Trong phần nhận xét của bài tiểu luận , nhóm đã phân tích và đưa ra những yếu tố ảnh hưởng đến giá của cổ phiếu VSH từ các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế đến các yếu tố ảnh hưởng bên trong của doanh nghiệp . Trên cơ sở đó , nhóm cũng đã thực hiện việc định giá cổ phiếu theo phương pháp “ Chiết khấu dòng tiền” .
Từ đó , nhóm cũng mạnh dạn đưa ra những lời khuyên cho các nhà đầu tư quan tâm tới mã cổ phiếu VSH.
Tuy nhiên , do còn hạn chế về kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tiễn , bài tiểu luận vẫn còn nhiều thiếu sót. Nhóm mong sớm nhận được những phản hồi từ cô giáo để trau dồi và bổ sung thêm những kiến thức bổ ích.
Nếu có điều kiện nghiên cứu sâu hơn , bài luận sẽ có ích trong việc áp dụng có hiệu quả các công cụ phân tích , định giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
27 trang |
Chia sẻ: tienthan23 | Lượt xem: 7684 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Định giá cổ phiếu công ty cổ phần thủy điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh (VSH), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1.Đặt vấn đề:
Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới , tín dụng trong nước tăng trưởng thấp , doanh nghiệp phá sản , hang tồn kho ứ đọng , nợ xấu ở mức cao và sức cầu nội địa thấp.đã ảnh hưởng trức tiếp đến Thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm nay.Kết thúc năm 2012 chỉ số VN - Index ở mức 413..73 điểm tăng 17.69% so với năm 2012 ; ngược lại chỉ số HN - Index chốt năm nay giảm nhẹ 2.18% so với cuối năm 2011,còn 57.09 điểm. Tuy vậy , vẫn có những điểm sáng nhất định trong năm 2012 đó là sự ổn định của lạm phát và tỷ giá giúp cho dòng tiền đầu tư tham gia tích cực hẳn trên thị trường chứng khoán , nhất là những cuối tháng năm 2012. Bên cạnh đó các kênh đầu tư khác như bất động sản,vàng và tiết kiệm trở nên kém hấp dẫn đã giúp thu hút vốn đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam . Triển vọng năm 2013 được dự báo sẽ là năm tiếp tục khó khăn cho các doanh nghiệp khi mà các chính sách vĩ mô của chính phủ như : giải quyết nợ xấu, tái cấu trúc ngân hàng , hỗ trợ thị trường bất động sản trong khi tiếp tục giảm lãi suất giúp lưu thong nguồn vốn cho sản suất và cải cách doanh nghiệpcần phải có thời gian mới phát huy hiệu quả. Tuy nhiên thực tế năm 2011 – 2012 đã chứng minh , một số doanh nghiệp có nển tảng và chiến lược tốt hoặc những doanh nghiệp thuộc lĩnh vực ít chịu ảnh hưởng từ suy thoái kinh tế vẫn đạt mức tăng trưởng lạc quan.Công ty cổ phần thủy điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh là một trong số các doanh nghiệp đó.Cổ phiếu doanh nghiệp niêm yết là hạt nhân của thị trường chứng khoán , trang bị kiến thức về phân tích và định giá cổ phiếu sẽ giúp nhà đầu tư xác định được giá trị thực của doanh nghiệp, tìm kiếm trong đó những cơ hội đầu tư cho mình.
Đề tài : Định giá cổ phiếu công ty cổ phần thủy điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh(VSH) được chúng tôi chọn với mong muốn cung cấp những kiến thức cơ bản về định giá cổ phiếu phổ biến khi tiến hành định giá một cổ phiếu đanh niêm yết trên thị trường chứng khoán.Định giá cổ phiếu VSH trong giai đoạn này cũng được xem là xác định lại giá trị thực của nó giúp ta hiểu rõ hơn về tác động của khủng hoảng kinh tế đối với doanh nghiệp này.
Do kiến thức về còn hạn chế nên bài tiểu luận không tránh khỏi những thiếu sót.Mong cô có những góp ý để giúp bài tiểu luận này được hoàn thiện hơn.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
- Cung cấp thông tin cho sinh viên khối ngành kinh tế , tài liệu hỗ trợ giúp sinh viên học tốt môn Thị trường tài chính.
- Tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến sự tăng giảm của mã chứng khoán VSH kể từ khi lên sàn cho đến nay.
- Giúp sinh viên biết phân tích và định giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán nói chung và cổ phiếu VSH nói riêng.
3. Phương pháp nghiên cứu:
Kết hợp các phương pháp sau :
Phương pháp phân tích.
Phương pháp tổng hợp số liệu.
Phương pháp dự báo tăng trưởng cổ tức trong tương lai và chiết khấu cổ tức.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu : công ty cổ phần thủy điện Vĩnh Sơn- Sông Hinh.
- Đề tài chỉ tập trung thực hiện nghiên cứu định giá cổ phiếu VSH ở thời điểm hiện tại và các yếu tố tác động đến việc định giá cổ phiếu theo phương pháp chiết khấu cổ tức trong tương lai.
5. Nhiệm vụ của đề tài:
Đề hoàn thành mục tiêu mà đề tài đặt ra , cần phải thực hiện các nhiệm vụ sau :
Tìm hiểu công ty cổ phần thủy điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh.
Tìm hiểu thực trạng cổ phiếu VSH trong thời gian qua.
Xác định cổ tức chi trả trong năm 2012.
