Đề tài Đánh giá nguồn nguyên liệu mướp hương và cà chua từ một số địa phương thuộc khu vực phía Nam

Để hoàn thành đề tài này trước tiên chúng em xin chân thành gởi lời cảm ơn đến thạc sỹ Nguyễn Châu Niên và tiến sỹ Võ Thái Dân, đã tạo điều kiện để chúng em thực hiện đề tài này. Chúng em rất biết ơn quý thầy cô khoa Nông Học nói riêng và quý thầy cô giảng dạy tại Trường Đại học Nông Lâm nói chung, những người đã giảng dạy và cung cấp những kiến thức chuyên môn giúp chúng em thực hiện thành công đề tài nghiên cứu. Xin chân thành gửi lời biết ơn đến Phòng Nghiên cứu khoa học Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh đã cấp kinh phí để chúng em thực hiện đề tài. Lời cảm ơn chân thành xin được gửi đến các anh chị và các bạn sinh viên khoa Nông Học đã động viên và hỗ trợ trong suốt thời gian thực hiện đề tài. TP. Hồ Chí Minh, tháng 09/2008 Trần Thị Kiều Oanh Nguyễn Kim Khôi Đinh Thị Kiều Diễm iv TÓM TẮT Đề tài nghiên cứu “Thu thập và đánh giá nguồn nguyên liệu mướp hương và cà chua từ một số địa phương thuộc khu vực phía Nam” được tiến hành tại trại thực nghiệm Khoa Nông Học Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh., thời gian từ ngày 26/02/2008 đến ngày 03/08/2008. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu thí nghiệm khối đầy đủ ngẫu nhiên với 3 lần lặp lại và 5 NT. Kết quả thu được: Thí nghiệm theo dõi 5 giống mướp hương: Giống cho năng suất cao nhất là giống thu thập được ở huyện Ô Môn, tỉnh Cần Thơ (19,08 tấn/ha). Các giống khác cho năng suất thấp hơn, được xếp theo thứ tự sau: Giống OM (NT 4) 19,08 tấn/ha. Giống PG (NT 1) 16,72 tấn/ha Giống ChRưR Ắ (NT2) 15,84 tấn/ha Giống Chư Păh (NT 3) 13,48 tấn/ha Giống mướp thu thập từ huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng thời gian sinh trưởng sinh dưỡng kéo dài, đến thời điểm kết thúc thí nghiệm vẫn chưa cho thu hoạch. Do đó, thí nghiệm không đánh giá được khả năng cho năng suất của giống này. Giống phát triển thân lá tốt nhất là giống Chư Ắ, thu thập từ huyện Chư Ắ, tỉnh Gia Lai. Các giống khác khả năng phát triển thân lá tương đối đồng đều. Giống có khả năng kháng ruồi đục lá tốt nhất là giống LĐ (huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng) do mặt trên mặt lá có nhiều lông tơ cứng. Giống ít có khả năng kháng ruồi đục lá nhất là giống PG (huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương) do lá mềm, ít lông tơ. Giống có khả năng kháng ruồi đục quả tốt nhất là giống Chư Păh (Gia Lai) do vỏ quả dày, cứng. Tiếp đến là giống Chư Ắ (Gia Lai) và giống OM (Cần Thơ). Giống kháng kém nhất là giống PG (Bình Dương), vỏ mềm, mỏng. Về chất lượng: giống Chư Ắ và Chư Păh có mùi thơm và độ ngọt tốt nhất, vỏ quả dày nên thời gian bảo quản lâu hơn.

pdf54 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3167 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá nguồn nguyên liệu mướp hương và cà chua từ một số địa phương thuộc khu vực phía Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU SINH VIÊN ĐÁNH GIÁ NGUỒN NGUYÊN LIỆU MƯỚP HƯƠNG VÀ CÀ CHUA TỪ MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG THUỘC KHU VỰC PHÍA NAM NGÀNH: NÔNG HỌC SINH VIÊN THỰC HIỆN Trần Thị Kiều Oanh Nguyễn Kim Khôi Đinh Thị Kiều Diễm Tháng 09/2008 ii THU THẬP VÀ ĐÁNH GIÁ NGUỒN NGUYÊN LIỆU MƯỚP HƯƠNG VÀ CÀ CHUA TỪ MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG THUỘC KHU VỰC PHÍA NAM Tác giả TRẦN THỊ KIỀU OANH NGUYỄN KIM KHÔI ĐINH THỊ KIỀU DIỄM Giáo viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Châu Niên TS. Võ Thái Dân Tháng 09/2008 iii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đề tài này trước tiên chúng em xin chân thành gởi lời cảm ơn đến thạc sỹ Nguyễn Châu Niên và tiến sỹ Võ Thái Dân, đã tạo điều kiện để chúng em thực hiện đề tài này. Chúng em rất biết ơn quý thầy cô khoa Nông Học nói riêng và quý thầy cô giảng dạy tại Trường Đại học Nông Lâm nói chung, những người đã giảng dạy và cung cấp những kiến thức chuyên môn giúp chúng em thực hiện thành công đề tài nghiên cứu. Xin chân thành gửi lời biết ơn đến Phòng Nghiên cứu khoa học Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh đã cấp kinh phí để chúng em thực hiện đề tài. Lời cảm ơn chân thành xin được gửi đến các anh chị và các bạn sinh viên khoa Nông Học đã động viên và hỗ trợ trong suốt thời gian thực hiện đề tài. TP. Hồ Chí Minh, tháng 09/2008 Trần Thị Kiều Oanh Nguyễn Kim Khôi Đinh Thị Kiều Diễm iv TÓM TẮT Đề tài nghiên cứu “Thu thập và đánh giá nguồn nguyên liệu mướp hương và cà chua từ một số địa phương thuộc khu vực phía Nam” được tiến hành tại trại thực nghiệm Khoa Nông Học Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh., thời gian từ ngày 26/02/2008 đến ngày 03/08/2008. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu thí nghiệm khối đầy đủ ngẫu nhiên với 3 lần lặp lại và 5 NT. Kết quả thu được: Thí nghiệm theo dõi 5 giống mướp hương: Giống cho năng suất cao nhất là giống thu thập được ở huyện Ô Môn, tỉnh Cần Thơ (19,08 tấn/ha). Các giống khác cho năng suất thấp hơn, được xếp theo thứ tự sau: Giống OM (NT 4) 19,08 tấn/ha. Giống PG (NT 1) 16,72 tấn/ha Giống ChRưR Ắ (NT2) 15,84 tấn/ha Giống Chư Păh (NT 3) 13,48 tấn/ha Giống mướp thu thập từ huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng thời gian sinh trưởng sinh dưỡng kéo dài, đến thời điểm kết thúc thí nghiệm vẫn chưa cho thu hoạch. Do đó, thí nghiệm không đánh giá được khả năng cho năng suất của giống này. Giống phát triển thân lá tốt nhất là giống Chư Ắ, thu thập từ huyện Chư Ắ, tỉnh Gia Lai. Các giống khác khả năng phát triển thân lá tương đối đồng đều. Giống có khả năng kháng ruồi đục lá tốt nhất là giống LĐ (huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng) do mặt trên mặt lá có nhiều lông tơ cứng. Giống ít có khả năng kháng ruồi đục lá nhất là giống PG (huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương) do lá mềm, ít lông tơ. Giống có khả năng kháng ruồi đục quả tốt nhất là giống Chư Păh (Gia Lai) do vỏ quả dày, cứng. Tiếp đến là giống Chư Ắ (Gia Lai) và giống OM (Cần Thơ). Giống kháng kém nhất là giống PG (Bình Dương), vỏ mềm, mỏng. Về chất lượng: giống Chư Ắ và Chư Păh có mùi thơm và độ ngọt tốt nhất, vỏ quả dày nên thời gian bảo quản lâu hơn. v Thí nghiệm theo dõi 5 giống cà chua: Giống ĐQ (Đồng Nai) có khả năng phát triển thân lá tốt nhất. Các giống khác tương đối đồng đều nhau. Khả năng cho quả của giống ĐQ (thu thập tại huyện Định Quán, Đồng Nai) vượt trội so với các giống khác 77,45 quả/cây). Trong khi giống DA (Bình Dương) có số quả ít nhất chỉ có 5.6 quả/cây. Tuy nhiên, kích thước quả của giống ĐQ rất nhỏ so với các giống