Đề tài Đánh giá tình hình xuất nhập khẩu Việt Nam sang thị trường Mỹ - Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu

Hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam và Mỹ đã có nhiều biến đổi tích cực qua các năm. Những thành tựu đạt được rất khả quan, Việt Nam từng bước trở thành đối tác quan trọng của Mỹ trong hoạt động ngoại thương. Hàng hóa Việt Nam ngày càng được người tiêu dùng Mỹ tin tưởng và ưa chuộng. Đó là nhờ vào sự nỗ lực và thay đổi không ngừng của các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, đây cũng là thị trường có những tiêu chuẩn, qui định khắt khe, đòi hỏi hàng hóa nhập khẩu phải được kiểm tra và đạt yêu cầu. Môi trường cạnh tranh khắt nghiệt, Việt Nam phải cạnh tranh với những đối thủ lớn. Như vậy, đòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu Việt Nam phải không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh, tìm hiểu sâu sát thị trường, và có những kế hoạch, giải pháp kịp thời phù hợp với từng giai đoạn, sự kiện.

doc109 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2708 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá tình hình xuất nhập khẩu Việt Nam sang thị trường Mỹ - Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
(%) 2007 134966 212,666 - - 1.911,46 11,12 2008 106393 210,770 -2 -0.89 2 .111,18 9,98 2009 128050 196,674 -14 -6.68 1.730,60 11,36 6T/2010 75775 113,012 - - 921,31 12,26 Nguồn: Tổng cục thống kê Có thể nhận thấy Mỹ là thị trường hấp dẫn cho cà phê Việt Nam khi luôn xếp hạng 2 trong các nước mà Việt Nam xuất khẩu cà phê. Tuy vậy kim ngạch cà phê xuất sang Mỹ đang giảm trong các năm qua, cụ thể năm 2008 giảm 1,896 triệu USD so với 2007 (tương đương giảm 0.89%), và năm 2009 giảm 14,096 triệu USD so với 2008 (giảm 6.68%). Đầu năm 2010 thị trường Mỹ đã có dấu hiệu khởi sắc, tổng kim ngạch xuất khẩu trong 7 tháng năm 2010 là 138651 triệu USD, nếu tiếp tục giữ đà phát triển này thì đến cuối năm 2010 dự báo kim ngạch cà phê Việt nam vào Mỹ sẽ là 235 triệu USD. Những thuận lợi và khó khăn của hoạt động xuất khẩu cà phê sang Mỹ Thuận lợi Sản lượng cà phê cung ứng của Việt Nam có tiềm năng rất dồi dào : nhiều vùng trồng cà phê được quy hoạch. Đất đai màu mỡ, khí hậu nhiệt đới thuận lợi cho việc trồng cà phê. Thị trường Mỹ có tốc độ tăng trưởng ổn định, đặc biệt là cà phê(2-3%/năm). Cà phê Việt Nam rất thích hợp cho việc pha chế ở Mỹ và nhu cầu về cà phê năm 2010 đang tăng trở lại tại thị trường này. Và cà phê Robusta của Việt Nam không phải đối chọi với các kình địch lớn. Khó khăn Chất lượng cà phê Việt Nam còn thấp dẫn đến giá mua không bằng các nước khác, nguyên nhân một phần là do ta chưa triển khai triệt để quy trình sản xuất cà phê bền vững và thân thiện môi trường. Xu hướng người tiêu dùng Mỹ chuyển sang sử dụng các loại cà phê chất lượng cao và có xuất xứ rõ ràng. Bên cạnh đó rào cản kĩ thuật là một kho khăn lớn cho xuất khẩu và ta chưa có thương hiệu cà phê nổi tiếng để tạo dựng niềm tin nơi khách hàng. Các đối tác Mỹ thì không thích làm việc qua trung gian, coi trọng luật lệ và luôn đòi hỏi chuyện làm ăn phải nhanh chóng, rõ ràng. Trong khi đó, các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu cà phê vào Mỹ hiện vẫn chủ yếu thông qua trung gian. Để đẩy mạnh xuất khẩu cà phê sang Mỹ, cần áp dụng các quy trình, các chuẩn quốc tế vào trồng trọt và chế biến cà phê để tạo ra các sản phẩm chất lượng cao vượt qua rào cản kĩ thuật và đáp ứng nhu cầu cao cấp của thị trường Mỹ. Bên cạnh đó cần làm rõ nguồn gốc xuất phẩm, in lên bao bì để khách hàng tiện kiểm tra. Đó cũng chính là điều kiện để tăng giá bán sản phẩm. Tạo dựng thương hiệu cà phê Việt Nam trên đất Mỹ, tăng cường xúc tiến, cử dại diện giỏi sang đàm phàn ký kết trực tiếp với đối tác, loại bỏ các khâu trung gian để giảm chi phí và nâng cao lợi nhuận. Hạt điều Hạt điều có giá trị dinh dưỡng cao và đặc biệt tốt cho những người mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, người béo phì ăn kiêng. Lá và vỏ cây điều cũng như vỏ đỏ bao điều nhân chứa những thành phần thảo mộc tốt cho sức khỏe, giúp tiêu diệt các loại vi khuẩn và mầm bệnh, giúp chữa tiêu chảy, tăng sinh lực và làm giảm sốt, giảm lượng đường trong máu, giảm huyết áp và nhiệt độ cơ thể. Hạt điều cũng chứa những acid béo giúp giảm nguy cơ các bệnh tim mạch. Với những đặc điểm dinh dưỡng trên, không khó lý giải về nhu cầu tiêu thụ hạt điều tại Mỹ, nơi có tỷ lệ béo phì cao chiếm tới 66% dân số Mỹ, trong đó, 23 bang có tỷ lệ người trưởng thành béo phì tăng vọt so với năm ngoái, không có bang nào có tỷ lệ giảm, 30 bang có tỷ lệ trẻ béo phì vượt 30% (tính đến tháng 11/2009). Các tiêu chuẩn để xuất khẩu hạt điều : Tiêu chuẩn TCVN 4850:1998 của Việt Nam và AFI của Mỹ Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000 Tiêu chuẩn chỉ tiêu vệ sinh nông sản thực phẩm chế biến HACCP Tiêu chuẩn RFC Tình hình xuất khẩu hạt điều sang Mỹ Hạt điều Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ khá lớn, trong nhiều năm Mỹ luôn là thị trường nhập khẩu sản phẩm này lớn nhất của Việt Nam, chiếm khoảng 30% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hạt điều cả nước. Biều đồ: Các thị trường xuất khẩu chính sản phẩm hạt điều của Việt Nam giai đoạn 2007 – 6T/2010 Nguồn: Tổng cục thống kê Bảng: Tính hình xuất khẩu sản phẩm hạt điều sang thị trường Mỹ giai đoạn 2007 – 6T/2010 Năm Sản lượng (ngàn tấn) Kim ngạch (triệu USD) Mức tăng (giảm) xuất khẩu KNXK cà phê cả nước (triệu USD) Tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê cả nước (%) Tuyệt đối (triệu USD) Tương đối (%) 2007 52,9 211,5 - - 645,115 32,78 2008 48,6 249,6 38,1 18,01 911,019 27,39 2009 53.2 255,2 -5,6 -2,243 846,7 30,14 6T/2010 25,4 138,9 - - 425 32,68 Nguồn: Tổng cục thống kê Năm 2008 có thể coi là năm thành công của hạt điều VIệt Nam xuất khẩu sang Mỹ khi đạt kim ngạch 267 triệu USD, cao hơn năm 2007 40 triệu USD, đạt mức tăng trưởng 17,62%. Sang năm 2009 nền kinh tế thế giới suy thoái làm cho cầu về hạt điều tại Mỹ cũng giảm theo, cụ thể xuất khẩu hạt điều sang Mỹ giảm 12 triệu USD, tương ứng giảm mức tăng trưởng 4,49%. 