Báo cáo bao gồm nội dung:
I. Giới thiệu tổng quan công ty viễn thông quân đội Viettel
II. Đánh giá công nghệ 3G của Viettel và các công nghệ liên quan
2.1. Đặt vấn đề
2.2. Khảo sát công nghệ
3.3.Dự báo tác động ảnh hưởng của công nghệ
3.4. Đánh giá tác động công nghệ
3.5. Đề xuất các giải pháp khắc phục
III. Đánh giá năng lực công nghệ 3G
3.1. Năng lực vận hành
3.2.Năng lực đổi mới công nghệ
IV. Hoạch định chiến lược công nghệ
35 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3393 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá kết quả đổi mới công nghệ 3G của Viettel (quản trị công nghệ), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giảm chi phí đầu tư những tháp phát sóng.
Hơn nữa, mạng 2G trở nên phổ biến cũng do công nghệ này có thể triển khai một số dịch vụ dữ liệu như Email và SMS. Đồng thời, mức độ bảo mật cá nhân cũng cao hơn so với 1G.
Tuy nhiên, hệ thống mạng 2G cũng có những nhược điểm, ví dụ, ở những nơi dân cư thưa thớt, sóng kĩ thuật số yếu có thể không tới được các tháp phát sóng. Tại những địa điểm như vậy, chất lượng truyền sóng cũng như chất lượng cuộc gọi sẽ bị giảm đáng kể
2,5G : Bước đệm
2,5G chính là bước đệm giữa 2G với 3G trong công nghệ điện thoại không dây. Khái niệm 2,5G được dùng để miêu tả hệ thống di động 2G có trang bị hệ thống chuyển mạch gói, bên cạnh hệ thống chuyển mạch kênh truyền thống.
Trong khi các khái niệm 2G và 3G được chính thức định nghĩa thì khái niệm 2,5G lại không được như vậy. Khái niệm này chỉ dùng cho mục đích tiếp thị.
2,5G cung cấp một số lợi ích của mạng 3G (ví dụ chuyển mạch gói), và có thể dùng cơ sở hạ tầng đang tồn tại của 2G trong các mạng GSM và CDMA. GPAS là công nghệ được các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông GSM sử dụng. Và giao thức, như EDGE cho GSM, và CDMA 2000 1x-RTT cho CDMA, có thể đạt chất lượng như các dịch vụ 3G (vì dùng tốc độ truyền dữ liệu 144Kb/s), nhưng vẫn được xem như dịch vụ 2,5G bởi vẫn chậm hơn vài lần so với dịch vụ 3G thật sự.
Thế nào là công nghệ 3G
3G là thuật ngữ dùng để chỉ các hệ thống thông tin di động thế hệ thứ 3 (Third Generation).
3G phát triển dựa trên các mạng 2G là GSM và CDMA và thiết kế để hỗ trợ mạng không giới hạn dành cho người sử dụng có thể di chuyển trong một phạm vi nhất định trong nội mạng. Từ trước đến nay trên thế giới chưa có một khái niệm rõ ràng nào về 3G nhưng nói đến 3G là nhắc đến khả năng thiển khai các dịch vụ truy cập tốc độ cao tiện ích xu hướng phát triển hiện nay
Mạng 3G (Third-generation technology) là thế hệ thứ ba của chuẩn công nghệ điện thoại di động, cho phép truyền cả dữ liệu thoại và dữ liệu ngoài thoại (tải dữ liệu, gửi email, tin nhắn nhanh, hình ảnh...). 3G cung cấp cả hai hệ thống là chuyển mạch gói và chuyển mạch kênh.Hệ thống 3G yêu cầu một mạng truy cập radio hoàn toàn khác so với hệ thống 2G hiện nay. Điểm mạnh của công nghệ này so với công nghệ 2G và 2.5G là cho phép truyền, nhận các dữ liệu, âm thanh, hình ảnh chất lượng cao cho cả thuê bao cố định và thuê bao đang di chuyển ở các tốc độ khác nhau. Với công nghệ 3G, các nhà cung cấp có thể mang đến cho khách hàng các dịch vụ đa phương tiện, như âm nhạc chất lượng cao; hình ảnh video chất lượng và truyền hình số; Các dịch vụ định vị toàn cầu (GPS); E-mail;video streaming; High-ends games;...
Thực trạng 3G trên thế giới
Quốc gia đầu tiên đưa mạng 3G vào sử dụng rộng rãi là Nhật Bảnvới ứng dụng nổi bật không phải điện thoại truyền hình mà là dịch vụ tải nhạc. nhật bản được coi là quốc gia thành công với 3G nhưng việc triển khai mang 3G cũng bị trì hoãn ở nhiều quốc gia vì chi phí quá lớn. Nhiều nơi 3G không sử dụng không cùng bước sóng với mạng 2G đòi hỏi nhà mạng phải xây dựng những hệ thống hoàn toàn mới. Vào năm 2001, NTT Docomo là công tynhật bản đầu tiên ra mắt phiên bản thương mại của mạngW-CDMA. Năm 2003 dịch vụ 3G bắt đầu có mặt tại châu Âu. Tại châu Phi, mạng 3G được giới thiệu đầu tiên ở Marốc vào cuối tháng 3 năm 2007 bởi Công ty Wana.
Thế giới đã có xấp xỉ 3,7 tỉ người sử dụng điện thoại di động, trong đó số lượng thuê bao hạ tầng GSM là 3,06 tỉ thuê bao, số còn lại chia đều trên các mạng thuộc CDMA và 3G. Ngày nay, thế giới có hơn 760 triệu thuê bao trên các mạng 3G. Tăng trưởng của các thuê bao băng thông rộng 3G đang bùng nổ.
Theo ông Ray Owen người nghiên cứu kỹ về băng thông rộng không dây chia sẻ : “Nhìn nhận công nghệ 3G tại châu Âu, có thể thấy nó được đầu tư rất nhiều tiền không chỉ cho hạ tầng mà còn mở rộng mạng điều đó thể hiện trông đợi vào thị trường dữ liệu nội dung, về hiệu quả Công nghệ 3G thì chất lượng thoại rất tốt tuy nhiên nhìn vào kết quả nghiên cứu dưới góc độ thương mại thì mong đợi vẫn chưa được đáp ứng”
Thách thức với 3G hiện nay là khả năng bao phủ kể đến nữa là giá thành. Chúng ta có thể so sánh 3G với wifi . Khi wifi mới ra thì giá của nó rất đắt, nhưng tới điểm hiện tại thì rẻ hơn nhiều thậm chí có thể dùng miễn phí ở nhiều nơi. Theo thống kê của diễn đàn tầm nhìn di động toàn cầu chỉ gần 2 % doanh thu đến từ dịch vụ data, một con số không mấy vui cho những nhà mạng đầu tư tốn ken cho 3G với mong đợi và lợi nhuận từ dịch vụ dữ liệu
Thực trạng 3G tại Việt Nam
Nếu như 3G trên thế giới có độ tuổi nhất định thì 3G Việt Nam được đánh giá là khá chậm.Số người quan tâm tới 3G tăng mạnh vào cuối năm 2009 – đầu 2010 đưa Việt Nam trở thành nước “mê” 3G nhất thế giới. Đây là kết luận dựa trên khảo sát dữ liệu thực tế từ Google Trend – Website thống kê, so sánhcác từ khoá được tìm kiếm trên Google. Dưới đây là những dữ liệu “biết nói” cho thấy người Việt “say mê” với 3G đến mức nào. Các sốliệu này cũng chứng tỏ một điều: Việt Nam đang trở thành thị trường đặc biệt tiềm năng cho cácnhà cung cấp dịch vụ mạng, thiết bị đầu cuối cũng như các dịch vụ giá trị gia tăng trên nền 3G. Trong năm 2009, số lượng tìm kiếm 3G của Việt Nam đã xếp thứ 2 thế giới, chỉ đứng sau TrungQuốc với mức độ chênh lệch không đáng kể. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại Việt Nam đã vươn lên trở thành quốc gia tìm kiếm 3G nhiều nhất trên thế giới.
Tại Việt Nam 3 nhà mạng cạnh tranh 3G gay gắt nhất là Viettel, Mobiphone và Vianaphone.
3,5G công nghệ HSDPA
Cũng như 2,5G, công nghệ 3,5G là những ứng dụng được nâng cấp dựa trên công nghệ hiện có của 3G.Một trong những đại diện tiêu biểu của 3,5G chính là HSDPA (High Speed Downlink Package Access) – công nghệ truy nhập gói đường truyền xuống tốc độ cao). Đây là giải pháp mang tính đột phá về mặt công nghệ, được phát triển trên cơ sở của hệ thống 3G W-CDMA.
