Chè là cây công nghiệp dài ngày, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội rõ rệt. Vì thế diện tích và sản lượng chè trong những năm gần đây luôn tăng đáng kể, góp phần giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho hàng vạn hộ gia đình, điều đó đã tác động tích cực trong việc xóa đói, giảm nghèo, cải thiện cuộc sống cho người dân vùng sâu, vùng cao; đồng thời tạo đà phát triển đắc lực ở các vùng chè chuyên canh, sản xuất hàng hóa, làm giàu cho hàng vạn hộ gia đình. Đặc biệt, tổng giá trị sản lượng hàng năm trên 100 triệu USD để phục vụ cho xuất khẩu và nội tiêu. Là cây trồng đã và đang có khả năng tiến nhanh góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn.
32 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3695 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Điều tra quy trình kĩ thuật chăm sóc chè và các loại sâu, bệnh chính ở chè, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
Chè là cây công nghiệp dài ngày, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội rõ rệt. Vì thế diện tích và sản lượng chè trong những năm gần đây luôn tăng đáng kể, góp phần giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho hàng vạn hộ gia đình, điều đó đã tác động tích cực trong việc xóa đói, giảm nghèo, cải thiện cuộc sống cho người dân vùng sâu, vùng cao; đồng thời tạo đà phát triển đắc lực ở các vùng chè chuyên canh, sản xuất hàng hóa, làm giàu cho hàng vạn hộ gia đình. Đặc biệt, tổng giá trị sản lượng hàng năm trên 100 triệu USD để phục vụ cho xuất khẩu và nội tiêu. Là cây trồng đã và đang có khả năng tiến nhanh góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn.
Chè là thức uống truyền thống, lý tưởng và có nhiều giá trị về dược liệu. Hỗn hợp tanin chứa trong chè có khả năng giải khát, chữa một số bệnh đường ruột như tả, lỵ, thương hàn… Theo M.N Zaprometop thì catechin của chè có tác dụng làm thông các mao mạch. Cafein và một số các hợp chất Alcaloit khác có trong chè là những chất có khả năng kích thích hệ thần kinh trung ương, kích thích vỏ đại não làm hệ thần kinh thêm minh mẫn, nâng cao tinh thần làm việc, giảm mệt nhọc khi công việc căng thẳng. Chè chứa nhiều Vitamin A, B1, B2, B6 , PP và nhiều nhất là Vitamin C có tác dụng cực kỳ quan trọng đối với đời sống con người, đặc biệt gần đây nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ, Nhật công bố uống chè xanh có tác dụng chống phóng xạ và ung thư da.
Nhưng nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy hàng năm chè bị thiệt hại do sâu, bệnh trung bình từ 15 -20% sản lượng, một số trường hợp cá biệt vườn chè bị sâu bệnh gây hại nghiêm trọng, tổn thất rất lớn. Vài năm gần đây sâu bệnh hại chè phát triển phong phú hơn về chủng loại và nặng hơn mức độ phá hại do sự thay đổi về môi trường sinh thái, sử dụng bừa bãi một lượng lớn thuốc hóa học độc hại, đầu tư thâm canh cao và trồng đơn điệu một giống trên diện tích lớn.
Chủ đề thực tập “Điều tra quy trình kĩ thuật chăm sóc chè và các loại sâu, bệnh chính gây hại trên cây chè” được tiến hành với mục đích: Tìm hiểu tình hình canh tác chè tại xã Bàu Cạn - Chư prông - Gia Lai và thống kê các loại sâu, bệnh đang phá hại tại địa bàn góp phần vào công tác phong và trừ các loại sâu, bệnh gây hại trên cây chè.
PHẦN II : SƠ LƯỢC VỀ CÂY CHÈ
Nguồn gốc và phân loại
Các công trình nghiên cứu và khảo sát trước đây cho rằng nguồn gốc của cây chè là vùng cao nguyên Vân Nam Trung Quốc, nơi có điều kiện khí hậu ẩm và ấm quanh năm. Theo các tài liệu Trung Quốc thì cách đây 4000 năm người Trung Quốc đã biết dùng chè làm dược liệu, sau này mới dùng để uống.
Năm 1823 R.Bruce phát hiện những cây chè dại lá to ở vùng Atxam (Ấn Độ) từ đó các học giả người Anh cho rằng quê hương của cây chè là Ấn Độ chứ không phải Trung Quốc.
Những công trình nghiên cứu của Đejemukhatze (1961-1976) về phức Catechin của lá chè từ các nguồn gốc khác nhau, so sánh về thành phần các chất Catechin giữa các loại chè được trồng trọt và mọc hoang dại đã nêu lên luận điểm về sự tiến hóa và trên cơ sở đó xác minh nguồn gốc cây chè. Từ sự biến đổi sinh hóa của các lá cây chè mọc hoang dại và các cây chè được trồng trọt, chăm sóc ông có kết luận mới: Nguồn gốc của cây chè chính là ở Việt Nam.
Về phân loại cây chè thuộc :
Ngành Hạt kín Angiospermae
Lớp Song tử diệp Dicotylednae
Bộ Chè Theales
Họ Chè Theaceae
Chi Chè Camellia (Thea)
Loài C. sinensis
Tên khoa học của cây chè được thống nhất là Camellia sinensis (L) O. Kuntze và có tên đồng nghĩa Thea sinensis L..
Việc phân loại chè thường dựa vào các cơ sở sau:
Cơ quan dinh dưỡng: Loại thân bụi hoặc thân gỗ, hình dạng tán,hình dạng và kích thước của lá, số đôi gân lá.
Cơ quan sinh thực: Độ lớn của cánh hoa, số lượng đài hoa,vị trí phân nhánh của đầu nhụy cái.
Đặc tính sinh hóa: Chủ yếu dựa vào hàm lượng tanin, mỗi giống chè có hàm lượng tanin biến đổi nhất định.
2. Một số yêu cầu sinh thái của cây chè
Cây chè là cây lâu năm, nguyên sản của cây chè là vùng khí hậu Á nhiệt đới nhưng hiện nay cây chè phân bố khá rộng rãi từ 30o vĩ tuyến nam đến 45o vĩ tuyến bắc. Cây chè chịu ảnh hưởng rất lớn bởi tác động của các điều kiện sinh thái trong quá trình sống, nhiệt độ và ẩm độ là hai yếu tố khí hậu ảnh hưởng lớn đến cây chè. Chè phát triển thuận lợi nhất trong điều kiện:
Nhiệt độ 15-250C
Tổng nhiệt lượng/năm khoảng 8.000oC
Lượng mưa hàng năm 1500 – 2000 mm
Độ ẩm tương đối không khí 80 – 85%
Độ ẩm đất 70 - 80%
Độ pH thích hợp 4,5 - 5,5
Độ sâu tầng đất ít nhất 80cm, mực nước ngầm trên 1m.
Hàm lượng mùn thích hợp 25%
Đặc điểm hình thái
Thân
Cây chè có 3 loại thân: Thân gỗ, thân bụi và thân nhỡ (là loại trung gian giữa thân gỗ và thân bụi). Cánh chè do mầm dinh dưỡng phát triển thành, trên cành phân thành nhiều đốt. Thân và cành tạo nên khung tán của cây chè, nếu cây chè có khung tán khỏe, các cành phân bố hợp lý là tiền đề cho năng suất cao. Vì vậy trong thực tế sản xuất cần nắm những đặc điểm sinh trưởng của cành để áp dụng các biện pháp kỹ thuật đốn, hái hợp lý, góp phần tạo cơ sở cho việc tăng sản lượng thu hoạch.
