Trên thế giới Logistics đã có một quá trình phát triển lâu dài và những ưu
việt của nó ngày càng bộc lộ một cách rõ rệt. Cùng với xu thế phát triển của nền
kinh tế thế giới chuyển từ nền kinh tế tập trung vào sản xuất sang nền kinh tế hàng
hoá tập trung vào nhu cầu của thị trường là chủ yếu, thì Logistics đã xuất hiện và
mang lại những thành quả to lớn đối với nền kinh tế. Dòng lưu chuyển hàng hoá
ngày càng dài hơn, từ người sản xuất hàng hoá phải đi qua rất nhiều người trung
gian mới tới được người tiêu dùng cuối cùng. Tính chất phong phú và sự vận động
phức tạp của hàng hoá đòi hỏi sự quản lý chặt chẽ đã đặt ra một yêu cầu mới đối với
hoạt động vận tải giao nhận. Mặt khác, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông
tin cho phép kết hợp chặt chẽ các quá trình sản xuất, lưu kho, tiêu thụ hàng hoá với
hoạt động vận tải giao nhận có hiệu quả hơn. Và chỉ có Logistics mới có thể đáp
ứng tốt nhất những yêu cầu trên.
93 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 8921 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Dịch vụ logistics trong vận tải và giao nhận của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cơ bị mất thị phần nội địa.
67
Sự bình đẳng trong kinh doanh cuối cùng được đo bằng vốn. Các doanh nghiệp
Logistics Việt Nam đều được xếp vào loại vừa và nhỏ, thậm chí rất nhỏ. Do vậy, cơ
hội thắng thầu đều thuộc về các doanh nghiệp lớn, có tính chuyên ngành Logistics
cao, có mạng lưới cung cấp dịch vụ toàn cầu.
3.2. Không có sự liên kết và hợp tác giữa các doanh nghiệp
Thực trạng chung của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay thì bất cứ ngành
nào, việc liên kết cũng được coi là cứu cánh cho các doanh nghiệp trước những cuộc
“xâm lăng” của các doanh nghiệp nước ngoài. Các doanh nghiệp Việt Nam không có
sự liên kết với nhau, thiếu sự hợp tác hỗ trợ lẫn nhau, cạnh tranh không lành mạnh.
Với loại hình dịch vụ Logistics, sự cạnh tranh được dự báo sẽ khốc liệt hơn
nhiều, bởi với nhiều nước phát triển, dịch vụ Logistics được coi là tâm điểm của sự
phát triển kinh tế, thương mại, là lĩnh vực” hái ra tiền” mà nhiều doanh nghiệp, tập
đoàn lớn trên thế giới đang hướng tới.
Các doanh nghiệp Logistics liên minh liên kết giữa các doanh nghiệp trong
ngành còn yếu, không đủ mạnh. Đây là một vấn đề lớn mà các doanh nghiệp tìm
cách tháo gỡ. Tuy nhiên lời giải cho vấn đề này rất khó, bởi vì hầu hết các doanh
nghiệp hoạt động một cách manh mún, hoàn toàn độc lập với nhau.
Liên kết giữa các doanh nghiệp nội lỏng lẻo đã đành, liên kết, nối mạng với
mạng Logistics toàn cầu cung không có. Đây thực sự là một mối nguy hiểm cho các
doanh nghiệp Việt Nam khi bước vào sân chơi toàn cầu. Bởi nếu chỉ hoạt động một
cách độc lập, thiếu sự liên kết với các mạng lưới dịch vụ Logistics khác thì khả năng
chắc chắn một điều các doanh nghiệp Việt Nam chỉ hoạt động như một doanh nghiệp
cung cấp dịch vụ Logistics cấp 2, cấp 3 và cấp 4 với dịch vụ toàn cầu mà thôi.
Thay bằng sự liên kết, hợp tác thì các doanh nghiệp Việt Nam lại cạnh tranh
không lành mạnh với nhau, tự làm yếu mình và có lợi cho các doanh nghiệp nước
ngoài, chẳng hạn như: hiện nay hầu hết các Depot chứa Container rỗng ở TP HCM
đều phải miễn phí lưu Container cho hãng tàu để có thể kéo công việc (thu hút
nguồn Container rỗng) về cho kho bãi của mình. Họ chỉ thu tiền thông qua việc
nâng hạ Container (phần lớn do chủ hàng trả) mà thôi, còn các chủ hàng thì nghiễm
nhiên được lợi (trong khi ở các cảng khác trên thế giới, không có sự miễn phí cho
68
chủ tàu khoản chi phí lưu bãi này). Một hành vi cạnh tranh không lành mạnh khá
tinh vi nữa hiện nay là sự đồng thuận giữa một số cá nhân (một bộ phận Doanh
Nghiệp) để thắng thầu trong việc cung cấp dịch vụ Logistics, giành công việc cho
mình, ngăn các doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc loại bỏ đối thủ khác
nếu muốn tham gia, ngoài ra việc “down” giá dưới giá thành nhằm mục đích loại
đối thủ là chuyện vẫn xảy ra thường xuyên. Ngoài ra các tập đoàn đang có xu hướng
tổ chức dịch vụ khép kín và coi đó là cách đầu tư hiệu quả. Nếu sử dụng công cụ
này một cách thái quá sẽ nảy sinh sự cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực
này.
69
CHƢƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN LOGISTICS
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VẬN TẢI GIAO NHẬN Ở VIỆT NAM
I. KINH NGHIỆM ÁP DỤNG LOGISTICS TRONG LĨNH VỰC GIAO
NHẬN VẬN TẢI CỦA SINGAPORE
Trong khu vực Châu Á, Singapore là một trong những quốc gia tiên phong
trong việc đẩy mạnh ứng dụng và phát triển mô hình dịch vụ Logistics trong hoạt
động kinh doanh. Nhận thức được tầm quan trọng của Logistics đồng thời thấy
được ý nghĩa sống còn của hoạt động Logistics đối với sự phát triển ngành dịch vụ
hàng hải vốn là thế mạnh của mình, chính phủ Singapore đã ban hành nhiều chính
sách thông thoáng, kịp thời, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển hoạt động Logistics.
Hiện nay, theo đánh giá của nhiều chuyên gia trong khu vực cũng như trên
thế giới thì ngành kinh doanh dịch vụ Logistics ở Singapore được xem là phát triển
nhất khu vực. Ngành dịch vụ Logistics ở Singapore đã ứng dụng nhiều công nghệ
hiện đại, đặc biệt là công nghệ thông tin đã được sử dụng ở hầu hết khâu trong hoạt
động Logistics.
Cơ quan đóng vai trò quan trọng nhất đối với sự phát triển và hỗ trợ phát
triển ngành dịch vụ Logistics, đồng thời có sứ mệnh đưa Singapore trở thành trung
tâm Logistics mang tầm cỡ thế giới chính là hiệp hội Logistics Singapore
(Singapore Logistics association - SLA). Hiệp hội này được thành lập từ năm 1973,
tiền thân là hiệp hội các nhà giao nhận Singapore (Singapore Freight Forwarders
Association). Ngày 30/08/1999 hiệp hội các nhà giao nhận Singapore được chính
thức đổi tên thành hiệp hội Logistics Singapore. Việc chính phủ Singapore cho phép
hiệp hội các nhà giao nhận đổi tên thành hiệp hội Logistics Singapore đã thể hiện sự
quyết tâm của chính phủ trong việc phát triển ngành kinh doanh dịch vụ Logistics
đầy tiềm năng ở Singapore. Việc chuyển đổi này đã được các chuyên gia đánh giá là
một bước tiến bộ mạnh mẽ trong ngành kinh doanh dịch vụ hàng hải của Singapore.