khác nên năng suất không cao hơn. Giống HM (thu thập tại huyện Hốc Môn, Tp. Hồ Chí Minh) cho năng suất cao nhất, khác biệt rất có ý nghĩa so với các giống khác. Năng suất thực tế của các nghiệm thức đạt từ 3,45 – 10,05 tấn/ha. Được xếp theo thứ tự như sau:  Giống HM (NT 3) 7,14 tấn/ha  Giống ĐQ (NT 1) 4,85 tấn/ha  Giống DA (NT 2) 4,71 tấn/ha  Giống CC (NT 5) 3,44 tấn/ha  Giống TrB (NT 4) 1,98 tấn/ha Giống DA (thu thập tại huyện Dĩ An, Bình Dương) cho quả to, hình dáng và màu sắc đẹp, kháng bệnh tốt, độ mềm và độ ngọt thịt quả cao, chất lượng tốt. Các giống đều xuất hiện các triệu chứng bệnh do vi khuẩn gây ra. Trong đó, giống TrB (NT 4) là bị gây hại nặng nhất. vi Mục lục TU ÓM TẮTUT ................................................................................................................................. iv TUMục lụcUT ...................................................................................................................................... vi TUDanh sách chữ viết tắtUT ............................................................................................................. viii TUDanh sách các bảng, đồ thị và hình UT ........................................................................................... ix TUChương 1: GIỚI THIỆUUT ............................................................................................................. 1 TU1.1 UT TUĐặt vấn đềUT ................................................................................................................... 1 TU1.2 UT TUMục tiêu – yêu cầuUT...................................................................................................... 2 TU1.2.1UT TUMục tiêuUT .............................................................................................................. 2 TU1.2.2UT TUYêu cầuUT ............................................................................................................... 2 TUChương 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆUUT ......................................................................................... 3 TU2.1 UT TUGiới thiệu về cây mướpUT .............................................................................................. 3 TU2.1.1UT TUGiá trị của cây mướpUT .......................................................................................... 3 TU2.1.2UT TUĐặc điểm thực vật họcUT ........................................................................................ 4 TU2.1.3UT TUYêu cầu ngoại cảnh và đất đaiUT ............................................................................ 5 TU2.1.4UT TUSâu bệnh hại và biện pháp phòng trừUT ................................................................. 5 TU2.1.4.1UT TUSâu hạiUT ............................................................................................................ 5 TU2.1.4.2UT TUBệnh hạiUT .......................................................................................................... 6 TU2.2 UT TUGiới thiệu về cây cà chuaUT ........................................................................................... 7 TU2.2.1UT TUNguồn gốc, xuất xứUT ............................................................................................ 7 TU2.2.2UT TUĐặc điểm thực vật họcUT ........................................................................................ 8 TU2.2.3UT TUMột số giống cà chua được trồng phổ biến UT ........................................................ 9 TU2.2.4UT TUGiá trị và công dụng của cây cà chuaUT ................................................................. 9 TUGiá trị dinh dưỡng: UT ......................................................................................................... 9 TUCông dụng: UT ................................................................................................................... 10 TU2.2.5UT TUYêu cầu ngoại cảnh và đất đaiUT .......................................................................... 10 TU2.2.6UT TU hời vụUT ............................................................................................................. 10 TU2.2.7UT TUPhòng trừ sâu bệnhUT ........................................................................................... 11 TU2.2.7.1UT TUSâu hạiUT .......................................................................................................... 11 TU2.2.7.2UT TUBệnh hạiUT ........................................................................................................ 12 TUChương 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM UT ................................................. 14 TU3.1 UT TU hời gian và địa điểmUT ............................................................................................... 14 TU3.2 UT TUVật liệu và phương pháp thí nghiệmU T ........................................................................ 14 TU3.2.1UT TUĐối tượng nghiên cứuUT ....................................................................................... 14 TU3.2.2UT TUPhương pháp nghiên cứu UT .................................................................................. 14 TU3.2.2.1UT TUBố trí thí nghiệm UT ........................................................................................... 15 TU3.2.2.2UT TUSơ đồ bố trí thí nghiệm UT ................................................................................. 15 TU3.2.2.3UT TUQuy mô thí nghiệm UT ........................................................................................ 15 TU3.2.3UT TUCác chỉ tiêu và phương pháp theo dõiUT .............................................................. 15 TU3.2.3.1UT TUCác chỉ tiêu theo dõi giống mướp hươngUT ..................................................... 15 TU3.2.3.2UT TUChỉ tiêu theo dõi đối với các giống cà chuaUT ................................................. 17 TU3.2.4UT TUQuy trình kĩ thuậtUT .............................................................................................. 18 TU3.2.4.1UT TUCây mướp hươngUT .......................................................................................... 18 TU3.2.4.2UT TUCây cà chuaUT .................................................................................................. 20 TU3.2.5UT TUXử lý số liệuUT ..................................................................................................... 22 TUChương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN UT ................................................................................ 