Trong những năm gần đây nguồn năng lượng điện của nước ta đang bị thiếu hụt nghiêm trọng, không đáp ứng kịp cho nhu cầu phát triển của các ngành kinh tế. Theo chiến lược phát triển nguồn điện Việt Nam giai đoạn 2004-2010 sẽ ưu tiên phát triển thuỷ điện; khuyến khích đầu tư các công trình thuỷ điện nhỏ với nhiều hình thức để tận dụng nguồn năng lượng này.
Công trình thủy điện La Trọng với công suất 18MW, cung cấp cho lưới điện quốc gia hàng năm khoảng 66 triệu KWh, có tác dụng làm giảm bớt sự thiếu hụt công suất của hệ thống lưới điện quốc gia. Ngoài ra, với chế độ điều tiết ngày đêm công trình còn có tác dụng góp phần tham gia điều hoà dòng chảy trên sông Rào Nậy.
Việc xây dựng công trình thuỷ điện La Trọng nhằm khai thác nguồn tài nguyên quý giá sẵn có tại địa phương phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế tỉnh nhà nói riêng và đất nước nói chung sẽ góp phần phát triển cơ sở hạ tầng, kinh tế-xã hội cho huyện miền núi Minh Hóa của tỉnh Quảng Bình. Mặt khác có ý nghĩa kinh tế chính trị to lớn trong việc xoá đói, giảm nghèo, nâng cao dân trí, đoàn kết dân tộc theo chủ trương của Đảng và Nhà nước ta.
Thủy điện La Trong do Công ty cổ phần thuỷ điện Trường Thịnh làm chủ dự án theo phương thức: Công ty tự bỏ vốn, khai thác và bán điện.
Thực hiện Luật Bảo vệ môi trường đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực chính thức từ ngày 01/7/2006, việc lập Báo cáo đánh giá tác động Môi trường (viết tắt là Báo cáo ĐTM) là một trong các bước cần thiết và quan trọng trình UBND Tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn xét duyệt luận chứng khả thi của một dự án đầu tư, phát triển.
Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án xây dựng Thủy điện La Trọng được thực hiện nhằm các mục đích sau:
- Phân tích và đánh giá một cách khoa học những tác động tích cực và tiêu cực của dự án đến môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội của khu vực.
- Đề xuất các biện pháp để hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh hưởng bất lợi của dự án nhằm thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế xã hội của khu vực, đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững.
Nội dung
Chương 1
MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN
Chương 2
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN,
MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI
Chương 3
ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Chương 4
CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU,
PHÒNG NGỪA SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG
Chương 5
CAM KẾT THỰC HIỆN
CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Chương 6
CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG,
CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG
Chương 7
KHÁI TOÁN KINH PHÍ CHO
CÁC CÔNG TRÌNH MÔI TRƯỜNG
Chương 8
THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG
Chương 9
NGUỒN CUNG CẤP SỐ LIỆU, DỮ LIỆU
VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ
Chương 10
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
81 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5744 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá tác động môi trường Dự án Thuỷ điện La Trọng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
1. Xuất xứ dự án
Trong những năm gần đây nguồn năng lượng điện của nước ta đang bị thiếu hụt nghiêm trọng, không đáp ứng kịp cho nhu cầu phát triển của các ngành kinh tế. Theo chiến lược phát triển nguồn điện Việt Nam giai đoạn 2004-2010 sẽ ưu tiên phát triển thuỷ điện; khuyến khích đầu tư các công trình thuỷ điện nhỏ với nhiều hình thức để tận dụng nguồn năng lượng này.
Công trình thủy điện La Trọng với công suất 18MW, cung cấp cho lưới điện quốc gia hàng năm khoảng 66 triệu KWh, có tác dụng làm giảm bớt sự thiếu hụt công suất của hệ thống lưới điện quốc gia. Ngoài ra, với chế độ điều tiết ngày đêm công trình còn có tác dụng góp phần tham gia điều hoà dòng chảy trên sông Rào Nậy.
Việc xây dựng công trình thuỷ điện La Trọng nhằm khai thác nguồn tài nguyên quý giá sẵn có tại địa phương phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế tỉnh nhà nói riêng và đất nước nói chung sẽ góp phần phát triển cơ sở hạ tầng, kinh tế-xã hội cho huyện miền núi Minh Hóa của tỉnh Quảng Bình. Mặt khác có ý nghĩa kinh tế chính trị to lớn trong việc xoá đói, giảm nghèo, nâng cao dân trí, đoàn kết dân tộc theo chủ trương của Đảng và Nhà nước ta.
Thủy điện La Trong do Công ty cổ phần thuỷ điện Trường Thịnh làm chủ dự án theo phương thức: Công ty tự bỏ vốn, khai thác và bán điện.
Thực hiện Luật Bảo vệ môi trường đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực chính thức từ ngày 01/7/2006, việc lập Báo cáo đánh giá tác động Môi trường (viết tắt là Báo cáo ĐTM) là một trong các bước cần thiết và quan trọng trình UBND Tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn xét duyệt luận chứng khả thi của một dự án đầu tư, phát triển.
Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án xây dựng Thủy điện La Trọng được thực hiện nhằm các mục đích sau:
- Phân tích và đánh giá một cách khoa học những tác động tích cực và tiêu cực của dự án đến môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội của khu vực.
- Đề xuất các biện pháp để hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh hưởng bất lợi của dự án nhằm thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế xã hội của khu vực, đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững.
2. Tài liệu làm căn cứ báo cáo
* Cơ sở pháp lý:
- Luật BVMT của nước CHXHCN Việt Nam có hiệu lực từ ngày 01/7/2006.
- Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BVMT.
- Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 09/08/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.
- Hướng dẫn Đánh giá tác động môi trường các dự án thủy điện của Cục môi trường, Bộ tài nguyên và Môi trường năm 2001.
- Các tiêu chuẩn Việt Nam về Môi trường (môi trường nước, không khí, đất...)
- Quy chế bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Bình tháng 6/1999.
* Báo cáo, thông tin, số liệu:
- Thuyết minh công trình thuỷ điện La Trọng, huyện Minh Hoá, tỉnh Quảng Bình.
- Kết quả khảo sát và thu thập tài liệu vùng dự án do Công ty Tư vấn xây dựng giao thông Trường Thịnh thực hiện tháng 12 năm 2006.
- Tài liệu điều tra hiện trạng địa hình, địa chất, khí tượng thủy văn, kinh tế - xã hội khu vực thực hiện dự án (xã Trọng Hoá).
3. Tổ chức thực hiện dự án
* Tổ chức thực hiện:
Việc xây dựng Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Thuỷ điện La Trọng được thực hiện theo các giai đoạn sau:
- Xây dựng đề cương chi tiết báo cáo đánh giá tác động môi trường.
- Khảo sát thực địa, lấy mẫu nước và đo không khí tại hiện trường
- Phân tích mẫu nước tại phòng thí nghiệm
- Phân nhóm theo các nội dung thực hiện.
- Tổng hợp, xử lý số liệu và viết báo cáo.
- Chỉnh lý, bổ sung và hoàn thiện báo cáo trình thẩm định.
* Các thành viên:
Công ty cổ phần thuỷ điện Trường Thịnh đã thuê đơn vị tư vấn thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án.
Cơ quan tư vấn: Chi cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng Quảng Bình
- Địa chỉ: Tiểu khu 10 Phường Đồng Phú - thành phố Đồng Hới - tỉnh Quảng Bình.
- Điện thoại: 052.823785, fax: 052. 824989
- Tham gia tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án “Thủy điện La Trọng” gồm các thành viên chính sau:
1. ThS. Phan Thanh Nghiệm - Chủ trì lập báo cáo
2. CN. Nguyễn Xuân Song - Thành viên
3. CN. Thái Thị Phong - Thành viên
4. CN. Giang Tấn Thông - Thành viên
5. CN. Nguyễn Hữu Đồng - Thành viên
6. CN. Trần Thị Vinh - Thành viên
7. CN. Trần Xuân Tuấn - Thành viên
Chương 1
MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN
1.1. TÊN DỰ ÁN: Thuỷ điện La Trọng
1.2. CHỦ DỰ ÁN: Công ty cổ phần thuỷ điện Trường Thịnh
Địa chỉ liên hệ: 50 Nguyễn Hữu Cảnh - thành phố Đồng Hới - tỉnh Quảng Bình.
Điện thoại: 052.823859; fax: 052.820024.
