Lời giới thiệu:
Phát triển đô thị bền vững là một khái niệm mang tính đa chiều và rất khó có thể
đưa ra một định nghĩa thống nhất bởi do sự khác nhau về đặc điểm về văn hóa, chính trị,
kinh tế, xã hội. Ở các khía cạnh khác nhau thì khái niệm này lại liên quan đến các vấn đề
khác nhau như: Về khía cạnh quản lý hành chính đô thị thì người ta quan tâm đến mối
quan hệ giữa cơ quan công quyền và người dân; ở khía cạnh môi trường thì người ta xem
xét sự khai thác tài nguyên ảnh hưởng thế nào đến thế hệ tương lai . Riêng ở góc độ
nguyên tắc phát triển kinh tế thì các nhà nghiên cứu sẽ có sự quan tâm lớn đến mối quan
hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội, và đây cũng chính là một trong những
nguyên tắc và mục tiêu lớn mà các đô thị muốn có sự phát triển bền vững cần hướng đến.
Mối quan hệ này ngày càng được nhìn nhận như là một trong những mục tiêu rất quan
trọng của sự phát triển bền vững mà nhiều nền kinh tế đều mong muốn đạt tới. Tuy vậy,
trên thực tế, đây là bài toán khó mà không phải lúc nào cũng có thể đưa ra lời giải thỏa
đáng. Bởi lẽ để biến mục tiêu đó thành hiện thực thì phải có hàng loạt điều kiện khách
quan và chủ quan cần thiết, phải giải quyết nhiều mối quan hệ có lúc là mâu thuẫn với
nhau trong một mô hình kinh tế cụ thể. Đối với thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) trong
quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, điều này càng trở nên
quan trọng và là vấn đề rất đáng quan tâm trong quá trình phát triển. Việc thực hiện các
cam kết gia nhập WTO, mở cửa thị trường cùng với việc thực hiện chủ trương thể chế
hóa nền kinh tế thị trường là chấp nhận sự cạnh tranh khốc liệt theo các quy luật của nền
kinh tế thị trường. Cùng với đó, một loạt vấn đề xã hội sẽ nảy sinh, đặc biệt là vấn đề
công bằng xã hội. Do đó, bài viết này được thực hiện nhằm nêu ra các định hướng cần có
về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội tại TP.HCM. Và sau cùng,
bài viết cũng nêu lên một số giải pháp lớn trong quá trình thực hiện việc tăng trưởng kinh
tế và công bằng xã hội tại TP.HCM để thành phố có thể hội nhập trong thế ổn định và
bền vững vào nền kinh tế thế giới.
7 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2846 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Đảm bảo cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội, một yêu cầu để phát triển bền vững ở TP Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẢM BẢO CÂN BẰNG GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
VÀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI, MỘT YÊU CẦU ĐỂ PHÁT
TRIỂN BỀN VỮNG Ở TP.HCM
ThS. Cao Ngọc Thành
Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM
1. Lời giới thiệu:
Phát triển đô thị bền vững là một khái niệm mang tính đa chiều và rất khó có thể
đưa ra một định nghĩa thống nhất bởi do sự khác nhau về đặc điểm về văn hóa, chính trị,
kinh tế, xã hội. Ở các khía cạnh khác nhau thì khái niệm này lại liên quan đến các vấn đề
khác nhau như: Về khía cạnh quản lý hành chính đô thị thì người ta quan tâm đến mối
quan hệ giữa cơ quan công quyền và người dân; ở khía cạnh môi trường thì người ta xem
xét sự khai thác tài nguyên ảnh hưởng thế nào đến thế hệ tương lai…. Riêng ở góc độ
nguyên tắc phát triển kinh tế thì các nhà nghiên cứu sẽ có sự quan tâm lớn đến mối quan
hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội, và đây cũng chính là một trong những
nguyên tắc và mục tiêu lớn mà các đô thị muốn có sự phát triển bền vững cần hướng đến.
