Đề tài Đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân loét dạ dày tá tràng tại bệnh viện E năm 2014

Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin trân trọng cảm ơn:Ban giám hiệu nhà trường, Phòng Quản lý Đào tạo và Khoa học, Bộ môn Điều dưỡng trường Đại học Thăng long đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành bản luận văn này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ths.Bs Vũ Thị Lừu, người thầy đã tận tâm hướng dẫn, đóng góp những ý kiến quý báu và luôn giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu, viết luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn Quý Thầy, Cô trong Hội đồng khoa học đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, góp ý, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình, sự động viên và tạo điều kiện để tôi hoàn thành nghiên cứu của tập thể cán bộ, nhân viên khoa Tiêu hóa, trực thuộc trung tâm Tiêu hóa Bệnh viên E

pdf58 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 3600 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân loét dạ dày tá tràng tại bệnh viện E năm 2014, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ôi nhận thấy các nghiên cứu này đều có 1 điểm phù hợp với nhận xét của chúng tôi là nam nhiều hơn nữ và tỷ lệ nam/ nữ >1. 4.1.2. Độ tuổi Độ tuổi trung bình của nhóm đối tượng nghiên cứu là 44.57 ± 16.9 thấp hơn của nhóm tác giả trung quốc (45,2 ± 15,4)[27], nhưng lại cao hơn của nhóm tác giả người Iran (39,18 ± 16,33)[26]; kết quả này tương đồng với nghiên cứu về viêm loét dạ dày- tá tràng của tác giả Quách Trọng Đức (43 ± 13)[15]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi khác so với các tác giả Trung quốc, Iran có thể do phong tục tập quán, khí hậu môi trường sống của mỗi nước khác nhau nên dẫn đến độ tuổi mắc bệnh khác nhau. Số người mắc bệnh loét dạ dày- tá tràng tỷ lệ thuận với độ tuổi: Nhóm dưới 30 tuổi là thấp nhất (27.9%), tăng dần lên nhóm 30-54 tuổi (54.5%), cao nhất là 30 nhóm từ 55 tuổi trở lên (36.5%). Tỉ lệ này phù hợp với bệnh học của LDDTT, LDDTT là bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi hơn là người trẻ tuổi. khi nghiên cứu về bệnh lý dạ dày tá tràng tác giả Lê Văn Tuấn cũng cho kết quả tương tự (thấp nhất là dưới 30 tuổi: 15.8%, độ tuổi tỷ lệ thuận với tình trạng mắc bênh)[17]; kết quả này của chúng tôi khác với một số tác giả khác khi nhóm bệnh nhân VLDDTT chiếm tỷ lệ nhiều nhất có độ tuổi từ 31-55. 4.1.3. Trình độ học vấn Trình độ học vấn của bệnh nhân chủ yếu là trung học phổ thông 85 (42.1%) và sau trung học phổ thông 67 (38.7%) bệnh nhân có trình độ tiểu học ít nhất 5 (1.7%), tiểu học 33 (18.2%). Tương đồng với nhóm tác giả người trung quốc 45 bệnh nhân (18,4%) có trình độ tiểu học, 119 (48,8%) đã hoàn thành trung học, và 80 (32,8%) có bằng đại học.Nghiên cứu về bệnh viêm loét dạ dày tá tràng của Lê Văn Tuấn 2012 cũng cho tỉ lệ tương tự (trình độ sau THPT (45.3%) và trung học phổ thông (23.0%), tỉ lệ BN có trình độ tiểu học là 12%) [17]Đây có thể là do Bệnh viện E là bệnh viện đa khoa hạng một trực thuộc bộ y tế lại nằm trên địa bàn thủ đô nên bệnh nhân có trình độ cao nằm viện chiếm đa số. 4.1.4. Nghề nghiệp Bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi thì đối tượng là hưu trí, nội trợ là chiếm nhiều nhất 82 người (41.6%) và giảm dần theo từng đối tượng với tỷ lệ như sau: công chức 34 (17.3%), công nhân 22 (11.2%), sinh viên 20 (10.2%), thấp nhất là nông dân 12 người (6.1%). Đây có thể do lịch sử để lại cho bệnh viện E. Khi thành lập bệnh viện E là bệnh viện điều trị, an dưỡng cho thương bệnh binh, cán bộ từ chiến trường miền nam ra; khi hòa bình lập lại thì điều trị cho cán bộ trung cấp, ngày nay bệnh nhân tại bệnh viện E chủ yếu là bệnh nhân bảo hiểm (chủ yếu là BHYT bắt buộc, BHYT tự nguyện không được ĐKKCBBĐ tại bênh bệnh viện E). 4.1.5. Tình trạng hôn nhân Trong nghiên cứu của chúng tôi số bệnh nhân đã kết hôn chiếm tỉ lệ cao nhất 160 (81.2%), tiếp theo là số bệnh nhân chưa kết hôn 30 (15.2%), nhóm li thân/ li dị và góa chiếm tỷ lệ rất ít lần lượt là 2.0% và 1.5%, tỷ lệ này tương đồng với nhóm kết quả của nhóm tác giả trung quốc [27]. Điều này cũng dễ hiểu vì bệnh viện E chỉ Thang Long University Library 31 điều trị cho người lớn, mà trong nghiên cứu này bệnh nhân của chúng tôi có độ tuổi từ 30 trở lên chiếm 72% nên sẽ dẫn đến số người đã kết hôn chiếm đa sô. 4.1.6. Số lần vào viện Trong nghiên cứu này của chúng tôi đa số là bệnh nhân vào viện lần đầu (54.3%) tiếp theo là vào viện từ 2-3 lần (34.5%) thấp nhất là bệnh nhân vào viện trên 3 lần (11.2%) cá biệt có bệnh nhân vào viện tới 7 lần. Hiện nay việc chẩn đoán và điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng đã có nhiều tiến bộ vượt bậc, nhiều loại thuốc mới ra đời nên tỷ lệ khỏi bệnh tăng cao, đặc biệt với loét cấp dạ dày tá tràng. Trong việc điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng ngoài việc dùng thuốc thì chế dộ ăn uống sinh hoạt cũng là một trong những yếu tố quan trọng. những bệnh nhân không tuân thủ chế độ nghỉ ngơi sinh hoạt tỷ lệ mắc bệnh tái phát cao nên sẽ vào viện nhiều lần. Bệnh viện E là bệnh viện đa khoa trung ương tuyến cuối, nên bệnh nhân nặng hoặc đã điều trị tại các tuyến trước không đỡ sẽ chuyển lên. Trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng ở những bệnh nhân loét sâu hoặc loạn sản phải điều trị nhiều lần theo hẹn nên số bệnh nhân vào viện trên 2 lần vẫn cao. 4.2. Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng theo thang điểm SF 36 Sau khi phân tích và đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân theo thang điểm SF36 theo từng nhóm yếu tố chúng tôi thấy như sau: Đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân loét dạ dày tá tràng dựa trên điểm trung bình của các yếu tố sức khỏe tinh thần (58.22 ± 11.20) sức khỏe thể chất (50.01 ± 10.33); cao hơn chất lượng cuộc sống của bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối được điều trị bảo tồn trong nghiên cứu của Hoàng Bùi Bảo, Lê Hữu Lợi[1]: sức khỏe tinh thần (29,67±15,29) sức khỏe thể chất (32,5 ± 15,9) sức chất lượng cuộc sống chung (32,35±15,52).