Trong sản xuất: c ải thiện hệ thống thủy lợi nh ư đập nhỏ tại suối, hồ chứa
nư ớc để cung cấp nước tưới cho mùa khô. Trước hiện tượng biến đổi khí hậu, giới
nam có những hành động thích ứng khác với giới nữ. Khi hạn hán xảy a, những
người nam cho rằng phải khoan thêm nhiều giếng hoặc hơm nước từ xa nhưng việc
bơm nư ớc từ xa sẽ rất tốn kém. Khi có hiện tượng sâu hại, dịch bệnh cho cấy trồng
họ có đ ược những phương pháp như phun thuốc trừ sâu, vệ sinh chuồng trại, để
thích ứng và duy trì nguồn sinh kế của gia đình.Bên cạnh đó kh i có hi ện tương mưa
liên t ục, cộng đồng cả giới tình nam và nữ vẫn chưa có giải pháp thích ứng và giảm
nhẹ rủi ro. Một bộ phận cộng đồng vẫn canh tác theo phương pháp truyền thống
xưa, đất đai bị bạc màu họ phải chuyển sang chỗ khác để trồng, nhưng đất trồ ng trọt
còn ít, khó khai thác thêm. Xây dựng cơ cấu cây trồng phù hợp: sử dụng giống chịu
hạn như cà phê, lúa, ngô, sắn, . và xen kẽ giống cây như cà phê và lúa, chăn nuôi
bò và tr ồng cỏ cao sản, ao nuôi cá sử dụng cỏ đồng [27].
115 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3645 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá ảnh hưởng biến đổi khí hậu đến an ninh sinh kế cộng đồng dân tộc thiểu số tại Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kiện kinh tế-xã hội, và lấy mẫu của 55 hộ dân trong 15 huyện và 30 xã đại diện
vùng dự án. Nội dung của tham vấn lần 1 được tóm tắt trong bảng 1.1.
Bảng 2.4 Tham vấn cộng đồng lần 1
Thành phần tham dự Nội dung
Cấp xã, huyện
Đại diện UBND xã,
huyện
Cán bộ trường đại học
Tây Nguyên
Cao Đẳng Nghề
Thanh Niên Dân Tộc
Tây Nguyên
Số người phỏng vấn: 15 người
Phương pháp phỏng vấn: phỏng vấn trực
tiếp
Nội dung tham vấn cộng đồng:
1. Đánh giá các vấn đề về khí hậu:
- Tóm tắt về công trình nghiên cứu/tiểu dự
án;
60
- Tác động tiêu cực, tích cực
- Biện pháp giảm nhẹ và thích ứng
2. Đánh giá các vấn đề về sinh kế:
Tham vấn cộng đồng lần 2:
Tham vấn cộng đồng lần 2 được tổ chức tại các buôn của mỗi địa điểm
nghiên cứu với sự tham gia của Chủ tịch, phó chủ tịch xã, các cán bộ xã, Hội phụ
nữ, Đoàn thanh niên, buôn trưởng, đại diện nhóm người hưởng lợi, hộ dân chịu ảnh
hưởng khi thực hiện dự án.... Nội dung họp tham vấn được tóm tắt ở bảng 1-2
Bảng 2.5 Tham vấn cộng đồng lần 2
Thành phần tham dự Nội dung
Cấp buôn,
làng
Cộng đồng dân tộc tại
chỗ buôn Drao, buôn
trưởng, ...
Phỏng vấn tại 1 địa điểm nghiên cứu/tiểu dự
án
Phương pháp phỏng vấn: phỏng vấn trực tiếp
Nội dung tham vấn cộng đồng:
1. Địa phương giới thiệu đại diện
2. Đánh giá các vấn đề về môi trường
- Tóm tắt về công trình nghiên cứu/ tiểu dự
án
- Các tác động tiêu cực, tích cực
- Biện pháp giảm nhẹ và thích ứng
3. Thảo luận
4. Kết luận
2.2 Tình hình nghiên cứu về CRiSTAL trên thế giới và Việt Nam
2.2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Cơ sở vật chất và tầm quan trọng ý thức cộng đồng địa phương cho đến nay
vẫn không được đánh giá đún g mức trong các nghiên cứu biến đổi khí hậu cũng như
trong chính sách và lỗ hổng này đặc biệt nổi bật ở những nơi đã được xác định là có
nguy cơ ảnh hưởng lớn. Nghiên cứu tập trung đánh giá tính dễ tổn thương, sự khác
61
biệt và không phân bố đồng đều các tác động do tác động của biến đổi khí hậu. Một
bộ các giá trị được thiết lập từ 53 cuộc phỏng vấn định tính trong cộng đồng Rigolet
và cộng đồng St. Lewis hẻo lánh ở phía đông Canada cận Bắc Cực. Hai cộng đồng
này có sự nhận thức khác nhau cũng như cách thích ứng để đảm bảo sinh kế cũng
khác nhau. Việc chia sẻ kinh nghiêm thích ứng giữa các cộng đồng với nhau mang
lại lợi ích cho chính cộng đồng của họ và xã hội. Trong tương lai các tác động của
biến đổi khí hậu, tính dễ tổn thương và cách thích ứng được quyết định dựa vào việc
đánh giá đúng mức giá trị quan trọng của cộng đồng. Cách tiếp cận này là một
thành công và đã được chứng minh dựa trên kết quả nghiên cứu [10].
Sau khi đánh giá đúng mức tầm quan trọng của cộng đồng, cần lựa chọn
công cụ kết hợp thích ứng biến đổi khí hậu với các biện pháp giảm thiểu ở cấp địa
phương phù hợp. Để thích ứng và giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu cần lựa
chọn phương pháp và công cụ phù hợp do tổ chức cộng đồng đóng vai trò chủ đạo.
Công cụ thích hợp cho phép cộng đồng xác định việc thích ứng hoặc giảm thiểu,
hay thích ứng và giảm nhẹ là cần t hiết để đối phó với biến đổi khí hậu. Đồng thời,
công cụ sẽ giúp họ hình dung ra tất cả các quá trình giúp cho việc lựa chọn giải
pháp thích ứng phù hợp. Vì vậy, sự phát triển phù hợp của một phương pháp và một
công cụ để giúp các cá nhân, cộng đồng, địa phương và quốc gia trong quá trình ra
quyết định theo hướng tốt nhất để ứng phó với biến đổi khí hậu là rất cần thiết [11].
Đánh giá được tầm quan trọng của cộng đồng trong việc thích ứng biến đổi
khí hậu, cần có những hội thảo được mở ra để chia sẽ kinh nghiệm về lập kế hoạch
thích ứng được tiến hành bởi những chuyên gia am hiểu về cộng đồng tại địa
phương. Hội thảo đã được tiến hành ở Prince George, British Columbia, Canada,
với cán bộ thành phố và các bên liên quan cộng đồng để xây dựng năng lực địa
phương và bắt đầu một chiến lược thích ứng. Xu hướng khí hậu quá khứ và các kịch
bản trong tương lai dùng để truyền đạt hiểu biết rõ hơn về những thay đổi xảy ra và
dự kiến trong khu vực. Hội thảo đạt được cả hai mục tiêu dự định: (1) tăng cường
kiến thức và nâng cao nhận thức địa phương, và (2) xác định tác động ưu tiên cho
Prince George. Sử dụng phương pháp này, khi cộng đồng là người ra quyết định thì
62
sẽ đạt được hiểu biết tốt hơn về biến đổi khí hậu và các tác động, áp dụng kiến thức
địa phương của họ để lập chiến lược thích ứng và trở thành cộng đồng của sự thích
nghi tốt [12].
Đánh giá rủi ro dựa vào cộng đồng đã có hiệu quả tốt với việc thích ứng với
biến đổi khí hậu, đặc biệt là phương án tiếp cận từ dưới lên trên, từ người dân đến
các tổ chức, cơ quan, chính quyền. Trong khi giảm thiểu rủi ro dựa vào cộng đồng
không thể khắc phục được tất cả các khía cạnh của rủi ro khí hậu, thì công cụ CRA
đã góp phần hỗ trợ cộng đồng thích ứng với biến đổi khí hậu và có hiệu quả hơn
nhờ thảo luận với cộng đồng bằng cách sử dụng các ý tưởng và giải pháp của họ.
Công cụ CRAs đơn giản có thể ứng dụng rộng rãi, hỗ trợ các cộng đồng khác, đồng
thời góp phần trong hoạch định chính sách quốc gia và quốc tế [13].
