Phân tích sâu hơn về chất lượng cho vay HKD thông qua việc tổng hợp,
thu thập số liệu của đối thủ cạnh tranh để phân tích, so sánh, đánh giá một cách khách
quan kết quả đạt được của ACB – CN Huế.
Tiến hành đánh giá chất lượng hoạt động cho vay HKD thông qua các
chỉ tiêu định tính bằng phương pháp điều tra cụ thể. Đặc biệt phải đánh giá khách quan
công tác thực hiện quy trình cho vay của chi nhánh.
2. Kiến nghị
2.1. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước
Những quy định, chính sách của NHNN ảnh hưởng sâu rộng đến nền kinh
tế nói chung và ảnh hưởng đến hoạt động của các NHTM nói riêng. Vì vậy, NHNN
cần hoàn thiện cơ chế chính sách nhằm tạo ra những chính sách lãi suất, tỷ giá hối
đoái, tăng trưởng tín dụng mềm dẻo, linh hoạt đồng thời phải đảm bảo cho hoạt động
của các NHTM được ổn định. Đó sẽ là cơ sở để chất lượng hoạt động cho vay của các
NHTM được đảm bảo và không ngừng nâng cao.
NHNN cần tổ chức lại hoạt động thanh tra, giám sát một cách chặt chẽ để
tránh tình trạng lách luật, cạnh tranh không lành mạnh giữa các NHTM gây thiệt thòi
cho một số ngân hàng. Điều này sẽ tạo một môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các
ngân hàng từ đó góp phần tích cực hỗ trợ cho hoạt động tín dụng của NHTM.
2.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
Thường xuyên mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng, đào tạo cán bộ nhân viên
một mặt nâng cao chất lượng nhân viên, mặt khác tạo cơ hội cho nhân viên của toàn hệ
thống ACB có điều kiện giao lưu, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.
ACB nên đưa ra chính sách về phúc lợi, khen thưởng cho nhân viên thỏa
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá chất lượng cho vay hộ kinh doanh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu – Chi nhánh Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m 2011 có nhiều HKD vay vốn đầu tư phương tiện vận tải,
máy móc thiết bị phục vụ cho hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch phục vụ cho các lễ
hội Festival và Festival làng nghề truyền thống được tổ chức hằng năm.
Chú thích: Đầu tư TSCĐ Bổ sung VLĐ
Biểu đồ 2.3. Cơ cấu dư nợ cho vay HKD tại ACB – CN Huế theo mục đích sử
dụng vốn
Xét về cơ cấu dư nợ cho vay HKD theo mục đích sử dụng vốn, giai đoạn 2009 –
2011, xu hướng chung là tăng trong dư nợ cho vay đầu tư TSCĐ và giảm trong dư nợ
cho vay bổ sung VLĐ. Tuy nhiên, cơ cấu dư nợ cho vay HKD duy trì ở tỷ lệ tương đối
ổn định trong khoảng 30% cho vay đầu tư TSCĐ và 70% cho vay bổ sung VLĐ. Điều
này là rất phù hợp với hoạt động của các HKD vì VLĐ là nguồn vốn thường xuyên,
đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát triển hoạt động của các HKD lâu dài.
Đồng thời, VLĐ là nguồn vốn mà các HKD sẽ thu hồi sau mỗi chu kỳ kinh doanh, do
đó sẽ đảm bảo khả năng trả nợ của khách hàng từ đó đảm bảo chất lượng các khoản
vay của ACB – CN Huế.
Phân tích dư nợ cho vay HKD theo hình thức cho vay
Bảng 2.13. Dư nợ cho vay HKD tại ACB – CN Huế theo hình thức cho vay
ĐVT: triệu đồng
Dư nợ cho vay Năm2009
Năm
2010
Năm
2011
2010/2009 2011/2010
+/- % +/- %
1. Vay theo món 38.532 43.555 60.491 5.023 13,04 16.936 38,88
2. Vay theo HMTD 10.032 10.217 23.158 185 1,84 12.941 126,66
3. Vay thấu chi 2.569 2.693 3.995 124 4,83 1.302 48,35
Tổng dư nợ 51.133 56.465 87.644 5.332 10,43 31.179 55,22
(Nguồn: Bộ phận Kế toán ACB – CN Huế)
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Anh Thư – K42TCNH 38
Dư nợ cho vay theo các hình thức có xu hướng gia tăng qua các năm. Cụ thể: dư
nợ cho vay theo món từ 38.532 triệu đồng năm 2009 tăng lên 60.491 triệu đồng năm
2011, tăng 21.959 triệu đồng tương ứng 56,99%; dư nợ cho vay theo hạn mức tín dụng
(HMTD) từ 10.032 triệu đồng năm 2009 lên 23.158 triệu đồng năm 2011, tăng 13.126
triệu đồng tương ứng tăng 130,84%; cho vay thấu chi cũng gia tăng 1.426 triệu đồng
tương ứng tăng 55,51% qua 2 năm. Như vậy, dư nợ cho vay theo HMTD đang gia tăng
mạnh qua các năm.
Chú thích: Vay theo hạn mức thấu chi Vay theo HMTD Vay theo món
Biểu đồ 2.4. Cơ cấu dư nợ cho vay HKD tại ACB – CN Huế theo hình thức cho
vay
Xét về cơ cấu dư nợ cho vay theo hình thức vay, hình thức cho vay theo món tuy
có sụt giảm nhưng vẫn chiếm một tỷ trọng lớn khoảng 70%, hình thức cho vay theo
HMTD đang gia tăng và hình thức cho vay thấu chi chiếm tỷ trọng tương đối ổn định.
Cho vay theo HMTD là hình thức cho vay có nhiều ưu điểm đặc biệt là trong việc
giúp khách hàng chủ động trong nguồn vốn vay, tiết kiệm thời gian, chi phí, thủ tục
vay đơn giản, Nhận thấy những ưu điểm này, thông qua sự tư vấn của nhân viên
ngân hàng, nhiều khách hàng chọn lựa hình thức HMTD để tiến hành vay vốn kinh
doanh. Đó là nguyên nhân dẫn đến sự tăng lên về dư nợ và tỷ trọng dư nợ cho vay theo
HMTD trong tổng dư nợ cho vay HKD của ACB – CN Huế trong giai đoạn 2009 –
2011 vừa qua. Tuy nhiên, hình thức cho vay theo món vẫn chiếm một tỷ trọng lớn vì
đây là hình thức cho vay phổ biến và được nhiều khách hàng lựa chọn đặc biệt là đối
với những khách hàng mới và những khách hàng có nhu cầu vốn lớn.
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Anh Thư – K42TCNH 39
Phân tích dư nợ cho vay HKD theo ngành nghề kinh doanh
Theo cách phân loại của ACB thì HKD hoạt động trong 24 ngành nghề khác nhau.
Tuy nhiên, những khoản vay tại ACB – CN Huế thời gian qua chủ yếu tập trung trong
8 ngành nghề được trình bày trong bảng sau:
Bảng 2.14. Dư nợ cho vay HKD tại ACB – CN Huế theo ngành nghề kinh doanh
ĐVT: triệu đồng
Dư nợ cho vay Năm2009
Năm
2010
Năm
2011
2010/2009 2011/2010
+/- % +/- %
1. Chế biến thủy hải sản 409 452 596 43 10,51 144 31,86
2. May và SX trang phục, da giày 1.278 1.569 2.048 291 22,77 479 30,53
3. SXKD VLXD, TBVP, TBGD,
TTBYT 1.994 2.311 2.813 317 15,9 502 21,72
4. Chế biến, sản xuất các sản
phẩm từ gỗ và lâm sản khác 1.272 1.017 1.699 -255 -20,05 682 67,06
5. Xây dựng (thi công) 1.024 1.392 1.795 368 35,94 403 28,95
6. KDDV quảng cáo, in ấn, cầm
đồ
9.204 10.068 16.009 864 9,39 5.941 59,01
7. Kinh doanh dịch vụ lưu trú, ăn
uống, vui chơi giải trí
15.493 17.238 26.678 1.745 11,26 9.440 54,76
8. Thương mại hàng tiêu dùng 20.459 22.418 36.006 1.959 9,58 13.588 60,61
Tổng dư nợ 51.133 56.465 87.644 5.332 10,43 31.179 55,22
(Nguồn: Bộ phận Kế toán ACB – CN Huế)
Chú thích: Chế biến thủy hải sản
May và SX trang phục da giày
SXKD VLXD, TBVP, TBGD, TTBYT
Chế biến, sản xuất các sản phẩm từ gỗ
và lâm sản khác
Xây dựng (thi công)
KDDV quảng cáo, in ấn, cầm đồ
Kinh doanh dịch vụ lưu trú, ăn uống,
vui chơi giải trí
Thương mại hàng tiêu dùng
Biểu đồ 2.5. Cơ cấu dư nợ cho vay HKD tại ACB – CN Huế theo ngành nghề kinh
doanh
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Anh Thư – K42TCNH 40
Dư nợ cho vay có xu hướng tăng ở tất cả các ngành kinh doanh, trong đó các
ngành kinh doanh dịch vụ lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí; kinh doanh dịch vụ quảng
cáo, in ấn, cầm đồ và ngành thương mại hàng tiêu dùng có tốc độ tăng nhanh nhất.