Theo ông Jamud SeongKoan - thành viên của hiệp hội Logistics Singapore
thì trước yêu cầu phát triển của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đòi hỏi người
kinh doanh dịch vụ vận tải và giao nhận phải mở rộng dịch vụ cung ứng của mình
70
không phải chỉ đơn thuần là nhà trung gian giữa nguời vận tải và người gửi hàng mà
còn phải tham gia vào việc quản lý toàn bộ chuỗi cung ứng của khách hàng. Do đó
tên gọi của người kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận có vẻ lỗi thời và không còn
phù hợp với giai đoạn phát triển mới nữa. Cùng với việc mang một tên mới, hiệp
hội Logistics Singapore cũng được gắn với sứ mệnh và nhiệm vụ mới, đồng thời có
thêm những thành viên mới bao gồm các nhà tích hợp hệ thống (System
Integrators), các nhà sản xuất thiết bị (Equipment Manufacturers)…để phản ánh
đúng đắn tính đại diện và bản chất của cộng đồng Logistics. Cơ cấu tổ chức và hoạt
động của hiệp hội Logistics Singapore cũng phức tạp và mở rộng hơn so với hoạt
động của hiệp hội tiền thân. Cơ cấu của hội bao gồm: hội đồng tư vấn (Advising
Panel), dịch vụ công ty (Corporate Communications), ban quan hệ ngành nghề
(Industry Relations), ban đào tạo và phát triển (Training&Development), ban vận tải
đa phương thức (Multimodal Transport) và ban Logistics tích hợp (Intergrated
Logistics). Hiệp hội Logistics Singapore cũng đẩy mạnh các hoạt động đào tạo huấn
luyện đội ngũ lao động trong ngành Logistics theo hướng chuyên nghiệp. Đây cũng
là một trong những mục tiêu chính của hiệp hội và có ý nghĩa rất quan trọng trong
chiến lược đẩy mạnh phát triển dịch vụ Logistics ở Singapore. Hiệp hội Logistics
Singapore còn liên kết với học viện giáo dục kỹ thuật (Institute of Technical
Education) đưa ra chương trình toàn diện để đào tạo sinh viên Singapore trở thành
nhà điều hành Logistics chuyên nghiệp (Certified Professional Logistician). Văn
bằng do hiệp hội Logistics Singapore cấp về Logistics đã được FIATA (Liên đoàn
những người giao nhận quốc tế) công nhận trên bình diện quốc và có giá trị tương
đương với văn bằng FIATA - Diploma of Competence in Freight Fowarding (Một
chứng chỉ có giá trị quốc tế của FIATA)
Ngoài việc hoàn thiện hệ thống quản lý và chính sách thúc đẩy phát triển
Logistics, chính phủ Singapore cũng rất chú trọng đến việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng
bao gồm cả hạ tầng công nghệ thông tin nhằm hỗ trợ tích cực cho hoạt động
Logistics, đặc biệt là mô hình dịch vụ E-Logistics (Logistics điện tử). Cho tới nay,
hệ thống cảng biển của Singapore được đánh giá là cảng thu hút tầu thuyền qua lại
nhiều nhất khu vực Châu Á, là nơi trung chuyển của hơn 400 hãng tàu lớn trên thế
71
giới và liên kết với hơn 700 cảng của trên 130 nước. Sân bay quốc gia Singapore
(Changgi Airport...), nối tuyến với trên 151 thành phố thuộc 50 quốc gia với tần
suất khai thác rất cao trong vận chuyển hành khách cững như hàng hoá. Đầu tư phát
triển hệ thống kho bãi ở Singapore cũng được ưu tiên hàng đầu. Singapore có một
hệ thống kho bãi được đầu tư và trang bị rất hiện đại và phần lớn đã được áp dụng
công nghệ mới. Ngoài ra, một chiến lựơc khác cũng được chính phủ Singapore quan
tâm đó là chiến lược ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động dịch vụ Logistics
nhằm biến Singapore trở thành một trục E-Logistics hàng đầu trên thế giới. Năm
2001, chính phủ Singapore đã chi ra hơn 11.6 triệu USD trong khuôn khổ kế hoạch
hành động công nghệ thông tin (Information Technological Action Plan) trong vòng
3 năm. Kế hoạch này có sự tham gia của các cơ quan hàng đầu Singapore là : Uỷ
ban phát triển thương mại Singapore (Trade Development Authority of Singapore),
cục hàng không dân dụng Singapore, cục cảng và hàng hải Singapore, hội đồng tiêu
chuẩn và năng suất Singapore.
Như vậy, chiến lược phát triển Logistics của Singapore như đã khái quát trên
đây cho thấy đây là một chiến lược phát triển rất toàn diện, cụ thể và chi tiết tới
từng bước đi trong quá trình phát triển hoạt động Logistics của Singapore.
II. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN LOGISTICS TRONG CÁC DOANH
NGHIỆP VẬN TẢI VÀ GIAO NHẬN Ở VIỆT NAM
1. Phát triển ngành Logistics thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, sự gia tăng của
hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư, dịch vụ Logistics tại Việt Nam đang có bước
phát triển mạnh mẽ và sẽ phát triển mạnh hơn khi Việt Nam chính thức trở thành
thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO)
Nhận thấy tiềm năng cũng như cơ hội của ngành dịch vụ Logistics, chính
phủ Việt Nam đã định hướng phát triển ngành dịch vụ Logistics thành ngành kinh tế
mũi nhọn trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Việt Nam.
Đối với nền kinh tế quốc dân, Logistics đóng vai trò quan trọng không thể
thiếu trong sản xuất, lưu thông, phân phối. Theo nghiên cứu gần đây cho thấy, chỉ
72
riêng hoạt động Logistics chiếm 10-15% GDP của hầu hết tại Châu Âu, Bắc Mỹ và
Châu Á - Thái Bình Dương.
Với sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế trong thời gian qua, nhu cầu giao lưu
phân phối ngày càng trở nên cấp thiết và ngành Logistics đã trở thành ngành công
nghiệp có tốc độ tăng trưởng vào loại cao nhất Việt Nam. Song hành cùng sự phát
triển và tăng trưởng xuất khẩu, ngành vận tại biển đang có những bước phát triển
vượt bậc, hiện 90% hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển, đặc biệt,
lĩnh vực vận chuyển Container luôn đạt tốc độ tăng trưởng 2 chữ số trong những
năm gần đây. Nhận thấy đó chính là những cơ sở cần thiết để phát triển ngành
Logistics thành ngành kinh tế mũi nhọn. Chính phủ và các nhà đầu tư quốc tế đang
triển khai một loạt dự án xây dựng các cụm cảng nước sâu như ở khu vực Cái Mép -
Thị Vải ở phía Nam, Hải Phòng ở phía Bắc, các dự án này đang phấn đấu hoàn
thành vào năm 2009.
Lĩnh vực vận chuyển hàng không cũng đã đạt những tiến bộ rõ rệt. Trong 10
năm qua vận chuyển hành khách và hàng hoá theo đường hàng không đạt mức tăng
trưởng trung bình lần lượt là 12.3%/năm và 17%/năm.
