Đề tài Điều khiển công suất trong mạng MC-CDMA
Trong khi các hệ thống 3G còn chưa được sử dụng rộng rãi, nhiều nghiên cứu về hệ thống thông tin di động thế hệ thứ 4 đã được tiến hành nghiên cứu phát triển và đạt nhiều thành tựu quan trọng. Công nghệ chủ yếu được nghiên cứu trong các hệ thống thông tin di động thế hệ thứ 4 là kỹ thuật đa sóng mang.
▪ Các kỹ thuật đa sóng mang có khả năng chống lại hiệu fading chọn lọc tần số thường gặp trong thông tin di động một cách hiệu quả. Đây la một đặc điểm quan trọng, đặc biệt là với các ứng dụng truyền dữ liệu tốc độ cao.
▪ Mô hình OFDM đã nghiên cứu khá nhiều trong thời gian gần đây và đã được phát triển trong các mạng LAN không dây và trong truyền hình số mặt đất.
▪ Giữa OFDM và CDMA có những sự hỗ trợ với nhau khá tốt.bằng cách kết hợp OFDM và CDMA, ta có thể tận dụng ưu điểm chống nhiễu fading chọn lọc tần số và khả năng phát triển về tốc độ truyền dữ liệu.
10 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2422 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Điều khiển công suất trong mạng MC-CDMA, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU HỆ THỐNG THÔNG TIN DI ĐỘNG
HỆ THỐNG ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG THẾ HỆ THỨ 1
Hệ thống thông tin di động đầu tiên được phát riển bởi phòng thí nghiệm Bell vào những năm đầu của thập niên 70. Hệ thống đầu tiên này được gọi là dịch vụ điện thoại di động tiên tiến ( AMPS – advantage mobile phone serveice). Hệ thống này sử dụng phương thức điều chế FM cho thoại và FSK cho báo hiệu. Phương pháp đa truy cập được sử dụng là FDMA( frequency divison multiplex access), tức là các thiết bị đầu cuối khác nhau sử dụng tần số khác nhau và các tế bào khác nhau sử dụng các dãi tần khác nhau. Hệ thống AMPS được thương mại hóa vào năm 1983 và đến năm 1994 có khoảng 200 triệu thuê bao ở Mỹ, Cannada, Úc..
Tại châu âu một vài hệ thống tế bào thuộc thế hệ thứ nhất giống như AMPS đã được phát triển. một vài hệ thống này ví dụ như TACS ( total access communication system) xuất hiện tại Anh, Tây Ban Nha, Ý. Hệ thống NMT ( Nordic mobile telephone) xuất hiện ở các nước bắc âu, hệ thống công suất 450 xuất hiện tại Đức và Bồ Đào Nha. Tất cả các hệ thống nêu trên là hệ thống tương tự, dùng FM cho thoại, FSK cho báo hiệu và FDMA cho đa truy cập và thường được gọi là thế hệ thứ nhất của điện thoại di động tế bào.
HỆ THỐNG ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG THẾ HỆ THỨ 2
Cuộc cách mạng về phát triển kỹ thuật mã hóa sử dụng kỹ thuật số tốc độ thấp với chất lượng thoại cao và công nghệ mạch tích hợp phát triển nhanh chống đã tạo ra hệ thống điện thoại di động thế hệ thứ 2. Năm 1983 Châu Âu thiết lập nhóm đưa ra chuẩn mới từ “Group special mobile communication” dựa trên việc truy cập phân chia theo thời gian TDMA (Time division multiple access), công việc của nhóm này đã đưa ra hệ thống nổi tiếng GSM (Global System for Mobile Communications;) đưa vào sử dụng năm 1993 và nhanh chống phát triển. theo các tài liệu tháng 10 năm 1994 có khoảng 2 triệu thuê bao ở châu âu và hiện nay rất nhiều nước sử dụng hệ thống này. Hệ thống GSM sử dụng băng tần 890 – 915 MHz để truyền dẫn tín hiệu từ máy di dộng đến trạm gốc và băng tần 935 – 960 MHz để truyền dẫn tín hiệu từ trạm gốc đến máy di động.