Trong báo cáo kiểm tra tại Nicaragua (2006) về biến đổi khí hậu, các cộng
đồng dễ bị tổn thương và thích ứng cho thấy: Khan hiếm nước xảy ra ở tất cả các
khu vực, mặc dù có một số khu vực (Río San Juan) nằm trong vùng nhiệt đới ẩm ở
bờ Hồ Nicaragua, có nhiều lạch và sông. Tuy nhiên, các thành viên cộng đồng tại
Río San Juan báo cáo giảm lượng mưa tại đây, họ cho rằng nguyên nhân là do việc
khai thác gỗ, chăn nuôi gia tăng trong khu vực. Khu vực này thu hút rất nhiều nông
dân chăn nuôi từ những vùng thường bị hạn hán. Những người nông dân đến khu
vực đốt cây và bụi cây để tạo vùng đất mới cho việc chăn thả gia súc của họ. Ngoài
ra, việc di cư đến Costa Rica tạo ra nguồn tài chính quan trọng trong bối cảnh sinh
kế của cộng đồng. Nicaragua nằm trong khu vực thường bị bão Đại Tây Dương.
Mùa bão bắt đầu vào tháng sáu và kéo dài cho đến cuối tháng mười một, nhiệt độ
đặc biệt tăng, cộng đồng ở đây dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là đất sản xuất và tài
nguyên nước. Nguồn lực tài chính của các gia đình số ng ở Costa Rica là những tài sản lưu động như gia
súc, gia cầm và hạt giống bên cạnh một số khoản tín dụng. Giải pháp tổ chức (tài nguyên xã hội) cung
cấp hạt giống sau khi thu hoạch hoặc tổn thất do hạn hán hoặc bão. Về kinh tế, trong các cuộc họp cộng
đồng, các khoản tín dụng từ các ngân hàng và quỹ nông thôn (một hợp tác xã tài chính) đề cập đến như
là một nguồn vốn hỗ trợ thích ứng lâu dài [14].
Trong lĩnh vực y tế, đã có nghiên cứu đánh giá khả năng ứng với biến đổi khí
hậu dựa vào cộng đồng. Bằng cách sử dụng phương pháp mạch truyện kể để cung
63
cấp thông tin về những rủi ro, nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe c ộng đồng dưới tác
động của biến đổi khí hậu. Nghiên cứu đã được áp dụng ở nhiều nơi Mỹ, Bồ Đào
Nha, Canada,… . Đầu tiên ở Bồ Đào Nha đã phát hành 4 cốt truyện về các bệnh sán,
sốt sét, … kể tình trạng bệnh bằng cách sử dụng các yếu tố khí hậu trong hiện tạ i và
tương lai để ước tính mức độ rủi ro phát triển, lây lan, hạn chế của bệnh dưới tác
động của biến đổi khí hậu. Đối với các bệnh khác, mức độ rủi ro khác nhau giữa các
cốt truyện. Kết quả điều tra cho thấy tất cả mọi người dân Mỹ đều sẵn sàng tham
gia vào các vấn đề biến đổi khí hậu. Mục đích chung là làm tăng khả năng thích ứng
của địa phương và xã hội, kết quả là giúp đỡ cộng đồng chuẩn bị tốt hơn và đáp ứng
với những rủi ro về sức khỏe trước tác động của biến đổi khí hậu [15].
Ở miền Nam Honduras, dự án phát triển và rủi ro khí hậu cho thấy những
cộng đồng dễ bị tổn thương chịu thiệt hại của bão nhiệt đới, mưa lớn, gió mạnh và
hạn hán. Những mối nguy hiểm khí hậu phần lớn được kết hợp với sự thay đổi khí
hậu. Sinh kế của người dân chủ yếu dựa vào nông nghiệp tự cung tự cấp và các
nguồn tài nguyên thiên nhiên, họ rất dễ bị tổn thương trước các rủi ro khí hậu. Mặc
dù họ có một số chiến lược để đối phó với những rủi ro, tuy nhiên năng lực thích
ứng của họ thấp. Đối với hầu hết các biện pháp hữu hiệu, họ dựa vào viện trợ nước
ngoài. Đầu tiên phân tích cũng cho thấy, các nguồn tài nguyên thiên nhiên cần được
bảo vệ nhiều hơn, vì chúng hình thành cơ sở của sinh kế của người dân. Thứ hai,
nguồn lực vật chất như nhà ở và đường giao thông đã không nhận được bất kỳ hỗ
trợ cho đến hiện tại mặc dù điều này rất quan trọng trong bối cảnh khí hậu. Thứ ba,
thu nhập tài chính là rất quan trọng trong việc đối phó với biến đổi khí hậu, và các
lựa chọn thay thế để tăng cường và ổn định thu nhập là cần thiết. Cuối cùng, nguồn
nhân lực và xã hội tạo điều kiện thích nghi và yêu cầu được hỗ trợ đầy đủ từ các bên
liên quan [16].
Công bố nghiên cứu về việc đánh giá và xác định các chính sách thích ứng
để hỗ trợ người Inuit giảm nhẹ tình trạng dễ bị tổn thương bởi biến đổi khí hậu và
tăng khả năng thích ứng. Nghiên cứu thực địa, tiến hành từ năm 2006 và 2009, bao
gồm 443 phỏng vấn bán cấu trúc, tập trung vào 20 nhóm/hội thảo cộng đồng, và 65
64
cuộc phỏng vấn với các nhà hoạch định chính sách ở các cấp địa phương, khu vực
và quốc gia. Tổng hợp các kết quả qua các trường hợp nghiên cứu cho thấy chính
sách còn rất nhiều thiếu sót về tầm quan trọng của biến đổi khí hậu, tuy nhiên khả
năng thích ứng của người Inuit lại rất đáng kể. Nhận ra điều này cần khắc phục các
rào cản chính sách: (i) hỗ trợ giảng dạy và truyền tải kiến thức và kỹ năng môi
trường đất, (ii) tăng cường và xem xét khả năng quản lý khẩn cấp, (iii) đảm bảo tính
linh hoạt của chế độ quản lý tài nguyên, ( iv) cung cấp hỗ trợ kinh tế để tạo điều
kiện thích ứng cho các nhóm có thu nhập hộ gia đình hạn chế, nghiên cứu (v) tăng
nỗ lực để xác định các yếu tố nguy cơ ngắn hạn và dài hạn và các tùy chọn đáp ứng
thích nghi, (vi) bảo vệ cơ sở hạ tầng quan trọng, và (vii) nâng cao nhận thức của
biến đổi khí hậu tác động và thích ứng trong số các nhà hoạch định chính sách.
Những thay đổi này có ý nghĩa đối với dân người Inuit Canada, sinh kế của nhiều
người trong số họ phụ thuộc vào săn bắn và đánh bắt cá (ACIA, 2005;Furgal và
Prowse, 2008).
Bước đầu tiên là xây dựng bảng đánh giá tính dễ tổn thương dựa vào cộng
đồng và bước tiếp theo là dựa vào sự hiểu biết theo cách của người Inuit đang trải
qua để ứng phó với biến đổi khí hậu, căn cứ vào đó để xác định và kiểm tra các
công cụ chính sách. Sự tập trung vào người Inuit phản ánh sự cần thiết phát triển
các sáng kiến về chính sách đối với tình trạng dễ bị tổn thương ngày càng cao của
người dân Canada và toàn cầu. Ở một mức độ rộng hơn, kinh nghiệm của người
Inuit về thích ứng với biến đổi khí hậu là một ví dụ điển hình, đòi hỏi cấp thiết hiện
nay là khuyến nghị các chính sách có liên quan hỗ trợ cho các dân tộc bản địa thích
ứng, đặc biệt là những người có văn hóa và sinh kế gắn liền với đất, có truyền thống
lối sống lâu đời [17].
Trong báo cáo kiểm tra CRiSTAL tại Sri Lanka về sinh kế và biến đổi khí
hậu cho thấy hạn hán và lũ lụt đã được xác định là nguy hiểm chính trong vùng dự
án. Tuy nhiên, trong việc xác định nguy cơ quan trọng thứ ba, các ngư dân lưu ý
thay đổi điều kiện nước biển, trong khi những người phụ nữ ghi nhận nhiệt độ tăng
lên. Những tác động và chiến lược đối phó được xác định bởi các ngư dân có xu
65
hướng tập trung vào các hoạt động tạo thu nhập, trong khi phản ứng của phụ nữ
nhấn mạnh cả hai hoạt động tạo thu nhập và các vấn đề y tế hộ gia đình. Kết quả là:
Một bản tóm tắt chiến lược đối phó với hạn hán bao gồm: chuyển đổi lao động
trong thời gian hạn hán sang làm gạch, vỏ sò và khai thác san hô. Trong chăn nuôi,
để tránh giảm năng suất trong mùa hạn hán cộng đồng dẫn g ia súc đến đồng cỏ xa
xôi khoảng 100-200 km để có nguồn thức ăn và nước uống. Cuộc hành trình mất
khoảng hai tuần, gia súc trưởng thành đi thành bầy đàn, các gia súc nhỏ được vận
chuyển bằng xe. Một bản tóm tắt của các chiến lược đối phó lũ lụt được đưa ra bao
gồm việc thay đổi trong thời gian trồng cây hợp lý, di chuyển đến nhà hàng xóm
nếu nhà của bạn đang bị đe dọa lũ lụt. Chiến lược đối phó cho những thay đổi trong
điều kiện nước biển dâng tương tự như đối với hạn hán, thay đổi việc làm thường
xuyên, hoặc di chuyển đến các khu vực đánh bắt cá khác [18].
