Đề tài Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh tại công ty cổ phần may Bình Định

Từ khi gia nhập WTO, nước ta đã hòa nhập vào nền kinh tế thế giới, vận động theo nó. Gia nhập WTO đem lại nhiều cơ hội cũng như cho cả nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp trong nước nói riêng. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, kinh tế thế giới diễn biến một cách phức tạp: lạm phát, khủng hoảng, suy thoái thêm vào đó là sự phát triển không ngừng của khoa học –công nghệ đã ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động của các doanh nghiệp, làm cho cuộc cạnh tranh để tồn tại ngày càng gay gắt, quyết liệt hơn không chỉ giữa các doanh nghiệp trong nước mà còn có sự tham gia của doanh nghiệp nước ngoài . Để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp phải không ngừng hoàn thiện bản thân để nâng cao chất lượng, đa dạng hóa chủng loại để đem lại nhiều sự lựa chọn và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Điều này góp phần quan trọng vào việc nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Cạnh tranh để tồn tại và phát triển đây là quy luật đào thải tồn tại một cách tất yếu của nền kinh tế thị trường. Để chạy theo được quy luật này, nhà quản trị của công ty thường xuyên đi sâu nghiên cứu và phân tích các hoạt động sản xuất kinh doanh theo chiều rộng và theo chiều sâu để có thể tìm ra các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Dựa trên thực tiễn và qua thời gian thực tập tại công ty cổ phần May Bình Định, em đã chọn đề tài “ giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh tại công ty cổ phần may Bình Định” làm đề tài cho bài báo cáo thực tập tốt nghiệp của em. Nội dung đề tài gồm ba phần: Chương I : Cơ sở lý luận về cạnh tranh và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Chương II : Phân tích thực trạng về khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần May Bình Định. Chương III: Phương hướng và giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh tại công ty cổ phần May Bình Định. Trong thời gian thực tập được sự giúp đỡ tận của cô giáo hướng dẫn Th.S Đặng Thị Thanh Loan, cùng với sự giúp đỡ tận tình của các chú, anh, chị trong công ty cổ phần May Bình Định đã giúp em hoàn thành bài báo cáo này. Do thời gian còn hạn chế về kiến thức và thời gian nên không tránh khỏi những sai sót, rất mong được sự chỉ bảo và góp ý của cô giáo và các anh chị để giúp em hiểu rõ thêm vấn đề đã nghiên cứu. Em xin chân thành cảm ơn!

doc43 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2492 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh tại công ty cổ phần may Bình Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ngắn: Người sản xuất Người bán lẻ Người tiêu dùng - Kênh cực ngắn: Người sản xuất Người tiêu dùng - kênh dài: Người sản xuất Người buôn bán Người tiêu dùng - Kênh cực dài: Người sản xuấtĐại lýNgười bán buôn Người bán lẻ Người tiêu dùng - Kênh rút gọn: Người sản xuất Đại lýNgười bán lẻNgười tiêu dùng Cạnh tranh bằng chính sách marketing: Để nâng cao khả năng cạnh tranh của DN thì chính sách marketing đóng vai trò rất quan trọngbởi vì khi bắt đầu hoạt động kinh doanh, DN cần phải nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu khách hàng đang có xu hươngs tiêu dùng sản phẩm gì? Trong khi thực hiện hoạt động kinh doanh thì DN thì DN thường sử dụng chính sách xúc tiến bán hàng tthông qua các hình thức quảng cáo, truyền bá sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Kết thúc qua trình bán hàng để tạo uy tín hơn nữa đối với khách hàng, DN cần thực hiện hoạt động dịch vụ trước, trong và sau khi bán. 1.2 Khả năng cạnh tranh của DN: 1.2.1 Khái niệm khả năng cạnh tranh của DN: “ Khả năng cạnh tranh” là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong sách báo, trong giao tiếp hằng ngày của các chuyên gia kinh tế, các chính sách của các nhà kinh doanh. Nhưng cho đến nay vẫn chưa có sự nhất ttrí cao trong các họ giả và giới chuyên môn về khr năng cạnh tranh của DN Theo cách tiếp cận cạnh tranh ở tầm quốc gia: - Cách tiếp cận dựa trên quan điểm diễn đàn kinh tế thế giới( gọi tắt WEF): Theo định nghĩa WEF thì khả năng cạnh tranh của một quốc gia là đạt được và duy trì mức tăng trưởng cao trên cơ sở các chính sách, thể chế vững vàng đặc trưng kinh tế khác(WEF- 1997) Như vậy khả năng cạnh tranh của một quốc gia được xác định trước hết bằng mức độ tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân và sự có mặt( hay thiếu vắng) các yếu tố quy định tăng trưởng kinh tế dài hạn trong các chính sách kinh tế đã được thực hiện. Ví dụ điển hình là Nhật bản, sau chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế Nhật Bản trở nên hoang tàn, nhân dân chìm trong cảnh mất mua, thiếu thốn. Vậy mà đến năm 1968 Nhật Bản đã trở thành một nước có nền kinh tế đứng thứ hai trên thế giớivà được xếp hàng các cường quốc kinh tế lớn nhất, kỷ lục về sự tăng trưởng này là một trong những đỉnh cao để xác định khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Nhật Bản. - Cách tiếp cận dựa trên quan điểm của M.Poter về chỉ số năng suất: Ông cho rằng chhỉ số năng suất là có ý nghĩa cho khái niệm về khả năng cạnh tranh quốc gia bởi vì đây là yếu tố cơ bản cho việc nâng cao sức sống của một đất nước. Xét về dài hạn chỉ số năng suất này phụ thuộc vào trình độ phát triển và tính năng động của các DN. Do đó cạnh tranh của một quốc gia phụ thuộc vào việc các yếu tố nào trong nền kinh tế quốc dân giữ vai trò quyết dịnh cơ bản cho phép công sáng tạo và duy trì lợi thế cạnh tranh trên mọi lĩnh vực cụ thể. Tiếp cận cạnh tranh ở cấp ngành, cấp công ty: - Quan điểm của M.Poter: “ Khả năng cạnh tranh là sức sản xuất có hiệu quả làm cho DN các ngành các địa phương các quốc gia và khu vực phát triển bền vững trong điều kiện cạnh tranh quốc tế”. - Theo tác giả Nguyễn Hữu Thắng: “khả năng cạnh tranh là chạy đua, tranh giành giữa các DN và được thể hiện bằng phương thức cạnh tranh phù hợp”. - Quan điểm tân cổ điển về khả năng cạnh tranh của một sản phẩm: quan điểm này dựa trên lý thuyết thương mại truyền thống, đã xem xét cạnh tranh của một sản phẩm thông qua lợi thế so sánh về chi phí sản xuất và năng suất. Như vậy khả năng cạnh tranh của một ngành, của công ty được đánh giá cao hay thấp tùy thuộc vào chi phí sản xuất có giảm bớt hay không vì chi phí các yếu tố sản xuất thấp vẫn được coi là điều kiện cơ bản của lợi thế cạnh tranh. - Quan điểm tổng hợp của VarDwer, E.Martin và R.Westgren: VarDwer, E.Martin và R.Westgen là những đồng tác giả của cuốn “ Assessing the competivivenss of Canada’s agrifood