Đề tài Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của tổng công ty cảng hàng không Miền Nam

Việc tranh thủ đầu tư và trợ giúp kỹ thuật nước ngoài được thể hiện qua các dự án đầu tư nâng cấp kết cấu hạ tầng sử dụng nguồn vốn vay ưu đãi ODA (Dự án nhà ga hành khách quốc tế mới Tân Sơn Nhất), công tác mua sắm trang thiết bị của Tổng công ty Cảng hàng không miền Nam. - Nhằm tiếp thu công nghệ tiên tiến thế giới, Tổng công ty Cảng Hàng không Miền Nam đã tổ chức đấu thầu quốc tế để lựa chọn được trang thiết bị có công nghệ phù hợp, tạo năng suất hiệu quả chất lượng sản phẩm như trang thiết bị phục vụ công tác chỉ huy điều hành bay, trang thiết bị phục vụ hành khách, trang thiết bị phục vụ mặt đất. v.v. Các trang thiết bị đều có công suất đồng bộ, đảm bảo yêu cầu chất lượng dịch vụ, phục vụ hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị một cách hiệu quả. Đặc biệt trong quá trình mua sắm, Tổng công ty luôn chú trọng việc chuyển giao công nghệ thông qua các điều kiện ràng buộc hợp đồng. Người bán luôn có trách nhiệm tổ chức huấn luyện đào tạo đội ngũ nhân viên, cán bộ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, đảm bảo cho Tổng công ty Cảng Miền Nam vận hành, sửa chữa, bảo trì tốt hệ thống trang thiết bị của người bán.

docx28 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2709 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của tổng công ty cảng hàng không Miền Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ật tư, tài sản và hàng hóa của doanh nghiệp, tồn tại dưới hình thái vật chất cụ thể và không có hình thái vật chất cụ thể. Từ sự phân tích trên, có thể đưa ra định nghĩa tổng quát về vốn kinh doanh như sau: Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản hữu hình và tài sản vô hình được đầu tư vào sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lời 2. ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA VỐN KINH DOANH a. Đặc trưng của vốn kinh doanh: Thứ nhất: Vốn phải đại diện cho một lượng giá trị tài sản. Điều đó có nghĩa là vốn được biểu hiện bằng giá trị của những tài sản hữu hình và vô hình như nhà xưởng, máy móc, đất đai, bản quyền, bằng phát minh sáng chế…. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, với sự tiến bộ của khoa học công nghệ thì những tài sản vô hình ngày càng phong phú, đa dạng và giữ vai trò quan trọng trong việc tạo ra khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Thứ hai: Vốn phải vận động sinh lời. Vốn được biểu hiện bằng tiền nhưng tiền chỉ là dạng tiềm năng của vốn, để biến thành vốn thì đồng tiền phải được vận động sinh lời. Trong quá trình vận động, đồng vốn có thể thay đổi hình thái biểu hiện, nhưng điểm xuất phát và điểm cuối cùng của vòng tuần hoàn phải là giá trị - là tiền, đồng tiền phải quay về nơi xuất phát có giá trị lớn hơn. Thứ ba: Trong nền kinh tế thị trường, vốn là một loại hàng hóa đặc biệt. Nói vốn là một loại hàng hóa vì nó có giá trị, giá trị sử dụng như mọi loại hàng hóa khác. Giá trị sử dụng của vốn là để sinh lời. Khác với những hàng hóa khác, quyền sử hữu vốn và quyền sử dụng vốn có thể được gắn với nhau nhưng cũng có thể được tách rời nhau. Thứ tư: Vốn phải được tích tụ, tập trung đến một lượng nhất định mới có thể phát huy được tác dụng. Do đó các doanh nghiệp không chỉ có nhiệm vụ khai thác các tiềm năng về vốn mà còn phải tìm cách thu hút các nguồn vốn để đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Thứ năm: Vốn phải có giá trị về mặt thời gian. Điều này có ý nghĩa khi bỏ vốn vào đầu tư phải xét tính hiệu quả của đồng vốn mang lại. Trong nền kinh tế thị trường, do ảnh hưởng của giá cả, lạm phát và lãi suất nên sức mua của đồng tiền ở thời điểm khác nhau cũng khác nhau. Thứ sáu: Vốn phải gắn liền với chủ sở hữu nhất định và phải được quản lý chặt chẽ. Nếu không xác định được chủ sở hữu thì việc sử dụng vốn và tài sản sẽ gây lãng phí, thất thoát và kém hiệu quả. b.Vai trò của vốn kinh doanh: Vốn là điều kiện tiền đề để doanh nghiệp có thể tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Mỗi doanh nghiệp khi bắt đầu tiến hành sản xuất đều phải cần đến vốn. Nếu không có vốn doanh nghiệp sẽ không thể mua sắm tài sản cố định, thuê mướn nhân công để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Vốn là điều kiện duy trì sản xuất, đổi mới thiết bị công nghệ, mở rộng sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng việc làm cho người lao động. Từ đó tạo điều kiện cho doanh nghiệp tăng cường khả năng trên thị trường, mở rộng xuất khẩu, nâng cao hiệu quả họat động sản xuất kinh doanh. Nếu doanh nghiệp thiếu vốn quá trình sản xuất sẽ bị đình trệ, không đảm bảo được các hợp đồng đã ký với khách hàng....dẫn đến mất thị phần, mất khách hàng; doanh thu và lợi nhuận giảm sút và không đạt được các mục tiêu đã đề ra. Vốn kinh doanh có vai trò như một đòn bẩy, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh cuả doanh nghiệp phát triển, là điều kiện để taọ lợi thế cạnh tranh, khẳng định vai trò cuả doanh nghiệp trên thị trường. Vốn kinh doanh còn là công cụ phản ánh và đánh giá quá trình vận động của tài sản, kiểm tra, giám sát quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu tài chính. Qua đó, các nhà quản trị doanh nghiệp biết được thực trạng khâu sản xuất, đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh, phát hiện được các tồn tại, tìm ra nguyên nhân và đưa ra các biện pháp khắc phục. 3. Phân loại vốn kinh doanh Có nhiều cách phân loại vốn doanh nghiệp theo các giác độ khác nhau. Căn cứ vào đặc điểm luân chuyển vốn a. Vốn cố định: Là biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định (TSCĐ), TSCĐ dùng trong kinh doanh tham gia hoàn toàn vào quá trình kinh doanh nhưng về mặt giá trị thì chỉ có thể thu hồi dần sau nhiều chu kỳ kinh doanh. Vốn cố định biểu hiện dưới hai hình thái: - Hình thái hiện vật: Đó là toàn bộ tài sản cố định dùng trong kinh doanh của các doanh nghiệp. Nó bao gồm nhà cửa, máy móc, thiết bị, công cụ... - Hình thái tiền tệ: Đó là toàn bộ TSCĐ chưa khấu hao và vốn khấu hao khi chưa được sử dụng để sản xuất TSCĐ, là bộ phận vốn cố định đã hoàn thành vòng luân chuyển và trở về hình thái tiền tệ ban đầu. b. Vốn lưu động: Là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động và vốn lưu động. Vốn lưu động tham gia hoàn toàn vào quá trình kinh doanh và giá trị có thể trở lại hình thái ban đầu sau mỗi vòng chu chuyển của hàng hoá. Nó là bộ phận của vốn sản xuất, bao gồm giá trị nguyên liệu, vật liệu phụ, tiền lương... Những giá trị này được hoàn lại hoàn toàn cho chủ doanh nghiệp sau khi đã bán hàng hoá.Trong quá trình sản xuất, bộ phận giá trị sức lao động biểu hiện dưới hình thức tiền lương đã bị người lao động hao phí nhưng được tái hiện trong giá trị mới của sản phẩm, còn giá trị nguyên, nhiên vật liệu được chuyển toàn bộ vào sản phẩm trong chu kỳ sản xuất kinh doanh đó. Vốn lưu động ứng với loại hình doanh nghiệp khác nhau thì khác nhau. Đối với doanh nghiệp thương mại thì vốn lưu động bao gồm: Vốn lưu động định mức và vốn lưu động không định mức. Trong đó: - Vốn lưu động định mức: Là số vốn tối thiểu cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong kỳ, nó bao gồm vốn dự trữ vật tư hàng hóa và vốn phi hàng hoá để phục vụ cho hoạt động kinh doanh. - Vốn lưu động không định mức: Là số vốn lưu động có thể phát sinh trong quá trình kinh doanh nhưng không có căn cứ để tính toán định mức được như tiền gửi ngân hàng, thanh toán tạm ứng...