[1]. chất lượng cuộc sống chung (50.44± 8.65) thấp hơn so với chất lượng cuộc sống chung của bệnh nhân suy tim mạn trong nghiên cứu của Phạm Văn Cường (69,14±15,43), cao hơn so với bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được điều trị bảo tồn trong nghiên các cứu của Hoàng Bùi Bảo, Lê Hữu Lợi (32,35±15,52) [1], Cao Thị Hải Yến (40.8 ± 9.9) [14] Đa số điểm trung bình của các nhóm yếu tố đều cao hơn 50, chỉ có một nhóm yếu tố là hoạt động thể lực là dưới 50 điểm (38.05 ± 24.05), kết quả này tương đồng 32 với nghiên cứu của Đào Hùng Hạnh về Đặc điểm lâm sàng và chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân đau xơ cơ nguyên phát (Fibromyalgia)[18] khi mà chất lượng cuộc sống đánh giá theo hoạt động thể lực là thấp nhất trong tất cả các chỉ số.), nghiên cứu về CLCS của bệnh nhân lọc máu chu kỳ của Vương Tuyết Mai, Lê Minh Hiếu, Nguyễn Duy Cường cũng cho thấy nhóm yếu tố các hạn chế do sức khỏe thể chất là thấp nhất (15.5±32.2).[21] Nếu đánh giá theo mức độ tốt và không tốt thì nhóm yếu tố này có tới 71% được xếp loại không tốt. Có thể giải thích điều này như sau: nghiên cứu này thực hiện trên bệnh nhân nằm viện nội trú; tâm lý chung của người bệnh, người nhà người bệnh là khi có bệnh cần nghỉ ngơi nên bệnh nhân sẽ không phải lao động hoặc làm các công việc đòi hỏi thể lực nhiều hoặc do câu hỏi trong 4 tuần vừa qua nên có thể 4 tuần vừa qua các hoạt động thể lực không ảnh hưởng nhiêu so với thời gian trước đó của người bệnh. Điểm số cao nhất thuộc về Các hạn chế do dễ xúc động. Kết quả này của chúng tôi khác với chất lượng cuộc sống của bệnh nhân trước khi cắt túi mật trong nghiên cứu của Hồ Thị Diễm Thu (cao nhất là hoạt động xã hội 80,8)[22] 4.3. Mối liên quan giữa các yếu tố nhân khẩu với chất lượng cuộc sống của bệnh nhân LDDTT 4.3.1. Mối liên quan giữa các yếu tố nhân khẩu với Hoạt động thể lực (PE) của bệnh nhân LDDTT Tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân, số lần vào viện liên quan với hoạt động thể lực (PE) của bệnh nhân LDDTT. Trong đó số lần vào viện của bệnh nhân liên quan chặt chẽ nhất, số vào viện tỉ lệ nghịch với hoạt động thể chất của bệnh nhân. Đa số bệnh nhân mới vào viện lần đầu sức khỏe của họ tốt hơn những bệnh nhân vào nhiều lần nên hoạt động thể lực tốt hơn. Những bệnh nhân thuộc nhóm tuổi càng trẻ, số lần vào viện càng ít có chất lượng hoạt động thể lực càng tốt. Những bệnh nhân chưa kết hôn có hoạt động thể lực tốt nhất (tôt chiếm 90.0%) ngược lại những bệnh nhân góa có hoạt động thể lực kém nhất (tốt chỉ có 33.3%). vì những bệnh nhân thuộc nhóm chưa kết hôn thường trẻ tuổi sức khỏe còn tốt và bệnh nhân góa là những người già nên hoạt động thể lực kém (tốt chỉ có 33.3%). Nam giới có sức khỏe thể lực tốt hơn nữ giới nên hoạt động thể lực của nam giới trong nghiên Thang Long University Library 33 cứu tốt hơn nữ giới. Trong khảo sát CLCS ở bệnh nhân THA của Trần Công Duy, Châu Ngọc Hoa cũng chỉ ra rằng tuổi có liên quan đến hoạt động thể lực của bệnh nhân[19]. Trình độ học vấn, nghề nghiệp không liên quan với Hoạt động thể lực (PE) của bệnh nhân LDDTT 4.3.2. Mối liên quan giữa các yếu tố nhân khẩu với các hạn chế do sức khỏe thể lực (RP) của bệnh nhân LDDTT Trong nghiên cứu chúng tôi thây những bệnh nhân ≥ 55 tuổi, là hưu trí/ nội trợ, có trình trình độ học vấn là tiểu học, đang li thân/ li dị, vào viện trên 3 lần có hạn chế thẻ lực nhiều nhất của mỗi nhóm. Những bệnh nhân ≥ 55, có trình độ tiểu học là những người lớn tuổi sức khỏe đã có sựu giảm sút, bản thân họ bình thường hoạt động thể lực đã có những hạn chế nên khi bị ốm hoạt động thể lực của họ càng bị hạn chế hơn. Không có mối liên quan giữa tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân, số lần vào viện với các hạn chế do sức khỏe thể lực (RP) của bệnh nhân LDDTT. Trong khảo sát CLCS ở bệnh nhân suy tim mạn của Lê Minh Đức, Châu Ngọc Hoa[16] cũng cho thấy không có liên quan giữa tuổi và giới tính với các hạn chế do sức khỏe thể lực (RP) của bệnh nhân. Nhưng nghiên cứu của Trần Công Duy về CLCS của người cao huyết áp cho thấy có mối liên quan giữa tuổi và các hạn chế do sức khỏe thể lực.[19] 4.3.3. Mối liên quan giữa các yếu tố nhân khẩu cảm giác đau (BP) của bệnh nhân LDDTT Tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn liên quan với cảm giác đau (BP) của bệnh nhân LDDTT. Những bệnh nhân trẻ tuổi, Học sinh sinh viên có cảm giác đau tốt nhất (ít đau hoặc không đau) điều này có thể giải thích như sau do bệnh nhân trẻ tuôi có kiến thức về bệnh viêm loét dạ dày tá tràng tốt hơn người lớn tuổi nên họ sẽ đi khám bệnh khi bệnh còn nhẹ vì thế mức độ đau sẽ thấp hơn. Nghiên cứu của Lê Văn Tuấn năm 2012[17] cho thấy kiến thức của bệnh nhân loét dạ dày tá tràng tỉ lệ nghich với độ tuổi. Cảm giác đau (BP) của bệnh nhân loét dạ dày tá tràng không có mối liên quan với giới tình, tình trạng hôn nhân, số lần vào viện của bệnh nhân loét dạ dày tá tràng. 34 4.3.4. Mối liên quan giữa các yếu tố nhân khẩu với Sức khỏe chung (GH) của bệnh nhân LDDTT Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân đánh giá theo tình trạng sức khỏe chung thì các nhóm đa số có chất lượng không tốt, cá biệt có những nhóm 100% có sức khỏe chung không tốt như nhóm bệnh nhân là nông dân, góa tỷ lệ này giống với nghiên cứu của Trần Công Duy về CLCS của bệnh nhân tăng huyết áp (nhóm góa, độc thân có CLSC thấp nhất)[19]. Nhóm bệnh nhân là công chức có tỷ lệ số bệnh nhân trong nhóm có sức khỏe tốt cao nhất (26.5%). Nhưng không có mối liên quan giữa tuổi, giới tình, nghề nghiệp, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, số lần vào viện với Sức khỏe chung (GH)) của bệnh nhân loét dạ dày tá tràng. Lê Minh Đức, Châu Ngọc Hoa cho rằng không có mối liên quan giữa tuổi, giới tình, với Sức khỏe chung (GH) của bệnh nhân suy tim mạn.[16] 4.3.5. Mối liên quan giữa các yếu tố nhân khẩu với Sinh lực (VT) của bệnh nhân LDDTT Giới tính, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn liên quan với Sinh lực (VT)của bệnh nhân loét dạ dày tá tràng. 70.6% bệnh nhân là công chức có sinh lực tốt, chiếm tỷ lệ cao nhất. Nam giới có sinh lực tốt hơn nữ giới (59.0% nam giới và 33.7% nữ giới có sinh lực tốt. những bệnh nhân có học vấn càng cao có sinh lực càng tốt. Tuổi, tình trạng hôn nhân, số lần vào viện không liên quan với Sinh lực (VT) của bệnh nhân loét dạ dày tá tràng. 