MỤC LỤC
Lời cam đoan. i
Lời cảm ơn. ii
Bài tóm tắt iii
Mục lục. vii
Danh sách các bảng. ix
Danh sách các sơ đồ. x
Danh sách các hộp. x
PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ. 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu. 2
1.3 Đối tượng nghiên cứu. 3
1.4 Phạm vi nghiên cứu. 3
PHẦN 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 4
2.1 Cơ sở lý luận. 4
2.1.1 Khái niệm và cấu trúc của nông thôn. 4
2.1.2 Vai trò của các tổ chức, đoàn thể trong nông thôn đến phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. 11
2.1.3 Mối quan hệ giữa các tổ chức kinh tế - xã hội trong nông thôn. 18
2.2 Cơ sở thực tiễn. 19
2.2.1 Vĩnh Phúc. 19
2.2.2 Tây Ninh. 20
2.2.3 Một số bài học kinh nghiệm được rút ra. 22
PHẦN 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu. 23
3.1.1 Điều kiện tự nhiên, dân số, xã hội 23
3.1.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên. 23
3.1.1.2 Đặc điểm dân số, xã hội 25
3.1.2 Các chỉ tiêu kinh tế cơ bản của địa phương. 32
3.2 Phương pháp nghiên cứu. 35
3.2.1 Chọn điểm nghiên cứu. 35
3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin. 35
3.2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin đã công bố. 35
3.2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin mới 35
3.2.3 Phương pháp xử lý thông tin. 36
3.2.4 Phương pháp phân tích thông tin. 36
3.2.5 Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong đề tài 36
PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 38
4.1 Đánh giá vai trò và kết quả hoạt động của một số tổ chức, đoàn thể trên địa bàn xã Nam Anh 38
4.1.1 Thực trạng, vai trò của Hội nông dân đến sự phát triển kinh tế - xã hội của xã Nam Anh 38
4.1.2 Thực trạng, vai trò của Hội phụ nữ đến sự phát triển kinh tế - xã hội của xã Nam Anh 53
4.1.3 Thực trạng, vai trò của Hội cựu chiến binh đến sự phát triển kinh tế - xã hội của xã Nam Anh 70
4.1.4 Nhận xét vai trò và kết quả hoạt động của các tổ chức, đoàn thể trên địa bàn xã đến sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. 83
4.2 Một số giải pháp nâng cao vai trò của các tổ chức, đoàn thể trong nông thôn tại xã Nam Anh 86
4.2.1 Đối với Hội nông dân. 86
4.2.2 Đối với Hội phụ nữ. 88
4.2.3 Đối với Hội cựu chiến binh. 90
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 93
5.1 Kết luận. 93
5.2 Kiến nghị 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO 95
PHỤ LỤC 97
117 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4422 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá vai trò của một số tổ chức, đoàn thể trong nông thôn đến sự phát triển kinh tế - Xã hội tại xã Nam Anh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g năm gần đây. Là một tổ chức mà các thành viên là những người đã từng tham gia quân ngũ nên hoạt động rất có nề nếp và thường xuyên đưa ra những sáng kiến, ý tưởng hay để thúc đẩy kinh tế địa phương và luôn thực hiện tốt các nhiệm vụ đã đề ra để xây dựng Hội ngày càng vững mạnh hơn. Cụ thể kết quả các hoạt động hay kết quả thực hiện nhiệm vụ xây dựng Hội trong năm qua như sau:
Xây dựng, bảo vệ Đảng, chính quyền và giữ vững ổn định chính trị cơ sở
Nhiệm vụ xây dựng, bảo vệ Đảng, chính quyền, xây dựng hệ thống chính trị giữ vững ổn định chính trị cơ sở là nhiệm vụ chính trị hàng đầu và là chức năng cơ bản của Hội. Trong năm 2008, Hội đã tích cực đóng góp nhiều ý kiến với cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp trong việc xây dựng các Nghị quyết, các chương trình công tác của xã, xóm; tham mưu kịp thời với Đảng ủy, chính quyền xã giải quyết những vướng mắc trong việc thực thi một số nhiệm vụ liên quan trực tiếp đến quyền lợi, nghĩa vụ, chế độ chính sách đối với hội viên, Đảng viên và nhân dân.
Cán bộ hội viên luôn gương mẫu thực hiện các Nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các chương trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng ở địa phương. Đại bộ phận cán bộ hội viên gương mẫu thực hiện tốt việc chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, giống cây trồng, vật nuôi, xây dựng được nhiều mô hình kinh tế điển hình về dịch vụ, chăn nuôi, kinh tế vườn đồi…
Với bản lĩnh chính trị vững vàng, với kiến thức và kinh nghiệm hoạt động xã hội, hội viên Hội cựu chiến binh luôn nêu cao tinh thần cảnh giác trước những luận điệu vu cáo, xuyên tạc sai trái của các thế lực thù địch, các phần tử cơ hội, thoái hóa biến chất; kiên quyết đấu tranh bảo vệ quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tích cực góp phần thực hiện pháp lệnh dân chủ cơ sở, phát hiện và kiên quyết đấu tranh với những việc làm có biểu hiện sai trái, tiêu cực, lãng phí.
Với 108 đồng chí hội viên là Đảng viên chiếm 40% Đảng viên toàn Đảng bộ và 35 đồng chí là cán bộ đương nhiệm chiếm 53% cán bộ ở địa phương, hội đã làm tốt công tác trao đổi, góp ý và tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền trong công tác xây dựng Đảng, chính quyền và các quần chúng đoàn thể ở địa phương. Đặc biệt, Hội đã phối hợp với các ban ngành, đoàn thể gương mẫu thực hiện các cuộc vận động do cấp trên và địa phương phát động như ủng hộ quỹ vì người nghèo, quỹ khuyến học với số tiền trên 6 triệu đồng, ủng hộ các gia đình trong xóm gặp nhiều khó khăn, hoạn nạn với số tiền trên 3 triệu đồng. Số tiền tuy nhỏ nhưng đã thể hiện tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái của các hội viên với nhau và với nhân dân trên toàn xã.
Ngoài ra, Hội đã phối hợp với ban công an, ban quân sự, tư pháp, ban văn hóa, MTTQ xã thực hiện tốt quy chế 82, Nghị quyết liên tịch số 01 giữa công an với cựu chiến binh trong việc xây dựng địa bàn an toàn, làm chủ, an ninh nhân dân; xây dựng và trực tiếp làm tổ trưởng các tổ tự quản trên địa bàn dân cư; xây dựng đời sống văn hóa, tham gia hòa giải, giải quyết các mâu thuẫn xảy ra trên địa bàn.
Phát triển kinh tế nâng cao đời sống cho hội viên
Ngoài các hoạt động chính trị - xã hội thì Hội cựu chiến binh xã Nam Anh còn đạt được nhiều kết quả trên lĩnh vực kinh tế, góp phần giúp đỡ và nâng cao đời sống cho hội viên.
Hội đã chú trọng làm tốt công tác vận động, động viên cán bộ, hội viên nêu cao tinh thần tự lực tự cường, dám nghĩ dám làm, tích cực, chủ động phát triển kinh tế nâng cao đời sống gia đình; Thường trực Hội đã làm tốt việc giao chỉ tiêu về phát triển kinh tế cho từng chi hội như đưa các loại giống mới, các kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất, chăn nuôi, xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng/ha.
Với truyền thống cần cù, chịu khó, năng động, sáng tạo của quê hương Nam Anh, với bản chất truyền thống anh bộ đội “ Cụ Hồ”, cán bộ hội viên luôn gương mẫu trong việc thực hiện các chương trình kinh tế mới ở địa phương như chương trình chăn nuôi gia súc, gia cầm, chương trình lúa - cá kết hợp, kinh tế vườn đồi, vườn đồng… Đến năm 2008 đã có 23 hộ gia đình hội viên làm kinh tế trang trại, 22 hộ kinh doanh dịch vụ, 23 hộ nuôi cá, 41 hộ làm kinh tế vườn đồi trồng cây ăn quả lấy gỗ, cây lấy nhựa đạt kết quả sản xuất kinh doanh giỏi và có 120 hộ tham gia xây dựng mô hình cánh đồng 50 triệu đồng/ha/năm.
Bảng 4.9 Kết quả phong trào sản xuất kinh doanh giỏi các cấp của các hội viên Hội cựu chiến binh xã Nam Anh năm 2008
Ngành nghề
SXKDG cấp tỉnh
SXKDG cấp huyện
SXKDG cấp xã
SL(HV)
CC(%)
SL(HV)
CC(%)
SL(HV)
CC(%)
Trang trại
3
25
8
20
23
21
Nuôi cá
5
41
10
25
23
21
Vườn đồi
2
17
18
45
41
38
Dịch vụ
2
17
4
10
22
20
Tổng
12
100
40
100
109
100
(Nguồn: Báo cáo kết quả phong trào SXKDG của HCCB xã Nam Anh, 2009).
