Đề tài Đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư sản xuất nguyên liệu và thu mua nguyên liệu của Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn

LỜI MỞ ĐẦU Ngành mía đường của Việt Nam hiện nay tuy là một ngành còn non trẻ, nhưng đã có những bước đột phá trong 5 năm trở lại đây. Về cơ bản ngành mía đường đã đáp ứng được nhu cầu đường tiêu dùng trong nước chấm dứt tình trạng nhập khẩu đường. Bên cạnh đó ngành mía đường của Việt Nam không ngừng gia tăng sản lượng đường xuất khẩu ra nước ngoài, góp phần không nhỏ vào sự tăng trưởng nền kinh tế quốc dân. Đáng chú ý nhất là ngành mía đường đã giúp dân khai hoang, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, mở thêm diện tích đất trồng mía được hơn 250.000 ha đất tự nhiên, đưa tổng diện tích trồng mía bán nguyên liệu cho các nhà máy và các cơ sở chế biến thủ công được gần 30 triệu tấn mía cây, giải quyết việc làm cho hơn 2 triệu lao động trong nông nghiệp. Hàng năm có từ 250 đến 300 nghìn hộ dân trồng mía ký kết hợp đồng kinh tế trồng và bán mía cho các nhà máy, trong đó 70% số hộ hàng năm đã được các nhà máy ký hợp đồng đầu tư và bao tiêu sản phẩm ổn định sản xuất. Nhiều nhà máy đường đã đầu tư ứng trước giống mía, phân bón, cày bừa đất, thuốc sâu và cử cán bộ hướng dẫn tập huấn chuyển giao kỹ thuật trồng mía, tăng năng suất sản lượng bán cho nhà máy, tăng thêm thu nhập, ổn định sản xuất và cuộc sống cho dân. Có thể nói gần 80% số hộ dân ở các vùng trồng mía trong cả nước bán nguyên liệu cho các nhà máy đường, nhờ kết quả trồng mía, hầu hết dân đã xây dựng nhà ở kiên cố, mua sắm được nhiều phương tiện, hơn 90% số hộ có ti vi, 60% số hộ có xe máy, trên 300 hộ đã có xe ôtô vận tải lớn để vận chuyển mía đến nhà máy bán; 120 hộ có máy kéo làm đất; hơn 1000 hộ trồng mía hiện đang là cổ đông có cổ phần tại nhà máy Tuy nhiên giai đoạn hiện nay nhiều Công ty mía đường đang gặp nhiều khó khăn do thiếu nguyên liệu cho sản xuất. Để giải quyết vấn đề đó nhiều Công ty đã mở rộng vùng nguyên liệu của mình bằng cách tăng mức vốn đầu tư cho nông dân trồng mía. Mỗi công ty có các mức đầu tư khác nhau nhưng họ có một mục tiêu chung là hiệu quả đầu tư. Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn từ những năm đầu thập kỷ 80 của thế kỷ trước đến nay đã xây dựng vùng nguyên liệu rộng lớn trên 11 huyện thuộc trung du và miền núi phía Tây Tỉnh Thanh Hóa, với trên 125 xã, 4 Nông trường và trên 30.000 hộ nông dân trồng mía. Để có đủ nguyên liệu phục vụ sản xuất đường, Công ty đã kết nghĩa với từng xã, từng thôn cung cấp giống mía, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và ký hợp đồng nhận tiêu thụ sản phẩm nhằm đảm bảo được lượng mía nguyên liệu đầy đủ và liên tục. Công ty hỗ trợ người dân trồng mía về đầu vào cho sản xuất mía như nghiên cứu và liên tục đưa ra giống mới, cung cấp tiền làm đất, đầu tư phân bón, kỹ thuật, thuốc bảo vệ thực vật . Nhưng người trồng mía phải bán mía sau thu hoạch cho Công ty. Nhìn chung mô hình này một phần đảm bảo được lượng nguyên liệu mía cho nhà máy đồng thời đã hỗ trợ nông dân chuyển đổi cây trồng, từ đó góp phần quan trọng hình thành một vùng nguyên liệu đủ sức cung cấp cho các nhà máy đường chủ động sản xuất. Vùng nguyên liệu ổn định, tạo ra rất nhiều thuận lợi trong việc thu mua nguyên liệu của công ty. Những hợp đồng giữa Công ty với người nông dân giữa bên cung cấp nguyên liệu với người thu mua nguyên liệu đã tạo ra mối liên kết chặt chẽ bền vững. Tuy nhiên, trong quá trình đầu tư sản xuất mía và thu mua mía nguyên liệu cũng gặp không ít khó khăn. Do tình trạng công tác thiếu trách nhiệm của một số cán bộ mà tình hình sử dụng vốn đầu tư chưa đạt được hiệu quả như mong muốn, diện tích trồng mía chênh lệch giữa trong sổ sách và thực tế là lớn, dẫn tới việc thực hiện kế hoạch thu mua mía đặt ra không hoàn thành. Bên cạnh đó trữ lượng đường trong mía không ổn định, khối lượng mía bẩn, mía cháy, dệp, mía lẫn lá xanh vẫn còn nhiều. Giá mía lúc lên, lúc xuống, nhà máy thu mua không kịp thời, sản lượng chế biến không ổn định làm cho hiệu quả kinh tế thấp. Xuất phát từ thực tế đó tôi tiến hành tìm hiểu đề tài: “Đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư sản xuất nguyên liệu và thu mua nguyên liệu của Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn” làm đề tài tốt nghiệp đại học. MỤC LỤC Lời cam đoan. i Lời cảm ơn! ii Mục lục. iii Danh mục bảng. vii Danh mục bản đồ. viii Danh mục sơ đồ. viii Danh mục từ viết tắt ix PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu. 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu. 3 1.2.1 Mục tiêu chung. 3 1.2.2 Mục tiêu cụ thể. 3 1.3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vị nghiên cứu. 3 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu. 3 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu. 3 PHẦN 2: CỞ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN 4 2.1 Cơ sở lý luận. 4 2.1.1 Cơ sở lý luận về nguyên liệu và hoạt động thu mua nguyên liệu. 4 2.1.1.1 Khái niệm về nguyên liệu và hoạt động thu mua nguyên liệu. 4 2.1.1.2 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của vùng nguyên liệu. 6 2.1.2 Khái niệm, đặc điểm của mía nguyên liệu. 7 2.1.2.1 Khái niệm mía nguyên liệu. 7 2.1.2.2 Khái niệm và ý nghĩa hình thành vùng nguyên liệu. 8 2.1.2.3 Hoạt động đầu tư sản xuất mía nguyên liệu. 9 2.1.2.4 Hoạt động thu mua mía nguyên liệu. 10 2.1.2.5 Hệ thống đánh giá chất lượng mía nguyên liệu. 11 2.1.3 Đánh giá hiệu quả đầu tư sản xuất và thu mua nguyên liệu. 11 2.2 Cơ sở thực tiễn. 12 2.2.1 Một số vấn đề về sản xuất và thu mua mía nguyên liệu trên thế giới 12 2.2.2 Một số vấn đề về sản xuất và thu mua mía nguyên liệu tại Việt Nam hiện nay 12 PHẦN 3: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu. 15 3.1.1 Lịch sử phát triển của Công ty cổ phần Lam Sơn. 15 3.1.2 Đặc điểm của Công ty. 18 3.1.2.1 Tổ chức bộ máy quản lý Công ty mía đường Lam Sơn. 18 3.1.2.2 Nguồn lực lao động của Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn. 21 3.1.2.3 Tình hình nguồn vốn của Công ty. 24 3.1.2.4 Vùng nguyên liệu mía của Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn. 25 3.1.3 Tình hình sản xuất và kinh doanh của Công ty. 26 3.2 Phương pháp nghiên cứu. 29 3.2.1 Chọn điểm nghiên cứu. 29 3.2.2 Thu thập số liệu. 30 3.2.2.1 Số liệu thứ cấp. 30 3.2.2.2 Số liệu sơ cấp. 30 3.2.3 Xử lý, phân tích và tổng hợp số liệu. 32 3.2.3.1 Phương pháp xử lý số liệu. 32 3.2.3.2 Phương pháp phân tổ thống kê. 32 3.2.3.3 Phương pháp so sánh. 32 PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 33 4.1 Thực trạng và kết quả đầu tư sản xuất mía nguyên liệu. 33 4.1.1 Thực trạng đầu tư sản xuất mía nguyên liệu. 33 4.1.1.1 Cơ cấu tổ chức chỉ đạo sản xuất mía. 33 4.1.1.2 Kênh chuyển tải vốn đầu tư. 35 4.1.1.3 Các phương thức đầu tư của Công ty. 36 4.1.1.3.1 Đầu tư trực tiếp cho các hộ trồng mía. 36 4.1.1.3.2 Phương thức đầu tư qua khối Nông trường quốc doanh. 38 4.1.1.4 Tình hình đầu tư sản xuất mía trong giai đoạn 2005 - 2008. 