Đề tài Đánh giá hiện trạng sử dụng đất, lập quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011- 2020 và phương án giao đất lâm nghiệp có sự tham gia của người dân tại xã Bằng Thành, huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn

- Về mặt kinh tế: Diện tích đất rừng được đảm bảo đem lại hiệu quả kinh tế cho người dân từ phát triển rừng. Đem lại lợi ích kinh tế từ việc cung ứng dịch vụ môi trường. - Về mặt xã hội: Giải quyết tốt vấn đề lao động dư thừa của địa phương, tạo điều kiện để người dân an tâm sản xuất, phát triển kinh tế. - Về mặt môi trường: Nâng cao tỷ lệ che phủ rừng, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, đảm bảo cân bằng môi trường sinh thái, hạn chế xói mòn đất cũng như thiên tai, giữ môi trường trong sạch - Về mặt quản lý: Tạo điều kiện thuận lợi cho Chính quyền địa phương trong công tác quản lý rừng và đất rừng, hạn chế tình trạng tranh chấp đất đai giữa các hộ dân. Hoàn thành tốt chính sách, đường lối chỉ đạo chung của dự án cũng như của Đảng và Nhà nước.

doc63 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3902 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá hiện trạng sử dụng đất, lập quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011- 2020 và phương án giao đất lâm nghiệp có sự tham gia của người dân tại xã Bằng Thành, huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uyền hình phục vụ đời sống văn hóa của nhân dân. Hiện nay điện thoại của xã phải qua hệ thống Vi Nasat và mới phục vụ cho UBND xã, trong tương lai sẽ nâng cao chất lượng và số lượng khách hàng thuê bao điện thoại cố định và di động. + Các công trình cơ sở hạ tầng khác: Như đường dây điện sinh hoạt, hệ thống nước sinh hoạt tự chảy đã được đầu tư xây dựng ở một số thôn, bản và sẽ được mở rộng trong tương lai. Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Hiện trạng sử dụng đất tại xã Bằng Thành, huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn. 3.2. Nội dung nghiên cứu - Đánh giá hiện trạng sử dụng đất của xã Bằng Thành. - Lập quy hoạch sử dụng đất của xã Bằng Thành có sự tham gia của người dân - Lập phương án giao đất lâm nghiệp có sự tham gia của người dân 3.3. Địa điểm nghiên cứu - Xã Bằng Thành, huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn 3.4. Thời gian nghiên cứu - Thời gian: Từ 1/2011 đến 30/6/2011. 3.5. Phương pháp tiến hành 3.5.1. Phương pháp ngoại nghiệp - Thu thập tài liệu, số liệu, bản đồ từ các cơ quan có liên quan. - Phương pháp tiếp cận: Tổ chức các buổi họp thôn, thảo luận và thu thập ý kiến của người dân. Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia (PRA) được sử dụng trong việc tiếp cận, điều tra, lập kế hoạch - phương án sẽ giúp cho việc đảm bảo sự tham gia của người dân trong quá trình quy hoạch sử dụng đất và giao đất lâm nghiệp, giảm thiểu xung đột và xác định các tiềm năng, cơ hội phát triển của đất lâm nghiệp giúp cho các cấp Chính quyền quản lý đất đai có hiệu quả hơn. + Tổ chức họp thôn lần 1: Giới thiệu mục tiêu, hoạt động và thủ tục của quá trình quy hoạch sử dụng đất và giao đất lâm nghiệp có sự tham gia và các chính sách liên quan, trình bày kế hoạch hoạt động quy hoạch sử dụng đất và giao đất lâm nghiệp có sự tham gia, lựa chọn một số người dân đại diện tham gia hỗ trợ tổ công tác giao đất lâm nghiệp. + Tổ chức họp thôn lần 2 và xây dựng kế hoạch sử dụng đất và phương án giao đất của thôn. - Sử dụng các công cụ PRA: đắp sa bàn thôn bản, làm phiếu điều tra, đi thực địa điều tra hiện trạng, các lát cắt sử dụng đất, các biểu đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và môi trường - Phương pháp kế thừa: kế thừa có chọn lọc các số liệu có sẵn 3.5.1. Phương pháp nội nghiệp Sau khi các thông tin và số liệu được thu thập thì tiến hành dùng các phương pháp sau để xử lý số liệu: - Phương pháp tổng hợp, phân tích, đánh giá, so sánh số liệu. - Phương pháp xử lý số liệu bằng Excel và GIS để hoàn thiện bản đồ hiện trạng và quy hoạch sử dụng đất. 3.6. Người phối hợp - Ban quản lý dự án 3PAD xã Bằng Thành - Cán bộ giao đất của 3PAD tỉnh - Trưởng thôn và đại diện người dân của 14 thôn (mỗi thôn từ 4-6 người). - Đơn vị tư vấn. Phần 4 KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ 4.1. Tình hình quản lí đất đai Xã Bằng Thành nằm trên địa bàn miền núi rộng lớn với diện tích 8609,77 ha (có quy mô lớn nhất trong 10 đơn vị sử dụng đất đai của huyện Pác Nặm), địa hình dốc, đi lại khó khăn, với 14 thôn bản và phân bố rộng khắp trên địa bàn xã, vì vậy việc thực hiện theo 13 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai của xã gặp nhiều khó khăn. Lực lượng cán bộ chuyên trách về quản lý Tài nguyên và Môi trường chỉ 1 người, khối lượng công việc lớn, hiểu biết về Luật Đất đai của đồng bào dân tộc còn ít nên hoạt động của ngành có nhiều hạn chế. Có sự chỉ đạo và giúp đỡ của phòng Tài nguyên và Môi trường huyện cùng các cấp trong Chính quyền xã đến nay đã thực hiện được khối lượng lớn trong nội dung quản lý đất đai của xã cụ thể như sau : - Xác định ngoài thực địa ranh giới hành chính: đường giáp ranh, mốc giới theo Chỉ thị 364/CP. - Đo đạc và lập bản đồ : + Tổ chức đo đạc bản đồ theo Chỉ thị 2.99/TTg đã hoàn thành lập bản đồ giải thửa tỷ lệ 1/10.000, nội dung chính thể hiện là loại đất canh tác cây hàng năm. + Chỉnh lý bổ sung bản đồ hiện trạng sử dụng đất toàn xã tỷ lệ 1/10.000 năm 2010, căn cứ bản đồ địa giới hành chính 364/CP. - Công tác lưu trữ, đăng ký thống kê và giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đang đi vào nề nếp, tài liệu bản đồ, số liệu thống kê đất hàng năm theo mẫu hướng dẫn của ngành được lưu trữ và thực hiện đầy đủ, đảm bảo tính pháp lý của hồ sơ. Từ năm 2000 - 2010 đã 3 lần tiến hành tổng kiểm kê đất đai là lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường, đây là cơ sở tốt cho việc lập quy hoạch sử dụng đất và quản lý đất đai trên địa bàn xã. - Đến năm 2010 đã cấp sổ đỏ đất ở và đất sản xuất nông nghiệp cho 671 hộ trong tổng số 693 hộ. Đối với đất lâm nghiệp theo kết quả rà soát đã có 311 hộ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với diện tích là 2.598,9 ha, chiếm 33,5% tổng diện tích đất lâm nghiệp. Diện tích lâm nghiệp còn lại chưa giao khá lớn. - Tiến hành tuyên truyền về Luật Đất đai và các văn bản dưới Luật trong nhân dân đã nâng cao nhận thức của đồng bào các dân tộc về chính sách quản lý, sử dụng đất của Nhà nước, góp phần hạn chế nhiều hiện tượng vi phạm Luật Đất đai. - Công tác quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đã thực hiện giai đoạn 2005 đến 2010. Đây là cơ sở quan trọng quản lý, sử dụng đất đai cho chính quyền địa phương và chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội của xã trong giai đoạn 2011 - 2020. Nhìn chung việc quản lí nhà nước về đất đai trên địa bàn xã trong những năm qua đã được lãnh đạo xã quan tâm chỉ đạo và được Phòng Tài nguyên môi trường huyện hướng dẫn nên thực hiện một cách khá tốt, phù hợp với Hiến pháp và pháp luật, các chủ trương phát triển kinh tế, xã hội của xã Bằng Thành nói riêng và của huyện Pác Nặm nói chung. 