Lời nói đầu
Tóm tắt
Cơ sở và mục đích nghiên cứu .
Phương pháp nghiên cứu . .
Kết quả chính về tiềm năng xuất khẩu của một số ngành hàng lựa chọn .
Hành động ưu tiên đối với từng ngành hàng cụ thể
Vấn đề cắt ngang
Kiến nghị cắt ngang
Các bước thực hiện khả thi tiếp theo
Giới thiệu
Cơ sở nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Nhóm sản phẩm lựa chọn .
Cấu trúc báo cáo .
1. Phân tích tương đối tiềm năng xuất khẩu của các ngành hàng .
Chỉ số 1: Tình hình xuất khẩu hiện tại của Việt Nam
Chỉ số 2: Điều kiện cung cấp nội địa
Chỉ số 3: Thị trường thế giới
2. Phân tích chuyên sâu theo ngành .
Các sản phẩm tiền khoáng sản và nhiên liệu . .
Thủy hải sản
Nông sản .
Các sản phẩm công nghiệp .
Hàng thủ công mỹ nghệ . .
3. Những vấn đề còn tồn tại và khuyến nghị .
Những vấn đề chính còn tồn tại
Một số khuyến nghị chính
Danh mục sách tham khảo
Phụ lục
Phụ lục 1: Nguồn dữ liệu và một số vấn đề
Phụ lục 2: Các chỉ số phức hợp
Phụ lục 3: Chỉ số thuế ưu đãi
Phụ lục 4: Chỉ số hấp dẫn thị trường
Phụ lục 5: So sánh điều kiện đầu tư tại Việt Nam, Thái Lan và Trung Quốc
184 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2688 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g đáp ứng được yêu cầu phần lớn là do thiếu tiêu chuẩn chất lượng và không có các cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm tra. Cần phải có phương thức phù hợp để thích nghi hoá tiêu chuẩn của Việt Nam phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các sản phẩm nông sản và thuỷ sản là những sản phẩm mà thị trường thế giới áp dụng những quy định rất khắt khe về an toàn và vệ sinh thực phẩm cũng như nguồn gốc xuất xứ. Trong những năm gần đây, những hàng rào phi thuế quan, đặc biệt là những rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBT) và những quy định về vệ sinh trong Hiệp định SPS đóng vai trò ngày càng quan trọng do tâm lý lo ngại của khách hàng (đặc biệt ở những nước phát triển) về những ảnh hưởng của môi trường và vệ sinh. Bên cạnh đó, còn có những vấn về liên quan đến sức khoẻ như cúm gia cầm và SARs. Điều quan trọng là cần có biện pháp nhằm giảm thiểu những Thách thức ảnh hưởng đến sức khoẻ và môi trường thiên nhiên bằng cách thiết lập một hệ thống hiệu quả về thú y, hệ thống bảo vệ thực vật và cảnh báo thiên tai. Để thực hiện được việc này, các nhà chế biến và sản xuất cần phải nâng cao khả năng quản lý chất lượng thông qua dây chuyền đáng tin cậy từ việc canh tác/nuôi trồng và thu hoạch/đánh bắt đến vận chuyển và chế biến. Việc nâng cao chất lượng và tiêu chuẩn hoá cũng cần thiết đối với sản phẩm công nghiệp. Các hãng sản xuất cần thực hiện theo quy trình quản lý chất lượng (ISO).
- Xây dựng thương hiệu. Nâng cao khả năng nhận thức về tầm quan trọng của nhãn mác và số lượng nhãn hiệu thương mại của sản phẩm được xuất khẩu là điều hết sức cần thiết. Chẳng hạn như có khoảng 90% sản phẩm nông sản của Việt Nam được xuất khẩu sang thị trường nước ngoài nhưng không có nhãn mác, điều này có nghĩa là nền kinh tế Việt Nam hàng năm mất đi hàng trăm triệu đôla Hoa Kỳ. Nguyên nhân chính là do các doanh nghiệp xuất khẩu không có đủ thông tin về thị trường xuất khẩu, không nhận thức đúng về tầm quan trọng của nhãn mác thương mại và không hiểu rõ quy trình và chi phí về đăng ký thương hiệu, tên tuổi và nhãn mác.
- Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng và khoa học & công nghệ. Một hệ thống cơ sở hạ tầng kém hiệu quả chính là một trở ngại nghiêm trọng cho xuất khẩu của Việt Nam. Ví dụ như đối với ngành thuỷ sản và nông nghiệp, hiện có nhu cầu về đầu tư vào các khâu sau khi thu hoạch và vào lĩnh vực chế biến. Chẳng hạn như vấn đề lớn hiện nay là trang thiết bị của kho giữ lạnh hoặc giữ ấm còn nghèo nàn. Theo như khảo sát vào năm 2002 của Viện Nghiên cứu Chính sách lương thực quốc tế (IFPRI) thì chưa đến 3% công ty kinh doanh rau quả của Việt Nam có kho giữ lạnh. Đối với sản phẩm thuỷ sản, một phần ba giá trị cá đánh bắt được bị mất đi do thiếu trang thiết bị giữ lạnh và phương tiện vận chuyển. Đối với ngành này, cần nâng cấp loại hình cơ sở hạ tầng hiện đại như cầu cảng cùng các biện pháp đảm bảo an toàn cho ngư dân như hệ thống báo bão và lũ. Điều cần nữa là đầu tư vào các máy móc hiện đại và công nghệ mới để cải thiện sản lượng và chất lượng sản phẩm đồng thời làm tăng giá trị gia tăng. Chẳng hạn như nghiên cứu về lĩnh vực sản phẩm lương thực có thể cải tiến chất lượng và đề xuất ra những kỹ thuật sản xuất có hiệu quả hơn.
- Nhận thức được tầm quan trọng của những ngành hỗ trợ và cải thiện hiệu suất của những ngành này. Các công ty tiên tiến thường tập trung vào những mảng mà họ có khả năng thực hiện tốt nhất và mua những nguyên liệu và dịch vụ khác trên thị trường. Mục tiêu của những ngành hỗ trợ này là làm tăng sức cạnh tranh của các hãng lắp ráp, do đó, điều quan trọng là những công ty này có thể đáp ứng được tiêu chí về chất lượng, chi phí và chuyển giao. Mặc dù những ngành hỗ trợ đang bắt đầu triển khai ở Việt Nam, nhưng những nhà hoạch định chính sách và doanh nghiệp, cả công ty nhà nước và tư nhân cần phải hiểu được tầm quan trọng của những ngành hỗ trợ để vừa có sự sáng tạo và vừa triển khai những ngành này bằng nỗ lực của chính mình. Do đó, cần làm rõ và dễ hiểu về những nhân tố liên quan như pháp luật, các biện pháp xúc tiến có hiệu quả và các chính sách hỗ trợ. Theo các chuyên gia từ Bộ Công nghiệp, ngành thiết bị gia dụng là ngành có tiềm năng và đã trở thành ngành trụ cột ban đầu nâng đỡ cho những ngành hỗ trợ ở Việt Nam. Nguyên liệu trung gian của ngành này tương đương với 70-80% sản phẩm. Những ngành có nhu cầu lớn về ngành hàng hỗ trợ là hàng điện tử nghe nhìn trong tiêu dùng hàng ngày và ngành công nghiệp tự động hiện trong nước đang có nhu cầu và cũng là ngành đòi hỏi trình độ công nghệ khá cao.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển đồng bộ nhóm đối tượng. Sức cạnh tranh phụ thuộc vào việc các doanh nghiệp sử dụng những tài sản hiện có của mình và có được phương thức tiếp cận với những nguồn mới hiệu quả như thế nào thông qua hợp tác với những hãng và tổ chức khác. Chính phủ nên cân nhắc việc tổ chức và triển khai đồng bộ cho nhóm các nhà chế tạo và các công ty cùng nằm ở một khu vực địa lý, cùng có những khách hàng chung và những nhà cung cấp nguyên liệu hoặc dịch vụ chung. Các công ty có thể chuyên vào sản xuất công cụ, phụ kiện và trang thiết bị hoặc là những nguyên phụ liệu khác. Hợp tác khu vực sẽ trở thành một nhân tố quan trọng cho Việt Nam.
- Cải thiện việc tiếp cận thông tin. Thông tin cập nhật và phù hợp thực sự thiết yếu đối với sự sống còn ở những thị trường cạnh tranh mạnh mẽ. Những nhà sản xuất, chế biến và xuất khẩu cần thông tin về thị trường quốc tế như mẫu mã, xu hướng sản xuất (ví dụ như xu hướng về nguồn nguyên liệu, màu sắc và kiểu dáng), tiêu dùng, thị trường, những đặc trưng, tiếp cậnh thị trường (các hàng rào thuế quan và phi thuế quan), kênh phân phối, kho bãi, đóng gói và nhãn mác, giá cả và triển vọng về thị trường. Nếu tập trung được những thông tin cập nhật và cung cấp cho các công ty sẽ hỗ trợ cho họ rất nhiều trong kinh doanh.
