Đề tài Đặc điểm tổ chức hạch toán kế toán tại Trung tâm kỹ thuật Truyền hình Cáp Việt Nam

MỤC LỤC Lời mở đầu 1 I. TỔNG QUAN VỀ TRUNG TÂM KỸ THUẬT TRUYỀN HÌNH CÁP VIỆT NAM 2 1. Quá trình hình thành và phát triển của trung tâm Kỹ thuật truyền hình Cáp Việt Nam. 2 2. Chức năng nhiệm vụ của Trung tâm Kỹ thuật truyền hình Cáp Việt Nam. 5 3. Đặc điểm bộ máy tổ chức quản lý của Trung tâm Kỹ thuật truyền hình Cáp Việt Nam. 6 4. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Trung tâm Kỹ thuật truyển hình Cáp Việt Nam 8 II. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC HẠCH TOÁN TẠI TRUNG TÂM KỸ THUẬT TRUYỀN HÌNH CÁP VIỆT NAM 9 1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại Trung tâm Kỹ thuật Truyền hình Cáp Việt Nam 9 2. Vị trí, chức năng và nhiệm vụ của phòng kế toán Trung tâm Kỹ thuật Truyền hình Cáp Việt Nam 10 3. Tình hình vận dụng chế độ kế toán tại Trung tâm Kỹ thuật truyền hình Cáp Việt Nam 12 4. Cách thức tổ chức kế toán phần hành Kế toán Bán hàng và công nợ phải thu 22 5. Cách thức kế toán Tài sản cố định 25 III. ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI TRUNG TÂM 28 1. Ưu điểm của công tác kế toán tại Trung tâm kỹ thuật Truyền hình Cáp Việt Nam 28 2. Nhược điểm của công tác kế toán tại trung tâm Kỹ thuật Truyền hình Cáp Việt Nam 29 KẾT LUẬN 30

doc31 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3276 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đặc điểm tổ chức hạch toán kế toán tại Trung tâm kỹ thuật Truyền hình Cáp Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Trong thời buổi nền kinh tế mở cửa hiện nay xuất hiện rất nhiều hình thức kinh doanh, trong số đó có Trung tâm Kỹ thuật truyền hình Cáp Việt Nam là đơn vị được Thủ tướng Chính Phủ cho thí điểm áp dụng tự chủ vế tài chính bằng hình thức khoán thu, khoán chi. Trong bài báo này tôi xin được phân tích tổng quát về cách thức tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức kinh doanh, tổ chức kế toán của Trung tâm Kỹ thuật Truyền hình Cáp Việt Nam Báo cáo của tôi gồm 3 phần: I. Tổng quan vế Trung tâm kỹ thuật Truyền hình Cáp Việt Nam II. Đặc điểm tổ chức hạch toán kế toán tại Trung tâm kỹ thuật Truyền hình Cáp Việt Nam III. Đánh giá khái quát thực trạng tổ chức hạch toán kế toán tại trung tâm I. TỔNG QUAN VỀ TRUNG TÂM KỸ THUẬT TRUYỀN HÌNH CÁP VIỆT NAM 1. Quá trình hình thành và phát triển của trung tâm Kỹ thuật truyền hình Cáp Việt Nam. Trung tâm truyền hình Cáp-MMDS được thành lập tử năm 1995 đến nay trải qua 3 giai đoạn phát triển 1.1. Giai đoạn trước năm 2000 Trung tâm truyền hình Cáp-MMDS được thành lập 20/9/1995 là một đơn vị sự nghiệp có thu thuộc Đài Truyền hình Việt Nam, hạch toán theo nguyên tắc gắn thu bù chi, có chức năng quản lý hệ thống truyền hình MMDS theo kế hoạch của Đài Truyền hình Việt Nam. Tháng 12/95, chuyển giao quyền quản lý Công ty liên doanh SCTV (giữa Công ty Du lịch Sài Gòn và Đài THVN) về Trung tâm TH cáp MMDS. Tháng 12/96, nâng cấp máy phát sóng MMDS, tăng số kênh phát sóng từ 4 kênh lên 6 kênh với bán kính phủ sóng 40km. Ngày 25/04/98, tất cả các kênh phát sóng qua MMDS đều được khoá mã và Trung tâm TH cáp MMDS thực hiện việc mua bản quyền hợp  pháp các kênh TH nước ngoài. SCTV tăng số kênh phát sóng MMDS từ 12 lênh 16 kênh, trong đó có 13 kênh khoá mã. Ngày 14/01/2000, thành lập Hãng TH cáp VN trên cơ sở Trung tâm TH cáp MMDS, chuyển từ đơn vị sự nghiệp có thu sang doanh nghiệp, có đủ tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập, có con dấu và tài khoản riêng. Trong giai đoạn này, Trung tâm thực hiện một số nhiệm vụ: quản lý trực tiếp hệ thống truyền hình cáp MMDS trong phạm vi toàn thành phố Hà Nội. Trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch phát triển hệ thống truyền hình CATV-MMDS được Đài Truyền hình Việt Nam phê duyệt, trung tâm được đàm phán ký kết hợp đồng kinh tế kỹ thuật với các tổ chức tuyên truyền nước ngoài nhằm phục vụ phát triển hệ thống truyền hình MMDS. 1.2. Giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2003 