LỜI CẢM ƠN
Sau quá trình học tập và rèn luyện tại trường Đại học Quang Trung, đặc biệt trong thời gian thực hiện đề tài tốt nghiệp, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới toàn thể các thầy cô giáo trường Đại họcQuang Trung ,các thầy cô giáo trong Kinh Doanh Và Công Nghệ, đặc biệt là thầy giáo Bùi Thanh Đạo, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các ông bà trong phòng kinh tế huyện Hoài Nhơn, và nhân dân địa phương đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập giúp tôi hoàn thiện khóa luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn bố mẹ, anh chị em, bạn bè và những người thân đã hết sức giúp đỡ cả về vật chất và tinh thần trong cả quá trình học tập, rèn luyện, nghiên cứu và hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp.
Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng trình độ, năng lực bản thân còn hạn chế nên trong báo cáo của tôi chắc chắn không tránh khỏi sai sót, kính mong các thầy giáo, cô giáo, các bạn sinh viên góp ý để nội dung nghiên cứu này hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hoài Nhơn, tháng 11 năm 2011
Sinh Viên
Công Quang Huy
TÓM TẮT KHÓA LUẬN
1. Chiến lược phát triển ngành chăn nuôi đến năm 2020 đã đề ra mục tiêu xây dựng một nền chăn nuôi an toàn sinh học, bền vững. Nhưng, hiện nay chăn nuôi nước ta còn nhỏ lẻ, sản xuất thủ công chưa chú trọng tới vấn đề môi trường nên tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp gây ảnh hưởng tới cả vật nuôi và đời sống con người. Do đó, chăn nuôi trang trại, tập trung hiện nay được xem là con đường tất yếu của ngành chăn nuôi để có được sự phát triển bền vững.
Huyện Hoài Nhơn nằm phía bắc của tỉnh Bình Định,cách trung tâm trung tâm Thành Phố Quy Nhơn 100km về phía bắc có tiềm năng về sản xuất nông nghiệp đặc biệt là chăn nuôi với tỉ trọng chăn nuôi chiếm gần 30% tổng giá trị kinh tế. Năm 2006 UBND xã lập kế hoạch chuyển đổi 15 ha đất nông nghiệp sang phát triển CNTT xa khu dân cư. Để phát triển và nhân rộng mô hình, nghiên cứu đã trả trả lời những câu hỏi: Thực trạng hoạt động, hiệu quả kinh tế - xã hội, những nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả của mô hình CNTT ở đây như thế nào?
2. Nghiên cứu đã tìm hiểu hệ thống cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn về hiệu quả kinh tế và CNTT xa khu dân cư; Tìm hiểu thực trạng và đánh giá được hiệu quả kinh tế mô hình CNTT xa khu dân cư trên địa bàn huyện Hoài Nhơn; Qua việc phân tích tìm hiểu những nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đề xuất những giải pháp nâng cao HQKT và hoàn thiện mô hình.
3. Trong nghiên cứu có nhiều phương pháp được sử dụng như:
+ Chọn điểm và chọn mẫu nghiên cứu: Đề tài được tiến hành tại Huyện Hoài Nhơn nơi có ngành chăn nuôi rất phát triển, đã hình thành khu CNTT xa khu dân cư từ năm 2006. Tiến hành điều tra 40 mẫu gồm tất cả các hộ trong khu CNTT (20 mẫu), và 20 hộ chăn nuôi ngẫu nhiên trong khu dân cư (10 hộ chăn nuôi có quy mô vừa, lớn; 10 hộ chăn nuôi nhỏ lẻ);
4. Khu CNTT xa khu dân cư của xã có diện tích 15,531ha nằm tại cánh đồng của Huyện Hoài Hương gồm có 20 trang trại tổ chức chăn nuôi trên diện tích 11,256ha, tập trung một lượng lớn vật nuôi của xã: đàn lợn của khu CNTT đạt 5195 con chiếm tới 46% tổng số lợn toàn xã, số gia cầm chiếm tới gần 51%, diện tích nuôi trồng thủy sản chiếm 14,14% diện tích dành cho nuôi trồng thủy sản toàn xã.
Giá trị SPHH thu từ lợn của các trang trại trong khu CNTT đã đạt gần 50% tổng GTSPHH thu từ lợn của xã. Giá trị SPHH từ gia cầm chiếm tỷ lệ rất lớn tới hơn 63%, ngành thủy sản chiếm gần 20%. Tổng GTSX của khu CNTT đạt gần 22 tỷ đồng, thu nhập hỗn hợp trên 3 tỷ đồng. Thu nhập hỗn hợp của các hộ từ chăn nuôi đạt trên 90 triệu đồng/ năm. Tỷ suất sinh lời trên đồng vốn chưa thực sự cao, đạt 18%. GTSX trên công lao động của khu CNTT rất cao, một công lao động tạo ra 1156 ngìn đồng, một công lao động gia đình mang lại gần 374 nghìn thu nhập. GTSX trên 1 ha đạt bình quân 1943 triệu, thu nhập bình quân trên 1 ha đạt gần 299 triệu. Như vậy từ vùng đất cấy lúa kém hiệu quả, quy hoạch đất xây dựng khu CNTT mang lại hiệu quả sử dụng đất cao hơn nhiều so với trồng lúa. Ngoài ra, khu CNTT còn góp phần lớn trong việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tạo thêm việc làm cho người dân địa phương.
5. Khó khăn lớn nhất trong phát triển CNTT ở đây là nguồn vốn. Tất cả các trang trại trong khu đều thiếu vốn để đầu tư sản xuất, tiếp cận nguồn vốn gặp nhiều khó khăn. Cơ sở hạ tầng,cơ sở vật chất trong khu còn thấp kém, chưa phục vụ tốt nhu cầu sản xuất. Thông qua việc phân tích những nhân tố ảnh hưởng, thuận lợi, khó khăn của khu CNTT đưa ra được những giải pháp với chính quyền địa phương, các ban ngành liên quan cũng như với từng trang trại trong khu CNTT để nâng cao hiệu quả và phát triển bền vững khu CNTT xa khu dân cư tại Huyện
MỤC LỤC
Trang
PHẦN I MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu. 2
1.2.1 Mục tiêu chung. 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể. 3
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 3
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu. 3
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu. 3
PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 4
2.1 Cơ sở lý luận. 4
2.1.1 Lý luận về chăn nuôi 4
2.1.2 Một số vấn đề liên quan tới hiệu quả kinh tế. 7
2.1.3 Nội dung nghiên cứu HQKT chăn nuôi tập trung xa khu dân cư. 13
2.2 Cơ sở thực tiễn. 16
2.2.1 HQKT mô hình chăn nuôi ở một số nước trên thế giới 16
2.2.2 HQKT chăn nuôi tập trung xa khu dân cư ở việt nam 18
PHẦN III. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu. 26
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên. 26
3.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội 27
3.2 Phương pháp nghiên cứu. 38
3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu. 38
3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu, thông tin. 38
3.2.3 Phương pháp phân tích số liệu, thông tin. 40
3.2.4 Hệ thống các chỉ tiêu. 41
PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 43
4.1 Thực trạng chăn nuôi của Huyện Hoài Nhơn. 43
4.1.1 Thực trạng chung về chăn nuôi của Huyện Hoài Nhơn. 43
4.1.2 Chính sách đưa chăn nuôi tập trung ra xa khu dân cư tại Huyện. 46
4.2 Thực trạng chăn nuôi tập trung xa khu dân cư tại Huyện. 48
4.2.1 Đặc điểm của các hộ điều tra. 48
4.2.2 Cơ sở hạ tầng kỹ thuật của khu chăn nuôi tập trung. 49
4.2.3 Tình hình sử dụng đất của khu CNTT 54
4.2.4 Vốn sản xuất của các hộ trong khu chăn nuôi tập trung. 55
4.2.5 Lao động. 58
4.2.6 Dịch vụ cho chăn nuôi tập trung. 60
4.2.7 Thị trường tiêu thụ. 61
4.2.8 Sản lượng, năng suất của các loại vật nuôi trong khu CNTT 62
4.3 HQKT của mô hình CNTT xa khu dân cư trong các hộ điều tra. 64
4.3.1 Chi phí sản xuất của khu chăn nuôi tập trung năm 2010. 64
4.3.2 Giá trị sản phẩm hàng hóa của khu chăn nuôi tập trung Huyện Hoài Nhơn. 65
4.3.3 Hiệu quả kinh tế của khu chăn nuôi tập trung. 66
4.3.4 Một số hiệu quả xã hội từ khu CNTT 73
4.4 Một số nhân tố ảnh hưởng hiệu quả mô hình CNTT xa khu dân cư. 82
4.4.1 Trình độ kiến thức của chủ hộ. 82
4.4.2 Loài vật nuôi 82
4.4.3 Giống. 83
4.5.4 Thức ăn. 83
4.5.5 Công tác thú y, phòng chống dịch bệnh. 84
4.5.6 Diện tích chăn nuôi 85
4.5.7 Vốn. 85
4.5.8 Thị trường tiêu thụ. 86
4.6 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả và phát triển mô hình CNTT xa khu dân cư Huyện Hoài Nhơn. 87
4.6.1 Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội thách, thức trong phát triển CNTT xa khu dân cư Huyện Hoài Nhơn. 87
4.6.2 Một số biện pháp. 89
4.6.3 Định hướng phát triển mô hình CNTT xa khu dân cư trên địa bàn Huyện. 92
PHẦN V KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ. 93
5.1 Kết luận. 93
5.2 Kiến nghị 95
106 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3129 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình chăn nuôi tập trung xa khu dân cư trên địa bàn huyện Hoài Nhơn, Tỉnh Bình Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ản phẩm giảm thì các nhà buôn vẫn ép giá các trang trại, ngược lại nếu giá tăng một số trang trại đã không thực hiện đúng hợp đồng mà bán sản phẩm ra bên ngoài nhằm thu lợi nhuận cao hơn. Những việc làm này đã làm mất lòng tin của cả hai bên, về lâu dài sẽ có tác động xấu tới ngành chăn nuôi nhất là khi chăn nuôi đang phát triển theo hướng hiện đại.