Hình 1.1 cấu trúc mạng GSM
Hệ thống điện thoại di động thứ 2 sử dụng kỹ thuật cho phép truy cập sử dụng các phương pháp khác nhau như TDMA, CDMA. Trên cơ sở chuẩn GSM nhiều hệ thống khác nhau đã đưa được đưa ra. Tại Nam mỹ hệ thống di động số dựa trên FDMA đã được phát triển cho hệ thống này là IS 54. Tại nhật hệ thống PDC ( personal digital cellular) đưa ra năm 1991 có nhiều ưu điểm như dung lượng cao và công suất phát thấp.
Vào tháng 8 năm 1995 hệ thống thông tin đa truy cập phân chia theo mã theo chuẩn IS – 95 được đưa vào hoạt động tại Mỹ và một số nước khác. Hệ thống IS – 95 CDMA đã giới thiệu nhiều ưu điểm so với các chuẩn di động khác như dung lượng cao, công suất thấp, tính bảo mật cao.
HỆ THỐNG THÔNG TIN DI ĐỘNG THẾ HỆ THỨ 3
Phần này trình bày một số xu hướng phát triển cho hệ thống thông tin di động trong tương lai. Hy vọng hệ thống thông tin di động thế hệ thứ 3 sẽ là một hệ thống thông tin di động chung cho toàn cầu nhầm làm giảm chi phí về cơ sở hạ tầng và thiết bị đầu cuối, cho phép cung cấp các dịch vụ thoại và truyền số liệu với giá cước ngày càng rẻ. nhiều nhà sản xuất và các trung tâm nghiên cứu đã bỏ ra khá nhiều công sức để đề ra các đề xuất kỹ thuật và lien kết với nhau để tiến đến một chuẩn chung cho toàn thê giới. hiệp hội viễn thông quốc tế ITU ( international telecommunication union) đã đưa ra một hợp các yêu cầu chi tiết với hệ thống thông tin di động thế hệ thứ 3. Một trong những yêu cầu chính là có khả năng cung cấp các dịch vụ truyền số liệu tới tốc độ 144Kps và cung cấp tổ hợp các dịch vụ thoại, Fax, email và video với chất lượng yêu cầu dịch vụ cao, mọi lúc mọi nơi.
Hình 1.2 sự phát triển của các mạng di động
Cho tới nay,trên thế giới đã có nhiều đề án kỹ thuật đề xuất cho 3G như:
▪ ARIB/W-CDMA.
▪ ETSI/W-CDMA và TD-CDMA của châu Âu.
▪ CDMA 2000 phát triển trên cơ sở tiêu chuẩn IS-95 và UWC-136 phát triển từ hệ thống DMAPS IS-136.
▪ TTAI và TTAII của hiệp hội công nghệ viễn thông(TTA) hàn quốc đề xuất, TTAI có các tham số giống CDMA 2000.
▪ TTAII W-CDMA gần giống ETSI/W-CDMA của Trung Quốc.
Một đặc điểm chung là hầu hết các đề xuất kỹ thuật có lien quan đến CDMA. Điều đó chứng tỏ ưu điểm của CDMA đối với 3G là không thể phủ nhận được. Khác với thế hệ CDMA thứ hai, các hệ thống CDMA thế hệ thứ 3 sẽ được đặc trưng bởi một số đặc điểm sau:
▪ Độ rộng băng tần và tốc độ chip lớn hơn.
▪ cung cấp các dịch vụ nhiều tốc độ khác nhau.
▪ khả năng truyền dữ liệu gói.
▪ trải phổ phức tạp hơn.
▪ chuyển vùng giữa các tần số không gây ảnh hưởng gì đến chất lượng.
▪ điều khiển công suất đường xuống.