Bên cạnh đó, để tạo điều kiện cho hội viên vay vốn phát triển kinh tế, nâng cao đời sống và tạo điều kiện cho con cái học hành Hội đã huy động được 974.452.000 đồng bao gồm quỹ của các chi hội là 14.600.000 đồng, phường quỹ đồng đội là 24.245.000 đồng và vốn vay Ngân hàng Chính sách xã hội huyện là 935.400.000 đồng, với lãi suất 0,5%/năm. Số tiền huy động được đã cho 144 hội viên vay để phát triển kinh tế. Trong đó, vốn người nghèo là 104.000.000 đồng, vốn của chương trình nước sạch - vệ sinh môi trường là 26.000.000 đồng, vốn học sinh - sinh viên là 707.000.000 đồng, vốn giải quyết việc làm là 96.000.000 đồng và vốn xuất khẩu lao động là 115.400.000 đồng.
Bảng 4.10 Tình hình vay vốn Hội cựu chiến binh của các hội viên trên địa bàn xã Nam Anh năm 2008
Nguồn vốn
Số tiền
(Ng.đ)
Số hộ vay
(hộ)
Lãi suất(%)
Học sinh - sinh viên
707.000
69
0,5
Nước sạch - VSMT
26.000
13
0,5
Hộ nghèo
104.000
22
0,5
Xuất khẩu lao động
115.400
11
0,5
Giải quyết việc làm
96.000
16
0,5
Quỹ đồng đội
24.452
8
0,5
Quỹ chi hội
14.600
5
0,5
Tổng
974.452
144
(Nguồn: Hội cựu chiến binh xã Nam Anh, 2009).
Ngoài hỗ trợ vốn vay thì các hội viên Hội cựu chiến binh còn tạo điều kiện giúp đỡ lẫn nhau làm kinh tế, cho nhau nhiều loại giống cây trồng mang lại hiệu quả như cam, bưởi, hồng, quýt…cũng như chia sẻ cho nhau kinh nghiệm và giúp nhau thoát nghèo, vì vậy mà đời sống của đa số hội viên được cải thiện đáng kể. Số hộ khá và hộ giàu ngày càng tăng rõ rệt và giảm đáng kể số hộ nghèo xuống, cụ thể trong năm 2008 có 89 hộ giàu, 164 hộ khá, 85 hộ trung bình và 3 hộ nghèo.
Tham gia tích cực các cuộc vận động, các phong trào xây dựng đời sống văn hóa - xã hội tại địa phương
Trong năm 2008, cán bộ, hội viên Hội cựu chiến binh xã Nam Anh đã nhiệt liệt hưởng ứng một cách tích cực và tham gia gương mẫu vào các cuộc vận động do cấp trên và do địa phương phát động như cuộc vận động xây dựng quỹ vì người nghèo với số lượng 328 đồng chí tham gia/341 hội viên, với số tiền quyên góp được là 4.087.000 đồng.
Ngoài ra, hội viên các chi hội còn vận động, giúp đỡ gia đình hội viên, giúp nhân dân trên địa bàn xóm gặp khó khăn, hoạn nạn với số tiền trên 3.000.000 đồng. Số tiền tuy không lớn nhưng đã thể hiện tinh thần “Lá lành đùm lá rách”, tinh thần cố kết cộng đồng vốn đã tồn tại trong mỗi cá nhân người Việt Nam và đặc biệt là trong những con người đã cống hiến cho bình yên của đất nước đó là những cựu chiến binh xã Nam Anh.
Hội còn tích cực thực hiện cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa tại cộng đồng dân cư, xây dựng tổ tự quản, tổ hòa giải hoạt động nề nếp, có hiệu quả được Đảng bộ và nhân dân tin tưởng. Số gia đình hội viên đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa trên 96%, số hội viên gương mẫu đạt trên 95%. Số con của hội viên cựu chiến binh đậu vào các trường Đại học, Cao đẳng đạt 32/77 em trên toàn xã. Điều này càng chứng tỏ, hoạt động của Hội đang mang lại những dấu hiệu tích cực và vai trò quan trọng của Hội trong công tác giáo dục tư tưởng cho các hội viên tham gia tốt, đầy đủ vào các cuộc vận động, các phong trào xây dựng đời sống văn hóa - xã hội trên địa bàn xã.
Tham gia giáo dục thế hệ trẻ
Về vấn đề này, Hội đã chủ động xây dựng kế hoạch, chương trình và phối hợp hoạt động với Ban Chấp hành đoàn xã tham gia giáo dục truyền thống của Đảng, của Đoàn, truyền thống quân đội nhân dân, truyền thống quê hương; phối hợp giúp đỡ thanh, thiếu niên trong dịp hè, cắm trại nhân dịp kỷ niệm ngày cách mạng tháng 8/1945 thành công và ngày quốc khánh 2/9 tại làng Sen (Quê nội Bác Hồ).
Tham gia giáo dục, động viên thanh niên thực hiện tốt luật nghĩa vụ quân sự, khám tuyển quân và hăng hái vui vẻ lên đường nhập ngũ; các chi hội và hội đã làm tốt công tác tặng quà cho thanh niên nhập ngũ đầu năm 2008 với số tiền 300.000đồng/người, ủng hộ quỹ khuyến học 2.632.000 đồng.
Hội cũng thường xuyên quan tâm đến việc giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh thiếu niên trên địa bàn xã, đồng thời coi trọng việc giáo dục thanh thiếu niên chậm tiến không để bộ phận này gây ảnh hưởng xấu đến trị an trên địa bàn xã và sự quan tâm này cũng phần nào khích lệ để họ cố gắng tiến bộ.
Ngoài ra, hội còn tham mưu với cấp ủy Đảng chỉ đạo đoàn thanh niên củng cố các chi đoàn đi vào hoạt động có hiệu quả, đồng thời cũng tích cực ủng hộ các phong trào của Đoàn thanh niên kể cả tinh thần lẫn vật chất. Qua đó, thể hiện mối liên kết chặt chẽ giữa Hội cựu chiến binh với Đoàn thanh niên để tăng thêm lòng tin vào vai trò và hoạt động của các tổ chức, đoàn thể trên địa bàn xã.
Vận động cựu quân nhân
Cựu quân nhân là một câu lạc bộ mới được thành lập dành cho những người đi bộ đội trong thời bình mà chưa từng tham gia vào Hội cựu chiến binh xã, hoặc là những công nhân quốc phòng đã nghỉ hưu thì vận động tham gia vào Hội để tiến hành hoạt động đoàn thể. Hiện nay, toàn xã có 9 chi hội cựu quân nhân, như vậy mỗi xóm đều có một chi hội cựu quân nhân hoạt động.
Mặc dù, kinh phí còn hạn chế, nội dung và chương trình hoạt động chưa có sự chỉ đạo thống nhất của các tổ chức hội cấp trên nhưng với tinh thần trách nhiệm, với tình cảm đồng chí, đồng đội với nhau thì Hội đã chỉ đạo ban chủ nhiệm Câu lạc bộ Cựu quân nhân các xóm tổ chức sinh hoạt vào dịp 30/4/2008 nhân dịp kỷ niệm 33 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Hội cũng đã ủng hộ kinh phí cho câu lạc bộ cựu quân nhân các chi hội số tiền 450.000 đồng/chi hội.
Xây dựng hội về chính trị, tư tưởng và tổ chức
Đây được coi là một hoạt động khá thường xuyên và không kém phần quan trọng của hội. Bao gồm:
Công tác tư tưởng
Hội rất coi trọng công tác tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, hội viên về các quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các Nghị quyết, chủ trương của Đảng ủy, chính quyền địa phương; xây dựng được tinh thần cảnh giác cách mạng, nhận rõ âm mưu, thủ đoạn, diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch; xây dựng cho hội viên giữ vững niềm tin và tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Xây dựng được tư tưởng đổi mới, dám nghĩ dám làm, quyết tâm vượt khó vươn lên trong cuộc sống và trong phát triển kinh tế gia đình hội viên.
