Ở dịch vụ phân phối thì Việt Nam với tư cách là một nước đang phát triển
chủ yếu dành được những ưu đãi theo những quy định về S&D trong WTO thuộc
nhóm 2 tức là các quy định cho phép các nước đang và kém phát triển hưởng sự
linh hoạt trong việc chấp nhận các nghĩa vụ do WTO và các hiệp định của WTO
quy định. Dịch vụ phân phối là một lĩnh vực rất nhạy cảm khi tiến hành đàm phán
gia nhập WTO, vì vậy mà Việt Nam đã rẩt cố gắng nhằm đạt được những ưu đãi để
có thể bảo vệ tối đa ngành dịch vụ phân phối trong nước.
Theo đó, Việt Nam đã đạt được kết quả là mở cửa thị trường phân phối theo
lộ trình. Ngay khi gia nhập WTO, Việt Nam cam kết cho phép các nhà phân phối
nước ngoài được lập liên doanh với đối tác Việt Nam để cung cấp dịch vụ phân
phối nhưng tỷ lệ vốn góp của phía nước ngoài không được vượt quá 49%, kể từ
ngày 1/1/2008, hạn chế 49% vốn góp sẽ được bãi bỏ và đến ngày 1/1/2009 thì mở
cửa hoàn toàn. Với từng bước mở cửa như thế này,
103 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3349 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Dịch vụ phân phối và những vấn đề đặt ra trong việc thực hiện cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trung vào mở các siêu thị bán buôn và bán lẻ, nhưng dần dần họ
sẽ mở rộng sang các hình thức bán lẻ không có cửa hàng, chuyên kinh doanh bán
hàng qua catalogue, điện thoại, internet, máy bán hàng và giao tận nhà…Các hình
thức này bước đầu đã được du nhập, và hứa hẹn có nhiều phát triển ở nước ta. Các
công ty sản xuất trong nước sẽ phân phối qua thị trường nước ngoài dưới các hình
thức mới như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng chọn…Đối với thị
trường trong nước thì hệ thống phân phối sẽ hình thành và phát triển các dạng liên
kết dọc theo kiểu tập đoàn hoặc theo dạng hợp đồng.
1.3. Các nhà phân phối nước ngoài thâm nhập vào thị trường phân phối Việt Nam
khiến cạnh tranh trở nên khốc liệt hơn sẽ tác động tích cực tới chất lượng của dịch
vụ phân phối.
Theo lộ trình mà Việt Nam thực hiện các cam kết quốc tế (WTO, BTA, Hiệp
định bảo hộ và xúc tiến đầu tư Việt Nam - Nhật Bản, ASEAN cộng), các rào cản về
việc gia nhập và rút khỏi hệ thống phân phối sẽ dần được loại bỏ. Bên cạnh đó,
chính phủ cũng sẽ thực hiện những cải cách về môi trường kinh doanh nhằm tạo ra
một môi trường đầu tư và kinh doanh thông thoáng cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Với việc mở cửa DVPP thì ngày càng có sự tham gia mạnh mẽ của các công
ty xuyên quốc gia và đa quốc gia vào hệ thống phân phối của Việt Nam. Sự thâm
nhập ngày càng nhiều các Tập đoàn phân phối đa quốc gia trên thị trường Việt
73
Nam, ngoài Big C, Metro Cash & Carry, Cora, Parkson…và trong những năm tới
đây có khả năng sẽ có thêm Wal-mart của Mỹ, Carrefour của Pháp, các tập đoàn
phân phối trong nước. Hệ thống phân phối không còn là mảnh đất đặc quyền của
các doanh nghiệp trong nước, buộc các doanh nghiệp trong nước phải chủ động
tham gia, đổi mới mình đáp ứng nhu cầu của thị trường nếu không muốn bị loại ra
khỏi sân chơi.
Sự liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp và sự liên kết giữa hệ thống
phân phối trong nước với nước ngoài để hình thành hệ thống phân phối lớn mạnh
hơn ngày càng phát triển. Quá trình tích tụ và tập trung sẽ diễn ra mạnh mẽ giữa các
nhà phân phối trong nước tạo thành các chuỗi liên kết với các nhà sản xuất, các
ngân hàng để tăng cường sức cạnh tranh (đại lý phân phối độc quyền cho thương
hiệu Việt Nam, đặt các điểm giao dịch, máy ATM tại các siêu thị, chợ…). Một số
nhà phân phối có tiềm lực sẽ mở rộng hoạt động phân phối ra nước ngoài thông qua
liên doanh, liên kết với các tập đoàn phân phối nước ngoài hoặc thông qua các trung
tâm giới thiệu sản phẩm, trung tâm thương mại của Việt Nam tại nước ngoài. Lực
lượng người Việt Nam kinh doanh ở Nga và các nước Đông Âu cũng sẽ trở thành
những mắt xích quan trọng trong hệ thống dây phân phối hàng “made in Việt Nam”
nhưng mang thương hiệu quốc tế thay vì hàng Trung Quốc như hiện nay. Nhiều
doanh nghiệp, các hộ nông dân, ngư dân, các làng nghề truyền thống do không đủ
khả năng xây dựng hệ thống phân phối riêng sẽ tìm cách vươn ra thị trường thế giới
bằng hình giao dịch điện tử.
Tóm lại, hệ thống phân phối ở nước ta mặc dù vẫn còn mang nặng đặc điểm
của một nền thương nghiệp quy mô nhỏ nhưng đang chuyển mình theo hướng hiện
đại hoá và dự báo sẽ phát triển mạnh mẽ về hình thức, phương thức, quy mô trong
thời gian tới. Cùng với quá trình thực hiện các cam kết quốc tế và chính sách thu
hút đầu tư nước ngoài, trên “sân chơi” sẽ xuất hiện nhiều gã khổng lồ đến từ nước
ngoài, các loại hình phân phối cũng sẽ phát triển đa dạng. Trong bối cảnh đó, yếu tố
sống còn quyết định sự tồn tại của hệ thống phân phối quốc gia là ý thức liên kết
của các doanh nghiệp và vai trò hỗ trợ của Nhà nước. Sự liên kết giữa các nhà sản
xuất, các nhà phân phối trong nước cộng với ý thức thay đổi trong phương thức
74
kinh doanh tập hợp thành một khối, đủ sức làm đối trọng với các nhà phân phối
nước ngoài trong giai đoạn hậu WTO.
2. Số liệu dự báo
2.1. Sẽ xuất hiện ngày càng nhiều mô hình phân phối hiện đại.
Theo dự báo của Bộ Công Thương, với tình hình mở cửa DVPP khi chúng ta
thực hiện các cam kết gia nhập WTO như hiện nay thì đến năm 2010, kênh phân
phối hiện đại sẽ chiếm tỷ lệ 30-40% và đến năm 2020 kênh này sẽ chiếm đến 60%
trong tổng số các kênh phân phối. Hệ thống phân phối ngày một phát triển đã thúc
đẩy sự xuất hiện nhiều mô hình phân phối hiện đại, nhất là ở các thành phố lớn của
Việt Nam. Theo thống kê, cả nước hiện có 400 siêu thị, 60 trung tâm thương mại và
gần 2000 cửa hàng tiện ích. Hệ thống này đang ngày càng mở rộng về quy mô, nâng
cao về chất lượng, đan xen, hỗ trợ nhau để đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu tiêu
thụ sản phẩm, góp phần thúc đẩy sản xuất, tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống
cho người dân.
Như vậy, trong một vài năm tới, hình thức chợ nhỏ, chợ cóc truyền thống sẽ
dần dần bị thu hẹp lại, thay vào đó là sự xuất hiện ngày càng nhiều của các siêu thị
và đại siêu thị cũng như các cửa hàng tiện lợi. Người tiêu dùng sẽ dần hình thành
thói quen đi “siêu thị” thay vì “đi chợ” để mua sắm hàng hoá tiêu dùng thiết yếu
hàng ngày. Theo dự báo trong vòng 10 năm tới, số người dân ở 2 thành phố lớn
nhất nước là thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội thích đi mua sắm ở siêu thị hơn là ở
chợ sẽ tương ứng là 90% và 50%. Và Việt Nam sẽ từng bước trở thành một nước
công nghiệp.