1.3. ĐẶC ĐIỂM VỊ TRÍ DỰ ÁN
Công trình thuỷ điện La Trọng được xây dựng trên sông Rào Nậy, là thượng nguồn của Sông Gianh thuộc xã Trọng Hoá, huyện Minh Hoá, tỉnh Quảng Bình. Sông Gianh là một trong những con sông lớn nhất tỉnh Quảng Bình có chiều dài 158km bắt nguồn từ vùng núi cao tại khu vực cửa khẩu Cha Lo đi qua 3 huyện Minh Hóa, Tuyên Hóa và huyện Bố Trạch trước khi đổ ra biển Đông tại cửa sông Gianh.
Dự án gồm có 2 công trình chính là Đập chứa nước và Nhà máy thuỷ điện:
Tuyến đập La Trọng nằm ở ngã 3 suối khe Heng đổ vào sông Ngã Hai có toạ độ địa lý 105045’29” kinh đông và 17051’11” vĩ độ Bắc. Vị trí tuyến đập cách cầu treo Lơ Nông khoảng 5km về phía Tây Bắc theo đường bộ, cách khu vực trung tâm xã La Trọng khoảng 12km về phía Tây theo đường 12A.
Nhà máy thuỷ điện ở hạ lưu nằm trên bờ trái sông Rào Nậy gần quốc lộ 12A thuộc xóm La Hoàng cách đập chứa nước khoảng 4km về phía Đông. Vị trí Nhà máy thuỷ điên cách ngã 3 Khe Ve khoảng 5km theo đường 12A về phía Tây, cách UBND xã Trọng Hoá khoảng 2km về phía Bắc. Khoảng cách từ Nhà máy thuỷ điện đến hộ dân gần nhất khoảng 300m.
(Có sơ đồ giới thiệu địa điểm xây dựng nhà máy thuỷ điện kèm theo).
1.4. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA DỰ ÁN
1.4.1. Các hạng mục công trình chính
a. Đập dâng:
- Đập dâng kết cấu đắp đá đổ tận dụng các vật liệu sẵn có khai thác tại chỗ chống thấm bằng bản mặt bê tông cốt thép dày 0,3-0,5m đây là kết cấu đập tiên tiến đang được áp dụng nhiều ở nước ta. Cao độ mặt đập không tràn 206m, tổng chiều dài theo mặt đập 204m.
Công trình xả được bố trí tận dụng lại hầm dẫn dòng thi công kiểu giếng tràn. Tiêu năng bằng dòng phun xa.
Công trình xả được thiết kế với tần suất lũ:
- Lũ thiết kế P =1% là Qxả = 1981m3/s
- Lũ kiểm tra P = 0,2% là Qxả = 2493 m3/s
- Giếng tràn xả lũ được tận dụng từ tuy nel dẫn dòng thi công đặt ngay bên vai phải đập vuông góc với tuyến đập. Chế độ thủy lực tràn tự do không của van, theo tính toán sơ bộ chọn chiều rộng tràn B = 150-160m cột nước tràn ứng với Qtk P 1% = 2023 m3/s khoảng 3,5m. Lũ kiểm tra Q p 0,2% = 2593 m3/s (chưa tính tiết giảm theo khả năng điều tiết của hồ)
- Cao độ ngưỡng tràn = 200m
- Cao độ mặt đập không tràn 206m.
- Cao độ đáy đập: 130m
Phía sau tràn mũi phun tiêu năng bằng phun xa xuống lòng sông cách chân đập một khoảng an toàn với mái hố xói ổn định.
Mặt cắt ngang đập dạng hình tam giác
Kết cấu đập đá đổ bản mặt
Mái dốc thượng lưu m = 1,45
Mái hạ lưu đập m = 1,75
Chiều rộng đỉnh đập B = 10m
Chiều cao lớn nhất H = 76m
Chiều dài đỉnh đập L = 264,5m
Mực nước dâng bình thường 200,0m
Cao trình đỉnh đập 206,0m
Đập đặt trên nền đá lớp IIA
b. Đập tràn:
Mặt cắt ngang đập dạng thực dụng
Kết cấu đập xi phông giếng đứng
Cao trình ngưỡng tràn 200,0m
Khả năng xả lũ của đập với
- Lũ thiết kế P =1% là Qxả = 1981 m3/s
- Lũ kiểm tra P = 0,2% là Qxả = 2493 m3/s
Tiêu năng đập bằng mũi phóng
c. Tuyến năng lượng gồm có các hạng mục sau đây:
* Cửa lấy nước:
Bố trí liền với đầu đường hầm áp lực gồm 1 khoang vào hai đường hầm áp lực, kích thước 3,2 x 3,60
Ngưỡng cửa ở cao độ 176m.
Lưu tốc qua lưới chắn rác từ 1-1,2m/s
Cửa van sửa chữa loại phẳng - trượt đóng mở bằng máy vít quay tay.
Cửa van vận hành loại phẳng – bánh xe, đóng mở bằng máy vít quay tay
* Đường ống dẫn nước:
Ống dẫn nước áp lực, đường kính D = 2,250 m; chiều dài ống L = 235m, lưu lượng lớn nhất qua 1 tổ máy Q = 9,8m3/s
Mỗi tuabin bố trí một đường ống dẫn nước, được chia từ ống chính mỗi ống nhánh có đường kính D = 1,25m. Theo tính toán cần bố trí 2 van đĩa trước tuabin.
* Nhà máy thuỷ điện:
Nhà máy thủy điện kiểu hở bên bờ trái địa phận xóm La Hoàng. Bố trí 2 tổ máy với các thông số sau đây có mặt bằng rộng thuận lợi để bố trí công trình phụ trợ và khu QLVH. Việc chuẩn xác phương án tối ưu sẽ được thực hiện ở các bước nghiên cứu tiếp theo.
Nhà máy kiểu hở, bố trí sau đập:
- Kích thước nhà máy BxL = 13 x 34,4m
- Cao trình sàn lắp máy 86,00m
- Cao trình đặt tuabin 27,9
- Mực nước hạ lưu lớn nhất MHHmax = 85,00
- Mực nước hạ lưu nhỏ nhất MHHmin = 73,6
- Công suất lắp máy Nlm = 18MW
- Số tổ máy 2 tổ
- Lưu lượng thiết kế QTĐ = 19.80m3/s
Móng đập đặt trên nền đá lớp IIA, IIB
* Kênh hở xả nước vào sông Gianh: Kênh xả có mặt cắt ngang dạng hình thang
- Lưu lượng thiết kế: Qkênh = 19.8m3/s
- Chiều rộng kênh: B = 8,0m, mái kênh m = 1:0,75
d. Trạm phân phối ngoài trời
Bố trí bên bờ phải ngay bên cạnh đường đối diện với nhà máy, sang bên bờ phải sông cạnh khu quản lý vận hành trạm có kích thước 40x25 m, nền trạm ở cao độ 85m. Với 2 máy biến áp được đặt bên hồi trái nhà máy, nối sang TBA bằng 2 cột thép có khoảng vượt sông khoảng 190m.
- Phương án đấu nối vào hệ thống lưới điện Quốc gia: dự án nằm trên địa bàn vùng sâu vùng xa và đặc biệt khó khăn của tỉnh, dự án lại có công suất khá lớn 18MW so với phụ tải khu vực cả hai huyện Minh Hóa và Tuyên Hóa chỉ khoảng 3-6MW nên việc tiêu thụ bán điện buộc phải đấu nối với hệ thống điện Quốc gia phải bằng ĐDK 110 kV 1 mạch. Theo sơ đồ quy hoạch trong sơ đồ phát triển điện lưới quốc gia nếu công trình phát điện sau năm 2010-2015 có thể EVN đưa trạm 110kV Quy Đạt vào xây dựng sẽ tiết kiệm cho chủ đầu tư với việc chỉ cần xây dựng đường ĐDK 35kV 2 mạch khoảng 35km so với phương án dự kiến hiện nay là khoảng 75km nối về trạm 110kV nhà máy xi măng Sông Gianh tại Tuyên Hóa, cũng có thể có phương án chủ đầu tư bỏ vốn xây dựng ĐDK 110 kV trước EVN hoàn lại vốn này sau…việc này có thể cần có nhiều phương án nghiên cứu tính toán trong giai đoạn sau, trong báo cáo này khi tính toán hiệu ích đầu tư để thiên về an toàn đã đưa toàn bộ chi phí xây dựng ĐDK 110 kV vào dự án.
(Có bản vẻ tổng mặt bằng bố trí chung các hạng mục công trình thuỷ điện La Trọng ở phần phụ lục).
