Đề tài Đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của xã Sen Thủy - Huyện Lệ Thủy - tỉnh Quảng Bình

Khâu làm đất: Tùy theo từng vùng mà khâu làm đất cũng khác nhau, những vùng đất thuộc sườn đồi, gò đồi thì làm đất sau mùa mưa, trong thời gian đó đất còn ẩm và những vùng thường hay khô không được làm vào mùa khô các chất dinh dưỡng sẽ bị gió cuốn trôi. Như vậy việc làm đất tùy thuộc vào điều kiện khí hậu thời tiết và mùa vụ để cơ cấu, bố trí cây trồng phù hợp, mang lại hiệu quả kinh tế cao. + Tăng cường phân bón: để cây trồng có hiệu quả cao đối với sản xuất nông nghiệp trên địa bàn phải sử dụng thêm các loại phân đạm, NPK, phân vi sinh và tăng cường bón phân chuồng, phân xanh để cải tạo phục hồi độ màu mỡ của đất. + Luân canh, xen canh: duy trì trồng xen cây họ đậu đa mục đích như lạc, đậu các loại, che phủ đất từ năm thứ 2 đến khi cây trồng khép tán. Áp dụng phương pháp cắt vùi cây xanh để cải tạo đất.

doc67 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4148 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của xã Sen Thủy - Huyện Lệ Thủy - tỉnh Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g nghiệp của xã. Đây có thể cũng là cơ hội giúp người dân đa dạng hóa cây trồng và nâng cao nguồn thu nhập. Như vậy, xét về khía cạnh tăng thu nhập và bảo vệ môi trường, thì cơ cấu sử dụng đất là khá tốt, phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế của xã. 4.3.3. Tỷ lệ sử dụng đất Từ kết quả điều tra và tính toán số liệu chúng tôi nhận thấy: Tổng diện tích đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp năm 2008 là 7.330,91 ha, diện tích đất chưa sử dụng chiếm diện tích nhỏ với 196,95 ha. Như vậy, tỷ lệ sử dụng đất trên địa bàn xã đạt ở mức khá lớn 97,38%. Nhìn chung, đất đai đã được khai thác khá triệt để. Diện tích đất chưa sử dụng chủ yếu là những vùng đất kém màu mỡ hoặc khó khăn trong việc đi lại. Vì vậy, trong quá trình sử dụng đất, xã cần tăng cường sự đầu tư cơ sở hạ tầng, đầu tư thâm canh, áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất để tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích đất. 4.3.4. Hệ số sử dụng đất Theo kết quả điều tra, thu thập số liệu từ UBND xã Sen Thủy có thể thấy, tổng diện tích gieo trồng của xã năm 2008 là 461,50 ha. Diện tích đất trồng cây hàng năm là 286,93 ha. Vì vậy, hệ số sử dụng đất của xã là 1,61 lần, chỉ đạt mức trung bình. Nguyên nhân là do: - Phần lớn diện tích đất có độ phì thấp. - Địa hình thường bị ngập úng vào mùa mưa và hạn hán vào mùa khô. - Người dân thiếu vốn để đầu tư sản xuất. - Người dân còn thiếu kiến thức về khoa học kĩ thuật. 4.3.5. Độ che phủ Toàn bộ diện tích đất đai trên địa bàn xã phần lớn được sử dụng vào mục đích trồng rừng. Được sự giúp đỡ, tài trợ của các dự án trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc, dự án trồng rừng Việt Đức, người dân đang rất tích cực tham gia vào việc trồng rừng. Hiện nay, diện tích đất chưa sử dụng còn không nhiều. Theo tính toán, độ che phủ đất hiện nay của xã đạt mức khá cao 83,43%. Trong tổng diện tích đất tự nhiên, đất lâm nghiệp chiếm diện tích khá lớn. Theo số liệu thu thập được, tính đến cuối năm 2008 huyện Lệ Thủy có tổng diện tích đất lâm nghiệp là 45.450,00 ha, có độ che phủ đạt 76,54%. Như vậy, so với độ che phủ huyện Lệ Thủy thì độ che phủ của xã Sen thủy cao hơn, đạt 109,00%. Có thể nói rằng, với một xã vùng bán sơn địa như xã Sen Thủy thì độ che phủ đạt mức cao ở khía cạnh bảo vệ môi trường. 4.3.6. Bình quân diện tích đất canh tác 4.3.6.1. So sánh bình quân diện tích đất canh tác m2/người Biểu đồ 6: Bình quân diện tích đất canh tác năm 2008 Biểu đồ 6 có thể thấy: Hiện nay, trên địa bàn xã có tổng diện tích đất gieo trồng năm 2008 của xã Sen Thuỷ là 461,50 ha. Sen Thủy là một xã có 60% lao động nông nghiệp, bình quân diện tích đất canh tác/khẩu trung bình 516,43 m2/người. Trong đó, bình quân diện tích đất canh tác/khẩu trung bình của thế giới là 1290,00 m2/người; bình quân diện tích đất canh tác/khẩu trung bình của nước ta là 1008 m2/người; bình quân diện tích đất canh tác/khẩu trung bình của tỉnh Quảng Bình là 528,25 m2/người; bình quân diện tích đất canh tác/khẩu trung bình của huyện Lệ Thủy là 512,20 m2/người. Như vậy, so với bình quân diện tích diện tích đất canh tác của thế giới, cả nước và tỉnh Quảng Bình thì bình quân diện tích đất canh tác của xã Sen Thủy thấp hơn và đạt lần lượt là 40,03%; 51,23%; 97,76%. Còn so với bình quân diện tích diện tích đất canh tác của huyện Lệ Thủy thì bình quân diện tích diện tích đất canh tác của xã cao hơn, đạt 100,83%. Nguyên nhân là: - Số lượng nhân khẩu của xã lớn. - Do diện tích đất đai có khả năng sản xuất nông nghiệp thấp. 4.3.6.2. Bình quân diện tích đất canh tác qua các năm của xã Sen Thủy Biểu đồ 7: Bình quân diện tích đất canh tác qua các năm m2/người Từ biểu đồ 7 có thể thấy: Trên địa bàn xã Sen Thủy, trong năm 2008 có diện tích đất canh tác là 319,65 ha, bình quân diện tích đất canh tác là 516,43 m2/người. Năm 2007 và năm 2006 có diện tích đất canh tác lần lượt là 319,61 m2/người; 319,6561 m2/người. Với bình quân diện tích đất canh tác năm 2007 là 590,12 m2/người, năm 2006 có bình quân diện tích đất canh tác là 594,36 m2/người. Như vậy, so với diện tích đất canh tác năm 2007 và năm 2006 thì diện tích đất canh tác năm 2008 của xã có xu hướng giảm. Lý do diện tích đất canh tác giảm dẫn đến bình quân diện tích đất canh tác cũng giảm theo là: - Một phần diện tích đất canh tác được chuyển sang xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho giáo dục, y tế… - Một phần diện tích đất canh tác chuyển sang nuôi trồng thủy sản. Hoạt động sản xuất trên địa bàn xã có những chuyển biến quan trọng theo hướng tích cực như việc đưa các giống tốt vào sản xuất, đầu tư nâng cấp các loại vật tư, trang thiết bị phục vụ sản xuất, năng xuất các loại cây trồng luôn đạt khá…Tuy nhiên, thu nhập mang lại từ hoạt động sản xuất nông nghiệp là không cao trong tổng thu nhập hàng năm của xã. Năm 2008 thu nhập từ ngành nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 30% tổng thu nhập của xã. Hiện nay người dân sống và hoạt động trong ngành sản xuất nông nghiệp vẫn còn nhiều nên không thể xem nhẹ vai trò của ngành sản xuất nông nghiệp. Để đảm bảo đời sống và thu nhập cho người dân địa phương, trong điều kiện mà bình quân diện tích đất canh tác trên đầu người thấp và ngày càng giảm thì chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm nâng cao thu nhập là vấn đề rất cấp thiết. Trong thời gian qua chính quyền địa phương đã có nhiều biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp như tổ chức tập huấn kỹ thuật sản xuất, đưa các giống cây trồng có năng suất cao và chất lượng cao (Khang Dân 18, IR35366…), tập huấn về chăn nuôi, trồng rừng, chính sách trồng các loại cây ngắn ngày có giá trị kinh tế cao,…chính sách vay vốn để hỗ trợ cho người nông dân. 4.3.7. Hiện trạng phân hạng đất và bố trí cây trồng trên các hạng đất 4.3.7.1. Hiện trạng phân hạng đất của xã Qua điều tra, thu thập số liệu tại UBND xã Sen Thủy, chúng tôi biết được hiện nay đất đai của xã được chia phân thành 3 hạng từ hạng IV đến hạng VI. Trong đó diện tích đất hạng IV là 250,30 ha, chiếm 43,81%. Diện tích đất hạng V là 195,60 ha, chiếm 34,24%. Diện tích đất hạng VI là 125,40 ha, chiếm 21,95%. Có thể thấy, xét về mặt chất lượng đất thì trên địa bàn xã Sen Thủy không có các loại đất hạng I, II, III là các loại đất có chất lượng tốt, ít đòi hỏi nguồn đầu tư cao. Có thể xem đây là điều kiện bất lợi của xã trong việc phát triển sản xuất nông nghiệp. 4.3.7.2. Bố trí cây trồng trên các hạng đất Bảng 12: Phân bố cây trồng trên các hạng đất Loại cây trồng Hạng đất Lúa IV V Ngô IV V VI Khoai lang IV V VI Khoai khác V Sắn V VI Rau các loại IV V Đậu các loại IV V Lạc IV V Vừng IV Nguồn: [12], [13] Từ bảng 12 có thể thấy: - Đất hạng IV chiếm tỷ trọng khá cao (43,81%) là loại đất có độ phì trung bình. Sản xuất trên loại đất này muốn đạt năng suất cao và ổn định cần có sự đầu tư về phân bón, ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, thực hiện một số biện pháp cải tạo độ phì đất, trồng rừng ở đầu nguồn để chống xói mòn đất. Như vậy, người dân cần phải có nguồn vốn cũng như kiến thức và kinh nghiệm để sản xuất có hiệu quả trên hạng đất này, mà vốn thì người nông dân rất thiếu dẫn đến chất lượng và năng suất cây trồng không cao, chưa phát huy hết khả năng của đất. 34,24% - Trên địa bàn xã đất hạng V chiếm tỷ trọng 34,24% so với tổng diện tích tự nhiên. Đây là loại đất ít thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, độ phì thấp, khả năng hấp phụ kém, đất không có kết cấu (đất quá chặt hoặc quá rời rạc). Để sản xuất trên loại đất này cần phải có sự đầu tư lớn về vật tư phân bón, trình độ sản xuất của người dân, đặc biệt là các biện pháp cải tạo thành phần cơ giới, nâng cao hàm lượng hữu cơ trong đất. Hệ thống thuỷ lợi phải đảm bảo tưới tiêu, trong khi đó hệ thống thuỷ lợi trên địa bàn xã chưa đảm bảo, thường thiếu nước vào mùa khô, ngập úng vào mùa mưa. Vì vậy để sản xuất có hiệu quả trên hạng đất này người dân cần có sự đầu tư lớn. Bên cạnh đó, nhà nước cần phải có sự hỗ trợ cho người dân về vốn, kỹ thuật và điều quan trọng nhất là phải xây dựng hệ thống thuỷ lợi tốt và hoàn chỉnh đảm bảo trong việc tưới tiêu, đầu tư phân bón và các biện pháp khác để tăng độ phì đất, cải thiện thành phần cơ giới và kết cấu đất… Khi mà các điều kiện này có đủ thì việc sản xuất cây trồng trên loại đất này mới có thể đạt hiệu quả như mong muốn. - Diện tích đất hạng VI chiếm tỷ trọng khá cao 21,95%, đây là loại đất ít phù hợp cho sản xuất nông nghiệp đặc biệt là nền sản xuất nông nghiệp lợi nhuận cao. Khó khăn lớn nhất của xã là khi mà yếu tố bất lợi từ loại đất hạng VI mang lại thì diện tích loại đất này chiếm tỷ trọng khá cao. Do đó, việc làm trước mắt là đầu tư nhiều và mạnh vào loại đất này để nâng hạng thích nghi cho đất đối với loại hình sử dụng đất hoặc chuyển đổi loại hình sử dụng đất, chuyển từ trồng trọt sang trồng cỏ phục vụ mục đích chăn nuôi là một biện pháp rất phù hợp để phát triển kinh tế hộ gia đình. 4.3.8. Hiện trạng phân bố cây trồng và năng suất cây trồng trên các hạng đất 4.3.8.1. Đánh giá về phân bố cây trồng trên các hạng đất Các loại cây trồng như lúa, lạc, khoai lang, đậu các loại, được trồng trên loại đất hạng IV và hạng VI. - Việc phân bố cây trồng trên nhiều hạng đất khác nhau đã chứng tỏ sự thích nghi rộng của cây trồng đối với các loại đất ở đây. Khi trồng các loại cây này, người nông dân thường phải đầu tư nhiều hơn so với các loại đất thuộc hạng I, II, III. Thực tế cho thấy hiện nay ở xã, ở loại hình sử dụng đất sản xuất lúa một vụ trên đất hạng IV và hạng V. Lúa được trồng ở vụ Đông Xuân, vụ Hè Thu đất thường bị bỏ hoang do thiếu nước tưới. Nhưng theo chúng tôi nếu biết chọn những loại cây trồng có khả năng chịu hạn, thích hợp cho loại đất này và đầu tư thích đáng thì trên các hạng đất này vẫn có thể đem lại thu nhập cho nông hộ và nâng cao hệ số sử dụng dụng trên diện tích này. - Cây lúa khi trồng trên đất hạng IV và hạng V thì mức độ đầu tư vào đất rất cao, do đó lợi nhuận thu lại cho nông dân là không cao và rất bấp bênh. Vì vậy trên đất hạng V nên chuyển đổi trồng loại cây trồng khác. - Cây sắn thường được trồng trên đất hạng IV đến hạng VI, với hình thức xen canh với cây lạc. Giống sắn KM94 được trồng trên hạng đất này cho năng suất khá cao (80 tạ/ha). Hình thức xen canh với cây lạc là một hình thức canh tác rất khoa học và phù hợp, vừa hạn chế được sự suy giảm độ phì đất, vừa tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích đất canh tác. Việc trồng sắn trên các hạng đất từ hạng IV đến hạng VI là hợp lý, vì đây là loại đất có thành phần cơ giới nhẹ, lại phân bố ở những nơi có địa hình cao, thoát nước tốt, lại ít tốn công chăm sóc. - Các loại cây như cây ngô, ớt, đậu các loại được trồng trên đất hạng IV và hạng V đạt năng suất khá cao, khi trồng các loại cây này đòi hỏi mức độ đầu tư lớn mới cho năng suất như mong muốn. - Rau các loại khi trồng trên đất hạng IV và hạng V, muốn đạt năng suất cao thì cần có sự đầu tư thâm canh để nâng cao hàm lượng dinh dưỡng trong đất, các biện pháp cải tạo thành phần cơ giới của đất, tăng cường lượng phân hữu cơ để cây trồng sinh trưởng phát triển tốt. * Nhìn chung: Việc phân bố cây trồng trên các hạng đất của xã Sen Thuỷ là tương đối hợp lý. Tuy nhiên, cơ cấu cây trồng ở đây có tính đa dạng chưa cao, tiềm năng sản xuất của đất chưa được khai thác một cách triệt để và hợp lý. Vì vậy, theo chúng tôi lãnh đạo địa phương nên xây dựng phương án chuyển đổi cơ cấu cây trồng dựa trên các đánh giá khách quan về tính chất đất, khả năng đầu tư, thị trường để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân ở địa phương. 