Xét về cơ cấu theo ngành nghề kinh doanh, tỷ trọng dư nợ cho vay ở các ngành có
xu hướng duy trì ở mức ổn định. Trong đó, chiếm tỷ trọng tương đối lớn là các ngành
thương mại hàng tiêu dùng chiếm khoảng 40% và đang có xu hướng gia tăng; dư nợ
cho vay ngành kinh doanh dịch vụ lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí chiếm tỷ trọng
khoảng 30% và dư nợ cho vay ngành kinh doanh dịch vụ quảng cáo, in ấn, cầm đồ
chiếm khoảng 18%. Điều này tương đối phù hợp với kinh tế HKD của Thừa Thiên –
Huế khi tập trung phát triển ngành thương mại dịch vụ, đồng thời những ngành nghề
này ít gặp rủi ro hơn những ngành như vận tải, kinh doanh bất động sản, ...
Phân tích dư nợ cho vay HKD theo tài sản đảm bảo
Tại ACB, cho vay HKD chỉ có 2 hình thức đảm bảo đó là thế chấp bất động sản
(BĐS) và cầm cố giấy tờ có giá.
Bảng 2.15. Dư nợ cho vay HKD tại ACB – CN Huế theo tài sản đảm bảo
ĐVT: triệu đồng
Dư nợ cho vay theo
tài sản đảm bảo
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
2010/2009 2011/2010
+/- % +/- %
1. Giấy tờ có giá 2.762 2.946 4.157 184 6,66 1.211 41,11
2. Bất động sản 48.371 53.519 83.487 5.148 10,64 29.968 56,00
Tổng dư nợ 51.133 56.465 87.644 5.332 10,43 31.179 55,22
(Nguồn: Bộ phận Kế toán ACB – CN Huế)
Qua bảng số liệu, ta có: trong giai đoạn 2009 – 2011, dư nợ cho vay cầm cố giấy
tờ có giá tăng từ 2.762 triệu đồng lên 4.157 triệu đồng tương ứng tăng 50,5%, dư nợ
cho vay thế chấp bất động sản (BĐS) tăng từ 48.371 triệu đồng lên 83.487 triệu đồng
tương ứng tăng 72,6%. Như vậy, trong những năm 2009 đến năm 2011 thì ACB – CN
Huế đã tích cực gia tăng cho vay dưới hình thức đảm bảo bằng giấy tờ có giá, mặc dù
xét về giá trị tuyệt đối qua 2 năm dư nợ cho vay dưới hình thức này chỉ tăng 1.395
triệu đồng nhưng tốc độ tăng là tương đối lớn.
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Anh Thư – K42TCNH 41
Hình thức thế chấp BĐS chiếm tỷ trọng lớn trong các hình thức đảm bảo của các
khoản vay HKD. Tỷ trọng này duy trì ổn định ở mức xấp xỉ 95%. BĐS được xem là tài
sản đảm bảo tương đối an toàn cho các khoản vay, đặc biệt là đối với người dân Huế,
khi vấn đề về nhà cửa, đất đai là một vấn đề nhạy cảm. Thế chấp BĐS sẽ giúp cho
khách hàng đảm bảo chi trả đúng hạn. Tuy nhiên so với giấy tờ có giá như sổ tiết kiệm
thì BĐS lại là tài sản có tính thanh khoản kém hơn và sẽ gây khó khăn cho ngân hàng
trong việc xử lý nợ.
Phân tích dư nợ cho vay HKD theo hình thức hoạt động HKD
Bảng 2.16. Dư nợ cho vay HKD tại ACB – CN Huế theo hình thức hoạt động của
HKD (ĐVT: triệu đồng)
Dư nợ cho vay HKD theo hình
thức hoạt động của HKD
Năm 2010/2009 2011/2010
2009 2010 2011 +/- % +/- %
1. Có GPKD 31.652 33.912 45.379 2.260 7,14 11.467 33,81
2. Không có GPKD 19.481 22.553 42.265 3.072 15,77 19.712 87,40
Tổng dư nợ 51.133 56.465 87.644 5.332 10,43 31.179 55,22
(Nguồn: Bộ phận Kế toán ACB – CN Huế)
Dư nợ cho vay các HKD có GPKD tăng từ 31.652 triệu đồng năm 2009 lên 45.379
triệu đồng năm 2011, tăng 13.727 triệu đồng tương ứng tăng 43,37%. Bên cạnh đó
ACB – CN Huế cũng gia tăng cho vay các HKD quy mô nhỏ (không có GPKD nhưng
có khai thuế) từ 19.481 triệu đồng tăng lên đến 42.265 triệu đồng, tăng 22.784 triệu
đồng, tương ứng tăng 116,95%. Như vậy trong giai đoạn 2009 – 2011, ACB – CN Huế
tăng mạnh cho vay đối với các HKD có quy mô nhỏ, không có GPKD.
Chú thích: Có GPKD Không có GPKD
Biểu đồ 2.6. Dư nợ cho vay HKD tại ACB – CN Huế theo hình thức hoạt động của HKD
Đại
họ
Kin
h tế
Hu
ế
Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Anh Thư – K42TCNH 42
Xét về tỷ trọng dư nợ thì dư nợ cho vay đối với các HKD có đăng ký GPKD chiếm
tỷ trọng khoảng 60% năm 2009 và tỷ trọng này có xu hướng giảm dần, trong khi đó dư
nợ cho vay đối với các HKD không có GPKD năm 2009 chỉ đạt 40% thì đến năm 2011
lại ở mức hơn 50%. Việc tiến hành phân tích dư nợ cho vay theo hình thức hoạt động
của HKD sẽ phản ánh chất lượng của các khoản vay thông qua tính chất và quy mô
hoạt động của HKD. Phần lớn các HKD có quy mô nhỏ là những HKD hoạt động có
tính chất tự phát, dễ dàng thay đổi hoạt động nên rủi ro của các khoản vay tương đối
lớn. Gia tăng cấp tín dụng đối với những HKD nhỏ lẻ, hoạt động không ổn định cũng
đồng nghĩa với việc chấp nhận rủi ro tín dụng lớn hơn.
2.3.1.2. Nợ quá hạn, nợ xấu cho vay hộ kinh doanh
Dư nợ cho vay HKD gia tăng là một dấu hiệu tốt nhưng sẽ là ngược lại nếu dư nợ
cho vay lại tập trung vào những món vay sử dụng sai mục đích hoặc những khách
hàng không tích cực trong việc hoàn trả nợ đúng hạn. Vì vậy, tiến hành phân tích nợ
quá hạn, nợ xấu là một điều rất quan trọng trong việc đánh giá chất lượng cho vay
HKD thông qua việc đáp ứng yêu cầu đảm bảo an toàn và hiệu quả.
a. Tình hình nợ quá hạn, nợ xấu cho vay hộ kinh doanh
Bảng 2.17. Tình hình nợ quá hạn và nợ xấu cho vay HKD tại ACB – CN Huế
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 2010/2009 2011/2010
Giá trị
(tr.đồng) %
Giá trị
(tr.đồng) %
Giá trị
(tr.đồng) % +/- % +/- %
I. Nợ quá hạn (nợ nhóm 2, 3, 4, 5)
1.CV HKD 477 61,15 378 62,58 431 71,48 -99 -20,75 53 14,02
2.CV khác 303 38,85 226 37,42 172 28,52 -77 -25,41 -54 -23,89
CV KHCN 780 100 604 100 603 100 -176 -22,56 -1 -0,17
II. Nợ xấu (nợ nhóm 3, 4, 5)
1.CV HKD 177 43,49 231 57,75 411 73,26 54 30,51 180 77,92
2.CV khác 230 56,51 169 42,25 150 26,74 -61 -26,52 -19 -11,24
CV KHCN 407 100 400 100 561 100 -7 -1,72 161 40,25
(Nguồn: Bộ phận Kế toán ACB – CN Huế)
Xét về chỉ tiêu nợ quá hạn: qua bảng số liệu, ta có: so với năm 2009 thì nợ quá hạn
cho vay HKD năm 2010 đã giảm 99 triệu đồng, nhưng sang năm 2011 lại tăng trở lại
53 triệu đồng. Trong khi đó, nợ quá hạn của các khoản vay với mục đích tiêu dùng,
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Anh Thư – K42TCNH 43
sửa chữa nhà, lại giảm dần. Xét về tỷ trọng, nợ quá hạn cho vay HKD luôn chiếm
tỷ trọng lớn trong tổng nợ quá hạn cho vay KHCN tại ACB – CN Huế và tỷ trọng này
đang gia tăng dần từ 61,15% năm 2009 lên 71,48% năm 2011. Như vậy, với tỷ trọng
dư nợ cho vay HKD chỉ chiếm khoảng hơn 50% trong tổng dư nợ cho vay KHCN
nhưng nợ quá hạn cho vay HKD lại chiếm hơn 60% nợ quá hạn của KHCN thì điều
này đã cho thấy chất lượng các khoản cho vay HKD tại ACB – CN Huế đang sụt giảm.