Mầm chè
Cây chè có 2 loại mầm: Mầm dinh dưỡng và mầm sinh thực. Mầm dinh dưỡng phát triển thành cành và lá, mầm sinh thực phát triển thành nụ hoa và quả. Mầm dinh dưỡng bao gồm mầm đỉnh, mầm nách, mầm ngủ, mầm bất định.
Búp chè
Búp chè là giai đoạn non của một cành chè. Búp được hình thành từ các mầm dinh dưỡng, gồm có tôm (phần lá non trên đỉnh chưa xòe) và 2 hoặc 3 lá non. Quá trình sinh trưởng của búp chịu sự chi phối của nhiều yếu tố bên ngoài lẫn bên trong. Búp chè chia làm hai loại: Búp bình thường (búp đòng, búp nguyên) gồm 1 tôm + 2-3 lá non, búp mù không có tôm do sự thay đổi ngoại cảnh và nội chất.
Bảng 1 : TÓM TẮT SƠ ĐỒ HOẠT ĐỘNG
SINH TRƯỞNG CỦA BÚP CHÈ
Thời kì tiềm sinh
Mầm chè được phát động
Cánh chè ngừng sinh trưởng hoặc hái búp
Đợt sinh trưởng
Giai đoan hiện
Thời kì hoạt động
Giai đoạn ẩn
Lá thật xuất hiện
Lá vảy ốc mở
Mầm chè được phát động
Lá chè
Lá chè mọc cách trên cành, mỗi đốt có một lá, hình dạng và kích thước lá chè thay đổi tùy giống. Lá chè có gân rất rõ, rìa lá có răng cưa. Trên một cành chè có các loại lá: Lá vảy ốc, lá cá, lá thật.
Rễ chè
Hệ rễ gồm: rễ trụ (cọc), rễ nhánh (bên), rễ hút (hấp thụ). Khi hạt nảy mầm rễ trụ phát triển nhanh, ăn sâu vào đất hơn 1m. Ở những nơi đất xốp, thoát nước rễ có thể ăn sâu 2m. Rễ nhánh và rễ hút phân bố chủ yếu ở tầng đất trên từ 10 - 50cm, rễ tập chung giữa 2 hàng chè, tán rễ so với tán cây lớn hơn 2 - 2,5 lần.
Hoa, quả, hạt
Cây chè sau khi sinh trưởng 2 -3 tuổi bắt đầu ra hoa, mọc từ chồi sinh thực ở nách lá. Hoa lưỡng tính và thụ phấn theo phương thức thụ phấn chéo.
Quả chè thuộc loại quả nang, có từ 1- 4 hạt thường là 3 hạt, quả hình tròn, hình trứng, tam giác tùy theo số hạt.
Hạt chè có vỏ sành bên ngoài màu xám nâu. Vỏ sành cứng do 6 - 7 lớp thạch tế bào tạo thành một vỏ bọc kín, nhân chè gồm hai lá mầm và phôi chè.
PHẦN III : QUY TRÌNH KĨ THUẬT CHĂM SÓC VÀ THU HOẠCH CHÈ
A/ QUY TRÌNH KỸ THUẬT CHĂM SÓC CHÈ CÀNH KIẾN THIẾT CƠ BẢN.
Quản lý và chăm sóc chè giai đoạn kiến thiết cơ bản( KTCB) tốt là cơ sở vững chắc tạo đà cho vườn chè bước vào giai đoạn kinh doanh đạt hiệu quả cao.
1. Dặm chè
Trong thời gian KTCB cần phải trồng dặm để bảo đảm mật độ 90% cây sống, phát triển tốt đồng đều đảm bảo cho chu kỳ kinh doanh sau này.
Thời gian thực hiện: Đối với chè KTCB trồng vào đầu mùa mưa khi đất đã đủ ẩm.
Yêu cầu kỹ thuật :
+ Đào hố 40 x40 x 40 cm, bón lót phân chuồng, phân lân đảo đều trước khi trồng.
+ Chọn cây trồng dặm phải đúng giống, đúng tiêu chuẩn và sạch bệnh.
2. Đốn tạo hình
Thời gian thực hiện :
+ Chè KTCB năm thứ nhất thực hiện vào tháng 5 - 6.
+ Chè KTCB năm thứ hai và năm thứ ba thực hiện vào tháng 12 - 1 trước khi triển khai tưới.
Yêu cầu kỹ thuật:
+ Đối với chè KTCB một năm tuổi có đường kính >1cm thì dùng kéo cắt ngang thân chính ở độ cao cách mặt đất là 25 - 30 cm. Dùng thước chữ T để quay cắt các cành cấp 1 ở độ cao 50cm.
+ Chè KTCB năm thứ hai đốn ở độ cao 35cm.
+ Chè KTCB năm thứ ba đốn ở độ cao 45 -50cm.
Chú ý : Trong khi đốn tránh làm cho cây bi dập nát, khi đốn phải có thước đo để đảm bảo độ cao quy định, mặt tán sau khi đốn phải bằng.
3. Hái tạo tán
Thời gian thực hiện : Từ tháng 6 - 10.
Yêu cầu kỹ thuật :
+ Chè KTCB năm thứ nhất : Dùng thước chữ T quay bấm những ngọn cao 60cm trở lên.
+ Chè KTCB năm thứ hai và thứ ba : hái trên vết đốn 5cm, hái những búp đủ tiêu chuẩn.
4. Bón phân hữu cơ hoặc phân vi sinh.
Thời gian thực hiện : Vào đầu mùa mưa từ tháng 5 - 6.
Yêu cầu kỹ thuật : Bón phân dưới rảnh cày sâu 15 -20cm cách gốc chè 25cm, sau khi bón phải lấp lên phân một lớp đất mỏng từ 5 -7cm.
5. Bón thúc phân vô cơ
Thời gian thực hiện : Từ tháng 5 -10 tuy nhiên cần căn cứ vào điều kiện thời tiết, lượng mưa để xác định thời điểm bón cho hợp lý.
Yêu cầu kỹ thuật :
+ Bón phân lân : Vào đầu mùa mưa toàn bộ lượng phân lân được bón dọc theo hai mép hàng chè (nên bón kết hợp với phân hữu cơ hoặc vi sinh).
+ Bón phân Urê và kali : Lượng phân được chia làm 3 lần bón.
Lần 1 bón 40% vào tháng 6 -7
Lần 2 bón 30% vào tháng 8 -9
Lần 3 bón 30% vào tháng 10 -1
6. Dãy cỏ trắng
Thời gian thực hiện : Từ tháng 5 -10
Yêu cầu kỹ thuật :
+ Dãy sạch cỏ trên toàn bộ diện tích và kéo cỏ từ trong gốc ra khỏi mép tán chè 25 -30cm để bón phân thúc.
+ Chè KTCB dãy 4 lần/ năm
7. Phun thuốc
Yêu cầu kỹ thuật :
+ Thường xuyên kiểm tra vườn chè khi phát hiện sâu bệnh phải triển khai kịp thời phun cục bộ hoặc đại trà ngay.
