Đề tài Định hướng chiến lược kinh doanh công ty cổ phần nhựa thiếu niên tiền phong đến năm 2012

97 trang MỞĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu Trong bối cảnh thị trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay, mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển đều phải tìm đường đi đúng đắn cho mình, phải xây dựng được cho mình một chiến lược phát triển phù hợp với điều kiện môi trường bên ngoài và các yếu tố trong nội bộ doanh nghiệp. Trong đó chiến lược kinh doanh là một bộ phận cấu thành và là một trong những cơ sở quan trọng nhất để xây dựng chiến lược doanh nghiệp. Trải qua hơn 40 năm hình thành và phát triển Công ty CP Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong hiện nay là một trong những doanh nghiệp đã tạo được vị trí hàng đầu trên thị trường ngành nhựa Việt Nam, các sản phẩm mang nhãn hiệu “Nhựa Tiền Phong” đã và đang được người tiêu dùng trong nước và nước ngoài biết đến là những sản phẩm có chất lượng cao, dịch vụ sau bán hàng tốt. Tuy nhiên, là doanh nhiệp Nhà nước quá lâu mới chuyển sang hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần nên chưa có chiến lược kinh doanh rõ ràng và phù hợp, các hoạt động kinh doanh của Công ty diễn ra chưa có sự thống nhất chung trong toàn Công ty. Hơn nữa sau khi Chính phủ giải thể Tổng công ty Nhựa Việt Nam năm 2004 thì sự phân chia thị trường các miền Bắc, Trung, Nam trong các doanh nghiệp ngành nhựa Việt Nam cũng không còn nên nên thị trường miền Bắc – là thị trường chính của Công ty bị cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp nhựa miền Nam. Ngoài ra khi nước ta gia nhập WTO thì sẽ có nhiều nhà đầu tư nước ngoài với tiềm lực tài chính, kỹ thuật công nghệ, kinh nghiệm quản lý sẽ tham gia vào thị trường ngành nhựa Việt Nam cũng sẽ là những thách thức rất lớn đang đặt ra cho Công ty. Vì vậy để luôn giữ được vị trí là doanh nghiệp dẫn đầu trong ngành nhựa Việt Nam, xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn cho sự phát triển của Công ty là một việc hết sức cấp thiết. Là người hiện đang công tác tại Phòng Kinh Doanh của Công ty nên tôi chọn đề tài “Định hướng chiến lược kinh doanh Công ty CP Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong đến năm 2012” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình với mong muốn góp một phần nhỏ đưa thương hiệu “Nhựa Tiền Phong” luôn giữ vững là một trong những thương hiệu mạnh của ngành nhựa Việt Nam. 2. Vấn đề nghiên cứu - Những yếu tố thuộc môi trường bên ngoài tác động đến việc xây dựng chiến lược kinh doanh. - Những yếu tố thuộc nội bộ doanh nghiệp tác động đến việc xây dựng chiến lược kinh doanh. - Định hướng chiến lược kinh doanh đến năm 2012 cho Công ty CP Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong dựa trên việc kết hợp giữa lý thuyết và phân tích thực tế. 3. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hoá một số lý luận về xây dựng chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp. - Phân tích môi trường kinh doanh của Công ty trong thời gian từ trước đến nay và trong thời gian tới. - Phân tích các yếu tố nội bộ và, tiềm năng phát triển - Định hướng chiến lược kinh doanh phù hợp cho sản phẩm của doanh nghiệp trong giai đoạn từ nay đến năm 2012 và phương hướng phát triển dài hạn trong những năm sau đó. 4. Phạm vi nghiên cứu Phân tích môi trường kinh doanh các sản phẩm của Công ty từ năm 2003 đến năm 2008 nhằm định hướng chiến lược kinh doanh đến năm 2012 cho các sản phẩm của Doanh nghiệp tại thị trường từ Huế trở ra các tỉnh miền Bắc. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng nguồn số liệu thứ cấp và sơ cấp như sau: - Thu thập dữ liệu thứ cấp qua các nguồn như báo chí, internet, kênh phân phối, tài liệu nội bộ - Thu thập dữ liệu sơ cấp: Sử dụng phương pháp định tính và định lượng để thu thập số liệu sơ cấp. + Phương pháp điều tra, thu thập dữ liệu thông qua bảng hỏi gửi đến một số đại lý trong kênh phân phối. Công ty hiện có khoảng hơn 200 đại lý trải dài từ Huế trở ra các tỉnh miền Bắc, có 45 phiếu điều tra trả lời. Nội dung chính của bảng điều tra là thu thập các đánh giá của khách hàng về một số mặt của Công ty như: Chất lượng sản phẩm, chính sách giá, chính sách bán hàng, chủng loại sản phẩm, phong cách phục vụ + Phỏng vấn các thành viên trong ban lãnh đạo Công ty như Chủ tịch HĐQT, thành viên HĐQT, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc . về định hướng phát triển của Công ty trong tương lai. - Sử dụng một số phương pháp phân tích thống kê để phân tích các số liệu sơ cấp thu thập được. 6. Kết cấu luận văn - Chương 1: Cơ sở lý luận của việc xây dựng chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp. - Chương 2: Giới thiệu Công ty CP Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong và phân tích môi trường kinh doanh của Công ty. - Chương 3: Phân tích nội bộ Công ty CP Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong. - Chương 4: Định hướng chiến lược kinh doanh cho Công ty CP Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong giai đoạn 2008-2012. MỤCLỤC LỜICẢMƠN 1 MỤCLỤC 2 DANHMỤCCÁCBẢNG 4 DANHMỤCCÁCHÌNHVẼ, ĐỒTHỊ 5 MỞĐẦU 6 1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu 6 2. Vấn đề nghiên cứu 7 3. Mục tiêu nghiên cứu 7 4. Phạm vi nghiên cứu 7 5. Phương pháp nghiên cứu 7 6. Kết cấu của luận văn 8 Chương 1: Cơ sở lý luận của việc xây dựng chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp. 9 1.1. Các khái niệm cơ bản 9 1.1.1. Khái niệm về chiến lược 9 1.1.2. Các cấp độ chiến lược 11 1.2. Các mô hình trong xây dựng chiến lược 12 1.2.1. Mô hình phân tích môi trường 12 1.2.1.1. Mô hình PEST – Mô hình phân tích môi trường chung 12 1.2.1.2. Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michael Porter 13 1.2.1 3. Chu kỳ sống của ngành 16 1.2.2. Mô hình phân tích nội bộ doanh nghiệp 17 1.2.2.1. Mô hình chuỗi giá trị của Michael Porter 17 1.2.2.2. Mô hình 7S của Mc Kinsey 20 1.2.2.3. Nguồn lực có giá trị, năng lực mũi nhọn và lợi thế cạnh tranh 22 1.2.2.3.1. Nguồn lực có giá trị 22 1.2.2.3.2. Năng lực mũi nhọn 22 1.2.2.3.3. Lợi thế cạnh tranh 22 1.2.3. Mô hình tổng hợp - Mô hình phân tích SWOT 23 1.3. Các chiến lược kinh doanh 25 1.3.1. Mô hình SPACE xác định vị trí doanh nghiệp 25 1.3.2. Các chiến lược kinh doanh chung 26 1.3.2.1. Chiến lược khác biệt hoá sản phẩm 26 1.3.2.2. Chiến lược hạ thấp chi phí 29 1.3.2.3. Chiến lược tập trung thị trường 30 1.3.3. Chiến lược linh hoạt, phản ứng nhanh 31 1.3.4. Chiến lược tạo giá trị và lợi ích cho khách hàng 33 1.3.5. Chiến lược theo các giai đoạn trong chu kỳ sống sản phẩm 34 Chương 2: Giới thiệu Công ty CP Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong và phân tích môi trường kinh doanh của Công ty. 36 2.1. Giới thiệu chung về Công ty CP Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong 36 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 36 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ 38 2.1.3. Ngành nghề kinh doanh 38 2.1.4. Sản phẩm và thị trường 39 2.2. Phân tích môi trường kinh doanh 42 2.2.1. Phân tích môi trường chung theo mô hình PEST 42 2.2.2.Phân tích môi trường cạnh tranh 45 2.2.2.1. Phân tích 5 lực lượng cạnh tranh 45 2.2.2.2. Chu kỳ sống của ngành 52 Chương 3: Phân tích nội bộ Công ty CP Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong. 55 3.1. Phân tích nội bộCông t2 theo chuỗi giá trị 55 3.2. Phân tích nội bộCông ty theo mô hình 7S 62 3.3. Năng lực mũi nhọn và lợi thế cạnh tranh của Công ty 68 3.4. Phân tích SWOT 71 3.5. Vị thế của Công ty trên thị trường 78Chương 4: Định hướng chiến lược kinh doanh cho Công ty CP Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong giai đoạn 2008-2012. Chương 4: Định hướng chiến lược kinh doanh cho Công ty CP Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong giai đoạn 2008-2012. 