Xét về chỉ tiêu nợ xấu: trong khi nợ xấu cho vay khác đang giảm dần từ 230 triệu
năm 2009 xuống 150 triệu năm 2011 thì nợ xấu cho vay HKD lại đang tăng dần từ 177
triệu đồng lên 411 triệu đồng. Bên cạnh đó, tỷ trọng nợ xấu cho vay HKD cũng tăng
dần từ 43,49% lên đến 73,26% trong tổng nợ xấu của cho vay KHCN của chi nhánh.
Chú thích: Nợ nhóm 2 Nợ xấu
Biểu đồ 2.7. Cơ cấu nợ quá hạn cho vay HKD tại ACB – CN Huế theo nhóm nợ
Phân tích cơ cấu nợ quá hạn cho vay HKD tại ACB – CN Huế, qua biểu đồ, ta có:
xu hướng chung về tỷ trọng nợ nhóm 2 cho vay HKD đang giảm dần, trong khi đó tỷ
trọng nợ xấu cho vay HKD lại tăng lên rất nhanh từ 37,11% năm 2009 lên đến 95,36%
năm 2011.
Từ những phân tích trên, ta có nợ quá hạn cho vay HKD tuy trong năm 2010 đã có
giảm so với năm 2009 nhưng sang năm 2011 lại tăng trở lại, trong đó đáng chú ý là nợ
xấu cho vay HKD tăng lên rất nhanh và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nợ quá hạn cho
vay HKD cũng như trong tổng nợ quá hạn cho vay KHCN của ACB – CN Huế. Như
vậy, qua các năm 2010 và 2011, dư nợ cho vay HKD tăng lên đã kéo theo sự gia tăng
các khoản nợ quá hạn mà trong đó chủ yếu là nợ xấu. Điều này cho thấy chất lượng
cho vay HKD đang giảm đi đáng kể. Tiến hành phân tích nợ quá hạn cho vay HKD
theo các tiêu chí, ta có:
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Anh Thư – K42TCNH 44
Bảng 2.18. Cơ cấu nợ quá hạn cho vay HKD tại ACB – CN Huế
Nợ quá hạn cho vay HKD
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Giá trị
(tr.đồng) %
Giá trị
(tr.đồng) %
Giá trị
(tr.đồng) %
I. Theo kỳ hạn 477 100,00 378 100,00 431 100,00
- Ngắn hạn 347 72,75 147 38,89 88 20,42
- Trung dài hạn 130 27,25 231 61,11 343 79,58
II. Theo mục đích sử dụng vốn 477 100,00 329 100,00 431 100,00
- Đầu tư TSCĐ 0 0,00 0 0,00 0 0,00
- Bổ sung VLĐ 477 100,00 329 100,00 431 100,00
III. Theo hình thức cho vay 477 100,00 329 100,00 431 100,00
- Vay theo món 477 100,00 329 100,00 431 100,00
- Vay theo HMTD 0 0,00 0 0,00 0 0,00
- Vay thấu chi 0 0,00 0 0,00 0 0,00
IV. Theo ngành nghề của HKD 477 100,00 329 100,00 431 100,00
- Chế biến thủy hải sản 0 0,00 0 0,00 0 0,00
- KDDV lưu trú, ăn uống, VCGT 175 36,69 153 46,50 192 44,55
- KDDV quảng cáo, in ấn, cầm đồ 0 0,00 0 0,00 0 0,00
- May và SX trang phục, da giày 0 0,00 0 0,00 0 0,00
- SX, KD VLXD, TBVP, TBGD,
TTBYT
0 0,00 0 0,00 0 0,00
- Thương mại hàng tiêu dùng 219 45,91 134 40,73 239 55,45
- Xây dựng (thi công) 83 17,40 42 12,77 0 0,00
V. Theo tài sản đảm bảo 477 100,00 329 100,00 431 100,00
- Giấy tờ có giá 0 0,00 0 0,00 0 0,00
- Bất động sản 477 100,00 329 100,00 431 100,00
VI. Theo hình thức hoạt động của
HKD 477 100,00 329 100,00 431 100,00
- Có GPKD HKD 258 54,09 153 46,50 192 44,55
- Không có GPKD 219 45,91 176 53,50 239 55,45
(Nguồn: Bộ phận Kế toán ACB – CN Huế)
Xét theo kỳ hạn cho vay: nợ quá hạn cho vay HKD tại chi nhánh có xu hướng tăng
tỷ trọng đối với kỳ hạn trung dài hạn từ 27,25% năm 2009 tăng lên 79,58% năm 2011
và nợ quá hạn ngắn hạn có xu hướng ngược lại.
Xét theo hình thức cho vay: 100% nợ quá hạn là theo hình thức cho vay theo món,
những khoản vay theo HMTD và theo phương thức thấu chi luôn đảm bảo trả nợ đúng
hạn và không có rủi ro.
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Anh Thư – K42TCNH 45
Xét theo mục đích sử dụng vốn: 100% nợ quá hạn cho vay với mục đích bổ sung
vốn lưu động.
Xét theo ngành nghề của HKD: tương tự dư nợ cho vay, nợ quá hạn cho vay HKD
tập trung chủ yếu ở ngành nghề kinh doanh dịch vụ lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí
và ngành thương mại hàng tiêu dùng. Nợ quá hạn của hai ngành này luôn chiếm hơn
80% trong tổng nợ quá hạn cho vay HKD.
Xét theo tài sản đảm bảo: 100% nợ quá hạn cho vay HKD ở hình thức thế chấp
BĐS. Như vậy, mặc dù BĐS là vấn đề nhạy cảm đối với khách hàng vay nhưng khách
hàng vẫn không tích cực trong hoàn trả nợ đúng hạn.
Xét theo hình thức hoạt động của các HKD: tỷ trọng nợ quá hạn cho vay HKD có
đăng ký GPKD giảm dần từ 54,09% năm 2009 xuống còn 44,55% trong năm 2011,
trong khi đó nợ quá hạn đối với những HKD có quy mô nhỏ, lẻ lại gia tăng tỷ trọng.
Tuy nhiên, có thể nhận thấy 50% - 50% là cơ cấu nợ quá hạn cho vay HKD ở tiêu chí
này.
Kết hợp tất cả các tiêu chí trên, ta có thể thấy nợ quá hạn cho vay HKD chủ yếu là
các món vay với mục đích bổ sung VLĐ trung dài hạn của các ngành thương mại dịch
vụ dưới hình thức cho vay món và thế chấp bằng BĐS, các khoản nợ quá hạn này trải
đều trong các HKD có GPKD và các HKD có quy mô nhỏ hơn. Nguyên nhân của sự
gia tăng nợ quá hạn cho vay HKD là do năng lực và kinh nghiệm quản lý hoạt động
của HKD còn nhiều hạn chế, khả năng nắm bắt nhu cầu thị trường, kiểm soát chi phí,
dự báo doanh thu của HKD còn chưa chính xác nên hoạt động không hiệu quả: chu kỳ
kinh doanh dài, thời gian thu hồi vốn chậm ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng trả nợ,
làm tăng dư nợ quá hạn. Bên cạnh đó, một số khoản vay khách hàng không có thái độ
tích cực trong hoàn trả nợ đúng hạn, có tâm lý ỷ lại vào tài sản đảm bảo là BĐS, một
số khoản vay sử dụng sai mục đích nên chi nhánh phải tiến hành xử lý nợ. Tuy nhiên,
do những con số về dư nợ cho vay và nợ quá hạn, nợ xấu mang tính thời điểm và
thường là cuối năm tài chính. Đây là thời gian mà các cơ quan trong đó có Tòa án tạm
ngừng xử lý hồ sơ để tổng kết hoạt động, điều này cũng ảnh hưởng đến thời gian xử lý
các khoản nợ xấu của chi nhánh.
