Đề tài Đẩy mạnh xuất khẩu gỗ chế biến sang thị trường úc tại công ty cổ phần sản xuất thương mại Sài Gòn (sadaco)

MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN LỜI MỞ ĐẦU Chương I: Giới thiệu chung về công ty cổ phần thương mại sản xuất SADACO 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần sản xuất thương mại SADACO 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 1.1.2. Chức năng 1.1.3. Nhiệm vụ 1.1.4. Kết qủa hoạt động kinh doanh của công ty 1.2. Cơ cấu tổ chức hành chính của công ty 1.3. Mặt hàng và cơ cấu mặt hàng xuất khẩu 1.4. Thị trường xuất khẩu chủ yếu của công ty Chương II: Tình hình xuất khẩu gỗ của công ty sang Úc những năm gần đây 2007-2010 2.1. Tình hình xuất khẩu của công ty trong những năm gần đây(2007-2009) 2.1.1. Kim ngạch xuất khẩu của công ty 2007-2009 2.1.2. Kim ngạch xuất khẩu theo thị trường 2007-2009 2.1.3. Kim ngạch xuất khẩu theo quốc gia 2007-2009 2.1.4. Kim ngạch xuất khẩu theo ngành hàng 2007-2009 2.2. Tình hình xuất khẩu sản phẩm gỗ của công ty sang Úc 2.2.1. Tổng quan thị trường Úc 2.2.2. Tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ của công ty trong những năm gần đây 2007-2009 2.2.3. Tình hình xuất khẩu gỗ của công ty sang Úc 2.3. Phân tích Swot 2.3.1. Điểm mạnh 2.3.2. Điểm yếu 2.3.3. Thách thức 2.3.4. Cơ hội Chương III: Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gỗ chế biến sang thị trường Úc 3.1. Mục tiêu của việc đề xuất giải pháp: 3.2. Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Úc: 3.2.1. Nghiên cứu thị trường: 3.2.1.1. Nghiên cứu thị trường qua Internet: 3.2.1.2. Nghiên cứu thị trường thông qua việc khảo sát thực tiễn: 3.2.2. Thiết kế mẫu mã sản phẩm: 3.2.3. Đảm bảo nguồn nguyên liệu ổn định và chất lượng sản phẩm tạo ra: 3.2.3.1. Vẫn nhập khẩu nguyên liệu: 3.2.3.2. Đổi mới công nghệ 3.2.3.3. Nguồn nhân lực công ty 3.2.4. Đẩy mạnh công tác bán hàng: 3.2.4.1. Tiếp thị xuất khẩu qua mạng: 3.2.4.2. Cải thiện trang web công ty: 3.2.5. Giữ chân khách hàng cũ và tim kiếm khách hàng mới: 3.2.6. Thu hút vốn đầu tư KẾT LUẬN

doc35 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3769 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đẩy mạnh xuất khẩu gỗ chế biến sang thị trường úc tại công ty cổ phần sản xuất thương mại Sài Gòn (sadaco), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ết qủa hoạt động kinh doanh của công ty 1.2. Cơ cấu tổ chức hành chính của công ty 1.3. Mặt hàng và cơ cấu mặt hàng xuất khẩu 1.4. Thị trường xuất khẩu chủ yếu của công ty Chương II: Tình hình xuất khẩu gỗ của công ty sang Úc những năm gần đây 2007-2009 2.1. Tình hình xuất khẩu của công ty trong những năm gần đây(2007-2009) 2.1.1. Kim ngạch xuất khẩu của công ty 2007-2009 2.1.2. Kim ngạch xuất khẩu theo thị trường 2007-2009 2.1.3. Kim ngạch xuất khẩu theo quốc gia 2007-2009 2.1.4. Kim ngạch xuất khẩu theo ngành hàng 2007-2009 2.2. Tình hình xuất khẩu sản phẩm gỗ của công ty sang Úc 2.2.1. Tổng quan thị trường Úc 2.2.2. Tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ của công ty trong những năm gần đây 2007-2009 2.2.3. Tình hình xuất khẩu gỗ của công ty sang Úc 2.3. Phân tích Swot 2.3.1. Điểm mạnh 2.3.2. Điểm yếu 2.3.3. Thách thức 2.3.4. Cơ hội Chương III: Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gỗ chế biến sang thị trường Úc 3.1. Mục tiêu của việc đề xuất giải pháp: 3.2. Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Úc: 3.2.1. Nghiên cứu thị trường: 3.2.1.1. Nghiên cứu thị trường qua Internet: 3.2.1.2. Nghiên cứu thị trường thông qua việc khảo sát thực tiễn: 3.2.2. Thiết kế mẫu mã sản phẩm: 3.2.3. Đảm bảo nguồn nguyên liệu ổn định và chất lượng sản phẩm tạo ra: 3.2.3.1. Vẫn nhập khẩu nguyên liệu: 3.2.3.2. Đổi mới công nghệ 3.2.3.3. Nguồn nhân lực công ty 3.2.4. Đẩy mạnh công tác bán hàng: 3.2.4.1. Tiếp thị xuất khẩu qua mạng: 3.2.4.2. Cải thiện trang web công ty: 3.2.5. Giữ chân khách hàng cũ và tim kiếm khách hàng mới: 3.2.6. Thu hút vốn đầu tư KẾT LUẬN LỜI MỞ ĐẦU ÓÔ Ngày nay, người ta rất là ưa chuộng các sản phẩm làm từ gỗ, chúng được sử dụng rộng rãi và phổ biến ở hầu hết các nước trên thế giới. Nhu cầu tiêu thụ tăng ngày càng nhanh khoảng 8%/năm. Trước nhu cầu đó thì nhiều nước trên thế giới đã bắt đầu chú trọng đến ngành chế biến gỗ này đặc biệt là Trung Quốc có sự quan tâm đáng kể, và trong đó Việt Nam cũng có sự chú trọng phát triển. Trước xu thế này, ngành công nghiệp chế biến gỗ nói chung và các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ chế biến nói riêng của Việt Nam cũng đã và đang nổ lực hết mình cùng với các nước bạn làm giàu thêm về thị trường đồ gỗ trên thế giới đáp ứng nhu cầu cho người tiêu dùng, và đã đạt được một số kết quả khả quan. Trong đó, Công ty cổ phần sản xuất thương mại Sài Gòn (SADACO) là một trong những công ty cũng chuyên sản xuất và xuất khẩu gỗ có uy tín đạt được một số thành tựu trong ngành. Úc là một nước nhu cầu sử dụng các sản phẩm chế biến từ gỗ khá lớn và là một thị trường xuất khẩu tiềm năng. Úc nhập khẩu chủ yếu từ các nước: Trung Quốc, Malaysia, Philiphines, Italia, và Mỹ. Do đó sau một thời gian thực tập và tìm hiểu tại công ty SADACO, em nhận thấy rằng kim ngạch xuất khẩu của công ty còn khiêm tốn và hoạt động xuất khẩu có nhiều hạn chế. Và một thị trường tiềm năng như Úc còn đang bỏ quên, công ty chưa có sự chú trọng đến nên em đã chọn đề tài “ ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU GỖ CHẾ BIẾN SANG THỊ TRƯỜNG ÚC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI SÀI GÒN (SADACO)” làm chuyên đề báo cáo thực tập. Mục đích nghiên cứu: phân tích đánh giá tình hình xuất khẩu cũng như xác định những tồn tại, hạn chế nhằm tìm ra hướng khắc phục những yếu điểm đó, đồng thời đề ra các giải pháp cụ thể để giúp đẩy mạnh hoạt động sản xuất và xuất khẩu sang thị trường Úc của công ty. Phạm vi nghiên cứu: đề tài chủ yếu nghiên cứu các vấn đề liên quan đến năng lực sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ chế biến của Việt Nam và thị trường đồ gỗ Úc, các hoạt động xuất khẩu mặt hàng này tại công ty SADACO trong những năm gần đây 2007-2009. Phương pháp nghiên cứu: chủ yếu là phân tích, chọn lọc, và tổng hợp từ các nguồn tài liệu trên Internet và các báo cáo hoạt động thực tế tại công ty SADACO. Nội dung gồm ba chương: Chương 1: Giới thiệu chung về công ty cổ phần sản xuất thương mại Sài Gòn (SADACO) Chương 2: Tình hình xuất khẩu gỗ của công ty sang Úc trong những năm gần đây 2007-2009 Chương 3: Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gỗ của công ty sang Úc Rất mong được sự đóng góp chân thành từ các anh chị tại công ty và thầy hướng dẫn, vì trong quá trình làm không thể nào tránh được những thiếu sót, và những hạn chế về kiến thức cũng như kinh nghiệm. SVTH: PHẠM THỊ NGỌC ÂN CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI SADACO Qúa trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần sản xuất thương mại SADACO: SADACO chính thức đi vào hoạt động ngày 01/11/2006, tiền thân là Công ty Kinh doanh Sản xuất Sài Gòn - Daklak thành lập 1992. SADACO là công ty Cổ Phần được chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước theo quyết định số 6501/QĐ-UBND ngày 23/12/2005 của chủ tịch UBND TP.HCM. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4103005343 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. HCM cấp ngày 02/10/2006. Qúa trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần sản xuất SADACO Căn cứ Quyết đinh số 224/QĐ-UB ngày 06/07/1987 của UBND TP.HCM, theo quy chế 815A ký kết giữa UBND TP.HCM và UBND tỉnh Daklak đã thành lập Công ty Liên Doanh Dakr’lap với tư cách là DN nhà nước nhằm liên kết kinh tế giữa hai địa phương với mục đích khai thác thế mạnh của mỗi địa phương như lao động, kỹ thuật, vốn… của TP.HCM và lâm sản sản xuất, XK của tỉnh Daklak. Năm 1992, triển khai nghị định 388/HĐBT về việc thành lập và giải thể DN nhà nước, Công ty Liên Doanh Dakr’lap được đổi tên là Công ty Kinh Doanh Sản Xuất Sài Gòn – Daklak (SADACO). Năm 1993, Bộ Thương Mại đã cho phép SADACO được XK trực tiếp, giấy phép XK số 407-1-063/GP, do việc hội nhập kinh tế ngày càng phát triển nên kéo theo sự đầu tư nước ngoài ngày càng nhiều vào Việt Nam. Đến đầu tháng 11/2006, công ty SADACO lại đánh dấu thêm một bước tiến mới khi chuyển thành công ty cổ phần và chính thức đổi tên thành Công ty Cổ Phẩn Phát Triển Sản Xuất Thương Mại Sài Gòn và vẫn giữ tên viết tắt là SADACO. Thương hiệu SADACO ngày càng được biết đến rộng rãi và đã đạt được các danh hiệu cao quý như huy chương “Sao Vàng Đất Việt”, “Doanh Nghiệp Uy Tín Và Chất Lượng”, Cúp vàng “Topten Thương Hiệu Việt”… và nhiều giải thưởng khác. Những thông tin chi tiết về SADACO: Tên công ty: Công ty Cổ Phần Phát Triển Sản Xuất Thương Mại Sài Gòn. Tên giao dịch: SaiGon Trade Production Development Corporation. Tên viết tắt: SADACO Trụ sở chính: 200 Bis Lý Chính Thắng, Quận 3, TP.HCM. Điện thoại: (84)89317341, 8439336. Fax: (84)89318144 Email: hd.office@sadaco.com Website: www.sadaco.com Vốn điều lệ: 14.900.000.000 VNĐ Số cổ đông: 450 Mã số thuế: 0300699170 Hình thức sở hữu : Công ty Cổ Phần SADACO là công ty trực thuộc Tổng công ty Thương Mại Sài Gòn (SATRA). Chức năng kinh doanh: Là một công ty sản xuất kinh doanh XNK tổng hợp, chức năng hoạt động của SADACO rất đa dạng: Khai thác, chế biến, sản xuất, xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm sản (trong đó có các mặt hàng đũa tre và các sản phẩm từ tre, đồ gỗ sơ chế và tinh chế,…) hàng tiểu thủ công nghiệp, vật liệu xây dựng. NK nguyên liệu, vật tư, thiết bị, hàng hóa khác phục vụ sản xuất và tiêu dùng. Thực hiện dịch vụ XNK ủy thác. Kinh doanh nhà hàng, khách sạn. Kinh doanh lữ hành nội địa, quốc tế. Đầu tư xây dựng kinh doanh nhà. Khai thác gỗ, tổ chức hội chợ triển lãm. Đưa người Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Liên kết kinh tế với các đơn vị kinh tế của tỉnh Daklak, đầu tư xây dựng các vùng kinh tế mở trên địa bàn nhằm khuyến khích các hộ dân định canh, định cư lâu dài, đồng thời tạo được nguồn nguyên liệu nông, lâm sản cung ứng cho sản xuất kinh doanh XK 1.1.3. Nhiệm vụ: SADACO có nhiệm vụ sản xuất kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký và mục đích thành lập. + Nghiên cứu, thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hàng hóa, cải tiến mẫu mã sản phẩm, mở rộng thị trường trong và ngoài nước. + Tạo nguồn vốn trong hoạt động sản xuất và kinh doanh nhằm đảm bảo tự trang bị đầu tư, nâng cấp và mở rộng cơ sở hoạt động. + Đảm bảo kế hoạch sản xuất kinh doanh mà công ty đã đề ra, tự trang trải nợ đã vay và làm tròn nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước. + Tuân thủ các chính sách, chế độ quản lý kinh tế tài chính, quản lý XNK và giao dịch đối ngoại do Bộ Thương Mại ban hành. + Quản lý và sử dụng hợp lý, có hiệu quả nguồn vốn của công ty cũng như nguồn vốn tự cấp. + Nộp thuế đầy đủ theo quy định của Nhà nước. + Nghiên cứu và tổ chức thực hiện các loại hình sản xuất kinh doanh phù hợp với pháp luật Việt Nam và Quốc tế, ứng dụng các phương pháp nhằm nâng cao chất lượng, gia tăng khối lượng và chuyển loại sản phẩm đáp ứng yêu cầu mở rộng thị trường trong nước và thế giới. + Làm tốt công tác bảo vệ an toàn lao động, bảo vệ môi trường, và bảo vệ tài sản XHCN. SADACO kinh doanh theo hướng tổng hợp, đa lĩnh vực. Điều này tạo điều kiện để phát triển tiềm năng sẵn có, góp phần đưa công ty ngày càng phát triển. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 2007-2009 Bảng 1.1: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh SADACO 2007 - 2009 Đvt: triệu đồng Chỉ Tiêu Mã Số 2007 2008 2009 1 2 5 6 5 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 238,560.33 306,117.95 187,663.09 2. Các khoản giảm trừ 03 279.92 450.66 146.69 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 10 238,280.41 305,667.29 187,516.4 4. Giá vốn hàng bán 11 230,696.60 285,718.23 170,033.88 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 20 7,583.81 19,949.06 17,482.52 6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 240.11 1,874.09 2,045.85 7. Chi phí tài chính 22 510.30 7,780.23 6,405.77 Trong đó, lãi vay phải trả 23 7.98 1,085.61 8. Chi phí bán hàng 24 1,116.90 3,302.7 3,398.7 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 4,927.17 9,090.49 7,864.97 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 30 1,253.56 1,649.73 1,858.93 11. Thu nhập khác 31 11,127.56 4,287.13 1,970.06 12. Chi phí khác 32 2,239.56 59.11 13. Lợi nhuận khác 40 8,887.99 4,287.13 1,910.95 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 50 10,141.56 5,936.86 3,769.88 15. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 51 2,839.63 1,662.32 942.47 17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 60 7,301.92 4,274.54 2,827.41 “Nguồn: Báo cáo tài chính 2007-2009(phòng kế toán tài vụ công ty)” Từ bảng kết quả kinh doanh trên phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, ta thấy doanh thu của công ty tăng khá cao đến 67,557.62 triệu đồng từ năm 2007 là 238,560.33 triệu đồng lên 2008 là 306,117.95 triệu đồng, chứng tỏ công ty hoạt động khá tốt trong thời gian một năm 2007 sang 2008. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính cuối năm 2008 sang năm 2009 mà doanh thu của công ty đã giảm xuống khá mạnh 118,454.86 triệu đồng. Mặt khác do chi phí tăng cao mỗi năm làm cho lợi nhuận của công ty không cao. Dù năm 2008 ta thấy công ty đã kinh doanh rất tốt thể hiện qua doanh thu nhưng lợi nhuận cuối cùng chỉ đạt được 4,274.54 triệu đồng trong khi 2007 là 7,301.92 triệu đồng, nhìn vào bảng trên ta thấy rõ ràng là doanh thu có tăng đáng kể nhưng song hành với nó thì các chi phí tăng lên cũng không kém, với lại năm 2008 chịu ảnh hưởng mạnh của cuộc khủng hoảng toàn cầu. Sang 2009 còn chịu ảnh hưởng từ năm 2008 nên doanh thu giảm, các chi phí thì khá cao, mặt dù công ty đã cố cắt giảm đến mức tối thiểu có thể để giảm chi phí công ty để đạt được mức lợi nhuận cao nhất và năm 2009 đạ được lợi nhuận sau thuế là 2,827.41 triệu đồng. So vớicác năm trước thì ta nhận thấy công ty đã hoạt động khá tốt. Cơ cấu tổ chức hành chính của SADACO: Hình 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức hành chính SADACO Ban Kiểm Soát Hội Đồng Quản Trị Đại Hội Cổ Đông Ban Giám Đốc Phòng Kế Hoạch Phòng Tổ Chức-Hành Chánh Phòng Kinh Doanh- XNK Phòng Kế Toán-Tài Vụ Các xí nghiệp chế biến lâm sản số 1, 2, 3, 4, 5. Khách sạn Tây Nguyên. Trung tâm xuất khẩu lao động số 1, 2. Chi nhánh tại Dark-lap. Chi nhánh tại Bình Dương Từ sơ đồ, ta thấy bộ máy quản lý của công ty khá đơn giản, không có quá nhiều khâu trung gian. Với cơ cấu quản lý trực tiếp, chặt chẽ như thế đã giúp công ty hoạt động ngày càng có hiệu quả hơn. Thực tế, trong bối cảnh kinh tế nước ta ngày nay, cơ chế quản lý trực tiếp tỏ ra thích ứng hơn cả vì nó không những phù hợp với điều kiện mới của nền kinh tế thị trường, mà còn góp phần nâng cao chất lượng quản lý, điều hành cũng như hiệu quả hoạt động của mỗi doanh nghiệp. 1.3. Mặt hàng và cơ cấu mặt hàng xuất khẩu: SADACO là một công ty vừa sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu và nhận ủy thác xuất nhập khẩu nên sản phẩm cũng rất phong phú đa dạng: - Nông sản: chủ yếu là các loại trái cây - Lâm sản chế biến: Đồ gỗ tinh chế: gồm các loại ván, gỗ ép, đồ gỗ trong nhà(bàn, ghế, tủ,..) và đồ gỗ ngoài trời, ván tinh chế trang trí nội thất, gốc rễ cây tạo dáng mỹ thuật, các loại sản phẩm gỗ mỹ nghệ… Đũa tre khẩu với nhiều loại như đũa trơn, đũa đôi đóng bao bì. - Hàng công nghiệp: sản phẩm thép, sáp chất hữu cơ, đồ điện tử,…. 1.4.Thị trường xuất khẩu chủ yếu của công ty: Thị trường xuất khẩu của công ty khá lớn: Châu Á: Trung Quốc, Hồng Công, Đài Loan, Nhật, Malaysia, Hàn Quốc, Singapore,…. Châu Âu: Đức, Pháp, Ý, Anh, Hà Lan,…. Châu Úc: chủ yếu là Úc và Newzealand Châu Mỹ: chủ yếu la Mỹ Trong đó Châu Á la thị trường xuất khẩu lớn của công ty với hầu hết các mặt hàng. Eu va Mỹ là hai thị trường khó tính mà công ty đã từng bước xâm nhập vào và sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là các sản phẩm từ gỗ. CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU GỖ CỦA CÔNG TY SANG ÚC NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 2007-2009 2.1. Tình hình xuất khẩu của công ty trong những năm gần đây 2007-2009 2.1.1. Kim ngạch xuất khẩu của công ty 2007-2009 Bảng 2.1: Tổng kim ngạch xuất khẩu SADACO 2007 - 2009 Đvt: 1000 USD, % Chỉ Tiêu 2007 2008 2009 Kim ngạch 3,758 5,459 6,422 Mức tăng trưởng - 59.23 54.05 “Nguồn: Phòng kinh doanh - xuất nhập khẩu” Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng giá trị xuất khẩu của công ty tăng đều qua các năm. Vì mục tiêu hàng đầu của công ty SADACO là đẩy mạnh xuất khẩu nên có chính sách ưu tiên và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu như chú trọng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho nhân viên, cải tiến công nghệ kỹ thuật, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa mẫu mã, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường tiêu dùng đồ gỗ nước ngoài, đặc biệt là những thị trường khó tính như Mỹ, Châu Âu. Mức tăng trưởng 2008 so với 2007 là 59.23%, và 2009 so với 2008 là 54.05 %. Nhìn chung thì giá trị xuất khẩu có tăng nhưng mức tăng trưởng 2009 không bằng 2008 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng toàn cầu. Mặc dù vậy mà công ty SADACO vẫn hoạt động có hiệu quả giá trị xuất khẩu vẫn tăng so với 2008, chứng tỏ SADACO là một công ty hoạt động khá tốt, có chính sách và đường lối chống lại khủng hoảng khá tốt. Bên cạnh thì SADACO là một công ty ra đời khá lâu, có tiền thân là công ty Sài Gòn Đac’lak Company, nên có nhiều thuận lợi trong hoạt động xuất nhập khẩu về khách hàng cũ quen cũng như những kinh nghiệm quí báu. 2.1.2. Kim ngạch xuất khẩu theo thị trường 2007-2009: Bảng 2.2: Kim ngạch xuất khẩu theo thị trường của SADACO 2007 - 2009 Đvt: 1000 USD, % Thị Trường Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Giá Trị Tỷ Trọng Giá Trị Tỷ Trọng Giá Trị Tỷ Trọng Châu Á 2,602 71.38 1,610 74.54 664 10.33 Châu Âu 585 15.57 2,975 15.19 3,658 56.96 Châu Úc 481 12.77 666 9.73 1,133 17.64 Châu Mỹ 89 0.28 208 0.54 967 15.07 Tổng 3,757 100 5,459 100 6,422 100 “Nguồn: Phòng kinh doanh – xuất nhập khẩu” Sản phẩm của công ty có mặt ở hầu hết các nước trên thế giới. Nhìn vào bảng trên thì năm 2007 và 2008 thì thị trường Châu Á luôn là thị trường lớn của công ty chiếm lần lượt năm 2007 là 71.38%, năm 2008 là 74.54%, tiếp theo là Châu Âu và Châu Úc cuối cùng là Châu Mỹ Tuy nhiên ta thấy giá trị xuất khẩu ở các thị trường tăng lên từ năm 2007 qua năm 2008 nhưng mà trong đó chỉ có Châu Á va Châu Mỹ có tỷ trọng tăng lên thôi. Châu Á tăng 71.38% 2007 lên 74.54% 2008. Còn Châu Âu và Úc thì tỷ trọng giảm, Châu Âu 15.57% 2007 xuống 15.19% rất ít, Châu Úc la 12.77% 20077 xuống 9.73% khá nhiều. Mà sang năm 2009 có sự thay đổi cơ cấu thị trường rõ rệt, Châu Á không còn là thị trường đứng đầu của công ty nữa, đã chuyển sang Châu Âu chiếm 56.94% tiếp theo là Châu Úc 17.64% kế tiếp là Châu Mỹ 15.07% cuối cùng là Châu Á 10.33%. Châu Âu và Úc có sự chuyển đổi mạnh chiếm vị trí thứ nhất và hai lun. Bởi công ty có chính sách đẩy mạnh xuất khẩu, có sự quan tâm tìm hiểu thị trường mới và xâm nhập bước đầu đem lại kết quả khá tốt.Eu và Mỹ là hai thị trường nổi tiếng khó tính, mà sản phẩm công ty đã xâm nhập vào như vây là tín hiệu khả quan, tạo bước đi nhanh và mạnh về sau nầy. Nhìn vào bảng trên nhận thấy rằng Châu Úc một thị trường có sự thay đổi tỷ trọng khá lớn từ vị trí thứ ba trong bốn Châu từ năm 2007 2008, sang 2009 đã vươn lên vị trí thứ hai, chiếm tỷ trọng kha khá trong tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty. Đây là thị trường tiềm năng xuất khẩu của công ty cần chú trọng phát triển hơn nữa. 2.1.3. Kim ngạch xuất khẩu theo quốc gia 2007-2009 Bảng 2.3: Kim ngạch xuất khẩu theo quốc gia của SADACO 2007 - 2009 Đvt: 1000 USD, % Thị Trường Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Giá Trị Tỷ Trọng Giá Trị Tỷ Trọng Giá Trị Tỷ Trọng Malaysia 344 9.16 346 6.34 79 1.23 UAE 99 2.64 - - - - Korea 14 0.37 24 0.44 - - Hongkong 125 3.33 322 5.91 - - Thailand 222 5.91 - - - - Japan 18 0.48 65 1.19 21 0.33 China 1,050 27.95 316 5.79 49 0.76 Taiwan 777 20.68 527 9.65 450 7.01 Germany 18 0.48 2,340 42.86 1,680 26.16 England - - - - 39 0.61 France - - 616 11.28 522 8.12 Holland 120 3.19 - - - - Netherland 101 2.69 - - - - USA - - - - 968 15.07 Australia 67 1.78 568 10.40 878 13.67 Newzealand 413 10.99 97 1.78 - - Russia 10 0.27 - - - - Canada 10 0.27 - - 55 0.86 Ireland 98 2.60 - - 287 4.47 Spain 204 5.43 19 0.35 - - Denmark 35 0.93 - - 211 3.29 Khác 32 0.85 219 4.01 1,183 18.42 Tổng 3,757 100 5,459 100 6,422 100 “Nguồn: Phòng kinh doanh - xuất nhập khẩu” Qua bảng số liệu có thể thấy được các nước Châu Á là những nước nhập khẩu phần lớn sản phẩm của SADACO. Trong đó, thị trường trọng điểm là Trung Quốc, Đài Loan. Tuy nhiên sang năm 2009 giá trị xuất khẩu của Trung Quốc giảm mạnh do ảnh hưởng cuộc khủng hoảng toàn cầu, nhu cầu tiêu dùng giảm mạnh cùng với chính sách Trung Quốc giảm nhập khẩu nên việc xuất khẩu công ty sang giảm mạnh như vậy. Châu Úc là một thị trường có quan hệ làm ăn lâu dài với công ty, đây cũng là một thị trường có rất nhiều tiềm năng vì Australia và Newzealand là 2 quốc gia có nền kinh tế rất ổn định. Giá trị xuất khẩu sang Úc tăng đều qua các năm còn Newzealand giảm mạnh, ngay cả năm 2009 công ty đã không có hợp đồng nào với nước này. Vì vậy trong tương lai công ty nên tập trung vào phục hồi vị thế của mình trên thị trường này dựa vào mối quan hệ lâu năm trước đó sẽ dễ dàng hơn. Những năm gần đây giá trị xuất khẩu vào thị trường Châu Âu có sự tăng giảm thất thường, tuy có mở rộng được thị trường nhưng giá trị xuất khẩu vẫn chưa tương xứng. Những thị trường quen thuộc vẫn là Hà Lan, Đức,… và hiện nay công ty cũng đã mở rộng được sang các thị trường mới như Tây Ban Nha, Đan Mạch, dù giá trị xuất khẩu chưa cao. Bên cạnh đó, Hoa Kỳ mặc dù là một thị trường đầy tiềm năng nhưng đến 2007 và sang 2008 giá trị XK giảm mạnh đến gần như là mất trắng. Và năm 2009 thì công ty bắt đầu xuất khẩu lại sang Mỹ và chiếm 15.07% tỷ trọng trên tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2009, đó là dấu hiệu tốt cho mói quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ. Tuy nhiên để giữ vững mối quan hệ kinh doanh lâu dài này thì chắc chắn trong tương lai công ty cần xúc tiến tìm ra các giải pháp thiết thực nhất để duy trì thị trường này. Nhìn chung, kim ngạch xuất khẩu qua các nước có sự thay đổi cả tăng lẫn giảm, đặc biệt là công ty cũng chịu ảnh hưởng cuộc khủng hoảng toàn cầu, mà đạt được kim ngạch như vậy là chứng tỏ công ty SADACO cũng khá bản lĩnh, có đội ngũ nhân viên khá tốt, và ban lãnh đạo giỏi. Bên cạnh cũng có các nguyên nhân khác có sự thay đổi thất thường trên là do sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt của các doanh nghiệp cùng ngành cả trong lẫn ngoài nước. Hơn nữa, các thị trường Châu Âu Châu Úc Châu Mỹ là những thị trường tương đối khó tính nên đòi hỏi chất lượng sản phẩm phải không ngừng được nâng cao. Vì vậy, trước tình hình này công ty cần duy trì tốt với những nước đang có mối quan hệ kinh doanh hiện tại, và tìm cách hạn chế khắc phục tạo mối quan hệ lại với những nước đang có nguy cơ sụt giảm hẳn giá trị xuất khẩu. Mặt khác từ năm 2007 công ty đã thâm nhập được thêm một số thị trường mới, đó là các thị trường mới và mối quan hệ làm ăn với các đối tác mới, do đó chúng ta chưa hiểu nhiều về tập quán kinh doanh của họ nên rất cần phải tìm hiểu kỹ thêm về uy tín của họ, từ đó mới có các quyết định đúng đắn, đặt mối quan hệ lâu dài. 2.1.4. Kim ngạch xuất khẩu theo ngành hàng 2007-2009 Bảng 2.4: Kim ngạch xuất khẩu theo cơ cấu sản phẩm SADACO 2007-2009 Đvt: 1000 USD, % Mặt Hàng Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Giá Trị Tỷ Trọng Giá Trị Tỷ Trọng Giá Trị Tỷ Trọng Nông Sản 423 11.26 385 7.05 41 0.64 Hàng Công Nghiệp 81 2.16 176 3.22 28 0.44 Lâm Sản 3,235 86.11 2,670 48.91 3,685 57.38 Hàng Khác 18 0.47 2,228 40.82 2,668 41.54 Tổng 3,757 100 5,459 100 6,422 100 “Nguồn:Phòng kinh doanh – xuất nhập khẩu” Nhìn vào bảng trên thấy lâm sản luôn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty, bao gồm các sản phẩm làm từ gỗ, tre và luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu, cụ thể là 2007 chiếm 86.11%, 2008 là 48.91%, 2009 là 57.38%. Tuy nhiên thì tỷ trọng hàng lâm sản giảm dần qua các năm từ 86.11% 2007 còn 57.38% do công ty mở rộng xuất khẩu sang các mặt hàng khác nữa không chỉ hàng lâm sản không, nhưng sản phẩm lâm sản luôn là hàng xuất khẩu trọng tâm. Nông sản và hàng công nghiệp dù chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng đã góp phần làm tăng kim ngạch xuất khẩu của công ty. Mặt hàng khác chủ yếu là xuất khẩu gốm sứ nhận ủy thác từ các công ty khác, sản phẩm đa dạng phong phú được nhiều nước ưa chuộng, giúp cho giá trị xuất khẩu tăng mạnh từ 2007 là 18 nghìn USD lên 2009 là 2,668 nghìn USD. 2.2. Tình hình xuất khẩu gỗ của công ty sang Úc: 2.2.1. Tổng quan thị trường Úc: Úc có một môi trường kinh tế, chính trị và xã hội ổn định nhất trong khu vực. Nền kinh tế Australia mang tính cạnh tranh cao và là nền kinh tế đứng thứ 14 toàn cầu. Với tốc độ phát triển kinh tế, lạm phát thấp, lãi suất thấp, Úc đang được coi là nền kinh tế phát triển năng động bậc nhất trong số các nước công nghiệp phát triển. Úc có một khu vực kinh tế tư nhân hoạt động hiệu quả, một thị trường lao động năng động và một khu vực thương mại rất có tính cạnh tranh. Úc là một trong những nền kinh tế mở nhất trên thế giới. Tăng trưởng kinh tế nhanh trong suốt 17 năm qua luôn đi kèm với lạm phát thấp và năng lực sản xuất cao, khiến nền kinh tế Úc vận hành vững chắc trong những năm 2000 - 2007 trái ngược lại với tình trạng suy thoái kinh tế trên toàn cầu. Tuy nhiên trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới từ cuối năm 2007 đến nay, nền kinh tế Úc cũng bị tác động với tỷ lệ lạm phát cao nhất  kể từ 1991 và những lo ngại nền kinh tế phát triển quá nóng. Trong quý I/2008 GDP đã tăng 0,6% so với quý IV/2007, gấp đôi so với dự đoán. Tính đến tháng 6/2008, ngân hàng trung ương nước này đã lần thứ ba tăng lãi suất, lên mức 7.25% để hãm bớt tốc độ tăng trưởng.  Bên cạnh việc duy trì tốc độ phát triển thương mại hàng hoá mạnh mẽ, thị trường xuất khẩu các dịch vụ mới và các sản phẩm sản xuất chế tạo tinh vi cũng đã phát triển. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ năm 2007 của Úc lên đến 454.3 tỷ A$, chiếm khoảng 1% thương mại toàn cầu. Những đối tác thương mại lớn nhất của Úc là Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ và Hàn Quốc. Nghiên cứu gần đây của OECD cho thấy sức mạnh của Australia không những thể hiện ở những ngành truyền thống, mà còn đứng trong hàng ngũ sáu nền kinh tế mới tăng trưởng nhanh và thành công nhất. Australia là một nước có hạ tầng công nghệ thông tin liên lạc, môi trường kinh doanh và đào tạo nguồn nhân lực rất phát triển. Hơn nữa,  Australia là một trong ba nước có đầu tư vào công nghệ thông tin và truyền thông tính trên tỷ lệ % trên GDP cao nhất trong các nước OECD. Phần đóng góp của thương mại điện tử trong GDP dự kiến sẽ chiếm 2.7% tăng trưởng GDP của Australia tính đến năm 2015. Nhờ sự đa dạng hoá cơ sở xuất khẩu (export base), Úc hiện không chỉ là nước xuất khẩu hàng hoá mà còn là nước có nền công nghiệp sản xuất chế tạo và công nghiệp dịch vụ tinh vi. Thương mại hàng hoá của Úc phát triển mạnh, thị trường xuất khẩu các dịch vụ mới và các sản phẩm sản xuất chế tạo tinh vi cũng đã nổi lên.  Điểm mạnh nhất của hoạt động xuất khẩu Úc được thể hiện trong hoạt động xuất khẩu các sản phẩm sơ cấp (primary products). Sản phẩm sơ cấp xuất khẩu của Úc bao gồm nông sản, khoáng sản và sản phẩm năng lượng. Những sản phẩm này có đóng góp rất to lớn đối với sự phát triển quốc gia.  Úc là nước dẫn đầu thế giới về hàng nông sản và thực phẩm chất lượng cao. Úc cũng xuất khẩu những sản phẩm sơ cấp của mình dưới hình thức gia công xuất khẩu, thể hiện sự nhanh nhạy trong xuất khẩu tổng hợp. Những nhân tố thúc đẩy sự tăng trưởng và thay đổi to lớn trong xuất khẩu của Úc bao gồm: sự đa dạng hoá sản phẩm, đa dạng hoá thị trường mục tiêu và đổi mới, tạo giá trị gia tăng ngay từ sản phẩm gốc, tăng nhu cầu của thế giới đối với đồ uống và thực phẩm gia công. 2.2.2. Tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ của công ty trong những năm gần đây 2007-2009: Bảng 2.5: Kim ngạch xuất khẩu gỗ của SADACO 2007 - 2009 Đơn vị tính: 1000 USD,% Chỉ Tiêu 2007 2008 2009 Kim ngạch 2,846 2,281 3,456 Mức tăng trưởng - 44.49 60.24 “Nguồn: Phòng kinh doanh – xuất nhập khẩu” Lâm sản chế biến là sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của công ty, mà chủ yếu là sản phẩm tư gỗ và tre. Trong đó sản phẩm gỗ chế biến chiếm tỷ trọng cao góp phần tăng tổng kim ngạch xuất khẩu cho công ty. Nhìn vào bảng trên thấy giá trị kim ngạch xuất khẩu giảm từ năm 2007 là 2,846 nghìn USD xuống năm 2008 là 2,281 nghìn USD. Và tăng lại rất nhanh sang 2009 là 3,458 nghìn USD. 2.2.3. Tình hình xuất khẩu gỗ của công ty sang Úc: Bảng 2.6: Kim ngạch xuất khẩu gỗ chế biến ở một số quốc gia 2007 - 2009 Đơn vị tính: 1000 USD,% Nước Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Giá Trị Tỷ Trọng Giá Trị Tỷ Trọng Giá Trị Tỷ Trọng Newzealand 414 14.55 97 4.25 255 7.38 Australia 67 2.35 568 24.90 878 25.41 France - - 616 27.01 522 15.10 Taiwan 386 13.56 145 6.36 235 6.80 China 947 33.27 - - 8 0.23 Malaysia 323 11.35 303 13.28 65 1.88 Khác 709 24.92 552 24.20 1,493 43.2 Tổng 2,846 100 2,281 100 3,456 100 “Nguồn: Phòng kinh doanh – xuất nhập khẩu” Úc là một thị trường quen thuộc của Việt Nam nói chung và SADACO nói riêng, có mối quan hệ làm ăn từ rất lâu. Tuy nhiên giá trị kim ngạch xuất khẩu qua Úc thì không cao. Úc nhập khẩu các sản phẩm gỗ chủ yếu đồ gỗ nội thất là bàn, tủ, ghế. Số lượng và giá trị nhập khẩu đều không cao. Sản phẩm của công ty hiện tại cũng đã có mặt tại Úc nhưng số lượng hợp đồng không nhiều trong thời gian trước đây, gần đây đã có sự cải thiện. Nhìn vào bảng số liệu trên có sự tăng mạnh giá trị xuất khẩu từ năm 2007 là 67 nghìn USD sang 2009 là 878 nghìn USD, tăng khá nhanh với giá trị khá lớn. Và tỷ trọng xuất khẩu sang Úc cũng tăng đáng mừng trên tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ chế biến, năm 2007 chiếm 2.35% , năm 2008 chiếm 25.9%, năm 2009 là 25.41%, tỷ trọng xuất khẩu gỗ sang Úc ngày càng tăng lên, đó là tín hiệu đáng vui của công ty, chứng tỏ có sự chú trọng quan tâm phát triển sang thị trường này, tuy nhiên sự tăng năm 2007 lên 2008 khá lớn nhưng sang 2009 có sự tăng chậm lại, do vậy công ty cần có chính sách chú trọng hơn để duy trì mối làm ăn với thị trường này lâu dài và bền vững hơn. Hầu hết công ty xuất khẩu qua Úc ở một vài khách hàng quen thuộc thôi, số hợp đồng khá ít. Giá trị xuất khẩu còn phụ thuộc vào các khách hàng này, họ có nhu cầu lớn đặt hàng nhiều xuất khẩu nhiều còn không thì gần như xuất khẩu qua thị trường này rất ít. Do vài năm lại đây nhu cầu sử dụng đồ gỗ khá mạnh ở Úc nên công ty đã xuất qua thị trường này số lượng khá lớn, nhưng đó chỉ là khách hàng quen thuộc tăng số lượng đặt hàng mà thôi. Vì vậy dù là giá trị xuất khẩu qua Úc tăng nhưng công ty cần có chính sách duy trì và đẩy mạnh xuất khẩu qua thị trường này hơn nữa. Công ty cần tìm kiếm thêm nhiều bạn hàng mới để bớt phụ thuộc vào khách hàng quen. Úc là một thị trường tiềm năng, kinh tế phát triển, nhu cầu lớn, do đó cần khai thác triệt để nhằm giúp tăng số lượng hợp đồng cũng như giá trị hợp đồng của công ty, tránh tình trạng thủ động như các năm trước đây, có năm hầu như không có hợp đông nào với thị trường này. 2.3. Phân tích Swot để đánh gía năng lực xuất khẩu của công ty: 2.3.1. Môi trường bên trong – đánh giá năng lực của công ty: Mặt mạnh: Trụ sở chính của công ty đặt tại Thành Phố Hồ Chí Minh. Đây là khu vực có tiềm năng lớn nhất nước về ngành xuất khẩu sản phẩm gỗ chế biến thể hiện: Khả năng chế biến của khu vực này chiếm trên 70% năng lực chế biến gỗ cả nước Là khu vực có kết cấu hạ tầng khá hoàn chỉnh, giao thông thuận lợi, gần nhiều cảng thuận lợi cho việc xuất khẩu. Thành Phố Hồ Chí Minh có khả năng tiếp cận thông tin mới, chuyển đổi thiết chế biến gỗ hiện đại theo kịp xu hướng thời đại. Công ty vẫn còn duy trì được mối quan hệ với một số khách hàng truyền thống ở các thị trường xuất khẩu khác nhau và được đánh giá là một doanh nghiệp có uy tín trong kinh doanh. Công ty có khả năng sản xuất, chế biến ra các sản phẩm đạt tiêu chuẩn và đủ điêu kiện để đáp ứng nhu được các đơn đặt hàng xuất khẩu. Đội ngũ nhân viên hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu am hiểu tốt nghiệp vụ ngoại thương. Nguồn lao động chế biến gỗ dồi dào với giá rẻ. Sau một thời gian dài hoạt động trong lĩnh vực chế biến lâm sản xuất khẩu sang nhiều thị trường khác nhau, công ty đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong tổ chức sản xuất, xuất khẩu…. Úc là thị trường đang được công ty chú trọng quan tâm đến thể hiện rõ rệt là gía trị xuất khẩu sang Úc tăng đáng kể. Mặt yếu: Công tác nghiên cứu thị trường còn yếu nên chưa chủ động trong các sản phẩm phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng. Hầu hết kim ngạch xuất khẩu sang Úc là sản phẩm bàn tủ ghế quen thuộc chưa có nhiều mẫu mã mới và sáng tạo trong thiết kế. Bên cạnh công ty xuất khẩu sang Úc chủ yếu là một vài khách hàng quen từ lúc công ty chưa cổ phần hóa, chưa có sự tìm hiểu mở rộng khách hàng hơn