+ Nồng độ và liều lượng : Căn cứ vào nồng độ và liều lượng thuốc thực tế sử dụng.
+ Phun đều khắp trên và dưới tán cây chè.
+ Trong khi phun thuốc nên kết hợp với phân phun qua lá để bổ sung thêm dinh dưỡng cho cây.
+ Trường hợp có dịch bệnh xảy ra trên diện rộng Công ty sẽ cùng phối hợp chỉ đạo cụ thể.
8. Vệ sinh cây che bóng, chắn gió
Yêu cầu kỹ thuật : Trên hàng cây che bóng, chắn gió phải cắt bỏ các chồi phát sinh từ gốc lên cao 2m phải rong tỉa sạch để vườn cây thông thoáng, mỗi cây chỉ để lại 1 thân chính.
9. Dãy cỏ tủ gốc
Thời gian thực hiện : Từ tháng 11 -12.
Yêu cầu kỹ thuật : Dãy sạch cỏ trên toàn bộ diện tích sau đó đưa toàn bộ số cỏ vào tủ xung quanh gốc chè và lấp đất lên.
10. Cuốc thục (hoặc cày)
Thời gian thực hiện : Từ tháng 11 -12.
Yêu cầu kỹ thuật : Cuốc hoặc cày dọc theo hàng chè. Cuốc, cày trên toàn bộ diện tích không được để lỏi.
11. Phát cỏ bờ lô, chống cháy
Thời gian thực hiện : Lần 1 : tháng 8 - 9
Lần 2 : tháng 11 -12
Yêu cầu kỹ thuật : Dọc theo đường bờ lô, bờ mẫu phát sạch cỏ. Sau khi phát lần 2, cỏ khô phải kịp thời đốt đường ranh cản lửa. Nếu đốt 1 lần cỏ chưa cháy hết phải tiếp tục đốt lại cho đến khi cỏ cháy hoàn toàn, trong khi đốt phải theo dỏi thường xuyên không để cháy lan vào vườn chè
12. Tưới nước
Thời gian thực hiện : Từ tháng 1 - 4
Yêu cầu kỹ thuật : Bố chí ram tưới và thời gian tưới hợp lý, tưới không để lỏi. Lượng nước quy định cho mỗi lần tưới phải được phân bố đều trên toàn bộ diện tích. Tùy theo tình hình thời tiết trong vụ tưới, nếu có mưa kiểm tra độ ẩm đất nếu đạt yêu cầu có thể thay cho một lần tưới.
Số lần tưới : 4 lần/ năm.
13. Kiểm kê
Thời gian thực hiện : Cuối năm vào tháng 12. Kiểm kê số cây chết và đánh giá lại vườn cây để có kế hoạch trồng dặm cho năm tới.
Yêu cầu kỹ thuật: Kiểm kê từng hàng chè và có bản kiểm kê kèm theo.
QUY TRÌNH KỸ THUẬT VÀ LỊCH THỜI VỤ CHĂM SÓC, THU HOẠCH CHÈ KINH DOANH
Chăm sóc
Đốn
Đốn phớt
Thời gian thực hiện : Hoàn thành trong tháng 1.
- Yêu cầu kỹ thuật : Đốn cao hơn mức đốn hàng năm 5cm, cành là sát mặt đất phát dọn sạch, mặt tán sau khi đốn phải bằng phẳng, không để cành vừa đốn nằm bừa bải trên tán.
Đốn lững
Thời gian thực hiện : Hoàn thành trong tháng 1.
- Yêu cầu kỹ thuật : Đốn ở độ cao cách mặt đất 65cm, mặt vát của các cành đốn nghiêng 1 góc 450 và quay vào giữa tán, không dập nứt, xước vỏ, cành tăm hương và cành là sát mặt đất phát dọn sạch. Mặt tán sau khi đốn xong phải bằng, không để các cành đốn nằm bừa bải trên tán chè sau này sẽ ảnh hưởng đến quá trình hái tạo tán.
Hai loại hình đốn trên sẽ thực hiện dưới sự chỉ đạo của Công ty qua từng năm theo diển biến cụ thể của vườn chè.
Chống hạn
Dãy cỏ tủ gốc chè tự do
Thời gian thực hiện : Từ tháng 11 đến hết tháng 12.
Yêu cầu kỹ thuật : Dãy sạch cỏ trên toàn bộ diện tích sau đó đưa vào tủ xung quanh gốc.
Dãy cỏ tủ gốc chè hàng
Thời gian thực hiện : từ tháng 11 đến hết tháng 12.
Yêu cầu kỹ thuật : Dãy sạch cỏ trên toàn bộ diện tích sau đó đưa vào tủ dọc theo hai bên hàng chè.
Cuốc thục chè tự do
Thời gian thực hiện : từ tháng 11 đến hết tháng 12.
Yêu cầu kỹ thuật : Cuốc đều trên toàn bộ diện tích trống không để lỏi, độ sâu cuốc phải đạt từ 15 -20cm.
Cuốc thục hoặc cày chè hàng
Thời gian thực hiện : từ tháng 12 đến hết tháng 1.
- Yêu cầu kỹ thuật : Dọc theo hàng chè cuốc hoặc cày trên toàn bộ diện tích, không để lỏi, độ sâu cuốc hoặc cày phải đạt từ 15 -20cm.
Tưới nước
Thời gian thực hiện : Từ tháng 1 đến tháng 4.
- Yêu cầu kỹ thuật : Trong khi tưới phải bố trí hệ thống tưới hợp lý để tận dụng toàn bộ lượng nưới ra, phải thay đổi ram đúng theo thời gian quy định để lượng nước tưới ra phân phối đều trên toàn bộ diện tích tưới. Tùy theo tình hình thời tiết, trong vụ tưới nếu có mưa to kiểm tra độ thấm đất nếu thấy đạt yêu cầu có thể thay cho một lần tưới.
Phòng trừ cỏ dại kết hợp vệ sinh cây che bóng, chắn gió
Dãy cỏ
- Thời gian thực hiện : Từ tháng 5 - 6. Tuy nhiên cần căn cứ vào điều kiện mưa sớm hay mưa muộn mà xác định thời gian thực hiện hợp lý, để kịp thời triển khai công tác bón phân.
- Yêu cầu kỹ thuật : Dãy sạch cỏ từ trong gốc ra khỏi mép tán cây chè từ 15cm đến 20cm. Nếu có cây bụi, dây leo trong gốc và bám trên tán chè phải vệ sinh sạch sẽ.
Phát cỏ kết hợp vệ sinh cây che bóng, chắn gió
Thời gian thực hiện : Lần 1 hoàn thành cuối tháng 7.
Lần 2 hoàn thành cuối tháng 9.
- Yêu cầu kỹ thuật : Phát sạch cỏ trên toàn bộ diện tích, vết phát cách mặt đất từ 5 - 7cm, cây bụi, dây leo mọc trong gốc và bám trên tán chè phải vệ sinh sạch sẽ. Đối với cây che bóng, chắn gió các chồi phát sinh từ dưới gốc lên cao 2m phải rong tỉa sạch sẽ để vườn chè được thông thoáng. Trường hợp có cây hay cành bị gãy đổ đè trên tán chè cản trở công việc chăm sóc và thu hoạch phải gom nhặt đưa ra khỏi vườn chè và vệ sinh sạch sẽ. tuyệt đối không được chặt cây hay cành khi chưa có sự thống nhất của Công ty.