4.3.8.2. Đánh giá về năng suất cây trồng Theo báo cáo của UBND xã Sen Thuỷ năng suất lúa trên địa bàn năm năm 2008 là 33 tạ/ha, đạt 98% kế hoạch đề ra. Tuy nhiên vẫn rất thấp. Nguyên nhân là do: - Địa hình phân bố không đều nên một số diện tích đất trồng lúa thường bị ngập lũ vào mùa mưa. - Đất trồng lúa chủ yếu là đất hạng IV và một ít hạng V nên có độ phì thấp, hàm lượng dinh dưỡng không cao, khả năng giữ nước kém - Do điều kiện thời tiết, khí hậu khắc nghiệt, mùa mưa thường bị ngập úng, mùa khô gây thiếu nước. Đây là điều kiện thuận lợi giúp cho sâu bệnh phát triển nên ảnh hưởng xấu đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa. - Xã đã đưa ra các giống mới có năng suất cao vào sản xuất như Khang Dân 18, IR35366… nhưng chưa áp dụng một cách đại trà. - Các hộ gia đình chưa chú trọng đến đầu tư thâm canh nhằm tăng năng suất của cây lúa do thiếu nguồn vốn và do sản xuất lúa đem lại lợi nhuận không cao. Năng suất của cây sắn năm 2008 đạt 80 tạ/ha, đạt 101% kế hoạch đề ra. So với năng suất sắn của huyện Lệ Thủy hoặc của tỉnh Quảng Bình thì năng suất sắn của xã chỉ đạt mức trung bình. Nguyên nhân là: - Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, cây sắn đòi hỏi phải cung cấp một lượng lớn chất dinh dưỡng từ đất nhưng đất đai trên địa bàn có độ phì thấp. Tuy vậy, cây sắn được trồng xen canh hoặc luân canh với cây họ đậu nên tận dụng được khả năng cố định đạm của khí trời và thân lá cây họ đậu. Vì thế, đất đai được trả lại một phần dinh dưỡng mà cây sắn đã lấy đi. - Sắn là cây trồng truyền thống trên địa bàn nên người dân có kinh nghiệm trong sản xuất, bố trí lịch mùa vụ, cây trồng trong hệ thống luân canh, xen canh. Tuy nhiên do các hộ gia đình không chú trọng đầu tư thâm canh vì lợi nhuận từ việc trồng sắn không cao nên năng suất chỉ đạt ở mức trung bình là điều có thể hiểu được. - Được sự giúp đỡ kỹ thuật của các cơ quan chức năng, nông dân đã được tập huấn quy trình sản xuất sắn nhưng người dân chưa áp dụng được vào thực tế của quá trình sản xuất. - Cũng như cây lúa, thời tiết khí hậu trên địa bàn không thuận lợi cho việc trồng sắn nên ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển và khả năng cho năng suất của cây trồng này. Năng suất của cây lạc đạt 25 tạ/ha, đạt 100% kế hoạch đề ra. So với năng suất cây lạc của tỉnh Quảng Bình và huyện Lệ Thủy thì năng suất cây lạc ở xã đạt mức cao. Nguyên nhân là: - Được sự giúp đỡ kỹ thuật của các cơ quan chức năng, nông dân đã được tập huấn về quy trình sản xuất và chăm sóc cây lạc. - Sản phẩm từ lạc tiêu thụ tương đối dễ dàng, giá bán lạc ở mức tương đối cao nên người dân chú trọng đến việc đầu tư thâm canh cây lạc. Khoai lang đạt năng suất 45 tạ/ha, đạt 101% kế hoạch đề ra. Khoai lang đạt được năng suất như vậy là do: Cây khoai lang phân bố đều trên cả 3 hạng đất, mà cây khoai lại trồng rất dễ, lại thích hợp với các loại đất của xã nên cho năng suất cao. Năng suất rau các loại đạt 65 tạ/ha. Cây rau đạt năng suất cao như vậy là do: - Phần lớn diện tích trồng rau có nguồn nước chủ động. - Đây là loại hình có giá trị kinh tế cao nên nông dân rất quan tâm, các vật tư như phân bón, thuốc trừ sâu. - Được sự giúp đỡ của nơi cung cấp giống ở huyện nên đưa các giống mới vào sản xuất cho năng suất cao. Năng suất của đậu các loại, ớt, … cũng cho năng suất khá cao, do có nhiều giống sản xuất mới, và việc trồng các loại cây này khá dễ dàng nên người dân rất chú trọng. 4.3.9. Đánh giá hiệu quả kinh tế 4.3.9.1. Thu nhập từ sản xuất trồng trọt Bảng 13: Giá trị sản xuất các loại cây trồng năm 2008 Cây trồng Diện tích gieo trồng (ha) Sản lượng (tấn) Đơn giá đ/kg Thành tiền (triệu đồng) Lúa 2 vụ 172,96 570,77 4.000 2.283,08 Lạc 18,50 46,25 9.000 416,25 Khoai 92,00 324,00 2.500 810,00 Ngô 12,00 19,20 4.500 86,40 Sắn 100,00 800,00 500 800,00 Đậu 7,00 11,20 7.000 78,40 Ớt 5,00 8,00 3.000 24,00 Vừng 10,00 15,00 6.000 90,00 Rau các loại 15,50 710,00 5.500 3.905,00 Nguồn: [11], [12], [13] Từ bảng 13 có thể thấy: Trong các loại cây trồng ngắn ngày ở trên địa bàn xã thì giá trị sản xuất của cây lúa và cây rau chiếm tỷ trọng lớn. Có thể nói cây lúa là cây trồng chủ lực của địa phương, nó góp phần giải quyết lao động tại chỗ và đảm bảo an ninh lương thực của địa phương. Như vậy, giá trị sản xuất của cây lúa và cây rau đạt mức khá so với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã là hợp lý. 4.3.9.2. Giá trị ngày công của một số cây trồng chính Bảng 14: Giá trị ngày công của một số cây trồng chính tính theo 1 vụ Loại cây Chi phí (triệu đồng/ha) Thunhập (triệu đồng/ha) Lợi nhuận (triệu đồng/ha) Ngày công (công/ha) Giá trị ngày công (đồng/ha) Lúa 8,0 13,2 5,2 160 32.500 Lạc 13,5 22,5 9,0 170 52.900 Khoai 7,0 11,3 4,3 140 30.700 Ngô 5,0 7,2 2,2 120 18.300 Đậu các loại 8,0 11,2 3,2 140 22.900 Vừng 3,5 6,0 2,5 80 31.250 Ớt 6,0 8,6 2,6 120 21.700 Sắn 5,0 4,0 -1,0 100 - Rau các loại 25,0 36,0 11,0 250 44.000 Nguồn: Phân tích nội nghiệp Qua điều tra và tính toán, chúng tôi nhận thấy giá trị ngày công của một số loại cây trồng chính ở xã Sen Thủy là tương đối khá, được thể hiện ở bảng 14. Giá trị ngày công của cây lúa là 32.500 đồng/ha, theo chúng tôi là không cao. Nguyên nhân là do: - Chi phí đầu vào như phân bón, giống, thuốc bảo vệ thực vật cho loại hình ở mức trung bình. - Đất trồng lúa thường có độ phì từ thấp vì thế năng suất lúa đạt được không cao. - Một số khâu trong sản xuất lúa đã được cơ giới hóa hóa như khâu làm đất, thu hoạch… - Các giống lúa hiện đang được trồng trên địa bàn có phẩm chất tốt và ổn định như giống lúa Khang Dân 18, IR35366… - Số lượng công lao động bỏ ra trong sản xuất lúa là không thường xuyên, số ngày chăm sóc lúa trong mùa vụ là khá ít trong khi thời gian nông nhàn là nhiều. Giá trị ngày công của cây lạc là 52.900 đồng/ha, theo chúng tôi là ở mức khá cao. Nguyên nhân là do: - Đây là cây trồng được trồng từ lâu trên địa bàn nên người dân có kinh nghiệm sản xuất. Nhiều hộ gia đình đã sử dụng một số giống cao sản vào sản xuất, các loại giống này phù hợp với đất đai và tập quán canh tác của người dân. - Mức đầu tư cho cây lạc ở mức hợp lý, giá bán đạt mức khá nên thu được lợi nhuận cao. Giá trị ngày công của cây rau là 44.000 đồng/ha, theo chúng tôi là ở mức trung bình. Nguyên nhân là do: so với các cây trồng ngắn ngày khác thì cây rau đòi hỏi nhiều công lao động (250 công/ha) cũng như mức đầu tư cao trên một đơn vị diện tích. Đặc biệt, đối với cây sắn trên địa bàn xã, người dân trồng sắn chủ yếu phục vụ cho nhu cầu chăn nuôi trong gia đình là chính. Hiện nay, người dân không chú trọng việc trồng sắn, có rất ít hộ gia đình trồng sắn để bán ra thị trường bên ngoài. Nếu như các hộ gia đình trồng để bán thì không có lợi nhuận, giá trị ngày công không có. Nguyên nhân là vì: - Năng suất của cây sắn đạt mức thấp (80 tạ/ha). Trong khi đó, chi phí đầu vào như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đòi hỏi