4.3.6. Mối liên quan giữa các yếu tố nhân khẩu với Hoạt động xã hội (SF) của bệnh nhân LDDTT Nghiên cứu này của chúng tôi thực hiện trên bệnh nhân đang nằm viện điều trị nội trú nên bệnh nhân sẽ bị hạn chế khi tham gia các hoạt động xã hội, hạn chế các buổi liên hoan, vui chơi, viếng thăm gia đình, bạn bè... (111/197 bệnh nhân có hoạt động xã hội không tốt) giống với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Việt Thanh Phúc, Lê Ngọc Diệp vể chất lượng cuộc sống của bệnh nhân Phong [20] Tuy nhiên chúng tôi không thấy mối liên quan giữa tuổi, giới tình, nghề nghiệp, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, số lần vào viện với Hoạt động xã hội (SF) của bệnh nhân loét dạ dày tá tràng giống với tác giả Nguyễn Việt Thanh Phúc, Lê Ngọc Diệp vể chất lượng cuộc sống của bệnh nhân Phong; Lê Minh Đức, Châu Ngọc Hoa Thang Long University Library 35 [16]cũng cho rằng không có mối liên quan giữa tuổi, giới tình, với Hoạt động xã hội (SF) của bệnh nhân suy tim mạn. 4.3.7. Mối liên quan giữa các yếu tố nhân khẩu với Các hạn chế do dễ xúc động (RE) của bệnh nhân LDDTT Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân xét trên phương diện các hạn chế do dễ xúc động (là các yếu tố cảm xúc buồn phiền hoặc lo lắng làm ảnh hưởng đến công việc sinh hoạt hàng ngày) được đánh giá bằng giảm thời lượng tiến hành công việc, hoàn thành công việc ít hơn mong muốn, làm việc hoặc tiến hành các công việc khác kém cẩn thận hơn bình thường. Bệnh nhân là hưu trí, nội trợ thường là những người lớn tuổi sức khỏe đã có sựu giảm sút, nên thời gian để hoàn thành công việc sẽ lâu hơn hay nói cách khác là sẽ hoàn thành công việc ít hơn bình thường, đồng thời họ cũng hay lo nghĩ nhiều hơn nên họ có giới hạn cảm xúc kém hơn những đối tượng còn lại. Những bệnh nhân càng trẻ tuổi thì tỷ lệ gặp trở ngại trong công việc, hoạt động thường ngày khác vì lý do cảm xúc (thất vọng, lo lắng, buồn phiền) tăng cao. Học sinh sinh viên là những người ít bị ảnh hưởng của cảm xúc đến các hoạt động nhất (85%). Những bệnh nhân là sinh viên, tuổi trẻ hiện chủ yếu còn đi học ít bị các stress hơn, đồng thời họ không phài lo lắng nhiều dến các vấn đề về kinh tế..., nên họ ít bị ảnh hưởng hơn. Chúng tôi tìm thấy tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn liên quan với Các hạn chế do dễ xúc động (RE) của bệnh nhân loét dạ dày tá tràng. Kết quả này tương đồng với tác giả Trần Công Duy khi cho rằng tuổi giới tính và học vấn có liên quan đến CLCS của bệnh nhân tăng huyết áp[19]. Tình trạng hôn nhân, số lần vào viện không liên quan với Các hạn chế do dễ xúc động (RE) của bệnh nhân LDDTT. Lê Minh Đức, Châu Ngọc Hoa cũng cho rằng không có mối liên quan giữa tuổi với các hạn chế do dễ xúc động (tâm lý) của bệnh nhân suy tim mạn [16]. 4.3.8. Mối liên quan giữa các yếu tố nhân khẩu với Sức khỏe tâm thần(MH) của bệnh nhân LDDTT Tuổi, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân, liên quan với Sức khỏe tâm thần(MH) của bệnh nhân LDDTT, giống với nghiên cứu Trần Công Duy về CLCS của bệnh nhân tăng huyết áp [19]. Độ tuổi tỷ lệ thuận với tỷ lệ số người có tình trạng sức khỏe tâm thần tốt, những bệnh nhân có tuổi càng cao thì tỷ lệ có trạng thái 36 sức khỏe tinh thần tốt càng cao. những người là hưu trí/ nội trợ có trạng thái sức khỏe tinh thần tốt chiếm tỷ lệ cao (60.5%). Điều này có thể do bệnh nhân trên 55 tuổi thường là những người về hưu, ở nhà làm nội trợ, được ở nhà nghỉ ngơi cùng con cháu sau một thởi gian dài phải lo lắng nhiều đến công việc, kiếm tiền... nên họ cảm thấy hạnh phúc, không mệt mỏi... Nhưng nghiên cứu Lê Minh Đức, Châu Ngọc Hoa về CLCS của bệnh nhân suy tim mạn [16] lại cho thấy Sức khỏe tâm thần hay tinh thần tổng quát không liên quan đến độ tuổi của bệnh nhân mà chỉ liên quan đến giới tính của bệnh nhân. Điều này có thể lí giải là do phụ nữ suy tim có khuynh hướng có nhiều triệu chứng hơn nam giới, còn trong loét dạ dày tá tràng thì điều này không thấy sự khác biệt. 4.3.9. Mối liên quan giữa các yếu tố nhân khẩu với sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần của bệnh nhân LDDTT Trong nghiên cứu chúng tôi thấy có mối liên quan giữa Tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn có mối liên quan đến sức khỏe thể chất, của bệnh nhân LDDTT (p<0.05) tương đồng với tác giả Nguyễn Việt Thanh Phúc, Lê Ngọc Diệp trong nghiên cứu vể chất lượng cuộc sống của bệnh nhân Phong[20] khi chỉ ra ràng tuổi và nghề nghiệp có liên quan đến sức khỏe thể chất của bệnh nhân. Bệnh nhân trẻ tuổi có sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần tốt nhất, bệnh nhân càng lớn tuổi sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần càng giảm dần. Đây có thể do trẻ tuổi cơ thể đang trong thời giai đoạn phát triển, càng cao tuổi các cơ quan trong cơ thể con người càng lão hóa dẫn đến sức khỏe giảm sút (bao gồm sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần). Những người có trình độ cao có thể có hiểu biết tốt hơn về chế độ nghỉ ngơi ăn uống sinh hoạt tốt hơn nên có chất lượng sức khỏe thể lực, sức khỏe tinh thần tốt hơn. Sức khỏe tinh thần của bệnh nhân liên quan đến tuổi, nghề nghiệp và trình độ học cấn điều này khác biệt chút ít so với nghiên cứu của Nguyễn Việt Thanh Phúc, Lê Ngọc Diệp khi các tác giả này chỉ tìm thấy nghề nghiệp liên quan đến sức khỏe tinh thần của bệnh nhân. Giới tính, tình trạng hôn nhân, số lần vào viện không liên quan sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần của bệnh nhân LDDTT. nghiên cứu về CLCS của bệnh nhân lọc máu chu kỳ của Vương Tuyết Mai, Lê Minh Hiếu, Nguyễn Duy Cường cũng cho thấy không có liên quan giữa giới tính và sức khỏe tinh thần [21]. Thang Long University Library 37 KẾT LUẬN Qua đánh giá chất lượng cuộc sống của 197 bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng bao gồm 102 bệnh nhân nam và 95 bệnh nhân nữ tại khoa Nội tiêu hóa Bệnh viện E chúng tôi có những nhận xét như sau: 1. Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân theo thang điểm SF36 Theo điểm số trung bình: Điểm trung bình của các nhóm yếu tố đều cao hơn 50, trừ nhóm yếu tố là hoạt động thể lực là dưới 50 điểm (38.05 ± 24.05) Theo mức độ tốt- không tốt của từng nhóm yếu tố tạo thành chất lượng cuộc sống: Đa số bệnh nhân có chất lượng cuộc sống tốt. CLCS của bệnh nhân Các hạn chế do sức khỏe thể lực có tới 71.1% là không tốt. 2. Mối liên quan giữa các yếu tố nhân khẩu với chất lượng cuộc sống của bệnh nhân LDDTT + Hoạt động thể lực (PE)của bệnh nhân LDDTT liên quan với Tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân, số lần vào viện. + Các hạn chế do sức khỏe thể lực (RP), Sức khỏe chung (GH), Hoạt động xã hội (SF) của bệnh nhân LDDTT không có mối liên quan với tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân, số lần vào viện. + Cảm giác đau (BP), Các hạn chế do dễ xúc động (RE), sức khỏe thể chất chung, sức khỏe tinh thần chung liên quan với tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn của bệnh nhân LDDTT. + Sinh lực (VT) của bệnh nhân LDDTT liên quan với giới tình, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn. + Sức khỏe tâm thần(MH) của bệnh nhân LDDTT liên quan với Tuổi, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân . TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt: 1. Hoàng Bùi Bảo, Lê Hữu Lợi,(2013), Nghiên cứu chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối, Trường Đại học Y Dược Huế, Bệnh viện đa khoa tỉnh Kontum 2. Đỗ Xuân Chương, (2001), Bệnh sinh của bệnh loét dạ dày tá tràng, Bài giảng sau đại học - HVQY, tr. 57-60. 3. Bùi Hữu Hoàng (2009), "Cập nhật thông tin về Helicobacter pylori", Tạp chí khoa học Tiêu hóa Việt Nam 2009, 4 (17), tr. 1109-1112. 4. Phạm Thị Thu Hồ (2004), Chẩn đoán và điều trị loét dạ dày - Tá tràng,Bài giảng bệnh học nội khoa - Tập II, tr.231-242. 5. Phạm Thị Thu Hồ (2004), Điều trị bệnh loét dạ dày - Tá tràng, Bệnh học nội khoa sau đại học - Tập I, Trường Đại học Y Hà Nội, tr.15-26. 6. Phạm Thị Thu Hồ (2005), "Tổng quan viêm dạ dày cấp tính - mãn tính chẩn đoán và điều trị", Hộinghị khoa học tiêu hóa Hà nội, 2005, tr. 2-8. 7. Nguyễn Kim Loan (2004), Nghiên cứu điều trị loét dạ dày có Helicobacter pylori dương tính bằng phác đồ: Esoeprazole – Amoxiciline – Clathromycine và kiểm tra kết quả sau 6 tháng, Luận văn thạc sỹ y học. HVQY. 8. Hoàng Trọng Thảng (2006), Loét dạ dày –tá tràng, Bệnh Tiêu hóa - Gan - Mật, Trường Đại học Y Huế,tr.157-167. 9. Trần Thiện Trung (2008), Các quan điểm hiện nay trong điều trị triệt trừ Helycobacter pylori, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. 10. Lê Văn Sơn (2007), Sinh lý tiêu hóa, Sinh lý học. HVQY, tr. 238-266. 11. Nguyễn Bích Ngọc(2013), chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ALZEIMER, người chăm sóc và đánh giá hiệu quả của một số biện pháp can thiệp không dùng thuốc, 12. Nguyễn Thế Phương, Đào Văn Long (2005), “Đánh giá kết quả điều trị, bệnh loét tá tràng nhiêm Helicobacter pylori bằng phác đồ Omeprazol- AMoxicilin- Clarthromycin”, Hội nghị khoa học tiêu hóa Hà nội, 2005 tr.26- 3 Thang Long University Library 13. Nguyễn Quang Duật, Nguyễn Thái Sơn, Trần Việt Tú, Thái Bá Có, Nguyễn Huy Thanh, Hoàng Gia Lợi, Mai Hồng Bàng (2010), “ Bước đầu nghiên cứu biến động của kháng thể kháng HP (IgG) trước và sau điều trị bằng phác đồ Pantoprazole- Amoxicilin- Clatrithromycin ở bệnh nhân loét tá tràng có H.Pylori dương tính”, Công trình nghiên cứu khoa học 2010, HVQY, tr. 78-85 14. Cao Thị Hải Yến ,Đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân suy thận mạn chạy thận nhân tạo định kỳ tại BVĐKTN năm 2014, đề tài nghiệm thu 2014, bệnh viện đa khoa thống nhất Đồng Nai 15. Quách Trọng Đức, Đặc điểm teo niêm mạc dạ dày trên nội soi theo phân loại Kimura, Tạp chí Y Học TP. Hồ Chí Minh Tập 13 Phụ bản của Số 1 2009. 16. Lê Minh Đức (2012). Đánh giá chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân suy tim mạn. Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh 17. Lê Văn Tuấn, Khảo sát nhận thức và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng ở bệnh nhân viêm loét dạ dày, tá tràng tại bệnh viện E 6 tháng đầu năm 2012, Tạp chí Y học thực hành số 854, 2012 tr 209-213. 18. Đào Hùng Hạnh,Đặc điểm lâm sàng và chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân đau xơ cơ nguyên phát (Fibromyalgia),TẠP CHÍ Y HỌC DỰ PHÒNG,Trang: 177, Tập XXV, số 4(164) 2015. 19. Trần Công Duy, Châu Ngọc Hoa,Bộ Môn Nội, Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, chất lượng cuộc sống người bệnh tăng huyết áp, chuyên đề tim mạch, tháng 11 năm 2014 20. Nguyễn Việt Thanh Phúc, Lê Ngọc Diệp. Chất lượng cuộc sống của người bị suy giảm chức năng do ảnh hưởng bởi bệnh phong tại Tp. Hồ Chí Minh, Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh, Tập 17, Phụ bản của Số 1- 2013 408 Chuyên Đề Nội Khoa I 21. Vương Tuyết Mai, Lê Minh Hiếu, Nguyễn Duy Cường, Nghiên cứu về, đánh giá chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân lọc máu chu kỳ tại tỉnh thái bình,trang 320, tap chí y hoc viêt nam, tập 435. 22. Hồ Thị Diễm Thu, Nghiên cứu chất lƣợng cuộc sống của bệnh nhân sau mổ nội soi cắt túi mật do sỏi, luận án tiến sĩ y học, Đại học y dược Thành Phố Hồ Chí Minh. Tiếng Anh: 23. Takeshi Matsuhisa (2010), "Study on Helicobacter pylori infection, peptic ulcer disease and gastric mucosa between East, Southeast, South Asian populations and Japanese", Vietnamese Journal of Gastroenterology, Supplement No 20/2010, pp. 1375-1376. 24. 24.Cohen S(1980), "Pathogenesis of coffee induced gastrointerstinal symptoms", N.Egnl, 303, pp. 122-4. 25. M.Kaplan, B.Salman, T.Yilmaz, M.Oguz (2009), A Quality of Life Comparison of Laparoscopic and Open Approaches in Acute Appendicitis: A Randomised Prospective Study, Acta Khir Belg, pp. 356-363. 26. M. Planells Roig, J. Bueno Lledó, A. Sanahuja Santafé and R. García Espinosa, (2004), Quality of life (GIQLI) and laparoscopic cholecystectomy usefulness in patients with gallbladder dysfunction or chronic non-lithiasic biliary pain (chronic acalculous cholecystitis), Rev Esp Enferm Dig, 96 (7), pp. 442-451. 