4.2.8 Sản lượng, năng suất của các loại vật nuôi trong khu CNTT
Khu CNTT hình thành đã góp phần quy tụ một khối lượng lớn vật nuôi trong xã được sản xuất tại đây. Từ năm 2007 tới nay, khu CNTT đã không ngừng phát triển, dần hoàn thiện cơ sở hạ tầng, nâng cao cơ sở vật chất phục vụ phát triển chăn nuôi. Cùng với đó, nhận thức của các trang trại cũng không ngừng tăng lên, các trang trại đã chú ý phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu sản phẩm, đảm bảo đạt năng suất và chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.
Nhờ những bước đi đứng đắn, cách thức tổ chức sản xuất hợp lý, cộng với sự nhạy bén thị trường, thời cuộc, các trang trại trong khu CNTT đã không ngừng phát triển trong mấy năm qua. Mặc cho tình hình dịch bệnh (cúm gia cầm, lỡ mồm long móng…) diễn ra phức tạp gây thiệt hại lớn cho chăn nuôi địa phương, cũng như chăn nuôi cả nước, các trang trại vẫn đảm bảo được an toàn dịch bệnh, vệ sinh môi trường. Cho tới nay, trên địa bàn khu CNTT chưa có hiện tượng dịch bệnh nghiêm trọng xảy ra ở gia súc, gia cầm, vì vậy mà số lượng đàn gia súc, gia cầm được đảm bảo. Riêng có một số ao nuôi cá đã bắt đầu xuất hiện dấu hiệu dịch bệnh nên được người dân quan tâm chú ý có biện pháp xử lý phù hợp.
Năm 2010, ngành chăn nuôi ở xã cũng như khu CNTT có nhiều thuận lợi phát triển nhờ thị trường ổn định, nhu cầu tiêu dùng thực phẩm chăn nuôi nhất là các sản phẩm sạch, đảm bảo chất lượng tăng lên qua đó mà giá trị sản xuất chăn nuôi toàn xã cũng như toàn khu CNTT đều tăng lên mạnh mẽ. Kết quả sản xuất của khu CNTT thể hiện ở bảng sau:
Bảng 4.9 Kết quả sản xuất của khu CNTT Huyện Hoài Nhơn năm 2010
Vật nuôi
Số lượng (Con)
Năng suất (Kg, con/ nái, quả/ngày)
Sản lượng (Kg,quả)
Giá trị(000đ)
1. Lợn
5195
17918887
-Lợn thịt
4940
90.83
448700
17050600
-Lợn nái
255
20
5100
792000
2. Gà
2900
758700
-Gà thịt
2700
2.5
6750
607500
-Gà đẻ
200
150
54000
151200
3. Vịt
13550
2607912
-Vịt thịt
10800
2.26
24408
951912
-Vịt đẻ
2750
2000
720000
1656000
4. Nuôi trồng thủy sản (m2)
46290
611250
-Cá thương phẩm
41450
30500
533750
-Cá bột
4140
60000
-Ao khác
3900
1000
17500
5. Thu cây ăn quả
50000
Tổng GTSX (GO)
21870469.6
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)
Trong tổng giá trị sản xuất của khu CNTT năm 2010, giá trị đàn lợn giữ vai trò chủ đạo, chiếm tới 81,93%; giá trị đàn vịt chiếm 11,9%, gà chiếm 3,47%, các 2,79%.
Qua đó ta có thể nhận thấy lợn là loại vật nuôi chủ đạo của khu CNTT với số lượng 5195 con trong đó lợn thịt có 4940 con chiếm 95,09%. Lợn nái có 255 con với năng suất sinh sản một năm 2 lứa, mỗi lứa bình quân 10 con, như vậy tổng số lượng lợn con thu được là 5100. Tuy nhiên, đa số các trang trại nuôi kết hợp lợn sinh sản với lợn thịt vì vậy phần lớn lợn con sinh ra được các trang trại giữ lại nuôi thành lợn thịt, nên số lượng lợn con để lại nuôi này được tính vào giá trị của lợn thịt. Theo kết quả điều tra chỉ có 960 con lợn con được bán ra trên thị trường chiếm 18,82% tổng số lợn con được sinh ra.
Tận dụng lợi thế đất trũng nhiều trang trại tiến hành đào ao, thả cá từ đó cũng kéo theo đàn vịt phát triển. Vịt được nuôi khá phổ biến tại khu CNTT, trừ công ty cổ phần chăn nuôi và dịch vụ Hoàng Long, các trang trại còn lại đều tham gia chăn nuôi vịt với những quy mô khác nhau. Trong chăn nuôi gà, gà thịt được chú trọng nuôi nhiều hơn vừa để phục vụ nhu cầu tiêu dùng vừa tạo thêm thu nhập cho gia đình.
Sự phát triển chăn nuôi trong các trang trại mang lại giá trị cao hơn nhiều so với trồng lúa, giúp cho đời sống người dân tăng lên rõ rệt so với trước đây.
4.3 HQKT của mô hình CNTT xa khu dân cư trong các hộ điều tra
4.3.1 Chi phí sản xuất của khu chăn nuôi tập trung năm 2010
Chi phí sản xuất của trang trại chăn nuôi trong một năm bao gồm tất cả các chi phí về nguồn giống, thức ăn, thuốc phòng trừ dịch bệnh, chi phí điện nước phục vụ chăn nuôi, chi phí thuê đất, chi phí KHTSCĐ...Tổng hợp chi phí sản xuất của khu CNTT xa khu dân cư Huyện Hoài Nhơn được thể hiện trong bảng sau:
Thống kê CPSX của khu CNTT Huyện Hoài Nhơn năm 2010
(ĐVT:1000đ)
Chỉ tiêu
Tổng CP
Lợn
Gà
Vịt
Cá
Cây ăn quả
1. Chi phí trung gian (IC)
16343155
- Giống
614775
320000
112500
107275
75000
- Thức ăn chăn nuôi
13963080
11401060
288000
2095020
179000
- Văcxin - thuốc thú y
913900
736900
35000
142000
- CP cây ăn quả trong năm
15000
15000
- Chi phí điện, nước
234000
- Chi phí thuê đất
202400
-Chi phí khác
400000
2. LĐ thuê ngoài
749000
3. KHTSCĐ
754115
4. Chi phí lãi vay
660170
Tổng chi phí (TC)
18506400
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra)
Nhìn vào bảng tổng hợp chi phí ta thấy: chi phí các trang trại đầu tư cho giống vật nuôi khá cao, nhất là chi phí đầu tư cho giống lợn, dù cho một phần khá lớn giống lợn được các trang trại tự sản xuất, giá mua một con lợn giống nằm trong khoảng 800 – 850 nghìn/con. Vịt thịt có giá khoảng 8 – 8,5 nghìn/con, gà thịt 40 nghìn/con…
Chi phí thức ăn cho vật nuôi chiếm tỉ trọng cao nhất trong tổng chi phí đầu tư trong năm. Nguồn thức ăn các trang trại trong khu CNTT sử dụng chủ yếu là thức ăn công nghiệp có giá cao, có tốc độ tăng trọng nhanh được mua từ các đại lý thức ăn chăn nuôi lớn trong địa phương, hay mua hợp đồng trực tiếp từ công ty cám CAGIRL. Chi phí thuốc thú y trong năm chiếm tỷ lệ khá cao cho thấy các trang trại ở đây rất quan tâm tới công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.
Chăn nuôi là ngành sản xuất chủ yếu, thậm chí là duy nhất của các trang trại trong khu CNTT ở đây, chính vì vậy mà nó rất được quan tâm chú trọng đầu tư, đảm bảo cho đàn vật nuôi của trang trại phát triển tốt nhất.
4.3.2 Giá trị sản phẩm hàng hóa của khu chăn nuôi tập trung Huyện Hoài Nhơn
Trang trại là một đơn vị kinh tế cơ sở trong nông nghiệp, là hình thức tổ chức phát triển cao của kinh tế hộ nông dân, có mục đích chủ yếu là sản xuất hàng hóa, trên cơ sở sản xuất tập trung quy mô lớn. Các trang trại trong khu CNTT xa khu dân cư Huyện Tân của các trang trại được thể hiện trong bảng sau: Ước có quy mô sản xuất khá lớn, hầu hết sản phẩm làm ra được tiêu thụ trên thị trường. Tuy nhiên vẫn có một bộ phận nhỏ sản phẩm chăn nuôi được các hộ giữ lại tiêu dùng trong gia đình. Tỷ lệ SPHH
Giá trị SPHH của khu CNTT xa khu dân cư Huyện Hoài Nhơn năm 2010
Chỉ tiêu
ĐVT
Sản lượng
Lượng SPHH
Đơn giá (000đ)
GTSPHH (000đ)
II/I (%)
I
II
III
IV
1. Lợn
17918887
Lợn thịt
Kg
448700
448700
38,00
17050600
100,00
Lợn con
Con
5100
960
825,00
792000
18,82
2. Gà thịt
Kg
6750
5500
90,00
495000
81,48
3.Trứng gà
Quả
54000
45000
2,80
126000
83,33
4. Vịt thịt
Kg
24408
22950
39,00
895050
94,03
5. Trứng vịt
Quả
720000
700000
2,30
1610000
97,22
6. NTTS
Kg
31500
30500
17,50
593750
96,83
7. Thu cây ăn quả
50000
Tổng GTSPHH(GA)
21612400
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra)
Là một vật nuôi có khối lượng và giá trị kinh tế cao, toàn bộ lượng sản phẩm lợn thịt đều được các trang trại bán ra thị trường vì vậy khối lượng sản phẩm hàng hòa của lợn thịt bằng khối lượng sản xuất ra, giá trị SPHH lợn thịt bằng giá trị sản xuất của lợn thịt.
