Kiểm tra, quản lý quá trình sử dụng vật tư trong thi công để tránh các hành vi
gian lận.
- Đầu tư mua sắm máy móc thiết bị hiện đại để tăng năng suất lao động, giảm
thời gian thi công, nâng cao chất lượng công trình.
- Tăng cường công tác quản lý TSCĐ để có biện pháp sử dụng phù hợp nhằm
khai thác một cách tối đa giá trị sử dụng của tài sản.
- Kiểm tra và quản lý HTK sao cho hiệu quả, tránh để hàng hoá lưu kho quá lâu
gây lãng phí.
- Huy động nguồn vốn kinh doanh để có thể chủ động trong đầu tư đồng thời tính
toán sao cho sử dụng nguồn vốn đó thật có hiệuquả.
- Không ngừng phát huy năng lực cũng như khả năng chuyên môn của người lao
động, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần, đảm bảo an toàn cho người lao động, tạo
môi trường làm việc tích cực, thân thiện, sáng tạo. Thực hiện chế độ thưởng phạt và
tạo cơ hội thăng tiến để tạo môi trường làm việc sôi động, nâng cao năng suất và hiệu
quả kinh tế. Phân định chức năng , nhiệm vụ các phòng ban cụ thể . Để phát huy khả
năng và hoàn thành các công việc được giao một cách hiệu quả, công ty cần khuyến
khích động viên, khen thưởng kịp thời cho những cá nhân tập thể có thành tích nổi bậ
102 trang |
Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1841 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá hiệu quả kinh doanh tại công ty TNHH xây dựng thiên an hải giai đoạn 2012 - 2014, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thấy động thái chưa tốt cho việc sử dụng VLĐ của doanh nghiệp khi VLĐ cần
nhiều thời gian hơn để kết thúc một vòng quay, cho thấy khả năng luân chuyển vốn
còn chậm.
Mức doanh lợi VLĐ: Năm 2012, một đơn vị vốn lưu động bình quân tham gia
vào quá trình sản xuất kinh doanh trong kỳ, sẽ tạo ra được 0.07 đơn vị lợi nhuận. Về
tương đối, giá trị này vẫn còn thấp. Do độ dài một vòng quay VLĐ còn cao và tăng
dần qua 3 năm, nên mức doanh lợi VLĐ sẽ có xu hướng giảm. Cụ thể năm 2013,
doanh nghiệp thu về 0.04 đồng lợi nhuận trên một đồng VLĐ bỏ ra, giảm 42.86% so
với năm trước. Đến năm 2014, chỉ tiêu này tiếp tục giảm một nửa chỉ còn 0.02 đồng
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Ngô Sỹ Hùng
63 SVTH: Đinh Thị Mỹ Linh
lợi nhuận thu về khi bỏ ra một đồng VLĐ. Có thể thấy mức doanh lợi VLĐ liên tục
giảm mạnh trong 3 năm qua, cho thấy doanh nghiệp sử dụng còn chưa hiệu quả nguồn
vốn VLĐ, lời nhuận thu được từ đầu tư và sử dụng VLĐ còn thấp.
Mức đảm nhiệm VLĐ: để có được một đơn vị doanh thu từ hoạt động sản xuất
kinh doanh, năm 2012, doanh nghiệp cần phải chi 0.3 đồng vốn lưu động bình quân
và có tăng lên thành 0.45 đồng trong năm 2013. Chứng tỏ doanh nghiệp phải chi
thêm 0.15 đồng VLĐ để thu về 1 đồng doanh thu, tăng 50% so với năm ngoái. Sang
năm 2014, doanh nghiệp đã giảm được lượng VLĐ bỏ ra khi để thu về 1 đồng
doanh thu từ hoạt động kinh doanh phải chi ra 0.44 đồng VLĐ,giảm nhẹ 0.01 đồng
so với năm 2013. Mức đảm nhiệm VLĐ tăng là một động thái chưa tốt tuy nhiên
doanh nghiệp đã có nỗ lực trong việc kiềm chế tăng lượng VLĐ phải chi ra để tạo
ra một đồng doanh thu.
ua phân tích tình hình sử dụng VLĐ cuả doanh nghiệp, ta có thể thấy song song
với tình hình kinh doanh không mấy khả quan và còn gặp nhiều khó khăn, hiệu quả sử
dụng VLĐ còn thấp và cũng có xu hướng giảm, lợi ích thu về từ sử dụng VLĐ còn
chưa cao. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp cần phải nỗ lực và tích cực hơn nữa trong
việc cải thiện tình hình kinh doanh cũng như khai thác các nguồn lợi sẵn có của doanh
nghiệp sao cho hiệu quả nhất.
64 SVTH: Đinh Thị Mỹ Linh
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Ngô Sỹ Hùng
Bảng 9: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động giai đoạn 2012-2014
Chỉ tiêu
ĐVT
2012
2013
2014
So sánh
2013/2012 2014/2013
+/- % +/- %
1. Doanh thu thuần Đồng 58.923.024.545 46.436.108.582 36.380.651.468
-
12.486.915.963
21
-
10.055.457.114
21.65
2. Lợi nhuận sau thuế Đồng 1.284.734.482 880.484.009 340.858.514 -404.250.473 31 -539.625.495 61.28
3. Vốn lưu động bình quân Đồng 17.956.486.811 21.092.847.884 16.326.612.514 3.136.361.073 17.47 -4.766.235.370 22.60
4. Số vòng quay VLĐ (4=1/3) Vòng 3.28 2.20 2.23 -1.08 32.93 0.03 1.36
5. Kỳ luân chuyển bình quân của
VLĐ (5=360/4)
Ngày 109.7 163.52 161.56 53.82 49.06 -1.96 1.20
6. Mức doanh lợi VLĐ (6=2/3) Lần 0.07 0.04 0.02 -0.03 42.86 -0.02 50
7. Mức đảm nhiệm VLĐ (7=3/1) Lần 0.30 0.45 0.44 0.15 50 -0.01 -2.22
65 SVTH: Đinh Thị Mỹ Linh
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Ngô Sỹ Hùng
3.4. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CHI PHÍ
Chi phí là một phạm trù kinh tế quan trọng gắn liền với sản xuất và lưu thông. Đó
là những hao phí lao động xã hội được thể hiện bằng tiền trong quá trình hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chi phí trong kỳ của doanh nghiệp chi ra thường
bao gồm: giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài
chính, chi phí khác. Đó là các khoản chi phí bỏ ra để thu lợi nhuận trong kỳ. Để đánh
giá hiệu quả sử dụng chi phí thường xác định các chỉ tiêu sau:
Từ bảng 10 (trang sau), có thể thấy:
Tỷ suất lợi nhuận so với giá vốn hàng bán: trong năm 2013, doanh nghiệp đầu tư
100 đồng giá vốn hàng bán chỉ thu về 2.89 đồng lợi nhuận, giảm 0.01 đồng so với năm
2012. Năm 2014, chỉ tiêu này tiếp tục giảm mạnh đến 65.05% làm cho lợi nhuận thu
về khi bỏ ra 100 đồng chi phí chỉ còn 1.01 đồng. Nguyên nhân do chi phí doanh
nghiệp phải bỏ ra trong việc đầu tư xây dựng các công trình quá cao nhưng lợi nhuận
thu về lại ngày càng thấp.
Tỷ suất lợi nhuận so với chi phí quản lý doanh nghiệp: tuy lợi nhuận mang lại khi
đầu tư chi phí quản lý doanh nghiệp là khá cao nhưng chỉ tiêu này vẫn giảm qua 3
năm. Năm 2012, từ 100 đồng chi phí quản lý doanh nghiệp bỏ ra doanh nghiệp có thể
thu về 51.32 đồng lợi nhuận. Tuy nhiên năm 2013, doanh nghiệp chỉ còn thu về 48.91
đồng doanh thu trên 100 đồng chi phí QLDN bỏ ra, giảm 4.7 đồng so với năm ngoái.
Tương tự sang năm , chỉ tiêu này tiếp tục giảm mạnh chỉ còn 16.74 đồng.
Tỷ suất lợi nhuận kế toán trước thuế thì lại có biến động tăng giảm thất thường,
tăng lên vào năm 2013 và giảm xuống vào năm 2014. Nhìn chung trị số của chỉ tiêu
này khá thấp khi doanh nghiệp phải bỏ ra đến 100 đồng chi phí mà chỉ thu về 2.24
đồng lợi nhuận trước thuế vào năm 2012. Năm 2013 chỉ tiêu này có sự tăng lên nhưng
chỉ tăng 0.34 đồng hay 15.18% và lại tiếp tục giảm đến 53.49% vào năm 2014. Từ đó
doanh nghiệp chỉ còn thu về 1.2 đồng lợi nhuận trước thế khi bỏ ra 100 đồng chi phí
sản xuất kinh doanh.
