Một mặt “chung sống” với các tầng phèn ở dưới, mặt khác cải tạo đựơc dần tầng phèn bị thu ỹ
phân rửa trôi hạ thấp. Với các hệ thống cấp nước càng dồi dào từ khi có kênh Hồng Ngự, với sự
tha y đổi của giống có năng suất cao và lượng phân bón được tăng cường, hơn 1 triệu ha đất phèn
đã đựơc cải tạo sử dụng thêm 6-7 triệu tấn thóc cho vùng và cả nước. Trứơc đây, có những nhà
nghiên cứu và dự án nước ngoài thống nhất đ ể lại vùng đ ất phèn cho thế kỉ XXI.
Ngoài lúa vùng phèn tiềm tang dưới sú, vẹt, đ ứơc & một số vùng phèn nhiều đặc thù cần bảo vệ
giữ bờ biển và môi trường kết hợp với chim thú đa d ạng sinh học, những vùng “rốn phèn” còn
lại cũng nên bảo vệ đất lẫn sinh khối và sinh v ật cho những yêu cầu lâu dài. Một số cậy thích
hợp với vùng phèn nhiều, trong chuyển đổi cơ cấu sản xuấtcần chú ý như : khoai mỡ, điều, dứa,
bang, tràm
46 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 13114 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đất phèn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
người trong từng năm lũ cao đó. Ngoài ra, chưa tính tới nhiều giá trị
bền vững khác của môi trường - đa dạng sinh học một khi mất đi sẽ không dễ dàng bù đắp được.
Từ sau 1995, để ngăn chặn sự tiếp tục chuyển hóa đất ngập nước, Mỹ đã cho ra đời chính sách
“không mất”, nghĩa là, cứ mỗi diện tích đất ngập nước bị mất phải được bù đắp bằng hoặc nhiều
hơn số lượng đã mất.
Vùng đồng bằng sông Cửu Long có hơn 172.000 ha đất rừng tràm (1972). Sau hơn 30 năm,
chúng ta chỉ còn gần một nữa. Tốc độ mất rừng/đất ngập nước đang ngày càng tăng nhanh do áp
lực của tăng dân số và nhu cầu đất nông nghiệp. Điều này thể hiện rất rõ ở giá cả đất nông
nghiệp. Thí dụ, tại khu vực Bình Minh, xã Tà Đảnh (Tri Tôn) giá đất ruộng lúa cao hơn đất rừng
cùng địa điểm gấp ba lần. Áp lực muốn chuyển mục đích sử
dụng đất rừng trồng sang đất nông nghiệp rất mạnh. Tập quán
lâu đời người dân đã quen với trồng lúa, 80% dân số sống về
nghề nông. Muốn duy trì rừng và đất rừng có hiệu quả kinh tế
và xã hội, không phải dễ dàng trong một thời gian ngắn, mà cần
có sự hỗ trợ của chính sách của nhà nước.
II.1.3.Giải pháp bền vững cho việc bảo tồn rừng/đất
ngập nước
Rừng tràm trên đất phèn ngập là một hệ sinh thái bền vững, duy nhất phù hợp và hiệu quả
gắn bó và mang nhiều lợi ích cho con người. Nhằm bảo tồn hệ sinh thái này chỉ có con đường
khôi phục và phát triển rừng tràm trên đất ngập phèn.
Vùng đất ngập phèn (nặng) của nhiều tỉnh ĐBSCL và An Giang nói riêng phù hợp cho khôi
phục và phát triển rừng tràm (Nguyễn Ngọc Trân, 1990). Theo quy hoạch đến năm 2010, toàn
vùng ĐBSCL sẽ trồng mới thêm khoảng 100.000 ha rừng tràm. Nhằm khai thác tiềm năng kinh
tế và bảo vệ nguồn lợi lâu dài trong sự cân bằng sinh thái và đa dạng sinh học cho vùng, cần thiết
có những định hướng đúng và biện pháp mạnh giúp cải thiện hoàn cảnh rừng/đất ngập nước
đang ngày càng tụt giảm. Một số vấn đề cần được chú trọng.
Đất phèn Nhóm MT_pro
GVHD Nguyễn Trường Ngân 31
Một là, hoạch định chính sách nhất hoán về khôi phục và phát triển rừng/đất ngập phèn
(nặng) hiện còn và quy hoạch diện tích đất lâm nghiệp ổn định lâu dài. Không cho phép chuyển
mục đích sử dụng đất rừng sang đất nông nghiệp, để không tiếp tục mất đất rừng.
Những cơ sở quan trọng cho chính sách này là: Điều kiện tự nhiên của đất phèn ngập Tri
Tôn, Tịnh Biên rất phù hợp khôi phục lại rừng tràm - chương trình điều tra cơ bản 60-B (Nguyễn
Ngọc Trân, 1990).
Trên vùng đất phèn nặng ngập nước nếu cải tạo cho nông nghiệp sẽ tốn rất nhiều tốn một
thời gian cải tạo, nhưng hậu quả về môi trường lại khốc liệt hơn không chỉ tại chỗ mà cả vùng hạ
nguồn (phèn hóa, mặn hóa, đất khô cằn, mực nước ngầm xuống thấp, bảo, lũ…). Trong khi đó,
rừng tràm trên đất phèn ngập này lại có thể cải thiện môi trường (đất, nước) vừa mang lại thu
nhập và giúp duy trì đa dạng sinh học, bảo vệ di sản động thực vật quý hiếm - nguồn tài nguyên
du lịch, văn hóa vô giá không phải ở nước nào, tỉnh nào cũng có được.
Chính sách hỗ trợ đầu tư cho trồng lại rừng tràm không chỉ phù hợp với xu hướng chương
trình quốc gia trồng mới 5 triệu ha rừng mà còn đúng thời cơ: Các nước phát triển và tổ chức
Quốc tế đang mời gọi chúng ta, như Ngân hàng Quốc tế Nhật Bản (Japan Bank For International
Cooperation) thông qua tổ chức Liên kết Quốc tế Nhật Bản JBIC đang sẳn sàng viện trợ không
hoàn lại cho dự án này.
Hai là, áp dụng những kết quả nghiên cứu, tiến bộ kỹ thuật mới về chọn giống và biện pháp
kỹ thuật thâm canh trồng rừng nhằm tăng năng suất rừng tràm, với chu kỳ kinh doanh ngắn nhất.
Hiện nay, chu kỳ khai thác của tràm (M. cajuputi) là 10-12 năm, trong khi tràm ngoại (M.
leucadendra) chỉ mất 5 năm (Nguyễn T. Bích thủy, 2005). Việc chọn đúng lòai/xuất xứ, đúng lập
địa cây trồng và biện pháp kỹ thuật trồng rừng phù hợp sẽ giúp nâng cao thu nhập người trồng
rừng trong chu kỳ ngắn nhất, dù là trồng tràm ngoại (M. leucadendra) hay tràm nội địa (M.
cajuputi). Tuy nhiên, ngành Nông - Lâm nghiệp cần có những chương trình hỗ trợ kỹ thuật phù
hợp thúc đẩy và nhân rộng mô hình trồng rừng hiệu quả này.
Ba là, phối hợp với tổ chức trong và ngoài nước nghiên cứu tạo ra những sản phẩm khác từ
rừng tràm. Chẳng hạn, kết quả nghiên cứu sử dụng cừ cọc của lòai, xuất xứ có triển vọng - tràm
ngoại tương đương với tràm nội địa (Nguyễn T. Bích thủy, 2005); Kết quả sản xuất thử bột giấy
và những nghiên cứu khác như sản xuất gỗ ghép gia dụng, gỗ băm làm ván ép từ tràm ngoại
(Dương văn Ni, 2005); Những nghiên cứu khác của Viện, phân viện Khoa học lâm nghiệp Việt
Nam.
Giải quyết được những vấn đề cơ bản này,có thể bảo vệ được một lá phổi sống – vùng sinh
quyển, một thượng nguồn sông Mekong vào Việt Nam bình yên và một khu sản xuất nguyên liệu
công nghiệp màu xanh có hiệu quả môi trường và còn có thu nhập, tạo ra nhiều việc làm cho
người lao động nghèo.
