ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu
Cái Bè là huyện thuần nông, đa số người dân trong huyện sống bằng nghề nông nghiệp. Để nâng cao mức sống của người dân và phát triển sản xuất thì vấn đề về vốn cần phải được quan tâm trước tiên. Tuy nhiên, nguồn vốn của Ngân hàng thì có hạn, vì vậy làm sao để vốn đến tay người sản xuất một cách kịp thời và có hiệu quả, việc sử dụng vốn của họ cho đúng mục đích đó là phát triển sản xuất, cải tiến kỹ thuật cũng như việc nâng cao hơn nữa những hoạt động tín dụng của ngân hàng là vấn đề hết sức quan trọng đối với Ngân hàng và cả hộ sản xuất.
Đối tượng cho vay chủ yếu của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cái Bè là hộ sản xuất nông nghiệp, đời sống còn gặp nhiều khó khăn. Điều kiện sản xuất còn phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, thị trường, giá cả nông sản thì bấp bênh không ổn định, đầu vào sản xuất biến động tăng giá, vì thế, những người nông dân này dễ dàng gặp khó khăn trong sản xuất, từ đó việc mất khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ vay cho Ngân hàng là điều rất dễ xảy ra.
Với những lý do trên đề tài: “Đánh giá hiệu quả cho vay và rủi ro tín dụng hộ sản xuất tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Cái Bè” được thực hiện nhằm tìm hiểu, đánh giá hiệu quả cho vay đối với hộ sản xuất, tình hình rủi ro tín dụng hộ sản xuất tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Cái Bè và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay và phòng ngừa rủi ro tín dụng hộ sản xuất cho Ngân hàng.
1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn
1.1.2.1. Căn cứ khoa học
Rủi ro là sự kiện xảy ra ngoài ý muốn và ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại. Trong nền kinh tế thị trường, hầu như hoạt động nào của Ngân hàng thương mại đều có thể có rủi ro. Rủi ro thường dẫn đến thiệt hại và thua lỗ. Do vậy, nhận thức rõ rủi ro và đề ra những biện pháp phòng chống hữu hiệu để hạn chế thấp nhất rủi ro luôn là vấn đề cấp bách của mỗi Ngân hàng.
Hoạt động của Ngân hàng thương mại rất đa dạng và rất phong phú, đồng thời rủi ro cũng phức tạp với một độ nhạy cảm nhất định. Những rủi ro chủ yếu của Ngân hàng thương mại tập trung chủ yếu vào vào những dạng sau đây:
- Rủi ro tín dụng: rủi ro xảy ra khi cho vay mà Ngân hàng thương mại không thu hồi được hoặc thu hồi không đầy đủ cả gốc và lãi sau khi đáo hạn.
- Rủi ro lãi suất: rủi ro gắn liền với sự biến động lãi suất trên thị trường.
- Rủi ro hối đoái: rủi ro gắn liền với sự biến động tỷ giá hối đoái trên thị
trường.
- Rủi ro thanh toán (thanh khoản): khi ngân hàng thiếu khả năng thanh toán, nếu không được giải quyết kịp thời có thể dẫn đến mất khả năng thanh toán.
Trong bốn loại rủi ro chủ yếu nêu trên thì rủi ro tín dụng là rủi ro lớn nhất, thường xuyên nhất và gắn liền với hoạt động của ngân hàng thương mại, vì nghiệp vụ tín dụng là nghiệp vụ của ngân hàng thương mại và luôn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số đầu tư của ngân hàng thương mại [1, tr.99].
1.1.2.2. Căn cứ thực tiễn
Hoạt động kinh doanh chính của NHNo&PTNT huyện Cái Bè là hoạt động cho vay, việc mở ra các dịch vụ khác đối với một huyện thuần nông như Cái Bè là một vấn đề khó khăn và chưa được quan tâm đúng mức. Vì thế, các khoản cho vay là nguồn chính tạo ra thu nhập cho Ngân hàng, nhưng ngược lại nó cũng chứa đựng nhiều rủi ro nhất, đe dọa sự an toàn và uy tín của Ngân hàng và cũng là nguyên nhân chính làm thua lỗ, sụp đổ toàn hệ thống Ngân hàng. Nguồn thu chủ yếu của Ngân hàng Nông nghệp và Phát triển nông thôn huyện Cái Bè là lãi tín dụng từ việc cho vay. Do vốn tự có của Ngân hàng còn thấp nên chỉ cần một lượng nhỏ các khoản cho vay và đầu tư không thu hồi được vốn thì Ngân hàng sẽ rơi vào tình trạng nguy hiểm, không thể gánh chịu thêm bất cứ khoảng thua lỗ nào nữa. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cái Bè luôn xem nông thôn là thị trường, nông dân là khách hàng chủ yếu, và nông nghiệp là đối tượng cho vay nên phần lớn là cho vay hộ sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, rủi ro tín dụng hộ sản xuất là mối quan tâm lớn của Ngân hàng.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Tìm hiểu thực trạng và đánh giá hiệu quả cho vay, mức độ rủi ro tín dụng hộ sản xuất tại NHNo&PTNT huyện Cái Bè, đề xuất những giải pháp để nâng cao và phòng ngừa rủi ro tín dụng hộ sản xuất cho Ngân hàng.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Tìm hiểu tình hình hoạt động kinh doanh năm 2005 - 2007 (trong đó bao gồm: tình hình huy động vốn, sử dụng vốn, và kết quả hoạt động kinh doanh);
Tìm hiểu, phân tích, đánh giá hoạt động cho vay, thực trạng rủi ro tín dụng hộ sản xuất tại Ngân hàng;
Tìm hiểu các nguyên nhân làm phát sinh rủi ro tín dụng;
Dựa trên các vấn đề đã được xem xét ở trên từ đó đề ra những biệp pháp nâng cao hiệu quả cho vay, phòng ngừa rủi ro tín dụng hộ sản xuất tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cái Bè.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Không gian
Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh huyện Cái Bè.
1.3.2. Thời gian
Số liệu phân tích được lấy trong khoảng thời gian từ năm 2005 đến năm
2007.
Thời gian để thực hiện đề tài nghiên cứu này là từ ngày 11/02/2008 đến ngày 09/05/2008.
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tình hình cho vay, rủi ro tín dụng hộ sản xuất tại NHNo&PTNT huyện Cái Bè. Để thấy được thực trạng hoạt động tín dụng hộ sản xuất, trước tiên đề tài tìm hiểu xem xét tình hình hoạt động tín dụng hộ sản xuất như: tình hình cho vay, thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn, và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng hộ nông dân của Ngân hàng.
1.4. GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Giả thuyết cần kiểm định
Trong 03 năm qua (2005 - 2007) hoạt động kinh doanh của Chi nhánh có hiệu quả;
Trong 03 năm qua (2005 - 2007) vốn huy động của Ngân hàng tăng, và
Ngân hàng sử dụng nguồn vốn có hiệu quả;
Trong 03 năm qua (2005 - 2007) doanh số cho vay hộ nông dân tương đối cao và tăng ổn định qua các năm;
Trong 03 năm qua (2005 - 2007) hầu như Chi nhánh đều thu hồi hết nợ đã cho vay hộ nông dân;
Trong 03 năm qua (2005 - 2007) dư nợ của Ngân hàng là tương đối lớn; Nợ quá hạn tại Chi nhánh là tương đối thấp;
1.4.2. Câu hỏi nghiên cứu
Việc huy động vốn của ngân hàng qua các năm có tăng trưởng không? Với nguồn vốn của mình Ngân hàng sử dụng có hiệu quả hay không?
Hoạt động kinh doanh của Chi nhánh là có hiệu quả hay không trong 03 năm vừa qua?
Nguyên nhân nào làm cho doanh số cho vay tăng (giảm), doanh số thu nợ
tăng (giảm), Ngân hàng có duy trì dư nợ hợp lý không?
Nợ quá hạn của Ngân hàng biến động như thế nào qua các năm?
Các chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng có tốt không?
Trong lĩnh vực cho vay hộ sản xuất có xảy ra tình trạng rủi ro tín dụng nào không? Và nó đã gây thiệt hại đến Ngân hàng như thế nào?
Những mặt tồn tại trong hoạt động tín dụng hộ sản xuất của ngân hàng là gì? Nguyên nhân nào dẫn đến những tồn tại đó?
Những biện pháp phòng ngừa rủi ro nào Chi nhánh có thể áp dụng để phòng ngừa rủi ro hiệu quả cần xem xét?