23 TU4.1 UT TUDiễn biến khí hậu, thời tiết trong thời gian tiến hành thí nghiệmUT............................. 23 vii TU4.2 UT TU hí nghiệm 1: theo dõi đặc điểm sinh trưởng, phát triển và năng suất của năm giống mướp hươngUT ......................................................................................................................... 23 TU4.2.1UT TUSức sinh trưởng UT ................................................................................................. 23 TU4.2.2UT TUCác chỉ tiêu về hình tháiUT ................................................................................... 24 TU4.2.3UT TUCác chỉ tiêu về sinh trưởng và phát triểnUT .......................................................... 26 TU4.2.3.1UT TUKhả năng phân cànhUT ..................................................................................... 26 TU4.2.3.2UT TU hời gian phát dụcUT ........................................................................................ 27 TU4.2.4UT TUPhẩm chất quảUT ................................................................................................... 27 TU4.2.5UT TUNăng suất và các yếu tố cấu thành năng suấtUT ................................................... 28 TU4.2.5.1UT TUKích thước quảUT ............................................................................................. 28 TU4.2.5.2UT TUCác yếu tố cấu thành năng suất và năng suấtUT ............................................... 29 TU4.2.6UT TUSâu bệnh hạiUT ..................................................................................................... 30 TU4.3 UT TU hí nghiệm 2: khảo sát đặc điểm sinh trưởng, phát triển của năm giống cà chuaUT ... 31 TU4.3.1UT TUCác chỉ tiêu sinh trưởng và phát triểnUT ............................................................... 31 TU4.3.1.1UT TUChiều cao câyUT ............................................................................................... 31 TU4.3.1.2UT TUKhả năng phân cành cấp 1UT ........................................................................... 31 TU4.3.1.3UT TU hời gian phát dụcUT ........................................................................................ 32 TU4.3.2UT TUCác chỉ tiêu về phẩm chấtUT ................................................................................. 32 TU4.3.3UT TUNăng suất và các yếu tố cấu thành năng suấtUT ................................................... 33 TU4.3.3.1UT TUSố hoa/chùm UT ................................................................................................. 33 TU4.3.3.2UT TUKích thước quảUT ............................................................................................. 33 TU4.3.3.3UT TUNăng suất và các yếu tố cấu thành năng suấtUT .............................................. 34 TUChương 5. KẾT LUẬNUT ............................................................................................................ 36 TU5.1 UT TUKết luậnUT .................................................................................................................... 36 TU5.1.1UT TUĐối với các giống mướp hươngUT ........................................................................ 36 TU5.1.2UT TUĐối với các giống cà chuaUT ................................................................................ 37 TU5.2 UT TUCông việc tiếp theoUT ................................................................................................... 37 TU ÀI LIỆU THAM KHẢO UT ........................................................................................................ 38 TUPHỤ LỤCUT ................................................................................................................................. 39 viii Danh sách chữ viết tắt CCC : Chiều cao cây CT : Chỉ tiêu LLL : Lần lặp lại NSLT : Năng suất lý thuyết NST : Ngày sau trồng NSTT : Năng suất thực thu NT : Nghiệm thức TLQ : Trọng lượng quả TLTB : Trọng lượng trung bình TN : Thí nghiệm TT : Thứ tự ix Danh sách các bảng, đồ thị và hình Danh sách các bảng: TUBảng 3.1. Các giống tham gia thí nghiệmU T ................................................................................ 14 TUBảng 4.1 Các chỉ tiêu về hình tháiUT ............................................................................................ 25 TUBảng 4.2. Khả năng phân cành cấp 1 (cành/cây)UT...................................................................... 26 TUBảng 4.4. Các chỉ tiêu về phẩm chất quảUT ................................................................................. 28 TUBảng 4.6. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suấtUT ........................................................... 29 TUBảng 4.7. Mức gây hại của ruồi đục lá và ruồi đục quảUT ........................................................... 30 TUBảng 4.8. Động thái tăng trưởng chiều cao cây (cm/cây)UT ........................................................ 31 TUBảng 4.9 Khả năng phân cành cấp 1 (cành) UT ............................................................................. 31 TUBảng 4.10 Thời gian phát dục của các nghiệm thức (NST)UT ..................................................... 32 TUBảng 4.11. Các chỉ tiêu về phẩm chất quảUT................................................................................ 33 TUBảng 4.12. Kích thước quả của các nghiệm thứcUT ..................................................................... 33 TUBảng 4.13. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suấtUT ......................................................... 34 Danh sách đồ thị và hình: Đồ thị 4.1. Diễn biến khí hậu, thời tiết thời gian tiến hành thí nghiệm .................................... 23 Hình 4.1. Hình dạng lá và hoa của các giống mướp tham gia thí nghiệm ............................... 24 Đồ thị 4.2: Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu các giống mướp ................................... 29 Hình 4.2. Hình dạng và đường kính quả của các giống cà chua địa phương ........................... 34 Đồ thị 4.3: Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu các giống cà chua ................................ 35 Hình 1.1. Thí nghiệm theo dõi các giống mướp hương (40 NST) ........................................... 39 Hình 1.2. Hình dạng và kích thước hoa và quả các giống mướp (NT5 chưa có quả) .............. 39 Hình 1.3. Thí nghiệm theo dõi các giống cà chua (giai đoạn thu hoạch) ................................. 