Qua nghiên cứu về thực trạng đăng ký bảo hộ NHHH tại các thị trường
nước ngoài của các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu Việt Nam, có thể đưa
ra những kết luận như sau. Mặc dù, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam hàng
năm vẫn không ngừng tăng trưởng, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam
không còn xa lạ với khái niệm đăng ký bảo hộ NHHH tại các thị trường nước
ngoài nhưng tình hình đăng ký quốc tế NHHH vẫn còn rất yếu kém. Số lượng
doanh nghiệp có hàng hoá xuất khẩu đã lên đến con số hàng trăm nghìn nhưng
số lượng nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ ở nước ngoài chỉ dừng lại ở con số
hàng nghìn. Đây là một thực trạng đáng báo động khi Việt Nam hội nhập kinh
tế quốc tế, là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO, một sân chơi
kinh tế rộng lớn với những quy định chặt chẽ về bảo hộ SHTT.
97 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3960 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài : Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá tại thị trường nước ngoài và những vấn đề đặt ra cho doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ty SHTT và Văn
phòng luật sư HAVIP,... Đây chính là cơ sở để các doanh nghiệp có thể yên
tâm giao phó một phần lớn trọng trách bảo vệ và phát triển thương hiệu hay
chính là hoạt động kinh doanh xuất khẩu của mình. Không chỉ thực hiện chức
năng đại diện SHCN quốc gia,thay mặt doanh nghiệp tiến hành việc xác lập
quyền bảo hộ với NHHH ở nước ngoài, họ còn là những nhà tư vấn pháp lý phổ
biến, cập nhật và giải đáp cho doanh nghiệp các vấn đề chung về bảo hộ SHTT
và riêng về bảo hộ NHHH. Đó là nền tảng của sự thành công trong việc thực
hiện đăng ký bảo hộ NHHH ở nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam.
2. Hạn chế và nguyên nhân
2.1. ý thức của các doanh nghiệp trong việc chủ động đăng ký bảo hộ
NHHH ở nước ngoài vẫn còn yếu kém
• Hạn chế
Thực tế hiện nay là ý thức chủ động trong việc đăng ký bảo hộ NHHH ở
nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam là còn rất kém. Mặc dù các doanh
Khoá luận tốt nghiệp
Trần Thanh Hà A10K42C-KT&KDQT
68
nghiệp Việt Nam có cơ hội được tham gia Hệ thống đăng ký quốc tế NHHH
theo Thỏa ước Madrid (trong khi phần lớn các nước ASEAN vẫn chưa kịp gia
nhập) với những điều kiện hết sức thuận lợi về thủ tục và chi phí nhưng họ vẫn
còn quá bị động trong vấn đề về bảo hộ quyền sở hữu đối tài sản trí tuệ của
mình. Doanh nghiệp vẫn chỉ tập trung vào giá trị hàng xuất khẩu đi nước
ngoài mỗi năm mà không chủ động tạo lập một vị thế vững chắc và lâu dài
cho hàng hóa ở thị trường nước ngoài bằng các biện pháp bảo hộ mà đầu tiên
là đăng ký bảo hộ NHHH. Chỉ khi nhãn hiệu của chính họ bị chiếm dụng bởi
các đối thủ cạnh tranh hay chính đối tác làm ăn của họ, các doanh nghiệp mới
nhìn nhận được tầm quan trọng khi đã tổn hại quá nhiều trong các vụ kiện cáo
để gìn giữ thương hiệu của mình.
Hiện nay, Việt Nam đã là thành viên của Nghị định thư Madrid, vốn là sự
kiện được các chuyên gia chờ đợi nhằm đẩy mạnh hoạt động đăng ký bảo hộ
NHHH ở nước ngoài, nhưng số lượng đơn đăng ký vẫn không tăng lên rõ rệt,
cũng chỉ nằm trong khoảng vài chục đơn mỗi năm. Thực trạng này cần được cải
thiện sớm, nếu không, doanh nghiệp Việt Nam dễ “mất mạng” trên thị trường
thế giới bởi không phải vụ kiện nào cũng dành phần thắng về phía Việt Nam.
• Nguyên nhân
Xuất khẩu Việt Nam những năm gần đây vẫn không ngừng tăng trưởng cả
về quy mô và sản lượng. Các doanh nghiệp Việt Nam đang dần hướng sản
phẩm của mình tới các thị trường thế giới. Tuy nhiên, đặc điểm sản xuất, kinh
doanh xuất phát từ một nước nông nghiệp nghèo còn hạn chế nhận thức của
các doanh nghiệp khi thâm nhập vào thị trường thế giới.
Ngành dệt may hiện nay đang được đánh giá là ngành xuất khẩu có lợi thế
cạnh tranh cao do suất đầu tư thấp, giá nhân công rẻ nhưng khá kành nghề.
Tuy nhiên, hàng dệt may xuất khẩu hiện nay của chúng ta lại chủ yếu là sản
phẩm gia công do phía nước ngoài đặt hàng. Như vậy, các doanh nghiệp xuất
khẩu Việt Nam là những người tạo ra hàng hoá nhưng sản phẩm cuối cùng lại
mang nhãn hiệu của các doanh nghiệp nước ngoài. Do đó, mặc dù kim ngạch
xuất khẩu hàng dệt may hàng năm của Việt Nam vẫn không ngừng tăng lên
Khoá luận tốt nghiệp
Trần Thanh Hà A10K42C-KT&KDQT
69
nhưng người tiêu dùng tại các thị trường nước ngoài vẫn không mấy biết đến
các sản phẩm có nguồn gốc Việt Nam. Việc tiêu thụ hàng dệt may thông qua
NHHH của các hãng khác đã gây nên không ít trở ngại và khó khăn để doanh
nghiệp Việt Nam có thể phát triển nhãn hiệu của mình trên thị trường thế giới.
Các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu hàng dệt may phải sớm khắc phục
tình trạng này khi Việt Nam đã gia nhập WTO và hàng dệt may của chúng
ta sẽ phải cạnh tranh với những cường quốc xuất khẩu trên thế giới trong
lĩnh vực này như Trung Quốc, ấn Độ, Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc...
Bên cạnh đó, mặt hàng nông sản cũng là một trong những mặt hàng xuất
khẩu chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu. Song, các mặt hàng nông
sản của Việt Nam được tiêu thụ trên các thị trường nước ngoài hiện nay lại
chủ yếu mang nhãn mác của các quốc gia khác như Trung Quốc, Thái
Lan...,những cường quốc về xuất khẩu nồng sản. Những tên tuổi như vú sữa
Lò Rèn, vải thiều Hưng Yên, bưởi Năm Roi... đã rất nổi tiếng ở thị trường
trong nước và được xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài nhưng hiếm có
người tiêu dùng nào biết rằng đó là các sản phẩm có xuất xứ Việt Nam. Thực
trạng này chủ yếu là bởi các nhà xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam chủ yếu
xuất phát từ các ngành nông nghiệp còn thiếu nhiều kiến thức về bảo hộ SHTT
nói chung và bảo hộ NHHH nói riêng. Các doanh nghiệp xuất khẩu hàng nông
sản Việt Nam cần sớm ý thức được tầm quan trọng của việc đăng ký bảo hộ
NHHH của mình tại các thị trường nước ngoài trước khi bị các doanh nghiệp
từ các nước khác chiếm đoạt.
Tình trạng tương tự cũng xảy ra đối với hàng thủ công mỹ nghệ của Việt
Nam. Đến nay, hàng thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam vẫn còn yếu kém trong
khâu thiết kế mẫu mã, tạo phong cách riêng. Vì vậy, chủ yếu các doanh
nghiệp kinh doanh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ để xuất khẩu sản phẩm
của mình đều phải thông qua các công ty môi giới nước ngoài. Việc lựa chọn
kiểu dáng mẫu mã thường do phía nước ngoài quyết định, trong khi đó, người
sản xuất chính lại là các doanh nghiệp Việt Nam. Cuối cùng, các sản phẩm
này thường được phía nước ngoài đăng ký bảo hộ NHHH tại các thị trường
Khoá luận tốt nghiệp
Trần Thanh Hà A10K42C-KT&KDQT
70
xuất khẩu. Một lần nữa hàng hoá có xuất xứ Việt Nam lại được gán nhãn mác
của phía nước ngoài. Các nhà sản xuất Việt Nam do không tự xuất khẩu được
thường phải chịu thiệt thòi, trong khi các công ty môi giới nghiễm nhiên trở
thành người sở hữu chính thức của các NHHH và hưởng lợi.