1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Đề tài được thực hiện dựa trên việc tham khảo một số tài liệu sau:
Thái Văn Đại (2005), “Nghiệp vụ ngân hàng thương mại”. Giáo trình dạy học. Tủ sách Trường Đại học Cần Thơ. Trong đó chủ yếu là tham khảo chương 3 nói về những vấn đề liên quan đến hoạt động tín dụng như: Khái niệm về tín dụng, nguyên tắc cho vay, hợp đồng tín dụng, chương 5 nói về rủi ro tín dụng, nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng, thiệt hại do rủi ro tín dụng gây nên,
Thái Văn Đại và Bùi Văn Trịnh (2005), “Tiền tệ ngân hàng”. Giáo trình dạy học. Tủ sách Trường Đại học Cần Thơ. Chủ yếu tham khảo chương 6 nói về sự ra đời và phát triển của tín dụng, bản chất tín dụng, chức năng của tín dụng,
Trần Ái Kết, Phan Tùng Lâm, Nguyễn Thị Lương, Đoàn Thị Cẩm Vân, Phạm Xuân Minh (2006). “Tài chính - Tiền tệ”. Giáo trình dạy học. Tủ sách
Trường Đại học Cần Thơ. Nội dung chủ yếu của giáo trình này được đưa vào đề
tài là khái niệm tín dụng, vai trò, chức năng của tín dụng.
Quyết định 636/QĐ-HĐQT-XLRR (2007), “V/v phân loại nợ, trích lập dự phòng và xử lý rủi ro tín dụng trong hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam”. Hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam. Trong quyết định nêu lên việc phân loại các loại nợ trong rủi ro tín dụng, các biện pháp phòng ngừa rủi ro. Trong đó chủ yếu là trích lập dự phòng (dự phòng chung và dự phòng cụ thể), và sử dụng dự phòng đã trích lập để xử lý rủi ro.
Nguyễn Hữu Phúc (2006), “Rủi ro tín dụng và một số biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại NHNo & PTNT Cái Bè”. Luận văn tốt nghiệp. Trường Đại học Cần Thơ. Luận văn phân tích thực trạng tín dụng hộ sản xuất từ năm
2003-2005, đánh giá mức độ rủi ro tín dụng hộ sản xuất và thiệt hại mà rủi ro tín dụng gây nên, từ đó đưa ra các biện pháp phòng ngừa.
Lê Thị Thùy (2006), “Phân tích tình hình cho vay hộ nông dân tại NHNo & PTNT huyện Cái Bè”. Luận văn tốt nghiệp. Trường Đại học Cần Thơ. Luận văn nêu lên đặc trưng tín dụng hộ nông dân, phân tích hiệu quả cho vay hộ nông dân, những mặt mạnh và mặt yếu trong lĩnh vực cho vay với khách hàng là hộ nông dân. Mặc dù hoạt động hiệu quả nhưng bên cạnh đó còn những nguy cơ có thể xâm hại đến Ngân hàng bất cứ lúc nào do những rủi ro đang tiềm ẩn.
Trên cơ sở tham khảo có chọn lọc các tài liệu đang có đã nêu trên, rút kết những cái hay và tránh những sai lầm thiếu sót, kết hợp với sự hướng dẫn của Cô, kinh nghiệm được truyền đạt lại của các Cô, Chú, các Anh trong Ngân hàng để xây dựng thành đề tài nghiên cứu “Phân tích rủi ro tín dụng và một số biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng hộ sản xuất tại NHNo
87 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3099 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá hiệu quả cho vay và rủi ro tín dụng hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện cái bè giai đoạn 2000 - 2011, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u tư tín dụng.
Doanh số cho vay hộ sản xuất trên tổng doanh số cho vay: tỷ lệ này cao
chứng tỏ đối tượng vay vốn chủ yếu của Ngân hàng là hộ sản xuất, nhưng đồng
thời cũng là đối tượng vay mang lại nhiều rủi ro nhất cho Ngân hàng.
Nợ quá hạn hộ sản xuất trên dư nợ: chỉ tiêu này giảm qua các năm, mặc
dù năm 2007 có tăng nhưng chỉ tăng 0,01 là không đáng kể. Mức độ rủi ro tín
dụng hộ sản xuất là tương đối thấp.
Vòng quay vốn tín dụng: vòng quay vốn tín dụng không cao lắm nhưng
có xu hướng tăng, vòng quay vốn tín dụng thấp chủ yếu là do việc đầu tư tín
dụng trung và dài hạn tương đối cao nên làm cho việc quay vốn tín dụng thấp.
GVHD: ThS. Dương Quế Nhu 64 SVTH: Trần Quốc Thái
Đánh giá hiệu quả cho vay và rủi ro tín dụng hộ sản xuất tại
NHNo & PTNT huyện Cái Bè
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY VÀ
PHÒNG NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT TẠI
NHNo&PTNT HUYỆN CÁI BÈ
5.1. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG HỘ
SẢN XUẤT CỦA CHI NHÁNH
5.1.1. Những kết quả đạt được
Trong 03 năm qua Chi nhánh đã quan tâm đến công tác huy động vốn tại
địa phương, cố gắng duy trì những nguồn vốn lớn có chi phí sử dụng thấp, kiên
trì ổn định việc huy động vốn ở thị trường nông thôn, chú trọng huy động vốn ở
khu vực thành thị, cụm dân cư, khu vực có đền bù giải toả.
Chi nhánh đã đầu tư vốn để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh ở
Huyện nhà, góp phần thúc đẩy kinh tế hộ phát triển, mở rộng sản xuất thâm canh
tăng vụ, tăng thu nhập cho người dân, đồng thời góp phần đẩy lùi tình trạng cho
vay nặng lãi ở nông thôn.
Thị phần hoạt động (được phản ánh qua doanh số cho vay) của Ngân hàng
ngày càng mở rộng nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu vay vốn ngày càng nhiều và
đa dạng của khách hàng.
Để nâng cao chất lượng tín dụng và hạn chế rủi ro, Ngân hàng đã khai thác
tốt thông tin từ: Trung tâm thông tin tín dụng CIC, khách hàng,… nhằm phục vụ
cho công tác thẩm định, phân tích thông tin từ phía khách hàng để rút ra các mặt
mạnh, mặt yếu, xác định đúng nhu cầu vay vốn và khả năng hoàn trả nợ gốc, lãi.
Đứng trước những khó khăn, thử của nền kinh tế thị trường, Ban Lãnh đạo
Ngân hàng quan tâm đến vấn đề rủi ro trong kinh doanh, luôn tìm mọi biện pháp
nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra. Cũng chính vì vậy
mà hoạt động của ngân hàng luôn ổn định.
Ngân hàng Nông nghiệp Cái Bè đã rất cố gắng nâng cao chất lượng tín
dụng, không để nợ tồn đọng, nợ xấu phát sinh do các nguyên nhân chủ quan.
Việc xác định phân loại nợ, xử lý nợ tồn đọng, nợ xấu cơ bản đã hoàn thành. Chi
nhánh đang tập trung cho công tác thu hồi nợ các khoản đã xử lý rủi ro, đánh giá
nợ rủi ro tiềm ẩn.
GVHD: ThS. Dương Quế Nhu 65 SVTH: Trần Quốc Thái
Đánh giá hiệu quả cho vay và rủi ro tín dụng hộ sản xuất tại
NHNo & PTNT huyện Cái Bè
5.1.2. Những mặt tồn tại
Qua quá trình phân tích trên có thể thấy rằng một số mặt còn tồn tại gây ra
nợ quá hạn ở NHNo&PTNT huyện Cái Bè như sau:
Khi chủ hộ hoặc thành viên lao động chính trong gia đình vì lý do khách
quan nào đó (bệnh tật, mất khả năng lao động, qua đời,…) không trả được nợ cho
Ngân hàng thì các thành viên khác lại không chịu trả nợ, đùng đẩy trách nhiệm
cho nhau làm khó khăn trong công tác thu hồi nợ của Ngân hàng.
Giá nông sản còn bấp bênh không ổn định. Do đặc điểm chung của huyện là
sản xuất nhỏ lẻ, thu hoạch không đồng loạt dễ bị thương lái ép giá. Mặt khác, giá
phân bón, thuốc trừ sâu, cây con giống lại tăng mạnh, dù cho trúng mùa được giá
nhưng lợi nhuận mang lại cũng không cao ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của
khách hàng và việc đầu tư mở rộng tín dụng của ngân hàng.
Khi vay vốn Ngân hàng xong khách hàng không dùng vào mục đích sản
xuất mà dùng vào mục đích khác. Trong khi muốn sản xuất thì người dân còn
lúng túng trong việc lựa chọn sản xuất cây con giống gì, chưa an tâm cho đầu tư
sản xuất, hoặc khi thực hiện theo khuyến cáo của Nhà nước thì kỹ thuật và kinh
nghiệm chưa có, đầu ra sản phẩm gặp khó khăn, làm tốt các khâu sản xuất nhưng
lại thất mùa, vật nuôi chết, bị thua lỗ nên không đảm bảo được nghĩa vụ trả nợ
vay cho Ngân hàng.
Đội ngũ cán bộ mặc dù phần lớn đã được đào tạo qua trường lớp nhưng chủ
yếu là cán bộ trẻ nên kinh nghiệm còn ít dễ dẫn đến những sai sót trong công việc
nhất là trong việc thẩm định để cho vay. Chất lượng thẩm định tín dụng, quản lý
đánh giá hoạt động tín dụng còn thấp, chưa đạt so với yêu cầu, thu thập thông tin
và khai thác thông tin phòng ngừa rủi ro tín dụng chưa hoàn chỉnh.