Tháng 4/2000, Trung tâm chuyển đổi cơ chế hoạt động từ đơn vị sự nghiệp có thu chuyển thành doanh nghiệp nhà nước và lấy tên là Hãng truyền hình Cáp Việt Nam- viết tắt là VCTV ( Vietnam Cable Television). Ngày 28/03/01, hợp tác với Công ty điện tử tin học Hải Phòng, xây dựng Trung tâm TH cáp Hải Phòng. Ngày 13/06/01, thành lập Chi nhánh tại TP. Hồ Chí Minh. Tháng 11/2001, truyền hình cáp hữu tuyến khu vực Hà Nội chính thức triển khai (chủ yếu sử dụng cáp đồng trục). Tháng 4/2002, SCTV được tách ra khỏi Hãng TH cáp MMDS để thực hiện nhiệm vụ của một công ty liên doanh. Ngày 05/06/2001, hợp tác với Thành phố Hải Dương, xây dựng Trung tâm TH cáp Hải Dương. Ngày 17/02/2003, Trung tâm DV KTTH cáp VN được thành lập trên cơ sở Hãng TH cáp MMDS, trở thành đơn vị sự nghiệp có thu với nhiệm vụ tập trung vào dịch vụ kỹ thuật, phát triển mạng cáp và thuê bao. Ngày 21/11/03, Tổng Giám đốc Đài THVN đổi tên Trung tâm DVKTTH cáp VN thành Trung tâm KTTH cáp VN, ban hành chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức. Ngày 17/08/03, Trung tâm KTTH cáp VN được chuyển giao cơ sở kỹ thuật hệ thống truy nhập có điều kiện và có thêm nhiệm vụ cung cấp dịch vụ truy cập internet cùng với các dịch vụ gia tăng khác Thời kỳ này, Trung tâm tập trung vào các ngành nghề kinh doanh chính bao gồm: dịch vụ cung cấp các chương trình truyền hình kinh doanh chính bao gồm: dịch vụ cung cấp các chương trình truyền hình trong nước và quốc tế do Thủ Tướng Chính Phủ và Đài Truyền hình Việt Nam cho phép, các dịch vụ truyền tin, quảng cáo trên hệ thống truyền hình Cáp; sản xuất lắp ráp, bảo dưỡng các thiết bị thuộc lĩnh vực truyền hình Cáp, truyền hình trả tiển; thực hiện các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của pháp luật. 1.3. Giai đoạn từ năm 2003 đến nay Chuyển từ doanh nghiệp nhà nước thành đơn vị sự nghiệp có thu thuộc Đài Truyền Hình Việt Nam, Trung tâm chính thức lấy tên là Trung tâm Kỹ thuật Truyền hình Cáp Việt Nam, tên giao dịch quốc tế là Vietnam Cable Television Technique Center. Hệ thống mạng cáp CATV ngày càng được mở rộng, việc sử dụng hệ thống cáp quang ngày càng phát huy tác dụng tốt, tạo tiền đề cho việc mở rộng mối quan hệ hợp tác và triển khai hệ thống truyền hình trả tiền với quy mô lớn. Ngày 01/11/2004, triển khai truyền hình số vệ tinh DTH hoàn tất và chính thức phát sóng trên phạm vi toàn quốc. Năm 2005 VCTV thành lập 4 Chi nhánh trên địa bàn thành phố Hà Nội, ngoài ra VCTV còn hợp tác với 3 đơn vị khác triển khai nhanh chóng mạng cáp CATV khu vực Hà Nội. Năm 2006 VCTV tiếp tục phát triển CATV tại các tỉnh, thành phố như: Thái Bình, Ninh Bình, Vũng Tàu, Tiền Giang, Phú Thọ. Ngày 15/09/2006, VCTV chính thức được Đài THVN giao quyền tự chủ tài chính - nhân sự, tạo điều kiện tốt nhất để VCTV phát triển. Cũng thời gian này, Đài THVN quyết định giao nhiệm vụ kinh doanh quảng cáo trên truyền hình trả tiền cho VCTV. Năm 2007, với cơ chế quản lý và tài chính thông thoáng, quyền tự chủ cao, đây sẽ là năm bứt phá của VCTV. VCTV theo đuổi các chiến lược nâng cao chất lượng dịch vụ và chính sách ưu đãi hợp lý nhất cho khách hàng. Ngày 06/03/2007, Info TV - kênh thông tin tài chính kinh tế - kênh truyền hình chứng khoán trực tiếp đầu tiên tại Việt Nam, do VCTV ký kết triển khai cùng đối tác Ocean Media chính thức phát sóng. VCTV nghiên cứu và chuẩn bị các dự án để đưa ra các gói sản phẩm công nghệ cao như: IP TV, Mobile TV ... Đầu tư mạnh mẽ cho DTH, xúc tiến  liên doanh với đối tác nước ngoài nhằm phát triển DTH cả về nội dung và kỹ thuật. Để đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần ngày càng cao của các khách hàng có thu nhập khá giả, Trung tâm đã có rất nhiều nỗ lực vượt bậc trong nghiên cứu thị trường, tìm hiểu kinh doanh các nhóm kênh ưa thích cho khách hàng bao gồm khách hàng hiện tại và tiềm năng, từ đó đưa ra những chiến lược, biện pháp thích hợp nhằm thu hút khách hàng một cách cao nhất. Vì vậy, số lượng khách hàng, thuê bao, doanh số của Trung tâm tăng lên một cách đáng kể. 