Việc tìm giải pháp cho vấn nạn ngập lụt đô thị lại tuỳ thuộc vào chiến lược qui hoạch
đô thị của thành phố có bền vững hay không. Vấn đề ngập lụt đô thị của thành phố
thường mang tính cục bộ. Riêng khu vực quận Bình Thạnh thường xuyên bị ảnh hưởng
yếu tố triều cường. Các khu vực còn lại của thành phố rất dễ bị ngập lụt vào mùa mưa
hoặc khi những cơn mưa với cường độ lớn. Hầu hết các trục đường chính của khu trung
tâm thành phố trở thành những “con sông nội thị” gây cản trở lớn lao đến các hoạt động
xã hội. Như vậy, việc tìm các giải pháp nhằm hạn chế việc ngập lụt đô thị của thành phố
phụ thuộc rất nhiều vào công tác qui hoạch.
Trước hết khu vực phía Nam Sài Gòn cần tiến hành gấp rút nguyên tắc “bù”, có
nghĩa là phải bù lại phần đã bị lấp đi bằng các hồ điều tiết lớn và hệ thống kênh rạch mới
nhằm khai thông dòng chảy từ trong nội ô ra phía sông Sài Gòn. Tuy nhiên những nỗ lực
này nếu thực hiện được cũng chỉ giảm bớt phần nào ngập lụt nội thị.
25 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2880 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá hiệu quả hệ thống thoát nước tại thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
TIỂU LUẬN MÔN QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG
Đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HỆ THỐNG THOÁT
NƯỚC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
GVHD: Th.S Nguyễn Văn Toàn
LỚP: K10407B
Thành phố Hồ Chí Minh
2012
1
1
MỤC LỤC
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ................................................................................................................ 2
Chương 1: XÁC ĐỊNH CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG HỆ THỐNG
THOÁT NƯỚC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .................................................................... 3
1.1 Quy hoạch tổng thể đô thị ................................................................................................ 3
1.2 Cơ sở hạ tầng hệ thống thoát nước ................................................................................. 4
1.3 Tốc độ đô thị hóa .............................................................................................................. 6
1.4 Khả năng quản lý của cơ quan chuyên trách ................................................................. 8
1.5 Khả năng tài chính ............................................................................................................ 9
1.6 Bề mặt bê tông hóa ......................................................................................................... 11
1.7 Ý thức người dân............................................................................................................. 12
1.8 Điều kiện tự nhiên........................................................................................................... 13
Chương 2: XÁC ĐỊNH TRỌNG SỐ VÀ HỆ SỐ MỨC CHẤT LƯỢNG..................... 16
2.1 Bảng tính............................................................................................................................... 16
2.2 Nhận xét ............................................................................................................................ 18
Chương 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CỦA HỆ THỐNG
THOÁT NƯỚC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ......................................................... 21
KẾT LUẬN ................................................................................................................................... 24
2
2
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nhìn lại những thành tựu đạt được hơn 30 năm, từ khi đất nước đổi mới, chúng ta những
người dân Việt không thể không tự hào. Những công trình mọc lên rầm rộ: những khu công
nghiệp, nhà máy, tòa nhà chọc trời…như mang một hương sắc mới cho đất nước, mở ra
những triển vọng hé mở vào ngày mai tươi sáng. Tuy nhiên cũng đồng thời dự báo rằng
chúng ta phải đối mặt với những vấn đề khó khăn đã, đang và sẽ xảy ra. Với tốc độ phát
triển nhanh của đô thị hóa, mang lại bộ mặt mới cho đất nước cùng với đó là sự suy giảm
ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường mà hiện nay đang được các bài báo, trang mạng
bàn luận xôn xao, trong đó có vấn đề về hệ thống thoát nước. Thành phố Hồ Chí Minh, một
trong những thành phố tiêu biểu, dẫn đầu của nước Việt Nam, nơi chúng tôi đang sinh sống
và học tập đã chứng kiến rất rõ về vấn đề này. Ngập nước vẫn diễn ra thường xuyên, đặc
biệt những lúc triều cường, đã gây cản trở nhiều tiến độ các công trình và giao thông tại
thành phố, ảnh hưởng đến nền kinh tế, xã hội và đời sống sinh hoạt của người dân trên địa
bàn thành phố. Để nghiên cứu rõ hơn về vấn đề này, nhóm chúng tôi những chuyên gia tài
năng tập sự đã chọn đề tài “ Đánh giá hiệu quả hệ thống thoát nước tại thành phố
HCM” nhằm đánh giá chất lượng hiệu quả của hệ thống thoát nước tại thành phố để từ đó
có cái nhìn đúng đắn về vấn đề, cũng như đưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao chất lượng
của hệ thống thoát nước tại thành phố. Hi vọng rằng, đề tài này sẽ là một tư liệu tham thảo
bổ ích cho những ai quan tâm đến vấn nạn thoát nước đô thị trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh nói riêng và Việt Nam nói chung.
3
3
Chương 1: XÁC ĐỊNH CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG HỆ
THỐNG THOÁT NƯỚC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Sau khi tìm hiểu thông tin về hệ thống thoát nước TP Hồ Chí Minh, nhóm chúng tôi
đã đề ra được tám chỉ tiêu để đánh giá chất lượng hệ thống thoát nước như sau:
1.1 Quy hoạch tổng thể đô thị
Trước hết ta cần tìm hiểu khái niệm Qui hoạch là gì? Qui hoạch, cũng gọi là qui
hoạch đô thị hay qui hoạch thành phố và vùng, là một lĩnh vực chuyên môn luôn biến đổi
và có tính mục đích nhằm năng cao chất lượng sống và hạnh phúc của con người và các
cộng đồng bằng việc tạo ra không gian sống thuận tiện, bình đẳng, tốt cho sức khỏe, hiệu
quả và hấp dẫn cho các thế hệ hôm nay và mai sau.
Qui hoạch là công cụ giúp các các nhà lãnh đạo trong xã hội, các doanh nhân và công
dân đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng sống của con người.Qui
hoạch tốt giúp tạo ra những cộng đồng vĩ đại trong đó mọi người có nhiều lựa chọn tốt về
cách và nơi mà họ muốn sống.
Quy hoạch tổng thể TP.HCM đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cách đây hơn
10 năm. Theo đó, ngoài việc hoàn thiện quy hoạch chung xây dựng thành phố và thiết kế
đô thị khu trung tâm, thành phố đang đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch cho các quận -
huyện.