Phát cỏ bờ lô, bờ mẫu
Thời gian thực hiện : vào tháng 8.
- Yêu cầu kỹ thuật : Dọc theo bờ lô, bờ mẫu phát sạch cỏ. Sau khi cỏ khô phải kịp thời đốt đường ranh cản lửa. Nếu đốt 1 lần cỏ chưa cháy hết phải tiếp tục đốt lại cho đến khi cỏ cháy hoàn toàn, trong khi đốt phải theo dỏi thường xuyên không để cháy lan vào vườn chè.
Bón phân
- Thời gian thực hiện : Từ tháng 6 đến tháng 7. Tuy nhiên cần căn cứ vào điều kiện mưa sớm hay mưa muộn mà xác định thời điểm bón cho hợp lý. Riêng phân lân bón vào tháng 5 trước khi dảy cỏ.
Yêu cầu kỹ thuật :
+ Bón phân lân : Trước khi vào mùa mưa toàn bộ lượng phân lân quy định tiến hành bón đều dọc theo hai mép hàng chè và xung quanh mép tán cây chè.
+ Bón phân sunphat đạm và phân Kali : Trộn đều hai loại phân lai với nhau đóng bao vận chuyển ra vườn và bón dọc theo hai mép hàng chè và xung quanh mép tán cây chè.
+ Để bón phân có tác dụng cao cần bón đúng lúc, đúng thời điểm (không được bón phân vào gốc cây chè) để tạo điều kiện cho cây chè hấp thụ một cách dể dàng. Không nên bón phân khi đất chưa đủ ẩm, khi trời mưa to hay nắng gắt, vườn chè chưa làm sạch cỏ.
Phòng trừ sâu bệnh và kết hợp phun phân qua lá
Phòng trừ sâu bệnh
Biện pháp hóa học
Nhện đỏ : Vào mùa khô (từ tháng 2 - 4) nhện đỏ phát sinh và phát triển lây lan rất nhanh. Nếu không diệt trừ kịp thời thì cây chè sẽ rụng hết lá, bước vào thu hoạch chính vụ năng suất và chất lượng chè bị giảm rỏ rệt. Do đó phải thường xuyên kiểm tra vườn chè, khi phát hiện phải phun thuốc diệt trừ ngay.
Thời gian thực hiện : Từ tháng 2 đến khi chấm dứt mùa khô.
Số lần thực hiện : 2 lần trong năm.
Nồng độ và liều lượng cho một lần phun :
+ Căn cứ vào nồng độ quy định của loại thuốc thực tế sử dụng.
+ Liều lượng : Phun 150 lít dung dịch thuốc trên một lần phun tính cho 1 tấn sản phẩm chè búp tươi theo kế hoạch giao khoán (10 bình mỗi bình 15 lít dung dịch)
Rầy xanh, bọ xít muỗi và rệp : Thường xuất hiện vào mùa mưa.
Thời gian thực hiện : 2 lần trong năm.
Nồng độ và liều lượng cho một lần phun :
+ Căn cứ vào nồng độ quy định của loại thuốc thực tế sử dụng.
+ Liều lượng : Phun 150 lít dung dịch thuốc trên một lần phun tính cho 1 tấn sản phẩm chè búp tươi theo kế hoạch giao khoán (10 bình mỗi bình 15 lít dung dịch)
Bệnh phồng lá
Thường xuất hiện vào mùa mưa khi độ ẩm không khí cao.
Biện pháp canh tác
Đây là biện pháp phải được tiến hành thường xuyên và kịp thời theo quy định, cụ thể là phải dãy sạch cỏ, phát quang vườn chè, thu hoạch búp bị sâu bệnh kịp thời làm cho vườn chè được thông thoáng để hạn chế sâu bệnh phát sinh và phát triển, ngăn chặn nguồn lây lan tạo điều kiện cho vườn chè phát triển tốt để tăng sức đề kháng.
Phun phân qua lá
Ngoài lượng phân bón gốc, vào mùa mưa tiến hành phun phân qua lá để bổ sung dinh dưỡng cho cây.
Thời gian thực hiện : Từ tháng 5 đến tháng 10.
Số lần thực hiện : 3 lần trong năm.
Nồng độ và liều lượng cho một lần phun :
+ Căn cứ vào nồng độ quy định của loại phân thực tế sử dụng.
+ Liều lượng : Phun 150 lít dung dịch thuốc trên một lần phun tính cho 1 tấn sản phẩm chè búp tươi theo kế hoạch giao khoán (10 bình mỗi bình 15 lít dung dịch)
Những yêu cầu kỹ thuật trong khi phun thuốc phòng trừ sâu bênh và phun phân qua lá:
Pha chế phân, thuốc phải đúng quy định.
Không phun thuốc khi trời mưa to hay nắng gắt.
Khi phun phân, thuốc phải được phun đều khắp trên và dưới tán chè.
Bình phun phải được trang bị đầy đủ nụ xòe, không được tháo nụ xòe để phun cho nhanh.
Nên kết hợp phun phân qua lá và thuốc trừ sâu nhằm tăng thêm hiệu lực của phân và tiết kiệm công lao động.
Chống cháy
Thời gian thực hiện : Cuối tháng 12.
- Yêu cầu kỹ thuật : Quanh bờ lô vườn chè, từ mép chè ra 10m phát sạch cỏ, dọc theo các đường bờ mẫu nếu có cỏ cũng tiến hành phát sạch để ngăn ngừa trường hợp cháy lan từ mẫu chè này sang mẫu chè khác. Sau khi phát cỏ xong, cỏ khô phải kịp thời đốt đường ranh cản lửa, nếu đốt 1 lần cỏ chưa cháy hết phải tiếp tục đốt lại cho đến khi cỏ cháy hoàn toàn. Trong khi đốt phải theo dõi tránh lửa cháy lan vào vườn chè.
Thu hoạch
Hái tạo tán
- Sau khi đốn xong 1 tháng, phải thường xuyên theo dỏi vườn chè, khi trên vườn có khoảng 20 -25% số búp đủ tiêu chuẩn hái tạo tán phải kịp thời cho thu hoạch ngay.
Trong quá trình thu hoạch phải dùng thước để xác định chiều cao hái tạo tán (trên vết đốn 5cm).
Búp chè đủ tiêu chuẩn hái tạo tán phải có 1 tôm 4 -5 lá và nằm trên mức hái tạo tán.
Búp chè đủ tiêu chuẩn hái tạo tán phải có 1 tôm 2 -3 lá và những búp đủ tiêu chuẩn về số lá nhưng nằm dưới mức tạo tán.
Búp chưa đủ tiêu chuẩn hái tạo tán thì hái 1 tôm 2 -3 lá và chừa lại 1 lá cá, 2 lá chừa, mặt tán sau khi hái phải bằng không để ngông dài.
Những búp nằm giữa tán sinh trưởng mạnh có thể hái hơi đau, sát lá cá hay chỉ chừa lại 1 lá chừa để tạo tán bằng.
Những búp nằm xung quanh rìa tán nên để lại dưỡng tán cho rộng, không nên hái.
Chu kỳ hái tạo tán
Mùa khô:
+ Định kỳ 10 ngày hái 1 lần, tuy nhiên cần căn cứ vào khả năng sinh trưởng phát triển của cây chè có thể linh động từ 7 -8 -10 ngày hái 1 lần.