II.2.Tiềm năng lúa nước
Trở ngại lớn nhất của đồng bằng là sự nhiễm phèn, nhiễm mặn của đất, trong lúc nước lại
không đủ vào mùa khô. Về mặt kinh tế - xã hội, tình trạng chậm phát triển của các ngành kinh tế
khác và kết cấu hạ tầng thiếu nghiêm trọng đã ảnh hưởng tới việc sản xuất lương thực, thực
phẩm của vùng. Với tiềm năng sẵn có, đồng bằng sông Cửu Long đã tạo ra một khối lượng
lương thực, thực phẩm lớn nhất cả nước. Lúa giữ ưu thế tuyệt đối trong cơ cấu ngành nông
nghiệp, chiếm tới 99% diện tích cây lương thực và 99,7% sản lượng lương thực của toàn bộ
đồng bằng này. Diện tích gieo trồng lúa cả năm đạt gần 4 triệu ha, chiếm 52% diện tích gieo
trồng lúa trong toàn quốc (1999). Cách tỉnh trồng nhiều lúa nhất ở đồng bằng nói riêng và ở cả
Đất phèn Nhóm MT_pro
GVHD Nguyễn Trường Ngân 32
nước nói chung là An Giang (462.800 ha), Long An (441.200 ha), Kiên Giang (514.300 ha),
Đồng Tháp (442.700 ha). Do thiên nhiên ưu đãi, năng suất lúa trung bình cả năm ở đây vượt
năng suất lúa trung bình toàn quốc (40,3 tạ/ha so với 38,8 tạ/ha, thời kì 1995 – 1999). Năm 1999,
sản lượng lúa đạt 16,3 triệu tấn, chiếm 52% sản lượng lúa toàn quốc. Mức lương thực bình quân
trên đầu người ở đồng bằng sông Cửu Long lên đến 1012,3 kg nghĩa là gấp 2,3 lần mức bình
quân của toàn quốc và cao hơn hẳn so với các vùng khác.
Đồng bằng sông Cửu Long với 44% diện tích là đất phèn, chiếm 1,68 triệu ha, là vùng canh tác
khó khăn cho việc sản xuất cây lương thực, đặc biệt là cây lúa. Để hoàn thành nhiệm vụ chiến
lược mới là 38 triệu tấn lúa gạo vào năm 2010, việc khai thác triệt để các vùng đất phèn cho sản
xuất lúa gạo là hết sức cần thiết. Nhờ thiên nhiên ưu đãi, hàng năm ĐBSCL có 3-6 tháng ngập
lụt nên nước ngọt được dùng để cải tạo thường xuyên tính độc của phèn.
Nhờ vậy, các vùng đất nhiễm phèn như Tứ giác Long Xuyên và Đồng Tháp Mười với việc sử
dụng những giống lúa mới kháng phèn, ngắn ngày và phù hợp điều kiện sản xuất đã góp phần
đưa sản lượng lúa ĐBSCL tăng lên nhanh và ổn định. Bên cạnh các giống lúa AS996, OM2395,
OM2717 đã được canh tác nhiều năm trên các vùng đất này thì MTL499 là giống mới đã gặt hái
được nhiều thành công trong thời gian qua.
MTL499 là kết quả lai tạo thành công của Viện Phát triển đồng bằng - Trường ĐH Cần Thơ theo
chiến lược chọn giống cho các vùng trồng lúa có điều kiện đất khắc nghiệt. MTL499 có tên gốc
L259-4-17-1-1-N, được lai tạo năm 1998 từ việc kết hợp đặc tính cực ngắn ngày và gạo xuất
khẩu của cây mẹ là CK96 với giống lúa nhập ngoại thích nghi rộng lúc bấy giờ là IR64. Sau
nhiều mùa chọn lọc cá thể, dòng lai được quan sát sơ khởi đồng thời ở Viện PTĐB và Trại giống
Bình Đức tỉnh An Giang. Tại đây, giống đã thể hiện đặc tính tốt và được Khảo nghiệm Quốc gia
(VCU) vào ba mùa vụ trong hai năm 2006-2007 tại 5 địa điểm ở các tỉnh thành phía Nam.
Kết quả khảo nghiệm sản xuất trong ba vụ giai đoạn 2006-2007 ở cả hai vùng phù sa và phèn
mặn cho thấy giống lúa MTL499 cho năng suất tương đương hoặc cao hơn giống đối chứng
OMCS2000 và đối chứng AS996. Ngoài ra, với dạng hình được bà con nông dân ưa chuộng, tính
thích nghi tốt với các cơ cấu mùa vụ như hai lúa một màu hoặc ba lúa, giống được đánh giá là
thích hợp tại các địa phương An Giang, Đồng Tháp, Long An, Bến Tre, Vĩnh Long và Sóc
Trăng. Đặc biệt, giống đã sinh trưởng tốt và cho năng suất khá cao khi thử nghiệm ở hai vùng
đất nhiễm phèn nặng là Tân Thạnh, Đức Hòa, Đức Huệ (Long An) và Thoại Sơn, Tri Tôn (An
Giang).
MTL499 được đánh giá tính chống chịu rầy nâu và bệnh cháy lá ngay giai đoạn đưa vào. Kết quả
đánh giá trong dịch rầy nâu và bệnh vàng lùn xoắn lá năm 2006-2007 cho thấy MTL499 là giống
lúa có khả năng chống chịu khá tốt so với các giống lúa đưa vào sản xuất tại các tỉnh Đồng Tháp,
Tiền Giang, An Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng. Do được di truyền tính kháng các loại sâu bệnh
chính từ cây mẹ CK96, giống MTL499 tỏ ra an toàn với sâu bệnh một cách ổn định qua nhiều
mùa vụ. Kết quả này đã giúp giống MTL499 được nông dân chấp nhận nhanh chóng trong sản
xuất tại các tỉnh trên.
Đánh giá tổng hợp về giống này, Trung tâm Khảo Kiểm nghiệm Giống, sản phẩm cây trồng và
phân bón vùng Nam Bộ đã đề xuất giống lúa MTL499 là giống triển vọng đáp ứng được những
mục tiêu như ngắn ngày, chịu được phèn mặn, năng suất cao, ổn định, chống chịu sâu bệnh khá,
gạo đạt tiêu chuẩn xuất khẩu và cần phổ biến trong sản xuất tại vùng ĐBSCL và Đông Nam bộ.
Đất phèn Nhóm MT_pro
GVHD Nguyễn Trường Ngân 33
Thời gian qua, cơ cấu kinh tế của toàn vùng đã có sự chuyển dịch đáng kể. Nhiều địa phương trở
thành “điểm sáng” về sản xuất nông nghiệp. Nét nổi bật là diện tích đất nông nghiệp không
ngừng được mở rộng thông qua khai hoang, cải tạo, cơ cấu cây trồng - vật nuôi được chuyển
dịch theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị kinh tế trên cùng một đơn vị diện tích.
II.3.Tiềm năng nuôi trồng thủy sản
Trong thời gian qua, hàng ngàn ha đất hoang hóa, ngập nước vùng tứ giác Long Xuyên đã trở
thành vùng trọng điểm sản xuất nông - ngư nghiệp. Số liệu thống kê cho thấy, đến nay, toàn
vùng đã chuyển 300.000ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản và các loại rau
màu có giá trị kinh tế. Cụ thể, tỉnh Sóc Trăng chuyển 70.000ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang
nuôi trồng thủy sản theo các mô hình kết hợp đã cho giá trị thu hoạch đạt 40-50 triệu
đồng/ha/năm. Tỉnh Cà Mau đã chuyển 93.526ha đất canh tác lúa sang nuôi trồng thủy sản. Cần
Thơ gắn việc chuyển dịch cây trồng với bố trí phân vùng sản xuất tập trung như vùng lúa cao
sản, vùng cây ăn quả đặc sản, vùng nuôi trồng thủy sản…
Bên cạnh đó, mô hình trang trại cũng phát triển khá mạnh, hiện số trang trại nuôi trồng thủy sản
chiếm tới 40% tổng số trang trại của toàn vùng, nhiều trang trại đã đạt giá trị sản xuất trên 100
triệu đồng/ha. Kinh tế phát triển đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn, đời sống của người dân được
cải thiện. Tuy nhiên, mức thu nhập bình quân đầu người của người dân ĐBSCL mới đạt 12 triệu
đồng/người/năm là chưa cao và chưa tương xứng với tiềm năng kinh tế của vùng. Cho đến nay,
tổng diện tích nuôi trồng thủy sản (nước lợ và nước mặn) của vùng khoảng 560.000ha, dự kiến
đến năm 2010 sẽ phát triển lên 645.000ha; tổng diện tích cây ăn quả hiện có là 287.000ha, mục
tiêu đến năm 2010 sẽ đạt 340.000ha. Để làm được điều này, ĐBSCL cần được đầu tư về thủy lợi,
giống cây trồng, vật nuôi, áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật hiện đại vào sản xuất…
Hiện nay, ngoài các yếu tố khách quan, như tác động của lũ vùng đầu nguồn, diện tích đất ngập,
đất phèn mặn khá lớn…, thì những yếu tố chủ quan đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất.
Cơ sở hạ tầng chậm phát triển, những năm qua các chương trình, dự án hỗ trợ của Nhà nước mới
chỉ đến được cấp xã, tại các cụm dân cư (nhất là vùng sâu, vùng xa) điều kiện sinh hoạt của
người dân còn rất khó khăn. Đến nay, mới chỉ có 85% số xã có đường giao thông đến trung tâm,
65% số ấp có đường giao thông, 52% được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, hệ thống thủy
lợi mới chủ động được 80% diện tích sản xuất. Cơ sở hạ tầng yếu kém không chỉ ảnh hưởng đến
sản xuất, mà còn là rào cản đối với việc thu hút các nhà đầu tư. Đến nay, toàn vùng mới thu hút
được 215 dự án có vốn đầu tư nước ngoài, với tổng vốn đăng ký 1,5 tỷ USD, bằng 3% vốn đầu
tư nước ngoài của cả nước.