Lĩnh vực DVPP đang ngày càng có vai trò quan trọng trong quá trình phát
triển chung của nền kinh tế Việt Nam trong những năm tới. Hiện tại, DVPP đã
chiếm tỷ trọng lớn thứ 3 trong tổng mức GDP, khoảng từ 13-15%, chỉ đứng sau
ngành công nghiệp chế biến (20%) và nông nghiệp (18%). Và theo dự báo của Bộ
Công Thương thì DVPP sẽ chiếm từ 15-20% trong tổng GDP trong những năm tới1.
1 Hệ thống phân phối chưa đáp ứng nhu cầu lưu thông hàng hóa nội địa,
rticleid=4906
75
2.2. Chính sách của Đảng và Nhà nước sẽ có nhiều tác động tích cực đối với DVPP
trong thời gian tới.
Để củng cố và phát triển thương mại nội địa trước thách thức của tiến trình
hội nhập kinh tế thế giới, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến việc xây dựng và
phát triển hệ thống phân phối và bán lẻ. Cuối năm 2006, Thủ tướng chính phủ đã
phê duyệt đề án “Chiến lược phát triển thương mại nội địa 2006-2010, định hướng
đến năm 2015 và 2020”. Nội dung cơ bản của chiến lược phát triển thương mại nội
địa đề ra 2 định hướng lớn:
Thứ nhất, là tổ chức lại thương mại nội địa, theo 2 hướng: Xây dựng các nhà
phân phối gắn liền với địa bàn cụ thể và xây dựng các nhà phân phối có tính hệ
thống, dựa trên các mối liên kết trong quá trình lưu thông và giữa lưu thông với sản
xuất tiêu dùng. Trong đó có hệ thống phân phối chuyên ngành như xăng dầu, xi
măng, sắt thép, phân bón…và hệ thống phân phối đa ngành như các trung tâm bán
buôn hoặc chuỗi cửa hàng bán lẻ…
Thứ hai, hoàn chỉnh môi trường pháp lý để quản lý và điều tiết vĩ mô về
thương mại nội địa, bảo đảm thị trường phát triển nhanh, mạnh và bền vững. Sau
khi hoàn thiện chiến lược, Bộ Công Thương sẽ trình Thủ tướng chính phủ ban hành
quyết định về một số chính sách hỗ trợ khuyến khích cho các nhà phân phối trọng
điểm.
2. Các giải pháp cụ thể
2.1. Nhóm giải pháp vĩ mô.
2.1.1. Cần tích cực cải cách hệ thống các chỉ tiêu thống kê đối với ngành dịch vụ
phân phối
Hiện nay, sự không đồng nhất và thiếu chi tiết của các chỉ tiêu thống kê
theo các phân ngành DVPP đã và đang gây khó khăn cho việc phân tích, đánh giá
một cách chính xác các xu hướng phát triển và hoạch định chính sách phát triển của
Nhà nước. Thực tế, các số liệu thống kê về ngành DVPP của Việt Nam hiện nay
mới chỉ bao gồm chỉ tiêu về số lượng doanh nghiệp phân theo địa phương và phân
theo loại hình doanh nghiệp. Trong khi đó, các chỉ tiêu quan trọng về các doanh
76
nghiệp như chỉ tiêu về qui mô vốn, lao động, doanh số, phân ngành bán buôn, bán
lẻ,…lại chưa được thống kê. Mặt khác, trong chỉ tiêu này lại bao gồm cả các doanh
nghiệp kinh doanh khách sạn, nhà hàng thuộc ngành du lịch. Những hạn chế này
cũng tồn tại trong chỉ tiêu thống kê về tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ xã hội.
Bên cạnh đó, trong các tài liệu thống kê ở phạm vi ngành và quốc gia hiện nay hoàn
toàn thiếu vắng các chỉ tiêu liên quan đến các hoạt động của thương mại dịch vụ
phân phối.
Do đó, Nhà nước cần cải cách hệ thống các chỉ tiêu thống kê nói chung và
đối với ngành dịch vụ phân phối nói riêng đảm bảo thu thập thông tin và phản ánh
sát thực các xu hướng phát triển: Đối với ngành DVPP, các chỉ tiêu thống kê đối với
phân ngành dịch vụ bán buôn và bán lẻ phải phân tách được doanh số bán buôn,
doanh số bán lẻ, phân tách theo hình thức sở hữu, theo lãnh thổ, cơ cấu, theo
phương thức thực hiện giao dịch. Các chỉ tiêu thống kê liên quan đến các chủ thể
hoạt động trong ngành dịch vụ phân phối phải phản ánh được cơ cấu theo quy mô,
cơ cấu theo lãnh thổ, cơ cấu theo hình thức sở hữu.
2.1.2. Khẩn trương xây dựng cơ cấu ngành dịch vụ phân phối hợp lý theo một chiến
lược mang tính dài hạn hơn.
Một thực tế là ngành dịch vụ phân phối ở nước ta hiện vẫn còn tồn tại nhiều
điểm bất hợp lý như: 1) Thương nghiệp nhỏ hiện vẫn chiếm tỷ trọng quá lớn. Điều
này là hoàn toàn trái ngược với xu hướng phát triển nhanh của sản xuất và tiêu dùng
trong nước; 2) Sự suy giảm nhanh cả về số lượng và vai trò của các nhà bán buôn –
các công ty thương nghiệp cấp I và cấp II - trước đây, trong khi khu vực tư nhân
chưa đủ lớn mạnh, các nhà sản xuất chưa tự kiểm soát được hệ thống phân phối đã
dẫn đến sự bất hợp lý trong việc kết nối giữa sản xuất và tiêu dùng; 3) Cơ cấu ngành
dịch vụ phân phối theo lãnh thổ cũng đang có sự bất hợp lý do sự phát triển các cơ
sở kinh doanh tập trung quá mức tại các đô thị, các khu vực tập trung dân cư.
Để giải quyết vấn đề này, nhà nước cần phải nhanh chóng thiết lập cơ cấu
ngành dịch vụ phân phối hợp lý theo hướng đẩy nhanh quá trình hình thành các nhà
phân phối lớn trong nước có khả năng phát triển mạng lưới phân phối trong phạm vi
cả nước và nước ngoài. Để hình thành các nhà phân phối lớn, Nhà nước cần dựa
77
trên cơ sở đặc trưng phân phối sản phẩm của từng ngành hàng, từng khu vực thị
trường và các xu hướng thay đổi phát triển của hệ thống phân phối. Trong đó, các
xu hướng thay đổi, phát triển của hệ thống phân phối. Trong đó, các xu hướng phát
triển chính của hệ thống phân phối bao gồm: 1) Lĩnh vực phân phối ngày càng trở
nên tập trung hơn. Điều này có nghĩa là sẽ hình thành các nhà phân phối lớn có
quan hệ gần gũi với các nhà sản xuất và các nhà bán lẻ; 2) Vai trò của các nhà bán
buôn truyền thống trong một số ngành hàng, nhất là những ngành hàng tiêu dùng
thông thường sẽ bị suy giảm trên thị trường do các hãng bán lẻ lớn mở rộng buôn
bán tận gốc, hoặc do nhà sản xuất muốn kiểm soát việc phân phối. Trong giải pháp
này các nội dung cụ thể cần được thực hiện bao gồm:
- Khuyến khích các nhà bán lẻ trong nước liên kết với nhau hoặc phát triển
thành chuỗi cửa hàng bán lẻ đối với các mặt hàng tiêu dùng thông dụng, các mặt
hàng thực phẩm;
- Hình thành các hãng cung cấp trọn gói hàng hoá trong các ngành hàng có
giá trị cao như đồ nội thất, các mặt hàng thiết bị…
- Hình thành các hãng bán buôn lớn đối với các mặt hàng nông sản tiêu thụ
với khối lượng lớn.
2.1.3. Hoàn thiện cơ chế chính sách nhằm tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước
đối với hệ thống phân phối.
Để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực đến lợi ích của nền kinh tế và của
người tiêu dùng do những thoả thuận trong mối quan hệ theo chiều dọc giữa nhà sản
xuất và các nhà phân phối gây nên, Nhà nước có thể áp dụng các biện pháp như:
- Đưa ra quy định nhằm kiểm soát giá bán lẻ, các hình phạt đối với biểu
hiện độc quyền qua giá bán lẻ;
- Quy định khung tỷ lệ chiết khấu giữa các nhà sản xuất với các nhà bán
buôn và giữa các nhà bán buôn với các nhà bán lẻ.