2. Chức năng nhiệm vụ của Trung tâm Kỹ thuật truyền hình Cáp Việt Nam. Trung tâm Kỹ thuật truyền hình Cáp Việt Nam là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc Đài Truyền hình Việt Nam có các chức năng và nhiệm vụ sau: - Kinh doanh dịch vụ hệ thống truyền hình trả tiền: MMDS, CATV, DTH; dịch vụ truy nhập Interner (ISP), Quảng cáo và các dịch vụ gia tăng khác. Quàn lý về công nghệ, hệ thống mạng và khách hàng thuê bao dịch vụ truyền hình trả tiền: CATV, DTH… trên địa bàn toàn quốc. Tổ chức và thực hiện mở rộng thị trường kinh doanh. Quản lý và phát triển dịch vụ khách hàng thuê bao các loại hình dịch vụ trên hệ thống truyền hình trả tiền, Internet và các dịch vụ khác. Xuất nhập khẩu trực tiếp vật tư, thiết bị phục vụ kinh doanh truyền hình trả tiền, Internet và các dịch vụ gia tăng khác. Thực hiện các vấn đề liên quan đến bản quyền chương trình phát trên kênh truyền hình trả tiền của Đài Truyền hình Việt Nam. Trực tiếp ký kết các hợp đồng hợp tác kinh doanh, liên doanh liên kết với các đối tác trong và ngoài nước và các hợp đồng kinh tế với các cá nhân tập thể về hoạt động dịch vụ truyền hình trả tiền và dịch vụ truy cập Internet, các dịch vụ gia tăng khác theo quy định của pháp luật và của Tổng Giám Đốc Đài Truyền hình. Tham gia nghiên cứu khoa học, tham gia thẩm định các dự án nhằm xây dựng đẩy mạnh phát triển dịch vụ truyền hình trả tiển. Phối hợp với Ban Tổ chức cán bộ soạn thảo Quy chế hoạt động, lể lối làm việc, mối quan hệ công tác của đơn vị trình Tổng Giám đốc phê duyệt. Cùng với Ban tổ chức cán bộ xây dựng kế hoạch đào tạo. đào tạo lại, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ , viên chức và người lao dộng thuộc Trung tâm Kỹ thuật Truyền hình Cáp Việt Nam. Quản lý tổ chức cán bộ viên chức, người lao động, tài chính, tài sản của Trung tâm Kỹ thuật truyền hình Cáp Việt Nam theo quy định phân cấp của Đài. 3. Đặc điểm bộ máy tổ chức quản lý của Trung tâm Kỹ thuật truyền hình Cáp Việt Nam. Cơ cấu tổ chức hiện nay của Trung tâm Kỹ thuật Truyền hình Cáp Việt Nam gồm các phòng, chi nhánh như sau: Ban Giám đốc: Giám đốc Nguyễn Quốc Việt Phó Giám đốc Phạm Thái Hùng Các phòng ban thuộc khối kỹ thuật: Phòng Kỹ thuật Phòng Truyền dẫn phát sóng Các phòng ban thuộc khối văn phòng, kinh doanh: Phòng Kinh doanh Phòng Kế toán Phòng Quảng cáo Phòng Tổng hợp Các phòng ban thuộc khối Cavt bao gồm các chi nhánh: Chi nhánh số 1 – Trung tâm kỹ thuật Truyền hình Cáp Việt Nam tại Hà Nội Chi nhánh số 2– Trung tâm kỹ thuật Truyền hình Cáp Việt Nam tại Hà Nội Chi nhánh số 3 – Trung tâm kỹ thuật Truyền hình Cáp Việt Nam tại Hà Nội Chi nhánh số 4 – Trung tâm kỹ thuật Truyền hình Cáp Việt Nam tại Hà Nội Chi nhánh số 5 – Trung tâm kỹ thuật Truyền hình Cáp Việt Nam tại Hà Nội Chi nhánh Trung tâm Kỹ thuật Truyền hình Cáp tại Thành phố Hồ Chí Minh Chi nhánh Trung tâm Kỹ thuật Truyền hình Cáp tại Tiền Giang Chi nhánh Trung tâm Kỹ thuật Truyền hình Cáp tại Phú Thọ Các phòng ban thuộc khối DTH -Phòng DTH -Hệ thống đại lý bảo hành -Các đơn vị liên doanh 4. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Trung tâm Kỹ thuật truyển hình Cáp Việt Nam Xuất nhập khẩu trực tiếp vật tư, thiết bị phục vụ kinh doanh truyền hình trả tiền, Internet và các dịch vụ gia tăng khác Kinh doanh dịch vụ hệ thống truyền hình trả tiền: MMDS, CATV, DTH; dịch vụ truy nhập Interner (ISP), Quảng cáo và các dịch vụ gia tăng khác. Trực tiếp ký kết các hợp đồng hợp tác kinh doanh, liên doanh liên kết với các đối tác trong và ngoài nước và các hợp đồng kinh tế với các cá nhân tập thể về hoạt động dịch vụ truyền hình trả tiền và dịch vụ truy cập Internet, các dịch vụ gia tăng khác theo quy định của pháp luật và của Tổng Giám Đốc Đài Truyền hình. Quy trình như sau: Phòng kinh doanh tiến hành các hình thức quảng cáo hiệu quả đến người tiêu dùng, khách hàng đăng ký lắp đặt. Có bộ phận lắp đặt tại nhà làm hợp đồng, thu phí lắp đặt nộp cho kế toán. Hàng tháng có dịch vụ thuê thu bao tại nhà, tại nơi đăng ký trả thuê bao. Quàn lý về công nghệ, hệ thống mạng và khách hàng thuê bao dịch vụ truyền hình trả tiền: CATV, DTH… trên địa bàn toàn quốc. Tổ chức và thực hiện mở rộng thị trường kinh doanh. II. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC HẠCH TOÁN TẠI TRUNG TÂM KỸ THUẬT TRUYỀN HÌNH CÁP VIỆT NAM 1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại Trung tâm Kỹ thuật Truyền hình Cáp Việt Nam Trưởng Phòng là người làm nhiệm vụ quản lý toàn bộ đội ngũ kế toán trực thuộc phòng kế toán của Trung tâm, lập báo cáo tài chính theo quy định hiện hành và gửi các báo cáo đó lên cấp trên và cơ quan có liên quan theo quy định. Phó Phòng là những có nhiệm vụ thực hiện một phần công việc quản lý, giúp đỡ trưởng phòng hoàn thành tốt công việc. Kế toán tiền mặt : 01 người kế toán vốn bằng tiền và các khoản tương đương tiền. Kế toán ngân hàng + kho bạc : 01 người có nhiệm vụ đi giao dịch và quản lý các luồng tiền lưu thông, quyết toán cuối năm. Kế toán vật tư, tài sản: 02 người Kế toán theo dõi DTH: 02 người chuyên theo dõi việc thanh toán công nợ của các đại lý. Kế toán theo dõi Internet: 01 người chuyên theo dõi việc thanh toán của việc cung ứng dịch vụ Internet. Kế toán xây dựng cơ bản: 01 người. Kế toán thanh toán lương, BHXH: 01 người. In hóa đơn: 02 người. Thủ quỹ: 01 người. Kế toán tại các chi nhánh : Kế toán tại chi nhánh số 1 : 03 người Kế toán tại chi nhánh số 2 : 03 người Kế toán tại chi nhánh số 3 : 03 người Kế toán tại chi nhánh số 4 : 03 người Kế toán tại chi nhánh số 5 : 03 người Kế toán tại chi nhánh TP Hồ Chí Minh : 03 người Kế toán tại chi nhánh Tiền Giang : 03 người Kế toán tại chi nhánh Phú Thọ : 03 người Tổng cộng 39 người 2. Vị trí, chức năng và nhiệm vụ của phòng kế toán Trung tâm Kỹ thuật Truyền hình Cáp Việt Nam a. Vị trí Phòng kế toán là một phòng chuyên môn trực thuộc Ban Giám đốc quản lý, ngoài ra còn chịu sự quản lý ngành dọc theo quy định của cơ quan cấp trên và Nhà nước. b. Chức năng Phòng Kế toán có chức năng tham mưu, quản lý kinh tế tài chính của đơn vị theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và các cơ quan chức năng về báo cáo tài chính hàng quí, hàng năm. c. Nhiệm vụ Lập dự toán thu, chi tài chính hàng năm trính Lãnh đạo cơ quan và các Ban chức năng phê duyệt. Tổ chức bộ máy kế toán trong đơn vị theo hình thức vừa tập trung vừa phân tán. Tổ chức công tác kế toán trong đơn vị. Bao gồm: + Kế toán vốn bằng tiền, các khoản phải thu và ứng trước. + Kế toán Tài sản cố định, xây dựng cơ bản và đầu tư dài hạn. + Kế toán vật liệu, công cụ, dụng cụ. + Kế toán tiền lương, các khoản khác cho người lao động và bảo hiểm xã hội. + Kế toán bán hàng, công nợ. + Kế toán thuế GTGT và các loại thuế khác theo quy định. + Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thàng sản phẩm. + Kế toán doanh thu, xác định kết quả và phân phối kết quả. + Kế toán nguồn vốn. + Lập báo cáo tài chính theo quy định hiện hành và gửi các cơ quan quản lý theo quy định. + Tham gia quản lý các đơn vị hợp tác kinh doanh theo sự phân công. Tổ chức công tác kế toán đúng với những quy định trong Luật kế toán của Nhà nước, phù hợp với yêu cầu quản lý của Nhà nước cũng như đơn vị. Tổ chức công tác kế toán phù hợp với chế độ chính sách thể lệ văn bản pháp quy về kế toán của Nhà nước ban hành. Tổ chức công tác kế toán phù hợp với đặc điểm của đơn vị, phù hợp với trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kế toán. Tổ chức bảo quản, lưu trữ các tài liệu kế toán theo đúng quy định. Tổ chức công tác đào tạo nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho càn bộ nhân viên theo nghiệm vụ được phân công. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về mọi hoạt động của phòng mình và toàn bộ tài sản tiền vốn của đơn vị. Tham gia các hoạt động phong trào do đơn vị đề ra. Tổ chức kiểm tra kế toán và phân tích các báo cáo tài chính. Thực hiện việc công khai tài chính theo quy định hiện hành. 3. Tình hình vận dụng chế độ kế toán tại Trung tâm Kỹ thuật truyền hình Cáp Việt Nam Trung tâm Kỹ thuật Truyền hình Cáp Việt Nam áp dụng Chế độ kế toán theo Quyết định 19/2006/QĐ-BTC ngày 30 tháng 3 năm 2006 về việc ban hành Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp bao gồm việc vận dụng hệ thống Chứng từ kế toán, hệ thống Tài khoản kế toán, hệ thống Sổ kế toán và hình thức kế toán, hệ thống Báo cáo tài chính. a. Tình hình vận dụng chế độ Chứng từ tại Trung tâm Kỹ thuật truyền hình Cáp Việt Nam Danh mục Chứng từ kế toán STT Tên chứng từ Số hiệu A I 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 II 1 2 3 4 III 1 2 3 4 5 6 7 IV 1 2 3 4 5 B 1 2 3 4 5 6 Chứng từ kế toán ban hành theo Quyết định này Chỉ tiêu lao động tiền lương Bảng chấm công Bảng chấm công làm thêm giờ Bảng thanh toán tiền lương Bảng thanh toán tiền thưởng Bảng thanh toán phụ cấp Giấy đi đường Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ Bảng thanh toán tiền thuê ngoài Bảng kê trích nộp các khoản theo lương Bảng kê thanh toán công tác phí Chỉ tiêu vật tư Phiếu nhập kho Phiếu xuất kho Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa Biên bản kiểm nghiệm vật tư, hàng hóa Chỉ tiêu tiền tệ Phiếu thu Phiếu chi Giấy đề nghị tạm ứng Giấy thanh toán tạm ứng Biên bản kiểm kê quỹ Giấy đề nghị thanh toán Bảng kê chi tiền cho người tham dự hội thảo, tập huấn Chỉ tiêu tài sản cố định Biên bản giao nhận TSCĐ Biên bản thanh lý TSCĐ Biên bản kiểm kê TSCĐ Bảng tính hao mòn TSCĐ Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ Chứng từ kế toán ban hành theo các văn bản pháp luật khác Phiếu xuất kho hàng gửi đại lý Danh sách người nghỉ hưởng trợ cấp ốm đau, thai sản Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng Bảng kê nộp séc Ủy nhiệm chi Ủy nhiệm thu C01a-HD C01b-HD C02a-HD C04-HD C05-HD C06-HD C07-HD C09-HD C11-HD C12-HD C20-HD C21-HD C23-HD C25-HD C30-BB C31-BB C32-HD C33-HD C34-HD C37-HD C40-HD C50-BB C51-HD C53-HD C55a-HD C55b-HD Cách thức lập Chứng từ kế toán Khi có nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động của trung tâm đều phải lập chứng từ và lập một lần cho một nghiệp vụ, số liên tùy theo quy định của mỗi chứng từ, nội dung phải rõ ràng, trung thực với nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh. Chứng từ được ký bởi các bên có liên quan, chữ ký được thống nhất và được đăng ký trong sổ đăng ký mẫu chữ ký theo quy định đảm bảo kiểm soát chặt chẽ an toàn tài sản. Cách thức luân chuyển và kiểm tra chứng từ Tất cả các chứng từ kế toán do Trung tâm lập hoặc từ bên ngoài chuyển đến đều phải tập trung vào bộ phận kế toán Trung tâm. Bộ phận kế toán phải kiểm tra toàn bộ chứng từ kế toán đó và sau khi kiểm tra, xác minh tính pháp lý của chứng từ thì mới dung những chứng từ đó để ghi sổ kế toán. Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán bao gồm các bước sau: Đầu tiêu là lập chứng từ hoặc là tiếp nhận chứng từ của bên ngoài và xử lý chứng từ kế toán; Kế toán viên, kế toán trưởng kiểm tra và ký chứng từ kế toán hoặc trình Thủ trưởng đơn vị ký duyệt theo quy định trong từng mẫu chứng từ; Tiếp đến phân loại, sắp xếp chứng từ kế toán, định khoản và ghi sổ kế toán; Cuối cùng là lưu trữ và bảo quản chứng từ kế toán. Trình tự kiểm tra chứng từ kế toán: Kiểm tra tính rõ ràng, trung thực, đầy đủ của các chỉ tiêu, các yếu tố ghi chép trên chứng từ kế toán Kiểm tra tính hợp pháp của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đã ghi trên chứng từ kế toán; đối chiếu chứng từ kế toán với các tài liệu khác có liên quan; Kiểm tra tính chính xác của số liệu, thông tin trên chứng từ kế toán. Khi kiểm tra các chứng từ kế toán mà phát hiện có hành vi vi phạm chính sách, chế độ, các quy định về quản lý kinh tế, tài chính của Nhà nước thì người phát hiện có nhiệm vụ tự chối thực hiện xuất quỹ, thanh toán, xuất kho… đồng thời báo ngay cho cấp trên xử lý. b. Tình hình vận dụng chế độ Tài khoản tại Trung tâm Kỹ thuật truyền hình Cáp Việt Nam Danh mục hệ thống Tài khoản kế toán tại Trung tâm STT SỐ HIỆU TK TÊN TÀI KHOẢN 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 111 1111 1112 112 1121 1122 152 153 155 211 2111 2112 