Vùng ĐBSCL có diện tích tự nhiên khoảng 39.747 km2, chiếm 12% diện tích cả nước, diện tích
vùng biển đặc quyền kinh tế rộng khoảng 360.000 km2, chiếm 37% tổng diện tích vùng đặc
quyền kinh tế của cả nước và hàng trăm đảo lớn nhỏ thuộc hai ngư trường trọng điểm là đông và
tây Nam bộ. Toàn vùng có khoảng 750 km chiều dài bờ biển (chiếm khoảng 23% tổng chiều dài
bờ biển toàn quốc) với 22 cửa sông, cửa lạch và hơn 800.000 ha bãi triều (70-80% là bãi triều
cao). Mùa khô độ mặn nước biển ven bờ cao 20-30%0, mùa mưa 5-20%0, thâm nhập mặn theo
các sông nhánh vào nội đồng nhiều nơi đến 40- 60km. Điều kiện như vậy đã tạo nên những vùng
đất ngập nước qui mô lớn với bản chất lầy mặn và đa dạng về kiểu môi trường sinh thái (mặn, lợ,
ngọt), cũng như các hệ thống canh tác tương đối đồng nhất, đôi khi không phân biệt được bằng
địa giới hành chính, như: vùng tứ giác Long Xuyên, Đồng Tháp Mười, bán đảo Cà Mau.... Điều
kiện giao thoa mặn, lợ, ngọt cũng đã tạo nên một vùng sinh thái đặc thù, hiếm thấy trên thế giới,
rất thuận lợi cho phát triển sản xuất thủy sản hàng hoá tập trung.
Đất phèn Nhóm MT_pro
GVHD Nguyễn Trường Ngân 34
Vấn đề lương thực, thực phẩm của đồng bằng sông Cửu Long liên quan tới nhu cầu của nhiều
vùng khác và của xuất khẩu. Đây là địa bàn chiến lược để giải quyết vấn đề ăn cho cả nước và
cho xuất khẩu. Vì vậy những định hướng lớn về sản xuất lương thực, thực phẩm của đồng bằng
này là tập trung vào việc từng bước biến nơi đây thành vùng lương thực, thực phẩm hàng hoá lớn
hơn nữa trên cơ sở thâm canh, tăng vụ, khai thác những diện tích còn hoang hoá, đẩy mạnh
ngành công nghiệp chế biến nông sản, thuỷ hải sản. Trên thực tế, đồng bằng sông Cửu Long là
nơi còn nhiều tiềm năng chưa được lôi cuốn vào hoạt động sản xuất. Hiện tại, hệ số sử dụng
ruộng đất ở đây còn thấp. Phần lớn diện tích canh tác là ruộng 1 vụ. Ruộng 2 vụ, và nhất là
ruộng 3 vụ còn ít. Nếu giải quyết tốt vấn đề thuỷ lợi, diện tích lúa 2 – 3 vụ sẽ tăng lên.
Diện tích các bãi bồi ven sông, ven biển và diện tích mặt nước chưa được sử dụng còn lớn. Có
thể từng bước cải tạo các diện tích này thành đất canh tác hoặc thành vùng nuôi thuỷ sản, nhất là
thuỷ sản nước lợ và thuỷ sản nước mặn.
Nguồn thực phẩm quan trọng của đồng bằng sông Cửu Long là nguồn thuỷ, hải sản. Trong
những năm qua, vùng đồng bằng này đã cung cấp cho các vùng khác và cả cho xuất khẩu 10 vạn
tấn cá, tôm.
Vùng Tứ giác Long Xuyên bị phèn nặng, rất khó khăn trong canh tác nông nghiệp và nuôi
trồng thủy hải sản. Ấy thế mà nhiều doanh nghiệp lại đổ xô đến nuôi tôm sạch ngay trên vùng
“đất chết” này...
Công ty Đầu tư phát triển sản xuất Hạ Long được xem là táo bạo khi chọn vùng đất phèn nặng,
hoang hóa đầu tư nuôi tôm công nghiệp quy mô lớn. 1.230 ha đất ở Tứ giác Long Xuyên thuộc
xã Phú Mỹ, huyện Kiên Lương (Kiên Giang) được công ty này lập dự án thuê làm ao nuôi. Đến
nay, hơn 2/3 diện tích đã được cải tạo sử dụng, trong đó 650 ha nuôi tôm công nghiệp, cho năng
suất bình quân 8-9 tấn/ha, có ao đạt đến 12 tấn/ha. Ông Đoàn Quốc Việt, Tổng Giám đốc công
ty, cho biết: “Công ty phải sử dụng các công nghệ sinh học trong việc xử lý ao nuôi và mở hệ
thống các tuyến kinh để chủ động và xử lý nguồn nước. Vì vậy, suốt 6 năm triển khai dự án,
công ty chưa gặp một sự cố nào ảnh hưởng đến năng suất tôm...”. Công ty cũng đã tập hợp lực
lượng kỹ sư chuyên ngành và hơn 1.000 lao động làm việc tại ao nuôi. Ngoài ra, công ty này còn
áp dụng mô hình sản xuất khép kín. Công ty đã đầu tư trại tôm giống tại Phú Quốc, vừa phục vụ
nguồn giống nuôi ở Kiên Lương, vừa cung cấp con giống cho người nuôi tôm tại Kiên Giang và
ĐBSCL. Toàn bộ nguyên liệu được chuyển về nhà máy của công ty đặt tại Cảng cá Tắc Cậu
huyện Châu Thành để chế biến xuất khẩu sang các thị trường khó tính là Nhật, EU và Mỹ.
Theo sau đó là Công ty cổ phần Phát triển thủy sản Toàn Cầu với 2 dự án nuôi tôm công nghiệp
bằng qui trình công nghệ sinh học đang được thực hiện tại Tà Xăng và Xà Ngách (Kiên Lương).
Quy mô 300 ha đất thuê nuôi tôm được đầu tư hệ thống ao lọc nước thô và ao lọc nước tinh, nên
chủ động nguồn nước sạch nuôi tôm. Ngoài ra, còn có hệ thống xử lý nước thải trong quá trình
nuôi trồng trước khi trả lại môi trường, không gây ảnh hưởng đến qui trình nuôi kế tiếp. Năng
suất tôm nuôi đạt 6 tấn/ha được xem là cao tại vùng nuôi tôm Kiên Lương, vì đã gấp 2 lần so với
năng suất nuôi tôm công nghiệp.
Mới đây, 2 dự án nuôi tôm công nghiệp cũng đã được duyệt để đầu tư vào vùng Tứ giác Long
Xuyên. DNTN Đông Thuận và DNTN Hồng Ngọc đầu tư 34,7 tỉ đồng xây dựng vùng nuôi trên
diện tích 195 ha. Đây là vùng đất hoang hóa, trồng cây kém hiệu quả được chủ trương chuyển
mục đích sử dụng đất. Theo tính toán, 2 doanh nghiệp này sẽ cung cấp khoảng 800 tấn tôm sạch
nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu.
Giải pháp sử dụng công nghệ sinh học để nuôi tôm tại vùng Tứ giác Long Xuyên bước đầu đã
khẳng định được hiệu quả bền vững, biến vùng đất hoang hóa và phèn nặng “cá bơi nổ mắt”, “vịt
Đất phèn Nhóm MT_pro
GVHD Nguyễn Trường Ngân 35
lội teo chân” thành vùng nuôi trù phú. Trong chuyến khảo sát mới đây, Bộ NN&PTNT rất đồng
tình với việc phát triển vùng nuôi tôm tại khu vực Tứ giác Long Xuyên thuộc thị xã Hà Tiên và 2
huyện Kiên Lương, Hòn Đất. Đại diện Bộ NN&PTNT cho rằng: “Nuôi tôm công nghiệp bằng
công nghệ sinh học mà Kiên Giang đang phát triển là mục tiêu bền vững, thân thiện với môi
trường. Tại đây có thể phát triển thành vùng nuôi tôm sú nguyên liệu sạch mang tầm khu vực và
thế giới”.
XÂY DỰNG VÙNG NGUỒN NGUYÊN LIỆU SẠCH
Tôm sạch hiện đang là nhu cầu bức xúc của các doanh nghiệp xuất khẩu. Nhất là lúc nhiều lô
hàng xuất khẩu từ Việt Nam bị kiểm tra nhiễm kháng sinh, dư lượng hóa chất vượt mức cho
phép ảnh hưởng đến uy tín doanh nghiệp và mặt hàng thủy sản Việt Nam. Kiên Giang đang chủ
trương mở rộng và phát triển các khu cụm công nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu với nhiều cơ
chế ưu đãi đầu tư. Vì vậy, phát triển diện tích nuôi tôm sạch là điều cần thiết, nhằm cung cấp
nguồn nguyên liệu có kiểm soát cho doanh nghiệp chế biến. Vùng đất hoang hóa của Tứ giác
Long Xuyên được chủ trương chuyển đổi rất lý tưởng vì quy mô lớn và chủ động quy hoạch hệ
thống thủy lợi phục vụ nuôi tôm.