Ngoài ra thì việc quản lý nợ quá hạn của ngân hàng cũng chưa tốt làm cho
nợ quá hạn có xu hướng ngày càng tăng gây ảnh hưởng xấu đến kết quả hoạt
động kinh doanh của ngân hàng.
Một số tổ trưởng liên danh do nhận được lợi từ các hộ vay vốn nên nên giới
thiệu các hộ vay không đủ năng lực, phương án sản xuất yếu kém, khách hàng là
đối tượng không tốt (không đảm bảo khả năng trả nợ cho Ngân hàng) làm tổn hại
cho Ngân hàng.
GVHD: ThS. Dương Quế Nhu 66 SVTH: Trần Quốc Thái
Đánh giá hiệu quả cho vay và rủi ro tín dụng hộ sản xuất tại
NHNo & PTNT huyện Cái Bè
Chính quyền địa phương luôn khuyến khích NHNo Cái Bè cho vay với các
hộ nông dân nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất, phát triển kinh tế địa phương.
Nhưng khi có nợ quá hạn thì phía chính quyền chưa thật sự nhiệt tình hỗ trợ về
mặt pháp lý, giúp Ngân hàng thu hồi nợ.
5.2. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP
Qua một số mặt tồn tại được nêu ra ở trên, những giải pháp được đề xuất
dựa trên những nguyên nhân dẫn đến sự tồn tại. Ngân hàng có mối quan hệ với
nhiều khách hàng chính vì lẽ đó mà có nhiều nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn có
thể xem xét các nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn. Đó là những nguyên nhân từ
phía khách hàng và nguyên nhân từ phía chủ quan của Ngân hàng:
5.2.1. Nguyên nhân từ phía khách hàng
5.2.1.1. Nguyên nhân khách quan
Do hộ nông dân gặp hoạn nạn: Khách hàng vay vốn của NHNo&PTNT
huyện Cái Bè là các hộ gia đình có thu nhập trên trung bình, trung bình và các hộ
nghèo trong nông thôn. Do đó, khi gia đình không may có một thành viên bị ốm
đau kéo dài, thành viên lao động chính bị mất, bị tai nạn hoặc mất khả năng lao
động, bị hoả hạn,… thì rõ ràng hộ đó rơi vào tình trạng đặc biệt khó khăn, nên
khó có thể trả nợ đúng hạn hay thậm chí không còn khả năng trả nợ.
Rủi ro về thị trường: Biểu hiện dễ thấy nhất của loại rủi ro này là khách
hàng vay vốn Ngân hàng để đầu tư sản xuất kinh doanh chế biến tiêu thụ một loại
nông sản, khi tiêu thụ sản phẩm thì giá cả xuống thấp, hoặc không tiêu thụ được
sản phẩm, bị thua lỗ liên tục có khi đến vài năm. Từ đó dẫn đến nợ tồn đọng.
Những năm qua tình trạng lúa, nhãn, mận, sapô,… rớt giá đã ảnh hưởng đến thu
nhập người dân và do đó ảnh hưởng đến việc thu hồi nợ vay của Ngân hàng.
Rủi ro do cơ chế chính sách: Nhà nước từ Trung Ương đến cơ sở (xã;
phường) chủ trương vận động nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.
Tuy nhiên Nhà nước chưa có quy hoạch cụ thể trên cơ sở khoa học, có tính đến
các yếu tố về môi trường, thổ nhưỡng, khí hậu, nguồn nước, tiêu thụ,… để xác
định trồng cây gì, nuôi con gì là phù hợp trên địa bàn. Thực tế, hộ nông dân rất
lúng túng trong việc lựa chọn cây trồng, vật nuôi, chưa an tâm trong đầu tư vào
sản xuất và không tránh khỏi nhiều rủi ro. Tình trạng hộ nông dân đóng bè nuôi
cá bóng tượng trên sông trước đây và hiện nay là trồng dưa hấu trên đất ruộng,…
GVHD: ThS. Dương Quế Nhu 67 SVTH: Trần Quốc Thái
Đánh giá hiệu quả cho vay và rủi ro tín dụng hộ sản xuất tại
NHNo & PTNT huyện Cái Bè
là một minh chứng cho vấn đề đó. Đối với những sản phẩm mới thì Ngân hàng
và hộ sản xuất chưa có điểm gặp nhau, bởi lẽ hộ nông dân còn non kém trong kỹ
thuật và kinh nghiệm, dè dặt trong đầu tư vốn lo không trả được nợ, còn Ngân
hàng lo sợ rủi ro không dám mạnh dạn trong đầu tư tín dụng. Thực tế trong
những năm qua đã xảy ra hiện tượng Nhà nước khuyến cáo và hợp đồng tiêu thụ
một loại sản phẩm nào đó như chuối dà, chanh,… nhưng đến khi Ngân hàng cho
vay, nông dân đầu tư vốn và công sức, vật tư để sản xuất thì dự án không thực
hiện được hoặc bên đối tác không tiêu thụ sản phẩm đó nữa. Người nông dân bị
thiệt hại thua lỗ nặng còn Ngân hàng cũng lâm vào tình trạng khó khăn.
Các nguyên nhân khác: Những nguyên nhân khác mà người sản xuất có
thể gặp phải như các đơn vị cung ứng giống và dịch vụ kỹ thuật không đảm bảo
chất lượng, đến khi thời gian dài sản xuất thì thu hoạch năng suất thấp, chất
lượng sản phẩm kém thậm chí không thu hoạch được, không tiêu thụ được làm
cho nông dân bị thiệt hại. Hoặc có thể thấy nguồn nước trên sông, trên các kênh
rạch hiện nay đang ô nhiễm nặng, làm ảnh hưởng đến sản xuất của hộ nông dân.
5.2.1.2. Nguyên nhân chủ quan
Về phía khách hàng có rất nhiều nguyên nhân thể hiện rất nhiều hoàn cảnh
cụ thể khi phát sinh nợ quá hạn Ngân hàng, nhưng có thể chung quy lại thành
một số nguyên nhân chính như sau:
Sự tiếp thu công nghệ khoa học kỹ thuật trong nuôi trồng còn yếu kém.
Phần lớn hộ nông dân hiện nay có trình độ còn thấp do chiến tranh cũng như các
điều kiện khác. Do vậy, việc chăn nuôi trồng trọt trước nay vẫn do kinh nghiệm
cha truyền con nối. Những năm gần đây hộ nông dân có tích cực đi học tập kinh
nghiệm lẫn nhau nhưng mức độ tiếp thu, vận dụng vào thực tiễn còn hạn chế, đặc
biệt là kinh nghiệm nuôi trồng đó đã lạc hậu, năng suất thấp, chất lượng kém.
Tuy Tỉnh Tiền Giang có những hiệp hội như hội nông dân làm vườn, hội khuyến
nông, khuyến ngư,… Với những hình thức tuyên truyền phong phú như hội thảo
đầu bờ, tranh tài nhà nông, đối thoại với nhà nông,… nhưng vẫn chưa truyền đạt
kịp thời công nghệ, khoa học kỹ thuật nuôi trồng tiên tiến nhất cho nông dân.
Do hiểu biết về thị trường quá ít, rất cơ bản của hộ nông dân trong cơ chế
thị trường hiện nay. Hiện nay, hầu hết hộ nông dân sản xuất theo cảm tính trước
mắt như thấy một số sản phẩm nông nghiệp có lời thì đổ xô nhau sản xuất mà
GVHD: ThS. Dương Quế Nhu 68 SVTH: Trần Quốc Thái
Đánh giá hiệu quả cho vay và rủi ro tín dụng hộ sản xuất tại
NHNo & PTNT huyện Cái Bè
không tính đến nhu cầu thị trường hoặc không biết thị trường tiêu thụ đến khi có
sản phẩm thì tiêu thụ không được hoặc được với giá rất thấp. Dẫn tới chỗ bị thua
lỗ gây ra nợ quá hạn với Ngân hàng. Tình trạng chặt phá cây này trồng cây khác
tạo vòng lẩn quẩn thời gian qua đã thấy rõ điều đó.
Sử dụng vốn sai mục đích: Hộ nông dân vay vốn Ngân hàng để phục vụ sản
xuất nông nghiệp tạo ra hiệu quả trả nợ Ngân hàng. Nhưng hộ nông dân đã sử
dụng vào mục đích khác phi sản xuất, thậm chí còn sử dụng vốn vay để trả nợ
bên ngoài, chơi hụi, đánh đề,… làm mất vốn không trả nợ được cho Ngân hàng.
Do thua lỗ trong sản xuất kinh doanh: Nguyên nhân này cũng thường thấy
trong hộ nông dân. Điều kiện nào đó hộ nông dân làm ăn bị thất bại, sản xuất
kém hiệu quả, thua lỗ trong sản xuất kinh doanh hoặc bị lừa đảo, hoặc vẫn có
tình trạng vay về ăn trước trả sau,…
Các nguyên nhân khác: Có thể thấy tình hình nông thôn hiện nay việc giao
tế, hiếu hỉ, đám tiệc rất phổ biến trong quan hệ xã hội, làm ảnh hưởng rất lớn đến
sản xuất cũng như tài chính của từng hộ nông dân.