2.2. Hiểu biết pháp luật về đăng ký bảo hộ NHHH ở nước ngoài của các
doanh nghiệp xuất khẩu còn hạn chế
Tình trạng chung của các doanh nghiệp Việt Nam là họ ít khi tìm hiểu kỹ
càng về thị trường xuất khẩu mà mình đang hoặc dự định xuất khẩu tới. Xuất
phát điểm kinh tế thấp khiến các doanh nghiệp Việt Nam không ngừng nỗ
lực sản xuất phục vụ cho xuất khẩu, thu giá trị lớn. Tuy nhiên, sai lầm của
các doanh nghiệp Việt Nam là họ chỉ chú trọng sản xuất và tìm đối tác để
xuất hàng mà không cần biết luật pháp tại thị trường xuất khẩu đó khắt khe
như thế nào.
Luật pháp nói chung là như thế, luật pháp về SHTT và bảo hộ NHHH
cũng ở trong tình trạng tương tự. Thực tế, 96% doanh nghiệp Việt Nam hiện
nay có quy mô nhỏ và vừa với hiểu biết về SHTT còn hạn chế. Theo bà
Elaine.WU – cố vấn pháp lý Cơ quan Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ cho
biết, nhiều doanh nghiệp Việt Nam khi bị mất nhãn hiệu vẫn còn lúng túng vì
họ cho rằng nhãn hiệu của mình là do mình nghĩ ra, do mình phát triển thì làm
sao có thể mất được. Do vậy, những vụ việc vi phạm SHTT vẫn luôn tồn tại.
Mặc dù nhà nước và các cơ quan chức năng đã xây dựng các chương trình
nhằm phổ biến kiến thức về đăng ký bảo hộ NHHH ở nước ngoài, quy định và
các thủ tục nhưng các chương trình này vẫn chưa được phổ biến sâu rộng đến
toàn bộ cộng đồng các doanh nghiệp xuất khẩu trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Hoặc trong một số trường hợp, doanh nghiệp được tiếp cận với kiến thức về
đăng ký bảo hộ NHHH ở nước ngoài nhưng họ thiếu quan tâm dẫn đến tình
trạng thiếu hiểu biết. Hiện nay, hệ thống các công ty Luật với các chuyên gia
về SHTT và đăng ký bảo hộ NHHH ở nước ngoài đang hoạt động rất hiệu quả
luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu thông tin của doanh nghiệp. Vì vậy, doanh
nghiệp cần chủ động trong việc nắm bắt thông tin nhằm có hiểu biết một cách
Khoá luận tốt nghiệp
Trần Thanh Hà A10K42C-KT&KDQT
71
chắc chắn về các thủ tục và quy định về đăng ký bảo hộ NHHH nhằm mục
đích bảo vệ chính họ trên trường quốc tế.
2.3. Quy định của nhà nước về tài chính phục vụ hoạt động xây dựng,
đăng ký, bảo hộ NHHH chưa hợp lý
Vấn đề này hiện nay vẫn còn là điểm bất cập trong quy định của chính
phủ về hoạt động xây dựng và bảo vệ thương hiệu ở các doanh nghiệp. Theo
quy định của Bộ Tài chính, doanh nghiệp chỉ được phép chi không quá 7%
tổng doanh thu chịu thuế của doanh nghiệp cho hoạt động xây dựng, bảo vệ và
phát triển thương hiệu cũng như công tác quảng bá hoàn hóa nói chung. Đăng
ký bảo hộ NHHH là một khâu quan trọng trong việc bảo vệ và phát triển
thương hiệu, đặc biệt là đăng ký bảo hộ NHHH ở nước ngoài. Ngoài khoản lệ
phí đăng ký thông thường là vài trăm USD, các doanh nghiệp phải trả thêm
các chi phí dịch vụ tư vấn hay đại diện SHCN nên có thể lên đến vài nghìn
USD. Tâm lý của các doanh nghiệp Việt Nam vốn đã sợ tốn kém, lại bị ràng
buộc về giới hạn chi phí càng khiến họ e ngại và chần chừ.
Trong khi đó, tại các quốc gia khác, quy định của Chính phủ có thể cho
phép doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động xây dựng bảo vệ và phát triển thương
hiệu lên đến 15-20% tổng doanh thu chịu thuế. Như vậy, họ có lợi thế hơn hẳn
so với doanh nghiệp Việt Nam trong việc quyết định chi tiêu cho việc đăng ký
bảo hộ NHHH ở nước ngoài. Như vậy, Bộ tài chính cần xem xét lại vấn đề
định mức chi phí trong hoạt động bảo hộ SHTT của các doanh nghiệp nhằm
khuyến khích chứ không phải hạn chế họ xác lập quyền với NHHH nói riêng
và các đối tượng SHCN nói chung .
Khoá luận tốt nghiệp
Trần Thanh Hà A10K42C-KT&KDQT
72
Chương III
Giải pháp cho các doanh nghiệp xk việt nam về
hoạt động đăng ký bảo hộ nhhh ở nước ngoài
I. Xu hướng phát triển của nền kinh tế thế giới và ảnh
hưởng đến hoạt động đăng ký bảo hộ nhhh
Hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế là xu hướng tất yếu phát triển của
thế giới và Việt Nam đang trong quỹ đạo sông đổ về biển lớn với tốc độ vũ
bão khi chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới
WTO, sân chơi kinh tế thống nhất với các quy luật hài hòa cho mọi quốc gia.
Những năm vừa qua, chúng ta đã chứng kiến những thành tựu đáng kể của các
doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế khiến cả thế giới phải thừa
nhận. Kim ngạch xuất khẩu tăng lên hàng năm đưa nền kinh tế Việt Nam hiện
nay có tốc độ tăng trưởng vào nhóm cao nhất thế giới. Song song với sự tăng
trưởng về khối lượng giá trị xuất khẩu, các doanh nghiệp cần chú ý tới việc
nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trên thị trường quốc tế bằng công việc
mang tính cấp thiết hiện nay là tạo dựng một vị thế quốc tế vững chắc cho các
NHHH của doanh nghiệp. Tuy nhiên, tạo dựng như thế nào để có hiệu quả
nhất, doanh nghiệp cần có sự nắm bắt nhanh nhạy về xu hướng của thị trường
để có lối đi phù hợp nhất. Có thể tổng kết một số xu hướng hiện nay của thị
trường hế giới như sau :
- Đây là kỷ nguyên của nền kinh tế tri thức. Các tiến bộ khoa học công
nghệ đặc biệt kỹ thuật công nghệ số đã làm thay đổi đáng kể phương thức sản
xuất kinh doanh của nhiều ngành công nghiệp trước đây, đã và đang hình
thành một số ngành công nghiệp mới( internet, phần mềm, giải trí...) dẫn đến
giá trị chất xám chiếm tỷ trọng chủ yếu trong kết cấu giá trị của hàng hóa, dịch
vụ. Do vậy, hiện nay, các doanh nghiệp trên thế giới có xu hướng tập trung
khai thác thành quả sáng tạo hơn là giá trị vật chất của hàng hóa, dịch vụ.
Khoá luận tốt nghiệp
Trần Thanh Hà A10K42C-KT&KDQT
73
- Cùng với sự phát triển của nền kinh tế tri thức là sự chặt chẽ và nghiêm
khắc hơn trong luật pháp quốc tế về SHTT. Đề cao thành quả của sáng tạo nên
quy định về quyền sở hữu đối với loại tài sản này cũng sâu rộng hơn bao giờ
hết. Việt Nam gia nhập WTO với ba nội dung cam kết chính trong đó có
SHTT. Điều này khẳng định : muốn thành công và đứng vững trên thị trường
quốc tế, điều kiện cần là nắm vững và am hiểu về pháp luật SHTT.
- Hội nhập khiến biên giới của các quốc gia nhường như bị xóa nhòa. Các
sản phẩm công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin ra đời làm cho khoảng
cách và ranh giới giữa các thị trường trở nên mờ nhạt, giúp các doanh nghiệp
dễ dàng thâm nhập các thị trường khác nhau trên thế giới mà không phân biệt
vị trí địa lý. Đồng thời, sự ráo riết của các quốc gia trên thế giới nhằm gia
nhập WTO đã đưa nền kinh tế thế giới trở thành một thể thống nhất, hài hòa
các luật lệ. Các hàng rào thuế quan và phi thuế quan trong hoạt động xuất
nhập khẩu dần bị bãi bỏ, hoạt động thương mại thế giới càng ngày càng thông
thoáng hơn. Đây là cơ hội để các NHHH đến từ các quốc gia khác biệt nhau
về kinh tế chính trị có thể được chấp nhận ở khắp mọi nơi.