Industry”-1991. Theo các tác giả này thì “ khả năng cạnh tranh của một ngành, của công ty được thể hiện ở việc tạo ra và duy trì lợi nhuận, thị phần trên các thị trường trong nước và nước ngoài”. Như vậy lợi nhuận và thị phần, hai chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh của công ty. 1.2.2. Các yếu tố cấu thành khả năng cạnh tranh. Nguồn lực bên trong DN gồm quá trình sản xuất, nguồn vốn, kỹ năng của nhân viên, bằng sáng chế khả năng quản lý và tài chính… Nguồn lực này có thể chia thành nguồn lực hữu hình và nguồn lực vô hình. Nguồn lực hữu hình: là những tài sản có thể nhìn thấy và xác định được như đất đai, nhà xưởng, thiết bị, máy móc… Hay cách khác nguồn lực này bao gồm nguồn lực về tài chính, nguồn lực về khả năng tổ chức quản lý, nguồn lực về vật chất, nguồn lực về công nghệ… Trong đó: + Nguồn lực về tài chính: gồm vốn, các khả năng huy động vốn và các chỉ tiêu tài chính; + Nguồn lực về hoạch định tổ chức: gồm kế hoạch, chiến lược kinh doanh, cơ cấu tổ chức bộ máy DN, phương châm làm việc, các hệ thống lập kế hoạch đều phối và kiểm tra; + Các hoạt động tập thể; Các hoạt động tinh thần; Văn hoá DN. + Các nguồn lực về vật chất: gồm các cơ sở hạ tầng như nhà xưởng, nhà máy,… và khả năng tiếp cận các nguồn nguyên liệu; + Nguồn lực về kỷ thuật: gồm bằng sáng chế, thương hiệu, bí quyết kinh doanh. Nguồn lực vô hình là những tài sản không thể nhìn thấy và lượng hoá được, chúng gắn liền với sự hình thành và phát triển của công ty được tích luỹ theo thời gian. Đây là loại nguồn lực khó có thể tạo dựng được nhưng đó là thế mạnh riêng của công ty vì ĐTCT khó có thể tìm được và bắt chước. Nguồn lực vô hình bao gồm: tri thức, sự trung thành của nhân viên, ý tưởng khả năng sáng tạo, kỹ năng quản lý, kỹ luật công việc, chính sách tuyển dụng đãi ngộ và cách thức hoạt động của DN. Trong đó: + Nguồn lực tư duy sáng tạo: ý tưởng kinh doanh, kỷ năng nghiên cứu và đưa ra sản phẩm mới, kỷ năng sáng tạo; + Nguồn lực về danh tiếng thương hiệu gồm: niềm tin từ phía khách hàng, thương hiệu, sự am hiểu về chất lượng, niềm tin đối với sản phẩm; Chính sự liên kết các nguồn lực nói trên tạo nên khả năng cạnh tranh của công ty. Trong trường hợp bị thiếu hay mất cân đối một hoặc một số nguồn lực nào đó sẽ làm cho sức cạnh tranh của DN giảm đi nhiều. Trong nền kinh tế khi mà sự cạnh tranh giữa các DN đang ngày càng trở nên gay gắt việc đánh giá chính xác được nguồn lực và khả năng của DN hay việc tìm ra được cách sử dụng những nguồn lực đó hiệu quả sẽ có ý nghĩa với DN như: tạo ra cho DN những khả năng để thành công trên thị trường. 1.2.3 Các cách đánh giá khả năng cạnh tranh - Từ những ngành nghề khác nhau và các lĩnh vực khác nhau mà người ta đưa ra các quan điểm đánh giá về khả năng cạnh tranh khác nhau. Theo Mc.Porter trên quan điểm về chỉ số năng suất: Ông cho rằng chỉ có chỉ số năng suất là có ý nghĩa cho khả năng cạnh tranh quốc gia. Bởi vì, đây là yếu tố cơ bản cho việc nâng cao sức sống của một đất nước. Và xét về dài hạn chỉ số năng suất này phụ thuộc vào trình độ phát triển và tính năng của DN. Do đó khả năng cạnh tranh của một quốc gia phụ thuộc vào các yếu tố này, giữ vai trò quyết định cho phép các công ty sáng tạo và duy trì về khả năng cạnh tranh trên mọi lĩnh vực cụ thể. Với cách nhìn nhận vấn đề như vậy Mc.Porter đã đưa ra một khuôn khổ các yếu tố tạo nên khả năng cạnh tranh mà ông gọi đó là “ mô hình Kim Cương” bao gồm các nhóm được phân chia một cách tương đối: Nhóm các điều kiện về nhân tố sản xuất (thể hiện vị thế của một quốc gia về lao động được đào tạo, có tay nghề về tài nguyên, kết cấu hạ tầng, tiềm năng về khoa học và công nghệ). Nhóm các điều kiện về cầu: Phản ánh bản chất của nhu cầu thị trường trong nước đối với sản phẩm và dịch vụ của một ngành. Nhóm các yếu tố liên quan đến cơ cấu, chiến lược của DN của ĐTCT. Nhóm các yếu tố về ngành phụ trợ và các ngành liên quan có khả năng cạnh tranh quốc tế. Nhưng đứng ở cấp độ ngành và công ty trích từ sách chiến lược cạnh tranh của ông thì khả năng cạnh tranh của DN được thể hiện ở khả năng chiếm lĩnh thị trường, tiêu thụ các sản phẩm cùng loại (hay sản phẩm thay thế) của công ty. Với cách tiếp cận này thì khả năng cạnh tranh chịu tác động bởi các yếu tố sau: Số lượng DN mới tham gia; Mối đe doạ của các sản phẩm thay thế; Sức ép của khách hàng; Sức ép của các nhà cung cấp; Cường độ cạnh tranh của các đối thủ đang kinh doanh trong ngành; Và, khi nghiên cứu những yếu tố này sẽ giúp cho DN xây dựng và lựa chọn một hay nhiều các chiến lược: chiến lược chi phí thấp, chiến lược khác biệt hoá sản phẩm, Concentration (tập trung) để tự nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. Theo cách đánh giá của giáo sư Hamel tác giả cuốn cạnh tranh đón đầu tương lai: để DN nâng cao khả năng cạnh tranh thì cần tạo ra sự khác biệt và khả năng dự báo trước. Thay vì tập trung vào tái lập quy trình lõi, DN cần phải tái tạo chiến lược lõi; Thay vì chủ yếu là kẻ chơi theo luật định, DN cần là kẻ tạo dựng luật chơi mới; Thay vì tập trung vào hiệu quả hoạt động, DN cần tập trung vào đổi mới và tăng trưởng; Thay vì cố gắng xây dựng lợi thế và theo đuổi DN cần đi tiên phong. Theo phương pháp đánh giá khả năng cạnh tranh DN của diễn đàn kinh tế thế giới( WEF): do các giáo sư trường Đại Học Havard như: Michael E.Porter, Jefrey D.Sasch, Andrew M.Warner và các chuyên gia Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới gồm Peter K.Cornelius, Mache Levinson và Klaus Schwab xây dựng. Đã đưa ra những chỉ tiêu đánh giá về khả năng cạnh tranh của từng DN: Theo phương pháp này, khả năng cạnh tranh của DN được đánh giá thông qua các yếu tố nội tại của DN như: quy mô vốn, khả năng tăng trưởng, sản phẩm, khả năng quản lý, trình độ công nghệ, nhân lực, uy tín DN, khả năng sản xuất, khả năng thị trường… Trong đó : - Chỉ tiêu khả năng tài chính: cụ thể gồm quy mô vốn, khả năng sinh lời, mức độ rủi ro của DN; - Các chỉ tiêu về khả năng tài chính sẽ giúp đánh giá được sức mạnh nội tại của DN. Nó thể hiện được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của DN tốt hay xấu, có khả năng tồn tại và phát triển hay không; - Khả năng tài chính là yếu tố quyết định, quan trọng nhất để có thể cải tiến nâng cao các khả năng phi tài chính; - Khả năng phi tài chính bao gồm: * Khả năng sản phẩm dịch vụ: chất lượng, sự đa dạng hoá và tính độc đáo; * Khả năng công nghệ: Khả năng ứng dụng và đổi mới công nghệ; * Nguồn nhân lực: số lượng và đội ngũ cán bộ công nhân viên của DN; * Uy tín DN, thị phần DN, sự tin cậy, quen thuộc với khách hàng..