Đối với doanh nghiệp sản xuất thì vốn lưu động bao gồm: Vật tư, nguyên nhiên vật liệu, công cụ, dụng cụ... là đầu vào cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. B. Căn cứ vào nguồn hình thành a.Vốn tự có: Là nguồn vốn có trong nội bộ doanh nghiệp. Với doanh nghiệp Nhà nước thì vốn tự có do doanh nghiệp Nhà nước cấp từ lúc thành lập doanh nghiệp hoặc cấp bổ sung theo nhu cầu sản xuất kinh doanh. Với doanh nghiệp tư nhân thì nó là phần vốn của chủ doanh nghiệp bỏ ra để kinh doanh, còn với công ty cổ phần thì do các cổđông đóng góp thông qua việc nắm giữ cổ phiếu của công ty. Ngoài ra phần lợi nhuận không chia dùng để tái đầu tư cũng bổ sung vào vốn tự có của doanh nghiệp. b.Vốn huy động bên ngoài Vốn huy động bên ngoài có thể là vốn vay, vốn liên doanh liên kết. Do nhu cầu sản xuất kinh doanh, do yêu cầu đổi mới, phát triển và mở rộng liên tục, do khả năng về vốn tự có không thể trang trải được tất cả các thành phần cần thiết, các doanh nghiệp phải tìm đến một nguồn tài trợ khác là vốn vay. Doanh nghiệp có thể vay vốn từ ngân hàng thương mại hoặc phát hành tín phiếu để huy động vốn. Vốn vay dài hạn có thểđược thực hiện thông qua các dựán đầu tư phát triển khả thi. Nó có thểđược thực hiện bằng vốn trung và dài hạn của ngân hàng thương mại hoặc có thể phát hành trái phiếu công ty nếu được phép. Liên doanh liên kết cũng là một phương pháp huy động vốn rất phổ biến nhờđó mà doanh nghiệp có thể nâng cao khả năng về vốn, nâng cao trình độ quản lý, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như hiện đại hoá công nghệ. C. Căn cứ vào nội dung vật chất vốn a. Vốn thực: Là toàn bộ hàng hoá phục vụ cho sản xuất và dịch vụ khác như máy móc thiết bị, nhà xưởng ..v..v.. phần vốn này phản ánh hình thái vật thể của vốn, nó tham gia trực tiếp vào sản xuất kinh doanh. b.Vốn tài chính: Là biểu hiện dưới hình thái tiền, chứng khoán và các giấy tờ có giá khác dùng cho việc mua tài sản, máy móc … phần vốn này phản ánh phương tiện tài chính của vốn. II. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP KHÁI NIỆM VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp buộc phải tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường, xuất phát từ quan hệ cung cầu. Sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai? Sản xuất như thế nào? không xuất phát từ chủ quan của doanh nghiệp hay từ mệnh lệnh của cấp trên mà xuất phát từ nhu cầu thị trường, từ quan hệ cung cầu và lợi ích của doanh nghiệp. Mục đích của mọi doanh nghiệp trong nền kinh tế trường là sản xuất kinh doanh đem lại hiệu quả cao. Lấy hiệu quả làm thước đo cho mọi hoạt động của doanh nghiệp. Hiệu quả là lợi ích kinh tế đạt được sau khi đã bù đắp hết các khoản chi phí bỏ ra cho hoạt động kinh doanh. Do đó, nhiệm vụ của các doanh nghiệp là phải phân bổ, sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp vào quá trình sản xuất kinh doanh sao cho hợp lý và có hiệu quả. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh có ảnh hưởng quyết định đến sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp. Hiệu quả sử dụng vốn là chỉ tiêu biểu hiện một mặt về hiệu quả kinh doanh. Phản ánh trình độ quản lý và sử dụng vốn của doanh nghiệp trong việc tối đa hóa kết quả, lợi ích hoặc tối thiểu hóa lượng vốn và thời gian sử dụng theo các điều kiện về nguồn lực xác định phù hợp với mục tiêu kinh doanh. Như vậy có thể hiểu là với một lượng vốn nhất định bỏ vào họat động sản xuất kinh doanh sẽ đem lại lợi nhuận cao nhất và làm cho đồng vốn không ngừng sinh sôi nảy nở, tức là hiệu quả sử dụng vốn thể hiện ở hai mặt: bảo toàn được vốn và tạo ra được các kết quả theo mục tiêu kinh doanh, trong đó đặc biệt là kết quả về sức sinh lời của đồng vốn. Bên cạnh đó, phải chú ý cả mặt tối thiểu hóa lượng vốn và thời gian sử dụng vốn của doanh nghiệp. Kết quả sử dụng vốn phải thỏa mãn được lợi ích của doanh nghiệp và các nhà đầu ở mức độ mong muốn cao nhất, đồng thời nâng cao được lợi ích của toàn bộ nền kinh tế. Có rất nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề hiệu quả sử dụng VKD của doanh nghiệp. Nhưng dù đứng trên quan điểm nào, thì về bản chất hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn nhân tài lực của doanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh với chi phí bỏ ra thấp nhất. 2.CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN: a. Đối với vốn cố định: Doanh thu thuần trong kỳ Hiệu suất sử dụng = --------------------------------------------- vốn cố định Vốn cố định bình quân trong kỳ Lợi nhuận trong kỳ Hệ số sinh lời VCĐ = ------------------------------------- Vốn cố định bình quân trong kỳ b. Đối với vốn lưu động: Doanh thu thuần trong kỳ Số vòng quay VLĐ = ------------------------------------- Vốn lưu động bình quân trong kỳ Số ngày dương lịch trong kỳ Kỳ luân chuyển bình quân = ------------------------------------- của vốn lưu động (ngày) Số vòng quay VLĐ Lợi nhuận trong kỳ Hệ số sinh lợi VLĐ = --------------------------------- Vốn lưu động bình quân c. Đối với toàn bộ vốn: Doanh thu thuần trong kỳ Hiệu suất luân chuyển của vốn = ----------------------------------- Vốn bình quân trong kỳ Lợi nhuận trong kỳ Mức doanh lợi của vốn = ------------------------------- (Tỷ suất lợi nhuận) Vốn bình quân trong kỳ 2. SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn kinh doanh vận động liên tục và nhu cầu vốn ở mỗi thời điểm khác nhau là khác nhau. Đồng vốn bỏ ra có khả năng sinh lời có liên quan trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Nếu sử dụng đồng vốn không có hiệu quả, không bảo đảm được vốn, không làm cho nó sinh lời thì doanh nghiệp sẽ không tồn tại và dẫn đến nguy cơ phá sản. Vì vậy việc tổ chức và đảm bảo kịp thời, đầy đủ vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là mục tiêu và là yêu cầu khách quan đối với tất cả các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh. Việc tăng cường công tác tổ chức và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong các doanh nghiệp xuất phát từ những nguyên nhân sau: * Xuất phát từ mục đích kinh doanh của doanh nghiệp: Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh đều hướng tới mục tiêu là tối đa hóa giá trị tài sản của chủ sở hữu dựa trên cơ sở nâng cao lợi nhuận. Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp liên quan đến tất cả các mặt trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, là nguồn tích lũy cơ bản để tái sản xuất mở rộng. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường hiện nay, doanh nghiệp có tồn tại và phát triển được hay không thì điều kiện quyết định là doanh nghiệp có tạo ra được lợi nhuận hay không? Vì thế lợi nhuận được coi là một trong những đòn bẩy quan trọng, đồng thời là một chỉ tiêu cơ bản để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh. Do đó, sản xuất như thế nào để thu được lợi nhuận cao là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp. * Xuất phát từ vai trò của vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: Vốn là tiền đề, là xuất phát điểm cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh; là điều kiện quyết định và ảnh hưởng xuyên suốt đến toàn bộ quá trình họat động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra vốn kinh doanh là điều kiện để sử dụng các nguồn tiềm năng khác với mục đích phát triển kinh doanh, phục vụ cho quá trình tái sản xuất mở rộng. Trên thực tế, đã có không ít các doanh nghiệp có khả năng về nhân lực, có cơ hội đầu tư nhưng thiếu khả năng tài chính mà đành bỏ lỡ mất cơ hội kinh doanh. Với vai trò quan trọng đó, đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn quan tâm đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Đó cũng chính là mục tiêu cần đạt tới của việc sử dụng vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. * Xuất phát từ tình hình quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp: Trong cơ chế bao cấp, hầu hết các doanh nghiệp Nhà nước được Nhà nước bao cấp toàn bộ vốn sản xuất kinh doanh hoặc là được ưu tiên vay vốn với lãi suất thấp. Việc khai thác thu hút vốn không được đặt ra như một yêu cầu cấp bách, có tính sống còn đối với doanh nghiệp. Điều này đã vô tình “triệt tiêu” tính chủ động, sáng tạo và tính linh hoạt của các doanh nghiệp. Chuyển sang nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế cùng đan xen hoạt động, các doanh nghiệp Nhà nước chỉ còn là một bộ phận song song cùng tồn tại với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác. Các doanh nghiệp phải tự trang trải mọi chi phí và đảm bảo kinh doanh có lãi, phải tổ chức sử dụng vốn tiết kiệm và có hiệu quả.Nếu không thực hiện được các yêu cầu trên, các doanh nghiệp rất dễ lâm vào tình trạng phá sản. Hơn nữa để tồn tại và phát triển trong cơ chế mới đòi hỏi các doanh nghiệp phải năng động, nắm bắt nhu cầu thị trường, đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, cải tiến quy trình công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm. Những đòi hỏi đó buộc các doanh nghiệp phải quản lý đồng vốn một cách chặt chẽ hơn. Mặt khác, việc quản lý và sử dụng vốn của doanh nghiệp Nhà nước hiện nay còn khác trước, là các doanh nghiệp phải bảo toàn được số vốn được giao, kể cả khi trượt giá và phải đầu tư mở rộng phát triển quy mô sản xuất kinh doanh. Do đó, vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh càng trở nên cấp bách. * Xuất phát từ tầm quan trọng của việc tổ chức đảm bảo vốn và ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho sản xuất kinh doanh: Tất cả các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ở bất kỳ quy mô nào đều cần đến một lượng vốn nhất định. Hơn nữa, việc mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong điều kiện tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ phát triển với tốc độ cao, nhu cầu vốn đầu tư cho các hoạt động này ngày càng lớn. Do vậy việc tổ chức huy động vốn ngày càng trở nên quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Ngoài ra, việc huy động vốn đầy đủ và kịp thời giúp cho doanh nghiệp có thể chớp thời cơ kinh doanh, tạo lợi thế trong cạnh tranh. Việc lựa chọn các hình thức huy động vốn thích hợp còn giúp giảm bớt chi phí sử dụng vốn, gây tác động rất lớn làm tăng lợi nhuận ròng cho doanh nghiệp. Từ những vấn đề nêu trên cho thấy nâng cao hiệu quả sử dụng VKD có một ý nghĩa hết sức quan trọng trong công tác quản lý tài chính của doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay. Nó quyết định sự sống còn, sự tăng trưởng và phát triển của mỗi doanh nghiệp trong cơ chế mới. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là vấn đề cấp bách đặt ra cho các doanh nghiệp vì nó là các yếu tố cần thiết để thực hiện quá trình sản xuất, quyết định giá thành sản phẩm. Trong các điều kiện kinh tế thị trường hiện nay thì việc tiết kiệm triệt để vốn để giảm giá thành sản phẩm là yếu tố lợi thế. Vậy việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn còn góp phần nâng cao khả năng họat động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, mở rộng quy mô hoạt động sản xuất, tăng nhanh tốc độ hoạt động của doanh nghiệp, tăng khả năng cạnh tranh nhằm đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp; góp phần tăng trưởng nền kinh tế xã hội. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH Ở CẢNG HÀNG KHÔNG MIỀN NAM KHÁI QUÁT VỀ TỔNG CÔNG TY CẢNG HÀNG KHÔNG MIỀN NAM THÔNG TIN CHUNG Tổng công ty Cảng hàng không Miền Nam (tên giao dịch tiếng Anh: Southern Airports Corporation - viết tắt: SAC) là Doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải, hiện đang quản lý 08 Cảng hàng không khu vực phía Nam, bao gồm: Cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất và 07 Cảng hàng không địa phương: Buôn Ma Thuột, Liên Khương, Phú Quốc, Rạch Giá, Cà Mau, Côn Đảo và Cần Thơ Tổng công ty Cảng hàng không miền Nam là một trong những doanh nghiệp lớn, có uy tín trong lĩnh vực hàng không tại Việt Nam. Tổng công ty Cảng hàng không miền Nam được thành lập 1/2008 trên cơ sơ tổ chức lại Cụm cảng hàng không miền Nam, đến nay Tổng công ty Cảng hàng không miền Nam đã phát triển trở thành một Tổng công ty nhà nước hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực với 7 công ty con, công ty liên kết, liên doanh với tổng doanh thu đạt 124% kế hoạch năm, nộp ngân sách nhà nước đạt  113.23%  kế hoạch năm (2008) và đội ngũ nhân viên hơn 4.000 người. Vốn điều lệ : 4.109.045 triệu đồng (Bốn nghìn một trăm lẻ chín tỷ, bốn mươi lăm triệu đồng). Tổng công ty Cảng hàng không miền Nam hiện có đối tác là hơn 40 hãng hàng không nổi tiếng thế giới như: Air France-KLM; Lufthansa; United Airlines, Qatar Airways, Cathay Pacific; ANA, Air China, JAL, Korean Air, Asiana, Air China, China Airlines… và những hãng hàng không quốc gia của các nước thành viên khối ASEAN và nhiều hãng vận chuyển hàng hóa lẫn những hãng vé rẻ như Tiger Airways, Jetstar International; Jetstar Asia và Bangkok Airways. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty Cảng hàng không Miền nam qua các giai đoạn từ 1975 đến 1990 tiếp quản sân bay sau chiến tranh, từ 1990 đến 2005 thành lập Cụm Cảng hàng không Miền nam, và từ 2005 đến nay. Quá trình hình thành và phát triển: 1975 – 1990 Sau Ngày 30/4/1975, để tiếp quản và điều hành các hoạt động bay dân dụng ở miền Nam, Ban quản lý và điều hành hoạt động bay ở sân bay Tân Sơn Nhất thuộc quân chủng Phòng không –Không quân được thành lập Những năm thập kỷ 80, với tên gọi “Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất” thuộc tổng cục HK và các sân bay khu vực miền Nam được Nhà nước đầu tư sửa chữa khôi phục và nâng cấp từng bước đưa thêm trang thiết bị hiện đại vào phục vụ việc chỉ huy hạ cất cánh và điều hành bay. Hoạt động Hàng không ở các sân bay khu vực miền Nam đã bắt đầu nhộn nhịp với tần suất bay và sản lượng vận chuyển ngày một tăng, từng bước chuyển từ cơ chế quan liêu bao câp sang hạch toán kinh doanh XHCN 1990 - 2005 Thành Lập Cụm Cảng HK Miền Nam Ngày 1 tháng 7 năm 1993, Cụm cảng Hàng không sân bay miền Nam được thành lập theo quyết định số 203/CAAV của Cục trưởng cục Hàng không dân dụng Việt Nam. Từ đơn vị sự nghiệp có thu, Ngày 6 tháng 7 năm 1998, Thủ tướng chính phủ kư quyết định chuyển các Cụm cảng hàng không sân bay miền Bắc, miền Trung, miền Nam thành doanh nghiệp nhà nước, hoạt động công ích. với những chức năng mới, Cụm cảng Hàng không miền Nam đã tích cực đổi mới, từng bước kiện toàn cơ cấu tổ chức, phát triển toàn diện Chức năng nhiệm vụ chính trong giai đoạn này Cụm cảng HK miền Nam là doanh nghiệp hoạt động công ích, bao gồm cảng HK Quốc tế TSN và 06 cảng HK địa phương: Buôn Ma Thuột; Liên Khương; Phú Quốc; Rạch Giá; Cà Mau, Côn Sơn. Với chức năng quản lý nhà nước về chuyên ngành HK tại khu vực. Quản lý khai thác có hiệu quả kết cấu hạ tầng sân bay, cung ứng những dịch vụ HK, dịch vụ công cộng, thường xuyên duy trì bảo đảm an ninh an toàn trên không và mặt đất, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường HK trong nước và quốc tế. 2005 – đến nay Từ năm 2006, Công ty dịch vụ Hàng không sân bay TSN (SASCO) là đơn vị hạch toán độc lập chuyển về trực thuộc Cụm cảng HK Miền Nam thực hiện chức năng kinh doanh các dịch vụ HK và phi hàng không tại cảng HK TSN và trong phạm vi cả nước. Hơn 30 năm xây dựng và phấn đấu Cụm Cảng Hàng Không Miền Nam đã có những bước tiến dài trên con đường phát triển và hội nhập, đáp ứng nhu cầu ngày một cao của sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa. Thành lập Tổng Công Ty Cảng Hàng Không Miền Nam Ngày 25/1/2008 Lễ công bố Quyết định 168/QĐ-BGTVT ngày 16/1/2008 của Bộ giao thông vận tải về việc thành lập Tổng công ty Cảng Hàng không miền Nam đã được tổ chức tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất. CÔNG TY THÀNH VIÊN Công ty Dịch vụ Hàng không Sân bay Tân Sơn Nhất (SASCO) Công ty  Phục vụ mặt đất Sài Gòn (SAGS) Trung Tâm Dịch vụ kỹ thuật hàng không miền Nam (SATC) Trung Tâm Khai thác khu bay Tân Sơn Nhất (TAC) Trung Tâm Khai thác ga Tân Sơn Nhất (TTOC) Trung Tâm an ninh Hàng Không Tân Sơn Nhất (TASC) Xí nghiệp vận tải hàng không miền Nam (SATC) CẢNG HÀNG KHÔNG TRỰC THUỘC Cảng hàng không Tân Sơn Nhất Cảng hàng không Buôn Mê Thuột Cảng hàng không Liên Khương Cảng hàng không Phú Quốc Cảng hàng không Rạch Giá Cảng hàng không Cà Mau LĨNH VỰC KINH DOANH a) Đầu tư, quản lý, khai thác, kinh doanh các cảng hàng không, sân bay bao gồm: Khu bay ( đường hạ cất cánh, đường lăn, sân đậu tàu bay).  Nhà ga hành khách, nhà ga hàng hóa. Nhà sản xuất suất ăn hàng không.  Nhà sửa chữa, bảo trì kỹ thuật tàu bay.  Cung cấp xăng dầu hàng không.  Kinh doanh các dịch vụ hàng không và phi hàng không. b) Đầu tư, quản lý vốn đầu tư và trực tiếp sản xuất, kinh doanh bao gồm Khai thác kết cấu hạ tầng, trang bị, thiết bị của cảng hàng không, sân bay.  Cung cấp dịch vụ đảm bảo an ninh hàng không, an toàn hàng không.  Xây dựng, tư vấn xây dựng, sửa chữa, bảo trì, lắp đặt các công trình xây dựng cơ bản dân dụng và công nghiệp, các trang thiết bị công trình xây dựng, điện, điện tử, nhiệt lạnh, cơ khí chuyên ngành. Cung cấp dịch vụ hàng không và phi hàng không bao gồm Bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay và các phụ tùng thay thế.  Cung ứng dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng, lắp đặt trang thiết bị hàng không và các thiết bị kỹ thuật khác, vật tư phụ tùng trong nước và ngoài nước.  Các dịch vụ khoa học và công nghệ.  Cung ứng các dịch vụ phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất, các dịch vụ tại nhà ga hành khách, ga hàng hóa.  Dịch vụ thương nghiệp, bán hàng miễn thuế tại nhà ga hàng không, tại các tỉnh, thành phố và trên tàu bay.  Các dịch vụ phục vụ sân đỗ tại các cảng hàng không, sân bay và các dịch vụ hàng không, phi hàng không, các dịch vụ công cộng khác tại cảng hàng không, sân bay.  Dịch vụ kinh doanh vận tải hành khách, hàng hóa.  Kho hàng hóa; giao nhận hàng hóa. Nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ.  Dịch vụ văn hóa, dịch vụ giải trí.  Xuất khẩu, nhập khẩu phụ tùng, thiết bị hàng không (thuê, cho thuê, mua, bán) và những mặt hàng khác theo quy định của Nhà nước.  Dịch vụ đại lý cho hãng hàng không, các nhà sản xuất phụ tùng, thiết bị, hàng hóa, các công ty vận tải, du lịch trong nước và ngoài nước.  Cung ứng xăng dầu, mỡ hàng không (bao gồm : nhiên liệu, dầu mỡ bôi trơn, chất lỏng chuyên dùng) và xăng dầu khác tại các cảng hàng không, sân bay và các địa điểm khác.  Họat động tài chính, cho thuê tài chính, ngân hàng. Kinh doanh địa ốc, văn phòng cho thuê, siêu thị, sân golf . II. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY CẢNG HÀNG KHÔNG MIỀN NAM 1. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY a) Cơ cấu vốn: Cơ cấu vốn của cụm cảng hàng không miền Nam được thể hiện trong bản sau: Bảng cơ cấu vốn của cụm cảng hàng không miền Nam: Đơn vị tính: đồng Năm 2005 2006 Chỉ tiêu Số tiền % Số tiền % Tổng vốn 2.587.145.473.000 100 3.265.632.798.000 100 Vốn cố định 927.644.757.300 35,86 1.045.463.848.000 32,01 Vốn lưu động 1.659.500.716.000 64.14 2.220.168.950.000 67.99 Năm 2006, Cảng hàng không miền Nam đầu tư XDCB hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng, mua sắm trang thiết bị, điều chỉnh tăng do nhiều công trình XDCB sau khi công trình hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng sau đó mới tiến hành công tác nghiệm thu, thanh quyết toán. Vì vậy khi đưa công trình vào khai thác sử dụng đơn vị phải tạm ghi tăng giá trị tài sản, sau đó mới tiến hành điều chỉnh bổ sung nguyên giá. Số vốn cố định chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong tổng vốn ( tăng từ 44,96% lên 48,88%),số tăng tuyệt đối là 872.882.640 triệu đồng, tăng 52,68% so với năm 2005, chiếm 58,56% số tăng của tổng tài sản. b) Cơ cấu nguồn vốn Bảng cơ cấu nguồn vốn của cụm cảng hàng không Việt Nam: Năm 2005 2006 Chỉ tiêu Số tiền % Số tiền % Nợ phải trả 864.069.624.127 23,45 1.665.185.822.672 32,17 Nợ ngắn hạn 193.851.691.911 5,26 222.782.539.352 4,3 Nợ dài hạn 670.217.932.216 18,19 1.442.403.283.320 27,87 Nguồn vốn chủ sở hữu 2.820.916.956.203 76,55 3.510.348.638.041 67,83 Tổng nguồn vốn 3.684.986.580.330 100 5.175.534.460.713 100 Với số liệu trên cho thấy công ty cảng hàng không miền Nam khá chủ động trong việc sử dụng nguồn vốn, vốn chủ sở hữu chiếm phần lớn trong tổng nguồn vốn (76,55% vào năm 2005 và 67,83% vào năm 2006). Năm 2006 nợ phải trả tăng 801.122.198.500 (tăng gần gấp đôi so với năm 2005), tỷ trọng nợ phải trả trong tổng nguồn vốn cũng tăng lên. Đáng chú ý là các khoản nợ chiếm tỷ trọng không đều nhau. Nợ dài hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn, điều này có thể được giải thích là trong năm 2006, công ty cảng hàng không Miền Nam đã đầu tư nâng cấp tài sản cố định nhằm nâng cao năng suất. Mặc dù nguồn vốn chủ sỡ hữu có tăng, tuy nhiên ta nhận thấy tỷ trọng nguồn vốn này giảm đi trong tổng nguồn vốn của tập đoàn, điều này chứng tỏ hoạt động kinh doanh không đạt được hiệu quả tốt nhất. MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP: NĂM 2005 CHỈ TIÊU ĐVT NĂM TRƯỚC NĂM NAY Bố trí cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn 1.1 Bố trí cơ cấu tài sản Tài sản cố định/tổng số tài sản % 46,32 44,94 Tài sản lưu động/tổng số tài sản % 53,68 55,06 Bố trí cơ cấu nguồn vốn Nợ phải trả/tổng nguồn vốn % 23,86 23,52 Nguồn vốn chủ sở hữu/tổng nguồn vốn % 76,14 76,48 Khả năng thanh toán 2.1 Khả năng thanh toán hiện hành Lần 4,19 4,25 2.2 Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn Lần 9,55 10,39 2.3 Khả năng thanh toán nhanh Lần 8,90 9,54 Tỷ suất sinh lời 3.1 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu Tỷ suất lợi nhuận trước thuế/doanh thu % 65,44 63,53 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/ doanh thu % 47,12 45,74 3.2 Tỷ suất lợi nhận trên tổng tài sản Tỷ suất lợi nhuận trước thuế/tổng tài sản % 19,04 18,02 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/tổng tài sản % 13,70 12,98 3.3 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên nguồn vốn chủ sở hữu % 18,04 16,99 Căn cứ Quyết định số 3327/QĐ-BGTVT ngày 7/7/2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về việc giao kế hoạch tỷ suất lợi nhuận / vốn nhà nước năm 2005 là 27,5%; kết quả thực hiện như sau: Kết quả thực hiện trên sổ sách kế toán đạt 27,11% Kết quả đã loại trừ các yếu tố khách quan đạt 28,43% bằng 103,38% so với kế hoạch Các nguyên nhân khách quan ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận cụ thể: Căn cứ công văn số 17286/BTC-TCDN ngày 30/12/2005 của Bộ Tài Chính về việc Xử lý nợ của Công ty CFHK Pacific Airlines, đơn vị đã hạch toán đợt 1 số tiền 6.616.075.710 đồng. Căn cứ công văn số 205/CHK-QLC ngày 27/1/2005 của Cục Hàng không về việc “Dịch vụ dẫn tàu bay bằng Follow me tại các cảng hàn không”; từ đó dẫn đến số giảm doanh thu từ tháng 4 đến tháng 12/2005 là: 23.501.474.945 đồng. Căn cứ công văn số 1120/CHK-TC ngày 23/05/2005 của Cục Hàng không Việt Nam về việc “Tiếp tục thực hiện chính sách miễn, giảm giá dịch vụ tại cảng hàng không và điều hành bay cho Pacific Airlines”, tổng số giảm là 2.299.249.144 đồng NĂM 2006 CHỈ TIÊU ĐVT CUỐI NĂM ĐẦU NĂM Bố trí cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn 1.1 Bố trí cơ cấu tài sản Tài sản cố định/tổng số tài sản % 48,86 44,51 Tài sản lưu động/tổng số tài sản % 50,80 55,04 Bố trí cơ cấu nguồn vốn Nợ phải trả/tổng nguồn vốn % 32,17 23,45 Nguồn vốn chủ sở hữu/tổng nguồn vốn % 67,82 76,54 Khả năng thanh toán 2.1 Khả năng thanh toán hiện hành Lần 3,10 4,26 2.2 Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn Lần 11,83 10,49 2.3 Khả năng thanh toán nhanh Lần 10,34 9,64 Tỷ suất sinh lời 3.1 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu Tỷ suất lợi nhuận trước thuế/doanh thu % 64,89 63,95 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/ doanh thu % 46,73 46,08 3.2 Tỷ suất lợi nhận trên tổng tài sản Tỷ suất lợi nhuận trước thuế/tổng tài sản % 16,50 18,15 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/tổng tài sản % 11,88 13,08 3.3 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên nguồn vốn chủ sở hữu % 17,53 17,09 Căn cứ quyết định số 2742/QĐ-BGTVT ngày 12/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải giao kế hoạch tỷ suất lợi nhuận trên vốn nhà nước năm 2006 cho đơn vị là 23,20%; kết quả thực hiện như sau: Tỉ suất lợi nhuận: đạt 28,34% bằng 122,15% so với kế hoạch được giao Các nguyên nhân khách quan ảnh hưởng đến kết quả tỉ suất lợi nhuận: Các khoản chi phí tăng do yếu tố khách quan làm giảm tỉ suất lợi nhuận: Căn cứ công văn số 274/TCDN-NVII ngày 22/08/2006 của Bộ Tài chính về việc xử lý nợ của công ty cổ phần hàng không Pacific Airlines đến thời điểm 21/01/2005. Đơn vị đã thực hiện xóa nợ đợt 2 với số tiền là 2.359.814.000 đồng. Căn cứ công văn số 12/CV-TTR ngày 11/01/2007 của Thanh Tra Bộ tài chính về việc xử lý thuế đầu ra phải nộp năm 2005 đối với khoản thu dịch vụ bổ sung ĐHB quá cảnh cho TTQLBDD tiền là 4.805.696.818 đồng. Căn cứ QĐ số 31/CHK ngày 21/08/2006 về việc đưa giá vé PVHK QT vào giá vé máy nay từ ngày 01/11/2006, do đó đơn vị phải thanh toán cho phí thu hộ cho các hãng HKQT số tiền là 1.068.980.940 đồng Căn cứ Thông tư số 13/2006/TT-BTC ngày 27/02/2006 về việc hướng dẫn trích lập dự phòng khoản phải thu khó đòi. Tròng năm đơn vị có trích lập dự phòng phải thu khó đòi là 10.716.529.890 đồng. Tổng lợi nhuận giảm do các yếu tố khách quan là 18.951.021.648 đồng Tỉ lợi nhuận đã loại trừ các yếu tố khách quan: đạt 28,96% bằng 131,37% so với kế hoạch được giao MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG DOANH NGHIỆP: NĂM 2005 Chỉ tiêu doanh thu và thu nhập khác: Tổng doanh thu đạt 1.044 tỷ, bằng 110.03% so với kế hoạch; tăng 16,03% ( tăng > 7% theo qui định) so với năm 2004; doanh nghiệp được xếp loại A; Nợ phải trả