39 4.1.1.5 Tình hình đầu tư của các hộ điều tra. 41 4.1.2 Kết quả đầu tư sản xuất mía nguyên liệu. 42 4.1.2.1 Mức đáp ứng nhu cầu về vốn cho sản xuất mía. 42 4.1.2.2 Xây dựng vùng nguyên liệu bền vững. 43 4.2 Thực trạng và kết quả thu mua mía nguyên liệu của Công ty. 45 4.2.1 Thực trạng thu mua mía nguyên liệu của Công ty. 45 4.2.1.1 Ký hợp đồng đầu tư sản xuất và mua bán mía. 45 4.2.1.2 Quy trình thu mua mía. 45 4.2.1.3 Hình thức thu mua mía. 47 4.2.1.4 Giá và công tác thanh toán. 48 4.2.2 Kết quả thu mua mía nguyên liệu. 49 4.2.2.1 Sản lượng mía các vụ. 49 4.2.2.2 Sản lượng mía bình quân. 52 4.2.2.3 Kết quả thực hiện kế hoạch sản lượng của công ty. 53 4.2.2.4 Chất lượng mía qua 3 vụ. 56 4.3 Đánh giá hiệu quả đầu tư sản xuất mía nguyên liệu và thu mua mía nguyên liệu của Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn. 57 4.3.1 Hiệu quả kinh tế. 57 4.3.1.1 Mức đáp ứng công suất ép cho hai nhà máy. 57 4.3.1.2 Hiệu quả đầu tư theo vốn trên đơn vị diện tích. 59 4.3.1.3 Lợi nhuận/ tấn mía nguyên liệu. 60 4.3.2 Hiệu quả xã hội 61 4.3.2.1 Tạo việc làm cho người dân. 61 4.3.2.2 Nâng cao thu nhập cho người trồng mía. 62 4.3.2.3 Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội vùng Lam Sơn phát triển. 64 4.4 Thuận lợi và khó khăn trong hoạt động đầu tư sản xuất mía và thu mua mía nguyên liệu 65 4.4.1 Thuận lợi 65 4.4.2 Khó khăn. 66 4.5 Đề xuất giải pháp khắc phục khó khăn nâng cao hiệu quả đầu tư sản xuất mía và thu mua mía nguyên liệu. 67 4.5.1 Kiện toàn và tăng cường tổ chức bộ máy của Xí nghiệp nguyên liệu. 67 4.5.2 Giải pháp về chính sách đầu tư cho người trồng mía. 67 4.5.3 Giải pháp về các hình thức tổ chức sản xuất 68 4.5.4 Giải pháp về phương thức tiêu thụ. 68 4.5.5 Xây dựng và củng cố mối quan hệ giữa công ty và người trồng mía. 70 4.5.5.1 Hỗ trợ cho các hộ trồng mía. 70 4.5.5.2 Biện pháp tạo mối quan hệ mật thiết của công ty với người trồng mía. 71 4.5.6 Các giải pháp khác. 72 PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 74 5.1 Kết luận. 74 5.2 Kiến nghị 76

doc90 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3169 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư sản xuất nguyên liệu và thu mua nguyên liệu của Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
0.000 Số tiền mía thanh toán 1000 đồng 125.940.356 195.592.004,5 278.418.949 Nguồn: Xí nghiệp nguyên liệu – Công ty mía đường Lam Sơn Qua bảng ta thấy số tiền thanh toán cho người trồng mía liên tục tăng lên, từ vụ 2005 – 2006 đến vụ 2007 – 2008 số tiền thanh toán tăng lên gần 152,5 tỷ đồng. Đây là niềm phấn khởi của người trồng mía. Đó cũng là động lực cho người trồng mía không ngừng nâng cao năng suất và chất lượng mía. 4.2.2 Kết quả thu mua mía nguyên liệu 4.2.2.1 Sản lượng mía các vụ Sản lượng là một trong các yếu tố quan trọng cùng với trữ lượng đường, tỷ lệ mía loại để đánh giá vụ mía. Những vụ trước kia khi công nghệ thu mua chưa cao, công ty phải dùng phương thức thu mua theo khối lượng thì sản lượng mía đóng vai trò quan trọng nhất để đánh giá vụ mía đó. Đối với các hộ nông dân thì sản lượng mía càng cao, tâm lí người nông dân sẽ rất phấn khởi mặc cho trữ lượng đường trong mía có cao hay không. Từ những năm phương thức thu mua mía theo trữ lượng đường CCS phát triển thì công ty cổ phần mía đường Lam Sơn không ngừng đầu tư thâm canh nhằm tăng sản lượng mía ép. Sản lượng mía qua các vụ biến động tăng giảm không ngừng. Lượng mía thu được phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Sản lượng mía các vụ được thể hiện dưới bảng 4.7. Nhìn chung sản lượng mía tăng dần qua các vụ, trung bình qua 3 năm sản lượng tăng 120,08%, trong đó trạm Triệu Sơn là có mức tăng bình quân cao và ổn định nhất là 138,84%. Từ vụ 2005 – 2006 đến vụ 2006 – 2007 tăng 123,46%. Vụ 2007 – 2008 so với vụ 2006 – 2007 tăng 116,78%. - Vụ 2005 – 2006 diễn ra trong điều kiện có nhiều bất lợi: thời tiết mưa nhiều, bão lũ liên tục xảy ra gây mưa to lượng nước lớn làm ngập lụt nhiều diện tích mía có một số diện tích bị mất trắng, nhiều diện tích bị gãy đổ. Mặt khác dịch bệnh đã làm ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng mía của toàn vùng. Trong thời gian thu hoạch, vận chuyển mía thời tiết liên tục có mưa to kéo dài, đồng thời gặp phải đợt rét đậm rét hại đã gây ra nhiều khó khăn trong công tác chỉ đạo và điều hành. Nên sản lượng mía đạt rất thấp 770320 tấn, trong đó khối nông trường đóng góp tới 130124 tấn chiếm 17% và khối các trạm đóng góp 638130 tấn chiếm 83%, trong đó cao nhất là trạm Sông Âm với 158978 tấn. Bảng 4.7: Sản lượng mía 3 vụ 2005 – 2006; 2006 – 2007; 2007 - 2008 Đơn vị 2005 -2006 (1) (tấn) 2006 -2007 (2) (tấn) 2007 -2008 (3) (tấn) So sánh (%) (2)/(1) (3)/(2) BQ Tổng 770.320,00 951.043,00 1.110.660,00 123,46 116,78 120,08 I. Khối nông trường 130.124,00 176.662,00 184902,00 135,76 104,66 119,20 1. NT Sao Vàng 38.820,00 55.761,00 63.043,00 143,64 113,06 127,44 2. NT Lam Sơn 31.016,00 38.354,00 38.596,00 123,66 100,63 111,55 3. NT Sông Âm 24.225 25.186,00 26.421,00 103,96 104,90 104,43 4. NT Thống Nhất 36.063 57.361,00 56.842,00 159,06 99,10 125,55 II. Khối trạm 638.130,00 772.404,00 922.739,00 121,04 119,46 120,25 1. Tr. Thọ Xuân 127.027,00 188.324,00 216.415,00 148,25 114,92 130,53 2. Tr.Sông Âm 158.978,00 123.662,00 145.528,00 77,79 117,68 95,68 3. Tr. Phố Cống 77.505,00 98.605,00 126.043,00 127,22 127,83 127,52 4. Tr. Triệu Sơn 50.562,00 78.067,00 97.467,00 154,40 124,85 138,84 5. Tr. Thống Nhất 44.662,00 66.876,00 76.470,00 149,74 114,35 130,85 6. Tr. Tây Thường Xuân 35.077,00 50.632,00 66.102,00 144,34 130,55 137,28 7. Tr. Nam Thường Xuân 81.253,00 99.012,00 116.859,00 121,86 118,02 119,93 8. Tr. Ba Si 63.066,00 67.226,00 77.855,00 106,60 115,81 111,10 III. TT giống mía 2.066,00 1.977,00 3.019,00 95,69 152,71 120,88 Nguồn: Xí nghiệp nguyên liệu - Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn - Vụ 2006 - 2007 điều kiện thời tiết thuận lợi hơn : lượng mưa phân bố tương đối đều trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển của mía và không có bão lũ xảy ra. Trong thời gian thu hoạch vận chuyển mía trời khô ráo. Vụ mía này công ty đã có nhiều chính sách khuyến khích hỗ trợ đầu tư giúp nông dân đồn điền đổi thửa, tích tụ đất đai đưa mía xuống 156 ha đất trồng lúa lâu nay không có hiệu quả đã tạo ra được mô hình sản xuất có thu nhập cao. Với lượng vốn đầu tư trước lên tới 187,28 tỷ đồng tăng 12,72 tỷ đồng so với vụ 2005 – 2006. Cùng với sự hợp tác tích cực của các đơn vị, địa phương và bà con trồng mía đã tăng cường đầu tư về khoa học kỹ thuật, giống mới, vật tư phân bón…thâm canh nâng cao năng suất chất lượng mía. Nên sản lượng vụ mía 2006 – 2007 tăng đáng kể 951043 tấn trong đó khối nông trường đạt 176662 tấn chiếm 19%, khối các trạm đạt 772404 tấn chiếm 81%. Trong khối các trạm thì trạm Thọ Xuân là trạm đạt sản lượng cao nhất với 188324 tấn. - Vụ 2007 – 2008 là vụ mưa nhiều, bão lũ xảy ra triền miên, đặc biệt là cơn bão số 5 đã càn quét nhiều diện tích mía, một số diện tích bị mất trắng nhiều diện tích bị gãy đổ. Mưa to lượng nước nhiều kèm theo thời tiết lạnh làm cho công tác thu hoạch và vận chuyển mía gặp nhiều khó khăn. Mặc dù vậy nhưng đây là vụ mà công ty đã đầu tư rất nhiều với số tiền ứng trước lên tới 204,9 tỷ đồng tăng 17,62 tỷ đồng so với vụ 2006 – 2007. Bên cạnh đó công ty đã áp dụng nhiều khoa học kỹ thuật vào công tác trồng và thu hoạch mía: hệ thống tưới nước nhỏ giọt áp dụng cho hơn 6000 ha mía và đầu tư 32 máy chặt mía cho vùng nguyên liệu. Bên cạnh đó là công tác nghiên cứu giống mới, công tác bảo vệ thực vật cũng được công ty coi trọng. Kết quả vụ 2007 – 2008 sản lượng mía đạt cao nhất từ trước tới nay 1110660 tấn trong đó khối nông trường đạt 184902 tấn chiếm 17%, khối các trạm đạt 922739 tấn chiếm 83%. 