1.3.1 Phân tích hai nhánh công nghệ chính tiến lên 3G
1.3.1.1 Hướng phát triển lên 3G sử dụng công nghệ WCDMA
WCDMA là một tiêu chuẩn thông tin di động 3G của IMT-2000 được phát triển chủ yếu ở Châu Âu với mục đích cho phép các mạng cung cấp khả năng chuyển vùng toàn cầu và để hỗ trợ nhiều dịch vụ thoại, dịch vụ đa phương tiện. Các mạng WCDMA được xây dựng dựa trên cơ sở mạng GSM, tận dụng cơ sở hạ tầng sẵn có của các nhà khai thác mạng GSM. Quá trình phát triển từ GSM lên CDMA qua các giai đoạn trung gian, có thể được tóm tắt trong sơ đồ sau đây:
Hình 1.3 Quá trình phát triển lên 3G theo nhánh sử dụng công nghệ WCDMA
° GPRS
GPRS là một hệ thống vô tuyến thuộc giai đoạn trung gian, nhưng vẫn là hệ thống 3G nếu xét về mạng lõi. GPRS cung cấp các kết nối số liệu chuyển mạch gói với tốc độ truyền lên tới 171,2Kbps (tốc độ số liệu đỉnh) và hỗ trợ giao thức Internet TCP/IP và X25, nhờ vậy tăng cường đáng kể các dịch vụ số liệu của GSM.
Công việc tích hợp GPRS vào mạng GSM đang tồn tại là một quá trình đơn giản. Một phần các khe trên giao diện vô tuyến dành cho GPRS, cho phép ghép kênh số liệu gói được lập lịch trình trước đối với một số trạm di động. Phân hệ trạm gốc chỉ cần nâng cấp một phần nhỏ liên quan đến khối điều khiển gói (PCU- Packet Control Unit) để cung cấp khả năng định tuyến gói giữa các đầu cuối di động các nút cổng (gateway). Một nâng cấp nhỏ về phần mềm cũng cần thiết để hỗ trợ các hệ thống mã hoá kênh khác nhau.
Mạng lõi GSM được tạo thành từ các kết nối chuyển mạch kênh được mở rộng bằng cách thêm vào các nút chuyển mạch số liệu và gateway mới, được gọi là GGSN (Gateway GPRS Support Node) và SGSN (Serving GPRS Support Node). GPRS là một giải pháp đã được chuẩn hoá hoàn toàn với các giao diện mở rộng và có thể chuyển thẳng lên 3G về cấu trúc mạng lõi.
° EDGE
EDGE (Enhanced Data rates for Global Evolution) là một kỹ thuật truyền dẫn 3G đã được chấp nhận và có thể triển khai trong phổ tần hiện có của các nhà khai thác TDMA và GSM. EDGE tái sử dụng băng tần sóng mang và cấu trúc khe thời gian của GSM, và được thiết kế nhằm tăng tốc độ số liệu của người sử dụng trong mạng GPRS hoặc HSCSD bằng cách sử dụng các hệ thống cao cấp và công nghệ tiên tiến khác. Vì vậy, cơ sở hạ tầng và thiết bị đầu cuối hoàn toàn phù hợp với EDGE hoàn toàn tương thích với GSM và GRPS.
° WCDMA hay UMTS/FDD
WCDMA (Wideband Code Division Multiple Access) là một công nghệ truy nhập vô tuyến được phát triển mạnh ở Châu Âu. Hệ thống này hoạt động ở chế độ FDD và dựa trên kỹ thuật trải phổ chuỗi trực tiếp (DSSS- Direct Sequence Spectrum) sử dụng tốc độ chip 3,84Mcps bên trong băng tần 5MHz. Băng tần rộng hơn và tốc độ trải phổ cao làm tăng độ lợi xử lý và một giải pháp thu đa đường tốt hơn, đó là đặc điểm quyết định để chuẩn bị cho IMT-2000.