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Anh Thư – K42TCNH 46
b. Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu cho vay hộ kinh doanh
Biểu đồ 2.8. Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay HKD tại ACB – CN Huế
Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ cho vay HKD có xu hướng giảm trong giai đoạn
2009 – 2011. Nguyên nhân là do trong năm 2010, nợ quá hạn cho vay HKD giảm 99
triệu đồng trong khi đó dư nợ cho vay HKD lại tăng lên 5.332 triệu đồng; sang năm
2011, nợ quá hạn cho vay HKD mặc dù tăng lên 53 triệu đồng nhưng dư nợ cho vay
HKD lại tăng mạnh 31.179 triệu đồng, tăng nhanh hơn nhiều so với nợ quá hạn nên
điều này đã làm cho tỷ lệ nợ quá hạn cho vay HKD giảm đi trong thời gian qua. Tuy
nhiên, nhìn vào biểu đồ, ta có thể thấy tỷ lệ nợ quá hạn cho vay HKD luôn ở mức cao
hơn so với cho vay KHCN và cao hơn toàn chi nhánh. Điều này phản ánh chất lượng
cho vay HKD còn thấp đã làm giảm chất lượng cho vay đối với KHCN cũng như làm
giảm chất lượng cho vay của toàn chi nhánh.
Biểu đồ 2.9. Tỷ lệ nợ xấu cho vay HKD tại ACB – CN Huế
Trong khi tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay của toàn chi nhánh có xu hướng
giảm trong giai đoạn 2009 – 2011 thì tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay HKD lại
Đại
học
Kin
tế H
uế
Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Anh Thư – K42TCNH 47
tăng lên. Sự tăng lên của nợ xấu cho vay HKD đã kéo theo sự tăng lên trong tỷ lệ nợ
xấu cho vay KHCN năm 2011 và làm ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ xấu toàn chi nhánh. Các
khoản nợ quá hạn cho vay HKD chủ yếu tập trung ở nợ xấu, bên cạnh đó tốc độ gia
tăng nợ xấu trong cho vay HKD lớn hơn tốc độ gia tăng dư nợ, điều này là nguyên
nhân dẫn đến sự tăng lên trong tỷ lệ nợ xấu cho vay HKD trong thời gian qua.
So sánh tỷ lệ nợ xấu trung bình của các NHTM trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên –
Huế ở mức 2,5% năm 2009 và 3,6% năm 2010 thì con số dưới 0,3% của ACB – CN
Huế là một kết quả rất đáng khích lệ [11]. Tuy nhiên, với xu hướng gia tăng tỷ lệ nợ
xấu cho vay HKD như trong giai đoạn 2009 – 2011 vừa qua cho thấy chi nhánh chưa
cân đối giữa mục tiêu tăng trưởng và mục tiêu đảm bảo an toàn trong hoạt động cho
vay HKD. Việc làm thế nào để có thể đưa tỷ lệ nợ xấu toàn chi nhánh đặc biệt là tỷ lệ
nợ xấu cho vay HKD giảm về mức thấp nhất là điều mà ACB – CN Huế cần phải thực
hiện được.
2.3.1.3. Hiệu quả sử dụng vốn
Bảng 2.19. Hiệu quả sử dụng vốn cho vay HKD tại ACB – CN Huế
Chỉ tiêu Chú
thích ĐVT
Năm
2008 2009 2010 2011
Dư nợ CV HKD tr. đồng 23.074 51.133 56.465 87.644
Dư nợ CV HKD bình quân a tr. đồng - 37.104 53.799 72.055
Tổng dư nợ CV của chi nhánh tr. đồng 153.240 236.900 288.222 391.233
Tổng dư nợ CV của chi nhánh
bình quân b tr. đồng - 195.070 262.561 339.727,5
Thu nhập lãi CV của chi nhánh c tr. đồng - 30.382 33.421 36.763
Thu nhập lãi CV phân bổ CV
HKD
d = c*a/b tr. đồng - 5.779 6.848 7.797
Hiệu quả sử dụng vốn CV
HKD e = d/a lần - 0,16 0,13 0,11
Hiệu quả sử dụng vốn cho vay HKD cho biết mỗi đồng vốn cho vay HKD thì ngân
hàng sẽ thu được bao nhiêu đồng tiền lãi, nó có ý nghĩa tương tự như lãi suất bình
quân của các khoản cho vay HKD. Chỉ tiêu này cao và duy trì ổn định qua các giai
đoạn thể hiện tính ổn định trong các khoản vay, nó cho biết việc cấp vốn cho vay HKD
đã mang lại thu nhập cho ngân hàng. Đồng thời, chỉ tiêu này cao cho biết nguồn thu từ
Đại
ọc
Kin
h tế
Hu
ế
Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Anh Thư – K42TCNH 48
lãi cho vay luôn đảm bảo tức là khách hàng có thái độ tích cực trong việc hoàn trả nợ,
chất lượng khoản vay được đảm bảo. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào tác động
của chính sách lãi suất của ACB cũng như sự điều tiết kinh tế vĩ mô trong từng giai
đoạn. Do giới hạn về số liệu ACB – CN Huế cung cấp nên tôi tính chỉ tiêu thu nhập lãi
toàn chi nhánh phân bổ cho vay HKD dựa trên tỷ lệ cho vay HKD trên tổng dư nợ.
Dựa vào bảng số liệu, ta thấy hiệu quả sử dụng vốn cho vay HKD đang giảm dần
qua các năm, cụ thể: năm 2009, chỉ số này đạt mức 0,16 lần; năm 2010 giảm còn 0,13
lần và đến năm 2011 chỉ còn 0,11 lần. Trong những năm 2010 và 2011, chính sách tiền
tệ thắt chặt, tình hình cạnh tranh giữa các NHTM khác đã tác động đến lãi suất cho vay
theo chiều hướng giảm dần. Mặc dù tổng thu nhập từ lãi cho vay của toàn chi nhánh
tăng lên nhưng dư nợ cho vay lại tăng lên với tốc độ nhanh hơn nên do đó thu nhập từ
lãi cho vay HKD cũng như thu nhập từ lãi cho vay của ACB – CN Huế tính trên mỗi
đồng vốn cho vay cũng giảm đi. Bên cạnh đó, sự tồn tại của các khoản nợ xấu trong
cho vay HKD đã khiến chi nhánh không thu được lãi. Tất cả những điều này đã làm
giảm hiệu quả sử dụng vốn cho vay HKD.
2.3.1.4. Vòng quay vốn cho vay hộ kinh doanh
Vòng quay vốn cho vay của ACB – CN Huế trong giai đoạn 2009 – 2010 có xu
hướng giảm mạnh năm 2010 và bắt đầu tăng nhẹ năm 2011. Cụ thể: vòng quay vốn tín
dụng của ACB – CN Huế năm 2009 là khá cao, điều này phản ánh hoạt động tín dụng
của chi nhánh tương đối hiệu quả, chủ động, linh hoạt, tuy nhiên điều này phản ánh thị
trường năm 2009 có nhiều biến động. Nguyên nhân chính là chi nhánh đã tăng rất
mạnh các khoản cho vay đối với KHCN ở các kỳ hạn ngắn hạn 1 tháng, 3 tháng, 6
tháng nên vốn tín dụng được thu hồi ngay trong năm 2009. Sang năm 2010, vòng quay
vốn tín dụng của chi nhánh giảm mạnh xuống còn 1,47 vòng là do hoạt động tín dụng
trong năm bị thu hẹp, hạn chế cho vay phi sản xuất, các khoản vay phần lớn là trung
dài hạn nên vốn thu hồi chậm. Sang năm 2011, tình hình thị trường có nhiều chuyển
biến tích cực đã giúp số vòng quay vốn tín dụng của chi nhánh tăng lên và đạt 2,24
vòng. Điều này cho thấy hoạt động cho vay của chi nhánh năm 2011 mang lại hiệu quả
và tương đối an toàn.
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Anh Thư – K42TCNH 49
Biểu đồ 2.10. Vòng quay vốn cho vay HKD tại ACB – CN Huế
Không những thấp hơn vòng quay vốn cho vay bình quân của toàn chi nhánh,
vòng quay vốn cho vay HKD còn giảm đều qua các năm: năm 2009 đạt 4,27 vòng thì
năm 2010 giảm còn 2,03 vòng và năm 2011 chỉ ở mức 1,55 vòng. Nguyên nhân chính
của xu hướng giảm này là do trong các năm 2010 và 2011, chi nhánh đã tích cực giải
ngân cho các HKD vay vốn ngắn hạn với kỳ hạn 12 tháng và cho vay trung dài hạn,
đây là những khoản vay hoàn trả theo hình thức trả vốn đều hàng tháng nên thời gian
thu hồi vốn dài, số vốn thu hồi nhỏ. Bên cạnh đó, sự gia tăng nợ quá hạn cho vay HKD
khiến chi nhánh không thu hồi được nợ cũng là nguyên nhân làm giảm một phần
doanh số thu nợ và vòng quay vốn cho vay HKD của ACB – CN Huế trong thời gian
qua. Gia tăng cho vay trung dài hạn, số vòng quay vốn cho vay HKD giảm đi sẽ đảm
bảo cho chi nhánh giảm bớt chi phí để tìm kiếm khách hàng mới từ đó gia tăng lợi
nhuận.