Thành phố Hồ Chí Minh có độ dốc từ Bắc xuống Nam, cao ở phía Bắc (Đông Bắc và
Tây Bắc) và thấp dần xuống phía Nam, hướng thoát nước là Bắc -Tây bắc-Đông Bắc
xuống Nam-Đông nam-Tây Nam. Khu vực phía Nam (quận 7, Nhà Bè) này như túi chứa
nước cứu nguy cho toàn thành phố khi mưa to, triều cường và nước từ các sông Đồng
Nai, Sài Gòn đổ dồn về với lưu lượng lớn. Nếu xây nhà thì chỉ là thấp tầng, mật độ thưa
và giữ nguyên các kênh rạch, đầm hồ để đảm bảo an toàn cho thành phố Sài Gòn. Nhưng
rất tiếc là TP.HCM đã phát triển quá mạnh mẽ và quá nhanh về phía Nam, bắt đầu là khu
dân cư Phú Mỹ Hưng (khởi công 1996 với hơn 350 ha). Hệ quả của việc phát triển sai
4
4
hướng này là TP.HCM bị ngập nặng, lượng nước mưa và triều cường lúc trước được
chứa ở túi nước phía Nam Sài Gòn thì nay bị đẩy sâu vào trong nội địa làm cho gần như
toàn bộ thành phố bị ngập rộng và sâu, vào những lúc mưa đạt vào khoảng 70 mm gặp
thêm triều cường dâng cao là hết phương cứu chữa, nhiều nơi chưa bao giờ bị ngập thì
nay bị ngập nước với các cơn mưa chỉ ở mức trung bình như khu vực Ủy ban nhân dân
thành phố, đường Lê Thánh Tôn, thậm chí Củ Chi, Thủ Đức là nơi cao nay cũng bị ngập
nước. Hậu quả này không thể khắc phục được nữa và cũng chưa biết phải tính như thế
nào trong một dự báo là khoảng 62% diện tích của TP.HCM sẽ nằm dưới mặt nước biển
nếu như nước biển dâng lên 0.7 mét trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu.
Đó là do quá trình qui hoạch yếu kém và sai lầm dẫn đến việc ngập lụt càng ngày
càng nhiều hơn. Thay vì phát triển về vùng cao phía Đông - Đông Bắc thì TP HCM lại
chọn hướng ngược lại; các khu đô thị phía Nam Nhà Bè mọc lên tại các khu vực vùng
trũng trước đây là hồ chứa nước khiến Sài Gòn ngày càng ngập nặng: “Càng mở rộng đô
thị hiện đại ở vùng Nam Sài Gòn, Bình Chánh, quận 7, Nhà Bè, tức là đang ngăn đường
thoát nước của thành phố”…
Các công trình mọc lên trong 1 thời gian dài đã làm biến mất 47 con kênh, với tổng
diện tích hơn 16 ha, san lấp hơn bảy ha hồ Bình Tiên - một trong những hồ chứa nước
quan trọng nhất của khu vực. Cùng với đó, quá trình này cũng làm suy giảm diện tích cây
xanh, diện tích thấm bề mặt. Tất cả những nhân tố trên đã góp phần làm cho hệ thống
thoát nước trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ngày càng trì trệ và quá tải, dẫn đến tình
trạng ngập lụt ngày càng cao.
1.2 Cơ sở hạ tầng hệ thống thoát nước
Thời gian gần đây, khi những cơn mưa to cộng với triều cường lịch sử, tình trạng
ngập lụt tại TP Hồ Chí Minh đang diễn biến phức tạp, tăng cả về mực nước và thời gian
ngập. Những nguyên nhân được lý giải là do san lấp kênh rạch tràn lan, thi công cẩu thả,
tăng dân số... và quan trọng là hệ thống thoát nước đô thị yếu kém, chắp vá quá tải do
5
5
được xây dựng cách đây hơn 40 năm, phục vụ cho diện tích 35 km2 với 1,5 triệu dân.
Trong khi đó, số dân hiện nay đã là 8 triệu sống trên diện tích 2.095,6 km2.
Khu vực nội thành Thành phố Hồ Chí Minh có 5 hệ thống kênh rạch chính với tổng
chiều dài khoảng 55 km đảm nhận chức năng tiêu thoát nước cho khu vực nội thành, bao
gồm:
· Hệ thống kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè;
· Hệ thống kênh Tân Hoá – Lò Gốm;
· Hệ thống kênh Tàu Hũ – kênh Đôi – kênh Tẻ;
· Hệ thống kênh Bến Nghé;
· Hệ thống kênh Tham Lương – Bến Cát – Vàm Thuật;
Độ dốc của phần lớn các kênh rạch này là rất nhỏ, đáy kênh bị lấp đầy bởi các vật
chất lắng đọng từ nước thải đô thị và rác rưởi ném từ các hộ dân cư sinh sống trên và ven
kênh rạch cũng như các ghe xuồng buôn bán trên sông, do đó khả năng thoát nước rất
kém. Có nơi, tuyến cống ở hạ lưu cao hơn phía thượng lưu dẫn đến không thoát nước
được. Các kênh rạch lại đang bị san lấp, mất dần do ý thức của người dân quá kém,
những tuyến cống mới xây dựng chắp vá, không có quy hoạch. Nét đặc trưng của hệ
thống kênh rạch thành phố là bị ảnh hưởng mạnh bởi thuỷ triều , một vài kênh còn bị ảnh
hưởng bởi nhiều hướng. Kết quả là các chất ô nhiễm tồn đọng lại trong kênh và đang bị
tích tụ dần. Sự ô nhiễm nước và tích tụ bùn lắng trên các kênh rạch này không chỉ làm
xấu cảnh quan đô thị , đặc biệt khu vực gần phía trung tâm thành phố , mà còn ảnh hưởng
không tốt đối với sức khoẻ cộng đồng.
Thực ra vào năm 2001, thành phố đã vay vốn Ngân hàng Thế giới nhằm cải tạo, làm
mới hệ thống thoát nước, giải quyết dứt điểm tình trạng ngập úng. Nên hàng loạt dự án
thoát nước lớn với kinh phí hàng nghìn tỷ đồng ra đời. Tuy nhiên, dự án xây dựng cống
thoát nước từ năm 2001. Những chiếc cống được lắp đặt vào thời điểm đó chỉ phù hợp
với triều cường đỉnh khoảng 1,32m. Còn hiện nay đỉnh triều cường lên tới gần 1,6m và
kết hợp mưa lớn nên cống thoát nước không thể vận hành kịp.
6
6
Thêm vào đó, nhà máy xử lý nước thải trên địa bàn thành phố rất ít, chỉ mới có hai
nhà máy và mới được đưa vào hoạt động trong thời gian gần đây. Bình Hưng Hòa công
suất 30.000m³/ngày đêm và Bình Hưng công suất 141.000m³/ngày đêm. Cuối năm 2008,
Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng ở huyện Bình Chánh mới chính thức vận hành với
tổng công suất 141.000 m3/ngày với tổng vốn đầu tư khoảng 100 triệu đô la Mỹ. Phần lớn
nguồn vốn xây dựng nhà máy vay từ Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC).