Mối quan hệ này ngày càng được nhìn nhận như là một trong những mục tiêu rất quan
trọng của sự phát triển bền vững mà nhiều nền kinh tế đều mong muốn đạt tới. Tuy vậy,
trên thực tế, đây là bài toán khó mà không phải lúc nào cũng có thể đưa ra lời giải thỏa
đáng. Bởi lẽ để biến mục tiêu đó thành hiện thực thì phải có hàng loạt điều kiện khách
quan và chủ quan cần thiết, phải giải quyết nhiều mối quan hệ có lúc là mâu thuẫn với
nhau trong một mô hình kinh tế cụ thể. Đối với thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) trong
quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, điều này càng trở nên
quan trọng và là vấn đề rất đáng quan tâm trong quá trình phát triển. Việc thực hiện các
cam kết gia nhập WTO, mở cửa thị trường…cùng với việc thực hiện chủ trương thể chế
hóa nền kinh tế thị trường là chấp nhận sự cạnh tranh khốc liệt theo các quy luật của nền
kinh tế thị trường. Cùng với đó, một loạt vấn đề xã hội sẽ nảy sinh, đặc biệt là vấn đề
công bằng xã hội. Do đó, bài viết này được thực hiện nhằm nêu ra các định hướng cần có
về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội tại TP.HCM. Và sau cùng,
bài viết cũng nêu lên một số giải pháp lớn trong quá trình thực hiện việc tăng trưởng kinh
tế và công bằng xã hội tại TP.HCM để thành phố có thể hội nhập trong thế ổn định và
bền vững vào nền kinh tế thế giới.
2. Hiện trạng việc thực hiện tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội tại
TP.HCM:
Đại hội VI của Đảng vào tháng 12 năm 1986 đã đề ra đường lối đổi mới toàn
diện, trong đó có chủ trương mang tính đột phá là chuyển nền kinh tế từ mô hình kế
hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận
động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ
nghĩa.
Nhà nước ta đã sử dụng cơ chế thị trường như là thành quả của nền văn minh
nhân loại làm phương tiện để năng động hóa và đẩy nhanh nhịp độ tăng trưởng kinh tế,
tăng cường xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời sống
nhân dân. Chúng ta không rập khuôn theo mô hình kinh tế thị trường tự do - dù là dựa
vào lý thuyết của chủ nghĩa tự do cổ điển hay lý thuyết của chủ nghĩa tự do mới. Bởi thực
tế đã cho thấy, bản thân nền kinh tế thị trường tự do không tự động dẫn đến công bằng xã
hội, trái lại còn làm cho phân hóa giàu nghèo quá mức, kéo theo nhiều mâu thuẫn và
xung đột xã hội nan giải. Chúng ta chú ý tham khảo và tiếp thu có lựa chọn một số kinh
nghiệm cụ thể của mô hình kinh tế thị trường xã hội trong việc thực hiện các chính sách
phúc lợi công cộng, nhưng cũng không sao chép mô hình này. Vì về thực chất, đó vẫn là
mô hình duy trì địa vị thống trị của quan hệ sản xuất và thượng tầng kiến trúc tư bản chủ
nghĩa trong xã hội.
Xuất phát từ đặc điểm của đất nước sau hơn 70 năm tiến hành cách mạng dưới
ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, Đảng ta chủ trương đề cao vai trò quản lý và
điều tiết vĩ mô của Nhà nước đối với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
nhằm thực hiện "tăng trưởng kinh tế gắn liền với bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội
ngay trong từng bước phát triển".
Về nguyên tắc phân phối, Đại hội IX của Đảng đã khẳng định: "Kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa thực hiện phân phối chủ yếu theo kết quả lao động và hiệu
quả kinh tế, đồng thời phân phối theo mức đóng góp vốn và các nguồn lực khác vào sản
xuất, kinh doanh và thông qua phúc lợi xã hội". Việc khẳng định nguyên tắc phân phối
này rõ ràng là kết quả của sự kế thừa, bổ sung và phát triển những nguyên tắc đã được lần
lượt đề ra qua các Đại hội VI, VII, VIII của Đảng trước đó. Có thể xem đây là nguyên tắc
phân phối phù hợp với thực tế của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Thực tiễn của quá trình đổi mới từ cuối năm 1986 đến nay đã chứng tỏ, bên cạnh
nhiều nhân tố khác, chính việc thực hiện nguyên tắc phân phối nói trên đã có tác dụng
khơi dậy tính năng động và chủ động xã hội của mọi tầng lớp dân cư, mọi thành phần
kinh tế tạo nên động lực to lớn thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
Nhìn chung, kinh tế đã đạt tốc độ tăng trưởng khá cao liên tục trong nhiều năm,
đời sống của đại đa số nhân dân được cải thiện rõ rệt. Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá bền
vững biểu hiện qua tốc độ tăng trưởng ở mức cao và năm sau cao hơn năm trước. Tuy
nhiên, sự phân phối trong toàn bộ xã hội lại có sự chênh lệch khá lớn giữa các khu vực
quận huyện của Thành phố.