- Đa dạng hoá các thị trường và triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại. Các hoạt động xuất khẩu của Việt Nam ở một số khu vực có hình thức rất tập trung theo vị trí địa lý. Do tính đa dạng của thị trường, cần thiết phải có phương thức làm giảm đi sự nhạy cảm của những cú sốc về nguồn cầu ở những thị trường đơn lẻ. Ví dụ như vào năm 2003, chiến tranh ở I-rắc làm mất đi nhu cầu chè của Việt Nam ở nước này. Các hoạt động xúc tiến thương mại cần thúc đẩy hơn nữa nhằm mở rộng những thị trường hiện có và tìm kiếm được những khách hàng mới. Các ngành hàng nên tập trung vào những hoạt động marketing ở những thị trường chính (Hoa Kỳ, Nhật Bản và EU) và ở những thị trường tiềm năng được lựa chọn và ở những thị trường đó nhập khẩu đóng vai trò quan trọng hoặc có sức tăng trưởng nhanh, đồng thời đó là những thị trường mở hoặc có những hiệp định thương mại ưu đãi với Việt Nam.
- Đảm bảo tiếp cận nguồn nguyên liệu thô. Ở một số ngành hàng, cung cấp nguyên liệu thô và nguyên liệu trung gian cho sản xuất trong nước không đáp ứng được nhu cầu dẫn đến chi phí cho sản xuất tăng (thuế nhập khẩu và chi phí cho vận chuyển cao) và đôi khi làm gián đoạn hoạt động sản xuất vì nguồn cung từ nước ngoài không ổn định. Để đảm bảo việc cung cấp cho các ngành chế biến, cần có kế hoạch cụ thể nhằm tạo ra và phát triển nguồn nguyên liệu thô ổn định. Đối vói sản phẩm ngư nghiệp, đã có kế hoạch về đầu tư vào nghề nuôi trồng thuỷ sản. Đối với sản phẩm thủ công mỹ nghệ, nội thất và chế tạo sản phẩm từ gỗ, chương trình trồng cây gây rừng không chỉ đảm bảo một nguồn nguyên liệu thô ổn định với chi phí thấp mà còn cải thiện được điều kiện sinh thái, nâng cao sức khỏe cộng đồng, giảm thiên tai và tạo thêm thu nhập cho người nông dân. Cần phải có một tổ chức có uy tín và đủ đủ năng lực để chứng nhận rằng rừng được quản lý đúng và có đủ điều kiện được cấp chứng chỉ FSC.
- Thiết lập quan hệ hợp tác chặt chẽ và linh hoạt giữa các bên hữu quan và củng cố vai trò của các hiệp hội kinh doanh. Chính phủ, hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp phải cùng làm việc nhằm giải quyết những vấn đề đang có Thách thức xảy ra và củng cố sức cạnh tranh của Việt Nam. Điều quan trọng là tất cả các bên trong một ngành cụ thể như những người nông dân, nhà chế biến và các nhà xuất khẩu cần hoạt động gắn kết cùng nhau và cùng do một Bộ và hiệp hội ngành hàng điều phối. Do đó, vai trò của hiệp hội có thể cũng được nâng lên khi mà hoạt động của nó là để phục vụ những quyền lợi chung của các thành viên, hơn thế, hiệp hội còn có vai trò đầu mối, thay mặt cho ngành đệ trình những mong muốn, những đề xuất và khuyến nghị lên chính phủ hay các cấp có thẩm quyền liên quan đến chính sách và thực hiện các quy định pháp luật.
- Thu hút đầu tư nước ngoài. Sự cạnh tranh giữa các nước đang phát triển nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) rất khốc liệt, ví dụ như đầu tư - đầu tư chung dưới hình thức liên doanh hoặc 100% doanh nghiệp vốn nước ngoài – đang ngày một tăng và được nhìn nhận như một công cụ chủ yếu cho phát triển kinh tế, tiềm năng kinh tế và là dấu hiệu của hưng thịnh của toàn bộ nên kinh tế quốc gia. FDI là một hình thức có hiệu quả nhằm nâng cấp công nghệ sản xuất, kỹ năng quản lý và chuyển giao bí quyết trong kinh doanh với những tác động lan toả không chỉ đơn thuần bên trong khuôn khổ các doanh nghiệp nước ngoài nữa. Bên cạnh đó, FDI có xu hướng kích thích hội nhập kinh tế và mang đến phương thức tiếp cận cùng với các kênh phân phối và marketing toàn cầu, đặc biệt khi đầu tư hướng vào xuất khẩu và công ty mục tiêu nằm trong hệ thống sản xuất thống nhất của công ty đầu tư. Mặc dù Việt Nam đã rất thành công trong việc thu hút đầu tư FDI và đầu tư lại chủ yếu vào chất lượng và chi phí cho các nguồn nhân lực, nhưng Việt Nam cần phải khắc phục những hạn chế cố hữu nếu muốn trở thành một địa điểm hấp dẫn, thu hút đầu tư cần. Đó là việc thiếu sự minh bạch và tính nhất quán về khung chính sách và pháp lý, ví dụ như những vấn đề liên quan đến thuế, những trở ngại đối với đầu tư, môi trường kinh doanh chung, các thủ tục còn cồng kềnh, nạn quan liêu và hối lộ.
- Đầu tư vào con người. Rõ ràng, lực lượng lao động dồi dào, có kỷ luật và có chất lượng của Việt Nam là một tài sản quan trọng và quí giá nhất. Tuy nhiên, do lực lượng lao động thiếu đi những năng lực về mặt kỹ thuật nên đã cản trở nhiều sức cạnh tranh toàn diện. Chẳng hạn như, hầu hết tất cả những nhà máy chế biến thuỷ sản ở Việt Nam hiện nay đang cần những công nhân được đào tạo và có tay nghề với khả năng về kỹ thuật và những kiến thức về vệ sinh, an toàn thực phẩm… để đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế. Trong tương lai, nguồn cung thiết yếu về nguồn nhân lực được đào tạo, đặc biệt là tầng lớp kỹ sư và thợ cơ khí là thực sự cần thiết đối với sự phát triển của bất kỳ ngành nào. Một chiến lược trọng điểm để thúc đẩy xuất khẩu đó là củng cố hơn nữa nguồn nhân lực thông qua việc tiếp tục đầu tư vào tất cả các cấp độ giáo dục và đào tạo: giáo dục cơ sở, đào tạo nghề và ngôn ngữ, đặc biệt là tiếng Anh và đào tạo ở bậc đại học. Chính phủ nên đề ra chiến lược đào tạo ở hai cấp độ: đào tạo nghề cho công nhân ở các nhà máy nhằm giảm các chi phí cho doanh nghiệp và đào tạo các nhà quản lý để họ có thể thúc đẩy hoạt động kinh doanh của mình một cách có hiệu quả. Các hoạt động đào tạo có thể được tổ chức hoặc thực hiện thông qua các hiệp hội ngành hàng riêng.
-- Đầu tư vào Việt Nam đến 2050. Lợi thế cạnh tranh của Việt Nam tạm thời là những hoạt động “do yếu tố định hướng” (dựa vào khả năng của nguồn tài nguyên và lực lượng lao động dồi dào, xem bảng 16) và “các hoạt động do đầu tư định hướng” (chính phủ có thể vẫn nắm giữ vai trò lãnh đạo trong khi đưa ra quyết định ngành nào là mũi nhọn và tập trung vốn để đầu tư). Việc thực các hoạt động “do qúa trình đổi mới định hướng” của Việt Nam tạm thời vẫn xếp bên lề. Tuy nhiên, khả năng sáng tạo, phân bổ và khai thác kiến thức và thông tin hiện nay được coi như một nhân tố chính làm nền tảng cho sức tăng trưởng của kinh tế và khả năng cạnh tranh của các công ty ở nhiều nước phát triển (OECD, 2001). Những tài sản không nhìn thấy được của một công ty như đầu tư cho nghiên cứu và phát triển (R&D), nguồn nhân lực (đào tạo), phần mềm máy tính, sự thay đổi về tổ chức và marketing và những sản phẩm hay hoạt động phi vật chất khác được đem ra so sánh với những tài sản có thể nhìn thấy được như đầu tư vào các trang thiết bị và nhà máy. Những nhân tố không nhìn thấy được đang ngày càng thay thế những yếu tố sản xuất truyền thống như nguồn tài nguyên (thiên nhiên), nguồn vốn (sức khoẻ) và lao động (bằng tay) và những nhân tố này có vai trò quan trọng đối với khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp ở những nước tiên tiến. Sự tăng trưởng kinh tế là do bắt nguồn từ những ý tưởng chứ không phải là sự phân bổ những nguồn tài nguyên khan hiếm. Chính phủ Việt Nam hoàn toàn có thể lựa chọn tiến trình này cho Việt Nam. Nền kinh tế dựa trên cơ sở tri thức không đơn thuần là một sự thay đổi về nền kinh tế mà còn kích thích sự thay đổi cả về văn hoá (cách chúng ta nghĩ) và cách thức tổ chức (cách trao đổi kiến thức và thông tin). Tự do hoá về tự do tri thức và sáng kiến trong lĩnh vực tư nhân có thể là một nhân tố quan trọng nhất nếu Việt Nam mong muốn tạo ra những bước tiến đối với những ngành dựa vào tri thức và đặt nền móng cho một Việt Nam đổi mới và sáng tạo trong thế kỷ 21.