1.4.2. Thiết bị công nghệ chính
a. Các số liệu tính toán ban đầu
Công suất lắp máy: 18MW
Số tổ máy: 2
Mức nước thượng lưu:
- Mức nước dâng bình thường: 200m
- Mức nước chết: 180m
Mức nước hạ lưu:
- Khi lưu lượng Q60% 1 tổ máy = 5.83m3/s là 22.0 m
Cột nước đã trừ tổn thất:
- Lớn nhất Hmax 130 m
- Nhỏ nhất Hmin 115 m
- Cột nước tính toán Htt 118 m
b. Thiết bị thủy lực chính:
Tua bin thủy lực:
Các thông số chính của tua bin:
Kiểu loại: Francis - trục đứng
Cột nước (đã trừ tổn thất):
- Lớn nhất (m): 130
- Nhỏ nhất (m): 115
- Tính toán (m): 118
- Công suất định mức tại Htt (MW): 9434
Vòng quay (V/ph):
- Định mức: 750
- Lồng: 1350
Đường kính bánh xe công tác D1 (m): 1.1
Hiệu suất lớn nhất (%): 93.1
Hiệu suất tại cột nước Htt, Ndm (%): 92.9
Lưu lượng tua bin tại Htt, Ndm (m3/s): 8.98
Chiều cao hút Hs tại Htt, Ndm (m): -2.5
Khối lượng tua bin (T): 60.5
Tuabin với ống hút khuỷu cong có chiều cao H = 4,49 m và chiều dài L = 7,2m không có trụ pin ở giữa.
Buồng xoắn tuabin bằng kim loại, mặt cắt tròn nối với đường ống áp lực, chiều rộng buồng xoắn là 6,12m, đường kính mặt cắt cửa vào Dv = 1,35 m
Thiết bị cánh hướng có các cánh điều chỉnh, chiều cao bo = 0,32 m
Tuabin được trang bị đồng bộ máy điều tốc và các thiết bị phụ cần thiết.
Máy điều tốc:
Máy điều tốc tự động loại Điện - Thuỷ lực có bộ vi xử lý PDI và thiết bị dầu áp lực thao tác
Phương thức điều chỉnh: tự động – điều chỉnh (điều chỉnh độ mở cánh hướng nước (a0i))
Dung tích thùng dầu khí V = 1,8 m3 ; áp suất p = 4,5 Mpa
- Kiểu loại máy điều tốc Điện - thủy lực với PID - kỹ thuật số
- Thời gian đóng mở (có thể chỉnh định): 2(8 giây
- Hằng số thời gian gia tốc: 0(3,5 giây
- Vùng làm việc không nhạy theo tần số: ( 0,1%
- Thời gian chết Tc : ( 0,2 giây
- Phạm vi điều chỉnh vòng quay : 85% đến 110%
- Thiết bị dầu áp lực thao tác: p = 4.5 Mpa
- Khối lượng toàn bộ: 5.5T
Máy phát điện:
Các thông số chính của máy phát điện:
Kiểu loại: Đồng hồ - trục đứng – 3 pha
Công suất định mức (MW): 9
Hệ số công suất Cos(: 0.80
Điện áp định mức (Kv): 6.3
Tần số dòng điện (Hz): 50
Vòng quay định mức (V/ph): 750
Vòng quay lồng (V/ph): 1350
Hiệu suất ứng với 100% phụ tải, Cos( = 0.8 (%): 97.6
Khối lượng toàn bộ máy phát (T): 66.2
Khối lượng lắp ráp rotor (T): 35
Máy phát điện đồng bộ trục đứng có kết cấu kiểu “Treo” với 1 ổ hướng trục và ổ đỡ nằm trong giá chữ thập trên và ổ hướng dưới nằm trong giá chữ thập dưới.
Hệ thống làm mát máy phát bằng không khí cưỡng bức chu trình kín, không khí được làm nguội bởi các bộ làm nguội bằng nước phân bố xung quanh hầm stator.
Hệ thống phanh hãm điều khiển bằng điện, cơ cấu hãm bằng cơ khí, thao tác bằng áp lực khí nén.
Hệ thống phòng cháy kiểu phun nước
Hệ thống kích thích máy phát kiểu Thyristor.
Bảng 1.1. Thiết bị thuỷ lực chính và phụ
TT
Tên thiết bị
Thông số chính
Đơn vị
Số lượng
Khối lượng (tấn)
A
Thiết bị thuỷ lực chính
1
Tuabin
Francis
Htt = 118m
Qtt=8.98m3/s
Ntt =9.43MW
N=750v/phút
bộ
2
60.0
2
Máy phát điện đồng bộ 3 pha
N=90.MW
U = 6.3KW
Cosφ =0.8
bộ
2
66.5
3
Mấy điều tốc và thiết bị dầu áp lực
Áp lực dầu 4
5MPA điều tốc điện
bộ
2
5.5
4
Van tuabin
Dv = 1.25m
bộ
2
12.0
B
Thiết bị phụ tổ máy
1
Hệ thống thông gió điều hoà không khí
bộ
1
2
Hệ thống bơm thoát nước sửa chữa
HT
1
3
Hệ thống tiêu nước rò rỉ
HT
1
4
Hệ thống cung cấp nước kỷ thuật – phòng hoả
HT
1
5
Hệ thống khí nén
HT
1
6
Hệ thống dầu
HT
1
7
Hệ thống đo lường thuỷ lực
HT
1
8
Xưởng sửa chữa cơ khí
HT
1
1.4.3. Biện pháp thi công và nguồn cung cấp nguyên liệu
a. Mặt bằng thi công:
Các hạng mục chính của công trình chủ yếu đều nằm bên bờ trái, do điều kiện mặt bằng và các hạng mục xa nhau nên dự kiến bố trí 2 khu phụ trợ lán trại để phục vụ thi công:
- Khu 1 (khu đầu mối): được bố trí ở gần tuyến đập bao gồm: máy trôn bê tông, kho xi măng, kho trữ cát, xưởng gia công cốp pha, xưởng gia công cốt thép, xưởng cơ khí và bãi đỗ xe, kho xăng dầu, lán trại công nhân.
- Khu 2 (khu nhà máy): được bố trí ở gần nhà máy, sau này làm khu quản lý vận hành. Tại đây bố trí xưởng gia công cốp pha, xưởng gia công cốt thép, bãi đổ xe, bãi lắp ráp, kho vật tư, lán trại cho công nhân xây dựng.
Bảng 1.2. Các hạng mục của tổng mặt bằng thi công
TT
Hạng mục
Số lượng
Diện tích xây dựng (m2)
Ghi chú
1
Cơ sở bê tông 16m3/h
1
600
2
Kho xi măng
1
200
Kho kín
3
Bãi chứa cát, đá
1
600
Kho hở
4
Xưởng gia công ván khuôn
2
400
Mái che
5
Xưởng gia công cốt thép
2
400
Mái che
6
Xưởng sửa chữa cơ khí bà bãi đỗ xe
2
2000
Xưởng kín 200m2, bãi đỗ xe 1800m2
7
Bãi lắp ráp và gia công KCKL
1
1500
Xưởng kín 250m2, bãi vật tư thiết bị 1700m2
8
Kho vật tư thiết bị
1
200
Kho kín
9
Kho xăng dầu mỡ
1
50
10
Nhà làm việc tổng thầu
1
500
11
Nhà ở công nhân
2
1518
Nhà tạm
12
Bãi trữ đất đá
2
12000
13
Bãi thải
4
48000
14
Nhà quản lý vận hành
1
1000
b. Điện nước thi công:
- Điện: lấy từ đường dây 35KV sẵn có tại địa phương. Dự kiến đặt một trạm biến áp 320KVA tại nhà máy để cấp điện cho toàn công trường.
- Nước: Được lấy tại ngòi Tà lơi bằng trạm bơm.
c. Đường giao thông trên công trường:
- Đường vận hành D1 được nối từ nhà máy thuỷ điện với đường dân sinh dài khoảng 1200m, kết cấu mặt đường rãi nhựa bán thâm nhập, rộng 6.5m. Đường này phục vụ thi công trong thời gian xây dựng công trình, sau này làm đường quản lý vận hành.
- Đường D2 nối từ đường Nhà máy đến tháp điều áp dài 1800m sử dụng trong thời gian thi công, được thiết kế với đường tạm thi công cấp III.
- Đường vào đập D3 nối từ đường dân sinh đến đập đầu mối, có chiều dài 500m, được thiết kế với đường tạm thi công cấp III.
-Đường nối từ đập đến cửa nhận nước D4 có chiều dài 2,4km, được thiết kế với đường tạm thi công cấp III.
c. Thi công đất đá:
* Đào đất đá: được thực hiện bằng máy xúc V < 2.3m3 kết hợp với máy ủi cự ly ủi ngang 100m.
Đào đá chủ yếu bằng phương pháp khoan nổ mìn, sử dụng máy khoan có đường kính 42-105mm, xúc chuyển bằng máy xúc 2,3m3 kết hợp với máy ủi và ô tổ vận chuyển, cự ly vận chuyển 500km ra bãi thải.