TP Hồ Chí Minh đang phát sinh khoảng 6 loại bùn thải: bùn thải từ hệ thống thoát
nước thải sinh hoạt đô thị, bùn thải từ hệ thống thoát nước thải công nghiệp, bùn thải từ
các hoạt động nạo vét kênh rạch định kỳ, bùn thải từ bể tự hoại (bùn hầm cầu), bùn thải
từ các trạm/nhà máy xử lý nước cấp, bùn thải từ các công trường xây dựng. Tuy nhiên,
việc xử lý các loại bùn thải này đang rất khó khăn và còn nhiều bất cập. Và một vấn đề
lớn (nếu không nói là lớn nhất) hiện nay là TP Hồ Chí Minh không dự trù bất cứ khoản
kinh phí nào để xử lý các bùn thải phát sinh từ dịnh vụ công (bùn thải từ hệ thống thoát
nước và bùn thải hoạt động nạo vét kênh rạch). Vì vậy, bùn thải các loại trên thường “đổ
xá” để có chi phí thấp nhất mà không xử lý. Ước tính, chi phí xử lý các loại bùn trên
khoảng 300.000 đồng/tấn và trên dưới 1.000 tỷ đồng/năm.
1.3 Tốc độ đô thị hóa
Ta có bảng thống kê tốc độ tăng dân số của TP Hồ Chí Minh từ năm 1975 đến 2010
như sau:
7
7
Ví dụ như tốc độ tăng dân số cao trong thời kỳ 2001-2005 (20,7% so với 11,4% của
thời kỳ 1996-2000 và 12,7% của thời kỳ 1991-1995) dẫn tới sự gia tăng đột biến (độ dốc
của đồ thị) của số lần mực nước vượt các mức cao độ trong thời kỳ 2006-2007. Sự gia
tăng dân số dẫn đến việc đô thị hóa tại vùng ven đô thị vốn trước kia sử dụng cho mục
đích nông nghiệp. Khu dân cư, khu đô thị, khu công nghiệp mọc lên một cách ồ ạt, trong
khi hệ thống thoát nước chưa được chú ý đúng mức nên cứ mưa xuống là đường bị ngập,
đường được nâng lên thì nhà ngập. Nâng nhà lên thì lại làm đường ngập.
Chính vì thế mà trên một đơn vị diện tích, dân số sẽ tăng, hạ tầng như cũ.
Số điểm ngập lại đang có xu hướng tăng lên tại khu vực ngoại vi thành phố. Điều đó cho
thấy tốc độ phát triển hệ thống thoát nước không theo kịp tốc độ đô thị hóa.
Lấn chiếm kênh rạch thoát nước
Quá trình đô thị hóa đang và sẽ xóa sổ một đoạn hoặc toàn bộ kênh rạch của một
khu vực mà chưa thay vào đó một hệ thống thoát nước tương thích, hoặc nạn xâm chiếm
8
8
xây cất nhà cửa ven kênh rạch là một thảm học về sinh thái cho khu vực đó vì phần còn
lại của con kênh, con rạch bị san lấp, lấn chiếm sẽ bị thoái hóa do dòng triều bị chặn lại,
thay vì sóng triều tiến là sóng triều phản xạ nghịch hướng với hướng truyền triều nên tốc
độ giảm thiểu, lượng bồi lắng gia tăng, đáy kênh rạch nâng cao, lòng kênh bị thu hẹp,
chất ô nhiễm có điều kiện gia tăng.
Dần dần từ thoái hóa đến chết là số phận không tránh khỏi của các kênh, rạch đó. Cần
nhấn mạnh là, khi sông, kênh rạch bị xóa sổ hoặc bị thoái hóa đồng nghĩa với việc mất đi
nơi nhận nước thải tự nhiên rất quan trọng mà con người không thể tạo ra được với động
năng rất lớn của thủy triều và khả năng điều tiết, tự làm sạch của nước triều. Do tính chất
liên hoàn của hệ thống cống thoát nước và tính chất nối kếnh của kênh rạch, khi quá trình
đô thị hóa làm biến mất một dòng kênh hay rạch nào đó, như là một phản ứng dây chuyền,
sẽ ảnh hưởng đến chế độ dòng chảy, khả năng tiêu thoát nước. Ngập úng là điều tất yếu
xảy ra, bên cạnh những bất lợi khác cho môi trường sống của con người.
1.4 Khả năng quản lý của cơ quan chuyên trách
Trước tiên là việc tổ chức quản lý đô thị chưa chặt chẽ:
Chưa có các quy định và thực hiện về mặt pháp luật đối với các tổ hợp vi phạm
gây tác hại đến môi trường, đặc biệt là môi trường nước.
Chưa có sự kiểm ra, theo dõi các quy định về việc thực hiện xây dựng công
trình xử lý nước thải cực bộ ở các khu dân cư cũng như các cơ sở sản xuất, các
công trình xây dựng, khách sạn, bệnh viện.
Chưa có sự phối hợp giữa các ngành quản lý trong thành phố trong quá trình
đô thị hóa, cụ thể là việc xây dựng các công trình kiến trúc, cần phải phối hợp
việc xây dựng các công trình kỹ thuật hạ tầng, đặc biệt là các công trình thoát
nước và xử lý nước thải.
Ngoài ra, việc tổ chức phân cấp quản lý hệ thống thoát nước hiện nay chưa được
thống nhất, do đó công tác duy tu, bảo dưỡng cũng như xây dựng mới phát triển không
đồng bộ ở các cấp của hệ thống.
9
9
Hiện nay, đa số các tuyến cống do Công ty Thoát nước Đô thị quản lý duy tu, nạo
vét. Với một hệ thống cống dày đặc, lan tỏa khắp thành phố, công việc duy tu gặp nhiều
trở ngại:
Công tác duy tu chỉ tiến hành vào mùa khô, trước khi mùa mưa đến. Với thời
gian ít ỏi, thì không thể nạo vét đầy đủ, sạch sẽ toàn bộ các tuyến cống. Khi đó
bùn cống lưu lại trong lòng cống và hầm ga, giảm d iện tích mặt cắt nước,
không đủ để thoát nước.
Vào mùa mưa, lượng nước đổ vào cống nhiều, kéo theo rác trên mặt đường
làm bít tắc miệng thu nước hầm ga, nước không thể thoát vào đường cống.
Công nhân vớt rác tại điểm ngập vào thời điểm mưa khó xác định chính xác vị
trí miệng hầm ga để có thể vớt rác kịp thời.
Các yếu tố khách quan khác cũng có ảnh hưởng ít nhiều đến công tác duy tu
cống như: cống đặt giữa đường, không thể nạo vét vào ban ngày mà chỉ được
tiến hành vào buổi tối; nhân lực không đủ để thực hiện công tác (môi trường
làm việc độc hại, không nhiều công nhân chịu làm); nạo vét ngay trước khu
buôn bán, kinh doanh của các cá nhân, tập thể.
Cơ quan quản lý tổ chức đấu thầu chưa tốt, thủ tục rờm rà lại nhiều lần làm chậm tiến
độ thi công.