80 4.1. Định hướng phát triển ngành nhựa Việt Nam 80 4.2. Tầm nhìn, sứ mệnh chiến lược 83 4.3. Đề xuất định hướng chiến lược kinh doanh 84 4.3.1. Mô hình SPACE xác định vị trí doanh nghiệp 84 4.3.2. Chiến lược khác biệt hoá sản phẩm 85 4.3.3. Chiến lược linh hoạt phản ứng nhanh 87 4.3.4. Chiến lược tạo giá trị và lợi ích cho khách hàng 89 4.4 Một số kiến nghị với các Cơ quan quản lý Nhà nước 90 KẾTLUẬN 92 TÀILIỆUTHAMKHẢO 93 PHỤLỤC 94

docx96 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6159 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Định hướng chiến lược kinh doanh công ty cổ phần nhựa thiếu niên tiền phong đến năm 2012, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chật hẹp ảnh hưởng xấu đến việc đáp ứng hàng hoá theo tính thời vụ của hoạt động cung ứng đầu ra. + Mạng lưới phân phối rộng cùng với các chính sách hỗ trợ khuyến khích mạng lưới bán hàng tiêu thụ được nhiều hàng hoá sẽ tác động tốt trở lại đối với hoạt động vận hành vào hoạt động cung ứng. + Việc cải tiến công nghệ của hoạt động công nghệ sẽ thúc đẩy hoạt động vận hành hiệu quả hơn. Nhưng phối hợp con yếu giữa hoạt động phát triển công nghệ và trong việc nghiên cứu, triển khai sản phẩm mới nhiều khi làm mất cơ hội kinh doanh của Công ty. Bảng 3.2: Tổng hợp phân tích nội bộ doanh nghiệp theo chuỗi giá trị Hoạt động Thuận lợi, điểm mạnh Khó khăn, điểm yếu Cung ứng đầu vào - Quản lý tập trung - Kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ - Kho chật hẹp nên phát sinh thêm chi phí Vận hành hoạt động - Máy móc hiện đại - Hiệu quả sử dụng thiết bị cao - Hiệu quả của việc bố trí xuởng sản xuất và luồng chu chuyển sản phẩm kém Cung ứng đầu ra - Cung cấp hàng nhanh - Chưa đáp ứng được theo yêu cầu thời vụ Marketing và bán hàng - Kênh phân phối rộng - Các hoạt động hỗ trợ tốt - Chồng chéo trong kênh phân phối và Công ty Dịch vụ khách hàng Hỗ trợ kỹ thuật tốt Chi phí cao cho hoạt động hỗ trợ Quản lý nhân lực Có các chính sách cụ thể rõ ràng Tuyển dụng bị tác động của các mối quan hệ cá nhân Mua hàng Quy trình rõ ràng, cụ thể Có lúc chưa đáp ứng được nhu cầu của sản xuất Cơ sở hạ tầng Được ưu đãi trong vay vốn Hệ thống thông tin yếu 3.2. Phân tích nội bộ doanh nghiệp theo mô hình 7S 3.2.1. Cơ cấu tổ chức Là doanh nghiệp Nhà nước chuyển sang mô hình công ty cổ phần từ năm 2005, cơ cấu tổ chức của Công ty hiện nay gồm: TỔ SX TỔ SX TỔ SX TỔ SX TỔ SX TỔ SX TỔ SX TỔ SX TỔ SX TỔ SX TỔ SX TỔ SX PHÂN XƯỞNG IV PHÂN XƯỞNG III PHÂN XƯỞNG II PHÂN XƯỞNG I PHÂN XƯỞNG CƠ ĐIỆN PHÂN XƯỞNG V KẾ TOÁN TRƯỞNG PHÒNG KTTC PHÒNG KINH DOANH PHÒNG TCLĐ PHÒNG QLCL PHÒNG NCTK PHÒNG HCQT PHÒNG KTSX GIÁM ĐỐC HĐQT ĐHĐCĐ BKS P. GIÁM ĐỐC Hình 3.2: Sơ đồ tổ chức Công ty CP nhựa TN Tiền Phong (Nguồn: Bản cáo bạch Công ty CP Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong) Hoạt động theo mô hình công ty cổ phần từ ngày 30/12/2004, cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của Công ty tuân thủ theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty, gồm: Đại hội đồng cổ đông Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty, bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết. Đại hội đồng cổ đông họp ít nhất mỗi năm một lần và trong thời hạn theo quy định của pháp luật. Đại hội đồng cổ đông quyết định các vấn đề sau: Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty Quyết định tổ chức lại và giải thể công ty Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại Quyết định mức cổ tức hàng năm của từng loại cổ phần Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát Quyết định mức thù lao và các quyền lợi khác của thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát. Thông qua báo cáo tài chính hàng năm của công ty; Báo cáo về tình hình hoạt động của Công ty; Báo cáo hoạt động của Hội đồng quản trị; Báo cáo của Ban Kiểm soát. Thông qua định hướng phát triển Công ty. Hội đồng quản trị Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị có 05 thành viên. Hội đồng quản trị có nhiệm kỳ 05 năm; thành viên Hội đồng quản trị có thể được bầu lại. Ban Kiểm soát Ban kiểm soát là cơ quan giám sát của Đại hội đồng cổ đông, có quyền kiểm tra, giám sát mọi mặt hoạt động của Công ty. Ban kiểm soát có từ 3 thành viên trở lên, trong đó có ít nhất 1 thành viên có chuyên môn về kế toán. Ban kiểm soát có nhiệm kỳ 05 năm; thành viên Ban kiểm soát có thể được bầu lại. Ban Giám đốc Ban Giám đốc Công ty gồm: Giám đốc, 1 Phó Giám đốc phụ trách kinh doanh, 1 Phó Giám đốc phụ trách kỹ thuật, 1 Phó Giám đốc phụ trách tổ chức hành chính và Kế toán trưởng. Giám đốc là người điều hành hoạt động hàng ngày của Công ty, là đại diện theo pháp luật của Công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện quyền và nhiệm vụ được giao. Các bộ phận chức năng Các bộ phận chức năng của Công ty gồm: Phòng KTTC Phòng Quản lý chất lượng Phòng Kinh doanh Phòng Hành chính quản trị Phòng Kỹ thuật sản xuất Phòng nghiên cứu thiết kế Phân xưởng cơ điện Phân xưởng I – Chuyên sản xuất các loại ống nhựa u.PVC từ DN 60 mm đến DN 500 mm. Phân xưởng II - Chuyên sản xuất các loại ống nhựa u.PVC từ DN 21 mm đến DN 48 mm. Phân xưởng III- Chuyên sản xuất các loại phụ tùng nhựa u.PVC. Phân xưởng IV - Chuyên sản xuất các loại phụ tùng nhựa HDPE, PP-R Phân xưởng V – Chuyên sản xuất các loại ống nhựa HDPE, PP-R Các tổ sản xuất trực thuộc các phân xưởng sản xuất. Mỗi bộ phận chức năng này đều có nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng, độc lập với nhau nhưng hỗ trợ lẫn nhau. Chịu sự quản lý, giám sát của cấp trên theo sự phân công nhiệm vụ. Điểm mạnh của cơ cấu tổ chức này là: Cơ chế báo các rõ ràng Điều hành công việc không bị chồng chéo Chuyên môn hoá đến từng phân xưởng, tổ sản xuất Có sự phân công nhiệm vụ rõ ràng đến từng bộ phận, từng người Điểm yếu của cơ cấu tổ chức này là: Mô hình quản lý tương đối cồng kềnh, chi phí quản lý lớn Truyền đạt thông tin giữa các bộ phận còn chậm Quy trình phối hợp công việc giữa các bộ phận phức tạp Sự phối hợp giữa các bộ phận còn chậm 3.2.2. Phong cách Do mới chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà nước sang Công ty cổ phần, nên trong Công ty vẫn còn tồn tại những quan niệm từ thời bao cấp về công việc, về việc quản lý, điều hành Công ty, thể hiện ở một số phong cách là: - Phong cách phân quyền: Mỗi bộ phận đều được phân công quyền hạn và trách nhiệm rõ ràng, việc này có ưu điểm là giải quyết công việc nội bộ trong từng bộ phận nhanh, nhưng nếu các bộ phận không kết hợp chặt chẽ với nhau thì sẽ tạo ra sức ỳ cho cả hệ thống. - Phong cách gia đình: Theo thoả ước lao động tập thể của Công ty thì việc tuyển dụng cán bộ, công nhân viên Công ty vào làm việc là ưu tiên con em cán bộ, công nhân viên, vì vậy trong Công ty có nhiều thế hệ, nhiều mối quan hệ gia đình cùng làm việc. Ưu điểm: Tạo nên môi trường làm việc thân thiện, gắn bó, Nhược điểm: Có sự vị nể trong công việc, khó áp dụng các quy định, quy trình và tính kỷ luật không cao. 3.2.3. Hệ thống Hệ thống tại Công ty đã tương đối hoàn thiện, Công ty đã xây dựng được những quy định, quy trình quản lý rõ ràng. Tuy nhiên hệ thống văn bản và thông tin báo cáo còn mang nặng tính văn bản, việc áp dụng công nghệ thông tin vào công việc quản lý, kiểm soát, truyền đạt thông tin và ra mệnh lệnh còn tương đối hạn chế. Nên việc xử lý một số vấn đề chưa kịp thời. 3.2.4. Giá trị chung Trải qua quá trình gần 50 năm hình thành và phát triển, toàn thể Ban lãnh đạo và cán bộ Công nhân viên Công ty luôn luôn coi trọng vấn đề chất lượng sản phẩm, trong mọi hoạt động của mình Công ty luôn luôn lấy chất lượng sản phẩm và dịch vụ đặt lên hàng đầu với quan điểm: “CHẤT LƯỢNG LÀ TRÊN HẾT, ĐẢM BẢO QUYỀN LỢI CHÍNH ĐÁNG CHO NGƯỜI TIÊU DÙNG” Vì vậy mọi hoạt động của Công ty đều hướng tới vấn đề chất lượng, coi đó là kim chỉ nam, là sự sống còn của doanh nghiệp. 3.2.5. Nhân viên Tổng số lao động hiện tại là 810 người. Cơ cấu lao động của Công ty như sau: Bảng 3.3: Cơ cấu lao động theo các chỉ tiêu Đơn vị: người Tiêu chí Số lượng Tỷ lệ % I. Phân theo trình độ 810 100,00% 1. Trình độ Đại học trở lên 138 17,04% 2. Trình độ Cao đẳng, trung cấp 68 8,40% 3. Công nhân kỹ thuật 254 31,36% 4. Lao động khác 350 43,21% II. Phân loại theo tính chất hợp đồng lao động 810 100,00% 1. Hợp đồng lao động không xác định thời hạn 540 66,67% 2. Hợp đồng lao động xác định thời hạn 270 33,33% (Nguồn: Cáo bạch Công ty CP Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong) Là doanh nghiệp sản xuất công nghiệp và là doanh nghiệp hàng đầu của ngành nhựa Việt Nam, trải qua gần 50 năm hình thành và phát triển, hiện nay Công ty đang có đội ngũ cán bộ, công nhân viên rất lành nghề, và luôn luôn quan tâm đến chất lượng đội ngũ cán bộ, công nhân viên. Với tỷ lệ chiếm khoảng 25% có trình độ đại học, cao đẳng và trung cấp là nguồn lực quan trọng đóng góp vào sự phát triển của Công ty. Công ty luôn tổ chức đào tạo nâng cao trình độ, tay nghề của toàn thể cán bộ, công nhân viên cho phù hợp với sự phát triển của khoa học kỹ thuật. Điểm mạnh: Trình độ chuyên môn giỏi, có nhiều chuyên gia có kinh nghiệm trong ngành nhựa. Nhiệt tình, chăm chỉ, tinh thần trách nhiệm cao. Năng động, sáng tạo trong công việc. Điểm yếu: Trình độ ngoại ngữ còn yếu Tinh thần đoàn kết chưa cao 3.2.6. Chiến lược Chiến lược Công ty đã được hình thành, Công ty đã xác định rõ cạnh tranh trong lĩnh vực sản xuất ống nhựa tại thị trường miền Bắc và miền Trung, nhưng cạnh tranh như thế nào để giữ vững thị phần trước sự chen chân của các đối thủ cạnh tranh, chiến lược nào được áp dụng cho phù hợp với thực trạng của doanh nghiệp và thị trường đang là những vấn đề rất lớn đặt cho cho Công ty? 3.2.7. Kỹ năng Qua sự quan sát tình hình thực hiện công việc của cán bộ, công nhân viên Công ty. Tôi có một số nhận xét về kỹ năng của cán bộ, công nhân viên trong Công ty như sau: Kỹ năng làm việc độc lập : Trung bình Kỹ năng làm việc theo nhóm : Khá Kỹ năng phân tích : Yếu Kỹ năng tuân thủ các quy định : Tốt Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin : Yếu Kỹ năng quản lý : Khá Kỹ năng đàm phám : Trung bình Bảng 3.4: Tổng hợp phân tích nội bộ doanh nghiệp theo mô hình 7S Hoạt động Thuận lợi, điểm mạnh Khó khăn, điểm yếu Cơ cấu tổ chức - Cơ chế báo cáo rõ ràng - Chuyên môn hóa và phân công công việc cụ thể từng bộ phận - Quản lý cồng kềnh, chi phí lớn - Sự truyền đạt thông tin, phối hợp công việc giữa các bộ phận chậm Phong cách Môi trường làm việc thân thiện Khó áp dụng quy định và kỷ luật Hệ thống Có quy định, quy trình rõ ràng Còn mang tính văn bản, hình thức Nhân viên Có trình độ, nhiệt tình, sáng tạo Ngoại ngữ kém, đoàn kết thấp Qua việc phân tích nội bộ doanh nghiệp theo mô hình Chuỗi giá trị và mô hình 7S có thể thấy được các nguồn lực có giá trị của Công ty đó là : 1. Vị trí dẫn đầu của Công ty trong ngành nhựa Việt Nam về thị phần, về mạng lưới phân phối rộng. 2. Uy tín thương hiệu “Nhựa Tiền Phong” trên thị trường. 3.3. Năng lực mũi nhọn và lợi thế cạnh tranh của Công ty 3.3.1. Năng lực mũi nhọn: Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường, Công ty rất quan tâm đến việc đầu tư máy móc, khuôn mẫu để sản xuất ra các sản phẩm đáp ứng tốt nhất yêu cầu của khách hàng về chủng loại sản phẩm. Với hơn 6.000 loại sản phẩm thuộc 4 nhóm sản phẩm khác nhau, Công ty CP Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong được người tiêu dùng và các đối thủ cạnh tranh đánh giá là Công ty có đầy đủ sản phẩm nhất của ngành ống nhựa trong nước. Đây là năng lực mũi nhọn của Công ty mà chưa có bất kỳ đối thủ cạnh tranh nào trong nước có thể làm được. Bảng 3.5: Bảng so sánh sản phẩm với các đối thủ cạnh tranh Nhóm sản phẩm Tiền Phong Đạt Hoà Vĩnh Phúc Đệ Nhất Hải Dương Hoàng Hà Chin Huei Bạch Đằng Nhóm sản phẩm ống PVC X X X X X X Nhóm sản phẩm ống PEHD X X X Nhóm sản phẩm ống PP-R X Nhóm sản phẩm phụ kiện và các sản phẩm khác X X X X X X (Nguồn: Công ty CP Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong) Các đối thủ cạnh tranh khác chỉ tập trung vào hai hoặc ba nhóm sản phẩm, riêng Tiền Phong đầu tư sản xuất và cung ứng ra thị trường cả 4 nhóm, mỗi nhóm đều góp phần vào cơ cấu doanh thu của Công ty. Năng lực mũi nhọn này đã tạo ra lợi thế cạnh tranh cho Công ty đó là sự đa dạng về sản phẩm, khả năng nhanh nhạy trong việc đưa ra thị trường các sản phẩm có chất lượng đảm bảo. 3.3.2. Lợi thế cạnh tranh Từ khi hình thành và phát triển, trong mọi hoạt động của mình, Công ty luôn luôn lấy chất lượng sản phẩm và dịch vụ đặt lên hàng đầu. Với phương châm: “Chất lượng là trên hết - Đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người tiêu dùng”, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng toàn diện TQM cũng như tuân thủ chặt chẽ hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000, các sản phẩm của Công ty luôn luôn được người tiêu dùng và các đối thủ đánh giá là các sản phẩm có chất lượng cao và ổn định, tạo ra danh tiếng uy tín tốt của sản phẩm mang thương hiệu “Nhựa Tiền Phong” trên thị trường. Các sản phẩm của Công ty đã