Đề tài Đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân bị hội chứng mạch vành cấp trước và sau can thiệp động mạch vành qua da sử dụng bộ câu hỏi seattle angina questionnaire

Sau khi nghiên cứu trên 52 bệnh nhân bị NMCTKST/ĐTNKÔĐ đƣợc thực hiện can thiệp ĐMV qua da tại Viện Tim mạch Quốc gia Việt Nam từ tháng 08/2013 đến tháng 11/2013, chúng tôi rút ra một số kết luận nhƣ sau: 1. Sự thay đổi chất lƣợng cuộc sống sau can thiệp động mạch vành Có sự cải thiện về chất lƣợng cuộc sống ở bệnh nhân NMCTKST/ĐTNKÔĐ sau can thiệp 1 tháng so với thời điểm trƣớc can thiệp (p<0,05), đặc biệt là khả năng gắng sức và tần số đau ngực đƣợc cải thiện rõ ràng trên lâm sàng. 2. Mối quan hệ một số yếu tố với chất lƣợng cuộc sống trƣớc can thiệp. - Có mối quan hệ giữa tình trạng kinh tế với mức độ hài lòng với điều trị. Những BN có tình trạng kinh tế khó khăn ít hài lòng với điều trị hơn. - Không thấy có mối tƣơng quan giữa khả năng gắng sức và tần số đau ngực với chất lƣợng cuộc sống cũng nhƣ không có mối quan hệ giữa tiền sử ĐTĐ, THA, NMCT, tiền sử can thiệp ĐMV, mức độ hẹp ĐMV với khả năng gắng sức, độ ổn định của đau ngực, tần số đau ngực, mức độ hài lòng với điều trị và chất lƣợng cuộc sống (p >0,05).

pdf59 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1976 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân bị hội chứng mạch vành cấp trước và sau can thiệp động mạch vành qua da sử dụng bộ câu hỏi seattle angina questionnaire, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
câu, chia thành 5 lĩnh vực khác nhau: ○ Khả năng gắng sức: là câu 1 của bộ câu hỏi. Trong câu 1 lại chia ra 9 phần đánh giá nhỏ, mỗi phần đánh giá là một hoạt động thƣờng ngày. Các hoạt động đƣợc chọn để đánh giá đã đƣợc xem xét nhằm hạn chế sự khác biệt về mặt kinh tế xã hội cũng nhƣ giới tính. Câu hỏi sẽ đo lƣờng mức độ ảnh hƣởng của các triệu chứng của bệnh ĐMV đến các hoạt động ấy nhƣ thế nào. Mỗi phần nhỏ sẽ có 6 lựa chọn, trong 5 lựa chọn đầu tiên, các câu trả lời là sự giảm dần mức độ bị giới hạn về thể lực và lựa chọn cuối cùng đƣợc đánh dấu nếu BN có các bệnh tật khác gây khó khăn tới hoạt động đang đánh giá. ○ Độ ổn định của đau ngực: là câu số 2 của bộ câu hỏi. Cho phép đánh giá sự thay đổi tần số đau ngực khi BN thực hiện các hoạt động một cách gắng sức nhất, tần số đau ngực đƣợc so sánh với 1 tháng trƣớc thời điểm làm đánh giá. Câu hỏi có 6 lựa chọn trong đó 5 lực chọn đầu có mức độ giảm dần về tần số đau ngực khi gắng sức nhất và lựa chọn cuối cùng nếu BN không có đau, tức hay nặng ngực gì trong vòng 1 tháng. ○ Tần số đau ngực: là câu số 3 và câu số 4 của bộ câu hỏi. Cho phép đánh giá mức độ thƣờng xuyên của triệu chứng đau ngực của BN có bệnh ĐMV. Câu 3 đánh giá số lần đau ngực của BN trong một tháng, câu 4 đánh giá số lần BN phải dùng thuốc chống đau ngực khi BN bị đau ngực. Hai câu hỏi đều có 6 lựa chọn. Các lựa chọn theo thứ tự là sự giảm dần về tần số, nhiều nhất là trên 4 lần/ngày đến ít nhất là không lần nào trong vòng 1 tháng. ○ Mức độ hài lòng với điều trị: từ câu 5 tới câu 8. Đo lƣờng sự hiểu biết của BN với quá trình điều trị và mức độ hài lòng của họ với quá trình điều trị đó bao gồm cả các điều trị trong quá khứ và hiện tại. Câu 5 có 6 lựa chọn đánh giá mức độ thoải mái của BN với việc kê đơn thuốc để điều trị đau ngực cho họ, lựa chọn cuối Thang Long University Library 18 cùng là bác sỹ của họ không kê đơn. Các câu 6, 7 và 8 có 5 lựa chọn đánh giá mức độ hài lòng của BN với cả quá trình điều trị, với những lời tƣ vấn của bác sỹ và với việc điều trị hiện tại. Các lựa chọn theo thứ tự tăng dần mức độ hài lòng từ rất không hài lòng đến rất hài lòng. ○ Chất lƣợng cuộc sống: câu 9 tới câu 11. Là một đánh giá tổng thể gánh nặng của bệnh lý mạch vành lên cuộc sống của BN mà quan trọng trong đó là gánh nặng về mặt tâm lý. Câu 9 đánh giá sự ảnh hƣởng của của các triệu chứng tới việc tận hƣởng cuộc sống của BN. Câu 10 và 11 đánh giá sự nhận thức của BN về bệnh của mình và việc họ chấp nhận bệnh tật của họ ở mức độ nào trong đó: Câu 10 đánh giá mức độ hài lòng của BN nếu giả thiết tình trạng đau ngực sẽ theo họ suốt đời và câu 11 đánh giá mức độ lo lắng của họ về những cơn đau tim và đột tử có thể có. Các lựa chọn theo thứ tự tăng dần CLCS. + Cách thức làm bộ câu hỏi, cách tính điểm và đánh giá điểm số Bộ câu hỏi đƣợc thiết kế dƣới hình thức một bộ câu hỏi tự đánh giá nên BN có thể tự mình làm đƣợc. Thông thƣờng mỗi BN chỉ mất dƣới 5 phút cho 1 lần đánh giá bởi các câu hỏi là rất ngắn gọn và dễ hiểu [46]. Nhằm thuận tiện hơn cho việc đánh giá nhóm nghiên cứu còn phát triển cả bộ câu hỏi dạng điện tử cho BN tự điền và có tổng hợp điểm số sau khi hoàn thành [46, 48]. Trong các nghiên cứu, bộ câu hỏi có thể đƣợc hoàn thành bằng phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn qua điện thoại hoặc tự đánh giá [46, 53]. Việc tính điểm đƣợc thực hiện nhờ bảng tính excel hoặc tính trực tiếp trên trang web do nhóm phát triển bộ câu hỏi cung cấp [48]. Có 5 lĩnh vực đánh giá, mỗi lĩnh vực gồm nhiều câu hỏi nhỏ. Điểm số đƣợc tính điểm riêng phần cho 5 lĩnh vực đánh giá khác nhau. Mỗi lĩnh vực đánh giá có điểm từ 0 tới 100 trong đó điểm càng cao tƣơng ứng tình trạng BN và mức độ hài lòng của BN càng tốt [9, 46]. Do mỗi lĩnh vực đánh giá 1 khía cạnh liên quan đến bệnh lý mạch vành nên không có điểm số gộp chung cho cả bộ câu hỏi [46]. Khi 1 BN hoàn thành 1 bộ câu hỏi và có trong tay điểm số đánh giá của mình. Trên trang Web của nhóm phát triển bộ câu hỏi, sau khi BN làm đánh giá và có kết quả thƣờng sẽ có 1 bảng điểm số để BN so sánh. Kết quả điểm số này đƣợc rút ngẫu nhiên từ nhóm BN đƣợc sử dụng trong quá trình nghiên cứu và phát triển bộ câu hỏi [48]. Cách tốt nhất nếu BN làm bản tự đánh giá là so sánh với kết quả lần trƣớc mà mình đã làm. 19 + Sự thay đổi có ý nghĩa lâm sàng: mức thay đổi nhỏ nhất về điểm số cho từng lĩnh vực để có ý nghĩa lâm sàng của bộ câu hỏi SAQ là: Khả năng gắng sức: ≥ 8 điểm, độ ổn định của đau ngực: ≥ 25 điểm, tần số đau ngực: ≥ 20 điểm, mức độ hài lòng với điều trị: ≥ 12 điểm, CLCS: ≥ 16 điểm. 2.6. Phân tích thống kê - Số liệu đƣợc nhập và xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS 21.0. - Các biến định lƣợng đƣợc thể hiện dƣới dạng trung bình ± độ lệch chuẩn, các biến định tính đƣợc thể hiện dƣới dạng tỉ lệ %. - Sử dụng T-test để so sánh các giá trị trung bình, T-test ghép cặp cho các biến ghép cặp. - Sử dụng hệ số tƣơng quan Spearson‟s để đánh giá mối tƣơng quan giữa các biến định lƣợng và viết phƣơng trình tƣơng quan giữa các đại lƣợng. - Các giá trị của hệ số tƣơng quan: ǀ r ǀ< 0,25 là hai biến không có tƣơng quan, 0,25≤ ǀ r ǀ< 0,5 là hai biến có tƣơng quan không chặt, 0,5≤ ǀ r ǀ< 0,75 là 2 biến có tƣơng quan khá chặt, ǀ r ǀ ≥ 0,75 là 2 biến có tƣơng quan chặt. r > 0 là 2 biến có tƣơng quan đồng biến, r < 0 là 2 biến có tƣơng quan nghịch biến. - Các thông số đƣợc gọi là có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05. 