40 Hình 1.4. Triệu chứng sâu bệnh hại; a) bệnh virus; b) bệnh héo rũ; c) và d) bệnh do thiếu Ca; e) sâu đục quả và f) thối quả. ............................................................................................ 40 1 1 Chương 1: GIỚI THIỆU 1.1 Đặt vấn đề Trong cuộc sống con người, thực phẩm giữ vai trò quyết định và trong bữa ăn hằng ngày của các gia đình, rau là loại thực phẩm không thể thiếu. Đặc biệt là khi lương thực và các thức ăn giàu đạm đã trở nên đầy đủ. Rau là nhân tố tích cực trong cân bằng dinh dưỡng và kéo dài tuổi thọ. Rau cung cấp cho con người nhiều loại Vitamin, các chất khoáng. Một số còn có chất kháng sinh, các acid hữu cơ, các chất thơm. Một số rau đậu có Protein. Nhưng quan trọng nhất là rau cung cấp các Vitamin mà các thực phẩm khác như cá, thịt, trứng không có hoặc có rất ít (Nguyễn Thị Hường, 2004). Theo sự phát triển của đời sống xã hội, các nhà dinh dưỡng của Việt Nam cũng như của thế giới đã nghiên cứu và ước tính được hàng ngày chúng ta cần khoảng 2.300 – 2.500 calo năng lượng để sống và hoạt động. Như vậy, nhu cầu tiêu dùng rau hằng ngày của mỗi người vào khoảng 250 – 300g, tức là khoảng 7,5 – 9kg/người/tháng. Theo các số liệu thống kê thì hiện nay tính bình quân chung cho cả nước chúng ta mới sản xuất được khoảng 4 – 4,5kg/người/tháng (không tính phần sản xuất tự túc trong dân). Từ đó ta thấy được nhu cầu sản xuất rau là bức thiết. Khó khăn lớn trong sản xuất nông nghiệp hiện nay là thiệt hại do sâu bệnh gây ra. Thiệt hại do sâu bệnh gây ra không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng, chất lượng sản phẩm mà còn gây những ảnh hưởng giáng tiếp đến môi trường sống và sức khoẻ của con người do con người dùng chất hoá học để phòng trừ sâu bệnh. Để hạn chế các tác hại nói trên, việc đưa vào sử dụng giống kháng là một lựa chọn hàng đầu. Các giống địa phương là một trong những nguồn nguyên liệu cung cấp các gen kháng sâu bệnh rât hiệu quả. Do đó, cùng với việc tìm ra các giống năng suất cao nhằm tăng sản lượng rau quả thì công tác nghiên cứu giống kháng sâu bệnh, thích nghi với điều kiện ngoại cảnh đang được đẩy mạnh. Mướp và cà chua là hai loại cây rau ăn quả rất quen thuộc với người Việt Nam và là hai loại quả thường được sử dụng trong bữa ăn hàng ngày. Với mục đích 2 tìm ra những giống rau địa phương mang những đặc tính tốt, phục cho công tác chọn tạo giống và đưa vào sử dụng trong sản xuất, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Thu thập và đánh giá nguồn nguyên liệu mướp hương và cà chua từ một số địa phương thuộc khu vực phía Nam”. 1.2 Mục tiêu – yêu cầu 1.2.1 Mục tiêu Thu thập những giống mướp và cà chua đã được trồng hoặc tự mọc từ các tỉnh thuộc khu vực phía Nam. Sau đó mô tả, đánh giá các giống đó về năng suất, phẩm chất, tính chống chịu để tìm ra loại giống tốt, phù hợp để dùng làm nguồn nguyên liệu cho chọn giống và đưa vào sản xuất. 1.2.2 Yêu cầu - Theo dõi quá trình sinh trưởng, phát triển, ghi nhận các số liệu thu hoạch. - Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển, khả năng cho năng suất, phẩm chất của từng giống. 3 2 Chương 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Giới thiệu về cây mướp Cây mướp Luffa cylindrica (L.) Roem, thuộc họ bầu bí (Cucurbitaceae), phát triển chủ yếu ở nhiệt đới và cận nhiệt đới, ít ở ôn đới và hàn đới. Các chi cổ sơ nhất tập trung ở Đông Hymalaya, Đông và Đông Nam Á. là loại rau ăn quả dễ trồng, quen thuộc với người dân Việt Nam. Ở nước ta, cây mướp trồng mọi nơi từ Bắc đến Nam. Giàn mướp là hình ảnh rất quen thuộc ở nhiều hộ gia đình. Có thể trồng gốc mướp trên bờ ao, làm giàn phía trên mặt ao, có thể tiết kiệm đất, sai quả và đẹp (Nguyễn Mạnh Chinh, Phạm Anh Cường, 2007). 2.1.1 Giá trị của cây mướp Mướp cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, vitamin và có nhiều tác dụng chữa bệnh đã được khoa học chứng minh và đã qua chứng thực trong dân gian. Theo dinh dưỡng học hiện đại, trong 100g ăn được của quả Mướp có chứa 95,1g nước; 0,9g protit; 0,1g lipit; 3g glucit; 0,5g xeluloza; 0,5g chất tro; 28mg canxi; 45mg photpho; 0,8mg sắt; 160mg betacaroten; 0,04mg vitamin B1; 0,06mg vitamin B2; 8mg vitamin C và một số chất như luffein, citruline, cucurbitacin. Ngoài ra trong mướp có chứa saponin và dịch kết dính có lợi cho đường ruột mà hàm lượng nhiệt lượng lại rất thấp, có tác dụng làm giảm cân. (theo “Bảng thành phần hóa học thức ăn Việt Nam”, 1972). Quả mướp có thịt trắng, mềm, vị hơi ngọt, là loại rau quen thuộc trong bữa ăn gia đình. Hoa mướp cũng được dùng luộc, xào lòng gà, ngon nhất là hoa mướp hương, ăn bùi và béo. Hạt mướp còn được dùng để sản xuất một số chế phẩm y học hoặc rau mầm, sản phẩm đang rất được ưa chuộng hiện nay. Bên cạnh đó, giàn mướp còn có thể tạo bóng mát và tận dụng được đất đai hợp lý ở gia đình. Theo Dược học Cổ truyền: Mướp vị ngọt, tính mát, vào hai kinh can và vị, có công dụng sinh tân, chỉ khái, thanh nhiệt, hoá đàm, lương huyết, giải độc, an thai, thông sữa, khỏi đau nhức, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như sốt cao, phiền khát, ho suyễn nhiều đờm (viêm họng, viêm phế quản), trĩ, băng lậu, khí 4 hư, huyết lâm (viêm đường tiết niệu, viêm bàng quang, viêm bể thận), mụn nhọt, ung thủng, sản phụ sữa không thông, táo bón. Lá mướp: Có vị đắng, chua, tính hơi lạnh, được nấu uống để chữa ho, hen kéo dài với liều 10-15g mỗi lần. Có thể dùng dạng cao lỏng 1/1, mỗi lần uống 0,5ml. Lá mướp giã nhỏ với ít muối, thêm nước, gạn uống chữa viêm họng (nam dược thần hiệu). Lá mướp sắc với cây cứt lợn uống chữa phù thủng. Dùng ngoài, lá mướp tươi giã nát, lấy nước bôi chữa lở đầu, mẩn ngứa do con giời leo. Nếu đem nướng lá rồi giã và xát lại chữa nước ăn chân. Lá mướp phơi khô, đốt toàn tính, tán bột mịn, hòa với dầu vừng, bôi chữa nứt nẻ đầu vú. Quả mướp: Có vị ngọt, tính bình, nấu với chân giò lợn ăn để tăng tiết sữa và làm máu lưu thông. Chất nhầy trong quả mướp có tác dụng nhuận tràng và làm dịu đau (ăn canh mướp hằng ngày). Quả mướp nghèo năng lượng, không gây béo phì nhưng giàu sinh tố, khoáng vi lượng, chất nhầy và chất xơ. 2.1.2 Đặc điểm thực vật học Thân: Thân là một loại dây leo. Thân có góc cạnh, màu lục nhạt, có nhiều tua cuốn, phân cành mạnh. Rễ chùm rất phát triển, ăn rộng gần mặt đất. Lá: Lá to, đường kính 15-25 cm, mọc so le, hình tim, chia 5-7 thùy, cuống lá dài 11-12cm. Xung quanh lá có răng cưa nhỏ, bề mặt có lông nhám. Hoa: Hoa đơn tính trên cùng một cây. Các hoa đực mọc thành chùm, dạng chùy. Hoa cái mọc đơn độc, cánh hoa rộng, màu vàng tươi. Chủ yếu thụ phấn nhờ côn trùng, thời gian thụ phấn thường xảy ra trong khoảng 9-10 giờ. Quả: Quả hình trụ, thuôn, dài 30-50cm, rộng 5-8cm, khi già thì vỏ chuyển mầu nâu, khô, bên trong còn lại toàn xơ và hạt. Hạt: Hạt hình bầu dục dẹt, kích thước 7-10mm, rộng 4-5mm, vỏ mỏng hơi cứng, hơi có rìa màu đen, trong mỗi quả chứa tới vài trăm hạt. 5 2.1.3 Yêu cầu ngoại cảnh và đất đai Mướp là cây rau của mùa hè, ưa khí hậu nóng và ẩm, ánh sáng nhiều. Khả năng chịu hạn tốt, cần nhiều nước nhưng không chịu úng ngập. Trồng được trên nhiều loại đất, nhiều mùn, giứ ẩm nhưng thoát nước. Do diện tích thân lá lớn nên tiêu thụ nhiều nước và chất dinh dưỡng. Thời vụ: Hàng năm gieo hạt từ tháng 2 đến tháng 6, thời tiết ấm áp, có mưa đủ ẩm, cây sinh trưởng tốt. Khi cây có 2 – 3 lá thật thì đem trồng. 