…. Để so sánh khả năng cạnh tranh giữa các DN người ta thường dùng ma trận đánh giá khả năng cạnh tranh sau: Bảng 01: Mẫu ma trận đánh giá khả năng cạnh tranh. Yếu tố so sánh Trọng số DN A DN B Điểm phân loại Điểm trọng số Điểm phân loại Điểm trọng số 1 2 3 4 = 2 x 3 5 6 = 2 x 5 Liệt kê các yếu tố so sánh Từ 0,00 đến 1,00 ∑ = X ∑ = Y Từ bảng này ta sẽ đánh gía DN nào có khả năng cạnh tranh mạnh hơn. Theo quan điểm tổng hợp của VarDwer, E.Martin và R.Wesstgren là những đồng tác giả của cuốn “cạnh tranh trong ngành công nghệ thực phẩm, 1991” thì khả năng cạnh tranh của một ngành một công ty thể hiện ở việc tạo ra và duy trì lợi nhuận, thị phần trong các thị trường trong nước và nước ngoài. Như vậy lợi nhuận và thị phần càng lớn thể hiện khả năng cạnh tranh của DN càng cao và ngược lại. Tuy nhiên chúng chỉ là những chỉ số tổng hợp bao gồm những chỉ số thành phần khác nhau: - Chỉ số về năng suất lao động bao gồm các yếu tố về năng suất và tổng năng suất các yếu tố sản xuất. - Chỉ số về công nghệ bao gồm chỉ số về chi phí cho nghiên cứu và triển khai sản phẩm bao gồm các chỉ số về chất lượng, sự khác biệt. - Đầu vào và các chi phí khác: giá cả đầu vào và hệ số chi phí các nguồn lực. Ngoài ra còn có khả năng cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ: được đo bằng thị phần của sản phẩm dịch vụ cụ thể trên thị trường. Khả năng cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ phụ thuộc vào lợi thế cạnh tranh của nó. Theo quan điểm cố điển thì lợi thế cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ xuất phát từ sự so sánh các yếu tố cấu thành nên sản phẩm ( vốn, nguyên liệu, chi phí, giá thành, giá cả..). Thế nhưng quan điểm đó hiện nay đã bị thay đổi . Nó chú trọng vào chất lượng, tính độc đáo của sản phẩm, dịch vụ, vào yếu tố công nghệ, chất xám trong sản phẩm… 1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp: 1.2.4.1 Nhân tố khách quan: 1.2.4.1.1 Nhà cung cấp: Nhà cung cấp có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động SXKD của N, họ đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của DN được tiến hành ổn định theo kế hoạch đã định trước. Để giảm tính độc quyền và sức ép từ các nhà cung cấp, các DN phải biết tìm đến các nguồn lực đáng tin cậy, ổn định và giá cả hợp lý với phương châm là đa dạng hóa các nguồn lực các nguồn cuung cấp, thực hiện nguyên tắc “ không bỏ tiền vào một ống” hay “ trứng không bỏ hết vào một giỏ”… Mặt khác trong quan hệ này DN nên tìm cho mình một nhà cung cấp chính có đầy đủ sự tin cậy, nhưng phải luôn tránh sự lệ thuộc, cần phải xây dựng kế hoạch cung ứng cho mình. Như vậy DN cần phải thiết lập mối quan hệ lâu dài với các nhà cung cấp để họ cung cấp đầy đủ về số lượng. 1.2.4.1.2 Đối thủ cạnh tranh: ĐTCT là các doanh nghiệp hiện đang hoặc sẽ thâm nhập vào các hoạt động trong các lĩnh vực như: sản xuất, kinh doanh, thương mại và dịch vụ … ĐTCT được phân chia thành các loại như: ĐTCT hiện tại và ĐTCT tiềm ẩn. Việc phân tích các ĐTCT chủ yếu dựa vào các yếu tố dự đoán như sơ đồ dưới đây: Sơ đồ 03: sơ đồ phân tích các ĐTCT Mục tiêu tương lai: Yếu tố nào thúc đẩy và chi phối ĐTCT ở tất cả các cấp quản lý và nhiều phương diện Khả năng; Cả những điểm mạnh và những điểm yếu Giả Định: Về bản thân ĐTCT ấy và ngành nghề ĐT ấy đang hoạt động Chiến lược hiện tại: ĐTCT đang và có thể làm gì: Tình hình cạnh tranh hiện tại của công ty như thế nào? Phản ứng của ĐTCT ĐTCT có thỏa mãn với vị thế hiện tại của mình ĐTCT có thể thực hiện những bước đi hơcj thay đổi những chiến lược gì? Điều gì có thể gây ra sự trả đũa mạnh mẽ và hiệu quả nhất từ phía ĐTCT Mức ganh đua giữa các công ty trong phạm vi một ngành diễn ra khi một doanh nghiệp bị thách thức bởi hành động của các doanh nghiệp khác hay doanh nghiệp nào đó nhận thức được cơ hội cải thiện vị thế của nó trên thị trường. Nếu sự ganh đua trong ngành yếu các công ty ssẽ có cơ hội để tăng giá và nhận được lợi nhuận cao hơn. Nhưng nếu sự gnh đua mạnh, cạnh tranh giá có thể xảy ra mạnh mẽ, điều này sẽ dẫn đến các cuộc cạnh tranh giá cả. cạnh tranh làm hạn chế khả năng sinh lợi do việc giảm lợi nhuận biên trên doanh số. Mức độ ganh đua giữa các công ty trong ngành là một hàm số của ba nhân tố chính: (1) cấu trúc cạnh tranh ngành,(2) các điều kiện nhu cầu,(3) rào cản rời khỏi ngành cao. Để chống lại các ĐTCT tiềm ẩn, các doanh nghiệp thường thực hiện các chiến lược như: phân biệt sản phẩm, nâng cao chất lượng ssản phẩm, bổ sung những đặc điểm mới của sản phẩm, không ngừng cải tiến, hoàn thiện sản phẩm của mình có những đặc điểm nổi trội hơn trên thị trường, doanh nghiệp nên đề phòng và lường trước các đối tác làm ăn, các bạn hàng, bởi vì họ có thể trở thành những ĐTCT tiềm ẩn. Nếu trong một môi trường kinh doanh ổn định, doanh nghiệp vượt trội lên các ĐTCT về chất lượng sản phẩm,về giá và chất lượng phục vụ thì doanh nghiệp đó có khả năng cạnh tranh và sẽ có điều kiện để tiến xa hơn so với các đối thủ. 1.2.4.1.3. Khách hàng: Khách hàng là người đang mua và sẽ mua sản phẩm của doanh nghiệp, đối với doanh nghiệp khách hàng là yếu tố quan trọng nhất. Khách hàng là những người có khả năng quyết định đến doanh thu của doanh nghiệp. Đứng ở các khía cạnh khác nhau ta có thể phân loại khách hàng theo các góc độ khác nhau: khách hàng sỉ, khách hàng lẻ, khách hàng là các công ty mua nguồn nguyên liệu đầu vào, khách hàng là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại….Nhóm khách hàng thường gấy áp lực với doanh nghiệp là những nhóm khách hàng tập trung và mua với khối lượng lớn. Nhóm khách hàng mua đúng tiêu chuẩn phổ biến và không có gì khác biệt vì họ có thể tòm được nhà cung cấp khác một cách dễ dàng hoặc nhốm khách hàng có đầy đủ thông tin về sản phẩm, giá cả thị trường, giá thành của nhà cung cấp. Phân tích ảnh hưởng của khách hàng là phân tích các cường độ áp lực cạnh tranh giữa những người bán hiện tại. Hay cường độ cạnh tranh tư thế lực thương lượng của người mua và sự phối hợp giữa người bán, người mua Các sản phẩm thay thế: Cạnh tranh từ sản phẩm và dịch vụ thay thế là cường độ cạnh tranh từ nỗ lực của công ty bên ngoài ngành dành cho khách hàng mua sản phẩm của họ. Từ các loại sản phẩm thay thế này doanh nghiệp phải chịu một áp lực cạnh tranh lớn như: + Sản phẩm thay thế tốt có sẵn hoặc các sản phẩm mới đang nổi lên. + Các sản phẩm thay thế có giá cao hơn tương ứng với chất lượng + Hàng thay thế chức năng hoạt động tương đương hoặc tốt hơn… 1.4.2.2 Nhân tố chủ quan: 1.4.2.2.1 Nguồn lực tài chính: Vốn là tiền đề vật chất cần thiết cho mọi hoạt động SXKD. Bất cứ hoạt động đầu tư, mua sắm hay phân phối nào cũng phải xét đến tiềm lực tài chính của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có tiềm lực tài chính vững mạnh rất thuận lợi trong việc huy động vốn đầu tư, mua sắm trang thiết bị cũng như điều kiện đãi ngộ nhân sự. Nếu doanh nghiệp nào yếu kém về tài chính sẽ không đủ điều kiện để đầu tư mua sắm, trang trải nợ, không đáp ứng được khả năng thanh toán và khả năng đáp ứng được những yêu cầu về sản phẩm có chất lượng cao của khách hàng, làm cho hoạt động kinh doanh của doanh không tiến triển được và có nguy cơ bị thụt lùi dẫn đến phá sản. Như vậy khả năng tài chính là yếu tố quan trọng đầu tiên để doanh nghiệp hình thành và phát triển. 