2.7. Đạo đức nghiên cứu Nghiên cứu đƣợc sự đồng ý của lãnh đạo Viện Tim Mạch Quốc gia Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai và Bộ môn điều dƣỡng - Trƣờng Đại học Thăng Long. Nghiên cứu tiến hành dựa trên sự hợp tác tự nguyện của đối tƣợng nghiên cứu. Đối tƣợng nghiên cứu hoàn toàn có quyền từ chối tham gia chƣơng trình nghiên cứu. Các thông tin của BN hoàn toàn đƣợc bảo mật. Thang Long University Library 20 CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ Trong số 52 BN ban đầu tham gia nghiên cứu, 100% số BN hoàn thành cả 2 giai đoạn theo dõi và đánh giá trƣớc và sau can thiệp ĐMV qua da 1 tháng. 3.1. Đặc điểm chung của đối tƣợng nghiên cứu Bảng 3.1. Đặc điểm chung của đối tƣợng nghiên cứu Đặc điểm Số lƣợng Tỉ lệ % Đặc điểm cá nhân và xã hội Tuổi 64,4 ± 11,0 Nam / nữ 41/11 78,8/21,2 Có gia đình / độc thân 47/5 90,4/9,6 Có việc làm / về hƣu 6/46 11,5/88,5 Kinh tế khó khăn / ổn định 27/24 52,9/47,1 Tiền sử, đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng Hút thuốc lá 19 36,5 THA 31 59,6 ĐTĐ 13 25,0 Tiền sử làm can thiệp ĐMV 30 57,7 Tiền sử mổ làm cầu nối chủ vành 2 3,8 Tiền sử NMCT cũ 17 32,7 Troponin T >0,01ng/ml 48 92,3 Hẹp 3 thân ĐMV 9 17,3 Biến cố tim mạch Tử vong tại viện 0 0 Tái nhập viện 12 23,1 Can thiệp lại 10 19,2 Tử vong 0 0 Nhận xét: Tuổi trung bình của BN là 64,4 ± 11,0 tuổi. Tỉ lệ nam/nữ = 3.73. Trong tháng đầu tiên có 12 BN (23,1%) phải tái nhập viện do tất cả các nguyên nhân và 10 BN (19,2%) phải can thiệp lại. 21 3.2. Chất lƣợng cuộc sống trƣớc can thiệp và sau can thiệp 1 tháng 3.2.1. Điểm SAQ trung bình trước can thiệp và sau can thiệp 1 tháng Bảng 3.2. Điểm SAQ trung bình trƣớc và sau can thiệp 1 tháng Trƣớc can thiệp Sau 1 tháng p Khả năng gắng sức 49,57 ± 18,11 59,84 ± 29,30 0,007 Độ ổn định của đau ngực 53,84 ± 31,46 88,94 ± 18,79 <0,001 Tần số đau ngực 64,68 ± 15,67 73,16 ± 16,69 0,001 Mức độ hài lòng với điều trị 41,34 ± 23,18 81,54 ± 15,13 <0,001 CLCS 24,04 ± 13,06 44,39 ± 16,06 <0,001 Nhận xét: So với thời gian trƣớc can thiệp thì sau 1 tháng điểm SAQ của cả 5 lĩnh vực đánh giá đều tăng lên có ý nghĩa thống kê (p<0,05). 3.2.2. Sự thay đổi có ý nghĩa lâm sàng Bảng 3.3. Tỉ lệ thay đổi có ý nghĩa lâm sàng sau 1 tháng Mức độ thay đổi điểm SAQ Tăng Không tăng p Số BN Tỉ lệ % Số BN Tỉ lệ % Khả năng gắng sức 35 67,3 17 32,7 0,018 Độ ổn định của đau ngực 23 44,2 29 55,8 0,488 Tần số đau ngực 36 69,2 16 30,8 0,008 Mức độ hài lòng với điều trị 24 46,2 28 53,8 0,677 CLCS 29 55,8 23 44,2 0,488 Nhận xét: Sau can thiệp 1 tháng, khả năng gắng sức và tần số đau ngực đƣợc cải thiện rõ rệt trên lâm sàng, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05); đa số BN ít có cải thiện về độ ổn định của đau ngực và mức độ hài lòng với điều trị nhƣng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05); đa số BN có CLCS đƣợc cải thiện nhƣng sự khác biệt cũng không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Thang Long University Library 22 3.3. Mối quan hệ giữa một số yếu tố với chất lƣợng cuộc sống trƣớc can thiệp 3.3.1. Tương quan giữa khả năng gắng sức, tần số đau ngực và tuổi với chất lượng cuộc sống trước can thiệp Bảng 3.4. Tƣơng quan giữa khả năng gắng sức, tần số đau ngực và tuổi với chất lƣợng cuộc sống trƣớc can thiệp r p CLCS Khả năng gắng sức 0,24 0,86 Tần số đau ngực 0,475 0,158 Tuổi 0,177 0,411 Nhận xét: Không thấy có mối tƣơng quan giữa khả năng gắng sức, tần số đau ngực và tuổi với CLCS trƣớc can thiệp. 3.3.2. Mối quan hệ giữa giới tính và điểm SAQ trước can thiệp Bảng 3.5. Mối quan hệ giữa giới tính và điểm SAQ trƣớc can thiệp Giới Điểm p Khả năng gắng sức Nam 54,42 ± 18,19 0,157 Nữ 42,67 ± 16,88 Độ ổn định của đau ngực Nam 55,49 ± 22,07 0,473 Nữ 47,73 ± 37,84 Tần số đau ngực Nam 43,17 ± 22,07 0,277 Nữ 34,55 ± 26,97 Mức độ hài lòng với điều trị Nam 64,51 ± 16,11 0,878 Nữ 65,34 ± 14,62 CLCS Nam 23,37 ± 12,25 0,485 Nữ 26,51 ± 16,17 Nhận xét: Không thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 giới về điểm SAQ trƣớc can thiệp. 23 3.3.3. Quan hệ giữa mức kinh tế tự đánh giá và điểm SAQ trước can thiệp Bảng 3.6. Quan hệ giữa mức kinh tế tự đánh giá và điểm SAQ trƣớc can thiệp Mức kinh tế Điểm p Khả năng gắng sức Khó khăn 50,10 ± 16,27 0,878 Không khó khăn 49,31 ± 20,63 Bảng 3.6.Quan hệ giữa mức kinh tế tự đánh giá và điểm SAQ trƣớc can thiệp (tiếp) Mức kinh tế Điểm p Độ ổn định của đau ngực Khó khăn 50,93 ± 35,68 0,547 Không khó khăn 56,25 ± 26,83 Tần số đau ngực Khó khăn 37,41 ± 24,74 0,203 Không khó khăn 45,83 ± 21,45 Mức độ hài lòng với điều trị Khó khăn 60,20 ± 12,28 0,026 Không khó khăn 69,68 ± 16,59 CLCS Khó khăn 23,15 ± 13,74 0,621 Không khó khăn 25,00 ± 12,77 Nhận xét: BN tự nhận kinh tế khó khăn có mức độ hài lòng với điều trị cao hơn nhóm còn lại, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Ở các lĩnh vức đánh giá khác, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm. 3.3.4. Quan hệ giữa tiền sử tăng huyết áp và điểm SAQ trước can thiệp Bảng 3.7. Quan hệ giữa tiền sử tăng huyết áp và điểm SAQ trƣớc can thiệp Tăng huyết áp Điểm p Khả năng gắng sức Không 48,21 ± 24,25 0,696 Có 50,49 ± 12,81 Độ ổn định của đau ngực Không 60,71 ± 26,89 0,198 Có 49,19 ± 33,84 Tần số đau ngực Không 44,76 ± 23,79 0,392 Có 39,03 ± 22,86 Mức độ hài lòng với điều trị Không 61,95 ± 14,17 0,306 Có 66,53 ± 16,58 CLCS Không 26,98 ± 14,65 0,184 Có 22,05 ± 11,69 Nhận xét: Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về CLCS giữa nhóm THA và nhóm không THA. Thang Long University Library 24 3.3.5. Quan hệ giữa tiền sử đái tháo đường và điểm