7 tháng đầu năm 2010 con số này là 184 triệu USD, một dấu hiệu tốt báo hiệu kim ngạch điều vào Mỹ sẽ tăng nhiều hơn 2008. Hai đối thủ cạnh tranh chủ yếu vào thị trường Mỹ với điều Việt Nam là Ấn Độ và Brazil, trong đó ưu thế lớn nhất thuộc về Ấn độ khi họ sử dụng nhiều nguồn nguyên để sản xuất, tiếp theo là Brazil với ưu thế về khoảng cách địa lý, thuận tiện xuất khẩu sang Mỹ. Kim ngạch xuất khẩu hạt điều Việt Nam vào Mỹ trung bình mỗi năm hơn 200 triệu USD. Biểu đồ: Tỉ trọng sản lượng Điều của các nước năm 2008 (%). Nguồn: VINACAS Những thuận lợi và khó khăn của hoạt động xuất khẩu hạt điều sang Mỹ Thuận lợi Hình thành nhiều doanh nghiệp xuất khẩu điều với nhiều nhà máy chế biến điều công suất cao, không những sử dụng triệt để nguồn nguyên liệu trong nước mà còn nhập khẩu nguồn nguyên liệu từ nước ngoài với số lượng lên đến hàng trăm nghìn tấn và luôn trong trạng thái sãn sàng cung ứng cho nhu cầu thế giới. Các tiêu chuẩn thế giới đang dần được áp dụng vào quy trình trồng trọt và chế biến điều tại Việt Nam giúp cải thiện chất lượng sản phẩm, nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm, gia tăng sức cạnh tranh trên trường thế giới, trong đó có thị trường Mỹ. Khó khăn Các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu điều chủ yếu là vừa và nhỏ, thiếu các điều kiện cần thiết như vốn, công nghệ, kỹ năng quản lý, tiếp cận thị trường. Do đó dễ bị các nhà đầu cơ nước ngoài thao túng, ép giá. Khí hậu, thời tiết đã và sẽ diễn biến phức tạp, sâu bệnh gây hại điều vẫn luôn là khó khăn thường trực đối với ngành điều. Các rào cản kỹ thuật trong thương mại như : quy định kỹ thuật, tiêu chuẩn, đặc biệt là tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm là một yêu cầu bắt buộc phải có, nhất là các sản phẩm xuất khẩu. Đây cũng được xem là một thách thức đối với xuất khẩu nhân hạt điều Việt Nam. Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm điều sang thị trường Mỹ Liên kết các nhà chế biến, xuất khẩu nhỏ lẻ với nhau để tăng vị thế, tăng quy mô và vốn. Tham gia vào các hiệp hội xuất khẩu điều nhằm nắm rõ thông tin một cách nhanh chóng chính xác, tránh bị các nhà đầu cơ nước ngoài làm giá. Trồng các loại điều có năng suất cao, khả năng chống sâu bệnh tốt, tiếp tục áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế vào chế trồng trọt, chế biến, tạo ra nhiều mặt hàng chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu cao cấp của thị trường Mỹ cũng như vượt qua các rào cản kỹ thuật tại thị trường này. Túi xách, ví, vali, mũ & ô dù Mỹ là quốc gia có nền kinh tế phát triển, nhu cầu tiêu dùng của người dân ở đây là rất lớn, trong đó có nhu cầu đi chơi du lịch. Người Mỹ thường đi chơi, du lịch vào cuối tuần hay các dịp lễ, họ thường đi chung với bạn bè, gia đình, rất ít khi người Mỹ đi chơi một mình. Và vali, túi xách, mũ, ô dù là những vật dụng được họ ưu tiên mua sắm trước nhất. Ngoài ra, những vật dụng, đồ dùng đơn giản có in hình, logo công ty như mũ, ví, túi xách…cũng được các doanh nhân Mỹ tặng cho đối tác làm quà kỷ niệm. Vì đây là một mặt hàng nằm trong ngành hàng dệt may nên các quy định về xuất khẩu, đối thủ cạnh trạnh vào Mỹ đối với mặt hàng này tương tự như ngành dệt may Tuy là mặt hàng mới được đưa vào Mỹ trong những năm gần đây nhưng mặt hàng túi xách, ví, vaili, mũ & ô dù đã thể hiện mình là mặt hàng tiềm năng với kim ngạch trung bình đạt hơn 200 triệu USD/năm, cao nhất so với các thị trường khác. Cụ thể, năm 2007 đạt 204 triệu USD, năm 2008 tăng 15% đạt 235 triệu USD, năm 2009 tuy có giảm vì tình hình thế giới nhưng vẫn đạt mốc 224 triệu USD. Chỉ trong vòng 7 tháng năm 2010, mặt hàng này đã xuất sang Mỹ được 186 triệu USD, ước tính đến cuối năm con số này có thể lên đến hơn 300 triệu USD. Bảng: Tình hình xuất khẩu sản phẩm túi xách, ví, vali, mũ & ô dù sang thị trường Mỹ giai đoạn 2007 – 6T/2010 Năm Kim ngạch (triệu USD) Mức tăng (giảm) xuất khẩu KNXK cà phê cả nước (triệu USD) Tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê cả nước (%) Tuyệt đối (triệu USD) Tương đối (%) 2007 204 - - 634 32,17 2008 235 31 15.20 833 28,21 2009 224 -11 -4.68 731 30,64 6T/2010 157 - - 450 34,88 Nguồn: Tổng cục thống kê Những năm vừa qua, Mỹ luôn là thị trường nhập khẩu sản phẩm túi xách, ví, vali, mũ & ô dù lớn nhất của Việt Nam,, chiếm khoảng 30% tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm sản phẩm này của cả nước. Biểu đồ: Các thị trường nhập khẩu sản phẩm túi xách, vali, mũ & ô dù chính của Việt Nam giai đoạn 2007 – 6T/2010 Nguồn: Tổng cục thống kê Những thuận lợi và khó khăn của hoạt động xuất khẩu sang Mỹ Thuận lợi Đây là các mặt hàng có thế mạnh về nhân lực, nguyên liệu; hơn thế, nó dễ đi vào các mặt hàng "ngách" ít chịu tranh chấp thương mại... phù hợp với năng lực doanh nghiệp Việt Nam Chúng ta có thể tự sản xuất mặt hàng này mà không phải gia công, không phụ thuộc vào nguyên liệu nước ngoài, nguyên liệu, phụ liệu có thể tìm kiếm trong nước khá dễ dàng như da bò, da cá sấu hay túi bằng nhựa, vải. Nhu cầu về mặt hàng này là rất lớn, không chỉ tại thị trường Mỹ mà còn nhiều thị trường khác như EU, Nhật… Khó khăn Vì đây mặt hàng mới nên ít doanh nghiệp sản xuất dẫn đến sản lượng và mẫu mã sản xuất ra chưa nhiều, chưa đa dạng, không đáp ứng dủ nhu cầu tại thị trường Mỹ. Các doanh nghiệp của ta chủ yếu là nhỏ lẻ, tự sản xuất, tự xuất khẩu, dẫn đến giá bán không đồng nhất, dễ gặp nguy cơ bị Mỹ kiện bán phá giá. Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu nhóm sản phẩm túi xách, vali, mũ & ô dù sang thị trường Mỹ Tuyển chọn nhân công có trình độ, tay nghề đồng đều để sản xuất ra các sản phẩm đồng chất lượng. Ưu tiên sử dụng các nguyên liệu thân thiện với môi trường, đa dạng hóa sản phẩm, sản xuất thêm các sản phẩm ở phân khúc cao cấp. Các doanh nghiệp có thể tự sản xuất, nhưng khi xuất khẩu nên liên kết với nhau, thống nhất mức giá chung, xuất khẩu trực tiếp, không qua trung gian để giảm chi phí và tránh bị kiện bán phá giá. Về phía nhà nước, cần giảm dần và tiến tới ngưng hẳn việc hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất mặt hàng này. Làm như vậy, doanh nghiệp sẽ nỗ lực hết mình để vươn lên, để tồn tại, đồng thời tránh được việc Mỹ kiện mặt hàng được trợ cấp từ nhà nước. Tình hình nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường Mỹ giai đoạn 2006 – 7T/2010: Tổng quan tình hình nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ: Năm KNNK (Ngàn USD) Tốc độ tăng so với cùng kỳ năm trước (%) 2006 987.043 14,39 2007 1.699.676 72,20 2008 2.635.288 55,05 2009 3.009.392 14,20 7T/2010 2.017.551 34,36 Nguồn: Theo tổng cục thống kê và số liệu thống kê của Bộ Công thương So với tình hình xuất khẩu sang thị trường Mỹ, thì tình hình nhập khẩu cũng liên tục tăng nhanh, đặc biệt từ sau Hiệp định thương mại Việt Mỹ và sau đó là sự kiện Việt Nam chính thức gia nhập WTO. Năm 2006, kim ngạch nhập khẩu từ Mỹ đạt 987.043 ngàn USD, chiến 2,2% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước, như vậy nhập khẩu từ Mỹ tăng trưởng 14,39% so