WCDMA hỗ trợ trọn vẹn cả dịch vụ chuyển mạch kênh và chuyển mạch gói tốc độ cao và đảm bảo sự hoạt động đồng thời các dịch vụ hỗn hợp với chế độ gói hoạt động ở mức hiệu quả cao nhất. Hơn nữa WCDMA có thể hỗ trợ các tốc độ số liệu khác nhau, dựa trên thủ tục điều chỉnh tốc độ.
Chuẩn WCDMA hiện thời sử dụng phương pháp điều chế QPSK, một phương pháp điều chế tốt hơn 8-PSK, cung cấp tốc độ số liệu đỉnh là 2Mbps với chất lượng truyền tốt trong vùng phủ rộng.
WCDMA là công nghệ truyền dẫn vô tuyến mới với mạng truy nhập vô tuyến mới, được gọi là UTRAN, bao gồm các phần tử mạng mới như RNC (Radio Network Controller) và NodeB (tên gọi trạm gốc mới trong UMTS)
Tuy nhiên mạng lõi GPRS/EDGE có thể được sử dụng lại và các thiết bị đầu cuối hoạt động ở nhiều chế độ có khả năng hỗ trợ GSM/GPRS/EDGE và cả WCDMA.
1.3.1.2 Hướng phát triển lên 3G sử dụng công nghệ CDMA2000.
Hệ thống cdma2000 gồm một số nhánh hoặc giai đoạn phát triển khác nhau để hỗ trợ các dịch vụ phụ được tăng cường. Nói chung cdma2000 là một cách tiếp cận đa sóng mang cho các sóng có độ rộng n lần 1,25MHz hoạt động ở chế độ FDD. Nhưng công việc chuẩn hoá tập trung vào giải pháp một sóng mang đơn 1,25MHz (1x) với tốc độ chip gần giống IS-95. cdma2000 được phát triển từ các mạng IS-95 của hệ thống thông tin di động 2G, có thể mô tả quá trình phát triển trong hình vẽ sau:
Hình 1.4 Quá trình phát triển lên 3G theo nhánh cdma2000.
° IS-95B.
IS-95B, hay cdmaOne được coi là công nghệ thông tin di động 2,5G thuộc nhánh phát triển cdma2000, là một tiêu chuẩn khá linh hoạt cho phép cung cấp dịch vụ số liệu tốc độ lên đến 115Kbps
° CDMA2000 1xRTT
Giai đoạn đầu của cdma2000 được gọi là 1xRTT hay chỉ là 1xEV-DO, được thiết kế nhằm cải thiện dung lượng thoại cua IS-95B và để hỗ trợ khả năng truyền số liệu ở tốc độ đỉnh lên tới 307,2Kbps. Tuy nhiên, các thiết bị đầu cuối thương mại của 1x mới chỉ cho phép tốc độ số liệu đỉnh lên tới 153,6kbps. Những cải thiện so với IS-95 đạt được nhờ đưa vào một số công nghệ tiên tiến như điều chế QPSK và mã hoá Turbo cho các dịch vụ số liệu cùng với khả năng điều khiển công suất nhanh ở đường xuống và phân tập phát.
° CDMA2000 1xEV-DO (evolution – data only)
1xEV-DO, được hình thành từ công nghệ HDR (High Data Rate) của Qualcomm, được chấp nhận với tên này như là một tiêu chuẩn thông tin di động 3G vào tháng 8 năm 2001 và báo hiệu cho sự phát triển của giải pháp đơn sóng mang đối với truyền số liệu gói riêng biệt.
Nguyên lý cơ bản của hệ thống này là chia các dịch vụ thoại và dịch vụ số liệu tốc độ cao vào các sóng mang khác nhau. 1xEV-DO có thể được xem như một mạng số liệu “xếp chồng”, yêu cầu một sóng mang riêng. Để tiến hành các cuộc gọi vừa có thoại, vừa có số liệu trên cấu trúc “xếp chồng” này cần có các thiết bị hoạt động ở 2 chế độ 1x và 1xEV-DO.