- Quy định các hình thức và phương thức khuyến mại của các nhà sản xuất
dành cho các nhà phân phối bán buôn và bán lẻ;
- Đưa ra các quy định cụ thể về điều kiện tham gia thị trường đối với các
chủ thể bán buôn và bán lẻ;
78
- Các quy định nhằm tăng cường tính pháp lý trong quan hệ giữa các đối
tượng trong hệ thống phân phối…
2.1.4. Chủ động xây dựng các biện pháp phi thuế quan phù hợp để quản lý hoạt
động của DVPP nước ngoài.
Giờ đây các nhà phân phối nước ngoài đã hoàn toàn có thể thành lập công ty
100% vốn ở Việt Nam trong lĩnh vực phân phối. Với những ưu thế về kinh nghiệm,
vốn, công nghệ…họ đang là mối lo ngại đối với các doanh nghiệp phân phối trong
nước. Nếu như Việt Nam không có những biện pháp quản lý chặt ngay từ đầu thì thị
trường phân phối của Việt Nam rất có khả năng bị thâu tóm bởi các công ty phân
phối nước ngoài. Việt Nam cần phải đặt ra những quy định “bản lề” khi xem xét cấp
phép cho DN nước ngoài. Đó là ưu tiên khuyến khích các DN có công nghệ, kinh
nghiệm quản lý tiên tiến; có tiềm lực kinh tế (đặt ra mức tối thiểu về vốn đầu tư);
giám sát chặt việc xây dựng hệ thống cửa hàng bán buôn, bán lẻ của DN nước ngoài
theo quy hoạch; khi cấp phép cơ sở bán lẻ thứ nhất phải xem xét các tiêu chí như
việc xin phép mở cơ sở thứ hai; ngoài ra, cần quy định rõ nếu trong thời gian 6
tháng sau khi cấp phép mà DN nước ngoài không hoạt động thì các địa phương có
quyền thu hồi giấy phép XNK.
2.2. Nhóm giải pháp đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ
phân phối
2.2.1. Chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên cho
doanh nghiệp mình.
Là thành viên chính thức của WTO, bước vào một sân chơi thương mại toàn
cầu bình đẳng, lãnh đạo các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp
phân phối nói riêng cần phải nâng cao nhận thức và am hiểu pháp luật về thương
mại quốc tế, nâng cao trình độ quản lý và khả năng nhanh nhạy đáp ứng với tình
hình kinh doanh theo môi trường và thông lệ quốc tế. Muốn thế, mỗi doanh nghiệp
DVPP phải xây dựng cho mình kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực đủ về số lượng, tốt
về chất lượng.
79
Các doanh nghiệp phân phối cũng phải chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo
ngắn hạn, trung hạn và dài hạn cho nguồn nhân lực của mình phù hợp với từng mục
tiêu phát triển của doanh nghiệp.
Cần chủ động và tích cực đổi mới mô hình tổ chức, công nghệ quản lý và
phương thức kinh doanh theo hướng chuyên nghiệp hoá, hiện đại hoá; có chiến lược
phát triển doanh nghiệp theo những mô hình thích hợp như xây dựng thành tập
đoàn, công ty mẹ - con, công ty cổ phần hay công ty trách nhiệm hữu hạn kinh
doanh hàng hoá chuyên ngành hay tổng hợp; thức hiện dịch vụ phân phối hay
logistics…
2.2.2. Tìm kiếm các giải pháp đột phá để nâng cao năng lực cạnh tranh của bản
thân doanh nghiệp.
Hiện nay, tỷ lệ giữa kênh phân phối truyền thống và hiện đại của Việt Nam
có sự chênh lệch khá cao. Kênh phân phối truyền thống ở Việt Nam đang chiếm tới
85%. Đây cũng chính là sức hấp dẫn của thị trường tiêu thụ ở Việt Nam. Tuy nhiên,
nếu đối tác nước ngoài nắm giữ được 85% thị phần hệ thống phân phối vẫn còn rời
rạc và manh mún này, thì họ có thể thống lĩnh được thị trường tiêu thụ của Việt
Nam. Các tập đoàn bán lẻ nước ngoài có thể vượt qua được các rào cản về tiếp cận
thị trường và đối xử quốc gia của Việt Nam thông qua các cuộc đàm phán thương
mại quốc tế nhưng họ sẽ vấp phải một rào cản vô hình và khó khăn hơn rất nhiều là
văn hoá tập quán và thói quen tiêu dùng của người dân nước ta. Đây chính là lợi thế
mà các doanh nghiệp Việt Nam có thể tận dụng và phát huy.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng phải nhận thức được sức mạnh của sự
liên kết với nhau thành những tập đoàn phân phối, bán lẻ lớn, phát triển rộng khắp ở
mọi phân đoạn thị trường để tiến tới xây dựng hệ thống phân phối và bán lẻ đủ sức
cạnh tranh với các tập đoàn nước ngoài.
Trong xây dựng chiến lược cạnh tranh cả ngành trước hết phải phù hợp với
chiến lược phát triển tổng thể của đất nước, đồng thời phải phù hợp với chiến lược
phát triển của từng vùng, miền và phù hợp với chiến lược phát triển các ngành khác
như chiến lược xây dựng sản phẩm quốc gia, chiến lược xây dựng thương hiệu…để
80
tạo sự đồng bộ, nhất quán, từ đó sẽ tạo sức mạnh tổng hợp và tăng năng lực cạnh
tranh của ngành trong bối cảnh mới.
Ngoài sự hỗ trợ của nhà nước, bản thân các doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ
cần nắm bắt các mô hình bán lẻ trên thế giới và định hướng đúng hình thức đầu tư
sao cho phù hợp với đặc trưng của thị trường nội địa. Đây là lợi thế cạnh tranh duy
nhất. Các đại gia quốc tế dù có phung phí tiền bạc cho công tác nghiên cứu thị
trường, thì cũng không ai hiểu sân nhà bằng chính doanh nghiệp trong nước.
Không giống như những dịch vụ hay sản phẩm khác, bản thân điểm bán lẻ
chính là nơi quảng bá thương hiệu bán lẻ hiệu quả nhất. Việc đầu tư vào một hệ
thống nhận diện thương hiệu bán lẻ (bao gồm logo, màu sắc, cách thức và vật liệu
trang trí) rất quan trọng, vì không chỉ đóng vai trò như quảng cáo ngoài trời mà còn
gắn liền ngày với hình ảnh cửa hiệu. Hình ảnh này cũng gắn liền với cách trưng bày
hàng hoá bên trong, vốn là những công cụ quảng bá kinh điển của cửa hàng bán lẻ.
Các hình thức khuyến mãi là chiêu thức không thể thiếu, đặc biệt là các tác nghiệp
giảm giá theo mùa, thu hút khách đến bằng những mặt hàng đại hạ giá.
Hầu hết các thương hiệu bán lẻ thành công đều có quy mô lớn với mạng lưới
bán lẻ rộng khắp. Hoạch định mạng lưới bán lẻ vì thế là công tác chiến lược của
ngành kinh doanh này. Việc hình thành mạng lưới không chỉ hữu ích trong công tác
định vị và quảng bá thương hiệu mà còn giúp thương hiệu có sức mạnh quy mô.
Các nhà bán lẻ Việt Nam nên mở rộng và khai thác thương hiệu riêng. Một
khi đã tạo dựng được thương hiệu đủ mạnh, nhà bán lẻ hoàn toàn có thể dùng chính
thương hiệu của mình để mở rộng sang cung ứng các sản phẩm. Người tiêu dùng
khi đó sẽ hoàn toàn yên tâm với các sản phẩm mang thương hiệu của trung tâm mua
sắm mà mình tin tưởng.
Thời điểm 01/01/2009 cho phép các nhà phân phối nước ngoài được thành
lập công ty 100% vốn tại Việt Nam đã được thực hiện theo đúng cam kết gia nhập,
do vậy tình hình đòi hỏi chính phủ và các nhà phân phối và bán lẻ nước ta rất phải
rất khẩn trương trong việc xây dựng, củng cố hệ thống phân phối và bán lẻ nhằm
tăng sức cạnh tranh với các tập đoàn bán lẻ hùng mạnh trên thế giới.