- Toàn cầu hóa và sự phát triển của các nhãn hiệu toàn cầu đang thống trị
thế giới. ít có quốc gia nào dù kém phát triển hay phát triển nằm ngoài quỹ
đạo hội nhập của kinh tế thế giới. Phát triển kinh tế đồng nghĩa với sự xuất
hiện và lớn mạnh của các NHHH và nhãn hiệu toàn cầu cũng là xu thế tất yếu.
Những tập đoàn đa quốc gia không ngừng mở rộng quy mô và phạm vi hoạt
động của mình, tạo nên những nhãn hiệu có giá trị và thống lĩnh trên toàn thế
giới. Vấn đề đặt ra thật hóc búa cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam là
làm sao để gây dựng một nhãn hiệu có uy tín và có chỗ đứng trên thị trường
thế giới bên cạnh những ngưòi khổng lồ của thế giới?
- Khách hàng thế giới ngày càng một hiểu biết hơn. Do trình độ phát
triển kinh tế xã hội ngày nay đã đạt được tầm cao nhất định, yêu cầu về sản
phẩm, dịch vụ của họ ngày cang khắt khe. Người tiêu dùng không chỉ còn tìm
Khoá luận tốt nghiệp
Trần Thanh Hà A10K42C-KT&KDQT
74
kiếm ở các sản phẩm, dịch vụ những giá trị sử dụng mà còn có cả giá trị về
danh tiếng thương hiệu, khẳng định đẳng cấp của họ qua việc tiêu dùng hàng
hóa. Chính vì điều đó khiến các sản phẩm có nhãn hiệu nổi tiếng ngày càng
được ưa chuộng trên thị trường bởi khả năng đáp ứng nhu cầu của người tiêu
dùng. Bởi vậy, người tiêu dùng ngày nay chủ yếu lựa chọn sản phẩm, dịch vụ
dựa trên hiểu biết và sư ưa chuộng của họ đối với các NHHH.
- Thị trường thế giới đang không ngừng biến đổi và thường xuyên biến
động. Không một doanh nghiệp nào có thể luôn luôn vững vàng trước mọi tình
huống trên thị trường. Các quốc gia có nền kinh tế phát triển ổn định và vững
mạnh thì có khả năng tồn tại dẻo dai hơn. Cũng theo quy luật đó, doanh nghiệp
sở hữu nhãn hiệu mạnh sẽ có chỗ đứng và khả năng duy trì ổn định hơn.
- Hội nhập kinh tế thế giới với sự hòa nhập vào cùng một sân chơi chung
là cơ hội béo bở cho các doanh nghiệp chiếm dụng tài sản SHTT, đặc biệt là
NHHH của nhau. Không chỉ có các đối thủ cạnh tranh mà ngay chính các đối
tác làm ăn lâu dài của doanh nghiệp mới là những nguy cơ lớn nhất. Bảo vệ
chính mình bằng cách bảo vệ NHHH của mình là cách tốt nhất để các doanh
nghiệp tạo dựng vị thế cho riêng mình trên trường quốc tế.
Một số xu hướng của nền kinh tế quốc tế trên đây sẽ còn ảnh hưởng sâu
rộng đến hoạt động của các doanh nghiệp trên thế giới trong nhiều năm sắp
tới. Việt Nam đang từng bước đặt chân vào sân chơi chung của thế giới và các
doanh nghiệp của chúng ta cũng không thể đi ngược với xu thế này. Gạt bỏ tư
tưởng chỉ chú tâm vào lượng hàng xuất khẩu được hàng năm,các doanh nghiệp
Việt Nam cần có tầm nhìn dài hạn hơn cho hoạt động kinh doanh xuất khẩu
của mình, cụ thể là một vị trí vững chắc trong quan hệ đối tác kinh doanh và
trong tâm trí người tiêu dùng thế giới. Đó chính là vai trò chủ đạo của NHHH
của mỗi doanh nghiệp trong thương mại thế giới.
Song, tạo ra NHHH nổi tiếng đã khó, giữ gìn và phát triển NHHH còn
khó hơn. Với xu thế hiện nay, doanh nghiệp cần có hành động kịp thời và
đúng đắn nhằm bảo vệ, duy trì và phát triển nhãn hiệu của mình. Để làm được
Khoá luận tốt nghiệp
Trần Thanh Hà A10K42C-KT&KDQT
75
điều đó, trước hết doanh nghiệp cần phải xác lập quyền sở hữu độc quyền đối
với nhãn hiệu trên bình diện quốc tế. Đăng ký quốc tế NHHH là hành động
mang tính cấp bách hiện nay đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Đánh giá
đây là yêu cầu cấp bách bởi xu thế phát triển của thị trường đã được nêu rõ sẽ
là cơ hội để các vụ chiếm đoạt nhãn hiệu bùng nổ mạnh mẽ nếu doanh nghiệp
không kịp thời xác lập quyền sở hữu đối với NHHH. Chậm chân và thiếu hiểu
biết sẽ tạo cơ hội cho những kẻ trục lợi đầy kinh nghiệm về luật pháp SHTT ở
các quốc gia khác nhau và là nguy cơ “mất trắng” là hiển nhiên dù NHHH
vốn là của doanh nghiệp.
Như vậy, để phù hợp với xu thế giới, tạo dựng cho doanh nghiệp một chỗ
đứng trên thị trường thế giới, doanh nghiệp cần có chiến lược phát triển nhãn
hiệu hợp lý, có hiệu quả. Và hành động đầu tiên để doanh nghiệp có thể duy
trì và phát triển nhãn hiệu của riêng mình là xác lập quyền sở hữu hay chính là
đăng ký bảo hộ NHHH ở nước ngoài.
II. Giải pháp nâng cao kết quả hoạt động đăng ký bảo
hộ nhhh của các doanh nghiệp việt nam ở nước ngoài
1. Về phía nhà nước
Trên thực tế, việc đăng ký bảo hộ NHHH ở nước ngoài không phụ thuộc
nhiều vào sự quản lý của nhà nước. Đây có thể coi là hoạt động vì ý thức về
quyền lợi chủ yếu của doanh nghiệp mà thôi. Như đã phân tích, việc đăng ký
quốc tế NHHH được thực hiện tại các nước trên thế giới, nơi mà doanh nghiệp
muốn bảo hộ quyền sở hữu với nhãn hiệu của mình. Mọi thủ tục, quy định
pháp lý cũng như việc công bố thông tin đều do sự quản lý của phía nước
ngoài mà nhà nước ta không thể can thiệp. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa
là nhà nước không có vai trò gì trong hoạt động đăng ký bảo hộ NHHH ở
nước ngoài và khung pháp lý đối về bảo hộ NHHH trong nước không ảnh
hưởng gì đến công tác bảo hộ NHHH ở nước ngoài của các doanh nghiệp.
Việc doanh nghiệp có một nền tảng pháp lý vững chắc về hoạt động này ngay
Khoá luận tốt nghiệp
Trần Thanh Hà A10K42C-KT&KDQT
76
tại thị trường trong nước sẽ tạo tiền đề thuận lợi về nhận thức cũng như hiểu
biết cần thiết của doanh nghiệp trong việc chủ động tiến hành đăng ký bảo hộ
NHHH của mình ở nước ngoài. Để thực hiện tốt mục đích này, Nhà nước và
các cơ quan chức năng cần có những hành động kịp thời cũng như các biện
pháp hữu ích nhằm đẩy mạnh hơn nữa công tác đăng ký bảo hộ NHHH của
các doanh nghiệp ở nước ngoài.
1.1. Tạo khung pháp lý hoàn chỉnh cho hoạt động đăng ký bảo hộ nhãn
hiệu hàng hóa của các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp xuất khẩu
Mặc dù bảo hộ SHTT không còn là một vấn đề mới mẻ trên thế giới thì
tại Việt Nam, hệ thống pháp luật và cơ chế quản lý về bảo hộ SHTT vẫn còn
nhiều điểm bất cập.
Luật SHTT, văn bản pháp lý cao nhất điều chỉnh hoạt động SHTT tại Việt
Nam ra đời năm 2005 và chính thức có hiệu lực vào tháng 7/2006 đã cơ bản
tương thích với các tiêu chuẩn quốc tế. Tuy nhiên, các văn bản dưới luật lại
chưa được ban hành đầy đủ hoặc còn chưa đáp ứng được các nhu cầu thực tế
và công tác thực thi quyền. Thiếu thốn một khung pháp lý vững chắc về bảo
hộ NHHH ngay tại thị trường trong nước cũng là nguyên nhân việc các doanh
nghiệp Việt Nam ít nhiều còn thơ ơ với việc đăng ký bảo hộ NHHH ngay tại
thị trường trong nước.