4.2.2.2 Sản lượng mía bình quân Bảng 4.8: Sản lượng mía bình quân Chỉ tiêu Đơn vị 2005 -2006 (1) 2006 -2007 (2) 2007 -2008 (3) So sánh (%) (2)/ (1) (3)/ (2) BQ Diện tích Ha 15.235,00 15.292,20 15.590,60 100,38 101,95 101,16 Sản lượng Tấn 743.320,00 951.043,00 1.110.660,00 127,94 116,78 122,24 Vốn đầu tư ứng trước Tỷ đồng 174,56 187,28 204,90 107,29 109,41 108,34 SLBQ/ ha Tấn/ ha 48,79 62,19 71,24 127,46 114,55 120,84 SLBQ/ tỷ đồng Tấn/ tỷ đồng 4.258,25 5.078,19 5.420,50 119,26 106,74 112,82 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra Diện tích vùng nguyên liệu công ty qua 3 vụ có gia tăng nhưng không đáng kể, vụ 2006 – 2007 so với vụ 2005 – 2006 chỉ tăng được 57,2 ha, đến vụ 2007 – 2008 diện tích là 15590,6 ha tăng 298,4 ha so với vụ 2006 – 2007. Phần diện tích tăng thêm này phần lớn là diện tích đất ruộng với sự nỗ lực khuyến khích nông dân chuyển đổi từ các cây trồng khác sang cây mía trên đất ruộng. Mặc dù diện tích qua các vụ tăng ít nhưng sản lượng bình quân/ ha tăng cao. Cụ thể sản lượng bình quân/ ha vụ 2005 – 2006 đạt 48,79 tấn/ ha vụ 2006 – 2007 là 62,19 tấn/ ha, tăng lên 13,40 tấn/ ha vụ 2007 – 2008 là 71,24 tấn/ ha so với vụ 2005 – 2006 tăng lên 22,45 tấn/ ha, so với vụ 2006 – 2007 tăng lên 9,05 tấn/ ha. Có thể nói 3 vụ gần đây năng suất mía luôn đạt mức tăng ổn định, góp phần nâng cao sản lượng đường của công ty. Sản lượng bình quân/ tỷ đồng vốn đầu tư ứng trước cũng tăng lên đánh giá tầm quan trọng của vốn đầu tư. 48.79 62.19 71.24 0 10 20 30 40 50 60 70 80 Tấn/ ha 2005 -2006 2006 -2007 2007 -2008 Vụ Biểu đồ 4.1: Sản lượng mía bình quân Nguồn: tổng hợp của tác giả Sản lượng bình quân đạt được/ tỷ đồng vốn đầu tư có sự gia tăng liên tục qua 3 vụ tốc độ phát triển bình quân đạt 112,82%. Để đạt được sự thành công này phải kể đến sự làm việc năng nổ của các trạm, đặc biệt là các cán bộ địa bàn luôn bám sát dân, nắm bắt chặt chẽ diện tích thực trồng của địa bàn, trình lên công ty từ đó công ty có các chính sách đầu tư chính xác và hợp lý. Bên cạnh đó thì vẫn còn một số cán bộ lơ là với công việc, báo sai diện tích để bớt xén tiền đầu tư làm mất lòng dân. 4.2.2.3 Kết quả thực hiện kế hoạch sản lượng của công ty Công ty căn cứ vào điều tra của các cán bộ địa bàn về diện tích ký hợp đồng đánh giá năng suất của từng diện tích từ đó lên kế hoạch sản lượng cho cả vụ. Tuy nhiên, công tác lập kế hoạch gặp phải nhiều khó khăn, các yếu tố khí hậu như gió, bão, mưa to, lũ, hạn hán…sẽ có thể làm mất trắng một số diện tích nữa. Một số cán bộ địa bàn báo cáo diện tích và năng suất điều tra không chính xác. Nên kết quả thực hiện kế hoạch có vụ vượt kế hoạch, có vụ không vượt được kế hoạch. Bảng 4.9: Tỷ lệ thực hiện kế hoạch sản lượng mía thu mua của 3 vụ Đơn vị Vụ 2005 - 2006 Vụ 2006 - 2007 Vụ 2007 - 2008 Kế hoạch (tấn) Thực tế (tấn) Thực hiện kế hoạch (%) Kế hoạch (tấn) Thực tế (tấn) Thực hiện kế hoạch (%) Kế hoạch (tấn) Thực tế (tấn) Thực hiện kế hoạch (%) * Tổng số 834.639,00 770.320,00 92,29 1.084.530,00 951.043,00 87,69 1.101.700,00 1.110.660,00 100,81 I. Khối nông trường 131.672,00 130.124,00 98,82 175.320,00 176.662,00 100,77 178.000,00 184.902,00 103,88 1. NT Sao Vàng 40.550,00 38.820,00 95,73 50.000,00 55.761,00 111,52 55.000,00 63.043,00 114,62 2. NT Lam Sơn 30.018,00 31.016,00 103,32 41.000,00 38.354,00 93,55 39.000,00 38.596,00 98,96 3. NT Sông Âm 23.890,00 24.225,00 101,40 30.000,00 25.186,00 83,95 25.000,00 26.421,00 105,68 4. NT Thống Nhất 37.214,00 36.063,00 96,91 54.320,00 57.361,00 105,60 59.000,00 56.842,00 96,34 II. Khối Trạm 701.067,00 638.130,00 91,02 907.210,00 772.404,00 85,14 923.700,00 922.739,00 99,90 1. Tr. Thọ Xuân 156.823,00 127.027,00 81,00 214.830,00 188.324,00 87,66 230.160,00 216.415,00 94,03 2. Tr. Sông Âm 165.602,00 158.978,00 96,00 202.500,00 123.662,00 61,07 136.250,00 145.528,00 106,81 3. Tr. Phố Cống 86.117,00 77.505,00 90,00 109.875,00 98.605,00 89,74 146.639,00 126.043,00 85,95 4. Tr. Triệu Sơn 56.811,00 50.562,00 89,00 83.700,00 78.067,00 93,27 84.340,00 97.467,00 115,56 5. Tr. Thống Nhất 46.043,00 44.662,00 97,00 71.000,00 66.876,00 94,19 73.232,00 76.470,00 104,42 6. Tr. Tây Thường Xuân 39.860,00 35.077,00 88,00 51.500,00 50.632,00 98,31 61.468,00 66.102,00 107,54 7. Tr. Nam Thường Xuân 87.369,00 81.253,00 93,00 103.275,00 99.012,00 95,87 115.452,00 116.859,00 101,22 8. Tr. Ba Si 62.442,00 63.066,00 101,00 70.530,00 67.226,00 95,32 76.159,00 77.855,00 102,23 III. TT giống mía 1.900,00 2.066,00 108,74 2.000,00 1.977,00 98,85 5.000,00 3.019,00 60,38 Nguồn: Xí nghiệp nguyên liệu - Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn Cụ thể: -Vụ 2005 – 2006: quá trình thực hiện kế hoạch đạt 92,29%, trong đó khối Nông trường là các đơn vị sản xuất tốt hơn nhưng cũng chỉ đạt được 98,82%, còn khối các Trạm đạt 91,02%. Cả vùng có Nông trường Lam Sơn, Nông trường Sông Âm và Trạm Ba Si là vượt kế hoạch đề ra nhưng cao nhất cũng chỉ vượt quá 4%. Thấp nhất vùng là Trạm Thọ Xuân chỉ đạt được 81% so với kế hoạch đề ra. -Vụ 2006 – 2007: Đây là vụ đã không đạt được kế hoạch đề ra. Tổng số cả vụ chỉ đạt 87,69%. Trong đó khối nông trường đạt hiệu quả cao hơn khối các trạm, khi có tỷ lệ thực hiện kế hoạch đạt 100,77% trong khi khối các trạm chỉ đạt được 85,14%. Khối nông trường thực hiện tương đối tốt nguyên nhân chính là các nông trường đang dần trở thành các đơn vị sản xuất kinh doanh, trách nhiệm của các công nhân trong nông trường gắn trực tiếp với lợi ích của nông trường. Nên điều tra diện tích và năng suất của toàn nông trường đạt kết quả chính xác hơn khối các trạm. Cụ thể Nông trường Sao Vàng có mức thực hiện kế hoạch đạt cao nhất 111,52% và thấp nhất là nông trường Sông Âm chỉ đạt 83,95% nguyên nhân đạt thấp của nông trường này là phần diện tích của nông trường nằm trên đồi cao nên đầu vụ gặp hạn hán thiếu nước một số diện tích trồng mới đã bị chết. Khối các trạm thì tất cả các trạm đều không đạt được kế hoạch đề ra, tỷ lệ thực hiện kế hoạch cao nhất chỉ là 98,31% của trạm Tây Thường Xuân. - Vụ 2007 – 2008: Ngược với vụ 2006 – 2007 đây là vụ thực hiện kế hoạch đề ra và tương đối tốt, cả vụ đạt 100,81%, đây là xu hướng tốt trong thời gian tới hy vọng sẽ đạt cao hơn nữa. Trong đó khối nông trường vẫn là khối thực hiện kế hoạch tốt hơn với 103,88% với Nông trường Sao Vàng có tỷ lệ thực hiện kế hoạch cao nhất 114,62%, khối các trạm là 99,9%, trạm đạt có tỷ lệ thực hiện kế hoạch cao nhất là trạm Triệu Sơn với 115,56%. 4.2.2.4 Chất lượng mía qua 3 vụ Chất lượng mía là tiêu chuẩn hàng đầu của công ty khi đánh giá mía nguyên liệu. Khi mà công ty sử dụng phương thức thu mua theo trữ lượng đường CCS thì công tác phân tích chất lượng mía khá quan trọng. Bên cạnh đó chất lượng mía còn được đánh giá qua tình trạng mía bẩn, mía lẫn lá xanh, mía ngọn non, mía đen, đỏ đầu… Nếu như đánh giá trữ lượng đường trong mía với sự phân tích của dàn khoan theo đơn vị CCS thì đánh giá tình trạng mía đen, mía đỏ đầu … sẽ được đánh giá theo số chuyến. Trong 3 vụ vừa qua công ty đã tổng hợp được số chuyến mía đen, mía đỏ đầu và trữ lượng đường CCS như sau: Bảng 4.10: Tỷ lệ mía đen, mía đầu đỏ và CCS bình quân cả 3 vụ Vụ Tổng số chuyến Số chuyến mía đen, mía đầu đỏ Tỷ lệ mía đen, mía đầu đỏ (%) CCS bình quân Mía đen Đỏ đầu Tổng I. Vụ 2005- 2006 78538 271 1026 1297 1,65 9,50 1. Nông trường 16992 26 108 134 0,79 2. Trạm 61546 245 918 1163 1,89 II. Vụ 2006– 2007 81477 515 1416 1931 2,37 9,80 1. Nông trường 18408 23 79 102 0,55 2. Trạm 63069 492 1337 1829 2,90 III. Vụ 2007–2008 112167 1234 3735 4969 4,43 9,70 1. Nông trường 18281 30 179 209 1,14 2. Trạm 93886 1204 3556 4760 5,07 Nguồn: Xí nghiệp nguyên liệu – Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn Tình trạng mía