Bảng 1. Các chỉ số nghèo của các quận huyện tại TP.HCM
Các chỉ số nghèo
Quận huyện Tỷ lệ nghèo (%) Độ sâu của nghèo Độ nghiêm trọng của nghèo
Huyện Cần Giờ 30.57 0.054 0.015
Huyện Nhà Bè 20.56 0.029 0.007
Huyện Củ Chi 19.32 0.026 0.006
Huyện Bình Chánh 16.12 0.013 0.002
Huyện Hóc Môn 14 0.031 0.011
Quận 8 12.29 0.023 0.007
Quận 12 11.66 0.012 0.002
Quận Bình Tân 11.45 0.018 0.004
Quận 4 11.37 0.011 0.002
Quận 2 11.06 0.015 0.003
Quận 7 9.87 0.022 0.007
Quận Thủ Đức 9.76 0.014 0.003
Quận 6 9.4 0.016 0.004
Quận 9 9.11 0.012 0.003
Quận 11 8.96 0.006 0.001
Quận Gò Vấp 8.31 0.011 0.002
Quận Tân Phú 7.81 0.008 0.002
Quận Bình Thạnh 7.78 0.011 0.003
Quận Tân Bình 6.77 0.011 0.003
Quận 10 6.32 0.013 0.004
Quận Phú Nhuận 6.01 0.006 0.001
Quận 5 5.52 0.005 0.001
Quận 3 5.26 0.009 0.003
Quận 1 4.56 0.005 0.001
Nguồn: “Xây dựng bản đồ nghèo đói của TP.HCM giai đoạn 2006 - 2010 theo PP ước lượng khu vực
nhỏ”,
Nội san kinh tế Viện Kinh tế TP.HCM số tháng 6 năm 2006
Mặt khác, một đặc điểm khác tại TP.HCM là trong khi tỉ lệ hộ nghèo luôn trong
xu hướng giảm nhưng sự chênh lệch thu nhập lại ngày càng gia tăng. Theo số liệu thống
kê, trong điều kiện chuẩn nghèo lần 1 là 3 triệu đồng ở nội thành và 2,5 triệu đồng ở
ngoài thành thì trong năm 1995, mức chênh lệch thu nhập là 5,46 và tỉ lệ hộ nghèo là
13,5%; trong năm 1999, mức chênh lệch thu nhập tăng lên 5,58 với tỉ lệ hộ nghèo giảm
xuống còn 9,5%. Khi thực hiện chuẩn nghèo lần 2 với mức thu nhập là 6 triệu đồng thì
trong năm 2004, tỉ lệ hộ nghèo năm 2006 là 4,3% với mức chênh lệch thu nhập là 6,24 và
đến năm 2008 thì tỉ lệ hộ nghèo là 0,6% với mức chênh lệch thu nhập là 6,37. Điều này
cho thấy quá trình thực hiện công bằng xã hội tại TP.HCM đang diễn ra hai xu hướng là
thu nhập trung bình của các hộ ngày càng được nâng cao một cách toàn diện và khoảng
cách thu nhập ngày càng giãn ra giữa các nhóm thu nhập. Như vậy, có thể thấy các chính
sách làm cải thiện và nâng cao mức sống người dân như cho người nghèo vay tiền, các
chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế có tác dụng một cách hiệu quả, nhưng các chính
sách liên quan đến việc điều tiết sự công bằng xã hội chưa có những tác động một cách
đáng kể.
