Ở đây có 2 điểm mà người làm chính sách có thể cần lưu t âm:
TTCK là một thị trường rất nhạy cảm với thông tin vì thế chính phủ nên có sự
trao đổi trước, đối thoại với thị trường, tránh đưa ra những chính sách mà chưa có sự đối
thoại sẽ khiến nhà đầu tư bị sốc, tác động không hay đến thị trường.
Khi đưa ra các chính sách nên áp dụng nguyên tắc "bất hồi tố" để quản lý.
Nghĩa là chỉ tác động đến những luồng vốn nước ngoài vào thị trường từ sau thời điểm
ban hành chính sách, để yên cho nguồn vốn nước ngoài hiện nay. Như vậy sẽ giảm ảnh
hưởng tiêu cực của thị trường trước những biện pháp kiểm soát vốn của chính phủ.
28 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2526 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đầu tư gián tiếp nước ngoài và vấn đề kiểm soát vốn ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c gia tăng dây chuyền đến dòng vốn đầu tư gián tiếp trong nước.
(Nói cách khác, các nhà đầu tư trong nước sẽ “nhìn gương” các nhà đầu tư gián tiếp nước
ngoài và tăng động lực bỏ vốn đầu tư gián tiếp của mình), kết quả tổng đầu tư gián tiếp
xã hội sẽ tăng lên. Hơn nữa, FII gia tăng sẽ là một bảo đảm và tạo động lực mới hấp dẫn
hơn cho các nhà đầu tư khác mạnh dạn thông qua các quyết định đầu tư t rực tiếp mới của
mình, kết quả là gián tiếp góp phần làm tăng đầu tư t rực tiếp xã hội từ phía các nhà đầu tư
cả nước ngoài, cũng như trong nước.
2.1.2 Thứ hai, góp phần tích cực vào phát triển thị trường tài chính nói
riêng, hoàn thiện các thể chế và cơ chế thị trường nói chung. Việc gia tăng và phát triển
bộ phận thị trường FII sẽ làm cho thị trường tài chính (đặc biệt là thị trường chứng
khoán) Việt Nam trở nên đồng bộ, cân đối và sôi động hơn, khắc phục được sự thiếu hụt,
trống vắng và trầm lắng, thậm chí đơn điệu, kém hấp dẫn kéo dài của thị trường này trong
thời gian qua. Hơn nữa, điều kiện và kết quả đi kèm với sự gia tăng dòng FII này là sự
phát triển nở rộ các định chế và dịch vụ tài chính – chứng khoán, trước hết là các loại quỹ
đầu tư, công ty tài chính, và các thể chế tài chính trung gian khác, cũng như các dịch vụ
tư vấn, bổ trợ tư pháp và hỗ trợ kinh doanh, xác định hệ số tín nhiệm, bảo hiểm, kế toán,
kiểm toán và thông tin thị trường. đồng thời, kéo theo sự gia tăng yêu cầu và hiệu quả áp
dụng các nguyên tắc cạnh tranh thị trường, trước hết trên thị trường chứng khoán… tất cả
những điều này trực tiếp và gián tiếp góp phần phát triển mạnh mẽ hơn các bộ phận và
tổng thể thị trường tài chính nói riêng, các thể chế và cơ chế thị trường nói chung trong
nền kinh tế chuyển đổi Việt Nam.
2.1.3 Thứ ba, góp phần tăng cường cơ hội và đa dạng hóa phương thức đầu
tư, cải thiện chất lượng nguồn nhân lực và thu nhập của đông đảo người dân. Việc phát
triển thị trường vốn đầu tư gián tiếp cả về bề rộng và bề sâu sẽ mang lại những cơ hội
mới và sự đa dạng hóa trong lựa chọn các phương thức đầu tư cho các nhà đầu tư tiềm
năng nước ngoài và trong nước. đông đảo các nhà đầu tư nước ngoài và cả trong nước, từ
người dân, các doanh nhân đến các tổ chức và pháp nhân đầu tư chuyên nghiệp và không
chuyên nghiệp sẽ có thêm điều kiện lựa chọn hình thức sử dụng vốn của mình dưới các
hình thức trực tiếp tự mình hay thông qua các định chế tài chính trung gian để mua - bán
các cổ phiếu, trái phiếu và chứng khoán có giá khác của việt nam trên thị trường tài chính
Việt Nam và nước ngoài. Việc đầu tư này sẽ cho phép họ thu nhận được lợi nhuận từ sự
chênh lệch giá cả khi mua - bán chứng khoán, cũng như từ lãi suất và cổ tức các chứng
khoán mà họ sở hữu theo thoả thuận hoặc thực tế kết quả kinh doanh của cơ quan, tổ
chức, doanh nghiệp phát hành chứng khoán đó. Điều này cũng đồng nghĩa với việc cải
thiện thu nhập, mức sống của đông đảo các nhà đầu tư là người dân, tùy theo lượng vốn
và kỹ năng đầu tư chứng khoán mà họ có. Hơn nữa, thông qua quá trình tham gia đầu tư
gián tiếp này, các nhà đầu tư trong nước và người dân sẽ được dịp “cọ xát”, rèn luyện và
bồi dưỡng kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng, bản lĩnh đầu tư, nâng cao trình độ bản thân
nói riêng, chất lượng nguồn nhân lực nói chung, phù hợp yêu cầu và điều kiện kinh doanh
thị trường hiện đại.
2.1.4 Thứ tư, góp phần nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước
theo các nguyên tắc và yêu cầu kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế. Sự gia tăng dòng vốn
đầu tư gián tiếp nước ngoài và phát triển thị trường tài chính sẽ đặt ra những yêu cầu mới
và cũng tạo các công cụ, khả năng mới cho quản lý nhà nước nói chung và quản lý, quản
trị doanh nghiệp nói riêng. Việc quản lý và quản trị doanh nghiệp phát hành chứng khoán
sẽ được thực hiện nghiêm túc, hiệu quả hơn do yêu cầu về báo cáo tài chính doanh nghiệp
và minh bạch hóa, cập nhật hóa thông tin liên quan đến các chứng khoán mà doanh
nghiệp đã và sẽ phát hành. hơn nữa. Về nguyên tắc, các nhà đầu tư chỉ lựa chọn đầu tư
vào chứng khoán của các doanh nghiệp đáng tin cậy, đang và sẽ có triển vọng phát triển
tốt trong tương lai. chính điều này sẽ cho phép quá trình chọn lọc nhân tạo; cho sự hỗ trợ
và phát triển các doanh nghiệp này trở nên khách quan và phù hợp cơ chế thị trường hơn
(còn những doanh nghiệp khác mà chứng khoán của họ không hấp dẫn sẽ phải điều chỉnh
lại định hướng và chất lượng quản trị kinh doanh, sáp nhập hoặc giải thể). Hệ thống luật
pháp, cũng như các cơ quan, bộ phận và cá nhân trong hệ thống quản lý nhà nước liên
quan đến thị trường tài chính, nhất là đến đầu tư gián tiếp nước ngoài sẽ phải được hoàn
thiện, kiện toàn và nâng cao năng lực hoạt động hơn theo yêu cầu, đặc điểm của thị
trường này, cũng như theo các cam kết hội nhập quốc tế. đồng thời, thông qua tác động
vào thị trường tài chính, nhà nước sẽ đa dạng hóa các công cụ và thực hiện hiệu quả việc
quản lý của mình theo các mục tiêu lựa chọn thích hợp. trên cơ sở đó, năng lực và hiệu
quả quản lý nhà nước đối với nền kinh tế nói chung, thị trường tài chính nói riêng sẽ
được cải thiện hơn.