Với định hướng xây dựng ngành công nghiệp Logistics thành ngành công
nghiệp mũi nhọn, chính phủ đã xây dựng chiến lược phát triển, trong đó đã hoạch
định chiến lược phát triển ngành hàng hải, bởi vận tải biển là một khâu quan trọng
trong hoạt động Logistics. Chiến lược này thể hiện khung định hướng và các giải
pháp tổng quát phát triển toàn ngành trong giai đoạn nhất định, các chiến lược xây
dựng dược nghiên cứu trên cơ sở thực tiễn và xu thế phát triển tất yếu của Logistics
các nước trong khu vực và trên thế giới, quy hoạch phát triển ngành thể hiện sự cụ
thể hoá một bước của chiến lược phát triển ngành, nó là một tập hợp các mục tiêu
và sự bố trí nguồn lực theo thời gian nhất định. Như vậy, nếu không có chiến lược,
quy hoạch tổng thể thống nhất sẽ không có được khung định hướng rõ ràng cho sự
phát triển của ngành. Trên cơ sở đó, việc sử dụng nguồn lực của ngành sẽ đem lại
hiệu quả kinh tế cao trong khuôn khổ nhất định, thúc đẩy sự phát triển của ngành
Logistics cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước.
73
2. Hình thành những tổng công ty, công ty mạnh đủ thế và lực hoạt động trong
lĩnh vực Logistics toàn cầu.
Định hướng chiến lược phát triển Logistics tập trung ở những tổng công ty,
công ty trong ngành vận tải giao nhận có tiềm lực kinh tế mạnh. Hiện nay trên thị
trường thành phố Hồ Chí Minh có các đại gia trong lĩnh vực vận tải giao nhận như
Vinatrans, Gemartrans, Sotrans, Vietfract, Vosco, Vinafco, Tổng Công Ty Hàng
Không, Vinalines…Tuỳ vào tình hình cụ thể của từng tổng công ty, công ty có thể
phát triển Logistics trong một công ty con hoặc bộ phận đang hoạt động trong
ngành giao nhận hoặc thành lập một công ty con/bộ phận mới hoạt động Logistics.
Với tiềm lực kinh tế sẵn có, các công ty cần đầu tư thoả đáng để tổ chức hoạt động
Logistics thực sự.
Đối với các công ty giao nhận Việt Nam vừa và nhỏ có kinh nghiệm trong
hoạt động giao nhận nhưng chưa đủ thế và lực hoạt động Logistics cần liên doanh
liên kết với nhau, chuyên môn hoá theo thế mạnh của mỗi công ty. Bên cạnh đó,
Nhà nước còn cho phép đa dạng hoá các loại hình sở hữu trong ngành giao nhận.
Chính vì vậy có thể hình thành một công ty Logistics theo dạng cổ phần hoặc liên
doanh mà theo đó các cổ đông/đối tác có thể là các công ty mạnh về từng mảng
trong chuỗi Logistics. Mỗi công ty sẽ đầu tư phát triển, củng cố lại thế mạnh của
mình để cung cấp một chuỗi Logistics hoàn chỉnh.
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN LOGISTICS TRONG
CÁC DOANH NGHIÊP VẬN TẢI VÀ GIAO NHẬN CỦA VIỆT NAM
1. Giải pháp vĩ mô
1.1. Chính phủ xây dựng chiến lƣợc phát triển Ngành Logistics.
Logistics là một lĩnh vực mang lại hiệu quả rất lớn cho hoạt động kinh doanh
của xã hội, vì vậy, các quốc gia trên thế giới có điều kiện thuận lợi đều chú trọng
phát triển ngành dịch vụ này. Chiến lược phát triển Logistics nằm trong chiến lược
phát triển kinh tế xã hội và thực tế các quốc gia này đã thu được hiệu quả rất lớn, ví
dụ như Singapore, Trung quốc hay các nước thuộc EU. Từ những bài học kinh
nghiệm của các nước cho thấy, muốn Logistics được ứng dụng và phát triển toàn
diện và có hiệu quả ở Việt Nam, nhà nước phải xây dựng chiến lược phát triển cho
74
ngành kinh doanh dịch vụ này. Nếu không có chiến lược đúng đắn sẽ dẫn đến sự tự
phát, manh mún gây ra lãng phí các nguồn lực đầu tư và không mang lại hiệu quả
như mong muốn.
Ngoài ra việc xây dựng chiến lược phát triển Logistics, Nhà nước cần ban
hành các chính sách khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh vận tải giao nhận
áp dụng và phát triển Logistics trong hoat động kinh doanh của mình. Nội dung
chính sách khuyến khích phát triển Logistics theo các hướng sau:
- Khuyến khích việc đầu tư vốn phát triển kết cấu hạ tầng Logistics và các
phương tiện vận chuyển, tạo cơ sở vật chất cho hoạt động Logistics.
- Có chính sách khuyến khích về thuế đối với dịch vụ Logistics và người
kinh doanh Logistics. Cụ thể như giảm thuế thu nhập công ty cho những doanh
nghiệp cung cấp dịch vụ Logistics và giảm thuế xuất nhập khẩu cho các doanh
nghiệp việt Nam khi sử dụng dịch vụ Logistics của những người cung cấp Việt
Nam. Điều này cũng sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển Logistics ở Việt Nam.
- Cho phép các doanh nghiệp kinh doanh Logistics của Việt Nam liên doanh,
liên kết với các công ty Logistics nước ngoài khai thác thị trường trong nước và ngoài
nước để học hỏi kinh nghiệm triển khai và quản lý dịch vụ Logistics, mở rộng thị
trường hoạt động từng bước thâm nhập thị trường quốc tế. Đây là mục tiêu khó khăn
nhất đối với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay nhưng dứt khoát phải vươn tới.
- Xây dựng một mạng lưới đa dạng, uyển chuyển cho phép chuyển tối ưu bộ
phận sang tối ưu toàn bộ nhằm mục đính tối ưu hiệu quả của vòng quay tăng
trưởng, vòng quay thu mua hàng hoá, sản xuất, phân phối bán hàng, vận tải, tái chế
và sử dụng lại các nguồn nguyên vật liệu từ các công ty.
1.2. Hoàn thiện hệ thống pháp luật điều chỉnh trong hoạt động Logistics.
Đảm bảo tính nhất quán, thông thoáng và hợp lý trong các văn bản, quy định
liên quan đến lĩnh vực Logistics với mục đích tạo cơ sở cho một thị trường
Logistics minh bạch. Luật thương mại Việt Nam qui định hoạt động Logistics là
hành vi thương mại, công việc chính là cung cấp các dịch vụ vận tải hàng hoá, tổ
chức vận chuyển nhưng khi đảm nhận việc vận chuyển thì phải tuân theo pháp luật
về vận chuyển. Tuy nhiên, hiện nay luật cũng chưa cụ thể hoá qui chế của người
75
chuyên chở không có tàu (NVOCC - Non - Vessel Operating of Common Carrier)
trong pháp luật về Logistics. Việc cấp phép hoạt động cho các công ty tư nhân của
chính quyền địa phương lại được thực hiện đại trà mà không xem xét khả năng tài
chính, cơ sở vật chất của đơn vị xin phép hoạt động. Các qui định về dịch vụ phát
chuyển nhanh hiện nay còn coi là dịch vụ bưu điện chứ chưa coi là một loại hình
dịch vụ Logistics và còn chịu nhiều sự điều tiết của các nghị định, thông tư về bưu
chính viễn thông. Đây là điều rất bất hợp lý. Gần đây nhất chính phủ đã ban hành
nghị định 140/2207/ND-CP ngày 05 tháng 09 năm 2007 quy định chi tiết luật
thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ Logistics và giới hạn trách nhiệm đối
với thương nhân kinh doanh Logistics. Đây được xem như một nỗ lực của chính
phủ nhằm dần hoàn thiện hành lang pháp lý trong hoạt động kinh doanh dịch vụ
Logistics, tiến tới hoàn thiện cơ sở pháp lý của hoạt động Logistics.