Bảng 2. Phân phối thu nhập tại TP.HCM từ năm 1995 đến 2008
Chia ra theo 5 nhóm thu nhập
(1000 đồng/người/tháng)
Năm
Mức thu
nhập bình
quân chung
(1000
đồng/tháng)
Nhóm 1
(20%)
Nhóm 2
(20%)
Nhóm 3
(20%)
Nhóm 4
(20%)
Nhóm 5
(20%)
Chênh
lệch thu
nhập
(lần)
1995 547 219 327 424 569 1196 5.46
1999 891 348 528 688 948 1942 5.58
2006 1465 552 826 1081 1490 3448 6.24
2008 2263 839 1276 1673 2232 5298 6.37
Chênh lệch thu nhập trong
từng nhóm (lần)
3.8 3.9 3.9 3.9 4.4
Nguồn: “Tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội trong phát triển đô thị tại TP.HCM”,
Tạp chí Sài Gòn Đầu tư và Xây dựng số 4 năm 2010
3. Các điều kiện về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và đảm bảo công
bằng xã hội tại TP.HCM:
Từ những điều nói trên, phần này của bài viết sẽ nêu lên mối quan hệ cần thiết
giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở TP.HCM nhằm góp phần phát huy những
thành tựu đã đạt được, khắc phục những yếu kém của quá trình phát triển kinh tế - xã hội,
tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội trong nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,
dân chủ, văn minh.
Một là, tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội có thể và cần phải làm tiền đề và
điều kiện cho nhau. Tăng trưởng kinh tế tạo ra điều kiện vật chất để thực hiện công bằng
xã hội, ngược lại thực hiện tốt công bằng xã hội lại trở thành động lực thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế. Không thể có công bằng xã hội trên cơ sở một nền kinh tế thiếu hụt, người
dân còn nhiều vấn đề phải lo về kinh tế. Ngược lại, cũng không thể có một nền kinh tế
tăng trưởng nhanh, có hiệu quả cao và bền vững trong một xã hội với đa số dân chúng
thấp kém về trí tuệ, ốm yếu về thể chất và một bộ phận đáng kể lực lượng lao động thất
nghiệp, nghèo đói, bị đẩy ra ngoài lề xã hội.
Hai là, tăng trưởng kinh tế đến đâu phải thực hiện ngay công bằng xã hội đến đấy.
Không thể chờ đợi đến khi kinh tế đạt đến trình độ phát triển cao mới thực hiện công
bằng xã hội, càng không hy sinh công bằng xã hội để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn
thuần vì lợi ích của một thiểu số. Muốn vậy, mỗi chính sách kinh tế đều phải hướng tới
bảo đảm công bằng xã hội; mỗi chính sách bảo đảm công bằng xã hội đều phải góp phần
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, dù trực tiếp hay gián tiếp, trước mắt hoặc lâu dài.
Ba là, thực hiện công bằng xã hội trong nền kinh tế thị trường nhiều thành phần,
đa sở hữu phải triệt để khắc phục những tàn dư của chế độ phân phối bình quân, chia đều
các nguồn lực và của cải làm ra, bất chấp chất lượng, hiệu quả của sản xuất, kinh doanh
và sự đóng góp công sức, trí tuệ, tài sản của mỗi người cho sự phát triển chung của đất
nước, như sai lầm của thời kỳ trước đổi mới. Càng không thể dồn phần lớn của cải làm ra
để thực hiện các chính sách bảo đảm công bằng xã hội vượt quá khả năng mà nền kinh tế
cho phép. Bởi như vậy sẽ làm giảm những điều kiện cần thiết để thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế, khiến cho kinh tế trì trệ, suy thoái và rốt cuộc không thực hiện được các chính
sách xã hội theo hướng công bằng. Do đó, trong mỗi bước đi, mỗi thời điểm cụ thể của
quá trình phát triển phải tìm ra đúng mức độ hợp lý giữa tăng trưởng kinh tế và công
bằng xã hội sao cho hai mặt này không cản trở, triệt tiêu lẫn nhau mà trái lại chúng có thể
hỗ trợ cho nhau.
Bốn là, tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội không thể tách rời với phát triển
văn hóa. Nhiệm vụ rất quan trọng đặt ra hiện nay là phải làm sao đưa các nhân tố văn hóa
thấm sâu vào mọi lĩnh vực hoạt động và quan hệ con người, tạo ra trên đất nước ta đời
sống tinh thần cao đẹp, trình độ dân trí cao, khoa học phát triển, phục vụ đắc lực sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đặc biệt, trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, phải
tập trung xây dựng và hình thành cho được một đội ngũ đông đảo những nhà kinh doanh
có văn hóa.
