Đề tài Đánh giá tiềm năng sinh khối của tỉnh Bắc Giang

Bắc Giang là tỉnh nghèo, có mức thu ngân sách thấp, nên tỷ lệ hộ nghèo ở Bắc Giang hiện vẫn còn 14,5%. Trong đó, đa số hộ nghèo tập trung ở khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Như chúng ta thấ y ở hình dưới, mức độ nghèo đói của tình Bắc Giang theo phần mềm Geospatial Toolkit khác nhau ở các huy ện ở trung tâm là thành phố Bắc Giang có màu trắng tỉ lệ nằm trong khoảng 0-20%, Tiếp theo là huyên Tân Thế với màu xám ứng với tỷ lệ nghèo đói từ 20-40%, hai huyên có tỷ lệ nghèo đói cao nhất 60 -80% là Sơn Động và Lục Ngạn. 6 huy ện còn lại tỷ lệ nghèo đói ở mức 40-60%

pdf31 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2574 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá tiềm năng sinh khối của tỉnh Bắc Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ Bài tập lớn: Môn Công Nghệ Khai Thác Than Và Chế Biến Than, Dầu. Đề tài: Đánh giá tiềm năng sinh khối của tỉnh Bắc Giang Hà Nội, tháng 11 năm 2012 Giáo viên hướng dẫn : Văn Đình Sơn Thọ Nhóm sinh viên thực hiện MSSV Lớp Lê Xuân Phúc - 20104752 Kinh Tế Công Nghiệp Nguyễn Ngọc Thanh - 20104765 Kinh Tế Công Nghiệp Lương Đức Tiến - 20104782 Kinh Tế Công Nghiệp Lương Đức Tùng - 20104800 Kinh Tế Công Nghiệp Ngô Tuấn Vũ - 20104815 Kinh Tế Công Nghiệp 2 1.1 Vị trí địa lý của tỉnh. Vị trí địa lý: Bắc Giang là một tỉnh miền núi, nằm ở tọa độ địa lý từ 21007’ đến 21037’ vĩ độ Bắc, từ 105053’ đến 107002’ kinh độ Đông, cách thủ đô Hà Nội 50 km về phía Bắc, cách cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị 110 km về phía Nam, cách cảng Hải Phòng hơn 100 km về phía Đông. Phía Bắc và phía Đông Bắc giáp Lạng Sơn. Phía Tây và Tây Bắc giáp Hà Nội, Thái Nguyên. Phía Nam và Đông Nam giáp Bắc Ninh, Hải Dương và Quảng Ninh. Diện tích tự nhiên năm 2003 là 3.822,7 km2. Hình 1: Vị trí Bắc Giang trên bản đồ. Nguồn: tập đoàn Google trên ứng dụng googlemap.com Diện tích: 3844,0 km² trong đó sơ bộ đất nông nghiệp 1017.3 km2 , đất lâm nghiệp 1247.1 km2 còn lại là đất sử dụng mục đích khác là 1579.6 km2. Dân số 2011: 1.574.300 người Mật độ 410 người/km2 Dân tộc Việt, Nùng, Sán Chay, Hoa, Tày Bắc Giang có 10 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 1 thành phố và 9 huyện (trong đó có 6 huyện miền núi, 1 huyện vùng cao, 3 huyện trung du), với 229 xã, phường và thị trấn:  Thành phố Bắc Giang.  Yên Thế.  Tân Yên.  Lục Ngạn.  Hiệp Hoà. 3  Lạng Giang.  Sơn Động.  Lục Nam.  Việt Yên.  Yên Dũng. 1.1.2 Tình hình kinh tế. Ảnh: trung tâm thành phố Bắc Giang. Nguồn: nhiếp ảnh gia tự do Kinh tế Bắc Giang có tỷ trọng khá đồng đều của 3 khu vực Nông – Lâm – Thủy sản, Công Nghiệp – Xây Dựng, Thương mại – Dịch Vụ. tốc độ phát triển tăng qua các năm đặt biệt là Công Nghiệp – Xây Dựng, trong khi đó sản xuất nông nghiệp luôn đảm bảo an toàn lương thực, cung cấp trên toàn tỉnh và công nghiệp chế biến. Đây còn là khu vực thu hút được vốn đầu tư nước ngoài cao tỉnh lệ sản phẩm xuất khẩu lớn, các trung tâm thương mai là chợ đầu mối cũng như dân dụng co mật độ tập trung cao tại các khu dân cư và khu công nghiệp. 4 biểu đồ 1: tỷ trọng của các ngành đóng góp trong từng khu vực năm 2012. Bảng a: Tổng sản phẩm trong tỉnh phân theo khu vực kinh tế (Theo giá so sánh 1994) Đơn vị: Triệu đồng Nguồn: cổng thông tin điện tử quốc gia tỉnh Bắc Giang báo cáo “tổng sản phẩm trong tỉnh phân theo khu vực kinh tế” 6 tháng cuối năm 2012 Thực hiện năm 2011 Sơ bộ thực hiện năm 2012 % so năm 2012 với 2011 TỔNG SỐ 6.726.856 7.376.431 109,7 Khu vực I 2.162.012 2.197.564 101,6 - Nông nghiệp 1.965.596 1.985.252 101,0 - Lâm nghiệp 93.119 96.000 103,1 - Thủy sản 103.297 116.312 112,6 Khu vực II 2.432.239 2.852.595 117,3 - Công nghiệp khai thác 20.736 20.124 97,0 - Công nghiệp chế biến 1.283.756 1.595.678 124,3 - Sản xuất và phân phối điện, nước 189.668 226.238 119,3 - Xây dựng cơ bản 938.079 1.010.555 107,7 Khu vực III: Sản xuất phi vật chất 2.132.605 2.326.272 109,1 - Giao thông, vận tải 337.122 372.520 110,5 - Thương nghiệp 325.618 356.251 109,4 - Các ngành dịch vụ khác 1.469.865 1.597.501 108,7 5 Thực trạng một số ngành chủ yếu của bắc giang Nông - Lâm nghiệp: Với hơn 176.010 ha đất gieo trồng chiếm 45,7% diện tích đất tự nhiên cho thấy Bắc Giang là một tỉnh mạnh về nông nghiệp liên tục tăng sản lượng qua các năm. Sản lượng lương thực năm 2010 là 725.707 tấn, năm 2011 là 815.571 tấn, năm 2012 là 730.029 tấn. Các cây thực phẩm và công nghiệp cũng được gieo trồng nhiều trên diện tích như rau các loại, lạc, đỗ, thuốc lá… Nguồn: Nhiếp ảnh gia tự do Bảng b: sản xuất nông nghiệp Thực hiện năm 2011 Sơ bộ thực hiện năm 2012 % so năm 2012 với 2011 I. Tổng DT GT cây hàng năm (ha) 176.010 174.779 99,3 1. Cây lương thực 137.431 133.949 97,5 Trong đó: + Lúa 112.412 112.155 99,8 + Ngô 10.789 8.640 80,1 + Khoai lang 7.724 6.667 86,3 2. Cây thực phẩm 22.152 24.043 108,5 Trong đó: Rau các loại 19.769 21.495 108,7 3. Cây công nghiệp hàng năm 13.589 13.408 98,7 Trong đó: + Lạc 11.648 11.773 101,1 + Đỗ tương 1.224 1.107 90,4 + Thuốc lá 315 277 87,9 II. Năng suất một số cây trồng chính (Tạ/ha) + Lúa 55,8 56,1 100,5 + Ngô 37,7 38,8 102,9 + Khoai lang 100,5 101,0 100,5 + Lạc 22,8 24,0 105,3 Ảnh: Vào vụ cấy, Việt Yên, Bắc Giang. 