Xác định tỷ lệ chiết khấu hợp lý cho việc định giá cổ phiếu.
Xác định tỷ lệ tăng trưởng cổ tức trong tương lai.
Định giá cổ phiếu VSH theo phương pháp chiết khấu cổ tức trong tương lai.
So sánh giá trị cổ phiếu sau khi tính được với giá thị trường cổ phiếu hiện nay và đưa ra nhận xét.
6. Kết cấu tiểu luận:
Phần nội dung bài tiểu luận được chia làm 3 chương :
Chương 1: Giới thiệu công ty cổ phần thủy điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh và mã cổ phiếu VSH.
Chương 2 : Định giá cổ phiếu VSH.
Chương 3 : So sánh giá cổ phiếu với giá thị trường hiện nay và nhận xét.
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THUỶ ĐIỆN VĨNH SƠN - SÔNG HINH VÀ MÃ CHỨNG KHOÁN VSH
1. Giới thiệu chung về doanh nghiệp:
1.1. Tên, địa chỉ Công ty:
- Tên gọi : Công ty Cổ phần Thuỷ điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh.
+ Tên giao dịch quốc tế: Vinh Son-Song Hinh Hydropower Joint Stock Company.
+ Tên viết tắt: VSH.
- Địa chỉ: 21 Nguyễn Huệ, Thành phố Quy Nhơn, Tỉnh Bình Định.
- Điện thoại: (84.056) 3892.792 Fax: (84.056) 3891.975
- Email: hpp_vssh@evn.com.vn
- Mã số thuế: 4100562786
- Vốn điều lệ :2.062.412.460.000 VNĐ (Hai ngàn không trăm sáu mươi hai tỷ, bốn trăm mười hai triệu, bốn trăm sáu chục ngàn đồng).
1.2. Sơ đồ tổ chức:
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC ĐIỀU HÀNH
1.3. Ngành nghề kinh doanh:
- Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 3503000058 ngày 04/05/2005 của phòng đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và đầu tư - Tỉnh Bình Định. Đăng ký thay đổi lần thứ 4 ngày 29/12/2009.
- Ngành, nghề kinh doanh:
+ Sản xuất và kinh doanh điện năng.
+ Dịch vụ quản lý vận hành, bảo dưỡng các nhà máy thuỷ điện.
+ Tư vấn quản lý dự án và giám sát thi công các dự án nhà máy thuỷ điện.
+ Tư vấn thiết kế công trình thủy lợi, giao thông và thủy điện.
+ Tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình thủy lợi và giao thông.
+ Thí nghiệm điện.
+ Kinh doanh vật tư, thiết bị trong lĩnh vực thuỷ điện.
+ Đầu tư xây dựng các dự án điện.
+ Kinh doanh bất động sản.
1.4. Quá trình hình thành và phát triển:
Công ty cổ phần Thuỷ điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh tiền thân là Nhà máy Thuỷ điện Vĩnh Sơn trực thuộc Công ty Điện Lực III, được khởi công xây dựng vào ngày 15/9/1991. Nhà máy chính thức đưa vào sản xuất và hoà lưới điện quốc gia vào ngày 04/12/1994. Với công suất 66MW và sản lượng điện hàng năm 230 triệu KWh, Nhà máy Thuỷ điện Vĩnh Sơn là nhà máy thuỷ điện có quy mô lớn đầu tiên ở miền Trung và Tây Nguyên, góp phần giải quyết nhu cầu về điện cho vùng lõm và ổn định chất lượng điện cho hệ thống điện quốc gia. Tính đến cuối năm 2000, nhà máy Vĩnh Sơn đã sản xuất được 1,880 tỷ KWh, đạt sản lượng bình quân 310 triệu KWh/năm, tăng hơn 35% so với thiết kế. Đặc biệt năm 1999, sản lượng đạt 419KWh - vượt mọi dự kiến trong tính toán thiết kế trước đây.
Năm 1999, để nâng cao hiệu quả quản lý hệ thống điện và tận dụng kinh nghiệm tích luỹ trong quản lý vận hành nhà máy điện của đội ngũ quản lý của Nhà máy Vĩnh Sơn, Tổng Công ty Điện lực Việt Nam đã giao nhiệm vụ cho Nhà máy Thuỷ điện Vĩnh Sơn quản lý và vận hành dự án Nhà máy Thuỷ điện Sông Hinh. Từ tháng 7 năm 2000, Nhà máy Thuỷ điện Vĩnh Sơn được đổi tên thành Nhà máy Thuỷ điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh với bốn tổ máy hoạt động cung cấp sản lượng điện hơn 600 triệu kWh vào lưới điện quốc gia hàng năm.
Công ty cổ phần Thuỷ điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh gồm:
Văn phòng nhà máy: 21 Nguyễn Huệ - Thành phố Quy nhơn-Tỉnh Bình định.
Thuỷ điện Vĩnh sơn nằm phía Tây Bắc thành phố Quy nhơn 120 km, toạ lạc xã Vĩnh Sơn-Huyện Vĩnh Thạnh - Tỉnh Bình Định.
Thuỷ điện Sông Hinh nằm phía Tây Nam thị xã Tuy Hoà 45 km, toạ lạc xã Sơn Thành-Huyện Tuy Hoà - Tỉnh Phú Yên.
Nhà máy có chức năng quản lý vận hành, cung ứng điện năng cho hệ thống điện quốc gia, phục vụ tưới cho 450 ha cho hạ lưu sông Kôn tỉnh Bình Định, tưới 4000 ha cho hạ lưu huyện Tuy Hoà - Phú Yên.