đạt được rất nhiều danh hiệu và giải thưởng tạo ra sự khác biệt hóa với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh khác. Để tạo được lợi thế cạnh tranh như trên là do một số nguồn lực có giá trị tạo ra là: Một là: Máy móc thiết bị công nghệ hiện đại: Hầu hết máy móc thiết bị của Công ty là các dây chuyền thiết bị thế hệ mới nhất và hiện đại nhất của Châu Âu như CHLB Đức, Italia. Hai là: Nguồn nguyên vật liệu nhập khẩu có chất lượng cao: Nguyên vật liệu chính của Công ty chủ yếu là bột nhựa PVC và hạt nhựa các loại. Các loại hạt nhựa Công ty đang sử dụng bao gồm: PEHD, PVC, PPR, POM... Ngoài ra, Công ty còn sử dụng một số nguyên phụ liệu phụ khác như: acid Stearic, parafin, cyclohexanone, dioxid titan, bột màu,... Trong quy trình sản xuất, bột nhựa sẽ được pha trộn với các loại phụ liệu khác như: chất ổn định, bột màu, CaCO3,... tạo thành hỗn hợp trước khi đưa vào máy tạo hạt hay máy tạo sản phẩm. Hầu hết các nguyên liệu phụ trợ được nhập khẩu từ nước ngoài. Để đảm bảo chất lượng sản phẩm cũng như giá thành sản xuất, Công ty luôn thực hiện đấu thầu lựa chọn cạnh tranh nhằm tìm kiếm nhà cung cấp nguyên vật liệu tốt nhất. Nguồn nguyên liệu của Công ty được nhập từ các công ty cung ứng trong và ngoài nước trong những năm qua tương đối ổn định. Là một doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất ống nhựa, Công ty luôn lựa chọn các nhà cung cấp nguyên vật liệu chất lượng tốt, có uy tín, có năng lực đảm bảo cung ứng đầy đủ cho nhu cầu sản xuất về số lượng và chất lượng với giá cả hợp lý nhất. Ba là: Đội ngũ cán bộ công nhân viên lành nghề: Công ty hiện có đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ kỹ thuật, công nhân lành nghề, nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất ống nhựa. Đây chính là nguyên nhân chính giúp cho Công ty có được tốc độ tăng trưởng, phát triển cao và vững chắc, ngày càng nâng cao đời sống của CBCNV đồng thời không ngừng gia tăng giá trị cho các cổ đông trong thời gian qua 3.4. Phân tích SWOT Phân tích SWOT để làm rõ điểm mạnh, điểm yếu của Công ty đồng thời nhận ra được các cơ hội, thách thức trong tương lai để từ đó giúp Công ty có được chiến lược kinh doanh đúng đắn đưa Công ty ngày càng phát triển. 3.4.1. Điểm mạnh - Điểm mạnh về thương hiệu: Thương hiệu Nhựa Tiền Phong đã và đang khẳng định vị trí vững chắc trên thị trường miền Bắc và cả nước, các sản phẩm mang thương hiệu Nhựa Tiền Phong được người tiêu dùng cả nước đánh giá cao về chất lượng, mẫu mã. Các sản phẩm đều được sản xuất và kiểm tra chặt chẽ, đảm bảo chất lượng cao nhất, đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng trong nước và quốc tế. Từ năm 2005, Công ty đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo hệ thống quản lý ISO 2001-2000 có hiệu quả, các sản phẩm của công ty được người tiêu dùng công nhận là những sản phẩm có chất lượng cao. Đặc biệt, Công ty đã được Đảng, Nhà nước phong tặng “Đơn vị anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới” nên uy tín thương hiệu Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong được khách hàng tin tưởng, đây là tài sản vô giá mà Công ty luôn luôn phải gìn giữ và phát triển. - Điểm mạnh về hệ thống phân phối: Công ty có hệ thống mạng lưới tiêu thụ sản phẩm bao phủ rộng khắp trên thị trường. Hiện nay Công ty có 5 Trung tâm bán hàng trả chậm và hơn 200 Đơn vị bán hàng, hàng nghìn cửa hàng bán ống nhựa trải khắp toàn quốc, chủ yếu tập trung ở miền Bắc và miền Trung. - Điểm mạnh về đội ngũ cán bộ, công nhân viên: Công ty hiện có đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ kỹ thuật, công nhân lành nghề, nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất ống nhựa, gắn bó lâu dài với Công ty đang đóng góp công sức với sự năng động, chủ động, phù hợp với cơ chế thị trường trong sản xuất kinh doanh nhiều năm nay. - Điểm mạnh về năng lực sản xuất: Với sự đầu tư đúng đắn, đầu tư có trọng tâm và đảm bảo các thiết bị máy móc thuộc các thế hệ hiện đại, đồng bộ. Tất cả các sản phẩm của Công ty được sản xuất trên dây chuyền thiết bị thế hệ mới nhất và hiện đại nhất của Châu Âu như CHLB Đức, Italia...như: + Máy đùn ống KRAUSSMAFFEI K90, K140, K60, K50 và máy KME-1-90-30 của CHLB Đức + Máy đùn ống của hãng CICINNATI của Áo + Máy nong ống hình sin SICA của Italia (lắp ghép bằng gioăng cao su) + Máy ép phun của Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc... Năng lực sản xuất hiện tại của Công ty là trên 40.000 tấn/năm Các sản phẩm của Công ty được kiểm tra thực tế bằng các máy móc thiết bị thử là: + Máy thử độ cứng ROCKWELL của Cộng hoà liên bang Đức. + Máy thử kéo kiểu ZMGI của Cộng hoà liên bang Đức. + Thiết bị đo độ dày sản phẩm của Cộng hoà liên bang Đức. + Máy thử áp lực trong của Nhật Bản. + Máy thử áp lực ngoài của Đài Loan. + Thiết bị thử độ bền va đập. + Các dụng cụ đo điện tử. Ngoài ra 1 năm 2 lần các sản phẩm của Công ty được Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng kiểm tra toàn bộ các chỉ tiêu đã đăng ký như: chỉ tiêu va đập, chỉ tiêu vệ sinh... Chính vì vậy, các sản phẩm của Công ty sản xuất ra có chất lượng cao và ổn định, giảm tỷ lệ phế liệu và hao hụt trong quá trình sản xuất. Đồng thời với năng lực sản xuất hiện tại, Công ty có thể đáp ứng được đầy đủ nhu cầu tăng sản lượng trong tương lai. Công ty có đủ khả năng để phát triển hoạt động sản xuất các sản phẩm nhựa phục vụ cho lĩnh vực công nghệ cao bởi đây là loại sản phẩm có nhu cầu rất lớn trong tương lai, được Nhà nước ưu tiên phát triển và tính cạnh tranh tương đối thấp tại thị trường Việt Nam. - Điểm mạnh về tài chính: Trong các năm gần đây, cùng với sự tăng trưởng của doanh thu, lợi nhuận của Công ty cũng tăng trưởng với tốc độ cao, bảng số liệu sau sẽ chỉ rõ mức lợi nhuận sau thuế hàng năm của Công ty : Bảng 3.6: Chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận và vốn điều lệ TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1 Doanh thu Tỷ đồng 619,70 715,96 902,9 2 Lợi nhuận Tỷ đồng 101,62 118,9 125,4 3 Vốn điều lệ Tỷ đồng 90 144 219 (Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty CP Nhựa TNTPnăm 2005, 2006, 2007) Nhờ có lợi nhuận tích luỹ được đã giúp Công ty chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh, dự trữ nguyên vật liệu, đầu tư trang thiết bị hiện đại. - Điểm mạnh về thị phần: Theo khảo sát về tình hình sản xuất kinh doanh về doanh thu và sản lượng của một số đối thủ cạnh tranh chính tại miền Bắc và miền Trung, bảng số liệu sau sẽ chỉ rõ thị phần của Công ty: Bảng 3.7: So sánh doanh thu và sản lượng của các đối thủ năm 2007 Chỉ tiêu Tiền Phong Đạt Hoà Vĩnh Phúc Đệ Nhất Hải Dương Hoàng Hà Chin Huei Bạch Đằng Các loại khác Tổng cộng Doanh thu năm 2007 (Tỷ đồng) 902 55 60 32 62 53 55 1.220 Sản lượng sản phẩm năm 2007 (Tấn) 33,180 2,400 3,000 1,440 3,000 2,400 2,400 47,820 Tỷ lệ % thị phần theo doanh thu 74% 4.5% 4.9% 2.6% 5% 4.3% 4.5% 100.00% (Nguồn: Công ty CP Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong) Với thị phần chiếm tới gần 74% thị phần ngành ống nhựa ở miền Bắc và miền Trung là một lợi thế rất lớn cho Công ty đề ra các kế hoạch kinh doanh của mình. Công ty luôn là nhà dẫn đạo thị trường và điều phối thị trường. 