Lợn nái được nuôi trong khu CNTT phần lớn đều nhằm mục đích tạo giống lợn con để cho các trang trại nuôi thành lợn thịt, tạo một quy trình khép kín trong chăn nuôi, đảm bảo năng suất, chất lượng giống lợn. Vì vậy số lượng lợn con bán ra trên thị trường thấp hơn rất nhiều so với số lợn được sinh ra.
Trong chăn nuôi gia cầm, tỷ lệ vịt thịt giữ lại tiêu dùng gia đình chỉ chiếm hơn 5% lượng vịt thịt sản xuất ra, lượng trứng vịt được giữ lại tiêu dùng gia đình chỉ chiếm gần 3%; lượng gà thịt được bán trên thị trường chiểm 81,5% sản lượng sản xuất ra; 83,3% lượng trứng gà sản xuất ra được bán ra thị trường.
Xét về mặt giá trị, tổng giá trị SPHH của các trang trại khu CNTT xa khu dân cư xã Tân Ước chiếm tỷ lệ rất cao đạt 98,82% tổng giá trị sản xuất của toàn khu CNTT. Qua đó ta có thể thấy, sản xuất hàng hóa, thu lợi nhuận chính là mục đích tối cao của trang trại.
4.3.3 Hiệu quả kinh tế của khu chăn nuôi tập trung
4.3.3.1 Các chỉ tiêu tính toán hiệu quả kinh tế khu chăn nuôi tập trung
Ngành nông nghiệp nói chung và chăn nuôi nói riêng là ngành kinh tế nhạy cảm, dễ bị tổn thương trước biến động thị trường. Mặt khác, đây cũng là ngành có mức độ rủi ro rất cao nên hiệu quả kinh tế của ngành chăn nuôi khá thấp, không hấp dẫn đầu tư.
Qua điều tra, tính toán chúng tôi xác định được một số chỉ tiêu tính toán hiệu quả kinh tế của các trang trại trong khu CNTT xa khu dân cư tập hợp ở bảng sau:
Hiệu quả kinh tế của khu CNTT xa khu dân cư Huyện Hoài Nhơn
Chỉ tiêu
ĐVT
Giá trị
1. Tổng giá trị sản xuất (GO)
1000đ
21870469,60
2. Tổng GTSPHH (GA)
1000đ
21612400,00
2. CP trung gian (IC)
1000đ
16343155,00
3. Tổng CPSX (TC)
1000đ
18506440,00
4. Giá trị gia tăng (VA)
1000đ
5527314,60
5.Thu nhập hỗn hợp (MI)
1000đ
3364029,60
6. HQKT theo IC
Lần
GO/IC
Lần
1,34
VA/IC
Lần
0,34
MI/IC
Lần
0,21
7. HQKT theo TC
Lần
GO/TC
Lần
1,18
VA/TC
Lần
0,30
MI/TC
Lần
0,18
8. HQKT theo CLĐ
1000đ
GO/CLĐ
1000đ
1156,43
VA/CLĐ
1000đ
292,26
MI/CLĐGĐ
1000đ
373,78
(Nguồn: tính toán từ số liệu điều tra)
Số liệu bảng 4.12 cho thấy: khu CNTT mang lại giá trị gia tăng cho các trang trại ở đây rất cao đạt 25,27% tổng giá trị sản xuất chăn nuôi của toàn khu. Sau khi trừ các khoản khấu hao tài sản cố định, thuê lao động và tiền lãi vay, các trang trại nhận được một khoản thu nhập hỗn hợp trên 3 tỷ đồng. Theo kết quả điều tra, cả 20 hộ ở khu CNTT đều có mức thu nhập hỗn hợp trên 90 triệu đồng/ năm.
Xét về hiệu quả kinh tế của các trang trại theo chi phí, ta có thể thấy tỷ lệ thu nhập trên chi phí bỏ ra chưa thực sự cao. Với một đồng chi phí bỏ ra sẽ tạo được 1,18 đồng giá trị sản xuất, 0,18 đồng thu nhập cho trang trại, tức tỷ suất sinh lời trên đồng vốn đạt 18%. Đa số các chủ trang trại hiện nay vẫn chưa thực sự quan tâm tới chỉ tiêu này mà hầu như mới chỉ quan tâm tới mức thu nhập tuyệt đối của mình, vì vậy thu nhập cao sẽ trở thành động lực khiến cho các trang trại đầu tư sản xuất tốt hơn.
GTSX trên công lao động của khu CNTT rất cao, một công lao động tạo ra 1156 ngìn đồng GTSX, một công lao động gia đình mang lại gần 374 nghìn thu nhập. Với tâm lý truyền thống của người nông dân Việt Nam lấy công làm lãi thì thu nhập trên công lao động cao sẽ là động lực lớn để các hộ tổ chức sản xuất trong khu chăn nuôi.
Về hiệu quả sử dụng đất: 20 hộ chăn nuôi trong khu đã tiến hành tổ chức sản xuất chăn nuôi trên 11,256ha. GTSX trên 1 ha đạt bình quân 1943 triệu, thu nhập bình quân trên 1 ha đạt gần 299 triệu. Như vậy từ vùng đất cấy lúa kém hiệu quả, quy hoạch đất xây dựng khu CNTT mang lại hiệu quả sử dụng đất cao hơn nhiều so với trồng lúa.
4.3.3.2 So sánh HQKT khu CNTT với các hộ điều tra trong khu dân cư
Để đánh giá được hiệu quả kinh tế của các hộ trong mô hình CNTT xa khu dân cư tôi tiến hành điều tra 20 hộ chăn nuôi trong khu dân cư thuộc hai nhóm hộ để so sánh đánh giá hiệu quả: Nhóm 1 là những hộ chăn nuôi trong khu dân cư có quy mô tương đối lớn là các trang trại, gia trại; nhóm 2 là những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ với quy mô nhỏ, chỉ một vài con hay nuôi nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng gia đình là chính.
Tình hình chăn nuôi của các hộ điều tra trong khu dân cư
Vật nuôi
Trang trại, gia trại
Hộ chăn nuôi nhỏ lẻ
SL(con,m2)
Giá trị(1000đ)
SL(con,m2)
Giá trị (1000đ)
1. Lợn
508
1824250,00
65
206000,00
Lợn thịt
490
1654250,00
60
180000,00
Lợn nái
18
170000,00
5
26000,00
2. Gà
900
299950,00
400
114960,00
Gà thịt
700
148750,00
320
65280,00
Gà đẻ
200
151200,00
80
49680,00
3. Vịt
2800
580241,25
1400
229800,00
Vịt thịt
2150
191081,25
1200
105600,00
Vịt đẻ
650
389160,00
200
124200,00
4. Ngan
50
9625,00
20
3300,00
5. NTTS (m2)
10500
104000,00
2000
15000,00
6.Trâu bò
4
32000,00
4
35000,00
Trâu
1
10000,00
2
20000,00
Bò
3
22000,00
2
15000,00
Tổng giá trị SX
2850066,25
604060,00
(Nguồn: tính toán từ số liệu điều tra)
Nhìn vào bảng thống kê trên ta có thể nhận thấy: Quy mô của các hộ chăn nuôi trong khu dân cư nhỏ hơn rất nhiều so với các hộ CNTT xa khu dân cư, kể cả các hộ chăn nuôi theo hình thức trang trại, gia trại. Các hộ chăn nuôi trong khu dân cư trung bình chỉ nuôi vài chục con lợn, hộ nào nhiều thì khoảng 100 - 200 con, cũng có nhiều hộ chỉ nuôi vài con. Những trang trại chăn nuôi gia cầm, thủy cầm là vật nuôi chính của gia đình không nhiều, vì lợi nhuận thu được từ các loại vật nuôi này chưa cao, vật nuôi lại dễ xảy ra dịch bệnh gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi.