2.2 Một số tác động tiêu cực:
Bên cạnh những tác động tích cực nêu trên, việc gia tăng thu hút vốn đầu tư
gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam có thể gây ra một số tác động tiêu cực sau:
2.2.1 Thứ nhất, làm tăng mức độ nhạy cảm và bất ổn về kinh tế có nhân tố
nước ngoài. Khác với FDI là nguồn vốn đầu tư lâu dài chủ yếu dưới dạng vật chất (xây
dựng nhà máy, mua sắm thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu dùng cho sản xuất), khó
chuyển đổi hoặc thanh khoản, FII được thực hiện dưới dạng đầu tư tài chính thuần túy
với các chứng khoán có thể chuyển đổi và mang tính thanh khoản cao trên thị trường tài
chính, nên các nhà đầu tư gián tiếp nước ngoài dễ dàng và nhanh chóng mở rộng hoặc thu
hẹp, thậm chí đột ngột rút vốn đầu tư của mình về nước, hay chuyển sang đầu tư dưới
dạng khác, ở địa phương khác tùy theo kế hoạch và mục tiêu kinh doanh của mình. đặc
trưng nổi bật này cũng chính là nguyên nhân hàng đầu gây nên nguy cơ tạo và khuyếch
đại độ nhạy cảm và chấn động kinh tế ngoại nhập của dòng vốn đầu tư gián tiếp nước
ngoài đối với nền kinh tế của nước tiếp nhận đầu tư. Đặc biệt khi việc chuyển đổi và rút
vốn đầu tư gián tiếp nói trên diễn ra theo kiểu tháo chạy đồng loạt trên phạm vi rộng và
số lượng lớn… Cần nhấn mạnh rằng, sự nhạy cảm và bất ổn kinh tế có thể bắt nguồn từ
các nguyên nhân bên trong, cũng có thể hoàn toàn do các nguyên nhân bên ngoài nước
tiếp nhận đầu tư do phản ứng dây chuyền, làn sóng đô-mi-nô của các nhà đầu tư quốc tế
như đã từng diễn ra trong cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ Châu Á những năm cuối
thập kỷ 90 của thế kỷ trước. Trong tình huống như vậy, một sự đổ vỡ, một cuộc khủng
hoảng đầu tư - tài chính - tiền tệ, thậm chí là khủng hoảng kinh tế là hoàn toàn có thể xảy
ra đối với nước tiếp nhận đầu tư nếu không có và triển khai tốt các phương án phòng
ngừa hiệu quả
2.2.2 Thứ hai, làm gia tăng nguy cơ bị mua lại, sáp nhập, khống chế và lũng
đoạn tài chính đối với các doanh nghiệp và tổ chức phát hành chứng khoán. Sự gia tăng
tỷ lệ nắm giữ chứng khoán, nhất là các cổ phiếu, cổ phần sáng lập, được biểu quyết của
các nhà đầu tư gián tiếp nước ngoài đến một mức “vượt ngưỡng” nhất định nào đó sẽ cho
phép họ tham dự trực tiếp vào chi phối và quyết định các hoạt động sản xuất, kinh doanh
và các chủ quyền khác của doanh nghiệp, tổ chức phát hành chứng khoán, thậm chí lũng
đoạn doanh nghiệp theo phương hướng, kế hoạch, mục tiêu riêng của mình, kể cả các
hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp. Điều đó có nghĩa là, tính chất gián tiếp của
vốn đầu tư nước ngoài đã chuyển hóa thành tính trực tiếp. Nhà đầu tư gián tiếp sẽ chuyển
hóa thành nhà đầu tư trực tiếp. Thậm chí, về lô-gíc, quá trình diễn biến hòa bình này đạt
tới quy mô và mức độ nào đó còn có thể làm chuyển đổi về chất quyền sở hữu và tính
chất kinh tế ban đầu của doanh nghiệp và quốc gia.
2.2.3 Thứ ba, làm tăng quy mô, tính chất và sự cấp thiết đấu tranh với tình
trạng tội phạm kinh tế quốc tế. Đầu tư gián tiếp quốc tế không chỉ làm gia tăng các nguy
cơ và tác hại của các hoạt động đầu cơ, lũng đoạn kinh tế vi phạm các quy định pháp lý
của nước tiếp nhận đầu tư, mà còn là mảnh đất màu mỡ sinh sôi và phát triển các loại tội
phạm kinh tế có yếu tố nước ngoài, thậm chí xuyên quốc gia, như hoạt động lừa đảo, hoạt
động rửa tiền, hoạt động tiếp vốn cho các kinh doanh phi pháp và hoạt động khủng bố,
cùng các loại tội phạm và các đe dọa an ninh phi truyền thống khác. Sự cộng hưởng của
các hoạt động tội phạm và tác động mặt trái của dòng FII kể trên, nhất là khi chúng diễn
ra một cách có tổ chức của giới đầu cơ hay lực lượng thù địch chính trị quốc tế, sẽ ít
nhiều, trực tiếp hay gián tiếp, trước mắt và lâu dài gây tổn hại tới hoạt động kinh tế lành
mạnh và làm tăng tính dễ tổn - thương của nền kinh tế nước tiếp nhận đầu tư trong bối
cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Thậm chí trong một số trường hợp, chúng còn làm mất uy tín
nhà nước và gây sụp đổ một nội các chính phủ… Ngoài ra, sự gia tăng FII vào Việt Nam
còn đặt ra yêu cầu chính phủ và các cơ quan trung ương phải chủ động đổi mới và sử
dụng hiệu quả các công cụ quản lý kinh tế của mình theo nguyên tắc thị trường hơn,
trong đó có việc sử dụng bảo lãnh nhà nước, quy định tỷ lệ và sử dụng các công cụ dự
phòng, dư nợ cũng như các công cụ khác của các định chế tài chính – tiền tệ quốc gia và
địa phương… Tất cả những điều này là cần thiết để đảm bảo sự thu hút và khai thác có
hiệu quả các tác động tích cực của dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài.
3. Các kênh thu hút vốn chính tại Việt Nam
Đến vào giữa năm 2007, lúc tổng vốn hóa thị trường chứng khoán (TTCK)
Việt Nam khoảng 20 tỉ đô la Mỹ (HOSE khoảng 15,5 tỉ, HASTC khoảng 4,5 tỉ), thì giá trị
vốn hóa tính riêng cho đầu tư nước ngoài là gần 5 tỉ đô la Mỹ (khoảng 25% tổng thị
trường). Cũng vào khoảng thời gian này, giới tài chính trong và ngoài nước đã đưa ra con
số ước đoán nguồn vốn FII đầu tư vào TTCK Việt Nam trong năm 2007 có thể lên đến 2
tỉ đô la Mỹ. Đến năm 2007, số quỹ đầu tư nước ngoài vào thị trường Việt Nam là khoảng
trên 60, với số vốn mai phục khoảng 6 tỉ đô la. Trong số đó, chỉ riêng ba quỹ là Dragon
Capital, Vina Capital và Indochina Capital đã có số vốn tròm trèm 4 tỉ đô la Mỹ. Những
thông tin vừa nêu cho thấy nguồn vốn đầu tư tài chính nước ngoài đã tăng nhanh đáng kể.
Số liệu mới nhất của Tổng cục Thống kê cho rằng vốn đầu tư tài chính vào thị trường
chứng khoán cả năm 2007 ước đạt 5,3 tỉ đô la Mỹ, tăng 3 - 4 lần so với năm 2006.
Năm 2007 cũng chứng kiến nhiều thương vụ FII lớn. Nổi bật là việc Công ty
Bảo hiểm tập đoàn Tài chính HSBC mua 10% cổ phần Bảo Việt với số tiền lên đến 225
triệu đô la Mỹ. Ta thấy, chỉ một thương vụ thôi đã gần bằng con số “300 triệu đô la Mỹ
mơ ước” của hồi 2005! Nhiều quỹ đang theo đuổi các khoản đầu tư có quy mô khá cao.
Indochina Capital chẳng hạn, đã đưa ra tiêu chí từ 5-15 triệu đô la Mỹ mỗi khoản.
Có thể nói chưa bao giờ dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII) chảy vào
Việt Nam thông qua các quỹ đầu tư lại mạnh mẽ như trong năm 2007. Trong đó, thu hút
nguồn vốn FII mạnh nhất là các lĩnh vực chứng khoán, bất động sản (BĐS) và cơ sở hạ
tầng
3.1 Sức hút lớn của thị trường chứng khoán
Với Tập đoàn quản lý quỹ đầu tư Indochina Capital, tính đến nay, đã giải
ngân được 400 triệu USD (trong tổng vốn huy động của Quỹ Indochina Capital Vietnam
Holdings Limited chuyên về chứng khoán là 600 triệu USD). Indochina Capital đang tìm
cơ hội để tiếp tục giải ngân 200 triệu USD còn lại, trong đó, một phần vốn lớn được bỏ
vào các doanh nghiệp (DN) tư nhân ở những lĩnh vực đầy tiềm năng như t iêu dùng, dịch
vụ, xuất khẩu mà Việt Nam có thế mạnh...
Chỉ trong một thời gian ngắn, Indochina Capital cũng như nhiều quỹ đầu tư
nước ngoài khác đã thâu tóm hàng loạt DN trong nước thông qua hình thức mua bán cổ
phần. Cụ thể, Tập đoàn này đã đầu tư chiến lược vào Công ty cổ phần Đầu tư và Sản xuất
Việt - Hàn (Hội An) bằng việc mua lại 15% cổ phần, đầu tư 100 triệu USD để mua 20%
cổ phần của Công ty cổ phần Địa ốc Hoàng Quân, đầu tư 60 triệu USD mua cổ phần của
Hoàng Quân - Mê Kông (công ty thành viên trong hệ thống Hoàng Quân Corp.).
