- Cung cấp các phương tiện, trang thiết bị để công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải đạt hiệu quả cao. Ưu tiên đầu tư kinh phí cho việc nghiên cứu cải tiến hệ thống thiết bị kỹ thuật các phương tiện chuyên dụng như xe vận chuyển rác, xe ép rác.,
- Về lịch trình và cách thức thu gom, cần thường xuyên theo dõi và nghiên cứu cụ thể để sao cho chi phí thu gom thấp nhưng đạt hiệu quả cao. Ngoài ra, có thể sử dụng chế phẩm EM nhằm làm tăng quá trình phân huỷ rác, giảm mùi hôi từ khối rác và hạn chế được các côn trùng gây bệnh.cho các điểm trung chuyển và bãi chứa rác.
- Hợp lý các tuyến thu gom và tuyến vận chuyển. Trong tuyến thu gom phải có các điểm tập trung rác tạm thời, không để thời gian lưu giữ dài sẽ ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Tuyến vận chuyển không nên đi qua các khu vực dân cư đông đúc, các khu vực nhạy cảm
16 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3354 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TÀI
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN
Phần I: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Quá trình công nghiệp hóa hiện, đại hóa đất nước giúp Việt Nam tăng cường phát triển kinh tế,các nghành sản xuất kinh doanh và dịch vụ ngày càng phát triển và mở rộng. Cùng với sự tăng nhanh quá trình đô thị hóa,dân số ngày càng tăng cùng với ý thức của người dân chưa được nâng cao về vấn đề bảo vệ môi trường đã tạo ra một lượng lớn chất thải gồm: Chất thải sinh hoạt,chất thải công nghiệp,chất thải y tế,chất thải nông nghiệp,chất thải xây dựng….thành phố Vinh là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của tỉnh Nghệ An, là thành phố trực thuộc trung ương với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, và đời sống người dân ngày càng được nâng cao rõ rệt. Nhưng điều đáng lo ngại là là chất lượng môi trường ngày càng suy giảm rõ rệt, đặc biệt là lượng rắc thải sinh hoạt ngày càng tăng trong khi tỷ lệ thu gom chỉ mới đạt 60 – 70%,.
Xuất phát từ thực trạng ô nhiễm môi trường do rác thải và từ yêu cầu thực tế em tiến hành nghiên cứu đề tài” đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp quản lí chất thải rắn nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi truờng ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An”.
2. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng chất thải rắn hiện nay ở thành phố Vinh
- Nghiên cứu các vấn đề môi trường
- Nghiên cứu các phương pháp tốt để có hướng xử lý chất thải rắn không ảnh hưởng đến môi trường,sức khỏe con người.
3. Đối tượng nghiên cứu
Chất thải rắn ở thành phố Vinh - Nghệ An.
4. Phạm vi nghiên cứu:
- Về lý luận: Áp dụng những cơ sở lý luận và khoa học trong lĩnh vực kinh tế và quản lý môi trường như kinh tế chất thải quản lý môi trường,đánh giá kinh tế-môi trường…
- Về thực tiễn : Nghiên cứu vấn đề chất thải rắn ở thành phố vinh và quá trình thu gom,xử lý rác thải tại thành phố Vinh.
Phần II. NỘI DUNG
1. Chất thải rắn và nguồn gốc phát sinh
1.1. Khái niệm chất thải rắn:
- Chất thải rắn là toàn bộ các loại vật chất được con người loại bỏ trong các hoạt động kinh tế - xã hội của mình(bao gồm các hoạt động sản xuất,các hoạt động sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng) Trong đó quan trọng nhất là các loại chất thải rắn sinh ra từ các hoạt động sản xuất và hoạt động sống.