Tháng 11 năm 2003, theo Quyết định 219/QĐ-TTg ngày 28/10/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Phương án tổng thể sắp xếp đổi mới doanh nghiệp Nhà nước thuộc Tổng Công ty Điện lực Việt Nam giai đoạn 2003 - 2005 và Quyết định số 2992/QĐ-TCCB của Bộ Công nghiệp về việc cổ phần hoá Nhà máy Thuỷ điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh, Nhà máy Thuỷ điện Vĩnh Sơn-Sông Hinh có nhiệm vụ thực hiện cổ phần hoá trong năm 2004. Ngày 02/12/2004, Bộ Công nghiệp ra Quyết định số 151/2004/QĐ-BCN về việc chuyển Nhà máy Thuỷ điện Vĩnh Sơn- Sông Hinh thành Công ty cổ phần Thuỷ điện Vĩnh Sơn- Sông Hinh. Đây là một bước chuyển quan trọng trong quá trình hoạt động của Nhà máy.
Ngày 04/05/2005, Nhà máy chính thức chuyển sang hoạt động dưới hình thức Công ty cổ phần với tên mới Công ty Cổ phần Thuỷ điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 3503000058 do Sở Kế hoạch và đầu tư Tỉnh Bình Định cấp ngày 04/05/2005.
1.5. Các mốc lịch sử:
Ngày 15/9/1991 Khởi công xây dựng Nhà máy thuỷ điện Vĩnh Sơn ;
Ngày 04/12/1994 khánh thành và hoà lưới điện Quốc Gia ;
Ngày 23/11/1995 khởi công Thuỷ điện Sông Hinh;
Ngày 23/10/1999 Tiếp nhận, quản lý, vận hành thuỷ điện Sông Hinh;
Ngày 03/7/2000 Đổi tên Nhà máy thuỷ điện Vĩnh Sơn thành Nhà máy thuỷ điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh;
Ngày 31/3/2001 khánh thành kết thúc quá trình xây dựng;
Ngày 04/5/2005 chuyển đổi thành Công ty cổ phần thuỷ điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh theo Quyết định số 151/QĐ-BCN ngày 02/12/2004 của Bộ Công Nghiệp.
1.6. Thành tích sản xuất:
1.6.1. Thành tích sản xuất kinh doanh:
Trong 6 năm hoạt động từ năm 1994 – 2000, Nhà máy Thuỷ điện Vĩnh Sơn đã khai thác với hiệu quả cao với sản lượng điện sản xuất được 1.880 tỷ kWh, đạt bình quân trên 310 triệu kWh/năm, tăng hơn 35% so với sản lượng thiết kế. Đặc biệt năm 1999, sản lượng đạt 419 triệu kWh, vượt mọi dự kiến trong tính toán thiết kế trước đây. Công suất phát ra luôn đạt và vượt công suất lắp máy, đặc biệt là vào giờ cao điểm.
Đến năm 2000, Nhà máy Sông Hinh đi vào hoạt động. Mặc dù vừa mới đưa vào vận hành, nhà máy đã đạt sản lượng 220 triệu kWh trong 6 tháng cuối năm 2000. Kể từ khi thành lập đến hết năm 2003, Nhà máy Thuỷ điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh đã cung cấp được xấp xỉ 4 tỷ kWh điện cho hệ thống điện quốc gia.
Giai đoạn 2001-2005 hai nhà máy đi vào hoạt động ổn định, tin cậy luôn cung cấp đạt và vượt mức theo dư kiến .
1.6.2. Các danh hiệu đạt được:
Huân chương lao động hạng ba
Cờ luân lưu của Thủ tướng chính phủ
Bằng khen của Thủ tướng chính phủ
Bằng khen của Bộ Công nghiệp
Bằng khen của Tổng Công ty Điện lực Việt nam
1.7. Năng lực:
1.7.1. Hiện tại:
Quản lý vận hành các tổ máy với tổng công suất lắp đặt 136 MW (cả hai nhà máy):
* Thuỷ điện Vĩnh sơn:
Các công trình thuỷ công:
Đập chính hồ A: Cấu tạo bằng đất đồng chất, chiều cao: 35,0 m, chiều dài: 410m.
Đập CNN hồ A: Cấu tạo bằng đất đồng chất, chiều cao: 35,5 m, chiều dài: 191m.
Tràn xả lũ: Tràn tự do, cấu tạo bằng bê tông, năng lực xả lũ: 1530m3/s ứng với tần suất 0,01 %.
Đập chính hồ B cấu tạo đập đất đồng chất, chiều cao: 37,0 m, chiều dài: 300 m.
Đập CNN hồ B cấu tạo đất đồng chất, chiều cao: 37,0 m, chiều dài: 105 m.
Tràn xả lũ hồ B: Tràn tự do, cấu tạo bằng bê tông, năng lực xả lũ: 885m3/s ứng với tần suất 0,01 %.
Tổng dung tích hồ chứa Vĩnh sơn: 102 triệu m3(hồ A 22: triệu m3, hồ B: 80 triệu m3).
Gian máy:
02 tổ máy Thuỷ điện Vĩnh sơn-Sông Hinh có công suất lắp đặt: 02x33 MW=66 MW(Thiét bị đồng bộ của Pháp).
Sản lượng bình quân năm: 230 triệu KWh.
Kiểu Tuabin: peltol, độ cao cột nước: 88 m.
Lưu lượng nước qua 02 tổ máy 13,2 m3/s, suất tiêu hao nước 0,72 m3/KWh.