1.4.2.2.2 Nguồn nhân lực: Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng vậy, nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng, đảm bảo sự thành công của mình. Nguồn nhân lực của công ty sẽ được chia làm các cấp khác nhau với chức năng và nhiệm vụ khác nhau. Bao gồm các nguồn lực như nhà quản trị các cấp, người thừa hành, đội ngũ công nhân, … - Nhà quản trị các cấp: là những người thường đứng đầu doanh nghiệp có vai trò lãnh đạo doanh nghiệp. Có 3 cấp lãnh đạo: + Cấp cao: là người giữ vai trò quan trọng nhất vì mọi quyết định, hành vi, và thái độ trong các mối quan hệ đối nội, đối ngoại của họ đều ảnh hưởng đến toàn bộ tổ chức. + Cấp trung: thừa hành các quyết định của cấp cao, là người trực tiếp kiểm tra và giám sát cấp nhà quản trị cơ sở. + Cấp cơ sở: là cấp thừa hành các nhiệm vụ và công việc mà các nhà quản trị cấp trên đưa xuống. Khi phân các nhà lãnh đạo các cấp, người phân tích cần xem xét đánh giá những khía cạnh cơ bản: + Các kỹ năng: kỹ năng kỹ thuật chuyên môn, kỹ năng nhân sự, kỹ năng cùng làm việc với người khác và kỹ năng tư duy… + Đạo đức nghề nghiệp: động cơ làm việc đúng đắn, kỷ luật tự giác, trung thực và thẳng thắn trong giao tiếp, tận tâm có trách nhiệm với công việc…. + Những kết quả đạt được trong quá trình thực hiện các chức năng quản trị và những lợi ích mà nhà quản trị mang lại cho tổ chức. - Người thừa hành: là những người sẽ chịu trách nhiệm thực thi các quyết định của nhà quản trị. Đội ngũ công nhân lao động cũng sẽ tạo ra sức cạnh tranh của sản phẩm thông qua các yếu tố về năng suất lao động, trình độ lao động, ý thức trách nhiệm…Phân tích người thừa hành là phân tích do nhà quản trị để có cơ sở chuẩn bị chiến lược về nhân sự.trực tiếp thực hiện. Mục tiêu của việc phân tích là nhằm đánh giá tay nghề, trình độ chuyên môn 1.4.2.2.3 Nguồn lực vật chất: Các nguồn lực vật chất bao gồm: vốn sản xuất, nhà xưởng sản xuất, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu dự trữ, thông tin môi trường kinh doanh,…. Trong đó phân tích các nguồn lực vật chất bao gồm: + Phân loại nguồn lực vật chất hiện có. + Xác định quy mô cơ cấu chất lượng và các đặc trưng của từng nguồn lực. + Đánh giá và xác định các điểm mạnh, điểm yếu về từng nguồn lực vật chất so với những ĐTCT. Một doanh nghiệp có hệ thống trang thiết bị, công nghệ hiện đại thì các sản phẩm của DN nhất định sẽ được bảo toàn về chất lượng khai đến tay người tiêu dùng. Có hệ thống mý móc thiết bị hiện đại sẽ thúc đẩy nhanh quá trình tiêu thụ hàng hóa, tăng nhanh vòng vay về vốn, giảm bớt được khâu kiểm tra về chất lượng hàng hóa có được đảm bảo hay không. Nếu xét về công nghệ máy móc có ảnh hưởng đến giá thành của sản phẩm và như vậy sẽ ảnh hưởng giá giá bán. Ngày nay do tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, cuộc chiến giữa các doanh nghiệp đang trở thành cuộc cách mạng về trí tuệ, về trình độ công nghệ. Công nghệ tiên tiến không những đảm bảo năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, giá thành hạ mà còn có thể xác lập tiêu chuẩn mới cho từng ngành sản xuất kỹ thuật. Và tùy theo từng cách thức và quy mô hoạt động của doanh nghiệp mà việc phân tích được tiến hành định kỳ hay thường xuyên… 1.4.2.2.4 Các nguồn lực vô hình. Các nguồn lực vô hình chủ yếu là kết quả hoạt động chung của các thành viên trong tổ chức hoặc một cá nhân cụ thể ảnh hưởng đến quá trình hoạt động. Các nguồn lực vô hình bao gồm: tư tưởng chỉ đạo trong triết lý kinh doanh, chiến lược và chính sách kinh doanh, cơ cấu tổ chức hữu hiệu, uy tín trong lãnh đạo, uy tín doanh nghiệp, uy tín và thị phần nhãn hiệu, sự tín nhiệm và trung thành của khách hàng… Nếu các doanh nghiệp đánh giá không đúng các nguồn lực trên của mình các doanh nghiệp sẽ của mình đánh mất các lợi thế của mình… Việc phân tích các nguồn lực vô hình tiến hành qua các bước cơ bản sau: + Nhận diện và phân loại các nguồn lực của doanh nghiệp; + So sánh và đánh giá các nguồn lực vô hình với các ĐTCT; + Xác định các nguồn lực vô hình cần xây dựng và phát triển. 1.5. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. 1.5.1. Nhóm chỉ tiêu định lượng. Nhóm chỉ tiêu định lượng đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp bao gồm: Sơ đồ 05: Nhóm chỉ tiêu định lượng. Chỉ tiêu tài chính Chỉ tiêu định lượng khác như: Thị phần, năng suất bình quân,số lượng khách hàng trung thành… Năng lực về tài chính 1.5.1.1 Chỉ tiêu tài chính Chỉ tiêu tài chính bao gồm: vốn, các khả năng thanh toán và mức độ rủi ro Sơ đồ 06: Quy mô về vốn của doanh nghiệp. Khả năng thanh khoản và khả năng sinh lời của doanh nghiệp Quy mô và khả năng huy động vốn Vốn tự có Quy mô về vốn Vốn tự có: Đây là chỉ tiêu cơ bản nhất để đánh giá khả năng về tài chính của doanh nghiệp. Nó phản ánh quy mô tầm vóc của doanh nghiệp, biểu hiện sức mạnh nội lực cũng như khả năng đối phó với các rủi ro. Vốn tự có của một doanh nghiệp hay công ty bao gồm: vốn đầu tư của chủ sở hữu, thặng dư vốn cổ phần, vốn cổ đông, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, các quỹ đầu tư thuộc vốn quỹ sở hữu, vốn dự trữ, cổ phiếu mà các công ty cổ phần phát hành, nguồn vốn tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại, trái phiếu và các chứng khoán có thể chuyển đổi, và các khoản nợ phải trả. Một cơ cấu vốn hợp lý phản ánh sự kết hợp hài hoà giữa nợ phải trả với vốn CSH trong điều kiện nhất định. Trong đó: - Hệ số nợ HN *Ý nghĩa: Phản ánh trong một đồng vốn kinh doanh mà doanh nghiệp sử dụng có mấy đồng được hình thành từ các khoản nợ; - Hệ số vốn chủ sở hữu. HVCSH *Ý nghĩa: Phản ánh một đồng vốn kinh doanh bình quân mà doanh nghiệp đang sử dụng có mấy đồng vốn CSH; Để phản ánh mối quan hệ giữa hai nguồn vốn ta còn dùng hệ số đảm bảo nợ. HĐBN *Ý nghĩa: Hệ số này phản ánh một đồng vay nợ có mấy đồng vốn chủ sở hữu đảm bảo, tỷ số này cho thấy mức độ an toàn và rủi ro trong kinh doanh của doanh nghiệp; - Quy mô và khả năng huy động vốn: khả năng huy động vốn của doanh