- Chất thải rắn đô thị bao gồm các chất thải phát sinh từ các hoạt động ở đô thị như: Chất thải rắn từ sinh hoạt (thức ăn,thực phẩm thừa,ôi thối;đồ gia dụng thải bỏ; giấy, nilon, lá, cành cây và chất thải vệ sinh); Chất thải rắn từ hoạt động tiểu thủ công nghiệp như sản xuất các sản phẩm tẩy rửa, sản xuất hang mỹ nghệ, đan lát…Các chất thải rắn đó thường được đổ thải ra lẫn lộn và cuối cùng được thu gom đến bãi thải của đô thị hoặc đem đi xử lý.
Cũng có thể người ta phân chia chất thải rắn theo vị trí hình thành: Người ta phân biệt chất thải rắn trong nhà ngoài nhà,trên đường phố, chợ…
Theo thành phần hóa học và vật lý : người ta phân biệt theo các thành phần hữu cơ, vô cơ, cháy được, không cháy được, kim loại, phi kim loại, da, dẻ vụn, cao su, chất dẻo…
1.2 Thành phần chất thải rắn:
1.2.1. Thành phần vật lý
- CTRSH ở các đô thị là vật phế thải trong sinh hoạt và sản xuất nên đó là một hỗn hợp phức tạp của nhiều vật chất khác nhau. Để xác định được thành phần của CTRSH một cách chính xác là một việc làm rất khó vì thành phần của rác thải phụ thuộc rất nhiều vào tập quán cuộc sống, mức sống của người dân, mức độ tiện nghi của đời sống con người, theo mùa trong năm,…
- Thành phần rác thải có ý nghĩa rất quan trọng trong việc lựa chọn các thiết bị xử lý, công nghệ xử lý cũng như hoạch định các chương trình quản lý đối với hệ thống kỹ thuật quản lý CTR.
- Theo tài liệu của EPA – USA, trình bày kết quả phân tích thành phần vật lý của CTRSH cho thấy khi chất lượng cuộc sống ngày càng cao thì các sản phẩm thải loại như giấy, carton, nhựa ngày càng tăng lên. Trong khi đó thành phần các chất thải như kim loại, thực phẩm càng ngày càng giảm xuống.
- Đối với nước ta do khí hậu nóng ẩm nên độ ẩm của CTR rất cao, thành phần rất phức tạp và chứa nhiều chất hữu cơ dễ phân huỷ do đó tỷ trọng của rác khá cao, khoảng 1100 - 1300 kg/m3
- Tỷ trọng của CTR được xác định:
Tỷ trọng = (khối lượng cân CTR)/(thể tích chứa khối lượng CTR cân bằng), kg/m3
1.2.2 Thành phần hóa học
Thành phần hoá học của CTR đô thị bao gồm chất hữu cơ (dao động trong khoảng 40– 60%), chất tro, hàm lượng carbon cố định (hàm lượng này thường chiếm khoảng 5 – 12%).Các chất vô cơ chiếm khoảng 15 - 30%.
1.3 Phân loại chất thải rắn :
1.3.1 Phân loại theo bản chất nguồn tạo thành:
Chất thải rắn sinh hoạt :là những chất thải liên quan đến các hoạt động của con người,nguồn tạo thành chủyếu từ các khu dân cư,các cơ quan,trường học,các trung tâm dịch vụ,thương mại.
Chất thải rắn công nghiệp:là các chất thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Cụ thể :
Các phế thải từ vật liệu trong quá trình sản xuất công nghiệp,tro,xỉ trong các nhà máy nhiệt điện…
Các phế thải từ nhiên liệu phụ cvụ cho sản xuất;
Các phế thải trong quá trình công nghệ;
Bao bì đóng gói sản phẩm…
Chất thải xây dựng.
Các phế thải do các hoạt động phá dỡ, xây dựng công trình.
Vật liệu xây dựngtrong quá trình dỡ bỏ công trình xây dựng;
Đất đá do việc đào móng trong xây dựng ;
Các vật liệu như kimloại, chất dẻo…
Các chất thải từ các hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật như trạm xử lý nước thiên nhiên,nước thải sinh hoạt , bùn cặn từ các cống thoát nước thành phố.