Vấn đề quản lý quy hoạch chưa đáp ứng nhu cầu, chủ yếu tập trung ở nội thành hoặc
các tuyến đường chính, vùng ngoại thành đường hẻm thì chưa được quan tâm đúng mức.
Mặt khác việc xây dựng hệ thống thoát nước còn mang tính cục bộ, không theo quy
họach thống nhất của ngành
1.5 Khả năng tài chính
Nguồn vốn chủ yếu sử dụng để xây dựng vận hành sửa chữa nâng cấp hệ thống thoát
nước thành phố Hồ Chí Minh chủ yếu lấy từ nguồn ngân sách nhà nước và các tổ chức tài
chính khác trong và ngoài nước hỗ trợ ( ODA, IDA,…). Bên cạnh đó, là các nguồn vốn
10
10
của các tổ chức công ty tư nhân đấu thầu đầu tư vào các dự án thoát nước thành phố,
ngân sách riêng của địa phương, và các loại phí thoát nước thu từ cá nhân và doanh
nghiệp trong thành phố Hồ Chí Minh.
Trong hơn 15 năm (từ 1975-1990), mức độ đầu tư cho công tác thoát nước ít được
chú trọng, ngân sách dành cho ngành thoát nước rất ít so với nhu cầu, hệ thống thoát
nước không được bảo trì và nâng cấp đúng mức nên xuống cấp nghiêm trọng, trang thiết
bị chuyên ngành thô sơ, lạc hậu chủ yếu các hoạt động đều thực hiện bằng thủ công, hiệu
quả thấp và hao phí nhân lực. Giai đoạn 1990-1995 thành phố bắt đầu có sự quan tâm
hơn đối với công tác thoát nước tuy nhiên vẫn còn tính chất bao cấp trong ngành, chi phí
hoạt động vẫn được cấp từ nguồn ngân sách, nhưng do khả năng ngân sách có hạn, kinh
phí hàng năm vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu. Từ năm 2000 đến nay, số tiền mà ngân
sách Nhà nước đầu tư vào công tác thoát nước là không nhỏ. Theo số liệu từ Bộ Xây
dựng, trong vòng 5 năm gần đây, Chính phủ đã đầu tư khoảng 1 tỷ USD, tức là gần
18.000 tỷ đồng cho công tác thoát nước tại các đô thị lớn.
Theo Nghị định 88, các hộ sử dụng nước sạch, thải nước bẩn phải nộp một khoản phí
thoát nước bằng 10% kinh phí mua nước sạch. Khoản phí này được quy định chuyển về
ngân sách Trung ương 50%, để lại địa phương 50% để nâng cấp hệ thống thoát nước.
Khoản kinh phí này rõ ràng là không đủ để chi phí cho việc duy trì hoạt động thoát nước
đô thị trong điều kiện đô thị ngày càng phát triển, dân số đô thị tăng nhanh cơ học và ý
thức trách nhiệm của tổ chức và cá nhân trong vấn đề thoát nước ngày càng xuống cấp.
Theo lãnh đạo Tổng công ty cấp nước Sài Gòn, nếu tính đến năm 2015, số vốn TP
HCM cần cho ngành cấp thoát nước là 700 triệu USD, có nhiều dự án đang chờ vào nhà
đầu tư. Trong khi đó, nhiều dự án đầu tư vào lĩnh vực cấp thoát nước đang “khát” vốn.
Nguồn vốn cho các dự án cấp thoát nước từ trước đến nay chủ yếu là vốn ODA và ngân
sách Nhà nước. Để đáp ứng nhu cầu sử dụng nước ngày càng cao tại các đô thị, việc huy
động nguồn vốn tư nhân vào hoạt động này đang trở nên cấp thiết. “Hiện nhu cầu vốn là
rất lớn, nhưng ngân sách Nhà nước lại rất hạn chế. Do vậy, định hướng trong thời gian tới
là phải huy động nguồn vốn từ khu vực tư nhân.
11
11
Tuy nhiên, trong nước, hoạt động cấp thoát nước lại chưa “hấp dẫn” các nhà đầu tư.
Nguyên nhân là do tư nhân đầu tư vào cấp thoát nước không được hưởng nhiều ưu đãi
như các công ty công, không được vay vốn ưu đãi.Đại diện Tổng Công ty Cấp nước Sài
Gòn còn cho biết, nhiều vấn đề về thuế, giá nước… trong đầu tư PPP vẫn chưa rõ ràng,
khiến nhà đầu tư còn e ngại khi quyết định đầu tư.
Ngoài ra, giá nước sạch bị hạn chế bởi khung giá trần, vốn đầu tư dự án lớn, trong
khi đó khả năng thu hồi vốn lại rất thấp, thu phí thoát nước khó khăn, nên các nhà đầu tư
chưa mặn mà.
Theo ông Lân, để thu hút sự tham gia đầu tư của khu vực tư nhân vào các dự án cấp
thoát nước trong thời gian tới, cần phải có những chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư.
Cụ thể, sửa đổi Nghị định 131/2006/NĐ-CP theo hướng có sự tiếp cận của các thành
phần kinh tế tư nhân với nguồn vốn, nhằm phát huy khả năng huy động vốn của các
thành phần kinh tế tư nhân. Ngoài ra, giãn các thủ tục kiểm soát thu chi ngân sách Nhà
nước đối với nguồn vốn viện trợ, trao quyền nhiều hơn cho các chủ dự án. Đặc biệt, phải
ban hành quy chế chính thức và bổ sung lĩnh vực thoát nước, xử lý nước thải đô thị vào
lĩnh vực đầu tư theo hình thức “ đối tác công tư “(PPP).
1.6 Bề mặt bê tông hóa
Nhiều tuyến đường mà cống thoát nước bị giao cắt với công trình ngầm khác (điện,
ống cấp nước, điện thoại ...)gây ảnh hưởng đến khả năng thoát và lắng đọng bùn trong
lòng cống.
Một số tuyến đường có từ trước và một số tuyến đường mới xây dựng khi thi công
không đặt ống cống thoát nước hay hầm ga thu nước, cùng với việc mặt đường xuống cấp
trầm trọng, xuất hiện nhiều ổ gà, ổ voi. Khi mưa, nước ngập và rất khó thoát vì không có
hệ thống thoát, gây ngập dài ngày
Tại khu dân cư Tân Quy Đông, do tính toán thiết kế sai của đơn vị thiết kế, không
tính đến yếu tố bùn lún do nền đất yếu, nên hiện nay, cao độ nền khi hoàn thành lún 0,3m
12
12
– 0,4m tại nhiều nơi, nên khi triều cao, nước tràn lên đường. Đồng thời, đây là khu vực
đầu tiên của thành phố có hệ thống thoát nước mưa và thoát nước thải riêng. Nước thải
được tập trung xử lý tại nhà máy xử lý nước thải, nhưng 2 đường ống trên lại rò rỉ, trộn
lẫn nhau, làm tăng lưu lượng xử lý, gây lãng phí vô ích.