Xây dựng được tinh thần đoàn kết, thống nhất trong Hội, trong Đảng và trong nhân dân
Chống tư tưởng công thần, ích kỷ hẹp hòi, tư tưởng bảo thủ, trì trệ trong hội. Hội còn làm tốt công tác phổ biến thời sự, chính sách. Tổ chức học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội Cựu chiến binh tỉnh Nghệ An khóa IV, quán triệt và động viên hội viên tích cực tham gia cuộc vận động cựu chiến binh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Tích cực tham gia cuộc thi kể chuyện cựu chiến binh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh tại xã và huyện đạt kết quả tốt.
Chính vì vậy mà đội ngũ cán bộ, hội viên Hội cựu chiến binh luôn có lập trường tư tưởng vững vàng, kiên định với mục tiêu con đường xã hội chủ nghĩa, có phẩm chất đạo đức tốt, có lối sống trong sạch lành mạnh, gương mẫu trong cuộc sống và công tác, được Đảng bộ và nhân dân tin tưởng.
Công tác tổ chức
Hàng năm Hội tổ chức kết nạp các hội viên mới tham gia hoạt động. Hội cũng đã tham gia tập huấn cho cán bộ là ủy viên ban thường vụ Hội xã do huyện hội tổ chức và tiến hành tặng kỷ niệm chương cho 9 đồng chí hội viên.
Hội đã tổ chức cho cán bộ hội viên học tập quán triệt 5 chuẩn mực cựu chiến binh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong tình hình mới hiện nay. Tổ chức tốt cuộc thi kể chuyện cựu chiến binh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Hội còn tổ chức cho cán bộ, hội viên học tập quán triệt các Nghị quyết của Đảng, các đề án, chương trình phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh quốc phòng của địa phương. Tích cực tham gia diễn tập phòng thủ khu vực, diễn tập trị an phòng chống bạo loạn.
Đã thực hiện tốt chế độ sơ kết, tổng kết gắn với việc phổ biến thông tin thời sự, chính sách, duy trì tốt chế độ sinh hoạt, học tập ở các chi hội và hội xã có nề nếp, nội dung sinh hoạt ngày càng cụ thể, thiết thực và hiệu quả hơn.
Tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ cựu quân nhân trên địa bàn toàn xã dịp 30/4/2008, nhân kỷ niệm 33 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Tổ chức thu nộp các quỹ hội đầy đủ, thống nhất.
Ngoài ra, hội cũng làm tốt công tác kiểm tra, giám sát những đơn vị, cá nhân hoạt động trên địa bàn xã và tiến hành tốt các phong trào thi đua như “Xây dựng hội trong sạch vững mạnh”, “Phát huy truyền thống bộ đội Cụ Hồ”, “Hội viên gương mẫu, gia đình cựu chiến binh văn hóa”, đặc biệt là thi đua thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”…
4.1.2.3 Kết quả điều tra một số hộ nông dân được Hội cựu chiến binh hỗ trợ vay vốn để phát triển kinh tế
Để hiểu rõ hơn về vai trò của Hội cựu chiến binh xã Nam Anh, cũng như những thuận lợi và khó khăn của Hội khi tiến hành hoạt động, tôi tiến hành phỏng vấn, xin ý kiến của Ban lãnh đạo Hội. Qua đó, các ý kiến của các bác trong ban lãnh đạo Hội đều đưa ra những ý kiến cơ bản giống nhau về thuận lợi, khó khăn của Hội khi tiến hành hoạt động như sau:
Thuận lợi
Hội luôn nhận được sự quan tâm, lãnh đạo của Đảng, chính quyền và sự phối hợp của các ban ngành, đoàn thể có liên quan đến hoạt động của Hội.
Đội ngũ cán bộ, hội viên có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, có lối sống trong sạch, lành mạnh.
Có kinh nghiệm trong cuộc sống và công tác, có tinh thần thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau. Cán bộ, hội viên có quyết tâm xóa đói giảm nghèo vươn lên trong cuộc sống cho nên đời sống của hội viên CCB cao hơn mặt bằng chung của xã.
Có tinh thần đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, luôn giữ vững phẩm chất của anh bộ đội Cụ Hồ trong tình hình mới.
Khó khăn
Nhận thức của cán bộ, hội viên chưa đồng đều, trình độ một số mặt còn hạn chế. Một số ngại học tập, ngại rèn luyện, một số hội viên mang tư tưởng công thần địa vị, trông chờ ỷ lại gây khó khăn cho Hội khi tiến hành hoạt động.
Đại bộ phận hội viên tuổi đã cao, sức yếu nên một số hoạt động diễn ra không linh hoạt lắm, hiệu quả hoạt động chưa cao, không đáp ứng sự phát triển kinh tế hiện nay.
Đời sống của một số hội viên còn nghèo, lại phải chu cấp cho con cháu học hành nên càng khó khăn hơn.
Ngân sách hoạt động thường xuyên của Hội chưa đáp ứng được nhu cầu của hội viên, chế độ cho cán bộ làm công tác Hội còn thấp (60.000 đồng/tháng) nên ít nhiều cũng ảnh hưởng đến hoạt động của Hội.
Tiếp đó, tôi tiến hành điều tra một số hộ nông dân tiêu biểu được hội cựu chiến binh hỗ trợ vốn phát triển sản xuất cho thấy: Đa số hội viên sau khi vay vốn của Hội đều sử dụng, đầu tư vốn có hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế gia đình và thực hiện tốt các nhiệm vụ của hội đã đề ra.
Bên cạnh hỗ trợ về vốn, Hội còn tiến hành tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho hội viên theo yêu cầu cần thiết của các hội viên, cùng với các hoạt động tuyên truyền giáo dục tư tưởng, phát động phong trào thi đua và hưởng ứng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, với bản chất trong sáng, ham học hỏi và sáng tạo của anh bộ đội Cụ Hồ, các hội viên Hội cựu chiến binh đã cơ bản hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao phó, các hội viên phát triển kinh tế gia đình, đời sống được cải thiện rõ rệt. Có thể kể đến một số hội viên tiêu biểu sau đây:
Ông Hồ Xuân Tùng, xóm 6, trong những năm kháng chiến chống Mỹ ông xung phong nhập ngũ. Sau khi miền Nam được giải phóng, ông chuyển công tác ra Bắc, nay đã nghỉ hưu. Những ngày đầu trở về đời thường, đời sống gia đình gặp nhiều khó khăn nhưng với phẩm chất “ Anh bộ đội Cụ Hồ”, ông không nản chí mà còn tìm nhiều cách để làm ăn. Ban đầu, ông xin vay vốn của Hội cựu chiến binh xã để sản xuất nông nghiệp. Có vốn trong tay ông bắt đầu tiến hành đầu tư cho nông nghiệp, là người đi đầu ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, đưa giống mới vào sản xuất, mỗi năm 2 vụ lúa, 1 vụ ngô đông gia đình ông thu được 2 tấn thóc và 2, 5 tấn ngô trên 10 sào ruộng. Khi đã lo đủ lương thực cho gia đình, ông tính đến việc chăn nuôi lợn thịt, mỗi năm nuôi 2 lứa, mỗi lứa 5 - 6 con và nuôi thêm 100 con vịt theo mô hình vịt - lúa. Ngoài ra, ông xin thầu thêm 4 sào đất rừng trồng cây đặc sản như hồng, quýt, mỗi năm cũng cho thêm thu nhập 7 - 8 triệu đồng mà không tốn nhiều công chăm sóc. Bên cạnh đó, ông còn tích cực tham gia các lớp tập huấn về chăn nuôi, kỹ thuật trồng cây có múi, cây đặc sản do Hội tổ chức và Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư của tỉnh tổ chức. Bình quân thu nhập mỗi năm của gia đình ông Tùng từ trồng trọt và chăn nuôi cũng đạt từ 40 - 45 triệu đồng sau khi trừ đi các chi phí bỏ ra.
Ngoài việc cùng gia đình phát triển kinh tế hiệu quả, ông Tùng còn là người nhiệt tình tham gia các công tác xã hội, là một hội viên tích cực của Hội cựu chiến binh xã và là một đảng viên gương mẫu. Với cương vị là Chủ tịch Hội CCB xã Nam Anh, ông cùng tập thể lãnh đạo, chỉ đạo các chi hội, hội viên giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng Hội trong sạch vững mạnh, nuôi dạy con tốt, phấn đấu “không để hội viên của Hội nghèo”.
Các hội viên khác theo gương ông Tùng tích cực phát triển sản xuất, chăm lo đời sống, giáo dục cho con em mình. Vì vậy mà hầu như gia đình của các hội viên Hội CCB đều có thu nhập khá trở lên.