Theo ông Thomas J. Ngô, Giám đốc danh mục đầu tư cấp cao của Indochina
Capital, việc tìm kiếm một DN phù hợp với phương thức đầu tư chiến lược của Quỹ là rất
quan trọng. Sau khi xem xét, nếu nhận thấy đối tác hoàn toàn phù hợp với chiến lược đầu
tư của mình, Indochina Capital sẽ quyết định mua lại cổ phần. Trong đó, đội ngũ quản lý
giàu kinh nghiệm, quá trình kinh doanh thành công, vị trí dẫn đầu trên thị trường... là
những yếu tố mà Indochina Capital đặc biệt quan tâm.
Về quy mô, Indochina Capital cho biết, sẽ linh hoạt trong việc phân bổ nguồn
vốn, với mức bình quân khoảng 15 triệu USD cho một khoản đầu tư, tối thiểu là 5 triệu
USD và tối đa là 65 triệu USD/khoản. Tỷ lệ sở hữu cổ phần khi chọn một khoản đầu tư
bình quân là 5 - 20%, cổ phần trong công ty tư nhân là 20 - 49%, cổ phần trong công ty
nhà nước và niêm yết là 1 - 10%.
Sản phẩm đầu tư của Indochina chọn sẽ là các loại chứng khoán thông
thường, chứng khoán chuyển đổi và nợ tư nhân. Dự kiến, trong năm 2008, Indochina
Capital sẽ rót thêm 1 tỷ USD vào thị trường chứng khoán Việt Nam và tiếp tục huy động
thêm vốn khi giải ngân hết số tiền đó.
Vina Capital là một quỹ đầu tư nước ngoài hoạt động rất thành công trên thị
trường Việt Nam trong những năm gần đây. Trong đó, hai lĩnh vực mà VinaCapital bỏ
vốn nhiều nhất là chứng khoán và BĐS. Đến nay, VinaCapital quản lý 4 quỹ đầu tư, bao
gồm Vietnam Opportunity Fund (VOF), VinaLand, Vietnam Infrastructure Limited và
DFJ Capital L.P. Trong đó, VOF là quỹ dạng đóng, niêm yết tại Thị trường chứng khoán
London (AIM ), có vốn trên 1,1 tỷ USD. VOF đặt trọng tâm đầu tư vào các ngành kinh tế
chính, có tốc độ phát triển cao, như dịch vụ tài chính, bán lẻ, hàng tiêu dùng, du lịch,
BĐS, hạ tầng và công nghệ thông tin.
Theo ông Don Lam, Tổng giám đốc VinaCapital, VOF đã giải ngân được 900
triệu USD. Trong đó, 50% vốn được giải ngân vào thị trường chứng khoán (cả niêm yết
và OTC). VOF sẽ huy động thêm vốn trong từng giai đoạn (khoảng 9 - 12 tháng/đợt).
VinaCapital đang xây dựng kế hoạch huy động thêm vốn cho cả 4 quỹ đang quản lý.
Còn Dragon Capital cho biết, tính đến nay, tổng giá trị tài sản mà họ quản lý
tại Việt Nam đã tăng lên trên 2 tỷ USD. Nhiều quỹ do Dragon Capital quản lý chuyên
đầu tư vào chứng khoán. Dự kiến trong thời gian tới, Dragon Capital sẽ thành lập quỹ đầu
tư chuyên về lĩnh vực BĐS và hạ tầng.
Trong khi đó, Mekong Capital lại chọn hướng đầu tư vào khối DN tư nhân
tiềm năng. Mekong Capital đang quản lý 3 quỹ đầu tư là Mekong Enterprise Fund I (tổng
vốn 18,5 triệu USD và đã giải ngân hết), Mekong Enterprise Fund II (vốn 50 triệu USD
đã và đang giải ngân) và Việt Nam Azalea (chuẩn bị ra mắt để thu hút khoản vốn đầu tư
trị giá 100 triệu USD cho khối tư nhân chưa niêm yết, chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực
thu hút đầu tư, xây dựng thương hiệu, quảng bá, phân phối sản phẩm và thu hồi vốn).
Dòng vốn FII liên tục được đổ vào Việt Nam gần đây thông qua các quỹ mới.
Trong tháng 11/2007, Quỹ đầu tư Blackhorse Enhanced Vietnam Inc (BEVI) do
Blackhorse Asset Management Pte Ltd (“BAM ”) của Singapore đã chính thức đi vào
hoạt động tại Việt Nam, với tổng vốn huy động ban đầu là 110 triệu USD. BEVI đầu tư
vào các công ty đã niêm yết và chưa niêm yết trên TTCK. Trong đó, hai mảng đầu tư
chính của BEVI là xây dựng (khách sạn, cao ốc) và ngành hàng gia dụng. Đến thời điểm
này, BEVI đã giải ngân được 1/4 số vốn huy động ban đầu.
3.2 Sôi động lĩnh vực bất động sản (BĐS) và hạ tầng
Bên cạnh chứng khoán, dòng vốn giáp tiếp cũng ồ ạt đổ vào BĐS và hạ tầng.
Indochina Capital là một trong những quỹ đầu tư nước ngoài đã đẩy mạnh đầu tư vào
các lĩnh vực này. Tháng 12/2007, Indochina Capital đã ra mắt hai quỹ mới, với tổng vốn
lên đến 1 tỷ USD và sẽ chính thức đi vào hoạt động trong năm 2008. Trong đó, Quỹ hạ
tầng của Indochina Capital có tổng vốn 500 triệu USD, đầu tư vào các công trình và công
ty hoạt động trong lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng, công trình nghiên cứu sử dụng năng
lượng hiệu quả hơn, các dự án phát triển... Dự kiến, công trình đầu tiên mà Quỹ hạ tầng
của Indochina Capital đầu tư sẽ là Park City , tọa lạc tại Nam Sài Gòn, với tổng diện tích
trên 100 ha
Indochina Land Holdings Fund 3 có tổng vốn huy động 500 triệu USD, đầu
tư vào các dự án tài chính và phát triển BĐS dân dụng, thương mại, bán lẻ, khách sạn và
khu nghỉ dưỡng, khu công nghiệp tại Việt Nam.
Trước đó, Tập đoàn này đã có hai quỹ chuyên đầu tư về BĐS, là Indochina
Land Holdings và Indochina Land Holdings Fund 2. Đến nay, Indochina Capital đã giải
ngân được 500 triệu USD vào lĩnh vực BĐS.
Ông Peter Ryder, Giám đốc điều hành của Indochina Land (Indochina
Capital) nhận định, với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của nền kinh tế Việt Nam, nhu
cầu về BĐS cao cấp của cá nhân và DN trong và ngoài nước cũng như nhu cầu về văn
phòng cho thuê sẽ tăng cao trong thời gian tới. Đó chính là cơ hội cho Indochina Land
Holdings Fund 3.
Vina Capital cũng có quỹ đầu tư chuyên về BĐS và hạ tầng, đó là VinaLand
(chuyên về BĐS) với tổng vốn 680 triệu USD và đã giải ngân được 500 triệu USD;
Vietnam Infrastructure Limited (chuyên về hạ tầng) với vốn 402 triệu USD. Cả hai quỹ
này của VinaCapital đã niêm yết tại AIM . Ngoài ra, VinaCapital còn quản lý một quỹ đầu
tư mạo hiểm (DFJ) trị giá 30 triệu USD, chuyên đầu tư vào các công ty công nghệ thông
tin có tốc độ phát triển cao tại Việt Nam...
4. Đánh giá:
Khả năng hấp thụ vốn:
Nguồn vốn FII cho đến nay ước đạt khoảng 6,2 tỉ USD (tính theo thị giá),
được đầu tư chủ yếu trên thị trường chứng khoán (khoảng gần 5 tỉ USD), phần còn lại
được đầu tư vào thị trường bất động sản Nói như Phó Viện trưởng Viện Kinh tế VN, ông
Trần Đình Thiên, FDI, ODA và nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII) tại VN đang
“lập kỷ lục mới”, mà chỉ nhìn vào, người ta có thể nói rằng “VN sắp cất cánh đến nơi”.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, TTCK VN đang ở trong tình trạng không hấp
thụ hết vốn, hoặc hấp thụ kém. Các công ty niêm yết cứ phát hành thêm cổ phiếu bằng
tăng vốn điều lệ, mà chưa tiêu hóa kịp nguồn vốn huy động qua kênh này. Số liệu từ Ủy
ban Chứng khoán cho thấy, tổng vốn hóa của TTCK hiện chiếm khoảng 36% GDP và
xấp xỉ 50% nếu cộng cả trái phiếu. Nguồn vốn gián tiếp này đã tạo sức ép lên việc tăng
giá tiền đồng VN, trong khi đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế khác đang tỏ ra kém hấp dẫn.