Chất thải rắn nông nghiệp:là những chất thải và mẫu thừa thải ra từ các hoạt động nông nghiệp như trồng trọt,thu hoạch cây trồng,các sản phẩm thải ra từ chế biến sữa,của các lò giết mổ…
1.3..2 Phân loại theo mức độ nguy hại :
- Chất thải nguy hại: bao gồm các loại hóa chất dễ gây phản ứng, độc hại, chất thải sinh học dễ thối rữa, các chất dễ gây cháy nổ, hoặc các chất thải phóng xạ, các chất thải nhiễm khuẩn, lây lan…cú nguy cơ đe dọa tới sức khỏe người, động vật và cây cỏ. Nguồn phát sinh chất thải nguy hại chủ yếu từ các hoạt động y tế, công nghiệp và nông nghiệp.
- Chất thải y tế nguy hại: là chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có một trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp hoặc tương tác với các chất khỏc gõy nguy hại với môi trường và sức khỏe của cộng đồng, chất thải y tế nguy hại phát sinh từ các hoạt động chuyên môn trong bệnh viện, trạm xỏ…
- Chất thải không nguy hại: là những loại chất thải không chứa các chất và các hợp chất có một trong các đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc tương tác thành phần.
1.4. Nguồn phát sinh chủ yếu của chất thải rắn bao gồm:
Từ các khu dân cư ( chất thải rắn sinh hoạt);
Các trung tâm thương mại;
Các công sở, trường học, công trình công cộng;
Dịch vụ đô thị, sân bay;
Các hoạt động công nghiệp;
Các hoạt động xây dựng đô thị;
Các trạm xử lý nước thải và các đường ống thoát nước của thành phố.
2. Thực trạng và nguyên nhân hình thành chất thải rắn:
2.1. Tình hình lượng rác thải.
Bảng số liệu
Năm
2002
2003
2004
2005
2006
Tấn/ngày
116,5
180
180
187
190
Khối lượng rác thải sinh hoạt theo các năm của thành phố Vinh.
Năm 2006 là khoảng 190 tấn/ ngày.
Đến năm 2010 là 321 tấn/ ngày, tăng 1,91 lần, dự báo đến năm 2020 là 715 tấn/ ngày tăng 1,74 lần so với năm 2010.
Trung bình 0.8 kg rác/ ngày/ người.
Thành phần rác hữu cơ là hơn 60%, rác phi hữu cơ (xương , sứ, thuỷ tinh…) là 39,4%.(nguồn: chiến lược quản lý CTR đô thị và công nghiệp Việt Nam đến 2020, Bộ xây dựng)
Toàn thành phố có 23 chợ với lượng rác thải hàng năm là 32200 tấn/năm tương đương với khoảng95 tấn/ ngày.
Thành phố Vinh có 8 bệnh viện tổng lượng rác thải sinh hoạt của các bệnh viện là 3520 tấn/ ngày, theo ước tính lượng rác thải sinh hoạt mỗi ngày là 0.37 tấn/ngày. ( tỉnh Nghệ An.)
2.2: Tình hình thu gom rác:
Còn thiếu cơ sở vật chất như : xe thu rác, trang bị bảo hộ, xe chuyên chở rác…
Tình trạng rác tập kết ở trên đường, hay những xe chở rác nhếch nhác trên đường gây mùi hôi thối và mất mĩ quan đô thị.
Những chiếc xe đựng rác, ép rác hôi thối,những điểm tập kết rác tự phát nằm sát khu dân cư… như những ổ di động đang từng ngày đe dọa đời sống người dân thành phố.
Hình1: Điểm tập kết rác.
2.3. Nguyên nhân hình thành chất thải rắn:
Do sự thiếu ý thức của người dân trong sinh hoạt và sản xuất, nhiều nhà máy sản xuất không chú tâm đến quy trình xử lí rác thải, đổ bỏ chất thải rắn trực tiếp ra môi trường.