Bảng 4.11 Tình hình thu nhập của một số hộ có vay và không vay vốn của Hội CCB xã Nam Anh
ĐVT: Triệu đồng/năm
STT
Hộ vay
Hộ không vay
Trước
Sau
1
25 - 30
40 - 45
19,5
2
18,5
25,3
22,7
3
22,0
30,0
18,0
4
12,5
18,0
17,8
5
25,0
32,5
20,2
6
27,2
35,0
19,0
7
32,0
44,5
18,5
(Nguồn: Số liệu điều tra hộ, 2009).
Tiến hành lấy ý kiến về vai trò hoạt động của Hội CCB trong thời gian qua, hầu hết các hộ nông dân cho biết, hoạt động của Hội trong thời gian qua rất mạnh đã thể hiện rõ vai trò của Hội đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Không chỉ khuyến khích hội viên phát triển kinh tế mà Hội còn chăm lo đến đời sống chính trị, văn hóa của mọi người dân. Hội còn cử cán bộ đến từng nhà động viên thanh niên nhập ngũ, lập quỹ khuyến học và thăm hỏi các hội viên khi đau ốm. Điều này đã tăng thêm tình cảm, sự gắn bó của hội viên đối với Hội.
Hộp 4.4 Tôi cảm kích vô cùng…
Trước ngày con trai tôi lên đường nhập ngũ, các cán bộ Hội đã đến tận nhà thăm hỏi, động viên cháu và còn có quà nữa khiến tôi và gia đình rất xúc động. Các bác cán bộ Hội cũng từng tham gia quân ngũ nên giải thích cho con trai tôi rất nhiều điều bổ ích và khuyên cháu đừng nên lo lắng. Con trai tôi cũng tự tin và vui vẻ lên đường. Tấm lòng của cán bộ Hội làm tôi cảm kích vô cùng.
(Bà Nguyễn Thị Vinh, xóm 6).
Một số người không tham gia vào Hội chủ yếu là do sinh ra trong thời bình, chưa tham gia vào quân đội, hoặc một số chưa đủ tuổi tham gia Hội. Đối với những người đã đi nghĩa vụ quân sự hoặc có tham gia quân đội thì Hội tiến hành vận động những người này tham gia vào câu lạc bộ cựu quân nhân. Đây là bước tiền cho việc kết nạp hội viên mới tham gia vào Hội CCB xã. Hoạt động của câu lạc bộ cựu quân nhân tuy còn ít nhưng phần nào đã giúp khuyến khích các thành viên hoạt động và ổn định chính trị, an ninh trật tự cho địa bàn xã trong thời gian qua.
4.1.4 Nhận xét vai trò và kết quả hoạt động của các tổ chức, đoàn thể trên địa bàn xã đến sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
Qua tìm hiểu vai trò và kết quả hoạt động của các tổ chức, đoàn thể trên địa bàn xã Nam Anh, cụ thể là Hội nông dân, Hội cựu chiến binh, Hội phụ nữ cho thấy tầm quan trọng to lớn của các tổ chức, đoàn thể đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đặc biệt là những hộ nông dân.
Y tế xã
MT
TQ
Cộng đồng
Đảng Ủy
HĐND,
UBND xã
Hội Phụ nữ
Hội Nông dân
Hội CCB
Trường học
1
2
2
3
3
3
4
Sơ đồ 4.2 Mối quan hệ của các tổ chức, đoàn thể đối với cộng đồng
Sơ đồ 4.2 miêu tả một cách khái quát về các tổ chức tại cộng đồng, các hình thức tổ chức và mối quan hệ giữa những người dân với các tổ chức này.
Qua sơ đồ cũng cho thấy các tổ chức, đoàn thể trong nông thôn đều có ảnh hưởng đến hộ nông dân hay nói cách khác vai trò của các tổ chức này đã góp phần làm cho kinh tế - xã hội của địa phương phát triển. Trong đó, Đảng ủy xã đề ra các chủ trương, nghị quyết lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ trên các lĩnh vực phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; bảo đảm an ninh quốc phòng; xây dựng hệ thống chính trị xã; đồng thời, tổ chức kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện Nghị quyết của các cấp, các ngành trên địa bàn xã. Y tế xã và trường học là hai tổ chức có vai trò quan trọng với cộng đồng về mặt xã hội. Còn các tổ chức như Hội nông dân, Hội cựu chiến binh, Hội phụ nữ có vai trò trực tiếp và rất quan trọng đến đời sống của các hộ nông dân trên địa bàn xã. Các tổ chức này phối hợp với các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính như Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, Quỹ tình thương… để cung cấp vốn vay cho hộ nông dân, từ đó đã giúp các hộ gia đình tăng thu nhập, mở rộng quy mô chăn nuôi, trồng trọt từ đó cải thiện cuộc sống của người dân trong xã; làm thay đổi suy nghĩ của hộ nhất là đối với hộ nghèo, giúp họ tự tin hơn và biết cách tiết kiệm các khoản tiền nhỏ để dành cho tương lai và giúp hộ có thêm kỹ năng lập kế hoạch sản xuất sao cho hiệu quả nhất.
Vai trò của các tổ chức đến tăng thu nhập cho hộ
Qua điều tra chúng tôi nhận thấy thu nhập của hộ nông dân có sự tăng lên sau khi nhận hỗ trợ về vốn, kỹ thuật và kinh nghiệm của các tổ chức. Tuy nhiên mức độ ảnh hưởng của mỗi tổ chức đến tăng thu nhập của hộ khác nhau.
Bảng 4.12 Thu nhập của hộ trước và sau khi vay vốn của các tổ chức
Hộ vay
Hội nông dân
Hội phụ nữ
Hội cựu chiến binh
Trước khi vay (Tr.đ)
TN
34,03
15,47
23,53
TN/khẩu
7,08
3,21
4,41
TN/lao động
15,28
6,69
7,31
Sau khi vay (Tr.đ)
TN
46,99
21,84
32,54
TN/khẩu
9,69
4,54
6,08
TN/lao động
20,87
9,42
10,01
So sánh (%)
TN
138,08
141,18
138,29
TN/khẩu
136,86
141,43
137,87
TN/lao động
136,58
140,81
136,94
(Nguồn: Số liệu điều tra hộ, 2009).
Từ bảng số liệu cho thấy, thu nhập của các hộ đều tăng lên đáng kể sau khi vay vốn của các tổ chức trong nông thôn như Hội nông dân, Hội cựu chiến binh, Hội phụ nữ, cụ thể: đối với hộ vay vốn của Hội nông dân thì thu nhập tăng lên 38, 08%, còn hộ vay vốn của Hội cựu chiến binh thì thu nhập tăng lên 38, 29% và hộ vay vốn của Hội phụ nữ thì thu nhập tăng lên 41, 18% so với thu nhập trước đó. Các chỉ tiêu khác như thu nhập bình quân trên khẩu và thu nhập bình quân trên lao động cũng đều tăng lên trên 35%. Từ đó có thể kết luận sự hỗ trợ vốn của các tổ chức trên địa bàn xã có tác động rất lớn đến việc tăng thu nhập của hộ nông dân hay các tổ chức có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế của địa phương.
Tuy nhiên, qua điều tra chúng tôi cũng nhận thấy hoạt động của các tổ chức vẫn còn có một số hạn chế nhất định như công tác giao dục chính trị, học tập quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, của tổ chức Hội cấp trên có lúc chưa kịp thời, hình thức tuyên truyền còn đơn giản, thiếu tính thuyết phục; trình độ năng lực một số cán bộ Hội còn hạn chế và thiếu nhiệt tình do đó hoạt động của Hội cơ sở xóm chưa thực sự mạnh; chế độ sinh hoạt thường kỳ nhiều chi hội duy trì chưa nghiêm, số lượng hội viên tham gia còn thấp; chưa tìm kiếm được nhiều nguồn vốn vay mới cho hội viên vay.
4.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC, ĐOÀN THỂ TRONG NÔNG THÔN TẠI XÃ NAM ANH
Qua tìm hiểu, đánh giá vai trò của một số tổ chức, đoàn thể trên địa bàn xã Nam Anh cho thấy các tổ chức, đoàn thể trên địa bàn xã có vai trò rất to lớn và hoạt động khá hiệu quả trong thời gian qua, tuy nhiên vẫn đang tồn tại một số hạn chế. Vì vậy, chúng tôi mạnh dạn đề xuất một số giải pháp để nâng cao hơn nữa vai trò và kết quả hoạt động của các tổ chức đó tại xã.
4.2.1 Đối với Hội nông dân
4.2.1.1 Đối với công tác tuyên truyền giáo dục chính trị tư tưởng
Nông dân là lực lượng lao động, lực lượng quần chúng rất quan trọng trong sự nghiệp xây dựng đất nước, nhất là trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa hiện nay, nhưng đây cũng là lực lượng dễ bị tổn thương nhất do họ thiếu thông tin trong quá trình sản xuất, kinh doanh.