2.2.2 Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam
Trong những năm qua tại Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về các
mô hình thích ứng và giảm thiểu với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, giảm tính
tổn thương và nâng cao năng lực thích ứng. Trong đó, việc lựa chọn công cụ phù
hợp với từng địa phương mang yếu tố quyết định [19]
Nghiên cứu về tác động, khả năng ứng phó biến đổi khí hậu và một số vấn đề về chính sách
- nghiên cứu trường hợp đồng bào các dân tộc thiểu số vùng núi phía Bắc, đã chỉ ra những bất cập của
chính sách hỗ trợ người dân tộc thiểu số t rong việc thích ứng và giảm thiểu tác động tiêu cực của biến
đổi khí hậu. Kết quả cho thấy, cộng đồng dân tộc thiếu số đã có những sáng kiến nhằm
giảm thiểu tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu và thảm họa thiên tai. Tuy nhiên,
có sự suy giảm các nguồn lực tự nhiên; sự đánh giá có phần phiến diện/thiếu khách
quan của các cơ quan có quyền ra quyết định; sự thiếu hụt về nguồn lực tài chính;
và sự yếu kém/thiếu động bộ trong các quy định pháp luật [20].
Một cuộc khảo sát đã tiến hành nghiên cứu về kiến thức, thái độ, hành vi (sự
quan tâm) của người dân đối với biến đổi khí hậu và còn một số các nghiên cứu về
khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của các cộng đồng cư dân khác nhau, chủ
yếu là tại đồng bằng sông Cửu Long. Thích ứng với biến đổi khí hậu là giải pháp
66
chiến lược để ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam nói chung và Đồng bằng
sông Cửu Long nói riêng. Cách tiếp cận dựa trên tổn thương, dựa vào cộng đồng, và
dựa vào hệ sinh thái, trên cơ sở kết hợp các nguồn lực và các chủ thể trong vùng, là
cách tiếp cận phù hợp để đồng bằng sông Cửu Long thích ứng hiệu quả với biến đổi
khí hậu đang ngày càng tăng. Nhận định chung rằng chính phủ Việt Nam đã tích
cực tham gia vào các hoạt động chung của quốc tế, thành lập các cơ quan nghiên
cứu và xây dựng các phương án ứng phó biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, những nỗ lực
này chỉ mới thể hiện ở một số bộ, ngành trung ương được giao nhiệm vụ trực tiếp
liên quan đến các hoạt động này. Nhiều bộ, ngành còn chưa tham gia đúng mức. Cơ
sở dữ liệu khoa học về biến đổi khí hậu còn rất hạn chế. Ở cấp độ địa phương và
cộng đồng, nhận thức về vấn đề này còn đơn giản và vai trò tích cực, chủ động của
mỗi cộng đồng chưa được quan tâm đúng mức. Để ứng phó với biến đổ i khí hậu đạt
hiệu quả, cần phải có tri thức khoa học liên ngành và đa ngành, trong đó không thể
thiếu sự đóng góp của khoa học xã hội [21].
Tại xã Tây Phong, Tỉnh Hòa Bình, [22] có các hiện tượng thời tiết cực đoan
như: mưa lũ, hạn hán,… làm giảm năng suất, giảm diện tích lúa, sâu bệnh tăng, ….
Nguồn sinh kế của cộng đồng, đặc biệt là hộ ngèo chiếm 80% tập trung vào hai loại
cây trồng chính là lúa và mía đường. Do đó các hộ ngèo là hộ bị tổn thương nhiều
nhất của hiện tượng khí hậu cực đoan nhưng năng lực thích ứng của cộng đồng này
lại khó khăn về: tài chính, kỹ thuật, thông tin hiểu biết về khí hậu,… Một nghieen
cứu khác đề cập đến phương thức sinh kế của người dân ở các vùng ngập mặn phía
Nam có liên quan đến ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Dữ liệu trong bài viết này từ
cuộc khảo sát kinh tế - xã hội vùng ngập mặn Nam Việt Nam do Viện Xã hội học và
Trung tâm nghiên cứu phát triển Kinh tế -xã hội (SEDEC) thực hiện vào năm 2005-
2006, với 950 phiếu điều tra hộ ở 19 xã và các nghiên cứu định tính tại 49 xã thuộc
4 tỉnh: Bạc Liêu, Cà Mau, Trà Vinh, Sóc Trăng. Theo tác giả sự thay đổi về độ che
phủ của rừng ngập mặn, biến động thời tiết, sự di dân và tái định cư, dịch cúm gia
cầm, dịch bệnh ở tôm, ... đã làm thay đổi chiến lược sinh kế của các hộ gia đình
vùng ngập mặn. Một số các chiến lược sinh kế đó là đa dạng hóa nghề nghiệp, thay
67
đổi việc làm, điều chỉnh các nguồn lực tài nguyên như đất đai và mặt nước nuôi
trồng thuỷ sản, vay vốn,... dựa trên các nguồn lực con người, vốn xã hội, vốn thiên
nhiên hay tài nguyên (rừng, mặt nước nuôi trồng thủy sản, nguồn lợi biển, đa dạng
sinh học),... Nghiên cứu chú trọng phân tích nhóm yếu thế (nghèo, dân tộc Khmer,
nhóm tái định cư, mù chữ) có nguồn lực vật chất, tài nguyên, tài chính rất hạn chế
nên chiến lược sinh kế của họ chủ yếu là sử dụ ng tối đa nguồn lực lao động và khai
thác nguồn lợi ven biển để đa dạng hóa nguồn thu nhập. Tuy nhiên, họ có thể làm
gia tăng nguy cơ cạn kiệt nguồn tài nguyên vùng ngập mặn, mất đi sự đa dạng sinh
học. Tác giả đưa ra một số giải pháp thích ứng với biến đổ i khí hậu như phát triển
ngành thủy sản, cung cấp vốn tín dụng, phát triển rừng ngập mặn và đa dạng sinh
học [23].
Dựa trên một nghiên cứu định tính và định lượng từ tháng 9 năm 2005 đến 9
năm 2008 được tài trợ bởi Quỹ Rockefeller, do Viện Dân tộc học triển khai về về cơ
chế ứng phó với thực trạng an ninh sinh kế của các dân tộc thiểu số vùng cao.
Nghiên cứu chọn địa bàn khảo sát là bản Piêng Phô (dân tộc Thái), thuộc xã Phà
Đánh và bản Bình Sơn 1 (dân tộc Khơ -mú), thuộc xã Tà Cạ, huyện Kỳ Sơn, tỉnh
Nghệ An. Từ cuộc nghiên cứu trên tại bản Bình Sơn 1 cho thấy người Khơ -mú ở
Bình Sơn 1 bị thiếu lương thực nghiêm trọng [24].
Sự xói mòn đất đai, khí hậu ngày càng khắc nghiệt, thiên tai bất thường; tiến
bộ kỹ thuật trong nông nghiệp chưa được áp dụng trong canh tác nương rẫy, v.v. đã
dẫn đến tình trạng thiếu lương thực. Các tác giả đề xuất trong quá trìn h chuyển đổi
cơ cấu cây trồng, vật nuôi cần chú trọng nhận thức, tập quán canh tác và văn hóa tộc
người ở địa phương. Nghiên cứu cũng cho thấy các mối quan hệ gia đình, dòng họ
tạo nên sự đoàn kết gắn bó đặc biệt trong làng bản nhằm đảm bảo an ninh lương
thực. Các hộ dân có nhiều biện pháp ứng phó khác nhau như đi làm thuê lấy tiền
mua lương thực, khai thác lâm sản, vay mượn, bán gia tài. Tuy nhiên, những biện
pháp này chỉ mang tính ứng phó nhất thời. Ngoài ra, khai khẩn thêm ruộng bậc
thang và giao rừng cho dân kết hợp với các biện pháp chính sách về hưởng lợi từ
rừng được khuyến khích [25].