1.3. Đầu tƣ và nâng cấp hạ tầng giao thông vận tải.
Hệ thống giao thông vận tải là cơ sở hạ tầng quan trọng trong việc phát triển
dịch vụ Logistics. Việc ứng dụng và phát triển Logistics trong các doanh nghiệp
kinh doanh dịch vụ vận tải có đạt hiệu hay không hoàn toàn phụ thuộc vào kết cấu
hạ tầng và phương tiện vật chất kỹ thuật của ngành giao thông vận tải. Hệ thống
đường sá, cầu cống; nhà ga bến cảng; kho tàng bến bãi; phương tiện vận chuyển
cũng như các trang thiết bị phục vụ giao nhận vận chuyển… là những yếu tố không
thể thiếu được trong hoạt động của Logistics. Đầu tư phát triển phải đồng bộ, tiên
tiến tránh tình trạng không tương thích giữa cơ sở hạ tầng với phương tiện vận
chuyển. Một số vấn đề cần tập trung sau:
- Phát triển cơ sở hạ tầng và phương tiện vật chất kỹ thuật của ngành giao
thông vận tải.
Kết cấu hạ tầng và phương tiện vật chất kỹ thuật của giao thông vận tải đóng
vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển Logistics. Không có cơ sở vật chất
đồng bộ, tiên tiến khó có thể mang lại hiệu quả cho hoạt động Logistics.
Kết cấu hạ tầng giao thông vân tải phục vụ cho Logistics bao gồm hệ thống
đường bộ, đường sông, biển, các nhà ga, hệ thống cảng biển, sông, cảng hàng
76
không, kho tàng bến bãi cũng như các trang thiết bị xếp dỡ hàng hoá, Container ở
các điểm vận tải giao nhận.
+ Đối với vận tải đường biển, cần tập trung xây dựng và phát triển hệ thống
cảng và nâng cấp đội tàu.
Xây dựng và phát triển hệ thống cảng: Tập trung xây dựng và phát triển hệ
thống cảng biển hợp lý, đồng thời đảm bảo tính hiện đại đáp ứng nhu cầu thực tế;
Chú trọng đầu tư xây dựng cảng Container, cảng cạn (ICD); Tận dụng các nguồn
vốn hỗ trợ từ nước ngoài để xây dựng mới, cải tạo nâng cấp cảng biển, nạo vét
luồng lạch, mua sắm các trang thiết bị, cải tạo và xây dựng mới hệ thống kho tàng.
Đồng thời phát triển thêm các tuyến vận tải nhằm tăng năng lực chuyên chở và thu
hút thêm khách hàng.
Xây dựng, phát triển đội tàu vận chuyển: Nhà nước có chính sách hỗ trợ các
công ty có thể thuê, mua và vay mua tàu mới bằng cách đứng ra bảo lãnh cho cá
doanh nghiệp vay vốn các ngân hàng trong và ngoài nước với lãi suất ưu đãi. Nhà
nước đầu tư cho ngành đóng tàu để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành.
+ Đối với vận tải đường sông: cần xác định các tuyến đường chính để xây dựng
cảng và đầu tư phát triển phương tiện vận tải thích hợp như bố trí xây dựng các
cảng sông phải đảm bảo cho sự liên kết các phương thức vận tải một cách thuận lợi.
+ Đối với vận tải đường sắt: cần tập trung cải tạo, nâng cấp và mở rộng các
tuyến đường đồng thời bổ sung phương tiện vận chuyển như đầu máy, toa xe, đặc
biệt là các toa xe chuyên dụng.
+ Đối với vận tải đường bộ: tập trung nâng cấp, xây dựng các tuyến đường cao
tốc đảm bảo tải trọng cho các ô tô chuyên dụng lưu thông; tăng cường đầu tư phát
triển xe chuyên dụng Container, xây dựng các trạm giao nhận…
+ Đối với vận tải hàng không: Cần đầu tư mua sắm may bay chở hàng, các
phương tiện xếp dỡ vận chuyển hàng đồng thời thiết lập các tuyến bay chở hàng đến
các điểm có nhu cầu vận chuyển.
- Đầu tư phát triển hạ tầng công nghệ thông tin:
Xây dựng chiến lược phát triển hệ thông công nghệ thông tin nhằm phục vụ nền
kinh tế xã hội nói chung và Logistics nói riêng.
77
1.4. Thúc đẩy và phát triển hệ thống công nghệ thông tin.
Sự phát triển Logistics gắn liền với sự phát triển thương mại điện tử, do đó
Nhà nước cần ban hành các văn bản pháp lý để hỗ trợ cho thương mại điện tử phát
triển nhằm tạo điều kiện cho Logistics phát triển. Nhà nước cần xây dựng chiến
lược chung cho sự hình thành và phát triển nền kinh tế số hoá, xây dựng và ban
hành các chính sách, đạo luật và các quy định cụ thể tương ứng. Hệ thống pháp lý
cho thương mại điện tử cần được xây dựng trên cơ sở đạo luật mẫu về thương mại
điện tử (UNCITRAL) của Uỷ Ban Liên hiệp quốc về luật thương mại quốc tế nhằm
tạo nên sự đồng bộ trong hệ thống pháp luật Việt Nam với Luật Quốc tế, bảo vệ
quyền lợi hợp pháp trong các giao dịch điện tử cho các doanh nghiệp.
Trong Logistics, hệ thống thông tin được sử dụng rộng rãi bao gồm POS
(Điểm bán hàng), hệ thống thông quan tự động, hệ thống phân loại và theo dõi
luồng hàng, hệ thống EDI (hệ thống chia sẻ và trao đổi dữ liệu điện tử). Sự tiến
bộ nhanh chóng của công nghệ thông tin trong thời gian qua đã giúp cho quá
trình hoàn thiện Logistics, quản trị kinh doanh và dịch vụ khách hàng phát triển
mạnh mẽ. Việc tận dụng ưu thế của công nghệ thông tin đã mang lại năng suất
lao động cao, tiết kiệm chi phí, giảm thiểu tình trạng tiêu cực, gian lận thương
mại, xuất khẩu và hải quan do vậy cần khuyến khích việc sử dụng công nghệ
thông tin trong hoạt động Logistics và thực hiện các phương pháp công nghệ
Logistics tiên tiến như quản trị chuỗi cung ứng (Supply Chain Management -
SCM) hay giao hàng đúng thời điểm (JIT).
Tổng cục hải quan đã đầu tư hơn 10 tỷ đồng/năm cho công nghệ thông tin,
nâng cấp mạng nội bộ (Lan) và mạng diện rộng (Wan) tạo điều kiện thuận lợi hơn
cho doanh nghiệp. Thủ tục khai hải quan điện tử đã được triển khai tại một số địa
phương và sẽ được áp dụng trên toàn quốc trong năm 2007.
Việc triển khai và áp dụng hệ thống công nghệ thông tin vào hoạt động
Logistics thực sự mang lại những lợi ích to lớn cho các doanh nghiệp kinh doanh
dịch vụ vận tải giao nhận, các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu cũng như
sự quản lý của Nhà nước của lĩnh vực kinh doanh dịch vụ Logistics.