6 + Đỗ tương 17,3 17,3 100,0 + Thuốc lá 22,1 22,6 102,3 III. Sản lượng một số cây trồng chính (Tấn) + Lúa 627.794 629.152 100,2 + Ngô 40.688 33.554 82,5 + Khoai lang 77.591 67.323 86,8 + Lạc 26.543 28.270 106,5 + Đỗ tương 2.116 1.920 90,7 + Thuốc lá 697 626 89,8 IV. Sản lượng vải thiều (Tấn) 218.289 155.323 71,2 V. Chăn nuôi (Thời điểm 1/10 hàng năm) Tổng đàn lợn (con) 1.168182 1.173.120 100,4 Tổng đàn bò (con) 139.130 132.751 95,4 Nguồn: cổng thông tin điện tử quốc gia tỉnh Bắc Giang báo cáo “sản xuất nông nghiệp” 6 tháng cuối năm 2012 Sản xuất lâm nghiệp đạt được kết quả tốt khi nhân dân đã nhận thức được tầm quan trọng của kinh tế đồi rừng, phong trào cải tạo vườn tạp trồng cây ăn quả phát triển rộng khắp các huyện đặc biệt là huyện Lục Ngạn với thế mạnh là Vải Thiều. Nguồn: Nhiếp ảnh gia tự do Nguồn: Nhiếp ảnh gia tự do Ảnh: Vườn vải ở Bắc Giang Ảnh: Một chợ đầu mối thu mua quả Vải 7 Nguồn: tập đoàn Google trên ứng dụng googlemap.com Bắc Giang có con sông Thương chảy qua xuyên suốt chiều dài của tỉnh, tạo nguồn lợi thủy sản phong phú, phát triển nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy sản nước ngọt. Các khu đầm, phá nuôi các loại cá, tôm... quy mô cá nhân được nhiều người dân lựa chon. Các ao cá bên cạnh vườn cây ăn quả là một điển hình kết hợp VAC của các hộ dân trong tỉnh. Nhưng nhìn chung nguồn lợi này chỉ tạo nguồn thu cho nông dân những khi nông nhàn, tỷ trọng đóng góp vào GDP trong khu vực và toàn tỉnh không cao. Nguồn: Nhiếp ảnh gia tự do Công nghiệp – xây dựng – tiểu thủ công nghiệp: Bắc Giang đã quy hoạch và triển khai 7 khu công nghiệp cùng một số cụm công nghiệp với tổng diện tích gần 1.500ha, trong đó có 1 khu công nghiệp đã cơ bản lấp đầy. dự án lập khu công nghiệp mới tại các huyện Yên Dũng, Việt Yên, Hiệp Hòa và huyện Lạng Giang diện tích các khu khoảng từ 200 ha đến trên 1.000 ha. Cơ cấu kinh tế tỉnh chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp - Dịch vụ trong GDP. Vị trí gần các thị trường có nhu cầu lớn, tỉnh Bắc Giang đã chú trọng phát triển công nghiệp và có quy hoạch lâu dài, hợp lý và hiệu quả. Ảnh chụp: một diện tích nhỏ trồng vải tại Lục Ngạn từ vệ tinh. Ảnh: người dân đi câu lúc nông nhàn 8 Các đơn vị sản xuất gồm những đơn vị quốc doanh và nước ngoài tập trung vào công nghiệp chế biến và sản xuất sản phẩm dân dụng, xuất khẩu. Bảng c: Sản phẩm công nghiệp chủ yếu Thực hiện năm 2011 Sơ bộ thực hiện năm 2012 % so năm 2012 với 2011 1. Bộ Comle. Jacket, quần dài (1000 cái) 2.951,26 3.178,27 107,7 2. Mạch điện tử tích hợp (1000 chiếc) 31.794 38.432 120,9 3. Giấy coppy (Tấn) 16.319 17.247 105,7 4. Phân hóa học (Urê) (Tấn) 198.915 197.194 99,1 5. Sắt thép dạng thỏi đúc hoặc thô (Tấn) 24.327,2 26.828,8 110,3 6. Gạch xây đất nung (1000 viên) 167.468 157.795 94,2 7. Điện thương phẩm (Triệu KWh) 829,6 1.002,8 120,9 8. Điện sản xuất (Triệu KWh) 1.319,86 1.621,94 122,9 9. Dưa chuột dạng hộp (Tấn) 1.082,41 1.251,91 115,7 Nguồn: cổng thông tin điện tử quốc gia tỉnh Bắc Giang báo cáo “Sản phẩm công nghiệp chủ yếu” 6 tháng cuối năm 2012 Sản phẩm có sản lượng cao nhất là luyện kim đen hơn 26 nghìn tấn vào năm 2012 đi cùng với đó là nhu cầu năng lượng cao. ngành giải quyết nhiều công ăn việc làm trong tình là may mặc và gia công mạc điện tử với hàng trăm nghìn công nhân mỗi năm. Bên cạnh đó là đóng góp của ngành chế biến, sản xuất phân hóa học. Khu công nghiệp Đình Trám nhìn từ xa Khu đô thị mới đang xây dựng ở Bắc Giang Nguồn: nhiếp ảnh gia tự do Nguồn: nhiếp ảnh gia tự do 9 Kết hợp với lượng tài nguyên lớn, nông sản dồi dào cung cấp nguyên vật liệu tại chỗ cho ngành công nghiệp chế biến. nhân công giá rẻ và số lượng lớn đáp ứng nhu cầu sản xuất và gia công. tạo ra giá trị sản xuất công nghiệp luôn đóng góp lớn nhất vào GDP của tỉnh. Giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động và đào tạo thành lớp công nhân có tay nghề. Thu hút nhân công có trình độ. Bảng d: Giá trị sản xuất công nghiệp(Giá cố định 1994) (Đơn vị: Triệu đồng) Thực hiện năm 2011 Sơ bộ thực hiện năm 2012 % so năm 2012 với 2011 TỔNG SỐ 5.297.715 6.651.447 125,5 A. Phân theo loại hình kinh tế Kinh tế Nhà nước 1.046.362 1.180.112 112,8 - Trung ương 978.595 1.113.839 113,8 - Địa phương 67.767 66.273 97,8 Kinh tế ngoài Nhà nước 2.410.059 2.686.687 111,5 Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 1.841.294 2.784.648 151,2 B. Phân theo ngành công nghiệp - Công nghiệp khai thác mỏ 53.745 52.536 97,8 - Công nghiệp chế biến 4.764.608 6.059.547 127,2 - Sản xuất & PP điện & nước 479.362 539.364 112,5 C. Công nghiệp ngoài Nhà nước chia theo huyện Tổng số 2.410.059 2.686.687 111,5 TP Bắc Giang 617.973 708.177 114,6 Huyện Lục Ngạn 68.274 72.105 105,6 Huyện Lục Nam 56.241 54.841 97,5 Huyện Sơn Động 37.300 47.922 128,5 Huyện Yên Thế 83.346 89.357 107,2 Huyện Hiệp Hòa 299.637 299.276 99,9 Huyện Lạng Giang 263.073 244.192 92,8 Huyện Tân Yên 65.879 83.159 126,2 Huyện Việt Yên 275.252 330.956 120,2 10 Huyện Yên Dũng 58.142 73.463 126,4 Khu công nghiệp 584.942 683.239 116,8 Nguồn: cổng thông tin điện tử quốc gia tỉnh Bắc Giang báo cáo “Giá trị sản xuất công nghiệp” 6 tháng cuối năm 2012 Tỉnh thu hút được đầu tư nước ngoài cao tập trung vào các khu công nghiệp được quy hoạch hợp lý, tập trung. Các cụm khu công nghiệp thu hút đầu tư lớn nhất là khu công nghiệp đình trám thuộc thành phố Bắc Giang đứng đầu tỉnh Bắc Giang theo sau là huyên Việt Yên Ngoại thương – Thương mại – Dịch vụ: kim ngạch xuất khẩu của tỉnh hàng năm luôn đạt mức cân bằng giữa xuất khẩu và nhập khẩu có những năm xuất siêu. Thống kê sơ bộ xuất nhập khẩu của tỉnh năm 2012 Xuất khẩu – Nhập khẩu năm 2012 Thực hiện năm 2011 Sơ bộ thực hiện năm 2012 % so năm 2012 với 2011 TRỊ GIÁ KIM NGẠCH XUẤT KHẨU 761.950 1.297.251 170,3 I. Phân theo loại hình kinh tế 1. Kinh tế nhà nước TW 8.327 13.579 163,1 2. Kinh tế tập thể 49 223 455,1 3. Kinh tế cá thể 5.220 7.506 143,8 4. Kinh tế tư nhân 204.343 275.057 134,6 5. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 544.011 1.000.886 184,0 II. Mặt hàng chủ yếu 1. Hàng nông thủy sản 35.310 40.716 115,3 2. Sản phẩm công nghiệp 321.786 704.154 218,8 3. Hàng dệt may 401.845 542.796 135,1 4. Hàng thủ công mỹ nghệ 49 223 455,1 5. Hàng hóa khác 2.960 9.363 316,2 KIM NGẠCH NHẬP KHẨU 776.451,7 1.333.265 171,7 Phân theo loại hình kinh tế 1. Kinh tế nhà nước 1.864,0 987 52,9 2. Kinh tế tập thể 3. Kinh tế cá thể 11 4. Kinh tế tư nhân 209.392,9 269.189 128,6 5. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 565.194,8 1.063.089 188,1 Nguồn: cổng thông tin điện tử quốc gia tỉnh Bắc Giang báo cáo “Xuât khẩu – Nhập khẩu”6 tháng cuối năm 2012 Đóng góp nhiều nhất vào kim ngạch xuất khẩu là khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài sau đó là kinh tế tư nhân. Mặt hàng xuất khẩu chính là hàng may mặc theo sau là sản phẩm công nghiệp. Tuy nhiên giá trị gia tăng không cao do chủ tỷ lệ gia công sản phẩm vẫn còn cao. Nhập khẩu chiếm tỷ trọng cao nhất là kinh tế nhà nước, theo sau là kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Về thương mại, phát triển nhất là kinh tế tư nhân vừa và nhỏ, thương nghiệp đóng góp cao nhất, thấp nhất là du lịch tham quan, tỉnh chưa tận dụng được lợi thế cảnh quan phát triển du lịch sinh thái vùng hồ nươc ngọt và du lịch khám phá di tích lịch sử, văn hóa vùng cao… Điều kiện cho phát triển du lịch của Bắc Giang khá phong phú, bên cạnh các giá trị ban tặng của tự nhiên còn có nhiều giá trị văn hóa và sản vật như quan họ, hội vật làng Vân rượu làng Vân, vải thiều Lục Ngạn… Quan họ Rượu làng Vân Vải thiều Lục Ngạn Khau nhục của dân tộc 12 Bảng e:Thương mại – giá cả tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ (Giá hiện hành) ĐV: Triệu đồng Sơ bộ thực hiện năm 2012 % so năm 2012 với 2011 TỔNG SỐ 12.003.702 125,83 Trong đó: Cơ sở sản xuất trực tiếp bán lẻ 5.477 95,50 I. Phân theo loại hình kinh tế 1. Kinh tế Nhà nước 444.594 110,61 2. Kinh tế tập thể 15.246 88,94 3. Kinh tế cá thể 8.800.802 124,52 4. Kinh tế tư nhân 2.743.060 133,63 5. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài II. Phân theo ngành kinh tế 1. Thương nghiệp 10.153.950 123,54 2. Khách sạn, nhà hàng 1.116.712 130,45 3. Du lịch lữ hành 7.561 99,17 4. Dịch vụ 725.479 158,78 Nguồn: cổng thông tin điện tử quốc gia tỉnh Bắc Giang báo cáo “Thương mại – giá cả tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ”6 tháng cuối năm 2012 Mục tiêu phát triển Kinh Tế - Xã Hội được hoạch đinh hàng năm theo kế hoạch của tỉnh và của cả nước, luôn chú trọng và công nghiệp và xây dựng làm nòng cốt, tăng năng xuất nông nghiệp nông nghiệp. Kết hợp phát triển hệ thống cơ sở vật chất, làm nền tảng cho du lịch, thương nghiệp và giáo dục đi lên. Bảng f: Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội Chỉ tiêu phát triển kinh tế Sơ bộ thực hiện năm 2012 Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn - % Chia theo khu vực kinh tế ( %) 10,5 – 11,5 9,7 - Nông, lâm nghiệp & thủy sản 3,0 – 3,5 1,6 - Công nghiệp - xây dựng 18,5 – 20 17,3 13 - Dịch vụ 9,0 – 10,0 9,1 Cơ cấu nền kinh tế của tỉnh (%) - Nông, lâm nghiệp & thủy sản 29,5 – 28,5 30,4 - Công nghiệp - xây dựng 37 – 37,5 37,1 - Dịch vụ 33,5 – 34,0 32,5 Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn (Tỷ đồng) 2104 2325,8 Tổng sản lượng lương thực có hạt (Nghìn tấn) 640 662,7 Kim ngạch xuất khẩu (Triệu USD) 900 1297,3 Mức giảm tỷ suất sinh (%o) 0,18 -0,06 Tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn mới) (%) 13 – 14 14 Tỷ lệ lao động qua đào tạo (%) 40,5 40,5 Tạo việc làm mới (vạn người) 2,6 2,7 Giảm tỷ lệ < 5 tuổi suy dinh dưỡng (%) 17,8 17,8 Nguồn: cổng thông tin điện tử quốc gia tỉnh Bắc Giang báo cáo “Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội”6 tháng cuối năm 2012 Là một tỉnh nghèo chính sách của tỉnh trong tương lại tập trung phát triển kinh tế để thoát nghèo bền vững. Khu vực công nghiệp được tập trung phát triển để trở thành “trục” chính cho nền kinh tế Bắc Giang, chính sách thu hút đầu tư hiệu quả, các khu cụm công nghiệp tăng dần vốn đầu tư và diện tích, tỷ trọng đầu tư nước nào tăng nhanh, tăng cường sản xuất các sản phẩm hàm chứa chất xám cao hướng tới thị trường xuất khẩu. các khu công nghiệp tập trung gẫn tuyến đường chính như quốc lộ 1A, diện tích phát triển trên những tỉnh còn nghèo. Các dự án đầu tư hàng năm vào khu công nghiệp lên đến hàng ngàn tỷ đồng năm 2008 toàn tỉnh thu hút 18 dự án đầu tư nước ngoài vốn đăng kí lên tới 173 triệu USD. Khu vực nông nghiệp chưa thu hút được vốn đầu tư nhiều mặc dù có hiệu quả kinh tế cao nhưng tiềm ẩn rủi do cao, trong những năm qua trên địa bàn tỉnh đã kêu gọi được 10 doanh nghiệp chế biến hoa quả xuất khẩu. Kết hợp với hướng đi xóa đói giảm nghèo của các tỉnh miền núi là phát triển kinh tế vườn đồi, mô hình nuôi gà đôi, cây ăn quả như vải, nhãn… tập trung ở các huyện Lục Ngan, Sơn Động. Giai đoạn 2006 - 2010 và năm 2011 tổng nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn đạt 8.972,3 tỷ đồng, bằng 21,8% so với tổng đầu tư toàn xã hội, (riêng năm 2011 là 1.685,5 tỷ đồng, tăng 2,8% so năm 2010) để đầu tư vào một số lĩnh vực như xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội nông nghiệp 14 nông thôn, đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp, đầu tư bảo đảm an sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo... Du lịch là tiềm năng còn cần nhiều sự quan tâm và đầu tư phát triển của tỉnh, tỉnh có nhiều điều kiện để phát triển du lịch sinh thái bền vững, du lich văn hóa, vùng miền… 1.2 Cơ sở hạ tầng tỉnh Bắc Giang. 