Cần phối hợp chặt chẽ và thường xuyên hơn nữa với ban truyền thông xã để quán triệt tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Trung ương Hội và Ban Thường vụ tỉnh Hội đề ra. Đặc biệt là quán triệt đến 100% cán bộ hội viên nông dân về nội dung nghị quyết 26 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông thôn.
Công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ hội viên của Hội là rất cần thiết. Hội nông dân là hội có vai trò quan trọng nhất và là hội có số lượng hội viên đông đảo nhất nên để Hội hoạt động ngày càng vững mạnh hơn thì cần tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ hội viên.
4.2.1.2 Đối với công tác Hội
Cần tiến hành xây dựng kế hoạch công tác, chương trình hành động và hoạt động của Hội và các chi hội theo tháng và cả năm để có kế hoạch hoạt động phù hợp theo từng thời kỳ cũng như có thể thay đổi linh động theo từng giai đoạn nếu có biến cố xảy ra.
Chỉ đạo quản lý và phát triển hội viên, nâng cao chất lượng hội viên, chú trọng đến nội dung sinh hoạt, các hoạt động của Hội cần thiết thực hơn và cần tìm hiểu nhu cầu của hội viên để hoạt động có hiệu quả và nội dung hoạt động thêm phong phú. 100% chi hội duy trì sinh hoạt đúng định kỳ 3 tháng 1 lần vào ngày 14 tháng cuối kỳ và số lượng tham gia sinh hoạt đạt 75 – 80%. Cố gắng kết nạp hội viên tăng 10 – 12% và tăng 4 -5 triệu nguồn quỹ hoạt động của Hội xã, 100% chi hội có quy mô hoạt động từ 900.000 – 1.200.000 đồng.
Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác kiểm tra, theo dõi định kỳ và kiểm tra đột xuất từng chi hội về việc chấp hành các chỉ thị, Nghị quyết của Hội. Việc kiểm tra, giám sát thường xuyên sẽ là động lực để việc thực hiện nghị quyết của Hội ngày càng tốt hơn.
4.2.1.3 Đối với các phong trào thi đua của Hội
Các phong trào thi đua là để đánh giá hoạt động của một Hội có thực sự mạnh, có thực sự giúp đỡ thiết thực cho hội viên của Hội hay không.
Đối với phong trào hộ nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng thì Hội tập trung hướng dẫn nông dân đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, tuyên truyền vận động nông dân áp dụng các kỹ thuật tiến bộ, các công nghệ mới vào sản xuất, lấy giá trị trên đơn vị sản xuất làm thước đo hiệu quả. Tập trung chỉ đạo nhân dân thực hiện tốt kế hoạch phát triển kinh tế của xã, theo đề án của 2 HTX đã xây dựng mỗi chi hội phải đạt từ 80 – 85% diện tích cơ cấu lúa lai Trung Quốc, 100% giống lai, ngô lai, giảm diện tích trồng lúa, tăng diện tích trồng rau màu trên cả 3 vụ. Bên cạnh đó, huy động các nguồn vốn và tìm kiếm các nguồn vốn vay mới để giúp nông dân có điều kiện vay vốn phát triển sản xuất. Tạo mọi điều kiện về vật chất, kỹ thuật để cho nông dân có điều kiện phát triển toàn diện.
Đối với phong trào nông dân xây dựng gia đình văn hóa, tham gia xây dựng làng xã văn hóa thì Hội tổ chức vận động hội viên tham gia đăng ký gia đình hội viên đạt 5 tiêu chí gia đình văn hóa, phấn đấu nâng mức gia đình văn hóa trên toàn xã là 85 - 90% tổng số hộ. Tăng cường giám sát và thực hiện tốt pháp lệnh quy chế dân chủ cơ sở, làm tốt công tác xóa đói giảm nghèo trong nông dân, quan tâm công tác từ thiện, hưởng ứng các cuộc vận động khác, phối hợp với các ban ngành tiến hành hòa giải kịp thời các mâu thuẫn nảy sinh ở các hộ gia đình trong chi hội, hạn chế các đơn thư khiếu nại, tố cáo của nông dân vượt cấp.
Đối với phong trào nông dân bảo vệ quốc phòng an ninh thì Hội phối hợp với công an quân sự thực hiện phong trào phòng chống tội phạm, phòng chống ma túy và các tệ nạn xã hội trong cán bộ và hội viên nông dân đảm bảo tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Vận động con em nông dân tham gia nghĩa vụ quân sự đảm bảo số lượng, chất lượng và chỉ tiêu được giao.
4.2.2 Đối với Hội phụ nữ
4.2.2.1 Quán triệt nội dung các phong trào thi đua
Cần quán triệt rõ ràng và đầy đủ nội dung các phong trào thi đua đến các chi hội cũng như các hội viên để nâng cao số lượng tham gia và chất lượng của phong trào thi đua.
Đặc biệt quan tâm nhất là phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”, vận động những chị em chưa đăng ký tham gia để phong trào trở nên có ý nghĩa và ảnh hưởng sâu rộng đến phụ nữ trên toàn xã bởi vì phong trào này nhằm khẳng định vai trò của phụ nữ trong giai đoạn hiện nay. Phụ nữ phải tích cực học tập, năng động, sáng tạo trong lao động và trong việc gia đình cũng phải đảm đang. Nói chung, phụ nữ ngày nay phải đồng thời làm tốt cả ba vai trò của mình trong gia đình, cộng đồng và xã hội để nâng cao địa vị của mình.
Ngoài ra, cần đẩy mạnh phong trào “Hũ gạo tiết kiệm, ống tiền tiết kiệm” nhằm hưởng ứng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” do Huyện ủy và Hội LHPN huyện phát động. Phong trào này nhằm nâng cao ý thức tiết kiệm cho phụ nữ để những lúc gặp khó khăn và để giúp đỡ những người gặp khó khăn đang cần sự giúp đỡ của cộng đồng.
4.2.2.2 Đối với công tác hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế
Hội phụ nữ đóng vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, đặc biệt là hỗ trợ vốn vay lãi suất thấp, các khoản tín dụng - tiết kiệm và hỗ trợ về kinh nghiệm cũng như hỗ trợ về mặt kỹ thuật.
Để nâng cao hơn nữa vai trò của Hội thì cần phải tiếp tục chỉ đạo các chi hội huy động các nguồn vốn vay tại chỗ, tranh thủ và tìm kiếm các nguồn vốn khác để hỗ trợ cho phụ nữ vay. Đa dạng các hình thức gây quỹ như làm thủy lợi, làm dịch vụ, làm ruộng… để có thể tăng nguồn quỹ cho Hội tiến hành hoạt động hiệu quả hơn. Phấn đấu xây dựng quỹ đạt 20 - 25 triệu đồng. Đối với quỹ tình thương thì phấn đấu tăng số tổ tiết kiệm - tín dụng và tăng số thành viên tại mỗi chi hội lên càng nhiều càng tốt, từ đó tăng tổng số vốn cho vay và nâng cao ý thức của phụ nữ trên các lĩnh vực nhờ có các buổi sinh hoạt được tổ chức thường xuyên của quỹ, cụ thể phấn đấu tăng thêm 2 tổ tiết kiệm - tín dụng, tăng 20% thành viên tham gia và 20% tổng vốn. Bên cạnh đó, cần phối hợp với các tổ chức khác để tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao kỹ thuật tiến bộ và tư vấn các sử dụng vốn vay có hiệu quả đến các hội viên, cũng như những kiến thức xây dựng cuộc sống gia đình ấm no, bình đẳng và hạnh phúc.
Cần chỉ đạo các chi hội quan tâm, hỗ trợ gia đình hội viên, phụ nữ nghèo, nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế giỏi trên địa bàn toàn xã để phụ nữ có điều kiện học hỏi và làm theo từ đó góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện cuộc sống cho một bộ phận hội viên của Hội, phấn đấu mỗi chi hội xây dựng 1 mô hình làm kinh tế giỏi.
4.2.2.3 Đối với công tác xã hội
Vai trò của Hội phụ nữ đối với công tác xã hội là rất to lớn và cần nâng cao hơn nữa vì Hội phụ nữ có mục đích phát triển phụ nữ về mọi mặt, nâng cao nhận thức của phụ nữ về quyền và nghĩa vụ của họ trong gia đình, cộng đồng và xã hội. Bản thân các cán bộ Hội cũng là phụ nữ nên hiểu rất rõ những khó khăn mà phụ nữ gặp phải cho nên sẽ thuận lợi hơn trong tiếp cận và tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến các hội viên.