HSDPA cho phép download dữ liệu về máy điện thoại có tốc độ tương đương tốc độ đường truyền ADSL, vượt qua những cản trở cố hữu về tốc độ kết nối của một điện thoại thông thường.
HSDPA là một bước tiến nhằm nâng cao tốc độ và khả năng của mạng di động tế bào thế hệ thứ 3 UMTS. HSDPA được thiết kế cho những ứng dụng dịch vụ dữ liệu như: dịch vụ cơ bản (tải file, phân phối email), dịch vụ tương tác (duyệt web, truy cập server, tìm và phục hồi cơ sở dữ liệu), và dịch vụ Streaming.
Sự ra đời của Viettel 3G
Với việc thi tuyển cấp phép 3G của Bộ bưu chính viễn thong thì Viettel là nhà mạng có só điểm cao nhất qua vòng thi tuyển. Ngày25/3/2010, Viettel đã chính thức khai trương mạng 3G sau thời gian thử nghiệm, chậm hơnVinaPhone, Mobifone nhưng phủ sóng 63 tỉnh thành. Hãng đã lắp đặt và đưa vào sử dụng 8.000trạm phát sóng, gấp 1,5 lần so với cam kết đưa ra khi cam kết cung cấp.Với số trạm lớn nhất trong số các nhà mạng đã ra mắt 3G, Viettel đã phủ sóng tới tận trung tâm huyện, xã của 63 tỉnh, thành phố cả nước. Cùng với khai trương sóng 3G, Viettel cũng chính thức giới thiệu các dịch vụ, trong đó 3 dịch vụ cơ bản gồm Video Call, truy cập Internet cho di động và Internet cho máy tính. Ngoài ra, hãng cũng ra mắt các dịch vụ tải nhạc, xem TV, chơi game trên công nghệ này.
Quy mô rộng lớn, dịch vụ đa dạng hơn tốc độ nhanh và ổn định…đó chính là những lý do dẫn đến xu hướng dùng mạng 3G của Viettel chứ không phải của các nhà mạng khác.
Các tiêu chuẩn công nghệ của hệ thống thông tin di động thế hệ ba:
Các hệ thống thông tin di động thứ hai gồm: GSM, IS – 136, IS – 95 CDMA và PDC. Trong qúa trình thiết kế các hệ thống thông tin di động thế hệ ba, các hệ thống thế hệ hai đã được các cơ quan tiêu chuẩn hoá của từng vùng xem xét để đưa ra các đề xuất tương thích. Khuyến nghị ITU-R M.1457 đưa ra 6 tiêu chuẩn công nghệ cho giao diện truy nhập vô tuyến của thành phần mặt đất của các hệ thống IMT-2000 (tên gọi mạng 3G của ITU), bao gồm:
- IMT-2000 CDMA Direct Spread (trải phổ trực tiếp), thường được biết dưới tên WCDMA.
- IMT-2000 CDMA Multi-Carrier (nhiều sóng mang), đây là phiên bản 3G của hệ thống IS-95 (hiện nay gọi là cdmaOne)
- IMT-2000 CDMA TDD
- IMT-2000 TDMA Single-Carrier (một sóng mang), các hệ thống thuộc nhóm này được phát triển từ các hệ thống GSM hiện có lên GSM 2+ (được gọi là EDGE).
- IMT-2000 FDMA/TDMA (thời gian tần số), đây là hệ thống các thiết bị kéo dài thuê bao số ở châu Âu.
- IMT-2000 OFDMA TDD WMAN (thường được biết dưới tên WiMAX di động).
Mỗi tiêu chuẩn trong sáu tiêu chuẩn công nghệ nêu trên đều được các công ty lớn và một số quốc gia có nền công nghiệp điện tử, viễn thông phát triển ủng hộ và ra sức vận động. Các tiêu chuẩn này cạnh tranh gay gắt với nhau trong việc chiếm lĩnh thị trường thông tin di động. Trong đó chỉ có 3 công nghệ được biết đến nhiều nhất và phát triển thành công là WCDMA, CDMA 2000 và WiMAX di động.
Lợi ích mà 3G mang đến
3G giúp chúng ta thực hiện truyền thông thoại và dữ liệu ( như email và tin nhắn dạng văn bản), download âm thanh và hình ảnh với băng tần cao.
Các ứng dụng 3G thông dụng gồm hội nghị video di động; chụp ảnh và gửi ảnh kỹ thuật số nhờ điện thoại máy ảnh; gửi và nhận email và file đính kém dung lượng lớn; tải tệp tin video và MP3; nhắn tin và dạng chữ với chất lượng cao.
Các thiết bị hỗ trợ 3G cho phép chúng ta download và xem phim từ các chương trình TV, kiểm tra tài khoản ngân hàng, thanh toán hóa đơn điện thoại qua mạng và gửi bưu thiếp kỹ thuật số
Thực trạng 3G
Tính đến thời điểm hiện tại, thế giới đã có xấp xỉ 3,7 tỉ người sử dụng điện thoại di động, trong đó số lượng thuê bao hạ tầng GSM là 3,06 tỉ thuê bao, số còn lại chia đều trên các mạng thuộc CDMA và 3G. Theo hãng nghiên cứu thị trường Wireless Intelligence, kết nối băng thông rộng di động toàn cầu đã tăng trên 850% từ quý I/2007 đến quý I/2008, chủ yếu là nhờ sự phát triển của công nghệ 3G (EV-DO và HSPA).
HSPA đã giúp thúc đẩy tăng trưởng doanh thu dữ liệu di động đến 46,1% và tăng trưởng doanh thu băng thông rộng di động 205% trong nửa đầu của “năm tài chính 2007-2008”, ông Hugh Bradlow, giám đốc công nghệ của hãng viễn thông Teltra (Australia) nhận xét.
Ngày nay, thế giới có hơn 760 triệu thuê bao trên các mạng 3G. Tăng trưởng của các thuê bao băng thông rộng 3G đang bùng nổ. Theo hãng phân tích Strategy Analyt-ics dự báo, năm 2012, 3G sẽ chiếm 92% thị trường băng thông rộng di động, trong khi thị phần dành cho WiMAX chỉ 5%.
Cũng theo dự báo của hãng phân tích này cùng các hãng Gartner, và Forward Concepts, năm 2009, doanh thu từ thiết bị 3G trên toàn thế giới sẽ đạt 114 tỉ USD, và dịch vụ 3G sẽ đạt 394 tỉ USD. Trong khi đó, thoe dự đoán, năm 2009, nhà cung cấp thiết bị WiMAX trên thế giới sẽ chỉ đạt 3 tỉ USD, khai thác dịch vụ đạt 7,4 tỉ USD.
Công nghệ ảnh hưởng trong tương lai: 4G
4G là thế hệ tiếp theo của mạng thông tin di động không dây. 4G là một giải pháp để vượt lên những giới hạn và những điểm yếu của mạng 3G. Thực tế, vào giữa năm 2002, 4G là một khung nhận thức để thảo luận những yêu cầu của một mạng băng rộng tốc độ siêu cao trong tương lai mà cho phép hội tụ với mạng hữu tuyến cố định. 4G còn là hiện thể của ý tưởng, hy vọng của những nhà nghiên cứu ở các trường đại học, các viện, các công ty như Motorola, Qualcomm, Nokia, Ericsson, Sun, HP, NTT DoCoMo và nhiều công ty viễn thông khác với mong muốn đáp ứng các dịch vụ đa phương tiện mà mạng 3G không thể đáp ứng được.
Đặc tính được kỳ vọng nhất của mạng 4G là cung cấp khả năng kết nối ABC, mọi lúc, mọi nơi. Để thỏa mãn được điều đó, mạng 4G sẽ là mạng hỗn tạp (bao gồm nhiều công nghệ mạng khác nhau), kết nối, tích hợp nhau trên nền toàn IP. Thiết bị di động của 4G sẽ là đa công nghệ (multi-technology), đa mốt (multi-mode) để có thể kết nối với nhiều loại mạng truy nhập khác nhau. Muốn vậy, thiết bị di động sẽ sử dụng giải pháp SDR (Software Defined Radio) để có thể tự cấu hình nhiều loại rađio khác nhau thông qua một phần cứng rađio duy nhất.
Mạng 4G cung cấp giải pháp chuyển giao liên tục, không vết ngắt (seamless) giữa nhiều công nghệ mạng khác nhau và giữa nhiều thiết bị di động khác nhau.