SAQ trước can thiệp Bảng 3.8. Quan hệ giữa tiền sử đái tháo đƣờng và điểm SAQ trƣớc can thiệp Đái tháo đƣờng Điểm p Khả năng gắng sức Không 50,93 ± 17,81 0,356 Có 45,51 ± 19,16 Độ ổn định của đau ngực Không 53,21 ± 32,54 0,802 Có 55,77 ± 29,14 Tần số đau ngực Không 43,33 ± 23,55 0,289 Có 35,38 ± 21,84 Mức độ hài lòng với điều trị Không 66,05 ± 15,79 0,279 Có 60,58 ± 15,18 CLCS Không 25,22 ± 13,17 0,265 Có 20,51 ± 12,55 Nhận xét: Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về CLCS giữa nhóm bị ĐTĐ và nhóm không bị ĐTĐ. 3.3.6. Quan hệ giữa tiền sử có can thiệp ĐMV và điểm SAQ trước can thiệp Bảng 3.9. Quan hệ giữa tiền sử can thiệp ĐMV và điểm SAQ trƣớc can thiệp Tiền sử can thiệp ĐMV Điểm p Khả năng gắng sức Không 48,86 ± 19,94 0,812 Có 50,01 ± 16,99 Độ ổn định của đau ngực Không 48,86 ± 34,04 0,333 Có 57,50 ± 29,47 Tần số đau ngực Không 43,18 ± 24,57 0,630 Có 40,00 ± 22,44 Mức độ hài lòng với điều trị Không 70,51 ± 17,62 0,020 Có 60,42 ± 12,75 CLCS Không 27,65 ± 13,94 0,088 Có 21,39 ± 11,92 Nhận xét: Những BN có tiền sử can thiệp ĐMV có mức độ hài lòng với điều trị thấp hơn nhóm chƣa có tiền sử can thiệp ĐMV. Ở các lĩnh vực đánh giá khác, không có sự khác biệt về CLCS giữa nhóm đã can thiệp và chƣa can thiệp. 25 3.3.7. Quan hệ giữa tiền sử nhồi máu cơ tim và điểm SAQ trước can thiệp Bảng 3.10. Quan hệ giữa tiền sử nhồi máu cơ tim và điểm SAQ trƣớc can thiệp Tiền sử NMCT Điểm p Khả năng gắng sức Không 51,87 ± 17,76 0,193 Có 44,85 ± 18,46 Độ ổn định của đau ngực Không 55,00 ± 32,54 0,708 Có 51,47 ± 29,94 Tần số đau ngực Không 42,00 ± 26,21 0,734 Có 40,00 ± 15,81 Mức độ hài lòng với điều trị Không 66,28 ± 15,50 0,296 Có 61,39 ± 15,97 CLCS Không 23,34 ± 13,07 0,582 Có 25,49 ± 13,33 Nhận xét: Không có sự khác biệt về CLCS giữa nhóm có tiền sử NMCT và nhóm không có tiền sử NMCT. 3.3.8. Quan hệ giữa tình trạng hẹp 3 thân động mạch vành và điểm SAQ trước can thiệp Bảng 3.11. Quan hệ giữa tình trạng hẹp 3 thân động mạch vành và điểm SAQ trƣớc can thiệp Hẹp 3 thân ĐMV Điểm p Khả năng gắng sức Không 48,97 ± 19,22 0,603 Có 52,47 ± 11,90 Độ ổn định của đau ngực Không 51,16 ± 32,25 0,131 Có 66,67 ± 25,00 Tần số đau ngực Không 42,32 ± 24,28 0,511 Có 36,67 ± 17,32 Thang Long University Library 26 Bảng 3.12. Quan hệ giữa tình trạng hẹp 3 thân động mạch vành và điểm SAQ trƣớc can thiệp (Tiếp) Hẹp 3 thân ĐMV Điểm p Mức độ hài lòng với điều trị Không 65,47 ± 16,63 0,438 Có 60,96 ± 9,76 CLCS Không 24,61 ± 13,96 0,494 Có 21,29 ± 7,35 Nhận xét: Không có sự khác biệt về CLCS giữa nhóm có hẹp 3 thân ĐMV với nhóm còn lại. 27 CHƢƠNG 4 BÀN LUẬN 4.1. Đặc điểm chung 4.1.1. Tuổi và giới Trong nghiên cứu của chúng tôi, tuổi trung bình của BN là 64,4 ± 11,0 tƣơng tự với các tác giả Man sin wong (66,0 ± 9,7), John A.Spertus (66 ±11), Hồ Văn Phƣớc (63,43±9,71) [2, 43, 53] và cao hơn Thomas.M.Maddox (61,0±13) [29]. Nhƣ vậy tuổi can thiệp của BN ở Việt Nam cũng tƣơng đƣơng với BN các nƣớc châu Âu và châu Á khác. Nam BN trong nghiên cứu của chúng tôi chiếm 78,8%. Kết quả cho thấy BN nam mắc bệnh và đƣợc can thiệp nhiều hơn nữ gấp gần 3 lần. Nghiên cứu của Thomas.M.Maddox (nam: 59,6%) [29] làm trên BN bị ĐNKÔĐ và các nghiên cứu của Man Sin Wong (nam: 75,4%) [53], Emilian.N.Souza (nam: 58%) [42], Hồ Văn Phƣớc (nam: 70,1%) [2] làm trên nhóm HCVC hay Brorsson.B (nam: 75,1%) [13] làm trên nhóm BN bị ĐTNÔĐ cũng cho thấy tỉ lệ tƣơng tự. Nhƣ vậy cho thấy tỉ lệ mắc bệnh ĐTNKÔĐ nói riêng và bệnh lý ĐMV nói chung ở nam giới là cao hơn hẳn ở nữ giới. 4.1.2. Tiền sử can thiệp động mạch vành và mổ bắc cầu nối chủ vành Trong nghiên cứu của chúng tôi có 57,7% BN có tiền sử can thiệp và 3,8% BN có tiền sử mổ làm cầu nối chủ vành. Điều này phù hợp với xu hƣớng hiện nay là làm can thiệp đƣợc chỉ định nhiều hơn so với mổ làm cầu nối chủ vành do thời gian chuẩn bị cũng nhƣ thực hiện ngắn, ít biến chứng hơn. Tỉ lệ có tiền sử can thiệp ĐMV của chúng tôi cao hơn của Man Sing Wong (18,5%) [53], Thomas.M.Maddox (46,2%) [29] và Emilian.N.Souza (38,4%) [42]. Giải thích cho điều này, chúng tôi cho rằng BN ở Việt Nam thƣờng đến viện muộn và chỉ đƣợc phát hiện bệnh mạch vành khi đã có triệu chứng nặng và mạch vành đã tổn thƣơng nặng, thƣờng là từ 2 vị trí trở lên. Do đó nhiều BN trong nghiên cứu của chúng tôi là các BN can thiệp thì hai, tức là các BN đã can thiệp thì một, và vẫn còn tổn thƣơng và đƣợc hẹn can thiệp tiếp sau 1 tháng. Một lý do nữa có thể giải thích cho kết quả trên là hiện tƣợng tái hẹp sau can thiệp ĐMV qua da. Trong nghiên cứu của chúng tôi không đánh giá Thang Long University Library 28 đƣợc tỉ lệ tái hẹp của BN sau can thiệp nhƣng các nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng sau can thiệp có một tỉ lệ không nhỏ các BN sẽ bị tái hẹp ĐMV. Nghiên cứu của A. Michael Borkon và cộng sự cho thấy sau 6 tháng có 19% BN phải can thiệp lại vì tái hẹp động mạch vành [9]. Nghiên cứu của Ngô Hữu Vinh và cộng sự trên 153 BN đƣợc can thiệp ĐMV từ tháng 1/2009 tới tháng 2/2010 tại bệnh viện Trung Ƣơng Huế cho thấy sau 6 tháng có 16,99% BN bị tái hẹp trong đó với stent thƣờng là 23,46% và với stent bọc thuốc là 13,27% [5]. 4.1.3. Tiền sử nhồi máu cơ tim Trong nghiên cứu của chúng tôi có 32,7% BN có tiền sử NMCT. Tỉ lệ này thấp hơn Thomas. M.Maddox (42,3%) [29], Emilian.N.Souza (44,43%) [42] và cao hơn so với Hồ Văn Phƣớc (7,30%) [2]. Sự khác biệt này có thể do ngƣời Việt Nam không có thói quen đi khám bệnh thƣờng xuyên và có thói quen chịu đựng bệnh tật nên không phát hiện ra với những NMCT cũ mà chỉ có cơn đau tức ngực nhẹ ở những lần trƣớc. 