Theo kết quả điều tra tại các hộ chăn nuôi trong khu dân cư, 80% hộ cho rằng chăn nuôi không phải là ngành nghề chính trong gia đình. Với nhiều hộ, chăn nuôi chỉ nhằm tận dụng những phế phẩm trong các hoạt động sản xuất kinh doanh từ đó tạo thêm thu nhập. Vì vậy nên đầu tư cho chăn nuôi ở những hộ này rất hạn chế, nhiều hộ không thực sự quan tâm đến vật nuôi khiến cho vật nuôi phát triển chậm, dễ nảy sinh dịch bệnh. Kết quả chăn nuôi của các hộ điều tra trong khu dân cư được thể hiện ở bảng sau:
Một số chỉ tiêu kết quả chăn nuôi của các hộ trong khu dân cư
Chỉ tiêu
ĐVT
TT, gia trại
Hộ CN nhỏ, lẻ
1.Tổng giá trị SX (GO)
1000đ
2850066,30
604060,00
2.Giá trị SPHH (GA)
1000đ
2684930,00
520900,00
3.Chi phí trung gian (IC)
1000đ
2155700,00
376500,00
4.Giá trị gia tăng (VA)
1000đ
694366,25
227560,00
5.KHTSCĐ
1000đ
160000,00
25000,00
6.Trả lãi tiền vay
1000đ
80000,00
15000,00
7.Thuê lao động
1000đ
8000,00
0,00
8.Tổng chi phí (TC)
1000đ
2403700,00
416500,00
9.Thu Nhập hỗn hợp (MI)
1000đ
446366,25
187560,00
10.Số CLĐ sử dụng
Công
3920,00
2800,00
CLĐ thuê ngoài
Công
120,00
0,00
CLĐ gia đình
Công
3800,00
2800,00
(Nguồn: tính toán từ số liệu điều tra)
Cũng như các hộ CNTT xa khu dân cư, chăn nuôi đại gia súc ở các hộ trong khu dân cư đều nhằm mục tiêu sản xuất hàng hóa cung cấp cho thị trường nhưng chăn nuôi gia cầm lại có tỷ lệ sản xuất hàng hóa thấp hơn. Một phần khá lớn các loại gia cầm, thủy cầm, và cá được các hộ giữ lại để tiêu dùng trong gia đình nhất là ở những hộ chăn nuôi gia cầm nhỏ lẻ, quy mô vài chục con đến trăm con trên /năm. Chăn nuôi quy mô nhỏ, nên công lao động yêu cầu cho chăn nuôi ít, chỉ có một số trang trại vào vụ thu hoạch phải thuê thêm lao động, ngoài ra hầu hết chỉ sử dụng lao động gia đình.
Giá trị sản xuất chăn nuôi của hộ phụ thuộc vào quy mô chăn nuôi của các hộ. Do chăn nuôi trong khu dân cư gặp nhiều khó khăn về đất đai, rất khó có thể xây dựng mô hình chăn nuôi an toàn dịch bệnh, đảm bảo vệ sinh môi trường như các mô hình chăn nuôi ở ngoài khu dân cư với hệ thống chuồng trại, vườn, ao đảm bảo an toàn dịch bệnh. Đây chính là nguyên nhân quan trọng dẫn tới ô nhiễm môi trường sống của con người cũng như vật nuôi, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn có hại phát triển, gây ảnh hưởng tới sức khỏe cho con người, vật nuôi.
Từ tổng hợp về kết quả sản xuất của các hộ chăn nuôi trong khu CNTT xa khu dân cư và các hộ chăn nuôi xa khu dân cư, chúng tôi tiến hành tính toán so sánh một số chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của các loại hình chăn nuôi này, kết quả thể hiện ở bảng sau:
So sánh HQKT của khu CNTT xa khu dân cư với chăn nuôi trong khu dân cư
Chỉ tiêu
ĐVT
Khu CNTT
CN trong khu dân cư
TT, gia trại
Hộ CN nhỏ, lẻ
1. HQKT theo IC
Lần
GO/IC
Lần
1,34
1,32
1,60
VA/IC
Lần
0,34
0,32
0,60
MI/IC
Lần
0,21
0,21
0,50
2. HQKT theo TC
Lần
GO/TC
Lần
1,18
1,19
1,45
VA/TC
Lần
0,30
0,29
0,55
MI/TC
Lần
0,18
0,19
0,45
3. HQKT theo CLĐ
1000đ
GO/CLĐ
1000đ
1156,43
727,06
215,74
VA/CLĐ
1000đ
292,26
177,13
81,27
MI/CLĐGĐ
1000đ
373,78
117,46
66,99
(Nguồn: tính toán từ số liệu điều tra)
Tính toán về hiệu quả theo chi phí trung gian và chi phí đều cho thấy: Các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ trong khu dân cư có giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, thu nhập hỗn hợp trên một đồng chi phí trung gian và trên một đồng tổng chi phí bỏ ra lớn hơn so với các hộ chăn nuôi tập trung xa khu dân cư, bởi vì chăn nuôi nhỏ lẻ trong khu dân cư là hình thức chăn nuôi theo kiểu truyền thống của các hộ nông dân Việt Nam, họ tận dụng những sản phẩm thừa từ sinh hoạt, những sản phẩm phụ từ trồng trọt, hay những loại rau cỏ từ thiên nhiên làm nguồn thức ăn chính cho chăn nuôi nên chi phí đầu tư cho chăn nuôi thấp, ngoài ra chăn nuôi nhỏ nên những đầu tư về cơ sở vật chất phục vụ chăn nuôi chưa được chủ trọng, nhiều chuồng trại chăn nuôi chỉ mang tính tạm bợ.
Nhưng xét về hiệu quả theo công lao động ta nhận thấy: Những hộ chăn nuôi trong khu CNTT xa khu dân cư có GTSX trên công lao động lớn hơn nhiều so với công lao động của chăn nuôi trong khu dân cư, cao tới 1,59 lần lao động trong các trang trại, gia trại; tới 5,36 lần lao động của các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ nuôi trong khu dân cư. Theo đó, thu nhập hỗn hợp trên công lao động gia đình của các hộ CNTT cũng cao hơn so với các hộ chăn nuôi trong khu dân cư rất nhiều, nó gấp 3,2 lần lao động trong các trang trại gia trại, gấp 5,6 lần lao động của các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ trong khu dân cư.
Với mục tiêu tối đa của các hộ chăn nuôi hiện nay là thu nhập thì các hộ chăn nuôi trong khu CNTT mang tới thu nhập cao hơn, thu nhập trên công lao động cũng cao hơn so với các hộ chăn nuôi trong khu dân cư. Bên cạnh đó, CNTT xa khu dân cư sẽ giảm thiểu được tình trạng ô nhiễm môi trường sống, hạn chế sự phát sinh, lan truyền của dịch bệnh, gây ảnh hưởng tới mọi mặt của xã hội. Vậy có thể thấy CNTT xa khu dân cư chính là hướng đi tất yếu cho ngành chăn nuôi phát triển bền vững.
4.3.3.3 Đóng góp của khu CNTT vào ngành chăn nuôi Huyện Hoài Nhơn
Giá trị ngành chăn nuôi Huyện Hoài Nhơn trong những năm gần đây không ngừng tăng lên, tỷ trọng ngành chăn nuôi trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngày càng tăng, nông nghiệp xã chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng chăn nuôi giảm tỷ trọng trồng trọt. Kết quả của ngành chăn nuôi tại xã có một phần đóng góp rất lớn từ chăn nuôi của khu CNTT xa khu dân cư.
Số lượng đàn gia súc gia cầm, diện tích nuôi trồng thủy sản ở khu CNTT chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng đàn gia súc, gia cầm, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản của toàn xã.
Năm 2010, đàn lợn của khu CNTT đạt 5195 con chiếm tới 46% tổng số lợn toàn xã, số gia cầm chiếm tới gần 51%, diện tích nuôi trồng thủy sản chiếm 14,14% diện tích dành cho nuôi trồng thủy sản toàn xã.
Sản phẩm của khu CNTT hầu như là sản phẩm hàng hóa, phần được giữ lại phục vụ nhu cầu tiêu dùng gia đình chiếm tỷ lệ rất nhỏ, do đó khu CNTT đã đóng góp phần rất lớn vào tổng giá trị sản phẩm hàng hóa ngành chăn nuôi trong những năm qua.
Với số lượng đầu con như vậy, giá trị SPHH thu từ lợn của các trang trại trong khu CNTT đã đạt gần 50% tổng GTSPHH thu từ lợn của xã. Giá trị SPHH từ gia cầm chiếm tỷ lệ rất lớn tới hơn 63%, ngành thủy sản chiếm gần 20%.
Với tỷ lệ về quy mô và giá trị như vậy, CNTT đóng vai trò rất quan trọng trong chăn nuôi ở Huyện Hoài Nhơn, vì vậy muốn ngành chăn nuôi ở đây phát triển bền vững ổn định thì cần phải chú trọng đầu tư phát triển khu CNTT đảm bảo điều kiện cho các hộ chăn nuôi phát triển.
4.3.4 Một số hiệu quả xã hội từ khu CNTT
4.3.4.1 Hiệu quả môi trường
Chăn nuôi là một trong những ngành sản xuất, sản sinh ra khối lượng chất thải lớn nhất. Hàng ngày, gia súc và gia cầm thải ra một lượng phân và nước tiểu rất lớn. Theo Trương Thanh Cảnh, 2010:
”Khối lượng phân và nước tiểu được thải có thể chiếm từ 1,5 – 6% trọng lượng gia súc. Các chất thải này có hàm lượng cao các chất ô nhiễm. Các chỉ tiêu gây ô nhiễm trong chất thải của gia súc đều cao hơn của người: Theo tỷ lệ tương ứng BOD5 (nhu cầu ôxy sinh hóa) là 5:1, N- tổng là 7:1, TS (tổng chất rắn) là 10:1.”
Ngoài phân và nước tiểu hoạt động chăn nuôi còn thải ra một khối lượng lớn các chất gây ô nhiểm như nước thải (hỗn hợp lỏng và các chất rắn đi theo, bao gồm cả nước tiểu, nước tắm gia súc, rửa chuồng) , xác gia súc, gia cầm chết do bệnh tật, thức ăn thừa, ổ lót chuồng, vật dụng chăn nuôi, bệnh phẩm thú y...Tất cả những chất thải này đều có nguy cơ gây ô nhiễm rất lớn nếu không có những biện pháp xử lý kịp tời, phù hợp.