Bê tông hóa vỉa hè, đường phố và nhà cửa, khu dân cư xây dựng quá nhiều so với
diện tích thành phố, gạch sẽ tạo sự ngăn cách với đất mặt, khiến lượng nước mưa không
thấm xuống được.
Ở TP Hồ Chí Minh, vỉa hè được làm khá công phu, ban đầu sẽ lót vỉa hè bằng một
lớp đá 3 x 4 cm, sau đó đổ thêm một lớp bê tông dày từ năm đến 10cm, tiếp tục cho thêm
một lớp vữa, hồ dầu (sữa xi măng) rồi lót gạch và cuối cùng là trét kín các khe gạch. Với
cách làm này cùng với phần lớn loại vật liệu sử dụng để lát vỉa hè là gạch terrazzo thì khả
năng thấm và rút nước là rất thấp.
Với hệ thống vỉa hè và đường sá được lát gạch và đổ bê tông, toàn bộ nước mưa sẽ
đổ dồn xuống cống, gây quá tải cho hệ thống thoát nước, ngập lụt cục bộ sẽ khó tránh
khỏi!
1.7 Ý thức người dân
Cứ vào mùa mưa lũ, người dân tại TP Hồ Chí Minh, lại đối mặt với nỗi lo quen thuộc
- ngập lụt. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên thường được nhắc đến như: Biến đổi khí
hậu; tốc độ đô thị hóa quá nhanh; quy hoạch phát triển đô thị không hợp lý; giải pháp
chống lụt kém hiệu quả; triều cường dâng cao… Tuy nhiên, một nguyên nhân khác đang
làm trầm trọng thêm tình trạng ngập lụt và làm quá tải hệ thống thoát nước nhưng lại ít
được nhắc đến, đó là: Ý thức kém của nhiều người dân đô thị trong việc giữ gìn vệ sinh,
bảo vệ môi trường.
Theo số liệu thống kê của Trung tâm Điều hành Chương trình chống ngập nước TP
Hồ Chí Minh, trên địa bàn thành phố hiện đang tồn tại hơn 30 điểm ngập với thời gian
ngập trung bình là 59 phút. Ngoài nguyên nhân do mưa lớn và triều cường dâng cao còn
13
13
do tình trạng lấn chiếm kênh, rạch diễn ra khá phổ biến trong thời gian dài. Theo số liệu
được đưa ra trong một hội thảo khoa học gần đây, quá trình đô thị hóa trong 14 năm qua
tại thành phố đã dẫn tới sự biến mất của 47 con kênh với tổng diện tích 16,4 héc-ta. Nhiều
vị trí thoát nước quan trọng trong hệ thống kênh rạch nội đô vẫn tồn tại các công trình nhà
ở và địa điểm buôn bán kinh doanh trái phép. Tình trạng trên không những gây ô nhiễm
cho hệ thống thoát nước mà còn làm nghẽn tắc dòng chảy mỗi kh i có mưa lớn.
Ngoài ra, tình trạng xả rác bừa bãi, đặc biệt các chất thải rắn, trên hệ thống kênh, rạch,
cống thoát nước trong nội đô vẫn thường xuyên diễn ra. Người dân sống ven kênh Nhiêu
Lộc – Thị Nghè, Tham Lương – Bến Cát, Bến Nghé - Tàu Hủ… không lạ gì với hình ảnh
rác thải vẫn được lén lút đổ trực tiếp xuống hệ thống kênh. Nhiều tàu ghe hoạt động trên
các kênh rạch cũng công khai xả rác xuống dòng nước. Mặt khác, hệ thống cống thoát
nước tại các điểm ngập lụt cũng luôn bị nghẽn tắc do người dân xả rác bừa bãi. Rác thải
ảnh hưởng trực tiếp đến việc tiêu thoát nước mưa và làm trầm trọng hơn tình trạng ngập
lụt. Sau những trận mưa lớn hay triều cường dâng cao, nước ngập rất khó rút nhanh khi hệ
thống kênh, rạch và cống thoát nước bị tắc do rác thải.
1.8 Điều kiện tự nhiên
Địa hình: Thành phố Hồ Chí Ninh nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam
Bộ và đồng bằng sông Cửu Long, có địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang
Đông. Trong đó, vùng trũng nằm ở phía Nam - Tây Nam và Ðông Nam thành phố, có độ
cao trung bình trên dưới 1 mét, nơi thấp nhất 0,5 mét. Cùng với địa hình này, thành phố
lại chịu sự ảnh hưởng dao động triều bán nhật của Biển Đông lên xuống ngày hai lần,
mức triều bình quân cao nhất là 1,10m, điều này làm cho các vùng trũng thấp càng dễ bị
ngập nước lúc triều lên.
Khí hậu: nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, cũng như các tỉnh ở Nam
bộ khác, đặc điểm chung của khí hậu-thời tiết TPHCM là nhiệt độ cao đều trong năm và
có hai mùa mưa - khô rất rõ ràng. Lượng mưa trong năm khá cao, bình quân/năm là 1.949
mm. Số ngày mưa trung bình/năm là 159 ngày. Khoảng 90% lượng mưa hàng năm tập
14
14
trung vào các tháng mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11; trong đó hai tháng 6 và 9 thường
có lượng mưa cao nhất. Trên phạm vi không gian thành phố, lượng mưa phân bố cũng
không đều, có khuynh hướng tăng dần theo trục Tây Nam - Ðông Bắc. Ðại bộ phận các
quận nội thành và các huyện phía Bắc thường có lượng mưa cao hơn các quận huyện phía
Nam và Tây Nam. Chính vì lượng mưa lớn và phân bố không đều cả về thời gian lẫn
không gian như vậy đã làm cho hệ thống thoát nước của thành phố gặp không ít khó khăn
trong việc thoát nước khi có mưa lớn. Hiện nay, tình trạng biến đổi khí hậu càng làm cho
các cơn mưa xuất hiện bất thường hơn với lượng mưa nhiều hơn, hệ thống thoát nước
càng gặp nhiều khó khăn hơn. Việc phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý thoát nước và
các cơ quan khí tượng thủy văn, dự báo thời tiết sẽ giúp ngăn chặn các sự cố ngập lụt
trong thành phố cũng như là xử lý kịp thời kh i có sự cố.