4.1.4. Tỉ lệ bị tăng huyết áp Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ BN bị THA là 59,6%, cao hơn Hồ Văn Phƣớc (35,4%) [2] và thấp hơn của Emilian.N.Souza (78,6%) [42], Man Sin Wong (49,2%) [53] Thomas.M.Maddox (72,7%) [29]. Nghiên cứu cho thấy tỉ lệ THA của nhóm BN Việt Nam có thấp hơn so với các nƣớc khác. Nghiên cứu của chúng tôi có hạn chế là số lƣợng đối tƣợng nghiên cứu không nhiều nên con số tỉ lệ này có thể không phản ảnh tỉ lệ thực sự số ngƣời bị THA trong số BN có bệnh ĐMV. 4.2. Chất lƣợng cuộc sống trƣớc và sau can thiệp động mạch vành 4.2.1. Điểm SAQ trước can thiệp trước can thiệp động mạch vành Điểm SAQ ở tất cả các lĩnh vực đánh giá trong nghiên cứu của chúng tôi đều thấp hơn các tác giả khác (Xem bảng 4.1). Đa số ngƣời Việt Nam vẫn có thói quen ít để ý nhiều đến những thay đổi về sức khỏe hoặc có thì cũng chịu đựng cho đến khi bệnh đã nặng mới đến khám bác sĩ. Do đó tuy tần số đau ngực ở BN trong nghiên cứu của chúng tôi tƣơng đƣơng với các nghiên cứu khác nhƣng khả năng gắng sức và độ ổn định của đau ngực kém hơn vì BN không đƣợc dùng các thuốc kiểm soát đau ngực thích hợp. Đây có lẽ cũng là lý do khiến mức độ hài lòng với điều trị ở các BN này kém hơn trong các 29 nghiên cứu khác, vì khi BN đến muộn, việc điều trị thuốc sẽ không thể đạt hiệu quả cao nữa mà bắt buộc phải can thiệp động mạch vành mới có thể kiểm soát đƣợc triệu chứng. Một lý do khác cho vấn đề này là do tình trạng quá tải trong các bệnh viện ở Việt Nam khiến bác sĩ khó có đủ thời gian để tƣ vấn đầy đủ cho BN. Và với những tình trạng nhƣ vậy, rõ ràng chất lƣợng cuộc sống của BN sẽ không thể cao. Bảng 4.1. So sánh Điểm SAQ trƣớc can thiệp động mạch vành trong nghiên cứu của chúng tôi và các tác giả khác Chúng tôi Man Sin wong [51] William. S.W [52] M Maddox [29] A.Borkon [9] Khả năng gắng sức 49,57 ± 18,11 67,6 ± 18,6 66 ± 25 60,0 ± 1,8 Độ ổn định của đau ngực 53,84 ± 31,46 62,5 ± 29,2 54 ± 33 Tần số đau ngực 64,68 ± 15,67 74,2 ± 27 68 ± 26 67,7 ± 1,6 Mức độ hài lòng với điều trị 41,34 ± 23,18 75,5 ± 12,2 88 ± 15 CLCS 24,04 ± 13,06 55,8 ± 23,7 51 ± 25 47 ± 18,8 50,7 ± 1,5 4.2.2. Sự thay đổi điểm SAQ sau điều trị Trong nghiên cứu của chúng tôi khi so sánh điểm SAQ sau can thiệp 1 với thời điểm trƣớc can thiệp, cả 5 lĩnh vực đánh giá (khả năng gắng sức, độ ổn định của đau ngực, tần số đau ngực, mức độ hài lòng với điều trị, CLCS) điểm số tăng rõ rệt và có ý nghĩa thống kê. Trong nghiên cứu phát triển bộ câu hỏi SAQ, John A.Spertus và cộng sự tiến hành phỏng vấn bộ câu hỏi SAQ trên 58 BN đƣợc can thiệp tái thông ĐMV với chẩn đoán ĐTNÔĐ hoặc ĐTNKÔĐ. Bộ câu hỏi đƣợc làm tại 2 thời điểm là trƣớc khi tiến hành can thiệp và sau 3 tháng. Kết quả cho thấy đánh giá về mức độ hài lòng với điều trị không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa trƣớc can thiệp và sau can thiệp 3 tháng, các lĩnh vực đánh giá khác đều có sự cải thiện sau can thiệp tái thông ĐMV thành công [46]. Nghiên cứu của Man Sin Thang Long University Library 30 Wong trên nhóm 65 BN có bệnh ĐMV đƣợc can thiệp ĐMV lại chỉ ra có sự cải thiện có ý nghĩa thống kê trong cả 5 lĩnh vực đánh giá của bộ câu hỏi SAQ [51]. Kết quả này chứng tỏ tác động có hiệu quả của kỹ thuật can thiệp ĐMV qua da trong việc nâng cao khả năng gắng sức, giảm tần số đau ngực và cải thiện CLCS trên bệnh nhân ĐNKÔĐ. 4.2.3. Tỉ lệ thay đổi điểm SAQ có ý nghĩa lâm sàng Sau can thiệp 1 tháng, khả năng gắng sức và tần số đau ngực của BN đƣợc cải thiện rõ ràng trên lâm sàng. Đây là một kết quả hợp lý khi can thiệp ĐMV làm tái thông các đoạn mạch vành bị hẹp tắc, tức là giải quyết nguyên nhân chính gây ra tình trạng đau ngực của BN. Tuy nhiên, vẫn còn một số không nhỏ BN không có sự cải thiện rõ ràng. Lý do là ở những BN này, có nhiều cơ chế gây thiếu máu cơ tim, chứ không chỉ hẹp tắc ĐMV. Việc can thiệp mạch vành mới chỉ kiểm soát đƣợc một trong những cơ chế đó, chứ không phải tất cả. Vì vậy sau can thiệp, BN vẫn còn triệu chứng đau ngực. Các lĩnh vực còn lại (độ ổn định của đau ngực, mức độ hài lòng với điều trị và CLCS) đa số BN không có sự cải thiện có ý nghĩa lâm sàng. Về độ ổn định của đau ngực, câu hỏi này đặt ra yêu cầu BN trả lời về mức độ đau ngực khi gắng sức nhất. Thực tế BN khi mắc bệnh mạch vành, một bệnh nặng và nguy hiểm, đều rất hạn chế việc gắng sức. Nhất là sau khi can thiệp, BN thƣờng có xu hƣớng nghỉ ngơi để hồi phục. Do đó thƣờng ít nhận thấy có sự thay đổi về khả năng gắng sức của BN sau can thiệp 1 tháng. Hơn nữa,nếu lĩnh vực đánh giá này có điểm số > 50 điểm tức là tình trạng BN có cải thiện, nếu điểm số này < 50 điểm tức là tình trạng BN tồi đi và điểm số 50 tức là tình trạng BN ổn định so với trƣớc đó 1 tháng [9]. Trong nghiên cứu của chúng tôi, thời điểm sau can thiệp 1 tháng điểm SAQ của BN là 88,94 ± 18,79, chứng tỏ tình trạng BN có sự cải thiện sau can thiệp. So với các bệnh nội khoa mạn tính nói chung và bệnh mạch vành nói riêng, muốn đạt đƣợc hiệu quả, việc điều trị phải mang tính toàn diện bao gồm cả thay đổi lối sống [51]. Can thiệp ĐMV chỉ là 1 khâu trong cả quá trình điều trị đó. Muốn đạt hiệu quả tốt phải cần có quá trình điều chỉnh và điều trị lâu dài cho BN sau can thiệp và đó là việc không phải thời gian ngắn mà có thể thực hiện đƣợc [24, 30]. 31 Về mức độ hài lòng với điều trị của BN sau 1 tháng, đa số BN thấy có sự cải thiện so với trƣớc can thiệp nhƣng không có ý nghĩa thống kê. Lý do là sau can thiệp đa số BN vẫn còn đau ngực. Họ cho rằng mình đã bỏ ra một số tiền lớn mà vẫn không hết đau ngực nên không thực sự hài lòng với phƣơng pháp điều trị. Thêm vào đó, do tình trạng quá tải nên nhiều BN không đƣợc tƣ vấn nhiều về bệnh của mình, đặc biệt là về vấn đề thay đổi lối sống. Điều đó cho thấy chúng ta cần phải quan tâm hơn nữa trong vấn đề tƣ vấn và giải thích cho BN sau can thiệp ĐMV qua da để họ có thể hiểu, tin tƣởng và thực hiện tốt hơn quá trình điều trị của chính mình. Ngoài ra, các BN đƣợc làm bộ câu hỏi khi đã vào viện đƣợc vài ngày, điều đó có thể làm ảnh hƣởng ít nhiều đến điểm số đánh giá trƣớc can thiệp Kết quả này cho thấy không phải can thiệp ĐMV sẽ cải thiện tình trạng cho tất cả các BN. Do đó, việc cân nhắc trong chỉ định can thiệp đối với từng nhóm đối tƣợng cụ thể là rất quan trọng. Đồng thời kết quả này cũng chỉ ra yêu cầu phải kết hợp các biện pháp điều trị khác nhằm nâng cao hiệu quả điều trị cho bệnh nhân NMCTKST/ĐTNKÔĐ. Bảng 4.2: So sánh sự cải thiện có ý nghĩa lâm sàng Chúng tôi William.S.W Khả năng gắng sức 67,3% 49% Độ ổn định của đau ngực 44,2% 56% Tần số đau ngực 69,2% 47% Mức độ hài lòng với điều trị 46,2% 28% CLCS 55,8% 60% So sánh sau can thiệp 1 tháng với trƣớc can thiệp, nghiên cứu của chúng tôi có tỉ lệ BN có cải thiện về khả năng gắng sức, tần số đau ngực và mức độ hài lòng với điều trị cao hơn so với nghiên cứu của William.S.W [52]. Nghiên cứu của William.S.W đối tƣợng là bệnh nhân ĐTNÔĐ còn đối tƣợng nghiên cứu của chúng tôi là nhóm bệnh nhân NMCTKST/ĐTNKÔĐ. Điều này