bẩn, mía lá xanh, mía đen, mía đỏ đầu vẫn còn nhiều ảnh hưởng đến chất lượng mía đưa về chế biến. Việc quản lý phiếu chặt mía và lệnh vận chuyển chưa chặt chẽ, tình trạng phải bổ sung và đổi phiếu thu hoạch vận chuyển còn nhiều làm ảnh hưởng đến kế hoạch thu hoạch mía, đồng thời là cơ hội cho mía đen, mía đỏ đầu vận chuyển vào nhà máy gây chất lượng kém cho đường sản xuất ra. Qua bảng 4.10 tỷ lệ mía đen, mía đỏ đầu vẫn chiếm tỷ lệ cao, thậm chí ngày còn gia tăng. Vụ 2005 – 2006 tỷ lệ mía đen, mía đỏ đầu là 1,65%, đến vụ 2006 – 2007 số chuyến mía đen, mía đỏ đầu là 1931 chuyến chiếm 2,37%. Trong đó khối các trạm cao 2,9%. Vụ 2007 – 2008 cao nhất với 4969 chuyến mía đen, mía đỏ đầu chiếm tỷ lệ 4,43% nhiều hơn vụ 2006 -2007 3038 chuyến, trong đó khối các trạm rất cao 4760 chuyến, khối nông trường có 209 chuyến. CCS của các vụ tăng giảm thất thường, vụ 2005 – 2006 là 9,5 CCS, đến vụ 2006 – 2007 là 9,8 nhưng đến vụ 2007 – 2008 lại giảm còn 9,7 CCS. Nhìn chung hoạt động đầu tư sản xuất nguyên liệu mới chỉ, mang đến sự gia tăng sản lượng, về chất lượng mía thì đang có xu hướng ngày càng kém. Bên cạnh đó công tác thu mua chưa đáp ứng được yêu cầu dẫn đến tỷ lệ mía đen và mía đỏ đầu tăng. Vận chuyển chậm nên lưu ngoài đồng nhiều ngày làm giảm chất lượng trong mía. 4.3 Đánh giá hiệu quả đầu tư sản xuất mía nguyên liệu và thu mua mía nguyên liệu của Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn 4.3.1 Hiệu quả kinh tế 4.3.1.1 Mức đáp ứng công suất ép cho hai nhà máy Những năm gần đây do công tác đầu tư sản xuất và thu mua hợp lý hơn nên sản lượng mía ngày càng đáp ứng công suất chế biến của hai nhà máy. Bảng 4.11: Mức đáp ứng công suất chê biến cho hai nhà máy trong giai đoạn 2005 – 2008 Chỉ tiêu Đơn vị 2005 - 2006 2006 - 2007 2007 - 2008 Công suất thiết kế Tấn/ngày 7.000 7.000 7.000 Nhu cầu nguyên liệu Tấn 1.050.000 1.050.000 1.050.000 Sản lượng thực tế Tấn 770.320 951.043 1.110.660 Mức đáp ứng công suất % 73,36 90,58 105,78 Số ngày sản xuất Ngày 110 136 159 Nguồn: Phòng kế hoạch – Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn Với công suất của hai nhà máy thì mỗi ngày sức ép được 7000 tấn mía, theo kế hoạch của Công ty thì mỗi vụ nhu cầu nguyên liệu phải đạt được là 1050000 tấn mía, tức số ngày ép là 150 ngày. Vụ 2005 – 2006 và vụ 2006 – 2007 là hai vụ chưa đáp ứng được nhu cầu nguyên liệu của hai nhà máy. Riêng vụ 2005 – 2006 thì mới chỉ đáp ứng được 73,36%. Nhưng đến vụ 2007 – 2008 do sản lượng đạt cao 1110660 tấn cao hơn nhu cầu nguyên liệu của 2 nhà máy là 60660 tấn nên mức đáp ứng công suất của hai nhà máy đạt 105,78%, số ngày sản xuất là 159 ngày. Đây là kết quả của việc không ngừng đầu tư cho vùng mía của Công ty. Biểu đồ 4.2: Mức đáp ứng công suất ép mía 73.36 90.58 105.78 - 20 40 60 80 100 120 2005 - 2006 2006 - 2007 2007 - 2008 Vụ Tỷ lệ% Nguồn: Phòng kế hoạch – Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn 4.3.1.2 Hiệu quả đầu tư theo vốn trên đơn vị diện tích Vốn bỏ ra đầu tư cho sản xuất mía tăng lên qua các vụ, nhưng đáng quan tâm là hiệu quả sử dụng vốn có hiệu quả không? Điều này được thể hiện qua sản lượng thu được. Tỷ lệ sản lượng/ vốn đầu tư/ ha cho chúng ta thấy được hiệu quả sử dụng đồng vốn đầu tư. Nếu bỏ vốn ra nhiều hơn nhưng tỷ lệ này lại thấp hơn thì vốn đầu tư sử dụng không có hiệu quả Bảng 4.12: Sản lượng, vốn đầu tư ứng trước và diện tích trồng mía Chỉ tiêu Đơn vị 2005 -2006 (1) 2006 -2007 (2) 2007 -2008 (3) So sánh (%) (2)/(1) (3)/(2) BQ Diện tích ha 15.235 15.292,2 15.590,6 100,38 101,95 101,16 Vốn đầu tư Tr.đ 174.560 187.280 204.900 107,29 109,41 108,34 Sản lượng tấn 743.320 951.043 1.110.660 127,95 116,78 122,24 Vốn đầu tư BQ Tr.đ/ ha 11,46 12,25 13,14 106,89 107,31 107,10 Sản lượng BQ Tấn/ ha 48,79 62,19 71,24 127,47 114,55 120,83 Sản lượng BQ/ vốn đầu tư BQ Tấn/ Tr.đ 4,26 5,08 5,42 119,26 106,74 112,82 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra Theo bảng trên thì tình hình sử dụng vốn đầu tư úng trước của Công ty ngày càng có xu hướng hiệu quả. Diện tích vùng mía qua 3 vụ có tăng nhưng không đáng kể (mức tăng diện tích bình quân qua 3 vụ là 101,16%), nhưng sản lượng có tốc độ phát triển bình quân qua 3 vụ là 122.24%, rất cao. Dẫn đến sản lượng bình quân/ ha của 3 vụ cũng có xu hướng tăng lên, cụ thể: vụ 2005 – 2006 sản lượng bình quân/ ha đạt 48,79 tấn/ ha, vụ 2006 – 2007 là 62,19 tấn/ ha (so với vụ trước mỗi ha tăng lên 13,4 tấn), đến vụ 2007- 2008 sản lượng bình quân/ ha đạt 71,24 tấn/ ha (so với vụ 2006 – 2007 tăng 9,05 tấn/ ha. Nhưng chỉ tiêu cần quan tâm ở đây là sản lượng/ vốn đầu tư ứng trước/ ha cũng đang có xu hướng tăng lên, vụ 2005 – 2006 một triệu đồng vốn đầu tư trên 1 ha đất mía sẽ thu được sản lượng là 4,26 tấn, vụ 2006 – 2007 mỗi 1 triệu đồng vốn đầu tư trên 1 ha đất thu được 5,08 tấn nhiều hơn vụ 2005 – 2006 là 0,82 tấn, vụ 2007- 2008 mỗi 1 triệu đồng vốn đầu tư ứng trước trên 1 ha sẽ thu được 5,42 tấn, cao hơn vụ 2006 – 2007 là 0,34 tấn. Nhìn chung qua 3 vụ chỉ tiêu sản lượng/ vốn đầu tư ứng trước/ ha liên tục tăng, nhưng tốc độ tăng giảm dần 119,26% xuống 106,74% (tốc độ tăng bình quân qua 3 vụ là 112,82%. 4.3.1.3 Lợi nhuận/ tấn mía nguyên liệu Trong sản xuất kinh doanh cái mà người ta quan tâm nhất là lợi nhuận. Trong hoạt động đầu tư và thu mua mía cũng vậy, lợi nhuận/ tấn mía nguyên liệu góp phần đánh giá mức độ thành công của hoạt động. Bảng 4.13: Đánh giá lợi nhuận qua 3 vụ Chỉ tiêu Đơn vị 2005 -2006 (1) 2006 -2007 (2) 2007 -2008 (3) So sánh (%) (2)/(1) (3)/(2) BQ Sản lượng mía Tấn 770.320,00 951.043,00 1.110.660,00 123,46 116,78 120,08 Đường Tấn 83.690,00 106.895,00 103.500,00 127,73 96,82 111,21 Lợi nhuận Tỷ đồng 65,40 81,50 79,10 124,62 97,06 109,98 Mía/ đường Tấn/ tấn 9,20 8,90 10,73 96,74 120,22 107,84 Lợi nhuận/ tấn mía Đồng/ tấn 84.899,78 85.695,39 71.218,91 100,94 83,11 91,59 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra Trong 3 vụ vừa qua sản lượng mía liên tục tăng thế nhưng sản lượng đường không phải vì thế mà tăng lên. Vụ 2005 – 2006 sản lượng đường sản xuất ra là 83.690 tấn, với hiệu suất sản xuất là 9,2 tấn mía được một tấn đường. Đến vụ 2006 – 2007 cũng cao hơn so với vụ 2005 – 2006 là 0,3 CCS. Vụ 2007 – 2008 tuy lượng nguyên liệu tăng cao đạt 1.110.660 tấn so với vụ 2006 – 2007 tăng lên 159.617 tấn, nhưng do tỷ lệ mía đen, mía đầu đỏ tăng lên tới 4,43% và trữ lượng đường cũng giảm xuống còn 9,7 CCS nên hiệu suất sản xuất kém 10,73 tấn mía mới sản xuất được một tấn đường. Lượng đường vụ 2007 – 2008 đạt 103.500 tấn so với vụ 2006 – 2007 thấp hơn 3395 tấn. Sản lượng đường sản xuất ra không được ổn định nên lợi nhuận đạt được cũng không ổn định thậm chí lợi nhuận/ tấn mía có xu hướng giảm, vụ 2005 – 2006 lợi nhuận/ tấn mía là 84.899,78 đồng/ tấn,vụ 2006 – 2007 lợi nhuận/ tấn mía là 85.695,39 đồng/ tấn và vụ 2007 – 2008 còn 71.218,91 đồng/ tấn, so với vụ 2005 – 2006 giảm 13681 đồng/ tấn. 84900 85695 71219 0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 80000 90000 Đồng / tấn 2005 - 2006 2006 - 2007 2007 - 2008 Vụ Biểu đồ 4.3: Lợi nhuận/ tấn mía Nguồn: tổng hợp của tác giả Vốn đầu tư tăng liên tục qua 3 vụ nhưng lợi nhuận lại có xu hướng giảm. Chứng tỏ rằng việc sử dụng vốn đầu tư chưa được tốt của công ty, nguyên nhân chính là đầu tư chưa hợp lý, còn nhiều khe hở để các cá nhân xấu lợi dụng là thất thoát vốn đầu tư. 4.3.2 Hiệu quả xã hội 4.3.2.1 Tạo việc làm cho người dân Vùng mía đường Lam Sơn được quy hoạch tập trung với quy mô lớn nằm trên địa bàn của 10 huyện