Đề tài Di tích chùa bổ đà trong phát triển du lịch văn hóa tỉnh Bắc Giang

Phương pháp tổng hợp: Thông qua những số liệu, tài liệu khảo sát, phương pháp tổng hợp giúp cho việc đánh giá đúng hiện trạng phát triển du lịch, đồng thời đánh giá đầy đủ tiềm năng phát triển du lịch tại khu di tích Bổ Đà. - Phương pháp thu thập và xử lý tư liệu: Tư liệu được thu thập từ các nguồn Sở Thương mại và Du lịch tỉnh, UBND huyện, Ban quản lý di tích là các công trình nghiên cứu, các bài viết, báo cáo tổng kết sau đó xử lí để đưa ra những kết luận cần thiết. - Phương pháp bản đồ, biểu đồ: Các số liệu thống kê trong nghiên cứu du lịch rất quan trọng và phổ biến như số lượng khách, doanh thu hàng năm Bằng phương pháp phân tích biểu đồ, bản đồ cho phép rút ra những kết luận về hoạt động du lịch

pdf10 trang | Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 1239 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Di tích chùa bổ đà trong phát triển du lịch văn hóa tỉnh Bắc Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHOA VĂN HÓA DU LỊCH ---------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài : DI TÍCH CHÙA BỔ ĐÀ TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TỈNH BẮC GIANG Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Văn Lưu Sinh viên thực hiện : Bùi Thị Thắm Niên khóa : 2007 – 2011 Hà Nội - 05/ 2011 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4. Phương pháp nghiên cứu.. 5. Bố cục đề tài CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ ĐỀ TÀI. 1.1. Du lịch và các loại hình du lịch. 1.1.1. Du lịch... 1.1.2. Các loại hình du lịch 1.2. Du lịch văn hoá trong xu thế hiện nay 1.2.1. Du lịch văn hoá 1.2.2. Các điều kiện để phát triển du lịch văn hoá 1.2.3. Di tích và vai trò của di tích trong phát triển du lịch văn hoá. 1.3. Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch văn hoá ở Việt Nam 1.3.1. Tiềm năng phát triển du lịch văn hoá ở Việt Nam. 1.3.2. Thực trạng phát triển du lịch văn hoá ở Việt Nam. CHƯƠNG 2: KHÁI QUÁT VỀ TIỀM NĂNG DU LỊCH VĂN HOÁ TỈNH BẮC GIANG VÀ DI TÍCH CHÙA BỔ ĐÀ 2.1. Khái quát về tiềm năng du lịch văn hoá tỉnh Bắc Giang.. 2.1.1. Khái quát về lịch sử và địa lí hành chính.. 2.1.2. Dân cư và đời sống kinh tế 2.1.3. Tiềm năng du lịch văn hoá. 2.1.3.1. Hệ thống các di tích lịch sử - văn hoá. 2.1.3.2. Hệ thống các lễ hội văn hoá dân gian.. 1 1 2 3 3 4 5 5 5 7 10 10 11 12 14 14 20 24 24 24 25 27 27 31 2.2. Khả năng của di tích chùa Bổ Đà trong phát triển du lịch văn hoá.. 2.2.1. Môi trường cảnh quan 2.2.2. Bố cục kiến trúc.. 2.2.3. Vai trò của di tích chùa Bổ Đà trong phát triển du lịch văn hoá tỉnh Bắc Giang.... 2.2.4. Thực trạng hoạt động du lịch văn hoá ở di tích chùa Bổ Đà.. 2.2.4.1. Khách du lịch và doanh thu du lịch 2.2.4.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch. 2.2.4.3. Nguồn lao động phục vụ du lịch 2.3. Đánh giá chung. 2.3.1. Ưu điểm và nguyên nhân.. 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân... CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN DI TÍCH CHÙA BỔ ĐÀ THÀNH ĐIỂM THAM QUAN DU LỊCH VĂN HOÁ.. 3.1. Định hướng và mục tiêu phát triển du lịch của Bắc Giang trong thời gian tới.. 3.2. Xác định nguồn khách tiềm năng cho điểm tham quan du lịch văn hoá chùa Bổ Đà 3.3. Đề xuất một số giải pháp chủ yếu cho việc xây dựng và phát triển di tích chùa Bổ Đà thành điểm tham quan 3.3.1. Nâng cao nhận thức của người dân về du lịch và lợi ích của du lịch. 3.3.2. Tu bổ và tôn tạo tài nguyên du lịch văn hoá đã mai một để tạo sự hấp dẫn du lịch 3.3.3. Xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ hoạt động du lịch 3.3.4. Phát triển nguồn nhân lực phục vụ khách 3.3.5. Thiết lập tour tham quan 33 33 35 39 41 41 42 43 44 44 45 48 48 51 53 53 57 58 59 60 3.3.6. Tuyên truyền, quảng cáo cho điểm tham quan du lịch văn hoá chùa Bổ Đà. 3.4. Một số kiến nghị với các cấp, các ngành và cơ quan chức năng KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO... PHỤ LỤC 64 65 70 72 