Mạng 4G cung cấp kết nối băng rộng với tốc độ tầm 100Mb/s và cơ chế nhằm đảm bảo QoS cho các dịch vụ đa phương tiện thời gian thực.
Để vượt lên khỏi tình trạng bảo hòa của thị trường viễn thông, các nhà cung cấp mạng sẽ phải tìm kiếm khách hàng bằng các dịch vụ tùy biến theo yêu cầu của khách hàng.
Mạng 4G sẽ lấy người dùng làm tâm điểm.
Và Mạng 4G đã triển khai tại đâu đến cuối năm 2010
- Tại Mỹ, nhà mạng Sprint Nextel đã hợp tác với Clearwire để cung cấp dịch vụ 4G trên nền tảng WiMax tại 28 thành phố lớn. Năm 2010, liên minh này có kế hoạch phát triển thêm dịch vụ của mình tới các thành phố như Los Angeles, New York, và San Francisco…Với công nghệ LTE, Verizon là nhà mạng “nhiệt tình” nhất tại Mỹ và có kế hoạch chính thức cung cấp dịch vụ 4G thương mại tại 25 đến 30 thị trường lớn của Mỹ đến cuối năm 2010. AT&T cũng đã có kế hoạch triển khai mạng LTE vào năm 2011.
- Trên thị trường quốc tế, dịch vụ trên nền WiMax đã được triển khai tại một số quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc hay Nga và mới chỉ có một nhà mạng duy nhất triển khai LTE ở Thụy Điển.
Các dịch vụ cơ bản được Viettel đưa vào thử nghiệm công nghệ 4G
75Mbps là tốc độ download tối đa của dịch vụ 4G trong buổi thử nghiệm đầu tiên tại Việt Nam do Viettel tiến hành ngày 16/5/2011.
Sáng 12/5/2011, Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) chính thức công bố thử nghiệm thành công mạng di động 4G dựa trên công nghệ LTE, bắt đầu giai đoạn thử nghiệm tới khách hàng từ 1/5 đến 31/8. Như vậy, Viettel trở thành nhà mạng đầu tiên tại Việt Nam cho phép khách hàng thử nghiệm các dịch vụ trên nền công nghệ 4G.
Tại lễ công bố, Viettel đã trình diễn 5 dịch vụ đặc thù của 4G đòi hỏi băng thông lớn như Video Stream, LiveTV, HD Video Call, Video Conference, VoD – VToD. Với tốc độ download/upload lên tới 75Mbps/25Mbps, mạng 4G thử nghiệm của Viettel hoàn thành xuất sắc thử nghiệm về truyền tải dữ liệu, âm thanh chất lượng cao và hình ảnh sắc nét theo chuẩn Full HD 1080p, đem đến cho người dùng những trải nghiệm tức thời và khác biệt.
Để có thể triển khai nhanh hệ thống thử nghiệm gồm một mạng 4G với 80 trạm hoàn toàn mới tại Hà Nội và TP HCM, Viettel đã chủ động phần lớn công đoạn trong việc triển khai lắp đặt, kết nối hệ thống, tích hợp dịch vụ. Đây cũng là sự kiện đánh dấu bước tiến mới trong khả năng nắm bắt và làm chủ công nghệ mới, đồng thời cũng chứng minh năng lực hệ thống của mạng lưới Viettel trong việc đảm bảo lưu lượng cực lớn cho loại hình kết nối băng rộng không dây này.
Với 4G, giờ đây chúng ta bắt đầu đề cập nhưng 5 năm nữa sẽ tới thời điểm bùng nổ của 4G. Cần thời gian để 4G đạt được quy mô kinh tế bên vững vì hiện tại điện thoại 4G còn quá hiếm.
Theo đánh giá của Viettel, việc thương mại hóa mạng di động 4G có thể bắt đầu vào năm 2014 hoặc 2015, khi công nghệ đã có “độ chín” và thiết bị đầu cuối phong phú. Tuy nhiên, Viettel đã luôn sẵn sàng và làm chủ công nghệ mới.
Sau đây là bảng so sánh giữa các công nghệ
Công nghệ
Tốc độ
Tính năng
1G
- AMPS
Không có
- Analog (chỉ có chức năng thoại)
2G
- GSM
- CDMA
Nhỏ hơn 20Kbps
- Thoại; SMS; Gọi hội nghị
- Caller ID
- Push – to - talk
2.5G
- GPRS
- EDGE
Từ 30Kbpsà90Kbps
- MSM ; Ảnh; Trình duyệt Web ; Audio/Video clip; Game; Tải các ứng dụng và nhạc chuông
3G
- UMTS
- CDMA 2000
Từ 144Kbpsà2Mbps
- Video chất lượng cao; Nhạc “streaming”
- Game 3D ; Internet không dây USB 3G
3.5G
- HSDPA
Từ 384Kbpsà14.4Mbps
- Video theo yêu cầu (VOD)
- Video hội họp
BƯỚC 3: DỰ BÁO TÁC ĐỘNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG NGHỆ
Các yếu tố ảnh hưởng từ công nghệ 3G
ảnh hưởng đến công nghệ
Thiết bị di động
Thiết bị dùng cho công nghệ 3G: Đi cùng với sự phát triển của dịch vụ 3G, các thiết bị 3G được đưa vào sản xuất đồng loạt
Song song với việc cung cấp mạng 3G, Viettel cũng giới thiệu 1 vàisản phẩm điện thoại của các hãng có tích hợp chức năng sử dụng mạng này. Đi đầu trong trào lưu phát triển thiết bị 3G là các như Nokia, Apple,BlackBerry, Samsung, HTC, Dell, Lenovo, Ericsson …Các thiết bị di động 3G ngoài việc sở hữu camera phía trước màn hình dành cho video call còn tích hợp rất nhiều những tính năng hữu íchkhác. Để phục vụ cho nhu cầu kết nối internet tốc độ nhanh nhất, các nhà sản xuất đã có nhiều cải tiến, biến đổi một chiếc điện thoại đơn thuần chỉ dùng cho việc đàm thoại thành một công cụ giải trí đa phương tiện. Smartphone là đại diện tieu biểu cho thiết bị sử dụng công nghệ 3G.
Ngoài smartphone, tablet cũng là một trong những thiết bị 3G phổ biến nhất. Ưu điểm của dòng máy tính bảng chính là màn hình cỡ lớn, rất tiện lợi cho việc duyệt web .Hai đại diện tiêu biểu cho dòng máy tính bảng là iPad của Apple và Dell Streak. Cả hai thiết bị này đều có khả năng kết nối 3G tốc độ cao, thao tác truy cập đơn giản. So với các thiết bị 3G khác như USB 3G, thì iPad và Dell Streak kết nối 3G mượt mà hơn rất nhiều.
Ảnh hưởng từ các nhà mạng cạnh tranh
Hiện nay, mỗi nhà mạng có ưu thế khác nhau về dịch vụ 3G. 3G của Viettel có độ phủ sóng rộng nhất, độ ổn định khá tốt tuy nhiên mức cước cũng đắt nhất, 3G của Vinaphone thì có ưu điểm với việc cung cấp gói cước trọn gói không giới hạn dung lượng, điều đáng tiếc là tốc độ tối đa hiện tại của Vinaphone cho phép chỉ là 3.6Mbps và diện phủ sóng của Vinaphone kém nhất trong ba nhà mạng. Mobifone có thể nói là dung hòa giữa hai nhà mạng trên với mức cước rẻ hơn Viettel và độ phủ sóng tốt hơn Vinaphone. Từ đầu năm đến nay, thị trường đã chứng kiến nhiều đợt khuyến mãi 3G rầm rộ của MobiFone,Viettel và VinaPhone. Nhưng chừng đó xem ra cũng chưa đủ. Từ ngày 1/7, Viettel tiếp tục giảmtừ 30 - 45% giá thiết bị đầu cuối USB nhằm lôi kéo người tiêu dùng sử dụng dịch vụ D-Com3G. Trong khi đó, MobiFone quảng cáo rầm rộ trên các báo, đài về mức phí 50.000 đồng/tháng với ưu đãi được dùng Mobile TV không giới hạn cùng với 500MB Mobile Internet 3G. Còn thuê bao 3G của VinaPhone thì được nghe nhạc và xem video trực tuyến không giới hạn trong góidịch vụ Chacha, với mức cước phí chỉ có 30.000 đồng/tháng.