81
2.3. Một số giải pháp khác.
2.3.1. Tăng cường vai trò của hệ thống phân phối của từng doanh nghiệp
- Đối với hệ thống phân phối liên kết dọc
Phát triển liên kết là phát triển sự phân công theo chuỗi giá trị từ sản xuất
đến tiêu dùng, trong đó các hệ thống được chuyên môn hoá nhằm thực hiện phân
phối, tiêu thụ hàng hoá có hiệu quả trên thị trường.
Để phát triển được các hệ thống phân phối liên kết dọc, các doanh nghiệp
phải đặt phân phối ở trung tâm của chiến lược kinh doanh, coi phân phối là nhiệm
vụ trọng yếu trong dài hạn và đầu tư nguồn lực đầy đủ cho phân phối. Để có các hệ
thống phân phối liên kết dọc hiệu quả, các doanh nghiệp phải tuân thủ đầy đủ các
qui trình tổ chức hệ thống phân phối. Đó là kết quả của quá trình tư duy chiến lược,
quá trình làm thích ứng các hoạt động bên trong doanh nghiệp với các tổ chức bên
ngoài có liên quan trong kinh doanh. Đặc biệt, tổ chức hệ thống phân phối phải là
kết quả của quá trình đàm phán thiết lập các quan hệ trong kinh doanh.
Doanh nghiệp cần xác định cụ thể cấu trúc của hệ thống phân phối với các
thành viên cụ thể và những công việc tương ứng phù hợp với năng lực của họ, cần
xác lập mức độ và kiểu liên kết giữa các thành viên trong hệ thống. Có nhiều kiểu tổ
chức hệ thống phân phối theo những mô hình liên kết giữa các thành viên khác
nhau. Các doanh nghiệp phải tuỳ thuộc điều kiện cụ thể của mình để lựa chọn mô
hình tổ chức hệ thống thích hợp. Yêu cầu có tính quy luật là các doanh nghiệp nên
liên kết với nhau theo mức độ từ thấp đến cao, từ liên kết ở một số cấp độ phân phối
đến liên kết trong toàn bộ hệ thống.
Tuỳ thuộc điều kiện cụ thể, doanh nghiệp có thể lựa chọn 4 loại hình tổ chức
như sau:
o Tổ chức các hệ thống liên kết dọc được quản lý
Các doanh nghiệp đang kinh doanh trong hệ thống phân phối truyền thống
cần tăng mức độ phụ thuộc lẫn nhau và khả năng điều khiển hệ thống để dần chuyển
thành hệ thống liên kết dọc được quản lý. Nghĩa là mức độ phụ thuộc lẫn nhau và
các hoạt động liên kết trong hệ thống ngày càng phổ biến hơn. Nhiều doanh nghiệp
nhỏ gồm cả các nhà sản xuất và các trung gian thương mại cần tăng mức độ quản lý
82
các quan hệ kinh doanh. Nhiều kênh phân phối truyền thống qua các trung gian
thương mại ở các chợ có thể chuyển sang hệ thống liên kết dọc do một nhà bán
buôn giữ vai trò lãnh đạo hệ thống. Doanh nghiệp sẽ phải xác định những hoạt động
phối hợp chung trong hệ thống liên kết dọc được quản lý.
Hệ thống phân phối liên kết dọc được quản lý có thể phát triển từ thấp đến
cao và có thể phát triển từ một số khâu trong quá trình lưu thông hàng hoá cho tới
toàn bộ quá trình từ sản xuất tới bán buôn, bán lẻ và tiêu dùng. Tuỳ theo diễn biến
của thị trường và thực trạng cũng như khả năng của mình, doanh nghiệp cần chủ
động phát triển hệ thống liên kết doanh nghiệp được quản lý để mở rộng và phát
triển hệ thống phân phối một cách hiệu quả nhất.
o Tổ chức hệ thống phân phối hợp đồng dưới hình thức tổ chức hợp tác bán
lẻ và chuỗi bán lẻ do người bán buôn đảm bảo.
Đối với các doanh nghiệp nhỏ thì cần phải tổ chức hệ thống phân phối kiểu
tổ chức hợp tác bán lẻ để tạo ra sức mạnh đàm phán trong hệ thống. Khi tham gia các
tổ chức hợp tác, họ có thể ký hợp đồng mua theo số lượng lớn với giá và điều kiện
cung cấp ưu đãi từ nhà sản xuất hoặc cùng hợp tác để thực hiện xúc tiến trên thị trường.
Những nhà bán buôn cần phát triển các hợp đồng cung cấp hàng hoá cho một số người
bán lẻ nhất định ở từng khu vực thị trường để đảm bảo kinh doanh ổn định.
Vấn đề quan trọng trong tổ chức hệ thống phân phối này là cần có qui
hoạch tổng thể các thành viên của toàn hệ thống. Mỗi đại lý hay nhà bán lẻ mới
tham gia vào hệ thống đều phải nằm trong kế hoạch phát triển của doanh nghiệp để
hàng hoá tới đúng thị trường mục tiêu, để các thành viên không giẫm chân lên nhau.
Nội dung hợp đồng phải chia sẻ trách nhiệm và quyền lợi giữa các thành viên.
Một thị trường đầy tiềm năng mà các các doanh nghiệp còn chưa quan tâm
đúng mức là nông thôn. Các doanh nghiệp có thể thông qua việc tổ chức các liên kết
theo hợp đồng để thực hiện trao đổi, mua bán sản phẩm với thị trường nông thôn và
qua đó trở thành động lực thúc đẩy nông thôn phát triển. Trước hết những doanh
nghiệp kinh doanh vật tư nông nghiệp, thu mua nông sản chế biến và xuất khẩu,
hàng công nghệ phẩm cần phải thiết lập được những quan hệ hợp đồng với nông
dân để cung cấp vật tư nông nghiệp và tiêu thụ được nông sản của họ. Các doanh
83
nghiệp cần phát triển các quan hệ hợp đồng với nông dân để đảm bảo quan hệ buôn
bán bình đẳng với họ. Các hợp tác xã kiểu đại lý mua và bán cho nông dân có thể
đóng vai trò là thành viên quan trọng trong các kênh trao đổi với nông dân.
o Tổ chức hệ thống phân phối bằng hợp đồng kiểu đặc quyền kinh tiêu
Phát triển các hệ thống phân phối theo hợp đồng đặc quyền kinh tiêu sẽ
mang lại sức mạnh quản lý và điều hành hệ thống, tăng hiệu quả hoạt động của hệ
thống. Nội dung hợp đồng của liên kết dọc đặc quyền kinh tiêu tạo cho người sản
xuất cơ sở pháp lý để thực hiện quản lý hệ thống. Người chủ quyền có sức mạnh
quan trọng để điều khiển các đại lý đặc quyền theo truyền thống. Các doanh nghiệp
Việt Nam cần thấy đây là quan hệ kinh doanh hai bên cùng có lợi để cùng nhau đàm
phán hình thành các hợp đồng đặc quyền kinh tiêu hiệu quả. Các doanh nghiệp lớn,
sản phẩm có tiếng tăm trên thị trường cần chủ động phát triển các quan hệ đặc
quyền kinh tiêu để khai thác thị trường có hiệu quả. Các doanh nghiệp cần biết đầu
tư, tạo lập uy tín hình ảnh cho nhãn hiệu của mình, phát triển bí quyết công nghệ,
kinh nghiệm quản lý để có thể khai thác phát triển thị trường qua phương thức đặc
quyền kinh tiêu.
Những người nhận quyền cần biết khai thác quyền kinh doanh của mình đã
mua sao cho có hiệu quả. Để các hợp đồng đặc quyền kinh tiêu có sức sống lâu dài
đòi hỏi cả hai bên người chủ quyền và người nhận quyền phải nghiên cứu về nhau
và về điều kiện thị trường cẩn thận. Những điều khoản của hợp đồng phải được
nghiên cứu kỹ lưỡng để tránh thiệt hại cho mỗi bên.
o Tổ chức hệ thống phân phối tập đoàn hiện có và phát triển hệ thống tập
đoàn của các doanh nghiệp có điều kiện.
Trong tổ chức hệ thống phân phối tập đoàn, doanh nghiệp phải xác định bao
nhiêu đơn vị thành viên, qui mô mỗi thành viên thế nào? Bố trí trên các khu vực thị
trường ra sao và phân chia công việc phân phối cụ thể, phạm vi trách nhiệm cho
từng đơn vị.