3.4.2. Điểm yếu - Điểm yếu về mặt bằng sản xuất: Sản xuất hàng hoá của Công ty ngày càng tăng trưởng, trong khi đó mặt bằng của Công ty chỉ có trên 30.000 m2 nên ảnh hưởng lớn tới việc quản lý về diện tích đặt máy móc thiết bị, kho chứa nguyên liệu, kho thành phẩm, giao thông nội bộ và việc cấp phát sản phẩm, ... . Việc di chuyển nhà máy sang địa điểm mới rộng hơn là một việc làm cấp thiết hiện nay. - Điểm yếu chi phí sản xuất cao: Các loại chi phí trong sản xuất kinh doanh còn cao mặc dù Công ty đã có nhiều cơ chế và phương án để tiết kiệm nhưng thực hiện còn chưa triệt để. Theo báo các tài chính đã kiểm toán năm 2007 thì một số cho phí lớn là: + Chi phí bán hàng: 66.9 tỷ đồng, chiếm 7.41% so với doanh thu + Chi phí quản lý doanh nghiệp: 20.9 tỷ đồng, chiếm 2.31% so với doanh thu - Điểm yếu về công tác quản lý: Công tác quản lý có lúc chưa đáp ứng yêu cầu với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, nhất là việc phối kết hợp giữa các đơn vị phòng, phân xưởng chưa cao nên ảnh hưởng đến hiệu quả chung của Công ty. 3.4.3. Cơ hội - Nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn tăng trưởng với tốc độ cao, dự báo tốc độ tăng trưởng bình quân GDP của Việt Nam trong giai đoạn 2007-2013 là từ 7% đến 8%. Trong đó, tốc độ tăng trưởng toàn ngành nhựa trong giai đoạn này ở vào khoảng 20% và ngành công nghiệp xây dựng khoảng 15% nên nhu cầu về ống nhựa các loại còn tiếp tục tăng trưởng. - Theo quy hoạch phát triển ngμnh nhựa đến năm 2010 của Bộ Công nghiệp, ngμnh nhựa Việt Nam đã có đ−ợc sự tăng tr−ởng ổn định vμ lâu dμi. Trong những năm qua, tốc độ tăng tr−ởng ngμnh nhựa vẫn giữ vững ở mức 15-20%/năm vμ dự kiến sẽ giữ vững tốc độ tăng tr−ởng nμy cho đến năm 2010. - Số liệu về tăng tr−ởng sản l−ợng của một số sản phẩm ngμnh nhựa đến năm 2010: Bảng 3.8: Các chỉ tiêu của ngành nhựa Việt Nam Đơn vị tính: Tấn. STT Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010 1 Sản xuất bao bì 360.000 800.000 1.600.000 2 Sản xuất vật liệu xây dựng 170.000 400.000 900.000 3 Sản xuất sản phẩm nhựa gia dụng 300.000 550.000 900.000 4 Sản xuất sản phẩm nhựa kỹ thuật cao 120.000 350.000 800.000 Tổng cộng 950.000 2.100.000 4.200.000 (Nguồn: Quy hoạch phát triển ngμnh nhựa đến năm 2010 của Bộ Công nghiệp) - Qua đó, cho thấy một số sản phẩm chính của ngμnh nhựa Việt Nam có mức gia tăng sản l−ợng khá cao khoảng 20%/năm, trong đó ngμnh nhựa sản xuất vật liệu xây dựng mμ Nhựa Tiền Phong tham gia đạt đ−ợc mức tăng tr−ởng sản l−ợng bình quân khoảng 15%/năm. Nhìn chung, với sản phẩm tiêu thụ chủ yếu thuộc nhóm sản phẩm nhựa vật liệu xây dựng, có thể nói lĩnh vực kinh doanh của Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong có tiềm năng để phát triển rất lớn. - Việc Việt Nam gia nhập WTO trong năm 2006 cũng lμ yếu tố ảnh h−ởng tới ngμnh nhựa. Nhựa Tiền Phong đang đứng tr−ớc một vận hội lớn để mở rộng thị tr−ờng tiêu thụ sang các n−ớc, đặc biệt lμ các n−ớc trong khu vực Đông Nam á. - Với những đóng góp quan trọng của ngμnh nhựa vμo kim ngạch xuất khẩu của cả n−ớc trong những năm gần đây vμ với chủ tr−ơng phát triển ngμnh nhựa trong những năm tới, ngành nhựa đang là ngành được Nhà nước ưu tiên phát triển. Hiện tại ngμnh nhựa đang nhận đ−ợc một số −u đãi nhất định, cụ thể lμ những −u đãi trong việc áp dụng thuế nhập khẩu bột PVC, hạt PVC, các khoản phụ thu ở mức thấp vμ đang tiến tới bãi bỏ những khoản thuế nμy để phù hợp với tình hình thực tế vμ khuyến khích sự tăng tr−ởng của ngμnh nhựa vμ nền kinh tế. Hiện tại thuế nhập khẩu bột nhựa PVC là 5% áp dụng đến năm 2013, theo lộ trình hội nhập thì sẽ tiếp tục giảm thuế nhập khẩu. 3.4.4. Thách thức - Nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong giá thμnh sản phẩm nên biến động giá cả nguyên vật liệu sẽ tác động đến lợi nhuận của Công ty. Trong tr−ờng hợp giá của nguyên liệu tăng mạnh trong ngắn hạn do biến động của thị tr−ờng thế giới, trong khi giá bán sản phẩm không thể tăng t−ơng ứng sẽ lμm ảnh h−ởng đến hiệu quả hoạt động của Công ty. - Do nguyên vật liệu chính lμ các loại bột nhựa, hạt nhựa có nguồn gốc từ dầu mỏ nên những biến động về tình hình kinh tế, chính trị tại các n−ớc sản xuất dầu mỏ hμng đầu thế giới nh−: Iran, Iraq, Kuwait, ả rập Saudi,... có ảnh h−ởng rất lớn đến giá cả nguyên vật liệu của Công ty. Ngoμi ra, phần lớn nguyên vật liệu của Công ty có nguồn gốc nhập khẩu nên việc tiêu thụ mạnh những loại nguyên vật liệu nμy cũng nh− hiện t−ợng đầu cơ, tích trữ của những n−ớc lớn nh− Trung Quốc sẽ lμm cho giá cả nguyên vật liệu tăng cao vμ biến động không l−ờng tr−ớc đ−ợc. - Hiện tại, mặc dù Luật pháp Việt Nam trong lĩnh vực bảo vệ th−ơng hiệu, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đã đ−ợc áp dụng nh−ng cơ chế xử phạt vẫn còn nhẹ vμ ch−a triệt để. Mặt khác, lực l−ợng quản lý thị tr−ờng còn quá mỏng nên không thể kiểm soát để phát hiện vμ xử lý kịp thời tất cả các tr−ờng hợp sai phạm nên tình trạng hμng gian, hμng giả, hμng kém chất l−ợng, hμng nhập lậu vμ hμng nhái nhãn hiệu Tiền Phong vẫn ch−a đ−ợc ngăn chặn triệt để. - Sản phẩm ống nhựa các loại của Nhựa Tiền Phong lμ sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của ngμnh xây dựng, công nghiệp, nông nghiệp, b−u chính viễn thông,... Do đó, tốc độ tăng tr−ởng kinh tế cũng nh− tốc độ xây dựng cơ sở hạ tầng, công trình công cộng, công trình dân c− có ảnh h−ởng trực tiếp đến việc tiêu thụ các sản phẩm ống nhựa của Công ty. Đối với những n−ớc đang phát triển vμ có nền kinh tế tăng tr−ởng mạnh nh− Việt Nam hiện nay thì yêu cầu về xây dựng cơ sở hạ tầng luôn đ−ợc đặt lên hμng đầu, đẩy nhanh tiến trình đô thị hoá cũng lμ vấn đề luôn đ−ợc Chính phủ quan tâm. Nếu nền kinh tế lâm vμo tình trạng khủng hoảng, tốc độ xây dựng sẽ giảm hẵn vμ điều nμy sẽ lμm cho ngμnh sản xuất vật liệu nhựa xây dựng nói chung vμ sản xuất ống nhựa nói riêng bị sụt giảm nghiêm trọng. - Trong tình hình phần lớn nguyên vật liệu của Công ty (khoảng 80%) đ−ợc nhập khẩu từ n−ớc ngoμi nên tỷ giá hối đoái có ảnh h−ởng trực tiếp đến giá nguyên vật liệu vμ hiệu quả hoạt động của Công ty. Ngoμi ra, máy móc thiết bị của Công ty đều đ−ợc nhập khẩu, do đó các dự án đầu t− mới cũng phải gánh chịu rủi ro từ những thay đổi trong tỷ giá hối đoái. - Việc nước ta trở thành thành viên chính thức của WTO năm 2006 cũng lμ yếu tố ảnh h−ởng tới ngμnh nhựa. Theo cam kết các rμo cản về mức thuế suất nhập khẩu, thủ tục hải quan, hạn ngạch nhập khẩu sẽ dần dần được gỡ bỏ... nên hoạt động nhập khẩu sản phẩm ngμnh nhựa từ các n−ớc sẽ đ−ợc đẩy mạnh. Nh− vậy, việc gia nhập WTO vμ AFTA lμm giảm mức thuế nhập khẩu, thông thoáng hơn về thủ tục hải quan,... sẽ lμ một thách thức lớn đối với những nhμ sản xuất trong n−ớc với nguy cơ trμn ngập thị tr−ờng của hμng nhập khẩu. Ngoμi ra, cũng không thể không nhắc đến việc các nhμ đầu t− n−ớc ngoμi xây dựng nhμ máy sản xuất ống nhựa tại Việt Nam vμ cạnh tranh trực tiếp với sản phẩm trong n−ớc. - Ngμnh nhựa hiện nay vẫn đang phụ thuộc rất lớn vμo nguồn nguyên liệu nhập khẩu, để có đủ nguyên liệu cho sản xuất, hμng năm ngμnh nhựa phải nhập khẩu phần lớn nguyên liệu vμ với khoảng 1,5-2 triệu tấn, ch−a kể hμng trăm loại hoá chất phụ trợ. Hai liên doanh sản xuất bột nhựa PVC vμ dầu DOP trong n−ớc chỉ mới đáp ứng ch−a tới 10% nguyên vật liệu toμn ngμnh nhựa. Sự phụ thuộc vμo nguyên liệu nhập khẩu lμm cho giá sản phẩm trong n−ớc cao hơn giá sản phẩm nhập khẩu sẽ tác động rất lớn đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp khi hội nhập. Bên cạnh đó, do tập tính chuộng hμng ngoại của ng−ời Việt Nam nên nếu v−ợt qua đ−ợc rμo cản thuế quan, chi phí vận chuyển thì các sản phẩm ống nhựa nhập ngoại sẽ trực tiếp cạnh tranh với sản phẩm ống nhựa Việt Nam nói chung vμ Nhựa Tiền Phong nói riêng. 