2113 2114 2115 2118 213 214 2141 2142 221 2212 241 2412 311 3111 3113 3118 312 331 3311 3312 3313 332 3321 3322 3323 333 3331 33311 33312 3332 3334 3337 3338 334 335 342 413 421 4211 4212 4213 4218 431 4311 4312 4313 4314 441 461 4611 4612 4613 466 531 631 LOẠI 1: TIỀN VÀ VẬT TƯ Tiền mặt Tiền Việt Nam Ngoại tệ Tiền gửi Ngân hàng, kho bạc Tiền Việt Nam Ngoại tệ Nguyên liệu, vật liệu Công cụ, dụng cụ Sản phẩm, hàng hóa LOẠI 2: TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TSCĐ hữu hình Nhà cửa, vật kiến trúc Máy móc, thiết bị Phương tiện vận tải, truyền dẫn Thiết bị, dụng cụ quản lý Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm Tài sản cố định khác TSCĐ vô hình Hao mòn TSCĐ Hao mòn TSCĐHH Hao mòn TSCĐVH Đầu tư tài chính dài hạn Vốn góp XDCB dở dang Xây dựng cơ bản LOẠI 3: THANH TOÁN Các Khoản phải thu Phải thu của khách hàng Thuế GTGT được khấu trừ Phải thu khác Tạm ứng Các khoản phải trả Phải trả người cung cấp Phải trả nợ vay Phải trả khác Các khoản phải nộp theo lương Bảo hiểm xã hội Bảo hiểm y tế Kinh phí công đoàn Các khoản phải nộp Nhà nước Thuế GTGT phải nộp Thuế GTGT đầu ra Thuế GTGT hàng nhập khẩu Phí, lệ phí Thuế thu nhập doanh nghiệp Thuế khác Các khoản phải nộp khác Phải trả công chức, viên chức Phải trả các đối tượng khác Thanh toán nội bộ LOẠI 4: NGUỒN KINH PHÍ Chênh lệch tỷ giá hối đoái Chênh lệch thu, chi chưa xử lý Chênh lệch thu, chi hoạt động thường xuyên Chênh lệch thu, chi hoạt động sản xuất kinh doanh Chênh lệch thu, chi theo đơn đặt hàng của Nhà nước Chênh lệch thu, chi hoạt động khác Các quỹ Quỹ khen thưởng Quỹ phúc lợi Quỹ ổn định thu nhập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp Nguồn kinh phí đẩu tư xây dựng cơ bản Nguồn kinh phí hoạt động Năm trước Năm nay Năm sau Nguồn kinh phí đã hoàn thành TSCĐ LOẠI 5: CÁC KHOẢN PHẢI THU Thu hoạt động sản xuất kinh doanh LOẠI 6: CÁC KHOẢN CHI Chi hoạt động sản xuất, kinh doanh c. Hệ thống sổ Kế toán tại Trung tâm Kỹ thuật Truyền hình Cáp Việt Nam Sổ Nhật Ký chung dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh theo trình tự thời gian. Sổ cái dùng để ghi lại những nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh theo nội dung kinh tế ( theo tài khoản kế toán ). Số liệu trên Sổ Cái phản ánh tổng hợp tình hình tài sản nguồn kinh phí và tình hình sử dụng nguồn kinh phí. Đơn vị sử dụng phần mềm kế toán Fast Accouting để ghi sổ, cuối kỳ kế toán sau khi đã hoàn tất việc khóa sổ theo quy định cho từng loại sổ, kế toán tiến hành in ra giấy toàn bộ sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết và được đóng thành từng quyển. Sau đó mới làm thủ tục pháp theo đúng quy định và đưa vào lưu trữ. Trong quá trình hạch toán kế toán bằng máy, phát hiện xảy ra sai sót khi chưa nộp báo cáo tái chính năm cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì sửa chữa trực tiếp váo sổ kế toán của năm đó trên máy tính. Trường hợp phát hiện sai sót sau khi báo cáo tài chính năm đã nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì sửa chữa trực tiếp vào sổ kế toán của năm đã phát hiện sai sót trên máy vi tính. Các trường hợp sửa chữa khi ghi sổ kế toán bằng máy vi tính đều được thực hiện theo “Phương pháp ghi số âm” hoặc “Phương pháp ghi bổ sung”. d. Hình thức kế toán tại Trung tâm Kỹ thuật Truyền hình Cáp Việt Nam Cách thức ghi sổ của bộ phận Kế toán tại Trung tâm theo hình thức kế toán Nhật ký chung. Hàng ngày căn cứ vào chứng từ kế toán đã được kiểm tra để ghi vào Sổ Nhật ký chung theo trình tự thời gian. Đồng thời căn cứ vào các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh hoặc tổng hợp các nghiệp vụ kinh tếm tài chình phát sinh cùng loại đã ghi vào Sổ Nhật ký chung, để ghi vào Sổ cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Ngoài ra thì đơn vị có thể ghi vào các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết có liên quan. Cuối tháng khóa Sổ Cái và các Sổ, thẻ kế toán chi tiết. Từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết lập “ bảng tổng hợp chi tiết” cho từng tài