1.2.1 Hệ thống giao thông Cơ sở hạ tầng giao thông Bắc Giang với đầy đủ ba loại hình thuỷ, bộ và đường sắt không ngừng được nâng cấp và đầu tư; dịch vụ vận tải ngày càng cải tiến và hiện đại hoá là một trong những lợi thế lớn cho quá trình phát triển kinh tế của địa phương. Bắc Giang là tỉnh trung du, nhưng lại có hệ thống mạng lưới giao thông vận tải phát triển, phân bố đều và hợp lý trong những khu vực trọng điểm, với đủ ba loại hình đường bộ, đường sắt và đường sông. Quốc lộ 1A mới đã hoàn tất chạy qua Bắc Giang, tạo nhiều giao cắt Với các tuyến nội tỉnh , là những vị trí thuận lợi với việc xây các cụm , khu công nghiệp nhằm thu hút vốn đầu tư. Ảnh: quốc lộ 1A đoạn chay qua Yên Dũng, Bắc Giang. Nguồn: nhiếp ảnh gia tự do. 15 Ảnh: đường tỉnh lộ Về đường bộ, mạng lưới giao thông này có chiều dài hơn 4.000 cây số với 4 tuyến quốc lộ chạy qua dài 258 km, 15 tuyến đường tỉnh dài 339 km, 82 tuyến đường huyện dài 535 km và hơn 2.000 km đường xã, đường nội thị. Riêng đường giao thông nông thôn và nội đồng có khoảng gần 3.500 km. Nếu không kể đường xã và đường giao thông nông thôn, mật độ giao thông đường bộ của địa phương cao hơn so với cả nước, đạt mức 0,3 km/km2 và 0,78 km/1000 dân, trong khi trung bình cả nước là 0,22 km/km2 và 0,96 km/1000 dân. Đến giữa năm 2001, cùng với quốc lộ 1A mới, các tuyến quốc lộ 31 và 37 đã được trải nhựa. Các đường tỉnh lộ có 205 km trên 339 km đã được trải nhựa, bằng 61%. Các tuyến huyện lộ mới có 43km/529 km, bằng 8,1% được trải nhựa. Phong trào làm đường giao thông nông thôn và kiên cố hoá đường làng ngõ xóm phát triển khá, với tốc độ 100 km đường mỗi năm. Về đường sắt, Bắc Giang có ba tuyến đường sắt chạy qua với chiều dài 94 km khởi hành từ Hà Nội, dừng tại Bắc Giang và đi tiếp Trung Quốc, lên Thái Nguyên hoặc xuống Quảng Ninh. Ngoài ra, Bắc Giang còn có hai tuyến đường sắt chuyên dùng vào cảng A Lữ và Nhà máy Phân đạm và Hoá chất Hà Bắc. Về đường sông, Bắc Giang có 3 hệ thống đường sông nằm theo các sông Thương, sông Cầu và sông Lục Nam. Tổng chiều dài đang khai thác là 187 km trên tổng chiều dài 347 km, và có hệ thống cảng phục vụ tương đối tốt. Cảng lớn nhất là cảng A Lữ, do Trung ương quản lý và xây dựng từ năm 1965, nằm tại thị xã Bắc Giang, thuộc hệ thống cảng dân dụng, có năng lực thông qua khoảng 150-200 nghìn tấn/năm. Cảng lớn thứ hai là cảng chuyên dùng của Công ty Phân đạm và Hoá chất Hà Nguồn: nhiếp ảnh gia tự do. Nguồn: nhiếp ảnh gia tự do Ảnh: cảng chuyên dụng của công ty Phân Đạm Và Hóa Chất Hà Bắc 16 Bắc có năng lực thông qua 70 - 100 nghìn tấn/năm. Ngoài ra, Bắc Giang còn nhiều cảng địa phương khác với qui mô nhỏ, có tổng năng lực bốc xếp khoảng 3 - 5 nghìn tấn/năm. Bắc Giang đặt thứ tự ưu tiên vào tập trung nâng cấp và phát triển mạng lưới giao thông đường bộ. Theo ước tính, lượng vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ của địa phương trong giai đoạn 2001 - 2005 lên đến gần 680 tỷ đồng, chỉ xếp sau vốn đầu tư cho các công trình thuỷ lợi. Tiếp nhận một lượng vốn đầu tư lớn trong giai đoạn tới, giao thông vận tải Bắc Giang sẽ có những thay đổi cơ bản. Vốn đầu tư phát triển - giao thông vận tải (năm 2012). Thực hiện năm 2011 Sơ bộ thực hiện năm 2012 % so năm 2012 với 2011 A. VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN (Triệu đồng) 15.110.855 17.728.649 117,3 Phân theo nguồn vốn I. Vốn Nhà nước 3.388.980 3.386.281 99,9 - Trung ương 578.600 321.343 55,5 - Địa phương 2.810.380 3.064.938 109,1 II. Vốn ngoài quốc doanh 9.710.966 11.708.914 120,6 III. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 2.010.909 2.633.454 131,0 Phân theo khoản mục đầu tư 1. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản 12.212.029 14.078.885 115,3 2. Vốn đầu tư mua TSCĐ dung cho SX 1.190.572 1.458.578 122,5 3. Vốn sửa chữa lớn nâng cấp TSCĐ 23.900 207.730 869,2 4. Vốn bổ sung vốn lưu động 1.328.174 1.600.940 120,5 5. Vốn khác 356.180 382.516 107,4 B. THỰC HIỆN LUÂN - VẬN CHUYỂN (Vận tải) 1. Hàng hóa - Vận chuyển (1000 tấn) 11.934 13.858 116,1 - Luân chuyển (1000 Tấn/km) 307.346 352.507 114,7 2. Hành khách - Vận chuyển (1000 người) 17.794 20.418 114,7 - Luân chuyển (1000 người/km) 977.777 1.011.797 103,5 17 Nguồn: cổng thông tin điện tử quốc gia tỉnh Bắc Giang báo cáo “Vốn đầu tư phát triển - giao thông vận tải”6 tháng cuối năm 2012 Về vận tải thì phương thức vận tải chủ yếu ở Bắc Giang là vận tải đường bộ và đường sông và một phần nhỏ qua đường sắt. Năm 2012, sản lượng hàng hoá vận tải đạt khoảng trên 13 triệu tấn. Vận tải hành khách chủ yếu qua đường bộ, khoảng 15 triệu người. Ước tính tốc độ tăng trưởng trung bình mỗi năm của cả hai loại hình này khoảng 5 - 7% tính từ năm 2007. Khoảng 2/3 lượng hành khách và hơn 90% lượng hàng hoá vận tải là do doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh cá thể đảm trách. Bắc Giang có 5 bến xe ô tô chính và nhiều bến nhỏ phục vụ hoạt động vận chuyển khách và hàng hoá khá thuận tiện. Vận tải đường sông chủ yếu là vận chuyển hàng hoá, còn vận chuyến khách không đáng kể. Lượng hàng hoá qua mạng lưới này ước đạt gần 300 triệu tấn năm 2012. Gần 200 triệu tấn mỗi năm. Đường sắt qua Bắc Giang gồm có bốn ga, trong đó có hai ga chính là ga Bắc Giang và ga Kép. Các ga này ước tính thu hút 6 - 7% tổng khối lượng và 25% lượng hành khách trên toàn tuyến (thống kê từ năm 2000). 