Việc hoàn thiện khung pháp lý về bảo hộ NHHH cần phải được thực hiện
theo phương hướng đơn giản hoá mọi thủ tục hành chính tạo điều kiện thuận
lợi cho việc đăng ký và bảo hộ NHHH. Mặc dù Luật SHTT ra đời và nhìn
chung là phù hợp với thông lệ và tập quán quốc tế, đáp ứng được các yêu cầu
của các Điều ước quốc tế của các tổ chức WIPO, WTO. Song, việc thực thi
còn hạn chế, ứng dụng của Luật SHTT còn thiếu tính linh hoạt. Vì vậy Việt
Nam cần thành lập một ban công tác để tư vấn và thực hiện việc chuyển hoá
Luật quốc tế và thực tiễn Việt Nam. Điều này nhằm giúp việc đưa các quy
định của Luật quốc gia ngày càng phù hợp và tương thích với các Điều ước
Khoá luận tốt nghiệp
Trần Thanh Hà A10K42C-KT&KDQT
77
quốc tế. Đồng thời, giúp các doanh nghiệp Việt Nam có nhận thức đúng đắn
về công tác đăng ký bảo hộ NHHH tại các thị trường nước ngoài.
Ngoài ra, cũng cần có sự nhất thể hoá các qui định không thống nhất về
SHTT hiện nay vẫn chưa có một hệ thống thống nhất các qui định về SHTT
dẫn đến tình trạng tồn tại những mâu thuẫn chồng chéo. Hơn nữa, việc xuất
hiện thêm các qui định, các văn bản dưới luật bổ sung liên quan đến Luật
SHTT đã tạo ra sự không đồng bộ và nhất quán gây khó khăn trong công tác
thực thi luật.
Nhà nước cần có các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp
Luật SHTT. Hiện nay ở Việt Nam có nhiều cơ quan cùng thực thi quyền SHTT
nói chung và quyền sở hữu NHHH nói riêng như: Toà án nhân dân, Uỷ ban
nhân dân các cấp, Thanh tra chuyên ngành SHCN... Điều này dẫn đến sự khó
khăn cho các doanh nghiệp do không thể nắm rõ được hệ thống các cơ quan
khi quyền SHTT. Việc cần làm hiện nay là phải phân công lại vai trò và phạm
vi quyền hạn của mỗi cơ quan chức năng. Đồng thời cần có sự tăng cường
phối hợp giữa các cơ quan này nhằm tạo ra một hệ thống quản lý bảo hộ
SHTT hài hoà, thống nhất, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong
hoạt động bảo hộ SHTT nói chung và bảo hộ NHHH nói riêng.
1.2. Giao cho doanh nghiệp quyền tự quyết về hoạt động bảo hộ và đăng
ký bảo hộ NHHH
Như đã phân tích ở trên, hiện nay, Nhà nước ta vẫn còn nhiều quy định
hạn chế hoạt động kinh doanh, quảng bá và tiếp thị NHHH của doanh nghiệp.
Việc hạn chế chi phí phục vụ hoạt động này trong phạm vi 7% tổng doanh thu
chịu thuế không còn phù hợp. Nền kinh tế hiện đại, kinh doanh không còn phụ
thuộc duy nhất vào ngành sản xuất mà đa dạng trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt
xuất hiện nhiều loại hình kinh doanh mới lạ như kinh doanh trực tuyến. Sản
phẩm giờ đây không chỉ mang giá trị vật chất duy nhất mà còn chứa đựng giá
trị nội tại của sự sáng tạo và độc quyền được gói gọn trong NHHH. Bởi vậy,
người tiêu dùng không chỉ mua hàng dựa trên việc “mắt thấy” sản phẩm thực
Khoá luận tốt nghiệp
Trần Thanh Hà A10K42C-KT&KDQT
78
sự mà họ có thể quyết định tiêu dùng chỉ cần dựa trên một nhãn hiệu có tiếng
tăm mà có thể đáp ứng được nhu cầu của họ. Để đạt được kết quả như vậy,
việc đầu tư vào NHHH là vô cùng quan trọng nên chi phí đầu tư không thể là
một nguồn kinh phí quá eo hẹp. Hạn chế không phải là việc đề ra một mức chi
phí chung cho hoạt động phát triển NHHH mà chính là việc đề ra mức bao
nhiêu dẫn đến sự hạn chế khả năng phát triển NHHH của doanh nghiệp. Theo
ý kiến của người viết, Bộ Tài chính vẫn nên đề ra một tỷ lệ chi phí nhất định
cho hoạt động này nhằm quản lý tốt việc kê khai chi phí trong hoạt động sản
xuất kinh doanh nhưng đồng thời, phải hợp lý để doanh nghiệp có thể tự quyết
định mức chi tiêu cho việc phát triển các nhãn hiệu của mình. Hay nói cách
khác, chủ động về tài chính sẽ giúp doanh nghiệp chủ động về chiến lược.
Giao cho doanh nghiệp quyền tự quyết đối với hoạt động kinh doanh của
chính mình sẽ đem lại nhiều hiệu quả tốt hơn là việc gò ép họ trong một
khuôn khổ qua cứng nhắc.
1.3. Hỗ trợ doanh nghiệp về mặt pháp lý trong việc thực hiện đăng ký bảo
hộ NHHH ở nước ngoài.
Có thể nói, Nhà nước hầu như không thể can thiệp trực tiếp cũng như
quản lý các doanh nghiệp trong hoạt động đăng ký bảo hộ NHHH ở nước
ngoài. Tuy nhiên, sự hỗ trợ từ phía Nhà nước góp phần lớn đẩy mạnh hoạt
động đăng ký bảo hộ NHHH tại thị trường nước ngoài của các doanh nghiệp.
Trong khi các doanh nghiệp Việt Nam còn chậm chạp trong việc đăng ký bảo
hộ NHHH ở nước ngoài vì lý do thủ tục phức tạp và tốn kém về tiền bạc thì
Nhà nước hoàn toàn có thể hỗ trợ phần nào nhằm giảm bớt những khó khăn
này của doanh nghiệp, đặc biệt là hỗ trợ về kiến thức pháp lý và các thông tin
cần thiết liên quan đến đăng ký nhãn hiệu tại thị trường nước ngoài xuất khẩu.
Như đã nêu trên, doanh nghiệp Việt Nam, một phần do thiếu thông tin,
một phần do bị động, nên thực sự còn quá yếu kém trong việc nắm bắt các
kiến thức pháp luật về đăng ký bảo hộ NHHH ở nước ngoài. Với tầm ảnh
hưởng của mình, Nhà nước đóng vai trò lớn trong việc hướng dẫn, giúp đỡ các
Khoá luận tốt nghiệp
Trần Thanh Hà A10K42C-KT&KDQT
79
doanh nghiệp trong việc dễ dàng tiếp cận các thông tin này thông qua các
chương trình tìm hiểu pháp luật ở các cấp từ Trung ương đến địa phương. Các
chương trình như hội thảo về Xây dựng và bảo hộ thương hiệu Việt Nam tại
thị trường quốc tế hay Tìm hiểu thủ tục đăng ký bảo hộ NHHH ở nước ngoài
cần được tổ chức ở quy mô rộng hơn với mật độ thường xuyên hơn. Việc cung
cấp các cổng thông tin cho doanh nghiệp truy cập để nghiên cứu các vẫn đề
liên quan đến đăng ký bảo hộ NHHH ở nước ngoài (dịch vụ tra cứu thông tin
của Cục SHTT và trả phí theo quy định của Bộ Tài chính là một ví dụ) cần
được phổ biến rộng rãi với những thủ tục thuận tiện hơn cho nhu cầu tiếp cận
thông tin của doanh nghiệp được đáp ứng dễ dàng.
Về mặt tài chính, nhà nước ta cùng các cơ quan chức năng đã có một số
hỗ trợ nhằm đẩy mạnh hoạt động đăng ký bảo hộ NHHH của các doanh
nghiệp tại thị trường nước ngoài. Tuy nhiên, sự hỗ trợ này từ phía nhà nước chỉ
mang tính tạm thời trong giai đoạn xuất khẩu Việt Nam không ngừng tăng
trưởng nhưng nhận thức về bảo hộ NHHH của các doanh nghiệp lại còn yếu
kém. Thực tế, đây là một chính sách trái với quy định về chống trợ cấp của
WTO. Do vậy, vấn đề đặt ra vẫn là ý thức của chính các doanh nghiệp kinh
doanh xuất khẩu Việt Nam.