* Thuỷ điện Sông Hinh:
Các công trình thuỷ công:
Gồm một đạp chính có cấu tạo đập đất đồng chất, chiều cao: chiều dài.
Tràn xả lũ bằng cửa đóng mở kiểu van cung, số cửa: 06 cửa, năng lực xả tràn ứng với tần suất 0.1% là 7.181 m3/s.
Đập tràn sự cố bằng đất, năng lực xả tràn sự cố ứng với tần suất 0.1% là 4946 m3/s.
Dung tích toàn bộ hồ chứa: 357 m3.
Gian máy:
02 tổ máy Thuỷ điện Sông Hinh: 02x35MW=70 MW(Thiết bị đồng bộ của hãng ABB-Thuỵ điển).
Sản lượng bình quân năm: 370 triệu KWh.
Kiểu Tuabin: Francis, độ cao cột nước: 140 m.
Lưu lượng nước qua 02 tổ máy 55 m3/s, suất tiêu hao nước 2,83 m3/KWh.
Năng lực hiện tại của toàn nhà máy sản suất bình quân 600 triệu KWk/năm.
1.7.2. Tương lai:
Theo chiến lược phát triển lâu dài của Công ty, Công ty sẽ thực hiện các hợp đồng dịch vụ quản lý vận hành các thuỷ điện ở khu vực duyên hải miền Trung của EVN. (hoặc Công ty tự đầu tư xây dựng các Nhà máy thuỷ điện mới).
1.8. Chính sách chất lượng:
Cam kết đảm bảo đáp ứng tốt các yêu cầu sản xuất điện năng:
AN TOÀN - LIÊN TỤC - TIN CẬY
Để thực hiện chính sách trên mọi thành viên của Công ty cổ phần Thuỷ điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh không ngừng phấn đấu nâng cao chất lượng hoạt động, công việc bằng cách:
Trong công việc, quan hệ chặt chẽ với khách hàng để đảm bảo đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng.
Luôn ý thức hành động vì mục tiêu chất lượng, hiểu rõ công việc của từng vị trí và thực hiện theo đúng nội quy, quy chế đã được quy định.
Luôn áp dụng Kaizen/5S vào công việc hàng ngày nhằm tạo môi trường làm việc khoa học, thuận tiện và an tòan để phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật và nâng cao năng suất lao động.
Đảm bảo sử dụng hiệu quả của các thiết bị và phương tiện phục vụ sản xuất thông qua công tác quản lý kỹ thuật, vận hành, sửa chữa và bảo dưỡng định kỳ.
Ban lãnh đạo Công ty luôn đảm bảo mọi nguồn lực để hệ thống QLCL theo TCVN ISO 9001 và tiêu chuẩn thực hành tốt 5S được áp dụng đồng bộ, duy trì thường xuyên và cải tiến liên tục.
2. Giới thiệu mã chứng khoán VSH:
Ngày 28/06/2006, UBCKNN có Quyết định về việc cấp giấy phép niêm yết cổ phiếu Công ty Cổ phần Thủy điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh trên trung tâm giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh với tên mã chứng khoán VSH. Ngày chính thức giao dịch là 18/07/2006. Tổ chức tư vấn: Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn – SSI . Kiểm toán độc lập: Công ty TNHH DELOITTE VIET NAM
Vốn điều lệ hiện nay : 2,062,412,460,000 đồng
Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết : 206,241,246 cổ phiếu
Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành : 202, 241,246 cổ phiếu
Mệnh giá cổ phiếu : 10,000 đồng
Giá thị trường tại thời điểm niêm yết 18/07/2006 : 35.500 đồng / cp
Giá thị trường chốt phiên 31/05/2013 : 31.500 đồng / cp
CHƯƠNG 2: ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU VSH
1. Phương pháp chiết khấu cổ tức:
Giả định loại cổ phiếu có mức tăng trưởng cổ tức không đổi (g không đổi):
P0=D(1+g)(1+i)+D(1+g)2(1+g)2+D(1+g)3(1+g)3++D(1+g)n(1+g)n
Khi n tiến đến vô cùng, công thức trên trở thành:
P0=D(i-g)
(Điều kiện :i >g)
Trong đó:
P0: Giá trị hiện tại của cổ phiếu
D: Cổ tức năm vừa qua
i: Lãi suất chiếu khấu
g: Tỷ lệ tăng trưởng cổ tức
* Xác định giá trị cổ tức năm trước (D) trong trường hợp doanh nghiệp chia cổ tức bằng tiền mặt
* Xác định lãi suất chiết khấu (r):
Lãi suất chiết khấu được tính bởi công thức CAMP :
rj=rj+(rm-rf)βj
Trong đó:
rj: Tỷ suất sinh lợi phi rủi ro
rm: Tỷ suất sinh lợi trung bình của mã cổ phiếu cần định giá
rf : Tỉ suất sinh lợi phi rủi ro
βj: Hệ số beta của mã cổ phiếu cần định giá
* Xác định tỷ lệ tăng trưởng cổ tức (g):
g = b x ROE
Trong đó:
b = 1 - DPSEPS