Thành phần ô nhiễm và tính chất nước thải chăn nuôi lợn
Chỉ tiêu
Đơn vị
Nồng độ
TCN 678-2006
Hót phân trước khi rửa chuồng
Rửa chuồng luôn cả phân (Tỷ lệ pha nước 10 lần)
Loại A
Loại B
pH
-
6,60
7,28
6-8
5-9
COD
mg/l
2235,00
12047,00
200
400
BOD5
mg/l
1667,00
7017,00
150
300
SS
mg/l
124,00
5014,00
200
500
N-tổng
mg/l
28,00
497,00
90
150
NH4+
mg/l
14,00
248,00
10
20
P-tổng
mg/l
0,41
520,00
10
(Nguồn: Trương Thanh Cảnh , 2010)
Chăn nuôi công nghiệp với quy mô và mật độ gia súc, gia cầm trên 1 đơn vị diện tích chuồng trại rất lớn, do đó, vấn đề chất thải và xử lý chất thải chăn nuôi, giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ các trại chăn nuôi tập trung hiện nay đã và đang là một yêu cầu bức xúc cho các nhà chăn nuôi và các nhà quản lý môi trường. Lịch sử phát triển của chăn nuôi công nghiệp tập trung luôn gắn liền với sự phát triển của công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi. Mục tiêu của công nghệ xử lý phân và nước thải hiện đại là:
- Giảm tổng lượng chất thải của vật nuôi chứ không giảm số lượng vật nuôi.
- Tăng hiệu quả chăn nuôi và giảm chi phí chăn nuôi.
- Tăng hiệu quả sử dụng các phụ phẩm của chất thải chăn nuôi (phân bón, khí CH4...).
- Giảm, ngăn ngừa mùi và bụi gây bệnh cho vật nuôi, gây khó chịu ở những nơi dân cư sinh sống và hiệu ứng nhà xanh.
Khu CNTT xa khu dân cư xã Huyện Hoài Nhơn ra đời đã góp phần làm giảm một khối lượng lớn chất thải từ chăn nuôi ra môi trường. Các trang trại chăn nuôi ở khu chăn nuôi hầu như đều có hầm bioga để xử lý chất thải, từ đó tạo nguồn năng lượng cho sinh hoạt và sản xuất lại vừa bảo vệ môi trường.
Ứng dụng công nghệ biogas là một trong những giải pháp hữu hiệu hiện nay để xử lý chất thải chăn nuôi nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, thu được khí sinh học phục vụ đời sống con người và tăng nguồn phân bón hữu cơ sạch cho nông nghiệp. Người chăn nuôi sử dụng lượng khí gas sinh ra để nấu cơm, đun nước, nấu cám cho lợn, có hộ còn sản xuất điện. Bể biogas giải quyết cho người nông dân vấn đề tích trữ chất thải, làm thay đổi đáng kể thói quen quản lý chất thải của người nông dân.
Tuy nhiên hầu như các trang trại chăn nuôi ở đây mới chỉ xử lý hỗn hợp nước thải bằng bioga, sau đó nước thải sẽ được thải ra ao hoặc hệ thống kênh mương xung quanh. Mặc dù chất thải sau khi xử lý bioga vẫn chưa đảm bảo vệ sinh môi trường những đã giảm phần đáng kể lượng chất thải ô nhiễm so với thải trực tiếp ra môi trường, từ đó góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Chất thải rắn trong khu chăn nuôi được thu gom cẩn thận sau đó được đem ủ làm thức ăn cho cá, làm phân bón cho trồng trọt. Thường phân khô được thu gom và đổ tập trung tại một nơi. Ở các trang trại lớn thường có nhà ủ phân, các trang trại nhỏ thì hay để ngoài trời thành từng đống, một số nơi có mái che. Người nông dân không sử dụng phân hót hay phân lỏng ngay cho trồng trọt mà phân phải qua ủ trước. Ở đây, thuật ngữ phân ủ chỉ hỗn hợp phân hót, cây cỏ khô hoặc xanh (thực vật nổi khô, trấu, thân cây ngô, rơm rạ...), tro bếp từ rơm rạ và vôi bột. Thành phần này thay đổi tuỳ theo tỷ lệ chất thải của vật nuôi. Người chăn nuôi bù phần chất thải vật nuôi thiếu bằng cách cho thêm rơm rác. Những hộ đã mở rộng quy mô sản xuất, buộc phải lấy phân từ hố ra thường xuyên hơn. Họ làm phân ủ trong hố khá chuyên nghiệp hoặc trên ruộng. Hỗn hợp phân ủ được chuẩn bị trước vụ trồng 3 tháng rồi được phủ một lớp bùn mỏng, một tấm nylon hay một tấm chiếu cói. Tỷ lệ chất thải càng lớn thì hỗn hợp bị phân huỷ càng chậm.
Một số ít trang trại đã áp dụng công nghệ hố ủ phân có mái che, trong đó hố ủ được xây bằng gạch, bê tông đảm bảo không ô nhiễm mạch nước ngầm. Trong hố ủ, người ta thường bổ sung một số chất phụ gia như: EM, Bokashi... làm tăng cường phân hủy các chất hữu cơ, giảm mùi hôi và ô nhiễm môi trường.
Dưới đây là một mô hình về hệ thống xử lý chất thải đang được ứng dụng tại khu chăn nuôi tập trung xa khu dân cư Huyện Hoài Nhơn
Sơ đồ hệ thống xử lý chất thải của công ty cổ phần chăn nuôi
Các trang trại trong khu CNTT Huyện Hoài Nhơn đều được xây dựng theo mô hình VAC, đây là một hệ thống sản xuất hoàn chỉnh tự làm sạch môi trường bằng con đường tái sử dụng các chất thải, phế thải hay phụ phẩm làm giàu nguồn dinh dưỡng của hệ thống thông qua các chuỗi thức ăn giữa các thành phần trong hệ thống, nó có khả năng tối ưu hóa việc sử dụng nguyên liệu và năng lượng từ vật chất đi vào hệ thống (Thức ăn giá súc, gia cầm, phân bón...) tạo ra các dòng sản phẩm phong phú khác nhau với hiệu quả chuyển hóa dòng vào các sản phẩm rất cao, nên hạn chế thấp nhất việc tích tụ vật chất từ dòng vào thành chất thải tích tụ trong môi trường đất và nước. Có thể nói VAC là hệ thống sản xuất bền vững đáp ứng cả 3 yếu tố, kinh tế, xã hội, môi trường.
Như vậy, hầu hết các trang trại ở khu CNTT xa khu dân cư Huyện Hoài Nhơn hiện nay đang tổ chức sản xuất theo mô hình VACB, vừa tận dụng tối ưu nguồn nguyên liệu, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra khí sinh học đáp ứng nhu cầu năng lượng trong trang trại.
4.3.4.2 Tạo việc làm, nâng cao trình độ người lao động
Các trang trại chăn nuôi trong khu CNTT tạo ra việc làm thường xuyên cho 51 lao động, trong đó có 25 lao động gia đình, 26 lao động thuê ngoài với mức lương bình quân đạt 1,7 triệu/người/tháng. Ngoài ra, khi vào chính vụ các trang trại còn thuê thêm một lượng lao động cụ thể như năm 2010 là 17, 5 lao động, với mức lương 1,8 tr.đ/người/tháng.
Lao động trong các trang trại đa số là những lao động phổ thông, họ vốn là những lao động nông nghiệp tại địa phương, khi trang trại ra đời họ được thu hút vào đào tạo và làm việc cho trang trại. Chính nhờ đó mà trình độ của người lao động cũng được nâng cao, đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu thị trường, nhu cầu sản xuất của gia đình. Mặt khác, qua quá trình hoạt động tổ chức sản xuất kinh doanh trình độ của những người chủ trang trại cũng không ngừng tăng lên. Muốn mang lại hiệu quả cao nhất người chủ trang trại cần phải luôn học hỏi, tìm hiểu nâng cao kỹ năng sản xuất, tổ chức, quản lý, nâng cao sự nhạy bén thị trường, qua đó trình độ tay nghề, kiến thức kỹ năng của chính chủ trang trại cũng được tăng lên.
4.3.4.3 Một số hiệu quả khác
Ảnh hưởng tới kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
Để đảm bảo cho khu CNTT hoạt động có hiệu quả, chính quyền Huyện Hoài Nhơn, và các cơ quan đoàn thể trên địa phương đã và đang có những chính sách nhằm phát triển mở rộng khu chăn nuôi. Nhằm thu hút đầu tư, khuyến khích người dân tham gia vào mô hình chăn nuôi này, xã đã có những chủ trương đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng.
Trước đây đường ra khu CNTT là đường đất, nhỏ hẹp rất xóc. Từ khi bắt đầu xây dựng khu CNTT đường đã được rải đá mạt, dù còn khó khăn nhưng đi lại cũng có phần thuận tiện hơn. Tới quý II, năm 2011 khu CNTT sẽ được đầu tư mở rộng mặt đường và rải nhựa, đảm bảo việc đi lại, vận chuyển hàng hóa thuận lợi.
Cũng theo đó, năm nay dự án cũng sẽ đầu xây dựng hệ thống cung cấp nước đảm bảo tiêu chuẩn cho khu CNTT, đồng thời tạo hệ thống tiêu thoát nước chủ động phục vụ tốt cho nhu cầu cấp nước, tiêu nước. Hệ thống điện cũng sẽ được xây dựng hoàn chỉnh đảm bảo cho sinh hoạt, sản xuất cũng như áp dụng các tiến bộ khoa học vào chăn nuôi để đảm bảo tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, trong khu CNTT cũng sẽ xây dựng một hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn, đảm bảo nhu cầu thoát nước và xử lý nước thải cho khu chăn nuôi.