4.2. Hiện trạng sử dụng đất 4.2.1. Hiện trạng sử dụng các loại đất Qua kết quả điều tra hiện trạng năm 2010, tổng diện tích tự nhiên là 8609,77 ha. Trong đó: - Đất nông nghiệp 8289,41 ha, chiếm 96,28% tổng diện tích tự nhiên. - Đất phi nông nghiệp là 182,06 ha, chiếm 2,11 % tổng diện tích tự nhiên. - Đất chưa sử dụng 138.3 ha, chiếm 1.61% tổng diện tích tự nhiên. Diện tích hiện trạng các loại đất được thể hiện chi tiết qua bảng 4.1 sau: Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất xã Bằng Thành năm 2010 STT Chỉ tiêu Mã Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Ghi chú Tổng diện tích tự nhiên 8609,77 100 1 Đất nông nghiệp NNP 8289,41 96,28 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 641,52 7,45 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 638,6 7,42 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 299,9 3,48 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 338,7 3,93 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 2,92 0,03 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 7646,19 88,81 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 5823,99 67,64 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 1822,2 21,16 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 1,7 0,02 2 Đất phi nông nghiệp PNN 182,06 2,11 2.1 Đất ở OTC 88,32 1,03 2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 88,32 1,03 2.2 Đất chuyên dùng CDG 40,2 0,47 2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS 0,46 0,01 2.2.2 Đất có mục đích công cộng CCC 39,74 0,46 2.3 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng SMM 53,54 0,62 3 Đất chưa sử dụng SCD 138,3 1,61 (Nguồn: số liệu do địa chính xã cung cấp) 4.2.2. Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp Xã Bằng Thành có diện tích đất lâm nghiệp là 7646.19 ha. Trong đó: - Đất có rừng 4112,29ha, chiếm 47,8% tổng diện tích đất lâm nghiệp. - Đất trống là 3533,9ha, chiếm 41% tổng diện tích đất lâm nghiệp. Bảng 4.2: Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp xã Bằng Thành năm 2010 Hạng mục Tổng diện tích (ha) Phân đất LN theo MĐSD SX PH ĐD Tổng diện tích đất lâm nghiệp 7646,19 1. Đất có rừng 4112,29 2601,09 1511,2 a. Rừng gỗ TN - Giàu - Trung bình - Nghèo 60 60 - Phục hồi 3845,89 2334,69 1511,2 b. Rừng hỗn giao c. Rừng trồng 266,4 266,4 d. Rừng tre nứa 2. Đất trống 3533,9 3222,9 311 - Cỏ (IA) 2522,3 2285,1 237,2 - Cây bụi (IB) 1011,8 937,8 74 (Nguồn: số liệu do địa chính xã cung cấp) 4.2.3. Đánh giá tình hình sử dụng đất lâm nghiệp - Do hậu quả của phá rừng làm nương rẫy và việc khái thác rừng không có quy hoạch nên hiện nay diện tích rừng tự nhiên sản xuất là tái sinh nghèo, rừng phục hồi sau nương rẫy, tài nguyên rừng hạn chế, chủ yếu là cây gỗ tái sinh, chất lượng gỗ thấp, số lượng ít. - Diện tích đất hoang chưa sử dụng có thể giao cho các hộ trồng rừng. Qua điều tra thấy tổng diện tích do UBND xã quản lý là 4393,17 ha nhưng trên thực tế nhiều diện tích đất lâm nghiệp này đã có các hộ dân quản lý, sử dụng. * Những tồn tại trong việc sử dụng đất - Việc khai thác quá mức tài nguyên rừng cũng như nạn chặt phá rừng trong những năm trước đây đã để lại những hậu quả nghiêm trọng, cần có thời gian dài để khắc phục. Mặc dù diện tích trồng mới rừng không ngừng được tăng lên, công tác quản lý, bảo vệ ngày càng được tăng cường song thực trạng độ che phủ rừng hiện nay vẫn chưa đảm bảo an toàn cho môi trường sinh thái. Tại một số khu vực diện tích canh tác của các hộ manh mún, nhỏ lẻ ảnh hưởng đến việc đo giao và đầu tư sản xuất. 4.2.4. Tiềm năng đất đai và định hướng sử dụng đất 4.2.4.1. Tiềm năng sử dụng đất đai - Tổng diện tích tự nhiên của xã là 8609,77 ha, trong đó: + Đất nông nghiệp 8289,41 ha, chiếm 96,28 % tổng diện tích tự nhiên. + Đất phi nông nghiệp là 182,06 ha, chiếm 2,1% tổng diện tích tự nhiên. + Đất chưa sử dụng 138,3 ha, chiếm 1,61% tổng diện tích tự nhiên. + Để phát triển kinh tế thì việc xác định tiềm năng đất đai từ đó đưa ra phương án quy hoạch hợp lý là điều hết sức cần thiết. Đối với 14 thôn tuy diện tích đất nông nghiệp lớn nhưng hiệu quả từ việc sử dụng đất chưa cao, còn nhiều diện tích đất trống đồi trọc (trạng thái Ia, Ib, Ic ) và các diện tích chưa sử dụng. Đất nông nghiệp 8289,41 ha, ngoài việc chuyển một phần diện tích đáp ứng cho các mục đích phi nông nghiệp, tiềm năng đất đai được xác định trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất theo hướng giảm diện tích đất trồng lúa ở những khu vực có hiệu quả thấp, phát triển mở rộng diện tích đất trồng hoa màu, đất dành cho phát triển chăn nuôi. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng đa dạng hoá, nâng cao năng suất, chất lượng và phù hợp với điều kiện phát triển của huyện và nhu cầu thị trường, đặc biệt là việc phát triển rừng trên diện tích đất trống đồi núi trọc. Tiềm năng đất có thể khai thác và phân bổ cho các ngành là đất chưa sử dụng. Diện tích đất trống trọc bao gồm diện tích Ia và Ib (đất trống đồi núi trọc hoặc trảng cỏ cây bụi) chiếm tỷ lệ cao có khả năng canh tác. Đây là tiềm năng để khai thác sử dụng đưa vào phục vụ sản xuất lâm nghiệp, cũng như cải tạo đưa vào sử dụng các mục đích khác nhau. Diện tích đất lâm nghiệp chiếm 92,2% diện tích đất nông nghiệp, tiềm năng đất đai cho phát triển lâm nghiệp là khá lớn, tuy nhiên có thể khai thác thêm phần đất đồi núi chưa sử dụng. Tập trung giao đất, khoán rừng cho hộ gia đình cá nhân, tổ chức xã hội quản lý chăm sóc, bảo vệ. Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục cho cán bộ và nhân dân, trách nhiệm bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng. Phát triển trồng rừng mới với cơ cấu cây trồng có lựa chọn, bảo vệ phát triển và khai thác có hiệu quả diện tích đất rừng sản xuất. Cơ cấu cây trồng chủ yếu là mỡ, keo, thông. Qua điều tra đánh giá tình hình sử dụng đất, trình độ sản xuất, tập quán canh tác của đồng bào các dân tộc, điều kiện tự nhiên, phát triển kinh tế - xã hội cho thấy tiềm năng khai thác đất đai xã Bằng Thành còn lớn, cụ thể là: - Khai thác quỹ đất trống, đồi núi trọc còn rất lớn của xã, chiếm tới 29,8% tổng diện tích tự nhiên . - Thực hiện chuyển đổi các loại đất nông nghiệp (đất cây ngắn ngày và dài ngày) cho phù hợp với địa hình, khí hậu, chất đất, thực hiện các biện pháp canh tác khoa học, nhất là trên đất dốc. - Thế mạnh của các bản vùng cao của người Mông, người Dao là phát triển cây lâu năm như Chè, Hồi, cây ăn quả vùng ôn đới và trồng rừng. Còn các thôn bản vùng thấp thế mạnh là sản xuất lúa nước, cây công nghiệp ngắn ngày. Có nhiều tiểu vùng sinh thái sẽ tạo ra sự phong phú các mặt hàng nông sản hàng hoá. 4.2.4.2. Định hướng sử dụng đất lâm nghiệp Trên cơ sở hiện trạng sử dụng đất và đánh giá tiềm năng đất đai, định hướng sử dụng đất lâm nghiệp đến năm 2020 như sau: Tập trung phát triển diện tích đất nông lâm nghiệp hiện có, áp dụng tiến bộ khoa học vào sản suất, thay đổi cơ cấu cây trồng. Giao 4393,17ha phần diện tích do UBND xã quản lý là cho hộ gia đình cá nhân quản lý và sử dụng. Đưa diện tích đất chưa sử dụng vào sử dụng: trong giai đoạn từ 2011 đến 2020, quy hoạch đưa 3533,9ha đất trống trọc vào mục đích trồng rừng. 4.2.5. Nhận xét chung Qua kết quả rà soát hiện trạng sử dụng đất của 14 thôn thuộc xã bằng Thành có kết quả như sau: * Tình hình sử dụng đất đai - Tổng diện tích tự nhiên là 8609,77 ha. + Diện tích nông nghiệp 8289,41 ha. + Đất phi nông nghiệp là 182,06 ha. + Đất chưa sử dụng 138,3 ha. * Tình hình sử dụng đất lâm nghiệp Toàn xã có diện tích đất lâm nghiệp là 7646,19 ha. Trong đó: - Đất có rừng 4112,29 ha, chiếm 53,78% tổng diện tích đất lâm nghiệp - Đất trống là 3533,9 ha, chiếm 46,218% tổng diện tích đất lâm nghiệp * Tình hình quản lý Diện tích đất lâm nghiệp do UBND xã quản lý là 4513 ha, diện tích đã được đo giao cho hộ gia đình cá nhân quản lý là 3238 ha. Vì vậy nhằm phát triển rừng bền vững và nâng cao đời sống của người dân, đề nghị: - Đối với diện tích rừng tự nhiên giao cho các hộ gia đình khoanh nuôi bảo vệ và quy định cụ thể về việc khai thác. - Đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng, hỗ trợ về mặt vốn, kỹ thuật sản xuất cho người dân. - Tuyên truyền nâng cao trình độ dân trí. 4.3. Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 - 2020 Quy hoạch sử dụng đất có ý nghĩa quan trọng không chỉ trước mắt mà cả lâu dài. Việc lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất của xã Bằng Thành làm cơ sở cho việc bố trí, sắp xếp lại các ngành sản xuất với cơ cấu cây trồng hợp lý nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trên cả 3 phương diện kinh tế - xã hội và môi trường. Hiện nay, nhiều cơ quan hữu quan cho rằng bản quy hoạch tốt nhất là phải thể hiện được sự mong muốn của người dân - một bản quy hoạch mà người dân cho rằng đáp ứng những yêu cầu mà người dân cho là cần thiết; và quy hoạch có sự tham gia của người dân được coi là phương pháp hữu hiệu để hài hòa được lợi ích cụ thể của mỗi thôn bản với mục tiêu, định hướng lớn của cơ quan quản lý vĩ mô. Nói cách khác, việc quy hoạch này đáp ứng được nhu cầu nguyện vọng của người dân cũng như các chỉ tiêu mà các cơ quan cấp trên đã xác định, phân bổ. Để các kế hoạch sử dụng đất được thực hiện một cách có hiệu quả thì việc giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâu dài cho hộ gia đình sẽ được triển khai. Quy hoạch sử dụng đất và giao đất lâm nghiệp (QHSDĐ - GĐLN) có sự tham gia được triển khai bởi sự phối kết hợp giữa Trung tâm nghiên cứu lâm nghiệp vùng núi phía Bắc với tổ công tác giao đất tại xã Bằng Thành theo quy trình “Sổ tay hướng dẫn kỹ thuật” của dự án, dưới sự giám sát của Ban quản lý dự án tỉnh Bắc Kạn, Ban quản lý dự án huyện Pác Nặm. 4.3.1. Các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn quy hoạch 4.3.1.1. Chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế - Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phấn đấu đến năm 2020 cơ cấu kinh tế đạt được như sau: Nông lâm nghiệp chiếm 85%, dịch vụ thương mại chiếm 15%. Tăng thu nhập bình quân đầu người lên, năm sau cao hơn năm trước. 4.3.1.2. Chỉ tiêu quy hoạch phát triển các ngành kinh tế * Khu vực kinh tế nông nghiệp Đưa các giống lúa mới, ngô và đậu cao sản cho năng suất cao và phù hợp với điều kiện địa phương vào sản xuất, đảm bảo lương thực cho bà con. Tiến hành trồng rừng phủ xanh đất trống đem lại nguồn thu cho kinh tế hộ. * Khu vực kinh tế dịch vụ Khuyến khích mở mang các loại hình dịch vụ buôn bán hàng hóa nhỏ lẻ trên địa bàn. Hướng đến năm 2020 tỷ trọng ngành kinh tế dịch vụ đạt 20%. 4.3.1.3. Chỉ tiêu dân số, lao động, việc làm và thu nhập Phấn đấu đến năm 2020 giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 10%. Giảm tỷ lệ gia tăng dân số ở mức 1%. Đẩy lùi tệ nạn xã hội, tạo ra nhiều việc làm, khuyến khích trồng rừng, nâng mức thu nhập cho hộ dân, tạo điều kiện để dân làm giàu từ nghề rừng. 4.3.1.4. Chỉ tiêu phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội Xây dựng kết cấu hạ tầng: Đầu tư xây dựng, tu bổ các tuyến giao thông trên địa bàn, đầu tư kênh mương hóa nội đồng. 4.3.2. Phương án quy hoạch sử dụng đất 4.3.2.1. Tổng hợp và dự báo nhu cầu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch Diện tích đất lâm nghiệp của các thôn còn khá nhiều, trong đó diện tích đất trống còn 3533,9 ha, thêm vào đó số hộ tách ra ở riêng có xu hướng tăng nên trong kỳ quy hoạch diện tích đất trồng rừng sẽ tăng lên đáng kể từ việc quy hoạch đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng. 4.3.2.2. Khả năng đáp ứng về số lượng, chất lượng đất cho nhu cầu sử dụng đất Diện tích đất chưa sử dụng còn nhiều, đáp ứng được nhu cầu sử dụng đất tăng của các hộ dân trong tương lai. Bên cạnh đó tính chất đất đai ở đây lại thích hợp cho việc trồng các cây làm nguyên liệu giấy như keo, mỡ... nên việc đưa đất chưa sử dụng vào trồng rừng là khá phù hợp. 4.3.2.3. Diện tích các loại đất phân bổ cho các mục đích sử dụng Phương án quy hoạch sử dụng đất của các thôn giai đoạn 2011- 2020 đã phân bổ lại diện tích các loại đất, thể hiện qua bảng 4.4. Bảng 4.3: Phương án quy hoạch sử dụng đất các thôn giai đoạn 2011 - 2020 STT Chỉ tiêu Mã Diện tích