nghiệp là một trong những chỉ tiêu đánh giá sự hoạt động sản xuất kinh doanh hay dịch vụ của doanh nghiệp. Nếu một doanh nghiệp có khả năng huy động vốn cao thì đều đó chứng tỏ hoạt động của doanh nghiệp được các nhà đầu tư, ngân hàng hay các quỹ tín dụng đánh giá cao vì sự hoạt động hiệu quả của doanh nghiệp. Điều này cũng nói lên tiềm lực tài chính của doanh nghiệp vững mạnh. - Các tỷ số về khả năng thanh toán: đây là chỉ tiêu thu hút rất nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư, nhà cung cấp đầu vào, người cho vay…Vì trước khi thực hiện các giao dịch trên người ta thường đặt ra câu hỏi liệu khả năng thanh toán các món nợ đến hạn của doanh nghiệp tới đâu? Và ở đây người ta xét đến các hệ số sau: + Hệ số thanh toán tổng quát. HTTTQ Nếu hệ số này bằng hoặc gần bằng 1 là báo hiệu sự phá sản của doanh nghiệp. Và thực tế doanh nghiệp không còn vốn chủ sở hữu và nếu bán hết các TSLĐ, TSCĐ thì vẫn không đủ trả nợ; + Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn. HTTHH *Ý nghĩa: Thể hiện mức độ đảm bảo của TSLĐ với nợ ngắn hạn. Từ đó đo lường khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Khi tỷ số này cao chứng tỏ doanh nghiệp có tính thanh khoản cao. Tuy nhiên nếu con số này quá cao thì phải xem lại nguồn nhàn rỗi vì nó sẽ làm giảm nguồn lợi nhuận. Lưu ý nếu hàng tồn kho của doanh nghiệp quá cao thì tỷ số này không thể phản ánh chính xác. + Hệ số khả năng thanh toán nhanh. HTTN *Ý nghĩa: Hệ số này cho biết khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp trong thời hạn ngắn không phụ thuộc vào hàng tồn kho, và nếu hệ số này quá nhỏ sẽ gây ảnh hưởng đến việc thanh toán nợ của doanh nghiệp. + Khả năng thanh toán nhanh bằng tiền. HTTBT * Ý Nghĩa: Hệ số này tồn tại cao thì tốt, song doanh nghiệp để tiền mặt tồn tại lớn sẽ gây giảm hiệu quả sử dụng vốn. +Khả năng thanh toán lãi vay. HTTLV * Ý Nghĩa: Hệ số này dùng để đo lường mức độ lợi nhuận có được do sử dụng nguồn vốn để đảm bảo trả lãi cho ngân hàng hay các doanh nghiệp khác. - Còn khả năng sinh lời của doanh nghiệp: là chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Mức sinh lời được phân tích qua các chỉ tiêu sau: + Tỷ lệ thu nhập tự có (Return on Equity – ROE ). *Ý nghĩa: Hệ số ROE cho biết rằng cứ mỗi đồng vốn tự có sẽ đem lại nhiều đồng lợi nhuận cho doanh nghiệp trong một chu kỳ kinh doanh. Một công ty cổ phần được coi là có khả năng sinh lời cao nếu ROE cao hơn mức lợi nhuận kỳ vọng với các cổ phiếu đầu tư trên thị trường đó hay mức cổ tức mà các cổ động nhuận lại ở mức cao nhất có thể khi đã đầu tư hoặc giữ lại ở các quỹ. + Tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản- Return on Assets. *Ý nghĩa: Hệ số ROA cho biết cứ mỗi đồng tài sản sẽ đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Thường thì một doanh nghiệp được coi là sức sinh lời cao khi hệ số ROA đạt mức khoản 0.5%; Mức độ rủi ro Là các mức rủi ro của doanh nghiệp có thể sẽ gặp phải. Nó bao gồm hai loại: + Rủi ro tài chính: Phát sinh từ việc sử dụng vay vốn, và mức độ rủi ro về vốn có thể là do các tỷ số đánh giá ở trên nêu ra; + Rủi ro kinh doanh: đây là những rủi ro mà công ty gặp phải trong thời kỳ kinh doanh: rủi ro về khí hậu thiên tai, rủi ro về khủng hoảng kinh tế, rủi ro về chiến tranh. 1.5.2. Nhóm chỉ tiêu định tính. 1.5.2.1. Khả năng quản lý tài chính. Nguồn lực tài chính của một doanh nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp đó. Và khả năng quản lý tài chính của một doanh nghiệp sẽ quyết định cách thức huy động vốn và sử dụng nguồn tài chính đó đạt hiệu quả đến mức nào, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp muốn đạt kết quả cao trong kinh doanh thì đều đầu tiên là phải quản lý hiệu quả được nguồn tài chính của mình. 1.5.2.2. Trình độ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và quản lý hiện đại. Việc áp dụng khoa học kỹ thuật và quản lý hiện đại đã làm thay đổi rõ rệt hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, bằng các nghiệp vụ tự động, đem lại nhiều tiện ích hơn các khách hàng. Các quy trình phục vụ trở nên nhanh chóng, chính xác, dễ kiểm tra, kiểm soát và hạch toán, thống kê liên tục, nhằm có sự quản lý điều hành một cách chính xác nhất. 1.5.2.3. Trình độ, phẩm chất và kinh nghiệm của đội ngũ, cán bộ và nhân viên. Con người là nguồn lực quan trọng và có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển của các doanh nghiệp. Đặc biệt là các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ. Với một đội ngũ cán bộ, công nhân có trình độ chuyên môn cao, có phẩm chất và kinh nghiệm tốt thì khả năng thành công trong kinh doanh của doanh nghiệp là rất cao và đây là một trong những yếu tố doanh nghiệp có thể dùng để tạo ra sự khác biệt và tạo ra cho mình một vị thế vững chải trên thị trường. Đây cũng là yếu tố giúp doanh nghiệp xây dựng và thực hiện các mục tiêu chiến lược một cách đúng đắn, hiệu quả nhất. 1.5.2.4. Hoạt động Marketing và vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. Trong nền kinh tế thị trường bât kỳ ngành nghề nào cũng có nhiều đối thủ cạnh tranh. Càng ngày các tính năng về sản phẩm dịch vụ mà doanh nghiệp cung ứng cho khách hàng ngày càng hạn hẹp nên hoạt động Marketing đóng một vai trò rất quan trọng. Và các doanh nghiệp hiện nay, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất họ sẽ thực hiện hành vi bán trước hành vi mua, cũng có thể trước khi bắt đầu sản xuất kinh doanh họ sẽ thực hiện các cuộc nghiên cứu và đều tra về nhu cầu, thị hiếu của thị trường và khách hàng, để khi tung ra sản phẩm thì mức độ tiếp cận khách hàng nhanh chóng, cũng như sẽ tích hợp các yếu tố và kỳ vọng của khách hàng về sản phẩm đem lại sự gần gũi hơn về sản phẩm cho khách hàng. Ngoài việc nghiên cứu nhu cầu thị hiếu khách hàng hoạt động Marketing còn góp phần vào quảng cáo, khuếch trương thương hiệu, đưa hình ảnh doanh nghiệp trở nên quen thuộc đối với người dân. Điều này cũng góp phần làm tăng uy tín và vị thế của doanh nghiệp trong tâm trí của người tiêu dùng. 1.6 Sự cần thiết phải nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là một trong những đều cần thiết để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển mình hơn nữa trong nền kinh tế thị trường. Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng vậy, khi tham gia kinh doanh trên thị trường đều phải chấp nhận cạnh tranh. Trong giai đoạn hiện nay do tác động của sự tiến bộ về khoa học và công nghệ, nền kinh tế của nước ta đang ngày càng phát triển, nhu cầu cuộc sống của con người được nâng lên ở mức cao hơn rất nhiều. Con người không chỉ có nhu cầu “ ăn chắc mặc bền” như trước kia mà còn cần “ ăn ngon mặc đẹp”. Để đáp ứng nhu cầu đó, các doanh nghiệp trong ngành may mặc không ngừng đều tra nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, cải tiến danh mục sản phẩm, đổi mới sản phẩm để đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng thì doanh nghiệp đó sẽ chiến thắng trong cạnh tranh. Chính vì vậy nâng cao khả năng cạnh tranh là rất cần thiết bởi sẽ: + Giúp cho doanh nghiệp tồn tại, đứng vững và ngày càng phát triển; + Giúp các doanh nghiệp thực hiện các mục tiêu. CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY BÌNH ĐỊNH 2.1. Tổng quan về công ty cổ phần May Bình Định. 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển: Công ty dệt may xuất khẩu Bình Định được thành lập theo quyết định số 1019/QĐ – UB ngày 18/06/1992 của ủy ban nhân tỉnh Bình Định trên cơ sở xác nhập xí nghiệp may xuất khẩu Quy Nhơn và xí nghiệp gia công dệt nhuộm Bình Định, để duy trì và phát triển ngành công nghiệp dệt may xuất khẩu của tỉnh Bình Định. Căn cứ vào quyết định số 4042/QĐ – BCN ngày 19/12/2004 của Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp về việc chuyển công ty Dệt may xuất khẩu Bình Định thành công ty may Bình Định. Căn cứ theo quyết định số 3503000111 ngày 22/12/2006 chuyển công ty may Bình Định thành công ty cổ phần May Bình Định Bảng 03:Bảng tóm tắt các giai đoạn phát triển quan trọng. TT Các giai đoạn chuyển đổi THỜI ĐIỂM QUYẾT ĐỊNH 01 Xí nghiệp Dệt Nhuộm Bình Định 1985 02 Xí nghiệp May xuất khẩu Quy Nhơn 1988 03 Công ty Dệt May xuất khẩu Bình Định 18/06/1992 1019/QĐ-UB 04 Công ty May Bình Định 19/12/2004 4042/QĐ-BCN 05 Công ty cổ phần May Bình Định 22/12/2006 3503000111 (Nguồn: phòng tổ chức hành chính). 2.1.2 Tên công ty: Tên công ty : Công ty cổ phần May Bình Định Tên giao dịch: Bình Định Garment Joiint Stocks Company Tên viết tắt : BGJ Địa chỉ : 105 Trần Hưng Đạo – Quy Nhơn Điệ thoại : 056.893355 - 056.893356 Fax : 056.893333 - 056.893368 MST : 4100259211-1 2.1.3 Quy mô vốn hiện tại: 2.1.4 Kết quả kinh doanh, đóng góp ngân ssách nhà nước: Trong những năm gần đây hòa nhập với nền kinh tế thị trường, công ty cổ phần May Bình Định đã vượt qua nhiều khó khăn thử thách và tự khẳng định được mình có một vị trí đứng vững trên thị trường. Điều đó được thể hiện qua bảng chỉ tiêu các năm sau: Bảng 04: Các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu. TT Các chỉ tiêu Thực hiện Chênh lệch Năm tuyệt đối 1000 Đ tương đối(%) tuyệt đối 1000 Đ tương đối(%) 2008 2009 1 Tổng doanh thu 20.817.350 24.047.986 2 Lợi nhuận 548.975 646.978 3 Nộp ngân sách nhà Nước 153.713 181.153,84 ( Nguồn: Phòng kế toán). 2.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty: 2.1 Chức năng: Công ty cổ phần may Bình Định là đơn vị có 02 xí nghiệp trực thuộc, có chức năng sản xuất hoạt động kinh doanh. Bao gồm: xí nghiệp may Quy Nhơn I, xí nghiệp may Quy Nhơn II. Công ty sản xuất các mặc hàng như: áo jacket quần tây, áo sơ mi, bộ thể thao… sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng. Ngoài ra công ty còn là đợn vị nhận ủy thác xuất khẩu các mặt hàng may mặc cho các đơn vị khác. Đặc biệt là công ty cổ phần may Nhà Bè. 2.2 Nhiệm vụ: Nhiệm vụ của công ty cổ phần may Bình Định là quản lý tổ chức sản xuất, phát huy công suất máy móc thiết bị để phục vụ sản xuất gia công các mặt hàng may mặc xuất khẩu. Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh theo ngành nghề của công ty đã đăng ký theo giấy phép kinh doanh đúng pháp luật. Công ty có trách nhiệm bảo toàn vốn và phát triển vốn kinh doanh theo đúng pháp luật của Nhà Nước, tuân thủ nghiêm túc chế độ báo cáo kế toán, thống kê theo đúng quy định của Nhà Nước, thực hiện tốt và bảo vệ môi trường, góp phần giữ vững an ninh quốc phòng, thực hiện tốt pháp lệnh phòng cháy chữa cháy. Ký kết và thực hiện đầy đủ, uy tín các hợp động kinh tế đã ký kết với đối tác. Đổi mới và không ngừng hiện đại hóa công nghệ sản xuất và phương pháp quản lý. Thường xuyên đào tạo và bồi dưỡng tay nghề cho công nhân, để không ngừng nâng cao năng suất lao động, và tăng chất lượng sản phẩm. Thực hiện đúng các chế độ quản lý kinh tế, chế độ phân phối thu nhập, thực hiện tốt nghĩa vụ các chế độ bảo hiểm thân thế, bảo hiểm y tế…và các chế độ khác. Thường xuyên chăm lo và không ngừng nâng cao đời sống của cán bộ nhân viên, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần, luôn luôn bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho CBCNV. Toàn thể CBCNV được học tập và học tập và bồi dưỡng nâng cao trình độ nhận chính trị cho bản thân, nângg cao tinh thần bình đẳng nam nữ trong toàn công ty ở mọi góc độ. 2.3. Đặc điểm cơ cấu sản xuất. Sơ đồ 08: Cơ cấu sản xuất CÔNG TY CP MAY BĐ XÍ NGHIỆP MAY QN I XÍ NGHIỆP MAY QN II TỔ KỶ THUẬT PX SX PHỤ TRỢ TỔ CƠ ĐIỆN PX CẮT PX MAY PX HOÀN THÀNH QUAN HỆ DÂY CHUYỀN QUAN HỆ HỔ TRỢ 2.4 Đặc điểm tổ chức quản lý: 2.4.1. Bộ máy quản lý công ty Sơ đồ 09: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý. GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH NGHIỆP VỤ GĐ XN MAY QUI NHƠN I PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH SẢN XUẤT BAN KIỂM SOÁT ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TỔNG GIÁM ĐỐC GĐ XN MAY QUI NHƠN II T.PHÒNG K.THUẬT T.PHÒNG CƠ ĐIỆN T.PHÒNG KH-XNK T.PHÒNG KẾ TOÁN C/H TRƯỞNG QUÀY GTSP T.CHI NHÁNH TP.HCM T.PHÒNG TC - HC 2.4.2. Giải thích chức năng nhiệm vụ của các bộ phận trong sơ đồ. - Đại hội đồng cổ đông: là một tổ chức với mục đích cho phép cổ đông thảo luận bảng báo cáo hằng năm của công ty, bầu các giám đốc và phê chuẩn mức phân chia tổ chức do Giám đốc khuyến nghị. - Tổng giám đốc: là người điều hành công việc hoạt động hàng ngày của công ty và là người đại diện pháp lý của công ty chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao. - Phó tổng giám đốc công ty: là người tham mưu cho tổng giám đốc công ty, là người trực tiếp lãnh đạo điều hành theo nội dung nhiệm vụ do tổng giám đốc công ty giao phó (về tài chính). - Giám đốc điều hành: là người tham mưu cho tổng giám đốc công ty, là người trực tiếp lãnh đạo điều hành theo nội dung nhiệm vụ do tổng giám đốc công ty giao phó (về sản xuất). - Trưởng phòng Tổ chức – Hành chính: làm tham mưu cho giám đốc công ty. Phòng đào tạo: có nhiệm vụ tham mưu và sắp xếp nhân sự, giúp cho lãnh đạo công ty trong toàn công tác đào tạo của công ty. -Trưởng phòng kế toán – tài chính: + Cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác thông tin kinh tế về họat động sản xuất kinh doanh của công ty, nhằm phục vụ tốt nhất cho yêu cầu của lãnh đạo công ty trong quản lý và điều hành hoạt