khoản. Số liệu trên Bảng tổng hợp chi tiết được đối chiếu với số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và số dư cuối tháng của từng tái khoản trên Sổ Cái. Sauk hi kiểm tra, đối chiếu nếu đảm bảo khớp đúng thì số liệu khóa sổ trên Sổ Cái được sử dụng để lập “ Bảng Cân đối số phát sinh” và báo cáo tài chính. Chứng từ gốc Sổ kế toán chi tiết Nhật ký chung Bảng tổng hợp Sổ cái Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Ghi hàng ngày Đối chiếu số liệu cuối tháng Ghi cuối tháng 4. Cách thức tổ chức kế toán phần hành Kế toán Bán hàng và công nợ phải thu a. Đặc điểm của phần hành Kế toán bán hàng và công nợ phải thu: do Trung tâm có nguồn thu chủ yếu từ hoạt động cho thuê dịch vụ, quảng cáo nên kế toán bán hàng và công nợ phải thu là hết sức quan trọng Các tài khoản được sử dụng chủ yếu là: TK 311 Các khoản phải thu Phản ánh các khoản phải thu và tình hình thanh toán các khoản phải thu với khách hàng. TK 531 Sử dụng để hạch toán thu SXKD, thu thanh lý nhượng bán TSCĐ b. Chứng từ sử dụng trong kế toán bán hàng và công nợ phải thu tai Trung tâm kỹ thuật truyền hình Cáp: + Hoá đơn + Chứng từ thanh toán + Bảng kê hàng hoá +Phiếu xuất kho hàng bán gửi đại lý c. Tổ chức hạch toán tổng hợp theo hình thức sổ Nhật ký chung Chứng từ gốc Sổ kế toán chi tiết Nhật ký chung Bảng tổng hợp Sổ cái TK 155, 531,... Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính d. Trung tâm sử dụng phần mềm kế toán Fast accounting để hạch toán: Vào Danh mục từ điển bao gồm có: Danh mục khách hàng, danh mục phân nhóm khách hàng, danh mục bộ phận nhân viên bán hàng, danh mục thuế suất đầu vào. Cập nhật số liệu: vào số dư công nợ phải thu đầu kỳ, hóa đơn bán hàng kiêm phiếu xuất kho, hóa đơn dịch vụ, danh mục giá bán, váo số dư công nợ phải thu đầu kỳ của các hợp đồng, cập nhật hợp đồng, đơn hàng bán. Báo cáo bán hàng bao gồm các bảng kê hóa đơn bán hàng, bảng kê hóa đơn và dịch vụ. Báo cáo công nợ theo khách hàng: bao gồm sổ chi tiết công nợ của một khách hàng, bảng cân đối phát sinh công nợ của một khách hàng, bảng tổng hợp số dư công nợ cuối kỳ. Báo cáo công nợ theo hóa đơn: bảng kê hóa đơn bán hàng và dịch vụ, số nhật lý thu tiền bán hàng, sổ nhật lý bán hàng. Báo cáo về hợp đồng, đơn hàng: bảng kê đơn hàng, sổ chi tiết hợp đồng, số dư đầu kỳ của các hợp đồng. 5. Cách thức kế toán Tài sản cố định a.Đặc điểm Tài sản cố định tại Trung tâm kỹ thuật truyền hình Cáp Việt Nam và các tài khoản sử dụng Tài sản cố định tại đơn vị là cơ sở vật chất hết sức cần thiết đế đảm bảo cho hoạt động của đơn vị, Các tài khoản sử dụng bao gồm: TK 211: Tài sản cố điịnh hữu hình. Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có,tình hình tăng giảm các loại tài sản cố định hữu hình của đơn vị. TK 213: Tài sản cố định vô hình. TK 214: hao mòn tài sản cố định Và một số tài khoản có liên quan khác như: 111, 112,… b. Các chứng từ Tài sản cố định bao gồm: + biên bản giao nhận tài sản cố định + Biên bản thanh lý tài sản cố định + Thẻ tài sản cố định + Bảng tính hao mòn TSCĐ + Bảng tính và phân bổ khấu hao Tài sản cố định c. Cách thức lập và luân chuyển chứng từ Tài sản cố định: + Chứng từ tăng, giảm Tài sản cố định: Chủ sở hữu Kế toán TSCĐ Hội đồng giao nhận, thanh lý Nghiệp vụ TSCĐ Bảo quản lưu trữ Giao nhận TS và lập biên bản Quyết định tăng, giảm thanh lý Lập hoặc hủy thẻ TSCĐ d. Tổ chức ghi sổ chi tiết Tài sản cố định: B/C tài chính Bảng tổng hợp tăng giảm TSCĐ Sổ chi tiết TSCĐ ( theo loại TSCĐ) Chứng từ tăng giảm TSCĐ Thẻ TSCĐ Sổ chi tiết TSCĐ ( theo nơi sử dụng) e. Tổ chức ghi sổ tổng hợp Tài sản cố định theo hình thức Nhật ký chung Nhật ký chung, nhật ký đặc biệt Chứng từ tăng, giảm và khấu hao TSCĐ Thẻ Tài sản cố định Sổ cái TK211,213… Sổ chi tiết TSCĐ Báo cáo tài chính Bảng cân đối số phát sinh Bảng tổng hợp Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu cuối tháng Trung tâm kỹ thuật truyền hình Cáp sử dụng phần mềm kế toán Fast Acountting với các danh mục sau: Vào danh mục tử điển: Danh mục nguồn vốn, danh mục lý do tăng