27. Asghar Ashrafi Hafez, Elahe Tavassoli, and Masoumeh Imanzad,Quality of life in peptic ulcer patients referring to Al-Zahra hospital of Isfahan, Iranh,Gastroenterology and Hepatology From Bed to Bench:2013;6(suppl 1):S87-S92. Thang Long University Library BỘ CÂU HỎI: ĐỀ TÀI "CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA BỆNH NHÂN LOÉT DẠ DÀY- TÁ TRÀNG" I. CÁC THÔNG TIN CHUNG 1. Năm sinh: 2. Giới tính: 3. nghề nghiệp hiện tại: 4. Trình độ học vấn: 5. Tình trạng hôn nhân: 6. Ngày vào viện: 7. Thì điểm được chẩn đoán loét dạ dày: 8. Giai đoạn: 9. Lần vào viện thứ mấy vì bệnh này: 10. Tiền sử: II. BỘ CÂU HỎI CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG (SF-36) Bộ câu hỏi này tìm hiểu xem Anh/ Chị nghĩ như thế nào về sức khỏe của bản thân mình. Các thông tin này sẽ giúp Anh/ Chị theo dõi xem Anh/ Chị cảm thấy ra sao và khả năng thực hiện các sinh hoạt thông thường của Anh/ Chị tốt như thế nào. Hãy khoanh tròn vào ý Anh/ Chị thấy đúng nhất: Câu 1: Nhìn chung, Anh/ Chị cho rằng sức khỏe của mình thuộc loại nào dưới đây: Tuyệt vời......................1 Rất tốt...........................2 Tốt................................3 Trung bình....................4 Yếu...............................5 Câu 2: Nếu so với 1 năm trước đây, Anh/ Chị cho rằng sức khỏe của mình hiện nay như thế nào: Tốt hơn nhiều so với 1 năm trước..........1 Có phần tốt hơn 1 năm trước..................2 Cũng như 1 năm trước............................3 Có phần kém hơn 1 năm trước..................4 Kém hơn nhiều so với 1 năm trước...........5 Câu 3: Các mục ưới đây nói về các hoạt động mà Anh/ Chị có thể thực hiện trong 1 ngày điển hình. Sức khỏe hiện nay của Anh/ Chị có làm ảnh hưởng đến các hoạt động đó hay không? Nếu có thì hạn chế đến mức nào? Các hoạt động Có, hạn chế nhiều Có, hạn chế chút ít Không, không hạn chế chút nào a. Các hoạt động mạnh như chạy, khiêng vác nặng, chơi các môn thể thao đòi hỏi gắng sức lớn 1 2 3 b. Các hoạt động vừa phải, như dịch chuyển 1 cái bàn, quét nhà, bơi lội hoặc chạy xe đạp 1 2 3 c. Nâng hoặc mang vác đồ thực phẩm linh tinh 1 2 3 d. Leo lên vài tầng lầu 1 2 3 e. Leo lên một tầng lầu 1 2 3 f. Uốn người, quỳ gối, hoặc khom lưng và gập gối 1 2 3 g. Đi bộ hơn một kilomet 1 2 3 h. Đi bộ vài trăm mét, vài phố 1 2 3 i. Đi bộ một trăm mét/ 1 khối phố 1 2 3 j. Tắm rửa hoặc thay quần áo cho chính bạn 1 2 3 Câu 4. Trong 4 tuần vừa qua, Anh/ Chị có gặp trở ngại nào trong công việc hoặc các hoạt động thường ngày khác nêu ra dưới đây vì lý do sức khỏe hay không? Trở ngại vì lý do sức khỏe Có Không a. Phải giảm bớt thời gian thực hiện các hoạt động khác 1 2 b. Hoàn thành công việc thấp hơn mức Anh/ Chị muốn 1 2 c. Bị hạn chế không thực hiện một số loại việc làm hoặc hành động 1 2 d. Gặp khó khăn trong công việc hoặc các hoạt động khác 1 2 Thang Long University Library Câu 5: Trong 4 tuần vừa qua, Anh /chị có gặp những trở ngại nào trong công việc hoặc các hoạt động thường ngày khác vì lý do cảm xúc (như thất vọng, lo lắng, buồn phiền) hay không? Trở ngại do cảm xúc Có Không a. Phải giảm bớt thời gian làm việc hoặc thực hiện các hoạt động khác 1 2 b. Hoàn thành công việc thấp hơn mức Anh/ Chị mong muốn 1 2 c. Làm việc hoặc tham gia các hoạt động khác không được cẩn thận như trước 1 2 Câu 6: Trong 4 tuần vừa qua, các lý do sức khỏe hoặc các yếu tố cảm xúc có gây trở ngại đến các hoạt động xã hội bình thường của Anh/ Chị tham gia cùng với gia đình, bạn bè, hàng xóm hoặc các nhóm xã hội không và ở mức độ nào? Không trở ngại chút nào........................1 Ngăn trở chút ít......................................2 Ngăn trở vừa phải...................................3 Ngăn trở đáng kể....................................4 Ngăn trở nghiêm trọng...........................5 Câu 7: Trong 4 tuần vừa qua, Anh/ Chị cảm thấy cơ thể bị đau nhức ở mức độ nào? Hoàn toàn không cảm thấy đau nhức......1 Đau nhức rất nhẹ......................................2 Đau nhức nhẹ............................................3 Đau nhức vừa phải....................................4 Đau nhức nặng...........................................5 Đau nhức rất nặng......................................6 Câu 8: Trong 4 tuần vừa qua, cảm giác đau đớn đã gây trở ngại cho công việc bình thường của bạn ở mức độ nào? (Bao gồm cả công việ bên ngoài cũng như việc nội trợ)? Không trở ngại chút nào.............1 Trở ngại chút ít............................2 Trở ngạ vừa phải......................3 Trở ngại đáng kể.......................4 Trở ngại nghiêm trọng..............5 Câu 9: Những câu hổi liên quan đến việc bạn cảm thấy ra sao và mọi việc như thế nào với bạn trong suốt 4 tuần qua. Đối với mỗi câu hỏi, xin vui lòng chon câu trả lời đúng với cảm nhận của bạn nhất. Các trạng thái cảm nhận được Phần lớn thời gian Rất thường xuyên Thỉnh thoảng Ít khi Không bao giờ a. Đầy lòng hăng hái/ Tràn đầy sinh lực 1 2 3 4 5 b. Lo lắng 1 2 3 4 5 c. Thấy chìm trong buồn chán, không thể gượng dậy được 1 2 3 4 5 d. Cảm thấy bình tĩnh, thanh thản 1 2 3 4 5 e. Cảm thấy dồi dào năng lượng 1 2 3 4 5 f. Cảm thấy buồn, nản lòng 1 2 3 4 5 g. Cảm thấy kiệt sức 1 2 3 4 5 h. Cảm thấy hạnh phúc 1 2 3 4 5 i. Cảm thấy mệt mỏi 1 2 3 4 5 Câu 10. Trong 4 tuần vừa qua, Anh/ Chị có thường vì sức khỏe thể chất hoặc các yếu tố cảm xúc mà cản trở đến các hoạt động xã hội mà bạn thực hiện(như đi thăm bạn bè, họ hàng...) Suốt cả 4 tuần qua......................1 Phần lớn thời gian......................2 Đôi khi........................................3 Ít khi...........................................4 Không khi nào............................5 Thang Long University Library Câu 11: Mỗi nhận xét sau đây có mức độ ĐÚNG hay SAI như thế nào đối với Anh/ Chị? Hoàn toàn đúng Hầu như đúng Không biết Hầu như sai Hoàn toàn sai a. Dường như tôi dễ bị bệnh hơn những người khác 1 2 3 4 5 b. Tôi khỏe mạnh như bất kỳ người nào mà tôi biết 1 2 3 4 5 c. Tôi nghĩ rằng sức khỏe của tôi sẽ trở nên tệ hơn 1 2 3 4 5 d. Sức khỏe của tôi tuyệt vời 1 2 3 4 5 DANH SÁCH BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU STT Họ và tên Năm sinh Giới Mã bệnh án Quê quán 1 Đinh Thị B 1,994 Nữ 425135 Hà Nội 2 Lê Thị D 1,947 Nữ 425185 Hà Nội 3 Lê Minh N 1,947 Nữ 425105 Thanh Hóa 4 Lê Trung Q 1,986 Nam 422007 Nghệ An 5 Nguyễn Chiến H 1,990 Nam 422605 Hà Nội 6 Lê Đức H 1,982 Nam 425027 Hà Tĩnh 7 Nguyễn Văn Tr 1,948 Nam 425140 Hà Nội 8 Nguyễn Văn D 1,986 Nam 425176 Hưng Yên 9 Nguyễn Văn G 1,973 Nam 425070 Hà Nội 10 Nguyễn Kim D 1,942 Nữ 422675 Thanh Hóa 11 Dương Thị Th 1,956 Nữ 424931 Hà Nội 12 Nguyễn Thị k 1,972 Nữ 424908 Thanh Hóa 13 Nguyễn Văn C 1,958 Nam 422677 VĨnh Phúc 14 Dương văn L 1,941 Nam 424862 Hà Nội 15 Hoàng cao Th 1,978 Nam 422712 Thanh Hóa 16 Nguyễn Thị T 1,977 Nữ 424333 Hà Nội 17 Nguyễn Thị D 1,956 Nữ 424683 Nam Định 18 Đặng Thị T 1,976 Nữ 423712 Hà Nội 19 Nguyễn Thị L 1,964 Nữ 424554 Hà Giang 20 Nguyễn Minh T 1,966 Nữ 424548 Thanh Hóa 21 Nguyễn Trung T 1,970 Nữ 422717 Hà Nội 22 Phan Văn T 1,960 Nam 424535 Hà Nội 23 Lý Xuân Th 1,972 Nam 424444 Hải Phòng 24 Nguyễn Đình H 1,964 Nam 422707 Nghệ An 25 Bùi Thị H 1,954 Nữ 424402 Hà Nội 26 Hà Thị D 1,980 Nữ 422888 Nam Định 27 Dương