1.2.2 Mạng lưới truyền tải điện. Tỉnh Bắc Giang có 1 công ty điện lực đó là : Công ty điện lực Bắc Giang là một đơn vị thành viên trực thuộc Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc - Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Hệ thống truyền tải, mạng lưới điện gồm : - Đường dây trung thế 35-22-10- 6kV: 3.629,105 km. - Đường dây hạ thế 0,4kV: 4.287,071 km. - Trạm trung gian: 18 trạm/28MBA; Tổng công suất 85.100 kVA. - Trạm phân phối: 2.087 trạm/2.143 MBA; Tổng công suất 595.843 kVA. Vì vậy mức độ phủ điện của tỉnh rất cao, điện về được đến từng thôn, xóm và từng nhà. Chúng ta có thể thấy Mức độ phủ điện theo phần mềm Geospatial Tool của tình Bắc Giang là hồng đậm, tức là mức độ bao phủ điên nằm trong mức 80-100%. 18 Mức độ bao phủ điện trong địa bàn tình Bắc Giang. Nguồn: tổng hợp từ phần mềm Geospatial toolkit. 2 huyện Lục Ngạn và Yên thế mạnh về canh tác nông nghiệp theo hướng vườn đồi, diện tích vườn đồi lớn, dân cư phân bố không đồng đều. thường thì một hộ quản lý từ 2-3 ngọn đồi canh tác. ở những vùng như vậy nhu cầu chủ yếu là thấp sáng ban đêm để coi giữ vườn đồi được đa phần hộ gia đình thỏa mãn bằng các ác quy hoặc máy phát loại nhỏ, vì thế mạng lưới điện chủ yếu tập trung vào các cụm dân cư từ vài hộ trở lên. Mật độ phủ điện lưới là từ 60-80%. Duy chỉ có huyện Sơn Động là một huyện vùng cao. Công trình đưa điện lưới khó thi công. Mật độ dân cư thấp, thưa thớt. Người dân tận dụng các máy phát điện mức độ hộ gia đình chạy bằng sức nước hoặc gió, do đó mật độ phủ lưới điện chỉ ở mức trung bình từ 40 – 60%,Và dưới đây là kết quả cung ứng điện ngày 21/3/2013 19 1.2.3 Tỉ lệ nghèo đói của tỉnh Bắc Giang Bắc Giang là tỉnh nghèo, có mức thu ngân sách thấp, nên tỷ lệ hộ nghèo ở Bắc Giang hiện vẫn còn 14,5%. Trong đó, đa số hộ nghèo tập trung ở khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Như chúng ta thấy ở hình dưới, mức độ nghèo đói của tình Bắc Giang theo phần mềm Geospatial Toolkit khác nhau ở các huyện ở trung tâm là thành phố Bắc Giang có màu trắng tỉ lệ nằm trong khoảng 0-20%, Tiếp theo là huyên Tân Thế với màu xám ứng với tỷ lệ nghèo đói từ 20-40%, hai huyên có tỷ lệ nghèo đói cao nhất 60-80% là Sơn Động và Lục Ngạn. 6 huyện còn lại tỷ lệ nghèo đói ở mức 40-60% tỷ lệ nghèo đói của tỉnh bắc giang, chia khu vực theo huyện và thành phố. Nguồn: tổng hợp từ phần mềm Geospatial toolkit. 1.2.4 Khu du lịch sinh thái Bắc Giang, vùng đất giàu tiềm năng về du lịch, không chỉ là vùng đất cổ với hàng ngàn di tích lịch sử văn hóa gắn với quá trình dựng nước và giữ nước, Bắc Giang còn được thiên nhiên ưu đãi và ban tặng khá nhiều thắng cảnh thiên nhiên kỳ thú. Những cánh rừng nguyên sinh cùng hệ động thực vật phong phú được bảo tồn, những miệt vườn cây trái…đã tạo cho Bắc Giang một tiềm năng to lớn về du lịch sinh thái. Các danh thắng có thể khai thác, xây dựng thành những khu du lịch sinh thái lớn ở Bắc Giang gồm Hồ Cấm Sơn, Khuôn Thần (Lục Ngạn); Suối Mỡ, suối Nước Vàng (Lục Nam); Khu du lịch Khe Rỗ, Đồng Thông, Tây Yên Tử, hồ Khe Chão (Sơn Động)… 20 Khu sinh thái trong khu vực tỉnh Bắc Giang Nguồn: tổng hợp từ phần mềm Geospatial toolkit Đây là những thắng cảnh thiên nhiên đẹp nằm trong vùng khí hậu ôn hòa. Hồ Cấm Sơn, Khuôn Thần, Khe Chão là những hồ nước đẹp rộng lớn, nằm giữa những dãy núi cao với những đảo thông, rừng cây và những đồi vải bạt ngàn xanh…Xung quanh các hồ là những bản làng người dân tộc thiểu số còn giữ được nhiều nét đẹp hoang sơ và những nét sinh hoạt văn hóa đặc sắc của các tộc người. Khu du lịch Khe Rỗ thuộc địa phận xã An Lạc huyện Sơn Động nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử. Ngoài hàng nghìn loài động thực vật quý hiếm đang được bảo tồn, Khe Rỗ còn nổi tiếng là nơi có cảnh sắc rất nguyên sơ, ẩn chứa nhiều điều du khách muốn khám phá. Thác Ba Tầng (Khe Đin), thác Đồng Dương (An Lạc) lung linh đẹp tựa như thác Bản Giốc thu nhỏ, hồ Vũng Tròn có nước trong vắt giữa rừng, nơi bạn có thể bơi lội thỏa thích. Đặc biệt, Bắc Giang còn có một hệ thống di tích và danh thắng dọc sườn Tây Yên Tử nằm rải rác tại các huyện Yên Dũng, Lục Nam, Lục Ngạn và Sơn Động. Hệ thống di tích và danh thắng này gắn liền với lịch sử phát triển của thiền phái Trúc Lâm do Giác Hoàng Điều Ngự Trần Nhân Tông sáng lập từ cuối thế kỷ XIII. Trong nhiệm vụ quy hoạch Bảo tồn tổng thể hệ thống di tích và danh thắng Tây Yên Tử, tỉnh Bắc Giang xác định đây sẽ là một tuyến du lịch quan trọng kết hợp phát triển du lịch sinh thái và du lịch văn hóa. Theo đó, một số điểm dừng chân đáng chú ý trong tuyến hành trình này là chùa Vĩnh Nghiêm, khu thắng cảnh Suối Mỡ, suối Nước Vàng, chùa Am Vãi. Tiếp theo trong chuyến hành trình Tây Yên Tử là khu du lịch sinh thái Đồng Thông và cuối cùng là chùa Đồng Yên Tử - nơi Phật Hoàng Trần Nhân Tông khai sinh ra thiền phái Trúc Lâm. Du khách cũng có thể đến với Lục Ngạn đắm 21 mình vào thiên nhiên hoang sơ của núi rừng, đến với những đồi bạt ngàn hoa vải trắng vào mùa xuân, hay những đồi vải đỏ rực vào mùa thu hoạch, những vườn hồng nhân hậu, vườn nhãn, táo, cam…để rồi thỏa thích khám phá cuộc sống của người nông dân nơi thôn dã và thả hồn theo những điệu hát soonghao của đồng bào các dân tộc ít người. Thu hút đầu tư khai thác phát triển du lịch. Có thể khẳng định, tiềm năng du lịch sinh thái của Bắc Giang khá lớn. Bắc Giang cũng xác định khai thác phát triển