68
Tại Tp Huế, lưu vực sông Hương cung cấp nước cho mọi hoạt động cho
thành phố và những người dân sống dọc theo sông. Biến đổi khí hậu sẽ tăng tần suất
và mức độ nghiêm trọng của bão lụt cũng như dẫn đến làm tăng nhiệt độ, lượng
mưa thay đổi và mực nước biển dâng, người dân đang phải đối mặt với những vấn
đề liên quan đến nhiều nước. Tuy nhiên, mức độ nhận thức về biến đổi khí hậu vẫn
còn rất hạn chế trong chính quyền và cộng đồng. Nhiều cán bộ của các ngành có
liên quan của nhà nước thừa nhận rằng họ thiếu thông tin và sự hiểu biết, chỉ có một
vài người đã từng nghe nói về biến đổi khí hậu. Hầu hết mọ i người tại địa phương
nghiên cứu cho biết họ chỉ có đủ khả năng để tự bảo vệ mình khỏi lũ lụt, còn bão thì
vẫn không thể. Phụ nữ đóng một vai trò lớn và quan trọng trong việc ngăn ngừa
thiên tai, nhưng vai trò của họ vẫn còn bị bỏ qua. Các giải pháp được đề xuất nhằm
thích ứng ở cấp độ cộng đồng hiện thời và lâu dài ở các địa phương có khác nhau
tùy thuộc vào sự khác biệt về kinh tế - xã hội và điều kiện tự nhiên. Nhà nước đã có
các nỗ lực tái trồng rừng và định cự các hộ dân dễ bị ảnh hưởng. Mặc dù những
chương trình này chủ ý nhằm mục đích hướng đến thích ứng với biến đổi khí hậu,
nhưng nó đã góp phần làm tăng khả năng ứng phó của người dân và môi trường.
Các cán bộ cấp tỉnh, huyện thừa nhận rằng nên có một kế hoạch hành động để giúp
đỡ các ngành và địa p hương trong tỉnh nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu. Kế
hoạch hành động nên tập trung vào nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu và xây
dựng năng lực về thích ứng cho cả các cán bộ chính quyền các cấp cũng như người
dân địa phương. Ngoài ra, cần thiết nên có hỗ trợ trực tiếp cho các địa phượng thực
hiện các biện pháp thích ứng và giảm thiểu thiệt hại do biến đổi khí hậu [26].
69
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Kết quả danh sách nguồn sinh kế quan trọng và bị ảnh hưởng
3.1.1 Kết quả tham vấn cộng đồng
Thông qua 2 đợt tham vấn cộng đồng, ngoài việc các hộ dân ủng hộ nội dung
buổi tham vấn, cộng đồng cũng có đưa ra nhiều thắc mắc và mong muốn cho việc
thực hiện công trình nghiên cứu/tiểu dự án, được tóm tắt như sau:
- Toàn thể nhân dân địa phương đồng ý hỗ trợ thực hiện công trình nghiên
cứu/tiểu dự án, mong muốn đảm bảo sinh kế hộ gia đình trong đi ều kiện biến
đổi khí hậu.
- Đánh giá được hiện trạng sinh kế tại địa phương, xác định nguồn sinh kế
quang trọng nhất. Cũng như đánh giá được hiện trang khí hậu thay đổi trong
nhiều năm qua;
- Để hỗ trợ thích ứng và giảm nhẹ những tác động đến cộng đồng và hoạt động
sống của người dân, các buổi tham vấn của công trình nghiên cứu/ tiểu dự án
phải tiến hành nhanh và hoàn thành từng công đoạn;
- Ghi nhận các ý kiến phản hồi của cộng đồng, khắc phục cho việc viết báo
cáo;
- Cộng dồng để xuất và cho biết nhưng thích ứng của họ trong hiện tại và
tương lai; đặc biệt, cần sự quan tâm về chính sách, hỗ trợ của chính quyền
khi thiên tai xảy ra. Đề xuất những buổi nói chuyện, học hỏi kinh nghiệm
cũng như các lớp học về phòng chống thiên tai để có những giải pháp đảm
bảo sinh kế về lâu dài.
3.1.1.1 Ý kiến của chính quyền địa phương
Xung quanh công trình nghiên cứu/tiểu dự án có nhiều ý kiến từ UBND xã
và đại diện người dân thuộc vùng dự án. Nhìn chung, những ý kiến từ phía địa
phương có thể được tóm gọn như sau:
70
- Hầu hết người dân địa phương và UBND xã trong vùng dự án ủng hộ nhiệt
tình việc thực hiện công trình nghiên cứu/ tiểu dự án. Nhóm tư vấn, phổ biến
các thông tin, chiến lược liên quan đến công trình nghiên cứu/tiểu dự án,
đồng thời đưa ra những lợi ích mà công trình nghiên cứu/tiểu dự án mang lại.
Nghiên cứu kết thúc, cộng đồng địa phương sẽ hiểu về biến đổi khí hậu,
nhưng giải pháp hỗ trợ đảm bảo sinh kế.
- Địa phương sẽ tạo những điều kiện thuận lợi và hỗ trợ tối đa cho công trình
nghiên cứu/ tiểu dự án, đặc biệt là đối với vấn đề tập trung cộng đồng dân tộc
thiểu số và cung cấp thông tin hỗ trợ.
- Đồng ý với các biện pháp thích ứng và giảm nhẹ tác động của biến đổi khí
hậu đã nêu trong báo cáo;
- Nhóm cam kết thực hiện nghiêm túc việc làm và đánh giá đúng hiện trạng
mà công trình nghiên cứu/tiểu dự án yêu cầu như điều kiện khí hậu, sinh kế
người dân.
- UBND xã và đại diện người dân của xã sẽ cùng nhau hợp tác chia sẻ những
vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện nghiên cứu/ tiểu dự án.
3.1.1.2 Tham vấn cộng đồng cấp xã
Thành phần tham dự
Đại diện UBND xã , Cán bộ trường Đại Học Tây Nguyên, Cán bộ trường
Cao Đẳng Nghề Thanh Niên Dân Tộc Tây Nguyên,…
Nội dung tham vấn
- Giới thiệu các công trình nghiên cứu, xác định phạm vi thực hiện của các
Tiểu dự án thuộc các huyện Cư M’Gar, Lăk, Ea Hleo, Krông Bông, Ea Hleo,
Krông Buk đánh giá tác động sinh kế do biến đổi khí hậu gây ra, đưa ra ý
kiến về các biện pháp thích ứng và giảm nhẹ. Xác định những yếu tố của cần
được quan trắc theo dõi định kỳ.
71
- Ý kiến của địa phương xung quanh vấn đề thực hiện công trình nghiên
cứu/tiểu dự án.
- Những ý kiến, giải pháp sẽ được ghi chép cụ thể, công khai và được thể hiện
trong nội dung báo cáo.
3.1.1.3 Tham vấn cấp buôn, làng
Thành phần tham dự
Tại cấp buôn, làng tham vấn cộng đồng được thực hiện với 2 nhóm chủ yếu:
(1) Người bị ảnh hưởng trực tiếp; (2) Người bị ảnh hưởng gián tiếp.
Nhóm người hưởng lợi trực tiếp/gián tiếp bao gồm Lãnh đạo và nhân dân các
huyện, xã trong vùng công trình nghiên cứu/tiểu dự án. Công trình nghiên cứu sẽ
giúp cộng đồng xác định nguồn sinh kế quan trọng, từ đó tăng sản lượng nông
nghiệp và cải thiện điều kiện sống của người dân thông qua việc hõ trợ kiểm soát
chất lượng nước, lấy và giữ nước ngọt phục vụ sản xuất và sinh hoạt, cải thiện điều
kiện tưới tiêu, cải thiện điều kiện giao thông và môi trường sống. Tăng việc làm tại
nông thôn thông qua việc thâm canh, nuôi trồng thuỷ sản, tiếp thị và phân phối sản
phẩm nông nghiệp bằng các giải pháp thích ứng được chia sẽ giữa các cộng đồng.
Nội dung tham vấn
- Thông báo các việc cần làm cuả công trình nghiên cứu
- Thảo luận về các tác động của biến đổi khí hậu đến an ninh sinh kế.
- Nhân dân và chính quyền địa phương trong khu vực nghiên cứu cũng như
người tham gia cùng trao đổi và thảo luận xung quanh các vấn đề khí hậu, sinh
kế.
- Tham khảo và đề xuất giải pháp thích ứng từ các bên liên quan.