Thị H 1,946 Nữ 422874 Hà Nội 28 Tô Văn V 1,945 Nam 422853 Hà Nội 29 Dương Đình K 1,983 Nam 422831 Hải Phòng 30 Nguyễn Trần A 1,981 Nam 422875 Thanh Hóa 31 Đào Thị M 1,984 Nữ 422819 Hà Nội 32 Vũ Xuân C 1,950 Nam 422616 Hà Giang 33 Phạm Văn T 1,943 Nam 422634 Thanh Hóa 34 Đà Văn T 1,962 Nam 422653 Hà Nội 35 Triệu Thị Ph 1,952 Nữ 422719 Hà Nội 36 Phạm Văn P 1,948 Nam 422955 Nam Địmh 37 Nguyễn Thu H 1,966 Nữ 422752 Thanh Hóa 38 Nguyễn Thị N 1,946 Nữ 422756 Hà Nội 39 Nguyễn Thị Th 1,972 Nữ 422786 Nam Định 40 Đặng Thị Ph 1,955 Nữ 422809 Hà Nội 41 Phạm Thị H 1,972 Nữ 422814 Nghệ An Thang Long University Library STT Họ và tên Năm sinh Giới Mã bệnh án Quê quán 42 Nguyễn Hữu Th 1,980 Nam 422957 Hà Giang 43 Đặng Thị Thanh Y 1,989 Nữ 422935 Hà Nội 44 Nguyễn Thị M 1,956 Nữ 422918 Nam Định 45 Trịnh Quốc C 1,949 Nam 423976 Hà Nội 46 Nguyễn Văn H 1,947 Nam 424014 Hà Nội 47 Trần Thị Th 1,980 Nữ 422927 Nam Định 48 Ngo Mạnh T 1,975 Nữ 423976 Nghệ An 49 Nguyễn Huy Th 1,972 Nam 424065 Hà Nội 50 Nguyễn Sỹ H 1,984 Nam 424120 Thanh Hóa 51 Nguyễn Bích L 1,955 Nữ 423997 Hà Nội 52 Nguyễn Thị Th 1,946 Nữ 424066 Hà Nội 53 Tô Đình H 1,953 Nam 424174 Hà Giang 54 Đỗ Đình B 1,957 Nam 424155 Thái Nguyên 55 Nguyễn Hữu H 1,958 Nam 424613 Hà Nội 56 Lê Thị Th 1,988 Nữ 424073 Hải Phòng 57 Nguyễn Thị N 1,945 Nữ 424072 Nghệ An 58 Hà Văn Th 1,942 Nam 424184 Hà Nội 59 Nguyễn Duy Đ 1,960 Nam 424233 Thanh Hóa 60 Ngô Thị H 1,948 Nữ 422653 Hà Giang 61 Nguyễn Văn D 1,948 Nam 422162 Phú Thọ 62 Nguyễn Thị Đ 1,957 Nữ 422233 Nam Định 63 Công Thị N 1,946 Nữ 424246 Hà Nội 64 Phạm Thị C 1,993 Nữ 424234 Nghệ An 65 Phạm Thị B 1,947 Nữ 422260 Phú Thọ 66 Tống Thị N 1,993 Nữ 424293 Hải Dương 67 Nguyễn Ngọc T 1,958 Nam 424254 Nghệ An 68 Nguyễn Văn N 1,947 Nam 422296 Hà Nội 69 Nguyễn Văn T 1,959 Nam 424332 Nam Định 70 Nguyễn Thị Thanh T 1,959 Nữ 424347 Hà Nội 71 Nguyễn Thị Th 1,960 Nữ 422354 Hải Dương 72 Vũ Văn Th 1,959 Nam 422360 Nam Định 73 Hoàng Văn N 1,955 Nam 424365 Hà Nội 74 Vũ Văn L 1,963 Nam 424372 Hà Nội 75 Hoàng Xuân C 1,984 Nam 424366 Ninh Bình 76 Hoàng Thị Minh T 1,930 Nữ 422394 Vĩnh Phúc 77 Lý Hạnh Đo 1,958 Nữ 422395 Hà Nội 78 Bùi Văn H 1,953 Nam 424401 Hà Nội 79 Trịnh Văn H 1,963 Nam 424404 Hải Dương 80 Lý Xuân Th 1,949 Nam 422444 Nghệ An 82 Hoàng văn T 1,942 Nam 422454 Phú Thọ 83 Trần Văn C 1,954 Nam 424500 Hà Nội 84 Phạm Văn T 1,942 Nam 424535 Hà Nội 85 Nguyễn Thị D 1,952 Nữ 422384 Nam Định 86 Nguyễn Minh T 1,977 Nam 422548 Hà Nội STT Họ và tên Năm sinh Giới Mã bệnh án Quê quán 87 Nguyễn Thị L 1,947 Nữ 424554 Nghệ An 88 Nguyễn Thị H 1,994 Nữ 424561 Hà Nội 89 Nguyễn Thị M 1,947 Nữ 422567 Hải Phòng 90 Nguyễn Thị B 1,952 Nữ 424601 Hà Nội 91 Đỗ Văn Ph 1,965 Nam 422394 Nghệ An 92 Nuyễn Trọng L 1,965 Nam 422693 Hải Dương 93 Nuyễn Thi C 1,964 Nữ 424663 Hà Nội 94 Nguyễn Xuân C 1,949 Nam 422680 Phú Thọ 95 Lạ Duy H 1,994 Nam 422719 Hà Nội 96 Đặng Thị T 1,989 Nữ 424715 Vĩnh Phúc 97 Ngyễn Xuân L 1,947 Nữ 422716 Hà Nội 98 Hà Thih Đ 1,980 Nữ 424683 Hà Nội 99 Trần Đức L 1,960 Nam 422688 Nam Định 100 Nguyễn Văn T 1,960 Nam 424725 Hà Nội 101 Phan Đình Đ 1,965 Nam 422733 Hải Phòng 102 Phan Ngọc Chn 1,946 Nam 424756 Nghệ An 103 Nguyễn Hữu C 1,987 Nam 422780 Hà Nội 104 Nguyễn Thanh T 1,984 Nam 424778 Nam Định 105 Nguyễn Văn V 1,962 Nam 424814 Nghệ An 106 Nguyễn Hoài L 1,987 Nam 422823 Hà Nội 107 Nguyễn Văn T 1,961 Nam 424333 Hải Dương 108 Nguyễn Trong M 1,952 Nữ 424837 Hà Nội 110 Nguyễn Thị T 1,953 Nữ 422857 Nghệ An 111 Dương Văn L 1,964 Nam 424862 Hà Nội 112 Nguyễn Văn S 1,947 Nam 422872 Nghệ An 113 Nguyễn Thị N 1,984 Nư 424890 Hà nội 114 Nguyễn Thị T 1,961 Nữ 424904 Hải Dương 115 Dương Thị T 1,945 Nữ 422931 Hà Nội 116 Nguyễn Thị O 1,946 Nữ 424963 Hà Nội 117 Nguyễn Văn Kh 1,948 Nam 422983 Hải Dương 118 Nguyễn Thị X 1,994 Nữ 425021 Hà Nội 119 Lê Đức H 1,993 Nam 425027 Nghệ An 120 Ngô Thế N 1,972 Nam 423044 Nghệ an 121 Trần Đức L 1,987 Nam 425054 Hà Nội 122 Nguyễn Văn G 1,985 Nam 425070 Hải Dương 123 Phạm Xuân L 1,990 Nam 425100 Hà Nội 124 Lương Minh N 1,992 Nam 423105 Hà Nội 125 Nguyễn Tuấn S 1,954 Nam 423117 Hà Nội 126 Hoa Thị X 1,993 Nữ 425121 Nghệ An 127 Nguyễn Văn S 1,978 Nam 410387 Hà Nội 128 Đàm Văn Ph 1,947 Nam 410312 Hà Nội 129 Nguyễn Thị L 1,982 Nữ 410311 Hà Nội 130 Nguyễn Văn B 1,988 Nam 410386 Nghệ An 131 Hồ Thị H 1,973 Nữ 424373 Hải Dương Thang Long University Library STT Họ và tên Năm sinh Giới Mã bệnh án Quê quán 132 Lê Thị N 1,980 Nữ 424385 Hà Nội 133 Trần Thị H 1,953 Nữ 422413 Hà Nội 134 Nguyễn Thị N 1,947 Nữ 410424 Phú Thọ 135 Nguyễn Văn Đ 1,953 Nam 410422 Phú Thọ 136 Lê Văn X 1,982 Nam 410423 Hà Nội 137 Đoàn Ngọc Q 1,980 Nữ 424389 Hà Nội 138 Hà Văn C 1,990 Nam 422519 Nam Định 138 Trần Thị Th 1,968 Nữ 422531 Hà Nội 140 Lê Văn Kh 1,972 Nam 424518 Hà Nội 141 Trần Minh P 1,992 Nam 410555 Hà Nội 142 Nguyễn Văn Đ 1,967 Nam 410557 Hà Nội 143 Trương Văn H 1,964 Nam 410569 Hải Phòng 144 Đặng Văn Q 1,992 Nam 410578 Hà Nội 145 Nguyễn Văn Đ 1,992 Nam 424582 Hà Nội 146 Nguyễn Thị Hồng Nh 1,993 Nữ 424557 Hà Nội 147 Ngô Xuân Th 1,993 Nữ 410580 Hải Dương 148 Nguyễn Thị M 1,972 Nữ 410615 Hà Nội 149 Nguyễn Huy T 1,972 Nam 410633 Nghệ An 150 Dwong Văn Tr 1,985 Nam 410635 Nghệ An 151 Nguyễn Văn S 1,990 Nam 424387 Hà Nội 152 Lê Nhân Ng 1,952 Nữ 424048 Hà Nội 153 Nguyễn Thị H 1,972 Nữ 425084 Hà Nội 154 Nguyễn Phương Th 1,990 Nữ 425687 Hà Nội 155 Nguyễn Thị H 1,993 Nữ 425697 Hà Nội 156 Phạm Thị H 1,963 Nữ 410751 Nam Định 157 Lê Thị O 1,940 Nữ 423820 Nam Định 158 Đinh Văn L 1,948 Nam 423821 Hà Nội 159 Đỗ Minh Q 1,985 Nam 423768 Hà Nội 160 Hoàng Tuấn A 1,954 Nam 410835 Hải Dương 161 Đỗ Minh Qu 1,937 Nam 410822 Hà Nội 162 Đinh Thị L 1,979 Nữ 410821 Hà Nội 163 Phạm Toàn C 1,982 Nam 410751 Thái Nguyên 164 Nguyễn Văn H 1,992 Nam 410697 Nghệ An 165 Lê Nhân Ng 1,993 Nam 410648 Hà Nội 166 Nguyễn Văn S 1,961 Nam 410387 Hà Nội 167 Nguyễn Huy T 1,954 Nam 410633 Hà Nội 168 Ngô Xuân Th 1,950 Nam 410580 Hải Dương 169 Nguyễn Văn Đ 1,978 Nam 410557 Bắc Ninh 170 Nguyễn Thị M 1,987 Nữ 410615 Nghệ An 171 Đặng Văn Q 1,986 Nam 410578 Hà Nội 172 Trần Minh Ph 1,990 Nam 410555 Hà Nội 173 Phương Thị H 1,968 Nữ 410569 Đà Nẵng 174 Lê Văn Kh 1,980 Nam 410518 Hà Nội 175 Đoàn Ngọc Q 1,941 Nữ 410389 Hải Phòng STT Họ và tên Năm sinh Giới Mã bệnh án Quê quán 176 Lê Thị X 1,979 Nữ 410423 Tuyên Quang 177 Nguyễn Thị Đ 1,947 Nữ 410422 Bắc Giang 178 Nguyễn Phương Ng 1,994 