DPS = Lợi nhuận sau thuế-Cổ tức ưu đãi-Lợi nhuận giữ lạiSổ cổ phiếu thường đang lưu hành
EPS =Lợi nhuận sau thuế-Cổ tức ưu đãiSố cổ phiếu thường đang lưu hành
ROE = Tỷ suất lợi nhuận ròng dành cho cổ phần thường Vốn chủ sở hữu
2. Định giá cổ phiếu VSH tại thời điểm 01/07/2013:
Theo Báo cáo tài chính hợp nhất sau kiểm toán năm 2012 và Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2013 ngày 23/05/2013 của Công ty cổ phần VSH thông qua Phương án phân phối lợi nhuận và chi trả cổ tức năm 2012 như sau:
STT
Nội Dung
Số Tiền
1
Số dư lợi nhuận chưa phân phối năm 2011 chuyển sang
287,174,823,440
2
Lợi nhuận trước thuế năm 2012
Thuế TNDN năm 2012
Lợi nhuận sau thuế năm 2012
265,533,099,820
31,535,026,822
233,998,072,998
3
Phân phối lợi nhuận 2012
Thù lao của hội đồng quản trị ( 0.5% )
Thù lao của Ban kiểm soát ( bằng 10% của HĐQT )
1,169,950,000
116,995,000
Tổng
1,286,945,000
4
Lợi nhuận chưa phân phối
2011
2012
287,174,823,440
392,867,363,452
Số dư tại ngày 31/12/2013
392,867,363,452
5
Vốn điều lệ
2,062,412,460,000
6
Lợi nhuận được sử dụng trong năm 2012
Chia cổ tức bằng tiền mặt 10% từ LNST
Thù lao của HĐQT và BKS
202,241,246,000
1,286,945,000
Tổng
203,528,191,000
7
Lợi nhuận chưa phân phối chuyển sang năm sau ( lợi nhuận giữ lại )
189,339,172,452
* Xác định giá trị cổ tức năm 2012 đã chi trả (D):
Công ty cổ phần VSH thực hiện chi trả cổ tức năm 2012 như sau:
Trả cổ tức bằng tiền mặt tổng cộng cho cả năm 2012 là 10 % (1 cổ phiếu nhận được 1000 đồng).
Ta có giá trị cổ tức đã chi trả tính ra tiền: D = 1000 đồng / cp
*Phương án sử dụng lợi nhuận năm 2012
- Phần lợi nhuận còn lại sau khi chi trả cổ tức được giữ lại để đảm bảo nguồn vốn cho đầu tư phát triện sản xuất kinh doanh của công ty trong các năm tới
* Xác định lãi suất chiết khấu (r):
Ta tính được các yếu tố cần thiết của công thức CAMP, từ đó ta có được lãi suất chiết khấu (r) của mã chứng khoán VSH như sau:
rf= 6.03%/năm
(Tỷ suất sinh lợi phi rủi ro lấy theo lãi suất trúng thầu phiên đấu giá trái phiếu chính phủ ngày 20/5/2013).
rm= 19.163 %/ năm
( Tỷ suất sinh lợi trung bình của mã cổ phiếu VSH ).
βj= 1.134
( Hệ số beta của mã cổ phiếu VSH ).
* Xác định tỷ lệ tăng trưởng cổ tức (g):
Theo phương án phân phối lợi nhuận năm 2012 nêu trên thì:
Tổng lợi nhuận sau thuế của VSH năm 2012 : 233,998,072,998 đồng
Lợi nhuận danh cho cổ phiếu ưu đãi : 0 đồng
Lợi nhuận dành cho cổ phiếu thường năm 2012 : 202,241,246,000 đồng
Lợi nhuận giữ lại năm 2012 : 189,339,172,452 đồng
Ta có:
Cổ tức cho một cổ phiếu thường :
DPS = 233,998,072,998 - 189,339,172,452202,241,246 = 202,82 ( đồng / cp )
Thu nhập của mỗi cổ phiếu thường
EPS = 233,998,072,998 202,241,246 = 1157, 02 ( đồng / cp )
Tỉ lệ thu nhập giữ lại :
b = 1 – 202,821157,02 = 81%
Tỷ lệ lợi nhuận ròng dành cho cổ phần thường trên vốn chủ sở hữu (ROE) :
ROE = 233,998,072,998 2,450,450,780,532 = 9.55%
Tỷ lệ tăng trưởng cổ tức : g = b x ROE = 81 % x 9.55 % = 7.73 %
* Định giá cổ phiếu VSH :
P0 = D( r-g ) = 1000 20.919 %-7.73 % = 7582 đồng / cp
CHƯƠNG 3 : NHẬN XÉT VÀ SO SÁNH GIÁ CỔ PHIẾU VSH VỚI GIÁ THỊ TRƯỜNG
Nhận xét mã cổ phiếu VSH:
VSH là nhà máy thuỷ điện có sản lượng tương đối lớn so với các nhà máy thuỷ điện hiện đang niêm yết trên HOSE và hiện là chủ sở hữu của 2 nhà máy thuỷ điện là Vĩnh Sơn - công suất 66MW và Sông Hinh - công suất 70MW. Hàng năm VSH chiếm 1.1% tổng sản lượng điện cả nước. VSH bán điện duy nhất cho EVN theo hợp đồng mua bán điện theo giá 580VNĐ/Kwh vào mùa khô và 476VNĐ vào mùa mưa. Tuy nhiên đến nay, vẫn chưa có thoả thuận nào được ký kết với EVN về giá điện mới do đó doanh thu sẽ được tính bằng 90% giá bán theo hợp đồng cũ.
Là nhà máy thuỷ điện nên VSH chịu ảnh hưởng từ điều kiện thiên nhiên rất lớn. Đặc biệt trong năm 2010 này, tình trạng khô hạn kéo dài dẫn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của VSH gặp khó khăn.