Năm là, để thực hiện được tăng trưởng kinh tế đi đôi với bảo đảm công bằng xã
hội, vai trò quản lý và điều tiết vĩ mô của Nhà nước là hết sức quan trọng. Do tác động
của các quy luật giá trị, cạnh tranh, cung cầu, kinh tế thị trường có mặt mạnh cơ bản là
luôn kích thích việc cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa quy trình sản xuất kinh doanh. Nhưng vì
bị chi phối bởi động cơ lợi nhuận, kinh tế thị trường không tránh khỏi các yếu tố tự phát
vô chính phủ, dẫn đến suy thoái hoặc khủng hoảng kinh tế chu kỳ và nhất là không thể tự
động dẫn đến công bằng xã hội. Do đó, Chính quyền phải biết tận dụng mặt mạnh của cơ
chế thị trường để giải phóng và phát triển sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phải kết
hợp sử dụng các công cụ pháp luật, chính sách, quy hoạch, kế hoạch và sức mạnh vật
chất của khu vực kinh tế nhà nước để khắc phục những thất bại của cơ chế thị trường
nhằm thúc đẩy kinh tế tăng trưởng bền vững; đồng thời, phải bảo đảm công bằng xã hội,
bảo vệ lợi ích chính đáng của mọi tầng lớp nhân dân.
4. Một số hướng giải pháp lớn nhằm thực hiện tăng trưởng kinh tế gắn với
công bằng xã hội tại TP.HCM:
Trước hết, các chính sách quản lý vĩ mô của Nhà nước cần được cải tiến nhằm tạo
ra các điều kiện thuận lợi cho mọi thành phần kinh tế, mọi tầng lớp dân cư đều có cơ hội
tiếp cận một cách công bằng đối với các yếu tố đầu vào của sản xuất, kinh doanh. Các
yếu tố đầu vào này bao gồm cả hữu hình và vô hình như đất đai, tín dụng, kỹ thuật, môi
trường kinh doanh, thông tin kinh tế...
Thứ hai, đối với các kết quả đầu ra của quá trình sản xuất, kinh doanh, có thể và
cần phải tiếp tục thực hiện tốt hơn nguyên tắc phân phối chủ yếu theo kết quả lao động và
hiệu quả kinh tế, đồng thời phân phối theo mức đóng góp vốn và các nguồn lực khác vào
quá trình trên, xem đây là nguyên tắc phân phối phù hợp với điều kiện cụ thể của thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở TP.HCM. Việc phân phối theo kết quả lao động và hiệu
quả kinh tế được xem là chủ yếu và đặt ở vị trí hàng đầu của công bằng xã hội vì chính
lao động có năng suất, chất lượng và hiệu quả mới thực sự là nguồn gốc quan trọng nhất
tạo ra mọi của cải cho xã hội. Nhưng ngoài phân phối theo lao động, việc phân phối theo
mức đóng góp vốn và các nguồn lực khác vào sản xuất, kinh doanh cũng phải được coi là
công bằng. Dĩ nhiên thừa nhận điều này cũng có nghĩa là chấp nhận sự tồn tại của quan
hệ bóc lột giá trị thặng dư ở một phạm vi nhất định. Song đây là điều không thể tránh
khỏi, khi trình độ lực lượng sản xuất ở TP.HCM còn chưa cao, thì việc huy động, thu hút
vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý của tư bản tư nhân trong nước và tư bản nước ngoài
đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, qua đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế, tạo thêm việc làm, tăng thêm thu nhập cho người lao động vẫn còn là yêu cầu khách
quan tất yếu.
Thứ ba, ngoài việc phân phối cho những người trực tiếp tham gia vào quá trình
sản xuất, kinh doanh như trên đã nói, ở tầm quản lý vĩ mô, chính quyền thành phố còn
cần phải thi hành chính sách phân phối lại thông qua các sắc thuế (như thuế giá trị gia
tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập cá nhân…) để tạo ra nguồn thu cho ngân sách
nhà nước và phân bổ hợp lý các khoản chi từ ngân sách này cho đầu tư phát triển và cho
tiêu dùng.