2.1.4 Sâu bệnh hại và biện pháp phòng trừ 2.1.4.1 Sâu hại - Ruồi đục quả (Bactrocera cucurbita): Phá hại nhiều loài cây họ bầu bí như dưa leo, khổ qua, bầu, bí, mướp. Ruồi trưởng thành có dạng hình giống ruồi nhà nhưng nhỏ hơn một chút, dài khoảng 6- 8mm, màu vàng, có các vạch đen trên ngực và bụng. Ruồi cái dùng vòi nhọn ở cuối đuôi chích vào vỏ quả để đẻ trứng. Trứng rất nhỏ, màu trắng ngà, nằm phía trong vỏ quả. Ruồi thường đẻ trứng và phá hại từ khi quả già đến chín. Ruồi trưởng thành hoạt động ban ngày, thường là vào sáng sớm và chiều mát, sức bay yếu. Phòng trừ: cày đất phơi ải hoặc ngâm nước ruộng vài ngày để diệt nhộng, thường xuyên thu gom các quả rụng và quả bị giòi đục. Khi quả lớn phun phòng bằng các thuốc trừ sâu tổng hợp như: Sherpa, Fasta, Karate… Khi ruồi trưởng thành và phát sinh thì dùng bẫy dẫn dụ, nếu có điều kiện thì bao quả lại. - Bọ xít mướp (Aspongopus fuscus): Phát triển nhiều trên cây mướp, ngoài ra còn sinh sống và phát hại trên các cây họ bầu bí khác. Bọ trưởng thành hình lục giác, dài 17-18mm, rộng 9-10mm, màu nâu sẫm. Trứng hình trụ nằm ngang, xếp thành hàng màu xanh xám đến nâu nhạt. Bọ non hình dạng giống trưởng thành, màu nâu đỏ, không có cánh hoặc cánh ngắn. Bọ xít hoạt động mạnh ban ngày, một con cái đẻ 50-100 trứng. Bọ non mới nở tập trung quanh ổ trứng, sau đó phân tán. Cả bọ trưởng thành và bọ con chích hút nhựa ở thân non, cuống lá, cuống nụ và quả non làm lá vàng, quả rụng sớm, nhỏ và méo mó. Phòng trừ: bắt và tiêu huỷ bọ xít bám trên cây, phun thuốc trừ bọ non khi mới phát sinh bàng các thuốc trừ sâu thông thường. 6 - Bọ dưa (Aulacophora similis): Bọ trưởng thành là loài cánh cứng màu vàng cam, hình bầu dục, dài khoảng 6-7mm, mắt đen, râu dài. Sâu non màu trắng ngà, đốm màu nâu, các chân ngực phát triển. Nhộng nằm trong đất, được bao phủ bởi một lớp kén dày bằng đất. Bọ trưởng thành hoạt động chậm chạp vào sáng sớm và chiều tối, trời nắng ẩm dưới tán lá hoặc trong đất. Tác hại chủ yếu là do bọ trưởng thành cạp lớp biểu bì trên mặt lá thành những đường vòng. Bọ phá hại nặng khi cây còn nhỏ, có khoảng 2-3 lá thật. Khi cây lớn lông có nhiều lông cứng nên ít bị cán phá hơn. Bọ dưa non sống trong đất ăn rễ và cắn gốc cây, kể cả khi cây đã lớn ra hoa, có quả và làm cho cây sinh trưởng kém, héo chết. Bọ phát triển nhiều vào mùa khô và ít phá hại vào mùa mưa. Phòng trừ: cày bừa và phơi đất để diệt sâu non và nhộng, bắt bọ trưởng thành bằng tay hoặc vợt, rải thuốc sâu dạng hạt xuống đất khi trồng hoặc xung quanh gốc mướp trước khi ra hoa. Khi bị bọ trưởng thành xuất hiện phun thuốc vào sáng sớm hoặc chiều mát. - Sâu xanh 2 sọc trắng (Diaphania indica): Gây hại từ cây con, đọt non, lá và trái. Sâu gây thiệt hại năng suất, giá trị thưong phẩm khi tấn công giai đoạn cho trái. - Bọ rùa (Epilachna vigintioctopunctata): Bọ trưởng thành cánh cứng, màu nâu đỏ, có nhiều chấm đen lớn, hình bán cầu, dài 6-7mm. Bọ non hình thoi, màu vàng nhạt, trên lưng có nhiều gai nhọn. Bọ trưởng thnàh và bọ non ăn biểu bì lá, để lại những chấm hoặc vệt màu trắng. - Bọ phấn (Bemisia myricae): Bọ trưởng thành nhỏ, dài khoảng 1mm, màu vàng nhạt, trên cơ thể phủ lớp bột màu trắng như phấn. Bọ non màu vàng nhạt, không cánh. Bọ trưởng thành và bọ non sống ở ngọn và mặt dưới lá, chích hút nhựa làm lá vàng khô. Ngoài ra có sâu sâu khoang, ruồi đục lá, rầy xanh, nhện đỏ. 2.1.4.2 Bệnh hại - Bệnh chết cây con (tác nhân nấm Rhizoctonia solani) Bệnh gây hại ở rễ cây con chỗ gần mặt đất bị thối nhũn, tóp lại, màu nâu, cây ngã gục trong khi lá non vẫn còn xanh, sau vài ngày cây khô héo. Bệnh chỉ phá hại từ khi cây mới mọc đến khi cây có 1-2 lá thật. 7 Phòng trừ: xới đất vun gốc kịp thời, sau đợt mưa không để mặt đất đóng váng. Phun các thuốc đặc trị nấm Rhizoctonia như Validain, Moncere, Anvil, Rovral. Ngoài ra, một số bệnh hại khác thường xuất hiện như: bệnh phấn trắng (tác nhân nấm Erysiphe cichoracearum) và bệnh sương mai (tác nhân nấm tảo Pseudoperonospora) thường phát triển mạnh trong điều kiện ẩm độ cao, mưa nhiều hoặc ban đêm có nhiều sương. 2.2 Giới thiệu về cây cà chua Cà chua có tên khoa học là Lycopersicon esculentum Miller, thuộc họ cà Solanceae, là loại rau ăn quả được dùng phổ biến từ lâu đời ở Việt nam và nhiều nước trên thế giới. Diện tích trồng cà chua hàng năm trên thế giới khoảng 2,7 triệu ha. Trong đó, 80-85% dùng để ăn tươi, lượng cà chua dùng để chế biến khoảng 68 triệu tấn/năm. Cà chua được sản xuất không những ngoài đồng mà còn trong nhà kính, nhà lưới, ở những nơi và vào những điều kiện không thuận lợi cho canh tác (Phạm Hồng Cúc, 2007). Ở nước ta, cây cà chua trồng được ở các vùng trong cả nước, là cây rau quan trọng ở các vùng chuyên canh thuộc Đồng bằng sông Hồng, trung du bắc bộ và vùng Đà Lạt (Lâm Đồng). Diện tích trồng cà chua hằng năm cả nước khoảng 12-13 ngàn ha, năng suất trung bình 20-30 tấn/ha (Nguyễn Mạnh Chinh, Phạm Anh Cường, 2007). Căn cứ vào đặc điểm ra hoa có thể phân cây cà chua ra hai loại: sinh trưởng hữu hạn và vô hạn. Loại sinh trưởng hữu hạn chỉ ra một số chùm hoa nhất định thì cây ngừng sinh trưởng chiều cao và không ra hoa nữa, cây tương đối thấp. loại sinh trưởng vô hạn thì ra hoa liên tục cho đến khi cây già và chết, cây cao từ 1-2m, cho nhiều quả, chất lượng tốt. Trong đó, giống cà chua hữu hạn được trồng phổ biến hơn. Thời gian sinh trưởng các giống ở nước ta khoảng 110-130 ngày. 2.2.1 Nguồn gốc, xuất xứ Cà chua có nguồn gốc tRừR vùng Trung và Nam Châu Mỹ. Hiện nay, các giống cà chua hoang dại vẫn được tìm thấy ở Bolivia, Chile, Ecuador và Peru. Cà chua được phổ biến vào Trung Quốc và các nước Đông Nam Á khoảng thế kỷ 17 và trở thành một trong những loại rau quan trọng ở nhiều nước. 8 2.2.2 Đặc điểm thực vật học Thân: Cây thân thảo hàng năm, thân cao 60-100cm, tùy theo giống. Thân tròn hoặc có cạnh, màu xanh tối, có lông tơ phủ dày. Rễ chùm, khả năng tái sinh tương đối mạnh. Nếu gặp điều kiện thuận lợi, thân cà chua có thể mọc rễ bất định. Vì vậy, kích thích ra