Khi vay vốn hộ nông dân đã thế chấp hoặc giữ hộ giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất tại Ngân hàng. Nhưng vẫn còn tình trạng cầm cố, sang nhượng ruộng
đất trong nội bộ nông dân không thông qua chính quyền địa phương khá nhiều
làm cho công tác xử lý nợ quá hạn càng thêm phức tạp.
Tình trạng hùn hạp trong sản xuất kinh doanh, mượn giấy tờ, vay ké trong
hộ nông dân vẫn diễn ra làm cho việc giải quyết nợ quá hạn gặp khó khăn.
5.2.2. Nguyên nhân chủ quan từ phía Ngân hàng
Chưa chấp hành tốt quy trình cho vay: Do cán bộ tín dụng thiếu thông tin
chính xác đầy đủ về khách hàng. Hộ nông dân rất đông, trãi rộng trên địa bàn
huyện, đồng thời với ý nghĩ giải quyết hồ sơ nhanh gọn cho hộ nông dân, tránh đi
lại nhiều lần nên việc kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay chưa được quan
tâm đúng mức. Quá trình kiểm tra sau khi cho vay có sự phát hiện sử dụng vốn
sai mục đích nhưng giải quyết chưa triệt để, nợ quá hạn phát sinh và kéo dài.
Do trình độ chuyên môn và kinh nghiệm của một số cán bộ tín dụng còn
hạn chế: Cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn không nắm chắc và đánh giá khả
năng sử dụng vốn vay và khả năng hoàn trả vốn của hộ nông dân. Ngoài ra, cán
bộ tín dụng còn hạn chế về kiến thức kinh tế, kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp
GVHD: ThS. Dương Quế Nhu 69 SVTH: Trần Quốc Thái
Đánh giá hiệu quả cho vay và rủi ro tín dụng hộ sản xuất tại
NHNo & PTNT huyện Cái Bè
nhất là các loại cây, con mới nên việc tính toán mức cho vay, xác định kỳ hạn nợ,
nguồn trả nợ thiếu chính xác dẫn đến tình trạng hộ vay trả nợ không đúng thời
hạn. Cán bộ tín dụng không bám sát được khách hàng thiếu đôn đốc thu hồi nợ,
có trường hợp khách hàng bán cả phương tiện hoạt động, thậm chí bỏ nơi khác đi
công tác cũng không có biện pháp xử lý và đương nhiên nợ quá hạn sẽ bị kéo dài.
Do việc xác định thời hạn vay không chính xác: Sản xuất nông nghiệp
mang nặng tính thời vụ, nên cho vay nông nghiệp cũng mang tính thời vụ, yêu
cầu đặt ra là phải xác định đúng chu kỳ sản xuất của cây, con để xác định kỳ hạn
trả nợ cho cụ thể. Thực tế, cán bộ tín dụng kỳ hạn nợ đôi khi chưa chính xác, có
tính chủ quan nên đến kỳ trả nợ người vay chưa thu hoạch xong, không có nguồn
trả nợ, hoặc có nguồn trả nợ thì kỳ hạn nợ chưa đến, họ sử dụng vào mục đích
khác làm ảnh hưởng đến kế hoạch trả nợ Ngân hàng.
Thiếu kiểm tra sử dụng vốn vay: Do địa bàn nông thôn rộng giao thông liên
lạc còn khó khăn, nhất là những tháng mưa, lũ nên sau khi tiền vay cho khách
hàng cán bộ tín dụng thiếu sự kiểm tra, đôn đốc sử dụng vốn vay của hộ sản xuất.
Cũng như chưa đôn đốc kịp thời và thường xuyên nợ đến hạn cho hộ vay. Thiếu
sự hỗ trợ giữa các ngành liên quan trong cho vay hộ nông dân.
Do đó trong thời gian tới để có thể khắc phục được những khó khăn và yếu
kém nêu trên thì Ngân hàng cần phải có những giải pháp thật phù hợp, phải đảm
bảo tốt về mọi mặt (tất cả các khâu trong hoạt động tín dụng: cho vay, thu nợ, xử
lý nợ,…) có như vậy mới giảm thiểu rủi ro cho Ngân hàng và hoạt động cho vay
hộ sản xuất của Ngân hàng ngày càng hiệu quả.
5.3. BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT
5.3.1. Đối với khách hàng
Do hộ nông dân gặp hoạn nạn: Các thành viên còn lại phải trình bày rõ ràng
nguyên nhân với Ngân hàng. Ngân hàng có thể cho gia hạn thời gian trả nợ và
khách hàng cũng cần tiếp tục thực hiện phương án trả nợ hay có phương án sản
xuất mới, chỉ khi nào người sản xuất có quyết tâm trong sản xuất thì sẽ tạo ra
được thu nhập và đảm bảo trả nợ vay.
Rủi ro về thị trường: Khi vay vốn sản xuất kinh doanh người dân không nên
đầu tư sản xuất vào một loại nông sản duy nhất mà phải đa dạng hoá sản phẩm
hoặc phải hiểu biết sâu sắc về loại sản phẩm mà mình sản xuất, như là kỹ thuật
GVHD: ThS. Dương Quế Nhu 70 SVTH: Trần Quốc Thái
Đánh giá hiệu quả cho vay và rủi ro tín dụng hộ sản xuất tại
NHNo & PTNT huyện Cái Bè
canh tác cũng như tìm đầu ra cho sản phẩm. Có như vậy thì mới đảm bảo được
thu nhập ổn định và đảm bảo thực hiện được nghĩa vụ trả nợ cho Ngân hàng.
Ngoài ra Ngân hàng cùng các cơ quan ban ngành, các cán bộ tín dụng tiến hành
xâm nhập thị trường, nắm bắt tình hình giá cả các loại nông phẩm, thuỷ sản, tình
hình đất đai,… nhằm giúp khách hàng vạch ra những phương án sản xuất kinh
doanh có hiệu quả, bên cạnh đó còn giúp cho cán bộ tín dụng nắm bắt được tình
hình thị trường để thẩm định tốt trong quá trình cho vay.
Rủi ro do cơ chế chính sách:
- Các cơ chế chính sách là do Nhà nước chủ trương vận động người dân
chuyển đổi, do đó nếu thấy không phù hợp thì người dân phải chủ động kiến nghị
với các cấp chính quyền. Đòi hỏi Nhà nước cần có những biện pháp kỹ thuật, tập
huấn nông dân. Người sản xuất cần phải cần cù chịu khó, mạnh dạn đầu tư sản
xuất, tiếp tục học hỏi khoa học kỹ thuật áp dụng vào sản xuất như “GAP”,
“IPM”,… có như vậy mới đảm bảo sản phẩm có uy tín đạt chất lượng, tiêu thụ dễ
dàng được giá. Ngoài ra trong sản xuất cũng cần có sự liên kết giữa 4 nhà:
+ Nhà nông: là trung tâm của sản xuất
+ Nhà nước: ban hành các cơ chế chính sách, hỗ trợ sản xuất
+ Nhà doanh nghiệp: hợp đồng bao tiêu, tiêu thụ sản phẩm
+ Nhà khoa học: lai tạo giống, nghiên cứu khoa học kỹ thuật.
- Uỷ ban nhân dân các cấp cần quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn
trên cơ sở luận cứ về thổ nhưỡng, nguồn nước, khí hậu, thị trường tiêu thụ,… để
xác định được giống cây con phù hợp trên từng địa bàn. Có như vậy, chính quyền
địa phương mới khuyến cáo, vận động hộ nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng,
vật nuôi, và hộ nông dân mới an tâm đầu tư vào sản xuất.
- Đồng thời Ngân hàng đầu tư vốn thoả đáng cho hộ nông dân các dự án
khả thi của các ngành chuyên môn nhằm tránh rủi ro tín dụng và đẩy nhanh, đúng
hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá - hợp tác hoá nông nghiệp, nông thôn.
5.3.2. Đối với Ngân hàng
Chấp hành tốt qui trình cho vay: Các phòng ban phải nghiêm chỉnh chấp
hành tốt qui trình xét duyệt cho vay, không được tuỳ tiện đốt cháy giai đoạn hay
cắt bớt một hoặc vài khâu trong đó. Việc chấp hành tốt qui trình cho vay phải kể
đến khâu thẩm định khách hàng và hồ sơ vay vốn. Để thực hiện cho vay nhanh,
GVHD: ThS. Dương Quế Nhu 71 SVTH: Trần Quốc Thái
Đánh giá hiệu quả cho vay và rủi ro tín dụng hộ sản xuất tại
NHNo & PTNT huyện Cái Bè
kịp thời, đúng qui định, các dự án khả thi có hiệu quả, vấn đề hết sức quan trọng
là thẩm định cho vay phải có chất lượng, không mang tính hình thức. Thẩm định
phải quan tâm đến tính nhạy cảm của phương án sản xuất kinh doanh tức là xem
khi giá cả xuống thấp liệu sản phẩm tiêu thụ có đảm bảo trả nợ cho Ngân hàng
không, xem thị trường có chấp nhận đối tượng sản xuất của phương án hay
không nhằm xác định khả năng thành công và khả năng trả nợ của người vay để
đầu tư vốn hợp lý. Việc thẩm định trước, trong và sau khi cho vay nó đã trở thành
vấn đề rất quan trọng và bắt buộc trong qui trình cho vay. Tuy nhiên, dù cho khối
lượng công việc có nhiều đến đâu thì cán bộ tín dụng vẫn phải tiến hành đúng qui
trình đó. Cán bộ tín dụng không nên quá tin vào sự giải trình của hộ vay và tổ
trưởng vay vốn, hay quá tin vào tài sản thế chấp của hộ vay mà quyết định cho
vay không thông qua khâu thẩm định.