2.3.1.5. Mức sinh lời
Trong giai đoạn 2009 – 2011, mức sinh lời cho vay HKD của ACB – CN Huế có
xu hướng chung là giảm dần. Năm 2009, mức sinh lời cho vay HKD đạt 7,24%, năm
2010 đã giảm xuống còn 6%, giảm 1,24%. Năm 2011, chỉ tiêu này tiếp tục giảm xuống
còn 4,95%, giảm 1,05%. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do năm 2010 thu nhập
lãi thuần từ cho vay HKD của ACB – CN Huế chỉ tăng với tốc độ 20,25% năm 2010
và 10,43% năm 2011, trong khi đó dư nợ cho vay HKD bình quân lại tăng với tốc độ
nhanh hơn, ở mức 45% năm 2010 và 33,93% năm 2011.
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Anh Thư – K42TCNH 50
Bảng 2.20. Mức sinh lời cho vay HKD tại ACB – CN Huế
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu Chú
thích
Năm 2010/2009 2011/2010
2009 2010 2011 +/- % +/- %
Thu nhập lãi CV
phân bổ CV HKD a 5.779 6.848 7.797 1.069 18,50 949 13,86
Dư nợ CV HKD
bình quân b 37.104 53.799 72.055 16.695 45,00 18.256 33,93
Số dư huy động vốn
bình quân c 652.080 889.200 1.120.392 237.120 36,36 231.192 26,00
Chi phí lãi toàn chi
nhánh d 54.362 59.798 65.778 5.436 10,00 5.980 10,00
Chi phí lãi phân bổ
CV HKD e=d*b/c 3.093 3.618 4.230 525 16,97 612 16,92
Thu nhập lãi thuần
CV HKD f= a – e 2.686 3.230 3.567 544 20,25 337 10,43
Mức sinh lời CV
HKD (%) g=f/b*100 7,24 6,00 4,95 -1,24 -17,06 -1,05 -17,55
Như vậy, nguyên nhân chính của sự sụt giảm này là do tốc độ tăng của dư nợ cho
vay HKD lớn hơn tốc độ tăng thu nhập lãi thuần. Khi cuộc cạnh tranh lãi suất giữa các
NHTM để thu hút khách hàng ngày càng gia tăng thì chênh lệch lãi suất cho vay và lãi
suất tiền gửi ngày càng thu hẹp, điều này sẽ dẫn đến chi phí huy động tính trên một
đồng vốn sẽ tăng lên và thu nhập giảm đi làm thu nhập lãi thuần cho vay của NHTM
cũng giảm. Như vậy, xét về chỉ tiêu mức sinh lời thì mức sinh lời cho vay HKD ngày
càng giảm dần, tuy nhiên điều này tương đối phù hợp với tình hình cạnh tranh các
NHTM trong thời gian qua.
2.3.2. Những tiêu chí định tính
Phân tích những chỉ tiêu định lượng thông qua sự biến động của những con số sẽ
phản ánh thực trạng về chất lượng của các khoản vay hiện hữu tại ACB – CN, tuy
nhiên phân tích định tính cũng đóng vai trò rất quan trọng. Việc đánh giá khả năng tìm
kiếm và khai thác thị trường các HKD có nhu cầu vốn trên địa bàn và đánh giá sự tuân
thủ quy trình cho vay của nhân viên tín dụng sẽ phản ánh công tác thực hiện mục tiêu
tăng trưởng tín dụng kết hợp với đảm bảo an toàn và hiệu quả trong hoạt động cho vay
HKD của chi nhánh.
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Anh Thư – K42TCNH 51
2.3.2.1. Khả năng tìm kiếm và khai thác thị trường
Hiện nay, các HKD vay vốn tại ACB chủ yếu là những khách hàng cũ tái tục món
vay hoặc vay thêm, một số khách hàng chủ động tìm đến ngân hàng và rất ít khách
hàng là do PFC và CA tìm kiếm. Vì vậy, số lượng hồ sơ là các HKD vay vốn lần đầu
tại ACB là khá nhỏ. Số HKD vay vốn tại ACB chỉ đạt 317 hộ, so sánh với con số
12.500 hộ của toàn tỉnh Thừa Thiên Huế thì ACB chỉ mới chiếm 2,54%. Bên cạnh đó,
chủ yếu các HKD này hoạt động trên địa bàn thành phố Huế nhưng lại rải rác ở hai bờ
Nam – Bắc sông Hương và có 39 HKD hoạt động ở các huyện và thị xã lân cận. Điều
này phần nào phản ánh nhân viên của chi nhánh còn chưa tích cực trong việc tìm kiếm
khách hàng mới để đáp ứng nhu cầu vốn cho các HKD.
Trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên – Huế nói chung và thành phố Huế nói riêng, trong
khối các NHTM tư nhân, đối thủ cạnh tranh lớn nhất của ACB trong hoạt động cho
vay hộ kinh doanh đó là NHTMCP Sài Gòn Thương Tín – Sacombank. Ngân hàng này
ngoài sản phẩm cho vay sản xuất kinh doanh còn đưa ra một gói sản phẩm hướng đến
mục tiêu cụ thể đó là sản phẩm cho vay tiểu thương theo nhiều hình thức mà chủ yếu
là cho vay trả góp. Sản phẩm này tương đối cạnh tranh với ACB thông qua việc hằng
ngày, nhân viên ngân hàng đến từng sạp hàng của các tiểu thương để thu tiền. Điều
này phản ánh Sacombank đã xác định mục tiêu rõ ràng cho hoạt động cho vay sản xuất
kinh doanh. Từ đó, có thể thấy ACB – CN Huế còn nhiều hạn chế trong việc trong
việc xác định thị trường mục tiêu cũng như đưa ra những phương pháp để tiến hành
khai thác thị trường. Chính những hạn chế này về lâu dài sẽ gây khó khăn cho chi
nhánh, ảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng tín dụng vì đối thủ cạnh
tranh của ACB – CN Huế đang không ngừng gia tăng.
2.3.2.2. Sự tuân thủ quy trình cho vay
Như đã trình bày ở trên, NHTMCP Á Châu có một quy trình cho vay khá nghiêm
ngặt. Công tác thẩm định khách hàng, kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn,
nhắc/thúc nợ khách hàng, được quy định phải thực hiện một cách nghiêm túc nhằm
hạn chế rủi ro. Về cơ bản, quy trình tín dụng được nhân viên ACB tuân thủ thực hiện
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Anh Thư – K42TCNH 52
nghiên túc, thực tế hoạt động đã chỉ ra một số vấn đề trong việc thực hiện quy trình
cho vay tại ACB – CN Huế, đó là:
Thứ nhất: công tác tiếp nhận hồ sơ, tư vấn khách hàng vay vốn. Nhân viên tín
dụng luôn đảm bảo tư vấn khách hàng những sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách
hàng và theo quy định của ACB. Bên cạnh đó, ACB sử dụng chương trình MS –
Mystery Shopping – Khách hàng bí mật để đánh giá sự tuân thủ quy trình của nhân
viên tín dụng. Đây là một chương trình đánh giá chất lượng nhân viên tương đối khách
quan thông qua những đánh giá của khách hàng bí mật này.
Thứ hai: công tác thẩm định tín dụng. Chủ yếu các khoản vay HKD tại ACB – CN
Huế là của những khách hàng truyền thống, vì vậy khi tái tục các khoản vay, một số hồ
sơ nhân viên tín dụng không tiến hành thẩm định. Chỉ đối với những khách hàng mới
thì nhân viên tín dụng mới tiến hành thẩm định kỹ. Mặt khác, để giảm thời gian xử lý
hồ sơ, nhân viên tín dụng tiến hành đánh giá nhu cầu thị trường, dự báo doanh thu,
của khách hàng trong vòng 1, 2 ngày đã làm rủi ro của các khoản vay tiềm ẩn ở mức
cao. Điều này cho thấy công tác thẩm định tín dụng tại chi nhánh chưa được thực hiện
một cách nghiêm túc đặc biệt là đối với khách hàng cũ. Bên cạnh đó, hạn chế trong
kiến thức nghiệp vụ và kinh nghiệm thẩm định của một số nhân viên phân tích cũng
phần nào ảnh hưởng đến chất lượng các khoản vay.