Dân số ngày càng tăng, nhu cầu về cuộc sống ngày càng cao, cùng với việc phát triển của đất nước dẫn đến việc khai thác tài nguyên thiên nhiên và thải bỏ chất thải rắn ngày càng cao.
Những hạn chế, bất cập của cơ chế, chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường và việc tổ chức thực hiện của các cơ quan chức năng. Theo thống kê của Bộ Tư pháp, hiện nay có khoảng 300 văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường để điều chỉnh hành vi của các cá nhân, tổ chức, các hoạt động kinh tế, các quy trình kỹ thuật, quy trình sử dụng nguyên liệu trong sản xuất. Tuy nhiên, hệ thống các văn bản này vẫn còn chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ, thiếu chi tiết, tính ổn định không cao, tình trạng văn bản mới được ban hành chưa lâu đã phải sửa đổi, bổ sung là khá phổ biến, từ đó làm hạn chế hiệu quả điều chỉnh hành vi của các cá nhân, tổ chức, các hoạt động kinh tế... trong việc bảo vệ môi trường.- Quyền hạn pháp lí của các tổ chức bảo vệ môi trường, nhất là của lực lượng Cảnh sát môi trường chưa thực sự đủ mạnh, nên đã hạn chế hiệu quả hoạt động nắm tình hình, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Các cở sở pháp lí, chế tài xử phạt đối với các loại hành vi gây ô nhiễm môi trường và các loại tội phạm về môi trường vừa thiếu, vừa chưa đủ mạnh, dẫn đến hạn chế tác dụng giáo dục, phòng ngừa, răn đe đối với những hành vi xâm hại môi trường. Rất ít trường hợp gây ô nhiễm môi trường bị xử lí hình sự; còn các biện pháp xử lí khác như buộc phải di dời ra khỏi khu vực gây ô nhiễm, đóng cửa và đình chỉnh hoạt động của các cơ sở gây ô nhiễm môi trường cũng không được áp dụng nhiều, hoặc có áp dụng nhưng các cơ quan chức năng thiếu kiên quyết, doanh nghiệp trây ỳ nên cũng không có hiệu quả.- Các cấp chính quyền chưa nhận thức đầy đủ và quan tâm đúng mức đối với công tác bảo vệ môi trường, dẫn đến buông lỏng quản lí, thiếu trách nhiệm trong việc kiểm tra, giám sát về môi trường. Công tác thanh tra, kiểm tra về môi trường của các cơ quan chức năng đối với các cơ sở sản xuất dường như vẫn mang tính hình thức, hiện tượng “phạt để tồn tại” còn phổ biến. Công tác thẩm định và đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư còn tồn tại nhiều bất cập và chưa được coi trọng đúng mức, thậm chí chỉ được tiến hành một cách hình thức, qua loa đại khái cho đủ thủ tục, dẫn đến chất lượng thẩm định và phê duyệt không cao.- Công tác tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ môi trường trong xã hội còn hạn chế, dẫn đến chưa phát huy được ý thức tự giác, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, cộng đồng trong việc tham gia gìn giữ và bảo vệ môi trường. việc thực hiện nguyên tắc “ người gây ô nhiễm phải trả tiền” chưa thực sự triệt để.- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác bảo vệ môi trường còn hạn chế; phương tiện kỹ thuật phục vụ công tác kiểm tra chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn. Do đó, trong nhiều trường hợp, đoàn kiểm tra không thể phát hiện được những thủ đoạn tinh vi của doanh nghiệp thải các chất gây ô nhiễm ra môi trường.- Công tác triển khai nghiên cứu, áp dụng công nghệ tái chế, tái sử dụng, xử lí thải bỏ chất thải rắn còn yếu kém. Công tác xử lí chủ yếu là chôn lấp.
Ngoài ra, thiên tai, bão lụt, chiến tranh,các công trình nghiên cứu khoa học, quân sự… cũng là nguyên nhân hình thành chất thải rắn.