ha Quy hoạch đến năm 2020 Ghi chú Tổng diện tích tự nhiên 8609,77 8609,77 1 Đất nông nghiệp NNP 8289,41 8361,91 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 641,52 658,02 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 638,6 648,6 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 299,9 299,9 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 338,7 348,7 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 2,92 9,42 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 7646,19 7702,19 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 5823,99 5773,99 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 1822,2 1928,2 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 1,7 1,7 2 Đất phi nông nghiệp PNN 182,06 232,06 2.1 Đất ở OTC 88,32 98,32 2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 88,32 98,32 2.2 Đất chuyên dùng CDG 40,2 46 2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS 0,46 1 2.2.2 Đất có mục đích công cộng CCC 39,74 45 2.3 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng SMM 53,54 53,54 2.4 Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp CSK - 50 2.4.1 Đất cho hoạt động khoáng sản SKS - 50 3 Đất chưa sử dụng CSD 138,3 - 3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 32,3 - 3,2 Đất đồi chưa sử dụng DCS 106 - 4 Đất đô thị DTD - - 5 Đất khu bảo tồn thiên nhiên DBT - - 6 Đất khu du lịch DDL - - Nhìn vào bảng ta thấy: - Đối với đất phi nông nghiệp sẽ tăng lên 50 ha do có sự quy hoạch sử dụng quỹ đất và mục đích khai khoáng. - Đối với đất nông nghiệp, diện tích sẽ tăng lên là 72,5 ha do tăng diện tích đất trồng cây lâm nghiệp thông qua việc đưa đất trống đồi núi trọc vào sử dụng. - Diện tích đất trống đồi núi trọc sẽ giảm xuống do đưa vào sử dụng cho mục đích trồng rừng. - Diện tích đất chưa sử dụng sẽ được quy hoạch vào sử dụng cho mục đích nông nghiệp. 4.3.3. Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến kinh tế - xã hội 4.3.3.1. Đánh giá tác động về kinh tế Phương án quy hoạch được thực hiện sẽ giải quyết nhu cầu sử dụng đất của các hộ gia đình. Diện tích đất trồng rừng tăng đem lại thu nhập cho người dân. Vấn đề việc làm được giải quyết. Từ các mô hình trồng rừng, có thể đưa các mô hình kết hợp với trồng rừng như chăn nuôi gà, trâu, bò đem lại thu nhập khá cho hộ dân. 4.3.3.2. Đánh giá tác động về xã hội Phương án quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 - 2020 được triển khai sẽ đáp ứng được mục tiêu phủ xanh đất trống đồi núi trọc, nâng tỷ lệ che phủ tự nhiên lên mức cao. Đồng thời làm giảm đáng kể hiện tượng xói mòn đất, giảm thiểu thiên tai. Phương án cũng góp phần giải quyết vấn đề việc làm cho các lao động, nâng cao thu nhập cho người dân, hướng đến mục tiêu giảm số hộ nghèo của xã xuống 10%. 4.3.4. Giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất a, Về chính sách - Xây dựng chính sách đầu tư phát triển đồng bộ kết hợp với khai thác và bảo vệ nguồn tài nguyên đất đai quý giá trên quan điểm bền vững và an toàn sinh thái. - Đào tạo cán bộ khoa học để hướng nhân dân áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. b, Về quản lý sử dụng đất - Thực hiện tốt công tác giao đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đến các chủ sử dụng. - Thường xuyên kiểm tra để xử lý kịp thời các hành vi vi phạm Luật đất đai. - Đăng ký thống kê, kiểm kê biến động đất đai theo đúng quy định. c, Thực hiện tuyên truyền giáo dục - Công khai hóa phương án quy hoạch sử dụng đất đai đến mọi người dân. - Điều chỉnh, bổ sung nhu cầu sử dụng đất cho từng năm và cho từng giai đoạn quy hoạch. d, Giải pháp về vốn Vốn là điều kiện tiên quyết cho việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Nguồn vốn ngân sách tuy nhỏ nhưng có vị trí quan trọng trong phát triển cơ sở hạ tầng, làm tiền đề cho phát triển kinh tế - xã hội. Một số giải pháp tập trung vốn như sau: - Mở rộng hình thức “Nhà nước và nhân dân cùng làm” để đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở. - Tranh thủ các nguồn vốn đầu tư của Trung ương và vốn viện trợ của các tổ chức nước ngoài. 4.3.5. Nhận xét chung Quy hoạch sử dụng đất là một trong 13 nội dung quản lý nhà nước về đất đai. Việc quy hoạch sử dụng đất của xã Bằng Thành được xây dựng phân bổ quỹ đất theo các chỉ tiêu sử dụng đất. Do đặc điểm đất đai của địa phương và đặc điểm sản xuất, canh tác cũng như điều kiện kinh tế - xã hội quyết định đến các loại hình sử dụng đất về quy mô diện tích. Kết quả quy hoạch cần đạt được đối với xã Bằng Thành trong giai đoạn quy hoạch này như sau: - Đất nông nghiệp: Tăng 72,5 ha do việc đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng. Như vậy diện tích đất nông nghiệp trong năm cuối của kỳ quy hoạch được xác định là 8361,91 ha. - Đất phi nông nghiệp: tăng 65,8 do nhu cầu đất ở nông thôn tăng, đất dùng cho khai khoáng tăng. Các loại đất khác có biến động không lớn, do các công trình, cơ sở hạ tầng trong quy hoạch trong giai đoạn trước vẫn đang được tiến hành. - Đất chưa sử dụng: Diện tích đất chưa sử dụng trong kỳ quy hoạch sẽ giảm xuống không còn do việc đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng cho mục đích nông nghiệp và phi nông nghiệp. Để có thể đạt được những kết quả cao trong quá trình tiến hành phương án quy hoạch cần phải có những biện pháp cụ thể như: - Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục chính sách quản lý, sử dụng đất, bảo vệ tài nguyên và môi trường để mọi người dân thực hiện tốt công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của địa phương. Có biện pháp xử lý cương quyết đối với những trường hợp vi phạm pháp luật đất đai, phá vỡ quy hoạch sử dụng đất. - Đề nghị các cấp, các ngành tiếp tục nghiên cứu, cải tiến quy trình thực hiện thủ tục hành chính theo hướng đơn giản hóa, hiệu quả cho các thủ tục liên quan như: chuyển mục đích sử dụng đất, giao đất… Tạo cơ chế chính sách thông thoáng thu hút vốn đầu tư, trong đó quan trọng nhất là chính sách đất đai để có thể tập trung nhanh quá trình xã hội hóa việc trồng rừng, công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn. - Đề nghị các cấp, các ngành quan tâm, tạo mọi điều kiện nhằm khắc phục những khó khăn, hạn chế còn tồn tại để phương án quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn được thực hiện đạt hiệu quả tốt nhất. 4.4. Phương án giao đất lâm nghiệp xã Bằng Thành Chủ trương xã hội hoá công tác bảo vệ và phát