Thứ ba: công tác thu hồi vốn hoặc/và lãi vay. Định kỳ vào cuối tháng, ACB sẽ
đánh giá tình hình nợ quá hạn cho vay mà mỗi nhân viên tín dụng chịu trách nhiệm. Vì
vậy, công tác nhắc/thúc nợ của nhân viên ACB được thực hiện rất nghiêm túc. Tuy
nhiên, chính áp lực này đã khiến nhân viên tín dụng phải tìm cách giải quyết đối với
các khoản nợ quá hạn, đó là trả nợ thay khách hàng. Đối với những khoản nợ quá hạn
do khách hàng gặp khó khăn thì đây là một cách thức để hỗ trợ khách hàng, tuy nhiên
đối với những khách hàng không tích cực trong hoàn trả nợ thì điều này sẽ tạo tâm lý ỷ
lại cho khách hàng, về lâu dài thì ngân hàng sẽ phải gánh chịu những rủi ro.
Thứ tư: công tác kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn, tái thẩm định khách
hàng. Đối với những khách hàng mới, những khoản vay giá trị lớn, nhân viên tín dụng
thường thực hiện công tác này một cách nghiêm túc nhằm hạn chế rủi ro. Tuy nhiên,
Đại
học
Ki
h tế
Hu
ế
Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Anh Thư – K42TCNH 53
đối với những khách hàng cũ, nhân viên tín dụng thực hiện việc kiểm tra, giám sát quá
trình sử dụng vốn, tái thẩm định một cách sơ sài. Điều này phần nào làm giảm chất
lượng cho vay HKD và thực tế giai đoạn 2009 – 2011 đã thể hiện rõ khi nợ xấu cho
vay HKD ngày càng tăng lên qua các năm.
Thứ năm: công tác xử lý nợ. Việc không tuân thủ nghiêm ngặt các quy định trong
việc thẩm định, kiểm tra mục đích sử dụng vốn, thu hồi vốn vay, tái thẩm định khách
hàng của nhân viên tín dụng phần nào tạo nên những khoản nợ quá hạn, nợ xấu cho
chi nhánh. Tuy nhiên, công tác xử lý nợ của ACB còn chưa được triệt để, một số hồ sơ
tỷ lệ nợ vay trên giá trị tài sản đảm bảo nhỏ, bên cạnh đó thời gian chờ Tòa án xử lý hồ
sơ tương đối dài, do đó vấn đề xử lý nợ xấu của chi nhánh gặp phải những khó khăn.
2.3.3. Đánh giá chung về chất lượng cho vay hộ kinh doanh tại Ngân hàng thương
mại cổ phần Á Châu – Chi nhánh Huế
2.3.3.1. Mặt tích cực
Mặc dù chịu nhiều tác động của nền kinh tế và sự điều tiết chính sách vĩ
mô dẫn đến sự biến động bất thường trong doanh số cho vay và doanh số thu nợ cho
vay nhưng dư nợ cho vay HKD giai đoạn 2009 – 2011 của ACB – CN Huế luôn tăng
trưởng với tốc độ rất nhanh với mức tăng 10,43% năm 2010 và 55,22% năm 2011.
Tăng dư nợ cho vay sẽ đảm bảo yêu cầu đặt ra của ACB đó là tăng trưởng tín dụng.
Dư nợ cho vay HKD theo kỳ hạn trung dài hạn có xu hướng tăng dần tỷ
trọng trong tổng dư nợ cho vay HKD của ACB – CN Huế, từ 35,01% năm 2009 tăng
lên 48,74% năm 2011. Gia tăng kỳ hạn trung dài hạn sẽ góp phần hỗ trợ, giảm thiểu
gánh nặng trả nợ cho khách hàng, đồng thời đảm bảo đáp ứng yêu cầu tối đa hóa lợi
nhuận cho vay của ACB.
Dư nợ cho vay HKD chủ yếu tập trung vào mục đích bổ sung vốn lưu
động cho hoạt động kinh doanh. Đối với HKD thì đây là nguồn vốn quan trọng trong
việc duy trì hoạt động lâu dài, đồng thời là nguồn vốn thời gian thu hồi nhanh sau mỗi
chu kỳ kinh doanh. Vì vậy, gia tăng cho vay HKD bổ sung vốn lưu động sẽ đảm bảo
an toàn cho hoạt động cho vay của chi nhánh.
Đại
học
Ki
h tế
Hu
ế
Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Anh Thư – K42TCNH 54
Dư nợ cho vay HKD theo hạn mức tín dụng ngày càng gia tăng về giá trị
và về tỷ trọng trong tổng dư nợ cho vay HKD. Cho vay theo HMTD tăng lên vừa đảm
bảo khả năng thu hồi nợ cao, vừa thể hiện tính chất ổn định trong hoạt động của các
HKD và đây là hình thức cấp tín dụng giảm thiểu tối đa rủi ro cho chi nhánh.
Ngành nghề kinh doanh của các HKD được ACB cấp tín dụng chủ yếu tập
trung ở ngành nghề kinh doanh dịch vụ thương mại. Điều này là phù hợp với tình hình
chung của kinh tế Thừa Thiên – Huế cũng như chính sách của ACB đặt ra. Bên cạnh
đó, những ngành kinh doanh này là những ngành kinh doanh hàng hóa và dịch vụ thiết
yếu, nguồn thu nhập tương đối ổn định và do đó giảm thiểu rủi ro cho ACB – CN Huế.
ACB – CN Huế chủ yếu cho vay HKD có tài sản đảm bảo là BĐS. Thế
chấp BĐS sẽ đảm bảo cho các khoản vay trả nợ đúng hạn vì vấn đề về đất đai là vấn
đề nhạy cảm đối với người dân Huế. Một hình thức khác trong đảm bảo tiền vay HKD
là cầm cố giấy tờ có giá và thường là sổ tiết kiệm. Với hai hình thức bảo đảm này thì
ACB – CN Huế sẽ góp phần đảm bảo an toàn cho hoạt động cho vay.
Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay HKD có xu hướng giảm dần qua các năm và góp
phần đảm bảo thực hiện mục tiêu về tỷ lệ nợ quá hạn trong hoạt động cho vay do ACB
đề ra (trình bày tại Phụ lục 4). Điều này phản ánh chi nhánh đã tích cực trong việc
nhắc/thúc nợ nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động cho vay của ngân hàng.
Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay HKD ở mức dưới 0,5%, thấp hơn
nhiều so với mức trung bình tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống các NHTM trên địa bàn.
Điều này cho thấy ACB – CN Huế đã có nhiều nỗ lực trong việc hạn chế nợ xấu trong
hoạt động cho vay HKD nói riêng và hoạt động tín dụng của toàn chi nhánh nói chung.
Vòng quay vốn cho vay HKD của chi nhánh có xu hướng giảm dần và có
dấu hiệu giữ ổn định ở mức 1,5 đến 2 vòng. Việc duy trì ổn định số vòng quay vốn cho
vay ở mức này sẽ đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay của chi nhánh.
Đối với những hồ sơ vay là những HKD lần đầu vay vốn tại ACB – CN
Huế thì nhân viên tín dụng thực hiện quy trình tín dụng một cách nghiêm túc và chặt
chẽ nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động cho vay của chi nhánh.
Đại
học
Kin
tế H
uế
Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Anh Thư – K42TCNH 55
2.3.3.2. Những vấn đề còn tồn tại
Dư nợ cho vay HKD tại ACB – CN Huế mặc dù tăng trưởng qua các năm
nhưng xét về số HKD vay vốn thì chi nhánh chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ khoảng 2,5%
trong tổng số HKD trên địa bàn. Mặt khác, các HKD này phân bố rải rác trên địa bàn,
không tập trung vào một thị trường cụ thể. Điều này cho thấy ACB chưa đưa ra một
chiến lược cụ thể để xác định thị trường mục tiêu trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên – Huế
để tiến hành khai thác.
Dư nợ cho vay các HKD có GPKD đang giảm dần tỷ trọng trong các hồ sơ
cho vay, trong khi đó, ACB – CN Huế đã rất tích cực giải ngân cho những HKD có
quy mô nhỏ không đăng ký GPKD ở địa phương – những HKD nhỏ lẻ, tự phát, hoạt
động kinh doanh còn nhiều hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm trong việc đánh giá
nhu cầu thị trường, dự báo doanh thu, quản lý hàng hóa, ... Xét về dài hạn, điều này
ảnh hưởng tiêu cực đến việc đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay HKD của ACB
– CN Huế.