giảm tài sản cố định, danh mục loại tài sản, danh mục phân nhóm tài sản, danh mục thiết bị, danh mục bộ phận sử dụng TSCĐ Cập nhật số liệu: Cập nhật thông tin về tài sản, Khai báo hệ số phân bổ khấu hao, tính khấu hao phân bổ Tài sản cố định, Khai báo giảm tài sản, bút toán phân bổ khấu hao. Báo cáo kiểm kê tài sản: Danh mục tài sản, báo cáo chi tiết tài sản cố định, báo cáo tổng hợp giá trị tài sản cố định, thẻ tài sản cố định. Báo cáo tăng giảm Tài sản cố định: báo cáo chi tiết tăng Tài sản cố định, báo cáo chi tiết giảm Tài sản cố định. Báo cáo khấu hao và phân bổ khấu hao: Bảng tính khấu hao tài sản cố định, bảng tổng hợp trich khấu hao Tài sản cố định, bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định. III. ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI TRUNG TÂM 1. Ưu điểm của công tác kế toán tại Trung tâm kỹ thuật Truyền hình Cáp Việt Nam Những năm gần đây, doanh thu thực hiện năm sau so với năm trước đều tăng đột biến, ngoài ra còn thêm một số dịch vụ kinh doanh mới như quảng cáo trên truyền hình trả tiền. Để đáp ứng công việc được giao phòng kế toán đã được tăng cường thêm nhân viên và tất cả các khâu đều hoạt động tốt. Hiện tại phòng đảm nhận theo dõi khách hàn thuê bao cả 4 loại hình dịch vụ, theo sát tình hình thực tế, thu hồi công nợ đầy đủ, nợ đọng thuê bao CATV chỉ chiếm 0,2%. Thanh toán đầy đủ kịp thời các chế độ cho người lao động theo đúng quy định. Giải quyết thanh toán với các đơn vị liên qun, với cộng tác viên thu thuê bao, cộng tác viên phát triển khách hàng dứt điểm, không để tình trạng nợ nần dây dưa. Hàng tháng kê khai các khoản thuế phải nộp Ngân sách Nhà nước kịp thời. Cập nhật các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hàng ngày một cách nhanh nhất hiệu quả nhất. Nộp báo cáo kế toán hàng quí, năm đầy đủ, đúng thời gian. Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ của Trung tâm theo đúng hướng dẫn của một đơn vị sự nghiệp có thu. Xây dựng quy chế quản lý tài chính tại các chi nhánh. Đổi mới phong cách làm việc, vận dụng các cơ chế tài chình linh hoạt phù hợp với một đơn vị kinh doanh nhưng vẫn tuân thủ đúng các qui định của một đơn vị sự nghiệp có thu. Phục vụ cho công tác kinh doanh của Trung tâm ở mức tốt nhất, đáp ứng kịp thời cho khách hàng, không gây phiền hà cho khách, phối hợp với các phòng ban khác để hoàn thành nhiệm vụ. Công tác kiểm tra, kiểm soát đối chiếu giữa các bộ phận được thực hiện thường xuyên. Qua kiểm tra quyết toán tài chính cuat Ban Kế hoạch tài chính và Cục thuế TP Hà Nội không vi phạm các qui định hiện hành, tuân thủ các chế độ chính sách, pháp luật của Nhà nước, không gây thất thoát lãng phí tài sản tiền vốn của đơn vị. Chấp hành nghiêm chỉnh các nội qui, qui chế làm việc của đơn vị, đoàn kết nội bộ tốt. 2. Nhược điểm của công tác kế toán tại trung tâm Kỹ thuật Truyền hình Cáp Việt Nam Ngoài những mặt ưu đã nói ở trên, công tác kế toán của Trung tâm còn có những mặt hạn chế sau: Tính chủ động sáng tạo của từng đồng chí trong phòng chưa cao. Chưa tham mưu cho lãnh đạo Trung tâm trong việc quản lý một số định mức vật tư lao động. Công nợ của các đại lý DTH chưa dứt điểm. Công tác đào tạo nghiệp vụ chuyên môn, nghiệp vụ quản lý cho cán bộ trong phòng chưa được quan tâm đúng mức. KẾT LUẬN Như vậy qua bản báo cáo thực tập tổng hợp này chúng ta đã có những nhận xét sơ bộ về tình hình tổ chức bộ máy, tổ chức sản xuất kinh doanh cũng như chế độ kế toán của Trung tâm Kỹ thuật truyền hình Cáp Việt Nam. Với phương thức hoạt động khá là mới mẻ hiện nay, nhưng Trung tâm đã có những phương án hoạt động có tính chất khả thi dực trên chính sách và quy định hiện hành của Nhà nước mà vẫn mang lại nguồn doanh thu thực hiện tăng đáng kể hàng năm. Mặc dù còn một số tồn tại trong công tác kế toán nhưng với quyết tâm của toàn thể công nhân viên của Trung tâm thì những hạn chế đó sẽ sớm được sửa chữa đúng đắn. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQuản trị tại trung tâm Kỹ thuật truyền hình Cáp Việt Nam.DOC
Luận văn liên quan