loại hình du lịch sinh thái song song với phát triển du lịch văn hóa. Tuy nhiên, hiện nay do rất nhiều nguyên nhân, nhất là thiếu nguồn vốn nên công tác đầu tư cho loại hình du lịch này còn hạn chế. Bắc Giang mới chỉ có được hệ thống hạ tầng cơ bản phục vụ phát triển kinh tế xã hội chung như: đã có hệ thống giao thông đến các khu, điểm du lịch cơ bản thuận lợi, hệ thống điện, thông tin liên lạc được đảm bảo đến 100% các điểm du lịch sinh thái. Về nguồn vốn đầu tư cho hạ tầng các khu du lịch, mấy năm gần đây Bắc Giang mới chỉ dành được khoảng 100 tỷ đồng đầu tư hạ tầng cho hai khu du lịch. Đó là dự án cải tạo hệ thống giao thông nội bộ khu du lịch Suối Mỡ xã Nghĩa Phương, huyện Lục Nam (47 tỷ đồng) và dự án xây dựng hạ tầng khu du lịch sinh thái Đồng Thông huyện Sơn Động (khoảng 50 tỷ đồng). Một số dự án lồng ghép việc xây dựng các công trình phục vụ kinh tế, xã hội khác để khai thác du lịch như công trình xây dựng hồ Suối Mỡ được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đầu tư 120 tỷ đồng. Ngoài việc phục vụ tưới tiêu nông nghiệp, hồ Suối Mỡ sẽ góp phần tạo cảnh quan và phát triển các loại hình du lịch sinh thái xung quanh hồ như: dịch vụ câu cá, bơi thuyền, nhà hàng, khách sạn… Bắc Giang cũng đã tiến hành việc huy động nguồn xã hội hóa đầu tư vào các hoạt động dịch vụ, như dịch vụ thuyền chở khách tại các điểm du lịch hồ Cấm Sơn, Khuôn Thần, Khe Chão, dịch vụ kinh doanh ăn, nghỉ quanh các khu điểm du lịch. Tổ chức các hoạt động thu hút như tổ chức hội thảo “Du lịch Bắc Giang – Tiềm năng và phát triển”; Hội thảo “Liên kết phát triển du lịch Hà Nội- Bắc Giang- Lạng Sơn”. Tích cực tuyên truyền trên hệ thống truyền thông về tiềm năng, chính sách mời gọi đầu tư của Bắc Giang. Đồng thời, quảng bá, giới thiệu về du lịch Bắc Giang tại nhiều hội chợ triển lãm thương mại, du lịch….nhằm thu hút mời gọi các nhà đầu tư và du khách đến với Bắc Giang. 1.3 Nhu cầu tiêu thụ năng lượng của tỉnh bắc giang. Hiện tại nhu cầu điện của tỉnh Bắc Giang chịu nhiều tác động của khu vực điện dân dụng vào thời gian cao điểm trong ngày công suất các ngày mùa hè có thể lên đên 280MW trong khi giờ thấp điểm giảm xuống còn gần 120 MW, sản lượng điện trung bình ngày từ 2.800MWh đến 3.200MWh 22 nhu cầu tiêu thụ điện trong 4 tháng đầu năm 2012 23 Bắc giang đang đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng vững mạnh để chuẩn bị sẵn sàng cho bước chuyển mình từ kinh tế nông nghiệp sang mũi ngọn công nghiệp với các ngành sản xuất yêu cầu nhiều năng lượng như luyện kim đen, luyện kim màu, sản xuất gạch, gốm, dệt may, chế biến thực phẩm và gia công thiết bị điện tử. Để đáp ứng nhu cầu cao và tăng dần vao mỗi năm ứng với tỷ lệ các dự án tham gia và khu công nghiệp. Ở huyện vùng cao Sơn Động, nhà máy nhiệt điện có số vốn đầu tư khoảng 4 nghìn tỷ đồng đang gấp rút hoàn thành để cung cấp thêm nguồn điện vào năm 2009. 1.3.2 Bảng giá điện tiêu thụ theo công suất của Bắc Giang. Bên cạnh đó tỉnh áp dụng tính giá điện theo bậc thang để đạt được lợi ích xã hội cao nhất, đánh vào các nhà tiêu thu lớn, nâng cao ý thức tích kiệm năng lượng và hiệu xuất sử dụng. Biểu giá điện chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng. Đối tượng áp dụng giá Đơn giá (đồng/kWh) A. GÍA BÁN LẺ ĐIỆN: I. Các ngành sản xuất: 1. Cấp điện áp 110kV trở lên: + Giờ bình thường 1,217 + Giờ thấp điểm 754 + Giờ cao điểm 2,177 2. Cấp điện áp từ 22kV đến dưới 110kV: + Giờ bình thường 1,243 24 + Giờ thấp điểm 783 + Giờ cao điểm 2,263 3. Cấp điện áp từ 6kV đến dưới 22kV: + Giờ bình thường 1,286 + Giờ thấp điểm 812 + Giờ cao điểm 2,335 4. Cấp điện áp dưới 6kV: + Giờ bình thường 1,339 + Giờ thấp điểm 854 + Giờ cao điểm 2,421 II. Cho bơm nước tưới tiêu, lúa, rau, màu: 1. Cấp điện áp 6kV trở lên: + Giờ bình thường 1,142 + Giờ thấp điểm 596 + Giờ cao điểm 1,660 2. Cấp điện áp dưới 6kV: + Giờ bình thường 1,199 + Giờ thấp điểm 625 + Giờ cao điểm 1,717 III. Giá bán điện cho các cơ quan hành chính sự nghiệp: a. Bệnh viện, nhà trẻ, mẫu giáo, trường học phổ thông: + Cấp điện áp từ 6kV trở lên: 1,315 + Cấp điện áp dưới 6kV: 1,401 b. Chiếu sáng công cộng: + Cấp điện áp từ 6kV trở lên: 1,430 + Cấp điện áp dưới 6kV: 1,516 c. Cơ quan hành chính sự nghiệp: + Cấp điện áp từ 6kV trở lên: 1,458 + Cấp điện áp dưới 6kV: 1,516 IV. Kinh Doanh: 1. Từ 22 kV trở lên + Giờ bình thường 2,004 25 + Giờ thấp điểm 1,142 + Giờ cao điểm 3,442 2. Từ 6 kV đến dưới 22 kV + Giờ bình thường 2,148 + Giờ thấp điểm 1,286 + Giờ cao điểm 3,557 3. Dưới 6kV + Giờ bình thường 2,177 + Giờ thấp điểm 1,343 + Giờ cao điểm 3,715 V. Giá bán điện sinh hoạt: 1. Cho 50 kwh (cho hộ nghèo và thu nhập thấp ) 993 2. Cho kwh 0 - 100 (cho hộ thông thường) 1,350 3.Cho kwh 101 - 150 1,545 4. Cho kwh 151 - 200 1,947 5. Cho kwh 201 - 300 2,105 6. Cho kwh 301 - 400 2,249 7. Cho kwh 401 trở lên 2,307 B. GÍA BÁN BUÔN: 1. Giá bán buôn điện nông thôn: a) Cho 50 kWh (chỉ cho hộ nghèo và thu nhập thấp ) 807 b) Cho kwh 0 - 100 (cho hộ thông thường) 1,067 c)Cho kwh 101 - 150 1,190 d) Cho kwh 151 - 200 1,499 e) Cho kwh 201 - 300 1,631 f) Cho kwh 301 - 400 1,743 g) Cho kwh 401 trở lên 1,799 2. Giá bán buôn điện cho khu tập thể, cụm dân cư: a) Thành phố thị xã + Trạm biến áp do bên bán điện đầu tư - Cho 50 kWh (chỉ cho hộ nghèo và thu nhập thấp) 912 - Cho kwh 0 - 100 (cho hộ thông thường) 1,245 26 - Cho kwh 101 - 150 1,398 - Cho kwh 151 - 200 1,762 - Cho kwh 201 - 300 1,930 - Cho kwh 301 - 400 2,074 - Cho kwh 401 trở lên 2,127 + Trạm biến áp do bên mua điện đầu tư - Cho 50 kWh (chỉ cho hộ nghèo và thu nhập thấp) 900 - Cho kwh 0 - 100 (cho hộ thông thường) 1,215 - Cho kwh 101 - 150 1,354 - Cho kwh 151 - 200 1,707 - Cho kwh 201 - 300 1,871 - Cho kwh 301 - 400 2,001 - Cho kwh 401 trở lên 2,076 b) Thị trấn, huyện lỵ + Trạm biến áp do bên bán điện đầu tư - Cho 50 kWh (chỉ cho hộ nghèo và thu nhập thấp ) 881 - Cho kwh 0 - 100 (cho hộ thông thường) 1,181 - Cho kwh 101 - 150 1,321 - Cho kwh 151 - 200 1,665 - Cho kwh 201 - 300 1,831 Nguồn: Thống kê của công ty điện lực Bắc Giang.  