Hộp 16. Các giai đoạn phát triển cạnh tranh của đất nước
Khi các quốc gia phát triển, họ sẽ có những bước tiến về lợi thế cạnh tranh đặc trưng và phương thức cạnh tranh. Sự tiến bộ này có thể được mô tả như một chuỗi tiếp nối của các giai đoạn, mỗi giai đoạn lại có nhiều khác biệt về đặc điểm kinh tế và những thách thức.
- Giai đoạn đầu tiên là giai đoạn Yếu tố định hướng, đây là giai đoạn mà lợi thế cạnh tranh dựa vào những khả năng về nguồn tài nguyên thiên nhiên và lao động. Giai đoạn này chỉ mang lại mức lương thấp
- Giai đoạn đầu tư định hướng, hiệu quả trong việc sản xuất sản phẩm đạt tiêu chuẩn và các dịch vụ trở thành nguồn có ưu thế hơn về lợi thế cạnh tranh. Các nền kinh tế ở giai đoạnh này tập trung vào sản xuất và xuất khẩu dịch vụ. Giai đoạn này có thể đạt được những mức lương cao hơn nhưng lại rất dễ bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng tài chính và những cú sốc về cầu và từ bên ngoài.
- Giai đoạn do Quá trình đổi mới định hướng, khả năng sản xuất những dịch vụ và sản phẩm đổi mới theo cấp độ công nghệ quốc tế có sử dụng các phương thức tiên tiến nhất đã trở thành có ưu thế về khả năng cạnh tranh. Tại giai đoạn này, môi trường kinh doanh quốc gia mang đặc trưng sức mạnh ở tất cả những lĩnh vực cùng với những nhóm đối tượng phát triển đồng bộ. Những nhóm đối tượng này trở thành cơ sở quan trọng nhằm tạo ra không chỉ sản lượng mà còn là sự đổi mới trên bình diện quốc tế. Các tổ chức và những khuyến khích hỗ trợ cho qúa trình đổi mới cũng được triển khai có hiệu quả, làm tăng hiệu suất của sự tương tác giữa các nhóm đối tượng. Các công ty cạnh tranh bằng những chiến lược độc đáo thường là công ty có quy mô toàn cầu và đầu tư mạnh vào những kỹ năng tiên tiến, công nghệ hiện đại nhất và có khả năng thực hiện đổi mới.
Nguồn: Michael E. Porter và Christian H.M. Ketels, Sự cạnh tranh của nước Anh: Chuyển sang giai đoạn tiếp theo. Sở Thương mại và Công Nghiệp Anh, Tài kiệu kinh tế học DTI số 3, Tháng 5-2003.
Danh mục sách tham khảo
Accenture (2000), Thị trường chè thế giới
Agroviet (2003), Báo cáo về cà phê, Quý 3.
Trung tâm xúc tiến xuất khẩu từ những nước đang phát triển (CBI) (2004a), Báo cáo vắn tắt về thị trường EU năm 2004, Các loại hạt, Rotterdam.
(2004b), Khảo sát thị trường EU 2004: Hoa và lá, Rotterdam
(2004c), Khảo sát thị trường EU 2004: Đồ nội thất nội địa, Rotterdam
(2004d), Khảo sát thị trường EU 2004: Thiết bị điện, Rotterdam.
(2004e), Khảo sát thị trường EU 2004: Sản phẩm thuỷ sản, Rotterdam.
(2004f), Khảo sát thị trường EU 2004: Sản phẩm giầy dép, Rotterdam
(2004g), Khảo sát thị trường EU 2004: Rau quả tươi, Rotterdam
(2004h), Khảo sát thị trường EU 2004: Đồ trang sức, Rotterdam
(2004i), Khảo sát thị trường EU 2004: Linh kiện ôtô, xe tải, xe mooc và thiết bị vận chuyển khác, Rotterdam
(2004j), Khảo sát thị trường EU 2004: Văn phòng phẩm, thiết bị văn phòng và trường học, Rotterdam
(2004k), Khảo sát thị trường EU 2004: Gỗ và sản phẩm gỗ, Rotterdam
(2003a), Khảo sát thị trường EU 2003: Quà tặng và vật phẩm trang trí, Rotterdam
(2003b), Khảo sát thị trường EU 2003: Sản phẩm da, Rotterdam
(2003c), Đồ chơi và sản phẩm trò chơi, Rotterdam
Chambers, W. (2004), Dự báo giá cả thức ăn gia sAustralia từ ngũ cốc trong môi trường luôn đổi thay, Báo cáo điện tử về triển vọng cho cơ quan Nghiên cứu kinh tế, Sở Nông nghiệp Hoa Kỳ, Washingtơn.
Đỗ Mạnh Hồng (2004), Xúc tiến các ngành hàng hỗ trợ: Điểm mấu chốt nhằm thu hút FDI ở những nước Đang phát triển.
Trung tâm Nghiên cứu hỗn hợp EC (JRC) (2002), Báo cáo về những phương pháp hiện hành và những thực tiễn triển khai chỉ số phức hợp, Ispara, I-ta-li-a
Cơ quan tình báo kinh tế (2003), Mô tả sơ lược quốc gia: Việt Nam, Luân Đôn.
(2003), Báo cáo quốc gia: Việt Nam, Luân Đôn.
(2005) Dự báo hàng hoá thế giới: thực phẩm, thức ăn gia sAustralia và đồ uống, Luân Đôn.
(2005) Dự báo hàng hoá thế giới: Nguyên liệu thô dùng trong công nghiệp, Luân Đôn.
Euromonitor (2004), Khảo sát thị trường: Đồ uống nóng ở Anh.
(2004) Khảo sát thị trường: Đồ uống nóng ở Hoa Kỳ.
(2004) Khảo sát thị trường: Đồ uống nóng ở Đức.
(2004) Khảo sát thị trường: Đồ uống nóng ở Pháp
Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực của Liên Hợp Quốc FAO (1999), Văn phòng đại diện khu vực Châu Á và Thái Bình Dương, Chương trình thực địa của FAO và sự phát triển nông nghiệp ở Châu Á và Thái Bình Dương.
(2002), Tổng quan thị trường hàng hoá 2001-2002, Rô-ma.
(2004), Mô tả sơ lược quốc gia Việt Nam, Rô-ma.
(2004), Tổng quan thị trường thịt, số phát hành tháng 12, Rô-ma
(2004), Thị trường xuất khẩu nông sản phi truyền thống, Rô-ma.
(2005), “Hàng hoá thực phẩm cơ bản”, Triển vọng về thực phẩm, Số 1, tháng 4 năm 2005, Rô-ma.
FAO Globefish (2004), “Tiềm năng mạnh mẽ của sản phẩm Tôm Việt Nam ở thị trường Châu Âu”, Báo cáo thị trường tôm, Tháng 5.
(2004), “Nhật Bản: Sự hồi phục thời kỳ nửa đầu năm của Nhập khẩu tôm ở thị trường Nhật Bản”. Báo cáo thị trường tôm, số tháng 9 năm 2004.
(2004), “Hoa Kỳ: Nhập khẩu giảm ở Thị trường Hoa Kỳ, rà soát tính cân bằng và sự phục hồi về giá cả” Báo cáo thị trường tôm, Tháng 12.
(2004), “Việt Nam: Các nhà xuất khẩu của Việt Nam đặt mục tiêu vào các thị trường Châu Âu mới năm 2004”, Báo cáo thị trường tôm, Tháng 12.
Freudenberg, M. (2003), “Dự báo tổng hợp về hoạt động của quốc gia: Một đánh giá quan trọng”, Phân ban OECD về Khoa học, Công nghệ và Công nghiệp, Báo cáo thực hiện STI, số 2003/16
ICARD (2002), Tác động của toàn cầu hoá đối với những nhà sản xuất cà phê nghèo ở Đắc Lắc.