- Các mặt hàng công nghiệp thiết yếu đối với đời sống kinh tế xã hội như
thép, than, xi măng, xăng dầu, hoá chất cơ bản cần phát triển các hệ thống tập đoàn
do doanh nghiệp Nhà nước làm nòng cốt. Tuy nhiên, các tổng công ty đã tổ chức
84
theo hình thức này cần nghiên cứu tổ chức lại theo qui trình thiết kế hệ thống để
đảm bảo các công việc phân phối được phân chia khoa học, giảm bộ máy quản lý.
- Các doanh nghiệp sản xuất có quy mô lớn, tạo lập được các cơ sở sức
mạnh và có nguồn lực lớn có thể phát triển các hệ thống phân phối do họ làm chủ
để cạnh tranh và chi phối thị trường. Các doanh nghiệp thương mại lớn, có sức
mạnh sẽ phát triển hoà nhập ngược và xuôi để làm chủ các hệ thống của họ như tự
xây dựng các cở sở sản xuất hoặc lắp ráp, xây dựng các cửa hàng bán lẻ của họ.
- Một số doanh nghiệp có thể thiết lập và điều hành một hệ thống phân phối
khép kín từ nghiên cứu nhu cầu thị trường, tự tổ chức việc mua nguyên liệu, vật tư
sản xuất, tổ chức phân phối và lưu thông sản phẩm, tổ chức các hoạt động dịch vụ
phục vụ khách hàng.
- Đa dạng hoá các hình thức của hệ thống dịch vụ phân phối liên kết
ngang
Để phát triển hệ thống phân phối hàng hoá Việt Nam trong điều kiện mở cửa và
hội nhập kinh tế quốc tế có thể phát triển các mối liên kết ngang khác nhau như sau:
Trước hết đó là mối liên kết ngang dưới hình thức Câu lạc bộ. Đó là tổ
chức của những người cùng sản xuất, kinh doanh bán buôn hoặc bán lẻ một ngành
hàng tại các chợ hoặc các địa bàn hành chính (xã) phường. Nội dung hoạt động Câu
lạc bộ là để thông tin, trao đổi với nhau những vấn đề về thị trường, giá cả và kinh
nghiệm kinh doanh. Qua đó mà các thương nhân có thể học hỏi và tiếp thu được các
kinh nghiệm quí về phát triển hệ thống phân phối. Mô hình liên kết ngang dưới
dạng Câu lạc bộ điển hình ở nước ta đó là “Câu lạc bộ bè cá ở An Giang”. Câu lạc
bộ này có khoảng 100 thành viên và câu lạc bộ đã thay mặt các thành viên đứng ra
ký hợp đồng với Agifish hợp đồng bao tiêu sản phẩm và thoả thuận lịch giao hàng.
Do biết trước lịch giao sản phẩm và giá cả nên việc tiêu thụ cá nguyên liệu cho việc
chế biến diễn ra thuận lợi, hiệu quả kinh tế tăng rõ rệt.
Thứ hai là liên kết ngang dưới hình thức Hiệp hội: Cho tới nay nước ta có
khoảng gần 30 hiệp hội doanh nghiệp ngành hàng hoạt động. Các hiệp hội được
thành lập và hoạt động với các chức năng, nhiệm vụ chủ yếu như: 1) Tập hợp các
doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trong ngành nhằm liên kết, tạo ra sức
85
mạnh tổng hợp để phát triển sản xuất, kinh doanh. 2) Thực hiện chức năng là cầu
nối giữa các hội viên và các cơ quan quản lý Nhà nước, phổ biến về cơ chế, chính
sách của Nhà nước tới các hội viên và phản ánh kiến nghị của hội viên tới cơ quan
quản lý Nhà nước. 3) Thực hiện nhiệm vụ thông tin, xúc tiến thương mại nhằm hỗ
trợ các hội viên trong mở rộng thị trường và tiêu thụ sản phẩm. 4) Thực hiện chức
năng tư vấn, đào tạo. 5) Thực hiện chức năng đối ngoại và thay mặt các thành viên
của hiệp hội tham gia tranh tụng quốc tế.
Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam (AVR) cũng đã được thành lập với gần
100 thành viên. Hiệp hội đã đề ra mục tiêu hoạt động đến năm 2010 là tập trung hỗ
trợ và nâng cao năng lực cho các nhà bán lẻ Việt Nam, từng bước hình thành hệ
thống bán lẻ Việt Nam với quy mô lớn và tính chuyên nghiệp cao. Hiệp hội cũng sẽ
đóng vai trò quan trọng trong việc tham gia xây dựng cơ chế chính sách, quy hoạch
phát triển loại hình kinh tế bán lẻ. Trước mắt, hiệp hội đề xuất và soạn thảo Luật
Bán lẻ trình Quốc hội phê duyệt. Và trong thời gian sắp tới đòi hỏi phải tăng cường
vai trò không chỉ AVR mà còn bất kỳ hiệp hội nào mang tính liên kết của các nhà
phân phối để cạnh tranh với nhà phân phối nước ngoài.
Thứ ba là liên kết ngang thông qua hoạt động tại các chợ, trung tâm thương
mại. Chợ bán buôn hay chợ bán lẻ là một loại hình tổ chức hoạt động thương mại đã
xuất hiện rất lâu trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Đây là một dạng liên kết mang
tính chất ngẫu nhiên do tập hợp của những người kinh doanh hoặc hội tụ tập trung
của nhu cầu mà hình thành. Chợ bán buôn hoặc bán lẻ cũng có thể là chợ chuyên
doanh theo ngành hàng, mặt hàng hoặc chợ kinh doanh tổng hợp. Cùng với sự phát
triển của các mối liên kêt dọc hợp đồng hoặc đại lý độc quyền thì vai trò của các
chợ sẽ giảm đi nhưng với điều kiện hiện nay và những năm tới vấn đề phát triển hệ
thống phân phối liên kết ngang tại các chợ còn chiếm vị trí quan trọng. Do đó mà
phát triển mạng lưới chợ như là một loại hình phổ biến của các mối liên kết ngang
và chiếm vị trí quan trọng trong hệ thống thị trường trung tâm, nhất là ở địa bàn
nông thôn.
Hệ thống các thị trường trung tâm bao gồm phần lớn là các sàn giao dịch
hàng hoá, trung tâm thương mại…cũng là một trong những mô hình về sự liên kết
86
ngang cần được phát triển. Do những hạn chế về vốn và cơ sở vật chất, các doanh
nghiệp có thể liên kết với nhau để cùng phát triển các trung tâm giao dịch bán buôn
hoặc trung tâm bán lẻ. Việc phát triển các liên kết ngang như vậy vừa tiết kiệm chi
phí cho từng doanh nghiệp, vừa tạo điều kiện để phát triển các dịch vụ hỗ trợ kinh
doanh như tài chính, bảo hiểm, tư vấn, giao nhận hàng hoá, bao bì và bao gói. Mặt
khác, khi uy tín của các trung tâm như trên được nâng cao thì việc phát triển hệ
thống phân phối và tiêu thụ hàng hoá của doanh nghiệp sẽ ngày một thuận lợi.
Thứ tư là liên kết ngang dưới dạng các tập đoàn, hãng: Ngày nay trên thế
giới đã hình thành nhiều tập đoàn, hãng thương mại và đó là bước phát triển cao của
các mối liên kết ngang. Lợi ích của phát triển các mối liên kết ngang chủ yếu dựa
vào sự chuyên môn hoá và lợi thế về qui mô.
Một số doanh nghiệp trong nước như Tổng công ty thương mại Sài gòn,
Coop Mart, Hapro…đã phát triển được một số siêu thị bán lẻ hiện đại và có uy tín,
hiệu quả kinh doanh tăng lên rõ rệt. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, siêu thị
hiện là nơi tiêu thụ khoảng 70% hàng hoá sản xuất trong nước và là một trong
những nơi bán lẻ nhiều mặt hàng có chất lượng đảm bảo, dịch vụ phục vụ khách
hàng chu đáo. Đây là một loại mô hình liên kết ngang có nhiều triển vọng phát triển
trong tương lai, nó phù hợp với các loại hình doanh nghiệp thương mại chỉ hoạt
động trong một khâu (bán buôn hoặc bán lẻ) nhưng kinh doanh tổng hợp nhiều mặt
hàng. Nếu doanh nghiệp tập trung vào số ít các mặt hàng chuyên doanh thì mô hình
cần phát triển sẽ là các liên kết dọc tập đoàn.