Thủy văn: Hồ Chí Minh nằm ở vùng hạ lưu hệ thống sông lớn là sông Ðồng Nai và
sông Sài Gòn. Sông Ðồng Nai là hợp lưu bởi nhiều sông khá nhau như sông La Ngà,
sông Bé, nên có lưu vực lớn, khoảng 45.000 km2. Nó có lưu lượng bình quân 20-500
m3/s và lưu lượng cao nhất trong mùa lũ lên tới 10.000 m3/s .Còn sông Sài Gòn thì chảy
dọc trên địa phận thành phố dài 80 km. Hệ thống các chi lưu của sông Sài Gòn rất nhiều
và có lưu lượng trung bình vào khoảng 54 m3/s.Bề rộng của sông Sài Gòn tại Thành phố
thay đổi từ 225m đến 370m và độ sâu tới 20m. Sông Ðồng Nai nối thông qua sông Sài
Gòn ở phần nội thành mở rộng, bởi hệ thống kênh Rạch Chiếc.Ngoài hai sông lớn này
còn có sông Nhà Bè được hình thành từ chỗ hợp lưu của sông Ðồng Nai và sông Sài Gòn,
cách trung tâm thành phố khoảng 5km về phía Ðông Nam.
Chính vì nằm ở vùng hạ lưu của các sông lớn như vậy mà thành phố Hồ Chí Minh
càng dễ bị ngập lụt trong mùa mưa khi có sự xả lũ từ thượng nguồn.
Biến đổi khí hậu cũng là một vấn đề nhứt nhối, gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng
thoát nước của thành phố hiện nay. Sự nóng lên của trái đất đã làm cho mực nước biển
ngày càng tăng, triều cường dâng cao, đạt đỉnh là 1,61m, đã gây ngập ún trên một diện
tích rộng, nhiều vùng có nguy cơ ngập vĩnh viễn. Bên cạnh đó, thời tiết cũng ngày càng
15
15
diễn biến thất thường, mưa thất thường với lưu lượng lớn, cũng gây sức ép lớn cho hệ
thống thoát nước hiện nay.
Như vậy cùng với các yếu tố khác, điều kiện tự nhiên cũng góp phần tác động đến
chất lượng của hệ thống toát nước.
16
16
Chương 2: XÁC ĐỊNH TRỌNG SỐ VÀ HỆ SỐ MỨC CHẤT LƯỢNG
2.1 Bảng tính
Trong đề tài này, nhóm chúng tôi đánh giá trọng số dựa trên sự tác động của các chỉ
tiêu tới chất lượng hệ thống thoát nước thành phố. Quy hoạch tổng thể đô thị được nhóm
cho là chỉ tiêu tác động mạnh nhất là vì nếu quy hoạch sai hướng thì sẽ ảnh hưởng rất lớn
đến sự phát triển về mọi mặt của thành phố. Hơn nữa quy hoạch đô thị thường được áp
dụng cho thời gian dài nên nếu làm không tốt sẽ khó có thể sửa chữa được. Như đã trình
bày ở chương 1, quy hoạch tổng thể đô thị của thành phố hiện nay là chưa hiệu quả, còn
nhiều bất cập, ảnh hưởng ngiêm trọng đến vấn đề tiêu thoát nước. Cơ sở hạ tầng hệ thống
thoát nước là chỉ tiêu thuộc về yếu tố kĩ thuật, trực tiếp thể hiện chất lượng của hệ thống
thoát nước. Chỉ tiêu này được xếp thứ hai. Thứ ba là tốc độ đô thị hóa. Tốc độ đô thị hóa
quá nhanh trong khi cở sở hạ tầng thoát nước không theo kịp đã dẫn tới vấn nạn ngập lụt
thường xuyên tại thành phố. Tiếp theo là khả năng quản lý của cơ quan chuyên trách.
Cũng như chỉ tiêu cơ sở hạ tầng, chỉ tiêu này cũng trực tiếp thể hiện chất lượng hệ thống
thoát nước. Hiện nay, vẫn còn rất nhiều điểm chưa tốt trong sự quản lý của cơ quan chức
năng, chưa có sự phối hợp đồng bộ với các cơ quan quản lý khác. Điều này làm cho chất
lượng hệ thống thoát nước càng yếu kém hơn, ngập lụt thường xuyên xảy ra. Yếu tố tài
chính cũng góp phần tác động đến chất lượng thoát nước. Mặc dù hiện nay chính phủ và
thành phố đã đầu tư nhiều hơn cho việc xây dựng hệ thống thoát nước nhưng nhìn chung
vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu. Các chỉ tiêu bề mặt bê tông hóa, ý thức người dân hay
điều kiện tự nhiên cũng góp phần tác động đến chất lượng thoát nước. Các chỉ tiêu này
được xếp hạng ngang nhau. Việc đánh giá các trọng số cụ thể có phần mang tính chủ
quan của nhóm. Kết quả đánh giá được thể hiện trong bảng sau:
17
17
STT Chỉ tiêu Trọng số
1 Quy hoạch tổng thể đô thị 0.22
2 Cơ sở hạ tầng hệ thống thoát nước 0.19
3 Tốc độ đô thị hóa 0.13
4 Khả năng quản lý của cơ quan chuyên trách 0.12
5 Khả năng tài chính 0.10
6 Bề mặt bê tông hóa 0.08
7 Ý thức người dân 0.08
8 Điều kiện tự nhiên 0.08
Bảng trọng số
Với thang điểm tăng dần từ 1 đến 10, các chuyên gia đã cho điểm các chỉ tiêu dựa sự hài
lòng với từng chỉ tiêu chất lượng hệ thống thoát nước như sau:
STT Chỉ tiêu CG
1
CG
2
CG
3
CG
4
CG
5
CG
6
CG
7
CG
8
CG
9
CG
10
CG
11
TB
1 Quy hoạch tổng
thể đô thị
7 6 4 6 4 4 6 4 6 6 4 57/
11
2 Cở sở hạ tầng
HTTN
6 7 5 6 3 4 7 5 6 5 6 60/
11
3 Tốc độ đô thị hóa 2 5 6 3 5 6 7 4 5 7 8 58/
11
4 Khả năng quản lý
của CQCT
6 6 5 6 5 4 5 3 7 4 7 58/
11
5 Khả năng tài
chính
9 7 8 7 6 7 6 4
7 7 8 76/
11
6 Bề mặt bê tông
hóa
3 7 4 2 4 5 8 7 5 4 6 55/
11
7 Ý thức người dân 7 9 7 7 4 7 5 8 6 4 7 71/
11
8 Điều kiện tự nhiên 5 9 7 5 7 7 8 8 5 4 8 73/
11
18
18
Bảng điểm đánh giá
Sau khi tính toán, chúng tôi thu được kết quả:
=
∑ ∗
∑ ∗
= 0.56327
2.2 Nhận xét
Việc ngập lụt diễn ra trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh không còn xa lạ đối với
người dân trên địa bàn thành phố mỗi khi trời mưa hay nước triều cường. Điều đó cho
thấy rằng hệ thống thoát nước của thành phố chưa thực sự hiệu quả.