Viện nghiên cứu Chính sách lương thực quốc tế (IFPRI) (2002), Rau quả ở Việt Nam: Giá trị gia tăng từ người nông dân đến khách hàng.
Viện nghiên cứu quốc tế về Phát triển bền vững (2003), sản xuất Cà phê bền vững – Nghiên cứu tại 12 thị trường lớn, Co-lôm-bi-a.
Trung tâm Thông tin quốc tế UNCTAD/WTO (ITC) (2002a), Đánh gía tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam, Bản cuối cùng, tháng 1.
(2002b), Chương trình Xúc tiến thương mại nam-nam, Việt Nam: Khảo sát cung và cầu về lĩnh vực tự động, tháng 6.
Bản hướng dẫn về tình hình cà phê (www.thecoffeeguide.org).
Tổ chức Gỗ nhiệt đới quốc tế (2004), “Tình hình về gỗ nhiệt đới”. Cập nhật về rừng nhiệt đới ITTO 14/4, Nhật Bản.
Ichikawa K. (2005), “Các ngành hỗ trợ củng cố và xây dựng ở Việt Nam: báo cáo tổng quát”, Tổ chức Xúc tiến Thương mại nước ngoài của Nhật Bản (JETRO), Hà Nội.
MARD, Một loạt các báo cáo hàng năm.
Nền kinh tế khu vực sông Mêkông (2002), “Nghiên cứu về Thương mại, Đầu tư trực tiếp nước ngoài và Lao động ở Việt Nam”, một mục tiêu cho dự án do DFID, ESCOR tài trợ về Toàn cầu hoá, sản xuất và sự nghèo đói: nghiên cứu vi mô, trung bình và vĩ mô, Tháng 10.
Học viện quốc gia về Diễn đàn triển khai Nghiên cứu chính sách (GRIPS) (2003), “Chiến lược công nghiệp hoá của Việt Nam trong thời kỳ toàn cầu hoá”, Tháng 7.
Lê Bá Ngọc (2005), Đánh giá tiềm năng xuất khẩu của ngành thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam, Báo cáo Dự án VIE 61/94, Dự án do Trung tâm Thương mại Quốc tế UNCTAD/WTO (ITC) và Cục xúc tiến Thương mại Việt Nam (VIETRADE) thực hiện.
Nguyễn Đình Chính (2004), Các nhân tố có xu hướng tác động đến sản xuất lúa gạo và chăn nuôi lợn.
Nguyễn Sinh Cúc (2003), Nông nghiệp nông thôn, thời kỳ cải cách, Nhà xuất bản Thống kê.
Nguyễn Sinh Cúc (2004), Sự phát triển nông thôn và nông nghiệp sau 20 năm Đổi mới.
Nguyễn Tấn Phong (2004), “Lộ trình mới cho phát triển ngành chè”, Tạp chí của các nhà sản xuất chè, số 6.
Nguyễn Thăng (2004), Việt Nam, Học viện phát triển Hải ngoại, Luân Đôn.
Tổ chức Phát triển và Hợp tác kinh tế (OECD) (2001), “Đầu tư vào những khu vực không nhìn thấy được, Chính sách và Phát triển”, Ban Khoa học, Công nghệ và Công nghiệp DSTI/IND (2001) ngày 5 tháng 9 năm 2001.
O'Farrell Pat, S. Blaikie and E. Chacko (1998), “Cây điều”, ngành nghề mới ở nông thôn: Một cuốn cẩm nang cho nông dân và nhà đầu tư do Keith Hye xuất bản.
(
Ohno, K (2005), Các ngành hỗ trợ - một số phân tích để xem xét, VDF & GRIPS.
Oxfam (2004), Lời tựa trước cánh cổng – Có phải Việt Nam sẽ gia nhập WTO dựa trên những điều khoản về ủng hộ phát triển?, Báo cáo vắn tắt của Oxfam, trang 67, Anh.
Phạm Minh Trí (2000), đánh giá về sức cạnh tranh của hạt điều ở các nước ASEAN.
L.D Sơn (2000). Đánh giá về sức cạnh tranh của cao su ở các nước ASEAN.
Surendra Kotecha, Phan Sỹ Hiếu, Michiel Kuit, Jan Von Enden and Rob Swinkels (2002), Cạnh tranh cà phê Việt Nam và các giải pháp về chính sách để cải thiện tình hình, Agroviet.
Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) và Quỹ chung dành cho hàng hoá (2004), sơ đồ hàng hoá, New York và Ge-ne-vơ.
Hội nghị của Liên hợp quốc về thương mại và Phát triển (UNCTAD) 7 Cyclope (2003) Khảo sát hàng hoá thế giới 2003-2004: Thị trường, xu hướng và môi trường kinh tế thế giới, New York và Geneva.
Cục Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) (2004), Sản phẩm sữa: Thị trường thế giới và Thương mại, Tháng 12.
(2005), “Xuất khẩu gỗ cho khu vực sản xuất nội thất của Việt Nam”. Cơ quan ngoai thương về nông nghiệp, phòng Thông tin, tháng 1, Washington.
(2005), Triển vọng đối với mặt hàng gạo, phát hành tháng 4 năm 2005, Washington.
(2004), “Tổng quan về thị trường thịt bò thế giới”, Gia cầm và vật nuôi: Thị trường thế giới và Thương mại. Phát hành tháng 10 năm 2004, Washington.
(2004) “Cập nhật tình hình về cà phê”, Các sản phẩm nhiệt đới: Thị trường thế giới và Thương mại, phát hành tháng 12 năm 2004.
Ngân hàng Thế giới (2005), “Báo cáo vắn tắt về hàng hoá”, Triển vọng của nền kinh tế thế giới, Washington.
(2004), Cà phê - Những mô hình mới về Cung và Cầu trên thế giới, Washington.
(2005), “Ra nhập WTO: Bài học và kinh nghiệme”, Trade Note 22, Washington.
Các Website.
Agroviet (www.agroviet.gov.vn).
Euromonitor (www.euromonitor.com).
Tổ chức nông lương của Liên hợp quốc (FAO), Cục Lâm nghiệp.
(www.globefish.org).
Tổ chức Cà phê quốc tế (www.ico.org)
Tổ chức Gỗ nhiệt đới quốc tế (www.itto.or.jp).
Tổng Công ty Dệt May Việt Nam (www.vinatex.com).
Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam, Tạp chí phát hành hàng tuần của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam ( ).
Hiệp hội Da - Giầy Việt Nam (www.lefaso.org.vn).
Cục Xúc tiến Thương mại Việt Nam (www.vietrade.gov.vn).
Phụ lục
Phụ lục 1. Nguồn dữ liệu và một số vấn đề.
Các công cụ trên Internet của ITC là Sơ đồ Thương mại (Trade Map) và Sơ đồ tiếp cận Thị trường (Market Access Map).
Thị trường thế giới, các điều kiện tiếp cận thị trường và những hoạt động xuất khẩu hiện nay của Việt Nam được phân tích cụ thể thông qua nghiên cứu tại bàn và dựa vào hai công cụ trên internet.
- Đối với các điều kiện để tiếp cận thị trường, tham khảo dữ liệu về thuế quan từ cơ sở dữ liệu của Biểu đồ tiếp cận thị trường của ITC ( Biểu đồ về tiếp cận thị trường là một nguồn tổng hợp về thuế quan và các phương thức tiếp cận thị trường được áp dụng ở cấp độ song phương tại 170 nước nhập khẩu đối với các sản phẩm xuất khẩu từ 239 nước và vùng lãnh thổ. Các sản phẩm được mô tả chi tiết ở hầu hết các cấp độ và dòng thuế của quốc gia. Nó bao gồm thuế ưu đãi phổ cập (MFN) cũng như những ưu đãi song phương, đa phương và trong khu vực; các loại thuế bắt buộc (bound tariffs); các mức hạn ngạch thuế song phương và đa phương; thuế chống bán phá giá; và những Quy định về Xuất xứ và Chứng nhận xuất xứ.
- Những số liệu từ Biểu đồ thương mại của ITC (www.trademap.org) là một cơ sở dữ liệu trực tuyến về những lĩnh vực thương mại toàn cầu và những rào cản tiếp cận thị trường sẽ gặp phải khi triển khai các hoạt động kinh doanh quốc tế và xúc tiến thương mại. Biểu đồ cung cấp chi tiết về tình hình và xu thế về xuất nhập khẩu của hơn 5.300 sản phẩm ở 200 quốc gia và lãnh thổ. Trên cơ sở nguồn dữ liệu lớn nhất thế giới COMTRADE, Biểu đồ Thương mại giới thiệu những giá trị và số lượng xuất nhập khẩu, tỉ lệ tăng trưởng, thị phần và thông tin thị trường. Nó cho phép những người sử dụng phân tích tình hình thị trường, lựa chọn những nước ưu tiên để thúc đẩy xuất khẩu, rà soát lại những hoạt động của nước cạnh tranh và tiếp cận được những cơ hội để đa dạng hoá sản phẩm khi đã hiểu rõ về tiềm năng thương mại và những hoạt động hiện hành đang diễn ra giữa các nước.
