Đề tài Đánh giá hiệu quả hai năm gia nhập WTO trong lĩnh vực bảo hiểm Việt Nam

Các doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động trên thị trường đương nhiên phả i cạnh tranh với nhau sao cho doanh nghiệp mình hoạt động có hiệu quả, thu được nhiều lợi nhuận. Cạnh tranh không phải là để chia rẽ, phân hóa các doanh nghiệp bảo hiểm mà cạnh tranh sẽ tạo tiền đề để các doanh nghiệp bảo hiể m tiến tới hợp tác song phương, đa phương, thậ m chí tiến tới việc mua bán, hợp nhất, sáp nhập giữa các doanh nghiệp bảo hiểm để tạo nên một sức mạnh cạnh tranh cao hơn. Khi mà các yếu tố như vốn pháp định tăng (từ 70 tỷ đồng lên 300 tỷ đồng với doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, 140 tỷ đồng lên 600 tỷ đồng với doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ); số lượng các doanh nghiệp bảo hiểm trên thị trường ngày càng đông cùng với khả năng giữ lại lớn (10% vốn chủ sở hữu) thì tất yếu các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước sẽ tái bảo hiểm lẫn nhau, tiến tới không phải tái bảo hiểm ra nước ngoài. Chính vì vậy, các doanh nghiệp sẽ tạo ra sự thống nhất về sản phẩm bảo hiể m (quy tắc, điều khoản, biểu phí) và sẽ có sự hợp tác với nhau trong tái bảo hiểm và đồng bảo hiểm.

pdf88 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2333 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá hiệu quả hai năm gia nhập WTO trong lĩnh vực bảo hiểm Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phạm vi cả nước. 3.3. Đời sống nhân dân đƣợc cải thiện Tầng lớp dân cư có thu nhập cao ngày càng gia tăng, đó là giới chủ doanh nghiệp tư nhân, các chuyên gia giỏi trong các doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các chủ hộ kinh doanh, các chủ trang trại làm ăn có hiệu quả. Tất cả đều có nhu cầu bảo hiểm nhân thọ cho mình và cho người thân. Đồng thời, thông qua công tác tuyên truyền của ngành bảo hiểm, thông qua tập quán mua bảo hiểm của giới chủ đầu tư nước ngoài, nhận thức của người dân về vai trò và tác dụng của bảo hiểm ngày càng được nâng cao, những khách hàng tiềm năng có nhu cầu bảo hiểm sẽ quyết định tham gia bảo hiểm sẽ ngày một đông đảo hơn. 3.4. Hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện Hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện và mang tính tương thích với nhau nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người tiêu dùng và của doanh nghiệp. Chúng ta đã tiến hành sửa đổi một số nghị định, thông tư hướng dẫn Luật kinh doanh bảo hiểm và ban hành nghị định 45, nghị định 46 54 ngày 17/03/2007 thay thế cho nghị định 42, Nghị định 43; Thông tư 155, thông tư 156 ngày 20/12/2007 thay thế cho thông tư 98, 99; ban hành quyết định 96 của Bộ Tài chính ngày 19/11/2007 ban hành quy chế triển khai sản phẩm bảo hiểm liên kết chung và quyết định 102 ngày 14/12/2007 ban hành quy chế triển khai sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị. Bộ Tài chính cũng đã ban hành quyết định 23 ngày 09/04/2007 ban hành quy tắc biểu phí bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới, quyết định 28 ngày 24/04/2007 ban hành quy tắc biểu phí bảo hiểm cháy nổ bắt buộc. Bộ Tài chính đang tiến hành sửa đổi bổ sung nghị định 115 về chế độ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới, nghị định 118 về xử phạt hành chính trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm. nghị định 45, nghị định 46, thông tư 155, thông tư 156 đã tạo ra được rào cản kỹ thuật để sàng lọc các doanh nghiệp bảo hiểm muốn được thành lập và hoạt động trên thị trường bảo hiểm Việt Nam như tăng vốn pháp định từ 70 tỷ đồng lên 300 tỷ đồng đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ, từ 140 tỷ đồng lên 600 tỷ đồng đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ; tổ chức nước ngoài đứng ra thành lập doanh nghiệp bảo hiểm phải có trên 10 năm hoạt động kinh doanh bảo hiểm và tổng tài sản trên 2 tỷ USD; quy định về năng lực quản lý và chuyên môn cho các chức danh chủ tịch và ủy viên Hội đồng Quản trị, Giám đốc và Phó Giám đốc chi nhánh; điều kiện mở thêm chi nhánh và phòng kinh doanh. Cơ quan giám sát, quản lý Nhà nước về bảo hiểm đang xúc tiến sửa đổi Luật kinh doanh bảo hiểm nhằm tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, phát huy tính chủ động, sáng tạo của doanh nghiệp bảo hiểm, bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích chính đáng của người tham gia bảo hiểm. Điều này sẽ tạo môi trường thuận lợi cho thị trường bảo hiểm phát triển nhanh và bền vững. 55 4. Thách thức. 4.1. Số lƣợng doanh nghiệp bảo hiểm tăng, gây sức ép cạnh tranh lớn Các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nếu có đủ điều kiện theo luật định đều có quyền xin phép thành lập doanh nghiệp bảo hiểm, trong đó có cả các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài theo đúng cam kết WTO. Hơn nữa, tiềm năng và cơ hội phát triển của thị trường bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ Việt Nam còn đầy hứa hẹn, tốc độ tăng trưởng của ngành bảo hiểm tương đối hấp dẫn, các doanh nghiệp bảo hiểm còn được sử dụng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm vào đầu tư tài chính có khả năng sinh lời cao. Chính vì vậy, thị trường bảo hiểm Việt Nam ngày càng thu hút giới đầu tư tham gia thành lập các doanh nghiệp bảo hiểm. Trong năm 2008, Việt Nam đã có thêm 09 doanh nghiệp bảo hiểm tham gia thị trường bảo hiểm, trong đó có 05 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, 02 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, 02 doanh nghiệp môi giới bảo hiểm. Tuy nhiên, việc có nhiều doanh nghiệp bảo hiểm ra đời làm cho sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp bảo hiểm vốn đã gay gắt nay càng gay gắt hơn. Đặc biệt là hiện tượng các doanh nghiệp cạnh tranh, chiếm thị phần bằng cách hạ phí bảo hiểm đến mức quá thấp, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự an toàn tài chính của các doanh nghiệp. Sự gia tăng quá nhanh số lượng các doanh nghiệp bảo hiểm trong khi việc đào tạo nhân viên trong lĩnh vực bảo hiểm chưa đáp ứng kịp đã làm căng thẳng thêm tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực trong ngành bảo hiểm, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao. Vì vậy, việc quản lý, quản trị rủi ro/chi phí đang thực sự là vấn đề nghiêm trọng trong hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm. Mặc dù các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn, hết sức chú trọng vấn đề này, nhưng để cải thiện tình hình cần phải có thời gian. 56 4.2. Nguồn nhân lực trong lĩnh vực bảo hiểm còn hạn chế. Nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm hiện nay vừa thiếu, vừa yếu, đặc biệt là thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao. Những người đang hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm hầu hết chuyển từ các hoạt động kinh tế khác sang hoặc chưa được đào tạo bài bản về nghiệp vụ bảo hiểm nên tính chuyên nghiệp chưa cao. Thực trạng này đã ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực quản lý và điều hành; khả năng nghiên cứu, thiết kế các sản phẩm mới; việc tiếp cận, cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho khách hàng và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm. Đây cũng chính là lý do khiến cho sự chảy máu chất xám và nguồn nhân lực chất lượng cao đang diễn ra khá phổ biến giữa các doanh nghiệp bảo hiểm – một thách thức lớn đối với thị trường bảo hiểm Việt Nam mà không phải dễ dàng và nhanh chóng khắc phục được. 4.3. Tình trạng trục lợi bảo hiểm. Theo quy định tại Thông tư 31/2004/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 118 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm thì: “Trục lợi bảo hiểm là hành vi cố ý lừa dối của tổ chức, cá nhân nhằm thu lợi bất chính khi tham gia bảo hiểm, bồi thường bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm và giải quyết khiếu nại bảo hiểm”. Như vậy, nói đến trục lợi bảo hiểm là nói đến hành vi của tổ chức, cá nhân được thực hiện một cách cố ý nhằm thu lợi bất chính. Hiện nay, tình trạng trục lợi bảo hiểm ở Việt Nam diễn ra khá phổ biến, phức tạp và rất khó kiểm soát. Không chỉ có khách hàng trục lợi mà bản thân một số cán bộ làm bảo hiểm cũng trục lợi và tiếp tay cho trục lợi bảo hiểm. Hiện tượng này không những ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của khách hàng, kết quả và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm, mà nguy hiểm hơn là ảnh hưởng đến tâm lý khách hàng và dư luận xã hội. 57 CHƢƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LĨNH VỰC BẢO HIỂM TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH VIỆT NAM GIA NHẬP WTO I. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN LĨNH VỰC BẢO HIỂM ĐẾN 2010 Bảo hiểm đóng vai trò rất to lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Kinh doanh bảo hiểm được coi như tấm lá chắn kinh tế của nền kinh tế xã hội, góp phần ổn định sản xuất kinh doanh, ổn định đời sống khi những rủi ro hiểm họa xảy ra. Chính vì vậy, ngành bảo hiểm nhận được sự quan tâm rất lớn của Đảng và Chính phủ. Năm 2003, Chính phủ, cụ thể là Bộ Tài chính, đã đưa ra “Báo cáo chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam từ năm 2003 đến năm 2010”. Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm được xây dựng trên cơ sở: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001 – 2010; Chiến lược phát triển thị trường tài chính tiền tệ; yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Mục tiêu của chiến lược là “Xây dựng và phát triển thị trường bảo hiểm với đầy đủ các yếu tố của thị trường, tăng tỷ trọng hoạt động kinh doanh bảo hiểm trên tổng giá trị dịch vụ nói riêng và GDP nói chung, thực hiện chức năng bảo hiểm là công cụ để bảo vệ nền kinh tế trước các nguy cơ rủi ro và là công cụ để huy động vốn cho đầu tư phát triển, đáp ứng yêu cầu tăng trưởng kinh tế với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 7,5% /năm trong 10 năm tới. Các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam có khả năng tài chính vững mạnh, năng lực kinh doanh và công nghệ quản lý được hiện đại hóa, đội ngũ cán bộ công tác trong ngành bảo hiểm có trình độ đủ đáp ứng yêu cầu cạnh tranh, hội nhập. Người dân có điều kiện tiếp cận các loại sản phẩm bảo hiểm với chất lượng phù hợp tiêu chuẩn quốc tế. Các doanh nghiệp bảo hiểm có đủ khả năng cung cấp các loại sản phẩm phục vụ các nhu cầu bảo hiểm cơ bản của nền kinh tế và của các tầng lớp dân cư, đặc biệt là các chương trình bảo hiểm 58 phát triển nông, lâm, ngư nghiệp, bảo hiểm nhân thọ dài hạn theo hướng phát huy nội lực, chủ động thu hút ngoại lực. Quản lý, giám sát phải được thực hiện dựa trên hệ thống các chỉ tiêu quản lý và chỉ tiêu tài chính khách quan, phù hợp với yêu cầu, thực tiễn kinh doanh bảo hiểm của nước ta và các nguyên tắc, chuẩn mực quốc tế; Công nghệ quản lý, giám sát được hiện đại hóa, đội ngũ cán bộ quản lý có đủ tri thức và năng lực quản lý, bảo đảm thị trường bảo hiểm hoạt động an toàn, hiệu quả”3. Chiến lược đã đưa ra bảy chỉ tiêu cụ thể phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam cho đến năm 2010. Đó là các chỉ tiêu: 1. Nâng tỷ trọng dịch vụ bảo hiểm trên GDP và đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm. Tốc độ tăng trưởng bình quân tổng doanh thu phí bảo hiểm khoảng 24%/năm, nâng tỷ trọng doanh thu phí bảo hiểm của toàn ngành bảo hiểm so với GDP từ 1,3% năm 2002 lên khoảng 2,5% năm 2005 và 4,2% năm 2010. Trong đó tốc độ tăng doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ bình quân khoảng 16,5%/năm, tăng từ 2.600 tỷ đồng năm 2002 lên 9.000 tỷ đồng năm 2010; tốc độ tăng doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ bình quân khoảng 28%/năm, tăng từ 4.400 tỷ đồng năm 2002 lên 31.000 tỷ đồng năm 2010. 2. Ổn định kinh tế - xã hội và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đáp ứng yêu cầu bồi thường và trả tiền bảo hiểm nhanh chóng và đầy đủ, bảo đảm ổn định tài chính cho nền kinh tế và cuộc sống dân cư trước các rủi ro. Nâng tổng dự phòng nghiệp vụ của các doanh nghiệp từ 8.400 tỷ đồng năm 2002 lên 100.000 tỷ đồng năm 2010 (tức tăng khoảng 12 lần). Nâng tổng vốn đầu tư trở lại nền kinh tế từ 6.700 tỷ đồng năm 2002 lên 90.000 tỷ đồng năm 2010 (tức tăng khoảng 14 lần). 3 Trích “Báo cáo chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam từ năm 2003 đến năm 2010”. 