nữa, còn phụ thuộc nhiều vào các khách hàng cũ này. Công ty còn sử dụng nhiều nguyên liệu nhập khẩu và chưa thật sự chủ động trong việc nhập khẩu nguyên liệu dẫn đến tình trạng nhập khẩu nhỏ lẻ phân tán với giá thành cao. Tay nghề lao động chế biến gỗ chưa cao Năng lực tài chính còn yếu tạo nên nhiêu hạn chế trong việc mở rộng quy mô sản xuất và đổi mới công nghệ. 2.3.2. Môi trường bên ngoài –Đánh giá thị trường và môi trường bên ngoài Cơ hội: Chủ trương tạo mọi điều kiện để phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu của nhà nước: Nhập khẩu : về nhập khẩu Các doanh nghiệp được chủ động mở rộng quan hệ với nước ngoài và tìm thị trường nhập khẩu gỗ cũng như có thể nhập khẩu theo nhu cầu không phải xin giấy phép tại các cơ quan quản lí và được hưởng mức thuế xuất nhập khẩu thấp nhất hiện hành là không phần trăm Việc xuất khẩu các sản phẩm chế biến hoàn chỉnh được khuyến khích đẩy mạnh bằng cách :thủ tục đơn giản , thông thoáng, không qua nhiều cửa Ngoài ra còn có chính sách tín dụng hỗ trợ xuất khẩu với lãi xuất ưu đãi. Chính sách hưởng xuất khẩu cũng là động lực thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng gỗ của Việt Nam. Mặt hàng gỗ chế biến cũng đã được liệt kê vào danh sách các mặt hàng xuất khẩu kỉ lục của Việt Nam. Do đó, các danh nghiệp chế biến gỗ sẽ nhận được sự hổ trợ tích cực từ các Trung tâm suất tiến thương mại, Cục suất tiến thương mại và các Hiệp hội ngành nghề. Úc đã giảm thuế quan nhập khẩu mở của thị trường tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu sang Úc của Việt Nam nói chung và công ty nói riêng. Thủ tục hải quan xuất khẩu qua Úc cũng đơn giản, không đòi hỏi gì qúa phức tạp. Và thủ tục nhập khẩu vào trong nước Úc cũng không đòi hỏi gì nhiều, đó là cơ hội lớn cho việc xuất khẩu sang thị trường này. Thỏa thuận Thương Mại Tự Do giữa hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á(ASEAN) và Australia, Newzealand (AANZFTA) được kí kết cuối tháng hai năm 2009 tại Thái Lan, tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam xuất khẩu sang Úc. Thách thức: Ngành công nghiệp đồ gỗ nước ta đang gặp khó khăn về nguyên liệu và tình hình này có thể tiếp diễn trong vài năm tới do chính sách đóng cửa rưng và chống sản xuất các loại gỗ sản xuất có nguồn gốc tự nhiên. Úc là một thị trường mở nên sựu cạnh tranh diễn ra gay gắt .Đặc biệt là Trung Quốc với những lợi thế nhất định như: nguồn nguyên liệu phong phú ,giá nhân công rẽ . Thái Lan, Indonesia, Malaysia… là những nước xuất khẩu lớn cạnh tranh bằng uy tín ,giao hàng đúng thời gian với chất lượng tốt, ổn định… Trong khi Việt Nam mới thâm nhập vào thị trường này từ năm 1994. Do đó, việt Nam nói chung và các danh nghiệp xuất khẩu gỗ nói riêng sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm bạn hàng cũng như tiếp xúc với hệ thống phân phối trên thị trương này. Hệ thống pháp luật thương mại của Úc khá phức tạp. CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU GỖ CHẾ BIẾN SANG THỊ TRƯỜNG ÚC 3.1. Mục tiêu của việc đề xuất giải pháp: Duy trì và đẩy mạnh hơn nữa xuất khẩu gỗ sang thị trường Úc, tăng cường tìm kiếm bạn hàng mới đồng thời duy trì khách hàng cũ trên cơ sở cải thiện các tồn tại của công ty Định hướng các chiến lược xuất khẩu gỗ lâu dài cho công ty. 3.2. Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Úc: Nhìn vào bảng 2.6 trên nhận thấy là giá trị xuất khẩu sang Úc của công ty đang có dấu hiệu tốt tăng dần qua các năm. Đó là do công ty đã có phần chú trọng và quan tâm đến thị trường này trong mấy năm gần lại đây. Tuy nhiên công ty chưa có sự tìm kiếm mở rộng thêm các bạn hàng mới, các kênh phân phối mới, mở rộng thêm qua các bang mới ở thị trường Úc. 3.2.1. Nghiên cứu thị trường: Đó là bước đầu tiên và rất quan trọng giúp cho ta hiểu rõ hơn về thị trường Úc mỗi thời điểm, biết được sự thay đổi về những yêu cầu quy định về thủ tục khi xuất khẩu qua Úc. Đồng thời tìm hiểu về nhu cầu thị hiếu của người Úc về các sản phẩm đồ gỗ nội thất cũng như các sản phẩm gỗ chế biến như thế nào để biết điều chỉnh cho phù hợp, không bị động trong quá trình xuất khẩu sang thị trường này. Bên cạnh cũng cần biết về tình hình nhập khẩu đồ gỗ nội thất như thế nào, cũng như các kênh phân phối bên Úc, các đối thủ cạnh tranh của mình nữa, biết được thuế nhập khẩu và các hàng rào kỉ thuật,… nhằm giúp công ty có kiến thức sự hiểu biết nhất định về thị trường này, có thể chủ động hơn khi xuất khẩu qua Úc. Có các hình thức nghiên cứu sau: 3.2.1.1. Nghiên cứu thị trường qua Internet: Ngày nay Internet trở nên phổ biến với mọi người và trở thành công cụ tìm kiếm hữu hiệu và tiết kiệm được chi phí. Vì vậy chúng ta có thể tìm hiểu được thị trương Mỹ nói chung và thị trường đồ gỗ Úc nói riêng một cách nhanh chóng và thuận tiện qua các website như: Thông tin chi tiết về Hải quan Úc Trang web Bộ Thương Mại Úc (Department Of Commerce). Trang web Ủy Ban Thương Mại của Úc Trang web Phòng Thương Mại và Công Nghiệp Tây Úc, mục thương mại quốc tế có nhiều thông tin hữu ích giúp chúng ta nhiều trong hoạt động xuất khẩu qua Úc. Trang web này có đầy đủ thông tin về thị trường đồ gỗ và nội thất của các nước trên thế giới. Cung cấp những thông tin đa dạng về ngành đồ gỗ nội thất, những báo cáo thị trường, ngành hàng, các ấn phẩm liên quan, lịch sự kiện… Trang web của Cục Xúc Tiến Thương Mại – Bộ Thương Mại. Trang Web biết thông tin về các hội chợ triển lãm đồ gỗ các nước trên thế giới. Trang web tổ chức Thương Mại đồ gỗ quốc tế, Cung cấp các thông tin thống kê về tình hình sản xuất mặt hàng gỗ, những báo cáo thị trường, ngành hàng. Trang web cung cấp các thông tin mới nhất về ngành, các nguồn ấn phẩm trực tuyến, link hữu ích, lịch sự kiện. Hiệp hội kinh doanh máy móc làm đồ gỗ (WMIA)Trang web có tính phí, cung cấp các thông tin rất đa dạng về gỗ như: giá cả, nghiên cứu thị trường, sản phẩm, các chỉ số kinh tế thương mại. 3.2.1.2. Nghiên cứu thị trường thông qua việc khảo sát thực tiễn: Điển hình nhất là việc tham gia hội chợ, đó là một trong những cách là hiệu quả để công ty có thể giới thiệu sản phẩm và nhận biết được thái độ của người Úc đối với sản phẩm của mình như thế nào, ưa thích chuộng sản phẩm đồ gỗ nào, và có những yêu cầu thực tế nào khác nữa để công ty có thể điều chỉnh cho phù hợp. Bên cạnh ta cũng biết được đối thủ cạnh tranh của mình thông qua đó nữa, nắm bắt được nhu cầu và thị hiếu của khách hàng Úc. Ngoài ra công ty có thể liên hệ với Trung tâm xúc tiến thương mại, VCCI, Ủy ban về người Việt tại Úc – Bộ Ngoại Giao…. Để nắm bắt được thông tin của những Việt kiều sống và làm việc lâu năm trong lĩnh vực thương mại tại Úc, đặc biệt trong hoạt động kinh doanh đồ gôc và nội thất. Từ đó công ty có thể tiếp cận nguồn này để