Tăng thu cho nhà nước
Mỗi cá nhân, mỗi hộ gia đình,...đều là một phần của xã hội, vì vậy khi các trang trại hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả mang lại nguồn thu lớn cho các hộ chăn nuôi, cũng sẽ góp phần tăng đóng góp của các hộ vào ngân sách nhà nước. Các trang trại trong khu CNTT đã đóng góp cho nhà nước một nguồn thu khá lớn từ các khoản tiền thuê đất, khoản thuế thu nhập....
Đồ thị 4.5 So sánh hiệu quả của các loại vật nuôi theo chi phí đầu tư
(Nguồn: tính toán từ số liệu điều tra)
4.5.3 Giống
Chọn giống là bước đầu tiên khi bắt đầu chăn nuôi, chất lượng giống có vai trò quyết định tới sự sinh trưởng, phát triển của loại vật nuôi trong suốt cả quá trình phát triển. Giống tốt sẽ giúp cho vật nuôi có tốc độ phát triển nhanh, khỏe mạnh từ đó góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho chăn nuôi. Ngược lại nếu chất lượng giống không đảm, vật nuôi sẽ yếu, sức đề kháng kém, hiệu quả từ chă nuôi giảm xuống. Song thực tế không phải ai cũng lựa chọn giống vật nuôi phù hợp với mục đích, điều kiện của mình.
Để đảm bảo chất lượng giống, đa phần giống lợn đều được các trang trại tự được sản xuất ra theo một quy trình phù hợp vì vậy đảm bảo được yêu cầu chất lượng giống của các trang trại. Các giống vật nuôi còn lại( Gà, vịt, cá) đều được mua tại các viện, trung tâm nghiên cứu giống trên địa bàn hay các vùng lân cận. Chính vì vậy, vật nuôi ở đây có tỷ lệ sống cao, chất lượng đồng đều, năng suất sản lượng cao, hiệu quả kinh tế từ đó được nâng lên rõ rệt.
4.5.4 Thức ăn
Hầu hết các hộ chăn nuôi trong khu CNTT đều sử dụng nguồn thức ăn công nghiệp. Đặc tính của loại thức ăn này là giúp cho vật nuôi có tốc độ tăng trưởng nhanh, kéo ngắn chu kỳ sản xuất của vật nuôi. Một số trang trại sử dụng kết hợp cả thức ăn công nghiệp và nguồn thức ăn tự chế từ gia đình, nhằm tận dụng những phế phẩm, phụ phẩm trong nông nghiệp.
Với chăn nuôi quy mô lớn thì việc sử dụng thức ăn công nghiệp trong chăn nuôi là điều tất yếu, nhưng giá thành của loại thức ăn này khá cao và luôn có xu hướng tăng lên nhanh hơn cả tốc độ tăng giá cả các sản phẩm. Do đó, sử dụng nguồn thức ăn như thế nào cho có hiệu quả? làm giảm tối thiểu nhất chi phí? Để tăng tối đa lượng thu sản phẩm? Là những câu hỏi thường trực của người chăn nuôi.
Thức ăn là điều kiện để các loại vật nuôi phát triển, là khoản chi phí lớn nhất trong chăn nuôi. Mỗi loại vật nuôi có những nhu cầu thức ăn khác nhau nên tùy từng loại thức ăn, từng mức đầu tư về thức ăn, chế độ dinh dưỡng cho vật nuôi của các trang trại mà gây ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế của chăn nuôi nói chung và khu CNTT xa khu dân cư Huyện Hoài Nhơn nói riêng. Ngoài ra, khi giá cả các loại thức ăn chăn nuôi tăng cao với tốc độ tăng nhanh hơn giá của các sản phẩm như giai đoạn gần đây cũng gây ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả của người chăn nuôi.
4.5.5 Công tác thú y, phòng chống dịch bệnh
Những năm gần đây tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi cả nước cũng như chăn nuôi trên địa bàn Huyện Hoài Nhơn. Trước diễn biến phức tạp như hiện nay, công tác thú y, phòng chống dịch bệnh có ý nghĩa quan trọng để đảm bảo hiệu quả kinh tế cho chăn nuôi.
Nhận thức được sự nguy hiểm của tình hình dịch bệnh, các trang trại chăn nuôi trong khu CNTT rất chú trọng tới công tác phòng trừ dịch bệnh, giảm thiểu tối đa những thiệt hại do dịch bệnh gây ra cho đàn vật nuôi. Nhờ đó, dù trải qua các đại dịch cúm gia cầm, lở mồm long móng... vật nuôi của khu CNTT vẫn được đảm bảo cả về số lượng và chất lượng, sản lượng vật nuôi không bị giảm đi do dịch bệnh
Theo khảo sát tôi thấy, diện tích đất chăn nuôi thực tế không ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả trong chăn trong khi các hộ chăn nuôi trong khu dân cư bị thiệt hại nặng nề.
4.5.6 Diện tích chăn nuôi
So với các hộ chăn nuôi trong khu dân cư, các trang tại CNTT xa khu dân cư có diện tích sử dụng đất khá lớn, tuy nhiên diện tích này phân bổ không đều, hiện nay vẫn có một số trang trại ở khu CNTT có nhu cầu về đất đai để mở rộng sản xuất.nuôi như trong trồng trọt, nhưng diện tích đất đai lại liên quan tới cấu trúc các loại vật nuôi trong trang trại. Tất cả các trang trại trong khu CNTT đều hoạt động theo mô hình VAC, các trang trại đều được thiết kế với cả ba phần vườn, ao, chuồng trại nhằm đảm bảo vệ sinh, hỗ trợ nhau cùng phát triển. Vì vậy, cần thiết phải thiết kế kết cấu sử dụng đất sao cho phù hợp, đảm bảo thu được hiệu quả cao nhất.
Theo đánh giá của các trang trại, hiệu quả sử dụng đất cho chăn nuôi lợn có hiệu quả cao nhất, sau đó là các loại gia cầm, nuôi trồng tủy sản có diện tích khá lớn nhưng hiệu quả vẫn thấp. Vậy có thể thấy, mục đích sử dụng đất có tác động lớn tới hiệu quả kinh tế, xã hội.
4.5.7 Vốn
Vốn là yếu tố quyết định trong đầu tư sản xuất kinh doanh ở tất cả các lĩnh vực. Trong chăn nuôi trang trại tập trung quy mô lớn, vốn là khó khăn hàng đầu của người dân. Theo kết quả điều tra, 100% các trang trại trong khu CNTT và cả những hộ chăn nuôi được điều tra trong khu dân cư đều cho rằng họ thiếu vốn để đầu tư sản xuất, vì vậy việc tiếp cận với công nghệ chăn nuôi hiện đại là rất khó khăn, việc nâng cao hiệu quả kinh tế của chăn nuôi trong nguồn vốn hạn hẹp là thử thách của người chăn nuôi ở đây.
Nguồn vốn ảnh hưởng tới quy mô tổ chức sản xuất, tới khả năng tiếp cận, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nhằm tạo ra khối lượng sản phẩm lớn hơn, nâng cao hiệu quả sản xuất, hiệu quả kinh tế. Theo thực tế điều tra, các hộ có mức đầu tư, có nguồn vốn càng lớn thì thường mang lại hiệu quả cao hơn.
Để có vốn để sản xuất, tất cả các trang trại ở đây đều phải vay vốn sản xuất, nhưng do thủ tục vay khó khăn, lãi suất vay khá cao...nên các hộ còn ngại vay hay chưa dám mạnh dạn vay vốn để đầu tư sản xuất.
4.5.8 Thị trường tiêu thụ
Sản xuất hàng hóa quy mô lớn luôn phải chú trọng tới vấn đề thị trường tiêu thụ. Nhu cầu các sản phẩm chăn nuôi của thị trường rất bấp bênh, nên hiệu quả chăn nuôi cũng rất khó kiểm soát. Các sản phẩm của các trang trại chăn nuôi hiện nay đa số vẫn được bán lẻ, hay bán buôn cho các thương lái, nhà hàng mà không thông qua hợp đồng, nên giá các sản phẩm bán ra không ổn định.
Các trang trại chưa chủ động tìm đối tác làm ăn lâu dài cho mình vì vậy khi giá các sản phẩm chăn nuôi trên thị trường tăng cao thì doanh thu của trang trại tăng lên, các sản phẩm bán ra dễ dàng hơn bởi cầu thị trường lớn. Ngược lại khi xảy ra dịch bệnh, mặc dù các sản phẩm của trang trại vẫn đảm bảo an toàn, nhưng cầu thị trường giảm xuống, giá sản phẩm chăn nuôi giảm, hiệu quả chăn nuôi từ đó giảm theo.
4.6 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả và phát triển mô hình CNTT xa khu dân cư Huyện Hoài Nhơn
4.6.1 Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội thách, thức trong phát triển CNTT xa khu dân cư Huyện Hoài Nhơn
Từ khi hình thành, khu CNTT xa khu dân cư Huyện Hoài Nhơn đã gặp nhiều thuận lợi, khó khăn trong quá trình phát triển. Nhằm đưa ra những biện pháp nâng cao hiệu quả, chúng tôi thống kê những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức cho phát triển khu CNTT xa khu dân cư Huyện Hoài Nhơn giai đoạn hiện nay .
Tổng hợp SWOT khu CNTT xa khu dân cư Huyện Hoài Nhơn
Điểm mạnh
- Các chủ trang trại trong khu CNTT có trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn khá cao, khả năng tiếp thu tiến bộ kỹ thuật tốt.