có thể cho thấy việc can thiệp ĐMV có hiệu quả hơn trong việc cải thiện về khả năng gắng sức, giảm tần số đau ngực, nâng cao sự mức độ hài lòng với điều trị trên nhóm BN có NMCTKST/ĐTNKÔĐ khi so sánh với nhóm BN có ĐTNÔĐ. Thang Long University Library 32 4.3. Mối quan hệ giữa một số yếu tố và chất lƣợng cuộc sống trƣớc can thiệp 4.3.1. Mối quan hệ giữa khả năng gắng sức, tần số đau ngực và chất lượng cuộc sống trước can thiệp Trong nghiên cứu của chúng tôi, khả năng gắng sức, tần số đau ngực và tuổi đều không có tƣơng quan với CLCS trong khi đó nghiên cứu của Emiliane.N.Souza [42] đã chỉ ra mối quan hệ tƣơng quan tuyến tính khá cao giữa các yếu tố này (r=0,51; p<0,01 với khả năng gắng sức và r=0,64; p<0,01 với tần số đau ngực). Đây có thể là do cỡ mẫu của chúng tôi còn nhỏ. 4.3.2. Mối quan hệ giữa giới và chất lượng cuộc sống trước can thiệp Mặc dù giới tính đã đƣợc chứng minh là yếu tố nguy cơ đối với bệnh mạch vành nhƣng đối với lĩnh vực chất lƣợng cuộc sống, nhiều nghiên cứu vẫn cho ra những kết quả khác nhau. Nghiên cứu của Gisele Moriel; Colleen.M.Norris [31, 33, 35] cho thấy nữ giới có khả năng gắng sức kém hơn nam giới. Nghiên cứu của Gisele Moriel và nghiên cứu Colleen.M.Norris cho thấy không có sự khác biệt giữa 2 giới về CLCS nhƣng nghiên cứu của Colleen.M.Norris cũng cho thấy nữ giới có tần số đau ngực nhiều hơn. Nghiên cứu của Charles.F.Emery [19] thì chỉ ra rằng nữ có khả năng gắng sức kém hơn cũng nhƣ có CLCS kém hơn khi so với nam giới. Trong nghiên cứu của chúng tôi, trong tất cả các lĩnh vực đánh giá đều không thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 giới. 4.3.3. Mối quan hệ giữa tình trạng kinh tế và chất lượng cuộc sống của trước can thiệp Trong nghiên cứu về các yếu tố liên quan đến CLCS của BN có bệnh ĐMV, Tahir Dumaz [18] cho thấy có mối liên quan giữa tình trạng tài chính của BN với thể lực và CLCS của họ. Nghiên cứu này cho thấy rằng với những BN có tình hình tài chính tốt thì khả năng gắng sức tốt hơn và có CLCS tốt hơn. Cũng trong nghiên cứu nhóm ngƣời cao tuổi ở cộng đồng tại Terhran-Iran, Maryam Tajvar [47] và cộng sự chỉ ra rằng nhóm ngƣời nghèo có tình trạng thể lực và CLCS kém hơn so với nhóm còn lại (trung bình và giàu có). Trong nghiên cứu này, do bị hạn chế về nhiều mặt nên chúng tôi không thể đánh giá đƣợc chính xác tình hình tài chính của BN mà chỉ có thể để BN tự đánh giá. Sau đó, chúng tôi phân thành hai nhóm là tình trạng kinh tế khó khăn và không 33 khó khăn (vừa phải, giàu có). Theo nhƣ kết quả cho thấy, nhóm BN tự nhận kinh tế khó khăn có mức độ hài lòng với điều trị thấp hơn nhóm còn lại. Nguyên nhân trực tiếp là do chi phí điều trị thuốc cho bệnh mạch vành thuộc mức cao nhất trong các loại bệnh tim mạch. Việc duy trì thuốc liên tục trong nhiều tháng có thể gây khó khăn đến tài chính của nhiều gia đình. Thêm vào đó, khi BN đến muộn, chỉ điều trị thuốc sẽ không mang lại hiệu quả cao trong việc cải thiện triệu chứng của BN. Với các lĩnh vực đánh giá còn lại (khả năng gắng sức, độ ổn định của đau ngực, tần số đau ngực, CLCS) chúng tôi không thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. 4.3.4. Mối quan hệ giữa tiền sử đái tháo đường và chất lượng cuộc sống trước can thiệp Nghiên cứu của Emilian.N.Souza [42], Tahir Durmaz [18] và Ewurabena Simpson [38] chỉ ra rằng ĐTĐ không có sự liên quan đến khả năng gắng sức cũng nhƣ CLCS. Nhƣng nghiên cứu của Claudia.R.Pischke [36] và cộng sự lại cho thấy ĐTĐ có thể là yếu tố làm giảm thể lực của BN cả 2 giới và giảm CLCS ở nữ giới. Nghiên cứu của chúng tôi không thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm BN có ĐTĐ và nhóm không có ĐTĐ về tất cả các lĩnh vực đánh giá. 4.3.5. Mối quan hệ giữa một số yếu tố khác và chất lượng cuộc sống trước can thiệp Nghiên cứu của Emilian.N.Souza và cộng sự [42] cho thấy BN bị THA có CLCS thấp hơn nhóm không có THA (p=0,05) và không có sự khác biệt về CLCS của nhóm BN có tiền sử NMCT, tiền sử can thiệp ĐMV, có tổn thƣơng nhiều nhánh ĐMV so với nhóm không có tiền sử NMCT hay tiền sử can thiệp ĐMV hoặc có ít nhánh ĐMV bị tổn thƣơng. Nghiên cứu của chúng tôi không thấy có sự khác nhau về các lĩnh vực đánh giá ở BN có tiền sử THA, tiền sử NMCT, tiền sử can thiệp ĐMV hay có tổn thƣơng 3 thân ĐMV so với nhóm còn lại. Nguyên nhân có lẽ do hạn chế về cỡ mẫu nghiên cứu. Thang Long University Library 34 KẾT LUẬN Sau khi nghiên cứu trên 52 bệnh nhân bị NMCTKST/ĐTNKÔĐ đƣợc thực hiện can thiệp ĐMV qua da tại Viện Tim mạch Quốc gia Việt Nam từ tháng 08/2013 đến tháng 11/2013, chúng tôi rút ra một số kết luận nhƣ sau: 1. Sự thay đổi chất lƣợng cuộc sống sau can thiệp động mạch vành Có sự cải thiện về chất lƣợng cuộc sống ở bệnh nhân NMCTKST/ĐTNKÔĐ sau can thiệp 1 tháng so với thời điểm trƣớc can thiệp (p<0,05), đặc biệt là khả năng gắng sức và tần số đau ngực đƣợc cải thiện rõ ràng trên lâm sàng. 2. Mối quan hệ một số yếu tố với chất lƣợng cuộc sống trƣớc can thiệp. - Có mối quan hệ giữa tình trạng kinh tế với mức độ hài lòng với điều trị. Những BN có tình trạng kinh tế khó khăn ít hài lòng với điều trị hơn. - Không thấy có mối tƣơng quan giữa khả năng gắng sức và tần số đau ngực với chất lƣợng cuộc sống cũng nhƣ không có mối quan hệ giữa tiền sử ĐTĐ, THA, NMCT, tiền sử can thiệp ĐMV, mức độ hẹp ĐMV với khả năng gắng sức, độ ổn định của đau ngực, tần số đau ngực, mức độ hài lòng với điều trị và chất lƣợng cuộc sống (p >0,05). 