phải có và ở mức trung bình. - Giá bán củ sắn tươi thấp (500 đ/kg củ sắn tươi) nên tổng thu nhập trên một ha thấp. Còn các loại cây trồng ngắn ngày khác cũng cho lợi nhuận khá cao, năng xuất cao, như đậu, ớt, ngô, khoai,… Do điều kiện kinh tế của xã còn khó khăn nên người dân họ cũng chú trọng nhằm tăng thu nhập cho gia đình. 4.3.10. Đánh giá hiệu quả về mặt xã hội Khi đánh giá tính bền vững của một loại hình sử dụng đất nào đó, người ta luôn xem xét trên cả 3 mặt: kinh tế, xã hội và môi trường. Loại hình sử dụng đất thực sự bền vững khi đáp ứng được các yêu cầu của cả 3 yếu tố này. Bền vững về mặt xã hội có nghĩa là loại hình sử dụng đất đó có khả năng bố trí lao động như thế nào? Giải quyết việc làm ở mức nào? Đáp ứng bao nhiêu công lao động/ha/năm, có khả năng thu hút được nguồn lực và cơ sở vật chất phục vụ sản xuất tại chỗ nhằm đảm bảo cho đời sống dân cư trong vùng và góp phần phát triển xã hội hay không ? Xem xét một loại hình sử dụng đất trên cơ sở đánh giá hiệu quả về mặt xã hội sẽ cho phép tìm ra những ưu điểm cũng như những bất cập trong việc giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp, để từ đó có hướng điều chỉnh hoặc nhân rộng loại hình sử dụng đất đó. 4.3.10.1. Đối với loại hình sử dụng đất trồng lúa Loại hình sử dụng đất trồng lúa với số công lao động 160 ngày công/ha/vụ là ở mức trung bình. Lúa là cây lương thực chính của người dân, đất đai khá thuận lợi, các giống mới được đưa vào sản xuất cho năng xuất cao, chất lượng tốt. Tuy nhiên đầu tư công lao động trong loại hình trồng lúa chỉ tập trung vào một số thời gian như làm đất, gieo sạ, tỉa dặm, làm cỏ và thu hoạch. Còn lại là thời gian nông nhàn nên loại hình trồng lúa về mặt xã hội tính bền vững không cao, chủ yếu là đảm bảo an toàn lương thực tại chỗ và một phần lưu thông trên thị trường. 4.3.10.2. Đối với loại hình sử dụng đất trồng lạc Loại hình sử dụng đất trồng lạc với số công lao động 170 ngày công/ha/vụ nên khả năng đáp ứng lao động của loại hình trồng lạc ở mức trung bình. Lạc là cây dễ trồng, thích ứng trên nhiều loại đất, có thị trường tiêu thụ ổn định, vì vậy thu hút được nhiều lao động tham gia. Trồng lạc có tính bền vững về mặt xã hội khá cao vì mức độ đòi hỏi công chăm sóc khá cao. Tuy nhiên, yêu cầu lao động chăm sóc cho cây là không thường xuyên, chỉ tập trung lao động vào thời kì làm đất, gieo trồng, làm cỏ, tưới nước và thời kì thu hoạch. 4.3.10.3. Đối với loại hình sử dụng đất trồng sắn Cây sắn là cây không cần nhiều thời gian chăm sóc, chỉ tập trung vào thời gian làm đất, gieo trồng và thu hoạch. Vì vậy chỉ đáp ứng được 100 công lao động/ha/vụ, đạt ở mức thấp (mức thấp < 4 tháng công lao động/ha/năm). Đây là loại hình sử dụng đất phù hợp với khả năng canh tác và nguồn vốn đầu tư nhưng không có tính bền vững về mặt xã hội. 4.3.10.4. Đối với loại hình sử dụng đất trồng rau Loại hình sử dụng đất trồng rau với 250 ngày công/ha/vụ, là loại cây trồng có số ngày công lớn nhất trong tất cả các loại cây trồng kể trên. Là loại cây ngắn ngày trong một năm có thể sản xuất nhiều vụ. Vì vậy số công rau là cao. Cây rau có giá trị kinh tế cao nên thu hút rất nhiều lao động tham gia, sản phẩm bán chủ yếu là sản phẩm tươi, có thị trường tiêu thụ thuận lợi. Ngoài việc cho giá trị cao trồng rau yêu cầu số ngày công nhiều nên đây là một loại hình rất bền vững về mặt xã hội nếu có điều kiện đất đai phù hợp, nguồn nước chủ động nên nhân rộng mô hình này. 4.3.10.5. Đối với các loại hình sử dụng đất khác Cây màu là những cây ngắn ngày một năm có thể trồng nhiều vụ, đối với cây sắn đòi hỏi số ngày công ít hơn cây khoai lang, với 100 ngày công/ha/vụ. Số ngày công của cây khoai lang là 140 ngày công/ha/vụ, cả cây sắn và cây khoai lang có số lao động khá cao. Hiện nay cây khoai lang ngoài lấy củ thì người dân còn quan tâm đến lá cung cấp cho chăn nuôi và cũng là loại cây dễ trồng thích ứng với nhiều loại đất nên số lao động nông nghiệp tham gia nhiều. Các loại hình sử dụng đất như trồng ngô, đậu các loại, vừng, ớt đều thu hút trên dưới 100 ngày công/ha/vụ, là những cây trồng ngắn ngày, lại là nhũng cây có giá trị kinh tế như làm thực phẩm, ăn uống hằng ngày nên có thị trường tiêu thụ dễ dàng. * Nhận xét về hiệu quả xã hội: Mức độ bền vững về mặt xã hội của các loại hình sử dụng đất ở đây đạt mức trung bình đến khá… Tuy số lượng lao động nông nghiệp là khá cao nhưng mức độ đáp ứng lao động của từng loại hình sử dụng đất ở đây là chưa cao và không đồng đều. Tiềm năng đất đai khá nhiều nhưng số hộ nông dân thiếu việc làm trong giai đoạn này còn nhiều do vậy yêu cầu đặt ra cho lãnh đạo địa phương là phải làm sao để có thể tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người dân trong những thời điểm này để vừa nâng cao thu nhập cho người dân, vừa khai thác nguồn lực con người trên địa bàn xã. Do đất nước ta ngày càng phát triển, nên có nhiều loại hình sử dụng đất vừa có giá trị kinh tế cao, lại vừa giải quyết được nhiều lao động, quay vòng đồng vốn nhanh được áp dụng ở rất nhiều địa phương khác. Điển hình nhất đó là loại hình sử dụng đất trồng rau chính vụ và trái vụ. Vì vậy, theo chúng tôi trong thời gian tới địa phương có thể xem xét chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng tập trung vào những loại và giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, năng xuất cao và ổn định, giải quyết nhiều công ăn việc làm cho người dân… để đưa vào sản xuất nhằm nâng cao thu nhập cho người dân ở địa phương, thay thế những loại và giống cây trồng đã và đang bị thoái hoá, có hiệu quả thấp và không phù hợp với tình hình hiện nay. 4.3.11. Đánh giá hiệu quả môi trường Bên cạnh hiệu quả kinh tế và xã hội việc sử dụng đất phải chú ý đến vấn đề môi trường. Việc xem xét tính bền vững về mặt môi trường của một loại hình sử dụng đất đai là việc làm quan trọng, thông qua đó giúp chúng ta biết được mức độ đầu tư, sử dụng phương pháp canh tác phù hợp hay chưa và góp phần hạn chế những hậu quả tiêu cực đối với đất đai và môi trường mà loại hình sử dụng đất đó mang lại. * Loại hình sử dụng đất chuyên lúa: sẽ ít bền vững về môi trường. Cây lúa hấp thu dinh dưỡng trong đất ở các thời kỳ sinh trưởng khác nhau là khác nhau, quá trình hấp thu dinh dưỡng mạnh hay yếu phụ thuộc vào bộ rễ và bộ rễ hút dinh dưỡng ở một độ sâu nhất định nên nếu trồng liên tục các chất dinh dưỡng mà lúa lấy ở những tầng đất đó giảm dần, lúa yêu cầu hàm lượng cũng như các chất dinh dưỡng khác so với các cây khác thì việc trồng lúa liên tục sẽ giảm các chất dinh dưỡng lúa ưa thích nếu chúng ta không có các biện