với năm 2005. Năm 2007, tốc độ tăng tưởng so với năm 2006 đạt con số vượt bậc, lên tới 72,2% (tăng trưởng nhập khẩu của cả nước so với 2006 chỉ đạt xấp xỉ 40%) với kim ngạch nhập khẩu đạt gần 1,7 tỷ USD so với kim ngạch nhập khẩu của cả nước là 62,7 tỷ USD. Các sản phẩm nhập khẩu chủ yếu vẫn là sản phẩm cần công nghệ, kỹ thuật và nguyên phụ liệu sản xuất như: máy móc, thiết bị, phụ tùng; ô tô; chất dẻo nguyên liệu; nguyên phụ liệu cho ngành dệt may, da giày; … Tiếp tục với tốc độ tăng trưởng nhập khẩu đó, năm 2008 Việt Nam nhập khẩu từ Mỹ đạt con số về kim ngạch gần 2,7 tỷ USD chiếm 3,36% so với kim ngạch nhập khẩu cả nước, mức tăng trưởng so với năm 2006 đạt đến 55,05%. Về các mặt hàng nhập khẩu, ta thấy hầu như kim ngạch nhập của các mặt hàng đều tăng, trong đó có các loại bông và thức ăn gia súc đạt mức tăng vượt trội đến hơn 100%. Bước sang năm 2009, dưới sức ảnh hưởng kinh khủng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới lên nền kinh tế toàn cầu, kinh tế Việt Nam cũng có sự khựng lại. Cùng với lao đao của nền kinh tế Mỹ thì nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường này cũng bị hạn chế. Kim ngạch nhập khẩu chỉ đạt hơn 3 tỷ, với mức tăng trưởng giảm xuống còn 14,2% so với năm 2008. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu tựu trung lại vẫn là những mặt hàng đòi hỏi cao về khoa học – công nghệ và nguyên phụ liệu cho sản xuất trong nước. Trong 7 tháng đầu năm 2010, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ thị trường này đã vượt mức 2 tỷ USD, chiếm 4,4% trong tổng kim ngạch, tăng 34,36% so với 7 tháng năm 2009. Trong 7 tháng đầu năm này, Việt Nam đã nhập từ thị trường Mỹ khoảng 35 mặt hàng, trong đó có 13 mặt hàng kim ngạch giảm (chiếm 37,1% trong tổng số mặt hàng), đó là: ôtô nguyên chiếc các loại giảm 35% so với 7 tháng năm 2009 đạt 44,7 triệu USD; sắt thép các loại giảm 27,43% so với 7 tháng năm so với cùng kỳ đạt 13,5 triệu USD; nguyên phụ liệu thuốc lá giảm 1,66% đạt 12,2 tiệu USD….Trong đó giảm nhiều nhất là mặt hàng bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc, giảm 38,18% so với 7 tháng năm 2009, đạt trên 1 triệu USD. Và trong tất cả các mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ thì máy móc, thiết bị dụng cụ, phụ tùng vẫn tiếp tục dẫn đầu về kim ngạch nhập khẩu với kim ngạch đạt 433,8 triệu USD, chiếm 21,5% trong tổng kim ngạch nhập khẩu từ thị trường, tăng 9,86% so với cùng kỳ năm 2009. Đứng thứ hai về kim ngạch là mặt hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu với kim ngạch 282,6 triệu USD chiếm 14,01% trong tổng kim ngạch, tăng 189,47% so với cùng kỳ năm 2009. Nói tóm lại, nền kinh tế Việt Nam từ sau khi bình thường hóa quan hệ với Mỹ và đặc biệt từ sau Hiệp định thương mại Việt Mỹ có hiệu lực, trao đổi hàng hóa 2 bên Việt Mỹ đã có những chuyển biến đáng kể. Bên cạnh sự gia tăng rất nhanh về xuất khẩu sang Mỹ thì Mỹ cũng là thị trường nhập khẩu lớn của Việt Nam. Nhìn chung thì Việt Nam nhập khẩu nhiều từ Mỹ phần lớn vẫn là công nghệ, kỹ thuật, những sản phẩm đòi hỏi khoa học – công nghệ cao, phức tạp và nhiều nguyên phụ liệu cho chính những sản phẩm xuất khẩu chủ lực của ta như dệt may, da giày, … Về quy luật bù trừ trong 1 nền kinh tế toàn cầu thì việc tăng xuất khẩu đi đôi với tăng nhập khẩu đó là chuyện không thể tránh khỏi, và có thể coi là một nguyên tắc hết sức bình thường trong thương mại quốc tế. Tuy nhiên, không phải nói như thế thì chúng ta cứ để cho các doanh nghiệp Việt Nam cứ cảm thấy thiếu gì là nhập nấy được, cần phải kiểm soát tốt việc nhập khẩu của các doanh nghiệp, nếu không sẽ rất dễ dàng sa vào con đường nhập siêu ngoài kiểm soát, trong khi chính nội lực nền kinh tế lại có thể đáp ứng được. Một cách vô hình dung chúng ta sẽ tự bóp chết chúng ta, ngành này đúng ra hỗ trợ ngành kia bỗng dưng bị chính ngành kia bóp chết. Nghiên cứu một vài mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam từ thị trường Mỹ ta có thể nhìn rõ hơn về hiện trạng nhập khẩu của chúng ta và tìm ra giải pháp nhằm thúc đẩy nền kinh tế nói chung và giải pháp hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng. Ô tô nguyên chiếc: Tình hình chung: Tình hình nhập ô tô nguyên chiếc từ thị trường Mỹ giai đoạn 2006 – 7T/2010 Năm KNNK (ngàn USD) Tỷ trọng trong tổng KNNK từ Mỹ (%) Tỷ trọng trong tổng KNNK từ các nước (%) Tốc độ tăng so với cùng kỳ năm trước (%) 2006 22.350 2,26 10,51 - 29,08 2007 142.059 8,36 24,53 535,61 2008 255.371 9,69 24,56 79,76 2009 269.890 8,97 21,27 5,69 7T/2010 44.789 2,22 9,07 - 35 Nguồn: Theo Tổng cục thống kê và số liệu thống kê của Bộ Công thương Ô tô là một mặt hàng mà ta 100% phải nhập khẩu từ nước ngoài kể cả ô tô nguyên chiếc và phụ tùng lắp ráp ô tô đặc biệt là từ những nước có công nghệ kỹ thuật hiện đại và phát triển nhanh như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Đức, Trung Quốc, … Và việc nhập khẩu ô tô vào Việt Nam ngày càng trở nên phổ biến và tăng nhanh do nhu cầu của cuộc sống ngày càng tăng cao và nền kinh tế ngày càng mở cửa. Và Hoa Kỳ là một trong những thị trường lớn thường xuyên cung cấp mặt hàng này cho chúng ta. Cơn sốt nhập xe nguyên chiếc khởi động từ năm 2003, tiếp tục năm 2004 và bùng phát mạnh trong những tháng đầu năm khi quy định cấm nhập khẩu xe máy được bãi bỏ. Năm 2006, chúng ta nhập hơn 1000 chiếc ô tô với tổng giá trị đạt hơn 22 triệu USD, chiếm 10,51% trong tổng kim ngạch nhập khẩu ô tô của cả nước, mặc dù so với năm 2005 thì lượng này đã giảm đến hơn 29%. Như vậy sự sút giảm này không chỉ ở thị trường Mỹ mà lượng nhập khẩu giảm ở cả các thị trường khác. Giải thích cho sự sụt giảm là do người dân có xu hướng chờ thuế giảm. Năm 2007, Việt Nam gia nhập WTO, lộ trình giảm thuế đối với hầu hết các mặt hàng đều được minh bạch theo từng năm, trong đó đáng chú ý nhất là việc mở cửa thị trường cho các loại xe nhập khẩu và đặc biệt là các quyết định giảm thuế nhập khẩu. Bộ Tài chính đã đưa ra 3 quyết định giảm thuế kéo mức thuế suất thuế nhập khẩu ôtô nguyên chiếc từ 90% xuống còn 60% và đây chính là “đòn bẩy” mạnh nhất đẩy thị trường ôtô nhập khẩu Việt Nam lên “cao trào”. Chưa kể đến việc, trong năm này, có số lượng xe cao cấp, sang trọng nhập khẩu nhiều nhất, trong đó có thể kể đến hàng loạt mẫu xe có giá trị vài trăm nghìn USD/chiếc và thậm chí trên 1 triệu USD/chiếc, đây cũng là 1 nguyên nhân kéo giá trị nhập khẩu ô tô nguyên chiếc tăng cao. Lượng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu của cả năm lên tới con số 30.471 chiếc, bằng 178,7% so với năm