VSH là cổ phiếu có rủi ro thấp, tình hình tài chính lành mạnh, thanh khoản cao. Hoạt động kinh doanh tăng trưởng tương đối bền vững.
Các chỉ số tài chính cơ bản:
Kết quả kinh doanh
Năm 2012
Năm 2011
Năm 2010
Năm 2009
Doanh thu thuần
332,191
459,415
424,508
517,563
Lợi nhuận gộp
177,613
273,681
240,685
332,663
LN thuần từ HĐKD
263,998
329,036
302,413
374,523
LNST thu nhập DN
233,998
329,036
302,413
374,523
LNST của CĐ cty mẹ
233,998
329,036
302,413
374,523
Cân đối kế toán
Năm 2012
Năm 2011
Năm 2010
Năm 2009
Tài sản ngắn hạn
1,467,517
1,811,132
1,658,769
1,159,173
Tổng tài sản
3,382,412
3,345,733
3,028,831
2,580,950
Nợ phải trả
931,962
1,000,976
598,826
318,457
Nợ ngắn hạn
720,085
742,949
263,802
69,199
Vốn CSH
2,450,451
2,344,757
2,430,005
2,262,492
Chỉ số tài chính
Năm 2012
Năm 2011
Năm 2010
Năm 2009
EPS cơ bản
1,157
1,627
1,470
2,551
BVPS cơ bản
12,110
11,586
12,005
10,963
P/E cơ bản
8.9
5.1
8.44
6.55
ROS
70.44
71.62
71.24
72.36
ROEA
9.77
13.79
12.9
17.02
ROAA
6.96
10.32
10.78
14.79
Lợi nhuận sau thuế 9T/2012 giảm mạnh 30% so với cùng kỳ:
Theo BCTC hợp nhất 9T/2012, doanh thu của VSH đạt 251 tỷ đồng, giảm 27% và doanh thu tài chính cũng giảm mạnh 32% so 9 tháng đầu năm trước. Điều này dẫn đến lợi nhuận sau thuế của VSH trong 9 tháng đầu năm 2012 chỉ đạt 185 tỷ đồng, giảm mạnh 30% so với cùng kỳ.
Doanh thu của VSH giảm mạnh do: (i) sản lượng điện sản xuất giảm nhẹ so với năm 2011, (ii) giá bán điện được hạch toán giảm so với năm 2011. Theo đó, giá bán điện năm 2012 chỉ bằng 62.3% năm 2009, trong khi giá bán điện năm 2011được hạch toán bằng 90% năm 2009 cho 11 tháng đầu năm và tháng 12 là 76%.
Doanh thu hoạt động tài chỉnh giảm mạnh 32% và chỉ đạt 68 tỷ đồng trong 9T/2012, chủ yếu do mặt bằng lãi suất tiền gửi sụt giảm khá mạnh so với cùng kỳ.
Lợi nhuận năm 2012 vẫn là một ẩn số:
VSH và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vẫn chưa thống nhất được về giá bán điện trong năm 2012. Trong quý 3/2012, VSH vẫn đang sử dụng tỷ lệ giá bán điện bằng 62.3% so với năm 2009, tương ứng với 351 đồng/Kwh để hạch toán kết quả kinh doanh.
Hợp đồng mua bán với giá điện mới dự kiến sẽ được ký kết ngay trong quý 1/2013. Nếu giá bán điện được thỏa thuận bằng với năm 2009 thì nhiều khả năng kết quả kinh doanh của VSH trong năm 2012 sẽ tăng trưởng mạnh. Tuy nhiên, thông tin của chúng tôi cho thấy kịch bản lạc quan rất khó có khả năng xảy ra, do bản thân EVN cũng đang chịu áp lực rất lớn trong việc kiềm giữ giá điện đầu ra.
Tiềm năng tăng trưởng của VSH đến từ 2 dự án chính, gồm:
Dự án thủy điện Thượng Kon Tum. Theo kế hoạch, công suất lắp máy của dự án thủy điện này là là 220 MW, sản lượng điện sản suất trung bình năm khoảng 1,094 triệu kWh, tổng vốn đầu tư dự kiến 5,744 tỷ đồng, và sẽ đi vào hoạt động trong năm 2014.
Dự án thủy điện Vĩnh Sơn 3 với công suất lắp máy 30 MW. Nhà máy sẽ đóng góp thêm trung bình 110 triệu kWh/năm, tổng vốn đầu tư dự kiến là 777 tỷ đồng, sẽ đi vào hoạt động năm 2013.
Ngoài ra, VSH còn dự án Nhà máy thủy điện Vĩnh Sơn 2 với công suất 100 MW, sản lượng điện sản suất trung bình năm dự kiến đạt 356.6 triệu kWh, tổng vốn đầu tư 2,300 tỷ đồng. Nhà máy này sẽ được thực hiện sau khi dự án Vĩnh Sơn 3 hoàn thành.
Chi phí đầu tư dự án của VSH có quá cao:
Suất đầu tư 1 MW của dự án Thượng Kon Tum là 26.1 tỷ đồng/MW, dự án Vĩnh Sơn 3 là 25.9 tỷ đồng/MW. Trong khi đó, suất đầu tư dự án nhà máy thuỷ điện của Hoàng Anh Gia Lai ( HAG ) là Bá Thước 2 (công suất 80 MW) chỉ là 18 tỷ đồng/MW và Đắksrông 3B (công suất 20 MW) chỉ vào khoảng 17.5 tỷ đồng.