rễ trên thân có thể tạo được cây mới để trồng. Rễ: Rễ cái mọc mạnh, ăn sâu 0,5 – 1m. Rễ cái thường bị đứt khi cấy nên hệ thống rễ phụ rất phát triển và phân bố rộng giúp cây chịu đựng được điều kiện khô hạn. Bộ rễ ăn sâu, cạn, phát triển mạnh hay yếu đều có liên quan đến mức độ phân cành và phát triển của bộ phận trên mặt đất. Do đó, khi trồng cà chua tỉa cành, bấm ngọn, bộ rễ thườn ăn cạn và hẹp hơn so với trồng tự nhiên. Lá: Lá kép lông chim lẻ, mỗi lá hoàn chỉnh gồm 3-4 đôi lá chét và một lá đỉnh. Lá chét dạng phiến, hình thoi, màu xanh đậm, rìa có răng cưa sâu hay cạn tùy giống, phiến lá thường phủ lông tơ. Đặc tính lá được thể hiện đầy đủ khi cây có chùm hoa đầu tiên. (Phạm Hồng Cúc, 2007). Hoa: Hoa mọc thành từng chùm trên thân chính hoặc cành, thông thường mỗi chùm có 6 – 12 hoa, đôi khi có 30-100 hoa. Chùm hoa có thể không phân nhánh, phân 2 hoặc nhiều nhánh tùy giống và điều kiện trồng. Hoa lưỡng tính, nhỏ, màu trắng hoặc vàng nhạt, tự thụ phấn là chính. Sự thụ phấn chéo khó xảy ra vì hoa cà chua tiết ra nhiều tiết tố độc nên không hấp dẫn côn trùng và hạt phấn nặng không bay xa được. Hoa gồm đài liên kết với 5-9 cánh màu xanh, tồn tại và phát triển cùng với trái. Số cánh hoa tương ứng với số lá đài và hợp thành tràng hoa dính nhau ở đáy, khi nở có màu vàng tươi và rụng sau khi đậu trái. Quả: Quả là quả mọng, bên trong chia thành nhiều ngăn chứa hạt. Hình dạng quả khác nhau tùy giống, có thể là hình tròn, tròn dẹt, ovan, vuông hoặc hình quả lê. Vỏ trơn láng hay có khía. Kích thước quả cũng thay đổi rất nhiều, giống quả nhỏ có khối lượng dưới 50g, trung bình 50-100g, giống quả to trên 100g. Quả màu xanh và có lông 9 khi còn xanh, màu sắc quả khi chín cũng là đặc trưng của giống, thường có màu đỏ, vàng da cam hoặc vàng và trơn láng. Trong quả xanh có chứa một lượng khá nhiều chất độc là tomatine, lượng chất này giảm dần theo mức độ chín của trái và biến mất hoàn toàn khi trái chín đỏ. Do đó không nên sử dụng trái xanh để ăn xanh vì có thể gây nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn. Khi chế biến cà xanh làm đồ hộp, chất tomatine tan theo nước muối nên có thể ăn trái xanh đã chế biến mà không hại. Quả chín có vị ngọt và chua. Hạt: Trong quả chứa rất nhiều hạt, hình tròn dẹt, màu trắng ngà hoặc vàng nhạt, hạt nhỏ,nhiều lông. Đường kính hạt khoảng 1-2mm, trọng lượng 1000 hạt từ 3-6g. Trong trái, hạt nằm trong buồng chứa dịch bào kìm hãm sự nảy mầm. Hạt khô ở ẩm độ 5,5% vẫn có khả năng nảy mầm tốt sau nhiều năm tồn trữ. 2.2.3 Một số giống cà chua được trồng phổ biến Căn cứ hình dáng quả có thể chia thành 3 nhóm: cà chua hồng, cà chua múi và cà chua bi. Cà chua hồng có hình dạng quả giống quả hồng, không có múi hoặc múi không rõ. Quả tương đối lớn, năng suất cao, chất lượng tốt, là giống trồng phổ biến nhất hiện nay. Cà chua múi quả to, có múi rõ rệt, năng suất cao nhưng chất lượng kém hơn cà chua hồng, ít được trồng. Cà chua bi quả nhỏ, nhiều hạt, chua, ít thịt, hiện chỉ dùng làm nguyên lệu lai tạo giống.. Các giống cà chua trồng phổ biến ở nước ta hiện nay gồm một số giống địa phương, còn phần lớn là giống nhập nội và giống lai. Các giống đượclai tạo, chọn lọc trong nước hoặc nhập nội có năng suất và chất lượng cao hiện được trồng phổ biến tại các vùng gồm có: HP5; SB2; SB3; S.902; Delta; VL.2000; KBT4; P.375; TN30; TN.24; T.43; Ba Lan; Hồng Lan; Red Crown 250. 2.2.4 Giá trị và công dụng của cây cà chua Giá trị dinh dưỡng: Cà chua thuộc loại cao cấp, được tiêu thụ rộng rãi và là nguồn cung cấp khoáng chất và Vitamin. Quả cà chua có giá trị dinh dưỡng cao, Chứa nhiều chất đường (chủ yếu là đường glucosa). Trong 100g phần ăn được có 94g nước; 1,0g đạm; 0,2g chất béo; 3,6g chất bột đường, 10mgCa, 10mg Mg, 16mg P, 19mg Vitamin A, 0,1mg 10 Vitamin B1, 0,02mg Vitamin B2, 21mg Vitamin C. Giá trị dinh dưỡng tương đương 80kJ/100g (Prosea, 1994). Công dụng: Cà chua dùng ăn tươi, nấu nướng hay chế biến đồ hộp, làm sauce, mứt, kẹo ngọt, nước giải khát, purée, ketchup hay muối chua. Về mặt y học, cà chua có tác dụng trị suy nhược, nhiễm độc mãn tính, xơ cứng tiểu động mạch, táo bón, viêm ruột. Nhờ có nhiều Vitamin A mà cà chua có tác dụng bảo vệ mắt và da, tái tạo tế bào (giữ gìn nét tươi trẻ), điều hòa huyết áp. Nhờ Vitamin B và C, cà chua quân bình được những chất dinh dưỡng và hoạt động điều hòa của hệ thần kinh, tăng sức đề kháng cho cơ thể, chống những bệnh nhiễm trùng. Vitamin K chống xuất huyết, góp phần tạo huyết cầu. Vitamin C trong quả cà vẫn giữ được phần lớn khối lượng vì có acid citric và acid táo, là những acid có tác dụng bảo vệ Vitamin C và có tác dụng tiêu được các chất béo. Ngoài ra còn có các chất khoáng như Ca, P, Fe là những chất rất cần thiết với cơ thể con người. 2.2.5 Yêu cầu ngoại cảnh và đất đai Cây cà chua có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới Nam Mỹ nên là loài cây ưa khí hậu ấm áp, khả năng thích nghi rộng nên được trồng ở nhiều vùng khí hậu trên thế giới. Sinh trưởng phát triển trong phạm vi nhiệt độ 15-35 Po PC, thích hợp nhất 20- 25Po PC. Độ ẩm không khí không quá 65% , tốt nhất là 45-60%. Cây cà chua ưa ánh sáng mạnh, yêu cầu có ánh sáng đầy đủ, cây mới phát triển tốt, trái to, màu sắc lá tươi, phẩm chất trái ngon. Đất thích hợplà đất thịt nhẹ và đất pha cát, nhiều mùn, tơi xốp và thoát nước. Độ ẩm đất 70-80%, pH 5,5-7,5. 2.2.6 Thời vụ Ở nước ta, thời tiết quanh năm ở các vùng đều có thể trồng được cà chua. Tuy nhiên, trồng vào thời gian ít mưa, đủ ánh sáng, không quá lạnh hoặc quá nóng sẽ thuận lợi cho cây phát triển, ít sâu bệnh và năng suất tốt. 11 Các tỉnh phía Bắc thời vụ gieo trồng chính là vụ đông xuân vào tháng 9-10. Ngoài ra còn vụ xuân hè gieo tháng 2-3 cũng thích hợp. Các thời gian khác trời quá lạnh hoặc mưa nhiều không thích hợp. Ở phía Nam thời vụ gieo trồng chủ yếu cũng là vụ Đông Xuân, từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau. Thời gian này là mùa khô, thời vụ cũng rất thích hợp, nếu được tưới đầy đủ cây sinh trưởng phát triển tốt, cho năng suất cao. Riêng ở vùng Lâm Đồng có thể gieo sớm hơn, từ tháng 9-10. 