35 KHUYẾN NGHỊ Nên áp dụng bộ câu hỏi Seattle Angina Questionnaire nhằm đánh giá chất lƣợng cuộc sống của bệnh nhân nhồi máu cơ tim không ST chênh lên và đau thắt ngực không ổn định trƣớc và sau can thiệp động mạch vành qua da. Qua đánh giá CLCS bằng thang điểm này sẽ giúp bác sĩ và điều dƣỡng nắm bắt và hiểu đƣợc những vấn đề còn tồn tại của bệnh nhân. Từ đó có những điều trị và tƣ vấn phù hợp, giúp bệnh nhân có đƣợc chăm sóc toàn diện và đạt hiệu quả điều trị cao nhất. Thang Long University Library TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng Việt: 1. Phạm Gia Khải, và CS.,(2006), "Khuyến cáo của hội tim mạch học Việt Nam về chẩn đoán, điều trị đau thắt ngực không ổn định và nhồi máu cơ tim không có ST chênh lên", Khuyến cáo về các bệnh lý tim mạch và chuyển hóa giai đoạn 2006-2010, Tr: 107-141. NXB y học. 2. Hồ Văn Phƣớc,(2006), Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến chức năng thận sau can thiệp mạch vành qua da, Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ tim mạch, Viện Tim mạch quốc gia Việt Nam, Đại học y Hà Nội. 3. Nguyễn Lân Việt,(2007), "Cơn đau thắt ngực không ổn định và nhồi máu cơ tim không có ST chênh lên", Thực hành bệnh tim mạch, Tr: 17-34. NXB y học. 4. Nguyễn Lân Việt, và CS.,(2008), "Điều trị cơn đau thắt ngực không ổn định", Điều tri học nội khoa, Tr: 92-105. NXB y học. 5. Ngô Hữu Vinh, Nguyễn Cửu Lợi, and Huỳnh Văn Minh,(2010), Nghiên cứu tỷ lệ, hình thái tái hẹp và các yếu tố liên quan trung hạn 6 tháng sau can thiệp động mạch vành bằng stent, Luận văn bác sỹ chuyên khoa II, Bệnh viện Trung Ƣơng Huế, Đại học Y Huế. 6. Phạm Nguyễn Vinh, Đỗ Thị Kim Chi, and Phạm Thu Linh,(2003), "Hội chứng động mạch vành cấp không ST chênh lên: Cơn đau thắt ngực không ổn định và nhồi máu cơ tim không ST chênh lên", Bệnh học tim mạch, Tr: 85-96. NXB y học, Thành phố Hồ Chí Minh. Tài liệu tiếng Anh: 7. Bennett, S.J., et al.,( 2003 ), "Comparison of quality of life measures in heart failure", Nursing Research 52(4): p. 1-10. 8. Benzer, W., Höfer S., and Oldridge N.B.,(2003), "Health-related quality of life in patients with coronary artery disease after different treatments for angina in routine clinical practice." Herz, 28: p. 421-428. 9. Borkon, A.M., et al.,( 2002), "A Comparison of the Recovery of Health Status After Percutaneous Coronary Intervention and Coronary Artery Bypass", Ann Thorac Surg, 74: p. 1526-1530. 10. Braunwald E. (2003), " Application of Current Guidelines to the Management of Unstable Angina and Non-ST-Elevation Myocardial Infarction" Circulation, 2003;108: p.III 28-37 11. Braunwald, E., et al.,(2007), "ACC/AHA 2007 Guidelines for the Management of Patients With Unstable Angina/Non-ST-Elevation Myocardial Infarction: A Report of the American College of Cardiology/American Heart Association Task Force on Practice Guidelines (Writing Committee to Revise the 2002 Guidelines for the Management of Patients With Unstable Angina/Non-ST- Elevation Myocardial Infarction): Developed in Collaboration with the American College of Emergency Physicians, the Society for Cardiovascular Angiography and Interventions, and the Society of Thoracic Surgeons: Endorsed by the American Association of Cardiovascular and Pulmonary Rehabilitation and the Society for Academic Emergency Medicine", Circulation, 116: p. e148- e304. 12. Braunwald, E., et al.,(2012), "2012 ACCF/AHA Focused Update of the Guideline for the Management of Patients With Unstable Angina/Non-ST- Elevation Myocardial Infarction (Updating the 2007 Guideline and Replacing the 2011 Focused Update): A Report of the American College of Cardiology Foundation/American Heart Association Task Force on Practice Guidelines" Circulation, 2012;126: p. 875-910 13. Brorsson, B., et al.,(2001), "Quality of life of chronic stable angina patients 4 years after coronary angioplasty or coronary artery bypass surgery", Journal of Internal Medicine, 249: p. 47-57. 14. Coelho, R. and Prata J., Handbook of Disease Burdens and Quality of Life Measures, in Quality of life measures in acute coronary syndromes: The evaluation of predictors in this field of research, V.R. Preedy and R.R. Watson, Editors. 2010. p. 3016-3032. 15. Dempster, M. and Donnelly M.,(2000), "Measuring the health related quality of life of people with ischaemic heart disease", Heart 83: p. 641-644. 16. Derek, G., Ron J., and Geraldine P., Quality of Life, in Dictionary of Human Geography, W. Blackwell, Editor. 2009, Oxford. Thang Long University Library 17. Dougherty, C.M., et al.,(1998), "Comparison of three quality of life instrumentts in stable angina pertoris: Seattle Angine Questionnaire , Short Form Health Survey (SF-36), and Quality of life Index- Cardiac Version III", J Clin Epidemiol, 51(7): p. 569-575. 18. Durmaz, T., et al.,(2009), "Factors affecting quality of life in patients with coronary heart disease", Turk J Med Sci 39(3): p. 343-351. 19. Emery, C.F., et al.,(2004), "Gender diffirences in quality of life Among Cardiac patients", Psychosomatic medecine, 66: p. 190-197. 20. Eurich, D.T., et al.,(2006), "Assessing responsiveness of generic and specific health related quality of life measures in heart failure", Health and Quality of Life Outcomes 4(89): p. 1-14. 21. Garratt, A.M., Hutchinsonb A., and Russell I.,(2000), "The UK version of the Seattle Angina Questionnaire (SAQ-UK) Reliability, validity and responsiveness", journal of clinical epidemiology, 54(9): p. 907-915. 22. Grech, E.D.,(2004), ABC of Interventional Cardiology:Percutaneous coronary intervention. I: History and development, BMJ, 1 ed. london. 23. Grech, E.D.,(2004), ABC of Interventional Cardiology: Percutaneous coronary intervention. II: The procedure BMJ, 1 ed. london. 24. Guyatt, G.H., Feeny D.H., and Patrick D.L.,(1993), "Measuring Health- Related Quality of Life", Annals of Internal Medicine, 118: p. 622-629. 25. Hayward Group, What is quality of life?, in What is...? Series. 2009: London. 26. Kim, J., et al.,(2005), "Health-related quality of life after interventional or conservative strategy in unstable angina (RITA-3) infarction: One-year results of the third randomized intervention trial of patients with unstable angina or non- ST-segment elevation myocardial", Journal of the American College of Cardiology, 45(2): p. 221-228. 27. Kong, D.F., Blazing M.A., and O'Connor C.M.,(1999), "The health care burden of unstable angina ", Cardiology Clinics, 17(2): p. 247-261. 28. Lowry, F. Seattle Angina Questionnaire predicts mortality and hospitalization in outpatients with CAD. 2002; Available from: 29. Maddox, T.M., et al.,(2007), "One year health status outcomes of unstable angina versus myocardial infarction: a prospective, observational cohort study of ACS survivors", BMC Cardiovascular Disorders 7: p. 1-28. 30. Mayou, R. and Bryant B.,(1993), "Quality of life in cardiovascular disease", Heart, 69: p. 460-466. 31. Morie, G., et al.,(2010), "Quality of Life in Patients with Severe and Stable Coronary Atherosclerotic Disease ", Arq Bras Cardiol. 