Việc tiết kiệm và tận dụng nguồn chi phí sản xuất kinh doanh là một vấn đề cần
thiết và cấp bách đối với mọi doanh nghiệp. Qua phân tích tình hình chung về hiệu quả
sử dụng chi phí có thể thấy doanh nghiệp còn sử dụng kém hiệu quả nguồn chi phí
trong việc đầu tư sản xuất kinh doanh, từ đó dẫn đến tỷ suất lợi nhuận thu về còn thấp.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Ngô Sỹ Hùng
66 SVTH: Đinh Thị Mỹ Linh
Bảng 10: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả chi phí giai đoạn 2012-2014
Chỉ tiêu
ĐVT
2012
2013
2014
So sánh
2013/2012 2014/2013
+/- % +/- %
1. Tổng chi phí Đồng 57.375.172.537 45.406.378.529 36.364.021.522 -11.968.794.008 20.86 -9.042.357.007 19.91
2. Giá vốn hàng bán Đồng 53.715.971.359 41.978.511.843 33.592.261.087 -11.737.459.516 21.85 -8.386.250.756 19.97
3. Chi phí quản lý DN Đồng 3.033.974.219 2.484.343.445 2.039.789.263 -549.630.774 18.11 -444.554.182 17.89
4. Lợi nhuận thuần từ HĐKD Đồng 1.557.253.918 1.215.176.718 341.526.587 -342.077.200 21.97 -873.650.131 71.89
5. Lợi nhuận kế toán trước thuế Đồng 1.284.734.482 1.173.978.679 436.998.095 -110.755.803 8.62 -736.980.584 62.78
6. Tỷ suất lợi nhuận so với giá vốn hàng
bán (6=4/2*100)
%
2.9
2.89
1.01
-0.01
0.34
-1.88
65.05
7. Tỷ suất lợi nhuận so với chi phí quản
lý DN (7=5/3*100)
%
51.32
48.91
16.74
-2.41
4.70
-32.17
65.77
8. Tỷ suất lợi nhuận kế toán trước thuế
so với tổng chi phí (8=5/1*100)
%
2.24
2.58
1.20
0.34
15.18
-1.38
53.49
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Ngô Sỹ Hùng
67 SVTH: Đinh Thị Mỹ Linh
3.5. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
Bảng 11: Các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng lao động giai đoạn 2012-2014
Chỉ tiêu
ĐVT
2012
2013
2014
So sánh
2013/2014 2014/2013
+/- % +/- %
1. Doanh thu thuần Đồng 58.923.024.545 46.436.108.582 36.380.651.468 -12.486.915.963 21 -10.055.457.114 21.65
2. Lợi nhuận sau thuế Đồng 1.284.734.482 880.484.009 340.858.514 -404.250.473 31 -539.625.495 61.28
3. Chi phí tiền lương Đồng 2.616.567.310 2.666.793.125 2.318.103.300 50.225.815 1.92 -348.689.825 13.07
4. Số lao động bình quân Người 239 251 267 12 5.02 16 6.37
5. NSLĐ bình quân (5=1/4) Đồng/người 246.539.852 185.004.417 136.257.122 -61.535.435 24.96 -48.747.295 26.35
6. Lợi nhuận bình quân 1 LĐ
(6=2/4)
Đồng/người
5.375.458
3.507.904
1.276.624
-1.867.554
34.74
-2.231.281
63.61
7. Doanh thu/chi phí tiền lương
(7=1/3)
Lần
22.52
17.41
15.69
-5.11
22.69
-1.72
9.88
8. Lợi nhuận/Chi phí tiền lương
(8=2/3)
Lần
0.49
0.33
0.14
-0.16
32.65
-0.19
57.57
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Ngô Sỹ Hùng
68 SVTH: Đinh Thị Mỹ Linh
Qua tính toán hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động, có thể phân
tích số liệu dựa trên bảng 10 như sau:
Về năng suất lao động bình quân: là chỉ tiêu thể hiện hiệu quả hoạt động có ích
của người lao động được đo bằng doanh thu thu được trong quá trình kinh doanh trong
một đơn vị thời gian hay lượng thời gian hao phí để thu về một đơn vị doanh thu. Qua
bảng 10, ta thấy rằng NSLĐ bình quân giảm dần qua 3 năm. Năm 2013, NSLĐ bình
quân còn 185.004.417 đồng/người, giảm 24.96% hay giảm 61.535.435 đồng/người.
Tương tự năm 2014, NSLĐ bình quân giảm 26.35% hay giảm 48.747.295 đồng/người
làm cho mỗi lao động chỉ còn tạo ra được 136.257.122 đồng.
Do NSLĐ bình quân giảm kéo theo lợi nhuận bình quân trên một lao động cũng
giảm. Cụ thể, so với năm 2012, năm 2013 lợi nhuận bình quân trên một lao động giảm
34.74% về tương đối hay 1.867.554 đồng/người về tuyệt đối. Năng suất lao động bình
quân giảm mạnh nhất vào năm 2014 khi chỉ tiêu này giảm đến 63.61% tương đương
giảm 2.231.281 đồng/người xuống còn 1.867.554 đồng/người. Có thể thấy, mặc dù số
lượng lao động tăng nhưng NSLĐ trên một lao động giảm kéo theo lợi nhuận bình
quân trên một lao động cũng giảm, thể hiện doanh nghiệp tận dụng chưa triệt để nguồn
lao động. Thêm vào đó, tuy NSLĐ cao nhưng lợi nhuận một lao động mang lại lại thấp
hơn nhiều so với giá trị kinh tế mà họ tạo ra một lần nữa cho thấy tính hiệu quả giảm
sút trong việc sử dụng lao động của doanh nghiệp.
Tương tự, mức doanh thu trên một lao động có xu hướng giảm qua 3 năm, do
tổng doanh thu và NSLĐ liên tục giảm. Năm 2013, cứ một đồng chi phí tiền lương
doanh nghiệp bỏ ra thì thu về 17.41 đồng doanh thu trong khi đó năm 2012, doanh
nghiệp thu về đến 22.52 đồng doanh thu. Chứng tỏ doanh nghiệp đã thất thu 5.11 đồng
hay giảm 22.69% doanh thu trên chi phí tiền lương. Đến năm 2014, tỷ lệ doanh thu
trên chi phí tiền lương giảm nhẹ 9.88% hay giảm 1.72 lần còn 15.96 đồng doanh thu
thu về trên một đồng chi phí tiền lương bỏ ra.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Ngô Sỹ Hùng
69 SVTH: Đinh Thị Mỹ Linh
Doanh thu và lợi nhuận sau thuế liên tục giảm qua 3 năm khiến cho tỷ lệ lợi
nhuận trên chi phí tiền lương không nằm ngoài xu hướng biến động của các chỉ
tiêu khác. Cụ thể, năm 2012, 1 đồng chi phí tiền lương mang lại cho doanh
nghiệp 0.49 đồng lợi nhuận thì năm 2013 giảm chỉ còn 0.33 đồng, hay giảm 0.16
đồng tương đương 32.65%. Năm 2014, chỉ tiêu này tiếp tục giảm còn 0.14 lần
hay giảm đến 57.57%.
Việc năng suất lao động và mức doanh thu trên chi phí tiền lương, lợi nhuận trên
chi phí tiền lương liên tục giảm là dấu hiệu chưa tốt đối với doanh nghiệp, cho thấy
việc quản lý cũng như tận dụng nguồn lao động chưa tốt và chưa ổn định. Doanh
nghiệp cần cải thiện hơn nữa trong kinh doanh cũng như khai thác nguồn lực lao động
một cách hợp lý, hạn chế tăng chi phí tiền lương, cần tăng năng suất lao động để mang
lại nguồn doanh thu và lợi nhuận cao hơn nữa.