59 3. Tạo thêm công ăn việc làm và tăng thu cho ngân sách Nhà nước. Mở rộng mạng lưới phân phối sản phẩm một cách sâu rộng thông qua việc phát triển hệ thống đại lý khai thác bảo hiểm, qua đó góp phần tạo thêm việc làm cho xã hội. Tăng số lượng đại lý bảo hiểm và đội ngũ cán bộ, nhân viên làm việc trong ngành bảo hiểm từ 76.600 người năm 2002 lên khoảng 150.000 người năm 2010. Tăng tốc độ tăng trưởng, nộp ngân sách Nhà nước đạt bình quân khoảng 20%/năm cho đến năm 2010 (tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 1993 – 2002 là 17%/năm). II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LĨNH VỰC BẢO HIỂM TẠI VIỆT NAM 1. Những giải pháp đối với Nhà nƣớc: 1.1. Xây dựng hàng rào kỹ thuật về tiêu chuẩn thành lập DN BH Việc xây dựng hàng rào kỹ thuật về tiêu chuẩn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm là một sự sàng lọc cần thiết, hợp lý, không vi phạm những nguyên tắc của WTO nhằm lựa chọn tốt nhất các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có nguyện vọng thành lập doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động tại Việt Nam lâu dài và đóng góp cho sự phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam. Những tiêu chuẩn cơ bản bao gồm: Lịch sử và kinh nghiệm tổ chức hoạt động kinh doanh bảo hiểm của người tham gia thành lập, Dự kiến các sản phẩm bảo hiểm đưa ra thị trường phù hợp với nhu cầu của nền kinh tế xã hội, không tạo ra sự cạnh tranh gay gắt và góp phần phát triển thị trường bảo hiểm, Có bộ máy tổ chức, lãnh đạo điều hành và năng lực nghiệp vụ bảo hiểm, thể hiện ở kinh nghiệm và bằng cấp của người đảm nhiệm từng chức vụ, 60 Có hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng nhu cầu triển khai, phát triển sản phẩm bảo hiểm, quản lý, giám sát hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Có nguồn vốn chủ sở hữu lớn hơn hoặc bằng vốn pháp định để đảm bảo kinh doanh bảo hiểm lâu dài tại Việt Nam, tạo điều kiện đầu tư công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu phát triển và đảm bảo biên khả năng thanh toán cho khách hàng. 1.2. Hoàn thiện từng bƣớc luật KDBH và các văn bản hƣớng dẫn Trong hai năm qua, Chính phủ đã tiến hành sửa đổi và bổ sung một số Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành Luật kinh doanh bảo hiểm để tạo hành lang pháp lý ngày càng chặt chẽ cho các doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động trên thị trường bảo hiểm Việt Nam. Tuy nhiên, để hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh bảo hiểm phù hợp với các cam kết WTO, phù hợp với chuẩn mực quốc tế, đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm, chúng ta cần tiếp tục tiến hành những giải pháp sau đây: Điều chỉnh những quy định chưa hợp lý: Vấn đề liên quan đến xử phạt hành chính trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm đã được quy định trong Nghị định 118; tuy nhiên, số tiền xử phạt đối với doanh nghiệp bảo hiểm khi vi phạm chỉ là 70 triệu đồng, đây là khoản tiền nhỏ, chưa đủ để răn đe và ngăn chặn các doanh nghiệp bảo hiểm vi phạm hoặc tái vi phạm Luật kinh doanh bảo hiểm. Bộ Tài chính, cụ thể là Cục quản lý, giám sát bảo hiểm, cần có những nghiên cứu kỹ lưỡng để đưa ra khoản tiền xử phạt thích hợp, đủ sức răn đe các doanh nghiệp bảo hiểm. Có như vậy thì thị trường bảo hiểm mới có thể phát triển an toàn và lành mạnh. Vấn đề trích lập và trình bày dự phòng dao động lớn có sự đối lập giữa các quy định. Chuẩn mực kế toán số 19 không cho phép các doanh nghiệp bảo 61 hiểm trích lập dự phòng dao động lớn nhưng quy định quản lý tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm ở Việt Nam lại yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm phải trích lập dự phòng dao động lớn. Việc trích lập dự phòng dao động lớn là việc làm rất quan trọng trong các doanh nghiệp bảo hiểm, giúp các doanh nghiệp ổn định tình hình tài chính, đảm bảo khả năng thanh toán khi xảy ra những thảm họa, rủi ro lớn như vụ ngập lụt cuối tháng 10 năm 2008 tại Hà Nội. Bởi vậy, cần có sự điều chỉnh thích hợp để tạo sự đồng bộ, nhất quán giữa các văn bản pháp luật và phù hợp với thông lệ quốc tế. Báo cáo cho Hợp phần 4 – ETV2 (Chương trình hỗ trợ kỹ thuật Châu Âu cho Việt Nam) đã đưa ra đề xuất cho vấn đề này là cho phép các doanh nghiệp bảo hiểm trích lập dự phòng dao động lớn như quy định hiện tại song trình bày trên báo cáo tài chính như một phần của vốn chủ sở hữu. Nhiều quốc gia cũng đã thực hiện theo cách này khi áp dụng chuẩn mực hợp đồng bảo hiểm. Cần sửa đổi quy định liên quan đến thuế giá trị gia tăng đánh vào dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ. Chúng ta không nên thu thuế giá trị gia tăng đối với dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ mà thay vào đó là huy động doanh nghiệp bảo hiểm đóng góp vào Quỹ phòng chống thiên tai như các nước trên thế giới đang làm. Hiện nay, thuế giá trị gia tăng đối với nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ là 10% số tiền bảo hiểm và thuế này do doanh nghiệp bảo hiểm thu hộ Nhà nước từ người tham gia bảo hiểm. Theo lý thuyết tài chính học thì “Bảo hiểm là trung gian tài chính có chức năng huy động quỹ bảo hiểm tập trung để phân phối lại cho những người đóng góp quỹ bị thiên tai, tai nạn. Vì vậy, bản chất của bảo hiểm – trung gian tài chính – là không có giá trị gia tăng. Hơn nữa, mục đích cơ bản của người tham gia bảo hiểm là khi kém may mắn, gặp thiên tai, tai nạn thì tổn thất xảy ra sẽ được doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường. Như vậy, người được bảo hiểm bị rủi ro tổn thất, hoạn nạn, đáng được cứu trợ, không nên đánh thuế giá trị gia tăng với việc mua bảo hiểm của 62 họ. Lý do thứ hai là người tham gia bảo hiểm nếu không gặp rủi ro tổn thất thì số phí của họ đã đóng sẽ được dùng để bồi thường cho người tham gia bảo hiểm khác kém may mắn, gặp thiên tai, tai nạn, bị thiệt hại. Với giác độ này thì người tham gia bảo hiểm trở thành nhà từ thiện, không nên đánh thuế giá trị gia tăng đối với việc mua bảo hiểm. Lý do thứ ba là người dân càng mua bảo hiểm đông đảo bao nhiêu thì tổn thất thiệt hại của họ được doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường cơ bản khắc phục được hậu quả, ổn định sản xuất kinh doanh và đời sống. Nhờ đó mà ngân sách Nhà nước giảm bớt được khoản chi hỗ trợ, cứu trợ xã hội. Vì vậy, người dân càng tham gia bảo hiểm nhiều thì ngân sách càng mang tính chất ổn định bấy nhiêu. Với góc độ này, bảo hiểm góp phần ổn định ngân sách Nhà nước, vì thế, không nên đánh thuế giá trị gia tăng với người mua bảo hiểm. Bổ sung các quy định còn thiếu Cần bổ sung thêm quy định về mức sàn phí bảo hiểm của từng nghiệp vụ bảo hiểm để hạn chế việc cạnh tranh không lành mạnh bằng việc hạ phí bảo hiểm quá mức của các doanh nghiệp bảo hiểm trên thị trường, đảm bảo khả năng bồi thường khi có rủi ro, thảm họa xảy ra. Vấn đề một công ty bảo hiểm rút lui khỏi thị trường hoặc trở nên mất khả năng thanh toán cần được quy định chi tiết và cụ thể hơn. Các quy định hiện hành trong Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 có đề cập tới việc chuyển giao các hợp đồng bảo hiểm, nhưng không đề cập cụ thể tới trường hợp một công ty bảo hiểm chủ động chấm dứt hoạt động trên thị trường. Luật cũng đã liệt kê những biện pháp nhằm phục hồi khả năng thanh toán của một công ty bảo hiểm, việc thành lập ban giám sát nhằm kiểm soát các công ty mất khả năng thanh toán; tuy nhiên chưa quy định cụ thể các biện pháp này cần được thực hiện như thế nào, ban giám sát được thành lập và hoạt