Tiền lãi từ TTCK lại đổ vào chính thị trường này, hoặc gần đây là vào lĩnh vực bất động
sản. Điều này đã làm phát sinh những cơn nóng lạnh khó kiểm soát.
“Thị trường vốn tại VN không nên bị định đoạt bởi “tiền nóng”, mà nên do
các nhà đầu tư với chiến lược lâu dài tại VN định đoạt”- ông Jeremy Amias, Giám đốc
Điều hành khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Tập đoàn Citi Group, nói.
4.2 Biện pháp nâng cao khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế
Tổng thư ký Vafi, ông Nguyễn Hoàng Hải, cho rằng cần nhìn nhận tình trạng
khan hiếm tiền đồng là biểu hiện tốt của nền kinh tế khi hấp thụ được nhiều vốn đầu tư
gián tiếp nước ngoài (FII). FII sẽ ngày càng gia tăng hơn nhiều so với giai đoạn hiện nay
vì kinh tế nước ta sẽ còn tiếp tục tăng trưởng trong một khoảng thời gian dài cộng với
quy mô TTCK ngày càng tăng lên nhiều lần. Do vậy, cần phải có những giải pháp thích
hợp hấp thụ những nguồn vốn này
4.2.1 Các doanh nghiệp chỉ nên thu hút vốn khi thực sự cần vốn
Các doanh nghiệp chỉ nên thực hiện thu hút vốn khi thực sự cần vốn và có
phương án sử dụng vốn có hiệu quả. Tránh tình trạng nương dựa vào sự bùng nổ của thị
trường chứng khoán, phát hành cổ phiếu một cách không tính toán để thu về một lượng
thặng dư lớn gấp nhiều lần vốn điều lệ nhưng sử dụng không hiệu quả.
Các đợt phát hành gần đây của một số doanh nghiệp và tình trạng phát hành
cổ phiếu trong các ngân hàng là những ví dụ. Một khi đồng vốn sinh lời thấp sẽ dẫn tới
hiệu quả đầu tư thấp. Hiệu quả đầu tư thấp nhưng lại cứ đổ vốn vào sẽ đi đến tăng trưởng
nóng và lợi nhuận thấp. Từ đó, nền kinh tế lâm vào nợ nần và con đường đến với khủng
hoảng tài chính sẽ chẳng bao xa. Để chứng minh cho nhận xét này, chuyên gia nói trên
đưa ra một công cụ tính toán sự tăng trưởng bền vững thông qua chỉ số Icor: Giả định
rằng, năm 2006, tổng vốn đầu tư toàn xã hội khoảng 41% GDP, tăng trưởng thực là 8%
thì chỉ số Icor là 41 : 8 = 5,1. Năm 2007, tăng trưởng trên 8,5% và vốn đầu tư khoảng
43% GDP thì Icor của năm 2007 là cũng khoảng 5. Thông thường, Icor của các nước chỉ
3 - 4. Theo chuyên gia này thì hiện tại, chỉ số Icor của Việt Nam ở mức trên 5. Đây là sự
cảnh báo lớn về tăng trưởng thiếu bền vững.
Tuy nhiên, về dài hạn thì việc dừng hoặc hạn chế thu hút vốn từ kênh thị
trường chứng khoán nhằm giảm tác động lên lạm phát là không khả thi bởi không một
một nền kinh tế nào không mong muốn có được nguồn lực từ dòng vốn này, nhất là dòng
vốn FII. TS. Cao Sĩ Kiêm, Phó Chủ tịch Hội đồng tư vấn tài chính tiền tệ quốc gia nói:
“Vốn vào thì quan trọng nhất là phải sử dụng đồng vốn đó một cách hiệu quả. Phải đầu tư
vào sản xuất kinh doanh ra sản phẩm, để không chỉ tăng nguồn hàng phục vụ xuất khẩu
mà còn làm cân đối quan hệ tiền - hàng, tránh lạm phát.
4.2.2 Cho phép DN huy động vốn ngoại tệ
Khả năng ngân hàng nhà nước mua ngoại tệ sẽ là hạn chế trong tình hình
chính sách hiện nay vì chủ trương không cho tiền đồng tăng giá nhiều để khuyến khích
xuất khẩu, nếu mua ngoại tệ nhiều có thể xảy ra tình trạng bao cấp giá mua ngoại tệ.
Vì sao Ngân hàng Nhà nước phải mua USD? TS. Vũ Đình Ánh, Phó Viện
trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính) phân tích: “Phải mua vì trên thị
trường quá nhiều USD từ các nguồn đầu tư gián tiếp (FII) và kiều hối. Mặt khác, do quy
định của Ngân hàng Nhà nước không cho phép đầu tư FII bằng USD nên các Ngân hàng
Nhà nước buộc phải mua USD và chuyển VND cho họ”. Cũng theo TS. Ánh, một nguyên
nhân khác cực kỳ quan trọng là tính đến nay, thâm hụt thương mại bị âm 9 tỷ USD nên
phải có một khoản tương đương để bù vào đó.
Trong khi đó, khả năng hấp thụ của hệ thống NHTM cũng bị hạn chế. Bởi
NHTM chỉ mua ngoại tệ phù hợp với nhu cầu bán ngoại tệ, bị khống chế ở trạng thái
ngoại hối 30% so với vốn chủ sở hữu. Chính vì vậy cần cho phép DN huy động vốn bằng
ngoại tệ. Khi cho phép DN được huy động vốn bằng ngoại tệ thì DN rất dễ dàng chấp
nhận thanh toán ngoại tệ với tỷ giá liên ngân hàng (tỷ giá này có thể gây thiệt một chút so
với thực tế nhưng DN có được rất nhiều lợi ích lớn hơn từ việc huy động được vốn). Vấn
đề này cần được cân nhắc kỹ, tham vấn ý kiến từ các NHTM trong nước và ngoài nước,
từ ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF).
4.2.3 Mặt khác đòi hỏi phải khắc phục tình trạng dư thừa ngoại tệ ở
NHTM do ngân hàng Nhà nước có lúc mua vào dồn có lúc lại mua cầm chừng hoặc dừng
mua, làm, ảnh hưởng đến việc thu hút lượng ngoại tệ đang đổ vào từ các nguồn (không
chỉ là nguồn đầu tư mà còn cả kiều hối, du lịch,) .
4.2.4 Một vấn đề quan trọng là một mặt tăng dự trữ ngoại hối, mặt khác
cần có quy chế làm cho lượng vốn này sinh lời.
III. KIỂM SOÁT VỐN ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP NHƯ THẾ NÀO?
Nếu không hiểu thấu đáo thế nào là kiểm soát vốn, hẳn chúng ta sẽ không hiểu
những phát biểu gần đây như “không có chủ trương ngăn chặn dòng vốn nước ngoài”.
Thật ra không có quốc gia nào lại đi làm cái chuyện điên rồ như thế, thế
nhưng kiểm soát vốn lại là điều mà bất kỳ quốc gia nào, nhất là các nước đang phát triển
như VN, cần phải thực hiện. Vấn đề chỉ là cách thức như thế nào mà thôi.
Những thông tin gần đây cho thấy có khả năng Chính phủ sẽ đưa ra các biện
pháp kiểm soát vốn để kìm hãm đà tăng trưởng quá nóng trên thị trường chứng khoán
(TTCK) trong vài tháng qua. Vậy kiểm soát vốn là gì mà có quá nhiều câu chuyện ồn ào
về nó?
1. Kiểm soát vốn là gì?
Kiểm soát vốn nếu chỉ nghe qua thuật ngữ đã được Việt hóa thì không có gì là
ghê gớm, nhưng nếu đi vào nghĩa gốc của từ này (Capital control) thì có nhiều điều cần
bàn, nhất là trong điều kiện VN đang trong giai đoạn mở cửa mạnh mẽ thị trường tài
chính để thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Kiểm soát vốn chính là thực hiện các biện pháp can thiệp của chính phủ dưới
nhiều hình thức khác nhau để tác động (hạn chế) lên dòng vốn nước ngoài chảy vào và ra
khỏi một quốc gia để nhằm đạt “mục tiêu nhất định” của chính phủ.