Phát triển theo xu hướng này, Kiên Giang ưu tiên và đãi ngộ đầu tư với các doanh nghiệp đầu tư
nuôi tôm sạch trên quy mô lớn. Doanh nghiệp thuê mặt bằng nuôi trồng thủy sản được miễn tiền
thuê đất, mặt nước (sông và biển) trong thời gian xây dựng cơ bản và tiếp tục miễn 11 năm tiếp
theo kể từ ngày đưa cơ sở vào hoạt động. Chính sách cởi mở và môi trường đầu tư tốt đã hấp dẫn
được doanh nghiệp đầu tư. Hiện nay, Chính phủ đã đồng ý chủ trương xây dựng khu công
nghiệp tại xã Thuận Yên, thị xã Hà Tiên. Theo quy hoạch, khu công nghiệp này sẽ hình thành
trong giai đoạn 2010-2015. Đây là tín hiệu vui cho vùng nuôi tôm tại Tứ giác Long Xuyên thuộc
Hà Tiên và Kiên Lương.
Kiên Giang hiện có gần 100.000 ha nuôi trồng thủy sản, trong đó có khoảng 1.500 ha nuôi theo
hình thức công nghiệp và bán công nghiệp. Nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước xin đầu tư
khoảng 10.000 ha nuôi tôm sạch theo lộ trình đến 2010. Bộ NN&PTNT đề nghị Kiên Giang phải
lập quy hoạch tổng thể vùng nuôi và lấy ý kiến đóng góp của các nhà đầu tư, nhà khoa học để có
hướng phát triển tốt nhất. Đồng thời, vận động nông dân trong vùng quy hoạch và chuyển giao
quy trình nuôi tôm bằng công nghệ sinh học. Hiện nay, Bộ NN&PTNT đồng ý cung ứng vốn cho
Kiên Giang thực hiện dự án thủy lợi trọng điểm Vàm Răng-Ba Hòn phục vụ 15.000 ha nuôi tôm
công nghiệp tại khu vực này...
Việc cải tạo đất phèn ở ĐTM và TGLX chỉ ra rằng đất chua phèn có thể trở thành đất nông
nghiệp ổn định nếu được cấp nước ngọt đầy đủ để thau chua và tưới. Ví dụ rõ nhất là sự thay đổi
chất lượng đất và nước vùng Tứ giác Hà Tiên (thuộc TGLX), sau khi nhà nước thực hiện dự án
thoát lũ ra Biển Tây theo quyết đinh 99/TTg.
Sau nhiều năm cải tạo đến nay diện tích đất phèn còn khoảng 1,6 triệu ha (41%). Trong đó,
khoảng 886 000 ha đất thuần phèn và 658 000 ha đất phèn mặn. Đất phèn tiềm tàng có diện tích
613 000 ha, phân bố trên những vùng tiêu nước khá thuận lợi nên thích hợp với lúa nước. Vì thế,
72% diện tích đất phèn tiềm tàng được sử dụng cho nông nghiệp, 5% cho rừng và một phần là
đất hoang. Đất phèn hoạt động tập trung chủ yếu ở vùng có khả năng tiêu nước kém. Tuy vậy,
cũng có đến 62% diện tích được sử dụng cho nông nghiệp, 11% cho rừng và phần còn lại là đất
hoang. Đất phèn mặn tập trung ven biển, với 46% diện tích nông nghiệp, 17% rừng, 10% nuôi
tôm và phần còn lại chưa được sử dụng. Đây thực sự là nguồn ô nhiễm chua phèn đáng lưu ý đối
với nước mặt ĐBSCL.
Đất phèn Nhóm MT_pro
GVHD Nguyễn Trường Ngân 36
Ngoài sự nhiễm phèn, xâm nhập mặn cũng là một vấn đề cần được lưu ý ở ĐBSCL. Với hệ
thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, ăn thông ra biển mặn dễ dàng xâm nhập sâu vào nội địa.
Trong mùa mưa nhờ có lượng nước ngọt phong phú (do mưa và dòng Mê kông mang đến) nên
mặn bị đẩy lùi ra gần biển, nhưng vào mùa khô khi lưu lượng nước ngọt trên sông giảm, mặn lấn
sâu vào nội đồng, gây ra những ảnh hưởng đáng kể. Sự xâm nhập mặn ở ĐBSCL rất phức tạp,
mỗi vùng có đặc điểm riêng:
- Trên dòng chính Mêkông phụ thuộc vào lưu lượng thượng lưu chảy về.
- Trên hệ thống sông Vàm cỏ phụ thuộc sự bổ sung lưu lượng từ các nguồn khác (vào sông
Vàm Cỏ Tây, Vàm Cỏ Đông) và việc lấy nước của các khu vực ven sông.
- Vùng Tứ giác Long xuyên (TGLX) chịu ảnh hưởng lớn vào khả năng vận chuyển nước
ngọt của hệ thống kênh nối từ sông Hậu sang biển Tây, ở vùng Bán đảo Cà Mau
(BĐCM) phụ thuộc chủ yếu vào chế độ mưa nội vùng và sự tiếp ngọt từ kênh Quản Lộ-
Phụng Hiệp.
ĐBSCL có khoảng 790 000 ha đất mặn (20%) trong tổng số gần 2 triệu ha tự nhiên bị ảnh hưởng
mặn, phân bố chủ yếu dọc bờ biển Đông và vùng BĐCM. Trong đó, đất bị mặn dưới 2 tháng
khoảng 100 000 ha (đều đã được sử dụng cho nông nghiệp), đất mặn từ 2- 4 tháng 520 000 ha
(88% sử dụng cho nông nghiệp, 9% cho rừng và 3% đất hoang), và đất mặn quanh năm chiếm
khoáng 170 000 ha (34% cho rừng, 25% nuôi tôm và 36% đất hoang). Trước đây khi công trình
thuỷ lợi chưa phát triển diện tích bị ảnh hưởng mặn 1g/l trở lên khoảng 2,1 triệu ha. Nếu tính với
độ mặn 0,4g/l (tiêu chuẩn cho phép của nước sinh hoạt) thì phạm vi ảnh hưởng mặn còn rộng
hơn. Đến nay do công trình thuỷ lợi phát triển, nhiều vùng ven biển được ngọt hoá nên diện tích
bị ảnh 1,5 triệu ha. Tuy nhiên ranh giớihưởng mặn giảm đáng kể, chỉ còn khoảng 1,3 mặn trên
sông chính, sông Vàm Cỏ Tây và các kênh nối thông ra biển lại có xu thế gia tăng.
Trong những năm khô kiệt, mặn xâm nhập lên cao, gây tác hại lớn. ĐBSCL đã từng xảy ra
những năm khô hạn, mặn gây hại nặng nề cho kinh tế - xã hội như năm 1977, 1993 và đặc biệt là
năm 1998. Năm 2005 cũng là năm hạn hán nên xâm nhập mặn xẩy ra khá nghiêm trọng. Diễn
biến mặn ĐBSCL phụ thuộc vào 3 yếu tố chính là (a) lưu lượng thượng lưu, (b) lượng nước tích
từ mùa lũ năm trước và lượng mưa tại đồng bằng, (c) sử dụng nước, đặc biệt là nước cho sản
xuất nông nghiệp. Yếu tố (c) tuy quan trọng nhưng diễn biến từ từ, khó có đột biến hàng năm,
nên thực ra 2 yếu tố (a) và (b) mới là 2 yếu tố quyết định đến độ dao động lệch trung bình của
xâm nhập mặn hàng năm.
Những năm qua, được sự đầu tư của nhà nước việc xây dựng các dự án thủy lợi đưa nước ngọt ra
các vùng đất ven biển để cải tạo đất mặn, tạo điều kiện cho sản xuất nông nghiệp và cải thiện
điều kiện sống cho nhân dân đã chứng tỏ là một trong những giải pháp quan trọng ở ĐBSCL, tạo
ra những chuyển biến đáng kể về chất lượng nước. Nổi bật về hiệu quả như các dự án tiếp nước
Quản Lộ-Phụng Hiệp, dự án ngọt hóa Gò Công, dự án Ba Lai...
Tuy vậy, trong thực tế sự xâm nhập mặn vẫn diễn ra phức tạp và là một trong những nguồn ô
nhiễm khó khống chế, mà hậu quả gây ra về kinh tế xã hội khó đánh giá hết, nhất là ảnh hưởng
tới chất lượng đất và qua đó tới chất lượng nước.