78
1.5. Chuẩn hoá các quy trình dịch vụ Logistics, thống kê Logistics
Có thể dễ dàng nhận thấy rằng các đơn vị hoạt động trong ngành giao thông
vận tải ở Việt Nam hiện nay xử lý nghiệp vụ phát sinh tuỳ theo nhận thức riêng,
không theo một chu trình chuẩn và cũng không quan tâm đến thông lệ quốc tế.
Cũng không có một tổ chức, hiệp hội nào chịu trách nhiệm thống kê hoạt động của
ngành Logistics Việt Nam. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng không kiểm soát được,
dễ phát sinh tiêu cực, chệch hướng và cạnh tranh không lành mạnh. Do đó cần thay
đổi và tiêu chuẩn hoá các quy định (cấp phép, điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn...),
vận tải đa phương thức; thay đổi thói quen bán FOB và mua CIF vốn làm suy yếu
các công ty vận tải giao nhận Việt Nam; công nhận về mặt pháp lý các chứng từ
điện tử và thống nhất hoá, tiêu chuẩn hoá tên hàng và mã hàng hoá.
1.6. Đẩy mạnh công tác đào tạo Logistics
Định hướng phát triển nguồn nhân lực cho ngành Logistics theo quan điểm
của VIFFAS là phát triển theo hướng chính quy, chuyên nghiệp và kế hoạch phát
triển dài hạn và cả ngắn hạn.
Trong chiến lược dài hạn, hiệp hội đề nghị chính phủ và các cơ quan chức
năng quan tâm, hỗ trợ và hoạch định trong các chính sách có tính định hướng liên
quan đến ngành Logistics; mở các bộ môn và khoa Logistics trong các trường Đại
học, chuyên ngành ngoại thương. Ngoài ra hiệp hội cũng đề nghị tìm kiếm các
nguồn tài trợ trong nước và quốc tế cho các chương trình đào tạo ngắn hạn trong
nước; đồng thời phối hợp và tranh thủ hợp tác với các tổ chức FIATA, IATA và các
tổ chức phi chính phủ khác để có nguồn tài trợ thường xuyên hơn.
Về tổ chức tuyên truyền, VIFFAS nên tổ chức xuất bản một tờ tạp chí,
Website riêng để làm diễn đàn cho các hội viên tham gia đóng góp ý kiến về các
vấn đề thuộc về ngành nghề của mình, có tiếng nói của chính phủ, các cơ quan quản
lý và hoạch định chính sách cũng như xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho ngành
Logistics. Các chương trình đào tạo sẽ được thông báo rộng rãi đến các hội viên để
tích cực tham gia và tổ chức đào tạo cung cấp các sách báo, tài liệu nghiệp vụ cho
các hội viên để tham khảo.
79
Về ngắn hạn các công ty, doanh nghiệp có thể thông báo cho hiệp hội về nhu
cầu đào tạo, các hiệp hội có thể mời các chuyên gia kinh nghiệm đào tạo nội bộ
doanh nghiệp để hỗ trợ cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp hiện nay đang có kế
hoạch đào tạo để đảm bảo nâng cao năng lực cạnh tranh và cung cấp dịch vụ có
hàm lượng chất xám cao. Các kế hoạch đào tạo thường bao gồm đào tạo và chuyên
môn hoá nhân sự phụ trách thủ tục Hải quan trong các công ty giao nhận quốc tế, cử
người đi tham quan, học hỏi ở các công ty khác về việc thu hút lao động có trình độ
đại học, cao đẳng chuyên ngành liên quan, am tường ngoại ngữ, có kiến thức ngoại
thương, cập nhật thường xuyên kỹ thuật mới trong nghiệp vụ giao nhận vận tải quốc
tế. Các công ty cần có chương trình đưa sinh viên thực tập, thuyết trình về thực tiễn
hoạt động ngành hiện nay ở Việt Nam và trên thế giới cho sinh viên, công ty phải có
những đóng góp vật chất cụ thể cho đào tạo, hỗ trợ chuyên môn cho các trường nếu
muốn sử dụng sinh viên những trường này.
Thực hiện tốt các giải pháp có tính định hướng nói trên sẽ góp phần tăng
cường xây dựng và phát triển nguồn lực cho ngành dịch vụ Logistics ở nước ta. Một
nguồn nhân lực tốt, có chất lượng sẽ là tiền đề cho sự phát triển và tăng trưởng của
các doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập trước và sau WTO. Các giải
pháp về nguồn nhân lực nhằm từng bước góp phần thúc đẩy kinh doanh giao nhận
vận tải Việt Nam vượt qua những khó khăn hiện tại để có thể vững bước tiến lên
bằng chính đôi chân của mình, lạc quan và thắng lợi.
2. Giải pháp vi mô.
2.1. Liên kết và sát nhập các doanh nghiệp trong nƣớc
Giá dịch vụ Logistics của các doanh nghiệp Việt Nam tương đối rẻ, nhưng
dịch vụ này lại thiếu độ chắc chắn và tin cậy. Để khắc phục điểm yếu này, các
doanh nghiệp Việt Nam phải liên kết, hợp tác với nhau. Để làm được điều này, các
doanh nghiệp trong nước phải thay đổi tư duy cạnh tranh theo kiểu thắng thua, mà
thay vào đó là hợp tác liên kết cùng có lợi. Thực tế đòi hỏi các doanh nghiệp bên
cạnh liên kết với các doanh nghiệp quốc tế phải đẩy mạnh liên kết giữa các doanh
nghiệp trong nước để tăng sức mạnh về khả năng tài chính, nhân lực và sự chuyên
nghiệp trong hoạt động để có khả năng đa dạng các dịch vụ Logistics. Đây là những
80
điểm mạnh của các doanh nghiệp Logistics nước ngoài mà các doanh nghiệp trong
nước cần nhìn nhận và rút ra bài học.
Việc liên kết và sát nhập cần có vai trò của hiệp hội giao nhận kho vận
(VIFAS), hiệp hội này cần được nâng cao về lượng và chất. Chúng ta nên xem xét
việc bổ sung, mở rộng vai trò và chức năng của hiệp hội đại lý vận tải hoặc xem xét
thành lập một hiệp hội các nhà cung cấp dịch vụ Logistics. Để thực hiện điều này
đòi hỏi hiệp hội đại lý và môi giới hàng hải, Hiệp hội chủ tàu, Hiệp hội cảng biển,
phối hợp với các hiệp hội về xuất nhập khẩu hàng hoá như: Thuỷ sản, dệt may,
lương thực và các chủ hàng lớn…
Các hiệp hội cần phải trao đổi và bàn bạc kỹ hơn về vấn đề hợp tác. Bởi hoạt
động Logistics chuyên nghiệp đòi hỏi phải tích hợp được việc cung ứng nguyên vật
liệu, sản xuất, XNK hàng hoá, phân phối với hàng loạt các dịch vụ vận tải, giao
nhận, thông quan. Những người sản xuất, những thương gia, những người làm dịch
vụ (vận tải, khai thuê hải quan, người cung cấp dịch vụ Logistics) phải tìm được
tiếng nói chung, có những cam kết hoạt động chung mới khống chế việc thị phần bị
mất ngay trên thị trường nội địa.