ngoái, nâng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này của cả nước lên con số 593 triệu USD. Xét riêng trên thị trường Mỹ lượng ô tô nhập khẩu cũng tăng một cách khủng khiếp tới 535,61% so với năm 2006, vượt mức 142 triệu USD về kim ngạch nhập khẩu, chiếm đến 8,36% tổng kim ngạch nhập khẩu từ thị trường Mỹ và chiếm 24,53% tổng kim ngạch nhập khẩu ô tô nguyên chiếc của cả nước. Trên đà đó, năm 2008, mặc dù kinh tế gặp khó khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, lượng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu tiếp tục gia tăng với một tốc độ cũng khá cao và đạt mức cao kỷ lục; giá trị kim ngạch nhập khẩu các loại ô tô nguyên chiếc cả nước đạt hơn 1 tỷ USD, với số lượng xe đạt 50.400 chiếc. Trong năm này, Việt Nam nhập tổng cộng gần 10 ngàn chiếc ô tô từ thị trường Mỹ, với tổng giá trị đạt trên 255 triệu USD, tăng gần 80% so với năm 2007 và chiếm 24,56% trong tổng kim ngạch nhập khẩu ô tô nguyên chiếc của cả nước. Giải thích cho kỷ lục này, giới phân tích cho rằng đó là do hệ quả từ năm 2007 để lại. Tuy nhiên năm 2007, với 3 lần giảm thuế nhập khẩu, kéo giá ô tô giảm mạnh, thì việc gia tăng lượng nhập khẩu không khó để giải thích, trong khi năm 2008 thuế suất thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc cũng có đến 2 lần liên tiếp tăng trở lại vào tháng 3 và tháng 4, đưa từ mức 60% lên 83%, lại khiến lượng xe nhập khẩu tăng vọt ngay trong thời điểm đó là do đâu. Có thể nói 2008 là năm nhiều biến động nhất từ trước tới nay của thị trường ô tô nhập khẩu. Lý giải dễ hiểu nhất chính là trong khi thị trường vẫn đang sôi động, các nhà nhập khẩu đã tiến hành nhập khẩu ồ ạt để tránh các mức thuế mới trong khi người tiêu dùng cũng tranh thủ mua để tránh mức giá mới được dự báo là sẽ tăng mạnh theo thuế tạo ra các trào lưu tranh thủ nhập khẩu “chạy” thuế và mua “chạy” giá đã tạo nên những cơn sốt “nóng”, “lạnh” bất thường của thị trường. Bước sang năm 2009, trái với những dự đoán tự trước là nhập khẩu ô tô sẽ giảm mạnh, thì năm nay lượng nhập lại tiếp tục tăng và làm nên 1 con số kỷ lục mới, so với năm 2008, kim ngạch nhập khẩu ôtô nguyên chiếc đã tăng đến 22% về giá trị với tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước đạt đến 1,26 tỷ, tổng lượng ô tô nhập đạt trên con số 80 ngàn chiếc. Trong đó, riêng thị trường Mỹ chiếm 21,27% với hơn 10 ngàn chiếc ô tô đạt tổng giá trị đến 270 triệu USD, tăng 5,69% so với năm 2008. Sau những bước tăng vọt ở những năm trước đó, sang năm 2010, thị trường nhập khẩu ô tô nguyên chiếc đã bớt nóng hẳn và lượng nhập khẩu giảm xuống khá mạnh. Xét riêng thị trường Mỹ trong 7 tháng đầu năm 2010, thì lượng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu chỉ đạt gần 1.700 chiếc với kim ngạch đạt gần 45 triệu USD, như vậy là đã giảm đến 35% về giá trị so với cùng kỳ năm 2009. Sự sụ giảm này không chỉ riêng ở thị trường Mỹ mà ở ngay chính các thị trường nhập khẩu chính của Việt Nam cũng không tránh khỏi tình trạng này: Hàn Quốc với gần 14,8 nghìn chiếc, giảm 30,3%; tiếp theo là Nhật Bản: 2,68 nghìn chiếc, giảm 12,5% so với cùng kỳ 2009. Tuy nhiên, lượng nhập ô tô nguyên chiếc từ thị trường Trung Quốc lại tăng 4,4% với 2,42 nghìn chiếc; đặc biệt là thị trường Đài Loan: 2,1  nghìn chiếc, tăng 77%;… so với cùng kỳ năm 2009. Những tồn tại và gợi ý hướng giải quyết: Tồn tại: Trong khi chất lượng cuộc sống đang ngày một tăng cao, nhu cầu về những mặt hàng xa xỉ như ô tô ngày nào giờ càng lúc càng trở nên hết sức bình thường, điều này rất dễ dàng dẫn tới tình trạng nhập khẩu ô tô một cách tràn lan, đặc biệt là khi sức ép giảm thuế nhập khẩu từ việc Việt Nam gia nhập WTO là rất lớn. Đây một trong số những nguyên nhân dễ dàng dẫn tới nhập siêu cho Việt Nam, vì giá trị 1 chiếc ô tô là khá lớn. Ngành lắp ráp trong nước vẫn còn nhiều hạn chế và thiếu sức cạnh tranh cả về mẫu mã, chất lượng, và cả giá cả. Như vậy ô tô được lắp ráp trong nước cũng vì thế mà yếu hơn các ô tô ngoại nhập về sức cạnh tranh, điều này chắc chắn dẫn tới việc tăng mạnh cả về lượng và cả về giá trị nhập khẩu ô tô nguyên chiếc. Hướng giải quyết: Về phía Nhà nước: nên có phương hướng điều chỉnh thuế nhập khẩu ô tô và linh kiệp, phụ tùng lắp ráp ô tô thật hợp lý, chính điều này sẽ tạo được sự yên tâm cho cả nhà sản xuất và người tiêu dùng, điều này giúp làm dịu bớt được sức nóng của thị trường nhập khẩu cũng như hạn chế được sự tăng giảm một cách đột biến của thị trường này. Về phía doanh nghiệp Việt Nam, cần có định hướng rõ ràng hơn và thực hiện có chất lượng hơn công việc lắp ráp ô tô bán trong nước, giúp cải thiện về chất lượng, mẫu mã, tạo nên một thế cạnh tranh tốt hơn với ô tô nguyên chiếc nhập khẩu. Về định hướng gia công: Một điều đáng nói ở đây là Việt Nam ta còn rất non nớt về khoa học – kỹ thuật – công nghệ nói chung và cả công nghệ sản xuất phụ kiện cũng như lắp ráp ô tô nói riêng. Vậy tại sao chúng ta không chuyên môn hóa chế tạo và sản xuất 1 bộ phận nào đó của ô tô dù chỉ là rất nhỏ thật tốt và hay hơn là tốt nhất. Khi đó người ta sẽ cần đến mình, có phải hay hơn là cứ chạy theo và lệ thuộc hẳn vào người ta hay không. Tuy nhiên, điều này có làm được hay không còn nhờ vào sự hỗ trợ của nhà nước trong việc đầu tư chất xám, công nghệ - kỹ thuật và phụ thuộc rất nhiều vào sự chủ động của chính các doanh nghiệp trong việc học hỏi, nghiên cứu công nghệ mới, và việc đầu tư cho nguồn nhân lực. Thức ăn gia súc và nguyên liệu: Tình hình chung: Tình hình nhập thức ăn gia súc và nguyên liệu từ Mỹ giai đoạn 2006 – 7T/2010 Năm KNNK (ngàn USD) Tỷ trọng trong tổng KNNK từ Mỹ (%) Tỷ trọng trong tổng KNNK từ các nước (%) Tốc độ tăng so với cùng kỳ năm trước (%) 2006 30.044 3,04 14,13 - 2007 63.993 3,76 5,42 113,00 2008 140.287 5,32 8,03 119,22 2009 176.013 5,85 9,97 25,47 7T/2010 282.636 14,01 20,86 189,47 Nguồn: Theo Tổng cục thống kê và số liệu thống kê của Bộ Công thương Có thể nói sản lượng nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu của Việt Nam từ Mỹ cũng liên tục tăng đều theo sự tăng trưởng nhập khẩu hàng hóa từ thị trường Mỹ qua các năm. Năm 2006, nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu từ thị trường này đạt hơn 30 triệu USD, và chỉ chiếm 3,04% trong tổng kim ngạch nhập khẩu từ Mỹ. Đến năm 2007, con số khiêm tốn hơn 30 ngàn tăng lên tới gần 64 triệu USD về kim ngạch nhập khẩu, đạt mức tăng đến 113% so với năm 2006, một con số đáng so sánh khi mức tăng của cả nước về mặt hàng này so với năm 2006 chỉ đạt 60,3% ; tuy nhiên vẫn chỉ chiếm 3,76% trong tổng kim ngạch nhập khẩu từ thị trường Mỹ. Về thị trường nhập