thuộc trung du, miền núi Thanh Hóa với 125 xã, 4 nông trường và gần 30000 hộ nông dân trồng mía. Với chính sách khuyến khích đầu tư trồng mía của công ty đã tạo thêm rất nhiều việc làm tăng thu nhập cho nông dân. Mỗi năm ước tính trung bình vùng cung cấp gần 1 triệu tấn mía nguyên liệu, góp phần tạo việc làm ổn định và thu nhập cho 15 vạn lao động trồng mía và gần 1 triệu việc làm cho các dịch vụ khác. 4.3.2.2 Nâng cao thu nhập cho người trồng mía Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn luông có nhận thức đúng và coi trọng mối quan hệ phân phối lợi ích, đây vừa là mục đích vừa là động lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển bền vững, vừa là nguyên nhân vừa là kết quả của những thành tựu to lớn mà LASUCO và vùng mía Lam Sơn đã đạt được trong qua trình phát triển. Từ trước tới nay công ty luôn có quan điêm điểm coi trọng và đặt ưu tiên cho lợi ích của người trồng mía. Thông qua công tác đầu tư cho sản xuất mía công ty đã góp phần nâng cao thu nhập cho người trồng mía. Kéo theo là điều kiện sinh hoạt, ăn ở, môi trường sống của các tầng lớp dân cư trong vùng được cải thiện đáng kể. Theo nguồn Cục thống kê Thanh Hóa cho biết thu nhập bình quân một nhân khẩu/ năm của hộ trồng mía trong vùng nguyên liệu Lam Sơn năm 2008 là 5.962 nghìn đồng, từ đó dần cải thiện được đời sống của mình. Một số chỉ tiêu về điều kiện sinh hoạt, ăn ở, môi trường sống của của các tấng lớp dân cư trong vùng theo Cục thống kê Thanh Hóa tổng hợp năm 2008 như sau: - Về sử dụng đồ dùng lâu bền: tỷ lệ hộ có sử dụng xe máy tăng lên 39,1%; tỷ lệ sử dụng ti vi màu là 65,27%; tỷ lệ sử dụng đầu video là 22,53%; tỷ lệ sử dụng điện thoại cố định là 9,4%... - Về nhà ở: tỷ lệ hộ có nhà kiên cố trong vùng đạt 18,44%; tỷ lệ hộ có nhà bán kiên cố là 71,09% và tỷ lệ nhà đơn sơ còn 10,47%. - Về môi trường sống: tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch trong khu vực nông thôn vùng Lam Sơn là 92,9%, tỷ lệ hộ có nhà tắm là 62,7% và tỷ lệ hộ không có nhà vệ sinh giảm còn 2,5% (Trích: “Thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn vùng mía đường Lam Sơn. Xuất bản tháng 3 năm 2009”). * Thu nhập từ cây mía của các nhóm hộ điều tra Theo kết quả điều tra cho thấy với việc đầu tư nhiều hơn thì các hộ khá có năng suất cao nhất 102,6 tấn/ ha, sau đó là hộ trung bình với năng suất là 88,7 tấn/ ha. Với chi phí bỏ ra ít nhất (12475,7 nghìn đồng/ ha) thì hộ nghèo là hộ có năng suất thấp nhất 68,9 tấn/ ha, thấp hơn năng suất bình quân của hộ khá là 33,7 tấn/ ha, thấp hơn hộ trung bình 19,8 tấn/ ha. Điều này phản ánh đúng thực trạng đầu tư của các nhóm hộ. Bảng 4.14: Hiệu quả sản xuất mía bình quân/ 1 ha của các nhóm hộ vụ 2007 – 2008 Chỉ tiêu Đơn vị Hộ khá Hộ trung bình Hộ nghèo 1. Giá mua bình quân 1000đồng/ tấn 420,00 420,00 420,00 2. Năng suất bình quân Tấn/ ha 102,60 88,70 68,90 3. Giá trị thu từ cây mía 1000 đồng/ ha 43092,00 38514,00 28938,00 4.Chi phí bình quân 1000 đồng/ ha 16857,30 15206,70 12475,70 5. Thu nhập bình quân 1000 đồng/ ha 26234,70 22047,30 16462,30 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra Với năng suất thấp nhất thì hộ nghèo có thu nhập từ cây mía thấp nhất 16462,3 nghìn đồng/ ha. Hộ trung bình với mức chi phí bỏ ra là 15206,7 nghìn đồng/ ha cao hơn hộ nghèo 5585 nghìn đồng/ ha. Cao nhất là nhóm hộ khá, bình quân mỗi ha đạt 26234,7 nghìn, cao hơn hộ nghèo tới 9772,4 nghìn đồng/ ha, và hơn hộ trung bình là 4187,4 nghìn đồng/ ha. Điều này cũng dễ hiểu vì hộ nghèo lấy đâu ra nhiều tiền để đầu tư, phần lớn số vốn của hộ đều là đi vay để đầu tư. Còn hộ khá thì họ có sẵn tiền tiền mặt và đầu tư với số lượng lớn nên mía của họ có năng suất cao hơn. Nhìn chung thu nhập của các hộ là khá chênh lệch, với lượng thu nhập cao nhất kèm theo sở hữu nhiều đất hơn thì nhóm hộ khá sẽ có thu nhập khá cao. Còn với hộ nghèo thì công ty cần phải có kế hoạch đầu tư hợp lý hơn để các hộ nghèo có thể có thu nhập cao hơn nữa, giảm chênh lệch giàu nghèo trong vùng nguyên liệu Lam Sơn. 4.3.2.3 Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội vùng Lam Sơn phát triển Cùng với chính sách đầu tư sản xuất mía và thu mua mía của Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn và các nguồn huy động vốn của địa phương, vùng Lam Sơn đã xây dựng được nhiều công trình, kết cấu hạ tầng vùng mía có sự thay đổi đáng kể. Đường xá giao thông, trường học cao tầng, nhà kiên cố, phương tiện đi lại, nghe nhìn tốc độ tăng khá nhanh (5 năm qua Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn đã bỏ ra gần 40 tỷ đồng đầu tư hỗ trợ các địa phương làm mới, nâng cấp đường giao thông, xây dựng trụ sở, trường học cao tầng … Bộ mặt nông thôn được đổi mới, an ninh trật tự xã hội được ổn định … - Điện khí hoá nông thôn ở vùng trồng mía: được quan tâm đặc biệt, năm 2008 có 98,2% số thôn trong vùng được dùng điện (toàn tỉnh 97,3%), tăng 22,5% so với năm 2005. - Văn hoá thông tin: do thu nhập của nông dân vùng Lam Sơn ngày càng cao, nông dân có điều kiện xây dựng nhà văn hoá, nên đời sống văn hoá khá hơn toàn tỉnh; tỷ lệ xã có nhà văn hoá tăng từ 37,5% năm 2001 lên 50,9% năm 2008; tương ứng tỷ lệ xã có loa phát thanh tăng từ 54,5% lên 88,2%, tỷ lệ xã có nhà văn hoá bưu điện tăng từ 56,3% lên 94,6%. - Về giáo dục: tỷ lệ xã có nhà trẻ tăng từ 33,8% năm 2005 lên 52,7% năm2008; tỷ lệ xã có lớp mẫu giáo tăng từ 96,4% lên 100%. (Trích: “Thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn vùng mía đường Lam Sơn. Xuất bản tháng 3 năm 2009”). 4.4 Thuận lợi và khó khăn trong hoạt động đầu tư sản xuất mía và thu mua mía nguyên liệu 4.4.1 Thuận lợi * Nội lực: Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn là một công ty lớn, có đủ sức mạnh về tài chính và uy tín để huy động được vốn đầu tư sản xuất mía nguyên liệu. Công ty có đội ngũ công nhân viên giỏi, có trình độ, đoàn kết trong quản lý công việc của Công ty. * Ngoại lực: - Có vùng nguyên liệu ổn định: Sau nhiều năm phấn đấu tích cực, với cách làm sáng tạo cùng sự giúp đỡ của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, đặc biệt là sự hưởng ứng nhiệt tình của người trồng mía. Nhà máy từ chỗ đứng bên bờ vực phá sản do thiếu nguyên liệu đến nay vùng nguyên liệu mía của Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn đã trở thành một trong những vùng mía chuyên canh phát triển ổn định, từ một vùng đất trống, đồi trọc nay đã trở thành một vùng mía xanh ngút ngàn. Quá trình phát triển đến nay đã hình thành vùng nguyên liệu mía tập trung quy mô lớn nằm trên địa bàn của 11 huyện thuộc trung du và miền núi phía Tây Tỉnh Thanh Hóa, với trên 125 xã, 4 Nông trường và trên 30.000 hộ nông dân trồng mía. Diện tích mía ổn định hàng năm từ 15.500 – 16.500 ha; Sản lượng bình quân hàng năm từ 1.000.000 – 1.200.000 tấn mía. Vùng Nguyên liệu mía đường Lam Sơn có tổng diện tích tự nhiên 4.910 km2, chiếm 44,1% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Đất sản xuất nông nghiệp có 112.723 ha, chiếm 45,7% diện tích đất sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Diện tích đất lâm nghiệp có 258.182 ha chiếm 46,4% diện tích đất lâm nghiệp toàn tỉnh. - Chương trình đưa mía xuống ruộng trồng lúa xuống ruộng được người dân ủng hộ và làm thực hiện, xây dựng những cánh đồng mía đạt năng suất cao. Kết quả rất khả quan, đem lại triển vọng mới cho mục tiêu 2,5 triệu tấn mía vào năm 2010, đến nay đã trồng 265 ha mía trên đất ruộng. Công ty đã triển khai được những cánh đồng mía đạt năng suất 150 tấn/ha, thực hiện được mục tiêu của Đảng xây