72
3.1.2 Các nguồn sinh kế cộng đồng quan trọng
Qua các buổi tham vấn cộng đồng, dữ liệu và khảo sát thực địa cho thấy
nguồn sinh kế chủ yếu của cộng đồng tại các vùng này là sản xuất nông nghiệp,
trong đó trồng cây công nghiệp dài ngày là chính.
Bảng 3.1 Tổng hợp nguồn sinh kế cộng đông dân tộc thiểu số tại Đắk Lắk
Nguồn sinh kế Đơn vị tính (người) Trung bình
Trồng trọt % 75,8
Chăn nuôi % 0
Lâm nghiệp % 4,8
Dịch vụ thương mại % 9,7
Khác % 9,7
(Nguồn: tổng hợp kết quả tham vấn thực địa tại Tỉnh Đắk Lắk, 2013)
Qua bảng cho thấy nguồn sinh kế của cộng đồng dân tộc thiểu số tại Đắk Lắk
chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp chiếm 75,8%. Tỷ lệ các hộ gia đình có điều kiện
kinh tế khá giả, giàu có không có, các hộ gia đình có điều kiện kinh tế trung bình
chiếm 69,3%, còn các hộ ngèo và cận ngèo chiếm tỷ lệ cao 30,7%. Qua tiếp cận với
các cộng đồng có một số nguồn lực hạn chế như sau: tiếp cận thông tin khoa học
kém, phương pháp cánh tác, diệt sâu bọ, đường giao thông đi lại khó khăn, thiếu
phương tiện cánh tác …
Bảng 3.2 Tổng hợp mức độ kinh tế hộ gia đình cộng đồng dân tộc thiểu số tại Đắk
Lắk
Loại hộ Giàu Trung bình Nghèo Cận nghèo
Tỷ lệ (%) 0 69,3 12,8 17,9
(Nguồn: tổng hợp kết quả tham vấn thực địa tại Tỉnh Đắk Lắk, 2013)
73
3.1.3 Tác động hiện tượng khí hậu đến nguồn sinh kế cộng đồng quang trọng
Qua tham vấn cộng đồng kết hợp với bảng hỏi phỏng vấn trực tiếp cộng
đồng và các các bộ địa phương, già làng về mức độ và tác động của các hiện tượng
thời tiết đến hoạt động sản xuất nông nghiệp của cộng đồng được thể hiện trong
bảng sau:
Bảng 3.3 Tổng hợp các hiện tượng thời tiết cực đoan cộng đồng dân tộc thiểu số tại
Đắk Lắk
Các hiện tượng khí hậu cực đoan trong thời gian 5-10 năm
Đối tượng
Mức độ tác động
Tăng Ổn định Giảm
Đơn vị tính (người tham
gia)
Hạn hán 100 0 0 %
Mưa lũ 50 16,6 33,3 %
Nhiệt độ tăng 96,9 3,1 0 %
Xói lở, trượt
đất
93,7 6,3 0 %
Lốc xoáy 50 25 25 %
(Nguồn: tổng hợp kết quả tham vấn thực địa tại Tỉnh Đắk Lắk, 2013)
Kết quả từ việc tham vấn cộng đồng cho thấy, 100% cộng đồng xác định hạn
hán gia tăng tại khu vực trong vòng 10 năm qua. Sự gia tăng nhiệt độ thúc đẩy quá
trình quan hợp tạo ra nhiều CO2 làm cho các laoij cây trồng chủ lực như cà phê, hồ
tiêu, cao su,… vẫn phát triển tốt và duy trì sản xuất nhưng cần có nhưng giải pháp
phù hợp để thích ứng với điều kiện khí hậu thay đổi thất thường và xu hướng kéo
dài. Nhiệt độ tăng làm thay đổi các quy luật thời tiết do đó làm ảnh hưởng trực tiếp
đến năng suất, chất lượng sản phẩm cây trồng. Những đợt hạn hán làm cho các
sông, suối, mạch nước ngầm suy giảm mực nước dẫn đến không đủ nguồn nước
74
tưới cho cây trồng. Mạng lưới khuyến nông có tồn tại nhưng hoạt động hạn chế, hệ
thống thủy lợi còn rất thiếu so với sản xuất nông nghiệp tại địa phương.
Mưa lũ xuất hiện nhiều làm gia tăng mức độ rủi ro trong sản xuất vì hầu hết
sản xuất ở đây phụ thuộc vào nước mưa, nước ngầm nên tình trạng thiếu nước phổ
biến. Cây cà phê cần nước để đáp ứng nhu cầu sinh trưởng và tạo quả nhưng vào
các tháng 4 - 7 nhưng lượng mưa có xu hướng phân bố không đều và vào tháng 4 và
tháng 7 thì thấp (hình 2.2) làm cho cây thiếu nước, quả khô và rụng, nhân nhỏ dẫn
đến thiết hại về năng suất và chất lượng. Những thay đổi trong mùa màng, năng suất
giảm trong khi đó đòi hỏi chi phí đầu vào cho tưới tiêu nhiều làm cho thu nhập lại
giảm.
Biến đổi khí hậu làm cho năng suất, sản lượng cây trồng và vật nuôi bị giảm,
sức đề kháng của vật nuối kém, đồng thời môi trường thuân lợi cho dịch bệnh phát
triển gây ra nhiều bệnh trên con người, gia súc, gia cầm. rừng mất dần có nguy cơ
tiệt chủng của động thực vật, mất đi nguồn gen quý đồng thời đất bị rửa trôi, khô
cằn.
Bảng 3.4 Danh sách các nguồn lực sinh kế nhất quan trọng nhất và bị ảnh hưởng bởi
các mối nguy hiểm khí hậu nhằm thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu.
Theo thang điểm 4, nguồn
sinh kế quang trọng nhất là trồng
trọt (cây cà phê, hồ tiêu,…), và
việc biến đổi khí hậu ảnh hưởng
quan trong lên nguồn sinh kế của
họ và nguồn nước phục vụ cho
việc tưới tiêu 3 điểm.
75
3.2 Năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu
Hiện nay, Tỉnh Đắk Lắk chưa có bộ phận phụ trách việc giảm nhẹ rủi ro hay
thích ứng với biến đổi khí hậu từ ủy ban nhân dân tỉnh đến địa phương, các hoạt
động chủ yếu dựa vào ủy ban nhân dân tại địa phương, các phòng ban không
chuyên.
Trước đây, tỷ lệ con em không đi học chiếm tỷ lệ cao nhưng hiện nay tỷ lệ
học sinh đến trường khá cao, nhận thức của người dân cũng dần phát triển hơn.
Trong các buổi tham vấn vẫn có những thành viên cộng đồng không biết chữ, không
nói được ngôn ngữ phổ thông chiếm 2,9%, trong đó 80,6% sống dựa vào nghề
nông.
Bảng 3.5 Trình độ học vấn cộng đồng
Trình độ học vấn (%)
Đi học Không đi học
97,1 2,9
(Nguồn: tổng hợp kết quả tham vấn thực địa tại Tỉnh Đắk Lắk, 2013)
Tại tỉnh có nhận được sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho việc phòng chống
thiên tai, nhưng tại xã, thôn chưa có kinh phí phục vụ cho công tác biến đổi khí hậu,
thay đổi điều kiện môi trường và các hiện tượng thời tiết cực đoan. Chưa có cán bộ
chuyên môn phụ trách do đó việc truyền đạt thông tin, triển khai công tác khi rủi ro
khí hậu xảy ra gặp nhiều khó khăn. Việc giảm nhẹ rủi ro thiên tai và thích ứng hoàn
toàn tự phát từ cộng đồng tại chỗ nhưng diễn ra chậm, 100% chưa được tham gia
tập huấn hay các buổi hội thảo về biến đổi khí hậu hay các hiện tượng thời tiết cực
đoan.
76
Bảng 3.6 Nhận thức của cộng đồng
Nhận thức của người
dân
Số người trả lời Tỷ lệ(%) Nguồn thông tin
Không biết 6 17,14
Biết 29 82,86
Tivi, báo đài, phường
xa, …
(Nguồn: tổng hợp kết quả tham vấn thực địa tại Tỉnh Đắk Lắk, 2013)
Nhìn chung, nhận thức của cộng đồng về biến đổi khí hậu còn hạn chế, trong
đó 82,86% biết về biến đổi khí hậu qua các phương tiện thông tin đại chúng và
17,14% không biết gì về biến đổi khí hậu. Họ chưa nhận thức được rằng các hiện
tượng khí hậu cực đoan như hạn hán, mưa lũ, nhiệt độ tăng cao,… là các biểu hiện
của biến đổi khí hậu.