Cần lưu ý ở đây rằng Việt Nam được truy cập miễn phí vào Biểu đồ thương mại ít nhất là đến năm 2007. Dự án xúc tiến thương mại VIE 61/94 do Vietrade và ITC thực hiện sẽ cung cấp tên và mật khẩu (xin tham khảo tại trang web
Về những số liệu thương mại, Việt Nam không có báo cáo năm 2003 cho Ban Thống kê của Liên Hợp quốc (UNSD) thông qua Hệ thống mã hàng và mô tả hàng hoá đồng bộ 6 số (Harmonised System HS 6-digit). Trong trường hợp này, Biểu đồ thương mại của ITC sử dụng số liệu của nước đối tác, một phương thức được hiểu như là “số liệu phản ánh”. Nói cách khác, tổng số liệu trong báo cáo về nhập khẩu của nước đối tác sẽ được sử dụng làm số liệu xuất khẩu của Việt Nam cho một ngành nào đó. Nhìn chung thì số liệu phản ánh vẫn tốt hơn là không có chút dữ liệu nào, tuy nhiên, những số liệu phản ánh cũng có nhiều thiếu sót, trong đó thiếu sót quan trọng nhất là loại số liệu này không bao quát được tình hình thương mại với những nước không có báo cáo, ví dụ như trường hợp của Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào.
Mặc dù còn thiếu sót, bài nghiên cứu này dựa trên dữ liệu phản ánh tình hình của năm 2003. Tuy nhiên, các số liệu thương mại không nên lấy từ nguồn duy nhất mà cần bổ sung thêm các nguồn khác và đặc biệt là cần có sự kiểm tra chéo do các chuyên gia về sản phẩm và những người trong ngành thực hiện. Do đó, nghiên cứu này là sự kết hợp giữa nghiên cứu tại bàn và nghiên cứu thực địa.
Khảo sát doanh nghiệp dựa trên những bản câu hỏi của ITC
Đối với nguồn cung trong nước, nghiên cứu phần lớn dựa trên thông tin định tính từ những khảo sát đối với 80 công ty dựa trên bản câu hỏi và phỏng vấn do chuyên gia trong nước thực hiện trong mùa xuân năm 2005.
Khảo sát thực địa được thực hiện không chỉ mang lại một sự hiểu biết hơn về những gì đang diễn ra ở những lĩnh vực cụ thể và thực hiện được phân tích SWOT mà còn có được những đánh giá để sử dụng cho chỉ số phức hợp nhằm xếp hạng các khu vực sản xuất theo tiềm năng xuất khẩu.
Phụ lục 2. Các chỉ số phức hợp
Bản đánh giá tiềm năng xuất khẩu của các ngành đòi hỏi phải tính đến những nhân tố có khả năng mở ra những hướng đi đa dạng. Những chỉ số phức hợp rất có giá trị vì chúng có khả năng kết hợp số lượng lớn các thông tin không đồng nhất và có khả năng cung cấp một hình ảnh lớn về thực tế, mặc dù chỉ là hình ảnh còn đơn sơ, nhằm thu hút sự lưu tâm của các nhà hoạch định chính sách. Những bước tiếp theo để xây dựng những chỉ số phức hợp gồm phát triển một khung khổ về khái niệm và định nghĩa những biến số; tiêu chuẩn hoá những chỉ số để để cho phép tiến hành những phép so sánh và đo lường giá trị các chỉ số nhằm tiến tới được một chỉ số tổng hợp nhất.
Xác định những biến số liên quan
Trên hết, một chỉ số phức hợp phải là tổng của tất cả các thành phần. Những điểm mạnh và điểm yếu của một phức hợp phần lớn là xuất phát từ chất lượng của các biến số cơ sở. Một cách lý tưởng thì các biến số nên được lựa chọn trên cơ sở phân tích và xác định chính xác những gì có liên quan đến đến các hiện tượng được đánh giá, đồng thời chúng lại phải có mối liên quan tương hỗ lẫn nhau. Tuy nhiên, do bản chất của mình, các chỉ số phức hợp có thể che dấu được những vấn đề về dữ liệu và không đưa ra những con số thống kê rõ ràng. Trong khi những chỉ số có chất lượng kém có thể chỉ mang lại một phức hợp yếu kém thì những chỉ số có chất lượng cao lại chỉ có thể mang lại hoặc một chỉ số phức hợp mạnh hoặc một chỉ số phức hợp yếu tuỳ thuộc vào các nhân tố khác. Vấn đề lớn nhất khi xây dựng chỉ số phức hợp đó là thiếu những số liệu có liên quan. Số liệu thống kê có thể không sẵn có do một công đoạn nào đó không tiến hành đánh giá hoặc không một đơn vị nào thực hiện việc này. Dữ liệu có thể sử dụng không phải là số liệu được thực hiện thông qua sự so sánh giữa các nước hoặc chỉ có ở một vài quốc gia. Chỉ số cũng có thể là những giá trị được đo lường nhưng không đủ độ tin cậy hoặc không khớp với những khái niệm được phân tích trong câu hỏi. Nhìn chung, việc xây dựng chỉ số phức hợp của quốc gia liên quan đến sự cân bằng giữa phạm vi rộng lớn của lĩnh vực trên quốc gia đó và dữ liệu có chất lượng thấp hơn. Do yếu tố về thời gian và tài chính có liên quan đến việc triển khai các chỉ số được thực hiện thông qua phép so sánh trên bình diện quốc tế, chỉ số phức hợp thường được xây dựng dựa trên các nguồn dữ liệu có chất lượng không được như mong muốn. Rốt cuộc, chúng chỉ có thể đo lường được ở những lĩnh vực thể hiện rõ ràng nhất và có thể dễ dàng tiếp cận được.
Tiêu chuẩn hoá các biến số nhằm cho phép thực hiện các phép so sánh
Các biến số cần được tiêu chuẩn hoá hoặc bình thường hoá trước khi chúng được tổng hợp lại thành chỉ số phức hợp. Các biến số có nguồn gốc từ rất nhiều đơn vị thống kê và từ các nguồn khác nhau về phạm vi hoặc quy mô. Các biến số cần được đặt vào một nền tảng thông thường nhằm tránh những vấn đề khi kết hợp các đơn vị để xác định giá trị (ví dụ như các công ty, con người và tiền bạc). Một số phương pháp kỹ thuật có thể được sử dụng để tiêu chuẩn hoá hoặc bình thường hoá các biến số, mỗi phương pháp đều có những ưu khuyết riêng (Trung tâm nghiên cứu hỗn hợp EC , 2002; Freudenberg, 2003).
Phương thức bình thường hoá được sử dụng ở đây biến đổi mỗi chỉ số thành một phạm vi của số 1 (thực hiện yếu kém) và 5 (thực hiện tốt nhất). Đó là đưa 01 điểm tới các ngành có những giá trị dưới một giá trị ngưỡng cụ thể và 5 điểm cho các ngành có giá trị trên giá trị ngưỡng. Các ngưỡng được sử dụng để tránh có những giá trị quá vượt trội và cũng nhằm phần nào hiệu chỉnh những vấn đề về chất lượng số liệu khi cho rằng giá trị đã vượt quá xa mức trung bình hoặc phạm vi bình thường, từ đó gây ra xu hướng phản ánh số liệu cơ sở một cách sơ sài/nghèo nàn.
Kết quả là, các ngưỡng sử dụng ở đây là những giá trị của các ngành tốt nhất hoặc yếu kém nhất được đánh giá đến mức thứ 3. Nói cách khác, ba ngành thực hiện tốt nhất được 5 điểm và ba ngành thực hiện kém nhất chỉ được 1 điểm. Tất cả các ngành khác có được điểm giữa phạm vi 1 và 5 phụ thuộc vào khoảng cách tương ứng giữa hai ngưỡng theo công thức dưới đây:
Giá trị - ngưỡng thấp hơn
1+4* -----------------------------------------
Ngưỡng cao hơn - ngưỡng thấp hơn.
Nếu giá trị của ngành cân bằng với giới hạn cao hơn, tỉ lệ sẽ là 1 và giới hạn sẽ là 1+4*1=5 . Nếu giá trị cân bằng với giới hạn thấp hơn, tỉ lệ là 0 và giới hạn sẽ là 1+4*0=1. Bảng 44 đưa ra một ví dụ về cách tiêu chuẩn hoá sự tăng trưởng xuất khẩu về giá trị của hai ngành.