Sự gia tăng trong dư nợ cho vay HKD kéo theo sự gia tăng nợ quá hạn mà
trong đó chủ yếu là các khoản nợ xấu, bên cạnh đó tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho
vay HKD có xu hướng gia tăng qua các năm. Nguyên nhân của sự gia tăng nợ xấu là
do khách hàng không tích cực trong việc hoàn trả nợ đúng hạn, khách hàng gặp khó
khăn trong hoạt động kinh doanh, hoạt động kinh doanh không hiệu quả và một phần
do khách hàng sử dụng vốn sai mục đích. Điều này cho thấy việc cân đối giữa yêu cầu
tăng trưởng tín dụng và đảm bảo an toàn trong cho vay HKD của ACB – CN Huế còn
nhiều hạn chế. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu vẫn là tương đối thấp so với toàn hệ thống
NHTM trên địa bàn.
Hiệu quả sử dụng vốn cho vay HKD giảm dần qua các năm từ năm 2009
đến năm 2011. Nguyên nhân chủ yếu là do thu nhập lãi cho vay của ACB tăng với tốc
độ chậm hơn so với tốc độ tăng dư nợ cho vay. Thu nhập lãi giảm phần lớn do chính
sách lãi suất cho vay của ACB chịu sự điều tiết chính sách lãi suất của NHNN theo
hướng giảm dần, một phần do cạnh tranh của các NHTM trên địa bàn và một phần nhỏ
do các khoản nợ xấu chưa thu được lãi.
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Anh Thư – K42TCNH 56
Mức sinh lời cho vay HKD ngày càng giảm do thu nhập lãi thuần cho vay
HKD tăng với tốc độ chậm hơn so với tốc độ tăng dư nợ cho vay. Chi nhánh huy động
vốn tương đối lớn, tốn kém nhiều chi phí nhưng lại chưa tích cực trong hoạt động cho
vay để thu lợi nhuận; bên cạnh đó, ảnh hưởng từ những đối thủ cạnh tranh đã khiến chi
nhánh thu hẹp chênh lệch giữa lãi suất huy động và cho vay. Vì vậy, mức sinh lời cho
vay HKD của ACB đã sụt giảm.
Công tác thẩm định, kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn, tái thẩm
định khách hàng của nhân viên tín dụng còn sơ sài để rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ,
đặc biệt là đối với những khách hàng truyền thống, có quan hệ lâu dài với ACB. Tuy
đây là đối tượng khách hàng uy tín đối với chi nhánh, nhưng công tác này cần phải
được thực hiện nghiêm túc vì rủi ro trong hoạt động của các HKD luôn tiềm ẩn, việc
không phát hiện kịp thời sai phạm trong quá trình sử dụng vốn của khách hàng sẽ gây
tổn thất cho ngân hàng.
Nhằm hỗ trợ khách hàng, đối với một số khoản vay, nhân viên tín dụng trả
nợ giúp khách hàng. Điều này đã tạo một thói quen tiêu cực cho khách hàng trong việc
hoàn trả nợ vay. Về lâu dài, các khoản nợ này sẽ trở thành nợ xấu và làm giảm chất
lượng cho vay HKD của chi nhánh.
Công tác xử lý nợ của ACB còn nhiều hạn chế, đặc biệt là chi nhánh còn
gặp phải khó khăn trong việc xử lý các khoản vay có giá trị nhỏ và công tác xử lý nợ
còn phụ thuộc vào Tòa án.
Như vậy, nhìn chung xét về những chỉ tiêu định lượng thì hoạt động cho vay của
ACB – CN Huế đảm bảo những yêu cầu đặt ra của ngân hàng trong điều kiện cạnh
tranh giữa các NHTM ngày càng gay gắt đó là tăng trưởng tín dụng, đảm bảo an toàn
và hiệu quả. Tuy nhiên, ngoài những mặt tích cực thì chất lượng cho vay HKD vẫn
còn nhiều vấn đề tồn tại. Yêu cầu đặt ra đối với ACB – CN Huế là cần nhìn nhận
những vấn đề này một cách chính xác và khách quan để từ đó đưa ra những giải pháp
xử lý phù hợp nhằm nâng cao chất lượng cho vay HKD.
Đại
họ
Kin
h tế
u
ế
Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Anh Thư – K42TCNH 57
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY HỘ
KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU – CHI
NHÁNH HUẾ
3.1. Định hướng của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu – Chi nhánh Huế về
hoạt động cho vay hộ kinh doanh
3.1.1. Định hướng của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu – Chi nhánh Huế
về hoạt động tín dụng
Là một trong những chi nhánh của hệ thống NHTMCP Á Châu, ACB – CN Huế
luôn thực hiện đúng theo định hướng chung của ACB về hoạt động tín dụng:
Mở rộng quy mô hoạt động, tăng trưởng tín dụng tối đa theo sự chỉ đạo
của Hội sở, chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng được giao cho từng nhân viên và hoạt động
bán hàng của nhân viên luôn được giám sát chặt chẽ.
Đảm bảo an toàn và hiệu quả trong hoạt động tín dụng, tỷ lệ nợ quá hạn
trên tổng dư nợ phải đảm bảo dưới 1,08% đối với KHDN và dưới 0,6% đối với
KHCN.
3.1.2. Định hướng của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu – Chi nhánh Huế
về hoạt động cho vay hộ kinh doanh
ACB – CN Huế luôn khẳng định cho vay HKD là sản phẩm trọng tâm
trong các sản phẩm cho vay đối với khách hàng cá nhân. Vì vậy, chi nhánh đang
không ngừng phát triển cho vay HKD nhằm đáp ứng mục tiêu tăng trưởng tín dụng
của toàn chi nhánh.
Đối với hoạt động cho vay HKD, ACB – CN Huế đưa ra chỉ đạo chung
hạn chế rủi ro, giảm tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp nhất nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả
trong hoạt động cho vay HKD.
Như vậy, những định hướng chung này đều nhằm mục tiêu không ngừng nâng cao
chất lượng cho vay HKD trên cơ sở đáp ứng những yêu cầu về tăng trưởng tín dụng
đồng thời đảm bảo an toàn và hiệu quả trong hoạt động cho vay của chi nhánh.
Đại
học
Kin
tế H
uế
Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Anh Thư – K42TCNH 58
3.2. Những giải pháp nâng cao chất lượng cho vay hộ kinh doanh tại NHTMCP Á
Châu – CN Huế
3.2.1. Những giải pháp tăng trưởng tín dụng
3.2.1.1. Tăng cường các hoạt động quảng bá thương hiệu
ACB mặc dù đã hoạt động và phát triển trên địa bàn gần 7 năm qua, tuy nhiên đối
với không ít những HKD ở các huyện, thị trấn lân cận thì thương hiệu này còn khá mờ
nhạt. Một phần là do ACB chỉ tập trung hoạt động trên địa bàn thành phố Huế, một
phần là do tâm lý khách hàng vẫn thường lựa chọn những NHTM truyền thống của địa
phương. Vì vậy, để có thể mở rộng hoạt động cho vay HKD, ACB – CN Huế cần phải
tăng cường hoạt động quảng bá thương hiệu dưới nhiều hình thức: quảng cáo trên các
kênh truyền thông, quảng cáo bằng pano, áp phích, băng rôn trên đường phố,
3.2.1.2. Mở rộng và phát triển hệ thống chi nhánh, phòng giao dịch
Hiện nay, ACB trên địa bàn Tỉnh Thừa Thiên – Huế chỉ có 1 chi nhánh và 2 phòng
giao dịch nhưng các chi nhánh và phòng giao dịch chỉ tập trung ở trung tâm thành phố.
Vì vậy, việc mở thêm các phòng giao dịch ở những khu quy hoạch mới, ở những
huyện, thị trấn lân cận, là điều mà ACB – CN Huế cần phải quan tâm. Có như thế
thì thương hiệu ACB mới được nhiều người biết đến và giúp những khách hàng có thể
chủ động tìm đến ngân hàng.
3.2.1.3. Nhân viên tín dụng phải tích cực, chủ động hơn trong việc tìm kiếm
những hộ kinh doanh cho nhu cầu về vốn
Trước thực tế số hộ kinh doanh vay vốn tại ACB chỉ chiếm 2,54% thị trường HKD
của Thừa Thiên – Huế thì việc phát huy khả năng trong việc khai thác thị trường bán lẻ
này là yêu cầu đặt ra đối với nhân viên của ACB – CN Huế. Chuyên viên phân tích tín
dụng (CA) là người đóng vai trò quan trọng trong việc tìm kiếm khách hàng vay vốn.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, vai trò của những chuyên viên và nhân viên tư
vấn tài chính cá nhân (PFC) đang ngày càng được nâng cao. Mặc dù vậy, những kết
quả đạt được của ACB – CN Huế đã cho thấy chi nhánh vẫn chưa phát huy hết khả
năng của mình.