+ Kỹ thuật hái : Tháng 2 -3 - 4 hái để lại 2 lá chừa để nuôi bộ lá trên tán tạo cơ sở bước vào vụ thu hoạch chính.
+ Tháng 11 -12 hái để lại 1 lá cá, lần hái cuối cùng hái sát lá cá để tận thu sản lượng.
Mùa mưa : Từ tháng 5 -10 định kỳ thường xuyên 7 ngày hái 1 lần, hái chỉ để lại 1 lá cá và 1 lá chừa. Búp đủ tiêu chuẩn hái là búp có 1 tôm 3 lá trở lên, búp mù xòe, búp sâu bệnh.
PHẦN IV : CÁC LOẠI SÂU VÀ BỆNH CHÍNH HẠI CHÈ
Sâu hại.
Bọ xít muỗi
Triệu trứng gây hại
Bọ xít dùng vòi chích hút nhựa búp chè, tạo nên những vết châm lúc đầu có màu chì sau chuyển thành màu nâu đậm. Khi mật số cao, sâu non của bọ xít muỗi gây ra hiện tượng chè bị cháy đen do các vết chích quá dày. Búp chè bị bọ xít muỗi chích hút nhiều bị nám đen, cong queo không có giá trị thương phẩm, ảnh hưởng đến những lứa búp sau, làm chậm lại sự phát triển của cây.
Đặc tính sinh vật học
Con trưởng thành giống như một con muỗi lớn có màu xanh lá mạ (con cái ) hoặc màu xanh lơ (con đực), kích thước con cái dài 4-5 mm, ngang 1,5 mm. Con đực hơi nhỏ hơn con cái.
Bọ xít muỗi có 3 đôi chân màu vàng sậm, đặc biệt đôi chân sau rất dài. Đầu màu nâu sậm, hai mắt nâu đen, trên ngực có một bộ phận hình chùy nối xuyên về phía sau.
Trứng hình bầu dục, màu trắng trong, phía đầu nhỏ của trứng có hai sợi lông dài màu trắng lộ ra khỏi mô cây.
Sâu non tuổi 1 toàn thân màu vàng nhạt, nhiều lông. Sâu tuổi 5 có màu xanh ánh vàng, mầm cánh phủ hết đốt bụng thứ 4.
Bọ xít muỗi sau khi vũ hóa 2- 6 ngày bắt đầu giao phối sau giao phối 1-3 ngày thì đẻ trứng. Trung bình một con cái đẻ từ 30 -70 trứng, trứng được đẻ trên búp chè hoặc lá non, trên cuống hoặc dọc theo gân phần dưới lá.
Trứng có thể được đẻ từng quả một hoặc từng cụm 2- 4 trứng sâu vào biểu bì. Sau 5-10 ngày trứng nở ra sâu non, sâu non trải qua 5 tuổi trong khoảng thời gian từ 10-15 ngày.
Bọ xít muỗi thuộc nhóm biến thái không hoàn toàn (không có giai đoạn nhộng). Sau khi vũ hóa con trưởng thành còn có thể sống thêm 10-20 ngày.
Sinh thái học
Bọ xít muỗi phát triển thích hợp nhất trong điều kiện nhiệt độ 20- 25oC, ẩm độ trên 90% vì thế chúng thường hoạt động mạnh vào sáng sớm và chiều tối.
Ngày âm u bọ xít muỗi hoạt động mạnh hơn ngày nắng , đặc biệt những ngày mưa to bọ xít muỗi xuất hiên hàng loạt và phá hoại nặng.
Trong điều kiện nhiệt độ và ẩm độ không thích hợp khả năng đẻ trứng của con cái và tỉ lệ trứng nở giảm.
Bọ xít muỗi gây hại quanh năm, trong một năm có thể hoàn thành 8-11 lứa, tuy nhiên do yêu cầu độ ẩm cao nên thường phát sinh nhiều, gây hại nặng trong mùa mưa.
Biện pháp phòng trừ
Dùng giống chè kháng: Như LĐ7
Biện pháp canh tác:
Dọn sạch cỏ dại, phát quang bờ lô, bụi rậm quanh vườn chè.
Bón phân cân đối NPK, không bón quá nhiều đạm, tăng cường Kali vào thời điểm bọ xít muỗi gây hại.
Khi hái chè bị hại nặng nên siết chặt lúa hái, hái kỹ những búp bị hại để thu gom và tiêu diệt chúng .
Biện pháp sinh học: Bảo vệ các loài thiên địch của bọ xít muỗi như chuồn chuồn, bọ ngựa và các loại ong kí sinh …
Biện pháp hóa học: Chú ý phun thuốc đúng lúc. Thường xuyên điều tra xác định đúng các giai đoạn phát triển của bọ xít muỗi. Lưu ý khi phát hiện thấy mật số trứng cao, điều kiện thời tiết có xu hướng thuận lợi cho chúng phát triển thì phun thuốc khi bọ xít muỗi non nở rộ, búp chè bắt đầu có những vết chấm nhỏ.
Sử dụng các loại thuốc: Bi-58, Bassa, Ofatox, Sherpa, Sherzol, Pyrinex…
Rầy xanh
Triệu trứng gây hại
Rầy non và rầy trưởng thành chích hút nhựa cây chè ở phần búp và lá non, vết chích theo đường gân chính và gân phụ của lá li ti như kim châm. Các vết chích dày đặc của rầy cản chở sự vận chuyển nước và dinh dưỡng lên búp làm búp bị cong queo và khô đi, các lá non gặp ngày nắng nóng khô dần từ đầu đến mép lá.
Chè còn nhỏ, rầy xanh ảnh hưởng lớn đến quá trình sinh trưởng, làm cây lớn chậm, cằn cỗi. Cây con có thể bị chết.
Đặc tính sinh vật học
Rầy xanh trưởng thành thân dài 3- 4 mm có mau xanh lá mạ, cánh trong mờ màu xanh lục dài quá bụng, đầu hình tam giác, chính giữa đầu có vệt trắng và có chấm đen nhỏ hai bên. Rầy cái thường lớn hơn rầy đực.
Trứng rầy xanh hình quả chuối, dài 0,8mm, màu trắng đục, sắp nở màu sậm lại. Rầy mới nở không có cánh, màu xanh nhạt sau chuyển dần sang màu xanh vàng.
Rầy cái trưởng thành đẻ trứng vào trong phần non cọng búp và gân chính của lá, một búp chè thường có 1- 4 trứng, có khi tới 7- 8 trứng. Một rầy cái đẻ trung bình 30-50 trứng (tối đa 150 trứng ).
Sau khi đẻ 5 - 8 ngày trứng nở. Sau khi nở rầy non trải qua 4 lần lột xác trong vòng 7-12 ngày. Rầy xanh thuộc nhóm biến thái không hoàn toàn. Sau khi vũ hóa rầy trưởng thành có thể sống thêm 9-21 ngày.
Sinh thái học
Do sợ ánh sáng nên ban ngày phần lớn rầy ẩn nấp dưới tán lá hoặc bên kia ánh mặt trời. Khi bị động, rầy bò ngang hoặc nhảy lẩn trốn khá nhanh, một số rầy trưởng thành bay lên. Rầy non mới nở rất chậm chạp, rầy tuổi 3- 4 nhanh nhẹn hơn.