Bảng 44: Cách thức tiêu chuẩn hoá thị phần thế giới của Việt Nam từ 1 (thấp) đến 5 (cao)
Quần áo
Thủy sản
Giá trị cho ngành (%)
1,71
3,71
Ngưỡng cao hơn (hạt tiêu)
4,92
4,92
Ngưỡng thấp hơn (nhựa)
0,04
0,04
Giá trị - ngưỡng thấp hơn
1,71 - 0,04 = 1,67
3,71 – 0,04 = 3,67
Cao hơn - ngưỡng thấp hơn
4,92 – 0,04 = 4,88
4,92 – 0,04 = 4,88
(Giá trị - ngưỡng thấp hơn)/(cao hơn - ngưỡng thấp hơn)
1,67 / 4,88 = 0,34
3,67 / 4,88 = 0,75
1 + 4 [(giá trị - ngưỡng thấp hơn) – (Cao hơn - ngưỡng thấp hơn)]
2,36
4,00
Nguồn: Trích từ bảng 6.
Đánh giá các chỉ số để thu được chỉ số phức hợp, tổng hợp.
Bình thường hoá các chỉ số đã được tập hợp thành một chỉ số phức hợp phải là chỉ số được đo lường về giá trị - tất cả những biến số có thể có những giá trị đo lường như nhau hoặc chúng phải phản ánh những giá trị khác nhau về tầm quan trọng, độ tin cậy hoặc những đặc điểm khác của dữ liệu cơ sở. Những phương pháp đánh giá mang lại những biến số khác nhau và có ảnh hướng lớn đến kết quả của chỉ số phức hợp và thứ hạng của một ngành theo một quy mô cụ thể có thể dễ dàng thay đổi với những hệ thống đo lường giá trị khác. Do đó, các phương tiện đo lường giá trị lý tưởng nên được lựa chọn theo một khung khổ về lý thuyết cơ bản hoặc theo cơ sở khái niệm cho chỉ số phức hợp. Một phương pháp được công bố nên sử dụng để xác định các phương thức đo lường giá trị và cần được diễn giải một cách rõ ràng.
Một phương pháp nhằm đưa ra những cách thức đo lường giá trị cân bằng đối với tất cả những chỉ số phụ hoặc những thành tố phụ (có thể gồm các số biến thiên của các chỉ số) hàm ý rằng mỗi nhóm chỉ số có tác động như nhau đối với các diễn biến được đo lường giá trị. Lý do đơn giản và dễ hiểu là tất cả những chỉ số đưa ra cho những phương thức đo lường thông thường nằm ở chỉ số cao hơn kế tiếp. Chẳng hạn như “nhu cầu quốc tế” và “các điều kiện tiếp cận thị trường” đều được đo là 50% đối với “thị trường thế giới” (bảng 45)
Bảng 45: Các chỉ số cho chỉ số phức hợp về tiềm năng xuất khẩu.
Chỉ số phức hợp
Chỉ số phụ
Chỉ số được sử dụng
Xác định giá trị
chỉ số tổng
Chỉ số 1. Hoạt động xuất nhập khẩu hiện hành 1/3
1a. Xuất khẩu của Việt Nam 1/12
Giá trị xuất khẩu năm 2003 1/12
1b. Thị phần thế giới của Việt Nam 1/12
Thị phần của Việt Nam trong xuất khẩu của thế giới năm 2003 1/12
1c. Cân bằng thương mại tương ứng của Việt Nam 1/12
Tỷ lệ thương mại ròng trong tổng thương 1/12
1d. Tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam 1/12
Tăng trưởng giá trị xuất khẩu thời kỳ 1999 và 2003 1/12
Chỉ số 2. Thị trường thế giới 1/3
2a. Sự năng động lượng cầu quôc tế 1/6
Tăng trưởng khối lượng nhập khẩu thời kỳ 1999 và 2003 1/12
Tăng trưởng giá trị nhập khẩu thời kỳ 1999 và 2003 1/12
2b. Các điều kiện tiếp cận thị trường tương ứng của Việt Nam 1/6
Chỉ số về ưu điểm hoặc nhược điểm về thuế quan 1/6
Chỉ số 3. Điều kiện về lượng cung trong nước* 1/3
3a. Chất lượng sản phẩm và hiệu suất của các quy trình sản xuất. 1/6
Năng xuất lao động của các nước xuất khẩu lớn thế giới và khu vực 1/30
Chi phí lao động của các nước xuất khẩu lớn thế giới và khu vực 1/30
Hiện trạng của công nghệ sản xuất 1/30
Những Thách thức và cơ hội về công nghệ 1/30
Chất lượng sản phẩm xuất khẩu 1/30
3b. Tầm quan trọng của liên kết thuận nghịch của những ngành phụ trợ 1/6
Tầm quan trọng của liên kết thuận nghịch liên ngành 1/12
Hiệu quả của những ngành phụ trợ 1/12
* Dựa trên các bản câu hỏi và phỏng vấn trên 80 doanh nghiệp.
Hạn chế
Cần lưu ý rằng những chỉ số chỉ khái quát phần nào những gì diễn ra trên thực tế: với bản chất của mình, chúng chỉ đo lường được những gì có thể xác định được số lượng và có dữ liệu. Hơn nữa, những chỉ số được lựa chọn là những số được quan sát trước đó (còn những gì thuộc về triển vọng lại dựa trên xu hướng tăng trưởng gần đây). Cho dù một phép đo lường những diễn biến gần đây không cần thiết phải đưa ra được những tiên đoán về các xu hướng có thể diễn ra trong tương lai, nhưng nó sẽ mang đến một chỉ dẫn tốt về tình hình hiện tại và nó còn thể hiện những thay đổi về cơ cấu của nền kinh tế thế giới liên quan đến lượng cầu quốc tế.
Các chỉ số phức hợp cũng khá nhạy cảm khi lựa chọn và đánh giá những chỉ số cơ sở. Một vài chỉ số lại có tầm quan trọng hơn những chỉ số khác, tuy nhiên, lại khó có thể thiết lập nên một trật tự về thứ tự do thiếu những tiêu chí rõ ràng. Do đó, cần lưu ý về cách hiểu vấn đề: chỉ số chỉ cung cấp một phương pháp thô sơ về hoạt động và tiềm năng của mỗi ngành. Vì vây, mô hình nên được nhìn nhận dưới dạng một mô hình có tính chất tư vấn, khơi gợi suy nghĩ chứ không phải là một mô hình được thiết lập cụ thể và cho tất cả những giá trị bất biến. Những chỉ số khác có thể được tiến hành lựa chọn. Ví dụ, để nắm bắt được với các điều kiện tiếp cận thị trường, cần thiết phải kết hợp cả hàng rào thuế quan và cả phi thuế quan nhưng cách này lại không dễ dàng thực hiện các phép so sánh định lượng chính xác. Các cách xác định khác bao gồm cách hiểu về tiềm năng xuất khẩu như tác động của kinh tế - xã hội đối với sự đói nghèo và tạo công ăn việc làm. Các cách xác định này được loại bỏ do chúng không phải là phương pháp đánh giá và không thích hợp áp dụng đối với tất cả các ngành.
Cuối cùng, thứ hạng của ngành nghề nên được hiểu một cách thận trọng, đặc biệt khi những khác biệt cơ bản không lớn do có nhiều chỉ số thiếu đi sự chính xác. Tuy nhiên, những thứ hạng rất thấp có thể biểu thị những lĩnh vực có tiềm năng để tiến hành nâng cấp tốt hơn.
Phụ lục 3. Chỉ số thuế ưu đãi
Mục đích của chỉ số này nhằm kiểm chứng xem liệu Việt Nam có thụ hưởng những thuế quan ưu đãi liên quan đến những đối thủ cạnh tranh chính hay không.
Chúng tôi tính toán tỉ lệ thuế tương đương theo giá hàng mà các doanh nghiệp ở Việt Nam và những nước xuất khẩu chính đang phải gánh chịu (ít nhất 5 triệu đôla xuất khẩu hoặc một thị phần thế giới trên 0,5%), đối với mỗi sản phẩm (được xác định tại mức 6 số của Hệ thống mã hàng và mô tả hàng hoá đồng bộ - HS code, ví dụ như HS 030613: Tôm và tôm pađan) và đối với mỗi thị trường nhập khẩu (như Nhật Bản)
Chúng tôi so sánh thuế áp dụng cho Việt Nam với thuế của các nước trung gian (nghĩa là trong ví dụ này, tốp các nước 50% xếp thứ 50), 25% đối với nước có những tỉ lệ thấp nhất (đứng thứ 25) và 5% đối với nước có tỉ lệ thấp nhất (đứng thứ 5).