quá hạn và khả năng thanh toán: Đơn vị không có nợ phải trả qáu hạn và có khả năng thanh toán nợ đến hạn ( 12,37 lần) > 1; doanh nghiệp được xếp loại A; Tình hình thực hiện các qui định của pháp luật hiện hành: Không có kết luận của cơ quan thẩm quyền về vi phạm các qui định của pháp luật hiện hành; doanh nghiệp được xếp loại A; Tình hình thực hiện các sản phẩm, dịch vụ công ích: Hoàn thành vượt mức về sản lượng, với chất lượng sản phẩm, dịch vụ đảm bảo tiêu chuẩn qui định; doanh nghiệp được xếp loại A; Hệ số bảo toàn vốn nhà nước tại đơn vị: (3.682.041.095.610 – 865.783.360.022) / (1.423.584.647.844 + 1.230.528.056.220 + 20.481.776.721) = 1,054 > 1; đơn vị đã phát triển được vốn. NĂM 2006 Chỉ tiêu doanh thu và thu nhập khác: Tổng doanh thu đạt 1.315 tỷ, bằng 115.74% so với kế hoạch; tăng 15,76% so với năm 2005; doanh nghiệp được xếp loại A. Nợ phải trả quá hạn và khả năng thanh toán: Đơn vị không có nợ phải trả qáu hạn và có khả năng thanh toán nợ đến hạn ( 11,83 lần) > 1; doanh nghiệp được xếp loại A. Tình hình thực hiện các qui định của pháp luật hiện hành: Không có kết luận của cơ quan thẩm quyền về vi phạm các qui định của pháp luật hiện hành; doanh nghiệp được xếp loại A. Hệ số bảo toàn vốn nhà nước tại đơn vị: (5.175.534.460.713 – 1.665.185.822.672) / (1.773.556.976.532+1.487.112.922.517+92.662.829) = 1,045>1; đơn vị đã phát triển được vốn. 4.CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ SỬ DỤNG VỐN HIỆU QUẢ a) Đối với vốn cố định Bảng Kết quả chi tiêu tổng hợp Năm 2005 2006 2006 so với 2005 Chỉ tiêu Mức tăng tuyệt đối % Hiệu suất sử dụng VCĐ 1,1266 1,2657 0,1391 12,347 Hệ sinh lời VCĐ 0,5150 0,5883 0,0733 14,233 b) Đối với vốn lưu động Năm 2005 2006 2006 so với 2005 Chỉ tiêu Mức tăng tuyệt đối % Số vòng quay VLĐ 0,6298 0,5960 -0,0338 -5,367 Kì luân chuyển bình quân VLĐ 580 612 41 7,069 Hệ số sinh lời VLĐ 0,2879 0,2770 -0,0109 -3,786 c) Đối với toàn bộ vốn: Năm 2005 2006 2006 so với 2005 Chỉ tiêu Mức tăng tuyệt đối % Hiệu suất luân chuyển vốn 0,4039 0,4052 0,0013 0,322 Mức doanh lợi của vốn 0,1847 0,1883 0,0036 1,95 CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA TỔNG CÔNG TY CẢNG HÀNG KHÔNG MIỀN NAM Ngay từ khi mới thành lập Tổng Công ty Cảng Hàng không miền Nam đã liên tục đổi mới, phát triển toàn diện nhằm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước giao phó, đồng thời đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của ngành công nghiệp hàng không thế giới. Tổng Công ty Cảng Hàng không miền Nam luôn phấn đấu và nỗ lực không ngừng, dựa trên tiêu chí: Dịch vụ chu đáo, an ninh - an toàn luôn được đề cao, tất cả vì sự hài lòng của khách hàng. Những định hướng chủ lực trong thời gian tới: Phát triển ngành nghề kinh doanh, phát triển và mở rộng thị trường. Nâng tỷ trọng doanh thu dịch vụ phi hàng không lên từ 40% đến 60% trên tổng doanh thu. Mở rộng, nâng cấp và xây dựng mới các cảng hàng không, sân bay: Cảng hàng không Quốc tế Cần Thơ, Cảng hàng không Liên Khương, Cảng Hàng không Quốc tế Phú Quốc mới và Cảng hàng không quốc tế Long Thành,… Chuẩn bị điều kiện, xây dựng phương án cổ phần hóa một số đơn vị, công ty thành viên (Công ty con), và kế hoạch tách, chuyển đổi, thành lập một số đơn vị, công ty con mới theo hướng đa sở hữu, công ty cổ phần. Thực hiện lộ trình chuyển đổi Công ty SASCO thành Công ty TNHH 1 thành viên hoặc Công ty cổ phần từ khi Đề án được phê duyệt đến năm 2009. Riêng Công ty Vận tải Hàng không miền Nam (SATRANCO) sẽ cổ phần hóa ngay khi đề án được phê duyệt. NHÌN LẠI SỰ PHÁT TRIỂN TRONG CÁC NĂM QUA (2000-2010) Thị trường Hàng không Việt Nam đã đạt được những bước tiến đáng kể với mức bình quân tăng trưởng hàng năm là 15%. Cục Hàng không Việt Nam đã nỗ lực tập trung đầu tư vào các dự án nâng cấp kết cấu hạ tầng, mua sắm trang thiết bị phục vụ, đào tạo con người, đơn giản hoá thủ tục nhằm khai thác hiệu quả các sân bay và cung ứng dịch vụ hàng không.Tiến bộ qua từng năm: Nếu năm 2000 nhà ga hành khách quốc tế Tân Sơn Nhất với năng lực phục vụ 3,5 triệu khách/năm, thì năm 2001-2005 năng lực nhà ga được nâng lên trên 7 triệu khách/năm, với tần suất trung bình 170 lần chuyến cất hạ cánh (cao điểm 210 lần chuyến) và lượng hành khách thông qua 19.000 người/ngày, trong đó khách quốc tế chiếm 55%, nối thành phố Hồ Chí Minh tới 24 thủ đô, thành phố, vùng lãnh thổ trên thế giới và 16 tỉnh thành trong cả nước.Năm 2005-2010 năng lực nhà ga là 8-10 triệu khách/năm với tổng số vốn đầu tư trên 200 triệu USD, được trang bị những tiện nghi và trang thiết bị hiện đại tiên tiến nhất, với 8 cầu ống dẫn khách, có thể tiếp thu cùng lúc 20 chuyến bay giờ cao điểm. CHIẾN LƯỢC HỘI NHẬP Định hướng phát triển của cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất thuộc địa phận Thành phố Hồ Chí Minh, là cảng hàng không Quốc tế lớn nhất Việt Nam, nằm cách trung tâm thành phố 7km về phía Bắc – đây là đầu mối giao thông kết nối các địa phương trong lãnh thổ Việt Nam và là cửa ngõ quốc tế quan trọng về giao thông hàng không ở khu vực phía Nam của Việt Nam. Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của nền kinh tế Việt nam, sự mở rộng giao thương về kinh tế, văn hoá, du lịch góp phần đưa sản lượng hành khách và hàng hóa thông qua cảng hàng không này tăng lên không ngừng. Tổng công ty Cảng hàng không Miền Nam quyết tâm xây dựng cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất theo hướng sân bay trung chuyển hàng không trong khu vực. Đồng thời không ngừng phát triển thêm những tiện ích và dịch vụ tốt nhất để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và xứng tầm là một trong những cửa ngõ giao thông hàng không quan trọng trong khu vực Đông Nam Á. Cảng hàng không địa phương Bên cạnh cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, Tổng công ty Cảng hàng không Miền Nam cũng đang thực hiện các dự án xây dựng, cải tạo nâng cấp và nhanh chóng đưa vào sử dụng các cảng hàng không : a) Cảng hàng không quốc tế Cần Thơ Ngày 04/01/09, SAC đã long trọng tổ chức buổi lễ khánh thành sân bay Cần Thơ và khai trương đường bay Hà Nội – Cần Thơ – Hà Nội. Đây là công trình có ý nghĩa to lớn, góp phần thúc đẩy vùng Đồng bằng sông Cửu Long đầy tiềm năng cất cánh nhanh trên con đường hội nhập và phát triển, sẽ là Cảng hàng không chính của khu vực Tây Nam Bộ. Đến năm 2010 nhà ga Quốc tế Cần Thơ sẽ được hoàn thành, SAC đã triển khai đầu tư kéo dài đường hạ cất cánh hiện nay để đảm bảo cho việc khai thác máy bay B767, B777 và tương đương; đường hạ cất cánh đang thi công với kích thước 2400m x 45m sẽ được kéo dài đạt kích thước 3000m x 45m; nâng cấp sức chịu tải của đoạn 2400m đường hạ cất cánh đang thi