động. + Ghi chép số liệu có và tình hình biến động tòan bộ tài sản của tòan công ty, giám sát việc bảo quản và sử dụng tài sản (TSCĐ, vật tư, tiền vốn, hàng hóa…) + Xác định đúng đắn, phản ánh đầy đủ, tính tóan chính xác, nhanh chóng doanh thu, thu nhập và chi phí của họat động SXKD toàn công ty. + Ghi chép phản ánh toàn bộ vốn hiện có của công ty và các nguồn hình thành vốn, tính toán chính xác hiệu quả sử dụng vốn, tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch tài chính, các dự toán chi phí. Tham mưu cho lãnh đạo công ty thực hiện quyền tự chủ về tài chính cũng như giải quyết kịp thời, đúng đắn các quan hệ về lợi ích có căn cứ. + Thu nhập và phản ánh kết quả lao động của từng đơn vị cá nhân người lao động trong tòan công ty để làm cơ sở cho việc trả lương, thưởng cũng như thực hiện các chế độ khuyến khích vật chất và chế độ trách nhiệm vật chất ở công tác. + Kiểm tra, kiểm soát hoạt động SXKD bằng đồng tiền thông qua công tác kế toán. Cung cấp đầy đủ, kịp thời các chứng từ tài liệu kế toán phục vụ cho việc kiểm kê, kiểm soát của Nhà nước đối với họat động SXKD ở công ty. + Tính toán đúng, đầy đủ và kịp thời các khỏan nộp ngân sách Nhà nước, nộp cấp trên và các quỹ để lại công ty. Thanh toán đúng hạn các khoản tiền vay và phản ánh kịp thời cho lãnh đạo công ty về các khoản phải thu, phải trả. + Tổ chức lập, kiểm tra và gửi đầy đủ, đúng hạn các báo cáo kế toán thống kê. Kiểm tra và tổng hợp các báo cáo kế toán thống kê do các đơn vị trực thuộc gửi về theo định kỳ báo cáo kế toán. + Bảo quản, lưu trữ các tài liệu chứng từ kế toán theo quy định của Nhà nước. Giữ bí mật các tài liệu, số liệu, hồ sơ kế toán. - Trưởng phòng kế hoạch thị trường – xuất nhập khẩu: tham mưu và giúp việc cho giám đốc công ty về công tác kế hoạch sản xuất năm, quý, tháng và kế hoạch sản xuất cụ thể của từng mã hàng. Đồng thời là phòng thực hiện việc khai hải quan để đảm bảo cung cấp nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất và thủ tục xuất khẩu hàng hoá. - Trưởng phòng kỹ thuật – công nghệ: làm nghiên cứu thiết kế mẫu rập chuẩn bị mẫu rập sơ đồ, xây dựng định mức tiêu hao và triển khai công tác kỹ thuật cho các bộ phận sản xuất. - Trưởng phòng cơ điện: chuyên trách bộ phận máy móc thiết bị, hệ thống điện cho toàn công ty. - Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh: là đơn vị tiếp nhận và xuất khẩu hàng hoá của công ty tại thành phố Hồ Chí Minh. -Các xí nghiệp trực thuộc: có nhiệm vụ tổ chức sản xuất hoàn thành nhiệm vụ sản xuất công ty giao phó, quản lý lao động, thực hiện công tác an ninh, trật tự xã hội, công tác phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường thực hiện hoạch toán báo sổ về công ty, thanh quyết toán tiền vốn vật tư mà công ty cấp phát, phục vụ cho sản xuất. 2.5 thực trạng khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần May Bình Định: 2.5.1 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty: - Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua các năm ĐVT: triệu đồng Stt Các chỉ tiêu Thực hiện 2009/2008 2009/2010 2008 2009 2010 CL TL (%) CL TL (%) 1 Tổng doanh thu 20,817.00 24,047.00 3,230.00 15,5 2 Doanh thu xuất khẩu 18,661.00 22,334.00 3,673.00 19,68 Các khoản giảm trừ 32.00 36.00 4.00 12,5 - Giảm giá hàng bán 32.00 36.00 4.00 12,5 4 Doanh thu thuần 20,785.00 24,011.00 3,226.00 15,5 5 Giá vốn hàng bán 16,176.00 17,740.00 1,564.00 9,7 Chi phí sản xuất 3,131.00 3,315.00 184.00 5,8 6 Chi phí kinh doanh 2,866.00 3,009.00 143.00 4,98 - Chi phí bán hàng 1,678.00 1,775.00 97.00 5,78 - Chi phí quản lý 1,188.00 1,234.00 46.00 3,87 7 Lợi nhuận sau thuế 548.00 646.00 98.00 17,8 8 Tổng nguồn vốn 38,862.00 40,896.00 2,034.00 5,2 9 TSLN/Điện tử Viễn thông Quân dội(%) 2,64 2,68 0,04 10 TSLN/NV (%) 1,4 1,58 0,18 11 TSCF/Điện tử Viễn thông Quân dội(%) 13,8 12,53 -1,27 12 Nộp ngân sách 83.00 91.00 8.00 9,63 13 Thu nhập bình quân 870.00 1,020.00 150.00 17.00 ( nguồn:phòng kế toán) - Phân tích kết quả tiêu thụ của công ty trong 3 năm: Bảng kết quả tiêu thụ của công ty ĐVT: sản phẩm STT Tên sản phẩm Thực hiện 2008/2009 2009/2010 2008 2009 2010 CL TL(%) CL TL(%) Tổng SP tiêu thụ 807022 925891 Quần áo trẻ em 182989 223978 Quần bò, quần âu 95375 113687 Áo sơ mi các loại 91561 104361 Áo nỷ 7237 7468 Áo dệt kim 53950 57510 Quần sooc 10778 11457 Áo jacket các loại 89231 96547 Áo gile các loại 7416 7646 Bộ thể thao 1552 1603 Quần áo các loại 266933 301634 ( nguồn : phòng kinh doanh) 2.5.2 Phân tích khả năng cạnh tranh của công ty theo yếu tố bên trong: 2.5.2.1 Nguồn lực tài chính và vật chất: Một doanh nghiệp muốn thành lập thì yếu tố đầu tiên mà doanh nghiệp cần phải có đó là nguồn lực tài chính. Vốn chính là tiền đề vật chất để thành lập công ty, để công ty tồn tại và phát triển. Thiếu vốn hoặc không có vốn sẽ là chiếc gọng kiềm chặn mọi đường tiến, khiến cho doanh nghiệp rơi vào vòng luẩn quẩn của cái cũ, cái nghèo nàn. Trong cuộc cạnh tranh gay gắt và khốc liệt của nền kinh tế thị trường, vốn đóng một vai trò quan trọng trong mỗi bước tiến của doanh nghiệp. Nguồn lực tài chính của công ty thể hiện sức sống, tình trạng sức khỏe của công ty.Tuy nhiên tùy thuộc vào đặc điểm kinh doanh mà nhu cầu vốn của mỗi doanh nghiệp là khác nhau, cũng nhhư việc phân bổ vốn là khác nhau. Công ty cổ phần May Bình Định trước đây là một công ty nhà nước trực thuộc tổng công ty Dệt May Việt Nam, được nhà nước cấp hhoàn toàn vốn kinh doanh. Sau đây là tình hình nguồn vốn của doanh nghiệp qua các năm: Bảng tình hình vốn kinh doanh của công ty ĐVT:triệu đồng Các chỉ tiêu Thực hiện So sánh Năm 2009/2008 2010/2009 2008 2009 2010 CL TL (%) CL TL (%) Tổng giá trị tài sản 38,862.00 40,896.00 2,034.00 5,2 - Giá trị TSCĐ 19,536.00 20,756.00 1,220.00 6,25 - Giá trị TSLĐ 19,326.00 20,140.00 814.00 4,21 Tổng nguồn vốn 38,862.00 40,896.00 2,034.00 5,2 - Nguồn vốn ngân sách 4,770.00 5,270.00 500.00 10,48 - Nguồn vốn bổ sung 34,092.00 35,626.00 1,534.00 4,5 (nguồn: phòng kế toán) 2.5.2.2 Cơ cấu, chủng loại sản phẩm: Trong nền kinh tê thị trường hiện nay, cạnh tranh gay gắt diễn ra giữa các doanh nghiệp. Để tồn tại và phát triển doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm như: như tích thêm các tiện ích vào trong sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, cải tiến mẫu mã và chất lượng sản phẩm…. cùng với đó là việc đa dạng hóa loại hình sản phẩm để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Thực tế khả năng cạnh tranh của sản phẩm công ty cổ phần May Bình Định còn chưa được đánh giá cao về cả mẫu mã lẫn thiết kế, về sản phẩm chưa xây dựng được thương hiệu riêng và nổi tiếng bằng các công ty: An Phước, Việt Tiến, Khataco, May Mười…và thực trạng về khả năng sản phẩm của công ty được thể hiện qua bảng số liệu dưới đây: : Bảng cơ cấu về danh mục sản phẩm chủ yếu của công ty. TT Danh mục sản phẩm Mã sản phẩm ĐVT Thực hiện So Sánh 2007 2008 2009 tuyệt đối(+/-) tương đối(%) tuyệt đối(+/-) tương đối(%) A sản phẩm sản xuất theo bộ Bộ 66.260 82.993 96.860 16.733 25,25 13.867 14,32 1 Comple 55503 Bộ 7.895 9.657 12.364 1.762 22,32 207 21,89 2 Đồng phục thể thao 55504 Bộ 32. 