Phối hợp với ban tư pháp xã tổ chức học tập Luật phòng chống tham nhũng, Quy chế dân chủ, Luật bình đẳng giới, Luật phòng chống bạo lực gia đình… Các bộ luật này rất có ý nghĩa đối với phụ nữ trong giai đoạn hiện nay, cần quán triệt và phổ biến sâu rộng để mọi người dân đều biết và thực hiện nghiêm túc. Vấn đề bình đẳng cho phụ nữ đã được Đảng và Chính phủ rất quan tâm. Luật bình đẳng giới đã được Quốc hội khóa XI thông qua tại kỳ họp thứ 10, ngày 29/10/2006. Trước đó, trong Bài nói chuyện tại Đại hội phụ nữ toàn quốc lần thứ III, ngày 9/3/1961, sđd, t.10, tr.296, Bác Hồ đã có nói: “… Ngay từ khi mới thành lập, Đảng ta đã nêu rõ chính sách nam nữ bình đẳng, Hiến pháp ta đã xác định chính sách đó. Trong mọi việc, Đảng và Chính phủ ta phải nhận rõ địa vị làm người chủ và nhiệm vụ người làm chủ nước nhà; phải có quyết tâm mới, đạo đức mới, tác phong mới để làm trọn nghĩa vụ mới của mình là góp phần xứng đáng vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội…”. Qua đó, chứng tỏ Bác Hồ đã rất qua tâm đến việc phát triển phụ nữ và coi đó như là một nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển đất nước.
4.2.3 Đối với Hội cựu chiến binh
4.2.3.1 Về mặt chính trị - xã hội
Tích cực tham gia xây dựng bảo vệ Đảng, chính quyền, đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, tệ nạn xã hội và góp phần ổn định chính trị cơ sở được coi là giải pháp hàng đầu hiện nay của Hội vì Hội thành lập với mục đích chính trị là chính. Phát huy vai trò của Hội, tiềm năng, trí tuệ của Cựu chiến binh tích cực tham gia xây dựng các chủ trương phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, quốc phòng an ninh ở địa phương, chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ là hội viên Hội cựu chiến binh đang tham gia công tác trong bộ máy Đảng, chính quyền, các ban ngành đoàn thể từ xã đến xóm bằng cách duy trì tốt chế độ hội nghị đương nhiệm nhằm động viên nhắc nhở các đồng chí đó giữ vững phẩm chất đạo đức, lối sống, trau dồi năng lực, nâng cao tinh thần trách nhiệm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Làm tốt công tác tham mưu và thực hiện tốt chế độ làm việc với cấp ủy Đảng, chính quyền trong công tác xây dựng Đảng, chính quyền và Hội trong sạch vững mạnh. Kiên quyết đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, hách dịch, cửa quyền một cách hợp lý với phương châm kiên quyết nhưng không gay gắt nóng vội, nhẹ nhàng mềm dẻo nhưng không khoan nhượng buông xuôi. Bên cạnh đó, Hội cần nâng cao hiệu quả phối hợp với các tổ chức khác trên địa bàn xã để góp phần xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, xây dựng phong trào quần chúng tham gia bảo vệ an ninh tổ quốc, phòng chống ma túy, tệ nạn xã hội trên địa bàn toàn xã.
Tích cực giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ bằng cách tích cực tham gia các buổi sinh hoạt của Đoàn thanh niên, tổ chức các buổi nói chuyện truyền thống cho thế hệ trẻ. Hàng năm tổ chức hội nghị tọa đàm giữa cán bộ Hội và cán bộ đoàn các cấp từ 1 - 2 lần để đánh giá kết quả phối hợp hoạt động rút ra được những bài học bổ ích và định hướng nội dung, phương pháp phối hợp hoạt động hiệu quả hơn.
Xây dựng Hội trong sạch vững mạnh toàn diện, tạo ra nhiều phong trào thi đua thiết thực nhằm thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của Hội cựu chiến binh trong giai đoạn cách mạng mới, hoạt động có hiệu quả xứng đáng là đoàn thể chính trị xã hội tiêu biểu, là chỗ dựa tin cậy của Đảng, chính quyền và nhân dân.
Phấn đấu có từ 96 - 98% hội viên gương mẫu, trong đó 50 - 70% hội viên xuất sắc. Kết nạp được từ 10 - 20% đồng chí hội viên, nâng tỷ lệ cựu chiến binh vào Hội đạt trên 97%, mỗi chi hội kết nạp được 1 - 3 đồng chí. Có từ 98 - 100% gia đình hội viên đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa.
4.2.3.2 Về mặt kinh tế
Tiếp tục nêu cao ý chí tự lực tự cường, tinh thần dám nghĩ dám làm, quyết tâm vượt khó vươn lên làm giàu cho gia đình trong cán bộ hội viên toàn Hội. Phát huy nội lực, tiềm năng lợi thế của từng gia đình, từng chi hội, nêu cao tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau cả về tinh thần, kiến thức và kinh nghiệm. Tích cực tham gia xây dựng phường quỹ đồng đội trong từng chi hội, từng nhóm hộ gia đình hội viên tạo điều kiện cho hội viên vay vốn để phát triển kinh tế, giải quyết khó khăn trong cuộc sống. Cụ thể, phấn đấu 100% chi hội xây dựng được quỹ hoạt động thường xuyên với số tiền bình quân đạt từ 70 nghìn đồng/hội viên/năm; 100% chi hội xây dựng được phường quỹ đồng đội với số tiền bình quân đạt từ 120 nghìn đồng trở lên/năm/hội viên; 100% hội viên tham gia ủng hộ xây dựng quỹ tang lễ với số tiền từ 30.000 đồng trở lên nhằm đáp ứng yêu cầu tổ chức thăm hỏi, tang lễ khi hội viên qua đời.
Tích cực thực hiện các đề án phát triển kinh tế của xã theo hướng nâng cao giá trị trên đơn vị diện tích, tích cực chuyển đổi các giống cây trồng, vật nuôi, chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, phát huy hiệu quả các mô hình kinh tế trang trại, mô hình vườn đồi, xây dựng các mô hình kinh tế điển hình, các hộ gia đình cựu chiến binh sản xuất kinh doanh giỏi có thu nhập cao, phấn đấu có từ 83 - 85% hộ gia đình hội viên cựu chiến binh có kinh tế khá và giàu, giảm số hội viên nghèo xuống dưới 1%.
Phối hợp với các ngành tạo điều kiện để bồi dưỡng kiến thức khoa học kỹ thuật, trình độ quản lý, trình độ sản xuất kinh doanh cho cán bộ hội viên.
Mở rộng các hình thức huy động vốn trong hội viên, đồng thời chủ động tham mưu, đề xuất với Đảng ủy, Chính quyền, các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp và Ngân hàng Chính sách xã hội huyện để được vay vốn, tạo điều kiện cho hội viên vay phát triển sản xuất, nâng cao đời sống.
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 KẾT LUẬN
Nông thôn có vai trò rất quan trọng đối với nước ta trong quá trình xây dựng đất nước. Phát triển nông thôn, đặc biệt là phát triển kinh tế - xã hội của địa phương rất cần phát huy vai trò của các tổ chức, đoàn thể trong nông thôn. Đó chính là các tổ chức thay mặt cho Đảng và Nhà nước lãnh đạo nhân dân phát triển kinh tế, ổn định chính trị - xã hội, là tổ chức tiếp xúc trực tiếp với nhân dân, tìm hiểu những nhu cầu bức thiết của nhân dân phản ánh lại với Đảng và Nhà nước để có những quyết sách đúng đắn với tình hình cụ thể của từng địa phương, từng thời điểm nhất định.
Các tổ chức, đoàn thể nông thôn của nước ta đã, đang hình thành ngày càng thích ứng với xu hướng ngày càng phát triển của nền kinh tế thị trường và hoạt động ngày càng có hiệu quả trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội của nhân dân, có đóng góp quan trọng cho sự phát triển của đất nước. Các tổ chức, đoàn thể trong nông thôn có các hoạt động mang đậm nét chính trị - xã hội, chủ động tham gia tích cực trong sự nghiệp phát triển đất nước, thực hiện công tác vận động quần chúng của Đảng và đã phản ánh được với Đảng những tâm tư, nguyện vọng của quần chúng lao động, tham gia vào công tác xây dựng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Ở xã Nam Anh thì vai trò của các tổ chức, đoàn thể nông thôn đã được phát huy có hiệu quả. Trong những năm qua, đã có nhiều giải pháp thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương được đề ra cụ thể cho từng tổ chức, đoàn thể trên địa bàn xã để tránh sự trùng lặp, sự ỷ lại trong hoạt động, cũng như để nâng cao hơn nữa vai trò của các tổ chức, đoàn thể trên địa bàn xã. Trong quá trình hoạt động của các tổ chức, đoàn thể tuy vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhưng nói chung vai trò của các tổ chức, đoàn thể đã được khẳng định và có đóng góp to lớn cho sự phát triển của xã trong thời gian qua.