32. Nainggolan, L. CHD patients have poor quality of life 2008; Available from: 33. Norris, C.M., et al.,(2004), "Women with coronary artery disease report worse health related quality of life outcomes compared to men", Health and Quality of Life Outcomes 2: p. 1-21. 34. Norris, C.M., et al.,(2004), "Systematic review of statistical methods used to analyze Seattle Angina Quetionnaire scores", can j cardiol, 20(2): p. 187-193. 35. Norris, C.M., et al.,(2008), "Sex and Gender Discrepancies in Health-Related Quality of Life Outcomes Among Patients With Established Coronary Artery Disease", Circ Cardiovasc Qual Outcomes 1: p. 123-130. 36. Pischke, C.R., et al.,( 2006), "Comparison of Coronary Risk Factors and Quality of Life in Coronary Artery Disease Patients With Versus Without Diabetes Mellitus ", The American Journal of Cardiology, 97: p. 1267–1273. 37. Rumsfeld, J.S., et al.,(2001), "Predictors of quality of life following acute coronary syndromes", The American Journal of Cardiology 88: p. 781-784. 38. S.Go Alan, et. al (2012), “Heart Disease and Stroke Statistics -- 2013 Update A Report From the American Heart 2013 Update A Report From the American Heart" Circulation, 2012. 39. Seki, S., et al.,(2010), "Validity and Reliability of Seattle Angina Questionnaire Japanese Version in Patients With Coronary Artery Disease", Asian Nursing Research 4: p. 57-63. 40. Simpson, E. and Pilote L.,(2005), "Quality of life after acute myocardial infarction: A comparison of diabetic versus non-diabetic acute myocardial infarction patients in Quebec acute care hospitals", Health and Quality of Life Outcomes 3(80). Thang Long University Library 41. Smith, H.J., Taylor R., and Mitchell A.,(2000), "A comparison of four quality of life instruments in cardiac patients: SF-36, QLI, QLMI, and SEIQoL", Heart 84: p. 390-394. 42. Souza, E.N., et al.,(2008), "Predictors of Quality of Life Change after an Acute Coronary Event", Arq Bras Cardiol 91(4): p. 229-235. 43. Spertus, J.A.,(2001), "Testing the Effectiveness of Treatment", American Heart Journal, 141(4): p. 1-9. 44. Spertus, J.A., et al.,(2002), "Health status predicts long term outcome in outpatients with coronary disease", Circulation 106: p. 43-29. 45. Spertus, J.A., et al.,(2004), "Predictors of quality of life benefit after percutaneous coronary intervention", Circulation, 110: p. 3789-3794. 46. Spertus, J.A., et al.,(1995), "Development and Evaluation of the Seattle Angina Questionnaire: A New Functional Status Measure for Coronary Artery Disease", JACC 25(2). 47. Tajvar, M., Arab M., and Montazeri A.,(2008), "Determinants of health- related quality of life in elderly in Tehran, Iran", BMC Public Health 8(323). 48. The Epimetrics Group, L. The Seattle Angina Questionnaire Available from: 49. The Epimetrics Group, L. The Seattle Angina Questionnaire. Available from: 50. Thompson, D.R. and Martin C.R., Handbook of disease burdens and quality of life measures: Measurement issues in the assessment of quality of life in patients with coronary heart disease, in Measurement issues in the assessment of quality of life in patients with coronary heart disease, V.R. Preedy and R.R. Watson, Editors. 2010, Springer. p. 2988-2997. 51. Thompson, D.R. and Yu C.M.,(2003), "Quality of life in patients with coronary heart disease-I: Assessment tools", Health and Quality of Life Outcomes, 1: p. 1-5. 52. Weintraub, W.S., et al.,(2008), "Effect of PCI on quality of life in patients with stable coronary disease", The new england journal of medicine, 359: p. 677-87. 53. Wong, M.S. and Chair S.Y.,(2007), "Changes in health related quality of life following percutaneous coronary intervention: A longitudinal study", International Journal of Nursing Studies 44: p. 1334-1342. 54. Wyrwich, K.W., et al.,(2007), "Triangulating Patient and Clinician Perspectives on Clinically Important Differences in Health-Related Quality of Life among Patients with Heart disease", Health Services Research, 42(6): p. 2257-2274. 55. Wyrwich, K.W., et al.,(2005), "A Comparison of clinically important differences in health related quality of life for patients with chronic lung disease, asthma, or heart disease", Health Services Research, 40(2): p. 577-591. 56. Xie, J., et al.,(2008), "Patient-Reported Health Status in Coronary Heart Disease in the United States: Age, Sex, Racial, and Ethnic Differences ", Circulation, 118: p. 491-497. 57. Yu, C.M., et al.,(2004), "A Short Course of Cardiac Rehabilitation Program is Highly Cost Effective in Improving Long-Term Quality of Life in Patients With Recent Myocardial Infarction or Percutaneous Coronary Intervention", Arch Phys Med Rehabil, 85: p. 1915-1922. 58. Zhang, Z., et al.,(2006), "The impact of acute coronary syndrome on clinical, economic, and cardiac-specific health status after coronary artery bypass surgery versus stent-assisted percutaneous coronary intervention: 1-year results from the stent or surgery (SoS) trial." American Heart Journal, 150(1): p. 175-181. Thang Long University Library PHỤ LỤC 1 BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU Số nghiên cứu: 1. Họ và tên: 2. Mã hồ sơ............. 3. Địa chỉ:.. 4. Số điện thoại:.... 5. Chẩn đoán ............ 6. Ngày nhập viện7. Ngày ra viện... 5. Ngày can thiệp A. Đặc điểm cá nhân 1 .Tuổi 2. Giới: □ Nam □ Nữ 3. Tình trạng hôn nhân : □ Độc thân , li dị, chồng/ vợ chết □ Có vợ/chồng 4. Trình độ giáo dục: hết lớp.. 5. Việc làm: □ Đang làm việc □ Về hƣu □ Thất nghiệp 6. Kinh tế gia đình (tự đánh giá): □ Khó khăn □ Vừa phải □ Khá giả B. Tiền sử: 7.Hút thuốc lá □ Có □ Không 8. Tăng huyết áp □ Có □ Không 9. Đái tháo đƣờng □ Có □ Không 10. Đã làm can thiệp ĐMV □ Có □ Không 11. Đã làm cầu nối chủ vành □ Có □ Không 12.Nhồi máu cơ tim □ Có □ Không C. Lâm sàng và cận lâm sàng tại viện: 13. Troponin T:.. ng\ml □ Không làm 14. Hẹp 3 thân □ Có □ Không 15. Tử vong tại viện: □ Có □ Không D. Sau 1 tháng can thiệp: 16. Tái nhập viện □ Có □ Không 17. Can thiệp lại □ Có □ Không 18. Tử vong □ Có □ Không E. Bộ câu hỏi (Xem tiếp trang sau) Thang Long University Library Phiếu tự đánh giá tình trạng đau ngực 1. Ông/ bà hãy đánh dấu (X) vào MỘT ô thích hợp biểu hiện mức độ KHÓ KHĂN mà tình trạng đau – tức hay nặng ngực gây ra đối với các hoạt động, đời