Trong một vùng, các nương chè non, xanh tốt, cỏ nhiều thường bị rầy hại nặng hơn nương chè già, sạch sẽ. Chè nơi khuất gió bị hại nặng hơn nơi thoáng gió. Các cơn mua to, kéo dài ảnh hưởng trực tiếp đến quần thể rầy làm một số lớn rầy bị chết.
Rây xanh thích hợp thời tiết có ẩm độ cao và không lạnh lắm, trong một năm rầy xanh có thể có 14 lứa.
Biện pháp phòng trừ
Biện pháp canh tác:
Dọn sạch cỏ dại, bón phân cân đối.
Không trồng các hàng cây lớn chắn gió cạnh nương chè.
Chọn lựa thời điểm đốn, hái chè thích hợp để tránh búp chè ra rộ trùng với thời điểm phát sinh của rây xanh. Hái kỹ búp chè khi rầy trưởng thành đẻ rộ để hạn chế nơi rầy đẻ trứng và lấy đi một lượng trứng rầy đã đẻ.
Biện pháp hóa học: cần thiết phải theo dỏi tình hình phát triển của rầy xanh trên nương chè để quyết định phun thuốc đúng lúc. Khi đa số rầy nở đến tuổi 2-3 thì xịt thuốc là tốt nhất.
Sử dụng các loại thuốc như: Trebon, Mospilan, Bassa, Selecron, Sherpa, Padan, Applaud.
Nhện đỏ
Triệu chứng gây hại
Nhện hút chất dinh dưỡng của chè chủ yếu trên lá già và lá bánh tẻ, làm cây sinh trưởng chậm, lá mau rụng, cây chè chậm ra lá non. Khi bị nhện hại mặt trên lá có màu nâu đỏ, nhện chăng trên mặt lá một lớp tơ mỏng, lá non bị hai mép lá bị cong lại.
Đặc tính sinh vật học
Nhện đỏ trưởng thành dài khoảng 0,3mm, rộng 0,1 - 0,25mm. Có 8 chân, nhện đực thường nhỏ hơn nhện cái.
Nhện thường đẻ trứng màu đỏ nâu có kích thước khoảng 0,1mm, hình cầu dẹt, ở giữa có lông cong.
Trứng nhện sau khi đẻ 4- 6 ngày thì nở. Nhện non qua 3 lần lột xác thành nhện trưởng thành trong khoảng 6-10 ngày. Sau khi trưởng thành 3-4 ngày nhện bắt đầu đẻ trứng. Con trưởng thành có thể sống trên 10 ngày.
Sinh thái học
Thời tiết khô hạn thuận lợi cho sự phát triển của nhện đỏ. Nhện thường phá hại vào khoảng tháng 1- 4. Mùa mưa mật số nhện đỏ thường rất thấp do bị mưa rửa trôi.
Biện pháp phòng trừ
Tưới phun trong mùa khô.
Cành lá ở vườn nhiễm nhện sau khi đốn phải thu gom đốt cháy hết.
Sử dụng các loại thuốc: Comite, Nissorun, Ortus, Cascade, Bi-58…
Bọ cánh tơ
Triệu trứng gây hại
Bọ cánh tơ thường gặm hút chất dinh dưỡng ở lá non, nhất là lá chè chưa nở, vì thế khi lá xèo ra, triệu trứng gây hại của bọ cánh tơ thể hiện ở mặt dưới lá là hai vệt màu xám song song với gân chính. Tôm chè bị bọ cánh tơ hai thường sần sùi, cứng giòn, hai mép lá và chóp lá cong lên.
Đặc tính sinh vật học
Bọ cánh tơ là loại côn trùng miệng giữa hút. Bọ trưởng thành màu vàng xám, trên cánh có nhiều lông tơ.
Kích thước khá nhỏ chiều dài từ 0,7- 0,9mm. Đầu có hai mắt kép và 3 mắt đơn màu nâu.
Trứng bọ cánh tơ rất nhỏ 0,2- 0,3mm. Trứng đẻ sau 2- 5 ngày thì nở.
Bọ non màu vàng nhạt dài từ 0,4- 0,6mm. Sâu non sau khi hoàn thành 4 tuổi thì hóa nhộng trên mặt đất hoặc trên lá chè khô rụng dưới gốc. Vòng đời bọ cánh tơ khoảng 25- 30 ngày .
Sinh thái học
Bọ non sống tập trung ở búp và gân lá non, it di chuyển. Thời tiết ẩm và không lạnh lắm thích hợp cho đời sống của bọ cánh tơ. Chè dãi nắng thường bị nặng hơn chè trồng trong bóng râm.
Biện pháp phòng trừ
Biên pháp canh tác:
Hàng năm cày, xới xáo để diệt nhộng trong đất.
Lấp kín bộ rễ chè, nếu bộ rễ chè hở ra ngoài nhiều vườn chè sẽ bị bọ cánh tơ phá hại nặng .
Trồng cây che tạo bóng.
Thu hái đúng lúc, hái hết lá và búp non, tiêu diệt trứng bọ cánh tơ.
Biện pháp hóa học:
Sử dụng nhiều loại thuốc: Pyrinex, Confidor, Sherpa, Oncol, Selecron…
Rệp muội
Triệu chứng gây hại
Rệp thường bám dưới mặt lá non hút nhụa cây chè làm lá chè khô, cong về phía dưới. Nhiều khi rệp bám dày đặc phủ khắp búp, lá non, cây chè không phát triển được.
Đặc tính sinh vật học
Rệp muội màu nâu đen, có 2 dang rệp có cánh và không cánh. Kích thước rệp không cánh thường to hơn rệp có cánh.
Rệp có bụng to, mềm, mang trên lưng 2 túi tiết mật. Rệp sinh sản đơn tính, tốc độ phát triển quần thể của rệp rất nhanh.
Sinh thái hoc
Nói chung rệp phát triển thuận lợi trong điều kiện khí hậu nóng, ẩm. Khi gặp điều kiện khó khăn, số lượng rệp có cánh tăng lên. Vườn chè non và vườn sau khi đốn tao hình thường bị rệp hai nặng hơn những vườn chè kinh doanh.
Biện pháp phòng trừ
Chú ý thiên địch của rệp có rất nhiều loài như ruồi Symphidae, các loại kí sinh Alictus sp, Aphidius sp…
Sủ dụng các loại thuốc: Bi-58, Bassa, Basudin, Sherzol…
1.6 Mối hại chè
Triệu chứng hại chè
Mối gặm rể cây, biểu bì thân ở bên trong đường mui hoặc chui vào các vết nứt, xước đục vào thân cây làm thân chè bị gẫy, ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao, giảm số cành cấp một và có thể làm chết cây. Cây chè bị mối hại lá dần chuyển sang màu vàng úa sau đó rụng và cả cây chè bị chết khô.
Đặc tính sinh vật học
Loài Odontotermes formosanus Shiraki mối chúa màu nâu dài 4-5cm, mối thợ dài 3-5mm. Mối lính có hàm dưới phát triển, đầu có hạch độc tiết ra dịch có tính axít để đục gỗ. Mối này thuộc loại ăn tạp, tổ phân tán chìm trong lòng đất có khi sâu đến 3m.