3.6. CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH
3.6.1. Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán
Sau đây là bảng tính toán một số chỉ tiêu về khả năng thanh toán của doanh
nghiệp giai đoạn 2012-2014:
70 SVTH: Đinh Thị Mỹ Linh
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Ngô Sỹ Hùng
Bảng 11: Chỉ tiêu về khả năng thanh toán giai đoạn 2012-2014
Chỉ tiêu
ĐVT
2012
2013
2014
So sánh
2013/2012 2014/2013
+/- % +/- %
1. Tổng tài sản Đồng 29.648.702.284 25.041.481.003 19.439.619.998 -4.607.221.281 15.54 -5.601.861.005 22.37
2. Tài sản ngắn hạn Đồng 23.373.626.545 18.812.069.222 13.841.155.805 -4.561.557.323 19.52 -4.970.913.417 26.42
3. Tài sản dài hạn Đồng 6.275.075.739 6.229.411.781 5.598.464.193 -45.663.958 0.73 -630.947.588 10.13
4. Tổng nợ phải trả Đồng 18.013.470.882 12.585.841.513 10.689.842.366 -5.557.831.392 30.85 -1.765.797.124 14.18
7. Hàng tồn kho Đồng 6.672.114.330 538.351.406 2.144.665.514 -6.133.762.924 91.93 1.606.314.108 298.38
8. Lợi nhuận trước thuế và lãi vay Đồng 2.182.480.877 1.938.690.063 912.350.487 -243.790.814 11.17 -1.026.339.576 l52.94
9. Lãi vay phải trả Đồng 625.226.959 764.702.384 475.352.392 139.475.425 22.31 -289.349.992 37.84
10. Hệ số thanh toán tổng quát (10=1/2) Lần 1.64 1.98 1.81 0.34 20.73 -0.17 8.58
11. Hệ số thanh toán hiện thời (11=2/4) Lần 1.30 1.49 1.29 0.19 14.62 -0.20 13.42
12. Hệ số thanh toán nhanh (12=(2-7)/4) Lần 0.93 1.45 1.09 0.52 56.60 -0.36 -24.64
13. Hệ số thanh toán lãi vay (13=8/9) Lần 3.49 2.53 1.91 -0.96 27.50 -0.62 24.50
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Ngô Sỹ Hùng
71 SVTH: Đinh Thị Mỹ Linh
Tình hình thanh toán của doanh nghiệp qua các chỉ tiêu được thể hiện như sau:
Hệ số thanh toán tổng quát: Đây là chỉ tiêu rất quan trọng được các nhà quản trị
quan tâm liệu doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán với các khoản nợ tới hạn
không. Khả năng thanh toán của doanh nghiệp nhìn chung là tốt, tất cả hệ số của các
năm đều lớn hơn 1. Tuy nhiên hệ số này lại tăng giảm khá biến động. Năm 2012, hệ số
thanh toán tổng quát của doanh nghiệp là 1.64 lần, hay nói cách khác khi doanh nghiệp
đi vay 1 đồng thì có 1.64 đồng tài sản đảm bảo. ua đến năm 2013, hệ số thanh toán
tổng quát tăng 0.34 lần tương đương tăng 20.73% chứng tỏ một dấu hiệu tốt về khả
năng thanh toán các khoản nợ tới hạn của doanh nghiệp. Năm 2014, chỉ tiêu này lại
giảm nhẹ 8.58% hay giảm 0.17 lần xuống còn 1.81 lần, nhưng vẫn cao hơn so năm
2012 cho thấy nhìn chung doanh nghiệp đã cải thiện được khả năng thanh toán của
mình ngày một tốt hơn. Tuy nhiên, nếu chỉ tiêu này lớn hơn 1 quá nhiều lại là dấu hiện
không tốt, do vậy doanh nghiệp phải biết điều chỉnh sao cho phù hợp nhất với tình
hình kinh doanh của mình.
Về hệ số thanh toán hiện thời cũng có tình hình biến động tương tự khi tăng lên
vào năm 2013 và giảm vào năm 2014. Khả năng thanh toán hiện thời là mối quan hệ
giữa TSLĐ và các khoản nợ ngắn hạn. Hệ số này thể hiện mức độ đảm bảo của TSLĐ
và đầu tư ngắn hạn với các khoản nợ ngắn hạn. Nhìn chung khả năng thanh toán hiện
thời của doanh nghiệp còn chưa tốt do hệ số qua 3 năm đều bé hơn 2, tuy nhiên mức
độ này vẫn còn có thể chấp nhận được, cho thấy doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn
trong việc đảm bảo TSLĐ và đầu tư ngắn hạn với các khoản nợ ngắn hạn. Cụ thể, năm
2012, giá trị của chỉ tiêu được tính toán đạt 1.3 lần. Năm 2013 tăng lên 14.62% hay về
tuyệt đối tăng 0.19 lần và giảm đi vào năm 2014 là 13.42% hay giảm 0.2 lần xuống
còn 1.29 lần.
Hệ số thanh toán nhanh của doanh nghiệp còn chưa tốt. Năm 2012, doanh nghiệp
còn gặp nhiều khó khăn trong việc thanh toán nợ, tương ứng với giá trị chỉ tiêu này đạt
0.92 lần. Sang năm 2013 và 2014, tình hình thanh toán nợ của doanh nghiệp không tốt
do tài sản tương đương tiền nhiều, vòng quay vốn chậm sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng
vốn. Cụ thể năm 2013, chỉ tiêu này tăng 0.52 lần, cao hơn năm 2012 là 56.6%. Đến
năm 2014 có giảm tương đối 24.64% hay giảm 0.36 lần xuống còn 1.09 lần.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Ngô Sỹ Hùng
72 SVTH: Đinh Thị Mỹ Linh
Với đặc điểm là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng nên nhu cầu sử
dụng vốn của doanh nghiệp là rất cao. Hệ số thanh toán lãi vay cho biết mức độ lợi
nhuận đảm bảo cho khả năng trả lãi vay của doanh nghiệp, càng cao càng thể hiện mức
độ bù đắp lãi vay càng tốt. Năm 2012, khả năng thanh toán lãi vay là khá cao, ở mức
3.49 lần. Nói cách khác, thu nhập của doanh nghiệp cao gấp 3.49 lần chi phí trả lãi vay.
Đến năm 2013, do chi phí lãi vay tăng và tình hình kinh doanh không cải thiện nên khả
năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp giảm 27.5% hay giảm 0.96 lần còn 2.53 lần.
Mỗi đồng chi phí lãi vay của doanh nghiệp trong năm này sẵn sàng được bù đắp bằng
2.53 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Năm 2014, chỉ tiêu này tiếp tục giảm 24.5%
xuống còn 1.91 lần. Do tình hình kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn nhưng lại phải
chi trả nhiều khoản chi phí khác nhau nên khả năng thanh toán lãi vay liên tục giảm
qua 3 năm. Điều này cho thấy lãi vay vẫn là một gánh nặng nợ lớn đối với doanh
nghiệp khi tình hình kinh doanh nói chung không ổn định.
Qua phân tích cơ bản các chỉ tiêu về khả năng thanh toán cho thấy nhìn chung
khả năng thanh toán của doanh nghiệp là tốt. Việc kinh doanh vẫn đảm bảo để doanh
nghiệp chi trả các khoản nợ, tuy nhiên doanh nghiệp vẫn còn vấp phải nhiều khó khăn
để thanh toán các khoản nợ đó, do ảnh hưởng từ các nguyên nhân khách quan và chủ
quan như: tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, môi trường ngành,.Doanh nghiệp
cần phải cải thiện hơn nữa trong hoạt động kinh doanh và quản lý để nâng cao hiệu
quả kinh tế của mình.
73 SVTH: Đinh Thị Mỹ Linh
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Ngô Sỹ Hùng
3.6.2. Các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động và cơ cấu tài chính:
Bảng 12: Các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động và cơ cấu tài chính giai đoạn 2012-2014
Chỉ tiêu
ĐVT
2012
2013
2014
So sánh
2013/2012 2014/2013
+/- % +/- %
1. Hệ số vòng quay các khoản phải thu Vòng 5.04 2.77 2.50 -2.27 45.04 -0.27 -9.74
2. Kỳ thu tiền bình quân Ngày/vòng 72.434 130.51 145.68 58.07 80.17 15.17 11.62
3. Số vòng quay HTK Vòng 10.264 11.64 25.04 1.37 13.40 13.4 115.12
4. Số ngày một vòng quay HTK Ngày/vòng 35.57 31.34 14.57 -4.23 11.89 -16.77 -53.50
5. Hệ số nợ so với VCSH Lần 1.55 1.01 1.22 -0.54 34.83 0.21 20.79
6. Tỷ lệ tự tài trợ Lần 0.39 0.49 0.45 0.1 25.64 -0.04 -8.16
7. Hệ số nợ so với tài sản Lần 0.60 0.50 0.55 -0.1 16.67 0.05 10
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Ngô Sỹ Hùng
74 SVTH: Đinh Thị Mỹ Linh
Hệ số các khoản phải thu là chỉ tiêu phản ánh tốc độ biến đổi các khoản phải thu
thành tiền mặt của doanh nghiệp, xác định bằng mối quan hệ tỷ lệ giữa doanh thu bán
hàng và số dư bình quân các khoản phải thu. Chỉ tiêu này có xu hướng giảm qua 3 năm
một phần do các khoản phải thu và doanh thu của doanh nghiệp trong giai đoạn này
giảm dần. Cụ thể trong năm 2012, bình quân cứ 1 đồng khoản phải thu thì thu được
5.04 đồng doanh thu hay hệ số vòng quay khoản phải thu là 5.07 vòng. Năm 2013,
bình quân cứ 1 đồng khoản phải thu thì thu được 2.77 đồng doanh thu, vậy hệ số vòng
quay khoản phải thu giảm 2.27 vòng, về tương đối giảm 45.04%. Tương tự sang năm
2014, hệ số này giảm nhẹ còn 2.5 vòng hay giảm 0.27 vòng về tuyệt đối và 9.74% về
tương đối. Hệ số vòng quay khoản phải thu giảm cho thấy tốc độ biến đổi các khoản
phải thu thành tiền mặt của doanh nghiệp giảm, đây là một biểu hiện không tốt.