2. Về phía doanh nghiệp
2.1. Nâng cao nhận thức của chính doanh nghiệp về tầm quan trọng của
việc bảo hộ NHHH ở nước ngoài
Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, bảo hộ NHHH ở nước ngoài thực sự
có ý nghĩa rất lớn trong việc duy trì, bảo vệ và phát triển hoạt động kinh doanh
xuất khẩu ra thị trường thế giới. Nếu doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa vi
phạm quyền SHCN thì doanh nghiệp sẽ phải gánh chịu những hậu quả pháp lý
từ phía nước ngoài. Do đó, doanh nghiệp cần nhận thức được tầm quan trọng
của hoạt động SHTT nói chung và đăng ký bảo hộ NHHH nói riêng ở nước
ngoài để có những biện pháp kịp thời và cần thiết. Khác với hoạt động đăng
ký bảo hộ NHHH ở trong nước, khi xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài, doanh
Khoá luận tốt nghiệp
Trần Thanh Hà A10K42C-KT&KDQT
80
nghiệp cần loại bỏ ngay tâm lý ỷ lại, trông chờ vào Nhà nước hoặc cơ quan
quản lý. Lý do là bởi đây là hoạt động tại nước ngoài, phải tuân thủ các quy
định về pháp luật của phía nước ngoài mà Nhà nước ta không thể can thiệp
được. Vì vậy, doanh nghiệp cần chủ động trong kế họach hành động của mình
nhằm đạt được kết quả cao nhất.
Việc nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp phần lớn phải do các
doanh nghiệp chủ động tiếp thu thông tin. Như đã đề cập ở trên về những kết
quả đạt được, Cục SHTT kết hợp các Sở KH- CN các địa phương thường niên
vẫn tổ chức các cuộc hội thảo, các khóa học ngắn hạn tuyên truyền và phổ
biến, cập nhật các kiến thức hiểu biết về tầm quan trọng của việc bảo hộ
NHHH ở nước ngoài và các thủ tục cần thiết. Cơ hội tiếp cận thông tin của các
doanh nghiệp là hoàn toàn rộng mở, vấn đề là doanh nghiệp cần chủ động để
nắm bắt chứ không nên ỷ lại hay thụ động để trở thành người thiếu hiểu biết
trên thị trường thế giới.
Mặt khác, hệ thống các công ty tư vấn luật hiện nay trên khắp cả nước đã
phát triển tương đối cả về quy mô lẫn chất lượng dịch vụ. Xu hướng lựa chọn
các nhà tư vấn về luật kinh doanh cho mình không còn lạ lẫm đối với các
doanh nghiệp. Đây chính là một cánh cửa hữu hiệu nhất để doanh nghiệp có
cơ hội tiếp cận với hệ thống pháp luật quốc tế về SHTT và các thủ tục đăng ký
bảo hộ NHHH ở nước ngoài. Trong khi các doanh nghiệp chỉ chú tâm vào sản
xuất kinh doanh mà thiếu hiểu biết về pháp luật thì các văn phòng luật chính
là giải pháp tốt nhất. Với kiến thức chuyên môn của các chuyên gia về luật
pháp, các tổ chức luật sư hay các văn phòng đại diện SHCN không chỉ có thể
tư vấn, hướng dẫn doanh nghiệp trong việc thực thi chấp hành pháp luật về
SHTT mà còn có thể đại diện cho doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ và quyên
lợi pháp luật của chính doanh nghiệp. Vậy, chủ động tham gia xin tư vấn tại
các văn phòng Luật cũng chính là cách thức để doanh nghiệp có cơ hội nâng
cao hiểu biêt của mình; từ đó, nâng tầm nhận thức và ý thức của họ đối với
việc đăng ký bảo hộ NHHH ở nước ngoài.
Khoá luận tốt nghiệp
Trần Thanh Hà A10K42C-KT&KDQT
81
2.2. Nắm vững các kiến thức pháp luật về quyền SHTT/SHCN nói chung
và NHHH nói r iêng tại các thị trường nước ngoài.
Thâm nhập vào các thị trường thị trường thế giới, bước vào một sân chơi
chung với xu hướng phát triển chung của thời đại kinh tế tri thức, xã hội có sự
điều chỉnh bằng pháp luật SHTT/SHCN, yêu cầu bắt buộc đối với các doanh
nghiệp là nghĩa vụ tôn trọng quyền SHTT/SHCN. Doanh nghiệp, dù ở bất kỳ
thị trường nào cũng phải đảm bảo không vi phạm quyền SHTT/SHCN. Muốn
vậy, doanh nghiệp phải nắm vững kiến thức về quyền SHTT/SHCN, trong đó,
NHHH là đối tượng được quan tâm nhiều nhất.
Việc chủ động tìm hiểu Pháp luật về SHTT/SHCN của các quốc gia mà
doanh nghiệp dự định thâm nhập là một đòi hỏi hết sức cần thiết và cấp bách
đối với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam hiện nay. Mỗi quốc gia là một
hệ thống tổ chức luật pháp riêng biệt với những quy định mang tính đặc thù
riêng. Không chỉ với các doanh nghiệp Việt Nam khi bước ra thị trường thế
giới mà ngay cả các tập đoàn lớn trên thế giới khi thâm nhập một thị trường
mới đều gặp khó khăn về việc tiếp cận và tìm hiểu về Luật pháp tại đó. Vấn đề
là doanh nghiệp cần ý thức chủ động nắm bắt được khung pháp lý sẽ điều
chỉnh hoạt động kinh doanh của họ tại thị trường đó. Hầu hết các doanh
nghiệp Việt Nam còn bị động và phụ thuộc nhiều vào các đối tác nước ngoài
khi xuất khẩu hàng hóa, hiểu biết về pháp luật nước ngoài của chúng ta còn
nhiều hạn chế, ý thức củng cố các vấn đề pháp lý trong hoạt động kinh doanh
xuất khẩu cũng rất thấp. Thực trạng này cần sớm được cải thiện khi các doanh
nghiệp không ngừng phát triển và nỗ lực để mở rộng ra khắp các thị trường thế
giới, bước vào một sân chơi chung của các doanh nghiệp trên thế giới. Việc
háo hức bước vào một sân chơi nhưng không hề nắm rõ luật chơi chỉ đem lại
những thua thiệt cho người tham gia, trong khi người hiểu rõ luật sẽ là người
nắm được thành công.
Thực tế, khi doanh nghiệp quan tâm đến hoạt động xuất khẩu chung của
các doanh nghiệp Việt Nam, mọi chủ thể đều có thể nhận thấy rằng, tình trạng
Khoá luận tốt nghiệp
Trần Thanh Hà A10K42C-KT&KDQT
82
bị chiếm đoạt nhãn hiệu do không đăng ký bảo hộ NHHH ở nước ngoài của
các doanh nghiệp đã và đang diễn ra ngày càng phức tạp. Vậy, tại sao doanh
nghiệp lại không tự bảo vệ mình trước khi bị tấn công, để rồi để dành lại chủ
quyền thật sự là khó khăn? Nhận thức tốt đã đóng góp đến 50% thành công
trong việc đăng ký bảo hộ NHHH ở nước ngoài của các doanh nghiệp.
2.3. Xây dựng chiến lược bảo hộ NHHH nhằm đạt hiệu quả cao trong việc
đăng ký bảo hộ NHHH ở nước ngoài
Đăng ký bảo hộ NHHH ở nước ngoài không phải là một việc đơn giản.
Không phải mọi đơn đăng ký bảo hộ của mọi nhãn hiệu đều được chấp nhận.
Vì vậy, khi tiến hành đăng ký bảo hộ NHHH ở nước ngoài, doanh nghiệp cần
có chiến lược bảo hộ NHHH một cách cụ thể nhằm đạt được hiệu quả tối đa,
nhằm tránh những thiệt hại không đáng có. Đồng thời doanh nghiệp cũng cần
chuẩn bị những phương án giải quyết kịp thời trong trường hợp cần thiết để
bảo vệ quyền sở hữu với NHHH của mình.