dựng những cánh đồng đạt 50 triệu/ ha. - Được sự ủng hộ của Đảng và Nhà nước trong việc huy động vốn đầu tư sản xuất mía và trong quy hoạch vùng nguyên liệu 4.4.2 Khó khăn - Trong cơ chế hoạt động đầu tư sản xuất mía và thu mua mía nguyên liệu còn một số cán bộ thực hiện lơ là với công việc, lợi dụng sơ hở để trục lợi riêng, gây thất thoát vốn đầu tư, tăng chi phí thu mua mía dẫn đến ảnh hưởng tới hiệu quả đầu tư sản xuất mía và thu mua mía nguyên liệu và làm mất sự tín nhiệm của người dân. - Một số hộ nghèo trồng mía không sử dụng vốn đầu tư ứng trước đúng mục đích. - Diện tích trồng mía của các hộ nông dân nhỏ lẻ, phân tán, manh mún đã gây nhiều khó khăn trong công tác đầu tư phát triển vùng nguyên liệu mía. Biểu hiện cụ thể là số lượng hợp đồng của Công ty với các hộ trồng mía lớn, khó kiểm soát khâu đầu tư ứng trước, đặc biệt là công tác hướng dẫn đến từng hộ về kỹ thuật trồng và chăm sóc mía, công tác thu hoạch, vận chuyển mía, khó khăn trong khâu cơ giới hoá làm đất. Do quy mô sản xuất nhỏ nên thu nhập từ sản xuất mía trong tổng thu nhập của người trồng mía chiếm tỷ trọng thấp, khiến cho người nông dân chưa chuyên tâm đầu tư thâm canh và gắn bó lâu dài với cây mía. Bên cạnh đó thì chi phí về đường giao thông và hệ thống thuỷ lợi lớn nhưng hiệu quả không cao. - Phương thức thu mua theo trữ lượng đường của Công ty còn cứng nhắc, mới chỉ được bên phía Công ty thực hiện, dẫn đến một số người dân còn chưa tin tưởng vào quá trình phân tích chất lượng mía của Công ty. - Phương án thu hoạch mía của Công ty chưa hợp lý khi mà vẫn còn mía đã được chặt nhưng chưa được vận chuyển về nhà máy, mía phơi ngoài trời dẫn tới hàm lượng đường trong mía giảm nhanh chóng. Gây ảnh hưởng đến lợi ích của người dân, mất lòng tin ở dân. 4.5 Đề xuất giải pháp khắc phục khó khăn nâng cao hiệu quả đầu tư sản xuất mía và thu mua mía nguyên liệu 4.5.1 Kiện toàn và tăng cường tổ chức bộ máy của Xí nghiệp nguyên liệu Kiện toàn đổi mới lực lượng cán bộ làm công tác nguyên liệu, thực hiện cơ chế phân cấp trách nhiệm, quyền hạn và nhiệm vụ rõ ràng. Nâng cao năng lực và trách nhiệm của những cán bộ làm nguyên liệu để họ vừa là những “sứ giả” của Công ty vừa là người bạn tin cậy của nhà nông tại các xã trồng mía. Xây dựng và thực hiện đúng quy chế, chính sách, chế độ tiền lương, phải gắn thu nhập với kết quả phát triển vùng nguyên liệu và sản lượng mía. Hàng năm Xí nghiệp cần tổ chức đánh giá, thi tuyển và chọn lọc đội ngũ cán bộ làm công tác nguyên liệu để có hướng bồi dưỡng, đào tạo. Thực hiện việc luân chuyển cán bộ giữa các trạm nguyên liệu nhằm tạo điều kiện phát huy năng lực của từng cán bộ. Tiến hành đầu tư, xây dựng và nâng cấp các trạm nguyên liệu, trang bị và áp dụng công nghệ thông tin để theo dõi và quản lý tốt vùng nguyên liệu mía, từng bước chuyển việc giao dịch ký hợp đồng và thanh toán với bà con nông dân tại các trạm nguyên liệu, tạo thuận lợi cho người dân trồng mía. 4.5.2 Giải pháp về chính sách đầu tư cho người trồng mía Mục tiêu đến năm 2015 vùng nguyên liệu của Công ty sẽ là 25.000 ha, một con số không phải ít. Nhưng để đạt được mục tiêu đề ra còn là một việc khó khăn hơn rất nhiều, đòi hỏi phải có những điều chỉnh về chính sách hỗ trợ đầu tư hợp lý. Hiện nay nhu cầu về vốn để đầu tư thâm canh tăng năng suất ngày càng cao, những diện tích mới mở rộng chi phí sẽ rất cao, nhiều người dân sẽ gặp khó khăn trong việc làm đất và hiống mía. Vì vậy Công ty nên đầu tư toàn bộ về chi phí làm đất và giống mía ban đầu và giống mía sẽ được Công ty vận chuyển đến tận ruộng không tính cước phí, nhằm giảm chi phí ban đầu cho người trồng mía đồng thời tạo ra được thiện cảm ngay từ ban đầu trong người dân trồng mía. Trong quá trình sản xuất mía, hộ nghèo là những hộ gặp nhiều khó khăn nhất vì không đủ vốn đầu tư nên năng suất và sản lượng mía thường không cao, họ đang vẫn ở trong vòng luẩn quẩn của đói nghèo, đòi hỏi cần phải có một cú huých và tác nhân thực hiện cú huých đó chính là Công ty qua công tác đầu tư. Công ty phải linh hoạt trong việc đầu tư cho các nhóm hộ, cần phải ưu tiên những hộ nghèo tăng thêm lượng vốn ứng trước so với mức bình quân cho họ sản xuất. Công ty phối hợp với địa phương tìm kiếm các nguồn huy động vốn cho nông dân. 4.5.3 Giải pháp về các hình thức tổ chức sản xuất Hiện nay vùng nguyên liệu mía của Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn vẫn rất manh mún và phát triển tự phát, phần lớn là hình thức sản xuất hộ gia đình với quy mô nhỏ, ngoài trồng mía thì người dân còn trồng những cây khác. Công ty cần có chính sách động viên người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, dồn điền, đổi thửa nhằm tập trung ruộng đất từng bước hình thành các trạng trại mía hoặc vận động người trồng mía tự nguyện tham gia thành lập các hợp tác xã mía đường. 4.5.4 Giải pháp về phương thức tiêu thụ Đối với hoạt động mua mía: Áp dụng hình thức mua mía linh hoạt, có thể cho phép người trồng mía được lựa chọn hình thức bán mía theo chữ đường như hiện nay hoặc bán mía xô, tức là chỉ căn cứ vào số lượng mà không căn cứ vào chất lượng mía. Hình thức mua bán mía theo chữ đường có nhiều ưu điểm, nhưng một số người trồng mía còn chưa tin tưởng vào quá trình phân tích chất lượng của Công ty. Vì vậy, Công ty cần hướng dẫn và giải thích rõ phương pháp đánh giá chất lượng mía, xây dựng cơ chế giám sát, kiểm tra với sự tham gia của đại diện người trồng mía trong khâu lấy mẫu và phân tích chất lượng. Mặt khác, Công ty cần mở rộng các hình thức mua mía cho người trồng mía được lựa chọn hình thức bán mía để đáp ứng nguyện vọng chính đáng của họ. Có thể là thu mua theo chữ lượng đường, mua theo hình thức mía xô hoặc Công ty có thể áp dụng biện pháp thu mua mía theo giống, quy định giá cho từng giống mía nhất định nhằm khuyến khích người dân trồng những giống mía mới, hoàn thiện bộ ba giống mía (chín sớm, chín trung bình và chín muộn). Về giá mua mía: Gía mua mía thể hiện mối quan hệ cung cầu mía nguyên liệu trên thị trường. Gía mía là động lực khuyến khích người dân mở rộng diện tích trồng mía và nâng cao năng suất chất lượng mía nguyên liệu. Hiện nay trên thị trường mía nguyên liệu trong nước rất nhiều nơi người dân đã phải bỏ mía trồng các cây trồng khác vì giá mía quá thấp. Để duy trì được vùng nguyên liệu ổn định thì chính sách giá mua mía là rất cần thiết. Công tác thu hoạch: Thu hoạch đúng thời điểm, vừa dễ chế biến vừa nâng cao tỷ lệ đường thu hồi. Trong khâu thu hoạch chúng ta cần chú ý kết hợp chặt chẽ giữa kế hoạch thu hoạch và kế hoạch trồng mía. Biết lợi dụng địa hình và đặc điểm của từng loại đất, phải dùng biện pháp bón phân và kỹ thuật tưới tiêu. Vận dụng tất cả các biện pháp trên để điều kiển sự tích luỹ đường, xúc tiến hoặc khống chế sự tích luỹ đường ăn khớp với kế hoạch thu hoạch. Đây là một việc làm rất quan trọng, rất cần thiết, có hiệu quả kinh tế cao, nhưng cũng rất khó khăn, phức tạp. Vì vùng nguyên liệu mía của Công ty là rất rộng lớn và trãi rộng ra 11 huyện, người dân lại thường làm ăn tuỳ tiện, thời tiết lại biến động không năm nào giống năm nào…nó đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao, trình độ kế hoạch hoá tốt và khả năng vận động quần chúng giỏi thì mới có thể thắng lợi được hoàn toàn. Để khắc phục tình trạng thiếu lao động như hiện nay trong khi việc đốn chặt và bốc mía do người trồng mía đảm nhận và thực hiện hoàn toàn thủ công Công ty cần tiến hành nghiên cứu và áp dụng các khoa học công nghệ tiên tiến trong khâu thu hoạch mía. Công tác