Do trình độ chuyên môn và kinh nghiệm cán bộ tín dụng còn hạn chế:
+ Bất kỳ một lĩnh vực nào thì yếu tố con người cũng rất quan trọng, đó
chính là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại. Trong lĩnh vực Ngân hàng
cũng vậy, con người cũng đóng vai trò chủ chốt ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt
động kinh doanh của Ngân hàng. Đội ngũ cán bộ tín dụng được xem là mũi nhọn
trong hoạt động kinh doanh, quyết định đến chất lượng cho vay hộ nông dân và
góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
+ Khâu tuyển chọn cán bộ tín dụng là quan trọng nhất và tiên quyết trong
biện pháp nhân sự tại Ngân hàng. Phải chọn những người có trình độ chuyên
môn, vi tính, ngoại ngữ, sức khoẻ,… có sự hiểu biết tương đối về lĩnh vực nông
nghiệp, gần gũi trong cung cách nói chuyện và tiếp xúc với nông dân. Mạnh dạn
trong công tác thu hồi xử lý nợ.
+ Bên cạnh việc tuyển dụng mới, Chi nhánh còn phải thường xuyên tổ chức
các lớp chuyên đề nâng cao trình độ chuyên môn, khả năng thẩm định, tổ chức
học hỏi rút kinh nghiệm giữa các cán bộ tín dụng, tiếp cận trình độ chung của nền
kinh tế thị trường. Thường xuyên tổ chức các đợt tập huấn tại chỗ về nghiệp vụ
hoặc tranh thủ gởi đi đào tạo các lớp ngắn hạn do các đơn vị khác tổ chức.
Do việc xác định thời hạn cho vay không chính xác:
+ Cán bộ tín dụng phải thường xuyên theo dõi phương án mẫu và cập nhật
phương án mẫu mới và nghiêm chỉnh tuân thủ theo. Xác định thời vụ chính xác,
GVHD: ThS. Dương Quế Nhu 72 SVTH: Trần Quốc Thái
Đánh giá hiệu quả cho vay và rủi ro tín dụng hộ sản xuất tại
NHNo & PTNT huyện Cái Bè
không chủ quan, phê duyệt đúng chu kỳ sản xuất kinh doanh để khách hàng
không gặp phải những sai lầm thiếu sót trong việc trả nợ cho Ngân hàng.
+ Để tránh thu nhập theo mùa thì không nên kinh doanh một chiều, không
chỉ phải cho các hộ sản xuất vay mà phải mở rộng đầu tư vốn vay cho các thành
phần kinh tế. Nâng cao chất lượng, khối lượng dư nợ, giữ vững chiến lược khách
hàng, đặc biệt là khách hàng truyền thống.
+ Đa dạng hoá các hoạt động cho vay tổng hợp như các loại máy phục vụ
cho nghề nông, mở các dịch vụ trung gian làm cầu nối giữa người sản xuất với
nơi tiêu thụ sản phẩm, các dịch vụ bán hàng trả góp, cầm đồ. Tránh tập trung cho
vay một nghành nghề hay một loại cây trồng, vật nuôi để phân tán rủi ro.
Khách hàng và Ngân hàng điều có chung một mục tiêu là giải quyết cho
xong món nợ. Khi phát sinh nợ quá hạn thì cán bộ tín dụng phải xuống tận địa
bàn để tìm hiều nguyên nhân khách hàng không trả nợ, để kết hợp cùng khách
hàng tìm biện pháp khắc phục. Và tạo điều kiện cho khách hàng vay lại sau khi
trả hết nợ vay cho Ngân hàng. Để đạt được mục tiêu trên thì cả khách hàng và
Ngân hàng cần thực hiện đúng các giải pháp đã được đề ra.
5.3.3. Đối với chính quyền địa phương và tổ trưởng liên danh
Chính quyền địa phương phải thật cân nhắc khi xác nhận hồ sơ vay vốn của
hộ sản xuất, phải xem xét các thông tin về nhân sự, tranh chấp tài sản, tiền án tiền
sự của hộ nông dân. Hỗ trợ Ngân hàng khi xử lý nợ quá hạn, phát mại tài sản thế
chấp để thu hồi nợ quá hạn nếu người sản xuất vẫn cố chấp không tuân thủ việc
trả nợ cho Ngân hàng. Làm tốt điều này vừa đảm bảo kinh tế huyện phát triển,
nâng cao mức sống người dân, thay đổi bộ mặt kinh tế huyện và tạo ra sự răng đe
cho các hộ khác có ý đồ xấu làm tổn hại đến Ngân hàng và an ninh kinh tế huyện.
Tổ trưởng liên danh cần trung thực giới thiệu khách hàng đúng tiêu chuẩn
(pháp lý, tài chính,…) cho Ngân hàng, tích cực hỗ trợ cán bộ tín dụng trong việc
thông báo nợ đến hạn, theo dõi việc thực hiện phương án trả nợ của khách hàng,
kịp thời báo cho Ngân hàng biết các biến cố xảy ra như: khách hàng sử dụng vốn
sai mục đích, trốn nợ, bỏ xứ,… một khi thực hiện tốt trách nhiệm của mình thì tổ
trưởng liên danh nhất định sẽ có uy tín với Ngân hàng và nhận được lợi ích nhất
định từ Ngân hàng.
GVHD: ThS. Dương Quế Nhu 73 SVTH: Trần Quốc Thái
Đánh giá hiệu quả cho vay và rủi ro tín dụng hộ sản xuất tại
NHNo & PTNT huyện Cái Bè
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1. KẾT LUẬN
Trong giai đoạn hoạt động kinh doanh từ năm 2005 đến năm 2007 thì
nguồn vốn của Ngân hàng tăng. Trong đó bao gồm sự gia tăng cả nguồn vốn huy
động và nguồn vốn điều hoà từ Trung Ương. Tuy nhiên, nguồn vốn điều hoà vẫn
chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn. Ngân hàng sử dụng nguồn vốn có được
chủ yếu là đầu tư vào tín dụng. Doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ của
Ngân hàng đều tăng qua các năm, chứng tỏ Ngân hàng cho vay ngày càng rộng
rãi, tăng trưởng tín dụng, thu hồi nợ tốt và duy trì dư nợ cao để tăng thu nhập cho
Ngân hàng. Tuy vậy, hoạt động tín dụng của Ngân hàng tất yếu có rủi ro, nợ quá
hạn của Ngân hàng cũng phải phát sinh ở một mức nhất định. Năm 2007 nợ quá
hạn của Ngân hàng cũng tương đối cao hơn so với các năm khác (đạt 2.284 triệu
đồng). Dù bất kỳ nguyên nhân khách quan hay chủ quan nào gây ra nợ quá hạn
thì Ngân hàng cũng phải tìm hiểu nguyên nhân của nó và áp dụng những biện
pháp phòng ngừa để giảm thiểu thiệt hại cho Ngân hàng. Ngân hàng phải luôn
lấy phương châm phòng ngừa hơn là khắc phục những rủi ro trước khi nó gây ra.
Đặc biệt, đối với tín dụng hộ sản xuất thì sự biến động của các chỉ tiêu
trong hoạt động tín dụng hộ sản xuất cũng tương tự như vậy. Doanh số cho vay
hộ sản xất tăng qua các năm, doanh số thu nợ và dư nợ cũng đều tăng. Trong đó,
doanh số cho vay tăng là do Ngân hàng đã áp dụng các chính sách cho vay đúng
đắn, cho vay rộng rãi đến hộ sản xuất theo từng ngành nghề và theo thời hạn tín
dụng. Đồng thời doanh số cho vay tăng cũng do khách hàng đến vay vốn đầu tư
cho sản xuất ngày càng nhiều. Ngân hàng rất chú trọng đến công tác thu hồi nợ
nên đã làm cho doanh số thu nợ tăng mạnh, cán bộ tín dụng rất tích cực đôn đốc
khách hàng trả nợ theo đúng hạn định và do ý thức vay trả sòng phẳng của người
dân nên doanh số thu nợ cũng tăng đáng kể. Dư nợ hộ sản xuất cũng tương đối
cao nhưng nguồn vốn của Ngân hàng cũng không ngừng tăng trưởng đủ để đảm
bảo cho sự tăng trưởng tín dụng đó. Nhìn chung, Ngân hàng duy trì dư nợ là hợp
lý. Các chỉ số đánh giá hoạt động tín dụng hộ sản xuất của Ngân hàng đều tốt. Nợ
quá hạn, nợ xấu là những nhân tố gây ra rủi ro tín dụng làm thiệt hại đến Ngân
hàng. Nợ quá hạn, nợ xấu của Ngân hàng biến động qua các năm, năm 2006
GVHD: ThS. Dương Quế Nhu 74 SVTH: Trần Quốc Thái
Đánh giá hiệu quả cho vay và rủi ro tín dụng hộ sản xuất tại
NHNo & PTNT huyện Cái Bè
giảm so với năm 2005 và năm 2007 tăng so với năm 2006. Trong thời gian tới
Ngân hàng cần phải đặc biệt quan tâm hơn nữa sự biến động của nợ quá hạn và
nợ xấu để có thể khống chế chúng trong mức cho phép.