Vinaphone
Những năm gần đây, so với “người anh em” MobiFone, VinaPhone có nhiều dấu hiệu chững lại. Đây cũng là mạng di động có số lượng thuê bao trung thành khá lớn - cơ sở để VinaPhone tiếp tục tung ra các dịch vụ mới, trong đó có 3G.Vinaphone là doanh nghiệp đăng ký cung cấp 3G sớm nhất
(Chiều 12/10/2009 , VinaPhone đã chính thức ra mắt dịch vụ 3G lần đầu tiên ởViệt Nam). Chiến lược của Vinaphone là “đánh nhanhthắng nhanh” để khai thác lượng khách hàng tiềm năng, né tránh sự cạnh tranh gay gắt với các đối thủ. Cho đến thời điểm này, Vinaphone vẫn không ngừng tung ra các thiết bị mới kết nối với 3G và mới đây, từ ngày 10/8, VinaPhone đã thưc hiện giảm cước lớn cho các gói dịch vụ MobileBroadband, Mobile Internet với nhiều hình thức: giữ nguyên giá tiền nhưng lưu lượng sử dụngcác gói cước tăng tới 67%, giảm cước lưu lượng vượt gói tới 87%. Ngoài ra, VinaPhone còn đưa thêm nhiều gói dịch vụ mới, linh hoạt như gói Mobile Internet M135; Gói Mobile Broadband trả sau MB0.Sau một thời gian cung cấp dịch vụ 3G, nghiên cứu mức độ sử dụng của khách hàng, đây là đợt điều chỉnh cước lớn của VinaPhone nhằm bảo đảm quyền lợi cho khách hàng và khuyến khích khách hàng sử dụng các dịch vụ truyền dữ liệu trên mạng 3G
Mobiphone
MobiFone là nhà mạng có số lượng thuê bao khá ổn định, chất lượng phục vụ được đánh giá làtốt nhất hiện nay. Trong năm vừa qua, nhà mạng này đã liên tục nhận được những giải thưởng về mạng di động có chất lượng tốt nhất do cả Bộ TT-TT và người dùng bình chọn. Với những ưu thế đó, MobiFone cũng đầy tin tưởng có thể chinh phục những người dùng dịch vụ 3G.Mobifone triển khai 3G một cách thận trọng với tiêu chí “3G cho mọi người”, nhà mạng này đã tung ra thị trường nhiều gói dịch vụ khác nhau. Đối với các khách hàng có khả năng chi trả cao, MobiFone đưa ra các gói cước như Surf30, Surf7…; còn các khách hàng có khả năng chi trảthấp, nhu cầu dùng vừa phải thì nhà mạng này đưa ra gói cước thấp phù hợp với nhu cầu củangười tiêu dùng. Chiến lược của mạng này là tập trung đầu tư tại các đô thị lớn rồi mới mở rộng vùng phủ sóng ra khu vực nông thôn. Tại thời điểm khai trương, MobiFone đã hoàn thành việc lắp đặt và phátsóng 2.400 trạm BTS 3G, phủ sóng các khu đô thị lớn tại 63 tỉnh thành trên toàn quốc. Nhà mạng này cho biết sẽ tiến hành phủ sóng 3G từ đô thị đông dân, đô thị, ngoại ô, nông thôn và tuyếnquốc lộ theo cấp độ ưu tiên giảm dần.
Liên doanh hà nội telecom – EVN
Chưa có nhiều thuê bao, chưa có nhiều kinh nghiệm trên thị trường viễn thông di động, mục tiêu3G của EVN và Hanoi Telecom cũng vì thế mà khiêm tốn hơn. Đại diện liên danh này khẳngđịnh sẽ sử dụng chung hạ tầng sẵn có của nhau để cùng triển khai giấy phép 3G theo tỉ lệ 50-50. Ngay trong giai đoạn 9 tháng đầu, liên danh EVN - Hanoi Telecom sẽ triển khai 2.500 trạm Node B, trong đó 1.000 trạm sẽ được đầu tư ngay vào công nghệ HSPA, mục tiêu trong vòng 3năm sẽ lắp đặt được 5.000 trạm Node để có thể cung cấp dịch vụ 3G trên toàn quốc.
Ảnh hưởng của công nghệ 3G đến kinh tế - xã hội
Các ảnh hưởng tích cực :
3G là yếu tố thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội
Các công nghệ 3G đã mở ra một kỷ nguyên mới cho việc tiếp cận thông tin và liên lạc. Các nước trên toàn thế giới đang ngày càng được trải nghiệm nhiều lợi ích mới liên quan đến các công nghệ băng rộng di động 3G tiên tiến. Việc triển khai các giải pháp, thiết bị và dịch vụ 3G cho phép các nước tăng mật độ điện thoại và tốc độ thâm nhập Internet băng rộng.
Băng rộng di động có ảnh hưởng tích cực tới GDP của một quốc gia, cũng như ảnh hưởng tới công ăn việc làm, cuộc sống và xã hội, chứ không chỉ cho ngành di động nói riêng. Bởi nhờ hệ thống băng rộng này mà thông tin được truyền tải tốt nhất, rộng nhất trong xã hội, các ứng dụng công nghệ điện tử sẽ mang lại nhanh lợi ích cho nền kinh tế.
Cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho những dân vùng sâu, vùng xa thường là một nhiệm vụ khó khăn. Tuy nhiên, các công nghệ 3G có tiềm năng vượt qua rào cản này và giải quyết nhiều nhu cầu chăm sóc sức khỏe khác như các dịch vụ y tế không dây mới. Ví dụ, các dịch vụ y tế không dây từ dịch vụ nhắc dược phẩm đến các dịch vụ chẩn đoán và giám sát từ xa giúp việc nâng cao và kéo dài cuộc sống.
Các nước chấp nhận 3G đã trải nghiệm các cấp độ cao hơn về GDP/người và tạo ra nhiều việc làm mới trong ngành viễn thông. Hơn nữa 3G mở rộng các cơ hội của mỗi quốc gia trong ngành kinh doanh, gia tăng sự cạnh tranh và thúc đẩy các doanh nghiệp và dịch vụ không dây mới và sáng tạo.
Cuối cùng, 3G cung cấp cho mọi người các dịch vụ liên lạc cạnh tranh và khả thi hơn. Tiếp cận các dịch vụ băng rộng di động dễ dàng, chi phí hợp lý và phù hợp với khách hàng hơn, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và thúc đẩy mọi người thay đổi cách sống, làm việc, học tập và giải trí.
Phổ biến kết nối Internet công nghệ 3G trong giáo dục đào tạo : CNTT nhằm đẩy mạnh việc đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập và ứng dụng CNTT trong công tác quản lý và đào tạo.
Mở rộng các cơ hội trong ngành kinh doanh
Các cải tiến công nghệ gần đây về hiệu suất kết nối vô tuyến 3G (các tốc độ dữ liệu cao hơn, chất lượng dịch vụ được tối ưu hóa (QoS), trễ giảm, công suất mạng tăng…) đang cho phép các nhà khai thác di động rút ngắn thời gian ra thị trường với một loạt các thiết bị, các ứng dụng và dịch vụ sáng tạo hơn. Ở nơi làm việc, các dịch vụ băng rộng di động mang lại cho người lao động khả năng tiếp cận thời gian thực đến các giải pháp doanh nghiệp máy tính để bàn từ xa, gia tăng các thời điểm phản hồi cho khách hàng và dẫn tới tăng hiệu suất lao động. Ví dụ, những người lao động không ở văn phòng với máy tính di động và các thiết bị cầm tay có thể truy cập các giải pháp quản lý nguồn lực của công ty và làm việc với các hệ thống nội bộ kết nối các nhà kho, nhà cung cấp và cơ sở dữ liệu khách hàng. Các giải pháp 3G sáng tạo đang giúp các doanh nghiệp cả tiến sản phẩm và khả năng quản lý nguồn lực, thúc đẩy các hoạt động và cuối cùng giúp tiết kiệm chi phí đáng kể.
Một số dịch vụ di động mới nhất có khả năng kết hợp với các dịch vụ giải trí nhờ các thành phần của chức năng nối mạng xã hội. Một ví dụ của sự hợp tác ngành dẫn tới việc hình thành một mô hình kinh doanh mới sáng tạo là dịch vụ “Xploaded Music” được nhà khai thác Nam Phi MTN cung cấp. Dịch vụ này cung cấp một diễn đàn cho những nghệ sỹ tự do và không ký kết để phát nhạc qua mạng 3G của MTN. Hơn nữa, dịch vụ tích hợp các dịch vụ mạng xã hội (blog, các dịch vụ bầu chọn âm nhạc, các thông báo sự kiện trực tiếp…) vào trang Xploaded Music, thúc đẩy quảng cáo của các nghệ sỹ cũng như trải nghiệm người sử dụng cho các thuê bao MTN. Như là một phần của mô hình kinh doanh này, các nghệ sỹ nhận được nhuận bút từ việc bán nhạc cùng với việc tiếp cận chương trình cố vấn của MTN, nơi các nghệ sỹ có thể tham gia vào các khóa học kinh doanh ngành âm nhạc.