Tại khu vực có độ sâu lớn được chia theo các tầng đào sâu bình quân 5m
Đào đất dưới nước dùng máy xúc gầu nghịch
* Đắp đất đá:
Đất đắp được khai thác tại khu vực công trình bằng máy xúc 2,3m3 vận chuyển đến nơi đắp bằng ô tô tự đổ 12tấn. Đất được đắp theo từng lớp có chiều dày 0.3m được đầm bằng máy đến độ chặt K = 0.9. Nền đất đắp phải được dọn sạch chất hữu cơ, rễ cây. Đất đắp bờ kênh được tận dụng từ đất đào lòng kênh. Đá được đắp theo từng lớp bằng máy xúc kết hợp với máy ủi 110CV được vận chuyển bằng ô tô tự đổ 12tấn.
d. Thi công bê tông:
Thi công bê tông đập đầu mối, cống lấy nước, nhà máy và kênh xả được thực hiện chủ yếu bằng cơ giới. Tại tuyến đường ống áp lực, kênh dẫn, cửa lấy nước và bể áp lực thi công bằng thủ công.
e. Cung cấp vật liệu:
- Đá dùng bê tông được mua tại nguồn khai thác địa phương
- Cát được khai thác tại các mỏ phía hạ lưu sông Gianh
- Đất được khai thác tại khu vực công trình, đất đắp bờ kênh được tận dụng từ đất đào kênh.
- Các vật liệu khác như xi măng, sắt thép…được lấy từ các đại lý trên địa bàn thị trấn Quy Đạt với cự ly vận chuyển khoảng 60km..
Bảng 1.3. Tổng hợp khối lượng công tác chính Thuỷ điện La Trọng
TT
Tên công việc
Đơn vị
Khối lượng
Tổng cộng
Đập dâng
Giếng tràn -dẫn dòng
Kênh vàocửa nhận nước
Tuy nentháp nhà van
Nhà máy
Các hạng mục khác
1
Đào đất đá
103m3
1.1
Đào đất
103m3
65.00
135.00
115.00
46.00
62.50
25.00
448.50
1.2
Đào đất thủ công
103m3
1.3
Đào đá mặt bằng
103m3
125.00
75.00
22.00
12.00
12.50
12.00
258.50
1.4
Đào đá hố móng
103m3
20.00
15.00
10.00
7.50
9.00
9.00
70.50
1.5
Đào đá ngầm D3-5m
103m3
5.00
19.25
24.25
2
Đắp đất đá
2.1
Đắp đá chính
103m3
735.00
2.50
5.00
742.50
2.2
Đắp đá tận dụng
103m3
315.00
5.00
5.00
325.00
2.3
Đắp đất
103m3
75.00
2.40
12.00
89.40
2.4
Đá xây
103m3
0.25
0.25
0.25
0.25
1.00
2.5
Đá lát mái
103m3
3.00
3.00
3
Công tác bê tông
3.1
Bêtông M150
103m3
2.40
1.00
1.00
4.40
3.2
Bêtông M200
103m3
8.50
3.20
1.75
3.60
6.40
1.00
24.45
4
Cốt thép
4.1
Cốt thép cho bê tông
tấn
212.50
128.00
78.75
162.00
256.00
40.00
877.25
4.2
Cốt thép hầm
tấn
74.00
256.50
330.50
5
Khoan phun ximăng
103m3
1.4.4. Tổng mức đầu tư và tiến độ thực hiện dự án
a.Tổng mức đầu tư: 307,99 tỷ đồng
Trong đó
Chi phí xây dựng: 175,85 tỷ đồng;
Chi phí thiết bị: 74,10 tỷ đồng;
Chi phí khác: 20,88 tỷ đồng;
Chi phí đền bù giải phóng mặt bằng: 1,53 tỷ đồng;
Chi phí dự phòng: 27,23 tỷ đồng.
b. Tiến độ xây dựng:
Tiến độ thi công 2,5 năm, trong đó: 0,5 năm làm các công tác chuẩn bị và 2 năm xây dựng.
* Giai đoạn chuẩn bị bao gồm các hạng mục:
- Giải phóng mặt bằng, rà phá bom mìn;
- Làm đường thi công đến các khu vực đập đầu mối, cống lấy nước, kênh dẫn nước và nhà máy thuỷ điện;
- Xây dựng khu kho bãi, lán trại, các cơ sở phụ trợ, hệ thống thông tin liên lạc, cung cấp điện nước phục vụ thi công;
- Tập kết vật tư, nhân lực, thiết bị xe máy.
* Giai đoạn xây dựng chính:
Công trình tạm: bắt đầu đào hầm dẫn dòng vào tháng 6/2007, đắp đê quai thượng lưu vào tháng 12/2007.
Đập đá đổ bản mặt: tiến hành đắp đập bản mặt vào tháng 1/2008 và đến tháng 9/2008 phải đắp đê đến cao độ 165m để chống lũ chính vụ 2008. Trong thời gian đó tiến hành thi công bản chân và khoan phun gia cố móng. Từ tháng 1/2009 đến 10/2009 phải thi công xong đập bản mặt đến cao trình thiết kế.
Tuyến năng lượng: từ tháng 1/2008 đến tháng 10/2008 tiến hành thi công cửa nhận nước và nhà máy thuỷ điện. Thi công bê tông nhà máy và kênh xả cơ bản hoàn thành vào cuối tháng 12/2009.
Chương 2
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN,
MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
2.1.1. Đặc điểm địa hình
Địa hình khu vực có cấu trúc thấp dần từ Tây Nam sang Đông Bắc, điển hình của địa mạo đông Trường Sơn, địa hình tương đối hiểm trở, trên thượng nguồn là vùng núi tương đối cao trên dưới 1000m. Dòng chảy đến tuyến công trình có hướng Tây Bắc xuống Đông Nam, với chiều dài khoảng 15km cho chênh lệch địa hình 100m (độ dốc dọc sông 0.6%), diện tích lưu vực tính đến công trình thuỷ điện La Trọng là 148km2.
Thảm phủ khu vực lòng hồ chủ yếu là cây bụi, thân leo, cây gỗ nhỏ thuộc loại rừng nghèo, các sườn núi theo triền sông có độ dốc tương đối cao (30 - 40%), diện tích lòng hồ theo tính toàn với mực nước dâng bình thường (200m) là 156 ha .
2.1.2. Điều kiện về địa chất
2.1.2.1. Đặc điểm địa chất chung
a. Địa tầng
Giới paleozoi (pz)
Hệ Devon (D):
Đất đá thuộc hệ Devon phân bố ở phía tây khu vực nghiên cứu, từ tuyến đập đếnh ết phạm vi nghiên cứu vùng hồ và kéo dài theo phương Tây Bắc - Đông Nam, có thể phân chia đất đá hệ Devon làm hai hệ tầng theo đặc điểm thạch học.
Hệ tầng Mục bài (D2gmb) hệ Devon, thống giữa, bậc Givet:
Đất đá thuộc hệ tầng Mục Bài lộ ra ở thượng lưu tuyến đập đến địa phận xã Hương Liên thuộc phạm vi hồ chứa nước. Diện phân bố kéo dài theo phương Tây Bắc - Đông Nam, diện tích khoảng 5km2. Thành phần thạch học gồm đá phiến sét, cát kết thạch anh, cát bột kết, bề dày tổng cộng 500m.
Hệ tầng Đông Thọ (D3frdt) hệ Devon, thống thượng, bậc Frasni:
Trong phạm vi nghiên cứu đất đá hệ tầng Đông Thọ phân bố thành hai dải:
- Dải 1: Phân bố ở phạm vi tuyến đập có chiều dày 300 - 350m, kéo dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, đá có phương vị hướng dốc 25 -30o ( 60 – 700, chiều dày phân lớp 0.2 - 0.3m.
- Dải 2: Phân bố ở địa phận xã Dân Hóa thượng lưu hồ chứa, chiều dày hàng nghìn m. Đá có phương vị hướng dốc 25 -30o ( 60 - 70o , chiều dày phân lớp 0.2 - 0.3m, chiều dày lớp 560 - 600m.
Thành phần thạch học gồm cát kết thạch anh, đá phiến sét, bột kết.
Hệ Cacbon (C):
Hệ tầng La Khê (C1lk):
Phân bố ở hạ lưu tuyến đập trải rộng về phía đông của tờ bản đồ và ra cả ngoài phạm vi nghiên cứu. Thành phần thạch học gồm đá vôi, cát kết, bột kết, đá phiến sét, bề dày tổng cộng 200 - 280m.