Hình thức mua bán điện. Điện lực Bắc Giang mua bán điện theo hình thức độc quyền. EVN độc quyền cung cấp điện,muốn có điện sinh hoạt thì người dân phải đăng ký với tổng CT điện lực Bắc Giang thông qua hợp đồng. Hợp đồng mua bán điện được lập trên cơ sở các quy định hiện hành của pháp luật về hợp đồng và nội dung các thỏa thuận mà hai Bên mua, bán điện cam kết thực hiện. Hợp đồng mua bán điện được hai Bên mua, bán điện ký kết, là văn bản pháp lý xác định rõ quyền hạn, nghĩa vụ và mối quan hệ giữa Bên bán và Bên mua điện trong quá trình thực hiện mua, bán điện. Hợp đồng mua bán điện gồm 2 loại: 1. Hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt: áp dụng cho việc mua bán lẻ điện dùng chủ yếu cho sinh hoạt. 27 2. Hợp đồng mua bán điện ngoài mục đích sinh hoạt: áp dụng cho việc mua bán điện dùng cho Sản xuất; kinh doanh dịch vụ; cơ quan hành chính sự nghiệp; bán buôn điện nông thôn... * Trình tự thực hiện: i. Khách hàng nộp hồ sơ đăng ký mua điện. ii. Đơn vị Điện lực đến khảo sát, thiết kế công trình cấp điện cho khách hàng. iii. Nếu đủ điều kiện cấp điện, đơn vị Điện lực sẽ thi công công trình cấp điện cho khách hàng. Nghiệm thu công trình và ký kết hợp đồng mua bán điện với khách hàng. Nếu chưa đủ điều kiện cấp điện (chưa có lưới điện phân phối hoặc lưới điện phân phối bị quá tải có xác nhận của cơ quan Điều tiết điện lực hoặc cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương được ủy quyền, trong thời hạn 03 ngày làm việc đơn vị điện lực phải trả lời khách hàng bằng văn bản, trong đó phải nêu rõ thời hạn dự kiến cấp điện được). * Cách thức thực hiện: Khách hàng trực tiếp nộp hồ sơ đăng ký mua điện tại đơn vị Điện lực. Khách hàng gửi hồ sơ đăng ký mua điện (cho đơn vị Điện lực) qua hệ thống bưu chính, Email, web trên Internet. * Thành phần, số lượng hồ sơ: + Thành phần hồ sơ: Giấy đề nghị mua điện hoặc công văn đề nghị mua điện gửi đến đơn vị Điện lực kèm theo bảng liệt kê thiết bị dùng điện, chế độ và công suất sử dụng điện. Đối với khách hàng mua điện để sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có công suất đăng ký sử dụng cực đại từ 80 kW hoặc máy biến áp có dung lượng từ 100 kVA trở lên, phải đăng ký biểu đồ phụ tải và đặc tính kỹ thuật công nghệ của thiết bị dùng điện. Gồm hai loại giấy tờ sau (bản sao có công chứng hoặc chứng thực): Một trong các giấy tờ liên quan đến địa điểm mua điện: Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Hợp đồng thuê nhà có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền; Hợp đồng thuê quyền sử dụng đất có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền. Một trong các giấy tờ liên quan đến khách hàng mua điện: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện; Giấy phép đầu tư; Quyết định thành lập. Trường hợp không có một trong các giấy tờ trên thì có Giấy xác nhận của cơ quan quản lý của cấp có thẩm quyền hay chính quyền địa phương tại nơi đăng ký mua điện. 28 (Đối với khách hàng có nhu cầu mua điện ngắn hạn (không quá 3 tháng), hồ sơ gồm có: Giấy đề nghị mua điện hoặc công văn đề nghị mua điện. Giấy bảo lãnh của ngân hàng hoặc tiền đặt cọc bằng 1,5 tháng tiền điện hoặc số ngày tiêu thụ điện; Một trong các giấy tờ (bản sao có công chứng hoặc chứng thực): Giấy chứng nhận kinh doanh hoặc Quyết định thành lập). 1.4 Nhà máy điện. Tỉnh Bắc Giang có một nhà máy điện hiện đang vận hành hoạt động là nhà máy nhiệt điện Sơn Động. Nhà máy Nhiệt điện Sơn động được Thủ tướng Chính phủ cho phép Tập đoàn than - Khoáng sản Việt nam làm chủ đầu tư xây dựng năm 2004. Công suất thiết kế của nhà máy 220MW, bao gồm hai khối tổ máy (Mỗi khối gồm: 1 lò hơi tầng sôi tuần hoàn (Lò CFB), 1 tua bin ngưng hơi thuần tuý, một máy phát công suất 110MW 50 Hz). Địa điểm đặt nhà máy được chọn tại Thôn Đồng rì - Xã Thanh Luận - Huyện Sơn động - Tỉnh Bắc giang. Nhà máy được đặt cách mỏ than Đồng rì 2,5KM và nằm trong vùng đệm của Khu bảo tồn phía Tây Yên tử. Nhà máy sẽ được cung cấp than thông qua tuyến băng tải nối với Mỏ than Đồng rì và nước phục vụ vận hành nhà máy được lấy từ hai nguồn: Suối Đồng rì và Suối Nước vàng bằng cách đắp đập ngăn suối tạo thành hồ chứa. Nhà máy được khởi công thi công xây dựng vào ngày 29/11/2005 và hoàn thành vào tháng 12/2008, tổ máy số 1chính thức phát điện vào tháng 4/2009. Nguồn: tổng hợp từ phần mềm Geospatial toolkit Nhà máy nhiệt điện Sơn động được nối với hệ thống điện quốc gia thông qua hai đường nối transit là Tràng bạch và Hoành bồ. 29 Đường dây cao áp qua tỉnh bắc giang Nguồn: tổng hợp từ phần mềm Geospatial toolkit Hầu hết công suất đạt của nhà máy sử dụng để phục vụ nhu cầu sử dụng điện năng trong tỉnh. Những lúc cao điểm nhu cầu sử dụng toàn tỉnh Bắc Giang cũng sấp xỉ đạt 220MW. Vào những thời điểm nhu cầu thấp điện sản xuất được hòa vào lưới điện quốc gia và cung ứng cho các khu vực lân cận để giảm thiểu hao phí trên đường dây truyền tải. 1.5. Mạng lưới truyền tải tỉnh Bắc giang. Điện tham gia xoá đói giảm nghèo tại nhiều vùng