Theo kết quả từ các chuyên gia đánh giá về chất lượng của hệ thống thoát nước trên
địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh theo 8 chỉ tiêu mà chúng tôi đã nêu ở trên cho thấy rằng
chất lượng của hệ thống chỉ đạt mức trung bình với Kma = 0.56327 với sự ảnh hưởng của
rất nhiều yếu tố tác động. Qui hoạch tổng thể là yếu tố tác động mạnh trong việc giải
quyết vấn đề ngập lụt bao gồm cả yếu tố môi trường và cảnh quan đô thị. Công tác qui
hoạch đô thị của TP.HCM trong một thời gian dài vừa qua đã thể hiện những yếu kém và
sai lầm từ nguyên nhân hạn chế về tầm nhìn quản lý đô thị. Hậu quả là rất nhiều vấn đề
liên quan đến môi trường và quản lý đô thị nảy sinh đang ngày càng là những thách thức
rất lớn cho thành phố, bao gồm: ngập úng đô thị vào mùa mưa; ô nhiễm môi trường nước
tại các kênh rạch; ô nhiễm môi trường tại các khu dân cư xen kẽ các cơ sở sản xuất.
Trong đó, vấn nạn ngập lụt đô thị vẫn chưa có lối thoát.
Hệ thống thoát nước tại các khu vực quận huyện của thành phố phụ thuộc vào mạng
lưới kênh rạch của 5 lưu vực, bao gồm: Nhiêu Lộc - Thị Nghè; Tân Hoá - Lò Gốm; Kênh
Đôi - Kênh Tẻ; Kênh Tàu Hủ - Bến Nghé; Tham Lương - Vàm Thuật. Tuy nhiên, các hệ
thống kênh này không đáp ứng được khả năng thoát nước cho thành phố vì bị bồi lấp, tắc
nghẽn và lấn chiếm bất hợp pháp. Các hệ thống kênh này đang được triển khai cải tạo và
nâng cấp. Nếu hoàn thành chỉ đáp ứng khả năng chuyển tải và thoát nước cho từng lưu
vực cục bộ với số dân khá đông.
19
19
Theo thời gian, người dân thành phố luôn chứng kiến cảnh ngập lụt đô thị xảy ra
thường xuyên hơn và ngày càng trải rộng nhiều hơn tại các khu vực đô thị của thành phố.
Cho dù Sở Giao thông Công chánh thành phố đã cố gắng xóa các điểm ngập lụt mỗi năm,
nhưng vấn đề xem ra vẫn bế tắc và không hiệu quả. Sở dĩ những nỗ lực của cơ quan chức
năng (Sở GTCC) không đáp ứng được là vì:
Các hệ thống thoát nước của thành phố không đảm bảo độ dốc cần thiết để đảm
bảo việc thoát nước tự nhiên.
Hệ thống thoát nước trước đây của TP.HCM (trước 1975) được thiết kế và xây
dựng cho các khu trung tâm quận 1, 3 và khu vực sân bay Tân Sơn Nhất. Do
vậy, hệ thống thoát nước hiện nay đô thị của TP.HCM không đồng bộ và thiếu
tính gắn kết giữa các quận trung tâm và khu vực mới phát triển.
Hệ thống thoát nước đô thị là hệ thống thoát nước chung cho cả nước thải sinh
hoạt và nước mưa. Hệ thống này dễ bị quá tải vào mùa mưa khi lượng mưa tăng
cao. Do vậy dẫn đến hiện tượng tràn và gây ngập cục bộ.
Bề mặt đô thị ngày càng bị bê tông hóa (vỉa hè, lối đi bộ, bãi đậu xe, các toà nhà
cao tầng,…), giảm bề mặt thấm lọc tự nhiên (bãi cỏ, công viên, cây xanh,…). Vì
vậy, khi có lượng mưa lớn cùng với việc quá tải của hệ thống cống thì việc gây
ngập lụt là tất yếu.
Khi mưa lớn và gây tràn thì không có nơi lưu chứa (lưu giữ) tạm thời trước khi
được chuyển tải đến nơi tiếp nhận vì các khu vực trũng thấp (ao hồ tự nhiên) của
thành phố bị san lấp cho mục đích nhà ở.
Công tác qui hoạch đô thị của thành phố thường chạy theo sau việc đô thị hoá tự
phát. Khi các khu dân cư hình thành một cách tự phát thì nhà nước mới nghĩ đến
việc qui hoạch. Do tự hình thành nên các khu dân cư này lại thiếu hạ tầng cơ sở
cho việc cấp - thoát nước, nước thải hoặc nước mưa được chảy tràn tự nhiên
hoặc đổ ra các vùng trũng thấp.
20
20
Công tác duy tu hệ thống thoát nước chỉ mang tính đối phó, không được xây
dựng trên nguyên tắc quản lý đô thị. Tắc nghẽn đến đâu thì nạo vét đến đó và
việc khắc phục chỉ mang tính cục bộ từng khu vực tại những thời điểm nhất
định.
Thành phố chưa quan tâm đúng mức đến tầm quan trọng của hệ thống thoát
nước đô thị. Việc giải quyết ngập lụt được xem như là công việc kiêm nhiệm của
Sở GTCC - một cơ quan luôn luôn đối phó với những vấn đề đô thị nan giải nhất
của thành phố hiện nay như giao thông, cấp - thoát nước.
Ngân sách cho việc thiết kế và bảo trì hệ thống thoát nước đô thị không tương
xứng với mức độ đầu tư cho hệ thống cấp nước, trong khi cấp nước và thoát
nước là hai yếu tố quan trọng như nhau. Đây chỉ là hệ quả của việc chưa xác
định đúng trọng tâm của vấn đề cần ưu tiên.
21
21
Chương 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CỦA HỆ
THỐNG THOÁT NƯỚC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Thuật ngữ phát triển bền vững đã được sử dụng rất nhiều trong các vấn đề về chính
sách và quản lý của thành phố. Tuy nhiên, thuật ngữ này cần được hiểu đầy đủ và rộng
rãi hơn không chỉ phát triển bền vững về kinh tế mà còn về đô thị, môi trường, dân số.
TP.HCM có phát triển bền vững hay không đều phụ thuộc vào các yếu tố này.
Việc tìm giải pháp cho vấn nạn ngập lụt đô thị lại tuỳ thuộc vào chiến lược qui hoạch
đô thị của thành phố có bền vững hay không. Vấn đề ngập lụt đô thị của thành phố
thường mang tính cục bộ. Riêng khu vực quận Bình Thạnh thường xuyên bị ảnh hưởng
yếu tố triều cường. Các khu vực còn lại của thành phố rất dễ bị ngập lụt vào mùa mưa
hoặc khi những cơn mưa với cường độ lớn. Hầu hết các trục đường chính của khu trung
tâm thành phố trở thành những “con sông nội thị” gây cản trở lớn lao đến các hoạt động
xã hội. Như vậy, việc tìm các giải pháp nhằm hạn chế việc ngập lụt đô thị của thành phố
phụ thuộc rất nhiều vào công tác qui hoạch.