Đất phèn Nhóm MT_pro
GVHD Nguyễn Trường Ngân 37
CHƯƠNG III : TÁC ĐỘNG CỦA ĐẤT PHÈN ĐẾN MÔI TRƯỜNG
Thời kỳ đất phèn tác động rõ rệt nhất đối với sản xuất nông nghiệp là vào cuối mùa khô, đầu
mùa mưa - trùng với vụ Hè Thu. Vì vào vụ này, thời tiết khô hanh, ruộng đồng được cày ải, phơi
khô hoặc ruộng lúa bị khô mặt dài ngày, đây là điều kiện thuân lợi giúp tầng sinh phèn được đưa
lên tiếp xúc với không khí, các vật liệu sinh phèn trong đất phèn tiềm tàng dễ bị oxy hóa hơn tạo
thành những chất độc và môi trường đất và nước bị chua do axit khi gặp nước mưa hoặc nước sả
đồng. Các độc chất hòa tan trong đất sẽ tác dụng với dung dịch đất và một phần phóng thích ra
nguồn nước trong đất, nước trong kinh, rạch làm ô nhiễm nguồn nước. Tuy nhiên, thông thường,
sau khi cày ải xong, bà con nông dân thường đóng cống dí khô ruộng trong nhiều ngày (khoảng
1 tháng), nước trong kinh, rạch nội đồng cũng khô luôn. Cách làm này làm cho mực thủy cấp ở
mặt ruộng bị sụt giảm đáng kể, ở những nơi có đất phèn tiềm tàng và tầng sinh phèn nằm gần
mặt đất dễ chuyển thành phèn hoạt động, bị oxy hóa tạo ra những chất độc. Hoặc trước khi sạ, bà
con nông dân thả nước tràn đồng, rồi ngâm đồng từ 7-10 ngày và tiến hành xới, trục đất, tháo
nước ra một lần, làm cho mặt ruộng phẳng là sạ ngay. Thả nước một lần như vậy là chưa tháo
hết chua phèn và các độc chất ra khỏi ruộng. Có thể thấy, mặt ruộng còn một lớp mỏng màu nâu,
màu vàng rơm hoặc màu trắng trên mặt ruộng sau khi tháo nước ngâm đồng chờ sạ, chúng còn
lưu tồn lại trong ruộng sẽ gây hại cho lúa sạ sau này.
Trong xây dựng công trình thủy lợi, giao thông: Việc đào đất đắp nền đường giao thông, đê bao
xuyên qua vùng đất phèn, xây dựng cống ngăn mặn trong mùa khô ở những vùng đất phèn là
một trong những nguyên nhân làm cho đất phèn tiềm tàng bị oxy hóa thành đất phèn hoạt động
và đã tác động làm ảnh hưởng xấu đến môi trường sống của hệ động thực vật tại đây trong một
thời gian nhất định hoặc lâu dài nếu không có biện pháp giảm thiểu. Những vật liệu phèn đã hình
thành trong đất và những vật liệu sinh phèn sẽ bị oxy hóa khi được đào đưa lên trên trở thành các
độc chất gây ô nhiễm môi trường và chúng bị rữa trôi bởi nước mưa, nước lũ chảy ra đồng và
xuống dòng kinh, rạch. Những dòng kinh cũ bị bồi lắng chứa nhiều vật liệu trầm tích lắng tụ trên
bề mặt đáy kinh mang nhiều chất hữu cơ, các vật liệu chứa sắt, nhôm. Việc nạo vét các kinh này
sẽ có những tác dụng tương tự như đào đất mới xây dựng công trình, sinh ra nhiều axit hữu cơ
làm gia tăng tăng nồng độ hydro H+, làm cho môi trường đất bị chua (độ pH của đất và nước
trong đất rất thấp). Các chất độc như sắt Fe2+, nhôm Al3+, manhê Mg2+, sunfat So42- sẽ làm ô
nhiễm đất, gây độc cho cây trồng, nhất là cây lúa. Các chất này sẽ hòa tan trong nước kinh, rạch
làm ô nhiễm nguồn nước nên không thể sử dụng nguồn nước này cho sinh hoạt. Phần lớn sự rữa
trôi các độc chất xuống ruộng, lòng kinh, rạch thường xảy ra vào đầu mùa mưa.
CHƯƠNG IV : GIẢI PHÁP CẢI TẠO ĐẤT PHÈN
I. Cách làm đất để ruộng không bị xì phèn:
Làm đất thì bao gồm cày, trục hay bừa và san bằng mặt ruộng. Đối với đất phèn nhẹ trung bình
thì có thể cày sâu khoảng 20 – 25cm, sau một thời gian sẽ làm cho tầng canh tác đất dày lên và
tăng khả năng khoáng hóa chất hữu cơ, giảm được độc sắt. Đối với đất phèn nặng, có tầng phèn
tiềm tàng gần tầng đất mặt thì không được cày sâu vì nếu cày sâu thì vô tình sẽ lật cả tầng phèn
lên trên và gây độc cho lúa.
Cày ải trên đất phèn thì cần chú ý: Đối với đất phèn nhẹ và trung bình thì có thể cày ải vì cày ải
cũng có tác dụng cắt đứt được các mao dẫn phèn từ dưới lên trên và tạo điều kiện cho sắt hóa trị
2 (Fe2+) là loại sắt gây độc cho cây lúa bị oxyt hóa chuyển sang sắt hóa trị 3 (Fe3+)có màu vàng
sậm không còn gây độc nữa. Trên đất phèn nặng nếu cày ải sẽ tạo điều kiện cho không khí chui
xuống bên dưới tiếp xúc với tầng phèn và oxy hóa chất sinh phèn tạo thành chất độc gây hại cây
lúa.
Đất phèn Nhóm MT_pro
GVHD Nguyễn Trường Ngân 38
Đối với đất phèn nhẹ và trung bình thì có thể làm đất nhuyễn để tạo điều kiện cho cây lúa sinh
trưởng tốt, nhưng trên đất phèn nặng thì cũng không nên làm đất nhuyễn quá vì nó sẽ tạo thành
những mao dẫn giúp chất độc từ dưới dẫn lên trên và acid nhôm trong đất phèn sẽ có cơ hội giải
phóng ra các độc chất nhôm. Mặt khác, khi làm đất nhuyễn các hạt đất kết dính lại với nhau thì
khả năng thoát phèn, rửa phèn sẽ khó hơn.
Việc làm mặt bằng trên đất phèn là rất quan trọng, bởi vì sản xuất lúa thành công trên đất phèn là
nhất thiết phải dùng nước để ém phèn. Như vậy trên bề mặt ruộng nên cố gắng giữ một lớp nước
khoảng 10 – 15cm và để làm tốt điều này thì mặt bằng ruộng phải bằng phẳng, càng bằng phẳng
càng tốt. Nếu ruộng chênh nhau quá khoảng 15 – 20cm thì nên đắp bờ phân ruộng ra chứ không
nên đào đất để san bằng thì sẽ lấy hết lớp đất mặt ở những chỗ gò đem xuống chỗ trũng và phèn
bên dưới chỗ đất gò sẽ xì lên gây hại.
Trong quá trình quản lý đất phèn thì trước hết là phải ngăn chặn không cho các vật liệu sinh phèn
bên dưới có cơ hội tạo thành độc chất gây hại. Do đó việc dùng nước ém phèn là rất quan trọng
mà căn cơ là hệ thống thủy lợi phải luôn được đảm bảo. Phải biết tầng sinh phèn nằm ở độ sâu
bao nhiêu, nếu thấy ở tầng đó có trị số pH khoảng 3,5 thì phải ém phèn ngay ở độ sâu đó hoặc
cao hơn một chút bằng cách luôn giữ mực nước trong các kinh mương ngang đó hoặc cao hơn.
Như vậy, ngoài việc xẻ những kinh mương nội đồng trong ruộng lúa, thì nên xới xáo trên bề mặt
ruộng để phèn dễ rửa trôi hơn.
II.Kĩ thuật rửa phèn.
Sau khi nhận diện đất phèn, muốn cải thiện trứơc tiên cần làm cho giảm hay mất hết các ion
SO4
2- ,Al3+ và Fe3+ hay Fe2+ gây độc cho cây cối đi bằng phương pháp thoát thuỷ. Tuy nhiên vì
phèn tiềm thế trong đất, ở các thể sulfur sắt hay kim loại, khi thoát thuỷ các thể này sẽ oxyd hoá
và tái tạo lại “phèn” nghĩa là phát sinh ra các loại ion độc nói trên, cho nên việc thoát thuỷ triều
thì cây sẽ đỏ, cháy đen và chết.Có thể làm cho các độc chất trở nên bất động không gây hại cho
cây trồng bằng cách bón vôi để giảm nhanh độ chua, nâng pH đất lên nhưng thường rất tốn tiền.
Việc bón vôi chủ yếu là cung cấp canxi cho cây trồng và vôi sẽ kết hợp với các độc chất sắt,
nhôm làm cho chúng trở nên bất động không gây hại được nữa. Vấn đề khá quan trọng là bón
phân hữu cơ hoai mục. Phân hữu cơ cũng có tác dụng như chất lân là khi bón vào ruộng sẽ kết
hợp với các độc chất phèn làm cho chúng không gây độc. Như vậy để ít tốn kém thì bà con có
thể dùng phân hữu cơ (rơm, rác…) đã ủ cho hoai mục bón cho đất phèn.