Hơn 20 năm từ lúc ra đời và hoạt động cho đến nay. Chi nhánh luôn hoàn
thành tốt chức năng vừa cơ bản vừa lâu dài là phục vụ nông nghiệp nông thôn và
khách hàng chủ yếu là nông dân. NHNo Cái Bè đã có nhiều cố gắng vươn lên
trong huy động vốn tại chỗ và tranh thủ nguồn vốn từ cấp trên để đáp ứng nhu
cầu vốn cho phát triển nông nghiệp – nông thôn trên địa bàn Huyện. Điều dễ thấy
có thể gây ra rủi ro trong cho vay là Ngân hàng không trực tiếp sản xuất - kinh
doanh mà kinh doanh qua tay người khác. Với những đặc điểm của sản xuất nông
nghiệp, đầu tư tín dụng nông nghiệp - nông thôn có những dạng rủi ro đặc thù với
những nguyên nhân mức độ và tầm ảnh hưởng cũng khác nhau, nó không hoàn
toàn phụ thuộc và mức độ kiểm soát của Ngân hàng, nhưng lại chịu chi phối bởi
những yếu tố khách quan. Trước những rủi ro, Ngân hàng nông nghiệp Cái Bè
không hoàn toàn thụ động, mà luôn tích cực xây dựng nhiều phòng tuyến chống
đỡ, biện pháp phòng ngừa, Ban Lãnh đạo Ngân hàng luôn quan tâm đến vấn đề
rủi ro tín dụng nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh cho Ngân hàng và góp phần
thúc đẩy phát triển kinh tế, có ít cho xã hội.
Qua phân tích những số liệu thu thập được tại Ngân hàng nông nghiệp và
phát triển nông thôn huyện Cái Bè có thể thấy được phần nào những nguyên
nhân tồn tại dẫn đến rủi ro tín dụng trong nông nghiệp – nông thôn, có những
nguyên nhân rủi ro đến với khách hàng cũng chính là rủi ro của Ngân hàng.
Những nguyên nhân chủ quan từ Ngân hàng có thể xử lý khắc phục được, nhưng
có những nguyên nhân khách quan từ thiên nhiên thì chỉ có biện pháp làm hạn
chế. Qua đó có thể thấy được phần nào thực trạng rủi ro tín dụng của Chi nhánh
và cũng đưa ra một số biện pháp phòng ngừa nhằm góp phần cùng Chi nhánh
giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh tín dụng Ngân hàng. Tuy nhiên không thể một
sớm một chiều nhận dạng những rủi ro tiềm ẩn tác động đến rủi ro tín dụng nông
nghiệp - nông thôn mà phải trãi qua thực tế kinh doanh. Dẫu sao, không một
ngân hàng nào có thể dự đoán trước những rủi ro có thể xảy ra sau khi cho vay.
Thế nên Chi nhánh cần có những biện pháp mới, hiệu quả trong công tác phòng
ngừa rủi ro trong mọi trường hợp để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
GVHD: ThS. Dương Quế Nhu 75 SVTH: Trần Quốc Thái
Đánh giá hiệu quả cho vay và rủi ro tín dụng hộ sản xuất tại
NHNo & PTNT huyện Cái Bè
Ngân hàng cùng chính quyền địa phương đã từng bước xoá đói giảm nghèo,
giảm bớt tỷ lệ cho vay nặng lãi ở nông thôn làm cho bộ mặt nông thôn ngày càng
phát triển và đổi mới.
Được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương cùng các tổ trưởng vay vốn
trong việc xác định thông tin về các món vay, trong công tác thẩm định và thu
hồi nợ. Ngân hàng đã cho vay hiệu quả hơn, thu hồi nợ thuận lợi hơn, tình hình
dư nợ khả quan hơn, liên tục tăng qua các năm và dư nợ tốt.
Ngân hàng đạt được những kết quả khả quan như trên là nhờ vào sự chỉ
đạo, quan tâm sâu sắc của Ban Lãnh đạo cùng với sự nổ lực phấn đấu của toàn
thể cán bộ nhân viên nhiệt tình, yêu nghề nghiệp, sự đoàn kết nhất trí từ trên
xuống, tất cả đều vì mục tiêu phát triển bền vững của ngân hàng.
6.2. KIẾN NGHỊ
6.2.1. Ngân hàng cấp trên
Chính phủ cần ban hành thông tư hoặc cho phép Bộ Tài chính - Bộ Nông
nghiệp và phát triển nông thôn – Ngân hàng Nhà nước có thông tư liên tịch
hướng dẫn cụ thể việc xử lý nợ cho hộ nông dân ngay khi xảy ro thiên tai, dịch
bệnh. Thủ tướng chính phủ cần qui định và ủy quyền cho Chủ tịch tỉnh xử lý
những trường hợp thiên tai, dịch bệnh xảy ra cục bộ tại địa phương trên cơ sở khả
năng ngân sách địa phương có được. Đồng thời các chính sách về vốn, tài chính
cần được lập kịp thời đảm bảo hoạt động được liên tục và ổn định.
Mặc dù hộ vay có thế chấp nhưng việc phát mại gặp khó khăn. Hiện nay
chưa có hướng dẫn nào của Nhà nước cũng như pháp luật về việc phát mại tài
sản thể chấp là đất đai. Thế nên, Nhà nước cần có những văn bản hướng dẫn cụ
thể, có quy định rõ về trách nhiệm hỗ trợ của bên tòa án và chính quyền địa
phương đối với Ngân hàng trong việc phát mại tài sản thế chấp; có qui định trong
bao lâu tòa án phải giải quyết; và nếu có thể nên khuyến khích Ngân hàng thành
lập Ban xử lý tài sản thế chấp, trong đó có sự tham gia của Ngân hàng với sự hỗ
trợ của tòa án và chính quyền địa phương.
Mặc dù Ban Giám đốc Chi nhánh đã chỉ đạo tốt công tác tiếp cận, khai thác
khách hàng mới, nhưng nhu cầu vay vốn còn tùy thuộc vào điều kiện sản xuất
kinh doanh của khách hàng, tính thời vụ trong sản xuất. Kế hoạch điều hòa của
nguồn vốn cấp trên có lúc vẫn còn bị ách tắc làm tăng trưởng tín dụng bị chựng
GVHD: ThS. Dương Quế Nhu 76 SVTH: Trần Quốc Thái
Đánh giá hiệu quả cho vay và rủi ro tín dụng hộ sản xuất tại
NHNo & PTNT huyện Cái Bè
lại, dễ gây tâm lý không hay đối với khách hàng. Đề nghị ngân hàng cấp trên
xem xét, có kế hoạch phân bổ nguồn vốn hợp lý, kịp thời cho Ngân hàng cơ sở.
Công văn, chế độ của ngành trong nghiệp vụ tín dụng thay đổi liên tục làm
thay đổi không nhỏ trong việc điều hành chỉ đạo công tác tín dụng. Nhà nước,
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, NHNo Việt Nam có chính sách văn bản chỉ dẫn
khắc phục những bất cập trong công tác chỉ đạo tín dụng hiện nay, và có những
công văn mang tính chiến lược lâu dài, phù hợp với thực tế, cho phép ngân hàng
cơ sở tùy cơ ứng biến sao cho thích hợp với điều kiện hoạt động cụ thể của mình.
6.2.2. Ngân hàng Nông nghiệp Cái Bè
Tăng trưởng tín dụng phải đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng. Song,
trong thực tế mở rộng tín dụng nhanh và chạy theo cạnh tranh với các tổ chức tín
dụng trên cùng địa bàn dễ dẫn đến buông lỏng, coi nhẹ công tác thẩm định. Bên
cạnh đó kinh tế thị trường tiềm ẩn nhiểu rủi ro cho nên trong chỉ đạo điều hành
tín dụng phải nhanh nhạy, nắm bắt thông tin kịp thời, kết hợp sao cho hài hoà
giữa giữa tăng trưởng dư nợ với hiệu quả vay vốn.
Chi nhánh có thể lập một ban tài sản xử lý thế chấp chuyên quản lý những
tài sản thế chấp được phát mại. Và ban xử lý thế chấp tài sản có thể giải quyết
cho thuê các tài sản thế chấp để có thể tạo ra thu nhập bù đắp một phần thiệt hại
cho Ngân hàng trong lúc các tài sản này chưa bán được.