tìm hiểu về nhu cầu xu hướng tiêu dùng. 3.2.2. Thiết kế mẫu mã sản phẩm: Dựa trên những thông tin thu thập được, đặc biệt là các thông tin về nhu cầu và xu hướng tiêu dùng của thị trường Úc, bộ phận thiết kế chủ động tự thiết kế nhiều mãu mã đa dạng mang màu sắc đặc trưng, phong cách hiện đại, phù hợp với thị hiếu phong cách người Úc với nhiều loại kích cỡ khác nhau. Để làm được điều trên đòi hỏi công ty phải có đội ngũ nhân viên thiết kế có trình độ cao nhạy bén nắm bắt được tín hiệu thị trường. Vì vậy: Công ty cần tuyển dụng nhân viên thiết kế có trình độ chuyên môn cao có kinh nghiệm trong việc thiết kế mặt hàng gỗ nội thất, và công ty chấp nhận trả lương cao để có được những nhân viên tài năng như vậy. Đồng thời mở các lớp huấn luyện đào tạo cho các nhân viên thiết kế hàng năm để nâng cao tay nghề chuyên môn cho họ hơn nữa, mời chuyên gia thiết kế nước ngoài am hiểu về các thị trường đặc biệt là Úc. 3.2.3. Đảm bảo nguồn nguyên liệu ổn định và chất lượng sản phẩm tạo ra: Nguyên liệu là yếu tố cơ bản để sản xuất sản phẩm. Không có nguyên liệu thì công ty không thể sản xuất. Hiện tại nguồn nguyên liệu của công ty nhập từ nước ngoài chiếm tỷ lệ 80% và thu mua trong nước chiếm 20%. Như vậy, việc sản xuất phụ thuộc vào việc thu mua nguyên liệu rất lớn. Nguồn nguyên liệu không ổn định là trình trạng chung của các doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam trong thời gian hiện nay. Để ổn định nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất xuất khẩu công ty cần: 3.2.3.1. Vẫn nhập khẩu nguyên liệu: Các yêu cầu nhập khẩu nguyên liệu Công ty cần đạt được tính chủ động trong việc nhập khẩu nguyên liệu gỗ. Việc nhập khẩu nguyên liệu phải đảm bảo tiến độ và yeu cầu của hoạt động chế biến hàng xuất khẩu khi nhận được đơn đặt hàng. Các yêu cầu đối với nguồn nguyên liệu nhập Nguồn nguyên liệu nhập cần đạt được các yêu cầu như “ ổn định, chất lượng, giá cả hợp lí”. Để vào được thị trường khó tính như Mỹ, Eu, Úc,… sản phẩm gỗ Việt Nam phải có chứng chỉ rừng FSC. Công ty cần cân nhắc lựa chọn nhập khẩu hàng gỗ từ cac quốc gia có chưng chỉ rừng FSC như thị trường gỗ của Úc, Newzealand, Nam Phi, Mỹ. Đó không chỉ là tiêu chuẩn nguyên liệu gỗ khi nhập vào thị trường Úc mà còn là trách nhiệm của công ty đối với xã hội. Khi mà công ty bảo đảm đáp ứng các tiêu chuẩn về không gây thiệt hại đối với môi trường sẽ tạo dựng hình ảnh tốt của công ty trong lòng khách hàng. Những năm gần đây, người Úc đang có xu hướng thích sản phẩm đồ gỗ nội thất bằng gỗ cứng đang được chuộng ở đây, do vậy khi nhập khẩu gỗ cần chú trọng các thị trường gỗ cứng để đáp ứng nhu cầu. Về việc nhập khẩu nguyên liệu công ty có thể thực hiện: Tiếp tục nhập khẩu nguyên liệu từ nguồn cung cấp sẵn có, duy trì và phát triển mối quan hệ bằng cách: Đảm bảo uy tín trong thanh toán Tăng cường mối quan hệ trao đổi thông tin giữa hai bên. Tìm kiếm thêm các thị trường nguồn nguyên liệu mới để nhập khẩu Liên kết với các doanh nghiệp khác trong việc nhập khẩu nguyên liệu: công ty có thể xem xét đến việc liên kết với các doanh nghiệp khác cùng ngành để nhập khẩu đồng loạt nguyên liệu gỗ nhằm mục đích giảm giá thành và nhiều chi phí khác như: phí giao dịch, cước vận chuyển,… Úc là một nước rất coi trọng giá cả do vậy giá thấp là ưu thế cạnh tranh khi thâm nhập vào thị trường này. Thực hiện chính sách trồng rừng tạo nguồn nguyên liệu trong nước: công ty phối hợp với Nhà Nước và các doanh nghiệp chế biến gỗ khác trong việc trồng rừng để tạo nguồn nguyên liệu, chủ động nguồn nguyên liệu ngay trong nước. 3.2.3.2. Đổi mới công nghệ: Nghiên cứu nâng cao năng lực chế biến gỗ, cải tiến máy móc thiết bị, hệ thống dây chuyền sản xuất để đáp ứng yêu cầu của thị trường, từng bước áp dụng công nghệ dây chuyền sản xuất tiên tiến. Công ty có thể sử dụng công nghệ được chế tạo trong nước từ các trường đại học hay viện nghiên cứu để giảm chi phí từ việc nhập khẩu công nghệ. 3.2.3.3. Nguồn nhân lực công ty: Nguồn nhân lực có thể xem là nhân tố quan trọng để tạo nên năng lực cạnh tranh của công ty. Tuy nhiên, có một thực trạng được đặt ra đối với hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam là có trình độ hạn chế. Việc tuyển dụng chưa được quan tâm tổ chức thật sự để tuyển dụng được nhân viên thật sự có năng lực và tài năng, có chuyên môn kỷ thuật cũng như có trình độ ngoại ngữ nhất định. Trong bất kỳ ngành nghề nào và cho dù công nghệ có hiện đại đến đâu chăng nữa thì con người vẫn luôn là yếu tố then chốt cho sự thành công của một tổ chức, một doanh nghiệp. Một thế mạnh của SADACO là hiện đang có được một đội ngũ nhân viên có ý thức làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, ham học hỏi và cầu tiến. Công nhân sản xuất tay nghề cao và quen việc do gắn bó với công ty lâu năm. Nói riêng ở bộ phận kinh doanh xuất nhập khẩu, các nhân viên càng ngày càng nâng cao kinh nghiệm trong công tác xuất nhập khẩu và làm việc rất hiệu quả. Hơn nữa, Ban lãnh đạo đều là những người có kinh nghiệm trong ngành gỗ trên 20 năm và rất tâm huyết với sự phát triển của công ty. Tuy nhiên, sở hữu được nhân viên giỏi đã khó mà giữ chân nhân viên giỏi gắn bó với công ty còn khó hơn, vì vậy, điều quan trọng đầu tiên là công ty cần duy trì đội ngũ này bằng cách phải cho nhân viên thực sự cảm thấy hài lòng với công việc hiện tại và tự hào về công ty của mình. Sự hài lòng của nhân viên còn được thể hiện ở nguồn thu nhập của mình. Chế độ lương thưởng hợp lý theo hiệu quả và năng lực cá nhân và tương xứng với mức chung của xã hội không những đảm bảo cuộc sống cho nhân viên mà điều đó còn cho nhân viên một mục tiêu để phấn đấu. Năng lực bản thân được ghi nhận thực tế nhất là qua sự thăng tiến trong công việc. Mọi chính sách, đề bạt vào những vị trí cao hơn hiện tại đều phải được công khai các tiêu chí. Người giỏi được trọng dụng sẽ càng dốc sức cống hiến hơn cho công ty. Luôn khuyến khích và tạo điều kiện cho nhân viên học tập nâng cao trình độ cũng như chuyên môn nghiệp vụ. Mặt khác, theo xu hướng phát triển chung của ngành đồ gỗ hiện nay thị trường đang ngày càng mở rộng, và SADACO cũng có kế hoạch phát triển trong tương lai vì vậy chuẩn bị bổ sung thêm nhân lực mới để có thể đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh kịp thời và hiệu quả. Vì nhân lực cũng cần phải qua đào tạo thì mới có thể thích nghi nhanh với môi trường làm việc của công ty. Công ty có thể tuyển dụng thông qua các trường đại học, trung học và dạy nghề để tuyển nhân viên có trình độ cơ bản sẵn. Một kênh tuyển người khá hiệu quả hiện nay là công ty tạo điều kiện cho sinh viên thực tập và qua đó tìm được người thích hợp, sẽ nhanh chóng hòa nhập được với môi trường làm việc do có thời gian được hướng dẫn, thực hành. 3.2.4. Đẩy mạnh công tác bán hàng: 3.2.4.1. Tiếp thị xuất khẩu qua mạng: Internet đã trở nên phổ biến và là nơi lí tưởng cho các nhà nhập khẩu nước ngoai tìm kiếm nhà cung cấp. Đối với Úc là một nước phát triển có cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin tốt là một nơi lí tưởng để phát tiếp thị sản phẩm sang thị trường này. Khi các thông tin về hàng hóa dịch vụ công ty được đưua lên mạng thì khách hàng có thể dễ tìm kiếm và cập nhật hơn, đồng thời các yêu cầu của khách hàng sẽ được chuyển đến công ty nhanh chóng. 