3.5. Vị thế của công ty trên thị trường Là doanh nghiệp hoạt động trong ngành nhựa sản xuất các sản phẩm ống nhựa phục vụ ngành xây dựng, cấp thoát nước. Theo phân tích SWOT ở trên thì với thị phần Công ty đang chiếm gần 74% thị phần trong vùng thị trường của mình, Công ty đang chiếm thị phần lớn nhất là người dẫn đạo thị trường. Đây là một yếu tố quan trọng để mức độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận của Công ty đạt được mức cao so với các đối thủ cạnh tranh khác. Bảng 3.9: Tóm tắt các kết quả phân tích SWOT Điểm mạnh - Uy tín thương hiệu - Hệ thống phân phối rộng - CBCNV lành nghề - Thiết bị hiện đại, năng lực sản xuất lớn - Tài chính mạnh - Thị phần lớn - Có quyền lực cao với các nhà cung ứng - Chất lượng sản phẩm cao - Có quy định, quy trình hướng dẫ công việc cụ thể Điểm yếu - Mặt bằng hẹp so với quy mô sản xuất - Chi phí sản xuất, kinh doanh còn cao - Chưa đáp ứng được yêu cầu thời vụ - Hệ thống thông tin yếu - Quản lý cồng kềnh - Sự kết hợp giữa các bộ phận còn nhiều khi chưa hợp lý Cơ hội - Thị trường tăng trưởng cao - Nhà nước ưu tiên phát triển - WTO mở rộng thị trường - Sẽ bỏ thuế nhập khẩu nguyên liệu - Đang được bảo hộ sản xuất trong nước bằng thuế nhập khẩu - Dân cư đông, thị trường rộng Thách thức - Biến động của nguyên liệu - Hàng giả, hàng nhái - Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái - Giảm thuế nhập khẩu sản phẩm - Cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài - Chi phí đầu tư ban đầu lớn CHƯƠNG 4 ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO CÔNG TY CP NHỰA THIẾU NIÊN TIỀN PHONG GIAI ĐOẠN 2008-2012 4.1. Định hướng phát triển ngành nhựa Việt Nam Ngành nhựa ở Việt Nam thực chất là một ngành kinh tế kỹ thuật về gia công chất dẻo, gần như toàn bộ nguyên vật liệu sản xuất ra sản phẩm nhựa phải nhập từ nước ngoài.          Ngành nhựa Việt Nam được xem là một ngành mới non trẻ và thật sự trở thành một ngành công nghiệp từ cuối thập niên 80, đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, khi mà nhà nước ta bắt đầu thực hiện chính sách mở cửa, đổi mới và hội nhập quốc tế, khi mà ngành nhựa Việt nam sau nhiều năm trì trệ đã hồi sinh và phát triển mạnh. Ngành nhựa Việt nam trong 12 năm qua (1989-2001) đã có tốc độ tăng trưởng rất khả quan từ 0,7 kg/người năm 1989 đã đạt mức 13,5 kg/người năm 2001.        Ngành nhựa có ưu điểm là công nghệ cập nhật hiện đại, tốc độ vay vòng nhanh, sử dụng lao động kỹ thuật là chính, sản phẩm đa dạng, phục vụ được nhiều đối tượng, lĩnh vực công nghiệp, cũng như trong tiêu dùng hàng ngày của xã hội. Theo thống kê của UNDP, 70% nhu cầu vật chất cho đời sống con người được làm bằng nhựa, từ đó chỉ số chất dẻo trên đầu người được thỏa mãn là 30 kg/đầu người (Việt Nam mới chỉ đạt trên 10 kg/đầu người), còn đạt trên 100 kg/đầu người là quốc gia có nền công nghiệp nhựa tiên tiến. Nguyên vật liệu:         Nguyên vật liệu hiện nay và tương lai đến năm 2015 cũng phải nhập khẩu gần như 90%, trong nước hiện tại chỉ có 2 nhà máy sản xuất bột nhựa PVC với công suất khoảng 200.000 tấn/năm (Công ty LD Hoá Nhựa TPC-VINA công suất 100.000 tấn/năm và Công ty LD Nhựa & Hoá Chất Phú Mỹ công suất 100.000 tấn/năm) mới chỉ đápứng chưa được 10% nhu cầu nhựa trong nước. Còn lại phải nhập khoảng 40 loại nguyên vật liệu chính và hàng trăm loại hóa chất và nguyên vật liệu phụ trợ. Hiện nay ngành nhựa Việt Nam phụ thuộc hoàn toàn vào nguyên liệu nước ngoài. Bất cứ sự biến động nào trên thị trường thế giới cũng ảnh hưởng trực tiếp đến ngành nhựa. Ngày 17/2/2004 Bộ trưởng Bộ Công nghiệp đã ký quyết định số 11/2004/QĐ-BCN phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Nhựa Việt Nam đến năm 2010 là: Các chỉ tiêu chủ yếu: - Tốc độ tăng trưởng của ngành nhựa giai đoạn 2001-2005 đạt 18%/năm; giai đoạn 2006-2010 đạt 15%/năm. - Cân đối theo vùng lãnh thổ: Bắc - Trung - Nam với tỷ lệ tương ứng đến năm 2005: 26 - 5 - 69; năm 2010: 31 - 9 - 60. - Tiêu thụ bình quân đầu người năm 2005: 20 kg/người; năm 2010: 40kg/người. - Nguồn nguyên liệu sản xuất trong nước năm 2005: đáp ứng 30% nhu cầu khoảng 560.000 tấn; năm 2010: đáp ứng 50% nhu cầu khoảng 1.560.000 tấn. Chỉ tiêu sản lượng: - Về nguyên liệu, bán thành phẩm, hoá chất, phụ gia (tấn/năm): Bảng 4.1: Các chỉ tiêu của ngành nhựa Việt Nam về nguyên liệu TT NGUYÊN LIỆU 2005 2010 1 Bột PVC 300.000 500.000 2 Hạt PP 150.000 450.000 3 Hạt PE 450.000 4 Màng BOPP 20.000 40.000 5 Hoá dẻo DOP 30.000 60.000 6 Hạt PS 60.000 60.000 Tổng cộng 560.000 1.560.000 (Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Nhựa Việt Nam đến năm 2010) - Thiết bị khuôn mẫu : Đến năm 2010: 132.000 bộ/năm. - Các sản phẩm chủ yếu( tấn /năm ): Bảng 4.2: Các chỉ tiêu của ngành nhựa Việt Nam về sản phẩm SẢN PHẨM 2000 2005 2010 Sản xuất bao bì 360.000 800.000 1.600.000 Sản xuất vật liệu xây dựng 170.000 400.000 900.000 Sản xuất sản phẩm nhựa gia dụng 300.000 550.000 900.000 Sản xuất sản phẩm nhựa kỹ thuật cao 120.000 350.000 800.000 Tổng cộng 950.000 2.100.000 4.200.000 (Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Nhựa Việt Nam đến năm 2010) - Về xử lý phế thải nhựa : Năm 2010: Xây dựng nhà máy xử lý phế thải từ nhựa công suất 200.000 tấn/năm. Một số sản phẩm nhựa đã dần dần thay thế các sản phẩm truyền thống như sau: Bảng 4.3: Sự thay thế của sản phẩm nhựa Sản phẩm nhựa Sản phẩm truyền thống Nhựa dân dụng Ðồ gỗ, đồ đan lát thủ công ống nước ống nước bằng sắt, thép... Pallet Pallet gỗ Thuyền, canô... Thuyền gỗ... Bao bì sản phẩm tiêu dùng Bao bì bằng giấy (Nguồn: Hiệp hội nhựa Việt Nam) Tình hình cầu ngành nhựa: Phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nguyên nhân là do ngành nhựa sản xuất rất nhiều mặt hàng phục vụ cho nhiều lĩnh vực khác nhau, được chia thành 8 ngành kinh tế kỹ thuật khác nhau: Bảng 4.4: Các chuyên ngành chủ yếu trong ngành nhựa Việt Nam STT Mã số ngành 1 Nguyên liệu nhựa (PVC resin, PVC compound, DOP, PS, PE) 2 Giày nhựa