2.2.7 Phòng trừ sâu bệnh 2.2.7.1 Sâu hại Sâu vẽ bùa (Liriomyza trifolii): Thành trùng là ruồi nhỏ màu đen, cánh màng dài, trứng nở ra dòi đục lòn giữa hai biểu bì lá thành những đường hầm ngoằn ngoèo làm khô lá và giảm diện tích quang hợp. Sâu thường gây dịch vào đầu mùa khô và kháng thuốc. Phòng trừ: phun thuốc Ofunack, Fenvalerate, Polytrin, Sumicidin, Trigard Rầy mềm (Aphis gossipii): Gây hại quan trọng trong mùa nắng. Thành trùng và ấu trùng đều tập trung chích hút đọt non lam đọt non teo và chảy nhựa và tạo môi trường cho nấm muội đen phát triển. Rây sinh sản phát triển mật số nhanh, có nhiều kí chủ và là côn trùng truyền bệnh virus. Phòng trừ: Tạo điều kiện thông thoáng cho vườn cây, kiểm tra ruộng thường xuyên và phun thuốc ngay khi phát hiện rầy (Danitol, Vibasa, Trebon, Oncol, Hopsan, Vidithoate). Sâu xanh da láng (Spodoptera exigua): Sâu non mới nở ăn phá lá, sâu trưởng thành ăn khoét từng lỗ trên trái xanh. Phòng trừ: diệt sớm ổ trứng chưa nở hay sâu tuổi nhỏ, tạo điều kiện thông thoáng cho vườn cây để dễ phun thuốc (Mimic, Atabron, Baythroid, Selecron, Regent, BT Xentare, Lannate) Sâu đục trái (Helicoverpa armigera): Sâu non phá hại lúc non, nụ hoa hay đục vào thân cắn phá đỉnh sinh trưởng làm rỗng thân, rụng trái. Khi trái còn xanh sâu đục lỗ từ giữa trái vào, vết đục gọn, ít nham nhở. Khi trái đã già sâu đục từ cuống xuống và chui vào bên trong ăn phá. Phòng trừ: Không trồng cà chua gần các cây kí chủ khác như bắp, bông vải, đậu, ớt. Cày lật đất 12 phơi ải để diệt nhộng, vệ sinh đồng ruộng. Cắt tỉa cành lá, ngắt bỏ trái sâu, trái không thương phẩm để tránh sâu ẩn nấp. Phun thuốc phòng trừ khi sâu còn nhỏ. Các thuốc hoá học như: Sherpa, Sherzol, Supracide, Sumi-Apha, Lannate, Pegasus sử dụng luân phiên với các thuốc sinh học Delfin, Dipel, Xentari để hạn chế sâu kháng thuốc. Tuyến trùng: Có 7 loại tuyến trùng gây hại trên cà chua, trong đó Meloidogyne incognita là quan trọng nhất. Tuyến trùng gây hại làm rễ phát triển kém, sưng rễ thành những nốt màu sậm, cây tăng trưởng kém, vàng vọt, thường héo khi trời nắng và dễ nhiễm bệnh rễ nhất là bệnh héo vi khuẩn. Phòng trừ: Dùng giống kháng, cần luân canh với cây ngũ cốc, dùng thuốc khử đất 2.2.7.2 Bệnh hại Có đến 60 bệnh gây hại trên cà chua, trong đó có 15 bệnh gây hại nghiêm trọng cho cà chua vùng nhiệt đới. Bệnh héo rũ vi khuẩn: Do vi khuẩn Pseudomonas solanacearum, là bệnh quan trọng nhất vùng nhiệt đới ẩm. Bệnh thường xảy ra vào lúc cây đang tăng trưởng ra hoa và đậu trái, xuất hiện rải rác trên một số cây hay từng đám trên ruộng, gây hại nhanh trong điều kiện nhiệt độ cao và ẩm độ đất cao. Trên cây thường các lá non ở ngọn héo trước vào các buổi trưa nắng. Sau đó héo nhanh trong vong từ 1 đến 2 ngày sau và chết héo hoàn toàn khi lá vẫn còn xanh. Nếu bệnh diễn biến chậm, rễ bất định xuất hiện nhiều trên thân. Chẻ thân, mô mạch phần thân dưới và rễ hóa nâu. Cắt ngang thân, rễ cây bệnh nhúng vào nước sẽ thấy dòng vi khuẩn màu trắng bạch chảy ra. Phòng trừ: không có thuốc hóa học nào phòng trừ bệnh hiệu quả. Luân canh với những cây không thuộc họ cà, tốt nhất là lúa. Thoát thủy tốt, bón nhiều phần hữu cơ, tủ đất cho cây và tránh làm tổn thương rễ khi chăm sóc cây. Ghép cà lên những gốc ghép kháng bệnh, sử dụng giống kháng Bệnh đốm lá vi khuẩn: Do Xanthomonas campestris pv. Vesicatoria. Bênh gây hại nghiêm trọng trong mùa mưa vùng nhiệt đới, trên lá, thân, trái và lan truyền qua hạt. Bệnh làm rụng lá nên trái nhỏ, cháy nắng. Trên lá và trái xuất hiện nhiều mụt nhỏ màu nâu đen, xung quanh màu vàng. Đốm bênh trên trái đang chín làm thành những quầng màu xanh đậm. Vết 13 bệnh không có vòng đồng tâm như bệnh úa sớm hay đốm lá. Vết bệnh trên trái chỉ ở vỏ ngoài dễ bong ra. Phòng trị: thuốc hóa học không hiệu quả. Có thể trồng giống kháng, khử hạt giống, áp dụng luân canh và phun thuốc gốc đồng để ngừa bệnh. Bệnh héo Fusarium: Do nấm Fusarium oxysporum f. sp. Sycopersici. Bênh gây hại trong mọi giai đoạn sinh trưởng nhưng thường thấy lúc cây ra hoa, lá trở nên vàng. Héo một phần lá, nhánh hay cây trước khi héo toàn phần làm cây chết. Phòng trừ: dùng giống kháng, áp dụng luân canh, phun phòng bệnh với thuốc chứa gốc đồng hay Polyram. Bệnh úa sớm: Do nấm Alternaria solani gây ra. Nấm bệnh tạo thành tạo thành những đốm bệnh tròn, vòng đồng tâm với viền màu nầu đậm, tâm nâu hay đen. Nấm sản xuất độc tố nên lá trở nên vàng, mau rụng. Vết bệnh còn xuất hiện trên thân, quả. Bệnh phát triển nhanh trong điều kiện ẩm ướt và lan truyền qua hạt. Phòng trừ: Dùng giống kháng, luân canh. Ngừa bệnh với thuốc Score, Ridomil, Brestan, Rovral Bệnh sương mai: Do nấm Phytophthora infestans. Bệnh gây hại nghiêm trọng, có thể mất nắng suất đến 100% cà chua ở vùng cao nhiệt đới, nơi có thời tiết ẩm ướt. Bênh tấn công vào tất cả các bộ phận trên mặt đất làm chết cây, cành, cháy lá, thối trái. Vết bệnh nhũn nước màu nâu. Phòng trừ: vùng cao nhiệt đới phải dùng giống kháng. Phun ngừa bệnh: Manzate, Manozeb, Polyvam, Ridomil, Sandòan, Aliette. Luân canh và vệ sinh đồng ruộng. Bệnh sinh lý: Bệnh nứt trái do thừa phân, thừa nước hay thay đổi đột ngột làm trái phát triển không đồng đều hay qua nhanh gây nứt trái. Bệnh thối đáy trái do thiếu Ca: bệnh xuất hiện khi trái còn xanh, đáy trái có đốm nâu sáng sau đó chuyển sang nâu sậm, lõm và cứng. Bệnh thường gặp vào mùa mưa. 14 3 Chương 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 3.1 Thời gian và địa điểm Thí nghiệm được tiến hành từ ngày 26/02/2008 đến ngày 03/08/2008 tại trại thực nghiệm khoa Nông Học, Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh. 3.2 Vật liệu và phương pháp thí nghiệm 3.2.1 Đối tượng nghiên cứu Thí nghiệm được tiến hành với 5 giống mướp hương và 5 giống cà chua được thu thập từ các địa phương thuộc khu vực phía Nam. Bảng 3.1. Các giống tham gia thí nghiệm TT Ký hiệu Nguồn gốc Mướp hương 1 PG Huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương 2 Chư Ắ Huyện Chư Ắ, tỉnh Gia Lai 3 Chư Păh Huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai 4 OM Huyện Ô Môn, tỉnh Cần Thơ 5 LĐ Huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng Cà Chua 6 ĐQ Huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai 7 DA Huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương 8 HM Huyện Hốc Môn, TP. HCM 9 TrB Thị trấn Trảng Bom, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai 10 CC Huyện Củ Chi, TP. HCM 3.2.2 Phương pháp nghiên cứu Thu thập các giống mướp hương và cà chua từ các địa phương. Tiến hành trồng và theo dõi các chỉ tiêu, thu hoạch, cân đo sản phẩm. Từ đó, đưa ra đánh giá về khả năng sinh trưởng phát triển, năng suất của các giống. 