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài. Hiện nay trên thế giới du lịch đã trở thành một hiện tượng phổ biến và là thói quen trong nếp sống sinh hoạt của xã hội hiện đại. Ở nhiều quốc gia du lịch được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn, có tốc độ tăng trưởng cao. Du lịch còn là chiếc cầu nối hoà bình hữu nghị giữa các quốc gia, dân tộc trên thế giới. Từ thập niên 90 của Thế kỷ trước trở lại đây, hoạt động du lịch ở Việt Nam ngày càng phát triển về mọi mặt nhằm thoả mãn nhu cầu của khách du lịch. Du lịch không chỉ dừng lại ở việc nghỉ ngơi giải trí mà còn nhằm thoả mãn cả những nhu cầu to lớn về mặt tinh thần. Thông qua du lịch, sự hiểu biết và mối quan hệ giữa các dân tộc được mở rộng. Năm 1979, Đại hội Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO) đã thông qua hiến chương du lịch và chọn ngày 27/09 làm ngày du lịch thế giới với các chủ đề du lịch cho từng năm, gắn du lịch với việc tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc, vì nền hoà bình và tình hữu nghị trên toàn thế giới. Du lịch không còn là hiện tượng đơn lẻ, độc quyền của cá nhân hay nhóm người nào đó. Ngày nay nó mang tính nhận thức với mục tiêu không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của con người, củng cố hoà bình và tình hữu nghị giữa các dân tộc. Theo dự báo của Tổ chức Du lịch thế giới (WTO), đầu thế kỷ XXI, châu Á – Thái Bình Dương là khu vực có hoạt động du lịch sôi động, với nhịp độ tăng trưởng du lịch cao và chiếm vị trí quan trọng trong du lịch thế giới. Các nước trong khu vực Đông Nam Á sẽ là trung tâm du lịch lớn và đầy hấp dẫn. Nắm bắt được xu hướng phát triển trên, Việt Nam đã xác định vị trí của du lịch trong thời kỳ đổi mới và trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đã ban hành nhiều chính sách, tạo điều kiện cho du lịch phát triển, đưa Việt Nam trở thành điểm du lịch có vị trí trong khu vực và thế giới. Bắc Giang là một tỉnh miền núi Bắc Bộ, có vị trí thuận lợi và nhiều tiềm năng để phát triển du lịch thành một ngành kinh tế có vị trí trong cơ cấu kinh tế của địa phương. Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Việt Nam thời kỳ 1995 - 2010 được Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt tháng 5/1995 đã xác định Bắc Giang nằm trong Trung tâm du lịch Hà Nội và phụ cận_là trung tâm du lịch vào loại lớn nhất nước ta, trong vùng Du lịch Bắc Bộ. Đây là một yếu tố thuận lợi cơ bản của Bắc Giang trong phát triển du lịch. Là một tỉnh trung du miền núi phía Bắc, tài nguyên du lịch Bắc Giang vẫn mạng đậm vẻ nguyên sơ, núi rừng. Đến với Bắc Giang, du khách sẽ được cảm nhận vẻ đẹp của núi rừng sinh thái, vẻ đẹp tự nhiên cảnh đồi núi mây, trời, sông nướcvà cùng thẩm nhận những giá trị văn hoá độc đáo của vùng đất này. Trong chiến lược phát triển du lịch của tỉnh Bắc Giang, di tích chùa Bổ Đà là một trong những điểm du lịch trọng điểm không chỉ bởi giá trị về văn hoá và du lịch mà còn là vị trí thuận lợi trên trục giao thông và gần với thành phố Bắc Giang_Trung tâm văn hoá, kinh tế, chính trị của tỉnh. Sự phát triển du lịch khu di tích Bổ Đà còn có ý nghĩa đặc biệt với sự phát triển du lịch chung của khu vực, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Là một sinh viên khoa văn hoá du lịch, em muốn thực hiện đề tài: “Di tích chùa Bổ Đà trong phát triển du lịch văn hoá tỉnh Bắc Giang” để ứng dụng những kiến thức đã học nhằm góp một phần nào đó để phát triển và quảng bá hình ảnh về du lịch Bắc Giang cũng như sự phát triển du lịch của khu vực và cả nước. 2. Mục đích nghiên cứu. - Tìm hiểu những giá trị văn hóa của di tích chùa Bổ Đà, đồng thời khẳng định vai trò của những giá trị đó trong hoạt động du lịch. - Khảo sát thực trạng khai thác di tích chùa Bổ Đà phục vụ cho việc phát triển du lịch hiện nay. - Đưa ra một số kiến nghị, đóng góp để khai thác hiệu quả quần thể di tích trong việc phát triển du lịch văn hoá của tỉnh Bắc Giang. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Trong luận văn tốt nghiệp của mình, em xin tập trung nghiên cứu những giá trị văn hóa, lịch sử, nghệ thuật của di tích chùa Bổ Đà và hiện trạng hoạt động du lịch của khu di tích này trong phạm vi xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên tỉnh Bắc Giang. 4. Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp tổng hợp: Thông qua những số liệu, tài liệu khảo sát, phương pháp tổng hợp giúp cho việc đánh giá đúng hiện trạng phát triển du lịch, đồng thời đánh giá đầy đủ tiềm năng phát triển du lịch tại khu di tích Bổ Đà. - Phương pháp thu thập và xử lý tư liệu: Tư liệu được thu thập từ các nguồn Sở Thương mại và Du lịch tỉnh, UBND huyện, Ban quản lý di tích là các công trình nghiên cứu, các bài viết, báo cáo tổng kết sau đó xử lí để đưa ra những kết luận cần thiết. - Phương pháp bản đồ, biểu đồ: Các số liệu thống kê trong nghiên cứu du lịch rất quan trọng và phổ biến như số lượng khách, doanh thu hàng năm Bằng phương pháp phân tích biểu đồ, bản đồ cho phép rút ra những kết luận về hoạt động du lịch. - Phương pháp thực địa: Khảo sát tại điểm nhằm thu thập các thông tin cần thiết, phương pháp này giúp cho ý nghĩa thực tiễn của đề tài được nâng cao. - Phương pháp điều tra xã hội học: Trong quá trình thực tế, tiến hành thăm dò ý kiến, phỏng vấn một số khách du lịch, cán bộ quản lý và nhân dân địa phương Các ý kiến này có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc với các kết luận có liên quan tới nhu cầu của khách du lịch, tác động của hoạt động du lịch tới đời sống của nhân dân địa phương. - Phương pháp sưu tập tài liệu tham khảo: Tiến hành sưu tập các tài liệu có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của đề tài khoá luận thêm phong phú. 5. Bố cục của đề tài. Ngoài lời mở đầu và kết luận, luận văn bao gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lí luận về đề tài. Chương 2: Khái quát về tiềm năng du lịch văn hóa tỉnh Bắc Giang và di tích chùa Bổ Đà. Chương 3: Phương hướng và một số giải pháp góp phần xây dựng và phát triển di tích chùa Bổ Đà thành điểm tham quan du lịch văn hóa. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Dương Văn Sáu. Di tích lịch sử - văn hoá và danh thắng Việt Nam.-H.: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008.- 414tr. 2. Dương Trọng Tài, Thân Nhân Tôn, Hoàng Văn Đại. Chào mừng quý khách đến Bắc Giang.-H: Nxb Thông tấn, 2004.-71 tr. 3. Đổng Ngọc Minh, Vương Lôi Đình. Kinh tế du lịch & Du lịch học.-HCM.: Nxb Trẻ, 2001.- 471 tr. 4. Lâm Giang, Nguyễn Đình Bưu. Địa chí Bắc Giang di sản Hán Nôm.-BG.: Sở Văn hoá Thông tin Bắc Giang, 2003.- 1153 tr. 5. Ngô Văn Trụ, Bùi Văn Thành. Di sản văn hoá Bắc Giang.-BG.: Bảo tàng tỉnh Bắc Giang, 2008.-848 tr. 6. Nguyễn Quang Ân, Ngô Văn Trụ, Anh Vũ. Địa chí Bắc Giang : Lịch sử và văn hoá.-BG.: Sở Văn hoá Thông tin Bắc Giang, 2006.-771 tr. 7. Nguyễn Quang Ân, Ngô Văn Trụ, Anh Vũ. Địa chí Bắc Giang : Lịch sử và văn hoá.-BG.: Sở Văn hoá Thông tin Bắc Giang, 2006.- 771 tr. 8. Nguyễn Quang Ân, Ngô Quang Toản, Bùi Xuân Đính. Địa chí Bắc Giang: Địa lí và kinh tế.-BG.: Sở Văn hoá Thông tin Bắc Giang, 2006.- 720 tr. 9. Nguyễn Thị Thắng. Non nước Việt Nam.-H.: Nxb Văn hoá thông tin, 2009.- 746 tr. 10. Nguyễn Thu Minh, Trần Văn Lạng. Làng nghề và những nghề thủ công truyền thống ở Bắc Giang.-H.: Nxb Văn hoá Thông tin, 2010.- 347 tr. 11. Nguyễn Xuân Cần, Nguyễn Xuân, Thích Thiện Văn. Cảnh thiền: Thơ văn.-H.: Nxb Văn hoá dân tộc, 1997.- 92 tr. 12. Nguyễn Xuân Cần, Trần Văn Lạng, Nguyễn Hữu Tự. Di tích Bắc Giang.-BG.: Bảo tàng Bắc Giang, 2001.- 557 tr. 13. Nguyễn Văn Huyên, Nguyễn Khắc Đạm (biên dịch). Địa lý hành chính Kinh Bắc.- H. Sở văn hoá thông tin Bắc Giang, 1997.- 255 tr. 14. Phòng Văn hoá - Thông tin huyện Việt Yên. Chùa Bổ Đà.-BG.: 2009,-140 tr. 15. Trần Nhoãn. Tổng quan du lịch.-H.: Trường Đại học Văn hoá Hà Nội, 2005.- 195tr.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbui_thi_tham_tom_tat_9324_2066077.pdf
Luận văn liên quan