Để khai thác đất phèn trồng lúa đạt hiệu quả, cần phải kết hợp nhiều biện pháp như:
• Thiết kế đồng ruộng thuận lợi cho cải tạo đất phèn
• Hệ thống kinh mương chắc chắn, dùng nước ém hay xả phèn đúng lúc
• Tăng cường sử dụng phân lân
• Canh tác các giống lúa chống chịu phèn.
Việc đánh rãnh trên ruộng lúa để xả phèn và kết hợp bón lót lân là biện pháp rất đúng và rất hiệu
quả. Để có thể xả phèn tốt thì hệ thống kinh mương cần được thiết kế như sau: Một mương xả
phèn với độ sâu khoảng 1 – 1,2m, rộng 1,5 – 2m và nối với kinh nguồn. Mương này còn có tác
dụng giúp cho việc vận chuyển phân, giống, sản phẩm sau thu hoạch rất thuận lợi. Trong mỗi
ruộng nên làm những mương giáp vòng quanh ruộng để xả phèn, bề rộng và sâu chỉ cần khoảng
50 – 70cm. Đối với những ruộng lớn thì nên xẻ thêm các mương xương cá trên ruộng nối với các
mương giáp vòng để xả phèn tốt hơn. Theo kinh nghiệm một số nông dân thì sau khi trục đất lần
cuối, lấy khoảng 10 – 15kg đất bỏ vào 1 cái bao nhỏ cột vào sau máy cày và đi theo từng đường
Đất phèn Nhóm MT_pro
GVHD Nguyễn Trường Ngân 39
sẽ tạo thành những rãnh xương cá. Nếu thực hiện được hệ thống kinh mương như trên thì khả
năng đất thoát phèn sẽ rất tốt.
Khi trồng lúa thì nhất thiết là phải có nước, đặc biệt là trên đất phèn cần có nước để rửa phèn.
Nếu không có nước từ các kinh mương thì cũng phải tận dụng nước mưa nhưng năng suất lúa sẽ
không cao. Trường hợp không có nước để rửa phèn, thì đầu mùa mưa nên đóng các cống bọng,
nện dẻ bờ bao, cố gắng giữ nước lại trên ruộng. Khi giữ nước 1 – 2 ngày thì có thể trục qua một
lần rồi xả nước ra để xả phèn.
Triệu chứng lúa bị ngộ độc phèn sắt, khi ruộng lúa đang xanh thì mép lá sẽ chuyển sang màu
tím, trên lá bắt đầu xuất hiện những đốm nâu chấm chấm rất nhỏ. Khi lá bị nặng sẽ chuyển sang
màu vàng và có thể chết. Cần phân biệt bệnh đốm nâu với ngộ độc phèn sắt. Bệnh đốm nâu thì
trên lá sẽ xuất hiện những đốm màu nâu hình bầu dục nhưng hai đầu tròn và thường xuất hiện ở
chỗ đất gò trên ruộng hay ở những ruộng thiếu dinh dưỡng. Có thể nhổ cây lúa lên để xem bộ rễ,
nếu nhiễm phèn sắt nhẹ, thì rễ lúa sẽ có màu vàng hơi trắng. Còn nặng thì sẽ có màu vàng nâu.
Nếu nặng nữa thì toàn bộ rễ sẽ chuyển sang màu đen và mềm nhũn, rễ ngắn và các lông hút trên
rễ bị rụng hết.
Lưu ý khi rửa phèn, nguồn nước phèn chảy ra từ các ruộng này sẽ rất chua và gây độc cho các
cây trồng khác trong vùng nên cần phải có kế hoạch luân phiên rửa phèn.
Khi đã xác định được ruộng bị xì phèn thì nên có những biện pháp xử lý như xả và thay nước,
bón phân lân, vôi.
III.Xử lí đất chua bằng vôi và lân:
Có nhều loại vôi: Vôi nông nghiệp CaCO3, Vôi tôi hay vôi ngâm nước Ca(OH)2,Vôi nung CaO.
Vôi có thể khử được phèn vì OH - tạo ra từ vôi sẽ khử ion H+ làm giảm độ chua của đất.
OH- + H+ = H2O
Lân (có nhiều loại: Ca3(PO4)3, Ca(H2PO4)2…) cũng có khả năng khử phèn vì khi bón lân vào đất
phèn, lân sẽ tác dụng với ion H+ làm giảm độ chua của đất.
Ca3(PO4)3 + 3H
+ = 3Ca(HPO4)
Ca(HPO4) + H
+ = Ca(H2PO4)2
Ca(H2PO4)2 + 2H
+ = Ca2+ + 2 H3PO4
Axit H3PO4là axit có độ phân li kém nên làm nông độ H
+ thấp hơn ban đâu, giảm độ chua của
đất
• Chú ý: P2O5 là đơn vị để tính lần, phần trăm của lân trong sản phẩm phân được tính theo phần
trăm P2O5 có trong sản phẩm. Các lân bán trên thị trường là phân nung chảy, lân tự nhiên
Ca3(PO4)3, Ca(H2PO4)2… nếu bón P2O5 thì không những làm không làm giảm phèn mà còn làm
tăng độ chua cho đất.
Ngoài cách dùng vôi và lân để khử phèn có có thể dùng một số phân khác, các muối thủy phân,
sô đa... để khử phen nhưng xét về mặt hiệu quả kinh tế không cao.
- Cách tính để bón vôi cho đất phèn
Người ta thường căn cứ vào độ chua thủy phân để bón vôi cho đất theo công thức sau:
Đất phèn Nhóm MT_pro
GVHD Nguyễn Trường Ngân 40
Khối lượng CaCO3(tấn/ha)= 1,5xHtp
Trong đó 1,5 là lượng CaCO3 cần trung hòa hết H
+ ở lớp đất dày từ 0-20cm.
Trong thực tế chỉ cần trung hòa 2/3 độ chua thủy phân.
IV.Bón phân hữu cơ
Đất phèn, đất chua phèn hay đất chua là các thuật ngữ khác nhau để chỉ loại đất có độ pH thấp,
thường là từ 5,5 trở xuống. Có khi pH chỉ còn 3 hoặc 2. Thủ phạm chủ yếu trong đất phèn là
nhôm (Al) và Sắt (Fe).
Tùy theo điều kiện hình thành mà có nơi Fe chiếm ưu thế có nơi Al chiếm ưu thế, có nơi 2 thành
phần này cùng chung sống với nhau. Khi quan sát màu nước trong ruộng, biểu hiện rõ là ở các
gốc ruộng hoặc quanh bờ, mặt nước có váng màu đỏ thì có thể hiểu ngay ruộng đó do phèn sắt
gây ra là chủ yếu, có nơi gọi là phèn nóng. Còn ở những ruộng mặt nước trong xanh, đất quanh
bờ có màu xám ít thấy cỏ mọc hoặc chỉ thấy có cỏ năn mọc lác đác từng chòm thì ruộng đó
nghiêng về phèn nhôm, có nơi gọi là phèn lạnh. Mức độ phèn nhiều hay ít tùy thuộc vào độ
nông, sâu của tầng sinh phèn. Nếu tầng sinh phèn ở sâu, ví dụ, nằm dưới mắt đất 1-2m hoặc sâu
hơn thì tỷ lệ Fe, Al ở trên bề mặt ruộng ít hơn. Còn những ruộng có tầng sinh phèn ở nông, ví dụ
chỉ cách lớp đất mặt dưới 1m (50-60cm chẳng hạn) thì người ta thường nói đó là đất phèn hoạt
động, lượng Fe, Al trong ruộng sẽ nhiều hơn và biện pháp cải tạo sẽ khó khăn hơn. Ở Đồng
Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), diện tích đất phèn các loại có đến khoảng 1,5 triệu ha, phân bố
chủ yếu ở Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên, Tây Sông Hậu và lác đác ở một số vùng
khác. Ở Miền Bắc đất phèn chủ yếu tập trung ở vùng Kiến An - Hải Phòng. Vì vậy kỹ thuật bón
phân cho đất phèn trong bài này chủ yếu áp dụng cho vùng ĐBSCL, đồng thời để tham khảo cho
một số vùng khác. Có nhiều biện pháp cải tạo đất phèn để trồng cây. Trên đất ngập nước thì chủ
yếu cải tạo để trồng lúa. Trong các biện pháp cải tạo đất phèn thì biện pháp sử dụng nước ngọt
để rửa phèn là biện pháp có hiệu quả hơn cả. Ở các vùng đất cao thì bón vôi và bón phân lân
nung chảy là biện pháp chiếm ưu thế. Đất phèn ở ĐBSCL nhiều vùng trước đây chỉ bỏ hoang
hóa. Nhưng nhờ quanh năm có từ 3-6 tháng ngập lụt, nên việc sử dụng nước ngọt để cải tạo được
coi là biện pháp chủ lực. Nhờ vậy các vùng ĐBSCL, Tứ giác Long Xuyên và Tây Sông Hậu đã
trở thành vựa lúa góp phần cho sản lượng lúa của ĐBSCL tăng lên nhanh chóng và rất ổn định.