Kỳ thu tiền bình quân: Thời gian thu tiền càng ngắn chứng tỏ tốc độ thu hồi càng
nhanh, doanh nghiệp ít bị chiếm dụng vốn và ngược lại. Việc thu hồi các khoản phải thu
nhanh chóng là điều cần thiết, tuy nhiên chỉ tiêu này có xu hướng tăng, cho thấy tốc độ
thu hồi vốn của doanh nghiệp ngày càng lâu, doanh nghiệp khó thu hồi và có khả năng bị
chiếm dụng vốn. Năm 2012, doanh nghiệp mất hơn 72 ngày/vòng để thu hồi vốn. Đến
năm 2013, chỉ tiêu này tăng mạnh đến 80.17% hay tăng hơn 58 ngày/vòng, chứng tỏ thời
gian và khả năng thu hồi vốn của doanh nghiệp có biểu hiện xấu, doanh nghiệp gặp nhiều
khó khăn trong việc thu hồi vốn. Năm 2014, chỉ tiêu này vẫn tiếp tục tăng nhẹ hay tăng
11.62% tương đương 15.17 ngày/vòng. Điều này cho thấy doanh nghiệp mất nhiều ngày
hơn cho một vòng quay các khoản phải thu. Doanh nghiệp khó thu hồi vốn và khả năng bị
chiếm dụng vốn cao. Do vậy, doanh nghiệp cần phải xem xét kỳ hạn thanh toán như thế
nào để kịp thời thu hồi vốn và không ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư kinh doanh cũng
như quan hệ với các nhà đầu tư và khách hàng.
Số vòng quay HTK: Đây là hệ số phản ánh năng lực quản lý HTK là tốt hay xấu
qua các năm. Công tác quản lý HTK là một bước vô vùng quan trọng, nếu hệ số này
lớn cho thấy tốc độ quay vòng của HTK là nhanh và ngược lại, nếu hệ số này nhỏ thì
tốc độ quay vòng HTK thấp. Tuy nhiên, tuỳ theo đặc điểm ngành nghề kinh doanh mà
mức độ HTK cao hay thấp sẽ tương ứng là xấu hay tốt. Trong 3 năm này, số vòng
quay HTK có xu hướng tăng, cho thấy tốc độ quay vòng của HTK nhanh. Từ bảng số
liệu trên ta thấy, số vòng quay HTK của công ty năm 2031 đã tăng so với năm 2012 là
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Ngô Sỹ Hùng
75 SVTH: Đinh Thị Mỹ Linh
1.37 vòng hay tăng13.4%, cho thấy tốc độ luân chuyển HTK của công ty tăng lên từ
10.26 vòng đến 11.64 vòng vào năm 2013. Đến năm 2014, số vòng quay HTK tăng
mạnh đến 115.12%, hay tăng 13.4 vòng, làm cho chỉ tiêu này đạt giá trị 25.04 vòng.
Đây là một dấu hiệu tốt cho thấy HTK của doanh nghiệp xoay vòng liên tục trong suốt
quá trình kinh doanh, hàng hoá ít bị ứ đọng. Nguyên nhân một phần do hoạt động kinh
doanh chính là xây dựng, HTK của công ty chủ yếu là nguyên vật liệu như xi măng,
sắt thép,.được sử dụng liên tục trong suốt quá trình xây dựng các công trình, do vậy,
tốc độ quay vòng HTK sẽ ở mức cao.
Số ngày một vòng quay HTK: Năm 2012, số ngày vòng quay HTK hay khoảng
thời gian trung bình hàng tồn kho được lưu trữ là 35.57 ngày. Trong khi đó năm 2013,
chỉ tiêu này chỉ còn 31.34 ngày, giảm nhẹ 11.89% hay giảm 4.23 ngày. Tương tự sang
năm 2014, chỉ tiêu này tiếp tục giảm đến 53.5% hay giảm hơn một nửa so với năm
2013 là 16.77 ngày. Điều này cho thấy thời gian lưu trữ HTK của doanh nghiệp giảm
dần qua 3 năm cho thấy một biểu hiện tốt khi HTK cần ít thời gian hơn để quay một
vòng. Ta có thể thấy số vòng quay HTK tăng và số ngày một vòng quay giảm chứng tỏ
HTK của doanh nghiệp được chu chuyển liên tục trong suốt quá trình kinh doanh.
Hệ số nợ so với VCSH: Chỉ tiêu này phản ánh tính cân bằng giữa nợ vay và
VCSH, thể hiện cơ cấu tài chính của công ty. Nhìn chung, hệ số này của doanh nghiệp
lớn hơn 1 có nghĩa là tài sản của doanh nghiệp được tài trợ chủ yếu bởi các khoản nợ,
có xu hướng giảm đi vào năm 2013 nhưng lại tăng lên vào năm 2014. Hệ số này càng
nhỏ cho thấy NPT chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng tài sản hay tổng nguồn vốn thì doanh
nghiệp ít gặp khó khăn hơn trong tài chính. Hệ số này càng lớn càng cho thấy khả
năng gặp khó khăn trong việc giải quyết các khoản nợ hay phá sản càng lớn.
Hệ số nợ so với tài sản: Các chủ nợ thường muốn một hệ số nợ vừa phải, hệ số
nợ càng thấp, cho thấy món nợ càng được đảm bảo an toàn trong trường hợp doanh
nghiệp gặp rủi ro hay thậm chí là phá sản. Tuy nhiên các chủ sở hữu doanh nghiệp
thường mong muốn có hệ số nợ cao vì họ muốn gia tăng lợi nhuận một cách nhanh
chóng, lí do việc tăng thêm vốn tự có sẽ làm giảm quyền điều khiển hay kiểm soát của
doanh nghiệp. Có thể thấy chỉ tiêu này biến động tăng giảm khá phức tạp qua 3 năm
khi tăng lên vào năm 2013 rồi lại giảm xuống vào năm 2014. Tuy nhiên qua 3 năm hệ
số nợ của doanh nghiệp vẫn tăng, thể hiện doanh nghiệp sử dụng vốn đi vay nhiều. Do
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Ngô Sỹ Hùng
76 SVTH: Đinh Thị Mỹ Linh
đặc thù ngành, doanh nghiệp phải sự dụng vốn đi vay khá nhiều để phục vụ cho việc
đầu tư kinh doanh. Năm 2013, tổng tài sản và NPT giảm, do vậy hệ số nợ giảm đi 0.1
lần so với năm 2012 hay giảm 16.67%, cho thấy thời gian này doanh nghiệp tự chủ về
vốn khá tốt. Sang đến năm 2014, chỉ tiêu này tăng so với năm ngoái, cụ thể tăng nhẹ
10% từ 0.5 lần lên 0.55 lần. Việc doanh nghiệp sử dụng vốn vay để đầu tư kinh doanh
là điều khônng tránh khỏi, nhất là với các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực
cần đầu tư vốn liên tục như xây dựng. Tuy nhiên doanh nghiệp cần phải tính toán và
xem xét khoản vay thật hợp lí để tránh gây gánh nặng nợ cho doanh nghiệp cũng như
sử dụng vốn vay sao cho hiệu quả.
Tỷ lệ tự tài trợ cũng có tình hình biến động tương tự khi tăng lên vào năm 2013
và giảm đi vào năm 2014. Nguyên nhân một phần do tổng tài sản liên tục giảm trong 3
năm trong khi VCSH tăng lên vào năm 2013 và giảm vào năm 2014. Năm 2013, trong
1 đồng vốn hoạt động có 0.49 đồng VCSH, cao hơn năm 2012 là 0.1 đồng, cho thấy tỷ
trọng VCSH có cải thiện nhưng không chênh lệch nhiều. Sang năm 2014, tỷ trọng
VSCH trong tổng tài sản giảm, trong 1 đồng vốn hoạt động còn 0.45 đồng VCSH,
giảm 0.04 đồng hay 8.16%. Tuy không giảm nhiều nhưng đây vẫn là dấu hiện doanh
nghiệp cần phải xem xét và điều chỉnh.Với tỷ lệ tự tài trợ còn hạn chế như vậy, cho
thấy phần lớn tài sản đơn vị đang sử dụng được đầu tư chủ yếu bẳng nguồn vốn vay.