Trước hết khu vực phía Nam Sài Gòn cần tiến hành gấp rút nguyên tắc “bù”, có
nghĩa là phải bù lại phần đã bị lấp đi bằng các hồ điều tiết lớn và hệ thống kênh rạch mới
nhằm khai thông dòng chảy từ trong nội ô ra phía sông Sài Gòn. Tuy nhiên những nỗ lực
này nếu thực hiện được cũng chỉ giảm bớt phần nào ngập lụt nội thị.
Điều chỉnh chính sách sử dụng đất đô thị. Xác định đúng đắn, hợp lý các mục đích sử
dụng đất đô thị. Các khu vực được qui hoạch là khu dân cư, công trình công cộng đều
phải được giám sát chặt chẽ.
Quy hoạch lại các “Hồ điều tiết nước”, nơi nào không còn đất làm hồ điều hòa thì có
thể nạo vét sâu các kênh rạch, các dòng sông để trữ nước và thoát nước, vì đây cũng là hệ
thống điều hòa chống ngập cho thành phố.
22
22
UBND TP Hồ Chí Minh cũng đã chấp thuận địa điểm xây dựng nhà máy xử lý nước
thải Nhiêu Lộc – Thị Nghè (giai đoạn 2) trên diện tích đất 406.700 m2 (khoảng hơn 40
héc ta) tại phường Thạnh Mỹ Lợi, quận 2. (Vào tháng 07/2012). Nhà máy xử lý nước thải
tại phường Thạnh Mỹ Lợi cũng sẽ được xây dựng song song với tổng diện tích 40,67ha.
Thời gian xây dựng hai công trình này là từ năm 2015 – 2019.
Các hệ thống thoát nước đô thị nên được thiết kế theo lượng mưa với tần suất ít nhất
là 5-10 năm.
Khuyến khích tư nhân (Privatization) tham gia hoạt động trong lĩnh vực thoát nước
nhằm cung cấp dịch vụ thoát nước (như đã nêu trên). Hoạt động của đơn vị này được dựa
vào phí đóng phí nước thải của người dân đô thị. Nhà nước đóng vai trò kiểm soát và
quản lý thông qua các qui định và chính sách. Như vậy nhà nước vừa có thể “liên doanh”
với tư nhân với tư cách là đối tác (partner) vừa là người hỗ trợ (facilitator) thông qua việc
xác lập các chủ trương và chính sách.
Sử dụng đúng mục đích của phí thoát nước thải đô thị cho việc tái đầu tư và xây
dựng nhân sự - thiết bị cho công tác bảo trì và duy tu.
Chính quyền địa phương cần tuyên truyền nếp sống văn minh đô thị tại các khu dân
cư sống ven và trên kênh, rạch. Khi môi trường được bảo vệ, hệ thống kênh, rạch, cống
thoát nước được giữ gìn, thông thoáng sẽ góp phần làm giảm tình trạng ngập lụt hiện nay.
Xây dựng hệ thống hành lang pháp lý liên quan đến thoát nước đô thị, xử phạt thật
nghiêm các vi phạm liên quan đến việc xả rác và lấn chiếm hệ thống kênh rạch gây tắc
nghẽn dòng chảy...
Đẩy mạnh các biện pháp tuyên truyền thông qua các phương tiện truyền thông, đưa
ra các hình ảnh chứng minh sự thiếu ý thức của người dân đã gây ra hậu quả nghiêm
trọng như thế nào đối với hệ thống thoát nước đô thị, đưa ra những con số biết nói để
người dân có thể thấy được sự lãng phí cả về tiền bạc lẫn thời gian cho công tác chống
23
23
ngập tại đô thị. Đồng thời đưa ra những hình ảnh về môi trường đô thị văn minh sạch đẹp
tại các nước
Khuyến khích cộng đồng (Public participation) tham gia vào việc giám sát công tác
quản lý và giải quyết ngập lụt. Mục đích tham gia của cộng đồng không phải kiện cáo,
chỉ trích cơ quan nhà nước, mà hãy cùng cơ quan nhà nước xác định đúng nguyên nhân
và tìm giải pháp hợp lý.
Phân quyền (Decentralization) về chức năng hoạt động của Sở GTCC, chức năng về
thoát nước nên được tách biệt và do một đơn vị độc lập chịu trách nhiệm đáp ứng dịch vụ
này cho đô thị. Đơn vị độc lập này có thể là của nhà nước có đối tác tư nhân để người dân
giám sát (thông qua các đại biểu HĐNN ở các quận huyện). Giải pháp này cò thể giảm
nhẹ khối lượng công việc của Sở GTCC trong khi phải đối mặt với nhiều vấn nạn khác
đầy thách thức của một đô thị rộng lớn như TPHCM.
Cơ quan quản lý hệ thống thoát nước của Thành phố cần phối hợp chặt chẽ hơn với
các cơ quan chức năng về quy hoạch đô thị, cơ quan khí tượng thủy văn.
Đối với các khu đô thị mới được qui hoạch cần phải ưu tiên thiết kế 2 hệ thống thoát
nước mưa và nước thải tách biệt. Giải pháp này đòi hỏi chi phí cao trong đầu tư ban đầu
nhưng đạt được những lơi ích lâu dài.
Về lâu dài, TP.HCM nên tham gia vào tổ chức các thành phố bền vững (Sustainable
Cit ies Task Force) do Hội đồng Hợp tác Kinh tế Thái Bình Dương thành lập (PECC-
Pacific Economic Cooperation Council). Hội đồng này đã tổ chức nhiều hội thảo (2 năm
một lần) về các dịch vụ đô thị tại các thành phố của các nước đang phát triển như: Jakarta
(Indonesia), Bangkok (Thái Lan), Shanghai (Trung Quốc), Hồng Kông, Suva (Fiji),
Adelaide (Úc), Mexico Valley (Mexico)… các vấn đề đô thị được tổ chức này quan tâm
chủ yếu là dịch vụ cấp nước, thoát nước, giao thông bền vững đô thị.
24
24
KẾT LUẬN
Tóm lại, hệ thống thoát nước của thành phố Hồ Chí Minh hiện nay vẫn còn chưa đáp
ứng được nhu cầu thoát nước, tình trạng ngập lụt vẫn diễn ra thường xuyên, trên diện
rộng, đặc biệt là khi có mưa lớn. Tình trạng này gây ảnh hưởng không nhỏ đến bộ mặt
cảnh quan đô thị cũng như đời sống sinh hoạt, công việc của người dân thành phố. Ngập
ún hiện nay được xem là một vấn nạn khá nghiêm trọng, cần được giải quyết gấp. Tuy
nhiên để giải quyết được tình trạng này không chỉ cần đến các biện pháp hữu hiệu của có
quan chuyên trách mà còn cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp cơ quan ban ngành,
cũng như ý thức của toàn xã hội. Qua đề tài này, chúng tôi hy vọng đã cung cấp một cái
nhìn tổng quát hơn về tình hình toát nước của thành phố, các yếu tố ảnh hưởng cũng như
là một số giải pháp đề ra nhằm giảm bớt tình trạng ngập lụt.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- word_hoan_thanh_558.pdf