động ra sao. Luật cũng dẫn chiếu đến “Luật Phá sản Doanh nghiệp”, tuy nhiên, doanh nghiệp 63 bảo hiểm không giống như các doanh nghiệp khác. Quyền lợi của người mua bảo hiểm phải được ưu tiên bảo vệ hàng đầu. Áp dụng thủ tục phá sản như các doanh nghiệp thông thường, thứ tự ưu tiên thanh toán có thể không đảm bảo được quyền lợi của người mua bảo hiểm. Do đó Nhà nước cần rà soát kỹ các văn bản pháp lý có liên quan để đảm bảo các nguyên tắc của Luật Phá sản Doanh nghiệp vẫn được tuân thủ, trong khi quyền lợi của người mua bảo hiểm vẫn được bảo vệ tối đa. Cần xây dựng hành lang pháp lý đầy đủ cho các hoạt động điều tra tư nhân và điều tra dân sự để các doanh nghiệp bảo hiểm có điều kiện chủ động hơn về mặt thị trường. Các kết quả của hoạt động điều tra tư nhân và điều tra dân sự cần được pháp chế hóa cụ thể để có giá trị pháp lý làm cơ sở cho các doanh nghiệp bảo hiểm chủ động đánh giá và xử lý những trường hợp có dấu hiệu trục lợi bảo hiểm trước khi vụ việc bị coi là mang yếu tố hình sự. Đây là việc làm cần thiết bởi trong ngành bảo hiểm, để thực hiện hoạt động điều tra, doanh nghiệp cần phải có những kỹ năng và chuyên môn phù hợp. Việc xây dựng hành lang pháp lý này sẽ giúp các doanh nghiệp bảo hiểm tránh được những trường hợp trục lợi bảo hiểm, mặt khác, nếu ở một mức độ có thể chấp nhận được thì doanh nghiệp bảo hiểm sẽ có cách xử lý mà vẫn đạt được mục đích giao kết hợp đồng với khách hàng đó. 1.3. Hình thành bộ máy quản lý Nhà nƣớc về hoạt động kinh doanh BH Tháng 02 năm 2009, Vụ Bảo hiểm đã được chuyển thành Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm. Điều này chứng tỏ sự quan tâm của Nhà nước đối với việc quản lý, giám sát thị trường bảo hiểm. Cục quản lý, giám sát bảo hiểm được thành lập với vai trò được củng cố hơn. Tuy nhiên, Nhà nước vẫn cần phải nâng cao hơn nữa quyền lực của Cục quản lý, giám sát bảo hiểm; hình thành bộ phận Thanh tra bảo hiểm trực thuộc Cục quản lý, giám sát bảo hiểm, bộ phận này có quyền ra quyết định xử phạt những vi phạm trong hoạt động kinh 64 doanh bảo hiểm; hình thành bộ phận Nghiên cứu định hướng phát triển thị trường bảo hiểm trong từng giai đoạn, làm cơ sở cấp phép thành lập doanh nghiệp bảo hiểm và ban hành các văn bản pháp quy. Ngoài ra, Nhà nước cần thành lập Cơ quan giám sát các dịch vụ tài chính trực thuộc Chính phủ. Cơ quan này có chức năng tiếp nhận báo cáo hoạt động, kiểm tra xử phạt các hoạt động kinh doanh bảo hiểm, chứng khoán, cho thuê tài chính, đầu tư tài chính, ngân hàng, tín dụng. Việc kiểm soát liên ngành sẽ không cho phép tạo kẽ hở giấu rủi ro, khiếm khuyết của ngành đến khi được phát hiện ra ngành bảo hiểm sẽ ảnh hưởng đến các ngành khác như ngân hàng, cho vay đầu tư quá nhiều vào chứng khoán và bất động sản, dẫn đến tăng trưởng bong bóng. Hậu quả là bất động sản đóng băng, chứng khoán giảm giá, ảnh hưởng đến sự suy sụp của ngân hàng, bảo hiểm và các dịch vụ tài chính khác. 2. Những giải pháp đối với Hiệp hội bảo hiểm Hiệp hội bảo hiểm được thành lập năm 1999 với vai trò xây dựng một ngôi nhà chung, nói lên tiếng nói chung cho các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam, xây dựng chế độ tự quản của các doanh nghiệp bảo hiểm. Thời gian qua, Hiệp hội bảo hiểm đã phát huy được vai trò tuyên truyền về bảo hiểm, tư vấn, thẩm định, đóng góp ý kiến xây dựng văn bản pháp quy; tổng hợp cung cấp thông tin, đánh giá tình hình thị trường bảo hiểm Việt Nam; tổ chức các buổi hội thảo, đào tạo, tập huấn, xây dựng chế độ hợp tác và tự quản; mở rộng mối quan hệ hợp tác với các tổ chức kinh tế xã hội trong và ngoài nước. Song, thực tế, không ít doanh nghiệp bảo hiểm chưa tôn trọng Hiệp hội. Các quy tắc ứng xử, quy chế, thỏa thuận hợp tác luôn bị các doanh nghiệp bảo hiểm vi phạm mà chưa có chế tài xử phạt. Thực chất, chi phí hoạt động của Hiệp hội vẫn do các doanh nghiệp bảo hiểm đóng góp. Để Hiệp hội có tiếng nói khách quan, có thể phát huy vai trò của mình thì cần từng bước tăng thu nhập của Hiệp hội, giảm dần sự đóng góp kinh phí từ các doanh nghiệp bảo hiểm. Để 65 làm được điều này thì Nhà nước nên giao cho Hiệp hội bảo hiểm thực hiện các công việc hành chính công. Trước mắt, có thể quy định Hiệp hội bảo hiểm là nơi duy nhất tổ chức kiểm tra, cấp chứng chỉ đại lý bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ. Nếu làm được việc này thì chúng ta sẽ nâng cao rõ rệt được chất lượng đào tạo, tuyển dụng đại lý, đồng thời ngăn chặn được việc tạo ra đội ngũ đại lý bảo hiểm khống, chi hoa hồng khống cho đại lý khi hiện nay doanh nghiệp bảo hiểm vừa là người đào tạo, cấp chứng chỉ vừa là người sử dụng và chi hoa hồng đại lý. Sau đó, Hiệp hội bảo hiểm sẽ là người được quyền thu các dịch vụ tư vấn phản biện, đóng góp ý kiến văn bản pháp quy, thu từ dịch vụ duy trì hợp đồng và cung cấp thông tin từ phần mềm quản lý dữ liệu, quản lý bảo hiểm thống nhất, thu từ dịch vụ đào tạo. 3. Những giải pháp đối với các doanh nghiệp bảo hiểm 3.1. Nâng cao năng lực cạnh tranh Các doanh nghiệp bảo hiểm, đặc biệt là các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước, cần tập trung nỗ lực nâng cao năng lực cạnh tranh, khả năng hội nhập quốc tế sâu rộng, phù hợp với mô hình phát triển doanh nghiệp bảo hiểm theo chuẩn mực quốc tế. Để làm được điều này thì các doanh nghiệp nên tập trung thực hiện tốt các vấn đề sau: Đầu tiên, các doanh nghiệp bảo hiểm phải tập trung nâng cao hệ thống công nghệ thông tin nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý từ khâu khai thác, theo dõi hợp đồng, theo dõi khách hàng, tiếp nhận thông tin từ khách hàng, xử lý sự cố thiên tai, tai nạn, giám định bồi thường, tính phí, đánh giá rủi ro. Hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp bảo hiểm có vai trò rất quan trọng và đem lại hiệu quả rất cao, doanh nghiệp bảo hiểm nào càng ứng dụng được nhiều công nghệ thông tin vào trong hoạt động quản lý kinh doanh thì càng đem lại hiệu quả thiết thực trong việc phát triển kinh doanh bảo hiểm, chăm sóc 66 khách hàng, quản lý rủi ro và nâng cao năng lực cạnh tranh. Trước đây, các doanh nghiệp bảo hiểm cũng đã đầu tư nhiều vào công nghệ thông tin nhưng lại thiếu đồng bộ, dẫn đến thất bại hoặc hiệu quả ứng dụng điều hành không cao. Để giải quyết được vấn đề này, mỗi doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam nên lựa chọn đối tác chiến lược, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, để tiếp thu kinh nghiệm, năng lực quản lý điều hành doanh nghiệp cũng như tiếp thu những phần mềm quản lý điều hành mang tính hệ thống và có thực tiễn ứng dụng hiệu quả cao của các doanh nghiệp nước ngoài. Thứ hai là tập trung