Suất đầu tư của các dự án VSH khá cao có thể do ảnh hưởng bởi các yếu tố như chi phí giải phóng mặt bằng thực hiện dự án, việc xây dựng các khu tái định cư, hay công trình thuỷ điện có nhiệm vụ chống lũ và cấp nước cho hạ du
Nhu cầu nguồn vốn tiếp tục tăng cao, tăng nợ vay hay phát hành thêm cổ phiếu:
Tính đến cuối quý 3/2012, tổng vốn đã đầu tư cho 2 dự án thủy điện nêu trên của VSH là 738 tỷ đồng. Theo báo cáo tài chính soát xét hợp nhất 6T/2012, VSH đã đầu tư vào dự án Thượng Kon Tum 588 tỷ đồng và dự án Vĩnh Sơn 2 & 3 tổng cộng 80 tỷ đồng.
Hiện VSH vẫn còn hơn 612 tỷ đồng ở khoản mục tiền và tương đương tiền, cùng với 150 tỷ đồng ở khoản mục đầu tư ngắn hạn (nhiều khả năng là cho EVN vay).
Tuy nhiên, so với nhu cầu vốn để đầu tư dự án (xem thông tin dự án phía trên) thì nhiều khả năng VSH sẽ phải gia tăng mạnh nợ vay hoặc phát hành tăng vốn trong thời gian sắp tời. Như vậy, VSH có thể chịu rủi ro pha loãng, áp lực từ chi phí tài chính gia tăng mạnh (khi dự án đi vào hoạt động) trong tương lai.
Dự báo kết quả kinh doanh Q2/2013:
Ước tính trong Q2/2013 , VSH có thể đạt 53 tỷ đồng doanh thu và 19 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế , giảm 52% về doanh thu và 74% về lợi nhuận so với cùng ky năm 2012 do điều kiện thời tiết hạn hán khiến sản lượng điện giảm mạnh và doanh thu tài chính sụ giảm do lãi suất huy động giảm.
Sản lượng điện : Sản lượng điện trong Q2/2013 của VSH chỉ đạt 129,41 triệu kwh, thấp hơn 50% so với cùng kỳ 2012 . Tổng sản lượng điện trong 6 tháng đầu năm đạt 301,76 kwh , chỉ bằng 54% của nửa đầu năm 2012.
Giá điện : EVN vẫn chưa ra quyết định chính thức về giá điện của VSH. Do đó trong Q2/2013 , giá bán điện của VSH có thể sẽ vẫn tiếp tục tạm tính theo tỉ lệ bằng 62,3% gái bán điện trung bình năm 2009 , vào khoảng 351 VND/kwh.
Triển vọng năm 2013:
Nhiều khả năng VSH sẽ được giữ nguyên giá điện như năm 2009 ( 563 VND/kwh ) và công ty có thể đạt được khoảng 400 tỷ đồng doanh thu và 283 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế 2013. Tuy nhiên giả định thận trọng năm 2013 giá điện của VSH vẫn chưa thống nhất được với EVN và vẫn tạm hạch toán ở mức 351 VND/kwh , theo đó Công ty có thể chỉ đạt 249 tỷ đồng doanh thu và 130 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế năm 2013.
So sánh giá cổ phiếu VSH với giá thị trường ngày 01/07/2013:
Sau nhiều đợt chia cổ tức , khối lượng cổ phiếu niêm yết và lưu hành trên thị trường của VSH là 202,241,246 cp. Chốt phiên giao dịch ngày 01/07/2013 , cổ phiếu VSH với mức giá 12,400 đồng/cp,giảm 200 đồng/cp ( 1,59% ) so với giá tham chiếu ( 12,600 đồng/cp) , khối lượng giao dịch đạt 493,500 cổ phiếu, giảm rất nhiều so với khối lượng giao dịch khớp lệnh trung bình của 10 phiên gần nhất là 704.984 cổ phiếu/phiên.Thanh khoản tốt là một trong những ưu tiên lựa chọn đối với các nhà đầu tư quan tâm đến mã cổ phiếu này.
Giá trị thị trường của VSH đang giao dịch là 12.400 đồng/cp cao gần gấp đôi so với giá trị cổ phiếu này theo phương pháp định giá chiết khấu cổ tức của chúng tôi là 7582 đồng/cổ phiếu , tới 44.8%.Điều này chứng tỏ giá trị cổ phiếu của VSH đang được sự quan tâm lớn của các nhà đầu tư. Nhu cầu mua cổ phiếu cao dần đến sự tăng giá trị của cổ phiếu so với giá trị thực của nó.
Nhóm đưa ra những lý do khiến cho mã cổ phiếu VSH hấp dẫn nhà đầu tư như sau :
Tỷ suất đầu tư trên 1MW :
Vì VSH đã tiến hành đầu tư xong 2 nhà máy trước khi cổ phần hoá, nên không có số liệu chính xác về tỷ suất đầu tư của 2 nhà máy này. Tuy nhiên, tạm lấy số liệu của năm 2005 (năm cổ phần hoá) làm cơ sở, có thể thấy nguyên giá tổng tài sản của VSH tại thời điểm này là 2.700 tỷ (với giả thiết hầu hết tài sản cố định là tiền đầu tư vào 2 nhà máy). Số tiền này dùng để đầu tư 136MW (66MW Vĩnh Sơn + 70MW Sông Hinh), tính ra tỷ suất rơi vào khoảng 20 tỷ/1MW. Trong khi đó, tỷ suất đầu tư của HAG vào Bá Thước (Thanh Hoá) chỉ là 17tỷ/1MW.