Đối với sự phát triển của doanh nghiệp
Việc đổi mới công nghệ giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường của mình, nâng cao tính cạnh tranh. Các sản phẩm từ 2G đang dần trở nên bão hòa khi người dùng đã quen thuộc làm nảy sinh nhu cầu cho các sản phẩm mới bắt buộc doanh nghiệp phải đổi mới công nghệ để tạo sức cạnh tranh trên thị trường.
Phổ biến kết nối Internet công nghệ 3G trong giáo dục đào tạo
Bộ GD&ĐT vừa hướng dẫn việc triển khai nhiệm vụ công nghệ thông tin (CNTT) cho năm học 2011- 2012 tới các đơn vị.Theo đó, Bộ yêu cầu các sở địa phương triển khai thực hiện nhiệm vụ CNTT nhằm đẩy mạnh việc đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập và ứng dụng CNTT trong công tác quản lý và đào tạo. Trú trọng vào 2 điểm mới là: phổ biến kết nối Internet bằng công nghệ 3G đến mọi giáo viên; triển khai kết nối bằng cáp quang đến các sở, phòng GD&ĐT và một số trường THPT có nhu cầu và có điều kiện kinh phí.
Các tác động tiêu cực: mặt trái của 3G
Nhờ vào sự nở rộ của các tiện ích cho mô-bai, chiếc ĐTDĐ dần dần trở thành thiết bị cá nhân ngày càng quan trọng. Tùy vào sự phát triền của cơ sở hạ tầng viễn thông mỗi nơi mà ĐTDĐ có được những khả năng hỗ trợ quan trọng khác nhau. Nhưng chiếc ĐTDĐ luôn được xem như cầu nối "đem mọi người đến gần nhau hơn". Trong một xã hội bận rộn như hiện nay, nhiều cặp vợ chồng trẻ giao tiếp với nhau qua ĐTDĐ còn nhiều hơn nói chuyện trực tiếp bên ngoài. Hay nhiều đứa con xa nhà vì thường xuyên vẫn có thể liên lạc được với bố mẹ qua điện thoại nên không còn mong muốn về quê gặp gỡ bố mẹ nữa. Đó chính là mặt trái mà tiện ích của ĐTDĐ đồng thời mang đến trong khi đáp ứng chính nhu cầu của khách hàng "được gần nhau hơn".
Nhiều doanh nghiệp than phiền thói quen sử dụng thiết bị cầm tay để nhắn tin, email... mọi lúc mọi nơi đang làm ảnh hưởng hiệu quả công việc. Sự bùng nổ công nghệ đã biến chiếc điện thoại hay PDA (thiết bị hỗ trợ cá nhân) trở thành vật dụng không thể thiếu của các doanh nhân hiện đại. Song nhiều doanh nghiệp lại than phiền thói quen sử dụng thiết bị cầm tay để nhắn tin, email... mọi lúc mọi nơi đang làm lãng phí thời gian, tiền bạc và ảnh hưởng đến hiệu quả công việc.
Một số ảnh hưởng tiêu cực của trò chơi điện tử
Kết quả khảo sát Dịch vụ trò chơi trực tuyến ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Viện Xã hội học do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội 'đặt hàng', cho biết: 'Người chơi games tập trung vào nhóm trẻ (dưới 20 tuổi) chiếm 68,4% và phần lớn thuộc nhóm 16-20 tuổi (chiếm 42,1%), hơn 26% là những trẻ trong nhóm từ 10 đến 15 tuổi. Tỷ lệ người chơi games đang đi học chiếm hai phần ba (71,7%) và phần lớn là đối tượng học sinh, sinh viên'.
Thực tế, trẻ khi 'nghiện' trò chơi điện tử và sử dụng máy vi tính nhiều sẽ gặp những 'trục trặc' về sức khỏe. Ngồi trước màn hình máy vi tính hằng giờ mỗi ngày gây ra những triệu chứng mệt mỏi cho đôi mắt, thần kinh và cơ thể. Luôn căng mắt dõi theo các nhân vật trong những trò chơi dẫn tới mắt bị mỏi, nhòa và dễ bị hư tổn. Đầu óc người chơi luôn tập trung cao độ nhiều giờ để 'điều khiển nhân vật' khiến thần kinh căng thẳng. Việc chơi 'quên ăn, quên uống' làm cho cơ thể không được bổ sung đầy đủ dưỡng chất; tư thế ngồi ít thay đổi hằng giờ liền... là những lý do làm cơ thể rã rời, đau nhức. Một số trẻ bị 'hội chứng đường hầm cổ tay' bởi hậu quả của động tác lặp đi lặp lại vài chục ngàn lần trong ngày trên 'chuột'. Đã có một số trẻ bị tổn thương các mô khớp bàn tay và cổ tay tới mức không thể thực hiện những cử động thông thường như cầm cốc hay nhấc điện thoại...
' Nghiện' trò chơi điện tử không chỉ dẫn tới những chấn thương nói trên mà còn bị kích thích gây rối loạn giấc ngủ và rối loạn hành vi như ăn cắp, nói dối, trầm cảm hoặc manh động...
Một số em hình thành kiểu hành xử nhầm lẫn giữa đời sống thực và ảo, ít quan tâm đến cuộc sống thực tại và theo đuổi lối sống như một số tình huống trò chơi, kết thân với những 'anh hùng hảo hán' ở 'xã hội đen'... Đó là nguyên nhân gây nên những lệch lạc về tâm lý tính cách và khó khăn khi trở về với đời sống thực tại, thậm chí bị biến chất.
Công nghệ khiến con người trở nên lười nhác hơn
Ví dụ điển hình như Seoul, Hàn Quốc : Người Hàn Quốc không đổ ra đường ngoài giờ làm việc, họ đang kiếm tiền từ băng thông internet. Đường truyền internet ở Hàn Quốc đã được cải tiến, cấu trúc lại, sắp xếp hợp lí và tăng tốc đến mức chẳng ai buồn đi lại nữa, ngoại trừ khi đám quái vật orc đổ xuống trong trò chơi “World of Warcraft” và người chơi cần phải di chuyển để double-click con chuột thật nhanh.
Sự phát triển của công nghệ không có lỗi nhưng sự lạm dụng nó đã tạo ra những mặt trái mà ở đó con người đang từ từ đánh mất.
BƯỚC 4: ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG NGHỆ
Đối với doanh nghiệp Viettel: những thành công mà 3G đem lại
Năm 2010 Viettel tăng trưởng trên 50% . Năm 2010, Viettel đã đạt tổng doanh thu đạt 91.561 tỷ đồng, tăng 52% so với năm 2009, lợi nhuận đạt 15.500 tỷ đồng, tăng 52% và nộp ngân sách Nhà nước 7.628 tỷ đồng, tăng 45%. Với những kết quả ấn tượng này, Viettel tiếp tục là đơn vị dẫn đầu tăng trưởng và tỷ suất lợi nhuận trong ngành viễn thông.
6 điểm nhấn vê thành công của Viettel
- Viettel từ chỗ tay không 10 năm trước giờ trở thành doanh nghiệp có hạ tầng viễn thông hiện đại bậc nhất Việt Nam. Đặc biệt trong năm 2010, việc đầu tư cơ sở hạ tầng có những thành tựu vượt bậc như hạ tầng 3G. Số liệu cho thấy Viettel có hơn 42.000 trạm BTS 2G và 3G, lớn nhất Việt Nam và hơn cả Vinaphone và MobiFone cộng lại. Có hơn 9.000 xã đã được Viettel quang hoá. Viettel cũng đạt được là đã có có gần 120.000 km cáp quang. Tương lai trong 10 năm tới là băng rộng, mà băng rộng lại phụ thuộc vào hạ tầng cố định, đặc biệt là cáp quang. Như vậy, Viettel đã chuẩn bị được cho tương lai trong 10 năm tới.
- Viettel đã giữ vững tăng trưởng cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Viettel không chỉ tăng trưởng 15-20% mà tới 50-60% như doanh thu năm 2010 tăng trưởng 52%, lợi nhuận 52%, doanh thu viễn thông tăng 33%. Như vậy, tốc độ tăng trưởng 4-5 lần, thậm chí có chỉ tiêu thì 7-8 lần so với GDP.