vào công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực mang tính hệ thống, bài bản với những nội dung, chương trình đào tạo phù hợp với chuẩn mực quốc tế thay cho lối đào tạo truyền bá kinh nghiệm, kiến thức của người đi trước dạy bảo người đi sau. Đối với các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, cần từng bước tăng dần tỉ trọng khai thác bảo hiểm qua khâu trung gian là môi giới và đại lý bảo hiểm, tinh giảm biên chế đội ngũ cán bộ khai thác trước đây để đào tạo những cán bộ quản lý bảo hiểm giỏi, nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm, mở rộng dịch vụ chăm sóc khách hàng ngày một tốt hơn. Ngoài ra, các doanh nghiệp bảo hiểm cả trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ cần có những chương trình tuyển dụng, đào tạo, sử dụng chế độ đãi ngộ thích hợp cho những đại lý bảo hiểm từ lúc mới được tuyển dụng đến bước thăng tiến sau này sao cho có chất lượng và đảm bảo thu nhập ngày càng cao, tạo ra đội ngũ đại lý bảo hiểm chuyên nghiệp, chuyên tâm với nghề, cống hiến cho doanh nghiệp. Thứ ba, các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam cần tạo cho mình lợi thế hơn hẳn về địa lý, văn hóa, pháp luật để cạnh tranh với các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài không hoạt động tại Việt Nam. Thế mạnh 67 địa lý tạo cơ hội cho doanh nghiệp bảo hiểm tiếp cận trực tiếp với khách hàng, đầu tư, mở rộng các dịch vụ gia tăng cho khách hàng, ví dụ như khám bệnh, điều trị tại bệnh viện có đội ngũ y bác sĩ nổi tiếng Việt Nam, bảo dưỡng xe, sửa chữa xe không thuộc tai nạn bảo hiểm được giảm giá…Thế mạnh địa lý cũng tạo cơ hội cho doanh nghiệp giải quyết việc giám định cũng như bồi thường nhanh nhất, trực tiếp tới khách hàng, từ đó đem đến sự hài lòng và tin tưởng về chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp bảo hiểm ở khách hàng. Thế mạnh về văn hóa tạo điều kiện cho các doanh nghiệp bảo hiểm hiểu biết được mục đích, nhu cầu, mong muốn của khách hàng tiềm năng trước khi lựa chọn sản phẩm bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm. Từ đó, các doanh nghiệp đưa ra những giải pháp phù hợp để đáp ứng tốt những nhu cầu đó của khách hàng; đó là phương pháp tiếp cận khách hàng, cách thức tuyên truyền vận động khách hàng mua bảo hiểm, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng về sản phẩm bảo hiểm để có thể mở rộng phạm vi bảo hiểm hoặc đưa ra sản phẩm bảo hiểm mới, cũng như nghiên cứu những khó khăn vướng mắc mà khách hàng cần doanh nghiệp bảo hiểm cùng tháo gỡ…Thế mạnh về pháp luật là điều quan trọng nhất vì người được bảo hiểm sẽ được bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp trước pháp luật Việt Nam. Hồ sơ và thủ tục đòi bồi thường, biên bản giám định, chứng từ chứng minh thiệt hại dễ dàng thực hiện tại Việt Nam và được pháp luật Việt Nam công nhận. Nếu có gì không thỏa thuận được, khách hàng có thể kiện doanh nghiệp bảo hiểm ra tòa án Việt Nam. Đây là lợi thế vượt trội. Nếu một số khách hàng tham gia bảo hiểm ở doanh nghiệp bảo hiểm đang hoạt động tại nước ngoài, có thể doanh nghiệp nước ngoài sẽ yêu cầu chứng thư giám định tổn thất cấp bởi một công ty giám định có uy tín quốc tế mà không công nhận những kết quả của cơ sở y tế, cơ quan công an, chính quyền địa phương như các doanh nghiệp bảo hiểm 68 Việt Nam vẫn làm. Mặt khác, hồ sơ bồi thường của khách hàng nếu có một loại giấy tờ nào đó do sơ suất về ngày tháng năm, số lượng, đơn giá, trị giá, người lập không phù với với những giấy tờ còn lại có thể bị từ chối bồi thường mà không được làm lại. Giải quyết tranh chấp với doanh nghiệp bảo hiểm đang hoạt động ở nước ngoài rất khó khăn về ngôn ngữ, luật sư, nguồn luật và tòa án đứng ra xét xử nên người được bảo hiểm sẽ khó theo đuổi vụ kiện hoặc thắng kiện. Chính vì những lợi thế trên mà các doanh nghiệp bảo hiểm đang hoạt động tại Việt Nam nên tận dụng tối đa lợi thế của mình, tổ chức tuyên truyền đến từng khách hàng để họ hiểu và mua sản phẩm bảo hiểm của doanh nghiệp mình. 3.2. Tăng cƣờng hợp tác giữa các doanh nghiệp bảo hiểm Các doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động trên thị trường đương nhiên phải cạnh tranh với nhau sao cho doanh nghiệp mình hoạt động có hiệu quả, thu được nhiều lợi nhuận. Cạnh tranh không phải là để chia rẽ, phân hóa các doanh nghiệp bảo hiểm mà cạnh tranh sẽ tạo tiền đề để các doanh nghiệp bảo hiểm tiến tới hợp tác song phương, đa phương, thậm chí tiến tới việc mua bán, hợp nhất, sáp nhập giữa các doanh nghiệp bảo hiểm để tạo nên một sức mạnh cạnh tranh cao hơn. Khi mà các yếu tố như vốn pháp định tăng (từ 70 tỷ đồng lên 300 tỷ đồng với doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, 140 tỷ đồng lên 600 tỷ đồng với doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ); số lượng các doanh nghiệp bảo hiểm trên thị trường ngày càng đông cùng với khả năng giữ lại lớn (10% vốn chủ sở hữu) thì tất yếu các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước sẽ tái bảo hiểm lẫn nhau, tiến tới không phải tái bảo hiểm ra nước ngoài. Chính vì vậy, các doanh nghiệp sẽ tạo ra sự thống nhất về sản phẩm bảo hiểm (quy tắc, điều khoản, biểu phí) và sẽ có sự hợp tác với nhau trong tái bảo hiểm và đồng bảo hiểm. Ngoài ra, các doanh nghiệp bảo hiểm cần hợp tác với nhau trong 69 việc xây dựng dữ liệu quản lý bảo hiểm, đánh giá rủi ro, phân tích rủi ro, cung cấp thông tin về bồi thường, nguyên nhân tổn thất, phòng chống trục lợi bảo hiểm để hoạt động hiệu quả hơn. 3.3. Nâng cao chất lƣợng phục vụ Như đã đề cập ở trên, chất lượng phục vụ là yếu tố rất quan trọng giúp các doanh nghiệp tạo uy tín và niềm tin nơi khách hàng. Tuy nhiên hiện nay các doanh nghiệp trong nước lại chưa chú trọng nhiều đến dịch vụ chăm sóc khách hàng, đặc biệt là khâu giải quyết bồi thường, khiến cho khách hàng thiếu tin tưởng vào vai trò của bảo hiểm. Vì vậy mà các doanh nghiệp bảo hiểm cần nâng cao chất lượng phục vụ của doanh nghiệp mình. Trước hết là doanh nghiệp bảo hiểm cần công khai, minh bạch hóa hơn nữa về hồ sơ, thủ tục giải quyết bồi thường. Thứ hai là doanh nghiệp cần đơn giản hóa hồ sơ, thủ tục bồi thường, giúp khách hàng tiết kiệm thời gian, giảm tối đa phiền phức. Thứ ba, các doanh nghiệp bảo hiểm nên tăng cường hỗ trợ, giúp đỡ khách hàng trong việc thu thập hồ sơ chứng từ để giải quyết bồi thường cho nạn nhân khi những hồ sơ chứng từ này buộc phải lấy từ cơ quan có thẩm quyền như công an, bệnh viện bằng cách thiết lập các mối liên hệ với các cơ quan này. Thứ tư, các doanh nghiệp bảo hiểm cần lập đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp trong việc giám định bồi thường tổn thất