pháp đầu tư trở lại, để cung cấp dinh dưỡng trở lại cho đất một cách hợp lý. Đặc điểm chung của loại hình sử dụng đất trồng lúa là đất ngập nước, quá trình ngập nước thường xuyên một số tính chất vật lý của đất như chế độ khí, kết cấu đất có thể xấu đi, tăng cường một số chất độc như CH4, H2S, có ảnh hưởng đến hoạt động của kí sinh vật đất và của cây trồng cũng như khả năng hòa tan của một số dinh dưỡng khoáng trong đất. Mỗi loại sâu bệnh dựa vào một số cây trồng chủ yếu, mỗi loại cỏ dại phát triển ở những chân đất nhất định vì vậy nếu độc canh lúa tạo điều kiện cho sâu bệnh, cỏ dại lây lan và phát triển ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển, năng suất,chất lượng cây trồng sẽ giảm. Có thể thấy rằng việc duy trì sản xuất lúa ở xã Sen Thủy là việc làm rất cần thiết nhằm đảm bảo an ninh lương thực tại chỗ, nâng cao thu nhập, phát huy tiềm năng và sức sản xuất của đất. Tuy nhiên, để đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững thì việc làm cần thiết là phải có sự đầu tư cân đối, hợp lý các chất dinh dưỡng cho cây trồng, sử dụng các loại hóa chất bảo vệ thực vật theo đúng quy trình, đẩy mạnh sử dụng IPM trong sản xuất lúa. [1] * Loại hình sử dụng đất trồng lạc: có giá trị kinh tế cao, có khả năng thích ứng rộng đối với điều kiện địa hình, thổ nhưỡng,… Là loại cây thuộc họ đậu cho nên có khả năng cố định đạm và bổ sung một lượng đạm cần thiết cho đất trong quá trình sinh trưởng và phát triển. Cây lạc là một trong những loại cây trên địa bàn được sử dụng để trồng xen với cây sắn, ngô…Hiện nay ở xã, lạc được sản xuất dưới các hình thức xen canh và luân canh. Cả hai hình thức này đều phát huy được tác dụng cải thiện độ phì đất cũng như khả năng hạn chế bệnh hại ở cây trồng này của cây lạc. Thực tế sản xuất lạc cho thấy: tỷ lệ bệnh héo rũ lạc ở các hình thức luân canh hoặc xen canh lạc với cây trồng khác thường thấp hơn rất nhiều so với công thức trồng lạc thuần. Độ phì đất cũng như độ xốp và kết cấu đất cũng được cải thiện đáng kể ở các công thức luân canh hoặc xen canh lạc với các cây trồng cạn khác như ngô, sắn so với hình thức trồng thuần các loại cây trồng này. * Loại hình sử dụng đất trồng sắn: Sắn là loại cây trồng có nhu cầu cao về dinh dưỡng khoáng, nhất là K, sau đó là N, Ca và tiếp đến là P. Trong quá trình và phát triển sắn lấy đi từ đất rất nhiều dinh dưỡng, được thể hiện ở bảng sau: Bảng 15: Khối lượng chất dinh dưỡng sắn lấy ở đất ra trong mỗi vụ Chất dinh dưỡng Năng suất 200 tạ củ/ha Năng suất 500 tạ củ/ha N 14 85 P2O5 20 62 K2O 56 280 CaO 20 75 Nguồn: [5] Như vậy có thể thấy rằng, sắn là loại cây trồng tiêu thụ chất dinh dưỡng rất mạnh nên trồng sắn với phương thức trồng thuần nếu không được đầu tư cân đối các loại phân bón (cân đối hữu cơ: vô cơ, cân đối N : P : K) thì đây là loại hình sử dụng đất không bền vững về mặt môi trường. Ở xã Sen Thủy hiện nay, cây sắn là một trong những cây trồng ngắn ngày của địa phương. Hình thức canh tác cây sắn của người dân ở đây theo chúng tôi khá khoa học, khi sắn được trồng xen với các cây họ đậu, nhất là lạc. Hình thức này cho phép vừa giảm chi phí đầu tư vào đất cho sắn, vừa chống thoái hóa đất, vừa tận dụng tiềm năng của đất để nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác. Trong thời gian tới theo chúng tôi, người dân địa phương cần tiếp tục đầu tư các giống sắn tốt có năng suất cao, đầu tư phân bón và các loại vật tư phục vụ sản xuất một cách khoa học và hợp lý, ổn định hình thức canh tác phù hợp như luân canh, xen canh với cây họ đậu như hiện nay để vừa nâng cao thu nhập, vừa đảm bảo các yêu cầu phát triển bền vững. Không nên phát triển phương thức trồng sắn thuần vì sẽ làm giảm nhanh chống độ phì đất vốn đã không cao trên địa bàn của xã. * Loại hình sử dụng đất trồng khoai lang, đậu các loại, ngô, rau các loại. Khi trồng các loại cây này người dân thường chọn hình thức luân canh, khi luân canh các loại cây trồng thích hợp, tuần tự luân phiên ăn khớp giữa cây trồng trước với cây trồng sau tạo nên mối quan hệ hữu cơ, phát huy hỗ trợ lẫn nhau giữa các loại cây trồng, tạo điều kiện tăng năng suất các loại cây trồng,làm cho đất đai ngày càng tốt, góp phần cản trở sự lây lan và phát triển của cỏ dại, nên hiệu quả về mặt môi trường là khá đảm bảo. Trong thời gian tới, địa phương nên đẩy mạnh việc trồng các loại ngô lai có giá trị, tăng diện tích trồng các loại đậu đỗ dưới các hình thức xen canh và luân canh với các loại cây trồng có giá trị để cải tạo đất, giảm chi phí đầu tư và tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích đất canh tác. Trong quá trình chăm bón chú ý bón phân theo quy trình và hướng dẫn, sử dụng phân hữu cơ thì phải xử lý thật tốt trước khi bón cho cây, sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật thì phải tuân theo quy trình và hướng dẫn sử dụng một cách nghiêm túc và khoa học để không gây hậu quả xấu đối với môi trường. * Nhìn chung: Các loại hình sử dụng đất chính của xã Sen Thủy có tính bền vững về môi trường đạt khá. Nhờ các hình thức canh tác hợp lý và biện pháp chăm sóc khá khoa học nên môi trường đất đai được đảm bảo khá tốt. Tuy nhiên, đối với loại hình chuyên lúa 2 vụ, theo chúng tôi rất cần có sự đầu tư đúng mức về lượng chất dinh dưỡng để trả lại cho đất. Sau khi thu hoạch vụ thứ 2 cần xác định loại cây trồng phù hợp để trồng nhằm tận dụng tiềm năng của đất, vừa để cải tạo đất. Đối với loại hình sử dụng đất trồng sắn: đẩy mạnh xen canh sắn với cây họ đậu và đầu tư phân bón thích hợp. Đối với loại hình sử dụng đất trồng lạc nên nhân rộng để nâng cao chất lượng đất sản xuất. Trong quá trình chăm sóc, cần tuân theo các quy trình sản xuất và hướng dẫn sử dụng các loại vật tư, phân bón để đảm bảo tính bền vững cho các loại hình sử dụng đất về mặt môi trường nói riêng và đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững nói chung. 