xuất khẩu 3 Cao su chế biến (có liên quan đến nhựa) 4 Nhựa dân dụng 5 Nhựa công nghiệp kỹ thuật cao 6 Vật liệu xây dựng 7 Bao bì nhựa 8 Khuôn mẫu nhựa (Nguồn: Hiệp hội nhựa Việt Nam)        4.2. Tầm nhìn, sứ mệnh chiến lược 4.2.1. Tầm nhìn chiến lược Từ khi hình thành và trải qua quá trình hoạt động và phát triển, Công ty CP Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong luôn phấn đấu để đạt được: “Nhựa Tiền Phong – Nhà sản xuất hàng đầu các sản phẩm nhựa tại Việt Nam” 4.2.2. Sứ mệnh chiến lược Để đạt được là “Nhà sản xuất hàng đầu các sản phẩm nhựa tại Việt Nam” Công ty phải luôn luôn đảm bảo: - Luôn cải tiến kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. - Cung cấp kịp thời cho khách hàng những sản phẩm có chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu của khách hàng. - Đào tạo, nâng cao trình độ của cán bộ, công nhân viên. 4.3. Đề xuất định hướng chiến lược kinh doanh cho Công ty CP Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong giai đoạn 2008-2012 Phần này dựa vào các kết quả phân tích ở chương 2, 3 và sử dụng mô hình SPACE của Fred David để xác định vị thế của Công ty trên thị trường, từ đó lựa chọn các chiến lược phù hợp với tình hình thực tế, điểm mạnh và lợi thế của Công ty. 4.3.1. Mô hình SPACE xác định vị trí doanh nghiệp FS Nhựa Tiền Phong Thận Tấn trọng công CA IS Phòng Cạnh thủ tranh ES Hình 4.1: Mô hình xác định vị trí của Công ty FS - Financial Strengh (Sức mạnh tài chính của doanh nghiệp) IS - Industry Strengh (Sức mạnh tăng trưởng ngành) ES - Environment Stability (Sự ổn định của môi trường) CA – Compatative Advantage (Lợi thế cạnh tranh) Tiền Phong đang hoạt động trong ngành nhựa là ngành có tốc độ tăng trưởng cao (15-20%), Công ty có nhiều lợi thế cạnh tranh, có nhiều điểm mạnh để nắm bắt được các cơ hội. Theo phân tích ở phần trên là doanh nghiệp luôn dẫn đầu ngành nhựa Việt Nam với thị phần đang chiếm khoảng 74% trong vùng thị trường của mình nên Công ty được các đối thủ thừa nhận là doanh nghiệp dẫn đầu thị trường. Để giữ vị trí số một Công ty phải luôn luôn tìm cách để tăng tổng số cầu, bảo vệ thị phần hiện có thông qua các hoạt động phòng vệ và tấn công, luôn cố gắng tăng thị phần của mình lớn hơn nữa ngay cả khi quy mô thị trường không thay đổi. Qua phân tích ở các phần trên một số chiến lược Công ty cần phải áp dụng là: 4.3.2. Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm Như đã phân tích ở các chương trên, từ khi hình thành và phát triển Công ty luôn lấy phương châm: “Chất lượng là trên hết, đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người tiêu dùng” làm kim chỉ nam, làm mục tiêu trong các hoạt động của mình. Các sản phẩm của Công ty luôn được người tiêu dùng đánh giá rất cao về chất lượng so với các đối thủ cạnh tranh khác. Chiến lược này đã mang lại thành công cho Công ty từ các năm qua. Với lợi thế dựa vào các điểm mạnh đang có là uy tín của thương hiêu “Nhựa Tiền Phong”; hệ thống phân phối rộng khắp; thị phần lớn; năng lực sản xuất lớn; tình hình tài chính lành mạnh nên trong thời gian tới Công ty nên tiếp tục theo đuổi chiến lược khác biệt hóa sản phẩm. Những sự khác biệt cần thực hiện là: Khác biệt về sản phẩm: Tất cả các sản phẩm của Công ty đều có độ bền cao so với các đối thủ cạnh tranh khác, mỗi khi nhắc đến sản phẩm “Nhựa Tiền Phong” người tiêu dùng đều có nhận xét chung là những sản phẩm có độ bền cao nhất, chất lượng tốt nhất. Khác biệt về dịch vụ trong bán hàng: Dịch vụ sau bán hàng của Công ty cũng được khách hàng đánh giá rất cao, ngoài việc đáp ứng tương đối đầy đủ nhu cầu khách hàng về chủng loại sản phẩm. Công ty còn hỗ trợ các dịch vụ khác như cử các cán bộ kỹ thuật đến hướng dẫn khách hàng thi công, lắp đặt. Cung cấp miễn phí cho khách hàng các thiết bị lắp đặt như máy hàn, kéo cắt các sản phẩm ống nhựa chịu nhiệt PP-R. Đầu tư nhiều máy hàn ống PEHD cho khách hàng mượn miễn phí ... Tất cả những điều đó làm cho Tiền Phong khác biệt với các đối thủ khác. Danh tiếng – uy tín tốt của sản phẩm: Luôn luôn là doanh nghiệp hàng đầu trong ngành nhựa Việt Nam từ nhiều năm qua đã tạo nên được danh tiếng cho Công ty. Khi nhắc đến ngành nhựa Việt Nam thì hầu hết người dân đều nhắc đến “Nhựa Tiền Phong”. Đây là tài sản vô giá mà Công ty luôn luôn phải gìn giữ và phát triển. Chiến lược khác biệt hoá sản phẩm trên đã giúp Công ty có được các lợi thế rất lớn là: - Sự nổi bật trên thị trường: Hiện nay trên thị trường nói đến ống nhựa là khách hàng nói đến ống nhựa Tiền Phong, những con số chứng minh là doanh thu và sản lượng của Công ty luôn đứng đầu ngành sản xuất nhựa Việt Nam. Theo nghị quyết Đại hội cổ đông năm 2008 đã thông qua, năm nay Công ty sẽ phấn đấu đạt mức sản lượng là 38.2 nghìn tấn và doanh thu đạt 1.040 tỷ đồng (tăng 15% so với năm 2007). Tiếp tục là doanh nghiệp hàng đầu trong ngành sản xuất ống nhựa Việt Nam. - Giành và giữ khách hàng: Do chất lượng và uy tín nên các khách hàng rất trung thành với sản phẩm của Công ty, minh chứng cho thấy mặc dù cạnh tranh rất khốc liệt hiện nay nhưng thị phần của Công ty vẫn chiếm gần 70% trong phần thị trường của mình. - Lợi thế về giá bán: Nhờ có những sản phẩm chất lượng cao, uy tín thương hiệu, khách hàng trung thành nên giá bán của Công ty luôn giữ được mức cao nhất trên thị trường. Theo khảo sát tháng 6 năm 2008, chênh lệch giá của Công ty so với một số đối thủ như sau: + Giá bán bình quân cao hơn giá của CHIN HUEI là 8% + Giá bán bình quân cao hơn giá của Bạch Đằng là 5% + Giá bán bình quân cao hơn giá của Đệ Nhất là 6% + Giá bán bình quân cao hơn giá của Đạt Hoà - Vĩnh Phúc là 10% Để theo đuổi được chiến lược này thành công là do Công ty có những điều kiện là: Công ty có năng lực tốt trong nghiên cứu và phát triển sản phẩm, dịch vụ nhờ vào việc đầu tư đầy đủ, đồng bộ các máy móc thiết bị hiện đại của Đức, ý, áo ... Công ty đang có đội ngũ những người lao động có trình độ chuyên môn cao, nhiều người là những nhà chuyền môn hàng đầu của ngành nhựa Việt Nam. Chiến lược này cần được duy trì và áp dụng với tất cả các sản phẩm trong thời gian tới khi Công ty vẫn có đủ các lợi thế, sức mạnh như hiện nay. 4.3.3. Chiến lược linh hoạt phản ứng nhanh Chiến lược linh hoạt phản ứng nhanh cũng được Công ty áp dụng rất thành công trong các năm qua, luôn luôn nắm bắt nhu cầu của khách hàng, thị trường để sản xuất ra các sản phẩm phù hợp với các yêu cầu đó. Qua sự phân tích ở các phần trên dựa trên một số điểm mạnh của Công ty là hệ thống phân phối rộng, năng lực sản xuất lớn, tình hình tài chính mạnh để nhanh chóng đầu tư máy móc thiết bị sản xuất ra sản phẩm và triển khai nhanh ra thị trường, dựa vào những cơ hội to lớn của ngành nhựa Việt Nam trong thời gian tới đó là mức tăng trưởng cao của thị trường, là ngành được nhà nước ưu tiên phát triển và có cơ hội tham gia thị trường nước ngoài. Công ty áp dụng một số hình thức là: Phát triển sản phẩm mới: Công ty đã luôn luôn đưa ra những sản phẩm mới nhanh hơn