Đất phèn sau khi vỡ hoang, cho ngập nước một vài vụ đã có thể tiến hành khai thác. Bên cạnh
chọn giống lúa thích hợp cho vùng đất phèn thì qui trình và kỹ thuật bón phân, kỹ thuật canh tác
là biện pháp rất quan trọng .Về quy trình bón phân cho lúa trên đất phèn cần chú ý phân biệt ra
hai loại đất phèn nặng và đất phèn trung bình (hay đất phèn đã được cải tạo), gieo cấy vụ Đông
xuân hay vụ Hè thu. Dù vụ nào, đất phèn thuộc loại nặng hay trung bình thì phân lân (P) vẫn
được coi là thành phần quan trọng nhất. Khi bón lân, một phần lân dễ tiêu được cung cấp ngay
cho cây, một phần lân khác bị kết hợp với Fe, Al để thành phốt phát - Fe, Al khó tan. Tuy hiện
tượng này làm lượng lân sử dụng trên đất phèn phải tăng lên vì một phần lân đã kết hợp với một
số lượng khá lớn Fe, Al thành dạng khó di động nên sẽ không trực tiếp làm tác hại lên bộ rễ lúa,
do đó lúa tránh được hiện tượng ngộ độc của phèn. Do vậy, đối với đất phèn nặng thì lượng lân
(P2O5) phải được bón từ 60-80 kg/ha, còn trên đất phèn đã trồng lúa nhiều năm hay đất phèn
trung bình thì lượng lân có thể giảm xuống đến khoảng ½ lượng phân bón trên đất phèn nặng. Ví
dụ, vào vụ Đông xuân công thức bón phân cho lúa trên đất phèn năng được khuyến cáo giao
động từ 70-80 kgN+ 60-80 kgP2O5 + 30-50 kgK2O. Còn với vụ Hè thu thì lượng phân được
khuyến cáo là 60-70 kgN + 70-90 kgP2O5 + 30-40 kgK2O. Trên đất phèn trung bình hay phèn
nhẹ, vụ ĐX khuyến cáo bón 80-90 kgN+ 30-50 kgP2O5 + 30-40 kgK2O. Vụ HT khuyến cáo bón
60-70 kgN + 40-50 kgP2O5 + 30-40 kgK2O. Lân được khuyến cáo bón lót khoảng ½ lượng cần
bón dưới dạng hoặc phân lân nung chảy hoặc phân lân hữu cơ hiệu Đầu Trâu. Ở ĐBSCL do lân
Đất phèn Nhóm MT_pro
GVHD Nguyễn Trường Ngân 41
nung chảy hiếm nên từ lâu bà con nông dân đã quen sử dụng phân lân hữu cơ Đầu Trâu của Bình
Điền. Trên đất phèn nặng bón lót 350-400 kg/ha, còn trên đất phèn nhẹ bón 200-300 kg/ha. Sau
khi sạ lúa được 7-10 ngày sẽ tiến hành bón thúc đợt 1 bằng phân Đầu Trâu chuyên dùng cho lúa
như Đầu Trâu 997 hay Đầu Trâu 97 hoặc Đầu Trâu TE-01. Đến khoảng 15-20 ngày sau sạ bón
thúc đợt 2 bằng Đầu Trâu 998 hoặc Đầu Trâu TE-01. Khi lúa được 40-45 ngày bón thúc đợt 3
bằng phân Đầu Trâu 999 hoặc Đầu Trâu TE-02 theo khuyến cáo có ghi trên bao bì. Các loại
phân nói trên là các loại phân chuyên dùng cho lúa. Những nơi bà con đã quen dùng phân 997,
998, 999 thì nên tiếp tục dùng. Còn những nơi có phân Đầu Trâu TE-01 và TE-02 thì dùng 2 loại
này sẽ rất tốt. Hai lần bón thúc đầu dùng loại phân Đầu Trâu TE-01, lần bón thúc cuối dùng loại
Đầu Trâu TE-02 sẽ đơn giản hơn. Số lượng phân ĐT TE-01 và TE-02 bón từng thời kỳ được
giới thiệu tóm tắt dưới đây (không kể lượng lân hữu cơ ĐT được bón lót với lượng 200-300
kg/ha).
Đối với đất phèn nhẹ và trung bình thì có thể làm đất nhuyễn để tạo điều kiện cho cây lúa sinh
trưởng tốt, nhưng trên đất phèn nặng thì cũng không nên làm đất nhuyễn quá vì nó sẽ tạo thành
những mao dẫn giúp chất độc từ dưới dẫn lên trên và acid nhôm trong đất phèn sẽ có cơ hội giải
phóng ra các độc chất nhôm. Mặt khác, khi làm đất nhuyễn các hạt đất kết dính lại với nhau thì
khả năng thoát phèn, rửa phèn sẽ khó hơn.
Ngoài ra, việc quản lý đất chua phèn phải tập trung hạn chế quá trình phèn hoá. Đối với lâm
nghiệp cần chú ý bảo vệ rừng tràm.và áp dụng các phương thức NLKH trong sử dụng đất, làm
đât phù hợp, Người dân có rất nhiều kinh nghiệm trong sử dụng đất phèn. Cây tràm vừa cho gỗ,
vừa cho tinh dầu. Hiếm có cây nào có giá trị đa tác dụng như cây tràm mặc dù thời điểm hiện
nay tràm đang rớt giá, nhiều hộ nông dân chặt tràm để trồng cây khác. Về mặt bảo vệ đất rừng
tràm có tác dụng rất lớn. Chúng hạn chế quá trình phèn hoá. Các chất độc trong đất phèn như sắt,
nhôm kết hợp các chất hữu cơ tạo thành phức hợp hữu cơ – khoáng. Do vậy nước dưới rừng
phèn có màu đỏ, không độc cho cây và cá. Có thể dùng nước dưới rừng tràm để sổ phèn và tưới
cho ruộng lúa vì giàu chất hữu cơ. Vào mùa khô, nước còn tồn tại trong các mương có tác dụng
ém phèn. Cây tràm có khả năng chịu phèn ở mức độ nhất định.Trong điều kiện phèn mạnh
thưòng gặp các loài tràm gió, tràm bụi cây thấp bé hẳn như cây bụi.
Để có thể sử dụng được đất phèn biện pháp chủ yếu là lên lip. Chiều cao và chiều rộng của líp
phụ thuộc vào đặc điểm đất phèn.và điều kiện nhân lực, máy móc làm đất. Đối với tràm líp
thường thấp hơn. Nhìn chung chiều cao của lip biến động từ 30cm tới 50cm. Chiều rộng líp từ
3m tới 4.5m. Sau khi lên líp cần có thời gian rửa phèn nhờ nước mưa.Trên líp trồng phổ biến
tràm, bạch đàn, điều, chuối đu đủ, so đũa. Trong canh tác người dân rất chú ý tới việc rửa phèn
và ém phèn, họ đào thêm các rãnh thoát phèn trong ruộng lúa (rãnh rộng, sâu 40cm bằng chiều
cao bộ rễ lúa). Khoảng cách các rãnh cách nhau 10-20m đào 1 rãnh thoát phèn. Đất đào rãnh
được san đều trên mặt ruộng. Người dân địa phương gọi là phương pháp kê đất. Trong nhiều
Đất phèn Nhóm MT_pro
GVHD Nguyễn Trường Ngân 42
rừng tràm các lâm ngư trường và cá hộ gia đình cũng đào thêm các mương nhỏ góp phần thuận
lợi để rửa phèn, ém phèn, chống cháy rừng.
Có rất nhiều mô hình NLKH trên đất chua phèn áp dụng ở ĐBSCL như:
- Trồng rừng tràm xen lúa nước khi rừng tràm chưa khép tán bằng phương pháp sạ hạt.
- Mô hình nông –lâm –ngư kết hợp (tràm +lúa nước +cá+ong ) thực hiện ở lâm ngư trường U
Minh I ( Cà Mau).Diện tích cho mỗi hộ gia đình 7 ha trong đó: chuyên canh lúa nước 7%, trồng
tràm 60.3%, mương ém phèn và nuôi cá 7%, bờ bao 8.5%, đất thổ cư VAC 2.6%.
- Mô hình trồng tràm quảng canh kết hợp nuôi cá trên đất phèn mạnh, ngập sâu ở tỉnh Đồng
Tháp. Rừng tràm trồng 300ha, đào mương bao quanh khu vực để rủa phèn, ém phèn, nuôi cá,
rộng 10m, sâu 1.2m. Bờ bao dài 4.5 km, cao 1.5m, mặt bờ rộng 4m. Bờ bao trồng 30.000 cây
bạch đàn trắng .Có rất nhiều mô hình phong phú khác trên thực tiễn nhưng các cải thiện đất
phèn.