triển rừng đang được đẩy mạnh, đây là bước chuyển biến căn bản trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, làm cho rừng có chủ thực sự, gắn quyền lợi với trách nhiệm, tạo điều kiện để người dân bảo vệ được rừng, yên tâm quản lý, đầu tư phát triển rừng trên diện tích được giao. Tổng diện tích đất lâm nghiệp xã Bằng Thành có 7702,19 ha trong đó đất có rừng giao cho các hộ quản lý 2598,9 ha, diện tích rừng do xã quản lý là 5047,29 ha. Mặc dù trên thực tế phần lớn diện tích rừng hiện nay đã có chủ quản lý nhưng chưa được cấp GCN. Mặt khác nhiều nơi diện tích rừng giao cho chủ rừng và người dân chưa xác định cụ thể trên bản đồ và thực địa, có những diện tích chuyển đổi mục đích sử dụng nhưng chưa được xử lý… Do vậy nhiều diện tích rừng chưa phát huy hiệu quả kinh tế, người dân vẫn chưa sống được bằng nghề rừng. Nhằm tiếp tục triển khai các biện pháp bảo vệ có hiệu quả diện tích rừng hiện có và phát huy sử dụng tối đa lợi thế của rừng, tiềm năng lao động ở địa phương; bảo vệ rừng gắn với phát triển bền vững tài nguyên rừng cần phải tăng cường công tác giao rừng cho các thành phần kinh tế để phát triển sản xuất và tăng nguồn thu trong lâm nghiệp. Bên cạnh đó, áp lực về dân số ở các vùng có rừng tăng nhanh đòi hỏi cao về đất ở và đất canh tác, những đối tượng này chủ yếu là những hộ nghèo, đời sống gặp nhiều khó khăn, sinh kế chủ yếu dựa vào phát nương làm rẫy, khai thác lợi dụng tài nguyên rừng. Trong khi đó diện tích rừng tăng đồng nghĩa với diện tích các loại đất khác bị thu hẹp, đây chính là sự mất cân đối cần có sự điều chỉnh thông qua hội thảo và động lực để cải tạo đời sống cho người dân. 4.4.1. Quy mô, địa điểm, thời gian giao đất lâm nghiệp Qua công tác phối hợp cùng với chính quyền địa phương và người dân đã tiến hành họp, rà soát thực địa và tổng hợp được kết quả dự kiến giao đất của toàn xã như sau : Bảng 4.4: Tổng hợp tình hình dự kiến giao đất các thôn TT Tên thôn Số hộ nghèo/tổng số hộ Tổng diện tích đất lâm nghiệp Diện tích dự kiến giao (ha) Số hộ dự kiến giao Số hộ nghèo dự kiến giao 1 Bản Khúa 26/50 260 20 12 2 Bản Mạn 33/76 206 60 33 3 Khau Bang 42/84 158 27 26 4 Khuổi Mạn 33/68 405 68 33 5 Khưa Lốm 11/32 136,5 16 3 6 Khuổi Khí 33/60 522,5 60 33 7 Khuổi Lính 12/35 114,1 26 4 8 Khuổi Luông 25/25 147 25 25 9 Lủng Mít 50/76 386 76 50 10 Nà Cà 21/40 177 29 15 11 Nà Lại 6/42 170,4 42 6 12 Nà Vài 5/35 143,3 35 5 13 Pắc Nậm 25/42 99 8 7 14 Phya Đăm 26/28 293,5 28 26 Tổng cộng 348/693 3.218,5 520 278 4.4.2. Phương thức giao đất lâm nghiệp - Giao đất trên cơ sở hiện trạng cho các hộ gia đình, cá nhân đã và đang sử dụng ổn định. - Diện tích đo giao là > 0.5 ha đối với hộ không nghèo và > 0.1 ha đối với hộ nghèo. - Giao đến từng hộ gia đình - Đối với đất cộng đồng, ưu tiên cho các hộ nghèo và hộ thiếu đất sản xuất. - Một số diện tích còn lại của thôn sẽ giao cho cộng đồng thôn quản lý chung. - Chỉ giao những diện tích không có sự tranh chấp - Những hộ xâm canh khác thôn sẽ được giao trên cơ sở diện tích đó được canh tác lâu năm và không có sự tranh chấp trên thực địa với các hộ trong thôn - Những diện tích mà hiện nay người dân khác tỉnh (Cao Bằng) đang xâm canh, sẽ được thu hồi lại và giao cho cộng đồng thôn quản lý - Các hộ hiện nay đang canh tác ổn định trên diện tích xâm canh của tỉnh khác (Cao Bằng) sẽ không tiến hành đo giao, việc này do các cấp chính quyền địa phương có sự bàn bạc và xin ý kiến chỉ đạo giải quyết. 4.4.3. Giải pháp thực hiện 4.4.3.1. Chính sách hưởng lợi a. Quyền lợi - Quyền lợi về mặt luật đất đai bao gồm các quyền trong sử dụng đất lâm nghiệp. - Quyền hưởng lợi gỗ và lâm sản ngoài gỗ. - Các quyền lợi khác. b. Nghĩa vụ - Tổ chức bảo vệ rừng. - Tổ chức kinh doanh rừng. - Thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước như: thuế, bảo vệ môi trường rừng… 4.4.3.2. Quy hoạch và kế hoạch đơn giản quản lý sử dụng đất lâm nghiệp được giao a. Quy hoạch và kế hoạch quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp ở thôn bản Trên cơ sở xác định quỹ đất hiện có và hiện trạng sử dụng các loại đất của thôn và kết quả họp thôn, thu thập phiếu điều tra hiện trạng sử dụng đất của các hộ trong thôn, đơn vị tư vấn đã xác định được các vùng dự kiến giao và đề xuất phương án giao đất, phương án quy hoạch sử dụng đất. Năm 2010 tổng diện tích tự nhiên của xã 8609,77 ha, trong đó diện tích đất lâm nghiệp là 7.646,19ha. Qua kết quả điều tra, các tài liệu, bản đồ đã xác định được khoảng gần 3.000 ha đất lâm nghiệp chưa được đo giao tại 14 thôn bản. Nhìn chung các diện tích này hiện người dân đang canh tác từ trước, mặc dù chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất song nhiều hộ đã canh tác ổn định nhiều năm trên diện tích này. Diện tích đất này thuộc tại các khu dự kiến giao (xem chi tiết bảng 4 – 03, chi tiết về từng khu vực dự kiến giao). Trên cơ sở hiện trạng các vùng dự kiến giao và quy hoạch 3 loại rừng đã được xác định, đơn vị tư vấn đưa ra phương án quy hoạch các vùng dự kiến giao. Đối với đất đang là rừng trồng thì giữ nguyên hiện trạng rừng trồng, đối với đất hoang thì quy hoạch thành rừng trồng và một phần quy hoạch thành rừng tự nhiên. Đối với đất hoang núi đá thì quy hoạch thành rừng tự nhiên núi đá. b. Các biện pháp kỹ thuật áp dụng cho từng loại đất, loại rừng - Đối với đất trống có đặc điểm địa hình cao và đặc điểm đất chua nên định hướng trồng thông và keo. - Đối với đất rừng trồng trên địa bàn toàn thôn hiện đang trồng phần lớn là mỡ và đang phát triển tốt do vậy tiếp tục trồng mỡ. - Các khu rừng tự nhiên trên địa bàn các thôn chủ yếu là rừng tái sinh IIa nên giao cho các hộ khoanh nuôi, bảo vệ. - Một số khu vực nương rẫy hiện đang trồng ngô chuyển sang trồng rừng. - Một số khu vực đất trống ở khu núi đá không có khả năng đưa vào sử dụng nên sẽ chuyển sang rừng tự nhiên núi đá. 4.4.3.3. Đầu tư và giải pháp kinh doanh rừng - Hỗ trợ giống cây trồng cho người dân trồng rừng. - Hỗ trợ mở đường để vận chuyển, lên chăm sóc, khai thác. - Hỗ trợ các giống các loài cây ngắn ngày (ngô, khoai, sắn…) để trồng xen ở giai đoạn cây lâm nghiệp còn nhỏ. - Tổ chức tập huấn cho bà con kỹ thuật trồng, chăm sóc cây, các mô hình trồng rừng kết hợp chăn nuôi đảm bảo lấy ngắn nuôi dài. 4.4.3.4. Tổ chức quản lý rừng ở cộng đồng Với các diện tích đất các hộ gia đình đang sử dụng ổn định, không có tranh chấp và diện tích đủ lớn thì giao cho hộ gia đình, cá nhân tiếp