Loài microtermes Wasmann mối chúa dài 3-4cm, mối lính dài 2-3mm. Mối cánh giao hoan phát đàn từ tháng 4-7. Thường làm tổ ngầm nhưng cũng có khi làm tổ nổi.
Sinh thái học
Điều khiện thích hợp nhất cho mối phát triển là 20-250C, ẩm độ khoảng 90%. Dưới 170C hoặc trên 300C mối phát triển rất yếu.Trong năm mối gây hại mạnh vào 2 thời kỳ từ giữa tháng 1 đến tháng 4 và từ giữa tháng 8 đến tháng 10.
Biện pháp phòng trừ
Làm đất kĩ, phá tổ mối có sẵn.
Thu sạch tàn dư cành cây, gốc, rễ của các loại thực vật trên vườn chè
Sử dụng các loại thuốc hạt Vibasu, Diaphos, Furadan, Padan rải xuống đất
quanh gốc cây hoặc vào tổ mối. Có thể dùng các loại thuốc Pyrenex, Suprathion, Sherpa, Confidor phun vào thân cây chổ có mối gây hại.
1.7 Sâu đục thân đỏ
Triệu chứng gây hại
Sâu thường đục vào cành hay thân chè. Khi xâm nhập vào trong cành chè, sâu có xu hướng đục lên phía trên ngọn, tạo thành một đường hầm rộng, cành bị sâu đục dễ gãy và héo.
Đặc tính sinh vật học
Bướm trưởng thành màu trắng, sãi cánh 4-5cm, trên cánh có nhiều chấm đỏ, đen rất nhỏ xen kẽ, mình có nhiều lông trắng, bướm đực hơi nhỏ hơn bướm cái.
Bướm đẻ trứng trong các kẽ vỏ cây, trứng hình bầu dục màu trắng. Sâu non mình nhẵn màu đỏ hay đỏ da cam, đầu nhỏ và đen. Nhộng khá dài, màu nâu, nằm trong lỗ đục.
Vòng đời ở sâu khá dài, một năm chỉ có 1 lứa sâu. Trong năm bướm thường xuất hiện nhiều vào cuối mùa xuân, cành chè bị sâu non phá hại nặng vào khoảng tháng 5.
Biện pháp phòng trừ
Phát hiện và cắt, đốn cành thân bị hại để diệt sâu non.
Đốn chè đúng thời vụ và tập trung.
Thu nhặt các cành chè mới gãy đem đốt để diệt sâu, nhộng.
Dùng các loại thuốc : Oncol, Suprathion, Pyrinex, Basudin, Monster…
1.8 Sâu cuốn lá non
Triệu chứng gây hại
Sâu non mới nở chui vào biểu bì và gặm chất xanh của lá, khi lớn hơn bò ra
ngoài cuốn mép lá thành tổ để ẩn nấp, sức ăn của sâu lúc này khá mạnh, lá chè có thể bị ăn khuyết. Búp chè bị sâu hại phát triển chậm, giảm phẩm chất chè thương phẩm.
Đặc tính sinh vật học
Trưởng thành bướm dài 5-7mm, cánh hình chử nhật dài 10-12mm, màu nâu có ánh kim, rìa cánh có lông dài.
Sâu non đẫy sức dài 10-15mm, da mỏng màu vàng nhạt. Nhộng màu vàng sữa dài 5-6 mm nằm trong tổ kén màu trắng hình bầu dục dài.
Bướm đẻ trứng ở mặt dưới hay bìa lá, sau 4-6 ngày trứng nở.
Sinh thái học
Độ ẩm không khí thấp thích hợp cho sâu cuốn lá non phát triển. Trong 1 năm, sâu thường phát sinh 4-6 lứa.
Biện pháp phòng trừ
Sâu non bị rất nhiều các loại ong kí sinh họ Eulophidae, Bethylidae…Nhộng cũng bị kí sinh bởi loài Angitia sp…
Thường xuyên vệ sinh tạo thông thoáng cho vườn chè.
Khi hái chè chú ý hái triệt để những búp, lá bị sâu cuốn.
Sử dụng các loại thuốc : Karate, Nextoxin, Sherpa, Trebon, Diazinon…
2. Bệnh hại
2.1 Bệnh phồng lá chè
Triệu chứng
Lúc đầu vết bệnh là một chấm nhỏ màu vàng nhạt, sau quanh vết bệnh bóng lên bất thường. Sau một thời gian, vết bệnh lớn dần, mặt trên lõm xuống, mặt dưới phồng lên, trên vết phồng phủ một lớp phấn màu trắng. Cuối cùng vết bệnh chuyển xang màu nâu, vết phồng khô xẹp xuống. Bệnh tập trung chủ yếu trên lá bánh tẻ và lá non, đôi khi trên trái non, cành non làm cành bị chết khô. Lá, búp bị bệnh dễ vụn nát khi chế biến.
Tác nhân và điều kiện phát bệnh
Nấm gây bệnh Exobasidium vexans Masse thuộc lớp nấm đảm. Bào tử hình bầu dục không màu. Bào tử lây lan nhờ gió, mưa. Từ khi xâm nhiễm đến khi xuất hiện triệu chứng bênh là 3- 4 ngày.
Biện pháp phòng trừ
Vệ sinh vườn chè thường xuyên, sạch cỏ, thông thoáng.
Bón phân cân đối NPK, tăng cường Kali trong thời điểm thuận lợi cho bệnh phát sinh gây hại.
Sử dụng các loại thuốc gốc đồng, Champion, Anvil, Topsin-M…
2.2 Bệnh chấm xám
Triệu chứng
Bênh xuất hiện chủ yếu trên lá già và lá bánh tẻ. Vết bệnh lúc đầu là một chấm nhỏ màu xanh nâu thường ở mép lá sau lan rộng rất nhanh ra khắp mặt lá. Vết bệnh có hình lượn sóng, ngoài cùng có một viền màu nâu đậm khá rõ. Bệnh nặng có thể làm cháy cả lá.
Tác nhân và điều kiện phát bệnh
Bệnh do nấm Pestalozzia theae Sawada gây nên. Bào tử màu nâu sẫm, có 3 ngăn. Đầu nhỏ bào tử có một lông, đầu lớn có ba lông.
Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ khoảng 20-25oC, ẩm độ cao. Bệnh gây hại mạnh vào mùa mưa.
Biện pháp phòng trừ
Vệ sinh vườn chè sạch sẽ.
Thu gom, xử lí triệt để thân, lá bị bệnh.
Sử dụng các loại thuốc: Anvil, Topsin, Carbenzim…
2.3 Bệnh thối búp chè
Triệu chứng
Bệnh thường xuất hiện ở lá, búp non, cuống lá và cành non. Vết bệnh lúc đầu bằng đầu kim, màu đen, sau loang rộng ra, có khi dài tới 2cm. Bệnh nặng làm cả búp bị khô.
Tác nhân và điều kiện phát bệnh
Bệnh do nấm Colletotrichum theae Petch gây nên. Sợi nấm màu trắng. Bào tử nấm không màu, hình hạt đậu. Bào tử lây lan nhờ gió, mưa.
Nấm bệnh phát triển thuận lợi trong điều kiện nhiệt độ khoảng 27oC, ẩm độ trên 90%. Vườn chè thâm canh cao, bón nhiều phân đậm rất thuận lợi cho bệnh phát triển.
Biện pháp phòng trừ
Bón phân cân đối NPK, tăng lượng phân Kali trong thời kì bệnh phát triển mạnh.