Nghiệp vụ tín dụng có hai mặt: nhận tiền gởi khách hàng và đầu tư tín dụng.
Hiện chi nhánh đang thực hiện bảo hiểm tiền gởi cho khách hàng. Trong cơ chế
thị trường, Ngân hàng cần mở thêm nghiệp vụ bảo hiểm tín dụng nói chung và
bảo hiểm tín dụng nông nghiệp nói riêng. Bảo hiểm tín dụng thực hiện trên cơ sở
NHNo Cái bè trích một phần chi phí của mình để tham gia đóng bảo hiểm cho
một số khoản tín dụng nhất định và khi gặp phải những rủi ro bất khả kháng theo
qui định bảo hiểm sẽ được bù đắp những rủi ro đó. Có như vậy Ngân hàng mới
tránh được những tổn thất trong kinh doanh.
Ngân hàng mà cụ thể là cán bộ tín dụng phải thường xuyên thông tin về thủ
tục, hồ sơ vay vốn cùng tất cả những qui định về cho vay của Ngân hàng cơ sở để
tất cả các khách hàng nắm rõ. Điều này giúp khách hàng vừa hạn chế sai sót thủ
tục, hồ sơ vay vốn nắm được thời hạn trả nợ và trả nợ đúng hạn vừa giúp Ngân
hàng hạn chế được nợ quá hạn.
GVHD: ThS. Dương Quế Nhu 77 SVTH: Trần Quốc Thái
Đánh giá hiệu quả cho vay và rủi ro tín dụng hộ sản xuất tại
NHNo & PTNT huyện Cái Bè
6.2.3. Kiến nghị đối với khách hàng
Phải tìm hiểu và nắm được các thông tin về thủ tục, hồ sơ vay vốn do cán
bộ tín dụng và tổ trưởng vay vốn phổ biến để cùng ngân hàng thực hiện đúng
những qui định về vay trả đúng thời hạn, hợp pháp.
Nên tự nâng cao trình độ, làm giàu kiến thức về đối tượng sản xuất của
mình như sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi có áp dụng khoa học kỹ thuật để nâng
cao hiệu quả sản xuất vừa để nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống và có
năng lực tài chính trả nợ Ngân hàng đúng hạn.
Ngoài việc để hoàn thành công tác tín dụng của ngân hàng, khách hàng cần
cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác các thông tin cần thiết cho Ngân hàng trong
thủ tục, hồ sơ vay vốn, tuyệt đối trung thực không bóp méo thông tin. Khi nhận
được vốn vay, khách hàng phải xác định được trách nhiệm của mình, phải thực
hiện tốt nghĩa vụ hoàn trả gốc và lãi cho ngân hàng theo đúng hợp đồng tín dụng.
Đối với khách hàng có số nợ khoanh, khi hết thời gian khoanh nợ thì khách hàng
phải hoàn trả số nợ khoanh đó lại cho ngân hàng.
Khách hàng tuyệt đối không vi phạm các nguyên tắc cho vay của ngân hàng
như vay ké, vay vốn sử dụng sai mục đích dẫn đến không đủ thu nhập để trả nợ,
không chịu thanh toán nợ cho ngân hàng khi trong khả năng của mình.
Vì lý do khách quan nào đó mà không thể trả nợ cho Ngân hàng đúng hạn
đã định, khách hàng nên đến ngân hàng để gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ để
tránh tình trạng chuyển thành nợ quá hạn vừa phải trả lãi suất phạt cao, vừa làm
tổng nợ quá hạn của ngân hàng cao.
GVHD: ThS. Dương Quế Nhu 78 SVTH: Trần Quốc Thái
Đánh giá hiệu quả cho vay và rủi ro tín dụng hộ sản xuất tại
NHNo & PTNT huyện Cái Bè
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thái Văn Đại (2005). Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Tủ sách trường
Đại học Cần Thơ.
2. Thái Văn Đại, Bùi Văn Trịnh (2005). Tiền tệ - Ngân hàng, Tủ sách
Trường Đại học Cần Thơ.
3. Trần Ái Kết, Phan Tùng Lâm, Nguyễn Thị Lương, Đoàn Thị Cẩm Vân,
Phạm Xuân Minh (2006). Tài chính - Tiền tệ, Tủ sách Trường Đại học Cần Thơ.
4. Phân tích tài chính (2005, 2006, 2007). Ngân hàng nông nghiệp và phát
triển nông thôn huyện Cái Bè.
5. Nguyễn Hữu Phúc (2006). Rủi ro tín dụng và một số biện pháp phòng
ngừa rủi ro tín dụng tại NHNo & PTNT Cái Bè, Trường Đại học Cần Thơ.
6. Lê Thị Thùy (2006), Phân tích tình hình cho vay hộ nông dân tại NHNo
& PTNT huyện Cái Bè. Luận văn tốt nghiệp. Trường Đại học Cần Thơ.
7. Quyết định 636/QĐ-HĐQT-XLRR (2007). V/v phân loại nợ, trích lập dự phòng
và xử lý rủi ro tín dụng trong hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam. Ngân hàng
No&PTNT Việt Nam.
GVHD: ThS. Dương Quế Nhu 79 SVTH: Trần Quốc Thái
Đánh giá hiệu quả cho vay và rủi ro tín dụng hộ sản xuất tại
NHNo & PTNT huyện Cái Bè
PHỤ LỤC
Phụ lục 1 CƠ CẤU DOANH SỐ CHO VAY THEO THỜI HẠN TÍN DỤNG
TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP CÁI BÈ NĂM 2005-2007
ĐVT: triệu đồng
(Nguồn: Báo cáo nội tệ năm 2005-2007, Phòng tín dụng, NHNo Cái Bè)
NĂM
2005 2006 2007
CHỈ TIÊU
Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
Ngắn hạn 321.574 75,88 338.705 63,67 424.241 75,2
Trung-dài hạn 102.206 24,12 113.436 36,33 139.939 24,8
Tổng cộng 423.780 100,00 452.141 100,00 564.180 100,00
Phụ lục 2 CƠ CẤU DOANH SỐ CHO VAY THEO NGÀNH NGHỀ TẠI
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP CÁI BÈ NĂM 2005-2007
ĐVT: triệu đồng
NĂM
2005 2006 2007
CHỈ TIÊU Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
Nông nghiệp 234.297 55,29 261.496 45,65 288473 55,64
TN-DV 74.574 17,60 89.873 16,90 109.300 20,53
Thủy sản 5.400 1,27 5.350 1,01 6.730 1,37
Ngành khác 109.509 25,84 95.422 36,44 159.677 22,46
Tổng cộng 423.780 100,00 452.141 100,00 564.180 100,00
(Nguồn: Báo cáo nội tệ năm 2005-2007, Phòng tín dụng, NHNo Cái Bè)
Phụ lục 3 CƠ CẤU DOANH SỐ THU NỢ THEO THỜI HẠN TÍN DỤNG
TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP CÁI BÈ NĂM 2005-2007
ĐVT: triệu đồng
NĂM
2005 2006 2007
CHỈ TIÊU
Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
Ngắn hạn 290.302 78,65 320.973 77,88 388.457 79,36
Trung-dài hạn 69.415 21,35 91.181 22,12 132.305 20,64
Tổng cộng 359.717 100,00 412.154 100,00 520.762 100,00
(Nguồn: Báo cáo nội tệ năm 2005-2007, Phòng tín dụng, NHNo Cái Bè)
GVHD: ThS. Dương Quế Nhu 80 SVTH: Trần Quốc Thái
Đánh giá hiệu quả cho vay và rủi ro tín dụng hộ sản xuất tại
NHNo & PTNT huyện Cái Bè
Phụ lục 4 CƠ CẤU DOANH SỐ THU NỢ THEO NGÀNH NGHỀ TẠI
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP CÁI BÈ NĂM 2005-2007
ĐVT: triệu đồng
NĂM
2005 2006 2007
CHỈ TIÊU
Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
Nông nghiệp 217.244 62,59 227.547 55,34 270.105 54,96
TN-DV 66.566 18,03 84.150 20,42 97.326 19,87
Thủy sản 4.955 1,34 6.175 1,50 6.610 1,35
Ngành khác 70.952 18,03 94.282 22,75 146.721 23,82
Tổng cộng 359.717 100,00 412.154 100,00 520.762 100,00
(Nguồn: Báo cáo nội tệ năm 2005-2007, Phòng tín dụng, NHNo Cái Bè)
Phụ lục 5 CƠ CẤU DƯ NỢ THEO THỜI HẠN TÍN DỤNG TẠI NGÂN
HÀNG NÔNG NGHIỆP CÁI BÈ NĂM 2005-2007
ĐVT: triệu đồng
(Nguồn: Báo cáo nội tệ năm 2005-2007, Phòng tín dụng, NHNo Cái Bè)
NĂM
2005 2006 2007
CHỈ TIÊU
Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
Ngắn hạn 246.717 61,48 265.716 60,21 291.957 60,23
Trung-dài hạn 154.578 38,52 175.566 39,79 192.743 39,77
Tổng cộng 401.295 100,00 441.282 100,00 484.700 100,00
GVHD: ThS. Dương Quế Nhu 81 SVTH: Trần Quốc Thái
Đánh giá hiệu quả cho vay và rủi ro tín dụng hộ sản xuất tại
NHNo & PTNT huyện Cái Bè
Phụ lục 6 CƠ CẤU DƯ NỢ THEO NGÀNH NGHỀ TẠI NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP CÁI BÈ NĂM 2005-2007
ĐVT: triệu đồng
NĂM
2005 2006 2007
CHỈ TIÊU
Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
Nông nghiệp 236.568 60,82 270.535 61,30 288.903 59,64
TN-DV 41.438 9,86 47.161 10,69 59.135 13,59
Thủy sản 4.345 1,03 3.520 0,80 3.640 0,75
Ngành khác 118.944 28,29 120.066 27,22 133.022 26,02
Tổng cộng 401.295 100,00 441.282 100,00 484.700 100,00
(Nguồn: Báo cáo nội tệ năm 2005-2007, Phòng tín dụng, NHNo Cái Bè)
Phụ lục 7 CƠ CẤU NỢ QUÁ HẠN THEO THỜI HẠN TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP CÁI BÈ NĂM 2005-2007
ĐVT: triệu đồng
NĂM
2005 2006 2007
CHỈ TIÊU
Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
Ngắn hạn 1.067 47,38 759 44,13 837 43,50
Trung-dài hạn 1.185 52,62 961 55,87 1.087 56,50
Tổng cộng 2.252 100,00 1.720 100,00 1.924 100,00
(Nguồn: Báo cáo nội tệ năm 2005-2007, Phòng tín dụng, NHNo Cái Bè)
GVHD: ThS. Dương Quế Nhu 82 SVTH: Trần Quốc Thái
Đánh giá hiệu quả cho vay và rủi ro tín dụng hộ sản xuất tại
NHNo & PTNT huyện Cái Bè
Phụ lục 8 CƠ CẤU NỢ QUÁ HẠN THEO NGÀNH NGHỀ TẠI NGÂN
HÀNG NÔNG NGHIỆP CÁI BÈ NĂM 2005-2007
ĐVT: triệu đồng
NĂM
2005 2006 2007
CHỈ TIÊU
Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
Nông nghiệp 253 11,23 511 29,71 749 38,93
TN-DV 251 11,15 50 2,91 200 10,40
Thủy sản 800 35,52 - - - -
Ngành khác 948 42,10 1.159 67,38 975 50,68
Tổng cộng 2.252 100,00 1.720 100,00 1.924 100,00
(Nguồn: Báo cáo nội tệ năm 2005-2007, Phòng tín dụng, NHNo Cái Bè)
GVHD: ThS. Dương Quế Nhu 83 SVTH: Trần Quốc Thái
Đánh giá hiệu quả cho vay và rủi ro tín dụng hộ sản xuất tại
NHNo & PTNT huyện Cái Bè
MỤC LỤC
Trang bìa ..................................................................................................................i
Lời cảm tạ ...............................................................................................................ii
Lời cam đoan ........................................................................................................ iii
Nhận xét của cơ quan thực tập...............................................................................iv
Bản nhận xét luận văn tốt nghiệp ...........................................................................v
Mục lục ..................................................................................................................vi
Danh mục biểu bảng ...............................................................................................x
Danh mục hình.......................................................................................................xi
Danh sách từ viết tắt .............................................................................................xii