công để đảm bảo tiếp thu các loại máy bay B767, B777 và tương đương. SAC đã triển khai các công tác chuẩn bị cho việc đầu tư kéo dài đường hạ cất cánh hiện nay để đảm bảo cho việc khai thác máy bay B767, B777 và tương đương. Để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, Tổng công ty Cảng hàng không miền Nam sẽ triển khai các công tác chuẩn bị cho việc đầu tư kéo dài đường hạ cất cánh hiện nay để đảm bảo cho việc khai thác máy bay B767, B777 và tương đương giai đoạn đến năm 2010, theo đó đường hạ cất cánh đang thi công kích thước 2400m x 45m sẽ được kéo dài đạt kích thước 3000m x 45m; nâng cấp sức chịu tải của đoạn 2400m đường hạ cất cánh đang thi công để đảm bảo tiếp thu các loại máy bay B767, B777 và tương đương. b) Cảng hàng không Liên Khương: Trong tương lai, Cảng hàng không Liên Khương sẽ là một trong những cảng hàng không nội địa có hoạt động bay quốc tế, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân và tạo điều kiện thu hút du khách cũng như các nhà đầu tư nước ngoài đến với Đà Lạt và vùng Tây Nguyên. Xác định được tầm quan trọng, hiện nay Tổng công ty Cảng hàng không miền Nam cũng đang khẩn trương triển khai Dự án xây dựng nhà ga hành khách mới tại đây dự kiến được bố trí thành 2 công trình tách biệt, phục vụ cả hành khách quốc tế và quốc nội. Ga quốc tế và quốc nội nằm về 2 cánh của nhà ga, có tổng diện tích là 12.330m2 để đảm bảo đến năm 2015, Cảng hàng không Liên Khương đáp ứng phục vụ 414 hành khách quốc nội và 306 hành khách quốc tế giờ cao điểm, tương đương với công suất 943.301 hành khách/năm Theo quy hoạch giai đoạn đến năm 2015, cảng hàng không Liên Khương có năng lực thiết kế 1 triệu khách/năm, phục vụ 800 hành khách/giờ cao điểm, là sân bay cấp 4D (Theo tiêu chuẩn của Tổ chức hàng không quốc tế ICAO), có khả năng tiếp nhận máy bay ATR-72, Fokker-70, A 320, A 321 và tương đương. c) Cảng hàng không Buôn Mê Thuột Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột được phê duyệt theo Quyết định 1026/QĐ-BGTVT ngày 15/4/2005 của Bộ trưởng Giao thông Vận tải. Địa điểm tại Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắc Lắc. Cấp sân bay 4c theo ICAO và sân bay quân sự cấp 1. Chức năng là Cảng Hàng không nội địa, dùng chung dân dụng và quân sự. Quy hoạch sử dụng đất 464ha, trong đó diện tích đất do hàng không dân dụng quản lý 109 ha; diện tích đất dùng chung 167ha; đất cho quân sự 188 ha. Vốn đầu tư đến 2015 là 59.678.000.000 đồng. Quy hoạch này do Công ty thiết kế và tư vấn xây dựng công trình hàng không ADCC- Quân chủng phòng không không quân lập tháng 12/2005. Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột đến năm 2015 là cảng hàng không cấp 4C (theo mã chuẩn của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế ICAO) và sân bay quân sự cấp I, đảm bảo tiếp nhận các loại máy bay như A320/A321,ATR-72, F 70 và tương đương; Lượng hành khách tiếp nhận là 300.000 lượt hành khách/năm, lượng khách giờ cao điểm: 220 hành khách/giờ cao điểm. Đến giai đoạn 2015-2025, Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột sẽ xây dựng thêm đường lăn song song kích thước 3000m x 18m, đảm bảo khai thác máy bay A320/A321, ATR-72, F70 và tương đương với số máy bay tiếp nhận tại giờ cao điểm là 7; Lượng hành khách tiếp nhận là 800.000 lượt hành khách/năm, lượng khách giờ cao điểm 420 hành khách/giờ cao điểm. d) Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc Ngoài Cảng hàng không Phú Quốc đang được khai thác, Tổng công ty Cảng hàng không miền Nam đang triển khai ở đảo Phú Quốc một dự án xây dựng sân bay quốc tế mới vị trí ở Dương Tơ nhằm mục đích sử dụng từ năm 2010 cho các loại máy bay tầm ngắn trung (A 320, A 321, B737...). Cảng hàng không mới đầu tư xây dựng đạt tiêu chuẩn 4E theo qui định của ICAO, có đường hạ cất cánh 45m x 3000m, đường lăn song song 23m x 3000m, có hệ thống đường lăn tắt đáp ứng yêu cầu khai thác, đài kiểm soát không lưu, sân đậu máy bay có 6-8 vị trí đậu cho máy bay A 320- A 321 vào giờ cao điểm với diện tích 60000m2; nhà ga hành khách công suất 2 triệu khách/năm có diện tích khoảng 20000 m2; có trang thiết bị điều hành chỉ huy bay và các hạng mục kỹ thuật khác. Với mục tiêu quí 2/2012 sẽ đưa khai thác sân bay quốc tế Phú Quốc vào hoạt động, cuối năm 2009 Tổng Công ty Cảng Hàng không Miền Nam sẽ tiến hành khởi công dự án nhà ga hành khách với công suất 3 triệu hành khách/năm. Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc đạt tiêu chuẩn sân bay quốc tế  cho các loại máy bay hiện đại hoạt động như Boeing 777, Boeing 747-400 và tương đương...  e) Cảng hàng không Côn Đảo Theo Quyết định phê duyệt qui hoạch tổng thể Cảng hàng không Côn Đảo-Tỉnh Bà Rịa Vũng tàu giai đoạn đến 2015, định hướng đến 2025 của Bộ Giao thông vận tải, Cảng Hàng không Côn Đảo đến năm 2015 sẽ là cảng hàng không cấp 3C (theo mã chuẩn của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế ICAO) và sân bay quân sự cấp II, đảm bảo tiếp nhận các loại máy bay như ATR-72, F70 và tương đương; xây dựng sân đỗ có diện tích 13.320m2 và xây nhà ga hành khách công suất 195 hành khách/giờ cao điểm. Đến giai đoạn 2015-2025, Cảng Hàng không Côn Đảo mở rộng sân đỗ có diện tích 16.920m2 đáp ứng 3 ATR 72 và 1 dự phòng; nâng cấp mở rộngnhà ga hành khách đạt công suất 300 hành khách/giờ cao điểm; Lượng hành khách tiếp nhận là 500.000 lượt hành khách/năm. f) Cảng hàng không Rạch Giá Theo Quyết định phê duyệt qui hoạch tổng thể Cảng hàng không Rạch Giá - Tỉnh Kiên Giang giai đoạn đến 2015, định hướng đến 2025 của Bộ Giao thông vận tải,  Cảng Hàng không Rạch Giá đến năm 2015 sẽ là cảng hàng không cấp 3C (theo mã chuẩn của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế ICAO) và sân bay quân sự cấp II, đảm bảo tiếp nhận các loại máy bay như ATR-72, F 70 và tương đương; Kéo dài đường hạ cất cánh đạt kích thước 1900m x 30m; Mở rộng sân đỗ có diện tích 11.500m2 và xây mới nhà ga hành khách công suất 200 hành khách/giờ cao điểm. Lượng hành khách tiếp nhận là 200.000 lượt hành khách/năm. Đến giai đoạn 2015-2025, Cảng Hàng không Rạch Giá sẽ là cảng hàng không cấp 4C, xây dựng đường hạ cất cánh mới 2400m x 45m, đảm bảo khai thác máy bay A320/321 và tương đương với số máy bay tiếp nhận tại giờ cao điểm là 5; Đường hạ cất cánh cũ được tận dụng làm đường lăn song song và xây mới 5 đường lăn nối kích thước 18m x 150m; Sân đỗ được mở rộnglên 31.500m2; Nhà ga được mở rộng đáp ứng 300 hành khách/giờ cao điểm;Lượng hành khách tiếp nhận là 300.000 lượt hành khách/năm. g) Cảng hàng không Cà Mau Theo Quyết định số 979/QĐ-BGTVT ngày 28/4/2006 của Bộ giao thông vận tải v/v phê duyệt quy hoạch tổng thể Cảng Hàng không Cà Mau – giai đoạn đến 