3. Việc thu gom,lưu trữ chất thải rắn
Lượng rác thải của thành phố là lớn mà chưa có phương pháp xử lý triệt để nên hiện tượng rác ứ đọng,tràn ngập đường phố đang diễn ra hàng ngày. Rác thải chất thành đống ở các tuyến phố. Nguyên nhân vì rác không thể tập kết ở khu liên hiệp xử lý chất thải rắn Nghi Yên thuộc huyện Nghi Lộc do người dân bức xúc không cho xe chở rác vào bãi,
Trên các trục đường,các ngã tư ở thành phố Vinh,nơi đâu cũng ngập rác. Mùi hôi thối bốc lên khiến người dân phải bịt khẩu trang để ngủ. Sau 3 ngày không được vận chuyển ra bãi, hàng trăm tấn rác đã chất đống ở cả đường, chiếm cả lối đi. Bao nilong bay tung dọc đường, nước rác chảy lênh láng khiến bộ mặt thành phố trở nên nhếch nhác, bẩn thỉu. Điều này khiến người dân thành phố rất bức xúc. Họ cho rằng với 1 đô thị loại I thì việc xảy ra tình trạng này là không xứng tầm. Cách thành phố vinh 18km, một người dân xã Nghi Yên, huyện Nghi Lộc cũng đang bức xúc không kém. Nguyên nhân vì chính quyền; khu liên hiệp xử lí chất thải rắn của tỉnh (đóng trên địa bàn xã) và người dân xã Nghi Yên chưa tìm được tiếng nói chung. Người dân thì đòi chế độ bồi thường hợp lý trong các đơn vị liên quan vẫn chưa chọn ra được lời giải phù hợp. Điều này khiến người dân trở nên bức xúc, một số người dân đã chặn xe chở vác của công ty TNHH 1 thành viên môi trường đô thị Nghệ An.
Hiện nay, để chữa cháy cho việc ứ đọng rác ở thành phố Vinh, công ty TNHH 1 thành viên Môi trường đô thị Nghệ An tiến hành thu gom và tập trung rác về các điểm của thành phố. Sau đó công nhân của công ty sẽ phun chế phẩm sinh học để khử mùi chứ không làm gì khác bởi tỉnh nghệ an chỉ có duy nhất một bãi rác ở Nghi Yên
Như vậy,toàn bộ rác thải của thành phố sẽ tập trung ở 163 điểm tập kết và sẽ ở đây cho tới khi người dân Nghi Yên chấm dứt hoạt động ngăn cản xe rác vào bãi.
Tuy nhiên hàng trăm tấn rác mỗi ngày;các điểm tập kết lại ở các ngã ba,ngã tư,khu vực cuối đường nên thành phố vinh lại bị bùa vây vì rác là điều không tranh khỏi.
Trong khi đó,đến nay khu liên hiệp xử lý chất thải rắn Nghi Yên vẫn chưa hoàn thiện trong khi dự án này đã gia hạn đến ba lần
Năm 2002 ,khu liên hiệp sử lý chất thải rắn này được khởi công xây dựng trên diện tích 53 ha nhằm thay thế bãi rác thải ở Đồng Vịnh đã quá tải gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và dự kiến sẽ hoạt động vào năm 2009.Tuy nhiên trong quá trình xây dựng,do thay đổi tỷ giá giữa đồng euro và đồng Việt Nam,ngày 9/12/2009,UBND tinh nghê an có quyết định số 6519 điều chỉnh dự án đầu tư công trình này lên mức 96 tỷ đồng,trong đó vốn xây lắp 62 tỷ đồng,nhưng trong quá trình giải phóng mặt bằng ,khu tái dinh cư đã chậm tiễn độ 1 năm để bù trượt giá và chi phí phat sinh nên gây ra tình trạng trên.
Đây không phải là lần đầu tiên trên người dân Nghi Yên chặn xe rác vào bãi.Tình trạng này đã trở thành “thói quen”khi mà những thắc mắc của họ chưa được giải đáp và xử lý thỏa đáng..