2.2. Đẩy mạnh quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh
vực Logistics
Quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp ở Việt Nam đang diễn ra mạnh mẽ
cả chiều rộng và chiều sâu. Ngành dịch vụ Logistics không nằm trong ngoại lệ,
trong thời gian các công ty giao nhận vận tải, Logistics đã thực hiện cổ phần hoá, và
đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Điều đó đã cho thấy chủ trương đúng đắn
của chính phủ, đồng thời đã mang một diện mạo mới cho các doanh nghiệp. Hoạt
động kinh doanh tăng vượt bậc, thị phần cũng như thương hiệu của công ty đã vượt
quá những kỳ vọng của họ, trong số có một số công ty nổi bật như Gemadept,
Vipco, Vinashin, SAFI… những thành công ban đầu đã cổ vũ cho quá trình cổ phần
hoá của những công ty đang trong quá trình thay đổi mô hình kinh doanh. Những
lợi ích mang lại thật to lớn như: Doanh nghiệp có thể huy động nguồn vốn lớn để
đầu tư vào hoạt động kinh doanh, thu hút các nguồn vốn lớn từ các đối tác chiến
lược, thu hút được nguồn nhân lực chất lượng cao đồng thời áp dụng những công
81
nghệ tiên tiến nhất. Đây là cơ hội mang lại sự phát triển cho các doanh nghiệp kinh
doanh dịch vụ Logistics. Đây là một tiền đề để hình thành những tập đoàn kinh
doanh dịch vụ Logistics của Việt Nam. Do đó cần có những định hướng mang tính
thực tế để đẩy mạnh quá trình cổ phần hoá. Đồng thời cần tìm cách xóa bỏ tình
trạng cổ phần hoá khép kín, tăng lượng cổ phần bán ra ngoài doanh nghiệp, tạo điều
kiện cho các nhà đầu tư chiến lược được tham gia với tỷ lệ sở hữu vốn lớn hơn, có
vai trò và tác động thực sự làm thay đổi cung cách quản lý, tăng tiềm lực tài chính,
công nghệ và thị trường doanh nghiệp.
10 công ty lớn trong ngành vận tải
Công ty EPS (06) EPS (07) PE (06) PE (07)
GMD 4,138 3,241 31 39
VIP 2,319 1,893 33 40
VSP 4,363 12,500 31 11
TMS 3,710 3,156 17 20
HTV 1,748 3,223 31 17
COM 2,613 2,023 27 35
DXP 3,276 3,143 14 14
MHC 2,342 2,057 18 20
VFC 2,111 1,911 21 24
PJT 2,046 1,835 28 32
Trung bình 2,867 3,498 25 .1 25.2
(Nguồn: Công ty chứng khoán Sacombank - 2007)
2.3. Nâng cao, khuyến khích sử dụng công nghệ thông tin trong các doanh
nghiệp Logistics.
Hiện nay các công ty thường xuyên trao đổi dữ liệu với nhau và với khách
hàng dưới dạng email, fax, qua giấy trao tay… Điều đó có nghĩa là khách hàng
không hề có một nguồn dữ liệu có sẵn về hàng hoá đang vận chuyển mà khi cần họ
phải trực tiếp hỏi người cung cấp dịch vụ Logistics. Nếu hệ thống truyền dữ liệu
điện tử vào hoạt động, khách hàng có thể truy cập vào mạng EDI với mật mã của
mình, họ có thể biết hàng hoá của mình đang ở ví trí nào trong kho, đang ở đâu
trong hành trình vận chuyển… Điều đó chỉ có thể khi các hoạt động Logistics được
82
dữ liệu hoá trong tất cả các quy trình, các quy trình thực hiện đều được khai báo qua
hệ thống thông tin kết nối hoàn chỉnh.
Các đơn vị cung cấp dịch vụ Logistics nên phát triển nguồn dữ liệu thông tin
quy trình hoạt động Logistics của mình. Với lợi thế cả thế giới đang trong giai đoạn
phát triển công nghệ thông tin cao nhất, các công ty cần đầu tư xây dựng hệ thống dữ
liệu của mình tạo nên những lợi thế cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh của mình.
2.4. Đa dạng hoá các dịch vụ trong hoạt động Logistics
Các công ty Logistics có thể tăng cường một số dịch vụ khác để tăng sức
cạnh tranh như:
Kết hợp thêm nhiều tuyến vận tải đa phương thức nhằm đạt tới mục tiêu tiết
kiệm tối đa chi phí và chất lượng dịch vụ nâng cao. Hiện nay tại Việt Nam chỉ có
vận tải đa phương thức đường biển, đường bộ hay đường hàng không- đường bộ
nhằm thực hiện dịch vụ Door to Door. Do đó chưa có các hình thức vận tải đa
phương thức khác mà cả thế giới đang sử dụng như mô hình cầu lục địa kết hợp cả
máy bay, tàu biển, xe tải…
Tăng cường các dịch vụ kho vận thông qua các dịch vụ thiết kế, quản lý kho
bao gồm cả quản lý dữ trữ tới hạn. Hiện nay, các công ty Logistics chỉ kinh doanh
dịch vụ cho thuê kho mà chưa có các hình thức kinh doanh khác trong lĩnh vực này
như thiết kế kho, phương thức sắp xếp hàng có hiệu quả để giảm chi phí kho cho
khách hàng. Bước tiếp theo các đơn vị có thể tham gia quản lý kho thông qua hệ
thống truyền dữ liệu điện tử thông báo cho khách hàng tình trạng dự trữ của kho để
khách hàng hoạch định chiến lược và đi tới các quyết định kinh doanh một cách
nhanh chóng và chính xác.
Đảm nhận việc đóng gói bao bì, phân loại hàng hoá cho các doanh nghiệp
xuất nhập khẩu.Các công ty Logistics sẽ thay mặt nhà nhập khẩu thực hiện các dịch
vụ đóng gói phù hợp với trọng lượng, kích thước, giá trị hàng hoá, đánh ký mã hiệu,
nhãn hiệu chính xác, phù hợp với yêu cầu, tiêu chuẩn quốc tế nhằm tạo điều kiện
cho việc xếp dỡ, giao nhận và vận chuyển hàng hoá.
2.5. Đầu tƣ phát triển các dịch vụ Logistics nội địa
83
Để đầu tư phát triển các dịch vụ Logistics nội địa, cần phải tăng cường hợp
tác giữa các nhà cung cấp dịch vụ Logistics, giữa nhà cung cấp với những người/tổ
chức sử dụng dịch vụ. Như vậy toàn bộ quá trình từ sản xuất đến lưu thông hàng
hoá sẽ đạt được hiệu quả hơn, giúp giảm tổng chi phí đến mức tối thiệu.
Như đã biết, Logistics là một bộ phận của chuỗi cung ứng. Mỗi chuỗi cung
ứng gồm nhiều nhà cung cấp dịch vụ khác nhau. Việc xây dựng mối quan hệ hợp
tác khăng khít, lâu dài giữa các nhà cung ứng này là nhân tố quyết định sự thành
công của chuỗi cung ứng của một công ty. Một ví dụ điển hình ở TP Hồ Chí Minh
là tập đoàn Metro Cash&Carry Việt Nam. Đây là một tập đoàn bán sỉ thực phẩm
của Đức chuyên phục vụ các khách sạn, nhà hàng và các đơn vị kinh doanh ăn uống
lớn. Những khách hàng này chiếm hơn phần nửa doanh thu của Metro ở Việt Nam
với hơn 120 triệu năm 2004. Sự thành công của Metro có mối liên quan gần gũi với
chiến lược xây dựng mối quan hệ cung ứng lâu dài, đặc biệt là với các nhà cung ứng
thực phẩm tươi sống tại địa phương. Mối quan hệ này dựa trện sự tin cậy. Để có
được sự tin cậy, các nhà cung ứng phải chứng tỏ họ có thể cung cấp sản phẩm chất
lượng ổn định và thích nghi với sự thay đổi của khách hàng. Song song đó, Metro
cung chiếm được niềm tin từ phía nhà cung ứng bằng cách bảo đảm trong khâu
thanh toán, để thiết lập mối quan hệ này, giữa Metro và các nhà cung ứng phải liên
tục trao đổi, chia sẻ thông tin thị trường với nhau, giúp đỡ nhau cùng phát triển
hướng tới mục tiêu phục vụ khách hàng với sản phẩm có chất lượng cao nhất và với
hiệu quả hoạt động có hiệu quả cao nhất. Sự cộng tác này đem lại lợi ích cho tất cả
các bên, những nhà cung ứng xuất sắc thường được Metro cam kết ký hợp đồng dài
hạn. Ngược lại, Metro cũng được đảm bảo có thể mang đến sản phẩm có chất lượng
cao cho khách hàng. Bằng việc xây dựng mối quan hệ trực tiếp với nông dân thay vì
trung gian giúp Metro giảm nhiều chi phí và có được mức giá cạnh tranh.