khẩu: với con số 64 triệu USD, Mỹ đã nghiễm nhiên đứng ở vị trí thứ 4 trong tp 5 thị trường chính cung cấp nhóm hàng này cho Việt Nam là Ấn Độ: 450 triệu USD, Achentina: 221 triệu USD, Trung Quốc: 69 triệu USD, Hoa Kỳ: 64 triệu USD, Thái Lan: 56 triệu USD,… Sang năm 2008, một lần nữa kim ngạch nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu từ thị trường Mỹ lại tăng lên hơn gấp đôi (119,2%) đạt tới hơn 140 triệu USD, chiếm tỷ trọng 5,32% trong tổng kim ngạch nhập khẩu từ thị trường Mỹ và chiếm 8,03% trong tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này từ các nước (tổng nhập đạt gần 1,75 tỷ USD). Tổng giá trị nhập khẩu nhóm hàng này sở dĩ tăng cao như vậy chủ yếu là do giá nhập khẩu tăng. Giá nhập khẩu trung bình khô dầu đậu tương tăng cao so với năm 2007 (tăng 55%). Về thị trường nhập khẩu: với con số giá trị nhập khẩu tăng cao như vậy đã giúp cho Mỹ vượt Trung Quốc và trở thành thị trường cung cấp lớn thứ 2 cho Việt Nam về nhóm hàng này chỉ sau Ấn Độ (792 triệu USD) và Achentina (230 triệu USD). Và lượng xuất khẩu của Trung Quốc vào Việt Nam mặt hàng này chỉ còn 68 triệu USD. Trong năm 2009, kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu vẫn tiếp tục tăng, nhưng mức tăng không còn ngoạn mục như 2 năm trước mà chỉ còn tăng ở mức 25,47%, tính về giá trị thì tính cả năm kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này từ Mỹ chỉ vừa vượt mức 176 triệu USD, chiếm 5,85% trong tổng kim ngạch nhập khẩu từ Mỹ và chiếm 9,97% trong tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước về nhóm hàng này. Về thị trường nhập khẩu: thị trường chính cung cấp nhóm hàng này cho Việt Nam là Ấn Độ : 470 triệu USD, giảm 41,5%;  Achentina:  đạt 451 triệu USD, tăng 97%; Mỹ: 176 triệu USD, tăng 14%; Trung Quốc: 141 triệu USD, tăng 51% so với năm 2008… Mỹ tiếp tục giữ vững vị trí thứ 3 trong top các thị trường xuất khẩu nhóm hàng này cho Việt Nam. Ấn Độ - nước xuất khẩu khô đậu tương lớn nhất sang Việt Nam cũng là nước có mức sụt giảm kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này lớn nhất, về phía Hoa Kỳ và Achentina, do điều kiện thời tiết thuận lợi đã giúp cho lượng xuất khẩu về nhóm hàng tăng lên. Bước sang năm 2010, một năm được đánh giá là sáng láng cho sự hồi phục của nền kinh tế thế giới nói chung và của nền kinh tế Việt Nam nói riêng. Đây cũng chính là lý do để giải thích cho sự tăng nhanh trở lại về kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước (tăng 22,2%), kích thích sản xuất trong nước, yêu cầu về nguyên liệu cũng tăng lên, thức ăn gia súc và nguyên liệu cũng là 1 trong số những mặt hàng đạt mức tăng cao về kim ngạch nhập khẩu. Riêng thị trường Mỹ tính trong 7 tháng đầu năm 2010 đã cung cấp cho Việt Nam lượng thức ăn gia súc và nguyên liệu đạt tới gần 283 triệu USD về giá trị, tăng gần 190% (gần gấp 3) so với cùng kỳ năm 2009 – một mức tăng vượt bậc đáng suy nghĩ, xét về tỷ trọng thì lượng nhập khẩu này chiếm đến gần 21% trong tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước và chiếm 14% trong tổng kim ngạch nhập khẩu từ Mỹ. Về thị trường nhập khẩu: với sức tăng trưởng mạnh như vậy, cùng với sự sụt giảm của thị trường Ấn Độ, Mỹ đã vượt lên vị trí thứ 2 về kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này vào thị trường Việt Nam chỉ đứng sau Achentina với 361 triệu USD, chỉ tăng 21,8% so với cùng kỳ năm 2009. Tiếp sau Mỹ là Ấn Độ với 220 triệu USD, giảm 22,8%; Brazil với 93,5 triệu USD tăng tới 326%; … Những tồn tại và gợi ý hướng giải quyết: Tồn tại: Việt Nam mặc dù là một nước nông nghiệp và xuất khẩu hàng nông sản có tiếng trên thị trường thế giới, thế nhưng hàng năm Việt Nam vẫn thường phải nhập khẩu tới trên 1 tỷ USD nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, trong đó phần lớn là các mặt hàng khô đậu tương, bột cá và ngô. Đây là một điều đáng phải suy nghĩ, bởi trong khi chúng ta có rất nhiều thế mạnh về tự nhiên, có truyền thống và một bề dầy đầy thành tích về nông nghiệp, vậy tại sao lại bỏ ngỏ lĩnh vực đầy tiềm năng như vậy cho nước ngoài, tại sao thay vì ta có thể trồng và sản xuất ra được các loại nguyên liệu như ngô, cám gạo, đậu nành… mà mỗi năm ta đều đang phải nhập ngoại với khối lượng lớn, trong đó lượng ngô phải nhập khẩu tới gần nửa triệu tấn. Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, bình quân hàng năm ngành chăn nuôi trong nước cần đến 9 triệu tấn thức ăn các loại. Tuy nhiên, nguồn nguyên liệu sản xuất trong nước chỉ đáp ứng chưa được 1/3 nhu cầu, điều này cũng tương đương với việc mỗi năm chúng ta phải nhập đến hơn 2/3 nguyên liệu sản xuất cho ngành chăn nuôi, đây là một con số đáng quan tâm và nên có phương hướng giải quyết. Việc nhập khẩu nguồn nguyên liệu lớn không những khiến ta phải phụ thuộc vào biến động giá của thị trường thế giới, vận chuyển mà còn phụ thuộc vào nguồn ngoại tệ cho nhập khẩu. Tất cả những nguyên nhân đó dẫn đến giá thức ăn chăn nuôi ở nước ta cao hơn các nước khác trong khu vực. Tựu trung lại vẫn là thiệt hại cho chính người nông dân cũng như người tiêu dùng trong nước nói riêng và cả nền kinh tế Việt Nam nói chung. Hướng giải quyết: Về phía Nhà nước: Nhà nước nên quy hoạch vùng nguyên liệu cho ngành chăn nuôi trên cơ sở khuyến khích một số vùng chuyển từ trồng lúa sang trồng ngô… cần có chính sách bảo hộ cho người trồng, tránh tình trạng ngô được xuất đi ào ạt trong mùa thu hoạch và phải nhập ngược lại với giá cao gấp rưỡi, gấp đôi so với giá ban đầu. Về phía Hiệp hội: Hiệp hội chăn nuôi cần có biện pháp để phối hợp với các Hiệp hội ngành khác, có kế hoạch để có thể kết hợp tốt giữa chăn nuôi, trồng trọt và cả sản xuất. Về phía doanh nghiệp: Các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi cũng cần xây dựng kế hoạch sản xuất và chiến lược thị trường hợp lý để chủ động nguồn nguyên liệu, không để cập rập rồi đến 1 lúc nào đó sẽ dần lệ thuộc hẳn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Về phía người nông dân: Người chăn nuôi cũng nên chủ động tự chế biến nguồn thức ăn để giảm thiểu những thiệt hại cho chính mình. Liên tục cập nhận và tiếp cận với các công nghệ nuôi trồng hiện đại thông qua các thông tin từ Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam. Chất dẻo nguyên liệu: Tình hình chung: Tình hình nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu từ thị trường Mỹ 2006 – 7T/2010 Năm KNNK (ngàn USD) Tỷ trọng trong tổng KNNK từ Mỹ (%) Tỷ trọng trong tổng KNNK từ các nước (%) Tốc độ tăng so với cùng kỳ năm trước (%) 2006 86.455 8,76 4,58 41,04 2007 124.729 7,34 4,93 44,27 2008 157.130 5,96 