vận chuyển mía: Đầu tư phát triển hợp lý hơn nữa, hoàn thiện bộ máy của Xí nghiệp vận tải, Công ty cần đầu tư thêm các xe vận chuyển mía tại ruộng, tiến dần đến cho người dân có nhu cầu vay vốn mua xe vận tải để tăng thu nhập. 4.5.5 Xây dựng và củng cố mối quan hệ giữa công ty và người trồng mía. Quan tâm đầu tư đích đáng cho vùng sản xuất nguyên liệu đồng thời tăng cường mối liên doanh liên kết chặt chẽ giữa Công ty và người dân trồng mía trong vùng để đảm bảo nguồn nguyên liệu đủ số lượng, đáp ứng yêu cầu chất lượng cho sản xuất kinh doanh là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu của Công ty. Nếu mối quan hệ giữa người trồng mía và Công ty chưa chặt chẽ, chưa khăng khít thì tình hình sản xuất đường sẽ thiếu ổn định, thiếu sự phát triển bền vững. Tuy Nhà nước có can thiệp vào việc quy hoạch vùng nguyên liệu mía và Công ty có các chính sách đầu tư cho phát triển vùng nguyên liệu mía nhưng những chính sách đó có thúc đẩy người dân tham gia trồng mía hay không lại tuỳ thuộc vào lợi ích kinh tế mang lại từ kết quả trồng mía. Do đó Công ty phải thể hiện cho người trồng mía thấy những lợi ích kinh tế mà họ nhận được khi tham gia trồng mía lớn hơn khi trồng các loại khác. Giải pháp cụ thể của Công ty như sau: 4.5.5.1 Hỗ trợ cho các hộ trồng mía. Công ty cần phối hợp với chính quyền địa phương xây dựng chính sách cho người trồng mía. Hỗ trợ vồn đầu tư cho trồng mía, hỗ trợ ban đầu và hỗ trợ mở rộng vùng nguyên liệu, ứng trước giống, vật tư sản xuất, cho vay vốn với lãi suất ưu đãi để người trồng mía có khả năng thâm canh mía…có những cam kết nhất định với người trồng mía, qua đó tạo niềm tin cho các hộ trồng mía, khiến họ yên tâm trồng mía và thực hiện đúng như cam kết hợp đồng. Cụ thể Công ty cần tiến hành: - Cho vay vốn đến từng hộ gia đình trồng mía nhằm khai hoang phục hoá, mua vật tư và đầu tư giống. - Trợ giá bằng các hình thức khác nhau như: trợ giá bằng phân bón, sửa chữa đường giao thông… - Có chính sách dành tỷ lệ thích đáng quỹ phúc lợi, khen thưởng hàng năm của công ty cho người trồng mía và các địa phương có thành tích tăng diện tích, thâm canh tăng năng suất, chất lượng mía và gắn bó với Công ty. Hàng năm Công ty tiến hành tổng kết và khen thưởng cho các địa phương, đơn vị và những hộ trồng mía có năng suất, chất lượng cao. - Hỗ trợ cho ngưởi dân trong công tác tưới nước cho mía bằng các công trình phù hợp. - Hỗ trợ cho các hộ có diện tích mía bị ngập lụt và ảnh hưởng của thiên tai, hạn hán. 4.5.5.2 Biện pháp tạo mối quan hệ mật thiết của công ty với người trồng mía. Cây mía là cây công nghiệp yêu cầu cần có sự gắn kết giữa người dân và Nhà máy chế biến, do đó để phát triển được vùng nguyên liệu ổn định thì Công ty cần có những biện pháp tạo sự gắn kết chặt chẽ với người dân trồng mía, cụ thể: - Tăng cường sự hợp tác gắn bó chặt chẽ hơn nữa với các địa phương và người trồng mía, nhất là đối với các xã có diện tích và sản lượng mía lớn, những xã vùng gần Công ty. Quan tâm bảo đảm lợi ích hài hoà của người trồng mía với Công ty đặc biệt là giá mua mía phải khuyến khích động viên được nông dân đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất và chất lượng mía, tăng thu nhập trên đất trồng mía. Với những hộ dân có diện tích từ 3ha trở lên, hàng năm bán trên 300 tấn mía sẽ được kết nạp vào Hiệp hội mía đường Lam Sơn và được tham gia mua bảo hiểm an dưỡng hưu trí, tham gia quỹ phòng chống rủi ro… - Hiện nay Nhà nước chưa xây dựng được các cơ chế, chính sách bảo hiểm sản xuất nông nghiệp nhằm hỗ trợ người nông dân khi gặp phải những rủi ro như thiên tai, dịch bệnh hoặc giá cả, năng suất mía nguyên liệu thấp. Trước tình hình đó, để bảo vệ lợi ích của người trồng mía, làm cho họ yên tâm khi chuyển đổi cây trồng, đầu tư trồng mía, Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn cần có tiến hành thực hiện các chương trình tín dụng vi mô và bảo hiểm giúp nông dân phòng ngừa rủi ro như các chính sách bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm cây mía cho các hộ trồng mía. Tiến tới đóng bảo hiểm xã hội cho người trồng mía có diện tích lớn, sản lượng cao để đảm bảo quyền lợi cho người trồng mía đồng thời gắn bó họ với Công ty. Bên cạnh đó cần thực hiện tốt các chính sách về đầu tư, hỗ trợ, thu mua thể hiện trong hợp đồng. - Bán cổ phần cho người trồng mía: Công ty cần tiến hành bán cổ phần cho người trồng mía qua đó gắn lợi ích của người dân trồng mía với lợi ích của Công ty. Thực hiện theo hướng này có thể theo các hình thức như: Công ty có thể tiến hành bán cổ phần cho người dân trồng mía với giá ưu đãi, người dân có thể góp cổ phần vào công ty bằng giá trị ruộng đất trồng mía (kèm theo các quy chế). - Liên doanh với các nông trường trồng mía: Trên cơ sở kết quả mang lại trong hoạt động của Công ty TNHH Lam Sơn- Sao Vàng, Công ty cần xây dựng định hướng mở rộng ra với các Nông trường còn lại. Để từ đó làm cơ sở trong việc thực hiện đa dạng hoá sản xuất như tiến hành trồng các cây hoa màu xen canh hoặc tiến hành nuôi bò sữa để tận dụng nguồn thức ăn sẵn có từ ngọn mía và các cây trồng xen canh… - Xây dựng và công bố các chính sách về giá mía và phương thức thanh toán tiền mía thích hợp để động viên, khuyến khích người dân yên tâm trồng và thâm canh mía ổn định, lâu dài. - Tiếp tục đổi mới, củng cố và nâng cao vai trò hoạt động của Hiệp hội mía đường Lam Sơn, phấn đấu đến năm 2010 Hiệp hội kết nạp được 5.000 hội viên và mỗi hội viên có từ 3 ha mía trở lên, đưa tổng diện tích mía Hiệp hội quản lý trên 15.000 ha, hàng năm có sản lượng mía trên 1 triệu tấn. Đồng thời xây dựng “Quỹ bảo hiểm sản xuất mía đường” để giữ ổn định sản xuất mía, bảo đảm lợi ích cho cả nông dân và doanh nghiệp. 4.5.6 Các giải pháp khác - Giải pháp về hợp đồng: Hiện nay Công ty mới chỉ tiến hành ký hợp đồng trước với những hộ trồng mía trong vùng nguyên liệu của công ty với thời gian ký hợp đồng là một năm. Trong thời gian gần đây do diện tích mía bị giảm sút vì vậy để đạt được mục tiêu đề ra đạt 1,2 triệu mía/vụ thì Công ty cần có phương án kéo dài thời gian hợp đồng với mục đích rằng buộc người dân với cây mía bên cạnh đó cần tiến hành ký hợp đồng mua mía ngoài vùng từ 50.000- 100.000 tấn trở lên. Công ty cần tiến hành soát xét lại các chủ hợp đồng trồng mía và có chính sách thù lao, hỗ trợ các chủ hợp đồng để họ gắn bó hơn nữa trách nhiệm với người trồng mía. Có thay đổi hợp lý trong công tác ký hợp đồng, cần tiến hành các hợp đồng dài hạn với người trồng mía để ổn định diện tích, năng suất và chất lượng mía trong vùng, tránh tình trạng người dân chạy theo lợi ích trước mắt, không xây dựng được vùng nguyên liệu ổn định. - Phát triển có hiệu quả các hình thức liên kết kinh tế: Tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao hoạt động của Hiệp hội mía đường Lam Sơn. Với vai trò là tổ chức liên kết kinh tế, đại diện cho những người trồng mía, Công ty và ngân hàng thương mại, hiệp hội cần đẩy mạnh các hoạt động nhằm hài hoà lợi ích giữa các bên thông qua việc tham gia xây dựng các chính sách phát triển vùng mía, quyết định đến giá cả và các hình thức hỗ trợ giá mua mía, thông qua việc giám sát đánh giá chất lượng. PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận Nền kinh tế phát triển kéo theo nhu cầu về đường cũng tăng lên. Đây là cơ hội lớn cho các nhà máy đường phát triển, nhưng cũng là một thách thức vô cùng lớn khi hiện nay nhiều công ty mía đường đang gặp nhiều khó khăn do thiếu nguyên liệu cho sản xuất. Đứng trước tình hình