Đấy chỉ là câu chuyện của quá khứ, vấn đề nằm ở chỗ VSH đang tiếp tục đầu tư thêm các nhà máy mới với tổng công suất lên đến 470MW và tổng vốn đầu tư lên đến 11000 tỷ. Tính ra, tỷ suất đầu tư trên 1MW dự tính là 23 tỷ cao hơn mức trung bình 20 tỷ 1MW của các công ty Sông Đà như SD5.. đang đầu tư thuỷ điện. Nhưng với những gì đã thể hiện trong quá khứ, bản thân người viết tin rằng công ty sẽ phải đầu tư với tỷ suất cao hơn dự tính khá nhiều. Và liệu nhà đầu tư có muốn gánh thêm "phần khấu hao ngoài dự tính" này ? Chưa kể việc đầu tư có thể làm ảnh hưởng xấu đến dòng tiền của công ty trong tương lai.
Điều chỉnh giá điện trong hợp đồng với EVN :
Đàm phán giá điện xem chừng là một nhiệm vụ dai dẳng với VSH khi câu chuyện này đã kéo dài trường kỳ từ năm này qua năm khác. Nhưng vì sao những công ty khác làm được? Còn VSH thì vẫn chưa ?
Tạm lấy sản lượng năm 2011 của VSH là 870 triệu Kwh làm cơ sở tính. Có thể thấy, nếu giá điện được điều chỉnh tăng 100 VNĐ/1Kwh thì LNTT của VSH sẽ tăng 87 tỷ, trừ thuế 25% còn 65 tỷ cho cổ đông. EVN hiện nắm giữ 30% cổ phần VSH sẽ chỉ thu về được 19,5 tỷ; phần còn lại là của các nhà đầu tư khác. Như vậy, tổng số tiền mà EVN mất đi khi điều chỉnh tăng 100đ giá điện cho VSH là 67 tỷ đồng. Trong khi EVN đang gặp nhiều khó khăn về dòng tiền thì thật khó để ra một quyết định như vậy, trừ khi VSH phải chấp nhận đánh đổi một số điều kiện như đầu tư cho EVN một số thuỷ điện nằm trong kế hoạch của EVN.
Kể cả khi EVN chấp nhận điều chỉnh tăng giá điện cho VSH thì rất có thể EVN sẽ trả chậm khoản tiền này cho VSH trong vài năm, khi trong báo cáo của VSH gần đây cho thấy EVN đang dùng chính sách trả chậm khi mua điện của VSH.
Khuyến nghị đầu tư : Trong ngắn hạn , việc đầu tư vào cổ phiếu VSH hiện nay không có nhiều hấp dẫn do hoạt động sản suất kinh doanh năm 2013 của Công ty gặp khá nhiều khó khăn khi điều kiện thời tiết hạn hán khiến cho sản lượng huy động ở mức thấp . Tuy nhiên , cổ phiếu VSH vẫn tiềm ẩn yếu tố có thể tăng giá nếu phương án giữ nguyên giá điện năm 2009 được thông qua. Trong trường hợp này , VSH sẽ được hồi tố khoản doanh thu và lợi nhuận khoảng 250 tỷ đồng do hạch toán giá điện tạm tính ở mức thấp trong 3 năm 2010 – 2012 . Khoản hồi tố này mặc dù sẽ không hạch toán làm tăng kết quả kinh doanh năm 2013 mà sẽ được hạch toán vào kết quả kinh doanh của từng năm trong giai đoạn 2010 – 2012 , tuy nhiên cũng sẽ giúp dòng tiền của VSH tốt lên và Công ty có thể giảm áp lực vay nợ khi đầu tư nhà máy mới.
KẾT LUẬN
Trong phần nhận xét của bài tiểu luận , nhóm đã phân tích và đưa ra những yếu tố ảnh hưởng đến giá của cổ phiếu VSH từ các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế đến các yếu tố ảnh hưởng bên trong của doanh nghiệp . Trên cơ sở đó , nhóm cũng đã thực hiện việc định giá cổ phiếu theo phương pháp “ Chiết khấu dòng tiền” .
Từ đó , nhóm cũng mạnh dạn đưa ra những lời khuyên cho các nhà đầu tư quan tâm tới mã cổ phiếu VSH.
Tuy nhiên , do còn hạn chế về kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tiễn , bài tiểu luận vẫn còn nhiều thiếu sót. Nhóm mong sớm nhận được những phản hồi từ cô giáo để trau dồi và bổ sung thêm những kiến thức bổ ích.
Nếu có điều kiện nghiên cứu sâu hơn , bài luận sẽ có ích trong việc áp dụng có hiệu quả các công cụ phân tích , định giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Tài liệu tham khảo
Giáo trình Thị trường tài chính – khoa tài chính ngân hang – trường ĐH Công Nghiệp Hồ Chí Mình – PGS.TS : Phan Thị Thu Cúc ( năm 2011)
Wedsite : www.vietstock.vn , www.cafef.vn , www.cophieu68.vn , www.vshpc.evn.com.vn.
Tài liệu trực tuyến của công ty Cổ phần thủy điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh
Phụ Lục
Nghị quyết đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2013 – công ty cổ phần thủy điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh
Báo cáo tài chính hợp nhất đã được kiểm toán – công ty cổ phần thủy điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dinh_gia_co_phieu_vsh_cong_ty_co_phan_vinh_son_song_hinh_1748.docx