Giới Kainozoi (KZ)
Hệ đệ tứ (Q):
Trên tất cả diện tích vùng nghiên cứu trừ một số đọan lòng sông, lòng suối lộ đá gốc, còn lại được phủ kín toàn bộ trầm tích đệ tứ. Trầm tích Đệ Tứ có thể chia thành các loại sau:
- Sườn tàn tích không phân chia (deQ) phát triển trên các đá trầm tích, đá xâm nhập, thành phần là á sét lẫn dăm sạn bề dày giao động từ 1 - 15m.
- Trầm tích aluvi (aQ) bao gồm các thành tạo thềm sông, thềm suối, các bãi bồi dọc sông, ven lòng. Thành phần là cát, cuội, sỏi, dăm tảng bề dày giao động 1 -5m. Loại có thành phần thạch học là á sét, á cát lẫn cuội sỏi thường tồn tại trong các bậc thềm sông, bề dày giao động 1 - 7m.
b. Magma xâm nhập
Hệ Trias (T)
Phức hệ Sông Gianh (T2sm1)
Phân bố trong phạm vi vai trái tuyến đập và kéo dài theo hướng Tây Tây Bắc - Đông Đông Nam được giới hạn bởi hai đứt gãy IV.1 và IV.8 nằm giữa hệ tầng Đông Thọ và hệ tầng La Khê. Thành phần thạch học là granit hạt nhỏ, bề dày trung bình 500m.
c. Các đứt gãy kiến tạo
Hoạt động phá hủy kiến tạo trong vùng tuyến phát triển ở mức độ quy mô trung bình với các hệ tầng đứt gãy Tât Tây Bắc - Đông Đông Nam, các đứt gãy đều là các đứt gãy nhỏ bậc IV, và khe nứt lớn bậc V (Phân loại theo tiêu chuẩn Việt Nam 4253 - 86), chiều dài từ vài trăm mét đến vài km, chiều rộng đới phá hủy kiến tạo trung bình 0.5 - 2.0m, đới ảnh hưởng nứt nẻ mạnh 5 - 10m, không có khả năng sinh chấn và đều là các nứt gãy cổ, không có biểu hiện của hoạt động đương đại.
Do có đứt gãy cổ, trong quá trình thăm dò chưa phát hiện được các gương trượt nhưng đã có hệ thống đứt gãy, vì thế xuất hiện khe nứt là hiện hữu. Công ty sẽ chú trọng trong khảo sát địa chất công trình để thực hiện các mũi khoan nhằm tính toán hệ số thấm đảm bảo hạn chế mức thấp nhất sự thất thoát nước của hồ chứa.
2.1.2.2. Đánh giá về điều kiện địa chất
Công trình thủy điện La Trọng nằm trên thượng nguồn sông Gianh thuộc địa bàn huyện Minh Hóa tỉnh Quảng Bình. Trong phạm vi xây dựng công trình có hướng chảy Tây Nam - Đông Bắc rồi chuyển về Đông Nam - Tây Bắc. Thung lũng sông hình chử V, sườn dốc, lòng sông cắt sâu và đá gốc với nhiều bậc thác nhỏ liên tục. Bờ phải và trái sông dự kiến các phương án tuyến năng lượng có nguồn gốc chủ yếu là xâm thực bóc mòn.
Công trình thủy điện La Trọng nằm trong phạm vi phân bố của các thành tạo đá trầm tích hệ tầng Đông Thọ (D3trđt) cứng chắc trung bình đến rất cứng chắc, hoạt động kiến tạo ở mức độ quy mô trung bình với các hệ thống đứt gãy Tây Bắc - Đông Nam là các đứt gãy nhỏ bậc IV (phân loại theo TCVN 4253-86) không có khả năng sinh chấn và đều là những đứt gãy cổ - không có biểu hiện của hoạt động đương đại.
Cấp động đất theo bản đồ phân vùng động đất (quy chuẩn xây dựng Việt Nam 1997) vùng tuyến công trình nằm trong vùng phát sinh động đất có Imax = 6 (MSK - 64).
Với phương án đập bê tông đề nghị nền đập đặt trên đới đá nứt nẻ IIA, chiều sâu xử lý thấm đến hết đới nứt nẻ phong hóa (IIA). Chiều sâu xử lý thấm dự kiến 10- 35m.
Tuyến năng lượng của tuyến đập được thi công trong đới 2,3,4,5 một phần trong đá lớp 6, đá cát kết xen phiến sét hệ tầng Đông Thọ.
2.1.3. Đặc điểm địa chất thuỷ văn
2.1.3.1. Nước mặt:
Diện tích lưu vực tuyến La Trọng là 148km2. Nguồn nước trên mặt của vùng dự án phụ thuộc vào lượng mưa hàng năm tại khu vực, nước trên sông Rào Nậy và các suối nhánh về mùa khô ít nước, nhiều nơi lộ đá gốc và ghềnh trên sông. Nước sông trong, ít phù sa. Về mùa mưa, nước sông suối lên nhanh, dòng chảy mạnh, vận tốc lớn, vẩn đục do tải một lượng lớn đất, cát từ các khe rãnh đổ vào. Các số liệu thuỷ văn đặc trưng của khu vực như sau:
Bảng 2.1. Các thông số cơ bản về thuỷ văn công trình thuỷ điện La Trọng
TT
Đặc trưng
Ký hiệu
Đơn vị
Trị số
Ghi chú
1
Các đặc trưng lưu vực
1.1
Diện tích lưu vực
F
km2
148
1.2
Độ dài sông chính
L
km
19
1.3
Độ rộng bình quân
B
km
7.8
D
Mật độ lưới sông
km/km2
1.5
2
Các đặc trưng thuỷ văn
2.1
Dòng chảy năm thuỷ văn
- Chuẩn dòng chảy năm
Q0
m3/s
9.04
- Môđun dòng chảy năm
M0
l/skm2
61.0
- Lớp dòng chảy BQ năm
Y0
mm
1925
- Tổng lượng dòng chảy năm
W0
106m3
285
- Hệ số biến động
Cv
0.29
- Hệ số thiên lệch
Cs
-0.87
2.2
Dòng chảy lũ thiết kế
Đỉnh lũ
Qmaxp
- Tần suất P = 0.5%
m3/s
2201
- Tần suất P = 1.5%
m3/s
1852
- Tần suất P = 5%
m3/s
1475
- Tần suất P = 10%
m3/s
1249
Tổng lượng lũ
Wmaxp
- Tần suất P = 0.5%
106m3
133
1 ngày
- Tần suất P = 1.5%
106m3
114
1 ngày
- Tần suất P = 5%
106m3
94.1
1 ngày
- Tần suất P = 10%
106m3
81.9
1 ngày
2.3
Dòng chảy bùn cát
Tổng lượng bùn cát
Wbc
103m3/năm
28.2
100 năm
106m3
2.82
2.1.3.2. Nước dưới đất:
Nước dưới đất vùng dự án có các dạng như sau:
a. Tầng chứa nước trong các trầm tích bở rời: Nước chứa và vận động trong các lỗ rỗng có liên quan chặt chẽ với nước sông suối. Nguồn cung cấp là nước mưa, nước mặt và một phần từ các phức hệ chứa nước khác từ trên cao ngấm xuống, miền thoát là sông, suối. Biên độ nước ngầm giao động mạnh theo mùa từ vài mét đến 4-5m. Khi hồ chứa làm việc thì hầu hết tầng chứa nước này nằm dưới mực nước hồ.
b. Nước chứa qua các khe nứt của đá gốc: Nước chứa và vận động chủ yếu trong đới phong hoá và nứt nẻ. Nguồn cung cấp là nước mưa, nước mặt thoát ra ở các khe suối, bờ sông. Nhìn chung phức hệ chứa nước vào loại nghèo. Nguồn cung cấp là nước mưa, nước mặt thoát ra ở các sườn dốc, bờ sông, suối.
2.1.4. Đặc điểm khí hậu
Khí hậu khu vực xây dựng dự án mang đặc điểm chung của khí hậu tỉnh Quảng Bình là chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa.
Các số liệu về đặc điểm khí hậu của khu vực dự án được phân tích dưới đây được lấy từ số liệu trung bình nhiều năm (1960 -1982) tại Trạm thủy văn Đồng tâm, trạm khí tượng Đồng Lê (nguồn: Đặc điểm khí hậu Bình trị Thiên) và kết quả điều tra từ người dân sống trên địa bàn xã Trọng Hoá.
a. Nhiệt độ không khí:
Nhiệt độ được phân bố thành 2 mùa:
- Mùa lạnh: thường bắt đầu từ tháng XI năm trước đến tháng III năm sau. Khu vực dự án thuộc đồi núi cao, mùa lạnh thường kéo dài hơn so với khu vực đồng bằng (trên 100 ngày), tuy nhiên cũng còn tuỳ thuộc vào thời tiết từng năm mà mùa lạnh có thể kéo dài hay rút ngắn lại.