- Viettel đầu tư cho công nghiệp công nghệ thông tin và viễn thông theo hướng nghiên cứu, phát triển công nghệ lõi và từng bước nội địa hoá các sản phẩm. Mặc dù kết quả còn khiêm tốn, nhưng Bộ TT&TT đánh giá cao ở tinh thần, cách làm, bước đi, dám nghĩ, dám làm vào nhiệm vụ khó của Viettel.
- Viettel vẫn làm các nhiệm vụ công ích và vẫn thực hiện các lợi ích chung vì cộng đồng. Viettel đã hình thành được mạng dự phòng cho hệ thống thông tin quân sự.
- Viettel đã làm chủ được thị trường trong nước và từng bước vươn ra thị trường quốc tế là thị trường Lào và Campuchia. Viettel sang 2 nước này có 2 mặt vừa là lợi ích, vừa là nhiệm
- Viettel đã xây dựng được mô hình bộ máy sản xuất kinh doanh năng động phù hợp với thị trường và doanh nghiệp theo hướng thống nhất cao và chuyên môn hoá. Viettel tách được hạ tầng tập trung, kinh doanh phân tán và hoàn thiện mô hình này trong thời gian ngắn. Xây dựng được hệ thống bán hàng tới cấp huyện, hệ thống nhân viên địa bàn tới tận phường, xã. Hay việc tuyển dụng, đào tạo và đào thải nguồn nhân lực rất phù hợp, hiệu quả với phương châm nước muốn trong thì phải chảy để đảm bảo bộ máy, con người hoàn thiện.
Những cái khó mà khi triển khai 3G các nhà mạng hay gặp phải
Ông Tống Viết Trung, Giám đốc Viettel Telecom cho biết, vấn đề khó khăn của các doanh nghiệp khi triển khai 3G trước hết chính là cơ sở hạ tầng, triển khai xây dựng nhà trạm, mạng lưới. Đây là khó khăn mà mạng nào cũng sẽ gặp phải khi triển khai 3G. Rồi nhu cầu về băng thông, không phải doanh nghiệp nào cung có đủ khả năng cung cấp dịch vụ.
Khi đầu tư lớn mà thu hồi vốn chậm.
Khi nhìn dài hạn trong vấn đề này, chúng ta sẽ thấy rằng đây mới là giai đoạn 3G bắt đầu phát triển khi xuất hiện ngày càng nhiều thiết bị dùng 3G giá hợp lý. Sự phổ biến của thiết bị cùng mức chi phí hợp lý sẽ đẩy nhanh sự phổ cập của 3G. Sự hình thành công nghệ và thực sự công nghệ đi vào cuộc sống diễn ra là quá trình. Một ví dụ về chính 3G: 3G xuất hiện đầu tiên vào năm 2001 nhưng phải đến năm 2009 doanh thu của Ericsson từ 3G mới vượt doanh thu từ 2G.
Viễn thông Viettel xây dựng 3G đều dựa trên hai tiêu chí cơ bản là nhu cầu sử dụng và khả năng chi trả của khách hàng. Đây cũng chính là khó khăn của các mạng triển khai 3G hiện nay. Và dự tính mất khoàng vài năm mới thu hồi lại vốn đầu tư ban đầu. Vì thế, giải pháp tốt nhất là “lôi kéo” được cả những người dùng máy tính vào. Những thử nghiệm đầu tiên cho hướng này chính là việc các mạng di động lần lượt cung cấp USB 3G cho người dùng máy tính.
Công nghệ luôn phát triển và luôn đi trước, nhưng việc đưa công nghệ vào thị trường để cuộc sống hóa là do bản thân người dân, xã hội đòi hỏi, và 3G cũng không ngoại lệ. Ở trên thế giới do nhu cầu sử dụng đặc biệt là công nghệ hình ảnh nên việc sử dụng 3G là rất sớm. Từ năm 2002 - 2003 ở châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản đã sử dụng công nghệ này, còn ở Việt Nam thời điểm đó nhu cầu chủ yếu là điện thoại liên lạc, giao lưu tình cảm là chính. Do vậy, đến thời điểm hiện nay, khi nhu cầu sử dụng dữ liệu hình ảnh đòi hỏi băng thông rộng, chất lượng cao nên việc triển khai 3G tại thời điểm này là phù hợp nhất.Một lý do nữa là khi mới triển khai thì giá thiết bị mạng lưới, thiết bị đầu cuối của công nghệ này rất đắt, chưa phù hợp với mức thu nhập của người dân Việt Nam. Và đến đầu những năm 2000 ở Việt Nam chỉ mới triển khai thông tin di động 2G. Lúc đó, nếu đầu tư sẽ phải bỏ một số tiền đầu tư tương đối lớn mà hiệu quả không cao. Còn bây giờ, khi công nghệ sử dụng dữ liệu, hình ảnh đã phát triển, khi mà giá cả các thiết bị, mạng lưới đã rẻ đi rất nhiều và nhất là DN đã được hoàn vốn từ đầu tư công nghệ 2G. Do vậy việc đầu tư vào công nghệ 3G tại thời điểm lúc này là thích hợp nhất.
Với tỉ lệ người dân ở vùng nông thôn cao ở Việt Nam
Tỷ lệ hơn 70 % dân số sống ở vùng nông thôn với đặc điểm người dân sống cộng đồng làng xã, thu nhập thấp, . Khó có cơ hội tiếp cận với thế giới thông tin cho người dân ở khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa do triển khai Internet ADSL còn gặp nhiều khó khăn. Việc tiếp cận sản phẩm từ 3G (Dcom 3G) sẽ là phù hợp, tuy nhiên vẫn gặp trở ngại về giá cộng thêm trở ngại về năng lực sử dụng dẫn đến phần lớn người dân ở nông thôn khó có thể tiếp cận các thiết bị công nghệ cao từ 3G và là yếu tố kìm hãm đổi mới công nghệ.
Để người dân nghèo được tiếp cận với Internet, cần có sự hộ trợ từ các dự án của nhà nước hay các tổ chức quốc tế. Ví dụ Liên Hiệp Quốc trong dự án “Millenium Village” (Làng Thiên Niên Kỷ). Dự án này tạo nên sự thay đổi lớn trong cuộc sống của người dân ở các làng Châu Phi khi 500.000 người dân nghèo được tiếp cận với Internet, từ đó thay đổi cơ bản các phương thức giao tiếp với nhau, trao đổi thông tin và tiến hành kinh doanh. Đó là cách thu hẹp khoảng cách số, khoảng cách giàu nghèo một cách bền vững. Các dịch vụ y tế từ xa, trong giáo dục đào tạo… thể hiện rõ lợi ích của viễn thông trong việc tạo thêm giá trị cho các ngành khác và đồng thời mang lại lợi ích cho xã hội.
Đối với thành phố các lợi ích của 3G đã là rõ ràng. Còn ở vùng sâu, vùng xa, nếu chỉ sử dụng điện thoại thông thường thì công nghệ 2G như hiện nay đã có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người dân. Tuy nhiên, việc sử dụng nền tảng công nghệ 3G trong việc đưa internet về các trung tâm, bưu điện, trường học ở các vùng sâu, vùng xa sẽ còn rẻ hơn việc sử dụng công nghệ vệ tinh, hoặc kéo đường cáp để cung cấp internet về vùng sâu, vùng xa.
Trên nền tảng cơ sở hạ tầng
Ở Việt nam đã có 2 hệ thống di động GSM và CDMA, hai hệ thống này phù hợp khi từ GSM tiến lên WCDMA. Vì vậy Bộ bưu chính viễn thông quyết định các doanh nghiệp đi lên 3G thì sử dụng 2 tiêu chuản mà cũng được thế giới chấp nhận là hệ thống băng tần IMT 2000 và trong đó có 2 hệ thống là CDMA 2000 và WCDMA.
3G là sự phát triển tiếp theo của thế hệ 2G. Dịch vụ 3G không phải chỉ mang lại lợi ích cho nguời dùng mà còn cho cả nền kinh tế. Khi có được 3G thì doanh nghiệp có thêm được băng tần nên chi phí đầu tư sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí vì đã tận dụng được mạng lõi của 2G, chỉ phải đầu tư thêm phần mạng vô tuyến. Tuy nhiên, việc đầu tư này cũng không phải là đầu tư toàn bộ mà cũng là cải tiến từ hệ thống 2G.
khía cạnh dịch vụ
Các nhà cung cấp dịch vụ nội dung của Việt Nam hầu như vẫn chưa sẵn sàng cho 3G, thậm chí, một kế hoạch cụ thể cho việc sản xuất máy đầu cuối 3G cũng chưa có.