2.3.1. Xác định thị trường xuất khẩu tiềm năng, tạo Nhãn hiệu phù hợp với thị
trường xuất khẩu và có khả năng bảo hộ mạnh
Ngay khi có dự định xuất khẩu hàng hóa vào một khu vực thị trường nào
đó, doanh nghiệp cần phải rà soát ngay kế hoạch hoặc chiến lược xuất khẩu
cho thị trường đó. Khi đó, những mặt hàng nào chưa có nhãn hiệu hoặc chưa
được đăng ký nhãn hiệu ở thị trường đó thì cần xúc tiến thực hiện ngay việc
xây dựng nhãn hiệu và làm thủ tục đăng ký bảo hộ tại nước mà hàng hóa dự
định được xuất khẩu. Việc xây dựng nhãn hiệu lúc này cần được tiến hành cẩn
trọng. Mục đích của việc xây dựng nhãn hiệu là nhằm tạo ra một nhãn hiệu
ngày càng có giá trị mà đầu tiên là phải đáp ứng được các yêu cầu bảo hộ, tạo
cơ sở pháp lý cho sự tồn tại và phát triển của nhãn hiệu. Theo đó, nhãn hiệu tự
phải đủ khả năng phân biệt để có thể được chấp nhận bảo hộ, có thể được bảo
vệ một cách hợp pháp trên cơ sở quốc tế và có thể bảo vệ triệt để NHHH khỏi
sự xâm phạm cạnh tranh trái phép.
Khoá luận tốt nghiệp
Trần Thanh Hà A10K42C-KT&KDQT
83
Việc xác định thị trường xuất khẩu tiềm năng ở đây rất quan trọng, bởi
thủ tục đăng ký bảo hộ NHHH khá tốn kém và phức tạp, doanh nghiệp không
nên đăng ký tràn lan khắp nơi khi không cần thiết. Xác định thị trường xuất
khẩu cũng là để tìm hiểu chắc chắn hơn về pháp luật về đăng ký bảo hộ
NHHH để đạt được hiểu quả tối đa. Hơn nữa, việc xác định thị trường chính là
cơ sở để doanh nghiệp xây dựng một nhãn hiệu hoặc lựa chọn nhãn hiệu để
đăng ký phù hợp với văn hóa và ngôn ngữ tại quốc gia đó. Trong một số
trường hợp, tên nhãn hiệu lại đi ngược với ý nghĩa ban đầu của nó do thị
trường mà nó thâm nhập có ngôn ngữ hoàn toàn khác và dễ dàng bị loại khỏi
danh sách được bảo hộ cũng như ít được người tiêu dùng ưa thích. Ví dụ như
xe Chevy Nova không nên lưu hành vào thị trường Tây Ban Nha vì “Nova” có
nghĩa là “ Nó không chạy”, hay kẹp uốn tóc của Clairol mang nhãn hiệu “Mist
stick” lại không tồn tại được lâu ở thị trường Đức vì “Mist” theo tiếng lóng
Đức dùng để chỉ “phân”.
Về thủ tục đăng ký bảo hộ NHHH khi đã xây dựng được nhãn hiệu phù
hợp và có khả năng bảo hộ cao tại thị trường xuất khẩu, doanh nghiệp nên tìm
đến sự tư vấn của các văn phòng luật để có được những kiến thức chắc chắn và
những kinh nghiệm quý báu. Không nên tự mò mẫm để tránh tình trạng tổn
thất không đáng có về chi phí và tính thiếu quả trong việc bảo hộ NHHH ở
quốc gia đó.
2.3.2. Xác lập quyền bảo hộ NHHH tại thị trường Việt Nam và thị trường
nước ngoài
Doanh nghiệp phải xác định được NHHH cùng các đối tượng SHCN khác
chính là tiền bạc và lợi nhuận của doanh nghiệp. Việc nhanh chóng xác lập
quyền SHTT đối với NHHH là việc làm cần thiết nhằm đẩy mạnh uy tín của
nhãn hiệu trên thị trường cũng như bảo vệ quyền sở hữu đối với NHHH đó của
doanh nghiệp.
Khoá luận tốt nghiệp
Trần Thanh Hà A10K42C-KT&KDQT
84
• Thực hiện đăng ký bảo hộ NHHH ở trong nước
Mặc dù hiện nay Việt Nam đã gia nhập Nghị định thư Madrid, nghĩa là
nhãn hiệu có thể được đăng ký ở nước ngoài mà không cần có văn bằng
chứng nhận đã đăng ký ở Việt Nam nhưng đây vẫn là một thủ tục cần thiết
và nên làm.
Thứ nhất, hội nhập thế giới đang diễn ra sôi động, sự trao đổi hàng hóa
không chỉ diễn ra một chiều là chỉ có hàng hóa Việt Nam vươn ra biển lớn mà
còn có cả sự du nhập ào ạt các loại hàng hóa khắp trên thế giới về Việt Nam.
Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam không nên chỉ chú trọng mảng thị trường
xuất khẩu mà cần cả bảo vệ chính mình ngay trên sân nhà, nơi hàng hóa ngoại
nhập có chất lượng tốt với giá cả hợp lý vẫn tiếp tục tràn vào. Nếu doanh
nghiệp bỏ qua việc đăng ký bảo hộ NHHH ngay ở trong nước, có thể họ sẽ bị
thất thế ngay tại sân nhà.
Thứ hai, việc đăng ký bảo hộ NHHH trong nước là bước đệm, là tiền đề
cho bước đi vươn ra thị trường thế giới của các hàng hóa mang xuất xứ Việt
Nam. Đăng ký bảo hộ NHHH ở trong nước là khẳng định quyền sở hữu đối
với nhãn hiệu tại thị trường trong nước, đồng thời là cơ sở để phát triển, mở
rộng phạm vi ảnh hưởng của nhãn hiệu dưới sự bảo hộ của luật pháp. Khi đó,
việc du nhập những thị trường mới lạ của NHHH sẽ phần nào thuận lợi hơn
khi doanh nghiệp đã có sự chuẩn bị về pháp lý ở nước xuất xứ. Trong một số
trường hợp, NHHH của các doanh nghiệp bị chiếm đoạt khi doanh nghiệp
chưa kịp đăng ký bảo hộ tại các thị trường nước ngoài, việc đòi lại nhãn hiệu
là một khó khăn nhưng là việc cần thiết. Khi đó, để dành được thắng lợi, điều
kiện cần là các bằng chứng cần thiết chứng minh cho quyền sở hữu nhãn hiệu
của doanh nghiệp. Một bằng chứng nhận NHHH đã được đăng ký bảo hộ tại
nước xuất xứ thực sự có ý nghĩa. Đó chính là sự chuẩn bị về mặt pháp lý cần
thiết trước khi doanh nghiệp muốn xuất khẩu NHHH của mình ra thị trường
nước ngoài.
Khoá luận tốt nghiệp
Trần Thanh Hà A10K42C-KT&KDQT
85
• Lựa chọn thủ tục đăng ký phù hợp với thị trường xuất khẩu
Hiện nay, doanh nghiệp Việt Nam tiến hành đăng ký bảo hộ NHHH ra
nước ngoài có thể thực hiện theo ba cách thức khác nhau: đăng ký trực tiếp tại
từng quốc gia theo Công ước Paris, đăng ký theo Hệ thống đăng ký quốc tế
NHHH theo Thỏa ước Madrid (Thỏa ước Mandrid và Nghị định thư Mandrid)
và đăng ký tại Cộng đồng chung Châu Âu.
Có thể nhận thấy thủ tục và chi phí đăng ký bảo hộ NHHH theo Nghị định
thư Madrid là cách thức đơn giản và ít tốn kém nhất. Tuy nhiên, doanh nghiệp
không vì thế mà luôn luôn lựa chọn cách thức này để đăng ký quốc tế NHHH
tại mọi thị trường xuất khẩu của mình. Nguyên nhân là bởi không phải mọi
quốc gia đều tham gia Liên minh Madrid để các doanh nghiệp Việt Nam có
thể áp dụng quy định của Nghị định thư trong mọi trường hợp.
Do đó, trước khi xuất khẩu, doanh nghiệp nên tìm hiểu kỹ càng về thị
trường dự định đăng ký bảo hộ NHHH, xem quốc gia đó có là thành viên của
Cộng đồng chung châu Âu hay tham gia Công ước, Thỏa ước quốc tế nào hay
không. Từ đó, doanh nghiệp mới lựa chọn cho mình hình thức đăng ký bảo hộ
NHHH hiệu quả nhất, tránh tình trạng do không tìm hiểu kỹ nên doanh nghiệp
phải tốn kém để thực hiện đăng ký nhãn hiệu trực tiếp tại các quốc gia này
trong khi quốc gia đó đã là thành viên của Thỏa ước Madrid. Ngược lại, khi
phải đăng ký trực tiếp tại các quốc gia, doanh nghiệp nên tìm hiểu rõ quy định
của từng quốc gia để có quy trình thực hiện giản tiện nhất và tiết kiệm nhất. ở
đây, xin nhấn mạnh lại vai trò quan trọng của các công ty tư vấn luật trong
việc hỗ trợ doanh nghiệp những tư vấn xác đáng và thiết thực nhất vê đăng ký
bảo hộ NHHH ở nước ngoài.