Nữ 410424 Hà Nội 179 Trần H 1,947 Nam 410413 Hà Nội 180 Nguyễn Văn B 1,944 Nam 410386 Hà Nội 181 Lê Thị Nh 1,959 Nữ 410385 Vĩnh Phúc 182 Hồ Thị H 1,959 Nữ 410373 Vĩnh Phúc 183 Đàm Thị Ph 1,942 Nữ 410312 Phú Thọ 183 Nguyễn Thị B 1,949 Nữ 420136 Hà Nội 185 Nguyễn Thị N 1,945 Nữ 420149 Tuyên Quang 186 Trung Thị M 1,954 Nữ 420156 Hà Nội 187 Nguyễn Thị D 1,947 Nữ 420161 Hà Nội 188 Hoàng Huyền L 1,968 Nữ 420211 Thanh Hóa 189 Dương Đức L 1,944 Nam 420182 Hà Nội 190 Nguyễn Thị Ch 1,959 Nữ 420236 Hà Nội 191 Phùng Thị T 1,964 Nữ 420248 Hà Nội 192 Nguyễn Thị Kh 1,942 Nữ 420234 Hà Nội 193 Hoàng Thị B 1,948 Nữ 420274 Hà Nội 194 Nguyễn Thị V 1,945 Nữ 420378 Vĩnh Phúc 195 Lê Thị D 1,955 Nữ 420435 Hà Nội 196 Nguyễn Thị C 1,957 Nữ 420438 Yên Bái 197 Nguyễn Anh T 1,966 Nam 420844 Hà Nội Thang Long University Library BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG KHOA KHOA HỌC SỨC KHỎE BỘ MÔN ĐIỀU DƯỠNG NGUYỄN THỊ LINH Mã sinh viên: B00291 CHÊT L¦îNG CUéC SèNG CñA BÖNH NH¢N LOÐT D¹ DµY- T¸ TRµNG ®-îc ®iÒu trÞ T¹I BÖNH VIÖN E N¡M 2014 ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN HỆ VHVL NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: BSCKII. VŨ THỊ LỪU HÀ NỘI, Tháng 11 năm 2015 LỜI CẢM ƠN Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin trân trọng cảm ơn:Ban giám hiệu nhà trường, Phòng Quản lý Đào tạo và Khoa học, Bộ môn Điều dưỡng trường Đại học Thăng long đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành bản luận văn này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ths.Bs Vũ Thị Lừu, người thầy đã tận tâm hướng dẫn, đóng góp những ý kiến quý báu và luôn giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu, viết luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn Quý Thầy, Cô trong Hội đồng khoa học đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, góp ý, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình, sự động viên và tạo điều kiện để tôi hoàn thành nghiên cứu của tập thể cán bộ, nhân viên khoa Tiêu hóa, trực thuộc trung tâm Tiêu hóa Bệnh viên E Tôi xin chân thành cảm ơn các bệnh nhân và gia đình bệnh nhân đã nhiệt tình tham gia nghiên cứu và đóng góp vào thành công của đề tài Có được thành quả như ngày hôm nay tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới cha mẹ, chồng, con và những người thân trong gia đình, cùng bạn bè, đồng nghiệp đã dành những tình cảm yêu thương, thường xuyên giúp đỡ, động viên, chia sẻ, khích lệ và tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Hà Nội, ngày 01 tháng 11 năm 2014 Tác giả đề tài Nguyễn Thị Linh Thang Long University Library LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả đưa ra trong luận văn này là trung thực và chưa được ai công bố ngoài bản thân tôi. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này. Hà Nội, ngày 01 tháng 11 năm 2014 Người cam đoan Nguyễn Thị Linh THUẬT NGỮ VIẾT TẮT BCN : Bờ cong nhỏ CLCS : Chất lượng cuộc sống HCL : Acid chlohydric HP : Helicobacter Pylori LDD : Loét dạ dày LDDTT : Loét dạ dày- tá tràng LTT : Loét tá tràng NSAID : Thuốc không Steroid WHO : Tổ chức y tế thế giới Thang Long University Library MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ........................................................................... 2 1.1. Bệnh loét dạ dày tá tràng ........................................................................ 2 1.1.1. Dịch tễ học loét DDTT .................................................................... 2 1.1.2. Định nghĩa loét DDTT .................................................................... 2 1.1.3. Lịch sử quá trình nghiên cứu về loét DDTT ................................... 3 1.1.4. Đặc điểm của loét DDTT ................................................................ 3 1.1.5. Nguyên nhân bệnh sinh ................................................................... 5 1.1.6. Tiến triển và biến chứng ................................................................. 7 1.1.7. Nguyên tắc điều trị .......................................................................... 7 1.1.8. Chế độ sinh hoạt .............................................................................. 8 1.2.Chất lượng cuộc sống .............................................................................. 8 1.2.1. Định nghĩa chất lượng cuộc sống.................................................... 8 1.2.2. Công cụ đánh giá chất lượng cuộc sống ......................................... 9 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......... 10 2.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 10 2.2. Tiêu chuẩn lựa chọn ............................................................................. 10 2.3. Tiêu chuẩn loại trừ ............................................................................... 10 2.4. Thời gian và địa điểm nghiên cứu........................................................ 10 2.5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 10 2.6. Cỡ mẫu, chọn mẫu nghiên cứu ............................................................ 10 2.7. Công cụ nghiên cứu ............................................................................. 11 2.8. Phương pháp thu thập số liệu ............................................................... 15 2.9. Các biến số nghiên cứu ........................................................................ 15 2.10. Xử lý số liệu ....................................................................................... 16 2.11. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ...................................................... 16 2.12. Sai số và cách khắc phục .................................................................... 16 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................... 17 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ......................................... 17 3.2. Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân theo thang điểm SF36 .............. 18 3.3. Mối liên quan giữa một số yếu tố nhân khẩu với chất lượng cuộc sống của bệnh nhân VLDDTT .................................................................... 19 3.3.1 Mối liên quan giữa đánh giá về hoạt động thể lực với một số yếu tố nhân khẩu của bệnh nhân VLDDTT ............................................. 