Trên đây chính là một trường hợp về việc hợp tác hữu hiệu giữa các nhà
cung cấp trong chuỗi cung ứng. Hiện nay các công ty Logistics Việt Nam hoạt động
còn rất độc lập, thiếu hẳn sự liên kết vẫn được xem là rất cần thiết để hoạt động
Logistics đạt được hiệu quả cao nhất. Trong xu hướng ngày nay, mỗi doanh nghiệp
cần tập trung vào thế mạnh của mình và sẽ thuê ngoài các dịch vụ không phải là thế
84
mạnh.Muốn vậy tính liên kết sẽ cần thiết hơn bao giờ hết. Đã đến lúc các doanh
nghiệp Logistics Việt Nam cần ngồi lại và hợp tác với nhau để đưa ra thị trường
một chuỗi các dịch vụ Logistics tổng thể cho khách hàng.
Chẳng hạn một công ty giao nhận có thể liên kết với một công ty kho bãi, về
vận tải, về môi giới, về hàng không để tạo thành một chuỗi liên kết chặt chẽ để phục
vụ khách hàng một cách hiệu quả nhất. Ví dụ như các đơn vị cung cấp dịch vụ
Logistics thường chỉ liên hệ với các nhà cung cấp kho vận, vận tải cũng như một số
dịch vụ nhất định khi có yêu cầu từ phía khách hàng nên thường giá cao. Cũng có
những đơn vị có kho riêng nhưng sử dụng không hiệu quả do nguồn hàng ít. Do đó
một giải pháp tích cực là tăng cường ký hợp đồng dài hạn với các đơn vị cung cấp
nhằm giảm giá cho khách hàng cuối cùng. Thông qua đó, vốn không bị ứ đọng quá
lâu, tiền thuê có thể trả từng đợt và có thể được hưởng giá ưu đãi.
85
KẾT LUẬN
Trên thế giới Logistics đã có một quá trình phát triển lâu dài và những ưu
việt của nó ngày càng bộc lộ một cách rõ rệt. Cùng với xu thế phát triển của nền
kinh tế thế giới chuyển từ nền kinh tế tập trung vào sản xuất sang nền kinh tế hàng
hoá tập trung vào nhu cầu của thị trường là chủ yếu, thì Logistics đã xuất hiện và
mang lại những thành quả to lớn đối với nền kinh tế. Dòng lưu chuyển hàng hoá
ngày càng dài hơn, từ người sản xuất hàng hoá phải đi qua rất nhiều người trung
gian mới tới được người tiêu dùng cuối cùng. Tính chất phong phú và sự vận động
phức tạp của hàng hoá đòi hỏi sự quản lý chặt chẽ đã đặt ra một yêu cầu mới đối với
hoạt động vận tải giao nhận. Mặt khác, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông
tin cho phép kết hợp chặt chẽ các quá trình sản xuất, lưu kho, tiêu thụ hàng hoá với
hoạt động vận tải giao nhận có hiệu quả hơn. Và chỉ có Logistics mới có thể đáp
ứng tốt nhất những yêu cầu trên.
Hiện nay Logistics đang ở thời kỳ phát triển sôi động nhất trên thế giới và
mang lại cho các công ty vận tải giao nhận nói chung và giao nhận vận tải biển nói
riêng những nguồn lợi to lớn. Song đây lại là lĩnh vực khá mới mẻ ở Việt Nam.
Trên thực tế Việt Nam hội tụ rất nhiều điều kiện để có thể ứng dụng và phát triển
Logistics. Song để phát triển Logistics một cách thực sự thì đòi hỏi phải mất rất
nhiều thời gian, công sức và tiền của. Do đó, cần phải có sự hỗ trợ về vốn để tạo
điều kiện thuận lợi cho hoạt động Logistics phát triển. Mà trước hết là tập trung vào
lĩnh vực giao nhận, vận tải biển vì vận chuyển hàng hoá bằng đường biển luôn
chiếm phần chủ yếu trong khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu của nước ta. Bên
cạnh đó bản thân các doanh nghiệp vận tải giao nhận nói chung và các doanh
nghiệp giao nhận, vận tải biển nói riêng cũng phải nỗ lực trong việc nâng cao nhận
thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và trình độ quản lý, cũng như nâng cao chất
lượng cung cấp dịch vụ thì mới có thể áp dụng thành công Logistics và có thể cạnh
tranh với các hãng vận tải nước ngoài.
Trong những năm tới, sản xuất hàng hoá sẽ phát triển, khối lượng hàng hoá
xuất khẩu ngày càng tăng lên, thị trường xuất khẩu ngày càng mở rộng đáp ứng nhu
86
cầu thị trường một cách nhanh chóng hơn. Vì vậy, trao đổi thương mại của Việt
Nam sẽ tiếp tục mở rộng trên phạm vi thế giới. Với nỗ lực của nhà nước cùng các
doanh nghiệp trong lĩnh vực vận tải giao nhận chắc chắn trong tương lai không xa hoạt
động Logistics sẽ thực sự phát triển ở Việt Nam và trở thành công cụ sắc bén để các
doanh nghiệp Logistics của Việt Nam giành những lợi thế cạnh tranh nhất định.
87
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. GS.TS Hoàng Văn Châu (2003), vận tải và giao nhân hàng hoá xuất nhập khẩu,
Nhà xuất bản Khoa học và Kỷ Thuật, TP HCM.
2. Nguyễn Như Tiến (2000), Logistics khả năng ứng dụng và phát triển trong kinh
doanh dịch vụ vận tải giao nhận Việt Nam, Nhà xuất bản Giao Thông Vận Tải.
3. Nguyễn Như Tiến (2006), Vận chuyển hàng hoá đường biển bằng Container, Nhà
xuất bản Đại học quốc gia- Hà Nội.
4. Vũ Sỹ Tuấn (2000) Vận chuyển hàng hoá đường biển bằng đường hàng không và
những giải pháp phát triển phương thức này ở Việt Nam, luận án tiến sỹ.
5. Vũ Hữu Tửu (2002), Kỹ thuật nghiệp vụ Ngoại Thương, Nhà xuất bản giáo dục.
6. PGS.TS Đoàn Thị Hồng Vân (2003), Logistics những vấn đề cơ bản , Nhà xuất
bản Thống kê.
7. PGS.TS Đoàn Thị Hồng Vân (2006), Quản Trị Logistics , Nhà xuất bản Thống
kê.