5,34 25,98 2009 146.866 4,88 5,22 - 6,53 7T/2010 75.773 3,76 3,60 29,35 Nguồn: Theo Tổng cục thống kê và số liệu thống kê của Bộ Công thương Đánh giá một cách chung nhất về thị trường nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu ta có thể khẳng định 1 điều rằng chúng ta hàng năm nhập khẩu rất nhiều mặt hàng này. Tính chung cả nước thì giá trị nhập khẩu mặt hàng này mỗi năm trong thời gian từ năm 2007 tới nay chúng ta đều vượt ngưỡng 2 tỷ USD có khi lên đến gần 3 tỷ USD. Chỉ riêng 7 tháng đầu năm 2010 thì nước ta đã nhập khoảng 2,1 tỷ USD về kim ngạch cho mặt hàng chất dẻo nguyên liệu này. Và Mỹ cũng là một trong những thị trường cung cấp nhiều cho chúng ta về chất dẻo nguyên liệu. Năm 2006 Mỹ cung cấp cho ta một lượng chất dẻo nguyên liệu đạt trị giá đến hơn 86 triệu USD, chiếm đến 8,76% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường Mỹ, tăng hơn 40% so với năm 2005. Sau năm 2006, nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu từ Hoa Kỳ tăng liên tục cả về lượng lẫn giá trị trong 2 năm 2007 và 2008. Năm 2007 kim ngạch nhập khẩu đạt 125 triêu USD, tăng 44,27% so với năm 2006, và năm 2008 lượng tăng khiêm tốn hơn một chút còn gần 30% so với năm 2008 đạt 157 triệu USD về giá trị. Năm 2009 kim ngạch nhập khẩu giảm nhẹ, nhưng kim ngạch vẫn còn khá cao ở mức 147 triệu USD, chiếm 4,88% so với tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ thị trường Mỹ và đứng ở vị trí thứ 5 trong top 10 mặt hàng nhập nhiều nhất từ Mỹ. Đến năm 2010, nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu có xu hướng tăng nhanh trở lại cả về lượng lẫn giá trị. Chỉ tính riêng 7 tháng đầu năm Việt Nam đã nhập từ Mỹ đến gần 76 triệu USD về giá trị chất dẻo nguyên liệu, tăng 29,35% so với cùng kỳ năm 2009 và chiếm 3,76% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ. Một số thị trường chính cung cấp chất dẻo nguyên liệu cho Việt Nam 7 tháng đầu năm 2010 Thị trường 7T/2009 7T/2010 Tốc độ tăng giảm (%) Lượng (tấn) Trị giá ( USD) Lượng (tấn) Trị giá (USD) Tổng 1.239.914 1.465.263.782 1.303.873 2.105.808.987 + 43,7 Hàn Quốc 235.194 270.537.216 241.701 387.116.613 + 43 Đài Loan 187.097 242.928.413 203.663 333.431.471 + 37,3 Ả rập Xê út 142.294 132.141.048 211.109 272.556.292 + 106,3 Thái Lan 172.798 188.324.161 140.420 254.614.134 + 35,2 Nhật Bản 75.141 112.869.453 81.882 175.742.598 + 55,7 Singapore 90.049 106.875.126 89.105 145.226.026 + 35,9 Trung Quốc 44.770 73.802.900 57.124 104.630.229 + 41,8 Malaysia 68.290 79.707.778 67.103 103.026.737 + 29,3 Hoa Kỳ 55.545 58.579.053 47.750 75.772.915 + 29,4 Ấn Độ 11.676 14.040.371 26.218 35.032.367 + 149,5 Indonesia 28.774 31.330.966 16.809 23.319.841 - 25,6 Hồng Kông 12.303 14.778.692 6.013 9.809.808 - 33,6 Nguồn: Số liệu thống kê của Bộ Công thương Những tồn tại và gợi ý hướng giải quyết: Tồn tại: Nguồn nhựa nguyên liệu của chúng ta gần như là nhập khẩu từ nước ngoài toàn bộ, điều này sẽ gây ra một khó khăn cho ngành nhựa Việt Nam, khi có bất kỳ 1 biến động nào về giá cả, về chất lượng hay về thị trường cung cấp nhựa nguyên liệu cho chúng ta. Trong khi chúng ta vẫn phải liên tục nhập khẩu nguồn nhựa nguyên liệu từ nước ngoài, nhưng chúng ta vẫn chưa có biện pháp hiệu quả triệt để để kiểm soát chất lượng và tính an toàn của nguồn nhập này. Đây là một vấn đề cực kỳ nguy hiểm không chỉ cho người tiêu dùng trong nước là sẽ phải sử dụng những đồ dùng nhựa độc hại, gây ô nhiễm nguy hại cho cả người sản xuất lẫn người tiêu dùng và những người xung quanh nếu không có cách xử lý những nguyên liệu độc hại tốt; mà một khi những sản phẩm nhựa chúng ta làm ra sử dụng nguồn nguyên liệu không đảm bảo về tính an toàn khi sử dụng thì sẽ không thể nào xuất khẩu được đi nước ngoài, gây trở ngại rất nhiều cho ngành nhựa nói riêng và gây mất uy tín cho cả nền kinh tế Việt Nam nói chung. Hướng giải quyết: Về việc thu gom và sử dụng nhựa phế liệu làm nguyên liệu sản xuất Cần có biện pháp sử dụng nguyên liệu nhựa tái chế một cách có hiệu quả, chuẩn hóa quy trình từ thu gom phế liệu đến tái chọn lọc và tái chế, đây cũng có thể coi là một nguồn nguyên liệu tốt nếu ta biết xử lý tốt. Phía các doanh nghiệp Nên đầu tư, áp dụng công nghệ hiện đại, tiên tiến để xử lý nhựa phế hiệu hiệu quả hơn, an toàn hơn cho cả người sản xuất và cả người sử dụng, tiết kiệm được nhiều hơn bằng cách tận dụng tốt nguồn nguyên liệu nhựa trong nước. Phía Nhà nước Nhà nước cần kiểm tra chặt chẽ nguồn nhựa nguyên liệu nhập khẩu về độ an toàn, không độc hại cho người sử dụng và môi trường, nên truy xuất nguồn gốc nguyên liệu rõ ràng. Một số mặt hàng khác có kim ngạch nhập khẩu lớn: Không riêng gì các nhóm hàng trên mà ở nhiều nhóm hàng khác chúng ta vẫn phải nhập khẩu với một khối lượng rất lớn từ Mỹ, và vẫn tập trung nhiều vào hàng công nghệ cao và nguyên liệu sản xuất. Về những mặt hàng đòi hỏi kỹ thuật – công nghệ cao: chúng ta nhập từ Hoa Kỳ bao gồm máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng; linh kiện ô tô; máy tính, hàng điện tử và các phụ kiện điện tử. Đồng ý là ở vị trí một nước đang phát triển như chúng ta hiện nay, việc còn non nớt về trình độ khoa học kỹ thuật là có thể chấp nhận được, và vì thế việc ta phải nhập các sản phẩm đòi hỏi kỹ thuật – công nghệ là không thể trách khỏi và cũng có thể coi là một cách để chúng ta có thể tiếp cận được những tiến bộ của thế giới. Tuy nhiên, nếu chúng ta chịu nhìn lại và suy nghĩ thật kỹ, chúng ta sẽ nhận ra được một điều rằng chúng ta đang trở một xưởng gia công, lắp ráp hàng đầu thế giới hiện nay. Chúng ta nhập hàng năm một lượng rất lớn các sản phẩm này từ Mỹ. Giá cả cũng là một vấn đề cho hàng điện tử của Việt Nam, chúng ta vẫn còn hạn chế về kỹ thuật, điều này làm cho việc tạo ra một sản phẩm hoàn hảo của chúng ta, ngay cả ở việc lắp ráp thôi cũng tốn kém hơn so với ở nhiều nước khác. Vậy thì chúng ta cạnh tranh thế nào với hàng nhập khẩu, khi mà lộ trình giảm thuế khi gia nhập WTO của chúng ta mỗi ngày đang được thực hiện. Hướng giải quyết Giải quyết vấn đề này là một điều cực kỳ nan giải, và nó yêu cầu bức thiết sự tham gia và phối hợp ăn ý của cả nhà nước và doanh nghiệp sản xuất cũng như doanh nghiệp nhập khẩu. Hàng nào chúng ta vẫn còn chưa đủ điều kiện để tự sản xuất thì tiếp tục nhập nhưng phải có một sự kiểm tra giám sát chặt chẽ, với những thứ chúng ta chưa thể tự tạo ra một cách trọn vẹn như máy tính, ô tô, máy bay, … chúng ta có thể chuyên môn hóa gia công một bộ phận thật tốt với giá thật cạnh tranh cũng là một cách hay để chúng ta dung hòa được lượng nhập xuất của chúng ta. Có