tục quản lý và sử dụng. Với diện tích đất cộng đồng còn lại giao cho cộng đồng thôn quản lý, đại diện là trưởng thôn. Tất cả các hộ trong thôn có trách nhiệm trồng, bảo vệ rừng cộng đồng và hưởng lợi chung từ rừng. Tiến hành bảo vệ rừng theo như hương ước thôn bản đã được lập và thống nhất thực hiện của thôn. 4.4.3.5. Hiệu quả của phương án * Về mặt kinh tế - Khai thác tối đa khả năng đối với rừng trồng, đem lại hiệu quả cao về kinh tế cho các hộ gia đình. - Đem lại lợi ích kinh tế từ việc cung ứng dịch vụ môi trường. * Về mặt xã hội - Giải quyết công ăn việc làm cho các hộ dân đặc biệt là đối với các hộ dân lao động trên đất lâm nghiệp. - Tạo điều kiện để người dân an tâm canh tác trên phần đất mình được giao, từ đó họ có ý thức đầu tư, chăm sóc, bảo vệ rừng. - Giúp người dân có thể làm giàu từ rừng, cải thiện kinh tế hộ, nâng cao thu nhập. * Về mặt môi trường - Phủ xanh các vùng đất trống, bỏ hoang, nâng cao tỷ lệ che phủ rừng của địa phương. - Cân bằng môi trường sinh thái được đảm bảo. - Tạo môi trường trong lành, hạn chế xói mòn đất… * Về mặt quản lý - Hạn chế tình trạng tranh chấp đất đai, tạo điều kiện cho Chính quyền địa phương quản lý tốt quỹ đất của mình. - Hoàn thành tốt chính sách, chỉ đạo chung của dự án cũng như của Đảng và Nhà nước. 4.5. Nhận xét chung Thực hiện chương trình “Quy hoạch sử dụng đất và giao đất lâm nghiệp có sự tham gia” đến từng hộ gia đình cá nhân và cộng đồng dân cư địa phương quản lý, bảo vệ kế hoạch sử dụng đất và phương án giao đất được lập ra. Trên cơ sở hiện trạng sử dụng đất của địa phương cũng như kết quả phân tích điều kiện kinh tế - xã hội của các thôn bản dự thảo kế hoạch sử dụng đất và phương án quy hoạch sử dụng đất, giao đất lâm nghiệp của các thôn đưa ra đã tạo cơ sở thuận lợi cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Từ đó, đất đai của xã được sử dụng đầy đủ, hợp lý và hiệu quả trên quan điểm phát triển kinh tế - xã hội và môi trường bền vững. Phần 5 KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Qua kết quả rà soát hiện trạng sử dụng đất của 14 thôn của xã Bằng Thành có kết quả sau: - Tình hình sử dụng đất đai: + Tổng diện tích tự nhiên là : 8609,77 ha + Diện tích nông nghiệp : 8289,41 ha + Đất phi nông nghiệp là : 182,06 ha + Đất chưa sử dụng : 138,3 ha - Tình hình sử dụng đất lâm nghiệp: Tổng diện tích đất lâm nghiệp các thôn là 7646,19 ha. Trong đó: + Đất có rừng 4112,29 ha, chiếm 53% tổng diện tích đất lâm nghiệp + Đất trống là 3533,9 ha, chiếm 46,2% tổng diện tích đất lâm nghiệp - Tình hình quản lý: Diện tích đất lâm nghiệp do UBND xã quản lý là 5047,29 ha, diện tích đã được đo giao cho hộ gia đình cá nhân quản lý là 2598,9 ha. * Trên cơ sở hiện trạng sử dụng đất, định hướng phát triển kinh tế - xã hội cũng như tiềm năng đất đai của địa phương, phương án quy hoạch sử dụng đất được xây dựng. Kết quả quy hoạch cần đạt được trong giai đoạn quy hoạch này như sau: - Đất nông nghiệp: Tăng 72,5 ha do việc đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng. Như vậy diện tích đất nông nghiệp trong năm cuối của kỳ quy hoạch được xác định là 8361,91 ha. - Đất phi nông nghiệp: Tăng 65,8 ha về đất ở khu nông thôn, còn các hạng mục công trình khác có biến động không lớn , do các công trình, cơ sở hạ tầng trong quy hoạch trong giai đoạn trước vẫn đang được tiến hành. - Đất chưa sử dụng: Diện tích đất chưa sử dụng trong kỳ quy hoạch sẽ giảm xuống còn 73,1 ha do việc đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng cho mục đích nông nghiệp, và phi nông nghiệp, đến cuối kỳ diện tích nay được đưa vào sử dụng hết. * Trên cơ sở hiện trạng sử dụng đất của địa phương cũng như kết quả phân tích điều kiện kinh tế - xã hội của các thôn bản dự thảo kế hoạch sử dụng đất và phương án quy hoạch sử dụng đất, giao đất lâm nghiệp của các thôn và tổng hợp lên xã đưa ra đã tạo cơ sở thuận lợi cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Từ đó, đất đai của xã được sử dụng đầy đủ, hợp lý và hiệu quả trên quan điểm phát triển kinh tế - xã hội và môi trường bền vững. - Về mặt kinh tế: Diện tích đất rừng được đảm bảo đem lại hiệu quả kinh tế cho người dân từ phát triển rừng. Đem lại lợi ích kinh tế từ việc cung ứng dịch vụ môi trường. - Về mặt xã hội: Giải quyết tốt vấn đề lao động dư thừa của địa phương, tạo điều kiện để người dân an tâm sản xuất, phát triển kinh tế. - Về mặt môi trường: Nâng cao tỷ lệ che phủ rừng, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, đảm bảo cân bằng môi trường sinh thái, hạn chế xói mòn đất cũng như thiên tai, giữ môi trường trong sạch… - Về mặt quản lý: Tạo điều kiện thuận lợi cho Chính quyền địa phương trong công tác quản lý rừng và đất rừng, hạn chế tình trạng tranh chấp đất đai giữa các hộ dân. Hoàn thành tốt chính sách, đường lối chỉ đạo chung của dự án cũng như của Đảng và Nhà nước. 5.2. Tồn tại Địa hình đồi núi cao, chia cắt mạnh cản trở đến sản xuất, đi lại, giao lưu kinh tế, văn hóa trong nội vùng cũng như với bên ngoài. Yếu tố địa hình đồi núi cao, độ dốc lớn, bị chia cắt mạnh đã hạn chế tới mở rộng sản xuất nông nghiệp, cũng như giảm cơ hội đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng khác trên địa bàn xã, do vốn đầu tư lớn, thời gian thi công kéo dài, hiệu quả kinh tế thấp. Môi trường và cảnh quan trong khu dân cư nông thôn ít được cải thiện, do vẫn tồn tại hình thức chăn thả dông gia súc, gia cầm. Chưa có khu chuồng trại nhốt riêng gia súc, gia cầm dễ phát sinh dịch bệnh ảnh hưởng tới sức khéo chung của cộng đồng dân cư. Diện tích đất trống còn nhiều nhưng khả năng đưa vào sản xuất nông nghiệp nhất là cây lương thực, hoa màu rất hạn chế do độ dốc lớn. Diện tích đất sử dụng được cho sản xuất nông nghiệp thường nhỏ lẻ không tập trung, đã làm tăng suất đầu tư/ha đất nông nghiệp. Độ phì của đất trong vùng đã giảm, xói mòn, rửa trôi lớp đất mặt vẫn còn, do hậu quả kéo dài của phương thức canh tác lạc hậu, khai thác rừng bừa bãi. 5.3. Kiến nghị Hiện tại việc sử dụng đất của các hộ dân ở địa phương vẫn chưa mang lại hiệu quả, đời sống người dân vẫn còn khó khăn. Để phát triển rừng cũng như sử dụng đất đai bền vững và nâng cao đời sống của người dân, đề nghị : - Đối với diện tích rừng tự nhiên: giao cho các hộ gia đình khoanh nuôi bảo vệ và quy định cụ thể về việc khai thác. - Đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng, hỗ trợ về mặt vốn, kỹ thuật sản xuất cho người dân. - Tuyên