Ruộng phải bằng phẳng, càng bằng phẳng càng tốt. Nếu ruộng chênh nhau quá khoảng 15 –
20cm thì nên đắp bờ phân ruộng ra chứ không nên đào đất để san bằng thì sẽ lấy hết lớp đất mặt
ở những chỗ gò đem xuống chỗ trũng và phèn bên dưới chỗ đất gò sẽ xì lên gây hại.
V. Hiệu quả sử dụng đất phèn:
Canh tác trên đất phèn là một điều cực kì khó khăn,cơ hội thành công và mang lại năng suất cao
dường như không có. Thế nhưng một số gương nông dân nhờ lòng kiên trì bám đất bám làng,
nhờ đầu óc sáng tạo và khả năng nắm bắt cà áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất đã làm sống
dậy những vùng đất phèn. Mang lại nguồn thu nhập kinh tế cao cho gia đình và cộng đồng.
Ở vùng đất phèn Năn Nơn, xã Kim Hòa, huyện Cầu Ngang (Trà Vinh), người dân địa phương
tôn vinh ông Bảy Lừa (phú nông Nguyễn Văn Lừa) là tỷ phú đất phèn.
Hình :Tỷ phú Bảy Lừa trên đồng lúa
Sinh ra ở vùng đất phèn toàn năng và cỏ dại, lớn lên lập gia đình, ông và vợ phải đi làm thuê
kiếm sống. Ở vùng năng, phèn này trước đây trồng lúa không được, nhiều người bỏ làng tha
phương cầu thực. Riêng ông vẫn bám trụ, cải tạo từng công đất phèn để trồng lúa. Và đất đã
không phụ lòng người, cây lúa canh tác trên đất phèn này trước kia cho năng suất chưa quá
1tấn/ha nay năng suất gấp 5-6 lần. Nhờ thâm canh cây lúa mà ông có cơ ngơi như hôm nay: cánh
đồng lúa 13ha đang bao quanh ngôi nhà tường 3 gian rộng lớn nằm giữa đồng.
Hơn 40 năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” ở tuổi sắp về chiều, ông Bảy Lừa mới hoàn
thành được ước nguyện: Xây dựng một nông trại sản xuất nông nghiệp khép kín, tất cả được cơ
giới hóa hiện đại trị giá hàng tỷ đồng gồm mô hình sản xuất VACR rộng 13ha, rồi máy gặt đập
liên hợp, máy cày, máy xới, máy suốt lúa, máy chà lúa. 13ha canh tác lúa 2 vụ/năm ông thu về
hơn 100 tấn lúa, một trang trại nuôi heo hằng năm xuất chuồng khoảng 10 đến 15 tấn thịt… Thu
Đất phèn Nhóm MT_pro
GVHD Nguyễn Trường Ngân 43
nhập gia đình hằng năm của gia đình ông khoảng 500 triệu đồng, lợi nhuận khoảng 200 triệu
đồng.
Câu chuyện tá điền Bảy Lừa trở thành tỷ phú nhờ “yêu đất” và thực hiện công nghiệp hóa trong
sản xuất nông nghiệp, nông thôn có thể xem là mô hình đáng để suy ngẫm khi nước ta đang là
nước đứng thứ hai về xuất khẩu gạo nhưng nông dân vẫn còn ít người giàu .
Làm sống dậy vùng đất phèn
Sau 3 năm trồng cây trên vùng đất chua phèn Củ Chi - TPHCM, trang trại của ông Bảy Thành đã
đạt lợi nhuận bình quân hơn 3,5 tỉ đồng mỗi năm
Hình : Ông bảy thành bên vườn Cam trĩu quả trồng trên đất phèn
Vùng đất hoang hóa đầy cỏ năng, lác chen lẫn những đồng mía còi cọc, nhỏ thó như cây lau của
Nông trường Tam Tân (huyện Củ Chi- TPHCM) ngày nào nay đã được bao phủ bởi màu xanh
ngút ngàn của cam, quýt đường, bưởi da xanh, mận, dừa... Bưởi, cam, quýt đang vào mùa thu
hoạch trái vụ. Đó là trang trại của ông Đặng Phước Thành (Bảy Thành). Không phải kỹ sư hay
nông dân giỏi nhưng nhờ biết tổ chức sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, ông đã biến
vùng đất này thành trang trại trù phú.
Tự tin nhận khoán
Ông Lê Văn Điền, nguyên phó giám đốc Nông trường Tam Tân, nhớ lại: “Vùng đất này nhiễm
phèn nặng, chỉ trồng được tràm. Sau giải phóng, TPHCM đưa lực lượng thanh niên xung phong
lên đây nhằm cải tạo vùng đất hoang hóa. Suốt từ năm 1981 đến năm 2000, nông trường trồng
mía, nhưng duy nhất được một vụ năm 1991 là có giá; những năm còn lại, mía rớt giá thê thảm;
thậm chí có thời điểm, 1 kg mía giá chỉ bằng một cục kẹo! Nông trường đã tìm cách tháo gỡ
nhưng không có kết quả”.
Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải khi đến đây cũng ngạc nhiên và đã đề nghị chính quyền
huyện Củ Chi nghiên cứu, nhân rộng điển hình. Từ thành công này, ông Bảy Thành đang đầu tư
xây dựng trang trại 13 ha ở huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai.
Đang lúc vùng đất này đứng trước khả năng phải trở lại thời kỳ hoang hóa thì năm 2001, ông
Bảy Thành đến nhận khoán. Ông Thành kể: “Quê tôi ở Đồng Tháp, nổi tiếng là vùng trái cây
ngon của miền Tây Nam Bộ. Nhiều năm sống, làm việc ở TPHCM nhưng tôi vẫn không lúc nào
quên miệt vườn đầy cây trái ấy”. Biết ông Bảy Thành nhận khoán đất trồng trái cây, không ít
người đã bảo ông chơi ngông, hoặc cho rằng ông đầu tư đất chứ làm trang trại gì với vùng đất
chua phèn này. Ngay chính ông Điền, người mang xáng cạp đến làm dịch vụ đào đất làm mương
dẫn nước, lên liếp cũng không tin rằng sẽ có trang trại như hôm nay.
Như vậy, đất phèn chưa cải tạo chỉ thích nghi với một số cây đặc biệt, nhưng trong điều kiện
trồng lúa với khí hậu hai mùa rõ rệt, về phân hoá lượng mưa, mức độ thuỷ triều thì chiến lược sử
Đất phèn Nhóm MT_pro
GVHD Nguyễn Trường Ngân 44
dụng đúng đắn vừa qua là cải tạo đất phèn để trồng lúa với kinh nghiệm “ém phèn” của nông dân
đồng bằng sông Cửu Long, tức là :
-Cày nông bừa xúc
-Giữ nước liên tục
- Tháo nước thường kì.
Một mặt “chung sống” với các tầng phèn ở dưới, mặt khác cải tạo đựơc dần tầng phèn bị thuỹ
phân rửa trôi hạ thấp. Với các hệ thống cấp nước càng dồi dào từ khi có kênh Hồng Ngự, với sự
thay đổi của giống có năng suất cao và lượng phân bón được tăng cường, hơn 1 triệu ha đất phèn
đã đựơc cải tạo sử dụng thêm 6-7 triệu tấn thóc cho vùng và cả nước. Trứơc đây, có những nhà
nghiên cứu và dự án nước ngoài thống nhất để lại vùng đất phèn cho thế kỉ XXI.
Ngoài lúa vùng phèn tiềm tang dưới sú, vẹt, đứơc & một số vùng phèn nhiều đặc thù cần bảo vệ
giữ bờ biển và môi trường kết hợp với chim thú đa dạng sinh học, những vùng “rốn phèn” còn
lại cũng nên bảo vệ đất lẫn sinh khối và sinh vật cho những yêu cầu lâu dài. Một số cậy thích
hợp với vùng phèn nhiều, trong chuyển đổi cơ cấu sản xuấtcần chú ý như : khoai mỡ, điều, dứa,
bang, tràm …
Đất phèn Nhóm MT_pro
GVHD Nguyễn Trường Ngân 45
Kết luận
Đất phèn Nhóm MT_pro
GVHD Nguyễn Trường Ngân 46
Tài liệu tham khảo
Danh sách Nhóm MT_pro:
Phan Thị Ánh Lâm .............................................................................. 0717048
Nguyễn Thị Luận ................................................................................. 0717057
Hoàng Thị Hà My ................................................................................ 0717062
Nguyễn Văn Nam ................................................................................. 0717064
Phan Như Nguyệt ................................................................................ 0717071
Lê Hữu Phước ...................................................................................... 0717083
Nguyễn Thanh Tùng ............................................................................ 0717112
Nguyễn Đỗ Nhật Trường ..................................................................... 0717121
Hoàng Mạnh Tuấn............................................................................... 0717129
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dat_phen_chua_hoan_chinh_5528.pdf