để giám định tổn thất một cách chính xác và nhanh chóng, nhất là khi có rủi ro bảo hiểm xảy ra. Ngoài việc nâng cao chất lượng khâu giải quyết bồi thường thiệt hại, các doanh nghiệp bảo hiểm nên chú trọng tới khâu chăm sóc khách hàng như các gói dịch vụ hỗ trợ khách hàng. Chẳng hạn đối với bảo hiểm ô tô, xe cơ giới doanh nghiệp có thể cung cấp cho khách hàng dịch vụ cứu hộ giao thông miễn phí, khi khách hàng gặp rắc rối trong quá trình tham gia giao thông như gặp tắc đường hoặc bị lạc mà không thể thoát ra được thì thông qua hệ thống đường dây nóng của doanh nghiệp bảo hiểm, khách hàng sẽ được chỉ dẫn tận 70 tình để nhanh chóng giải quyết vấn đề đó. Dịch vụ này đã được các công ty bảo hiểm ở nước ngoài thực hiện từ rất lâu và rất có hiệu quả, hiện nay thì nước ta đã có công ty bảo hiểm Liberty đang tiến hành triển khai thực hiện gói dịch vụ này và nhận được sự hưởng ứng cao của khách hàng. Hoặc đối với bảo hiểm nhân thọ, các doanh nghiệp bảo hiểm nên chú trọng quan tâm đến từng khách hàng bằng cách tặng thiếp, quà vào những dịp đặc biệt như sinh nhật, ngày quốc tế phụ nữ…Nếu các doanh nghiệp gây được niềm tin trong lòng khách hàng của mình thì sẽ giữ được khách hàng cũ và ngày càng thu hút thêm được nhiều khách hàng tiềm năng. 3.4. Nâng cao năng lực quản lý điều hành, quản trị rủi ro. Các doanh nghiệp bảo hiểm cần phải nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, đặc biệt cần phải chú trọng tới việc đào tạo nguồn nhân lực, đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao để có thể đáp ứng được yêu cầu quản lý, quản trị rủi ro/chi phí với hiệu quả cao. Để làm được điều này, các doanh nghiệp nên cử người đi học hỏi kinh nghiệm tại các công ty bảo hiểm nước ngoài có uy tín, hoạt động lâu năm trên thị trường bảo hiểm và tổ chức các lớp đào tạo, nâng cao năng lực của nhân viên. 71 KẾT LUẬN Bảo hiểm là một ngành dịch vụ tài chính nhạy cảm, việc mở cửa thị trường theo lộ trình cam kết WTO đã tạo ra nhiều cơ hội cũng như thách thức cho toàn thị trường và cho mỗi doanh nghiệp bảo hiểm trong nước. Thị trường bảo hiểm đã trải qua hai năm thực hiện các cam kết mở cửa trong WTO, các doanh nghiệp bảo hiểm cũng đã tận dụng được nhiều cơ hội và vượt qua nhiều thách thức để phát triển, tăng trưởng doanh thu. Hai năm qua cũng là hai năm các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước bộc lộ những yếu kém trong hoạt động quản trị, điều hành doanh nghiệp. Mặc dù doanh thu toàn thị trường bảo hiểm vẫn tăng nhưng hoạt động kinh doanh nghiệp vụ lại lỗ, lỗ toàn thị trường là 163 tỷ đồng. Để có thể tiếp tục đứng vững trên thị trường bảo hiểm trong thời gian tới, đòi hỏi các nhà quản lý và các doanh nghiệp bảo hiểm phải cố gắng tìm được lối đi phù hợp cho riêng mình. Trong hai năm qua, Chính phủ cũng đã nỗ lực xây dựng hành lang pháp lý, sửa đổi và bổ sung các quy định cần thiết, tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề phải được tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi bổ sung để thị trường bảo hiểm Việt Nam phát triển lành mạnh, an toàn. Về cơ bản, khóa luận đã chỉ ra đƣợc một số vấn đề sau: 1. Sau hai năm gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO, thị trường bảo hiểm Việt Nam đã trải qua nhiều khó khăn, thách thức, tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp bảo hiểm đều có lãi, thị trường bảo hiểm vẫn đạt được mức tăng trưởng 11,78% năm 2008. Thị trường bảo hiểm của chúng ta được mở cửa khá sớm, các doanh nghiệp bảo hiểm có một thời gian dài để chuẩn bị nên thích ứng khá nhanh. Mặc dù doanh thu toàn thị trường bảo hiểm năm 2008 là 26.938 tỷ đồng tăng 2.839 tỷ đồng so với năm 2007 nhưng thị trường đang có dấu hiệu đi xuống. Khi đi sâu phân tích, chúng ta nhận thấy doanh thu của các 72 công ty bảo hiểm chủ yếu là từ hoạt động đầu tư tài chính. Hầu hết các công ty bảo hiểm trên thị trường đều lỗ trong hoạt động kinh doanh nghiệp vụ, toàn thị trường lỗ 163 tỷ đồng, chỉ có một vài doanh nghiệp bảo hiểm lớn là có lãi trong hoạt động nghiệp vụ. Nguyên nhân chủ yếu của vấn đề này là các doanh nghiệp đua nhau hạ phí bảo hiểm để cạnh tranh, giành thị phần nên khi rủi ro xảy ra, phí bảo hiểm không đủ để bồi thường. Hơn nữa, năm 2008 cũng là năm nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn, lạm phát, thiên tai, lũ lụt và chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới trong những tháng cuối năm. Vì vậy, các doanh nghiệp bảo hiểm phải cố gắng, nỗ lực hết sức, đưa ra những chiến lược cụ thể cùng với các chính sách phát triển thị trường có tính chất định hướng của Nhà nước thì thị trường bảo hiểm mới có thể tiếp tục phát triển lành mạnh, ổn định trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang có nhiều khó khăn trong năm 2009. 2. Hệ thống pháp lý về bảo hiểm của Nhà nước ngày càng hoàn thiện, minh bạch hơn, các quy định tiệm cận hơn với tiêu chuẩn quốc tế. Các doanh nghiệp Việt Nam được tiếp cận với nguồn vốn đầu tư lớn, tiếp thu công nghệ và các kỹ năng quản lý tiên tiến của các tập đoàn bảo hiểm nổi tiếng nước ngoài. Tuy nhiên, hiện giờ hệ thống pháp luật bảo hiểm vẫn còn nhiều điểm chưa hợp lý, cần phải sửa đổi, bổ sung, các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam vẫn còn nhiều điểm yếu về năng lực tài chính, khả năng quản lý, quản trị rủi ro cần phải khắc phục. 3. Trên cơ sở các phân tích trên, tác giả đã đưa ra một số giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm. Về phía Nhà nước, cần phải hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo hiểm theo chuẩn mực quốc tế, nâng cao năng lực quản lý và giao thêm quyền lực cho bộ máy quản lý giám sát thị trường bảo hiểm, cụ thể là Cục quản lý, giám sát bảo hiểm thuộc Bộ Tài chính. Đồng thời, Bộ Tài chính cũng cần xem xét và đưa ra những hàng rào kỹ thuật về tiêu chuẩn 73 thành lập doanh nghiệp bảo hiểm để sàng lọc những doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài có năng lực tài chính và khả năng quản lý tốt, giúp thị trường bảo hiểm phát triển an toàn. Về phía các doanh nghiệp bảo hiểm, cần đưa ra những chiến lược phát triển thích hợp, nâng cao kỹ năng quản lý, ứng dụng công nghệ thông tin và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Có như vậy thị trường bảo hiểm của chúng ta mới có thể đứng vững được trong bối cảnh nền kinh tế đang suy thoái hiện nay và vững bước phát triển trong tương lai. Tác giả hy vọng phần nào đã đưa ra được một số giải pháp mang tính gợi mở, giúp thị trường bảo hiểm Việt Nam tiếp tục phát triển trong thời gian tới. Hy vọng rằng sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự nỗ lực hết mình của các doanh nghiệp bảo hiểm và ý thức bảo hiểm ngày càng cao của người dân sẽ giúp cho thị trường bảo hiểm Việt Nam phát triển bền vững và mạnh mẽ./. 