Tóm tắt ................................................................................................................ xiii
Chương 1: GIỚI THIỆU......................................................................................1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .......................................................................1
1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu ............................................................................1
1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn ...................................................................1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ............................................................................2
1.2.1. Mục tiêu chung.........................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể .........................................................................................3
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU...............................................................................3
1.3.1. Không gian ...............................................................................................3
1.3.2. Thời gian ..................................................................................................3
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................3
1.4. GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ...............3
1.4.1. Giả thuyết cần kiểm định..........................................................................3
1.4.2. Câu hỏi nghiên cứu...................................................................................4
1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU................................................................................4
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..6
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN .................................................................................6
2.1.1. Khái quát về tín dụng ...............................................................................6
2.1.2. Rủi ro tín dụng........................................................................................14
2.1.3. Phân loại nợ ............................................................................................17
GVHD: ThS. Dương Quế Nhu 84 SVTH: Trần Quốc Thái
Đánh giá hiệu quả cho vay và rủi ro tín dụng hộ sản xuất tại
NHNo & PTNT huyện Cái Bè
2.1.4. Các chỉ tiêu cơ bản đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng và mức độ rủi
ro của Ngân hàng..............................................................................................18
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................19
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu .................................................................19
2.2.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu .................................................19
Chương 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN CÁI BÈ.......................................21
3.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN...............................................21
3.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ CHỨC NĂNG CỦA CÁC PHÒNG BAN...........22
3.2.1. Cơ cấu tổ chức........................................................................................22
3.2.2. Chức năng của các phòng ban................................................................22
3.2.3. Chức năng hoạt động của NHNo & PTNN huyện Cái Bè .....................23
3.3. MỘT SỐ QUY CHẾ VỀ CHO VAY TẠI NHNo&PTNT CÁI BÈ..............24
3.3.1. Điều kiện vay vốn...................................................................................24
3.3.2. Nguyên tắc và thời hạn vay vốn.............................................................24
3.3.3. Đối tượng cho vay ..................................................................................25
3.3.4. Hồ sơ vay vốn.........................................................................................26
3.3.5. Tài sản thế chấp......................................................................................26
3.4. QUY TRÌNH CHO VAY ..............................................................................27
3.5. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRONG 03 NĂM QUA CỦA
NHNo&PTNT CÁI BÈ.........................................................................................28
3.5.1. Tình hình huy động vốn .........................................................................28
3.5.2. Tình hình sử dụng vốn............................................................................33
3.5.3. Kết quả hoạt động kinh doanh qua 03 năm 2005-2007 .........................36
3.6. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN.....................................................40
3.6.1. Thuận lợi ................................................................................................40
3.6.2. Khó khăn ................................................................................................41
3.7. PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG SẮP TỚI CỦA NGÂN HÀNG ...........42
Chương 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ CHO VAY VÀ RỦI TO TÍN DỤNG
HỘ SẢN XUẤT TẠI NHNo&PTNT HUYỆN CÁI BÈ...................................44
4.1. PHÂN TÍCH DOANH SỐ CHO VAY .........................................................44
4.1.1. Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng...............................................44
GVHD: ThS. Dương Quế Nhu 85 SVTH: Trần Quốc Thái
Đánh giá hiệu quả cho vay và rủi ro tín dụng hộ sản xuất tại
NHNo & PTNT huyện Cái Bè
4.1.2. Doanh số cho vay theo ngành kinh tế ....................................................46
4.2. PHÂN TÍCH DOANH SỐ THU NỢ.............................................................49
4.2.1. Doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng .................................................49
4.2.2. Doanh số thu nợ theo ngành nghề ..........................................................50
4.3. DƯ NỢ...........................................................................................................53
4.3.1. Dư nợ theo thời hạn tín dụng..................................................................53
4.3.2. Dư nợ theo ngành nghề ..........................................................................54
4.4. NỢ QUÁ HẠN ..............................................................................................57
4.4.1. Nợ quá hạn theo thời hạn tín dụng .........................................................57
4.4.2. Nợ quá hạn theo ngành nghề ..................................................................59
4.5. MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CHO VAY HỘ SẢN XUẤT
VÀ RỦI RO TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT..........................................................61
Chương 5: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY VÀ
PHÒNG NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT TẠI NGÂN HÀNG
No&PTNT HUYỆN CÁI BÈ .............................................................................65
5.1. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG HỘ SẢN
XUẤT CỦA CHI NHÁNH ..................................................................................65
5.1.1. Những kết quả đạt được .........................................................................65
5.1.2. Những mặt tồn tại ...................................................................................66
5.2. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP ................................................................67
5.3. BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT ........70
5.3.1. Đối với khách hàng ................................................................................70
5.3.2. Đối với Ngân hàng .................................................................................71
5.3.3. Đối với chính quyền địa phương và tổ trưởng liên danh .......................73
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................74
6.1. KẾT LUẬN....................................................................................................74
6.2. KIẾN NGHỊ ...................................................................................................76
6.2.1. Ngân hàng cấp trên.................................................................................76
6.2.2. Ngân hàng Nông nghiệp Cái Bè.............................................................77
6.2.3. Kiến nghị đối với khách hàng ................................................................78
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................79
PHỤ LỤC.............................................................................................................80
GVHD: ThS. Dương Quế Nhu 86 SVTH: Trần Quốc Thái
Đánh giá hiệu quả cho vay và rủi ro tín dụng hộ sản xuất tại
NHNo & PTNT huyện Cái Bè
GVHD: ThS. Dương Quế Nhu 87 SVTH: Trần Quốc Thái
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đánh giá hiệu quả cho vay và rủi ro tín dụng hộ sản xuất tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Cái Bè giai đoạn 2000 - 2011.pdf