Thứ tư, cần có quy hoạch và kế hoạch cụ thể để cân đối hợp lý mức đầu tư cho
các quận huyện của thành phố. Việc dành mức đầu tư cao hơn cho các địa bàn kinh tế
trung tâm là rất cần thiết nhằm tạo ra những "đầu tàu" tăng trưởng để kéo toàn bộ nền
kinh tế TP.HCM phát triển. Song không thể không chú ý đầu tư thích đáng cho các khu
vực quận huyện, nhất là vùng sâu, vùng xa, nhằm giảm dần khoảng cách về trình độ phát
triển giữa các vùng này, từng bước khắc phục tình trạng "bất công tự nhiên" và bất công
do lịch sử để lại, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, bảo đảm cho sự phát triển bền vững
của thành phố.
Thứ năm, trong số những chính sách có liên quan đến phân phối lại tổng thu nhập
quốc dân, không nên chỉ đặt vấn đề phân phối thông qua phúc lợi xã hội. Bởi lẽ khái
niệm phúc lợi xã hội chỉ giới hạn trong phạm vi những lợi ích chung mà mọi người dân
đều được hưởng như nhau. Còn trong hoàn cảnh cụ thể của thành phố, các đối tượng của
chính sách xã hội là rất đa dạng, do đó cần mở rộng chính sách phúc lợi xã hội thành hệ
thống chính sách an sinh xã hội nhiều tầng nấc bao gồm chính sách ưu đãi xã hội nhằm
bảo đảm mức sống ít nhất trên trung bình cho những người có công trong quá trình cách
mạng và kháng chiến trước đây; chính sách bảo hiểm xã hội nhằm huy động sự tích góp
một phần thu nhập của những người lao động lúc bình thường để dành chi tiêu cho những
lúc gặp khó khăn (thất nghiệp, bệnh tật, tuổi già...); chính sách trợ cấp xã hội để trợ giúp
những người yếu thế và dễ bị tổn thương…
Cuối cùng, cần tiến hành một cuộc đấu tranh quyết liệt có sự chỉ đạo sát sao từ
cấp cao nhất, sử dụng nhiều biện pháp kết hợp để ngăn chặn và đẩy lùi có hiệu quả những
hiện tượng làm giàu phi pháp, vì đây chính là nhân tố vừa làm tổn hại đến tăng trưởng
kinh tế chung vừa tạo ra bất công xã hội lớn nhất.
5. Kết luận:
Là một trung tâm kinh tế của cả nước, Thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình
phát triển của mình đã có những bước đột phá mạnh mẽ về mặt chính sách để đạt tốc độ
nhanh ở mức hai con số như thời gian qua. Sự phát triển và tăng trưởng nhanh này có có
những tác động tích cực đến việc giảm tỉ lệ hộ nghèo qua các năm tại thành phố và đó là
thành tựu rất đáng khích lệ. Tuy nhiên, quá trình này cũng gây nên sự bất bình đẳng về
thu nhập ngày càng lớn giữa các tầng lớp trong xã hội cũng như giữa các khu vực của
thành phố. Sự bất bình đẳng càng diễn ra một cách mạnh mẽ hơn dưới sự tác động của
các quy luật cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường cộng hưởng với quá trình hội nhập
sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Mặt khác, điều này còn do thành phố chưa có những sự
quan tâm thích đáng cũng như có những đánh giá về các chính sách để nhằm làm giảm sự
chênh lệch về thu nhập trong nền kinh tế. Vì vậy, để cho sự bất bình đẳng diễn ra không
quá mạnh mẽ, sẽ có những tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung
của thành phố, chúng ta cần có những chính sách sao cho trong từng bước phát triển của
thành phố cần có sự hài hòa giữa mục tiêu tăng trưởng kinh tế và đảm bảo công bằng xã
hội. Có như thế nền kinh tế thành phố mới có thể hội nhập một cách chủ động và bền
vững vào nền kinh tế khu vực và thế giới như một đô thị lớn nhất của cả nước./.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đảm bảo cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội, một yêu cầu để phát triển bền vững ở tphcm.pdf