15 3.2.2.1 Bố trí thí nghiệm Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên 3 lần lặp lại với 5 nghiệm thức. Giống mướp Giống cà chua Nghiệm thức 1: PG Nghiệm thức 1: ĐQ Nghiệm thức 2: Chư Ắ Nghiệm thức 2: DA Nghiệm thức 3: Chư Păh Nghiệm thức 3: HM Nghiệm thức 4: OM Nghiệm thức 4: TrB Nghiệm thức 5: LĐ Nghiệm thức 5: CC 3.2.2.2 Sơ đồ bố trí thí nghiệm Đ ườ ng đi Bông vải B ông vải NT 3 NT 2 NT 1 NT 5 NT 4 NT 1 NT 4 NT 5 NT 3 NT 2 NT 5 NT 1 NT 2 NT 4 NT 3 Hàng bảo vệ 3.2.2.3 Quy mô thí nghiệm Đối với các giống mướp hương: - Tổng số ô thí nghiệm: 15 ô - Diện tích ô thí nghiệm: 6 × 3 = 18 mP2 P - Diện tích thí nghiệm: 270 mP2 P - Diện tích toàn khu thí nghiệm: 350mP2 P Đối với các giống cà chua: - Tổng số ô thí nghiệm: 15 ô - Diện tích ô thí nghiệm: 1,4 × 6 = 8.4 mP2P - Diện tích thí nghiệm: 108 mP2 P - Diện tích toàn khu thí nghiệm: 120mP2 P 3.2.3 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 3.2.3.1 Các chỉ tiêu theo dõi giống mướp hương  Giai đoạn vườn ươm: H ướ ng b iến th iê n 16 - Ngày nảy mầm: klhi 50% số hạt giống nảy mầm. - Ngày xuất hiện lá thật: Khi 50% số cây xuất hiện lá mới khoảng 2 × 1cm trên 2 tử diệp.  Giai đoạn ngoài đồng: Các chỉ tiêu về sinh trưởng: - Động thái tăng trưởng chiều cao cây: đánh giá bằng mắt và cho điểm các mức tăng trưởng từ trên xuống của từng nghiệm thức. - Khả năng phân cành: đếm số cành cấp 1, đếm 3 cây đã được đánh dấu trên một ô. Cách 5 ngày đếm một lần. Các chỉ tiêu về phát dục: - Ngày ra hoa: khi 50% số cây trên một ô ra hoa. - Ngày có quả: khi 50% số cây trên một ô có quả. - Ngày bắt đầu thu hoạch quả: khi 50% số quả trên một ô có quả thu hoạch. Quả thu hoạch được phải được phát triển tối đa về kích thước, vỏ quả căng bóng, chuyển qua màu trắng xanh. Các yếu tố cấu thành năng suất - Số quả/cây (quả) = Số quả trên các cây theo dõi Số cây theo dõi - TL quả/cây (kg) = TL quả của các cây theo dõi Số cây theo dõi - TL TB quả (g) = TL quả của các cây theo dõi Tổng số quả trên các cây theo dõi - NS ô thí nghiệm (kg) = TL quả/ô qua các đợt thu hoạch. - NS lý thuyết (tấn/ha) = TL quả/cây X mật độ/ha - NS thực tế (tấn/ha) = NS ô thí nghiệm (mP2P) X 10 000 mP2 P Sâu bệnh hại: Theo dõi ngẫu nhiên 10 lá/LLL, tính tỉ lệ phần trăm số lá bị hại. Phẩm chất quả: - Màu sắc vỏ quả: Xếp theo thứ tự từ đậm đến nhạt. - Độ dày vỏ quả: xếp theo thứ tự vỏ mỏng đến vỏ dày. - Độ ngọt quả: xếp theo độ ngọt giảm dần. - Mùi thơm quả: xếp theo mùi thơm giảm dần. 17 - Kích thước quả: đo chiều dài quả và chu vi vòng quả. 3.2.3.2 Chỉ tiêu theo dõi đối với các giống cà chua  Giai đoạn vườn ươm: - Ngày nảy mầm: klhi 50% số hạt giống nảy mầm. - Ngày xuất hiện lá thật: Khi trên hai tử diệp xuất hiện lá mới, đó là lá thật.  Giai đoạn trồng ngoài đồng: Các chỉ tiêu về sinh trưởng - Động thái tăng trưởng và tốc độ tăng trưởng chiều cao cây: đo từ gốc đến đỉnh sinh trưởng các cây đã được đánh dấu. Cách 7 ngày đo một lần. - Khả năng phân cành: đếm số cành cấp 1, đếm 3 cây đã được đánh dấu trên một ô. Cách 7 ngày đếm một lần. Các chỉ tiêu về phát dục - Ngày ra hoa: khi 50% số cây trên một ô ra hoa. - Ngày có quả: khi 50% số cây trên một ô có quả - Ngày bắt đầu thu hoạch quả: khi 50% số quả trên một ô có quả thu hoạch. Quả thu hoạch được phải được phát triển tối đa về kích thước, vỏ quả căng bóng, chuyển qua màu đỏ nhạt. Các yếu tố cấu thành năng suất - Số quả/cây (quả) = Số quả trên các cây theo dõi Số cây theo dõi - TL quả/cây (g) = TL quả của các cây theo dõiSố cây theo dõi - TL TB quả (g) = TL quả của các cây theo dõiTổng số quả trên các cây theo dõi - NS ô thí nghiệm (kg) = TL quả/ô qua các đợt thu hoạch. - NS lý thuyết (tấn/ha) = TL quả/cây x mật độ/ha - NS thực tế (tấn/ha) = NS ô thí nghiệm (mP2P) x 10.000 mP2 P Phẩm chất quả: - Màu sắc vỏ quả: Xếp theo thứ tự từ đậm đến nhạt. - Độ dày vỏ quả: xếp theo thứ tự vỏ mỏng đến vỏ dày. - Độ ngọt quả: xếp theo độ ngọt giảm dần. 18 - Mùi thơm quả: xếp theo mùi thơm giảm dần. Kích thước quả: đo chiều dài quả và chu vi vòng quả. Sâu bệnh hại: - Theo dõi mức độ gây hại của sâu bệnh trên lá và quả của từng nghiệm thức. 3.2.4 Quy trình kĩ thuật 3.2.4.1 Cây mướp hương Thời gian tiến hành: Từ ngày 26/02/2008 đến ngày 08/05/2008 tại trại thực nghiệm Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh Làm đất: Muốn trồng mướp tốt, cho nhiều quả, đất phải làm kỹ, tơi xốp vì rễ mướp có đặc tính phát triển xa gốc. - Rải 25kg vôi để khử đất và tăng pH trước khi lên luống 7 ngày - Lên luống rộng 2,5 - 3,0m, cao 20-25cm. Khoảng cách giữa 2 luống là 2.5m. Phủ luống bằng bạt phủ nông nghiệp. - Bón lót: gồm 150kg phân trùn + 5 kg super lân + 4 kg KCl + 2kg NPK 16-16- 8-13S. Làm rãnh dọc theo luống, bón phân xuống và lấp đất lại. Xử lý hạt giống: Bấm bỏ một phần vỏ hạt để tăng khả năng hút nước, ngâm hạt trong nước ấm (2 sôi 3 lạnh) trong 10 tiếng sau đó vớt hạt và ủ hạt giống trong khăn sạch đến khi hạt nứt nanh (24 tiếng). Gieo hạt: Khi hạt đã ra mầm rễ thì mang ra gieo. Gieo vào khay ươm đã có sẵn giá thể gồm tro trấu, xơ dừa mỗi lỗ 1 hạt. Khi gieo chú ý sao cho mầm rễ không bị gãy và hướng xuống phía dưới. Phủ lên trên hạt một lớp giá thể mỏng. Trồng cây: Tiến hành trồng ra luống theo sơ đồ bố trí thí nghiệm khi cây đã được 2 lá thật. Trên tấm bạt phủ, đục lỗ tròn có đường kính 8cm để trồng cây. Giữa các cây trong cùng nghiệm thức cách nhau 0.6m. Giữa các nghiệm thức trong cùng khối cách nhau 1m. Lấy cây con ra khỏi khay ươm sao cho bầu đất không bị bể. Đặt cây xuống hốc, lấp đất nhẹ kín gốc. Dùng bình tưới phun tưới nước nhẹ để giữ ẩm cho cây. 19 Chăm sóc và bón phân: Thời gian từ khi gieo hạt đến khi mướp leo kín giàn mất gần 2 tháng. Để tận dụng đất có thể gieo xen các loại rau khác như rau dền, rau cải. Sau 40 - 50 ngày thu hoạch rau thì xới đất vun gốc, chăm sóc cho mướp phát triển.  Tưới nước, bón thúc: Mướp rất cần độ ẩm, do đó cứ 4 – 5 ngày tưới nước một lần. Thời gian đầu phải dung bình phun tưới nước vào gốc cây. Khi bộ rễ đã phát triển có thể tháo nước vào ngập rãnh để rễ có thể hút được nước, luôn giữ cho đất ẩm. Bón thúc bằng phân vô cơ, chia ra làm 5 đợt. Tùy theo từng giai đoạn và nhu cầu của cây mà bón lượng phân và thành phần khác nhau. Đợt 1: khi cây có khoảng 4-6 lá thật để chuẩn bị dinh dưỡng cho cây sinh trưởng phát triển tốt. Gồm 0.5kg urea + 1.5kg NPK 16-16-8-13S + 1kg DAP. Đợt 2: khi cây chuẩn bị ra hoa để tạo điều kiện cho cây có sức ra nhiều hoa, đậu quả và ra thêm hoa, quả ở nhánh. Gồm: 1kg urea + 2.5kg NPK 16-16-8-13S. Đợt 3: khi cây đậu quả rộ: Bón phân nhằm nuôi quả, để quả to đẫy sức. Gồm: 2kg NPK + 1kg KCl + 0.5kg DAP. Đợt 4: khi mướp đã cho thu hoạch một đợt, bón thúc nhằm phục hồi cây và nuôi quả. Gồm: 0.5kg urea + 2kg NPK 16-16-8-13S + 1kg KCl. Đợt 5: khi mướp đã cho thu hoạch đợt thứ hai, tiếp tục bón thúc để phục hồi cây và nuôi trái. Gồm: 1 kg urea + 2kgNPK 16-16-8-13S + 1.5kg KCl. Mỗi lần bón thúc đều phải kết hợp x

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfĐề tài nghiên cứu sinh viên đánh giá nguồn nguyên liệu mướp hương và cà chua từ một số địa phương thuộc khu vực phía nam.pdf
Luận văn liên quan