3.3 Đề xuất chiến lược thích ứng được áp dụng bởi cộng đồng địa phương
Qua kết quả tham vấn một danh sách các kết quả thích ứng được đề ra từ đó
cộng đồng tập trung vào điều chỉnh các dự án hiện tại và các hoạt động mới để hỗ
trợ thích ứng khí hậu, được trình bày như sau:
Chuyển đổi cơ cấu việc làm sang đi làm thuê, buôn trái cây, làm thủ công
(đan rổ, tre, …), … Tạo nguồn thu nhập thay thế cho người dân trong vùng, giảm
việc khai thác rừng, làm giảm tác động của mất mùa, hạn hán, lũ lụt, thay đổi nhiệt
độ bất thường, hay lượng mưa giảm.
Bảo vệ rừng, siết chặt công tác quản lý rừng, áp dụng các giải pháp quản lý
rừng dựa vào cộng đồng, quản lý hệ thống thủy lợi, thoát nước lũ, bảo tồn đa dạng
sinh học. Diện tích rừng đang bị thu hẹp do tình trạng khai thác trái p hép; người
dân không phản ánh nhiều về vấn đề môi trường do chưa nhận thức được những tác
hại trực tiếp của môi trường bị phá hủy. Vấn đề môi trường và bảo vệ chưa đi vào
nhận thức của người dân mặc dù họ đang chịu ảnh hưởng của môi trường hằng
ngày. Việc áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp còn hạn chế vì
khả năng tiếp cận mới công nghệ mới của người dân còn rất hạn chế. Tuy nhiên, do
77
có sự phá rừng và giảm số lượng cây có sẵn để sản xuất than, bán gỗ quý, đông vật
hoang dã,… lợi ích từ các hoạt động sinh kế này rất cao nên đe dọa nghiêm trọng hệ
sinh thái rừng.
Trong sản xuất: cải thiện hệ thống thủy lợi như đập nhỏ tại suối, hồ chứa
nước để cung cấp nước tưới cho mùa khô. Trước hiện tượng biến đổi khí hậu, giới
nam có những hành động thích ứng khác với giới nữ. Khi hạn hán xảy a, những
người nam cho rằng phải khoan thêm nhiều giếng hoặc hơm nước từ xa nhưng việc
bơm nước từ xa sẽ rất tốn kém. Khi có hiện tượng sâu hại, dịch bệnh cho cấy trồng
họ có được những phương pháp như phun thuốc trừ sâu, vệ sinh chuồng trại,…để
thích ứng và duy trì nguồn sinh kế của gia đình.Bên cạnh đó khi có hiện tương mưa
liên tục, cộng đồng cả giới tình nam và nữ vẫn chưa có giải pháp thích ứng và giảm
nhẹ rủi ro. Một bộ phận cộng đồng vẫn canh tác theo phương pháp truyền thống
xưa, đất đai bị bạc màu họ phải chuyển sang chỗ khác để trồng, nhưng đất trồng trọt
còn ít, khó khai thác thêm. Xây dựng cơ cấu cây trồng phù hợp: sử dụng giống chịu
hạn như cà phê, lúa, ngô, sắn, .. và xen kẽ giống cây như cà phê và lúa, chăn nuôi
bò và trồng cỏ cao sản, ao nuôi cá sử dụng cỏ đồng [27].
Hỗ trợ từ các bên liên quan về việc cho vay vốn sản xuất tái tạo giống mới
cải thiện hệ thống thủy lợi. Tăng cường công tác tuyên truyền và nâng cao nhận
thức đồng thời chia sẽ kinh nghiệm thích ứng với biến đổi khí hậu. Có sự khác biệt
lớn về nguồn thu nhập giữa các buôn, làng khác nhau phụ thuộc vào khả năn g tiếp
cận tài nguyên thiên nhiên hoặc kỹ năng trồng trọt, ngoài ra còn có sự quan tâm của
các già làng, buôn trường về kỹ thuật, chính sách và hỗ trợ tài chính. Điều này giải
thích các mức độ khác nhau giữa khả năng thích ứng của các buôn làng. Ví dụ, tại
buôn Drao, Huyện Cư M’Gar nhận được sự hỗ trợ cho vay vốn của hội phụ nữ là 10
triệu VNĐ/ năm cho việc trồng trọt, chăn nuôi.
78
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Cộng đồng dân tộc thiểu số là đối tượng dễ bị ảnh hưởng bởi tác động của
biến đổi khí hậu, CRiSTAL lấy cộng đồng là vai trò trung tâm trong việc thích ứng
với biến đổi khí hậu ở cấp cộng đồng, dựa trên kinh nghiệm thực tế về các rủi ro khí
hậu hiện tại. Kết quả từ việc sử dụng chương trình CRiSTAL giúp các nhà quản lý
và nhà hoạch định chính sách ra quyết định cho cộng đồng phụ thuộc vào tự nhiên,
làm thế nào để hỗ trợ thích ứng với biến đổi khí hậu đảm bảo sinh kế ở các cộng
đồng vùng nông thôn.
Kết hợp kiến thức và kinh nghiệm của cộng đồng khi giải quyết thích ứng
biến đổi khí hậu ở cấp cộng đồng.
Sử dụng tốt kinh nghiệm của cộng đồng trong thích ứng biến đổi khí hậu,
chính sách lâu dài quản lý phù hợp để đảm bảo hiệu quả và phổ biến rộng rãi, trao
đổi kinh nghiệm thích ứng giữa các cộng đồng.
Nâng cao năng lực thích ứng thông qua nâng cao nhận thức về lợi ích cũng
như kế hoạch phù hợp trong việc thay đổi nguồn sinh kế, ít phụ phụ vào tự nhiên để
thích ứng với biến đổi khí hậu.
Xây dựng một khung chính sách phù hợp để tăng cường khả năng thích ứng
của cộng đồng đảm bảo sinh kế người nông dân. Điều này đòi hỏi một sự hiểu biết
về các điều kiện tự nhiên, môi trường xung quanhm khí hậu thời tiết đó là một phần
biến đổi khí hậu, sự hiểu biết về cách thức mà tự nhiên đem lại và các cộng đồng
thích ứng khi các sự kiện biến đổi khí hậu xảy ra.
Kiến nghị
Khuyến nghị được đưa ra là cần tổ chức các buổi tham vấn hiểu sâu về cộng
đồng khi thực hiện dự án tại khu vực, có chương trình kế hoạch để hỗ trợ cộng đồng
trong hiện tại và tương lai. Cần tiếp tục phát triển hướng đi này là cần thiết để làm
rõ tính bền vững của chiến lược giảm nhẹ và thích ứng hiện nay liên quan đến các
79
điều kiện tự nhiên và các hoạch định chính sách mới để tăng khả năng làm chủ
nguồn sinh kế không phụ thuộc vào tự nhiên theo các kịch bản khí hậu khác nhau.
80
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
[1]. Bộ Tài Nguyên Môi Trường, Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. 2012.
[2]. Trường, B.T.N.M., Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí
hậu. 2008.
[3]. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK LẮK, Báo cáo cuối cùng: Chiến lược
phát triển Tỉnh Đắk Lắk và thành phố Buôn Ma Thuột, 2011.
[4]. Nguyễn Thuận, Đắk Lắk: Biến đổi khí hậu - Mối hiểm họa của ngành nông
nghiệp 2012.
[5]. ỦY BAN NHAN DÂN TỈNH ĐẮK LẮK, Báo cáo thực hiện kế hoạch kinh
tế - xã hội, an ninh - quốc phòng 6 tháng đầu năm và nhiện vụ trọng tâm 6 tháng
cuối năm 2013, 2013. p. 35.
[6]. Trung tâm quan trắc và phân tích môi trường tỉnh Đắk Lắk, Báo cáo tổng
hợp hiện trạng môi trường tỉnh Đắk Lắk năm 2011. 2011.
[7]. PGS.TS Trần Thục, T.H.T.L.H., Th.S Đào Minh Trang, Tích hợp vấn đề
biến đổi khí hậu vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ed. L.N.T. Trần Văn
Sáp2012: Nhà xuất bản tài nguyên - môi trường và bản đồ Việt Nam.
[8]. James D. Ford, et al., Climate change policy responses for Canada’s Inuit
population: The importance of and opportunities for adaptation. 2010.
[9]. IUCN (Stephen Kelleher...) and IISD (Switzerland Hammill...), Livelihoods
and Climate Change: Report on Sri Lanka test of CRiSTAL. 2006.
[10]. Mekong River Commission, Review of climate change adaption methods
and tools, R. Taylor, Editor 2010: Vientiane, Lao PDR
[11]. TS Mai Thanh Sơn, TS Lê Đình Phùng, and TS Lê Đức Thịnh, Tác động,
khả năng ứng phó và một số vấn đề chinh sách (nghiên cứu trường hợp đồng bào
các dân tộc thiếu số vùng núi Phía Bắc). 2011.