Một khó khăn nữa cần phải có cách giải quyết hợp lý đó là từ phía khách hàng. Không cần hiểu công nghệ 3G như thế nào song đòi hỏi của người sử dụng đó là dịch vụ mà nhà khai thác đưa ra có gì tốt hơn, ưu việt hơn so với những dịch vụ đã có. Phải tiếp thị từng bước để người dùng hiểu.
Cùng với đó là sự tương thích về thiết bị đầu cuối, làm sao giá thành của những thiết bị đầu cuối công nghệ 3G khi đến tay người dùng phải ở mức hợp lý.
Cần một thị trường dịch vụ nội dung phong phú
Thực tế ở Việt Nam hiện nay, có rất nhiều khách hàng có nhu cầu sử dụng những dịch vụ cao cấp đa phương tiện 3G như truyền hình di động, nghe nhạc, xem phim theo yêu cầu…
Tuy nhiên, cho tới thời điểm này, doanh thu đạt được từ những dịch vụ này không cao, nếu như không nói là khá khiêm tốn. Nguyên nhân chính là nội dung của dịch vụ chưa có nhiều, chưa hấp dẫn được khách hàng. Để cung cấp được các dịch vụ nội dung 3G, các nhà khai thác mạng khó có thể làm một mình phải có những đối tác nội dung cùng phối hợp.
Dịch vụ là yếu tố quyết định thành công trong 3G, nếu không có dịch vụ nội dung đáp ứng yêu cầu của khách hàng thì khó có thể phát triển 3G.
BƯỚC 5: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC VÀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
Có 3 điều mà nhà cung cấp mạng 3G nói chung và công nghệ 3G của Viettel nói riêng cần quan tâm.
- Trước tiên là tính thân thiện và đơn giản: bởi đa số mọi người trước đây chưa biết nhiềuvề Internet do đó tính thân thiện giúp họ sử dụng lần đầu tiên mà không bị nhầm lẫn.
- Thứ hai là nội dung tiếng Việt
- Thứ ba, là giá cả hợp lý, để khuyến khích sử dụng dịch vụ trả trước.
Đa số người sử dụng không hiểu về sự liên quan giữa Megabyte và giá cả nên chính sách giá phải dễ hiểu. Sự khởi đầu với những dịch vụ như vậy sẽ khuyến khích người tiêu dùng sử dụng,cung cấp nội dung, đóng góp ứng dụng và đó là cơ sở để có sự sáng tạo và hoàn thiện. Đối vớithị trường châu Á, các dịch vụ cao cấp chỉ chiếm phần nhỏ. Họ cần những dịch vụ giúp tiết kiệmthời gian, tiền bạc và có ích cho cuộc sống như chăm sóc sức khoẻ, giao dịch ngân hàng.Công nghệ 3G và những chức năng đa phương tiện của nó sẽ góp phần đưa người dân Việt Namlên tầm cao mới, đáp ứng được nhu cầu của cuộc sống hiện đại.Vì vậy việc phát triển công nghệ3G là một mục tiêu quan trọng trong thời buổi công nghiệp hoá hiện nay
Bình dân hóa 3G
Kể từ khi cung cấp dịch vụ 3G vào tháng 10/2009, Viettel đã đưa công nghệ này đến với đông đảo người tiêu dùng trong cả nước. Hiện, đơn vị này đã bình dân hóa 3G bằng việc thiết kế chính sách giá cước thấp nhất, thậm chí chi phí sử dụng data trên nền 3G còn rẻ hơn 2G.
Mở rộng mạng lưới phủ sóng phải song song với nâng cao chất lượng dịch vụ
Việc mở rộng mạng lưới 3G phải đi đôi với việc không ngừng nâng cao chất lượng của mạng: tốc độ, tính ổn định.Viettel được ghi nhận là doanh nghiệp đưa ra kế hoạch chi tiết và cụ thể nhất, với tham vọng sau 9 tháng sẽ hoàn thành việc phủ sóng toàn quốc với 5000 trạm Node phát sóng, trong năm đầu tiên lắp đặt 9.000 trạm, tập trung tại các tỉnh thành phố lớn. Dự kiếntrong 2 năm đầu tiên sẽ có 5% thuê bao sử dụng dịch vụ 3G, tương đương 2,8 triệu, sau 5 nămđạt 5 triệu thuê bao và sẽ đạt mức phát triển tối đa khoảng 20 triệu thuê bao.
ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ
Các tiêu chí đánh giá năng lực công nghệ
Năng lực vận hành
Hạ tầng mạng truyền dẫn có dung lượng đạt 320 Gigabyte/s và 14 hướng kết nối quốc tế với dung lượng trên 80Gb/s; 27.000 node mạng truyền dẫn; đáp ứng 55 triệu thuê bao bật máy
Sau 1 năm chính thức khai trương mạng di động thế hệ thứ 3 (3G), số trạm phát sóng BTS của Viettel đã tăng gấp đôi, từ 8.000 trạm lên trên 17.000 trạm (tính đến tháng 4 năm 2011), trở thành nhà mạng có số trạm 3G lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á.
1.444 là tổng số trạm phát sóng của Viettel phủ vùng ven biển, ngoài khơi, trên đảo và nhà giàn tính đến 30/6/2011, năng lực phục vụ gần 7 triệu thuê bao.
90% là số xã, phường, thị trấn đã được cáp quang Viettel phủ tới tính đến hết tháng 3/2011.
Số trạm 3G của Viettel đã vượt con số cam kết với Bộ Thông tin và Truyền thông trong hồ sơ thi tuyển là 15.000 trạm sau 3 năm triển khai dịch vụ. Tại thời điểm khai trương tháng 3/2010, số lượng BTS 3G Viettel cũng gấp hơn 1,5 lần.
Với số trạm 3G bằng 65% trạm 2G (ở các tỉnh, thành phố lớn tỷ lệ này trên 80%), Viettel đã thực hiện được chiến lược đưa Internet băng rộng không dây tới người dân thông qua dịch vụ Dcom 3G. Theo thống kê, lưu lượng sử dụng bình quân của Dcom 3G tương đương 60% so với thuê bao ADSL đã cho thấy chỉ sau 1 năm mạng 3G chính thức được khai trương, khách hàng đã bắt đầu hình thành thói quen truy nhập Internet băng thông rộng không dây. Xu hướng này càng rõ nét hơn khi trong những tháng đầu năm nay, lưu lượng sử dụng dịch vụ Dcom 3G của khách hàng đã tăng gần 30% so với tháng cuối năm 2010. Khi có điều kiện sử dụng, khách hàng dùng Internet 3G còn cao hơn ADSL
Tốc độ kết nối tải xuống dữ liệu mạng 3G của Viettel trên lý thuyết lên tới 14,4 Mb/giây, trong khi tốc độ tải lên là 5,7 Mb/giây. Tuy nhiên, đại diện của hãng cũng cho biết, tốc độ này phụ thuộc vào vị trí và server của các nhà cung cấp nội dung.
Điểm yếu
Các dịch vụ nội dung cho mạng 3G còn ít:Điều này phản ánh thực tế, người sử dụng di động ở nước ta chủ yếu vẫn là thoại và tin nhắn, họ chỉ dùng 3G để "lướt net", số ít dùng video call (gọi điện thấy hình). Tuy nhiên, xét ở một góc độkhác, là các nhà cung cấp dịch vụ di động gồm cả : Vinaphone, Mobifone, EVN Telecom chứ không riêng gì Viettel đã đưa ra quá ít dịch vụ nội dung cho loại hình này, có nghĩa là các ứngdụng trên nền công nghệ 3G còn nghèo và chưa đủ sức hấp dẫn để thu hút khách hang
Giải pháp đề xuất
Có thể thấy năng lực vận hành vẫn chưa tốt. Hiểu về công nghệ 3G chưa cao. Do đó doanh nghiệp cần quan tâm cải thiện kỹ năng của người lao động tốt hơn
Đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ mới nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ về mặt kĩ thuật tạo thêm nhiều dịch vụ thương mại, đa dạng hoá sản phẩm để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Bên cạnh đó cũng cần phải tăng cường chất lượng sản phẩm,nhà cung cấp cần đảm bảo:
- Tốc độ truy nhập cao để bảo đảm các dịch vụ băng rộng như truy nhập Internet nhanh hoặc cácdịch vụ đa phương tiện.
- Linh hoạt để bảo đảm các dịch vụ mới như đánh số cá nhân toàn cầu và điện thoại vệ tinh. Cáctính năng này sẽ cho phép mở rộng đáng kể tầm phủ của các hệ thống thông tin di động.