- Mùa nóng: thường bắt đầu từ tháng IV đến tháng X. Khác với mùa lạnh thì sự chênh lệch sớm muộn của mùa nóng so với các khu vực khác không lớn lắm.
Ngoài hai mùa nóng lạnh có có thời kỳ nhiệt độ trung bình ổn định trong khoảng 20 - 250C. Đó là các thời kỳ chuyển tiếp mùa khí hậu.
Nhiệt độ trung bình cả năm 23,6 oC.
Bình quân nhiệt độ các tháng như sau:
Bảng 2.2. Nhiệt độ trung bình tháng trong năm ( 0C ).
Tháng
I
II
III
IV
V
VI
VII
VIII
IX
X
XI
XII
T0 C
17,6
19,0
21,1
24,6
27,6
28,3
29,0
27,8
26,0
23,6
20,5
18,4
b. Chế độ gió:
Gió mùa đông chủ yếu có hướng Bắc đến Đông Bắc, tuy nhiên thỉnh thoảng cũng xuất hiện các hướng gió trái mùa như gió Đông Nam hoặc gió Tây Nam, nhưng tần suất các hướng gió này không đáng kể .
Gió mùa hè chủ yếu là gió Tây Bắc, ngoài ra cũng còn xuất hiện các hướng gió khác như gió Đông, Đông Nam thổi xen kẽ với tần suất tương đối cao.
Bảng 2.3. Tốc độ gió trung bình các tháng trong năm (m/s)
Tháng
Tốc độ gió
I
II
III
IV
V
VI
VII
VIII
IX
X
XI
XII
Trung bình
2,4
2,4
2,3
2,4
2,3
2,4
2,8
2,1
2,0
2,2
2,6
2,4
Cao nhất
11
12
12
13
15
15
16
16
16
14
13
13
c. Độ ẩm không khí:
Độ ẩm trung bình năm của khu vực là 85%. Ngoài ba tháng V, VI và VII có độ ẩm trung bình thấp, các tháng còn lại có độ ẩm trung bình cao và biên độ giao động không đáng kể. Số liệu về độ ẩm các tháng của khu vực được thể ở bảng sau:
Bảng 2.4. Độ ẩm trung bình tại khu vực năm (%)
Tháng
I
II
III
IV
V
VI
VII
VIII
IX
X
XI
XII
Độ ẩm (%)
90
90
90
86
80
76
72
79
88
90
90
89
d. Chế độ mưa
Khu vực dự án thuộc vùng đồi núi cao, địa hình tương đối phức tạp đồng thời bị chi phối bởi các yếu tố gió mùa nên sự phân bố về lượng mưa tương đối phức tạp cả không gian và thời gian.
Xét chung trên địa bàn thời kỳ từ tháng I đến tháng IV thường ít mưa. Tổng lượng mưa các tháng này chỉ chiếm từ 10% đến 15% lượng mưa cả năm. Thời kỳ ít mưa nhất là các tháng II, III.
Lượng mưa chủ yếu tập trung vào các tháng VIII, IX, X, chiếm từ 70% đến 75% tổng lượng mưa cả năm. Sự phân bố về lượng mưa qua các tháng như sau:
Bảng 2.5. Lượng mưa trung bình qua các tháng trong năm (mm).
Tháng
I
II
III
IV
V
VI
VII
VIII
IX
X
XI
XII
Lượng mưa Tb (mm )
50
33
45
90
171
136
146
279
568
587
224
99
Tổng lượng mưa cả năm (trung bình) là 2428 mm.
Phân bố lượng mưa theo thời gian như trên làm cho mùa mưa ở khu vực có sự tăng lượng mưa ở thời kỳ này và sự giảm lương mưa ở thời kỳ khác. Đây là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sự chênh lệch về lưu lượng nước sông suối theo các mùa và ảnh hưởng đến khả năng tích trữ của đập thuỷ điện.
2.1.5. Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên
2.1.5.1. Chất lượng nước:
Nguồn nước mặt tại khu vực dự án là nước sông Rào Nậy. Việc phân tích chất lượng nước mặt khu vực dự án sẽ làm căn cứ xác định phông môi trường để đánh giá các tác động đến môi trường nước trong quá trình xây dựng và hoạt động của dự án. Kết quả kiểm tra chất lượng nước mặt khu vực dự án được thể hiện ở bảng dưới đây:
Bảng 2.6. Kết quả kiểm tra chất lượng nước mặt khu vực dự án
TT
Chỉ tiêu kiểm tra
ĐVT
Kết quả
TCVN 5942 - 1995 (cột B)
M1
M2
M3
M4
M5
1
pH
7,29
7,15
7,05
7,09
6,95
5,5 - 9
2
Chất rắn lơ lững
mg/l
2
3
2
1
3
80
3
BOD5
mg/l
11
12
10
10
11
25
4
COD
mg/l
28
32
28
28
32
35
5
NO3 (tính theoN)
mg/l
0,003
0,002
0,003
0,002
0,003
15
6
NO2 (tính theoN)
mg/l
0,42
0,46
0,51
0,47
0,56
0,05
7
NH3 (tính theoN)
mg/l
0,01
0,02
0,01
0,02
0,02
1
8
Cyanua
mg/l
< 0,001
< 0,001
< 0,001
< 0,001
< 0,001
0,05
9
Sắt tổng số
mg/l
0,37
0,38
0,27
0,25
0,29
2
10
Cadimi
mg/l
< 0,001
< 0,001
< 0,001
< 0,001
< 0,001
0,02
11
Chì
mg/l
< 0,001
< 0,001
< 0,001
< 0,001
< 0,001
0,1
12
Kẽm
mg/l
0,105
0,134
0,126
0,114
0,122
2
13
Crôm (VI)
mg/l
< 0,01
< 0,01
< 0,01
< 0,01
< 0,01
0.05
14
Coliform
MNP/
100ml
600
1000
800
600
1000
10.000
Nguồn: Chi cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng Quảng Bình
Ngày Lấy mẫu: 14/4/2007
Ghi Chú:
M1 : Mẫu nước sông phía thượng nguồn (cách đập 3km)
M2 : Mẫu nước sông tại địa điểm dự kiến xây dựng đập đầu mối
M3 : Mẫu nước sông đi qua địa điểm dự kiến xây dựng nhà máy thuỷ điện.
M4 : Mẫu nước sông cách nhà máy 1 km về phía thượng nguồn.
M5 : Mẫu nước sông cách nhà máy 500m về phía hạ lưu.
(Có sơ đồ vị trí lấy mẫu nước phần phụ lục)
Kết quả kiểm tra ở bảng trên có các chỉ tiêu kiểm tra nằm trong giới hạn cho phép theo TCVN 5942 - 1995: “Tiêu chuẩn chất lượng nước mặt”. Kết quả trên cho thấy chất lượng nước mặt khu vực dự án chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm do nước các nguồn thải từ sinh hoạt và các hoạt động sản xuất khác không đáng kể.
2.1.5.2. Môi trường không khí:
Khu vực dự án là vùng núi cao thuộc phía Tây huyện Minh Hoá, ở đây là địa bàn cư trú của đồng bào dân tộc, nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, lâm nghiệp, trồng rừng, công nghiệp chưa phát triển. Vì vậy môi trường không khí còn trong sạch chưa bị ô nhiễm bởi khí thải công nghiệp. Hơn nữa dân cư thưa thớt nên môi trường còn sạch sẽ. Để làm cơ sở cho quá trình giám sát môi trường về sau này, chúng tôi đã kiểm tra nồng đọ bụi và các khí độc trong môi trường không khí. Kết quả đo các thông số chủ yếu về chất lượng không khí tại khu vực dự án được nêu ở bảng sau:
Bảng 2.7. Kết quả đo các thông số chất lượng không khí tại khu vực dự án
TT
Chỉ tiêu kiểm tra
Điểm đo
TCVN 5937 : 2005
K1
K2
K3
K4
1
Bụi (mg/m3)
0,057
0,033
0,062
0,076
0,3
2
SO2 (mg/m3)
KPH
KPH
KPH
KPH
3,5
3
NO2 (mg/m3)
KPH
KPH
KPH
KPH
0,2
4
CO(mg/m3)
KPH
KPH
KPH
KPH
30
Nguồn: Chi cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng Quảng Bình.
Ngày đo: 14/4/2007
Ghi chú:
KPH: Không phát hiện;
K1: Mẫu đo tại vị trí dự kiến xây dựng nhà máy thuỷ điện (cách đường 12A khoảng 500m).