3.2.4.2. Cải thiện trang web công ty: Công ty đã xây dựng được trang web với địa chỉ www.sadaco.com. Ở đây khách hàng có thể tim kiếm được tất cả các thông tin về công ty, sản phẩm và thị trường xuất khẩu chủ yếu của công ty. Bên cạnh là các catalogue điện tử, khách hàng có thể tìm hiểu được từng chủng loại sản phẩm mẫu mã cụ thể. Với website điện tử công ty có thể giảm thiểu được chi phí phục vụ khách hàng, đồng thời cũng gây dựng được mối quan hệ có lợi, tăng uy tín về tính chuyên nghiệp của công ty trong kinh doanh quốc tế. Vì vậy công ty cần cải thiện các vấn đề sau: Thường xuyên cập nhật thông tin và hình ảnh về mẫu mã mới nhất. Đa dạng hóa chủng loại mặt hàng đăng tải trên online catalogue. Thiết lập công cụ theo dõi thống kê số lượt người truy cập phân loại theo thời gian, các mục truy cập nhiều nhất… để nắm rõ hơn vấn đề mà khách hàng tiềm năng quan tâm. Nghiên cứu học hỏi cách xây dựng trang web đã từng làm thành công để tăng tính hấp dẫn cho web mình Đầu tư vào đội ngũ công nghệ thông tin, chọn người tài có khả năng phù hợp với yêu cầu của công ty. 3.2.5. Giữ chân khách hàng cũ và tim kiếm khách hàng mới: Giữ chân khách hàng cũ bằng cách: Thực hiện tốt các đơn đặt hàng đồng thời đảm bảo uy tín về chất lượng, số lượng hàng hóa và thời gian giao hàng. Thông tin nhanh chóng, kịp thời va chính xác mỗi khi khách hàng có nhu cầu. Cung cấp cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất cũng như các chế độ đãi ngộ, chiết khấu tính trên chế độ hợp đồng và số lần đặt hàng. Cung cấp những thông tin về hàng hóa và giới thiệu mẫu mã mới được thiết kế từ công tác nghiên cứu thị trường. Tìm kiếm khách hàng mới: Tìm kiếm thông tin những nhà phân phối và nhập khẩu ở Úc về sản phẩm gỗ chế biến thông qua một số website sau: Chúng ta có thể vào các trang web trên tìm kiếm thêm các khách hàng mới, nó có khá đầy đủ thông tin về các nhà nhập khẩu và nhà phân phối đồ gỗ nước Úc. Từ đó có thể vào trang web của họ để tìm hiểu thêm về hoạt động công ty rồi lựa chọn khách hàng tiềm năng để tiếp cận nắm bắt được nhu cầu cũng như thị hiếu của thị trường này. Tiếp cận và thiết lập mối quan hệ với với khách hàng mục tiêu: Sau khi tìm hiểu và đánh giá công ty xác định và liệt kê danh sách các khách hàng mục tiêu theo thứ tự ưu tiên từ trên xuống. Sau đó tiến hành gửi thư tự giới thiệu về công ty và các sản phẩm chủ yếu của công ty, cũng như có sự chuẩn bị kỉ về catalogue điện về sản phẩm của mình để giới thiệu với khách hàng mục tiêu mà mình hướng tới. 3.2.6. Thu hút vốn đầu tư: Nguồn tài chính rộng rãi sẽ giúp công ty nhanh chóng và dễ dàng đưa ra những quyết định đầu tư kịp thời. Nhưng hiện tại, tình hình tài chính của công ty tương đối khó khăn. Tháng 11/2006, công ty tiến hành cổ phần hóa nên phải tập trung tiền trả toàn bộ số nợ của nhiều năm trước đó, và hiện cũng chỉ mới bán cổ phần cho các nhân viên trong công ty nên số vốn thu về còn chưa nhiều. Nhưng với lợi thế của một công ty cổ phần, SADACO có thể thu hút nguồn vốn đầu tư mới vào công ty phục vụ cho sản xuất kinh doanh để công ty ngày càng phát triển xứng tầm hơn. + Công ty có thể niêm yết cổ phiếu trên Sở giao dịch chứng khoán. + Vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng. + Trong những trường hợp cấp thiết, công ty có thể báo với Tổng công ty Thương Mại Sài Gòn (SATRA) nhờ SATRA điều tiết vốn từ các công ty trực thuôc khác để giải quyết những khó khăn trước mắt trước. + Hiện tại, trụ sở chính của SADACO nằm tại số 200 Bis, Lý Chính Thắng Quận 3, TP. HCM có diện tích sử dụng tương đối lớn nhưng chưa sử dụng hết. Với vị trí đẹp, ngay trung tâm thành phố, công ty có thể xây dựng lại thành một cao ốc vừa để sử dụng, phần còn lại để cho thuê văn phòng hay trung tâm thương mại sẽ tạo cho công ty một nguồn thu không nhỏ với giá cho thuê văn phòng tại TP HCM đứng thứ 13 trên thế giới (năm 2008, nguồn: Báo Tuổi Trẻ). + Một biện pháp huy động vốn hiệu quả nhất đó chính là tự thân SADACO phải là một công ty làm ăn có hiệu quả cao. Lúc này, các nhà đầu tư sẽ tự tìm đến. KẾT LUẬN ÓÔ Úc là nước rất ưa chuộng sản phẩm gỗ từ rất lâu, do đó nhu cầu tiêu dùng sử dụng sản phẩm gỗ rất lớn và sản phẩm đa dạng với giá thành rẻ. Úc là nước rất coi trọng giá cả, giá cả nước nào thấp hơn sẽ kí kết hợp đồng với nước đó cùng chất lượng sản phẩm như nhau. Theo thống kê của Hải quan, Úc là nước nhập khẩu gỗ đứng vị trí thứ tám của Việt Nam sau Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Anh, Đức, Hàn Quốc, Pháp. Do vậy đó là một thị trường tiềm năng của Việt Nam nói chung và công ty SADACO nói riêng. Tuy nhiên Việt Nam nói chung và công ty SADACO nói riêng còn chịu sự cạnh tranh từ các nước như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, các nước EU và Châu Mỹ. Hiện nay kim ngạch xuất khẩu gỗ sang Úc của Việt Nam đang giảm nhưng riêng SADACO thì kim ngạch tăng đều qua các năm từ 2007 đến 2009. Đều đó chứng tỏ công ty đã có sự quan tâm chú trọng đến thị trường này, nắm bắt được cơ hội và biết cách giữ chân khách hàng cũ của mình. Mặt dù vậy tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ Việt Nam sang Úc giảm trong năm qua, đó là tín hiệu đòi hỏi công ty cần quan tâm hơn nữa về thị trường này để những năm sau đó nữa vẫn duy trì được tốc độ xuất khẩu như năm 2009. Công ty SADACO theo như phân tích trên cho thấy là công ty có tiềm năng về sản xuất và xuất khẩu gỗ chế biến, nhưng vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn và hạn chế trong quá trình hoạt động. Với những đóng góp nhỏ trên sau ba tháng thực tập tại công ty, hi vọng sẽ có thể giúp phần nào cho công ty có thể cải thiện hơn nữa hoạt động xuất khẩu sang Úc. Bên cạnh, công ty cũng nên liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp cùng ngành để có thể đứng vững trên thị trường đạt được tốc độ tăng trưởng bền vững cùng nhau phát triển. Đồng thời, công ty cũng cần có sự hổ trợ tích cực từ phía nhà nước về việc xúc tiến xuất khẩu sản phẩm gỗ và nội thất của công ty sang Úc.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐẩy mạnh xuất khẩu gỗ chế biến sang thị trường úc tại công ty cổ phần sản xuất thương mại Sài Gòn (sadaco).doc
Luận văn liên quan