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Anh Thư – K42TCNH 59
3.2.2. Những giải pháp đảm bảo an toàn và hiệu quả
3.2.2.1. Phát triển đối tượng khách hàng là các HKD hoạt động trong những
ngành sản xuất, chế biến
Mặc dù tập trung cho vay đối với các HKD hoạt động trong lĩnh vực thương mại
dịch vụ là phù hợp với điều kiện tình hình chung của kinh tế Huế nhưng đây là những
ngành nghề vẫn còn mang tính tự phát và không ổn định. Việc phát triển cho vay đối
với các HKD hoạt động trong lĩnh vực sản xuất một mặt sẽ phân tán rủi ro, mặt khác
sẽ hỗ trợ ngành sản xuất, chế biến của Thừa Thiên – Huế phát triển, góp phần tích cực
cho phát triển kinh tế địa phương.
3.2.2.2. Tăng cường đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho nhân
viên
Hoạt động tín dụng là hoạt động tiềm ẩn rủi ro. Việc ra quyết định cấp tín dụng
cho khách hàng không tốt sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cho vay của chi
nhánh. Vì vậy, việc phân tích thẩm định hồ sơ vay vốn đòi hỏi nhân viên tín dụng phải
có trình độ và kinh nghiệm để có thể đưa ra quyết định chính xác và có thể hạn chế rủi
ro cho ngân hàng.
Công tác đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cho nhân viên trong vấn đề thẩm
định tư cách khách hàng, thẩm định hoạt động kinh doanh của HKD, phân tích dự báo
doanh thu, thẩm định tài sản đảm bảo, cần được chú ý quan tâm. Đặc biệt là đối với
những nhân viên mới còn ít kinh nghiệm, chưa nắm bắt hết hoạt động của những
ngành nghề kinh doanh khác nhau thì chi nhánh cần có những hướng dẫn cụ thể.
Bên cạnh đó, công tác tuyển dụng nhân viên cũng cần có sự điều chỉnh. Chi nhánh
cần phải tiến hành kiểm tra chất lượng nhân viên mới được tuyển dụng trong thời gian
thử việc để nhân viên có thể phát huy hết năng lực của mình. Đối với những nhân viên
yếu kém, chi nhánh cần phải mạnh dạn chuyển công tác sang các bộ phận phù hợp với
năng lực của nhân viên hoặc từ chối ký hợp đồng lao động chính thức đối với nhân
viên đó.
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Anh Thư – K42TCNH 60
3.2.2.3. Tăng cường kiểm tra, giám sát sau giải ngân
Thực tế hoạt động cho vay của ACB – CN Huế đã cho thấy công tác kiểm tra,
giám sát khách hàng sau khi giải ngân vẫn chưa được nhân viên tín dụng thực hiện
một cách đầy đủ. Chính điều này đã dẫn đến sự gia tăng rủi ro cho chi nhánh vì đã
không kịp thời phát hiện sai phạm trong hoạt động của HKD. Vì vậy, nhân viên tín
dụng cần phải tiến hành kiểm tra, giám sát hoạt động của HKD một cách nghiêm túc,
không được có tình trạng ỷ lại, làm thay khách hàng.
3.2.2.4. Tăng cường công tác xử lý nợ
Bên cạnh công tác nhắc/thúc nợ quá hạn được nhân viên thực hiện nghiêm túc thì
công tác xử lý nợ xấu của ACB – CN Huế còn nhiều vấn đề cần phải khắc phục. Đối
với những khoản nợ xấu, nhân viên tín dụng cần phải tiến hành điều tra để tìm hiểu
nguyên nhân và đưa ra biện pháp giải quyết phù hợp.
Đối với những HKD không trả được nợ do tình hình hoạt động kinh doanh gặp
phải những rủi ro khách quan hoặc khó khăn trong kinh doanh mà nhân viên tín dụng
nhận thấy khách hàng có thiện chí trả nợ thì cần cơ cấu lại nợ, giảm bớt gánh nặng trả
nợ để khách hàng có thể hoàn trả nợ trong thời gian dài hơn. Tuy nhiên cũng cần phải
hạn chế tình trạng nhân viên trả nợ thay khách hàng. Đối với những HKD không có
thiện chí trong việc hoàn trả nợ đúng hạn thì chi nhánh cần đưa ra biện pháp cảnh cáo.
Đối với những HKD không trả được nợ do sử dụng vốn sai mục đích thì chi nhánh
cần phải gấp rút tiến hành xử lý nợ và xử lý một cách triệt để, tránh tình trạng kéo dài
thời gian giải quyết hồ sơ làm gia tăng các khoản nợ không thu hồi được, giảm chất
lượng cho vay của ngân hàng.Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Anh Thư – K42TCNH 61
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
1.1. Kết quả đạt được của đề tài
Tổng hợp lại một số lý thuyết về chất lượng cho vay hộ kinh doanh của
NHTM.
Đánh giá chất lượng cho vay hộ kinh doanh tại NHTMCP Á Châu - CN
Huế thông qua phân tích các chỉ tiêu tình hình cho vay, nợ quá hạn, nợ xấu cho vay
HKD theo các tiêu chí kỳ hạn vay, mục đích sử dụng vốn vay, hình thức cho vay,
ngành nghề của các HKD, tài sản đảm bảo và theo hình thức hoạt động của HKD;
phân tích hiệu quả sử dụng vốn, vòng quay vốn và mức sinh lời cho vay HKD của
ACB – CN Huế.
Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cho vay HKD tại
NHTMCP Á Châu – CN Huế.
1.2. Hạn chế và hướng phát triển đề tài
Hạn chế
Đề tài nghiên cứu chủ yếu dựa trên phương pháp phân tích số liệu thứ
cấp nên tính chính xác của việc phân tích còn phụ thuộc vào chất lượng số liệu do
ACB – CN Huế cung cấp.
Trong quá trình phân tích, đánh giá đặc biệt là đối với những chỉ tiêu
định tính, còn một số nhận định dựa trên quan sát và học hỏi thực tế hoạt động của chi
nhánh, tuy nhiên do thời gian thực tập còn ngắn và bản thân tác giả chưa có nhiều kinh
nghiệm nên những đánh giá còn mang tính chủ quan và chưa thật sự chính xác.
Do có những quy định không thống nhất giữa các NHTM trong việc
tách biệt giữa hộ kinh doanh và các DNTN trong khối KHCN, đồng thời bản thân tác
giả chưa có điều kiện để tổng hợp số liệu của các NHTM khác trên địa bàn để tiến
hành so sánh nên những đánh giá còn nhiều thiếu sót và chưa mang tính khách quan.
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Anh Thư – K42TCNH 62
Hướng phát triển đề tài
Phân tích sâu hơn về chất lượng cho vay HKD thông qua việc tổng hợp,
thu thập số liệu của đối thủ cạnh tranh để phân tích, so sánh, đánh giá một cách khách
quan kết quả đạt được của ACB – CN Huế.
Tiến hành đánh giá chất lượng hoạt động cho vay HKD thông qua các
chỉ tiêu định tính bằng phương pháp điều tra cụ thể. Đặc biệt phải đánh giá khách quan
công tác thực hiện quy trình cho vay của chi nhánh.
2. Kiến nghị
2.1. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước
Những quy định, chính sách của NHNN ảnh hưởng sâu rộng đến nền kinh
tế nói chung và ảnh hưởng đến hoạt động của các NHTM nói riêng. Vì vậy, NHNN
cần hoàn thiện cơ chế chính sách nhằm tạo ra những chính sách lãi suất, tỷ giá hối
đoái, tăng trưởng tín dụngmềm dẻo, linh hoạt đồng thời phải đảm bảo cho hoạt động
của các NHTM được ổn định. Đó sẽ là cơ sở để chất lượng hoạt động cho vay của các
NHTM được đảm bảo và không ngừng nâng cao.
NHNN cần tổ chức lại hoạt động thanh tra, giám sát một cách chặt chẽ để
tránh tình trạng lách luật, cạnh tranh không lành mạnh giữa các NHTM gây thiệt thòi
cho một số ngân hàng. Điều này sẽ tạo một môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các
ngân hàng từ đó góp phần tích cực hỗ trợ cho hoạt động tín dụng của NHTM.
2.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
Thường xuyên mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng, đào tạo cán bộ nhân viên
một mặt nâng cao chất lượng nhân viên, mặt khác tạo cơ hội cho nhân viên của toàn hệ
thống ACB có điều kiện giao lưu, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.
ACB nên đưa ra chính sách về phúc lợi, khen thưởng cho nhân viên thỏa
đáng đồng thời nên có những chính sách thu hút và giữ chân những cán bộ giỏi./.
Đại
ọc
Kin
h tế
Hu
ế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_chat_luong_cho_vay_ho_kinh_doanh_tai_ngan_hang_thuong_mai_co_phan_a_chau_chi_nhanh_hue_9161.pdf