74 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Tài chính (2006), Niên giám thị trường bảo hiểm Việt Nam 2005, NXB Tài chính 2. Bộ Tài chính (2007), Niên giám thị trường bảo hiểm Việt Nam 2006, NXB Tài chính 3. Bộ Tài chính (2008), Niên giám thị trường bảo hiểm Việt Nam 2007, NXB Tài chính 4. Bộ Tài chính, Cục quản lý, giám sát bảo hiểm (2009), Tài liệu hội nghị ngành bảo hiểm Việt Nam năm 2009 5. Ban công tác gia nhập WTO (2006), Biểu cam kết về thương mại dịch vụ 6. Chính phủ, Nghị định 118/2003/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm 7. Chính phủ, QĐ 153/2003/QĐ-BTC về hệ thống chỉ tiêu giám sát hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm 8. Chính phủ, QĐ 175/2003/QĐ-TTg, Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam từ năm 2003 đến năm 2010 9. Luật Kinh doanh bảo hiểm, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội 10. GS.TS Hoàng Văn Châu, PGS.TS Vũ Sĩ Tuấn, PGS.TS Nguyễn Như Tiến (2002), Giáo trình Bảo hiểm trong kinh doanh, NXB Khoa học và kỹ thuật 11. PGS.TS Nguyễn Như Tiến (2006), Thị trường bảo hiểm Việt Nam cơ hội và thách thức trong quá trình hội nhập, NXB Lý luận chính trị 12. PGS.TS Nguyễn Văn Định (2004), Giáo trình Quản trị kinh doanh bảo hiểm, NXB Thống kê 13. PSG.TS Nguyễn Văn Định, Giáo trình Bảo hiểm, NXB Thống kê 14. Tạp chí Thị trường bảo hiểm, Tái bảo hiểm Việt Nam số 1/2009 15. Tạp chí Bảo hiểm 75 16. Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam, Bản tin Bảo hiểm và Đời sống số 1/2009 17. www.vnexpress.net, Bản tóm tắt biểu cam kết WTO 18. www.avi.org.vn, website Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam 19. www.baohiem.pro.vn, Đặng Ngọc Thanh, Dự báo thị trường bảo hiểm Việt Nam 20. www.webbaohiem.net, Tổng quan thị trường bảo hiểm Việt Nam 2008 21. www.webbaohiem.net, Bảo hiểm Liberty mở rộng phạm vi kinh doanh 22. website Tổng công ty tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam Vinare 23. www.thongtinphapluatdansu.wordpress.com, Nguyễn Thị Thủy (2007), Chống trục lợi bảo hiểm trong Luật Kinh doanh bảo hiểm 24. www.taichinh24h.com, Lịch sử phát triển ngành bảo hiểm 76 PHỤ LỤC 1. DANH SÁCH CÁC CÔNG TY BẢO HIỂM, MÔI GIỚI BẢO HIỂM NĂM 2008 STT TÊN CÔNG TY NĂM THÀNH LẬP HÌNH THỨC SỞ HỮU VỐN ĐIỀU LỆ ĐÃ GÓP (tỷ đồng) I. Công ty bảo hiểm phi nhân thọ: 27 công ty Trong nƣớc: 16 công ty 1 Tổng Cty cổ phần bảo hiểm Bảo Việt (Bảo hiểm Bảo Việt) 1964 Cổ phần 1000 2 Tổng Cty cổ phần Bảo Minh (Bảo Minh) 1994 Cổ phần 755 3 Cty cổ phần bảo hiểm Petrolimex (Pjico) 1995 Cổ phần 335,104 4 Công ty cổ phần bảo hiểm Nhà Rồng (Bảo Long) 1995 Cổ phần 167,2 5 Cty cổ phần bảo hiểm dầu khí (PVI) 1996 Cổ phần 1035,5 6 Cty cổ phần bảo hiểm Bưu điện (PTI) 1998 Cổ phần 300 7 Cty TNHH Bảo hiểm ngân hàng công thương Việt Nam 2002 Cổ phần 92,6 8 Công ty cổ phần bảo hiểm Viễn Đông (VASS) 2003 Cổ phần 300 9 Công ty cổ phần bảo hiểm AAA (AAA) 2005 Cổ phần 675,027 10 Cty bảo hiểm Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam ( BIC) 2005 Nhà nước 500 11 Công ty cổ phần bảo hiểm Toàn Cầu (GIC) 2006 Cổ phần 300 12 Cty ty cổ phần bảo hiểm ngân hàng NN &PTNT Việt Nam (Agrinco) 2006 Cổ phần 380 13 Cty cổ phần bảo hiểm Bảo Tín (Bảo Tín) 2006 Cổ phần 80 14 Cty cổ phần bảo hiểm Quân Đội (MIC) 2007 Cổ phần 300 15 Cty cổ phần bảo hiểm Hàng không Việt Nam (VNI) 2008 Cổ phần 477,6 16 Cty cổ phần Bảo hiểm Hùng Vương 2008 Cổ phần 166,124 17 Cty Bảo hiểm Than Khoáng Sản 2008 Cổ phần − Có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài: 11 công ty 18 Cty LD bảo hiểm quốc tế Việt Nam (VIA) 1996 Liên doanh 300 19 Cty LD bảo hiểm Liên hiệp (UIC) 1997 Liên doanh 63 20 Cty LD TNHH bảo hiểm Samsung Vina (Samsung Vina) 2002 Liên doanh 76,746 21 Cty bảo hiểm tổng hợp Groupama Việt Nam (Groupama) 2001 100% vốn nước ngoài 116,53 22 Cty TNHH bảo hiểm QBE Việt Nam (QBE) 2005 100% vốn nước ngoài 89,618 23 Cty TNHH bảo hiểm phi nhân thọ AIG Việt Nam (AIG) 2005 100% vốn nước ngoài 318,575 24 Cty TNHH bảo hiểm ACE (ACE) 2006 100% vốn nước ngoài 300 25 Cty TNHH bảo hiểm Liberty (Liberty) 2006 100% vốn nước ngoài 321,062 26 Cty TNHH Bảo hiểm Mitsui Sumitomo (MSIG) 2008 100% vốn nước ngoài − 27 Cty TNHH Bảo hiểm Fubon Việt Nam 2008 100% vốn nước ngoài 300 II. Công ty bảo hiểm nhân thọ: 11 công ty Trong nƣớc: 1 công ty 28 Bảo Việt nhân thọ 2004 Cổ phần 1,500 tỷ đồng Có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài: 10 công ty 29 Cty TNHH bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam (Prudential) 1999 100% vốn nước ngoài 75 triệu USD 30 Cty TNHH Manulife Việt Nam (Manulife) 1999 100% vốn nước ngoài 25 triệu USD 31 Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ AIG Việt Nam 2000 100% vốn nước ngoài 25 triệu USD 32 Cty TNHH bảo hiểm nhân thọ Ace (Ace life) 2005 100% vốn nước ngoài 20 triệu USD 33 Cty TNHH bảo hiểm nhân thọ Prévoir Việt Nam (Prevoir) 2005 100% vốn nước ngoài 10 triệu USD 34 Cty TNHH bảo hiểm nhân thọ Cathay Việt Nam (Cathay) 2007 100% vốn nước ngoài 60 triệu USD 35 Cty TNHH bảo hiểm nhân thọ Great Eastern Việt Nam 2007 100% vốn nước ngoài 600 tỷ đồng 36 Cty TNHH bảo hiểm nhân thọ Dai-ichi Việt Nam (Dai-ichi) 2007 100% vốn nước ngoài 25 triệu USD 37 Cty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Vietcombank Cardif (VCLI) 2008 Liên doanh 600 tỷ đồng 38 Cty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Hàn Quốc 2008 100% vốn nước ngoài 60 triệu USD III. Công ty tái bảo hiểm: 1 công ty 39 Tổng công ty cổ phần tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam (VINARE) 1994 Cổ phần 672,2 tỷ đồng IV. Công ty môi giới bảo hiểm: 10 công ty Trong nƣớc: 6 công ty 40 Cty cổ phần môi giới bảo hiểm Việt Quốc (Việt Quốc) 2001 Cổ phần 6 tỷ đồng 41 Cty cổ phần môi giới bảo hiểm Á Đông 2003 Cổ phần 6 tỷ đồng 42 Cty cổ phần môi giới bảo hiểm Đại Việt (Đại Việt) 2003 Cổ phần 6 tỷ đồng 43 Cty cổ phần môi giới bảo hiểm Thái Bình Dương (PIB) 2005 Cổ phần 6 tỷ đồng 44 Cty cổ phần môi giới bảo hiểm Cimeco (Cimeco) 2006 Cổ phần 4 tỷ đồng 45 Cty môi giới bảo hiểm Sao Việt 2008 Cổ phần - Có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài: 4 công ty 46 Cty TNHH Aon Việt Nam (Aon) 1993 100% vốn nước ngoài 300.000 USD 77 47 Cty TNHH môi giới bảo hiểm Grass Savoye Willis Việt Nam (Grassavoye) 2003 100% vốn nước ngoài 300.000 USD 48 Cty TNHH môi giới bảo hiểm Marsh Việt Nam (Marsh) 2003 100% vốn nước ngoài 300.000 USD 49 Cty môi giới bảo hiểm Jardine Lloy Thompson (JLT) 2008 100% vốn nước ngoài − 