687 43.657 49.875 10.970 33,56 6.218 12,47 3 Đồ BHLĐ 55505 Bộ 25.678 29.679 34.621 4.001 15,58 4.942 14,27 B Các sản phẩm đơn chiếc Chiếc (Cái ) 31.705 38.829 52.949 7.124 22,47 14.120 26,67 1 Áo sơ mi 6617 Chiếc (Cái ) 3.569 4. 657 5.697 1.088 30,48 1.040 18,26 2 Áo măng tô 6627 Chiếc ( Cái ) 3.467 2.567 3.562 (900) (25,96) 995 27,93 3 Áo Jacket 6618 Chiếc ( Cái ) 9.873 10.123 12.567 250 2,53 2.444 19,45 4 Áo Pull 6611 Chiếc 3.356 6.547 3.356 3.191 48,74 5 Quần Âu 6657 Chiếc ( Cái ) 11.234 13.564.00 17.589 2.330 20,74 4.025 22,88 6 Quần Short 6627 Chiếc ( Cái ) 3.562 4.562 6.987 1.000 28,07 2,425 53,16 ( nguồn:phòng kế hoạch-thị trường) 2.5.2.3 Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty: Cơ cấu sản phẩm phân phối trong nước Stt Tên sản phẩm Lượng tiêu thụ(sản phẩm) Chênh lệch 2008 2009 Mức tương đối(%) 1 Đồ BHLĐ 19,653.00 25,647.00 5,994.00 30.50 2 Đồ thể thao 29,679.00 34,621.00 4,942.00 16.65 3 Áo sơmi 1,500.00 2,567.00 1,067.00 71.13 4 Áo Pull 1,547.00 2,563.00 1,016.00 65.68 (Nguồn Phòng kế hoạch thị trường- xuất nhập khẩu). Bảng tương quan sản lượng tiêu thụ của công ty với các công ty khác: Đvt: sản phẩm Tên công ty Thực hiện 2009/2008 2010/2009 2008 2009 2010 CL TL(%) CL TL(%) Cty may Bình Định 80702 92589 118869 14 Cty may Việt Tiến 2889483 3265115 375632 13 Cty may Mười 3234574 3677710 443136 13,7 (nguồn:phòng kế toán và Doanh thu tiêu thụ ở thị trường trong nước. TT Khu vực Thị Trường Năm 2008 Năm 2009 (VNĐ) Tỷ Trọng(%) (VNĐ) Tỷ Trọng(%) 1 Miền Bắc 644.141.832 32,13 856.489.714 27,08 2 Miền Trung 125.897.456 6, 28 325.648.967 10,30 3 Miền Nam 1.234.569.872 61,59 1.980.196.486 62,62 Tổng 2.004.609.160 100,00 3.162.335.167 100,00 (Nguồn phòng thị trường kế hoạch- xuất nhập khẩu). Bảng tình hình doanh thu của công ty và đối tác Tên công ty Thực hiện 2009/2008 2010/2009 2008 2009 20102 2010 CL TL(%) CL TL(%) Cty may Bình Định 20785 24011 3226 15,5 Cty may Việt Tiến 90335 102078 11743 13 Cty may mười 96135 109402 13267 13,8 Doanh thu tiêu thụ ở thị trường xuất khẩu TT Quốc gia Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Doanh thu(VNĐ) Tỷ trọng (%) Doanh thu(VNĐ) Tỷ trọng (%) Doanh thu(VNĐ) Tỷ trọng (%) 1 Đức 762.260.000 27,69 6.697.340.830 23,36 2 Bỉ 815.398.000 3,15 720.466.000 2,51 3 Mỹ 16.552.870.200 48,54 10.836.584.613 37,79 14.654.897.210 46,11 4 Nhật 351.268.974 1,23 1.567.895.461 3,68 5 Hồng kông 207.080.423 7,07 1.652.348.971 10,91 6 Đài loan 236.598.741 0,56 7 Trung Quốc 2.773.910.450 8,85 8 Tổng cộng 18.130.528.200 79,38 18.812.740.840 71,96 20.885.650.833 70,11 (Nguồn phòng kế hoạch thị trường và xuất nhập khẩu) 2.5.2.4 Nguồn nhân lực Bảng Cơ cấu lao động của công ty. Đơn vị tính :Người Thực hiện 2008/2007 2009/2008 Cơ cấu lao động 2007 2008 2009 CL TL(%) CL TL(%) Tổng lao động 800 950 1200 150 18,75 220 23,6 Theo tính chất lao động Lao động trực tiếp Lao động gián tiếp 729 71 865 85 1085 115 136 14 18,65 19,71 220 30 23,16 35,29 - Trình độ + Đại học, cao đẳng 30 40 55 10 33,0 15 37,5 + Trung học 770 910 1145 140 18,0 235 25,8 - Giới tính + Nam 98 110 125 12 12,2 15 13,6 + Nữ 702 840 1075 138 19,6 235 28,0 ( Nguồn : phòng tổ chức hành chính) *Chính sách về lương bổng: Từ bảng cơ cấu lao động và tình hình sử dụng lao động trên công ty thực hiện chế độ trả lương như sau: Cách tính lương của công ty xếp theo bảng lương và tuân thủ theo luật lao động. Mức lương = Hệ số lương từng người X Mức lương tối thiểu Theo hướng dẫn của bộ LĐTBXH tại công văn số 420-LĐTBXH ngày 29/12/1998 về việc xây dựng quy chế trả lương cho CNCNV trong công ty cổ phần như sau: Tiền lương thực tế của CBCNV(Wtt) = Lương cơ bản theo nghị định 206/CP(WCB) + Lương trả theo hệ số kết quả cuối cùng(WHs) Lương cơ bản(WCB) theo nghị định số 206/CP việc tính lương cơ bản cho CBCNV trong công ty dựa vào hệ thống tháng lương,bậc lương ban hành theo nghị định2006/CP mỗi CBCNV có một hệ số lương riêng như: -Giám Đốc: Hệ số lương từ 5.98-9.31; -P.Giám Đốc: Hệ số lương từ 5.32-5.65; -Kế toán trưởng: Hệ số lương 4.99-5.321; Các nhân viên quản lý áp dụng bảng lương viên chức chuyên môn nghiệp vụ, thừa hành phục vụ ở doanh nghiệp +Chuyên viên kỷ thuật:1.97-4.51; +Cán bộ thừa hành và kỹ thuật viên: hệ số lương từ 1.8-3.89; +Nhân viên văn thư: Hệ số lương 1.4-3.21; +Công nhân sản xuất. Lương cơ bản Suất lương ngày X (số ngày làm trong tháng + phụ cấp các loại) Suất lương ngày Công ty sử dụng hình thức tính lương có thưởng (thưởng qua hệ số thành tích của từng người lao động), nhằm khuyến khích lao động phát huy khả năng lao động, nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công việc. Công ty đã thực hiện đúng nguyên tắc phân phối theo lao động đảm bảo quan hệ hợp lý trong nội bộ giữa các đối tượng với nhau. *Nhận xét: Qua cách tính lương và hệ số lương cho thấy: công ty cổ phần May Bình Định đã áp dụng đúng quy định về chế độ tiền lương và có các chính sách đãi ngộ hợp lý. Đây là điều kiện tốt cho việc thu hút nguồn lao động. Thực vậy, trong những năm qua mặc dù chỉ là một doanh nghiệp có quy mô vừa trên địa bàn tỉnh nhưng đã thu hút và đào tạo được đội ngũ nhân công giỏi, tay nghề cao. So với các doanh nghiệp cùng ngành trên địa bàn tỉnh thì doanh nghiệp có đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ cao chiếm một tỷ lệ lớn. Ngoài ra đội ngũ lao động của công ty luôn được đảm bảo… Từ đó, ta thấy được khả năng cạnh tranh của công ty về nguồn lực đạt được ở mức khá cao so với các công ty đối thủ trên địa bàn tỉnh. Và cũng từ thực trạng về nguồn lực thì công ty cần chú ý đến vấn đề đào tạo đội ngũ nhân viên thiết kế và đội ngũ nhân viên KCS. Vì để nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty, đặc biệt là các công ty trong lĩnh vực may mặc thì công ty cần phải có đội ngũ nhân viên thiết kế có tay nghề cao, có nhiều ý tưởng hay để có thể đáp ứng kịp thời nhu cầu thời trang của xã hội…. và một đội ngũ KCS sẽ giúp công ty tránh được những rủi ro về vấn đề chất lượng sản phẩm.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh tại công ty cổ phần may Bình Định.doc
Luận văn liên quan