- Tăng cường dịch vụ phân phối liên kết dọc ngang hỗn hợp
Trong thực tế ít có thị trường hàng hoá và dịch vụ đồng nhất. Sẽ là cực kỳ
không chắc chắn nếu chỉ có một hệ thống phân phối duy nhất tới thị trường để thoả
mãn nhu cầu dịch vụ đầu ra của tất cả các phân đoạn thị trường hiện tại và tiềm
năng. Các doanh nghiệp có thể thiết kế hệ thống phân phối bao gồm các hệ thống
cấu trúc phối hợp các điều kiện liên kết với nhau. Sự phối hợp này có thể thực hiện
theo nhiều cách khác nhau. Có ba hướng cơ bản sau:
Xây dựng các hệ thống phân phối hỗn hợp. Đây chính là sự vận dụng hệ
thống phân phối đa kênh bao gồm cả kênh liên kết dọc và liên kết ngang. Với những
87
điều kiện có thể và cho phép, doanh nghiệp cần chú trọng phát triển các mối liên kết
dọc và khi điều kiện chưa cho phép thì có thể phát triển hệ thống phân phối theo
liên kết ngang. Doanh nghiệp phải lựa chọn hình thức nào để tiết kiệm chi phí và
thực hiện hiệu quả nhất. Chẳng hạn, doanh nghiệp kinh doanh nhiều mặt hàng
nhưng có mặt hàng mà khả năng phát triển lớn và uy tín sản phẩm đã có thì trước
hết tập trung vào các liên kết dọc. Bên cạnh đó, cần phát triển các liên kết ngang để
củng cố và mở rộng hệ thống phân phối khi có điều kiện.
Xây dựng hệ thống đa cấp độ. Các cách tổ chức hệ thống phân phối có thể
được phối hợp theo nhiều cách khác nhau như doanh nghiệp làm chủ một số cơ sở
phân phối của nó (hệ thống phân phối tập đoàn) và nhượng quyền cho những người
khác (các kiểu liên kết mềm). Một doanh nghiệp cần sử dụng nhiều hệ thống phân
phối khác nhau cho cùng một sản phẩm. Mỗi cấp độ rộng lớn và dài sâu của hệ
thống phân phối tuỳ theo tình hình cụ thể của thị trường và môi trường kinh doanh.
Liên kết giữa người tiêu dùng, thương mại và sản xuất còn được gọi là liên
kết ngược. Phần lớn các máy móc chuyên dụng, các mặt hàng tươi sống có thời hạn
bảo quản ngắn và các điều kiện vận chuyển phức tạp, chi phí cao đề phải thực hiện
theo phương thức trên. Các doanh nghiệp cần chủ động khai thác hệ thống phân
phối dưới dạng trên để phát triển hệ thống phân phối hàng hoá cho mình một cách
có hiệu quả.
2.3.2. Tăng cường sự hỗ trợ từ phía nhà nước đối với doanh nghiệp phân phối.
Đối với một lĩnh vực kinh tế còn non trẻ, năng lực cạnh tranh còn thấp như
lĩnh vực phân phối thì sự hỗ trợ từ phía nhà nước đối với các nhà phân phối trong
nước là điều vô cùng cần thiết và quan trọng.
Từ năm 2008, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phân phối sẽ nhận
được sự hỗ trợ được triển khai bởi Viện Phát triển Doanh nghiệp thuộc Phòng
Thương Mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) qua dự án hỗ trợ hỗ trợ kỹ thuật về
phát triển lĩnh vực dịch vụ phân phối. Về mặt nội dung, Dự án này sẽ tiếp cận toàn
diện các chủ đề và khía cạnh liên quan tới phát triển dịch vụ phân phối và kênh
phân phối trong DN. Các nội dung được đề cập trong kế hoạch triển khai bao gồm:
Những nguyên tắc cơ bản trong việc xây dựng hệ thống phân phối, Thiết kế kênh
88
phân phối, Quản trị kênh phân phối (Vận hành kênh phân phối, Quản trị nhân lực,
Quản lý chi phí, Quản lý chất lượng, Bao bì, đóng gói và hậu cần, Công nghệ trong
quản lý hệ thống phân phối), Quản trị thương hiệu và sở hữu trí tuệ, Xây dựng các
mối liên kết hiệu quả giữa người mua - người bán, Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế
trong xây dựng và phát triển hệ thống phân phối, Các chiến lược và phương pháp
tiếp cận khác nhau trong phát triển kênh phân phối, Kinh nghiệm xử lý các tình
huống trong quá trình phát triển và điều hành hệ thống phân phối, Các nội dung liên
quan tới phát triển dịch vụ phân phối tại các vùng khó khăn, vùng xa, Các vấn đề về
cạnh tranh, thâu tóm hệ thống phân phối, Dịch vụ phân phối và việc ứng dụng công
nghệ hiện đại trong phát triển dịch vụ, Các nội dung về hạ tầng trong việc xây dựng
hệ thống phân phối, Phát triển dịch vụ phân phối nhìn từ góc độ cơ quan quản lý.
Tuy nhiên đây mới chỉ là những hỗ trợ đơn thuần về mặt kỹ thuật, để tăng
tính cạnh tranh cho các doanh nghiệp thì Nhà nước cần phải có những ưu tiên khác
như về vốn, lãi suất, về mặt bằng kinh doanh, về thuế, phối hợp hỗ trợ đào tạo nhân
lực trong ngành phân phối. Cần cụ thể hóa những ưu tiên cho các nhà phân phối
Việt Nam, chẳng hạn như chính sách ưu đãi thuế phải thực sự công bằng bởi hiện
Nhà nước miễn thuế 2 năm đầu và giảm 50% thuế 3 năm tiếp theo cho nhà đầu tư
nước ngoài mà DN trong nước không được hưởng). Hay trong việc quy hoạch địa
điểm, mặt bằng kinh doanh (diện tích và vị trí đất) đai cho doanh nghiệp. Nhà nước
cần phải thống nhất sự hỗ trợ với các địa phương có những ưu tiên, tạo thuận lợi
cho doanh nghiệp trong nước khi thực tế những địa điểm đẹp, diện tích rộng lại
thường cho phép các doanh nghiệp nước ngoài sử dụng.
89
KẾT LUẬN
Ngành phân phối được coi là một ngành kinh tế rất nhạy cảm vì nó có ảnh
hưởng đến cuộc sống của hàng triệu người bán hàng và hàng chục triệu người tiêu
dùng, đặc biệt là hệ thống phân phối của một số mặt hàng thiết yếu và những đóng góp
của ngành này đối với nền kinh tế quốc dân. Khi Việt Nam gia nhập WTO thì dịch vụ
phân phối cũng chính là một trong những vấn đề được đàm phán căng thẳng nhất
Sự phát triển của ngành phân phối nước ta chưa đủ mạnh với những hoạt
động còn manh mún, sức liên kết yếu, năng lực cạnh tranh thấp thì đã phải đối mặt
với sức ép cạnh tranh mạnh mẽ từ phía các nhà phân phối nước ngoài khi chúng ta
thực hiện các cam kết mở cửa dịch vụ phân phối trong WTO. Đặc biệt, thời điểm
chính thức mở cửa hoàn toàn lĩnh vực này đã qua 4 tháng kể từ 01/01/2009 thì lĩnh
vực này lại càng chịu thêm nhiều áp lực.
Trong những năm tới, dịch vụ phân phối của Việt Nam sẽ phát triển theo
hướng các rào cản gia nhập cũng như rút lui khỏi hệ thống phân phối sẽ dần được
loại bỏ khi Việt Nam thực hiện các cam kết quốc tế và các cải cách của chính phủ;
thị trường phân phối Việt Nam cũng sẽ đón nhận sự thâm nhập ngày càng nhiều của
các tập đoàn phân phối đa quốc gia như Walmart, Carrefour…; các nhà phân phối
trong nước cũng sẽ liên kết, hợp tác mạnh mẽ hơn nữa; đồng thời đặc điểm nổi bật
của ngành phân phối Việt Nam vẫn sẽ lưu giữ đó là sự tồn tại song song giữa
phương thức phân phối truyền thống và các hình thức phân phối hiện đại tuy có sự
thu hẹp dần của phương thức phân phối truyền thống.