một hướng nữa là chúng ta có thể kêu gọi đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, đây là một cách để chúng ta có thêm thời gian để học hỏi và tự mình có thể phát triển và sản xuất những sản phẩm mà hiện tại chúng ta vẫn đang phải nhập Về nguyên liệu: Nhức nhối và đau đầu nhất với Việt Nam hiện nay vẫn là bài toán về nguyên phụ liệu. Cả nguyên phụ liệu cho ngành dệt may, da giày, bông, sợi dệt, …, nguyên liệu cho ngành nhựa, nguyên liệu cho thức ăn gia súc, chúng ta vẫn phải nhập hằng năm trong khi chúng ta nổi tiếng là một nước mạnh về nông nghiệp. Một nghịch lý hết sức khó giải thích, một mâu thuẫn được đặt ra vào các cuộc họp tổng kết tháng, quý, và năm trong thời gian dài nhưng vẫn chưa thể tìm ra hướng giải quyết. Chỉ riêng ở Mỹ, mỗi năm ta đều phải nhập về một lượng nguyên liệu rất lớn và lượng này gần thường là vẫn tăng theo thời gian. Câu trả lời thật ra nằm ở chính nội tại chúng ta, ngay trong mối quan hệ thiếu chặt chẽ giữa cung với cầu. Về phía doanh nghiệp sản xuất: DN cứ theo phong trào, liên tục mọc lên như nấm, một cách không kiểm soát mà không hề lường được tới là có đủ nguyên liệu để sản xuất hay không, và thu gom nguyên liệu như thế nào rồi sau đó thiếu nguyên liệu và để cho nhanh chóng lại chạy đi nhập khẩu nguyên liệu về. Điều này đòi hỏi nhà sản xuất phải tự chủ động hơn nữa trong việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu, hoặc tìm một nguồn cung ứng trực tiếp chắc chắn trong nước, hoặc liên hệ được với một nhà thu gom tốt cũng là một cách hay. Nên theo dõi và tìm hiểu rõ thông tin ngành thông qua các thông cáo của bộ công thương, hay các hiệp hội của ngành. Về phía nguồn cung: Hiện nay nguồn cung nông nghiệp của chúng ta chủ yếu là từ những người nông dân nuôi trồng nhỏ lẻ, manh mún, chưa có sự tập trung và đào sâu nghiên cứu. Đây cũng là một điều gây khó khăn lớn cho người sản xuất khi tìm kiếm nguồn nguyên liệu. Vậy nếu chung ta tập trung trồng theo nông trường, hoặc có hẳn những nhà thu gom chuyên nghiệp và tin cậy thì sẽ tốt hơn và tạo được thuận lợi hơn rất nhiều cho cả nhà sản xuất và cả người nông dân. Phía Nhà nước: Nhà nước cần có những biện pháp tốt hơn nữa và triệt để hơn nữa để kiểm soát sự hình thành của các doanh nghiệp sản xuất, không để các doanh nghiệp và cả người dân cứ trồng trọt và sản xuất theo phong trào, không có một định hướng và kế hoạch rõ ràng. Bên cạnh đó, chúng ta cũng nhập khẩu nhiều mặt hàng khác như xăng dầu thành phẩm, dược phẩm, hóa chất và các sản phẩm hóa học, phân bón, … từ thị trường Mỹ. CHÖÔNG 4 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ 4.1 Định hướng hoạt động xuất nhập khẩu sang thị trường Mỹ Từ khi thiết lập mối quan hệ ngoại giao với Mỹ đến nay, hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với Mỹ diễn ra khá thuận lợi mang lại lợi ích cho cả hai nước. Mỹ đóng vai trò là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam, đóng góp vào tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước hơn 10tỷ USD. Với những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như dệt may, giày dép, thủy sản, đồ gỗ…đều xuất khẩu mạnh sang Mỹ. Và Mỹ cũng là thị trường nhập khẩu chính của Việt Nam, nhiều mặt hàng có vai trò quan trọng, đặc biệt là những sản phẩm máy móc thiết bị trong sản xuất. Ngoài ra, nguyên liệu dùng trong sản xuất, đặc biệt là nguyên liệu trong dệt may, da giày, đồ gỗ…nhập khẩu rất nhiều từ thị trường Mỹ. Trong những năm càng gần đây, thì hoạt động ngoại thương ngày càng phát triển, có nhiều thay đổi, phía Mỹ cũng xem Việt Nam là một trong những nước xuất nhập khẩu quan trọng của nước này. Tuy nhiên, đây cũng là thị trường có sự cạnh tranh lớn, và có nhiều những tiêu chuẩn qui định về hàng hóa. Xuất khẩu vào Mỹ có thuận lợi, nhưng cũng không ít khó khăn. Trong thời gian tới, ngoài những mặt hàng xuất khẩu chủ lực cần phải giữ vững thị trường và mở rộng khi có cơ hội. Việt Nam cũng nên chú ý đến những mặt hàng có tốc độ gia tăng kim ngạch vào Mỹ nhanh trong những năm gần đây. Để trong những năm tiếp theo đưa nó trở thành những mặt hàng xuất khẩu chủ lực vào Mỹ của Việt Nam. Mặt khác, về nhập khẩu, cũng cần chú ý, giảm bớt những mặt hàng nhập khẩu không thật sự cần thiết, hoặc những mặt hàng Việt Nam đã đủ năng lực sản xuất, nhằm giảm hiện tượng nhập siêu của Việt Nam. 4.2 Giải pháp chung cho hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam tại thị trường Mỹ Về xuất khẩu Trước tiên hết, các doanh nghiệp Việt Nam phải nắm rõ luật lệ, thuế quan nhập khẩu ở Mỹ để biết được các mặt hàng nào bị cấm cũng như chọn được phương thức xuất khẩu ít tốn chi phí nhất. Cần liên kết các doanh nghiệp nhỏ cùng xuất khẩu, cử đại diện thông thạo ngành hàng và luật lệ đàm phán trực tiếp với đối tác Mỹ, bỏ bớt các khâu trung gian, vừa giảm thiểu chi phí vừa tạo dựng uy tín cũng như gây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp Việt Nam. Áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, quy trình, tiêu chuẩn quốc tế vào trồng trọt và sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm. Đa dạng hóa mặt hàng, phong phú mẫu mã bao bì, xác định rõ xuất xứ nguồn gốc từ nguyên liệu đầu vào cho đến sản phẩm đầu ra và in lên bao bì sản phẩm để tiện kiểm tra. Làm được như vậy, các sản phẩm của ta sẽ dễ dàng vượt qua các rào cản thương mại, tăng cường sức cạnh tranh, thu hút và đáp ứng được nhu cầu cao cấp của khách hàng Mỹ. Các doanh nghiệp xuất khẩu nên tham gia vào các hiệp hội ngành hàng, cập nhật thông tin thị trường thường xuyên đặc biệt là thị trường Mỹ. Đồng thời, các hiệp hội sẽ liên tục xác định mức giá các mặt hàng trên thị trường để doanh nghiệp dùng giá đó xuất khẩu nhằm thống nhất mức giá tránh bị kiện bán phá giá. Tăng cường xúc tiến thương mại, tham gia các hội chợ để giới thiệu các hàng hóa, và nếu được thì nên thành lập chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Mỹ hoặc cao hơn là đầu tư trực tiếp tại Mỹ giúp doanh nghiệp nắm bắt nhu cầu thị trường, hơn thế nữa còn tạo thuận lợi cho khâu phân phối hàng và tạo dựng mối quan hệ với các đối tác. Về phía nhà nước, đối với các mặt hàng đang được hỗ trợ xuất khẩu thì nhà nước cần có lộ trình từng bước tiến tới ngưng hỗ trợ vì đây chính là điều kiện để Mỹ kiện hàng chúng ta được trợ giá. Bên cạnh đó, nhà nước phải kiểm soát các doanh nghiệp xuất khẩu, nếu doanh nghiệp nào cố tình bán phá giá hoặc xuất khẩu hàng kém chất lượng phải xử lý nghiêm, buộc ngưng kinh doanh, không để gây ảnh hưởng xấu đến ngành hàng và doanh nghiệp khác. Và quan trọng là phải thống nhất