truyền, nâng cao trình độ dân trí cũng như chuyển giao khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông lâm nghiệp. Mặt khác, để công tác quy hoạch sử dụng đất và giao đất được thực hiện hoàn thành kế hoạch đưa ra, đề nghị: - Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục chính sách quản lý, sử dụng đất, bảo vệ tài nguyên và môi trường để mọi người dân thực hiện tốt công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của địa phương. Có biện pháp xử lý cương quyết đối với những trường hợp vi phạm pháp luật đất đai, phá vỡ quy hoạch sử dụng đất. - Đề nghị các cấp, các ngành tiếp tục nghiên cứu, cải tiến quy trình thực hiện thủ tục hành chính theo hướng đơn giản hóa, hiệu quả cho các thủ tục liên quan như: chuyển mục đích sử dụng đất, giao đất…Tạo cơ chế chính sách thông thoáng thu hút vốn đầu tư, trong đó quan trọng nhất là chính sách đất đai để có thể tập trung nhanh quá trình xã hội hóa việc trồng rừng, công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn. - UBND cấp trên chỉ đạo các bên cùng tham gia phối hợp với tổ công tác hoàn thành tốt kế hoạch và phương án QHSDĐ & GĐLN. Trong quá trình thực hiện đề nghị các cấp, các ngành có liên quan thường xuyên giám sát, giúp đỡ thực hiện phương án. - Đề nghị người dân địa phương cùng phối hợp tham gia, giám sát tổ công tác thực hiện trong suốt quá trình đo giao để phương án thực sự đem lại tính khả thi cao. - Cần đảm bảo đầu tư vốn cũng như khoa học công nghệ thực hiện phương án, đồng thời có cơ chế phù hợp thúc đẩy người dân phát triển kinh tế rừng sau khi được giao đất giao rừng. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt Báo cáo thuyết minh tổng hợp hiện trạng sử dụng đất giai đoạn 2011- 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kì đầu (2011 - 2020) và phương án giao đất lâm nghiệp xã Bằng Thành, huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn. Báo cáo tổng hợp quy hoạch sử dụng đất huyện Pác Nặm thời kì 2005 - 2010 Bộ NN &PTNT (1997), Quy hoạch sử dụng đất và giao đất Lâm nghiệp, Nxb Nông nghiệp Hà Nội, tr 83-97. Các báo cáo, nghị quyết của Đảng ủy, HĐND, UBND xã Bằng Thành năm 2010. Hà Quang Khải, Đỗ Đình Sâm, Đỗ Thanh Hoa (2002), Giáo trình Đại học Lâm nghiệp phần I và II. Lương Văn Hinh (2003), Giáo trình quy hoạch sử dụng đất đai, Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên. Luật bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng 2004. Nguyễn Bá Ngãi (2001), Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho quy hoạch phát triển lâm nông nghiệp cấp xã vùng trung tâm miền núi phía Bắc Việt Nam, Luận án Tiến sỹ Nông nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Tây. Nghị định 69/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư. Vũ Văn Thông (2008), Bài giảng Điều tra quy hoạch rừng, Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên. Trần Hữu Viên (1997), Quy hoạch sử dụng đất và giao đất có sự tham gia của người dân, Tài liệu tập huấn dự án hỗ trợ LNXH, Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Tây. Tiếng Anh Car M.R and Anderson (1997), Concepts of soil quality and their significance, In EG. PHỤ LỤC 01 Định hướng sử dụng các vùng dự kiến giao của xã Bằng Thành STT Vùng dự kiến giao Tổng số hộ Tổng diện tích đất LN (ha) Hiện trạng Quy hoạch Trạng thái Hiện trạng SD Tình hình QL và SD Dự kiến sử dụng Quản lý Tổng DT toàn xã 3.200,30 I Bản Khúa 60,00 1 Cốc Dằm, Cốc Pục 10 24,00 Rừng trồng Nương ót, keo HGD Keo HGD 2 Ngạm Lực, Đông Hẩu, Nà Chả, Cốc Lải 24 50,00 IA Nương ót, ngô HGD Keo HGD 3 Khuổi Lẹt, Khuổi Slen 9 10,00 IA Nương ót, ngô HGD Keo HGD 4 Pù Nà Cọn, Cốc Kẹc 6 10,00 IA Nương ót, ngô HGD Keo HGD 5 Nà Ẻng, Nà Giang, Bản Khúa, Nà Mỵ, Nà Chả 12 10,00 IA Nương ót HGD Keo HGD 6 Pù Cải 10 70,00 IA Nương ót, ngô HGD Keo HGD 7 Phiêng Pạn 68,00 IC Nương ót, ngô CCC Keo CCC 8 Lủng Vài 2 18,00 IC Nương ót, ngô HGD + CCC Keo HGD + CCC II Bản Mạn 206 1 Khỉ Nộc 29 14 IA+IB Ngô HGD Trồng rừng HGD 2 Pó Luồng 9 6,5 IB+IC Nương ót + Rừng TS HGD Trồng rừng HGD 3 Nặm Kim 4 9 IB+IC Nương ót + Rừng TS HGD Trồng rừng HGD 4 Lủng Vài 30 19 IA+IB Ngô + Bông HGD Trồng rừng HGD 5 Cốc Chủ 3 + CĐ 46 IB+IC Lúa + Nương ót + R tái sinh HGD Trồng rừng HGD + CĐ 6 Khuổi Lạn 7 + CĐ 67 IB+IC Ngô + Sắn + Nương ót + Rtái sinh HGD Trồng rừng HGD + CĐ 7 Phiêng Luẩy CĐ 2 IB+IC Nương ót + Rừng TS CĐ Bảo vệ CĐT 8 Pù Mần 5 1,5 Rừng trồng Keo HGD Trồng rừng HGD 9 Khuổi Cáp 2 + CĐ 23 IC Rừng Tái Sinh HGD Trồng rừng HGD + CĐ 10 Phiêng Phi 1 8 IB Chè HGD Trồng rừng HGD 11 Lủng Vài (Khuổi Viềng) 1 + CĐ 10 IB + IC Nương ót + Rừng TS HGD+CĐ Trồng rừng HGD + CĐ III Khau Bang 158 1 Bopya 10 18,5 IA + IB Ngô HGD Trồng rừng HGD 2 Khuổi Pìu 7 9 IB Ngô HGD Trồng rừng HGD 3 Nà Lỳ 6 40 IB + IC Ngô + R tái sinh HGD Trồng rừng HGD 4 Pia Théc 9 18,7 IA + IB Ngô + Lúa HGD Trồng rừng HGD 5 Sam Xẩu 19 25,3 IB + IC Ngô + Đỗ + R tái sinh HGD Trồng rừng HGD 6 Tát lào 7 36 IA + IB Nương ót HGD Trồng rừng HGD 7 Khuổi Nậu 1 4,5 RSX Keo HGD Trồng rừng HGD 8 Núi Kéo Các CĐ 6 Núi Đá Bảo vệ CĐT IV Khuổi Mạn 405 1 Đá Đanh 9 22 IB + IC Ngô + Lúa Nương + RTN HGD Trồng rừng HGD 2 Lẩu Mỷ (Đá Lạc) 10 11 RTN + Ngô HGD Trồng rừng HGĐ 3 Đông Tháng 9 11,5 IB + IC Ngô + RTN HGD Trồng rừng HGD 4 Khuổi Cắt 2 26 IB + IC Ngô + RTN HGD Trồng rừng Công ty Bình Minh, HGD 5 Khuổi Ché 8 27 IB + IC Ngô + RTN HGD Trồng rừng HGD 6 Khuổi Giàng 14 48,5 IB + IC Ngô + RTN HGD Trồng rừng HGD 7 Khuổi Nghè 5 21 IB + IC Ngô + RTN HGD Trồng rừng HGD 8 Khuổi Phay 7 27 IB + IC Ngô + RTN HGD Trồng rừng HGD 9 Khuổi Tạc 2 30 IB + IC Ngô + RTN HGD Trồng rừng HGD 10 Khuổi Thon 7 27 IB + IC Ngô + RTN HGD Trồng rừng HGD 11 Khuổi Ún 6 22 IB + IC Ngô + RTN HGD Trồng rừng Công ty Bình Minh, HGD 12 Lủng Mù 5 20 IB + IC Ngô + RTN HGD Trồng rừng HGD 13 Nà Pồng 11 34 IB + IC Ngô + Nương ót HGD Trồng rừng HGD 14 Nà Tèng 7 12 IB + IC Ngô + RTN HGD Trồng rừng HGD 15 Pó Ngần 13 28 IB + IC Ngô + Trúc + Lúa HGD Trồng rừng HGD 16 Thông Lỷ 5 18 IB + IC Ngô + RTN HGD Trồng rừng HGD V Khưa Lốm 136,5  1 Cốc Phai 7 35 IC + IIA RTN HGD Trồng rừng HGD  2 Nà Ngần 7 31 IC + IIA RTN HGD Trồng rừng HGD  3 Nà Cải 3 10,5 IC + IIA RTN HGD Trồng rừng HGD 4  Sam Xẩu 7 42 IC + IIA RTN HGD Trồng rừng HGD  5 Lủng Bắp 2 18 IC + IIA RTN HGD Trồng rừng HGD VI Khuổi Khí 522,5 1 Đông Sa 13 60 Rừng trồng Ngô + Keo HGD Trồng rừng HGD 2 Khưa Mò (Nà Lại) 9 35 IA + IB Ngô + RTN HGD Trồng rừng HGD 3 