5.2 KIẾN NGHỊ
Đối với Nhà nước
Xây dựng khung pháp lý tốt tạo điều kiện cho các tổ chức, đoàn thể ra đời và phát triển trong khuôn khổ pháp luật của Nhà nước và dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Xây dựng đồng bộ cơ chế chính sách tạo điều kiện cho các tổ chức, đoàn thể tham gia tích cực vào giải quyết các vấn đề của xã hội.
Đối với cấp ủy Đảng và Chính quyền
Cần có nhiều chủ trương, chính sách sát với điều kiện thực tế của địa phương hơn nữa.
Khơi dậy các hoạt động của các tổ chức, đoàn thể trong địa phương. Kịp thời khuyến khích, động viên những mặt tích cực của từng đoàn thể, đồng thời nghiêm khắc, thẳng thắn phê bình những mặt còn tồn tại của từng tổ chức, đoàn thể đó.
Phát huy quyền dân chủ thực sự ở cơ sở.
Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của cấp ủy Đảng các cấp. Phối hợp chặt chẽ và phát huy vai trò, chức năng của các tổ chức, đoàn thể trong hệ thống chính trị.
Đối với các tổ chức, đoàn thể
Thường xuyên đổi mới nội dung và phương thức hoạt động.
Tìm cách nâng cao kinh phí hoạt động thường xuyên của các tổ chức và động viên, khuyến khích cán bộ tham gia hoạt động nhiệt tình, trách nhiệm.
Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các phong trào ở các chi hội.
Đối với hội viên, nông dân
Cần tham gia đầy đủ, nhiệt tình vào các phong trào hoạt động do các tổ chức, đoàn thể trên địa bàn xã phát động.
Có nhiều ý kiến đóng góp trực tiếp cho các tổ chức, đoàn thể sau mỗi phong trào để phát huy cao nhất vai trò của các tổ chức này tại địa phương.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Chính phủ, Nghị định của Chính phủ số 88/2003/NĐ - CP ngày 30/7/2003 quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội. Nguồn:
Chính phủ, Nghị định của Chính phủ số 148/2007/NĐ - CP ngày 25/9/2007 về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện. Nguồn:
Hội phụ nữ xã Nam Anh (2008). Báo cáo phong trào thi đua và hoạt động Hội năm 2008, định hướng hoạt động năm 2009.
Hội nông dân xã Nam Anh (2008). Báo cáo tổng kết công tác hội và các phong trào Nông dân năm 2008, phương hướng nhiệm vụ năm 2009.
Hội cựu chiến binh xã Nam Anh (2008). Báo cáo tổng kết công tác hội năm 2008, phương hướng nhiệm vụ năm 2009.
Đảng ủy xã Nam Anh, Số 26/BC – ĐU (2008). Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2008, phương hướng nhiệm vụ năm 2009.
Michacl Dower(2004), Bộ cẩm nang đào tạo và thông tin về phát triển nông thôn toàn diện, NXB Nông nghiệp, Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, trang 65 – 71.
Nguyễn Ngọc Lâm, Hoạt động của các tổ chức nhân dân ở Việt Nam, Nguyên Vụ trưởng Vụ tổ chức Phi Chính phủ. Nguồn:
NationalEstablish/2643200808290848080/attachments/2423_bai%207.doc
Sổ theo dõi chi hội, hội viên hội nông dân xã Nam Anh, năm 2008.
Sổ theo dõi hội viên hội cựu chiến binh xã Nam Anh, năm 2008.
Sổ theo dõi hội viên hội phụ nữ xã Nam Anh, năm 2008.
TS.Mai Thanh Cúc-TS.Quyền Đình Hà-ThS.Nguyễn Thị Tuyết Lan-ThS.Nguyễn Trọng Đắc (2005). Giáo trình phát triển nông thôn. NXB Nông nghiệp Hà Nội, trang 9 – 11, 84 – 87.
Một số website
Hà Minh (2007). Cựu chiến binh tích cực tham gia phát triển đất nước. Bản tin của báo điện tử đài tiếng nói Việt Nam, ngày 14/12/2007. Nguồn ngày truy cập 15/1/2009.
DH (2007). Hội nông dân Việt Nam tỉnh Tây Ninh, thực hiện tốt công tác dạy nghề, chuyển giao khao học kỹ thuật cho hội viên. Bản tin của Hội nông dân tỉnh Tây Ninh, ngày 24/12/2007. Nguồn ngày truy cập 15/1/2009.
Huy Ngọc – Anh Dũng (2008). Vĩnh Phúc, phát huy vai trò của các tổ chức chính trị xã hội trong việc phòng, chống tham nhũng, Bản tin của Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam, ngày 26/11/2008. Nguồn ngày truy cập 17/1/2009.
NH(2008). Vai trò của hội phụ nữ Nam Định trong việc giúp chị em thoát nghèo, Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam, ngày 12/11/2008. Nguồn ngày cập nhật 17/1/2009.
PHỤ LỤC
PHIẾU ĐIỀU TRA HỘ NÔNG DÂN
Thông tin cơ bản về hộ điều tra
1. Họ tên chủ hộ điều tra Tuổi
Giới tính:
Nam
Nữ
Trình độ học vấn
Tổng nhân khẩu
Số lao động
2. Tổng diện tích đất m2
Trong đó: Diện tích đất ở m2
Diện tích đất nông nghiệp m2
Nguồn vốn của hộ điều tra
Nguồn vốn
ĐVT
Giá trị
Tổng vốn
Nghìn đồng
1. Vốn tự có
Nghìn đồng
2. Vốn vay
Nghìn đồng
2.1 Ngân hàng
Nghìn đồng
2.2 Hội nông dân
Nghìn đồng
2.3 Hội phụ nữ
Nghìn đồng
2.4 Hội cựu chiến binh
Nghìn đồng
2.5 Tổ chức khác
Nghìn đồng
Chi phí, chi tiêu của hộ điều tra
Chi phí cho sản xuất của hộ
Chi phí
ĐVT
2007
2008
1. Trồng trọt
Ng.đ/sào/năm
1.1 Cây hàng năm
Ng.đ/sào/năm
1.1.1 Giống
Ng.đ/sào/năm
1.1.2 Phân bón
Ng.đ/sào/năm
1.1.3 Thuốc BVTV
Ng.đ/sào/năm
1.1.4 Lao động thuê
Ng.đ/sào/năm
1.1.5 Chi khác
Ng.đ/sào/năm
1.2 Cây lâu năm
Ng.đ
1.2.1 Giống
Ng.đ
1.2.2 Phân bón
Ng.đ
1.2.3 Thuốc BVTV
Ng.đ
1.2.4 Lao động thuê
Ng.đ
1.2.5 Chi khác
Ng.đ
2. Chăn nuôi
Ng.đ
2.1 Giống
Ng.đ
2.2 Thức ăn
Ng.đ
2.2.1 Cám – gạo – ngô
Ng.đ
2.2.2 Rau – củ
Ng.đ
2.3 Thuốc thú y
Ng.đ
2.4 Chi khác
Ng.đ
Chi tiêu của hộ
Chi tiêu
Số lượng (Ng.đ/tháng)
Ghi chú
1. Ăn uống
2. Giáo dục – y tế
3. Điện nước
4. Hội hè, hiếu hỷ
5. Lệ phí quỹ
6. Chi khác
Thu nhập của hộ điều tra
Chỉ tiêu
ĐVT
2007
2008
1. Nông nghiệp
Ng.đ
1.1 Trồng trọt
Ng.đ
1.2 Chăn nuôi
Ng.đ
2. Dịch vụ
Ng.đ
3. Ngành nghề phụ
Ng.đ
Ý kiến của hộ khi tham gia các tổ chức, đoàn thể trên địa bàn xã
Ông(bà) có tham gia tổ chức, đoàn thể nào trên địa bàn xã không?