tên gọi (tên thương mại quốc tế) của các mặt hàng, tránh gây nhầm lẫn và tránh tạo kẽ hở để phía Mỹ kiện. Về nhập khẩu: Cần có chiến lược và kế hoạch thích hợp đối với những mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ, để nhập khẩu một cách hợp lý và mang lại lợi ích cho hoạt động kinh tế, đời sống trong nước. Ngoài ra, cần xây dựng mối quan hệ với những nhà xuất khẩu Mỹ từ đó, tìm kiếm những đối tác uy tin, những mặt hàng nhập khẩu đúng nguồn gốc, giá trị..tránh vì lợi trước mắt, giá rẻ mà nhập về nước những sản phẩm kém chất lượng. KẾT LUẬN Hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam và Mỹ đã có nhiều biến đổi tích cực qua các năm. Những thành tựu đạt được rất khả quan, Việt Nam từng bước trở thành đối tác quan trọng của Mỹ trong hoạt động ngoại thương. Hàng hóa Việt Nam ngày càng được người tiêu dùng Mỹ tin tưởng và ưa chuộng. Đó là nhờ vào sự nỗ lực và thay đổi không ngừng của các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, đây cũng là thị trường có những tiêu chuẩn, qui định khắt khe, đòi hỏi hàng hóa nhập khẩu phải được kiểm tra và đạt yêu cầu. Môi trường cạnh tranh khắt nghiệt, Việt Nam phải cạnh tranh với những đối thủ lớn. Như vậy, đòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu Việt Nam phải không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh, tìm hiểu sâu sát thị trường, và có những kế hoạch, giải pháp kịp thời phù hợp với từng giai đoạn, sự kiện. PHỤ LỤC Các mặt hàng xuất khẩu sang Mỹ năm 2007 (đơn vị triệu USD) STT Các mặt hàng Kim ngạch Hạng 1 Đồ chơi trẻ em 27424 1 2 Đường 0 3 Cà phê 212666 2 4 Cao su 39120 6 5 Chè 2426 10 6 Dây điện và dây cáp điện 82620 2 7 Dầu mỡ động thực vật 0 8 Dầu thô 782205 4 9 Gạo 523 20 10 Sản phẩm gỗ 948473 1 11 Giầy dép các loại 885147 1 12 Hàng dệt may 4465193 1 13 Hàng rau quả 20305 5 14 Hải sản 728523 2 15 Hạt điều 227851 1 16 Hạt tiêu 20742 3 17 Lạc nhân 0 18 Máy vi tính và linh kiện 273383 2 19 Mỳ ăn liền 3508 5 20 Quế 1036 4 21 Sữa và sản phẩm từ sữa 0 22 Sản phẩm đá quý & kim loại quý 20799 5 23 Sản phẩm gốm sứ 39540 2 24 Sản phẩm mây, tre, cói & thảm 27178 2 25 Sản phẩm nhựa 137863 1 26 Than đá 0 27 Thiếc 0 28 Túi xách, ví, vali, mũ & ô dù 204724 1 29 Xe đạp và phụ tùng xe đạp 0 Tổng 9151249 Các mặt hàng xuất khẩu sang Mỹ năm 2008 (đơn vị triệu USD) STT Các mặt hàng Kim ngạch Hạng 1 Đồ chơi trẻ em 35825 1 2 Đường 0 3 Cà phê 210770 2 4 Cao su 43337 6 5 Chè 3024 10 6 Dây điện và dây cáp điện 97389 2 7 Dầu mỡ động thực vật 0 8 Dầu thô 997980 4 9 Gạo 1610 24 10 Sản phẩm gỗ 1063990 1 11 Giầy dép các loại 1075130 1 12 Hàng dệt may 5105740 1 13 Hàng rau quả 10212 11 14 Hải sản 738888 2 15 Hạt điều 267718 1 16 Hạt tiêu 46585 1 17 Lạc nhân 0 18 Máy vi tính và linh kiện 304871 3 19 Mỳ ăn liền 6222 4 20 Quế 878 4 21 Sữa và sản phẩm từ sữa 0 22 Sản phẩm đá quý & kim loại quý 22339 8 23 Sản phẩm gốm sứ 40638 3 24 Sản phẩm mây, tre, cói & thảm 32332 2 25 Sản phẩm nhựa 165517 2 26 Than đá 0 27 Thiếc 0 28 Túi xách, ví, vali, mũ & ô dù 235095 1 29 Xe đạp và phụ tùng xe đạp 923 15 Tổng 10507013 Các mặt hàng xuất khẩu sang Mỹ năm 2009 (đơn vị triệu USD) STT Các mặt hàng Kim ngạch Hạng 1 Đá quý, kim loại quý và sản phẩm 34660 6 2 Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc 26898 2 3 Các sản phẩm hóa chất 7608 12 4 Cà phê 196674 2 5 Cao su 28521 6 6 Chất dẻo nguyên liệu 0 7 Chè 5730 6 8 Dây điện và dây cáp điện 91188 2 9 Dầu thô 469934 5 10 Gạo 0 11 Gỗ và sản phẩm gỗ 1100184 1 12 Giầy dép các loại 1038826 1 13 Giấy và các sản phẩm từ giấy 60612 2 14 Hàng dệt may 4994916 1 15 Hàng rau quả 21644 4 16 Hải sản 711149 2 17 Hạt điều 255224 1 18 Hạt tiêu 43615 1 19 Hóa chất 9571 3 20 Máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng khác 243718 2 21 Máy vi tính và linh kiện 433219 1 22 Phương tiện vận tải và phụ tùng 149581 2 23 Quặng và khoáng sản khác 0 24 Sản phẩm gốm sứ 29322 3 25 Sản phẩm mây, tre, cói & thảm 24460 3 26 Sản phẩm từ cao su 21584 3 27 Sản phẩm từ chất dẻo 131966 2 28 Sản phẩm từ sắt thép 92317 1 29 Sắn và các sản phẩm từ sắn 0 30 Sắt thép các loại 6483 11 31 Than đá 0 32 Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh 38284 4 33 Túi xách, ví, vaili, mũ & ô dù 224138 1 34 Xăng dầu các loại 0 Tổng 10492026 Các mặt hàng xuất khẩu sang Mỹ 7 tháng đầu 2010 (đơn vị triệu USD) STT Các mặt hàng Kim ngạch Hạng 1 Đá quý, kim loại quý và sản phẩm 26205 4 2 Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc 6718 8 3 Các sản phẩm hóa chất 6246 12 4 Cà phê 138651 2 5 Cao su 23976 7 6 Chất dẻo nguyên liệu 0 7 Chè 3320 6 8 Dây điện và dây cáp điện 79910 2 9 Dầu thô 231780 4 10 Gạo 0 11 Gỗ và sản phẩm gỗ 753877 1 12 Giầy dép các loại 746887 1 13 Giấy và các sản phẩm từ giấy 61515 1 14 Hàng dệt may 3300115 1 15 Hàng rau quả 14089 5 16 Hải sản 418127 2 17 Hạt điều 184160 1 18 Hạt tiêu 38479 1 19 Hóa chất 6892 4 20 Máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng khác 155122 2 21 Máy vi tính và linh kiện 308154 1 22 Phương tiện vận tải và phụ tùng 147017 2 23 Quặng và khoáng sản khác 0 24 Sản phẩm gốm sứ 18251 3 25 Sản phẩm mây, tre, cói & thảm 17794 2 26 Sản phẩm nhựa 0 27 Sản phẩm từ cao su 20377 3 28 Sản phẩm từ chất dẻo 61322 2 29 Sản phẩm từ sắt thép 61679 1 30 Sắn và các sản phẩm từ sắn 0 31 Sắt thép các loại 4761 15 32 Than đá 0 33 Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh 29593 4 34 Túi xách, ví, vaili, mũ & ô dù 186654 1 35 Xăng dầu các loại 0 Tổng 7051671 TÀI LIỆU THAM KHẢO -GS.TS Võ Thanh Thu, Kỹ Thuật Kinh Doanh Xuất Nhập Khẩu, 2006, nxb Lao Động Xã Hội. -PGS.TS Võ Thanh Thu, Chiến Lược Thâm Nhập Thị Trường Mỹ, 2001, nxb Thống Kê -PGS.TS Võ Thanh Thu, Hỏi Đáp Về Hiệp Định Thương Mại Việt Mỹ, 2001, nxb Thống Kê. -GS.TS Đoàn Thị Hồng Vân, GS.TS Võ Thanh Thu, PGS.TS Nguyễn Đông Phong, Cẩm Nang Phòng Ngừa Và Đối Phó Với Các Vụ Kiện Chống Bán Phá Giá Đối Với Hàng Xuất Khẩu Việt Nam - Dành Cho Các Doanh Nghiệp Xuất Nhập Khẩu, 2009, nxb Lao Động Xã Hội. -Cục Xúc Tiến Thương Mại, Tóm Tắt Biểu Thuế Nhập Khẩu Của Hoa Kỳ, 2002, nxb Thống Kê. -TS Hồ Sĩ Hưng, Nguyễn Việt Hưng, Cẩm Nang Về Thâm Nhập Thị Trường Mỹ, 2003, nxb Thống Kê. Website www.vietnam-ustrade.org www.vietnamese.vietnam.usembassy.gov www.customs.gov.vn www.gso.gov.vn www.moit.gov.vn www.vietfores.org www.vasep.com.vn www.vietnamtextile.org.vn www.hiephoioto.com www.vietfood.org.vn www.vicofa.org.vn www.lefaso.org.vn www.vinacas.com.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docth7883 tr4327901ng M7928.doc
  • rarXNK Vi7879t NamHoa k.rar
Luận văn liên quan