đó Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn đã có những chính sách đầu tư sản xuất nguyên liệu và thu mua nguyên liệu nhằm đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất đường. Nhưng hoạt động đầu tư sản xuất nguyên liệu và thu mua nguyên liệu gặp nhiều khó khăn. Điều đó đã thôi thúc tôi chọn đề tài: “Đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư sản xuất nguyên liệu và thu mua nguyên liệu của Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn” để nghiên cứu trong đợt thực tập cuối khóa. Bằng các phương pháp thu thập số liệu sơ cấp và thứ cấp, sau đó xử lý bằng Excel, dùng các phương pháp phân tổ thống kê và so sánh để phân tích các tiêu thức để nghiên cứu biến động của các tiêu thức và qua đó đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư sản xuất nguyên liệu và thu mua nguyên liệu của Công ty giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Qua việc nghiên cứu đề tài chúng tôi rút ra một số kết luận sau: - Đề tài đã hệ thống hóa một số lý luận về nguyên liệu, mía nguyên liệu và hoạt động thu mua nguyên liệu nói chung, hoạt động đầu tư sản xuất và thu mua mía nguyên liệu nói riêng. Đồng thời đề tài nghiên cứu được một tình hình thu sản xuất và thu mua mía trên thế giới và ở Việt Nam. - Đề tài tìm hiểu được lich sử hình thành và phát triển Công ty mía đường Lam Sơn. Đánh giá cơ bản về tình hình sản xuất – kinh doanh của Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn. Qua việc nghiên cứu ta thấy rằng với nguồn lực tài chính lớn mạnh của Công ty là một thuận lợi lớn cho Công ty trong hoạt động đầu tư sản xuất nguyên liệu và thu mua nguyên liệu. - Nghiên cứu thực trạng đầu tư sản xuất nguyên liệu và thu mua nguyên liệu. Nắm bắt được cơ cấu tổ chức chỉ đạo sản xuất mía. Thông qua 2 phương thức đầu tư là đầu tư trực tiếp cho các hộ trồng mía và đầu tư qua khối nông trường quốc doanh nhìn chung mức đầu tư của Công ty qua các vụ là tăng lên với mức tăng bình quân là 111,15%. Tuy nhiên, vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu về vốn cho sản xuất mía, qua 3 vụ gần đây mức vốn đầu tư đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất cao nhất là 82% vào vụ 2005 – 2006. Cho thấy nhu cầu vốn sản xuất cho sản xuất mía là rất lớn, cần phải tăng lượng vốn đầu tư hơn nữa. Trong đề tài tôi có nghiên cứu chi phí sản xuất mía nguyên liệu của các nhóm hộ dân ở 3 điểm mía: Trạm Thọ Xuân, Trạm Tây Thường Xuân, Nông trường Lam Sơn, qua đó cho thấy nhóm hộ khá và trung bình ngoài lượng vốn đầu tư ứng trước của Công ty (20 triệu đồng/ ha mía tơ, 10 triệu đồng/ ha mía gốc) thì họ đều bỏ tiền ra đầu tư thêm để sản xuất mía. Với nhóm hộ khá ngoài vốn đầu tư ứng trước trung bình mỗi hộ còn bỏ ra 4193.000 đồng/ ha mía tơ, 3560.000 đồng/ ha mía gốc 1 và 2819.000 đồng/ ha mía gôc 2. Nhóm hộ trung bình thì bỏ tiền ra đầu tư ít hơn hộ khá, trung bình mỗi hộ bỏ ra lượng vốn từ 1804.000 đồng đến 2623.000 đồng để đầu tư trồng mía. Nhóm hộ nghèo chẳng những không đầu tư thêm mà còn sử dụng không đúng mục đích lượng vốn đầu tư ứng trước của Công ty, gây ảnh hưởng đến sản lượng và chất lượng mía. - Thực trạng thu mua mía của Công ty bằng phương thức thu mua theo trữ lượng đường tuy đạt được những thành tựu lớn, sản lượng tăng liên tục qua 3 vụ thậm chí vụ 2007 – 2008 còn vượt kế hoạch đặt ra, đạt sản lượng lớn nhất từ trước tới nay 1110660 tấn, nhưng chất lượng mía lại kém hơn vụ trước, CCS chỉ đạt 9,7 và tỷ lệ mía đen, mía đỏ đầu cao nhất trong 3 vụ gần đây với 4,43%. Việc phân tích chất lượng mía mới chỉ được phía Công ty tiến hành nên người dân không tin tưởng vào kết quả phân tích. - Đánh giá hiệu quả của hoạt động đầu tư sản xuất nguyên liệu và thu mua nguyên liệu Công ty đạt được. Mức đáp ứng công suất ép cho 2 nhà máy liên tục tăng, nếu 2 vụ trước chưa đáp ứng được công suất thì vụ 2007 – 2008 sản lượng mía thu được đã đáp ứng vượt qua công suất thiết kế của 2 nhà máy. Nhưng lợi nhuận đạt được/ tấn mía nguyên liệu không vì thế mà tăng lên, thấp hơn vụ trước 14476 đồng/ tấn mía nguyên liệu. Ngoài ra hiệu quả lớn nhất là tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân vùng mía, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội vùng nguyên liệu mía Lam Sơn phát triển. - Phân tích các thuận lợi và khó khăn trong hoạt động đầu tư sản xuất nguyên liệu và thu mua nguyên liệu của Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn. Từ đó đề xuất một số giải pháp khắc phục khó khăn nâng cao hiệu quả đầu tư sản xuất nguyên liệu và thu mua nguyên liệu cho Công ty. 5.2 Kiến nghị - Đối với Nhà Nước: Cần ủng hộ tạo điều kiện cho Công ty vay vốn ngân hàng để đầu tư sản xuất nguyên liệu và giúp đỡ Công ty trong việc quy hoạch đất đai xây dựng vùng nguyên liệu quy mô hơn tạo điều kiện cho việc áp dụng khoa học kỹ thuật trong quá trình sản xuất và thu mua nguyên liệu. - Đối với Công ty: + Kiện toàn cơ cấu tổ chức sản xuất mía, sớm phát hiện và nghiêm khắc xử lý những cán bộ lợi dụng sơ hở của Công ty tham ô, bớt xén tiền bạc của Công ty. + Có phương thức thu mua mía phù hợp hơn, kết hợp mua bằng số lượng mía và mua bằng trữ lượng đường. + Có các chương trình áp dụng khoa học kỹ thuật trong hoạt động sản xuất và thu mua mía nguyên liệu. - Đối với các xã trong vùng nguyên liệu mía Lam Sơn: Phải tạo điều kiện giúp đỡ Công ty trong quy hoạch vùng mía. - Đối với người trồng mía: Cần thực hiện theo đúng hợp đồng đầu tư và mua bán mía đã ký với Công ty. Thực hiện đúng quy trình sản xuất mía do Công ty đề ra. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Kinh tế nông nghiệp, Nhà xuất bản Nông nghiệp. 2. GS.TS Lê Thành Nghiệp - PGS.TS AGNES C.ROLA (2005), Phương pháp nghiên cứu kinh tế trong nông nghiệp, Nhà xuất bản Nông Nghiệp 3. PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền - Giáo trình Quản trị kinh doanh, Nhà xuất bản Lao động năm 2004. 4. Thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn vùng mía Lam Sơn, Xuất bản tháng 3/2009. 5. Giáo trình thống kê nông nghiệp, Nhà xuất bản Nông nghiệp. 6. Mở rộng vùng nguyên liệu mía Lam Sơn, Nhà xuất bản Thanh Hóa năm 2007. 7. Báo cáo tổng kết vụ mía 2005 – 2006; vụ 2006 – 2007; vụ 2007 – 2008, Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn. 8. Phương hướng phát triển vùng nguyên liệu mía Lam Sơn đến năm 2025, Hội đồng quản trị - Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn. 9. Báo cáo tài chính, Phòng Tài chính kế toán – Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn. 10. Giải pháp phát triển vùng nguyên liệu mía của Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn đến năm 2015, Đoàn Thị Hà – Trường Đại học Kinh tế quốc dân. 11. Lê Quang Hùng (2005) phát triển vùng nguyên liệu mía của Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn, luận văn thạc sỹ khoa QTKDCN. 12. Nguyễn Đức Sơn, Những giải pháp chủ yếu phát triển vùng nguyên liệu mía phục vụ cho công nghiệp chế biến đường các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ, luận văn tiến sỹ. 13. Lê Thuỳ Vinh, một số biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành mía đường Việt Nam hiện nay, trường đại học Kinh tế quốc dân. 14. Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn, Chương trình thâm canh mía công nghệ cao. 15. Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn, Dự án thay đổi cơ cấu giống mía. 16.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư sản xuất nguyên liệu và thu mua nguyên liệu của Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn.doc
Luận văn liên quan