Khối lượng rác ngày càng tăng.Theo số liệu thống kê thì hiện nay bãi rác Đồng Vịnh tiếp nhận lượng rác 300 tấn/ngày trong khi công suất xử lý 150-170 tấn/ngày.Dẫn đến lượng rác thu gom chưa được xử lý tồn đọng ngày càng nhiều.Như vậy nguy cơ ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng ngày cang tăng.Việc thu gom và xử lý chất thải rắn đô thị và công nghiệp vẫn đang còn ở tình trạng chưa đáp ứng yêu cầu,đây là nguyên nhân quan trọng gây ô nhiễm môi trường nước,không khí,đất,vệ sinh đô thị và ảnh hưởng xấu đến cảnh quan đô thị và sức khỏe con người. Hầu hết rác thải không được phân loại tại nguồn. Tại các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ vấn đề thu gom lưu trữ rác chưa được quan tâm
4. Hậu quả:
Nền kinh tế càng phát triển, đô thị hóa càng mở rộng, dân số càng tăng nhanh thì môi trường càng bị đe dọa nghiêm trọng. rác thải ( đặc biệt là chất thải rắn không có khả năng tự phân hủy) đang là vấn đề bức xúc của xã hội nói chung và của thành phố Vinh nói riêng. theo đánh giá của chuyên gia, trong các loại chất thải nguy hại (chất thải công nghiệp nguy hại và chất thải y tế) là mối hiểm họa đặc biệt. Chất thải rắn đã ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cộng động; nghiêm trọng nhất là đối với dân cư khu vực làng nghề, gần khu công nghiệp, bãi chôn lấp chất thải và vùng nông thôn ô nhiễm chất thải rắn đã đến mức báo động. Nhiều bệnh như đau mắt, bệnh đường hô hấp, bệnh ngoài da, tiêu chảy, dịch tả, thương hàn,… do loại chất thải rắn gây ra.Thống kê cho thấy, nguồn phát sinh chất thải rắn tập trung chủ yếu ở đô thị lớn trong đó có thành phố Vinh. Bên cạnh đó, tình trạng ô nhiễm môi trường nước, đất, ngày càng kéo tỷ lệ bệnh nhân có liên quan đến nước sạch và vệ sinh môi trường ngày càng cao.Ngoài ra, một trong những tác động lên môi trường và sức khỏe cộng động là việc lạm dụng các sản phẩm hóa học…Rác thải tại thành phố Vinh đang trong tình trạng quá tải chất thải rắn chưa được xử lí triệt để đã ảnh hưởng xấu và làm ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường đất, nước, không khí…Cụ thể là:
- Ảnh hưởng đến môi trường không khí:
Rác thải khi đổ bỏ ra môi trường,các ngã đường khu phố lâu ngày chưa được xử lý sẽ bốc mùi,hôi thối,một bộ phận khác khi mang đi đốt thì tạo ra khi co2,so2 gây ô nhiễm không khí và sau đó kết hợp với mưa tạo ra mưa axit.
- Ảnh hưởng đén môi trường nước:
Khi chất thải rắn đổ bỏ ra các ao hồ,sông ngòi,kênh rạch hay rộng hơn là biển thì sẽ làm cho chất lượng nước đi xuống.Chất thải rắn xả xuống nước sẽ gây ô nhiễm nguồn nước,gây đục nước và bốc mùi khó chịu,làm mất mĩ quan
-Một số rác thải như túi nilong khi xuống nước làm hại đến sinh vật sống ở đó.Bên cạnh đó mưa axit ở trên khi rơi xuống sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước và đời sống sinh vật nước.mưa axit còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Các chất gây ô nhiễm môi trường tiềm tàng trong nước rác gồm có: COD N-NH3, BOD5,TOC (Carbon hữu cơ tổng cộng: ,Phosphorus tổng cộng … và lượng lớn các vi sinh vật, ngoài ra có có các kim loại nặng khác gây ảnh hưởng lớn tới môi trường nước nếu như không được xử lý.