Chúng tôi tính toán sự chênh lệch giữa thuế áp cho mỗi loại trong ba nhóm (tốp 50%, 25% và 5%) và tỉ lệ được áp cho Việt Nam. Sự chênh lệch ở số dương rõ ràng biểu thị sự đối xử ưu đãi cho Việt Nam trong khi nhóm được ưu đãi vẫn phải đối mặt với thuế cao hơn chứ không phải Việt Nam. Những nước mà sự chênh lệch là 50% hoặc cao hơn thì đạt 10 điểm, còn đối với những nước mà sự chênh lệch là -50% hoặc thấp hơn thì chỉ đuợc -10 điểm.
Tiếp theo, chúng tôi tính toán một mức trung bình cho ba loại chênh lệch trên mỗi sản phẩm và nhà nhập khẩu bằng cách định giá trị gấp đôi sự chênh lệch giữa Việt Nam và những nước hưởng ưu đãi thuế quan nhất ở thị trường Nhật Bản (tốp 5%). Những nước có thể đạt đến 40 điểm (10 trong tốp 50%, 10 trong tốp 25% và 20 trong tốp 5%).
Khi đó, đối với mỗi sản phẩm, chúng tôi tiến hành tổng hợp trên tất cả các thị trường bằng cách định giá trị lãi suất ưu đãi trên quy mô của mỗi thị trường.
Đối với mỗi ngành, chúng tôi tính toán giá trị trung bình của tất cả các sản phẩm thuộc ngành đó.
Số biểu thị kết của của ngành cụ thể không mang ý nghĩa thực tế. Nó chỉ thực sự có ý nghĩa khi được đem so sánh chéo giữa các ngành hàng để xác định số nào có chỉ số cao hoặc thấp. Khi đó, những số được tiêu chuẩn hoá lại tới một phạm vi giữa 1 (thuế cao nhất của tất cả các ngành) và 5 (thuế thấp nhất).
Thuế theo giá hàng được áp dụng cho các nước xuất khẩu một sản phẩm xác định (ví dụ HS 030613 tôm và tôm pađan đông lạnh) tới một thị trường xác định (ví dụ như Nhật Bản).
Phụ lục 4. Chỉ số hấp dẫn thị trường
Chỉ số hấp dẫn thị trường là một phương pháp giản lược để thu hút thị trường nhập khẩu cho các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam. Trái ngược với những phương pháp giản lược khác trong bản báo cáo này (mà được sử dụng nhằm xác định các ngành có tiềm năng xuất khẩu cao), chỉ số hấp dẫn thị trường cho phép xác định những nước mà doanh nghiệp ở Việt Nam có tiểm năng xuất khẩu hơn.
Đối với mỗi sản phẩm, chỉ số hấp dẫn thị trường so sánh vị thế tương quan của các nước nhập khẩu ở 03 lĩnh vực:
- Sự năng động của thị trường nhập khẩu, là lĩnh vực được xác định giá trị bằng sự chênh lệch về sức tăng trưởng của các thị trường nhập khẩu và sự tăng trưởng của hoạt động nhập khẩu thế giới đối với cùng loại sản phẩm. Việc có mặt trong nhóm nước có tốc độ tăng trưởng nhanh có thể tác động tích cực đến tình hình xuất khẩu của Việt Nam.
- Sự phản ánh của các thị trường nhập khẩu từ các hoạt động xuất khẩu của Việt Nam, sự biểu trưng này được xác định bằng bằng sự chênh lệch từ phần của nước nhập khẩu trong xuất khẩu của Việt Nam và xuất khẩu thế giới. Sự phản ánh mạnh mẽ, đặc biệt ở những thị trường lớn đã chứng tỏ rằng doanh nghiệp ở Việt Nam có tiềm năng để xuất khẩu hơn nữa.
- Mở cửa thị trường nhập khẩu đối với sản phẩm từ Việt Nam, là hình thức được xác định giá trị bằng thuế theo giá hàng tương đương mà họ áp cho hàng nhập khẩu từ Việt Nam. Tất cả đều trở nên công bằng và sẽ dễ dàng hơn cho doanh nghiệp Việt Nam khi tiến hành xuất khẩu để mở rộng thị trường hơn là xuất khẩu tới những thị trường còn khá khép kín.
Tất cả ba hình thức đo lường này đều rất quan trọng, do đó, việc kết hợp chúng thành một phương pháp đơn giản có thể cho phép xác định những thị trường nhập khẩu khá năng động và cởi mở và cũng là những thị trường mà Việt Nam hiện đang được phản ánh số liệu. Để đưa ra những phương pháp đo lường có thể so sánh được, là phương pháp diễn giải theo những đơn vị chênh lệch, một chỉ số cần phải được tạo ra cho mỗi chỉ số cơ sở. Phương pháp lựa chọn ở đây là chuyển những giá trị của các chỉ số thành một hệ thống điểm. Hệ thống đưa ra những điểm ít nhất cho những nước có giá trị dưới ngưỡng giá trị cụ thể. Đối với tất cả những giá trị ở giữa hai ngưỡng, công thực áp dụng được thể hiện ở bảng 46.
Sức hấp dẫn của thị trường đối với một ngành là trung bình giá trị của các sản phẩm cơ bản, sự đo lường thực hiện từ những giá trị nhập khẩu của nước nhập khẩu.
Bảng 46. Chỉ số hấp dẫn thị trường: Chỉ số cơ sở và các ngưỡng.
Định giá trị
Chỉ số
Ngưỡng thấp hơn (và các điểm)
Ngưỡng cao hơn (và các điểm)
Công thức tính điểm cho giá trị giữa hai ngưỡng.
Sự năng động của thị trường nhập khẩu
Sự chênh lệch về sức tăng trưởng của thị trường nhập khẩu và hoạt động nhập khẩu thế giới:
Theo giá trị
Theo khối lượng
Chênh lệch <-15% (-5 điểm)
Chênh lệch <-10% (-5 điểm)
Chênh lệch >+15%
(+5 điểm)
Chênh lệch >+10%
(+5 điểm)
Chênh lệch/3
Chênh lệch/2
Sự phản ánh của thị trường nhập khẩu trong xuất khẩu của Việt Nam
Chênh lệch về phần của nước nhập khẩu trong xuất khẩu thế giới và phần của nước nhập khẩu trong xuất khẩu của Việt Nam
Chênh lệch (<0%)
(0 điểm)
Chênh lệch >+10%
(+10 điểm)
Chênh lệch
Sự mở cửa của thị trường nhập khẩu đối với sản phẩm của Việt Nam
Thuế tương đương theo giá hàng được áp cho hàng nhập khẩu từ Việt Nam
Thuế > 30%
(quy mô ngược)
(-10 điểm)
0%
(+10 điểm)
(15% - thuế)/1,5
Tổng số điểm của 03 cách đo lường
(-20 điểm)
(+30 điểm)
Phụ lục 5. Các điều kiện về đầu tư ở Việt Nam, Thái Lan và Trung Quốc: một phép so sánh.
Bảng 47. Các điều kiện đầu tư ở Việt Nam, Thái Lan và Trung Quốc.
Các nhân tố
Việt Nam
Thái Lan – Khu vực 3
Trung Quốc
Sự khác biệt
Chi phí đất đai
Thông thường là 35 đôla/m2
30 đôla/m2
30 đôla/m2
Trung Quốc – cho thuê đất 50 năm
Sở hữu đất đai
Cho thuê đất
Nộp phí rất đơn giản - sở hữu hoàn toàn.
Cho thuê 50 năm.
Thái Lan: Sở hữu đất đai hoàn toàn là một lợi thế lớn.
Trung Quốc có thời hạn cho thuê dài hơn Việt Nam, do đó xếp thứ hai về lợi thế.`
Quy mô đất xây dựng
Thay đổi chủ yếu theo khu công nghiệp ở VN
Khoảng 85%
50-60%
Thái Lan cho phép xây dựng nhiều hơn.
Phí quản lý đất đai.
Ít hơn 1 hécta là 0,9 đôla/m2/năm.
Trên 01 hecta là 0,8đôla/m2/năm.
Các phí trên còn cộng 10% thuế VAT.
20 đôla/Rai/tháng
Chỉ quy định một số khu vực, không phải tất cả.
Việt Nam cao hơn một chút. Trung Quốc và Thái Lan như nhau.
Chi phí xây dựng
Đối với công trình như nhau – chi phí là 24 đôla/feet vuông (01 feet = 0,3048 m2)
Nhà máy chất lượng cao tiêu chuẩn phương Tây – 22 đôla/feet vuông
Đối với công trình như nhau – 25 đôla/feet vuông
Sự chênh lệch nhỏ có lợi cho Thái Lan.