sâu, vùng xa của tỉnh Bắc Giang. Địa phương phấn đấu đến năm 2005 sẽ đưa điện về 100% số xã Năm 2000, điện lưới quốc gia đã đến được 200 trong tổng số 220 xã ở Bắc Giang, đảm bảo trên 94% hộ dân có điện sử dụng, một tỉ lệ khá cao mà nhiều tỉnh miền núi khác mơ ước. Hệ thống lưới điện ở Bắc Giang đến nay bao gồm 2 trạm biến áp 110KV với công suất 85 MVA, 781 km lưới điện trung thế, 2.105 km đường dây hạ thế và 678 trạm biến áp. Điện trở thành một trong những yếu tố cơ sở hạ tầng cơ bản cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là xoá đói giảm nghèo tại nhiều vùng của Bắc Giang. Tuy nhiên, do các ngành công nghiệp, dịch vụ chưa phát triển mạnh, nên điện chủ yếu phục vụ cho sinh hoạt nông thôn. Mức tiêu thụ điện năng bình quân đầu người còn thấp, đạt trung bình khoảng 180 Kwh/người/năm (275 triệu Kwh/1,52 triệu dân). 30 Hiện trạng lưới điện hạ thế các thôn xã đang quản lý bán điện, chất lượng còn nhiều bất cập, thiếu an toàn và tiêu hao điện năng lớn. Giá bán điện đến hộ dân sống ở vùng nông thôn còn cao do công tác quản lý điện nông thôn của chính quyền địa phương chưa được chặt chẽ, lưới điện về thôn, xã chưa bảm đảm đúng tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn điện. Vì vậy, trong định hướng phát triển lưới điện, chính quyền tỉnh Bắc Giang và ngành điện sẽ hướng ưu tiên vào các công trình cải tạo, nâng cấp các đường dây trung thế, hạ thế, tiếp tục hoàn thiện các công trình chống quá tải và xây mới trong giai đoạn 2001 - 2005. Mục tiêu lớn nhất của ngành điện Bắc Giang là phấn đấu đến năm 2005 sẽ đưa điện về 100% số xã trong tỉnh. Ngành sẽ tiếp tục tư vấn giúp các xã, thôn về công tác quản lý vận hành lưới điện và kinh doanh bán điện, để đảm bảo giá bán điện sinh hoạt đến hộ dân nông thôn không quá 700đ/Kwh. Quản lý vận hành lưới điện (đến 31/5/2012). - Đường dây trung thế 35-22-10- 6kV: 3.629,105 km. - Đường dây hạ thế 0,4kV: 4.287,071 km. - Trạm trung gian: 18 trạm/28MBA; Tổng công suất 85.100 kVA. - Trạm phân phối: 2.087 trạm/2.143 MBA; Tổng công suất 595.843 kVA. - Tổng số khách hàng sử dụng điện: 343.391 khách hàng. Sau một thời gian khẩn trương thi công, ngày 16/11/2011 Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia (NPT) đã tổ chức đóng điện xung kích thành công Trạm biến áp 500kV Hiệp Hòa. Đây là một trong những công trình trọng điểm đồng bộ với nhà máy Thủy điện Sơn La. Trạm biến áp 500kV Hiệp Hòa có diện tích rộng gần 17 ha nằm trên địa bàn 3 xã thuộc huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang. Công trình này được NPT giao cho Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Trung (AMT) quản lý dự án; Công ty Cổ phần Tư vấn điện 1 thiết kế; liên doanh nhà thầu Công ty xây lắp điện 1, 4 thi công. Tổng mức đầu tư của công trình trên là 1.221 tỷ đồng, sau khi hoàn thành công trình sẽ được bàn giao cho Truyền tải điện Thái Nguyên, Công ty Truyền tải điện 1 (PTC1) quản lý vận hành. Đây là công trình có quy mô lớn, được khởi công ngày 03/3/2010. Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn về huy động vốn, giải phóng mặt bằng cùng với điều kiện thời tiết không thuận lợi, mưa lạnh kéo dài, tập thể CBCNV Ban AMT, các đơn vị thi công và PTC1 ngày đêm bám sát công trường hoàn thiện các hạng mục công trình từ bốc dỡ phần lớp đất thực vật, san ủi mặt bằng, thi công hàng nghìn móng trụ, lặp đặt trụ, thiết bị... So với những trạm biến áp 500kV đã được thi công trước đây thì Trạm biến áp 500kV Hiệp Hòa được lắp đặt 02 máy biến áp 500kV có tổng dung lượng 1.800 MVA và các thiết bị phân phối 500kV, 220kV, 35kV. Trước mắt, Ban AMT triển khai lắp đặt 03/09 ngăn đường dây 500kV (Sơn La 1, 2, Quảng Ninh 1) và 02 ngăn MBA. Phía 220kV có sơ đồ 2 hệ thống thanh cái có thanh cái vòng với 16 ngăn và lắp đặt thiết bị cho 10 ngăn đường dây: Sóc Sơn 1, 2, 3, 4, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Bắc Ninh, Phả Lại, Long Biên 1, 2 và 02 ngăn MBA, 01 ngăn liên lạc, 01 ngăn mạch vòng. Xây dựng 3 nhánh đường dây 220kV đấu nối vào trạm: nhánh 1 đường dây 220kV Sóc Sơn - Thái Nguyên (2 mạch: 2,053 km; 08 vị trí và 4 mạch: 3,489 km; 12 vị trí); nhánh 2: Đấu nối vào ĐZ 220kV Phả Lại - Sóc Sơn (2 mạch đến Sóc Sơn: 3,73 km; 11 vị trí); 31 nhánh 3: Đấu nối vào ĐZ 220kV Phả Lại - Sóc Sơn (4 mạch đến Phả Lại: 3,845 km; 12 vị trí). Cho đến thời điểm này TBA 500kV Hiệp Hòa là trạm lớn nhất Việt Nam về công suất và quy mô. Theo kế hoạch, Dự án được triển khai và hoàn thành trước ngày 30/12/2013, do Tổng công ty Điện lực miền Bắc làm chủ đầu tư, sẽ thực hiện xây dựng 413,85 km đường dây trung thế, 664 trạm biến áp phân phối; xây dựng mới và cải tạo 9.961.4 km đường dây hạ áp trên địa bàn 607 xã thuộc 50 huyện của 4 tỉnh gồm: Bắc Giang, Nghệ An, Phú Thọ, Vĩnh Phúc. Tại Bắc Giang, Dự án được chia làm 27 gói thầu, triển khai tại 138 xã của 09 huyện, 01 thành phố. Thực hiện xây mới 158,46 km đường dây trung áp và 35 KV; 224 trạm biến áp phân phối với tổng công suất 33.710 KVA; xây mới 418 km đường dây 0,4 KV; cải tạo 729 km đường dây 0,4 KV, với khoảng 47.015 hộ dân được hưởng lợi từ Dự án. Tổng mức đầu tư của Dự án trên địa bàn tỉnh Bắc Giang là 455 tỷ đồng, trong đó, vốn vay của KFW là 334,6 tỷ đồng còn lại là vốn đối ứng. Dự án trên nhằm cải tạo và mở rộng lưới điện phân phối ở các khu vực nông thôn mới tiếp nhận, đáp ứng nhu cầu phát triển phụ tải và đảm bảo chất lượng điện năng, khắc phục tình trạng quá tải, giảm tổn thất điện năng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfcn_6578.pdf