Để khắc phục, cải thiện những yếu kém hiện tại của ngành phân phối đồng
thời tận dụng được cơ hội phát triển theo những dự báo về sự hấp dẫn của thị trường
Việt Nam thì phải có sự hỗ trợ, phối hợp thực hiện các giải pháp phát triển từ cả
phía Nhà nước và doanh nghiệp. Nhà nước sẽ thực hiện các biện pháp quản lý vĩ mô
tạo môi trường hoạt động thuận lợi, dành cho các doanh nghiệp phân phối những ưu
đãi cần thiết. Các doanh nghiệp cần phải tự mình nâng cao năng lực cạnh tranh cho
chính mình. Khi các giải pháp được thực hiện đồng bộ thì sẽ dần hình thành được
các tập đoàn phân phối thương hiệu Việt, thị trường phân phối trong nước sẽ do
chính doanh nghiệp trong nước nắm giữ.
90
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu tiếng Việt
1. Đặng Lê Anh, “Thị trường bán lẻ Việt Nam: Nguy cơ thua ngay trên sân nhà”,
Tạp chí Kinh tế đối ngoại (số 23/2007).
2. Nguyễn Thanh Hương, “Nhượng quyền thương hiệu-Đôi điều suy nghĩ”, Tạp
chí Phát triển kinh tế (Số 202/T8/2007).
3. Nguyễn Thị Mơ, “Các quy định của WTO về đối xử đặc biệt và khác biệt dành
cho các nước đang và kém phát triển và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam”,
Tạp chí Kinh tế đối ngoại (Số 23-2007).
4. Nguyễn Thị Mơ (2005), Lựa chọn bước đi và giải pháp để Việt Nam mở cửa về
dịch vụ thương mại, NXB Lý luận Chính trị.
5. Nguyễn Văn Lịch (2005), “Giải pháp phát triển dịch vụ phân phối khi Việt Nam
gia nhập WTO”, Tạp chí Thương mại (Số 25/2005, Số 26/2005, Số 27/2005).
6. Ban công tác về việc gia nhập WTO của Việt Nam (10/2006), Biểu CLX-Việt
Nam - Phần II - Biểu cam kết cụ thể về dịch vụ.
7. Bộ Công Thương, Trung tâm thông tin công nghiệp và thương mại, WTO và hệ
thống phân phối Việt Nam, NXB Lao động 2008.
8. Cộng hoà Pháp và UBQG về Hợp tác quốc tế, Tổng quan các vấn đề tự do hoá
thương mại dịch vụ (Tập 1), NXB Chính trị quốc gia 2005.
9. Đề án “Chiến lược phát triển thương mại nội địa 2006-2010, định hướng đến
năm 2015 và 2020” của Thủ tướng Chính phủ.
10. Nghị định 23/2007/NĐ-CP của Chính phủ Quy định chi tiết Luật thương mại về
hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán
hàng hoá của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
11. Thông tư 09/2007/TT-BTM của Bộ Thương Mại Hướng dẫn thi hành Nghị định
số 23/2007/NĐ-CP.
12. UBQG về hợp tác kinh tế quốc tế, GATS 2000: Mở cửa thị trường dịch vụ, NXB
Chính trị quốc gia 2005.
91
13. Uỷ ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế (2005), Tác động của các hiệp định
WTO đối với các nước đang phát triển.
14. VCCI - Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam, Hiệp định GATS và Biểu
cam kết dịch vụ.
II. Tài liệu tiếng Anh
1. Betancourt, R.R. (1993), An analysis of the US Distribution System, OECD
Economics Department Working Paper, No. 135.
2. Dirk Pilat (1997), Regulation and performance in the distribution sector, OECD
Economics Department Working Paper, No. 180
3. United Nations, United Nations Conference on Trade and Development (2005),
Distribution Services (TD/B/COM.1/EM.29/2).
III. Tài liệu trên một số trang Web
1. Trang Web của Uỷ Ban Quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế www.nciec.gov.vn
2. Trang Web của Tổ chức thưong mại Thế giới WTO www.wto.org
3. Trang Web của Dự án hỗ trợ Thương mại Đa biên (EU-Việt Nam) MUTRAP
www.mutrap.org.vn
4. Website của Tổ chức về Thương mại và Phát triển của Liên Hợp quốc
www.unctad.org
5. Website của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế www.oecd.org
6. Trang Web của Tổng cục Thống kê www.gso.gov.vn
7. Các trang báo điện tử:
www.vietnamnet.vn, www.thesaigontimes.vn, www.tiasang.com.vn, ....
1
PHỤ LỤC
PHẠM VI DỊCH VỤ PHÂN PHỐI ĐƯỢC VIỆT NAM
CAM KẾT1
A. Dịch vụ đại lý hoa hồng
CPC 621
Bán trên cơ sở thu phí hoặc hợp đồng
Dịch vụ bán buôn bởi các đại lý hoa hồng, môi giới hàng hoá, người điều
khiển đấu giá và các doanh nghiệp bán buôn khác những nhân vật mà buôn bán trên
danh nghĩa người khác đối với các mặt hàng vật liệt nông sản thô và động vật sống.
Dịch vụ bán buôn bởi các đại lý hoa hồng, môi giới hàng hoá, người điều
khiển đấu giá và các doanh nghiệp bán buôn khác những nhân vật mà buôn bán trên
danh nghĩa người khác đối với các mặt hàng thực phẩm, đồ uống và thuốc lá.
Dịch vụ bán buôn bởi các đại lý hoa hồng, môi giới hàng hoá, người điều
khiển đấu giá và các doanh nghiệp bán buôn khác những nhân vật mà buôn bán trên
danh nghĩa người khác đối với các mặt hàng nhiên liệu, kim loại, quoặng, gỗ xây
dựng, vật liệu xây dựng (như là sơn và véc-ni, có bitum, đồ gốm ceramic sử dụng
trong xây dựng, đồ kính sử sụng trong xây dựng) và các chất hoá học cộng nghiệp
và kỹ thuật (những hoá chất công nghiệp cơ bản, nguyên liệu nhựa thớ nhân tạo loại
trừ kính, phân bón v.v)
Dịch vụ bán buôn bởi các đại lý hoa hồng, môi giới hàng hoá, người điều khiển
đấu giá và các doanh nghiệp bán buôn khác những nhân vật mà buôn bán trên danh
nghĩa người khác đối với các mặt hàng máy móc, thiết bị và phương tiện công nghiệp
ngoài phương tiện công nghiệp ngoài phương tiện gắn máy, xe đạp và xe máy.
1 Những mặt hàng sau được loại khỏi Biểu cam kết về dịch vụ phân phối của Việt Nam: thuốc là và xì-gà,
sách, tạp chí, báo, băng đĩa video trên bất ký phương tiện gì, kim loại và đá quý, các sản phẩm dược phẩm và
thuốc, thuốc nổ, dầu chế biến và dầu thô, gạo, đường mía và đường cải.
2
Dịch vụ bán buôn bởi các đại lý hoa hồng, môi giới hàng hoá, người điều
khiển đấu giá và các doanh nghiệp bán buôn khác những nhân vật mà buôn bán trên
danh nghĩa người khác đối với các mặt hàng gỗ, hàng gia dụng (đồ gỗ và gia dụng),
đồ dùng và dụng cụ trong nhà (dao kéo và đồ dùng và dụng cụ trong nhà nói chung)
và đồ sắt và các thiết bị điện trong nước)
Dịch vụ bán buôn bởi các đại lý hoa hồng, môi giới hàng hoá, người điều
khiển đấu giá và các doanh nghiệp bán buôn khác những nhân vật mà buôn bán trên
danh nghĩa người khác đối với các mặt hàng dệt, vải và giày dép
Dịch vụ bán buôn bởi các đại lý hoa hồng, môi giới hàng hoá, người điều
khiển đấu giá và các doanh nghiệp bán buôn khác những nhân vật mà buôn bán trên
danh nghĩa người khác đối với các mặt hàng dược phẩm và mỹ phẩm.
Dịch vụ bán buôn bởi các đại lý hoa hồng, môi giới hàng hoá, người điều
khiển đấu giá và các doanh nghiệp bán buôn khác những nhân vật mà buôn bán trên
danh nghĩa người khác đối với các mặt hàng chưa được liệt kê tại một nơi nào khác
(như là đồ nguyên liệu thải, giấy và các măt hàng giấy, đồ lưu niệm và thể thao;
thiết bị chụp ảnh, thiết bị âm nhạc, đồ kim hoàn và đồng hồ).