77 PHỤ LỤC 2. DOANH THU - THỊ PHẦN PHÍ BH GỐC NĂM 2004, 2005, 2006, 2007 VÀ ƢỚC NĂM 2008 Đơn vị: Tỷ đồng STT TÊN CÔNG TY DOANH THU PHÍ BẢO HIỂM GỐC THỊ PHẦN PHÍ BẢO HIỂM GỐC 2004 2005 2006 2007 2008 2004 2005 2006 2007 2008 I. Công ty bảo hiểm phi nhân thọ 4.767 5.486 6.404 8.258 10.899 100% 100% 100% 100% 100% Trong nƣớc 4.470 5.217 6.062 7.793 10.198 93,77% 95,10% 94,66% 94,37% 93,95% 1 Bảo Việt 1.929 2.106 2.246 2.602 3.305 40,47% 38,39% 35,07% 31,51% 30,45% 2 Bảo Minh 1.058 1.178 1.387 1.611 1.886 22,19% 21,47% 21,66% 19,51% 17,38% 3 Pjico 600 729 670 823 1.061 12,59% 13,29% 10,46% 9,97% 9,78% 4 PVI 208 703 1.164 1.650 2.016 4,36% 12,81% 18,18% 19,98% 18,57% 5 PTI 552 266 281 288 433 11,58% 4,85% 4,39% 3,49% 3,99% 6 Bảo Long 93 113 114 165 254 1,95% 2,06% 1,78% 2,00% 2,34% 7 VASS 30 91 108 167 221 0,63% 1,66% 1,69% 2,02% 2,04% 8 AAA ‾ 5 49 155 203 ‾ 0,09% 0,77% 1,88% 1,87% 9 GIC ‾ ‾ 3 166 193 ‾ 0,05% 2,01% 1,78% 10 BIC ‾ 26 40 147 264 ‾ 0,47% 0,62% 1,78% 2,43% 11 Agrinco ‾ ‾ ‾ 18 131 ‾ ‾ ‾ 0,22% 1,21% 12 Bảo Tín ‾ ‾ ‾ 1 8,65 ‾ ‾ ‾ 0,01% 0,08% 13 MIC ‾ ‾ ‾ ‾ 143 ‾ ‾ ‾ ‾ ‾ 14 VNI ‾ ‾ ‾ ‾ 72 ‾ ‾ ‾ ‾ ‾ 15 Hùng Vương ‾ ‾ ‾ ‾ 6,81 ‾ ‾ ‾ ‾ ‾ 16 Than Khoáng Sản ‾ ‾ ‾ ‾ ‾ ‾ ‾ ‾ ‾ ‾ Có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài 297 269 342 463 701 6,23% 4,90% 5,34% 5,61% 6,43% 17 UIC 101 115 131 164 176 2,12% 2,10% 2,05% 1,99% 1,61% 18 VIA 68 72 94 107 160 1,43% 1,31% 1,47% 1,30% 1,47% 19 IAI 9 17 24 25 23,82 0,19% 0,31% 0,37% 0,30% 0,22% 20 Samsung Vina 16 26 48 66 84,12 0,34% 0,47% 0,75% 0,80% 0,77% 21 Groupama 0 1 2 2 3,87 0% 0,02% 0,03% 0,02% 0,04% 22 QBE ‾ 38 24 29 37,08 0,69% 0,37% 0,35% 0,34% 23 AIG ‾ ‾ 19 62 103,65 ‾ 0,30% 0,75% 0,95% 24 ACE ‾ ‾ ‾ 4 21,71 ‾ ‾ 0,05% 0,20% 25 Liberty ‾ ‾ ‾ 4 45,20 ‾ ‾ 0,05% 0,41% 26 MSIG ‾ ‾ ‾ ‾ 45,20 ‾ ‾ ‾ 0,41% 27 Fubon Việt Nam ‾ ‾ ‾ ‾ 0,44 ‾ ‾ ‾ 0,004% * LD Việt Úc4 22 ‾ ‾ ‾ ‾ ‾ ‾ ‾ ‾ ‾ * Allianz Việt Nam5 81 ‾ ‾ ‾ ‾ ‾ ‾ ‾ ‾ ‾ II. Công ty bảo hiểm nhân thọ 7.711 8.130 8.495 9.438 10.339 100% 100% 100% 100% 100% Trong nƣớc 3.043 3.064 3.113 3.286 3.425 33,13% 37,69% 36,65% 34,82% 33,13% 28 Bảo Việt nhân thọ 3.043 3.064 3.113 3.286 3.425 33,13% 37,69% 36,65% 34,82% 33,13% Có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài 4.668 5.006 5.382 6.152 6.914 66,87% 61,57% 63,35% 65,18% 66,87% 29 Dai-ichi 6 212 287 369 473 586 5,67% 3,53% 4,34% 5,01% 5,67% 30 Prudential 3.104 3.355 3.529 3.958 4.270 41,30% 41,27% 41,54% 41,94% 41,30% 31 Manulife 889 523 897 968 1.081 10,46% 6,43% 10,56% 10,26% 10,46% 32 AIG life 7 463 898 518 547 629 6,08% 11,05% 6,10% 5,80% 6,08% 33 Ace life ‾ 3 52 162 308 2,98% 0,04% 0,61% 1,72% 2,98% 34 Prevoir ‾ ‾ 17 44 30 0,29% ‾ 0,20% 0,47% 0,29% 35 Cathay ‾ ‾ ‾ ‾ 10 0,10% ‾ ‾ ‾ ‾ 36 Great Eastern ‾ ‾ ‾ ‾ ‾ ‾ ‾ ‾ ‾ ‾ 37 VCLI ‾ ‾ ‾ ‾ ‾ ‾ ‾ ‾ ‾ ‾ 38 Bảo hiểm nhân thọ Hàn Quốc ‾ ‾ ‾ ‾ ‾ ‾ ‾ ‾ ‾ ‾ TỔNG CỘNG 12.478 13.616 14.928 17.696 21.238 4 Năm 2006 Cty LD Việt Úc đã được vốn hóa và đổi tên thành Công ty bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIC) 5 Năm 2006 Cty Bảo hiểm QBE (Australia) đã mua lại toàn bộ phần vốn góp của các đối tác trong Cty TNHH Bảo hiểm Allianz Việt 6 Trước kia là Cty BH nhân thọ Bảo Minh CMG 7 Trước kia là Cty TNHH bảo hiểm quốc tế Mỹ Việt Nam (AIA) 79 PHỤ LỤC 3: CƠ CẤU ĐẦU TƢ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ 1. Danh mục đầu tƣ Giá trị (tỷ đồng) Tỷ trọng So sánh 08/07 2007 2008 2007 2008 Gửi tiền tại các tổ chức tín dụng 5.346,142 7.327,931 52,68% 48,27% 37,07% Trái phiếu Chính phủ 580,157 552,979 5,72% 3,64% -4,68% Trái phiếu doanh nghiệp có bảo lãnh 341,806 0 3,37% 0,00% -100,00% Cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp không có bảo lãnh 819,270 1.263,306 8,07% 8,32% 54,20% Góp vốn vào các doanh nghiệp khác 792,785 1.380,716 7,81% 9,10% 74,16% Kinh doanh bất động sản 467,905 79,775 4,61% 0,53% -82,95% Cho vay 352,588 97,915 3,47% 0,65% -72,23% Ủy thác đầu tư 1.248,319 3.526,200 12,30% 23,23% 182,48% Khác 198,986 950,980 1,96% 6,26% 377,91% 2. Tổng nguồn vốn đầu tƣ 10.147,956 15.179,803 100% 100% 49,58% 3. Thu nhập hoạt động đầu tƣ 921,434 915,879 -0,60% 4. Lãi suất đầu tƣ (%) 9,08% 6,03% -33,55% CƠ CẤU ĐẦU TƢ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM NHÂN THỌ 1. Danh mục đầu tƣ Giá trị (tỷ đồng) Tỷ trọng So sánh 08/07 2007 2008 2007 2008 Tiền gửi ngân hàng 4.743 6.311 14,57% 16,24% 24,85% Trái phiếu chính phủ 18.422 22.581 56,58% 58,10% 18,42% Cổ phiếu, góp vốn 3.674 2.951 11,28% 7,59% -24,50% Cho vay 2.932 3.930 9,01% 10,11% 25,39% Đầu tư khác 2.788 3.095 8,56% 7,96% 9,92% 2. Tổng nguồn vốn đầu tƣ 32.559 38.868 100% 100% 16,23% 3. Thu nhập hoạt động đầu tƣ 5.127 4.010 -27,86% 4.Lãi suất đầu tƣ 15,75% 10,32% -52,63% *Ghi chú: Số liệu bảng này không tính Cathay và Great Eastern 80 PHỤ LỤC 4: BỒI THƢỜNG, TRẢ TIỀN BẢO HIỂM GIAI ĐOẠN 2004 - 2008 Đơn vị: Tỷ đồng STT TÊN CÔNG TY 2004 2005 2006 2007 2008 Công ty bảo hiểm phi nhân thọ 1.717 2.168,1 2.459 3.216 4.537 Trong nƣớc 1.676 2.110,9 2.402 3.100 4.419 1 Bảo Việt 892 952,0 1.073 1.306,70 1.573,25 2 Bảo Minh 354 498,9 611 725,26 1.010,98 3 Pjico 283 378,7 323 326,07 399,32 4 PVI 43 144,4 158 417,66 872,07 5 PTI 63 60,5 101 137,59 141,26 6 Bảo Long 39 54,8 68 80,96 111,91 7 VASS 2 16,2 54 51,06 95,67 8 AAA ‾ 0,5 8 27,26 60,03 9 GIC ‾ ‾ ‾ 11,04 36,492 10 BIC ‾ 4,9 6 15,38 72,112 11 Agrinco ‾ ‾ ‾ 1,42 28,147 12 Bảo Tín ‾ ‾ ‾ 0,025 0,368 13 MIC ‾ ‾ ‾ ‾ 17,64 14 VNI ‾ ‾ ‾ ‾ ‾ 15 Hùng Vương ‾ ‾ ‾ ‾ ‾ 16 Than Khoáng Sản ‾ ‾ ‾ ‾ ‾ Có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài 41 57,2 57 115 118 17 UIC 14 12,5 14 26,702 29,15 18 VIA 16 23,6 26 43,749 39,41 19 IAI 0 1,5 4 26,666 7,72 20 Samsung Vina 1 10,5 3 4,119 15,09 21 Groupama 1 0,1 1 0,426 0,45 22 QBE ‾ 9,0 4 6,020 3,42 23 AIG ‾ ‾ 5 7,299 15,85 24 ACE ‾ ‾ ‾ 0 0,18 25 Liberty ‾ ‾ ‾ 0,180 6,25 26 MSIG ‾ ‾ ‾ ‾ ‾ 27 Fubon Việt Nam ‾ ‾ ‾ ‾ ‾ 28 LD Việt Úc 2 ‾ ‾ ‾ ‾ 29 Allianz Việt Nam 7 ‾ ‾ ‾ ‾ Công ty bảo hiểm nhân thọ 1.418 2.301,2 3.231 3.389 Trong nƣớc 1.086 1.516,7 1.984 1.938 30 Bảo Việt Nhân thọ 1.086 1.516,7 1.984 1.938 Có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài 332 784,5 1.247 1.451 31 *Dai-ichi 3 32,7 64 83 32 Prudential 308 571,4 805 899 33 Manulife 13 124,9 230 310 34 **AIG life 8 55,5 147 154 35 Ace life ‾ ‾ 1 4 36 Prevoir ‾ ‾ ‾ 1 37 Cathay ‾ ‾ ‾ ‾ 38 Great Eastern ‾ ‾ ‾ ‾ 39 VCLI ‾ ‾ ‾ ‾ 40 Bảo hiểm nhân thọ Hàn Quốc ‾ ‾ ‾ ‾ Tổng thị trƣờng 3.135 4.469,3 5.690 6.605 81 * Trước kia Dai-ichi là công ty bảo hiểm nhân thọ Bảo Minh CMG **Trước kia AIG life là AIA

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf4547_9196.pdf
Luận văn liên quan