2015, định hướng đến 2025, giai đoạn đến năm 2015 Cảng Hàng không Cà Mau sẽ là cảng hàng không cấp 3C (theo mã chuẩn của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế ICAO) và sân bay quân sự cấp II, trong đó đường hạ cất cánh hiện tại sẽ được kéo dài đạt kích thước 1900m x 30m, đảm bảo tiếp nhận các loại máy bay như ATR-72, F 70 và tương đương với số máy bay tiếp nhận tại giờ cao điểm là 2; Lượng hành khách tiếp nhận là 200.000 lượt hành khách/năm, lượng khách giờ cao điểm : 150 hành khách/giờ cao điểm. Đến giai đoạn 2015-2025, Cảng Hàng không Cà Mau sẽ là cảng hàng không cấp 4C, xây dựng đường hạ cất cánh mới 2400m x 45m, đảm bảo khai thác máy bay A320/321 và tương đương với số máy bay tiếp nhận tại giờ cao điểm là 4; Lượng hành khách tiếp nhận là 300.000 lượt hành khách/năm,lượng khách giờ cao điểm: 300 hành khách/giờ cao điểm. Việc tổ chức công bố rộng rãi Quy hoạch tổng thể Cảng Hàng không Cà Mau giai đoạn đến 2015, định hướng đến 2025 là để thông tin đến nhân dân trong cả nước cũng như ngoài nước, đặc biệt là nhân dân của Tỉnh Cà Mau nắm được quy hoạch của Cảng Hàng không Cà Mau trong tương lai, từ đó thực hiện quy hoạch xây dựng và phát triển phù hợp cũng như đảm bảo tĩnh không trong khu vực cảng hàng không Cà Mau. 3) Mở rộng, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các dịch vụ hàng không và phi hàng không tại tổng công ty cảng hàng không miền Nam - Xu thế tất yếu là tự do hoá thương mại và hội nhập quốc tế ngành hàng không. Tự do hoá sẽ tạo ra những điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng môi trường cạnh tranh và khả năng hợp tác giữa các hãng hàng không, thúc đẩy các sân bay phải đa dạng, nâng cao chất lượng các dịch vụ hàng không và phi hàng không, đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Các dịch vụ phục vụ hoạt động khai thác của các hãng hàng không cũng cần tạo điều kiện dễ dàng hơn để ngày càng nhiều hãng hàng không muốn thiết lập đường bay đến Việt Nam hoặc sử dụng các sân bay của Việt Nam như điểm trung chuyển của hãng. - Trong năm 2004, Cụm Cảng hàng không Miền Nam đã thành lập Công ty phục vụ mặt đất Sài Gòn (SAGS). Đây là công ty thứ hai cung cấp các dịch vụ mặt đất tại cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất. Sự thành lập và đi vào hoạt động của SAGS là một bước phát triển có ý nghĩa trong việc mở rộng và đa dạng hoá các dịch vụ của Tổng công ty Cảng hàng không Miền Nam. Đồng thời, đây cũng là dấu hiệu rõ rệt thể hiện tiến trình hội nhập của cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất khi dịch vụ phục vụ mặt đất không còn là độc quyền và các hãng hàng không quốc tế đang hoạt động tại đây đã có cơ hội lựa chọn cho mình đối tác cung cấp dịch vụ mặt đất với chất lượng tốt nhất và giá cả cạnh tranh. - Trong năm 2009, Công ty phục vụ mặt đất Sài Gòn (SAGS) – Công ty con của SAC và Công ty SIA Engineering công bố đã kí thỏa thuận thành lập liên doanh cung cấp dịch vụ bảo trì máy bay tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, TP.HCM, Việt Nam. Liên doanh này sẽ cung cấp chứng nhận bảo trì máy bay tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất - Cảng hàng không có quy mô và lượng hành khách lớn nhất Việt Nam. Tùy theo tình hình thực tế, trong tương lai, liên doanh này sẽ  mở rộng hoạt động tại các sân bay khác của Việt Nam và cung cấp thêm các dịch vụ khác bao gồm kiểm tra, bảo trì từ căn bản đến chuyên sâu, đại tu các bộ phận, trang thiết bị. Đây là quyết định đột phá chứng tỏ tầm nhìn và quyết tâm phát triển ngành hàng không quốc gia trong nước và khu vực châu Á– Thái Bình Dương. 4) Xây dựng đội ngũ cán bộ, công nhân viên đồng bộ có trình độ, năng lực để làm chủ khoa học kỹ thuật hiện đại và điều hành sản xuất kinh - Tiến trình hội nhập và công cuộc phát triển đòi hỏi phải huy động và sử dụng được tổng lực các nguồn lực, trong đó đặc biệt là yếu tố nội lực. Trong các yếu tố nội lực, thì yếu tố con người là nhân tố quyết định sự phát triển mạnh mẽ và bền vững, bảo đảm khả năng cạnh tranh trong tương lai. Do đó, thời gian qua Tổng công ty Cảng hàng không Miền Nam đã tập trung thực hiện công tác qui hoạch, đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ công nhân viên theo các chương trình đạt tiêu chuẩn quốc tế. Ngoài các chương trình học tập trong nước, Tổng công ty đã ký hợp đồng huấn luyện đào tạo, gửi cán bộ công nhân viên đi học tập tại nước ngoài, có điều kiện tiếp cận và học hỏi công nghệ, khoa học tiên tiến, phục vụ đơn vị. - Ngoài ra Tổng công ty Cảng hàng không Miền Nam còn triển khai giáo dục nhận thức cho toàn thể cán bộ công nhân viên về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế trên cơ sở thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ chuyên môn cụ thể của Tổng công ty Cảng Hàng không Miền Nam. - Thông qua các kỳ Đại hội đại biểu Đảng bộ, Đại hội công nhân viên chức, Hội nghị tổng kết công tác năm và các kỳ giao ban định kỳ Tổng công ty ...v.v thông tin kịp thời tới cán bộ công nhân viên những diễn biến tình hình chính trị, thị trường hàng không trong nước và quốc tế, nhằm nâng cao nhận thức, từ đó tạo động lực, niềm tin và ý thức của tập thể người lao động, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chuyên môn, tạo thế và lực để hội nhập, cạnh tranh. 5) Tranh thủ đầu tư và trợ giúp của nước ngoài - Việc tranh thủ đầu tư và trợ giúp kỹ thuật nước ngoài được thể hiện qua các dự án đầu tư nâng cấp kết cấu hạ tầng sử dụng nguồn vốn vay ưu đãi ODA (Dự án nhà ga hành khách quốc tế mới Tân Sơn Nhất), công tác mua sắm trang thiết bị của Tổng công ty Cảng hàng không miền Nam. - Nhằm tiếp thu công nghệ tiên tiến thế giới, Tổng công ty Cảng Hàng không Miền Nam đã tổ chức đấu thầu quốc tế để lựa chọn được trang thiết bị có công nghệ phù hợp, tạo năng suất hiệu quả chất lượng sản phẩm như trang thiết bị phục vụ công tác chỉ huy điều hành bay, trang thiết bị phục vụ hành khách, trang thiết bị phục vụ mặt đất... v.v. Các trang thiết bị đều có công suất đồng bộ, đảm bảo yêu cầu chất lượng dịch vụ, phục vụ hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị một cách hiệu quả. Đặc biệt trong quá trình mua sắm, Tổng công ty luôn chú trọng việc chuyển giao công nghệ thông qua các điều kiện ràng buộc hợp đồng. Người bán luôn có trách nhiệm tổ chức huấn luyện đào tạo đội ngũ nhân viên, cán bộ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, đảm bảo cho Tổng công ty Cảng Miền Nam vận hành, sửa chữa, bảo trì tốt hệ thống trang thiết bị của người bán.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxĐánh giá hiệu quả sử dụng vốn của tổng công ty cảng hàng không miền nam.docx
Luận văn liên quan