Vậy hiện nay mục tiêu của kiểm soát vốn ở nước ta là gì? Có thể trả lời ngay
rằng rất tiếc là chúng ta chưa bao giờ có một hệ thống chính sách và mục tiêu nhất quán
trong việc kiểm soát dòng vốn, điều mà các nền kinh tế đang chuyển đổi đều phải quan
tâm đặc biệt ngay từ khi mở cửa thị trường, chứ không phải đợi đến lúc nước đến chân
mới nhảy.
Những động thái về việc có khả năng áp đặt kiểm soát vốn trong thời gian tới
chính là do những sức ép về việc TTCK phát triển quá nóng. Nói cách khác, kiểm soát
vốn mà chúng ta dự định và đã thực hiện (như dừng lại việc mở room - tỉ lệ sở hữu của
nhà đầu tư nước ngoài) chính là do yếu tố tình thế là chính, chứ không phải xuất phát từ
một chiến lược mang tính dài hạn.
Như vậy điều quan trọng là trong thời gian sắp tới Chính phủ cần nghiên cứu
các mục tiêu của kiểm soát vốn theo nghĩa hướng đến một “chiến lược tổng thể”, chứ
không phải chỉ duy nhất là vì sự phát triển của TTCK. Với một thị trường tài chính còn
non trẻ như VN, thì mục tiêu của kiểm soát vốn hiện nay không nằm ngoài mục đích
hướng đến hệ thống tài chính - tiền tệ trong nước phát triển lành mạnh và ổn định.
Mà mục tiêu như thế lại đứng trước một thách thức là không thể hấp thụ ngay
một lúc dòng vốn đầu tư gián tiếp chảy vào quá nhanh. Nguy cơ bong bóng chứng khoán
là tất nhiên do dòng vốn ngoại quanh đi quẩn lại chỉ là mua bán lòng vòng mà không
cung ứng hết toàn bộ vào các dự án sinh lợi. Như vậy, ngoài việc kiểm soát vốn, chúng ta
còn phải chú ý đến việc tăng năng lực cho hệ thống tài chính, chẳng hạn như cần phải siết
chặt lại qui chế thành lập ngân hàng, chỉ những ngân hàng nào có đủ tiềm lực nhất định
mới được thành lập.
Việc Chính phủ yêu cầu đến năm 2010 các ngân hàng phải có đủ vốn điều lệ
3.000 tỉ trở lên mới được cấp phép hoạt động, hay như việc cổ phần hóa các ngân hàng
thương mại quốc doanh để tăng năng lực (ngoài nguồn vốn ra còn là các vấn đề liên quan
đến quản trị và minh bạch thông tin...) cho hệ thống tài chính là một huớng đi cần phải
được thực hiện quyết liệt, thay cho việc bơm tiền từ ngân sách.
2. Vì sao phải kiểm soát vốn:
Nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào Việt Nam thì phải đem ngoại tệ để
đổi lấy nội tệ (VNĐ). Kết thúc quá trình kinh doanh, nhà đầu tư nước ngoài sẽ đem cả
vốn lẫn lời đổi lấy ngoại tệ và mang về nước nếu muốn. Tuy nhiên vấn đề không có gì
đáng nói nếu không xảy ra cùng lúc các nhà đầu tư nước ngoài (thường là các nhà đầu tư
ngắn hạn) đồng loạt đổi ngoại tệ mang về nước làm cho cầu ngoại tệ tăng đột biến gây áp
lực lớn lên tỷ giá. Lịch sử thế giới đã chứng kiến nhiều cuộc khủng hoảng tiền tệ bắt
nguồn từ những sự việc như vậy.
Khủng hoảng tài chính Đông Á: bắt đầu từ tháng 7 năm 1997 ở Thái Lan khi
các nhà đầu tư gián tiếp bán tháo cổ phiếu và rút chạy khỏi thị trường chứng khoán Thái
Lan. Sau nhiều nỗ lực cứu vãn đồng bản tệ bằng cách sử dụng quỹ dự trữ ngoại tệ để giữ
giá đồng tiền, cuối cùng Chính phủ Thái phải thả nổi tỷ giá. Sự mất giá của đồng baht
Thái đã gây phản ứng dây chuyền khắp khu vực tạo nên một cuộc khủng hoảng tồi tệ
chưa từng thấy rồi ảnh hưởng đến các thị trường chứng khoán, trung tâm tiền tệ lớn, và
giá cả của những tài sản khác ở vài nước châu Á, nhiều quốc gia trong đó được coi như là
"những con Hổ Đông Á". Indonesia, Hàn Quốc và Thái Lan là những nước bị ảnh hưởng
mạnh nhất bởi cuộc khủng hoảng này. Hồng Kông, Malaysia, Lào, Philippines cũng bị
ảnh hưởng bởi sự sụt giá bất thình lình. Nhật Bản cũng không bị ảnh hưởng nhiều bởi sự
khủng hoảng, song nền kinh tế Nhật phải kinh qua những khó khăn kinh tế dài hạn của
chính bản thân mình.
Mặc dù được gọi là cơn khủng hoảng "Đông Á" bởi vì nó bắt nguồn từ Đông Á,
nhưng ảnh hưởng của nó lại lan truyền toàn cầu và gây nên sự khủng hoảng tài chính trên
toàn cầu, với những tác động lớn lan rộng đến cả các nước như Nga, Brasil và Hoa Kỳ.
Nguyên nhân trực tiếp của khủng hoảng tài chính Đông Á năm 1997 là những
cuộc tấn công đầu cơ và việc rút vốn đồng loạt khỏi các nước châu Á.
Những nguyên nhân sâu xa nói trên rồi cũng bộc lộ. Thị trường bất động sản của
Thái Lan đã vỡ. Một số thể chế tài chính bị phá sản. Người ta không còn tin rằng chính
phủ đủ khả năng giữ nổi tỷ giá hối đoái cố định. Khi phát hiện thấy những điểm yếu chết
người trong nền kinh tế của các nước châu Á, một số thể chế đầu cơ vĩ mô đã tiến hành
tấn công tiền tệ châu Á. Các nhà đầu tư nước ngoài đồng loạt rút vốn ra..
3. Giá phải trả của kiểm soát vốn?
Có nhiều quan điểm lầm tưởng rằng nếu như áp dụng các biện pháp kiểm soát
vốn gián tiếp thì sẽ không phải trả giá. Trên thực tế, đã gọi là kiểm soát vốn thì cho dù là
áp dụng các biện pháp kiểm soát vốn như thế nào cũng phải trả một giá nhất định. Cái giá
chung nhất chính là sẽ làm chậm lại các cơ hội thu hút vốn đầu tư khi mà các quốc gia
ngày càng cạnh tranh quyết liệt để thu hút dòng vốn toàn cầu. Đi vào từng lĩnh vực cụ thể
thì kiểm soát vốn sẽ có những tác động nhất định.
Thứ nhất, kiểm soát vốn nếu không khéo sẽ mâu thuẫn với pháp lệnh ngoại
hối mới vừa ban hành vào tháng 12-2005, mà tinh thần chung là tự do hóa các giao dịch
ngoại hối. Chính phủ hiện có chỉ đạo sắp tới đây cần phải nghiên cứu bổ sung và sửa đổi
các văn bản hướng dẫn pháp lệnh ngoại hối có liên quan đến việc gửi và rút vốn của nhà
đầu tư nước ngoài. Những thay đổi này có thể sẽ ảnh hưởng đến chiến lược của các nhà
đầu tư nước ngoài.
Vì vậy các thay đổi trong qui chế ngoại hối sắp tới phải thực hiện nguyên tắc
“bất hồi tố”. Nghĩa là chúng ta không được đụng chạm đến dòng vốn ngoại (khoảng 4 tỉ
đôla) hiện nay. Chỉ có những dòng vốn gián tiếp kể từ sau các thay đổi này mới chịu sự
chi phối của biện pháp kiểm soát vốn.
Thứ hai, kiểm soát vốn làm chi phí giao dịch vốn (tính trên tổng qui mô dòng
vốn) tăng cao và sẽ làm cho dòng vốn chuyển hướng sang các quốc gia khác. Theo nhiều
khảo sát, chi phí giao dịch tại Trung Quốc hiện là 1,2%, VN là 2%; trong khi Hong Kong
chỉ là 0,013%. Nếu áp đặt thêm các biện pháp kiểm soát vốn nặng về hành chính, có khả
năng dòng vốn đang chảy vào VN sẽ chuyển huớng ngược trở về các nước có chi phí
giao dịch vốn thấp hơn như Trung Quốc chẳng hạn. Đây là cái giá phải trả cần phải đuợc
cân nhắc thấu đáo trước khi ban hành các biện pháp kiểm soát vốn chính thức.