• Tăng cường các biện pháp giám sát, phát hiện các NHHH tương tự của
các doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trường
Khi có kế hoạch phát triển nhãn hiệu ra thị trường thế giới, doanh nghiệp
nên song song thực hiện các biện pháp bảo vệ nhãn hiệu trên thị trường thế
Khoá luận tốt nghiệp
Trần Thanh Hà A10K42C-KT&KDQT
86
giới. Cụ thể, khi đã đăng ký bảo hộ NHHH tại các thị trường này, doanh
nghiệp không nên phó mặc sự tồn tại của nhãn hiệu tại đây cho dù đã có sự
bảo hộ của pháp luật, mà nên thường xuyên theo dõi tình hình phát triển của
nhãn hiệu (về uy tín, độ tin cậy mà nhãn hiệu tạo dựng được trên thị trường
quốc tế), giám sát và phát hiện kịp thời những nhãn hiệu tương tự của các
doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trường. Thực tế là, khi một hàng hóa với
nhãn hiệu có tiếng, dành được sự tin cậy của người tiêu dùng sẽ luôn luôn có
nguy cơ bị làm nhái, làm giả từ những kẻ cạnh tranh không lành mạnh. Không
ít doanh nghiệp Việt Nam đã tạo được những nhãn hiệu thực sự mạnh trên thị
trường xuất khẩu và rồi thị trường cũng nhanh chóng tràn ngập những hàng
nhái, hàng giả hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam. Mặc dù, khi đã được
đăng ký bảo hộ quốc tế, doanh nghiệp sẽ được bảo vệ về pháp luật khi có tình
trạng xâm phạm bất hợp pháp của bên thứ ba. Song, trong thờigian hàng nhái,
hàng giả tràn vào thị trường với chất lượng không đảm bảo, NHHH Việt Nam
đương nhiên sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực như sự phản đối, mất lòng tin của
khách hàng. Ngoài ra, để dành lại được độc quyền đối với NHHH, doanh
nghiệp lại phải tốn kém thời gian và tiền của vào các vụ kiện cáo quốc tế, cho
dù phần thắng có thuộc về phía Việt Nam đi chăng nữa. Ngăn chặn kịp thời sẽ
hạn chế tối đa cho doanh nghiệp những tổn thất không đáng có. Khi xuất khẩu
hàng hóa ra nước ngoài, doanh nghiệp nên luôn ở tư thế sẵn sàng và chủ động
để dành thế thắng hơn là bị động để chịu thua thiệt.
2.4. Một số biện pháp giải quyết khi xảy ra tranh chấp về đăng ký bảo hộ
NHHH ở nước ngoài
Thực tế là, tình trạng đăng ký bảo hộ NHHH ở nước ngoài hiện nay của
các doanh nghiệp xuất khẩu VIệt Nam còn rất yếu kém dù đã được tạo thuận
lợi rất nhiều trong thủ tục đăng ký khi Việt Nam là thành viên đầy đủ của hệ
thống đăng ký NHHH quốc tế theo Thỏa ước Madrid. Do đó, tình trạng tranh
chấp về quyền Sở hữu NHHH do chậm đăng ký bảo hộ quốc tế sẽ còn tiếp tục
diễn ra trên khắp các thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, bị
Khoá luận tốt nghiệp
Trần Thanh Hà A10K42C-KT&KDQT
87
chiếm đoạt NHHH không có nghĩa là doanh nghiệp bó tay chịu mất. Có nhiều
cách để đòi lại nhãn hiệu, nhất là khi Việt Nam đã chính thức tham gia Nghị
định thư Madrid. Vấn đề là doanh nghiệp cần tính toán, cân nhắc kỹ lưỡng để
lựa chọn phương án hành động phù hợp theo từng trường hợp cụ thể. Sau đây,
người viết xin đưa ra một số biện pháp giải quyết cho các doanh nghiệp khi
gặp vấn đề về tranh chấp nhãn hiệu.
- Trường hợp nhãn hiệu bị chiếm đoạt chỉ mới ở dạng Đơn xin đăng ký
nộp tại Cơ quan Sáng chế và Nhãn hiệu tại nước sở tại thì doanh nghiệp cần
phải thực hiện mọi biện pháp để phản đối việc cấp đăng ký cho Đơn đó. Hiện
nay, hầu hết các Cơ quan chức năng quản lý việc đăng ký NHHH của các
nước đều đã có hệ thống kiểm tra nhãn hiệu đã và đang đăng ký bảo hộ tại
quốc gia đó. Vì vậy doanh nghiệp nên chủ động trong việc tìm hiểu các hệ
thống đăng ký nhãn hiệu của các quốc gia để kịp thời đối phó. Trường hợp của
PetroVietnam là một ví dụ điển hình cho việc thành công đòi lại độc quyền
đối với nhãn hiệu khi có doanh nghiệp nhanh chân đăng ký trước (nhưng chưa
được cấp bằng chứng nhận).
- Trong trường hợp nhãn hiệu đã được cấp bằng chứng nhận đăng ký tại
các quốc gia, doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong các cách giải quyết sau
nhằm phù hợp từng điều kiện cụ thể:
Thứ nhất là mở vụ kiện để hủy bỏ đăng ký của người kia. Biện pháp này
tương đối khả thi vì luật pháp các nước đều có điều khoản chống hành vi đăng
ký nhãn hiệu để trục lợi hoặc cạnh tranh không lành mạnh. Tuy nhiên, để
thành công, phía Việt Nam phải có những bằng chứng xác đáng và thuyết
phục. Đây là một cách giải quyết khá phổ biến của các doanh nghiệp Việt
Nam hiện nay như Trung Nguyên, Kẹo dừa Bến Tre, Võng xếp Duy Lợi (kiểu
dáng công nghiệp),... Tuy nhiên, đây cũng là cách thức gây thiệt hại nhiều
nhất cho các doanh nghiệp Việt Nam. Các vụ kiện liên quan đến NHHH có
xuất xứ Việt Nam phần lớn xảy ra trên thị trường Mỹ, mảnh đất kinh doanh
màu mỡ cho mọi tổ chức kinh tế trên thế giới. Và thực tế là chi phí mở kiện tại
Khoá luận tốt nghiệp
Trần Thanh Hà A10K42C-KT&KDQT
88
thị trường Mỹ thuộc hàng đắt đỏ khi chi phí thuê Luật sư tại đây đã lên đến
250-500 USD/giờ làm việc. Đồng thời, những thiệt hại do nhãn hiệu bị tranh
chấp dẫn đến việc phải mở kiện khiến hoạt động xuất khẩu tại thị trường lớn
nhất bị ngưng trệ là tổn thất vô cùng nặng nề đối với các doanh nghiệp.
Thứ hai, doanh nghiệp có thể giàn xếp, thương lương với người đã đăng ký
bảo hộ NHHH để nhượng lại quyền sở hữu nhãn hiệu. Trường hợp này rất
hiếm khi xảy ra, chỉ khi người đăng ký chỉ có mục đích tạo thuận lợi trong
kinh doanh chứ không có ý định cạnh tranh không lành mạnh với chủ nhãn
hiệu thực sự. Trung Nguyên bị đối tác đăng ký ở Nhật nhưng đã thương lượng
để lấy lại được nhãn hiệu cũng do đối tác không có ý đồ xấu.
Thứ ba, doanh nghiệp có thể từ bỏ việc sử dụng nhãn hiệu đó và chuyển
dang một nhãn hiệu mới nếu nhãn hiệu bị chiếm đoạt chưa được sử dụng rộng
rãi và chưa được biết đến trên thị trường đó. Đây là lựa chọn thông minh trong
trường hợp nhãn hiệu chưa quá nổi tiếng bởi giá trị nhãn hiệu sẽ còn rất thấp
và theo đuổi một vụ kiện có thể thừa đủ chi phí cho doanh nghiệp tạo dựng
chiến lược cho một nhãn hiệu mới. Hoặc trong một số trường hợp, theo nhận
định và mục tiêu của doanh nghiệp, thị trường mà tại đó NHHH bị chiếm đoạt
không phải là một thị trường tiềm năng và không có ý định mở rộng, việc từ
bỏ NHHH là việc nên làm.