sống sinh hoạt của mình trong khoảng thời gian 1 tháng trở lại đây: Tình trạng Hoạt động Tôi gặp RẤT NHIỀU khó khăn Tôi gặp KHÁ NHIỀU khó khăn Tôi gặp khó khăn VỪA PHẢI Tôi ÍT gặp khó khăn Tôi KHÔNG gặp khó khăn Tôi gặp khó khăn do NGUYÊN NHÂN KHÁC (không phải đau ngực, tức ngực) hoặc tôi không làm hoạt động đó Tự mặc quần áo □ □ □ □ □ □ Đi bộ trong nhà □ □ □ □ □ □ Vệ sinh cá nhân □ □ □ □ □ □ Leo cầu thang liên tục, không nghỉ □ □ □ □ □ □ Làm vƣờn, dọn nhà,mang đồ vật nhẹ □ □ □ □ □ □ Tình trạng Hoạt động Tôi gặp RẤT NHIỀU khó khăn Tôi gặp KHÁ NHIỀU khó khăn Tôi gặp khó khăn VỪA PHẢI Tôi ÍT gặp khó khăn Tôi KHÔNG gặp khó khăn Tôi gặp khó khăn do NGUYÊN NHÂN KHÁC (không phải đau ngực, tức ngực) hoặc tôi không làm hoạt động đó Đi nhanh từ ngõ nhà mình đến ngõ bên cạnh □ □ □ □ □ □ Chạy bộ □ □ □ □ □ □ Bế trẻ con hoặc nâng, di chuyển đồ vật nặng □ □ □ □ □ □ Tham gia các hoạt động thể thao (cầu lông, bơi, tennis, ) □ □ □ □ □ □ Thang Long University Library 2. So với 1 tháng trƣớc, khi ông\ bà làm việc nặng nhất có thể, thì số lần ông/ bà bị đau ngực - tức hay nặng ngực thay đổi nhƣ thế nào? So với 1 tháng trƣớc tôi đau-tức ngực: Nhiều hơn RẤT NHIỀU Nhiều hơn MỘT CHÚT Cũng nhƣ vậy thôi Ít hơn MỘT CHÚT Ít hơn RẤT NHIỀU Tôi KHÔNG đau-tức nặng ngực trong 4 tuần qua □ □ □ □ □ □ 3. Trong 4 tuần qua, ông \bà bị đau đau ngực - tức hay nặng ngực TRUNG BÌNH khoảng bao nhiêu lần? 4 lần trở lên trong MỘT NGÀY 1-3 lần trong MỘT NGÀY 3 lần trở lên trong MỘT TUẦN nhƣng không thƣờng xuyên 1-2 lần trong MỘT TUẦN Ít hơn 1 lần trong MỘT TUẦN KHÔNG lần nào trong bốn tuần □ □ □ □ □ □ 4. Trong 4 tuần qua, ông\ bà uống thuốc chống đau ngực (viên nitroglycerin) TRUNG BÌNH bao nhiêu lần KHI ĐAU NGỰC ? 4 lần trở lên trong MỘT NGÀY 1-3 lần trong MỘT NGÀY 3 lần trở lên trong MỘT TUẦN nhƣng không thƣờng xuyên 1-2 lần trong MỘT TUẦN Ít hơn 1 lần trong MỘT TUẦN KHÔNG lần nào trong 4 tuần Tôi chỉ uống thuốc theo đơn của bác sĩ □ □ □ □ □ □ □ 5. Ông/ bà có cảm thấy khó chịu khi dùng thuốc chữa đau ngực - tức ngực theo đơn của bác sĩ không? Tôi cảm thấy: RẤT khó chịu KHÁ khó chịu HƠI khó chịu HẦU NHƢ KHÔNG khó chịu HOÀN TOÀN KHÔNG khó chịu Bác sĩ của tôi không kê đơn □ □ □ □ □ □ 6. Ông/ bà có hài lòng với mọi thứ đã và đang đƣợc làm để điều trị chứng đau - tức ngực của mình? Tôi cảm thấy: RẤT KHÔNG hài lòng KHÔNG THẬT SỰ hài lòng KHÁ hài lòng HÀI LÒNG RẤT hài lòng □ □ □ □ □ 7. Ông\bà có hài lòng với những lời tƣ vấn của bác sĩ về vấn đề đau ngực - tức ngực của mình không? Tôi cảm thấy: RẤT KHÔNG hài lòng KHÔNG THẬT SỰ hài lòng KHÁ hài lòng HÀI LÒNG RẤT hài lòng □ □ □ □ □ 8. Ông\bà có hài lòng với việc điều trị hiện tại với vấn đề đau ngực - tức ngực của mình không? Tôi cảm thấy: RẤT KHÔNG hài lòng KHÔNG THẬT SỰ hài lòng KHÁ hài lòng HÀI LÒNG RẤT hài lòng □ □ □ □ □ Thang Long University Library 9. Trong vòng 1 tháng qua, tình trạng đau ngực - tức hay nặng ngực có cản trở việc tận hƣởng cuộc sống của ông/ bà không? Cản trở RẤT NHIỀU Cản trở KHÁ NHIỀU Cản trở MỘT PHẦN ÍT cản trở KHÔNG cản trở □ □ □ □ □ 10. Nếu từ bây giờ đến hết cuộc sống ông\bà phải sống chung với tình trạng đau ngực - tức hay nặng, ông\bà sẽ cảm thấy thế nào? Tôi cảm thấy: RẤT KHÔNG hài lòng KHÔNG THẬT SỰ hài lòng KHÁ hài lòng HÀI LÒNG RẤT hài lòng □ □ □ □ □ 11. Ông/ bà có thƣờng xuyên lo lắng rằng mình có thể có những cơn đau tim hoặc bị đột tử không? KHÔNG NGỪNG lo lắng về điều đó THƢỜNG XUYÊN lo lắng về điều đó ĐÔI KHI lo lắng về điều đó HIẾM KHI lo lắng về điều đó KHÔNG BAO GIỜ lo lắng về điều đó □ □ □ □ □ PHỤ LỤC 2 DANH SÁCH BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU TẠI VIỆN TIM MẠCH QUỐC GIA VIỆT NAM – BỆNH VIỆN BẠCH MAI STT HỌ VÀ TÊN TUỔI NGÀY VÀO VIỆN NGÀY RA VIỆN MÃ BỆNH NHÂN 1 Nguyễn Thị S 53 29-08-13 07-10-13 130034471 2 Nguyễn Văn V 56 10-09-13 14-09-13 130213682 3 Phạm Văn T 54 25-08-13 03-08-13 130221208 4 Tống Thị K 62 01-10-13 04-10-13 130290128 5 Nguyễn Xuân T 61 08-10-13 10-10-13 130228702 6 Đặng Đức T 67 08-10-13 12-10-13 130039183 7 Phạm Thị N 54 23-09-13 06-10-13 130029603 8 Nguyễn Đại L 58 21-08-13 25-08-13 131601518 9 Phạm Đức T 68 22-09-13 29-08-13 130012985 10 Nguyễn H 81 06-09-13 15-09-13 130037260 11 Đinh Xuân T 73 20-09-13 29-09-13 130207646 12 Trần Đức H 59 02-10-13 06-10-13 130215864 13 Nguyễn Văn T 50 28-08-13 05-09-13 130026357 14 Nguyễn Hữu T 73 04-09-13 10-09-13 130213802 15 Đặng Xuân T 74 27-09-13 01-10-13 130034562 16 Đinh Văn D 64 27-08-13 03-09-13 130034294 17 Giang Công B 61 29-08-13 05-10-13 130033974 18 Lê Văn L 59 10-10-13 18-10-13 130037756 19 Nguyễn Minh T 61 09-10-13 15-10-13 130038462 20 Phạm Đình T 62 27-08-13 03-09-13 130037496 21 Nguyễn Văn T 49 27-09-13 02-10-13 130215025 22 Trần Minh S 48 10-09-13 15-09-13 130033808 23 Phan Thị T 74 27-08-13 03-09-13 130207356 24 Trần Thị Lê A 72 03-09-13 09-09-13 130213890 Thang Long University Library 25 Nguyễn Văn T 53 03-09-13 07-09-13 130212197 26 Ngô Ngọc S 48 20-09-13 27-09-13 131601510 27 Phùng Quang T 71 23-08-13 29-08-13 130036274 28 Lê Ngọc A 70 30-09-13 05-10-13 130214231 29 Nguyễn Tiến T 71 08-10-13 13-10-13 130021423 30 Nguyễn Hũu S 64 02-10-13 07-10-13 130215753 31 Lê Hồng V 78 30-08-13 10-09-13 130213883 32 Nguyễn Thị H 70 05-09-13 11-09-13 130213952 33 Nguyễn Đinh L 68 26-08-13 30-08-13 130212423 34 Đoàn Văn V 83 03-09-13 08-09-13 130031200 35 Nguyễn Đinh T 84 05-09-13 15-09-13 131601455 36 Nguyễn Hữu V 57 03-09-13 10-09-13 131601428 37 Phùng Thị B 65 26-09-13 05-10-13 130215897 38 Vũ Văn H 62 20-09-13 29-09-13 130207655 39 Nguyễn Xuân D 80 26-09-13 04-10-13 130215932 40 Nguyễn Đức T 37 23-08-13 26-08-13 130027650 41 Trần Văn P 64 07-08-13 05-09-13 131601103 42 Trần Thị T 80 23-08-13 26-08-13 130035507 43 Trinh Thị M 63 12-09-13 15-09-13 130037460 44 Nguyễn Thị Y 67 22-08-13 30-08-13 131601418 45 Phạm Thị O 63 10-09-13 17-09-13 131601583 46 Phạm Văn N 67 31-08-13 04-09-13 130212618 47 Nguyễn Đình T 84 08-08-13 11-08-13 130204322 48 Phan Quang D 91 18-08-13 22-08-13 130213373 49 Phan Thế H 67 03-09-13 06-09-13 130212624 50 Nguyễn Nhƣ T 80 08-10-13 13-10-13 130215506 51 Đặng Quang V 53 20-09-13 05-10-13 130206540 52 Trƣơng Văn T 68 08-10-13 12-10-13 130214275

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfb00240_1493.pdf
Luận văn liên quan