Ảnh hưởng đến môi trường đất:
Khi lượng chất thải rắn quá tải đổ bỏ ra moi trường sẽ làm cho đất bạc màu,khô cằn nhất là đồ nhựa,nilong sẽ làm ảnh hưởng đến sinh vật đất.
Mĩ quan:
Chất thải rắn xả ra đường phố sẽ làm mất mỹ quan thành phố,gây mùi hôi thối khó chịu.
Nhá máy rác Đông Vinh đã tiến hành thu gom một lượng lớn các rác thải (bao gồm chất thải rắn) để có biển pháp xử lý phù hợp,tái sử dụng,sản xuất phân bón làm giảm sư nguy hại do rác mang lại.Nhà máy Đông Vinh mọc xa khu dân cư giúp hạn chế sự ô nhiễm.
Ảnh hưởng tới sức khỏe của con người
Chất thải rắn phát sinh từ các khu đô thị, nếu không được thu gom và xử lý đúng cách sẽ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cộng đồng dân cư và làm mất mỹ quan đô thị. Thành phần chất thải rắn rất phức tạp, trong đó có chứa các mầm bệnh từ người hoặc gia súc, các chất thải hữu cơ, xác súc vật chết … tạo điều kiện tốt cho ruồi, muỗi, chuột… sinh sản và lây lan mầm bệnh cho người, nhiều lúc trở thành dịch. Một số vi khuẩn, siêu vi khuẩn, ký sinh trùng… tồn tại trong rác có thể gây bệnh cho con người như: bệnh sốt rét, bệnh ngoài da, dịch hạch, thương hàn, tiêu chảy, giun sán, lao…
Phân loại, thu gom và xử lý rác không đúng quy định là nguy cơ gây bệnh nguy hiểm cho công nhân vệ sinh, người bới rác, nhất là khi gặp phải các chất thải rắn nguy hại từ y tế, công nghiệp như: kim tiêm, ống chích, mầm bệnh, PCB, hợp chất hữu cơ bị halogen hóa…
Tại các bãi rác lộ thiên, nếu không được quản lý tốt sẽ gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho bãi rác và cộng đồng dân cư trong khu vực như: gây ô nhiễm không khí, các nguồn nước, ô nhiễm đất và là nơi nuôi dưỡng các vật chủ trung gian truyền bệnh cho người.
Rác thải nếu không được thu gom tốt cũng là một trong những yếu tố gây cản trở dòng chảy, làm giảm khả năng thoát nước của các kênh rạch và hệ thống thoát nước của đô thị.
III. Giải pháp quản lí chất thải rắn:
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, trong đó những chế tài xử phạt (cưỡng chế hành chính và xử lí hình) phải thực sự đủ mạnh để đủ sức răn đe các đối tượng vi phạm. Bên cạnh đó, cần xây dựng đồng bộ hệ thống quản lí môi trường trong các nhà máy, các khu công nghiệp theo các tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời tổ chức giám sát chặt chẽ nhằm hướng tới một môi trường tốt đẹp và thân thiện hơn với con người.- Tăng cường công tác nắm tình hình, thanh tra, kiểm tra, giám sát về môi trường (thường xuyên, định kỳ, đột xuất); phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chuyên môn, nhất là giữa lực lượng thanh tra môi trường với lực lượng cảnh sát môi trường các cấp, nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lí kịp thời, triệt để những hành vi gây ô nhiễm môi trường của các tổ chức, cá nhân. Đồng thời, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác môi trường; trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại để phục vụ có hiệu quả hoạt động của các lực lượng này.- Chú trọng công tác quy hoạch phát triển các khu, cụm, điểm công nghiệp, các làng nghề, các đô thị, đảm bảo tính khoa học cao, trên cơ sở tính toán kỹ lưỡng, toàn diện các xu thế phát triển, từ đó có chính sách phù hợp; tránh tình trạng quy hoạch tràn lan, thiếu đồng bộ, chồng chéo như ở nhiều địa phương thời gian vừa qua, gây khó khăn cho công tác quản lí nói chung, quản lí môi trường nói riêng. Đối với các khu công nghiệp, cần có quy định bắt buộc các công ty đầu tư hạ tầng phải xây dựng hệ thống thu gom, xử lí nước thải tập trung hoàn chỉnh mới được phép hoạt động, đồng thời thường xuyên có báo cáo định kỳ về hoạt động xử lí nước thải, rác thải tại đó.- Chú trọng và tổ chức thực hiện nghiêm túc việc thẩm định, đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư, trên cơ sở đó, cơ quan chuyên môn tham mưu chính xác cho cấp có thẩm quyền xem xét quyết định việc cấp hay không cấp giấy phép đầu tư. Việc quyết định các dự án đầu tư cần được cân nhắc kỹ lưỡng giữa lợi ích đem lại trước mắt với những ảnh hưởng của nó đến môi trường về lâu dài. Thực hiện công khai, minh bạch các quy hoạch, các dự án đầu tư và tạo điều kiện để mọi tổ chức và công dân có thể tham gia phản biện xã hội về tác động môi trường của những quy hoạch và dự án đó.