CPC 61111
Đại lý hoa hồng phương tiện gắn máy hành khách, xe buýt và xe buýt
đường dài, xe tải các loại, xe máy kéo, xe bán moóc và xe moóc
CPC 6113:
Đại lý hoa hồng các bộ phận và phụ tùng mới và dùng rồi của các phương
tiện gắn máy loại được miêu tả trong phân nhóm 61112
CPC 6121:
Dịch vụ bán buôn và bán lẻ xe máy và xe máy trượt tuyết, các bộ phận và
phụ tùng khác
3
B. Các dịch vụ bán buôn
Các dịch vụ bán buôn theo danh mục CPC gồm CPC 622, 61111, 6113,
6121
1. Theo đó:
CPC 622:
Dịch vụ thương mại bán buôn
Nguyên liệu nông nghiệp thô và động vật sống
Hoa và cây
Thuốc lá chưa qua chế biến
Động vất sống
Da sống và da thuộc, quần áo đồ da
Nguyên liệu nông nghiệp thô chưa được liệt kê như là rau tươi hoặc các
nguyên liệu động vật dùng trong ngành dệt, và các mặt hàng thực phẩm được xuất
xứ từ động vật, chưa được liệt kê.
Dịch vụ thương mại bán buôn
Quả và rau tươi, khô, đông lạnh hoặc đóng hộp
Các sản phẩm sữa, trứng, dầu và mỡ ăn được
Các sản phẩm thịt, gia cầm và thit thú săn
Sản phẩm cá tươi, đã chế biến hoặc được bảo quản và các mặt hàng thuỷ
sản khác.
Đường, đường và bánh kẹo và đồ nướng
Đồ uống như là nước trái cây và nước rau, nước khoáng và đồ uống có ga,
rượu vang, bia, rượu mùi và các sản phẩm đồ uống khác
Cà phê, chè uống, bột cacao và gia vị
4
Các sản phẩm thuốc lá2
Các sản phẩm chưa được phân loại như là muối, sản phẩm ngũ cốc xay, và
mì và các sản phẩm có bột tương tự.
Dịch vụ thương mại bán buôn
Mặt hàng dệt
Vải lanh gia dụng
Quần áo
Hàng lông thú
Hàng giầy dép
Phụ kiện quần áo (ví dụ như mũ và các loại mũ khác, ô, gậy, thắt lưng ....)
Dịch vụ thương mại bán buôn
Đồ gỗ gia dụng
Đồ dùng gia dụng
Dao kéo, đồ kim loại trang trí và đồ dùng và thiết bị ánh sáng
Thiết bị đài và tivi, dụng cụ âm nhạc và thu âm, nhạc phẩm và băng
Hàng thuỷ tinh, đồ sứ và đồ gốm
Giấy dán tường và đồ lát sàn nhà
Thiết bị gia dụng chưa được phân loại (ví dụ đồ dùng có tay cầm và các mặt
hàng giả kim loại khác mà chưa được phân loại)
CPC 61111
Dịch vụ bán buôn phương tiện gắn máy hành khách, xe buýt và xe buýt
đường dài, xe tải các loại, xe máy kéo, xe bán moóc và xe moóc
CPC 6113
2 Ngoại trừ thuốc lá và xì gà
5
Dịch vụ bán buôn các bộ phận và phụ tùng mới và dùng rồi của các phương
tiện gắn máy loại được miêu tả trong phân nhóm 61112
CPC 6121
Bán xe máy và xe máy trượt tuyết và các bộ phận và phụ tùng khác.
C. Các dịch vụ bán lẻ
Trong danh mục CPC, dịch vụ bán lẻ bao gồm CPC 631+632, 61112,
6113, 6121
3
CPC 631:
Bán lẻ:
Quả và rau tươi, khô, đông lạnh hoặc đóng hộp
Các sản phẩm sữa, trứng, dầu và mỡ ăn được
Các sản phẩm thịt, gia cầm và thịt thú săn
Sản phẩm cá tươi đã chế biến hoặc được bảo quản và các mặt hàng thuỷ sản khác
Đường, đường và bột bánh kẹo và đồ nướng
Đồ uống như là nước trái cây và nước rau, nước khoáng đồ uống có ga,
rượu vang, bia, rượu mùi và các sản phẩm đồ uống cồn khác
Cà phê, chè uống, bột cacao, và gia vị
Các sản phẩm thuốc lá
Các sản phẩm chưa được phân loại như là muối, sản phẩm ngũ cốc xay, và
mì và các sản phẩm có bột tương tự
CPC 632:
Bán lẻ:
3 Nhằm mục đích minh bạch hoá, cam kết này bao gồm bán hàng đa cấp được đào tạo và chứng nhận bởi các
đại lý hoa hồng là cá nhân Việt Nam có địa điểm cố định nhận hoa hồng từ doanh thu bán hàng và các dịch
vụ hỗ trợ bán hàng tạo nên doanh thu thêm cho nhà phân phối ký hợp đồng.
6
Các vật dụng dùng cho mục đích DVPP tế, giải phẫu và chỉnh hình
Nước hoa, mỹ phẩm, nước rửa mặt
Dệt may, trừ quần áo, ví dụ sợi len, sợi chỉ, và sản phẩm dệt may sẵn
Quần áo nam, nữ, trẻ con, bao gồm cả quần áo lông và phụ kiện quần áo
Giầy dép bằng bất kỳ nhiên liệu gì và sử dụng cho bất cứ mục đích gì
Túi hành lý, yên cương và các sản phẩm bằng da và đồ du lịch
Đồ gỗ gia dụng
Đồ dùng gia dụng
Dao kéo, đồ kim loại trang trí và đồ dùng và thiết bị ánh sáng
Thiết bị đài và tivi, dụng cụ âm nhạc và thu âm, nhạc phẩm và băng
Hàng thuỷ tinh, đồ sứ và đồ gốm
Giấy dán tường và đồ lát sàn nhà
Thiết bị gia dụng chưa được phân loại (ví dụ đồ dùng có tay cầm và các mặt
hàng giả kim loại khác chưa được phân loại)
Dụng cụ gia đình cơ bản, chưa được phân loại, ví dụ đồ dùng có tay cầm và
các mặt hàng giả kim loại khác mà chưa được phân loại)
Tranh, vécni và sơn mài
Kính xây dựng
Nguyên liệu và thiết bị tự làm
Vật liệu xây dựng, chưa được phân loại, ví dụ gỗ xử, các loại sản phẩm kim
loại và các sản phẩm kết cấu phi kim loại
Thiết bị văn phòng
Máy tính và phần mềm chưa được làm phù hợp với yêu cầu của người sử dụng
Văp phòng phẩm
7
Thiết bị chụp ảnh, quang học và chính xác
Nguyên liệu đánh rửa, đồ trải thảm và tường
Đồng hồ và đồ kim hoàn
Hàng hoá thể thao (bao gồm cả xe đạp)
Đồ chơi và đồ chơi trẻ em
Hoa, thực phẩm, hạt giống, phân bón và vật nuôi làm cảnh
Đồ lưu niệm
Dầu, khí đốt đóng chai, than và gỗ
Các hàng tiêu dùng, không được phân loại ví dụ xe moóc, bán xe moóc,
máy móc và thiết bị điện, thiếtết bị vận tải, không được phân loại
CPC 61112
Dịch vụ bán lẻ các phương tiện gắn máy hành khách chuyên dùng (xe cấp
cứu, xe moóc, xe buýt nhỏ...), các phương tiện gắn máy nhằm vượt chướng ngại vật
địa hình, và các phương tiện gắn máy hành khách với động cơ thiết bị lái xe mô tô,
xe ôtô tải và xe buýt đường dài và xe buýt
CPC 6113
Bán lẻ các bộ phận và phụ tùng mới và dùng rồi của các phương tiện gắn
máy loại được miêu tả trong phân nhóm 61112
CPC 6121
Bán xe máy và xe máy trượt tuyết và các bộ phận và phụ tùng khác
D. Nhượng quyền thương mại
CPC 8929
Các dịch vụ nhượng quyền thương mại DVPP.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4386_2639.pdf