Thứ ba, những cái giá phải trả như trên, đến lượt nó, có khả năng làm cho
TTCK nước ta vốn đang ở vào giai đoạn khởi sắc có khả năng bị chững lại, mà một khi
TTCK rơi vào cảnh tiêu điều như năm 2001 thì lấy lại niềm tin từ các nhà đầu tư một lần
nữa là vô cùng khó khăn.
Vì sự phát triển ổn định và lành mạnh của hệ thống tài chính, kiểm soát vốn là
cần thiết, tuy nhiên các biện pháp cần phải theo nguyên tắc bất hồi tố, rõ ràng và có thể
dự đoán được
4. Kiểm soát vốn tại Việt Nam – nên hay không?
Giữa tháng 2 năm 2007, Các hãng tin nước ngoài như Bloomberg và AFP đều
đồng loạt trích nguồn tin từ Ngân hàng ANZ cho rằng Việt Nam đang chuẩn bị áp dụng
một loạt biện pháp quản lý dòng vốn ra - vào tương tự như Thái Lan để giảm nhiệt thị
trường chứng khoán.
Tin này ngay lập tức khiến cho các nhà đầu tư lo lắng, thị trường chứng
khoán Việt nam nghỉ tết mà không khí sôi sùng sục.
Ngay sau đó, trong công văn ngày 27/2/08 , thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
khẳng định chưa thực hiện các biện pháp kiểm soát ngoại hối. Vậy là yên lòng thị trường
và các nhà đầu tư không phải lo sợ thị trường sụp đổ. Phải chăng khẳng định trên có
nghĩa là sẽ không kiểm soát vốn hay chỉ là tạm thời chưa kiểm soát? Tạm thời thì có
nghĩa là sớm muộn gì trong tương lai cũng sẽ kiểm soát , thị trường sẽ phản ứng thế nào?
Liệu có lặp lại lịch sử ngày thứ ba đen tối của TTCK Thái Lan?
Và gần đây nhất dư luận lại xôn xao về dự thảo quy chế quản lý các quỹ đầu
tư nước ngoài, quy định nhà đầu tư nước ngoài muốn thành lập chi nhánh công ty quản lý
quỹ tại Việt Nam phải là doanh nghiệp đã hoạt động ba năm, đồng thời đang quản lý tài
sản trị giá 500 triệu USD trở lên. Dư luận phản ứng mạnh mẽ vì cho rằng hiện nay có
80% các tổ chức đầu tư nước ngoài ở Việt Nam không đáp ứng đủ yêu cầu và như thế sẽ
là cản trở dòng vốn nước ngòai chảy vào kênh thị trường chứng khoán.
Qua đó có thể thấy vấn đề kiểm soát vốn đối với TTCK là một vấn đề hết sức
nhạy cảm và cần được cân nhắc thận trọng- Nên hay không? Và nếu nên thì nên dùng
những biện pháp nào để vừa đảm bảo cho đảm bảo sự lành mạnh , bền vững của nền kinh
tế , vừa không cản trở sự phát triển của TTCK.
TTCKVN hiện đang tăng trưởng nhanh chóng, kéo theo làn sóng các nhà đầu
tư nước ngoài, đã đẩy giá tiền tệ trong nước và mức lạm phát lên, và kèm theo đó là nỗi
sợ hãi về bong bóng chứng khoán. Nếu so với những gì đang xảy ra trên thế giới , ta có
thể thấy việc sẵn sàng để ứng phó với sự đảo chiều của dòng vốn của TTCKVN là một
đòi hỏi bức thiết và khá nhạy cảm hiện nay.
4.1 Bài học kinh nghiệm của Malaysia và Thái Lan
Trước khi khẳng định nên hay không nên kiếm soát vốn ở VN , nếu nhìn sang
các nước láng giềng của VN: Thái Lan và Malaysia. Hai bức tranh tương phản khi so
sánh hiệu quả của kiểm soát vốn.
Malaysia: sự kiếm soát khôn ngoan
Trong những năm 1997-98, Malaysia cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng của
khủng hoảng tài chính kinh tế, nhưng khác với một số nước Đông Á khác,Malaysia kiên
quyết khước từ "liệu pháp IMF", thực thi một chế độ kiểm soát gắt gao việc chảy máu
ngoại tệ - Một biện pháp mà nhiều nhà kinh tế lúc đó cho rằng sẽ làm mất lòng tin của
các nhà đầu tư và hậu quả sẽ là kéo Malaysia lún sâu hơn vào khủng hoảng và suy thoái.
Một Uỷ ban đặc biệt với sự chủ trì trực tiếp của Thủ tướng đã được thành lập và làm việc
ngày đêm theo kiểu thời chiến để đối phó với khủng hoảng Kết quả thật bất ngờ,
Malaysia vững vàng vượt qua được sóng gió không cần đến bất cứ viện trợ nào của các tổ
chức tiền tệ quốc tế.
Thái Lan: sự kiểm soát ‘bồng bột”
Ngày thứ ba đen tối với chứng khoán Thái Lan
Cuối chiều 18/12, Ngân hàng Trung ương Thái Lan yêu cầu các nhà băng tư
nhân phong tỏa tối thiểu 30% trị giá các tài khoản tiền gửi ngoại tệ được lập để đầu tư tài
chính. Việc phong tỏa này có hiệu lực từ 19/12 và kéo dài trong vòng một năm. Nếu nhà
đầu tư muốn rút trước hạn quy định, chỉ được giải ngân tối đa 2/3 khoản tiền bị giữ lại
đồng thời chịu phạt 10% tổng số tiền gửi ban đầu. Các biện pháp trên đây được đưa ra
nhằm chặn đà tăng giá của đồng baht so với đôla Mỹ. Tuy nhiên, ngay trong ngày đầu
tiên quy định kiểm soát tiện tệ có hiệu lực, thị trường chứng khoán Thái Lan rơi vào thế
hoảng loạn. Chỉ số SET mở cửa với mức thấp hơn 20% so với thứ 2 và đến cuối phiên
chốt 622,14 điểm, giảm 14,8%. 622,14 điểm là mức chốt thấp nhất kể từ 29/10/2004.
Mức giảm gần 15% cũng được xem là lớn nhất kể từ 1975. Cú mất điểm này khiến giá trị
thị trường chứng khóan Thái Lan sụt 23 tỷ USD. Và Tác nhân chính không gì khác là cơn
tháo chạy hoảng loạn của các nhà đầu tư nước ngoài
Kết luận:
Có thể thấy, cùng là thực hiện kiểm soát vốn nhưng Malaysia lại đạt được
những thành công kỳ diệu, trong khi Thái Lan lại vấp phải thất bại nặng nề. Do vậy, vấn
đề kiểm soát vốn hay không là một bài toán không hề đơn giản. Và nếu kiểm soát vốn thì
phải thực hiện như thế nào cho hiệu quả cũng là một bài toán đau đầu các nhà hoạch định
chính sách.
4.2 Xét thực tế Việt Nam
Vào những ngày cuối tháng 5 năm 2006, Ngân hàng Thế giới (WB) đã đưa ra
cảnh báo đối với các nước đang phát triển về việc các nước này đang ở trong một tình
trạng tương tự như thời kỳ ngay trước khi xảy ra một cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ
như cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997-1998.
Đặc điểm quan trọng mà WB đưa ra là hiện nay các nước đang phát triển đang
ngày càng phụ thuộc vào nguồn vốn tư nhân. Điều này tiềm tàng nguy cơ các nhà đầu tư
nước ngoài sẽ rút vốn ào ạt khỏi các nước đang phát triển nếu có những thông tin bất lợi
về tình hình kinh tế - chính trị và vì vậy gây ra khủng hoảng tài chính như cuộc khủng
hoảng năm 1997-1998.
Minh chứng mà Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ quốc tế đưa ra là thị
trường chứng khoán một số nước đang phát triển ở Châu Á chao đảo khi có thông tin về
dịch cúm gia cầm ở Indonesia và thay đổi trong quan điểm về lãi suất của Mỹ.