[12]. Lê Thanh Sang and Bùi Đức Kính, Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với
biến đổi khí hậu. Tạp chí Khoa học và Xã hội số 45 và 52, 2010.
[13]. Trần Hữu Hào, Nghiên cứu tính dễ bị tổn thương và năng lực thích ứng với
biến đổi khí hậu của cộng đồng xã Tây Phong, Huyện Cao Phong, Tỉnh Hòa Bình.,
2012, Trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên.
81
[14]. Nguyễn Xuân Mai, Những biến đổi kinh tế - xã hội của hộ gia đình. tạp chí
Khoa học và Xã hội số 59 2007.
[15]. Phạm Quang Hoan, Cơ chế ứng phó với tình trạng khan hiếm lương thực của
các dân tộc thiểu số vùng cao Việt Nam và CHDCND Lào. Tạp chí Dân tộc học số
1 và 2, 2009.
[16]. Trần Văn Hà, Đ.T.H., Ảnh hưởng của yếu tố xã hội và văn hóa đến cơ chế
ứng phó với tình trạng thiếu lương thực của người Khơ-mú (Nghiên cứu ở bản Bình
Sơn I, xã Tà Cạ, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An). Tạp chí Dân tộc học số 1&2/2009,
2009.
[17]. Lâm Thị Thu Sửu (CRSD), P.T.D.M.C., Philip Bubeck (IVM), Annelieke
Douma (BothENDS), THÍCH ỨNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU DỰA VÀO CỘNG
ĐỒNG - LƯU VỰC SÔNG HƯƠNG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ. 2010.
[18]. Bộ Tài Nguyên Môi Trường, Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng
cho Việt Nam. 2012.
[19]. Châu Thị Minh Long, Hiệu quả từ mô hình phát triển sản xuất trong xây
dựng nông thôn mới tại xã Ea Phê, Huyện Krông Păk, Đắk Lắk, 2011: Viện khoa
học kỹ thuật nông lân nghiệp Tây Nguyên,.
Tiếng Anh
[20]. Asian Development Bank, The Economics of Climate Change in Southeast
Asia: A Regional Review,. 2009.
[21]. The International Institute for Sustainable Development, CRiSTAL User’s
Manual Version 5, Community-based Risk Screening Tool – Adaptation and
Livelihoods2012, The International Institute for Sustainable Development: the
International Institute for Sustainable Development.
[22]. Johanna Wolf, I.A., Trevor Bell, Values, climate change, and implications
for adaptation Evidence from two communities in Labrador, Canada. Global
Environmental Change, 2012.
[23]. Julia Laukkonen, et al., Combining climate change adaptation and mitigation
measures at the local level. Habitat International, 2009.
[24]. Ian M. Picketts, A.T.W., Trevor Q. Murdock, John Curry, Stephen J. De´ry,
David Dyer, Planning for climate change adaptation lessons learned from a
community-based workshop. environmental science & policy, 2012.
82
[25]. Maarten K. van Aalsta, Terry Cannon, and Ian Burton, Community level
adaptation to climate change The potential role of participatory community risk
assessment. ScienceDirect, 2008.
[26]. Nicole Stejskal and Martha Fernandes. Climate Change, Vulnerable
Communities and Adaptation: Report on Nicaragua Testing. 2006.
[27]. Kristie L.Ebi and Jan C.Semenza, Community-Based Adaptation to the
Health Impacts of Climate Change. American Journal of Preventive Medicine,
2008.
[28]. Marius Keller, Assessment Report for Two Community-Level Projects in
Southern Honduras. 2009.
aPHỤ LỤC 1
MẪU BẢNG HỎI PHỎNG VẤN ĐIỀU TRA
TP. Hồ Chí Minh, ngày .….
tháng…. năm…..
I. PHẦN GIỚI THIỆU
1. Họ và tên: ……………………………… Năm sinh: ………………………..
2. Địa chỉ: …....…………………………………………………………………..
3. Giới tính: ………………………..
4. Số thành viên trong gia đình: ………thành viên.
5. Sử dụng tiếng phổ thông (Tiếng Việt):
1. Thành thạo (biết nghe, nói, đọc, viết)
2. Biết một ít (biết nghe, nói)
3. Không biết
6. Trình độ học vấn:
Người
trong hộ
M
ù chữ
Tiể
u học
Tru
ng học CS
Tru
ng học PT
Cao
hơn
Chủ hộ
Vợ/chồ
ng chủ hộ
Số thành viên khác trong gia đình:
Nhà
trẻ
Tiể
u học
Tru
ng học CS
Tru
ng học PT
Đại
học
Sau
đại học
bSố con không được đi học: ……………
Lý do: …………………………………………………
7. Vị trí nhà ở:
gần đường xe gần sông, suối gần rừng
trong khu dân cư, làng xóm gần nhà máy, xí nghiệp
8. Tình trạng đất đai:
Chủ hộ có đất canh tác riêng hay không? Có
Không
Nếu không có đất, xin cho biết lý do:
……………………………………
Nếu có, xin trả lời tiếp: Tổng diện tích: …………….. (m2 hoặc sào),
trong đó:
Diện tích đất trồng lúa/ rau/màu …………….. (m2), đất thủy sản:
………………. (m2)
Diện tích đất vườn cây ăn trái: …………… (m2), đất cây công nghiệp:
………………….. (m2)
Diện tích đất khác (kể cả đất bỏ hoang) (nếu có): …………… (m2)
Lý do không sử dụng đất (nếu có):
………………………………………….
9. Tình trạng kinh tế: Nguồn thu nhập chính cho gia đình trong những năm gần
đây: (đánh theo số thứ tự ưu tiên)
Trồng trọt (cây caphe, sao su, rau, lúa, …) Chăn nuôi (heo,
gà, …)
Nuôi trồng thủy sản (cá, ếch,…) Săn bắt/khai thác trong
rừng
Dịch vụ, buôn bán, nghề phụ, … Làm công tự do
c công chức, hướng lương tháng Nghề khác
…………
10. Gia đình được chính quyền địa phương xếp loại:
1. Hộ nghèo 2. Hộ cận nghèo 3. Hộ trung bình 4. Hộ giàu
II. PHẦN NỘI DUNG
Câu 11. Anh (Chị) vui lòng cho biết gia đình Anh (Chị) có biết (nghe qua)
về khái niệm biến đổi khí hậu hay không?
1.Có 2.Không
Nếu Có, Anh (Chị) biết thông tin về biến đổi khí hậu thông qua nguồn tin
nào?
1. Từ các hộ gia đình khác
2. Giới truyền thông (tivi, sách báo,…)
3. Các tổ chức (phường, xã,…), hiệp hội môi trường.
4. Khác: .............................
Câu 12. Gia đình anh/chị khai thác, sử dụng các loại tài nguyên, nguồn lợi
thiên nhiên nào?
1. Đất đai (nương, rẫy…)
2. Nguồn nước (sông, hồ,…)
3. Rừng (lấy củi, săn thú,…)
4. Các loại khác
Câu 13. Anh/chị vui lòng cho biết rừng đem lại (cho gia đình bạn) những
nguồn lợi nào?
1. Cung cấp nguồn lợi thịt rừng tự nhiên
2. Giữ nước, chống lũ lụt
3. Cung cấp nguyên liệu cho làng nghề, nghề p hụ
4. Là nơi phù hợp phát triển du lịch sinh thái, giải trí cho cộng đồng và
khách tham quan
5. Là nơi phù hợp trồng cây công nghiệp dài ngày, lúa, cây ăn trái,…
6. Khác
dCâu 14. Nguồn nước ăn uống, sinh hoạt của gia đình là:
1. Nước sông, hồ
2. Nước mưa
3. Nước giếng
4. Nước máy
Các vấn đề về nguồn nước, nếu có (thiếu nước mùa khô, nước phèn,…)
…………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……
Câu 15. Theo anh/chị diện tích rừng tự nhiên địa phương có thay đổi gì
không trong 10 năm qua ?
1. Có 2. Không 3. Không biết
Nếu CÓ, đề nghị anh/chị cho biết thay đổi như thế nào và lý do tại sao:
4. Tăng lên 5. Giảm xuống/ít đi
Lý do thay đổi:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Câu 16. Theo anh/chị, khoảng 5 năm gần đây, nơi gia đình sinh sống có gặp
những thiên tai hay thời tiết bất thường nào ( đánh dấu X vào những tháng xuất
hiện)
T
.1
T
.2
T
.3
T
.4
T
.5
T
.6
T
.7
T
.8
T
.9
T
.10
T
.11
T
.12
Nhiệt độ
cao
Khô hạn
Nhiễm
phèn
eSấm sét
Mưa bất
thường
Lũ lụt
Lốc xoáy
Nhiệt độ
thấp
Xói lở,
trượt đất
Các bất
thường khác (kể
ra ở hàng dưới)
…………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
…..