Khuổi Khí 9 60 Rừng trồng Trúc + Ngô + Keo HGD Trồng rừng HGD 4 Khuổi Luông(Khuổi Luông) 2 30 IA + IB Ngô + RTN HGD Trồng rừng HGD 5 Lủng Kẻng (Nà Cà) 15 70 IA + IB Ngô + RTN HGD Trồng rừng HGD 6 Lủng Vài (Bản Khúa) 3 14,5 IB Ngô + RTN HGD Trồng rừng HGD 7 Lủng Vảng 13 75 Rừng trồng Ngô + Trúc HGD Trồng rừng HGD 8 Nà Chảng 12 65 IB Ngô + RTN HGD Trồng rừng HGD 9 Nà Chảo 7 20 IB Ngô + RTN HGD Trồng rừng HGD 10 Ngạm Cườm 7 45 IB Ngô + RTN HGD Trồng rừng HGD 11 Phe Cảng 6 40 IB Ngô + RTN HGD Trồng rừng HGD 12 Chà Lầu 4 8 IA Trồng ngô HGD Trồng rừng HGD VII Khuổi Lính 114,1 Trồng rừng 1 Chà Lẩu 6 3 IA Ngô HGD Trồng rừng HGD 2 Đông Pẻo, Cò Mò, Nà Chả 14 10,8 IA Ngô HGD Trồng rừng HGD 3 Khuổi Cắm, Khuổi Phong, Khuổi Phước 20 12 IA Ngô HGD Trồng rừng HGD 4 Khuổi Lẹt CĐ 25 1A Cây tạp UBND xã Bảo vệ CĐT 5 Khuổi Luông 9 7 IA Ngô HGD Trồng rừng HGD 6 Nà Pảng, Pác Khoang 6 5 IA Ngô HGD Trồng rừng HGD 7 Nà Tềnh, Nà Bẻ 19 18,5 IA Ngô HGD Trồng rừng HGD 8 Phya Cảng, Khuổi Ngùa 13 25 IA HGD Trồng rừng HGD 9 Phya Pấy 16 3,8 IA, Rừng trồng Ngô, Keo HGD Trồng rừng HGD 10 Vằng Khí, Loỏng Héo 17 4 IA Ngô HGD Trồng rừng HGD VIII Khuổi Luông 142 1 Khuổi Cám 5 20,00 IB Ngô + RTN HGD Trồng rừng HGD 2 Khuổi Luông 9 30,00 Rừng trồng Ngô + Keo HGD Quản lý BV HGD 3 Khuổi Phong 13 20,00 Rừng trồng Ngô + Keo HGD Quản lý BV HGD 4 Nà Hầu 6 30,00 Rừng trồng Ngô + Keo HGD Quản lý BV HGD 5 Chà Lầu (Khuổi Khí) 1 8,00 IB Ngô + RTN HGD Trồng rừng HGD 6 Phe Cảng 1 4,00 IB Ngô + RTN HGD Trồng rừng HGD 7 Lủng Vài (Bản Khúa) 1 5,00 IC Ngô + RTN HGD Trồng rừng HGD 8 Nà Kẹm 10 25,00 Rừng trồng Ngô + Keo HGD Quản lý BV HGD IX Lủng Mít 386 1 Cốc Lùng 9 26,5 IA + IC Ngô, Nương ót HGD Trồng rừng HGĐ 2 Cốc Mương 3 6 IA + IIA Ngô, RTN HGD Trồng rừng HGD 3 Cốc Pái 7 50 IA + IB + IIA Ngô, Nương ót RTN HGD Trồng rừng HGD 4 Cúc Pái 22 40 IA + IB + IIA Ngô, Nương ót RTN HGD Trồng rừng HGD 5 Đông Sấn 14 6 IA Ngô HGD Trồng rừng HGD 6 Khuổi Ché (Khuổi Mạn) 4 5,5 IA Ngô HGD Trồng rừng HGD 7 Khuổi Danh 21 26 IA + IB + IIA Ngô, Nương ót RTN HGD Trồng rừng HGD 8 Khuổi Sảm 31 37 IA + IB + IIA Ngô, Nương ót RTN HGD Trồng rừng HGD 9 Lủng Khoen 5 28 IA + IB + IIA Ngô, Nương ót RTN HGD Trồng rừng HGD 10 Lủng Mít 15 47 IA + IB + IIA Ngô, Nương ót RTN HGD Trồng rừng HGD 11 Lủng Mù 11 18 IA + IB + IIA Ngô, Nương ót RTN HGD Trồng rừng HGD 12 Lủng Sát 9 12 IA + IB + IIA Ngô, Nương ót RTN HGD Trồng rừng HGD 13 Lủng Vài 5 18 IA + IB + IIA Ngô, Nương ót RTN HGD Trồng rừng HGD 14 Nà Cát (Khuổi Mạn) 1 1,5 IA Ngô HGD Trồng rừng HGD 15 Nà Pồng 18 16 IA + IB + IIA Ngô, Nương ót RTN HGD Trồng rừng HGD 16 Phya Đăm (Phya Đăm) 6 8 IA Ngô HGD Trồng rừng HGD 17 Phya Khao 15 32,5 IA + IB + IIA Ngô, Nương ót RTN HGD Trồng rừng HGD 18 Sềnh Khào Lồng 3 8 IA Ngô HGD Trồng rừng HGD X Nà Cà 177 HGD 1 Bường Phạc 5 15 IA +IB Ngô HGD Trồng rừng HGD 2 Còi Nà Tẩu 4 4 IB Ngô HGD Trồng rừng HGD 3 Khuổi Nẩu 7 20 IB Ngô HGD Trồng rừng HGD 4 Nà Còi 5 10 IB Ngô HGD Trồng rừng HGD 5 Nà nghiều 5 3 IA +IB Ngô HGD Trồng rừng HGD 6 Tành Kéo 2 5 IA + IB Ngô + RTN HGD Trồng rừng HGD 7 Tát Lào 5 35 IA + IB Ngô + RTN HGD Trồng rừng HGD 8 Tim Pết 5 20 IA + IB Ngô + RTN HGD Trồng rừng HGD 9 Lủng Lếch CĐT 65 IB Nương + RTR HGD Bảo vệ CĐT XI Nà Lại 170,4 HGD Trồng rừng 1 Nặm Bó 24 23,00 IA Ngô và cây tạp HGD Ngô HGD 2 Nà Mu 7 5,00 IA Ngô và cây tạp HGD Ngô HGD 3 Phya Vẻn 9 3,00 IA Ngô và cây tạp HGD Ngô HGD 4 Thẩm Kháng 3 3,00 IA Ngô và cây tạp HGD Ngô HGD 5 Thôm Pỏng 4 1,50 IA Ngô và cây tạp HGD Ngô HGD 6 Phya Lầu 18 6,50 IA Ngô và cây tạp HGD Ngô HGD 7 Bó Mạt 13 8,50 IA Ngô và cây tạp HGD Ngô HGD 8 Bản Ban 15 10,00 IA Đỗ tương HGD Đỗ tương HGD 9 Kéo Tèo 12 5,00 IA Ngô và cây tạp HGD Ngô HGD 10 Giả Ven 7 13,00 IA Ngô và cây tạp HGD Ngô HGD 11 Khưa Mèo 15 6,00 IA Ngô và cây tạp HGD Ngô HGD 12 Khau An 15 12,00 IA Ngô và cây tạp HGD Ngô HGD 13 Khuổi Phây 9 4,20 IA Ngô và cây tạp HGD Ngô HGD 14 Khưa Mò 16 (15 HGD + 1 CĐDC) 35,00 IA và IC Ngô và cây tạp CCC Ngô & Rừng HGD + CĐDC 15 Lẻo Tại 10 3,00 IA Ngô và cây tạp HGD Ngô HGD 16 Lủng Vài 1 30,00 IC RTN CCC RTN UB xã 17 Lẩu Pha 6 1,70 IA Ngô và cây tạp HGD Ngô HGD XII Nà Vài 143,3 1 Bản Ban (thôn Nà Lại) 4 2,0 IA Nương ót HGD Trồng rừng HGD 2 Cé sáng 5 1,0 IA Ngô HGD Trồng rừng HGD 3 Chá Cướn 1 0,2 IA Ngô HGD Trồng rừng HGD 4 Cốc Lang 1 0,5 IA Ngô HGD Trồng rừng HGD 5 Cốc Mòn 3 1,0 IA Ngô HGD Trồng rừng HGD 6 Cốc Sả 3 2,0 IA Ngô HGD Trồng rừng HGD 7 Đin Đeng 5 5,0 IA Ngô HGD Trồng rừng HGD 8 Kéo Chủ 1 0,2 IA Ngô HGD Trồng rừng HGD 9 Lẩu Pha 3 3,0 IA Ngô HGD Trồng rừng HGD 10 Lẩy Làn 1 1,0 IA Nương ót HGD Trồng rừng HGD 11 Lủng vài 2 IA Ngô HGD Trồng rừng HGD 12 Nà Cà 1 0,2 IA Ngô HGD Trồng rừng HGD 13 Nà Chẻ 1 0,3 IA Ngô HGD Trồng rừng HGD 14 Nà Gieng 1 0,2 IA Ngô HGD Trồng rừng HGD 15 Nà Lẳng 8 7,0 IA Ngô HGD Trồng rừng HGD 16 Nà Pồng 2 1,0 IA Ngô HGD Trồng rừng HGD 17 Nà Tốc 8 5,0 IA Ngô HGD Trồng rừng HGD 18 Phya Dẳm 2 2,0 IA Ngô HGD Trồng rừng HGD 19 Phya vài 6 3,0 IA Ngô HGD Trồng rừng HGD 20 Pù Cải 1 1,5 IA Nương ót HGD Trồng rừng HGD 21 Pù Đồn 3 1,0 IA Ngô HGD Trồng rừng HGD 22 Tẩư Tát 1 0,3 IA Ngô HGD Trồng rừng HGD 23 Tềnh Lườn 3 1,0 IA Nương ót HGD Trồng rừng HGD 24 Thang Khuổi 1 0,5 IA Nương ót HGD Trồng rừng HGD 25 Tin Đán 3 3,0 IA Nương ót HGD Trồng rừng HGD 26 Nặm Toỏng 1 0,4 IA Ngô HGD Trồng rừng HGD 27 Thẳm Chòn 1 1,0 IA Ngô HGD Trồng rừng HGD 28 Cốc Lùng 3 35,0 IIA RTN HGD Trồng rừng HGD 29 Khuổi Danh CĐT 30,0 IIA RTN CĐT Bảo vệ CĐT 30 Khuổi Tốc CĐT 35,0 IIA RTN CĐT Bảo vệ CĐT XIII Pắc Nặm 99 1 Nà Loỏng 19 35 IA và IB Nương rẫy và rừng CCC Bảo vệ CCC + HGD 2 Sam Hắc 11 24 Rừng trồng, IC Keo, cây ăn quả CCC + HGD Trồng rừng HGD 3 Cò Luồng 3 40 IA Đất trống CCC + HGD Bảo vệ CCC + HGD XIV Phya Đăm 293,5 1 Cảm Vài 15 24 IC HGD Trồng rừng HGD 2 Cốc Pài 4 31 IA Ngô HGD Trồng rừng HGD 3 Cụm Dốc 12 13 IB Nương ót HGD Trồng rừng HGD 4 Khuổi Phước 6 10 IC HGD Trồng rừng HGD 5 Khuổi Tông 13 20 IC HGD Trồng rừng HGD 6 Lung Chẻ 7 15 IA Ngô HGD Trồng rừng HGD 7 Lủng Vài 10 25 IC Ngô HGD Trồng rừng HGD 8 Nà Pài 17 13 IC HGD Trồng rừng HGD 9 Nà Pù 14 13 IC HGD Trồng rừng HGD 10 Pha Khan 13 56 IC HGD Trồng rừng HGD 11 Pha Làn 13 21 IC HGD Trồng rừng HGD 12 Phya Đăm 17 32,5 Rừng trồng Keo, ngô HGD Trồng rừng HGD 13 Tin Tắt 9 20 IC HGD Trồng rừng HGD

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_van_danh_gia_quy_hoach_ke_hoach_su_dung_dat_906.doc
Luận văn liên quan