- Tương thích với các hệ thống thông tin di động hiện có để bảo đảm sự phát triển liên tục củathông tin di động.
- Ngoài ra, việc xác định một mức đầu tư ở mức hợp lý sẽ giúp nhà mạng đạt được hiệu quả caonhất trong việc phát triển thuê bao 3G. Mức đầu tư hợp lý đảm bảo được 2 mục tiêu: không quálớn để bị coi là lãng phí nhưng phải đủ lớn để đón đầu được nhu cầu phát triển của dịch vụ 3G.
- Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như hiện nay, dịch vụ cung cấp giải pháp tổng thể, đặc biệt là truy cập Internet, hỗ trợ khách hàng truy cập từ cả điện thoại di động và máy tính. Bên cạnh các dịch vụ truyền tin đơn giản như đàm thoại và tin nhắn, hiện tại, các nhu cầu thông tin đa dạng, phong phú hơn như truy cập internet, download nhạc trực tuyến... đang phát triển. Để đáp ứng nhu cầu đó, Viettel cần ráo riết mở rộng và phát triển mạng lưới mới, không bỏ quacơ hội phát triển các dịch vụ gia tăng để thu hút các thuê bao 3G.
- Tăng cường việc mở rộng mạng lưới từ thành thị đến nông thôn giúp mọi người tiếp cận vớic ông nghệ 3G một cách có hiệu quả nhất góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và hiệu quả công việc. Hiện nay, dù tăng trưởng thuê bao di động cao,internet ngày càng phát triển nhưng đa số dân cưở nông vẫn chưa biết đến công nghệ 3G và tín năng ưu việc của nó.Vì vậy việc mở rộng mạnglưới đang là mục tiêu mà các nhà cung cấp nói chung và Viettel nói riêng cần hướng tới .“CNTT và viễn thông, đặc biệt là mạng lưới băng rộng có lẽ là cơ hội lớn nhất để phát triển kinhtế, xã hội toàn cầu, xóa khoảng cách số giữa các vùng, miền, khu vực”
- Cần có chính sách để đưa ra mức giá thích hợp với từng khách hang nhằm đảm bảo mục tiêuvừa có lợi cho nhà sản xuất vừa có lợi cho khách hàng.Viettel cần có nhiều hơn nữa nhữngchương trình khuyến mãi,giảm giá thành sản phẩm nhằm thu hút khách hàng vì đa phần côngnghệ 3G vẫn còn là một công nghệ khá mới mẻ ở Việt Nam.Có thêm nhiều dịch vụ chăm sóc khách hang và trong thời gian đầu có thể cho khách kháchhàng sử dụng thử nhằm quảng bá thương hiệu và tạo dựng uy tín.
- Đảm bảo tốt khâu chăm sóckhách hang cũng là một trong những điều kiện để thành công.Cần có chính sách hỗ trợ kháchhang như đưa ra nhiều gói cước khác nhau như gói cước trả sau,gói cước ưu đãi cho sinh viên.
- Bên cạnh đó, cần tập trung vào chiến lược Marketing cho công nghệ 3G để mọi người có thểhiểu một cách đầy đủ về công nghệ 3G và những tín năng ưu việc của nó.Tăng cường quảng cáo trên các phương tiện thông tin như tivi,báo chí,treo băng rôn quảng cáo ở các khu dân cư và trường học…
Năng lực đổi mới công nghệ
Mạng thông tin di động thế hệ ba ra đời đã khắc phục được các nhược điểm của các mạng thôngtin di động thế hệ trước đó. Tuy nhiên, mạng di động này cũng có một số nhược điểm như: Tốc độ truyền dữ liệu lớn nhất là 2Mbps, vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của người dùng, khả năng đáp ứng các dịch vụ thời gian thực như hội nghị truyền hình làchưa cao, rất khó trong việc download các file dữ liệu lớn,…chưa đáp ứng được các yêu cầu như: khả năng tích hợp với các mạng khác (Ví dụ: WLAN, WiMAX,…) chưa tốt, tính mở của mạng chưa cao, khi đưa một dịch vụ mới vào mạng sẽ gặp rất nhiều vấn đề do tốc độ mạng thấp, tài nguyên băng tần ít.
Cung cấp:
- Dịch vụ di động (2G, 3G, và EDGE).
- Dịch vụ điện thoại cố định có dây và không dây.
- Internet băng rộng (ADSL, FTTH, Wimax).
- Dịch vụ cho thuê kênh nội hạt, thuê kênh đường dài trong nước, thuê kênh quốc tế, dịch vụ mạng riêng ảo (VPN).
- Kinh doanh thiết bị đầu cuối kèm dịch vụ (DCOM 3G, Iphone, BlackBerry, Sumo…).
Ưu thế:
Vùng phủ rng nhất (với hơn 35.000 trạm BTS (2G và 3G), GPRS phủ toàn quốc).
Kênh phân phối lớn nhất đến tận làng xã, cung cấp tới 100% người dân Việt Nam.
Đội ngũ gần 30.000 nhân viên địa bàn tại xã, phường trên cả nước.
Hội tụ cố định – di động – Internet.
Năng lực:
Doanh thu: 40.000 tỷ đồng.
Nhân lực: gần 1.800 người
HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC CÔNG NGHỆ
Các nhà điều hành có thể thực hiện chiến lược marketing theo gói - theo đó các công ty thay vì bán các sản phẩm đắt, số lượng lớn trước kia nhắm vào những người tiêu dùng tại các thị trường phát triển mà cung cấp các gói nhỏ hơn, điển hình là theo từng phần hay trị giá mỗi ngày, ở những mức giá mà mọi người đều có thể theo được. _ Phân khúc thị trường này cũng là mục tiêu ưu tiên của các nhà điều hành mạng 3G.Nếu trướckia nhà cung cấp đa phần tập trung vào những doanh nhân,những người công việc thường xuyên phải đi lại, đi công tác xa thì giờ đây đối tượng cần được mở rộng nhiều hơn là tất cả mọi người nhằm cung cấp cho mọi người thông tin chính xác nhất,cũng như những nhu cầu giải trí thiếtthực thông qua những dịch vụ của công nghệ 3G.Trong dài hạn, sự kết hợp 3G và gói dịch vụ sẽ có tác động chính nhờ việc cải thiện hơn nữa khả năng phân hoá khách hàng, đặc biệt bởi vì nó sẽ cho phép các nhà điều hành mạng mở rộng qui mô các nhóm khách hàng lớn. Điển hình 3G là công nghệ tiêu chuẩn nhưng giờ đây 3G phải kết hợp với những thứ khác để tạo nên tốc độ và giá trị. Đó là sự cung cấp kết nối cho mọi người mọi lúc mọi nơi với tốc độ cao để họ được đáp ứng nhu cầu chia sẻ thông tin, chia sẻ nguồn lực, vượt qua các trở ngại về khoảng cách địa lý, thời gian. Điều này tạo nên sự phát triển cho băng rộng di động. Mọi sản phẩm và giải pháp phải có tính thân thiện và đơn giản để có nhiều người sử dụng và tiếp cận. Càng sử dụng nhiều, càng tạo ra sự phong phú về nội dung và lợi nhuận, như các loại điện thoại đa dạng Android, iPhone. Các sản phẩm cần thể hiện rõ lợi ích với xã hội, với cuộc sống, luôn đóng gópvào sự phát triển bền vững. Các thiết bị có khả năng kết nối với nhau như những gì người ta cóthể truy cập từ điện thoại di động hiện giờ.Dịch vụ 3G là dịch vụ gắn liền với các dịch vụ số liệu, đặc biệt là Internet vì vậy vấn đề phát triển nội dung là vấn đề hết sức quan trọng (chẳng hạn Việt hoá các trang Web, cung cấp thêmnhiều thông tin…). Bên cạnh đó còn có một yếu tố hết sức quan trọng nữa quyết định đến sự thành công của việc triển khai, đó là nâng cao nhận thức của người sử dụng. Có một thực trạngđáng buồn trong xã hội Việt Nam, đó là thực trạng sợ công nghệ cao, điều này đặc biệt xảy ra ở lớp những người cao tuổi (nhưng đây chính là những người nhiều tiền, có khả năng chi trả chodịch vụ 3G). Để việc triển khai dịch vụ thành công thì cần phải có chiến lược marketing thích hợp, nâng cao nhận thức của người sử dụng đối với các dịch vụ công nghệ cao, làm cho họ thấy được 3G chỉ mang đến cho họ sự thuận tiện chứ không phải phiền toái.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đánh giá kết quả đổi mới công nghệ 3G của Viettel (Báo cáo quản trị công nghệ).doc