Trước tiên, chúng ta phải đánh giá lại VN có rơi vào tình trạng phụ thuộc quá
nhiều vào nguồn vốn đầu tư ngắn hạn nước ngoài không. Một sự thật không thể phủ nhận
là sự phát triển của thị trường chứng khoán VN hiện nay chịu ảnh hưởng khá nhiều từ các
nhà đầu tư cá nhân và tổ chức đầu tư nước ngoài.
Một minh chứng quan trọng là nhà đầu tư VN thường rất quan tâm đến động
thái của các nhà đầu tư nước ngoài, lấy đó là một trong các căn cứ tham khảo để ra quyết
định đầu tư. Mặt khác, nguồn vốn từ các quỹ đầu tư nước ngoài đang gia tăng nhanh tại
VN đã và đang trở thành một trong những lực tác động quan trọng đến thị trường.
Những dòng vốn đầu tư tư nhân nước ngoài này có thể không phải là ngắn
hạn, song vẫn có thể ồ ạt rút ra nếu như họ cảm thấy bất an. Điều đó căn bản vẫn sẽ dẫn
đến những tác động không thể lường hết được đối với thị trường chứng khoán và nền
kinh tế nói chung.
Ai dám bảo đảm sẽ không xảy ra “hiệu ứng bầy đàn” về rút vốn ở VN: quỹ
đầu tư này rút thì quỹ đầu tư kia sẽ rút theo, giá chứng khoán sẽ giảm mạnh và thị trường
trở nên bi quan, các nhà đầu tư khác dù là đầu tư trực tiếp hay gián tiếp cũng sẽ bắt đầu
nghĩ đến việc có nên rút vốn hay không …
Như vậy, về mặt cơ bản, nền kinh tế nước ta hiện chưa chắc là phụ thuộc quá
mức vào nguồn vốn tư nhân nước ngoài, nhưng không phải không chịu tác động quan
trọng từ nguồn vốn này. Do đó cảnh báo của WB là một điều mà các cơ quan hoạch định
chính sách cần suy nghĩ, đặc biệt là với việc chúng ta đang rất gần ngưỡng cửa WTO, khi
đó tác động của dòng vốn tư nhân nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế VN sẽ còn lớn
hơn nữa
Hiện nay có rất nhiều quan điểm về vấn đề nên hay không nên kiểm soát vốn,
các quan điểm “đối đầu nhau” kịch liệt. Đại diện cho nhóm lợi ích của nhà đầu tư nước
ngoài thì lấy lý do chúng ta đã gia nhập WTO, phải theo thông lệ chung của thế giới, phải
tự do hóa dòng vốn, phải để thị trường tự điều tiết, bất cứ sự can thiệp nào từ phía nhà
nước cũng là không tốt. Nhóm này tiêu biểu cho quan điểm ủng hộ tự do hóa vốn. Đại
diện cho quan điểm chính phủ thì cho rằng, cần thiết phải kiểm soát vốn để nhằm ổn định
thị trường, đưa thị trường phát triển lành mạnh, tránh những cú sốc từ các nhà đầu tư
nước ngoài rút vốn ồ ạt, gây náo loạn thị trường, gây khủng hoảng nền kinh tế.
Và cho đến thời điểm này thì chính phủ Việt Nam vẫn chưa thực hiện quản lý
vốn ĐTNN vào TTCKVN, tuy nhiên cá nhân nhóm nghĩ môi trường kinh tế chung cũng
như sức khỏe nền kinh tế của VN chưa đủ thực hiện tự do hóa vốn. Chỉ khi thị trường
vốn và các định chế tài chính hội đủ những điều kiện cần thiết thì tự do hóa vốn mới
mang lại những hiệu ứng tích cực. Theo IMF những điều kiện nên được cân nhắc là:
Trình độ quản trị công ty
Chính sách tỷ giá
Mức độ mở cửa hội nhập
Việc điều hành chính sách vĩ mô
Tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.
Soi VN vào từng điều kiện , xem xét mức độ nền kinh tế VN đã đáp ứng đến
đâu? Liệu đã đủ chín muồi để thực hiện tự do hóa vốn chưa? Thiết nghĩ khi cơ thể chưa
đủ sức đề kháng thì không nên mạo hiểm ra gió làm gì!.
Nhà kinh tế học Joseph Stiglitz- người từng đoạt giải Nobel- ,cựu Chủ tịch
Hội đồng Tư vấn kinh tế dưới thời Tổng thống Bill Clinton, giám đốc Ngân hàng Thế
giới (WB) trong thời gian xảy ra khủng hoảng cũng đồng tình. Ông đã trả lời báo chí:
kiểm soát vốn đang hiện đang phổ biến tại những thị trường mới nổi, và trong nhiều
trường hợp thì nó lại là một điều tốt.
“Cả Trung Quốc và Ấn Độ đều không cho phép vốn chảy ra ngoài mà hoàn
toàn không có sự can thiệp của chính phủ. Ảnh hưởng của việc này sẽ ngăn mọi người đổ
tiền vào rồi lại rút ra trong một sớm một chiều. Những biện pháp như vậy nhằm hạn chế
đầu tư ngắn hạn và rút vốn khỏi Việt Nam. Việc này sẽ giúp ổn định lại dòng vốn”
Ngay cả giám đốc một quỹ đầu tư nước ngoài- Ông Dominic Scriven - giám
đốc Quĩ Dragon Capital cũng cho rằng:
“Không một quốc gia nào ở châu Á phát triển thị trường vốn mà không có
biện pháp để kiểm soát dòng vốn ĐTNN. Do đó, nếu VN không đưa ra biện pháp kiểm
soát sẽ là một ngoại lệ trong khu vực. Ngay những quốc gia có thị trường vốn phát triển
cũng có biện pháp giám sát luồng vốn nước ngoài.
Tỉ lệ vốn đầu tư ngắn hạn của nhà ĐTNN trên TTCK VN hiện nay cao hơn tỉ
lệ vốn đầu tư trung và dài hạn. Không nên khuyến khích xu hướng này vì cái mà VN cần
là những đồng vốn trung và dài hạn.
VN cần có những biện pháp quản lý dòng vốn ĐTNN vào TTCK trong tầm
nhìn tổng thể và dài hạn của nền kinh tế”
Như vậy có thể thấy, kiểm soát vốn ở Việt Nam là một điều cần thiết. Vấn đề
còn lại là thực hiện như thế nào đề không gây sốc đối với nhà đầu tư và thị trường. Làm
sao để thị trường chứng khoán tiếp tục phát triển nhanh, lành mạnh và bền vững, bảo đảm
lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước là những vấn đề nên được
cân nhắc cẩn thận.
5. Kiểm soát vốn như thế nào?
Ở Việt Nam Điều 41 của Pháp lệnh Pháp lệnh Ngoại hối do Quốc hội thông
qua tháng 12/2005 nêu rõ, “khi xét thấy cần thiết, để bảo đảm an ninh tài chính, tiền tệ
quốc gia, Chính phủ được áp dụng các biện pháp như hạn chế việc mua, mang, chuyển,
thanh toán đối với các giao dịch trên tài khoản vãng lai, tài khoản vốn; áp dụng các quy
định về nghĩa vụ bán ngoại tệ của người cư trú là tổ chức; áp dụng các biện pháp kinh tế,
tài chính, tiền tệ và các biện pháp khác”.
Về phương diện lý thuyết, có hai hình thức kiểm soát vốn là kiểm soát vốn
trực tiếp (hay còn gọi là kiểm soát mang tính hành chính) và kiểm soát dựa trên cơ sở thị
trường.
5.1 Kiểm soát vốn trực tiếp
Là việc hạn chế những giao dịch vốn, những khoản thanh toán liên quan đến
giao dịch vốn và việc chuyển tiền bằng những qui định mang tính chất hành chính (như
đặt ra các thủ tục kê khai...)..
Theo quy định hiện hành, nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư chứng khoán
phải mở một tài khoản tiền đồng tại ngân hàng được phép. Trong trường hợp vốn ngoại
tệ, phải bán lấy đồng Việt Nam trước khi muốn đầu tư. Mọi giao dịch liên quan tới việc
đầu tư chứng khoán phải thực hiện qua tài khỏan này. Nếu muốn chuyển vốn ra nước
ngoài, nhà đầu tư phải sử dụng đồng Việt Nam trên tài khoản đó để mua ngoại tệ tại ngân
hàng và chuyển ra nước ngoài.