4.4. ĐỀ XUẤT HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT CÓ HIỆU QUẢ VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TẠI Xà SEN THỦY, HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH 4.4.1. Quan điểm trong việc đề xuất sử dụng đất đai Việc đề xuất hướng sử dụng đất có hiệu quả và bền vững phải bảo đảm được sự phù hợp giữa mục tiêu phát triển của Nhà nước, của địa phương và mục tiêu của người sử dụng đất; có đủ điều kiện và khả năng phát triển trước mắt và lâu dài; gia tăng lợi ích cho người sử dụng đất đai; không gây tác động xấu tới môi trường; đáp ứng được các yêu cầu về xã hội như thu hút lao động, định canh, định cư của người dân… 4.4.2. Cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn cho việc đề suất sử dụng đất bền vững 4.4.2.1. Cơ sở khoa học Tôn trọng điều kiện tự nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế ngày càng cao và ổn định. 4.4.2.2. Cơ sở thực tiễn: Đề xuất hướng sử dụng đất được dựa trên các yếu tố sau: - Hiện trạng sử dụng đất đai và phương hướng phát triển của xã, nguồn lao động dồi dào. - Trong địa bàn của xã đã có nhiều mô hình kinh tế nông nghiệp đạt hiệu quả kinh tế cao. Điều đó có thể khẳng định rằng, có thể áp dụng các phương thức luân canh sẵn có từ các mô hình và mở rộng hơn nữa từ các mô hình này. - Tại địa phương, hiện trạng trồng trọt khá phong phú với rất nhiều giống cây cho năng suất và hiệu quả kinh tế. Có thể tiến hành so sánh các đặc trưng đất đai của khu vực cho hiệu quả cao với các khoanh đất khác để đề xuất triển khai việc trồng các giống cỏ hiệu quả, hợp lý. - Dựa vào các báo cáo về nhu cầu thị trường nội địa và xuất khẩu nông sản để tiến hành lựa chọn giống thích hợp. - Tham khảo một số phương thức luân canh đạt hiệu quả cao của các xã khác trong huyện, tỉnh và tình hình địa phương để đề xuất phương thức luân canh phù hợp với điều kiện của xã mà vẫn đảm bảo hiệu quả kinh tế cao. 4.4.3. Các loại hình sử dụng đất hiện có tại địa phương Trong sản xuất nông nghiệp luôn chịu ảnh hưởng của các yếu tố như đất đai, khí hậu thời tiết, chế độ nước, trình độ sản suất, thâm canh của người sản xuất,… Do vây, việc bố trí cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện đất đai, mùa vụ sẽ làm cho cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt, phát huy được tiềm năng sản xuất của đất đai và của người nông dân. Mặt khác, việc bố trí cơ cấu cây trồng phải tuân thủ các quy luật khách quan như điều kiện khí hậu, chế độ nước, chứ không thể sử dụng một cách chủ quan. Để khai thác đất đai một cách có hiệu quả, căn cứ vào điều kiện khí hậu, trình độ sản xuất của người dân, trên cơ sở phân tích những thuận lợi, khó khăn của địa phương, các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Đảng bộ và chính quyền xã Sen Thủy, chúng tôi đề xuất một số loại hình sử dụng đất có triển vọng sau đây: - Duy trì một tỷ lệ thích hợp diện tích gieo trồng lúa 2 vụ bằng các giống lúa có năng suất cao như Khang Dân 18, IR35366…, gieo trồng trên hạng IV và một ít hạng V. - Xây dựng các mô hình chuyên trồng rau trái vụ trên đất hạng IV, nơi có điều kiện tưới tiêu chủ động. Lựa chọn các giống rau thích hợp với điều kiện khí hậu và mùa vụ của địa phương, có giá trị kinh tế cao như : cải xanh, ngò, mướp đắng, dưa chuột, xà lách, đậu các loại, bí đao… phục vụ cho nhu cầu của người dân trên địa bàn, các vùng lân cận. - Tại các ruộng chân cao tưới tiêu bán chủ động hiện đang canh tác 2 vụ lúa, nên bố trí canh tác 1 vụ lúa + 2 vụ màu. - Xây dựng hình thức canh tác lúa 2 vụ - rau trái vụ tại các nơi đất vẫn cao, không ngập lụt vào tháng 9 tháng 10. Các loại rau trồng ở đây là: rau cai, rau dền, đậu các loại,… hoặc các loại cây ngắn ngày khác phù hợp. - Xây dựng hình thức canh tác lúa 1 vụ + 1 vụ cá tại các nơi có nguồn nước chủ động hoặc những vùng trồng lúa bị ngập úng cho năng suất thấp. Các loại cá cỏ thể nuôi là : cá trắm, cá chép, cá rô phi,… - Đối với lúa sản xuất 1 vụ nên xây dựng hình thức luân canh lúa 1 vụ - cây chịu hạn như đậu đỗ, dưa các loại, khoai lang, nhằm nâng cao thu nhập cho người dân, phát huy tiềm năng sức sản xuất của đất và năng suất của cây trồng. Tránh tình trạng bỏ hoang, lãng phí đất sau một vụ. - Tiếp tục mở rộng diện tích gieo trồng giống lạc cao sản trên đất hạng IV, trên đất hạng V nên trồng lạc xen canh với cây sắn công nghiệp KM94 nhưng cần chú ý đầu tư phân bón và các biện pháp cải tạo đất. - Nên mạnh dạn mở rộng diện tích trồng các giống ngô lai tốt hiện nay trên đất hạng IV, đất hạng V nên trồng sắn nguyên liệu. Trên đất hạng VI nên trồng sắn xen canh với cây lâm nghiệp như tràm hoa vàng, bạch đàn,…, bón nhiều phân lân. - Trên đất hạng IV và hạng V tiếp tục sản xuất sắn nguyên liệu KM94 cho năng suất cao dưới hình thức xen canh với cây họ đậu. Chú ý bón phân và các biện pháp cải tạo đất đi kèm. - Trên diện tích đất hạng VI nên xem xét lại cơ cấu cây trồng. Nếu tiếp tục trồng sắn thì phải đầu tư nhiều phân bón và công lao động cùng với các biện pháp cải tạo đất để nâng hạng thích hợp của đất. Nên chuyển đổi mục đích sử dụng đất trên đất hạng VI sang trồng cỏ để nuôi bò. Hiện nay xã đang có kế hoạch chăn nuôi gia súc tập trung nên trồng cỏ là biện pháp khá hữu hiệu để phục vụ kế hoạch này. Loại cỏ đem trồng theo chúng tôi là các loại cỏ thích nghi tốt với điều kiện khí hậu của địa phương như cỏ sữa, cỏ voi, cỏ sả,… - Ngoài ra, trên diện tích đất hạng VI và một ít diện tích đất hạng V có thể trồng rừng sản xuất đại trà, vì hiện nay trồng rừng đem lại hiệu quả kinh tế rất cao, lại chống được lũ lụt vào mùa mưa. - Tiếp tục đẩy mạnh công tác cải tạo vườn tạp theo những chủ trương của chính quyền địa phương bằng các loại cây trồng mà địa phương đã định. Những hộ gia đình có điều kiện nên mạnh dạn đầu tư sản xuất để nâng cao thu nhập từ kinh tế vườn. 4.4.4. Đề xuất các mô hình canh tác nhằm chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý Căn cứ vào điều kiện khí hậu của vùng, trình độ sản xuất của người dân, trên cơ sở phân tích những thuận lợi, khó khăn của địa phương và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của xã Sen Thủy. Theo ý kiến của cá nhân tôi cần phải bố trí các loại cây trồng như sau: - Từ ngày 10 - 20 tháng 1 đến ngày 10 – 20 tháng 4 nên trồng dưa chuột, dưa hấu, mướp đắng; trồng rau các loại, đậu đỗ các loại. - Từ ngày 20 tháng 04 đến ngày 25 tháng 7, ngày 05 tháng 8, tận dụng giàn của dưa, mướp trồng tiếp bầu, bí đao,… - Ngày 05 tháng 8 đến ngày 15 tháng 8 cày ải để ngâm đất. Ngày 20 tháng 11, tháng 12 tiếp tục làm đất để cấy các giống lúa chất lượng cao như Khang Dân 18, IR35366, HT1, hoặc giống ngắn ngày để rút ngắn hơn nữa thời gian trồng lúa. - Từ ngày 20 tháng 11 đến ngày 10 – 20 tháng 2 năm sau tiến hành trồng ớt đông xen canh với hành tỏi, rau đông, trồng lạc. Có thể có nhiều mô hình canh tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng khác hiệu quả hơn nhưng theo chúng tôi với mô hình này thì hiệu quả sử dụng đất mang lại cũng khá và rất hợp lý. 4.4.5. Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất cho phát triển nông nghiệp Từ các kết quả nghiên cứu nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất với các mô hình sử dụng đất hiệu quả trên địa bàn xã Sen Thủy, chúng tôi xin đưa ra một số giải pháp nhằm khai thác hiệu quả sử dụng đất và phát triển bền vững. Những giải pháp đó là: 4.4.5.1. Nhóm các giải pháp về tổ chức sản xuất - Điều tra, đánh giá toàn diện tích đất của xã và tiến hành giao đất và cấp quyền sử dụng đất cho các hộ nhận đất theo mô hình trang trại, quy mô sản xuất từ 5 đến 10 ha/hộ. - Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết có sự tham gia của người dân và cộng đồng để bố trí các vùng sản xuất theo hướng hàng hóa. Đây là cơ sở lập kế hoạch khai thác sử dụng đất hàng năm đưa vào mục đích sản xuất nông nghiệp của địa phương. Mặt khác quy hoạch phải gắn với việc cải tạo các vùng đất có vấn đề để bố trí hợp lý các loại cây trồng, nhằm phát triển bền vững. - Thiết lập hệ thống luân canh hợp lý giữa các loại cây trồng ngắn ngày như cây lấy củ, cây lương thực có hạt, cây rau… để khai thác hiệu quả sử dụng đất nhằm phát triển ngành nông nghiệp sinh thái đa dạng ở địa phương đáp ứng nhu cầu thị trường để có hiệu quả như mong muốn. 4.4.5.2. Nhóm các giải pháp về kỹ thuật - Lựa chọn các mô hình khai thác, sử dụng đất có hiệu quả, nhằm phát huy thế mạnh của xã, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa, kết hợp với việc phát triển sản xuất tập trung đa dạng hóa các loại cây trồng, vật nuôi, sản phẩm làm ra vừa đáp ứng đủ cho tiêu dùng trên địa bàn xã và có thể xuất khẩu, để làm được điều đó cần thực hiện: - Thực hiện việc dồn điền đổi thửa để hạn chế việc sử dụng đất manh mún. - Thực hiện công tác điều tra nông hóa để phục vụ cho việc đầu tư thâm canh trên diện tích đất sản xuất nông nghiệp. - Có các biện pháp cụ thể để cải thiện độ phì của đất nhằm nâng hạng thích hợp của đất cho các loại hình sử dụng đất để tăng năng suất cây trồng như: + Khâu làm đất: Tùy theo từng vùng mà khâu làm đất cũng khác nhau, những vùng đất thuộc sườn đồi, gò đồi thì làm đất sau mùa mưa, trong thời gian đó đất còn ẩm và những vùng thường hay khô không được làm vào mùa khô các chất dinh dưỡng sẽ bị gió cuốn trôi. Như vậy việc làm đất tùy thuộc vào điều kiện khí hậu thời tiết và mùa vụ để cơ cấu, bố trí cây trồng phù hợp, mang lại hiệu quả kinh tế cao. + Tăng cường phân bón: để cây trồng có hiệu quả cao đối với sản xuất nông nghiệp trên địa bàn phải sử dụng thêm các loại phân đạm, NPK, phân vi sinh và tăng cường bón phân chuồng, phân xanh để cải tạo phục hồi độ màu mỡ của đất. + Luân canh, xen canh: duy trì trồng xen cây họ đậu đa mục đích như lạc, đậu các loại,… che phủ đất từ năm thứ 2 đến khi cây trồng khép tán. Áp dụng phương pháp cắt vùi cây xanh để cải tạo đất. 4.4.5.3. Nhóm các giải pháp về khuyến nông, khuyến lâm - Chuyển giao đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật cho người dân trong toàn xã như mở các lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất trồng trọt, chăn nuôi. Tranh thủ sự hỗ trợ, giúp đỡ của các chương trình, dự án để mời các chuyên gia, các cán bộ kỹ thuật, cán bộ khuyến nông của các cơ quan chức năng trong huyện, tỉnh, … về tập huấn. Hiện nay, trên phạm vi toàn quốc và tỉnh Quảng Bình đang đẩy mạnh công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng nâng cao giá trị sản xuất cũng như sản phẩm nên đây là điều kiện tốt để địa phương tranh thủ hưởng lợi từ các chính sách phát triển nông nghiệp. - Đầu tư cho phát triển kinh tế đồi rừng thông qua các mô hình nông lâm kết hợp, nhằm phủ xanh diện tích đất trống đồi núi trọc, cân bằng sinh thái tự nhiên ở xã, hoặc trồng rừng để phát triển kinh tế. Đây là một giải pháp cơ bản nhằm hạn chế tác hại của lũ lụt đi kèm với những cơn bão hàng năm, đồng thời cải thiện môi trường và khí hậu, giảm bớt mức độ khô nóng vào mùa khô hoặc để tăng thu nhập cho người trồng rừng. - Hỗ trợ một phần giống cây cho người dân, xây dựng quy trình sản xuất hợp lý, khoa học trên cơ sở có sự tư vấn của các chuyên gia nông nghiệp để tập huấn cho người dân. Đối với các mô hình mới được đưa vào thử nghiệm, cần hỗ trợ của chính quyền các loại vật tư thiết bị làm nhà tưới, thiết bị tưới tiêu, hướng dẫn cách thiết kế công trình phục vụ sản xuất. - Quy hoạch xây dựng mới cơ sở chế biến nông sản trên địa bàn, cập nhật thông tin thị trường và liên hệ đầu ra cho nông sản. - Xây dựng khung lịch mùa vụ hợp lý để hạn chế đến mức có thể những ảnh hưởng bất lợi của khí hậu thời tiết, sâu bệnh đối với cây trồng. 4.4.5.4. Nhóm các giải pháp về chính sách hỗ trợ tài chính và thị trường - Hỗ trợ cho hộ gia đình được vay vốn thông qua các chương trình cho vay với lãi suất thấp để phát triển sản xuất trên địa bàn đạt hiệu quả cao trong việc khai thác, sử dụng đất, nhằm nâng cao cuộc sống cho ngưòi dân trong toàn xã. - Xã phải có chính sách thu hút, tìm kiếm thị trường tiêu thụ để người dân yên tâm trong sản xuất. - Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ giá cho các nông sản phẩm. - Cần phát triển hệ thống giao thông liên thôn, liên xã để mở rộng vùng thị trường tiêu thụ các loại nông sản phẩm. PHẦN THỨ NĂM KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN Qua quá trình nghiên cứu, đánh giá hiện trạng sử dụng đất tại xã Sen Thủy, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau: 5.1.1. Tình hình cơ bản của xã Sen Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình 5.1.1.1. Thuận lợi - Xã Sen Thủy có vị trí địa lý thuận lợi tạo điều kiện để phát triển kinh tế xã hội, lưu thông, trao đổi hàng hóa, các loại vật tư sản xuất nông nghiệp và các ngành kinh tế khác cũng như việc tiếp cận với các tiến bộ khoa học kỹ thuật và thông tin thị trường. Địa hình tương đối bằng phẳng; nguồn nước dồi dào nên phần lớn diện tích đất canh tác được tưới tiêu chủ động. - Là một xã có đường quốc lộ chạy suốt chiều dài lại có cơ sở hạ tầng trên đà hoàn thiện; lực lượng lao động dồi dào, trình độ sản xuất của người dân khá cao; thu nhập và mức sống của người dân ở mức khá. Thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và các ngành khác khá thuận lợi. 5.1.1.2. Khó khăn - Điều kiện khí hậu với hai mùa nắng mưa tương đối rõ rệt, diễn biến thời tiết thất thường và rất phức tạp nên có ảnh hưởng bất lợi đến sinh trưởng và phát triển của cây trồng. - Địa hình vùng đồi núi khá lớn ở các thôn Thanh Sơn, Trầm Kỳ,… thường chịu tác động của hiện tượng rửa trôi, xói mòn, làm thoái hóa đất, gây nhiều khó khăn cho sản xuất nông nghiệp. - Đất đai ít đa dạng về chủng loại, đất phù sa được bồi thường phân bố ở những vùng thấp, vào mùa mưa hay bị lũ lụt nên hạn chế việc phát triển sản xuất ở vùng này. - Hệ thống thủy lợi thiếu đồng bộ, chưa được xây dựng hoàn chỉnh, nguồn nước phân bố không đều giữa các thôn trong xã. - Phần lớn các hộ nông dân đều thiếu vốn sản xuất, tỷ lệ lao động nông nghiệp còn khá cao so với tổng số lao động trong xã. - Cơ sở chế biến và tiêu thụ sản phẩm của xã chưa phát triển nên khó có thể nâng cao giá trị của nông sản trên thị trường. 