3.7. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH
3.7.1. Phân tích ảnh hưởng của hiệu quả sử dụng vốn cố định và vốn cố định
bình quân tới doanh thu
Bảng 13: Ảnh hưởng của các nhân tố hiệu quả sử dụng VCĐ và VCĐ bình quân đến
sự biến động của doanh thu giai đoạn 2012-2014
So sánh
Biến động doanh thu
Do ảnh hưởng của các nhân tố
Hiệu quả sử dụng VCĐ
Vốn cố định bình
quân
+/- (Đồng) % +/- (Đồng) % +/- (Đồng) %
2013/2012 -12.486.915.963 21.19 -10.435.505.830 17.71 -2.005.709.056 3.48
2014/2013 -10.055.457.114 21.65 -8.002.872.013 17.23 -2.080.580.504 4.42
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Ngô Sỹ Hùng
77 SVTH: Đinh Thị Mỹ Linh
Qua quan sát kết quả phân tích ở bảng 13, ta có thể thấy
Doanh thu của công ty năm 2013 so với 2012 giảm 12.486.915.963 đồng tương
đương giảm 21.19% do ảnh hưởng của hai nhân tố:
+ Do hiệu quả sử dụng vốn cố định của năm 2014 so với 2013 giảm 17.8% đã
làm cho doanh thu giảm 10.435.505.830 đồng tương đương giảm 17.71%.
+ Do vốn cố định bình quân của năm 2013 so với 2012 giảm 4.2% làm cho
doanh thu giảm 2.005.709.056 đồng tương đương giảm 3.48%.
Tương tự, doanh thu của công ty năm 2014 so với năm 2013 giảm
10.055.457.114 đồng tương đương giảm 21.65% do:
+ Do hiệu quả sử dụng vốn cố định của năm 2014 so với năm 2013 giảm 17.2%
làm cho doanh thu giảm 8.002.872.013 đồng tương đương giảm 17.23%.
+ Do vốn cố định bình quân của năm 2014 so với 2013 giảm 5.3% làm cho
doanh thu giảm 2.080.580.504 đồng tương đương giảm 4.42%.
Có thể thấy hiệu quả sử dụng VCĐ là nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến biến động
của doanh thu. Tuy nhiên hiệu quả sử dụng VCĐ của doanh nghiệp còn thấp dẫn đến
sự sụt giảm của doanh thu.
3.7.2. Ảnh hưởng của vốn lưu động bình quân và số vòng quay vốn lưu động
tới doanh thu
Bảng 14: Ảnh hưởng của các nhân tố hiệu quả sử dụng VLĐ và VLĐ bình quân đến sự
biến động của doanh thu giai đoạn 2012-2014
So sánh
Biến động doanh thu
Do ảnh hưởng của các nhân tố
Số vòng quay VLĐ VLĐ bình quân
+/- (Đồng) % +/- (Đồng) % +/- (Đồng) %
2013/2012 -12.486.915.963 21.19 -19.393.005.756 32.9 6.899.994.361 11.71
2014/2013 -10.055.457.114 21.65 632.785.437 1.35 -10.628.704.883 23
Kết quả trên cho thấy doanh thu của công ty năm 2013 so với năm 2012 giảm
12.486.915.963 đồng tương đương giảm 21.19% do sự ảnh hưởng của hai nhân tố:
+ Do số vòng quay vốn lưu động của năm 2012 so với năm 2012 giảm 33% làm
cho doanh thu giảm 19.393.005.756 đồng, tương đương giảm 32.9%.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Ngô Sỹ Hùng
78 SVTH: Đinh Thị Mỹ Linh
+ Do vốn lưu động bình quân của năm 2013 so với năm 2012 tăng 11.76% làm
cho doanh thu tăng 6.899.994.361 đồng, tương đương tăng 11.71%.
Doanh thu của công ty năm 2014 so với năm 2013 giảm 10.055.457.114 đồng
tương đương giảm 21.65% do sự tác động của 2 nhân tố:
+ Do số vòng quay vốn lưu động của năm 2014 so với năm 2013 tăng 1.2% làm
cho doanh thu tăng 632.785.437 đồng, tương đương tăng 1.35%
+ Do vốn lưu động bình quân của năm 2014 so với năm 2013 giảm 22.6% làm
cho doanh thu giảm 10.628.704.883 đồng, tương đương giảm 23%.
Số vòng quay VLĐ là nhân tố ảnh hưởng lớn chủ yếu đến doanh thu giai đoạn
này, nhưng tốc độ luân chuyển vốn của công ty còn thấp nên doanh thu và lợi nhuận
thu về chưa cao.
3.7.3. Ảnh hưởng của năng suất lao động bình quân/người và số lao đổng
bình quân tới doanh thu
Bảng 15: Ảnh hưởng của năng suất lao động bình quân/người và số lao đổng bình
quân tới doanh thu giai đoạn 2012-2014
So sánh
Biến động doanh thu
Do ảnh hưởng của các nhân tố
NSLĐ bình quân Số lao động BQ
+/- (Đồng) % +/- (Đồng) % +/- (Đồng) %
2013/2012 -12.486.915.963 21.19 -10.435.505.830 17.71 -2.005.709.056 3.48
2014/2013 -10.055.457.114 21.65 -8.002.872.013 17.23 -2.080.580.504 4.42
Có thể thấy doanh thu của công ty năm 2013 so với 2012 giảm 12.486.915.963
đồng tương đương giảm 21.19% do ảnh hưởng của hai nhân tố:
+ Năng suất lao động bình quân 1 lao động năm 2013 so với năm 2012 giảm
25% làm cho tổng doanh thu giảm 14.706.968.970 đồng hay giảm 24.95%.
+ Số lao động của năm 2013 so với năm 2012 tăng 5% làm cho tổng doanh thu
tăng 2.220.053.004 đồng hay tăng 3.76%.
Doanh thu của công ty năm 2014 so với 2013 giảm 10.055.457.114 đồng tương
đương giảm 21.65% do:
+Năng suất lao động năm 2014 so với năm 2013 giảm 26.35% làm cho tổng
doanh thu của công ty giảm 12.235.571.045 đồng hay giảm 26.34%.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Ngô Sỹ Hùng
79 SVTH: Đinh Thị Mỹ Linh
+Số lao động của năm 2014 so với năm 2013 tăng 6.37% làm cho tổng doanh thu
của công ty tăng 2.180.113.952 đồng hay tăng 4.69%.
NSLĐ bình quân là nhân tố chủ yếu gây ảnh hưởng đến doanh thu của doanh
nghiệp, mặc dù đã tuyển thêm lao động nhưng năng suất lao động liên tục giảm dẫn
đến sự sụt giảm về doanh thu. Doanh nghiệp vẫn chưa khai thác được tối đa nguồn lao
động của mình và cần phải có biện pháp kịp thời, nhanh chóng để cải thiện NSLĐ,
nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
3.8. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH
CỦA DOANH NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2012-2014
3.8.1. Ưu điểm
- Là doanh nghiệp có nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, đạt được
những thành tựu và uy tín nhất định đối với khách hàng và đối tác.
- Đảm bảo điều kiện làm việc và an toàn lao động cho người lao động, thực hiện
đúng quyền lợi cho người lao động theo quy định của nhà nước.
- Nguồn lao động ổn định.
- Mặc dù gặp nhiều khó khăn do tình hình suy thoái kinh tế cũng như những biến
động phức tạp trên thị trường nhưng mức độ phụ thuộc về tài chính của doanh nghiệp
giảm, có thể giải quyết các món nợ trong khả năng.
- Chất lượng công trình cơ sở hạ tầng tốt và đảm bảo các tiêu chuẩn đề ra.
- uản lý TSCĐ thống nhất, minh bạch, hiệu quả, gắn liền với trách nhiệm của
các cá nhân sử dụng và quản lý. Việc kiểm kê đánh giá tài sản được thực hiện thuận
tiền và khoa học.
- Sử dụng TSCĐ khá tốt.
3.8.2. Nhược điểm
- Sử dụng nguồn vốn trong đầu tư kinh doanh còn chưa hiệu quả.
- Sử dụng lao động chưa hiệu quả.
- Phát sinh các khoản chi phí không đáng có làm giảm doanh thu và lợi nhuận.
- Tình hình kinh doanh qua đánh giá các chỉ tiêu hiệu quả còn chưa tốt, doanh
nghiệp phải nên cải thiện kịp thời tránh để kéo dài tình trạng này.