K2: Mẫu đo tại vị trí xây dựng đập đầu mối.
K3: Mẫu đo tại bản Ra Mai (cách khu vực đập đầu mối khoảng 1km).
K4: Mẫu đo tại bản Rôông (cách khu vực nhà máy 300m).
(Xem sơ đồ đo đạc các thông số môi trường nền phần phụ lục).
Kết quả đo chất lượng không khí tại các điểm khảo sát đều có giá trị nằm trong giới hạn cho phép theo các tiêu chuẩn Việt Nam 5937:2005. Kết quả này cho thấy chất lượng môi trường không khí khu vực dự án chưa có dấu hiệu ô nhiễm.
2.1.5.3. Các thông số môi trường nền:
Trong quá trình khảo sát, chúng tôi cũng đã tiến hành đo đạc các thông số độ ồn, rung, cường độ phóng xạ, điện từ trường tại khu vực xây dựng án. Kết quả đo đạc như sau:
Bảng 2.8. Độ ồn và rung động tại khu vực thực hiện dự án
TT
Vị trí đo
Độ ồn (dBA)
Rung động
Biên độ (mm)
Gia tốc (m/s2)
Vận tốc (mm/s)
1
Vị trí 1
57,2
0
0
0
2
Vị trí 2
53,4
0
0
0
3
Vị trí 3
58,9
0
0
0
4
Vị trí 4
57,5
0
0
0
Nguồn: Chi cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng Quảng Bình.
Ngày đo: 14/4/2007
Theo Tiêu chuẩn Việt Nam 5949-1995, quy định mức ồn tối đa cho phép đối với khu sản xuất nằm xen kẽ trong khu dân cư: từ 6 giờ -18 giờ không quá 75 dBA. Như vậy kết quả đo độ ồn tại các điểm đo đều có giá trị thấp nằm trong giới hạn tiêu chuẩn cho phép. Kết quả đo rung động hầu như không có, nằm trong giới hạn cho phép theo TCVN 6962:2001 (Rung động do các hoạt động xây dựng và sản xuất công nghiệp - Mức tối đa cho phép đối với môi trường khu công cộng và khu dân cư).
Bảng 2.9. Kết quả đo điện từ trường và cường độ phóng xạ khu vực dự án
TT
Vị trí đo
Điện trường (V/m)
Từ trường
(A/m)
Cường độ phóng xạ ((sv/h)
1
Vị trí 1
0,82
9,3
0,08
2
Vị trí 2
0,71
6,9
0,06
3
Vị trí 3
0,12
11,8
0,05
4
Vị trí 4
0,97
10,5
0,06
Nguồn: Chi cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng Quảng Bình.
Ngày đo: 14/4/2007
Ghi chú:
Vị trí 1: Tại khu vực dự kiến xây dựng nhà máy thuỷ điện.
Vị trí 2: Tại khu vực xây dựng đập đầu mối.
Vị trí 3: Tại bản Ra Mai (cách khu vực đập đầu mối khoảng 1km).
Vị trí 4: Tại bản Rôông (cách khu vực nhà máy 300m).
(Có sơ đồ đo đạc các thông số môi trường nền phần phụ lục)
Thông số nền về cường độ điện trường, từ trường và cường độ phóng xạ tương đối thấp, có giá trị nằm trong giới hạn cho phép theo các quy định:
- Tiêu chuẩn ngành ban hành theo quyết định số 183 NL/KHKT ngày 12 tháng 4 năm 1994 của Bộ trưởng Bộ năng lượng quy định “Mức cho phép của cường độ điện trường tần số công nghiệp và quy định ở chổ làm việc”.
- Tiêu chuẩn Việt Nam 6866:2001: An toàn bức xạ - Giới hạn liều đối với nhân viên bức xạ và dân chúng.
2.1.5.3. Hiện trạng môi trường sinh thái:
* Hệ sinh thái trên cạn:
Dự án nằm trong vùng quy hoạch rừng sản xuất của xã Trọng Hoá. Tuy nhiên khu vực xây dựng dự án chủ yếu là đất đồi hoang và rừng nghèo không có giá trị khai thác. Thành phần thảm thực vật chủ yếu là thảm cỏ và cây bụi, dây leo và cây gỗ nhỏ. Việc xây dựng dự án ảnh hưởng đến diện tích rừng là 90ha, nhưng đây là rừng nghèo không có giá trị khai thác nên những tác động đến hệ sinh thái khu vực là không đáng kể.
Khi dự án đi vào hoạt động cũng sẽ có tác động phần nào đến điều kiện sinh sống của hệ động vật trong khu vực trong đó có sự di cư của một số loài chim và thú nhỏ ra ngoài phạm vi đất rừng bị ảnh hưởng.
Trong quá trình xây dựng, dự án sẽ tổ chức quản lý chặt chẽ các hoạt động để giảm đến mức thấp nhất nhẵng tác hại đến các điều kiện sinh thái và hệ sinh vật trong khu vực.
* Hệ sinh thái thuỷ sinh trong khu vực tồn tại ở khe Heeng. Động thực vật thuỷ sinh ở đây cũng chỉ có các loài rong cỏ và một số loài cá nước ngọt thông thường. Việc xây dựng đập chứa làm ngăn dòng chảy nên sẽ ảnh hưởng đến sự di cư của các loài cá nước ngọt và các động vật thuỷ sinh khác lên phía thượng nguồn nhưng lại tạo ra môi trường sinh sống mới khá thuận lợi ở vùng lòng hồ..
2.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI
2.2.1. Huyện Minh Hoá
Qua điều tra, khảo sát đã xác định được một cách khái quát các điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương có liên quan đến hoạt động của dự án xây dựng thủy điện La Trọng. Khu vực dự án nằm trên địa bàn của xã Trọng Hoá, huyện Minh Hoá, tỉnh Quảng Bình.
Huyện Minh Hoá có tất cả 12 xã và thị trấn Quy Đạt, các xã đó là: Xuân Hoá, Yên Hoá, Trung Hoá, Tân Hoá, Minh Hoá, Hồng Hoá, Hoá Tiến, Hoá Hợp, Hoá phúc, Hoá Thanh, Dân Hoá và Thượng Hoá.
2.2.2. Xã Trọng Hoá
Xã Trọng Hoá là một xã vùng cao của huyện Minh Hoá nằm cách trung tâm huyện Minh Hoá khoảng 80km. Trọng Hoá là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của tỉnh Quảng Bình với đa số là đồng bào dân tộc thiểu số (dân tộc Bru – Vân Kiều và Chứt) sinh sống chủ yếu bằng nghề nông, dân số trên 3000 người.
Những năm gần đây được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, của các cấp các ngành, đời sống nhân dân xã Trọng Hoá đã được nâng lên một bước. Bình quân thu nhập từ 80.000 - 100.000đ đồng/người/tháng. Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn xã hiện nay là 94,3%. Để nâng cao mức sống cho nhân dân, đưa Trọng Hoá dần thoát nghèo, Tỉnh uỷ, Ban dân tộc và UBND huyện Minh Hoá đã xây dựng đề án phát triển kinh tế cho vùng đồng bào dân tộc khó khăn, vùng biên giới.
Đất sản xuất không có, đồng bào dân tộc chủ yếu sản xuất là nương rẫy.. Nhưng nương rẫy chỉ ở mức độ bảo vệ rừng chứ không để sản xuất vì điều kiện tự nhiên không cho phép. Do nhận thức của bà con còn thấp nên chuyển đổi cơ cấu kinh tế để nâng cao mức sống cho hộ nghèo là rất khó. Trung ương đã chỉ đạo và hiện nay huyện đang chủ trương phát triển chăn nuôi, bố trí cho dân trồng cây lâm nghiệp, sản xuất và vận động bà con định canh, định cư.
Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng so với các năm trước, diện mạo nông thôn miền núi xã Trọng Hoá hôm nay đã có nhiều thay đổi. Điện lưới quốc gia được kéo đến trung tâm xã. Đường sá, trạm y tế được xây dựng để phục vụ giao thông đi lại và khám chữa bệnh cho nhân dân. Ý thức người dân ở mỗi khu dân cư, thôn bản được nâng cao.
Nhiều chương trình, chính sách, dự án hỗ trợ đầu tư giúp bà con thoát nghèo và vươn lên làm giàu đang tiếp tục được thực hiện. Các số liệu cụ thể về điều kiện kinh tế xã hội xã Trọng Hoá như sau:
1. Dân số:
- Số hộ dân: 559 (hộ). Tổng số dân: 3240 (người).
- Tỷ lệ sinh: 6‰.
- Tỷ lệ chết: 2‰.