5.1.2. Kết quả đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của xã Sen Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình 5.1.2.1. Mặt tích cực - Đất đai trên địa bàn xã ít chủng loại nên cơ cấu sử dụng đất khá hợp lý. - Tỷ lệ sử dụng đất của xã đạt mức khá, đất đai đã được khai thác một cách triệt để. - Độ che phủ đất của xã đạt mức khá, góp phần tích cực vào việc duy trì và nâng cao chất lượng nguồn tài nguyên đất. - Trên địa bàn xã chủ yếu trồng các loại cây ngắn ngày, chi phí cho các yếu tố đầu vào không lớn, thời gian thu hoạch ngắn nên khả năng qoay vòng vốn nhanh. Góp phần giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn , nâng cao thu nhập cho người dân, đồng thời đảm bảo được an ninh lương thực tại chỗ. 5.2.1.2. Những vấn đề còn tồn tại - Chưa tạo ra được nhiều mô hình vùng sản xuất tập trung có quy mô lớn. - Chưa hoàn chỉnh việc dồn điền đổi thửa, các nông hộ sử dụng đất còn manh mún, gây khó khăn cho quá trình sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa. - Giao thông đi lại khó khăn, đặc biệt là giữa các thôn. - Trình độ ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất chưa cao, khả năng nắm bắt thông tin giá cả thị trường của người dân còn hạn chế. - Một số cây trồng được bố trí khá phù hợp với đặc điểm đất đai. Tuy nhiên, sản xuất một số loại cây chưa đem lại hiệu quả cao khi bố trí trên các hạng đất hiện tại. - Một số cây trồng cạn cho hiệu quả kinh tế không cao nên người dân ít chú ý đến việc bón phân hữư cơ lẫn vô cơ nên có nguy cơ làm mất cân bằng dinh dưỡng trong đất. - Công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi còn chậm và nhiều lúng túng. Tỷ trọng các giống cây trồng vật nuôi ở địa phương năng suất thấp còn khá cao. 5.2 ĐỀ NGHỊ Qua quá trình nghiên cứu đề tài, đi khảo sát thực địa, tìm hiểu tình hình sản xuất của một số cây trồng và đời sống của người dân, tôi có một số ý kiến sau: - Xã Sen Thủy có các điều kiện về vị trí địa lý, giao thông, hệ thống điện, hệ thống thủy lợi, đất đai,… khá thuận lợi cho việc phát triển một ngành sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lợi nhuận cao. Vì vậy, trong thời gian tới lãnh đạo địa phương nên có sự quan tâm đầu tư hơn nữa đến sự phát triển của ngành kinh tế này. - Cần tổ chức các lớp tập huấn chuyên đề, chuyên sâu đến từng hộ gia đình; tổ chức tham quan học tập các mô hình điển hình trong ngành trồng trọt và chăn nuôi nhằm cung cấp thêm các kinh nghiệm và kiến thức cho người dân. - Khuyến khích người dân mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên diện rộng và đặc biệt trên những diện tích đất kém hiệu quả kinh tế; chú trọng đầu tư cải tạo và phát triển kinh tế vườn. - Duy trì diện tích gieo trồng lúa với biện pháp đầu tư thâm canh hợp lý để phần nào đảm bảo vấn đề an ninh lương thực cũng như giải quyết lao động cho địa phương. - Tận dụng tốt các nguồn vốn đầu tư, các dự án phát triển kinh tế - xã hội trong và ngoài nước vào sản xuất nhằm hoàn thiện cơ sở hạ tầng và cải thiện đời sống cho người dân. - Tạo điều kiện cho người dân vay vốn và khuyến khích họ mạnh dạn đầu tư thâm canh ở những nơi có tiềm năng về đất đai. - Đào tạo cán bộ chuyên môn, cán bộ xã có trình độ và nắm bắt được tình hình cụ thể của địa phương để có những định hướng hợp lý trong phát triển kinh tế - xã hội của xã. - Cán bộ địa chính xã phải thường xuyên cập nhật, khảo sát đầy đủ số liệu về hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn xã nhằm tổng kết số liệu và chỉnh lý biến động đất đai phục vụ cho công tác quy hoạch sử dụng đất chi tiết. - Cần khai thác tiềm năng du lịch sinh thái ở Bàu Sen kết hợp với phát triển nuôi cá nước ngọt để phát triển kinh tế của vùng. - Đẩy mạnh việc hình thành các tổ, các nhóm cung cấp dịch vụ vật tư nông nghiệp, các điểm thu mua và chế biến nông sản nhằm tìm đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp. - Chính quyền ở xã Sen Thủy cần xây dựng những chính sách phát triển kinh tế - xã hội hợp lý nhằm thu hút vốn đầu tư cũng như tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Lê Thanh Bồn, Giáo trình Thổ Nhưỡng Học, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, 2006 [2]. Trần Thị Thu Hà, Bài giảng Đánh Giá Đất, Đại học Nông Lâm Huế, 2002. [3]. Nguyễn Thị Hải, Bài giảng Quy hoạch sử dụng đất, Đại học Nông Lâm Huế, 2005. [4]. Nguyễn Minh Hiếu, Giáo trình Cây công nghiệp, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, 2003. [5]. Trần Văn Minh, Giáo trình Cây Lương Thực, Nhà xuất bản Nông nghiệp, 2003. [6]. Hội khoa học đất Việt Nam, Sổ tay điều tra phân loại đất, đánh giá đất, Nhà xuất bản Nông Nghiệp. [7]. Trần Trọng Tấn, Khóa luận tốt nghiệp, ”Đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp Phú Ốc, TT Tứ Hạ, huyện Hương Trà, tỉnh TT – Huế”, 2007. [8]. Nguyễn Thị Phương Thảo, Khóa luận tốt nghiệp, “ Đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp của xã Hương Xuân, Huyện Hương Trà, tỉnh TT – Huế”, 2008. [9]. Phạm Thế Trinh, Phạm Thanh Liêm…” Kết quả đánh giá thực trạng đất gò đồi chưa sử dụng vùng Duyên hải Nam Trung Bộ”, Tạp chí Khoa học đất số 4, 8/2006, trang 33 – 38. [10]. Nhữ Thị Xuân, Đinh Thị Bảo Hoa…”Đánh giá tiềm năng đất đai phục vụ định hướng sản xuất đất nông nghiệp huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình”, Tạp chí Khoa học đất số 4, 8/2006, trang 22 – 28. [11]. Báo cáo tình hình hoạt động của HĐND xã Sen Thủy tại kỳ họp thứ 8 nhiệm kỳ 2004 – 2009, tháng 8 năm 2007. [12]. Báo cáo tình hình hoạt động của HĐND xã Sen Thủy tại kỳ họp thứ 9 nhiệm kỳ 2004 – 2009, tháng 1 năm 2008. [13]. Báo cáo tình hình hoạt động của HĐND xã Sen Thủy tại kỳ họp thứ 11 nhiệm kỳ 2004 – 2009, tháng 1 năm 2009 [14]. Thống kê, kiểm kê diện tích đất đai xã Sen Thủy, tháng 1 năm 2008 [15]. Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh Quảng Bình. [16] Website: www.gso.gov.vn – Tổng cục thống kê Việt Nam Google: - Bình quân diện tích đất nông nghiệp Việt Nam,… - Bình quân diện tích đất canh tác của thế giới, Việt Nam,…

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐánh giá hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của xã Sen Thủy - huyện Lệ Thủy - tỉnh Quảng Bình Đề xuất một số giải pháp sử dụng đất bền vững.doc
Luận văn liên quan