- Tình hình tài chính còn chưa ổn định
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Ngô Sỹ Hùng
80 SVTH: Đinh Thị Mỹ Linh
3.9. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH
CỦA DOANH NGHIỆP
Từ thực tế hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cho thấy, do tình hình kinh
doanh chung khó khăn cộng thêm các biện pháp quản lý, khai thác nguồn lực nội tại
chưa hiệu quả khiến cho kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong 3 năm qua còn
chưa ổn định và có xu hướng giảm sút. Do vậy, doanh nghiệp cần có những biện pháp
nhằm kịp thời cải thiện tình hình kinh doanh chung của doanh nghiệp và khai thác tối
đa các nguồn lực sẵn có, tiết kiệm đầu vào, đảm bảo đầu ra là lớn nhất.
Căn cứ vào điều kiện hoạt động cụ thể, chúng ta rút ra được một số biện pháp
nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh như sau:
Việc phân tích hiệu quả SXKD cho thấy, công ty vẫn chưa tận dụng và khai
thác tối đa nguồn vốn kinh doanh, đặc biệt là nguồn vốn lưu động. Do đặc điểm ngành
kinh doanh, vốn của công ty còn ứ đọng nhiều ở các công trình chưa bàn giao, hiệu
quả sử dụng thấp trong khi doanh nghiệp càng ngày càng phải bỏ ra nhiều vốn hơn để
tạo ra 1 đơn vị lợi ích.
- Tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả nguồn vốn:
+ Qua phân tích hiệu quả sử dụng vốn cho thấy, công ty cần tận dụng được tối da
công suất máy móc thiết bị, hạn chế hao mòn vô hình. Đảm bảo nghiêm nghặt chế độ
bảo dưỡng máy móc để phục vụ cho các kì kinh doanh tiếp theo.
+ Đảm bảo đánh giá và đánh giá lại TSCĐ một cách thường xuyên để có thể xác
định giá trị còn lại của tài sản một cách chính xác cho việc sử dụng và quản lý cũng
như khấu hao TSCĐ, góp phần thu hồi vốn nhanh.
+ Xác định vốn lưu động cần thiết trong kinh doanh để tránh dư thừa, ứ đọng
vốn. Thúc đẩy tốc độ luân chuyển, nâng cao khả năng sử dụng vốn. Thường xuyên
kiểm tra, đánh giá quá trình sử dụng VLĐ để có cái nhìn tổng quát về hiệu quả sử
dụng, kịp thời điều chỉnh sao cho hợp lí để tránh lãng phí và thất thoát nguồn vốn.
+ Xem xét và duy trì tính ổn định của cơ cấu nguồn vốn, bảo toàn nguồn vốn chủ
sở hữu.
+ Có biện pháp sử dụng tiết kiệm vật tư, tránh tồn kho, lựa chọn nhà cung cấp
thích hợp để giảm thiểu chi phí,nhằm hạn chế tối đa nguồn vốn lưu động nếu không
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Ngô Sỹ Hùng
81 SVTH: Đinh Thị Mỹ Linh
cần đầu tư lớn.
+ Tập trung vốn vào những công trình trọng điểm, tránh lãng phí vào những
khoản mục không cần thiết.
+ Cần chú ý và có các biện pháp trong việc thu hồi nợ, tránh tình trạng bị chiếm
dụng vốn.
+ Đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn để quá trình sản xuất luôn
hoạt động liên tục và tránh gây mất uy tín với khách hàng, các nhà cung cấp và các tổ
chức tín dụng
- Nâng cao chất lượng và tính hiệu quả của nguồn lao động
+ Phải luôn nắm rõ tình hình nguồn nhân lực của công ty thông qua lập các thống
kê hằng năm về số lượng, chất lượng và năng suất lao động đạt đượt để dễ dàng trong
việc điều tiết, phân phối lao động hợp lí.
+ Không ngừng đào tạo nâng cao tay nghề cho lao động cũng như tạo điều kiện
nâng cao khả năng chuyên môn cho lao động.
+ Tuyển dụng thêm lao động có trình độ cao như các kỹ sư, chuyên viên nhằm
đáp ứng yêu cầu ngày một khắt khe của thị trường về các sản phẩm xây dựng và thúc
đẩy hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả nhằm đảm bảo tiến độ các công trình.
+ Có chế độ lương thưởng hợp lí cũng như thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và quyền
lợi cho người lao đông theo đúng quy định của nhà nước.
+ Đối với một doanh nghiệp xây dựng, việc trang bị bảo hộ lao động và đảm bảo
an toàn cho người lao động là điều vô cùng quan trọng. Do vậy, công ty cần xem xét
và luôn đảm bảo môi trường làm việc cho người lao động. Phổ biến và tuyên truyền
cho người lao động các biện pháp và các quy định trong quá trình thi công công trình
nhằm phòng tránh những sự cố bất ngờ có thể xảy ra.
- Tăng cường tìm kiếm, đấu thầu các dự án mới
+ Mở rộng quan hệ với các nhà đầu tư, khách hàng để kịp thời nắm bắt các thông
tin cũng như nhu cầu của khách hàng cũng như thị trường.
+ Phân tích quyết định lựa chọn dự án chính xác để tránh rủi ro trong việc lựa
chọn dự án phù hợp với doanh nghiệp của mình.
+ Tính toán và xem xét về mức giá đưa ra để tăng khả năng cạnh tranh và đem về
nguồn lợi cũng như uy tín cho doanh nghiệp.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Ngô Sỹ Hùng
82 SVTH: Đinh Thị Mỹ Linh
- Cải tiến và nâng công nghệ, kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng công trình,
giảm hao phí về lao động và vốn.
+ Đầu tư trang thiết bị máy móc hiện đại đạt tiêu chuẩn tuy nhiên phải sử dụng
một cách hiệu quả, tránh lãng phí.
+ Tận dụng tối đa công suất máy móc, thiết bị nhằm tăng NSLĐ.
- Nâng cao chất lượng công trình xây dựng
+ Cần đảm bảo và coi trọng các khâu từ khảo sát, nghiên cứu kỹ hồ sơ, thiết kế
và lập kế hoạch chất lượng, chủ động giám sát thi công, thường xuyên kiểm tra chất
lượng công trình từ giai đoạn thi công đến khi nghiệm thu và bàn giao công trình cho
chủ đầu tư, giảm khoản thất thoát khi nghiệm thu công trình doanh thu thu về không
đảm bảo như dự tính.
+Quán triệt cho người lao động trực tiếp trong các khâu sản xuất nhằm hạn chế
lãng phí, đảm bảo chất lượng công trình, tránh gian lận trong quá trình thi công xây
dựng nhằm hoàn thành đúng tiến độ của chủ đầu tư.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Ngô Sỹ Hùng
83 SVTH: Đinh Thị Mỹ Linh
B. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1. KẾT LUẬN
Nâng cao hiệu quả kinh doanh là một là một nhiệm vụ quan trọng và cần thiết đối
với tất cả mọi doanh nghiệp. Muốn làm được điều đó, doanh nghiệp phải biết tận dụng
và khai thác tối đa các nguồn lực đầu vào, kiểm soát, quản lý quá trình sản xuất kinh
doanh sao cho đem lại hiệu quả đầu ra cao nhất.
Tuỳ vào điều kiện kinh tế thị trường và môi trường ngàng mà mỗi doanh nghiệp
sẽ đạt được kết quả nhất định. Kinh doanh có hiệu quả còn phụ thuộc vào đặc điểm
ngành kinh doanh cũng như quy mô và mức độ hoạt động của doanh nghiệp.
Thông qua phân tích tình hình kinh doanh của công ty TNHH xây dựng Thiên
An Hải giai đoạn 2012-2014 có thể thấy doanh nghiệp gặp phải nhiều khó khăn trong
quá trình hoạt động kinh doanh khi doanh thu và lợi nhuận liên tục giảm trong 3 năm
qua. Các chỉ tiêu hiệu quả đều có xu hướng đi xuống, trong khi đó các khoản giảm trừ
doanh thu và chi phí lãi vay tăng. Doanh nghiệp sử dụng vốn vay khá nhiều trong quá
trình kinh doanh nhưng chưa mấy hiệu quả và tận dụng được nguồn vốn đó. Đối với
nghĩa vụ với các khoản nợ, doanh nghiệp còn gặp phải nhiều chật vật trong việc thanh
toán các khoản nợ. Tuy hoạt động kinh doanh vẫn mang lại lợi nhuận cho công ty
nhưng tổng thể tình hình chung của cả công ty đều có chiều hướng đi xuống.