° CDMA2000 1xEV-DV (evolution – data voice)
Trong công nghệ 1xEV-DO có sự dư thừa về tài nguyên do sự phân biệt cố định tài nguyên dành cho thoại và tài nguyên dành cho số liệu. Do đó, CDG, nhóm phát triển CDMA, khởi đầu pha thứ ba của cdma2000 đưa các dịch vụ thoại và số liệu quay về chỉ dùng một sóng mang 1,25MHz và tiếp tục duy trì sự tương thích ngược với 1xRTT. Tốc độ số liệu cực đại của người sử dụng lên tới 3,1Mbps tương ứng với kích thước gói dữ liệu 3940 bit trong khoảng thời gian 1,25ms.
Mặc dù kỹ thuật truyền dẫn cơ bản được định hình, vẫn có nhiều đề xuất công nghệ cho các thành phần chưa được quyết định kể cả tiêu chuẩn cho đường xuống của 1xEV-DV.
° CDMA2000 3x(MC- CDMA )
CDMA2000 3x, hay 3xRTT, đề cập đến sự lựa chọn đa sóng mang ban đầu trong cấu hình vô tuyến cdma2000 và được gọi là MC-CDMA (Multi carrier) thuộc IMT-MC trong IMT-2000. Công nghệ này liên quan đến việc sử dụng 3 sóng mang 1x để tăng tốc độ số liệu và được thiết kế cho dải tần 5MHz (gồm 3 kênh 1,25Mhz). Sự lựa chọn đa sóng mang này chỉ áp dụng được trong truyền dẫn đường xuống. Đường lên trải phổ trực tiếp, giống như WCDMA với tốc độ chip hơi thấp hơn một chút 3,6864Mcps (3 lần 1,2288Mcps).
XU HƯỚNG HỆ THỐNG ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG THÊ HỆ THỨ 4
Trong khi các hệ thống 3G còn chưa được sử dụng rộng rãi, nhiều nghiên cứu về hệ thống thông tin di động thế hệ thứ 4 đã được tiến hành nghiên cứu phát triển và đạt nhiều thành tựu quan trọng. Công nghệ chủ yếu được nghiên cứu trong các hệ thống thông tin di động thế hệ thứ 4 là kỹ thuật đa sóng mang.
▪ Các kỹ thuật đa sóng mang có khả năng chống lại hiệu fading chọn lọc tần số thường gặp trong thông tin di động một cách hiệu quả. Đây la một đặc điểm quan trọng, đặc biệt là với các ứng dụng truyền dữ liệu tốc độ cao.
▪ Mô hình OFDM đã nghiên cứu khá nhiều trong thời gian gần đây và đã được phát triển trong các mạng LAN không dây và trong truyền hình số mặt đất.
▪ Giữa OFDM và CDMA có những sự hỗ trợ với nhau khá tốt.bằng cách kết hợp OFDM và CDMA, ta có thể tận dụng ưu điểm chống nhiễu fading chọn lọc tần số và khả năng phát triển về tốc độ truyền dữ liệu.
Sự kết hợp giữa OFDM và CDMA làm xuất hiện một kỹ thuật truy cập mới cho phép ăng thêm dung lượng của hệ thống một cách đáng kể so với hệ thống CDMA trước đây mà vẫn không làm ảnh hưởng gì đến tài nguyên đã được cấp phát. Kỹ thuật này gọi là đa truy cập theo mã – đa sóng mang ( multicarrier code division multiple access). Như vậy, việc nghiên cứu về mạng thông tin di động dựa trên cơ sở MC-CDMA là một vấn đề tương đối mới và có ý nghĩa thực tiễn.
Kết chương: Chương 1 giới thiệu hệ thống vô tuyến di động. Chương này trình bày quá trình phát triển của hệ thống vô tuyến di động từ thế hệ thứ 1 đến thế hệ thứ 4.