- Tổ chức sản xuất theo mô hình VACB, tận dụng nguồn nguyên liệu, tạo điều kiện phát triển bền vững.
- Công tác giống, thức ăn được chú trọng, nhiều trang trại đã chủ động sản xuất được nguồn giống chất lượng cao, đảm bảo an toàn.
- Công tác phòng chống dịch bệnh rất tốt, hiện nay trong khu CNTT chưa bị xảy ra dịch bệnh, năng suất, sản lượng, chất lượng sản phẩm được bảo đảm.
- Sản phẩm của công ty cổ phần chăn nuôi được sản xuất trên quy trình hiện đại, theo hướng công nghiệp hoàn toàn, đã có thương hiệu, có chứng nhận vệ sinh an toàn dịch bệnh.
Điểm yếu
- Cơ sở hạ tầng của khu CNTT (Điện, đường, hệ thống cấp thoát nước, ...) còn yếu kém, chưa được quan tâm chú trọng phát triển.
- Cơ sở vật chất (Chuồng trại, ao nuôi, máy móc...) chưa đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất, đa số các trang trại vẫn sử dụng những công nghệ cũ, truyền thống trong chăn nuôi.
- Chi phí đầu tư sản xuất lớn trong khi nguồn vốn của các trang trại thấp, tất cả các hộ đều thiếu vốn để phát triển sản xuất.
- Lợi nhuận trên một đồng chi phí sản xuất bỏ ra thấp.
- Sản phẩm của các trang trại có chất lượng tốt nhưng chủ yếu đều chưa có thương hiệu.
- Các chủ trang trại chưa coi trọng vai trò của hợp đồng trong kinh doanh, tình trạng phá hợp đồng xảy ra nhiều khi thị trường biến động gây mất lòng tin của đối tác, không tạo được những đối tác làm ăn lâu dài.
Cơ hội
- Xây dựng và phát triển các khu CNTT xa khu dân cư đang là vấn đề nóng bỏng của ngành chăn nuôi, là biện pháp cấp thiết để ngành chăn nuôi phát triển bền vững. Vì vậy, hiện nay các khu CNTT xa khu dân cư rất được các cấp, các ngành, và người dân chú trọng đầu tư phát triển với nhiều chính sách ưu đãi: Chính sách đất đai, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, chính sách thuế,...
- Thị trường tiêu thụ các sản phẩm chăn nuôi còn nhiều, nhất là đối với khu CNTT Huyện Hoài Nhơn do có vị trí gần khu vực trung tâm thủ đô.
- Công nghệ chăn nuôi ngày càng được cải tiến, nhằm đưa ra những sản phẩm năng suất, chất lượng. Công tác chuyển giao, học tập tiến bộ KHKT của các trang trại trong khu CNTT xã dễ dàng hơn nhiều địa phương khác nhờ có vị trí gần các viện nghiên cứu, các cơ sở khoa học...
- Nhu cầu khách hàng về sản phẩm ngày càng khắt khe, sản phẩm phải sạch, chất lượng cao, có nguồn gốc rõ ràng.
Thách thức
- Chi phí các sản phẩm đầu vào ngày càng tăng, tốc độ tăng giá đầu vào cao hơn giá đầu ra.
- Tình hình dịch bệnh trong ngành chăn nuôi cả nước đang có nhiều diễn biến phức tạp gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi.
- Yêu cầu của thị trường về chất lượng sản phẩm ngày càng cao. Do tình hình dịch bệnh gây tâm lý e ngại sử dụng các sản phẩm chăn nuôi vẫn còn tồn tại trong một bộ phận khá lớn dân cư.
- Việc tiếp cận nguồn vốn của các tổ chức tín dụng gặp nhiều khó khăn do những yêu cầu về tài sản thế chấp của các tổ chức này bởi diện tích đất đai của các hộ trong khu CNTT xã chủ yếu là đất đấu thầu nên không thể thế chấp vay vốn.
- Chi phí đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi cao, song lợi nhuận thu được thấp, ngoài ra chăn nuôi lại chứa đựng nhiều rủi ro nên khó thu hút đầu tư vào lĩnh vực này.
4.6.2 Một số biện pháp
Khu CNTT xa khu dân cư đi vào hoạt động đã mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho nghành chăn nuôi toàn xã nói chung, cho chăn nuôi trong các trang trại nói riêng. Từ thực tế phân tích tình hình sản xuất của các trang trại trong khu chăn nuôi tập trung ta thấy hiệu quả kinh tế của các trang trại phụ thuộc vào nhiều yếu tố cả khách quan lẫn và chủ quan. Để nâng cao hiệu quả kinh tế trong hoạt động sản xuất của khu CNTT cần phải thực hiện một số biện pháp sau:
- Tận dụng sự quan tâm của các cấp, các ngành và nhân dân tiến hành đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng của khu CNTT, đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của các trang trại trong khu CNTT:
+ Cải thiện, nâng cấp đường giao thông trục chính nối liền khu CNTT tới đường trục chính Huyện Hoài Nhơn có chiều dài 3Km; Xây dựng hệ thống đường giao thông nội bộ khu CNTT, đảm bảo cho việc đi lại, vận chuyển sản phẩm, hàng hóa dễ dàng thông suốt.
+ Xây dựng hệ thống cung cấp nước sạch trên cơ sở khai thác nước ngầm trong khu vực, xử lý nước đảm bảo sau khi khi xử lý, nước đạt tiêu chuẩn nước sinh hoạt; Có phương án cấp nước thông suốt tới tất cả các vị trí tiêu thụ; Xây dựng hệ thống thoát nước riêng biệt giữa nước thải chăn nuôi, nước sinh hoạt và hệ thống thoát nước mưa. Nước thải phải được thu gom vào trạm xử lý theo công nghệ hiện đại, đảm bảo nước thải ra đạt tiêu chuẩn loại B.
+ Nâng cấp hệ thống cấp điện cho khu CNTT, xây dựng, lắp đặt các trạm biến áp đảm bảo cung cấp điện cho khu CNTT hoạt động, xây dựng trạm biến áp dự phòng chạy bằng Deizel có khả năng tự hoạt động khi mất điện lưới để đảm bảo an toàn cho khu chăn nuôi khi mất điện.
+ Xây dựng hệ thống phòng cháy chữa cháy đồng bộ trong khu chăn nuôi đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy theo tiêu chuẩn Việt Nam, ứng phó kịp thời, giảm thiểu thiệt hại khi không may cháy nổ xảy ra.
+ Xây dựng hệ thống đảm bảo an toàn cho khu chăn nuôi: Xây dựng trạm khử trùng cho xe ôtô tại cổng nhập khu chăn nuôi; xây dựng trạm khử trùng cho cán bộ điều hành quản lý, công nghân viên trước khi vào khu chăn nuôi.
+ Xây dựng hệ thống tường rào bao quanh khu chăn nuôi nhằm đảm bảo các yếu tố về an toàn cũng như thuận lợi trong quản lý. Xây dựng hệ thống ngầm biogas, chú trọng công tác phòng dịch, vật nuôi mắc bệnh cần được kịp thời điều trị.
+ Xây dựng một khu giết mổ gia súc khép kín phục vụ cho nhu cầu xuất bán thịt thương phẩm, đảm bảo an toàn vệ sinh, nâng cao chất lượng các sản phẩm xuất bán, nâng cao giá trị sản phẩm, từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế cho sản xuất kinh doanh.
- Các cấp các ngành cần có những chủ trương, chính sách phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương, có biện pháp đưa vào thực tế, tránh tình trạng chủ trương chính sách của nhà nước chỉ tồn tại trên văn bản như nhiều chính sách hiện nay. Xây dựng chủ trương thu hút đầu tư vào khu CNTT, khuyến khích các hộ còn lại ra đầu tư vào khu CNTT hiện nay, đồng thời tiến hành chuyển đổi ruộng đất, chuyển diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang các hình thức sản xuất kinh doanh mới có hiệu quả cao hơn, xây dựng các khu chăn nuôi tập trung xa khu dân cư mới nhằm phát triển bền vững ngành chăn nuôi trong thời gian tới.
- Tổ chức các buổi hội thảo, tập huấn nâng cao trình độ của các chủ trang trại trong khu CNTT, tuyên truyền đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật mới hiện đại vào ứng dụng trong quá trình sản xuất. Nâng cao nhận thức của người dân về vai trò, tầm quan trọng của chăn nuôi tập trung xa khu dân cư từ đó khuyến khích người dân đầu tư phát triển chăn nuôi hiện đại, an toàn.
- Tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, lãi suất để các trang trại tiếp cận nguồn vốn nhằm đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng cơ sở sản xuất hiện đại, đảm bảo vệ sinh môi trường, tránh tình trạng ô nhiễm gây tổn hại tới sức khỏe con người và vật nuôi.
- Các chủ trang trại cần chủ động nâng cao trình độ, kỹ năng của mình, chủ động tiếp cận các thông tin thị trường, để đưa ra những quyết định tổ chức quản lý, sản xuất kinh doanh hợp lý. Chủ động tìm kiếm, học hỏi kinh nghiệm sản xuất của các trang trại khác.
- Do diện tích của khu CNTT được quy hoạch cố định, diện tích của các trang trại hiện có trong khu là cố định nên muốn nâng cao hiệu quả sản xuất thì các trang trại phải tiến hành lựa chọn loại vật nuôi sao cho phù hợp với điều kiện thực tế của mình nhằm mang lại hiệu quả cao nhất.