Năm 2012, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ là 58.923.024.545
đồng. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ thuế cho nhà nước, doanh nghiệp thu về
1.284.734.482 đồng. Doanh thu năm 2013 giảm 12.486.915.963 đồng hay giảm
21.19%, chỉ còn mang lại cho doanh nghiệp 880.484.009 đồng lợi nhuận sau thuế,
giảm 31.46% so với năm ngoái. Đặc biệt sang năm 2014, doanh thu tiếp tục giảm
mạnh xuống còn 36.380.651.468 đồng, tương đương giảm 10.055.457.114 đồng hay
21.65% làm cho doanh nghiệp chỉ còn thu về 340.858.514 đồng lợi nhuận sau thuế,
giảm đi đến 539.625.495 đồng về tuyệt đối và 61.28% về tương đối.
Tuy hoạt động kinh doanh có chiều hướng đi xuống nhưng vẫn làm cho nguồn
VCSH của doanh nghiệp tăng dần qua các năm và tăng lên sau 3 năm, cơ bản từ
11.093.941.014 đồng vào năm 2012 thành 12.455.639.490 đồng vào năm 2014.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Ngô Sỹ Hùng
84 SVTH: Đinh Thị Mỹ Linh
TSCĐ giảm qua do doanh nghiệp có thực hiện hoạt động bán một số TSCĐ
tuy nhiên giảm không đáng kể và chiếm tỷ trong thấp trong cơ cấu tổng TSCĐ.
Năm 2012, giá trị TSCĐ tại doanh nghiệp là 3.947.246.282 đồng và giảm đi còn
3.529.411.781 đồng.
NPT của doanh nghiệp cũng giảm qua 3 năm. Mặc dù tình hình chung khá khó
khăn nhưng doanh nghiệp vẫn thanh toán được một phần các khoản nợ, việc tồn đọng
các khoản nợ là điều không tránh khỏi.
Có thể thấy tuy tình hình kinh doanh chưa tốt và chưa thấy cải thiện nhưng doanh
nghiệp đã nỗ lực hết mình để có thể thu về lợi nhuận cũng như đảm bảo nguồn vốn
cho mình. Trong tương lai doanh nghiệp cần phải cải tiến hơn nữa trong hoạt động
quản lý và kinh doanh để nâng cao hiệu quả kinh tế, nâng cao vị thế cạnh tranh và đưa
doanh nghiệp mình ngày một phát triển.
4.2. KIẾN NGHỊ
4.2.1. Kiến nghị đối với nhà nước
- Nhà nước nên hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho công ty có thể đầu tư máy
móc, trang thiết bị hiện đại đạt tiêu chuẩn cao, nhằm nâng cao năng suất và chất lượng
công trình.
- Ổn định tình hình tài chính và có những ưu đãi về lãi suất cho các doanh nghiệp
khi có nhu cầu vay vốn đầu tư kinh doanh.
- Rà soát và ngăn chặn triệt để các hành vi gian lận trong thi công công trình để
tránh những trường hợp cạnh tranh không lành mạnh.
- Tạo điều kiện thuận lợi và môi trường làm việc an toàn cho người lao động.
Hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc mua sắm các tư trang, thiết bị và vật dụng bảo
hộ lao động.
- Hoàn thiện hệ thống pháp lý nhằm đảm bảo hơn nữa lợi ích cho các doanh
nghiệp, tạo điều kiện mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.
- Nhà nước cần có biện pháp bình ổn giá các mặt hàng như xi măng, sắt,
thép,.. để đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh của công ty được thực hiện liên
tục và ổn định.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Ngô Sỹ Hùng
85 SVTH: Đinh Thị Mỹ Linh
4.2.2. Kiến nghị đối với bản thân doanh nghiệp
- Kiểm tra, quản lý quá trình sử dụng vật tư trong thi công để tránh các hành vi
gian lận.
- Đầu tư mua sắm máy móc thiết bị hiện đại để tăng năng suất lao động, giảm
thời gian thi công, nâng cao chất lượng công trình.
- Tăng cường công tác quản lý TSCĐ để có biện pháp sử dụng phù hợp nhằm
khai thác một cách tối đa giá trị sử dụng của tài sản.
- Kiểm tra và quản lý HTK sao cho hiệu quả, tránh để hàng hoá lưu kho quá lâu
gây lãng phí.
- Huy động nguồn vốn kinh doanh để có thể chủ động trong đầu tư đồng thời tính
toán sao cho sử dụng nguồn vốn đó thật có hiệu quả.
- Không ngừng phát huy năng lực cũng như khả năng chuyên môn của người lao
động, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần, đảm bảo an toàn cho người lao động, tạo
môi trường làm việc tích cực, thân thiện, sáng tạo. Thực hiện chế độ thưởng phạt và
tạo cơ hội thăng tiến để tạo môi trường làm việc sôi động, nâng cao năng suất và hiệu
quả kinh tế. Phân định chức năng , nhiệm vụ các phòng ban cụ thể .. Để phát huy khả
năng và hoàn thành các công việc được giao một cách hiệu quả, công ty cần khuyến
khích động viên, khen thưởng kịp thời cho những cá nhân tập thể có thành tích nổi bật.
- Theo dõi các khoản phải thu để tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn.
- Tiếp tục rà soát và cải tiến hệ thống kiểm soát chi phí.
- Đẩy mạnh công tác tìm kiếm thị trường, đối tác, đầu tư hoạt động marketing
cũng như mối quan hệ với các nhà thầu để có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách
hàng và các đối tác. Qua đó làm tăng các hợp đồng xây dựng, tìm kiếm thêm nhiều cơ
hội kinh doanh mới.
Công ty cần kiểm soát tốc độ tăng của chi phí tài chính, bằng cách giảm hàng tồn
kho và các khoản đầu tư để có thể giảm khoản vay ngân hàng, giảm chi phí lãi vay,
tính toán nhu cầu vốn từng giai đoạn để có kế hoạch sử dụng vốn vay có hiệu quả
trong giai đoạn nền kinh tế đang lạm phát cao.
- Kiểm soát và sử dụng các phần tài sản cố định chưa được sử dụng hết nhằm tiết
kiệm chi phí tối đa.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Ngô Sỹ Hùng
86 SVTH: Đinh Thị Mỹ Linh
- Tìm tòi, sáng tạo, cải tiến về kỹ thuật cũng như tiếp thu công nghệ từ nước
ngoài để nâng cao chất lượng các công trình.
- Duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các cơ quan, sở ban ngành trên địa bàn, các
ngân hàng, tổ chức tín dụng, các nhà cung cấp để có thể tồn tại và phát triển bền vững
lâu dài.
- Phát triển lâu dài và bền vững là mục tiêu mà các doanh nghiệp đều hướng
đến, do vậy vấn đề môi trường, an sinh xã hội cũng là điều mà doanh nghiệp
cần phải lưu tâm.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Ngô Sỹ Hùng
SVTH: Đinh Thị Mỹ Linh
PHỤ LỤC
*Phân tích ảnh hưởng của vốn lưu động bình quân và số vòng quay vốn lưu động tới
doanh thu:
Biến động của năm 2013 so với 2012:
Gọi:
- H0, H1 lần lượt là hiệu quả sử dụng VCĐ của năm 2012 và 2013.
- DT0, DT1 lần lượt là doanh thu của năm 2012 và 2013.
- VC0, VC1 lần lượt là vốn cố định của năm 2012 và 2013.
Ta có phương trình kinh tế: IDT = IH * IVC
= *
= *
⇔ 0.7881 = 0.822 * 0.958
⇔ 78.81% = 82.2% * 95.8%
Biến động tuyệt đối: DT1 – DT0 = (H1 – H0)*VC0 + (VC1 – VC0)*H1
⇔ -12.486.915.963 = (-10.435.505.830) + (-2.005.709.056)
Biến động tương đối: = +
Nhận xét:
⇔ (-0,2119) = ( -0.1771) + (-0.0348)
⇔ (-21.19%) = (-17.71%) + (-3.48%)
Kết quả tính toán trên cho thấy doanh thu của công ty năm 2013 so với 2012
giảm 12.486.915.963 đồng tương đương giảm 21.19% do ảnh hưởng của hai nhân tố:
+ Do hiệu quả sử dụng vốn cố định của năm 2014 so với 2013 giảm 17.8% đã
làm cho doanh thu giảm 10.435.505.830 đồng tương đương giảm 17.71%.
+ Do vốn cố định bình quân của năm 2013 so với 2012 giảm 4.2% làm cho
doanh thu giảm 2.005.709.056 đồng tương đương giảm 3.48%.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Ngô Sỹ Hùng
SVTH: Đinh Thị Mỹ Linh
Biến động của năm 2014 so với 2013:
Gọi:
- H0, H1 lần lượt là hiệu năng sử dụng VCĐ của năm 2013 và 2014.
- DT0, DT1 lần lượt là doanh thu của năm 2013 và 2014.
- VC0, VC1 lần lượt là vốn cố định của năm 2013 và 2014.