Các tiện ích
Đắt đỏ hơn
Như nhau
Như nhau
Không có sự khác nhau giữa Thái Lan và Trung Quốc – Việt Nam đắt hơn.
Thuế
1. Đối với EPZ – tỉ lệ thuế 10% - miễn thuế 08 năm
2. Đối với IP và 80 nhập khẩu - tỉ lệ thuế là 10% - 02 năm miễn thuế - 02 năm tiếp theo tính 50%.
3. 50-80% xuất khẩu – tỉ lệ thuế 15% - 02 năm miễn thuế và 02 năm tiếp theo tính 50%.
4. Nhỏ hơn 50% nhập khẩu – tỉ lệ thuế 15% , 02 năm miễn thuế và 02 năm tiếp theo tính 50%.
Thái Lan miễn thuế 08 năm đối với các dự án BOI và 5 năm tiếp theo tính ở mức 50%.
Các khấu trừ khác đối với vận chuyển, điện, nứơc là 10 năm và cộng thêm các khoản khấu trừ khác.
02 năm miễn thuế - 03 năm tính ở mức 50%.
Rõ ràng là Thái Lan tốt hơn.
Thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu thô.
Phải đóng thuế nhập khẩu rổi yêu cầu miễn trừ khi xuất khẩu.
05 năm miễn trừ, 75% miễn trừ cho nhập khẩu các mặt hàng bán trong nước.
Không có thuế hải quan nếu chỉ là xuất khẩu.
Thái Lan vẫn có một chút lợi thế hơn.
Thuế giá trị gia tăng
0-20% - Xuất khẩu được miễn, nhưng thủ tục không đơn giản như thông báo.
7%
17%
Thái Lan đánh thuế thấp hơn và cũng dễ dàng hơn trong hoàn thuế xuất khẩu.
Chuyển đổi đồng tiền.
Không thể hoán đổi
Hoàn toàn có thể hoán đổi.
Không thể hoán đổi
Thái Lan hoàn toàn có lợi thế hơn.
Thuế đối với các khoản tiền được chuyển.
Tới 10% tuỳ thuộc vào quy mô đầu tư - tuỳ mỗi lần chuyển tiền ra nước ngoài.
10% đối các tiền lãi cổ phần.
Lợi nhuận được miễn trừ thuế
Trung Quốc có lợi thế hơn.
Giá của các loại chi phí.
Cao và không thể dự đoán trước – Việt Nam nên lưu ý thêm về lĩnh vực này.
Thái Lan đắt hơn một chút
Trung Quốc rẻ hơn một chút.
Thái Lan và Việt Nam cần giảm những chi phí này – Việt Nam cần chú ý về tính dự báo.
Lao động không có chuyên môn.
45 đôla ở Hà Nội và Tp. HCM, 35-40 đôla ở những thành phố khác. Đối với lĩnh vực An ninh xã hội, công thêm 15%.
Lương tối thiểu của khu vực 3 của Thái Lan là 70 đôla/tháng.
Lương cho công nhân không có chuyên môn ở Trung Quốc là 60 đôla một tháng
Trung Quốc trông có vẻ rẻ hơn nhưng các khoản trợ cấp trên thực tế làm cho chi phí này ở Trung Quốc trở nên đắt hơn.
Lao động có chuyên môn.
Khó có thể tìm được các nhà quản lý giỏi, cán bộ tài chính và kỹ sư – lao động có chuyên môn khoảng 150đôla/tháng, nhân viên văn phòng cũng tương tự hoặc ít hơn một chút.
Thái Lan cạnh tranh nhờ vị trí giữa do Trung Quốc và Việt Nam phải cộng thêm các khoản phụ cấp làm cho các mức lương có sự so sánh hơn.
Trung Quốc có mức chi phí tương đồng do các mức trung gian, nhưng lại rẻ hơn đối với những vị trí cao hơn.
Thái Lan đắt hơn đối với quản lý trình độ cao, kỹ sư... nhưng đội ngũ quản lý và kế toán dồi dào hơn ở Việt Nam. Trung Quốc có ưu thế thực sự do giá cả của ngành quản lý và kỹ thuật thấp hơn, đội ngũ nhân lực dồi dào.
Các ngành hỗ trợ.
Việt Nam vẫn chưa có được nhiều ngành hỗ trợ để cung cấp nguyên liệu thô, lắp ráp phụ... Nhập khẩu hầu hết các nguyên liệu thô và những vật phẩm chưa được chế biến khi có nhu cầu.
Thái Lan có nhiều các ngành hỗ trợ có thể sẵn sàng cung cấp nguyên liệu, dịch vụ...
Trung Quốc có nhiều ngành hỗ trợ ở những khu vực lớn nằm dọc theo bờ biển và các thành phố lớn.
Trung Quốc và Thái Lan co ưu thế hơn Việt Nam.
Chi phí vận chuyển một công-ten-nơ 40 feet.
Hơn 2,500 đôla
Hơn 2.000 đôla
Dưới 2.000 đôla
Lợi thế thuộc về Trung Quốc.
Các phụ phí của xếp tàu
Đắt hơn so với Thái Lan và Trung Quốc.
Thái Lan rẻ hơn
Trung Quốc đắt hơn một chút
Một chút lợi thế dành cho Thái Lan.
Bảo hộ sở hữu trí tuệ
Yếu nhưng đang được cải thiện.
Thái Lan mạnh hơn.
Trung Quốc yếu
Rõ ràng Thái Lan bảo hộ mạnh hơn.
Luật pháp
Yếu nhưng đang được cải thiện
Thái Lan mạnh ở lĩnh vực này.
Đã được củng cố nhưng ở một số khu vực vẫn cần phải cải thiện.
Thái Lan mạnh hơn nhưng Trung Quốc chặt chẽ hơn.
Tính tiên lượng của luật pháp và chính sách Chính phủ.
Không thể dự báo trước.
Có thể
Có thể
Trung Quốc và Thái Lan như nhau nhưng Việt Nam vẫn cần cải tiến hơn nữa ở một số khu vực.
Quy mô về thị trường trong nước.
Thị trường trong nứoc của Việt Nam lớn hơn Thái Lan nhưng GDP của Việt Nam lại thấp hơn. Thị trường trong nước của Việt Nam không lớn bằng của Trung Quốc và cũng nhỏ hơn so với quy mô trung bình.
Quy mô thị trường trong nước của Thái Lan tăng lên do AFTA (Hiệp định về Khu vực tự do Thương mại ASEAN) và có khả năng thúc đẩy FTA (Hiệp định Tự do Thưong mại) với Trung Quốc.
Thị trường trong nước của Trung Quốc rộng lớn hơn.
Lợi thế thuộc về Trung Quốc.
Chất lưọng cuộc sống của những cán bộ nước ngoài.
Việt Nam có nhiều cải thiện ở hai thành phố Hà Nội và Tp. HCM.
Thái Lan tiện nghi hơn trừ khi được so sánh với Thượng Hải.
Trung Quốc có nhiều cải thiện.
Thái Lan cung cấp những hoạt động có phạm vi rộng hơn.
Chi phí hỗ hợ cho cán bộ nước ngoài
Chi phí về nhà cửa đắt hơn Thái Lan. Thực phẩm, người giúp việc ở Thái Lan và Việt Nam rẻ hơn ở Trung Quốc.
Rẻ hơn về chi phí nhà cửa, thức án và các chi phí khác.
Đắt hơn đối với các chi phí cho nhà cửa, thức ăn và những chi phí khác.
Thái Lan rẻ hơn.
Christopher W. Runckel, “Việt Nam - Mở cửa cho Kinh doanh?” 2003 (www.business-in-asia.com/vn_industrial.html).
“Khi các nhà đầu tư tìm kiếm địa điểm để đầu tư, họ thường nhìn vào Việt Nam, Thái Lan và Trung Quốc để quyết định. Chúng tôi đã liệt kê tất cả các điều kiện của 03 nước theo quan điểm của mình về những điểm mạnh và điểm yếu của mỗi nước như đối với một địa điểm để xây dựng nhà máy hoặc để bắt đầu và mở ra một hoạt động kinh doanh mới. Đối với Thái Lan, chúng tôi đã sử dụng Ban Đầu tư của Thái Lan, Khu vực 3, đặc biệt là khu vực xung quanh Rayong và vùng ven biển phía Đông. Băng - cốc và vùng ngoại ô thường không có sự cạnh tranh về giá cả khi một hoạt động không cần phải có kỹ thuật cao hoặc chuyên môn về Mỹ thuật, do đây là những lĩnh vực dễ tìm thấy ở Băng - cốc và khu vực xung quanh thành phố do kinh nghiệp khá lâu năm của Thái Lan đối với đầu tư nước ngoài.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đánh giá tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam.doc