Có
Không
Nếu có, xin hãy cho biết tổ chức, đoàn thể đó là
Hội nông dân
Hội phụ nữ
Hội cựu chiến binh
Tổ chức, đoàn thể khác
Thuận lợi khi tham gia vào các tổ chức, đoàn thể này là gì
Những khó khăn khi tham gia vào các tổ chức, đoàn thể này là gì
Ý kiến góp ý để hoạt động của các tổ chức, đoàn thể ngày càng tốt hơn
Xin chân thành cảm ơn ý kiến đóng góp của ông(bà).
Nam Anh, ngày tháng năm 2009
Chữ ký chủ hộ
PHIẾU XIN Ý KIẾN CÁN BỘ CÁC TỔ CHỨC, ĐOÀN THỂ
XÃ NAM ANH
A. THÔNG TIN CÁ NHÂN
1. Họ và tên:.....................................................................Nam(nữ)
Sinh năm:.....................................................................Dân tộc:
2. Trình độ văn hoá:
Cấp 1
Cấp 2
Cấp 3
3. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ:
Đại học
Trung cấp
Sơ cấp
Không đi học
4. Chức vụ
5. Thời gian công tác
6. Số năm đảm nhiệm chức vụ hiện tại
7. Nguồn thu nhập chính của gia đình Anh(chị):
Từ sản xuất nông nghiệp
Từ phụ cấp (lương)
Từ nguồn khác
B. Ý KIẾN VỀ VAI TRÒ, NHIỆM VỤ VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC, ĐOÀN THỂ TRÊN ĐỊA BÀN XÃ HIỆN NAY
1. Ông (bà) hiện đang công tác tại tổ chức, đoàn thể nào?
Hội nông dân
Hội phụ nữ
Hội cựu chiến binh
Tổ chức khác
2. Vai trò chính của tổ chức, đoàn thể ông (bà) công tác là gì?
3. Theo ông (bà) vai trò của các tổ chức, đoàn thể trên địa bàn xã hiện nay như thế nào?
Rất tốt
Tốt
Khá tốt
Trung bình
3. Theo ông (bà) hoạt động của các tổ chức, đoàn thể trên địa bàn xã hiện nay như thế nào?
Mạnh
Trung bình
Yếu
4. Theo ông (bà) các nhiệm vụ của tổ chức mình có phù hợp với tình hình thực tế của địa phương không?
Có
Không
5. Xin ông (bà) cho biết khi ban hành kế hoạch và thực hiện nhiệm vụ, mức độ tiến hành thông tin cho các thành viên, phối hợp và thảo luận giữa nội bộ đơn vị thế nào?
Tốt
Trung bình
Yếu
6. Xin ông (bà) cho biết sự phối hợp của tổ chức mình với các tổ chức khác trên địa bàn xã trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao như thế nào?
Tốt
Trung bình
Yếu
7. Thuận lợi và khó khăn của hội khi tiến hành hoạt động hiện nay là gì?
7.1 Thuận lợi
7.2 Khó khăn
8. Theo ông (bà), làm thế nào để nâng cao hơn nữa vai trò, kết quả hoạt động của các tổ chức, đoàn thể hiện nay
C. Ý KIẾN VỀ VAI TRÒ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CÁN BỘ ĐƯỢC PHỎNG VẤN TRONG TỔ CHỨC.
1. Nhiệm vụ của ông (bà) được giao trong đơn vị là gì?
2. Nhiệm vụ được giao có phù hợp với ông (bà) không?
Phù hợp
Bình thường
Chưa phù hợp
Nếu chưa phù hợp nguyên nhân là do:
Trình độ
Khối lượng công việc quá nhiều
Nguyên nhân khác
3. Khi thực hiện nhiệm vụ được giao ông (bà) gặp những khó khăn gì? (Sắp xếp vấn đế khó khăn theo thứ tự giảm dần)
4. Khi thực hiện nhiệm vụ được giao ông (bà) gặp những thuận lợi gì?(Sắp xếp những thuận lợi theo thứ tự giảm dần)
5. Xin ông (bà) cho biết sự phối hợp của ông (bà) với đồng nghiệp trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao như thế nào?
Tôt
Chưa tốt
Nếu chưa tốt theo ông (bà) nguyên nhân chính là vì sao?
Xin chân thành cảm ơn ý kiến của ông (bà).
Nam Anh, ngày tháng năm 2009
Chữ ký của cán bộ hội
Phụ lục 1 Thông tin về người được phỏng vấn vay và không vay
Hội nông dân
STT
Hộ vay
Hộ không vay
Tuổi
Giới tính
TĐVH
Tuổi
Giới tính
TĐVH
1
49
Nam
10
39
Nữ
7
2
51
Nam
7
51
Nữ
5
3
45
Nữ
5
55
Nam
7
4
50
Nam
5
45
Nam
4
5
52
Nam
4
45
Nữ
6
6
47
Nam
7
49
Nam
10
7
48
Nam
7
42
Nữ
4
Phụ lục 2 Thông tin về hộ điều tra Hội nông dân
STT
Hộ vay
Hộ không vay
Số nhân khẩu
Số lao động
Thu nhập (Tr.đ/năm)
Số nhân khẩu
Số lao động
Thu nhập (Tr.đ/năm)
1
4
2
44,0
3
2
17,5
2
5
3
20,0
5
3
19,4
3
4
2
10,2
6
3
14,5
4
5
2
62,5
4
2
15,0
5
6
3
90,0
4
2
28,5
6
4
2
47,2
5
2
22,0
7
5
2
55,0
4
2
16,6
Phụ lục 3 Thông tin về người được phỏng vấn vay và không vay
Hội phụ nữ
STT
Hộ vay
Hộ không vay
Tuổi
Giới tính
TĐVH
Tuổi
Giới tính
TĐVH
1
45
Nữ
7
39
Nữ
10
2
51
Nữ
9
51
Nữ
7
3
49
Nữ
5
55
Nữ
5
4
50
Nữ
7
45
Nữ
10
5
52
Nữ
4
45
Nữ
4
6
47
Nữ
10
49
Nữ
5
7
48
Nữ
7
42
Nữ
4
Phụ lục 4 Thông tin về hộ điều tra Hội phụ nữ
STT
Hộ vay
Hộ không vay
Số nhân khẩu
Số lao động
Thu nhập (Tr.đ/năm)
Số nhân khẩu
Số lao động
Thu nhập (Tr.đ/năm)
1
4
2
25,0
4
2
17,5
2
5
2
30,5
4
2
15,6
3
4
2
16,0
5
3
18,0
4
5
3
21,0
5
2
15,5
5
4
3
19,4
4
2
13,7
6
6
3
22,5
6
3
20,0
7
7
2
18,5
4
2
15,0
Phụ lục 5 Thông tin về người được phỏng vấn vay và không vay
Hội cựu chiến binh
STT
Hộ vay
Hộ không vay
Tuổi
Giới tính
TĐVH
Tuổi
Giới tính
TĐVH
1
56
Nam
10
49
Nam
10
2
55
Nam
7
53
Nữ
5
3
60
Nam
5
57
Nam
7
4
51
Nam
10
50
Nam
5
5
59
Nam
5
52
Nam
4
6
54
Nam
7
61
Nam
7
7
62
Nam
7
55
Nữ
4
Phụ lục 6 Thông tin về hộ điều tra Hội cựu chiến binh
STT
Hộ vay
Hộ không vay
Số nhân khẩu
Số lao động
Thu nhập (Tr.đ/năm)
Số nhân khẩu
Số lao động
Thu nhập (Tr.đ/năm)
1
6
4
40 – 45
4
2
19,5
2
5
3
25,3
5
3
22,7
3
6
5
30,0
5
3
18,0
4
4
3
18,0
4
2
17,8
5
5
2
32,5
5
3
20,2
6
5
3
35,0
6
4
19,0
7
6
4
44,5
5
4
18,5
Phụ lục 7 Thu nhập của hộ điều tra trước và sau khi vay vốn của các Hội
ĐVT: Triệu đồng/năm
STT
Hội nông dân
Hội phụ nữ
Hội cựu chiến binh
Trước
Sau
Trước
Sau
Trước
Sau
1
38,0
44,0
17,5
23,0
25 – 30
40 – 45
2
16,5
20,0
20,0
30,5
18,5
25,3
3
8,0
10,2
12,5
16,0
22,0
30,0
4
46,5
62,5
15,8
21,0
12,5
18,0
5
56,5
90,0
13,0
19,4
25,0
32,5
6
30,0
47,2
15,0
22,5
27,2
35,0
7
42,7
55,0
14,5
18,5
32,0
44,5
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đánh giá vai trò của một số tổ chức, đoàn thể trong nông thôn đến sự phát triển kinh tế - xã hội tại xã Nam Anh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.doc