2. Tình trạng đất đai:
Tổng diện tích đất: 18.712(ha). Trong đó:
- Đất nông nghiệp:169 (ha)
- Đất lâm nghiệp: 10163(ha).
- Đất khác: 8380 (ha)
3. Tình hình kinh tế:
- Số hộ làm nông nghiệp: 559(hộ).
- Số người làm trong các xí nghiệp công nghiệp tại địa phương: 0( người).
- Thu nhập bình quân: 100.000đ/ tháng.
Cao nhất: 200.000đ/ tháng. Cao nhất: 60.000đ/ tháng
- Số hộ giàu: 0 %. Số hộ nghèo:94.3%.
4. Các công trình công cộng, hạ tầng cơ sở trong khu vực:
- Cơ quan: 05 (cơ sở).
- Trường học: 01(cơ sở).
- Bệnh viện, Trạm y tế: 01(cơ sở)
- Tình trạng đường giao thông:
+ Đường đất: 90%;
+ Đường cấp phối: 10%.
- Tình trạng cấp điện, nước:
+ Số hộ được cấp điện: 127 hộ
+ Số hộ được cấp nước: 113 hộ.
2.2.3. Điện và cấp thoát nước:
2.2.3.1.Điện:
Xã Trọng Hoá đã có mạng lưới điện quốc gia cung cấp cho các thôn bản và vùng trung tâm xã. Hiện tại công trình cấp điện cho 35 hộ bản Ra Mai xã Trọng Hoá với quy mô ĐZ-22KV dài 4.61km; Trạm biến áp 50KVA; ĐZ-0.4Kv dài 1,4km được đóng điện và tháng 2/2006 tiến tới hoàn thành toàn bộ lưới điện cho toàn xã. Hiên tại đường dây hạ thế nằm cách khu vực dự án khoảng 500m về phía Tây Nam, dự kiến quá trình xây dựng dự án sẽ sử dụng điện từ lưới điện này.
2.2.3.2. Cấp thoát nước:
Trong khu vực chưa có hệ thống thoát nước công cộng. Các loại nước thải sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt hiện tại vẫn thải trực tiếp ra mặt đất, vườn nhà và các sông suối. Đây cũng là một nguyên nhân gây nên sự ô nhiễm nước mặt và có thể cả nước ngầm ở vùng này (về lâu dài).
Hầu hết nhân dân trong khu vực đều dùng nước khe suối hoặc nước sông Rào Nậy để phục vụ cho các nhu cầu sinh hoạt.
Nguồn cấp nước kỷ thuật được dự kiến lấy từ sông Rào Nậy bằng máy bơm. Nguồn cấp nước sinh hoạt cho công nhân dự kiến sẽ lấy từ giếng khoan, từ các giếng khoan sẽ xây dựng đường ống cấp nước đến các khu vực nhà ở của công nhân.
2.2.4. Giao thông, thông tin liên lạc
2.2.4.1.Giao thông:
Điều kiện giao thông duy nhất trong khu vực là đường Quốc lộ 12A nối liền Khu kinh tế cửa khẩu Cha lo và thị trấn Quy Đạt. Trong những năm gần đây tuyến đường này đã được nâng cấp đáp ứng nhu cầu giao thông giữa các vùng đồng bằng với khu kinh tế cửa khẩu và nước bạn Lào ngày càng tăng.
Vị trí xây dựng Nhà máy thuộc xóm La Hoàng cách quốc lộ 12A khoảng 500m, hiện tại chưa có đường nối từ khu vực nhà máy đến đường 12A. Dự án sẽ xây dựng tuyến đường D1 nối từ nhà máy thuỷ điện với đường 12A dài khoảng 1200m, kết cấu mặt đường rãi nhựa bán thâm nhập, rộng 6.5m. Đường này phục vụ thi công trong thời gian xây dựng công trình, sau này làm đường quản lý vận hành.
Vị trí đập đầu mối nằm cách trục đường 12A khoảng 7km. Tuyến đường dân sinh nối từ đường 12A vào các thôn bản đi ngang qua khu vực đang được bê tông hoá đáp ứng cho nhu cầu đi lại của người dân địa phương và an ninh quốc phòng. Đây cũng chính là tuyến giao thông chính trong quá trình xây dựng các hạng mục công trình đập đầu mối. Dự kiến dự án sẽ xây dựng tuyến đường vào đập D3 nối từ đường dân sinh đến đập đầu mối, có chiều dài 500m, được thiết kế với đường tạm thi công cấp III để phục vụ cho công tác xây dựng đập.
2.2.4.2. Thông tin, liên lạc:
Hiên tại xã Trọng Hoá đã có điện thoại đến UBND xã, dự kiến công trường xây dựng sẽ bố trí 02 máy điện thoại với bưu điện địa phương để đảm bảo liên lạc trong công trường xây dựng.
2.2.5. Vệ sinh môi trường, y tế và sức khoẻ cộng đồng
2.2.5.1. Vệ sinh môi trường:
- Ý thức vệ sinh môi trường của nhân dân trong vùng dự án còn chưa cao. Phần lớn các hộ dân chưa có các công trình vệ sinh đảm bảo về môi trường, nước thải và chất rắn còn thải bừa bãi ra vườn nhà, đường đi, suối, sông…và do đó góp phần gây ô nhiễm môi trường. Hiện tại, trong khu vực chưa có mạng lưới thu gom chất thải rắn.
- Trong kế hoạch của dự án, toàn bộ chất thải rắn sinh hoạt sẽ được gom lại và vận chuyển đi chôn ở vị trí thích hợp xa khu dân cư, không ảnh hưởng đến nguồn nước.
2.2.5.2. Y tế và sức khoẻ:
Tại trung tâm xã Trọng Hoá đã có trạm y tế, việc chăm sóc sức khoẻ cho người dân đã được nâng cao đáng kể. Công tác phòng chống dịch bệnh trong xã được quan tâm và triển khai có hiệu quả, nhiều năm qua trong toàn xã không có dịch bệnh xảy ra
2.2.6. Di tích lịch sử, thương mại và du lịch
Hiện tại, khu vực dự án không phải là khu du lịch của địa phương và như vậy hoạt động của dự án sẽ không ảnh hưởng gì (hay ảnh hưởng không đáng kể) đến du lịch của vùng. Mặt khác khi dự án hoàn thành và đi vào hoạt động, nếu tận dụng tốt và phát huy thế mạnh thì khu vực lòng hồ và nhà máy thuỷ điện La Trọng sẽ là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn.
2.2.7. Đánh giá chung về tình hình kinh tế - xã hội và cơ sở hạ tầng
Tuy cơ sở hạ tầng trong vùng dự án còn hạn chế, nhưng các điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương đã tạo ra những thuận lợi nhất định cho hoạt động của dự án. Các điều kiện đó đảm bảo cho sự hoạt động ổn định và ngày càng phát triển của dự án. Đồng thời, hoạt động của dự án sẽ góp phần đáng kể vào sự phát triển công nghiệp của địa phương.
Chương 3
ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
3.1. NGUỒN GÂY TÁC ĐỘNG
3.1.1. Các nguồn gây tác động trong quá trình xây dựng dự án
3.1.1.1. Nguồn gây ô nhiễm không khí trong quá trình thi công
a. Ô nhiễm bụi:
* Nguồn gốc phát sinh:
- Nguồn phát sinh bụi đáng kể nhất từ các quá trình khai thác đá làm vật liệu xây dựng và quá trình san lấp mặt bằng.
- Nguồn phát sinh bụi từ các hoạt động giao thông phục vụ thi công.
- Nguồn phát sinh bụi từ các hoạt động nổ mìn phá đá.
* Tải lượng:
- Bụi từ quá trình san lấp: Quá trình xây dựng dự án nhà máy thuỷ điện La Trọng sẽ phải thực hiện khối lượng đào đất khoảng 448.500m3 và vận chuyển ra bãi đổ đất bằng ô tô trọng tải 10 -12 tấn. Khối lượng san đắp mặt bằng của dự án khoảng 742.500 m3, đá đắp được lấy tại mỏ cách khu vực đập đầu mối khoảng 1000m và đá tận dụng từ quá trình đào hố móng. Với khối lượng san đắp lớn thực hiện trên công trường thi công nếu không có các biện pháp khống chế thì sẽ là nguồn ô nhiễm chính trong quá trình san đắp mặt bằng. Nguyên nhân gây bụi là do hoạt động bốc xúc đất đá liên tục và hoạt động vận chuyển trên công trường gây ra. Tham khảo kết quả đo đạc ở các công trình san đắp có quy mô tương tự cho thấy nồng độ bụi tại khu vực thi công trong điều kiện thời tiết khô nón
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án Thuỷ điện La Trọng.doc