Thứ tư, doanh nghiệp có thể chờ hết hạn cho phép (thường từ 3 đến 5 năm)
mà người đăng ký nhãn hiệu không sử dụng nhãn hiệu đó để yêu cầu đình chỉ
hiệu lực của nhãn hiệu theo luật pháp nước đó. Đây là một trường hợp rất hi
hữu bởi vì hiếm có người đăng ký nào lại không có mục đích khi tranh quyền
đăng ký bảo hộ NHHH ở nước ngoài. Có thể xảy ra khi họ muốn yêu cầu
doanh nghiệp phải mua lại NHHH với giá đắt nhằm kiếm lời mà không hề
nhằm sản xuất hàng giả mạo. Tuy nhiên, biện pháp này tính khả thi không cao
do việc chờ đợi 3 đến 5 năm có thể gây nhiều tổn thất cho doanh nghiệp.
Tóm lại, tuy có thể có các giải pháp đòi lại quyền bảo hộ đối với NHHH
cho các doanh nghiệp nếu bị chiếm đoạt nhưng sẽ rất thua thiệt so với việc
Khoá luận tốt nghiệp
Trần Thanh Hà A10K42C-KT&KDQT
89
nhãn hiệu được doanh nghiệp đăng ký sở hữu từ đầu. Theo ông Đặng Lê
Nguyên Vũ, Tổng Giám đốc công ty Trung Nguyên, thì doanh nghiệp nên
quan tâm hơn đến việc đăng ký bảo hộ NHHH ở nước ngoài, nếu chưa đủ khả
năng đăng ký đồng loạt ở các nước thì nên làm trước ở các thị trường trọng
điểm vì “thà tốn vài trăm đô-la Mỹ lúc đầu, còn hơn để tốn hàng trăm ngàn,
thậm chí hàng triệu đô-la sau này”.
Khoá luận tốt nghiệp
Trần Thanh Hà A10K42C-KT&KDQT
90
Kết luận
Qua nghiên cứu về thực trạng đăng ký bảo hộ NHHH tại các thị trường
nước ngoài của các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu Việt Nam, có thể đưa
ra những kết luận như sau. Mặc dù, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam hàng
năm vẫn không ngừng tăng trưởng, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam
không còn xa lạ với khái niệm đăng ký bảo hộ NHHH tại các thị trường nước
ngoài nhưng tình hình đăng ký quốc tế NHHH vẫn còn rất yếu kém. Số lượng
doanh nghiệp có hàng hoá xuất khẩu đã lên đến con số hàng trăm nghìn nhưng
số lượng nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ ở nước ngoài chỉ dừng lại ở con số
hàng nghìn. Đây là một thực trạng đáng báo động khi Việt Nam hội nhập kinh
tế quốc tế, là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO, một sân chơi
kinh tế rộng lớn với những quy định chặt chẽ về bảo hộ SHTT. Một minh
chứng rõ ràng là số lượng các doanh nghiệp có NHHH bị chiếm đoạt vẫn tiếp
tục tăng lên trong khi các vụ kiện về NHHH đã được không ít báo chí đưa lên
với những con số thiệt hại khổng lồ về tiền của và thời gian của các doanh
nghiệp Việt Nam. Điều này khẳng định, nhận thức của các doanh nghiệp Việt
Nam về tầm quan trọng của việc đăng ký bảo hộ NHHH tại các thị trường
nước ngoài còn nhiều yếu kém. Ngoài ra, sự hỗ trợ về mặt pháp lý từ phía nhà
nước đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu trong công tác đăng ký
bảo hộ NHHH ở nước ngoài còn chưa nhiều.
Với những nghiên cứu lý luận và thực tiễn còn hạn hẹp, tác giả mong muốn
đưa ra một thực trạng đáng báo động về tình hình đăng ký bảo hộ NHHH tại
các thị trường nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam. Đồng thời, cũng đưa
ra những tìm hiểu cơ bản về hoạt động đăng ký bảo hộ NHHH ở nước ngoài. Hi
vọng Khoá luận sẽ là một công trình nghiên cứu hữu ích đối với các doanh
nghiệp và những cá nhân quan tâm tới một hoạt động mang tính bảo vệ, duy trì
và phát triển cho chính các doanh nghiệp xuất khẩu. Đồng thời, mong rằng
Khoá luận sẽ có tác động, dù nhỏ, đến việc đẩy mạnh hoạt động đăng ký bảo hộ
NHHH của các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu Việt Nam.
Khoá luận tốt nghiệp
Trần Thanh Hà A10K42C-KT&KDQT
91
Danh mục tài liệu tham khảo
Luật và các văn bản dưới luật :
1. Bộ Luật Dân sự năm 2005 nước CHXHCN Việt Nam
2. Bộ luật hình sự năm 1999 nước CHXHCN Việt Nam
3. Điều lệ về nhãn hiệu hàng hoá ( Ban hành kèm theo nghị định số 197-
HĐBT ngày 14-12-1982 được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định 84- HĐBT
ngày 20-3-1990 của Hội đồng Bộ trưởng
4. Luật Hải quan Việt Nam 2002
5. Luật SHTT năm 2005 nước CHXHCN Việt Nam
6. Nghị định 63/CP ngày 24-10-1996 của chính phủ qui định chi tiết về sở
hữu công nghiệp
7. Nghị định số 12/1999/NĐ - CP ngày 6-3-1999 của Cính phủ về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp
8. Thông tư số 3055/TT – SHCN ngày 31-12-1996 của Bộ Khoa học, Công
nghệ và môi trường hướng dẫn thi hành các qui định về thủ tục xác lập
quyền sở hữu công nghiệp và một số thủ tục khác trong nghị định 63/CP
9. Qui chế ghi nhãn hàng hoá lưu thông trong nước và nhãn hàng hoá xuất
khẩu, nhập khẩu Ban hành kèm theo quyết định số 178/1999/QĐ - TTG
ngày 30-8-1999 ucả thủ tướng Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thi
hành
Các ấn phẩm sách, báo và tạp chí :
10. Cục sở hữu trí tuệ ( 1998, 1999, 2000, 2001, 2002, 2003, 2004, 2005), Báo
cáo hàng năm về hoạt động SHTT, Hà Nội
11. Cục sở hữu trí tuệ, 25 năm xây dựng và phát triển (1982 - 2007)
12. Công ty Tư vấn Luật INVENCO, Danh sách các đơn đăng ký nhãn hiệu
quốc tế nguồn gốc Việt Nam
13. Phạm và Liên danh, Kinh nghiệm xây dựng và bảo vệ thương hiệu, Tham
luận của P&A tại Hội thảo
Khoá luận tốt nghiệp
Trần Thanh Hà A10K42C-KT&KDQT
92
14. Tổ chức sổ hữu trí tuệ thế giới, Cẩm nang sổ hữu trí tuệ
15. Tổ chức SHTT thé Giới WIPO, SHTT - Một công cụ phát triển kinh tế đắc
lực (2001)
16. Tổ chức SHTT thé Giới WIPO, SHTT, Cẩm nang SHTT (2001)
17. Thống kê Cục Sở hữu trí tuệ.
18. Trần Việt Hùng (2003), Bảo hộ NHHH trong kỉ nguyên hội nhập kinh tế
quốc tế, Tin tức hoạt động SHRR, số 22, Hà Nội
19. Trần Việt Hùng (2005), Đăng kí và bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá (thương
hiệu) phục vụ sản xuất kinh doanh và hộ nhập kinh tế quốc tế
20. Trần Việt Hùng (2001) Tầm quan trọng của bảo hộ nhãn hiieụ hàng hoá
trong kỉ nguyên hoà nhập kinh tế nhằm tăng cường tính cạnh tranh toàn cầu
21. Trần Việt Hùng, Tập tài liệu về Nhãn hiệu hàng hoá, Hội thảo về SHTT
22. Trần Việt Hùng, Tập bài giảng về Nhãn hàng hoá, Lớp SHTT
23. Viện sở hữu trí tuệ Việt Nam, Hội thảo xây dựng và phát triển thương hiệu
việt Nam tại thị trường quốc tế.
24. Vũ Khắc Trai, Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, 380 câu hỏi đáp danh
cho Doanh nghiệp
Các trang web
25. Công ty SHTT Sao Việt (
26. Tổ chức SHTT Thế giới ( )
27. Cục SHTT (
28. Công ty CP cao su Saigon-Kimdan
( )
29. Bảo vệ NH để cạnh tranh hội nhập
( )
30. Công ty Luật SHTT Le&Le ( )
31. Đời sống pháp luật
(
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3623_796.pdf