Thực hiện mục tiêu trên lãnh thổ VN chỉ sử dụng đồng VN - một mục tiêu khá
quan trọng của Pháp lệnh Ngoại hối do Quốc hội thông qua tháng 12/2005, Pháp lệnh đã
dành riêng một chương để quy định việc quản lý ngoại hối trên lãnh thổ VN theo hướng
từng bước hạn chế đô la hoá, cụ thể là :"Nghiêm cấm triệt để các giao dịch, thanh toán,
niêm yết, quảng cáo bằng ngoại tệ giữa các tổ chức, cá nhân trên lãnh thổ VN (trừ các
giao dịch với tổ chức tín dụng, các trường hợp thanh toán thông qua trung gian gồm thu
hộ, ủy thác, đại lý và các trường hợp cần thiết khác được Thủ tướng cho phép). Hạn chế
đến chấm dứt việc các tổ chức được bán hàng, cung cấp dịch vụ thu ngoại tệ tại VN...
Quy định cụ thể về việc mở và sử dụng tài khoản, sử dụng ngoại tệ tiền mặt, thẻ thanh
toán và các đồng tiền ở khu vực biên giới. Quy định về quyền và phạm vi sử dụng ngoại
tệ tiền mặt của cá nhân".
Theo quy định này, việc mở tài khoản ngoại tệ của tổ chức, cá nhân vẫn được
cho phép (kể cả mở tài khoản ngoại tệ tại nước ngoài trong thời gian công dân VN ở
nước ngoài). Cá nhân được quyền cất giữ, mang theo người, gửi tiết kiệm và rút ra bằng
ngoại tệ, bán ngoại tệ tiền mặt cho tổ chức tín dụng được phép và sử dụng cho các mục
đích hợp pháp khác; khi xuất nhập cảnh mang theo vàng và ngoại tệ trên mức quy định
thì phải khai báo Hải quan cửa khẩu và xuất trình giấy tờ theo quy định...
Ông Nguyễn Đồng Tiến - Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, đại diện Tổ
soạn thảo Pháp lệnh này cho biết: "Mục đích của chúng ta là đảm bảo vị thế đồng tiền
quốc gia nhưng vẫn đảm bảo giao dịch các đồng tiền khác, theo cách làm cho những giao
dịch đó rủi ro hơn, bất tiện hơn để người dân tự giác sử dụng nhiều bằng đồng VN, đồng
thời nâng cao tính an toàn, tiện dụng của đồng VN. Hiện Ngân hàng Nhà nước đang soạn
thảo các văn bản pháp quy theo định hướng này".
Cũng vì lý do đó, nội dung của Pháp lệnh còn quy định về việc áp dụng các
biện pháp an toàn thông qua việc đưa ra một số biện pháp hạn chế, hoặc bắt buộc về
ngoại hối được áp dụng tạm thời trong những điều kiện khẩn cấp (như hạn chế thanh toán
đối với các giao dịch trên tài khoản vãng lai, tài khoản vốn, quy định về nghĩa vụ bán
ngoại tệ của người cư trú...).
Một trong những điều kiện để gia nhập WTO là Việt Nam phải mở cửa nhanh
hơn đối với hệ thống ngân hàng, tự do hóa các giao dịch vãng lai đã được Pháp lệnh này
đáp ứng. Việc thu hẹp sự bất tương thích giữa pháp luật về ngoại hối của VN với quốc tế
là một ưu tiên hàng đầu. Pháp lệnh đã quy định: "Tất cả các giao dịch thanh toán và
chuyến tiền đối với giao dịch vãng lai giữa người cư trú và người không cư trú được tự
do thực hiện. Người cư trú được lựa chọn đổng VN, ngoại tệ tự do chuyển đổi và các
đồng tiền khác được tổ chức tín dụng được phép chấp nhận làm đồng tiền thanh toán
trong giao dịch vãng lai...".
Việc Chính phủ dừng lại mở room cho các nhà đầu tư nước ngoài chính là
biện pháp kiểm soát vốn mang tính hành chính. Theo quy định hiện hành "room" của các
nhà đầu tư gián tiếp nước ngoài cao nhất chỉ có 49%, riêng ngân hàng chỉ có 30%. Quy
định các tỷ lệ như trên để hạn chế việc mua bán, thâu tóm doanh nghiệp trong nước, nhất
là tới đây sẽ có nhiều doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam sẽ phát hành cổ phiếu lần đầu
ra công chúng (IPO), sẽ dễ bị thôn tính. Theo quy định của Luật khuyến khích đầu tư
trong nước đã coi việc đầu tư dưới 30%, đầu tư gián tiếp bằng cách mua cổ phần trong
các doanh nghiệp, dẫn đến 30% biến thành tỷ lệ khống chế mặc định. Các nước đang phát
triển cũng thường đưa ra các tỷ lệ này, ngay cả những nước và vùng lãnh thổ đang phát
triển có thu nhập khá hơn Việt Nam nhiều như CHND Trung Hoa, Đài Loan... Trên thực
tế, trong tổng vốn đầu tư nước ngoài, nguồn vốn đầu tư trực tiếp thông qua cấp phép hoặc
cấp giấy chứng nhận đầu tư chủ yếu ở các nước đang phát triển; còn đầu tư gián tiếp
thông qua việc mua bán (mua đứt hoặc thâu tóm thông qua thị trường chứng khoán)
chiếm tới 70% và chủ yếu ở các nước phát triển.
5.2 Kiểm soát vốn dựa trên cơ sở thị trường
Là việc hạn chế những biến động của dòng vốn và những giao dịch khác
thông qua các biện pháp thị trường, chủ yếu là làm cho các giao dịch vốn phải tốn kém
nhiều chi phí hơn, từ đó hạn chế (không phải ngăn cấm) các giao dịch này.
Việc kiểm soát như thế có thể xảy ra dưới các hình thức khác nhau mà điển
hình nhất là đánh thuế cao trên các dòng vốn ngắn hạn, đi liền với việc miễn thuế đối với
các dòng vốn mang tính dài hạn. Hoặc như việc yêu cầu các định chế tài chính muốn đi
vay hoặc phát hành cổ phiếu thì cần phải được xếp hạng tín nhiệm, như trường hợp của
Ngân hàng Đầu tư và phát triển VN mới đây. Đây chính là những phương thức mà chúng
ta cần phải thực hiện trong thời gian tới.
Trong hai biện pháp trên, cần phải hạn chế đến mức thấp nhất biện pháp kiểm
soát mang tính hành chính. Ngoại trừ một số ngành nghề và lĩnh vực nhạy cảm, việc
dừng lại chủ trương mở room (kiểm soát trực tiếp) đồng loạt cho các lĩnh vực như trong
thời gian qua là điều mà Chính phủ cần phải xem xét lại bởi nó ảnh hưởng rất lớn đến chủ
trương thu hút vốn hiện nay.
Tuy nhiên, cần phải nói rằng khi tiến hành kiểm sóat vốn thì chắc chắn sẽ có
mặt được và cái giá phải trả cho việc kiểm soát vốn. Vấn đề là làm sao đề hạn chế tối đa
tác động xấu của chính sách kiểm sóat vốn, tăng tác động tích cực đối với thị trường tài
chính.
Và nếu một chính sách kiểm soát vốn được áp dụng, các nhà hoạch định chính
sách nên áp dụng nó một cách từ tốn thay vì áp dụng một cách đột ngột. Những chính
sách gián tiếp sẽ tốt hơn việc quản lý một cách trực tiếp. Những chính sách này nên đi
theo hướng chiến lược lâu dài nhằm củng cố hệ thống ngân hàng và thị trường tài chính
nhằm thích ứng với nguồn đầu tư ồ ạt từ bên ngoài.
Ở đây có 2 điểm mà người làm chính sách có thể cần lưu tâm:
TTCK là một thị trường rất nhạy cảm với thông tin vì thế chính phủ nên có sự
trao đổi trước, đối thoại với thị trường, tránh đưa ra những chính sách mà chưa có sự đối
thoại sẽ khiến nhà đầu tư bị sốc, tác động không hay đến thị trường.
Khi đưa ra các chính sách nên áp dụng nguyên tắc "bất hồi tố" để quản lý.
Nghĩa là chỉ tác động đến những luồng vốn nước ngoài vào thị trường từ sau thời điểm
ban hành chính sách, để yên cho nguồn vốn nước ngoài hiện nay. Như vậy sẽ giảm ảnh
hưởng tiêu cực của thị trường trước những biện pháp kiểm soát vốn của chính phủ.
Tài liệu tham khảo
I. Báo, tạp chí:
1. Báo Thế giới & Việt Nam số 48
2. Tạp chí Thông tin và Dự báo Kinh tế - xã hội số 8/2006
II. Trang web:
1.
2.
3.
4. 5431&ChannelID=36
5.
=1
6.
7.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bcia_6562.pdf