Câu 17. Nếu so sánh 5-10 năm về trước, theo anh/chị thời tiết bất thường
thay đổi như thế nào?
Tă
ng hơn
ổn
định
Gi
ảm đi
Các ghi nhận riêng
cá nhân
Nhiệt độ
cao (nóng)
Khô hạn
Nhiễm phèn
Sấm sét
Mưa bất
thường
Lũ lụt
fLốc xoáy
Nhiệt độ
thấp
Xói lở,
trượt đất
Các bất thường khác (kể ra ở hàng dưới)
…………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……
Câu 18: Các thiệt hại về sản xuất và cuộc sống do bất thường về thời tiết
trong khoảng 5 năm gần đây.
T
1
T
2
T
3
T
4
T
5
T
6
T
7
T
8
T
9
T
10
T
11
T
12
Năng suất
giảm (đưa lên câu
17)
Mất mùa
(đưa lên câu 17)
Thiếu nước
uống
Gia súc chết,
bệnh
Bệnh cây
trồng
Bệnh tật ở
người
Hư hại nhà
cửa
gMất việc làm
Phải di tản
chổ ở
Gián đoạn
công việc
Mất vốn/lỗ
vốn
Các thiệt hại
khác (kể ra hang
dưới)
…………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………
Câu 19: Gia đình anh/chị có thành viên nào đã tham dự các khóa huấn luyện
về phòng chống thiên tai hoặc các lớp học liên quan? 1. Có 2. Không
Nếu CÓ, xin cho biết:
Tên
khóa học
Nội
dung chính
Thời
gian
Ai tổ
chức?
Ai học?
(ai tham gia)
Câu 20. Trong gia đình anh/chị có thông tin về thiên tai và biến đổi khí hậu
trong tương lai k? 1. Có 2. Không
Nếu CÓ, xin cho biết nguồn tin:
1. Báo chí 5. Internet
2. Radio 6. Nghe
người khác nói
3. Truyền hình 7. Tham dự
tập huấn
h4. Chính quyền
Câu 21. Nếu phải chuyển đổi lịch thời vụ và cơ cấu cây trồng vật nuôi, theo
anh/chị nên chuyển đổi như thế nào theo lịch thời vụ sau: chuyển tháng =>chuyển
vụ
T
1
T
2
T
3
T
4
T
5
T
6
T
7
T
8
T
9
T
10
T
11
T
12
Vụ Hè Thu
Vụ Đông
Xuân
Vụ màu
Nuôi cá
Sản xuất
khác (kể ra bên
dưới)
…………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………
Câu 22: Anh/chị có đề xuất gì để làm giảm thiểu tác hại do thời thiết/khí hậu
thất thường?
…………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………
iCâu 23: Các đề nghị thêm (nếu có) hoặc ghi vào đây câu trả lời của bạn mà
các câu trả lời trên không đủ chỗ:
…………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………
Bài phỏng vấn của tôi đến đây là hết. Xin chân thành cảm ơn!
jPHỤ LỤC 2
MẪU PHIẾU KHẢO SÁT CÁN BỘ ĐỊA PHƯƠNG
TP. Hồ Chí Minh, ngày…. tháng…. năm…..
I. PHẦN GIỚI THIỆU
Họ và tên: …………………………………… Chức vụ:
…………………………
Địa chỉ:
……………………………………………………………………………..
Trình độ văn hóa: …………………………… Giới tính:
………………………..
Điện thoại: ………………………………….. Dân tộc khác
…………………….
II. PHẦN NỘI DUNG
1. Trong vòng 5 năm trở lại đây, địa phương đã từng bị thiệt hại do thiên tai
gây ra chưa?
1. Có 2.Không
Nếu Có, Anh (Chị) đánh giá mức độ thiệt hại như thế nào?
Mức độ thiệt
hại/
Loại thiệt hại
K
hông
Đáng
kể
Nặng
nề
Rất
nặng nề
Nhà cửa/ thiết
bị
kSản phầm hàng
hóa
Kinh tế địa
phương giảm
Người dân sống
khó khăn
2. Bên cạnh các lý do khách quan, lý do chủ quan nào sau đây có thể là
nguyên nhân chính góp phần gây ra thiệt hại nói trên?
Không quan tâm đến thiên tai hoặc không nhận thức được rủi ro thiên tai
Có kế hoạch ứng phó thiên tai nhưng không đủ năng lực và nguồn lực để
thực hiện
Lý do khác (đề nghị ghi rõ):
…………………………………………………
3. Địa phương thường gặp những loại hình thiên tai nào sau đây?
Bão Lụt Lũ quét Khác
4. Địa phương phụ thuộc vào hệ thống giao thông nào dưới đây (chọn những
phương án phù hợp)
Đường cao tốc, tỉnh lộ, quốc lộ Đường trong tỉnh, trong
huyện
Đường sắt Đường thủy
2. Trường hợp thiên tai xảy ra thì các hoạt động nào dưới đây cần thiết cho
địa phương?
lDuy trì tình
trạng cơ sở vật chất và
đường xá
Rất
cần thiết
Hơi cần
thiết
Không
cần thiết lắm
Đ
ã có
Duy trì đường
xá và dọn dẹp chướng
ngại vật
Người dân địa
phương
Bảo vệ nhà cửa,
vật nuôi
Kế hoạch phục
hồi sau thiên tai
Thông tin các số
điện thoại khẩn cấp
Nguồn điện/
nước dự phòng
Báo cáo diễn
biến cho cơ quan chịu
trách nhiệm
3. Sự hợp tác và tương trợ giữa các địa phương có quan trọng không?
Các hình thức hợp tác
Rất
cần thiết
Hơi
cần thiết
Không
cần thiết
Đ
ã có
mChia sẻ nguồn lực trong các
trường hợp khẩn cấp (con người,
thực phẩm,..)
Hợp tác và làm việc với các
địa phương khác để có các hoạt
động giảm nhẹ
Hình thức khác nếu có
4. Địa phương đã bao giờ tham gia vào các hoạt động liên quan đến kế hoạch
chuẩn bị hay ứng phó với thiên tai chưa?
Các hoạt động
Đ
ã từng
có
Đã có
nhưng chưa
thực hiện
Chưa
có kế hoạch
thực hiện
Kh
ông thể
thực hiện
Cử người tham gia các
khóa tập huấn về rủi ro thiên
tai
Xây dựng kế hoạch và
có hướng dẫn cần thiết cho
người dân về các bước chuẩn
bị, ứng phó trước, trong và sau
thiên tai
Xây dựng kế hoạch ứng
phó khẩn cấp cho địa phương
(trong bão lũ)
nDanh sách các thiết bị
và vật tư dự phòng trong thiên
tai (xăng, pin, …)
Xây dựng kế hoạch
khẩn cấp cho địa phương (sau
bão lũ)
Diễn tập xử lý các tình
huống
Hoạt động khác (ghi rõ):
…………………………………………………………
5. Làm thế nào khuyến khích địa phương tích cực tham gia hơn vào quản lý
rủi ro thiên tai ?
Các hình thức khuyến khích
R
ất cần
thiết
H
ơi cần
thiết
K
hông
cần
thiết
Đ
ã
có
Cho vay vốn hoặc hỗ trợ kinh phí để trang
bị thêm thiết bị hay áp dụng các biện pháp để các
địa phương sẵn sàng ứng phó với thiên tai
Ưu tiên hỗ trợ các dự án về giảm nhẹ thiên
tai
Khác: …………….
o6. Địa phương có đề xuất gì để làm thích ứng và giảm thiểu tác hại do thời
thiết/khí hậu thất thường?
…………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……
Bài phỏng vấn của tôi đến đây là hết. Xin chân thành cảm ơn!
pPHỤ LỤC 3
MỘT SỐ HÌNH ẢNH
q
r
sTÓM TẮT LÝ LỊCH TRÍCH NGANG
Họ và Tên: Hoàng Thị Huyền Trang
Ngày tháng năm sinh: 02/02/1987
Nơi sinh: Đắk Lắk
Địa chỉ liên lạc: 28/03 Trương Công Định, P.14, Quận Tân Bình, TP.HCM
Quá trình đào tạo:
–
–
Qúa trình công tác:
–
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_huyen_trang_3771.pdf