Ta có phương trình kinh tế: IDT = IH * IVC
⇔ = *
⇔ = *
⇔ 0.7835 = 0.828 * 0,947
⇔ (78.35%) = (82.8%) (94.7)
Biến động tuyệt đối: DT1 – DT0 = (H1 – H0)*VC0 + (VC1 – VC0)*H1
⇔ (-10.055.457.114) = (-8.002.872.013) + (-2.080.580.504)
Biến động tương đối: = +
Nhận xét:
⇔ (-0,2165) = (-0.1723) + (-0,0442)
⇔ (-21.65%) = (-17.23%) + (-4.42%)
Kết quả trên cho thấy doanh thu của công ty năm 2014 so với năm 2013 giảm
10.055.457.114 đồng tương đương giảm 21.65% do sự tác động của hai nhân tố:
- Do hiệu quả sử dụng vốn cố định của năm 2014 so với năm 2013 giảm 17.2%
làm cho doanh thu giảm 8.002.872.013 đồng tương đương giảm 17.23%. Đây là nhân
tố chủ yếu làm giảm doanh thu.
- Do vốn cố định bình quân của năm 2014 so với 2013 giảm 5.3% làm cho doanh
thu giảm 2.080.580.504 đồng tương đương giảm 4.42%.
*Phân tích ảnh hưởng của vốn lưu động bình quân và số vòng quay vốn lưu động
tới doanh thu:
Biến động của năm 2013 so với năm 2012:
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Ngô Sỹ Hùng
SVTH: Đinh Thị Mỹ Linh
Gọi:
- l0, l1 lần lượt là số vòng quay của VLĐ của năm 2013 và 2014.
- DT0, DT1 lần lượt là doanh thu của năm 2013 và 2014.
- VL0, VL1 lần lượt là vốn lưu động bình quân của năm 2013 và 2014.
Ta có phương trình kinh tế: IDT = Il * IVL
= *
⇔ = *
⇔ 0.7881 = 0.67 * 1,176
⇔ (78.81%) = (67%) * (117,6)
Biến động tuyệt đối: DT1 – DT0 = (l1 – l0)*VL0 + (VL1 – VL0)*l1
⇔ (-12.486.915.963) = (-19.393.005.756) + 6.899.994.361
Biến động tương đối: = +
Nhận xét:
⇔ (-0.2119) = -(0.329) + 0.1171
⇔ (-21.19%) = (-32.9%) + 11.71%
Kết quả trên cho thấy doanh thu của công ty năm 2013 so với năm 2012 giảm
12.486.915.963 đồng tương đương giảm 21.19% do sự ảnh hưởng của hai nhân tố:
+ Do số vòng quay vốn lưu động của năm 2012 so với năm 2012 giảm 33% làm
cho doanh thu giảm 19.393.005.756 đồng, tương đương giảm 32.9%.
+ Do vốn lưu động bình quân của năm 2013 so với năm 2012 tăng 11.76% làm
cho doanh thu tăng 6.899.994.361 đồng, tương đương tăng 11.71%.
Biến động của năm 2014 so với năm 2013:
Gọi:
- l0, l1 lần lượt là số vòng quay của VLĐ của năm 2014 và 2015.
- DT0, DT1 lần lượt là doanh thu của năm 2014 và 2015.
- VL0,VL1 lần lượt là vốn lưu động bình quân của năm 2014 và 2015.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Ngô Sỹ Hùng
SVTH: Đinh Thị Mỹ Linh
Ta có phương trình kinh tế: IDT = Il * IVL
= *
⇔ = *
⇔ 0.7835 = 1.012 * 0.774
⇔ (78%) = (101.2%) * (77.4%)
Biến động tuyệt đối: DT1 – DT0 = (l1 – l0)*VL0 + (VL1 – VL0)*l1
⇔ (-10.055.457.114) = 632.785.437 + (-10.628.704.883)
Biến động tương đối: = +
Nhận xét:
⇔ (-0.2165) = 0.0135 + (-0.23)
⇔ (-21.65%) = (1.35%) + (-23%)
Kết quả trên cho thấy doanh thu của công ty năm 2014 so với năm 2013 giảm
10.055.457.114 đồng tương đương giảm 21.65% do sự tác động của 2 nhân tố:
+ Do số vòng quay vốn lưu động của năm 2014 so với năm 2013 tăng 1.2% làm
cho doanh thu tăng 632.785.437 đồng, tương đương tăng 1.35%
+ Do vốn lưu động bình quân của năm 2014 so với năm 2013 giảm 22.6% làm
cho doanh thu giảm 10.628.704.883 đồng, tương đương giảm 23%.
*Phân tích ảnh hưởng của năng suất lao động bình quân/người và tổng số lao
động tới doanh thu:
Biến động của năm 2013 so với 2012:
Gọi:
- W0, W1 lần lượt là năng suất lao động bình quân/người của năm 2012 và 2012.
- DT0, DT1 lần lượt là doanh thu của năm 2012 và 2013.
- L0, L1 lần lượt là số lao động của năm 2012 và 2013.
Ta có phương trình kinh tế: IDT = IW * IL
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Ngô Sỹ Hùng
SVTH: Đinh Thị Mỹ Linh
*
=
*
⇔ 0.7881 = 0.75 * 1,05
(78.81%) = (75%) * (105.0%)
Biến động tuyệt đối: DT1 – DT0 = (W1 – W0)*L0 + (L1 – L0)*W1
⇔ (-12.486.915.963) = (-14.706.968.970) + 2.220.053.004
Biến động tương đối: = +
Nhận xét:
⇔ (-0.2119) = (-0,2495) + 0,0376
(-21.19%) = (-24.95% ) + 3.76%
Kết quả tính toán trên cho thấy doanh thu của công ty năm 2013 so với 2012
giảm 12.486.915.963 đồng tương đương giảm 21.19% do ảnh hưởng của hai nhân tố:
+ Do năng suất lao động bình quân 1 lao động năm 2013 so với năm 2012 giảm
25% làm cho tổng doanh thu giảm 14.706.968.970 đồng hay giảm 24.95%.
+ Do lao động của năm 2013 so với năm 2012 tăng 5% làm cho tổng doanh thu
tăng 2.220.053.004 đồng hay tăng 3.76%.
Biến động của năm 2014 so với 2013:
Gọi:
- W0, W1 lần lượt là năng suất lao động của năm 2014 và 2015.
- DT0, DT1 lần lượt là doanh thu của năm 2014 và 2015.
- L0, L1 lần lượt là số lao động của năm 2014 và 2015.
Ta có phương trình kinh tế: IDT = IW * IL
*
= *
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Ngô Sỹ Hùng
SVTH: Đinh Thị Mỹ Linh
⇔ 0.7835 = 0.7365 * 1,0637
⇔ (78.35%) = (73.65%) * (106.37%)
Biến động tuyệt đối: DT1 – DT0 = (W1 – W0)*L0 + (L1 – L0)*W1
⇔ (-10.055.457.114) = (-12.235.571.045) + 2.180.113.952
Biến động tương đối: = +
⇔ -0.2165 = (-0.2634) + 0.0469
⇔ (-21.65%) = (-26.34%) + 4.69%
Nhận xét:
Kết quả tính toán trên cho thấy doanh thu của công ty năm 2014 so với 2013
giảm 10.055.457.114 đồng tương đương giảm 21.65% do ảnh hưởng của hai nhân tố:
+Do năng suất lao động năm 2014 so với năm 2013 giảm 26.35% làm cho tổng
doanh thu của công ty giảm 12.235.571.045 đồng hay giảm 26.34%.
+Do số lao động của năm 2014 so với năm 2013 tăng 6.37% làm cho tổng doanh
thu của công ty tăng 2.180.113.952 đồng hay tăng 4.69%.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Ngô Sỹ Hùng
SVTH: Đinh Thị Mỹ Linh
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Thống kê kinh doanh, PGS. TS Hoàng Hữu Hoà, NXB Đại học
Huế, 2008
2. Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính, PGS. TS Nguyễn Năng Phúc, NXB
Đại học kinh tế quốc dân, 2008
3. Phân tích hoạt động kinh doanh, PGS. TS. Phạm Thí Gái.2004.NXB Thống
Kê, Hà Nội
4. Phân tích hoạt động kinh doanh, TS. Trịnh Văn Sơn. 2005.Đại học Kinh tế
Huế. Trang 4
5. Phân tích hoạt động kinh doanh, TS. Phạm Văn Dược, Ðặng Kim Cương.
2005.NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh.
6. Lý thuyết thống kê, PGS.TS Trần Ngọc Phác, TS Trần Thị Kim Thu, NXB
Thống Kê, 2006
7. Bài giảng Kế toán quản trị, Th.S Hồ Phan Minh Đức, ĐH kinh tế Huế.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- mylinh_8491.pdf