng Hồ Chí Minh, NXB Hội nhà văn, năm 1997 Vũ Quần Phương, Tô Hoài, văn và đời, Tạp chí Văn học, số 8, năm 1994 Vò D­¬ng Quý, Trên đường bình văn, NXB Giáo dục, năm 1998 Vò D­¬ng Quý, Ng« TÊt Tè, NguyÔn C«ng Hoan, Vò Träng Phông, NXB Gi¸o dôc, n¨m 2002 Trần Đình Sử, Dẫn luận thi pháp học, NXB Giáo dục, Hà Nội, năm 1993 Trần Đình Sử, Mấy vấn đề thi pháp học hiện đại, NXB Giáo dục, Hà Nội, năm 1993 Trần Hữu Tá, Tô Hoài một đời văn phong phú và độc đáo, N XB Trẻ “Hội nghiên cứu và giảng dạy Văn học Tp. HCM”, năm 2001. Trần Hữu Tá, Tô Hoài, giáo trình văn học Việt Nam 1945-1975, tập II, NXB Giáo dục, năm 1990 Bùi Việt Thắng, Bình luận về truyện ngắn, NXB Văn học, năm 1999 Bùi Việt Thắng, Truyện ngắn những vấn đề lí thuyết và thực tiễn thể loại, NXB Quốc Gia, năm 2000 Hoàng Văn Thành, chủ biên Từ điển từ láy tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội, năm 1995, : Nguyễn ĐìnhThi, Công việc của người viết tiểu thuyết, NXB Văn học, Hà Nội, năm 1964 Trần Đăng Xuyền, Nhà văn hiện thực cuộc sống và cá tính sáng tạo, NXB Văn học, Hà Nội, năm 2002 Trần Đăng Xuyền, Chủ nghĩa hiện thực Nam Cao, NXB Khoa học xã hội, năm 2004 Trần Đăng Xuyền, Nhà văn và cá tính sáng tạo, NXB Khoa học xã hội, năm 2000 Từ điển Tiếng Việt, NXB Văn hoá Thông tin năm 1999, Tô Hoài, ảnh Nguyễn Đình Toán Bí thư thành ủy Phạm Quang Nghị trao thưởng cho nhà văn Tô Hoài, tạp chí thi đua khen thưởng 2010 Tô Hoài, tác gia và tác phẩm, NXB Giáo dục năm 2001 Tô Hoài, tranh Nguyễn Sáng Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLUAN VAN HOAN CHINH.doc
  • docBIA LUAN VAN .doc
  • docMỤC LỤC.doc
  • docTom tat luan van .doc
Luận văn liên quan