- Tìm kiếm nguồn giống chất lượng cao để đưa vào phục vụ sản xuất, với những trang trại lớn có thể tự nghiên cứu phát triển giống phục vụ cho chăn nuôi của trang tại mình. Xây dựng chế độ cung cấp thức ăn hợp lý, phù hợp cho từng thời kỳ phát triển của vật nuôi, đảm bảo cho vật nuôi phát triển tốt nhất, tận dụng tối đa nguồn nguyên nhiên liệu phục vụ sản xuất, giảm thiểu tối đa chi phí sản xuất, kinh doanh. Chú trọng công tác phòng chống dịch bệnh, thường xuyên tiêu độc khử trùng chuồng nuôi, chú ý phòng dịch cho vật nuôi đúng thời điểm.
- Nâng cao năng suất, đảm bảo chất lượng các sản phẩm, chú trọng công tác quảng bá sản phẩm, xây dựng thương hiệu các sản phẩm an toàn dịch bệnh nhằm giảm thiểu, loại bỏ tâm lý e ngại của khách hàng về chất lượng sản phẩm. Biến sự lo lắng, những yêu cầu ngày càng cao của khách hàng về chất lượng các sản phẩm chăn nuôi, thành một cơ hội để phát triển CNTT.
- Các trang trại nên chủ động tìm kiếm các đối tác kinh doanh cả về đầu vào và đầu ra, tôn trọng những thoả thuận, nâng cao uy tín, đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh thông suốt, giảm thiểu rủi ro thị trường. Tận dụng lợi thế gần khu trung tâm lớn của Miền Trung, tìm kiếm khách hàng lâu dài, tạo thương hiệu trong kinh doanh.
- Tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ những trang trại có ý tưởng kinh doanh theo mô hình công ty mang tính khả thi, tạo những cá nhân điển hình là bài học cho các trang trại khác học tập, noi theo, hay rút kinh nghiệm.
4.6.3 Định hướng phát triển mô hình CNTT xa khu dân cư trên địa bàn Huyện
Khu CNTT của xã hiện nay được xây dựng trên diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả Huyện Hoài Hương, qua thực tế hoạt động khu chăn nuôi này đã đạt hiệu quả kinh tế cao hơn trồng lúa rất nhiều. Trong thời gian tới xã đang có định hướng phát triển khu CNTT trên địa bàn xã như sau:
-Xây dựng khu chăn nuôi tập trung đã có hiện nay thành một vùng chăn nuôi tập trung lớn, xa khu dân cư, đảm bảo an toàn về mặt sinh học, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm để cung cấp cho thành phố và dần hướng tới xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.
- Phát triển một số trang trại lớn trong khu CNTT hiện có thành mô hình doanh nghiệp chăn nuôi quy mô lớn, hiện đại.
- Xây dựng các công trình của toàn khu chăn nuôi như nhà điều hành, trạm cấp nước, xửng chế biến phân... nhằm tổ chức, quản lý thống nhất toàn bộ khu CNTT
PHẦN V
KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ
Kết luận
Trong thời kỳ CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn, chăn nuôi tập trung ngày càng giữ vai trò quan trọng, nó không chỉ đưa ngành chăn nuôi phát triển theo hướng hàng hóa, công nghiệp, hiện đại mà còn góp phần giảm thiểu ô nhiểm môi trường, hạn chế sự phát sinh dịch bệnh, gây ảnh hưởng tới vật nuôi, tới môi trường sống của con người, đảm bảo cho ngành chăn nuôi phát triển ổn định, bền vững. Xây dựng và phát triển mô hình chăn nuôi tập trung xa khu dân cư đang là vấn đề nóng của ngành nông nghiệp nói chung, ngành chăn nuôi nói riêng.
Qua quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
Thứ nhất, cơ sở đánh giá HQKT của khu CNTT xa khu dân cư là những nội dung tổng quát về chăn nuôi, về khu CNTT xa khu dân cư theo những quy định, nghị định của nhà nước, những vấn đề liên quan tới HQKT, HQKT của khu CNTT, những kinh nghiệm phát triển CNTT trên thế giới và ở Việt Nam. Thông qua việc nghiên cứu, tìm hiểu những vấn đề xung quanh HQKT của khu CNTT xa khu dân cư chúng tôi tiến hành nghiên cứu đánh giá hiệu quả của mô hình CNTT xa khu dân cư Huyện Hoài Nhơn.
Thứ hai, về tình hình chăn nuôi của Huyện Hoài Nhơn giai đoạn 2008 – 2010: Giá trị ngành chăn nuôi xã không ngừng tăng lên dù thị trường có nhiều biến động, cơ cấu ngành chăn nuôi chiếm tỷ lệ ngày càng cao.
Thứ ba, về thực trạng mô hình chăn nuôi tập trung xa khu dân cư trên địa bàn Huyện Hoài Nhơn : Đề tài đặc biệt đã đi sâu phân tích thực trạng cơ sở hạ tầng chăn nuôi, nguồn vốn của các trang trại chăn nuôi, các phương thức chăn nuôi chủ yếu, các thói quen quản lý và xử lý chất thải cũng như vấn đề ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi gây ra. Kết quả cho thấy: Cơ sở hạ tầng của khu CNTT còn thấp, hệ thống đường giao thông, đường điện, hệ thống cấp thoát nước... chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh của các trang trại, chưa thu hút được các nhà đầu tư; Các trang trại đều được xây dựng theo mô hình VACB song do thiếu vốn nên việc đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, mở rộng kinh doanh khó khăn.
Thứ tư, về hiệu kinh tế và một số hiệu quả xã hội của mô hình chăn nuôi tập trung xa khu dân cư trên địa bàn xã Huyện Hoài Nhơn : Mô hình CNTT mang lại giá trị SPHH cao, đạt gần 22 tỷ đồng chiếm gần 50% tổng giá trị SPHH chăn nuôi của Huyện Hoài Nhơn. Thu nhập – chỉ tiêu được các trang trại quan tâm nhất cao, với giá trị đạt từ 150 triệu/trang trại/năm trở lên. Thu nhập/CLĐ cao hơn rất nhiều so với các hộ điều tra trong khu dân cư khoảng gấp 4 lần, hiệu quả kinh tế trên chi phí của các trang trại trong khu CNTT thấp hơn so với các hộ điều tra trong khu dân cư vì có mức đầu tư lớn hơn rất nhiều, mặt khác các hộ trong khu dân cư tận dụng nguồn thức ăn dư thừa các sản phẩm phụ trồng trọt… giá trị thấp nên chi phí thấp. Bên cạnh đó khu CNTT cũng góp phần giải quyết được một số việc làm thường xuyên cho người lao động địa phương với mức lương khá cao; góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ chất thải chăn nuôi…
Thứ năm, HQKT của mô hình chăn nuôi tập trung tại Huyện Hoài Nhơn, Bình Định cao hay thấp phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đó là: chất lượng giống, loại vật nuôi, nguồn vốn, cơ sở hạ tầng khu chăn nuôi…Trong đó, vốn là yếu tố được các trang trại đánh giá có mức ảnh hưởng cao nhất tới hiệu quả kinh tế của các trang trại.
Thứ sáu, để nâng cao hiệu quả và phát triển mô hình chăn nuôi tập trung xa khu dân cư ở Huyện Hoài Nhơn cần phải dựa trên cơ sở phân tích thực trạng, đánh giá hiệu quả và phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới CNTT xa khu dân cư của xã từ đó đưa ra những giải pháp, định hướng phù hợp . Trong đó chú trọng đầu tư cải thiện, nâng cấp, xây dựng mới cơ sở hạ tầng cho khu CNTT xa khu dân cư; Giải quyết các vấn đề về vốn để giúp các hộ chăn nuôi tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn, khuyến khích họ đầu tư cải thiện cơ sở vật chất để phục vụ tốt nhất cho hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại.
5.2 Kiến nghị
- Cần có một cơ chế thống thoáng và phân cấp trách nhiệm cho UBND xã để giải quyết các nội dung về chuyển nhượng, dồn đổi, thuê đất, sử dụng đất công ích để làm trang trại, khu chăn nuôi tập trung. Thành lập tổ quản lý môi trường tại khu CNTT để duy trì tốt việc xử lý chất thải chăn nuôi, tiến tới trong tương lai gần tổ sẽ quản lý các công trình của toàn khu CNTT như: trạm cấp nước, xưởng chế biến phân,...
- Nhà nước cần có thêm chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho chăn nuôi bao gồm: Cơ chế chính sách ưu đãi về đất đai như khu công nghiệp tập trung cho việc xây dựng khu chăn nuôi tập trung ngoài khu dân cư; Chính sách về đầu tư và tín dụng ưu đãi cho xây dựng khu chăn nuôi tập trung, khuyến khích các hộ có hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi; Hỗ trợ xây dựng các công trình xử lý chất thải chăn nuôi và ưu đãi cho các hộ thực hiện tốt công tác xử lý chất thải, hạn chế ô nhiễm, bảo vệ môi trường. Đồng thời phải có biện pháp đưa những chủ trương chính sách này đi vào thực tế.
- Cần tập trung công tác truyền thông nâng cao nhận thức của người dân về phát triển khu CNTT, nhất là công tác xử lý chất thải. Xóa bỏ tập quán sản xuất cũ theo kiểu nhỏ lẻ, lạc hậu, không chú ý đến việc bảo vệ môi trường như: sử dụng phân tươi để nuôi cá, bón ruộng; xả thẳng nước thải chăn nuôi chưa qua xử lý ra môi trường;....
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình chăn nuôi tập trung xa khu dân cư trên địa bàn Huyện Hoài Nhơn,Tỉnh Bình Định.doc