8. Tạp chí hàng hải số 4(19-20) 4/2007.
9. Tạp chí hàng hải số 7(24-25) 7/2007.
10. Tạp chí hàng hải số 6(22-23) 7/2007.
II. TÀI LIỆU TIẾNG ANH
11. Deborah L.Bayles, “ E - Commerce Logistics and Fulfillent Delivering the
Goods”.
12. Lawrence D.Fredendall Ed Hill, “ Basics of Supply Chain Management”.
13. James C.Johnson - ST. Cloud State University & Donald F.Wood - San
Francisco State University, “ Contemporary Logistics”.
14. Douglas, “ International Logistics and Transportation”.
88
15. Douglas M.Lambert, “ Fundamental of Logistics” p.3, Mc Graw-Hill, 1998.
III. TRANG WEB TRUY CẬP
16.
17.
18.
19.
20.
21.
22.
23.
24.
25.
89
MỤC LỤC
Lời Mở Đầu ............................................................................................................. 1
Chương I. Tổng quan về Logistics ........................................................................... 3
I. Sự ra đời và phát triển của losgistics ................................................................. 3
1. Khái niệm về losgistics ................................................................................ 3
2. Sự hình thành và phát triển Logistics ............................................................ 6
3. Nguyên nhân ra đời và phát triển Logistics trong doanh nghiệp ................... 8
II. Đặc điểm, vai trò và tác dụng Logistics ........................................................ 10
1. Đặc điểm hệ thống của Logistics ................................................................ 10
2. Phân loại Logistics ..................................................................................... 13
2.1. Phân loại theo các hình thức Logistics ................................................. 13
2.2. Phân loại theo quá trình........................................................................ 13
3. Vai trò của Logistics ................................................................................... 14
4. Tác dụng của dịch vụ Logistics................................................................... 17
5. Bản chất kinh tế của Logistics .................................................................... 19
III. Các yếu tố cơ bản của Logistics ................................................................... 21
1. Yếu tố vận tải ............................................................................................. 22
2. Yếu tố Marketing ....................................................................................... 23
3. Yếu tố phân phối ........................................................................................ 24
4. Yếu tố quản trị ............................................................................................ 25
5. Các yếu tố khác .......................................................................................... 26
Chương II: Thực trạng dịch vụ Logistics trong vận tải và giao nhận ở Việt Nam ... 28
I. Các yếu tố Logistics trong giao nhận vận tải ................................................... 28
1. Quy trình giao nhận vận tải......................................................................... 28
90
1.1. Nhà cung cấp: ...................................................................................... 28
1.2. Cảng xuất (Cảng biển, sân bay, nhà ga)................................................ 30
1.3. Cảng nhập (Cảng biển, sân bay, nhà ga) ............................................... 32
1.4. Kho người mua .................................................................................... 34
2. Sự tích hợp, xâu chuỗi các yếu tố Logistics trong quy trình giao nhận vận
tải ................................................................................................................... 35
2.1. Logistics xâu chuỗi quy trình giao nhận vận tải. ................................... 35
2.2. Các loại chi phí trong quy trình giao nhận vận tải ................................ 45
2.3. Hệ thống thông tin tích hợp, xâu chuỗi các yếu tố ................................ 48
3. Lợi ích do sự xâu chuỗi các yếu tố trong chu trình vận tải và giao nhận mang
lại. ................................................................................................................. 51
3.1. Giảm chi phí ........................................................................................ 51
3.2. Nâng cao mức độ linh hoạt trong hoạt động của các doanh nghiệp ....... 52
3.3. Tăng cường chất lượng dịch vụ ............................................................ 53
3.4. Tăng doanh thu và lợi nhuận ..................................................................... 53
II. Thực trạng dịch vụ Logistics trong vận tải và giao nhận ở Việt Nam ............. 55
1. Năng lực ngành dịch vụ vận tải giao nhận ở Việt Nam ............................... 55
1.1. Quy mô hoạt động và tiềm lực tài chính ............................................... 55
1.2. Cơ sở hạ tầng và hệ thống thông tin ..................................................... 55
1.3. Nguồn nhân lực .................................................................................... 56
1.4. Luật áp dụng với hoạt động Logistics................................................... 59
2. Tình hình liên kết giữa các yếu tố trong chu trình vận tải và giao nhận ....... 59
2.1. Sự rời rạc giữa các yếu tố ..................................................................... 59
2.2. Không có sự quản trị Logistics hợp nhất .............................................. 60
91
III. Đánh giá dịch vụ Logistics trong vận tải và giao nhận ở Việt Nam............... 61
1. Tiềm năng và cơ hội phát triển ................................................................... 61
1.1. Điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý ......................................................... 61
1.2. Vai trò của ngành Logistics đối với sự phát triển kinh tế ở Việt Nam ... 62
1.3. Hoạt động XNK phát triển mạnh về chiều rộng và chiều sâu ................ 62
1.4. Vốn đầu tư vào Việt Nam tăng mạnh ................................................... 63
2. Một số bất cập khi phát triển dịch vụ Logistics ........................................... 64
2.1. Hạn chế về luật lệ và thông lệ trong mua bán quốc tế ........................... 64
2.2. Nguồn luật điều chỉnh .......................................................................... 64
2.3. Chi phí vận tải cao ..................................................................................... 65
3. Đánh giá dịch vụ Logistics trong vận tải và giao nhận ở Việt Nam .............. 66
3.1. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Logistics thứ hai ................................ 66
3.2. Không có sự liên kết và hợp tác giữa các doanh nghiệp........................ 67
Chương III. Một số giải pháp nhằm phát triển Logistics trong các doanh nghiệp vận
tải giao nhận ở Việt Nam ....................................................................................... 69
I. Kinh nghiệm áp dụng Logistics trong lĩnh vực giao nhận vận tải của
Singapore ........................................................................................................... 69
II. Định hướng phát triển Logistics trong các doanh nghiệp vận tải và giao nhận ở
Việt Nam ........................................................................................................... 71
1. Phát triển ngành Logistics thành ngành kinh tế mũi nhọn. .......................... 71
2. Hình thành những tổng công ty, công ty mạnh đủ thế và lực hoạt động trong
lĩnh vực Logistics toàn cầu. ............................................................................ 73
III. Một số giải pháp nhằm phát triển Logistics trong các doanh nghiêp vận tải và
giao nhận của Việt Nam ..................................................................................... 73
1. Giải pháp vĩ mô .......................................................................................... 73
92
1.1. Chính phủ xây dựng chiến lược phát triển Ngành Logistics.................. 73
1.2. Hoàn thiện hệ thống pháp luật điều chỉnh trong hoạt động Logistics. ... 74
1.3. Đầu tư và nâng cấp hạ tầng giao thông vận tải. .................................... 75
1.4. Thúc đẩy và phát triển hệ thống công nghệ thông tin............................ 77
1.5. Chuẩn hoá các quy trình dịch vụ Logistics, thống kê Logistics............. 78
1.6. Đẩy mạnh công tác đào tạo Logistics ................................................... 78
2. Giải pháp vi mô. ......................................................................................... 79
2.1. Liên kết và sát nhập các doanh nghiệp trong nước ............................... 79
2.2. Đẩy mạnh quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh
vực Logistics .............................................................................................. 80
2.3. Nâng cao, khuyến khích sử dụng công nghệ thông tin trong các doanh
nghiệp Logistics. ......................................................................................... 81
2.4. Đa dạng hoá các dịch vụ trong hoạt động Logistics .............................. 82
2.5. Đầu tư phát triển các dịch vụ Logistics nội địa ..................................... 82
Kết Luận ............................................................................................................... 85
Tài Liệu Tham Khảo ............................................................................................. 87
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3944_9902.pdf