Tuyên truyền nâng cao nhận thức về rác thải và ý thức bảo vệ môi trường.
Tăng cường công tác nắm tình hình, thanh tra, kiểm tra, giám sát về môi trường (thường xuyên, định kỳ, đột xuất); phối hợp chặt chẽ giữa công ty môi trường với các cấp thuộc phường, xã.
Thành lập bộ máy quản lý môi trường, phối hợp với nhau để nắm vững được tình hình môi trường chung của địa bàn nghiên cứu, nâng cao hiệu quả quản lý. Mỗi phường rồi đến mỗi khối dân cư có người phụ trách quản lý về môi trường.
Nâng cao chuyên môn, kỹ năng cho đội ngũ, nhân viên công ty. Tổ chức các lớp tập huấn về chuyên môn nghề nghiệp theo từng đợt cho nhân viên. Đào tạo hệ thống cán bộ, nhân viên giám sát với những kỹ năng chuyên môn cần thiết, giúp thúc đẩy tốt hơn quá trình phân loại rác và nâng cao ý thức cộng đồng, có phong cách làm việc chuyên nghiệp. Các nhóm chuyên trách sẽ được cấp kinh phí trong suốt quá trình hoạt động/
Cung cấp các phương tiện, trang thiết bị để công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải đạt hiệu quả cao. Ưu tiên đầu tư kinh phí cho việc nghiên cứu cải tiến hệ thống thiết bị kỹ thuật các phương tiện chuyên dụng như xe vận chuyển rác, xe ép rác....,
Về lịch trình và cách thức thu gom, cần thường xuyên theo dõi và nghiên cứu cụ thể để sao cho chi phí thu gom thấp nhưng đạt hiệu quả cao. Ngoài ra, có thể sử dụng chế phẩm EM nhằm làm tăng quá trình phân huỷ rác, giảm mùi hôi từ khối rác và hạn chế được các côn trùng gây bệnh...cho các điểm trung chuyển và bãi chứa rác.
Hợp lý các tuyến thu gom và tuyến vận chuyển. Trong tuyến thu gom phải có các điểm tập trung rác tạm thời, không để thời gian lưu giữ dài sẽ ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Tuyến vận chuyển không nên đi qua các khu vực dân cư đông đúc, các khu vực nhạy cảm
Theo xu thế phát triển kinh tế như hiện nay thì trong thời gian tới thành phần và tính chất rác thải sinh hoạt sẽ phức tạp hơn trước rất nhiều, đó là sự gia tăng về khối lượng cũng như thành phần rác thải do đó cần có những biện pháp xử lý thích hợp vừa đáp ứng được nhu cầu giảm áp lực chất thải lên môi trường, vừa đáp ứng được khả năng kinh tế của địa phương.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- o_nhiem_chat_thai_ran_o_thanh_pho_vinh_2045.doc