Hái chạy khi bệnh xuất hiện hàng loạt.
Sử dụng các loại thuốc: Kasuran, Score, Anvil, Kocide, Topsin-M…
2.4 Bệnh chết loang
Triệu chứng
Bệnh gây hại ở rễ làm cây chè chết. Lúc đầu chè chết một cây sau lan dần ra xung quanh như vết dầu loang. Cây bị bệnh lá héo rũ rồi chết hoặc héo và chết dần từng cành.
Tác nhân và điều kiện phát bệnh
Tác nhân gây bệnh là nấm Rosellinia necatrix Berl , thuộc lớp Ascosmicetes. Bào tử nấm một tế bào màu nâu sẫm.
Chè bị bệnh chết tập trung vào mùa mưa, mùa khô chè chết rất ít.
Biện pháp phòng trừ
Trong mùa mưa kiểm tra đồng ruộng thường xuyên. Khi phát hiện chè bị chết loang nên đào bỏ. Thu sạch tàn dư rễ cây bị bệnh và sử lí hố bằng Monceren.
2.5 Bệnh đốm mắt cua
Triệu chứng
Bệnh gây hại phần lớn trên lá già và lá bánh tẻ. Vết bệnh lúc đầu là một chấm nhỏ, màu nâu có viền, sau lớn dần thành hình tròn hoặc hình không nhất định. Trên vết bệnh có những hạt nhỏ màu nâu xám, sau tạo thành tầng mốc có màu tro. Bệnh nặng có thể làm lá chè rụng hàng loạt.
Tác nhân và điều kiện phát bệnh
Nấm gây bệnh Cercospora theae có bào tử không màu hình roi, có 5- 9 vách ngăn, phần đỉnh hơi nhỏ lai. Những hạt nhỏ màu nâu xám trên vết bệnh là đám sợi nấm.
Nấm bệnh phát triển thích hợp trong điều kiện nhiệt độ 15-20oC. Nếu trên 20oC thì tỉ lệ bào tử nấm nảy mầm giảm. Bào tử lây lan nhờ gió, mưa.
Biện pháp phòng trừ
Bón đủ phân, cân đối NPK.
Sử dụng các loại thuốc: Carbenzim, Anvil, Antracol, Topsin – M ...
2.6 Bệnh đốm nâu
Triệu chứng
Bệnh chủ yếu hại lá già và lá bánh tẻ. Vết bệnh có màu nâu, không có hình dạng nhất định hoặc hình bán nguyệt. Trên vết bệnh có các hình tròn đồng tâm, giữa vết bệnh lá bị khô có màu xám tro. Xung quanh vết bệnh biểu bì lá bị sưng lên dễ thấy. Bệnh nặng làm lá bị khô và rụng hàng loạt.
Tác nhân và điều kiện phát bệnh
Nấm gây bệnh Colletotrichum camelliae có khối phân sinh bào tử là những hạt nhỏ màu đen trên vết bệnh. Bào tử phát tán nhờ gió, mưa xâm nhiễm vào lá chè.
Nấm bệnh phát triển thuận lợi nhất trong điều kiện 25-30oC, ẩm độ cao, nên trong mùa mưa bệnh thường phát sinh gây hại nặng, nhất là sau những đợt mưa kéo dài.
Biện pháp phòng trừ
Dọn sạch lá khô rụng ở vườn chè để tiêu diệt nguồn bệnh.
Vệ sinh vườn sạch sẽ, sạch cỏ dại. Khi đốn chè vùi lá để tiêu diệt nguồn bệnh.
Bón đủ phân, cân đối NPK
Sử dụng các loại thuốc: Carbenzim, Score, Antracol, Topsin – M ...
2.7 bệnh tảo
Tảo Cephaleuros virescens gây hại chủ yếu trên lá chè già, cành bánh tẻ phần giò gà ở những năm trước và lúa hái trước. Lúc đầu vết bệnh là một chấm tròn nhỏ màu vàng nâu, sau loang dần ra thành các vết hình tròn hoặc vô định. Vết bệnh hơi lồi lên, trên có một lớp nhung mịn.
Bệnh thường phát sinh trên những vườn chè ẩm, thấp thông gió không tốt. Bệnh gây hại trong mùa mưa nhiều hơn mùa khô, có thể dùng các thuốc gốc đồng để diệt tảo.
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
PHẦN II : SƠ LƯỢC VỀ CÂY CHÈ
Nguồn gốc và phân loại
Một số yêu cầu sinh thái của cây chè
Đặc điểm hình thái PHẦN III : QUY TRÌNH KỸ THUẬT CHĂM SÓC VÀ THU HOẠCH CHÈ A/ QUY TRÌNH KỸ THUẬT CHĂM SÓC CHÈ CÀNH KIẾN THIẾT CƠ BẢN
Dặm chè
Đốn tạo hình
Hái tạo tán
Bón phân hữu cơ hoặc phân vi sinh
Bón thúc phân vô cơ
Dãy cỏ trắng
Phun thuốc
Vệ sinh cây che bóng, chắn gió
Dãy cỏ tủ gốc
Cuốc thục (hoặc cày)
Phát cỏ bờ lô chống cháy
Tưới nước
Kiễm kê
B/ QUY TRÌNH KỸ THUẬT VÀ LỊCH THỜI VỤ CHĂM SÓC, THU HOẠCH CHÈ
KINH DOANH
Chăm sóc
Đốn
1.1.1 Đốn phớt
1.1.2 Đốn lưỡng
1.2 Chống hạn
1.2.1 Dãy cỏ tủ gốc chè tụ do
1.2.2 Dãy cỏ tủ gốc chè hàng
1.2.3 Cuốc thục chè tụ do
1.2.4 Cuốc thục hoặc cày chè hàng
1.2.5 Tưới nước
1.3 Phòng trừ cỏ dại kết hợp vệ sinh cây che bóng, chắn gió
1.3.1 Dãy cỏ
1.3.2 Phát cỏ kết hợp vệ sinh cây che bóng, chắn gió
1.3.3 Phát cỏ bờ lô, bờ mẫu
1.4 Bón phân
1.5 Phòng trừ sâu bệnh và kết hợp phun phân qua lá
1.5.1 Phòng trừ sâu bệnh
1.5.1.1 Biện pháp hóa học
1.5.1.2 Biện pháp canh tác
1.5.2 Phun phân qua lá
1.6 Chống cháy
2. Thu hoạch
2.1 Hái tạo tán
2.2 Chu kì hái tọa tán
PHẦN IV : CÁC LOẠI SÂU VÀ BỆNH CHÍNH HẠI CHÈ
Sâu hại
1.1 Bọ xít muỗi
1.2 Rầy xanh
1.3 Nhện đỏ
1.4 Bọ cánh tơ
1.5 Rệp muội
1.6 Mối hại chè
1.7 Sâu đục thân
1.8 Sâu cuốn lá non
2. Bệnh hại
2.1 Bệnh phồng lá chè
2.2 Bệnh chấm xám
2.3 Bệnh thối búp chè
2.4 Bệnh chết loang
2.5 Bệnh đốm mắt cua
2.6 Bệnh đốm nâu
2.7 Bệnh tảo
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Điều tra quy trình kĩ thuật chăm sóc chè và các loại sâu, bệnh chính ở chè.docx