19 3.3.2. Mối liên quan giữa các hạn chế do sức khỏe thể lực với một số đặc điểm nhân khẩu của bệnh nhân LDDTT ....................................... 20 3.3.3. Mối liên quan giữa cảm giác đau với một số đặc điểm nhân khẩu của bệnh nhân LDDTTT ............................................................... 21 3.3.4. Mối liên quan giữa đánh giá về Sức khỏe chung với các yếu tố nhân khẩu của bệnh nhân LDDTT ................................................ 22 3.3.5. Mối liên quan giữa đánh giá về Sinh lực với các yếu tố về nhân khẩu của bệnh nhân LDDTT ........................................................ 23 3.3.6. Mối liên quan giữa đánh giá về Hoạt động xã hội với các yếu tố nhân khẩu của bệnh nhân LDDTT ................................................ 24 3.3.7. Mối liên quan giữa các hạn chế do dễ xúc động với các yếu tố nhân khẩu của bệnh nhân LDDTT ................................................ 25 3.3.8. Mối liên quan giữa đánh giá về Sức khỏe tâm thần với các yếu tố nhân khẩu của bệnh nhân LDDTT ................................................ 26 3.3.9. Mối liên quan giữa đánh giá về Sức khỏe tinh thần chung với các yếu tố nhân khẩu của bệnh nhân LDDTT ..................................... 27 3.3.10. Mối liên quan giữa đánh giá về Sức khỏe thể chất chung với các yếu tố nhân khẩu của bệnh nhân LDDTT ..................................... 28 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ............................................................................ 29 4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ......................................... 29 4.1.1. Giới tính ........................................................................................ 29 4.1.2. Độ tuổi ........................................................................................... 29 Thang Long University Library 4.1.3. Trình độ học vấn ........................................................................... 30 4.1.4. Nghề nghiệp .................................................................................. 30 4.1.5. Tình trạng hôn nhân ...................................................................... 30 4.1.6. Số lần vào viện .............................................................................. 31 4.2. Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng theo thang điểm SF 36 ................................................................................ 31 4.3. Mối liên quan giữa các yếu tố nhân khẩu với chất lượng cuộc sống của bệnh nhân LDDTT .............................................................................. 32 4.3.1. Mối liên quan giữa các yếu tố nhân khẩu với Hoạt động thể lực của bệnh nhân LDDTT ......................................................................... 32 4.3.2. Mối liên quan giữa các yếu tố nhân khẩu với các hạn chế do sức khỏe thể lực của bệnh nhân LDDTT ............................................ 33 4.3.3. Mối liên quan giữa các yếu tố nhân khẩu cảm giác đau của bệnh nhân LDDTT ................................................................................. 33 4.3.4. Mối liên quan giữa các yếu tố nhân khẩu với Sức khỏe chung của bệnh nhân LDDTT ........................................................................ 34 4.3.5. Mối liên quan giữa các yếu tố nhân khẩu với Sinh lực của bệnh nhân LDDTT ................................................................................ 34 4.3.6. Mối liên quan giữa các yếu tố nhân khẩu với Hoạt động xã hội của bệnh nhân LDDTT ........................................................................ 34 4.3.7. Mối liên quan giữa các yếu tố nhân khẩu với Các hạn chế do dễ xúc động của bệnh nhân LDDTT ................................................. 35 4.3.8. Mối liên quan giữa các yếu tố nhân khẩu với Sức khỏe tâm thần của bệnh nhân LDDTT ......................................................................... 35 4.3.9. Mối liên quan giữa các yếu tố nhân khẩu với sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần của bệnh nhân LDDTT ................................... 36 KẾT LUẬN .................................................................................................... 37 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Sự khác biệt giữa loét dạ dày và loét tá tràng ............................... 2 Bảng 2.1. Cách tính điểm thang đo SF36 .................................................... 14 Bảng 3.1: Tuổi, giới tính, nghề nghiệp, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, số lần vào viện ................................................................... 17 Bảng 3.2: Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân theo thang điểm SF36 ..... 18 Bảng 3.3: Mối liên quan giữa đánh giá về hoạt động thể lực với một số yếu tố nhân khẩu của bệnh nhân VLDDTT....................................... 19 Bảng 3.4: Mối liên quan giữa các hạn chế do sức khỏe thể lực với một số đặc điểm nhân khẩu của bệnh nhân LDDTT. ............................. 20 Bảng 3.5: Mối liên quan giữa cảm giác đau với một số đặc điểm nhân khẩu của bệnh nhân LDDTT ............................................................... 21 Bảng 3.6: Mối liên quan giữađánh giá về Sức khỏe chung với các yếu tố nhân khẩu của bệnh nhân LDDTT .............................................. 22 Bảng 3.7: Mối liên quan giữa đánh giá về Sinh lực với các yếu tố về nhân khẩu của bệnh nhân LDDTT ...................................................... 23 Bảng 3.8: Mối liên quan giữa đánh giá về Hoạt động xã hội với các yếu tố nhân khẩu của bệnh nhân LDDTT .............................................. 24 Bảng 3.9: Mối liên quan giữa các hạn chế do dễ xúc động với các yếu tố nhân khẩu của bệnh nhân LDDTT .............................................. 25 Bảng 3.10: Mối liên quan giữa đánh giá về Sức khỏe tâm thần với các yếu tố nhân khẩu của bệnh nhân LDDTT .............................................. 26 Bảng 3.11: Mối liên quan quan giữa đánh giá về Sức khỏe tinh thần chung với các yếu tố nhân khẩu của bệnh nhân LDDTT ...................... 27 Bảng 3.12: Mối liên quan giữa đánh giá về Sức khỏe thể chất chung với các yếu tố nhân khẩu của bệnh nhân LDDTT ................................... 28 Thang Long University Library

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfb00291_nguyen_thi_linh_2562.pdf
Luận văn liên quan