so với các đối thủ cạnh tranh, cụ thể là: + Năm 1989 là doanh nghiệp đầu tiên ở miền Bắc sản xuất ống nhựa u.PVC để thay thế các loại ống sắt tráng kẽm nhập khẩu. Hiện nay các mặt hàng này vẫn là những mặt hàng chính đang chiếm hơn 80% doanh thu cho Công ty. + Năm 1994 là doanh nghiệp đầu tiên ở miền Bắc sản xuất ống nhựa PEHD xuất phát từ việc gia công theo đơn đặt hàng của UNICEF để cung cấp miễn phí cho các chương trình nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn các tỉnh. Hiện nay những mặt hàng này có tốc độ tăng trưởng cao, đóng góp khoảng 15% doanh thu cho Công ty. + Đến cuối năm 2008 Công ty sẽ có đầy đủ các khuôn mẫu để sản xuất ra các loại phụ tùng nhựa u.PVC nối bằng gioăng cao su có đường kính từ 110 – 500 mm phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu. Là doanh nghiệp đầu tiên trong nước sản xuất được các loại phẩm này dùng để thay thế các sản phẩm bằng gang hoặc nhập khẩu với giá rất cao. + Dự kiến khoảng cuối năm 2009, Công ty sẽ hợp tác với đối tác của Hàn Quốc để sản xuất các sản phẩm từ nguyên liệu nhựa – gỗ. Đây là một loại nguyên liệu đã rất phổ biến ở các nước phát triển nhưng còn hoàn toàn mới ở thị trường Việt Nam. + Công ty đang lập dự án khả thi để đầu tư dây chuyền sản xuất (khoảng 15 triệu USD) để sản xuất các loại bình đựng gas từ nhựa composite. Đây cũng là sản phẩm rất có tiềm năng trong tương lai. Cung cấp nhanh: Với hệ thống mạng lưới đại lý trải rộng khắp các vùng thị trường, Công ty nhanh chóng đáp ứng kịp thời nhanh chóng các đơn đặt hàng, các nhu cầu về hàng hoá của khách hàng trên mọi vùng thị trường của Công ty. Với những chủng loại hàng sẵn có, thời gian giao hàng tới tay người tiêu dùng trong vòng từ 1-3 ngày. Với những mặt hàng đặc chủng thực hiện theo đơn đặt hàng, thời gian giao hàng tới tay người tiêu dùng trong vòng từ 7-10 ngày. Nắm bắt nhu cầu khách hành nhanh: Năm 2004 trên thị trường xuất hiện một số loại ống nhựa chịu nhiệt PP-R nhập khẩu, nhận thấy đây là một mặt hàng sẽ được thị trường chấp nhận. Công ty đã đầu tư máy móc thiết bị để sản xuất mặt hàng này và nhanh chóng được thị trường chấp nhận, mức tăng trưởng doanh thu hàng năm rất cao (trên 100%/năm). Hiện nay doanh thu của nhóm sản phẩm này chiến khoảng 5% doanh thu của Công ty và không ngừng tăng trưởng mạnh mẽ. Trong thời gian tới, cùng với sự phát triển của nên kinh tế, nhu cầu về các sản phẩm nhựa khác cũng không ngừng tăng lên. Đặc biệt là các loại nhựa kỹ thuật cao. Công ty sẽ hợp tác, liên doanh, liên kết với một số đối tác trong và ngoài nước để sản xuất các sản phẩm mới như các thanh nhựa có lõi sắt, nhựa gỗ ... để đáp ứng nhu cầu thị trường, tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Hợp tác với Công ty IPLEX - Australia để sản xuất các phụ tùng nhựa PVC xuất khẩu sang thị trường Australia. Bắt đầu thực hiện từ giữa năm 2008 Đầu tư khuôn mẫu, máy móc thiết bị để sản xuất các loại hàng rào bằng nhựa có lõi thép để thay thế các hàng rào bằng sắt, gỗ hiện tại. Thực hiện cuối năm 2008. Nhận thấy nhu cầu pallet nhựa dùng thay thế pallet gỗ đang tăng nhanh trên thị trường, Công ty đã đầu tư máy móc, thiết bị để sản xuất các loại pallet nhựa, dự kiến cuối năm 2008 sẽ bắt đầu đưa sản phẩm bán ra thị trường. Đầu tư sản xuất các sản phẩm đồ điện như ổ điện bằng nhựa, công tắc điện bằng nhựa. Dự kiến thực hiện cuối năm 2009. Chiến lược phản ứng nhanh sẽ đem lại một số lợi thế cho Công ty là: Là người đi đầu trong việc tiếp cận thị trường nên Công ty đã tránh được việc đối đầu trực tiếp với các đối thủ cạnh tranh khác và luôn có lợi thế với các đối thủ tham gia vào thị trường sau. Việc phát triển nhiều loại sản phẩm khác nhau đã ngăn chặn nhiều đối thủ mới chen chân vào thị trường. Từ khi Công ty sản xuất các loại sản phẩm thì sản phẩm nhập khẩu hầu như không còn xuất hiện trên thị trường. Để thực hiện chiến lược này có hiệu quả là do: Công ty có hệ thống mạng lưới phân phối trải rộng khắp các vùng thị trường của mình. Với hơn 200 đại lý, hàng nghìn cửa hàng bán lẻ, các sản phẩm của Công ty được đưa tới tay người tiêu dùng nhanh nhất và qua hệ thống này Công ty đã thu thập được nhiều ý kiến đóng góp của khánh hàng về các sản phẩm và dịch vụ của Công ty để Công ty ngày càng hoàn thiện. Cơ cấu bộ máy quản lý linh hoạt, các bộ phận phối hợp với nhau để cùng nhau hướng tới đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Thời gian qua Công ty đã áp dụng rất thành công chiến lược này, và chiến lược này vẫn là một chiến lược quan trọng cho Công ty trong thời gian tới để luôn giữ vững vị trí số 1 thị trường ngành nhựa Việt Nam. 4.3.4. Chiến lược tạo ra giá trị và lợi ích cho khách hàng Sự thành công của Công ty là có sự đóng góp rất lớn của việc thoả mãn tối đa nhu cầu của khách hàng, đó chính là việc đem lại giá trị và lợi ích cho khách hàng. Đó là do Công ty thực hiện tốt các chiến lược: Chiến lược sản phẩm hàng đầu: Như đã phân tích ở các phần trên, Công ty luôn luôn quan tâm đến chất lượng sản phẩm sản xuất ra. Tất cả các sản phẩm cung cấp cho khách hàng đều đảm bảo chất lượng cao và được người tiêu dùng và đối thủ thừa nhận. Những giải thưởng, huy chương, danh hiệu dành cho các sản phẩm của Công ty là những minh chứng rõ ràng nhất về chất lượng các sản phẩm của Công ty. Chiến lược có quá trình hoạt động hoàn hảo: Để thực hiện chiến lược này ngoài việc đầu tư máy móc đồng bộ, hiện đại, Công ty còn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 vào quá trình sản xuất. Luôn cải tiến kỹ thuật để ổn định và nâng cao chất lượng sản phẩm sản xuất ra. Chiến lược gắn bó với khách hàng: Việc xây dựng lòng tin và sự trung thành của khách hàng đã được Công ty thực hiện từ hơn 40 năm qua. Các khách hàng nói đến “Nhựa Tiền Phong” là nói đến những sản phẩm có chất lượng cao, tin cậy. Hàng năm Công ty đã chi phí rất lớn để tổ chức Hội nghị khách hàng vừa để cho các khách hàng giao lưu với nhau, vừa để thu nhận những ý kiến đóng góp của khách hàng về các sản phẩm của Công ty, vừa để tạo mối quan hệ chặt chẽ giữa khách hàng với Công ty. Năm 2007 Công ty đã tổ chức thành công Hội nghị khách hàng tại Đồ Sơn – Hải Phòng cho gần 2.000 khách hàng với chi phí hàng tỷ đồng. Điều này càng củng cố lòng tin và sự gắn bó của khách hàng với Công ty. Chiến lược này cũng là chiến lược Công ty cần phải duy trì để ngày càng củng cố lòng tin, sự gắn bó, sự trung thành của khách hàng với Công ty. 4.4. Một số kiến nghị với các Cơ quan quản lý Nhà nước Thông qua luận văn này, để tạo điều kiện cho ngành nhựa Việt Nam nói chung và Công ty CP Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong nói riêng ngày càng phát triển ổn định và bền vững, đóng góp chung vào sự phát triển của nền kinh tế đất nước, tôi xin đề nghị với các Bộ ngành chức năng quan tâm đến một số vấn đề sau: - Về thị trường: Các cơ quan chức năng phối hợp với nhau để giúp các doanh nghiệp ngành nhựa trong nước tìm kiếm, xúc tiến thương mại ra thị trường nước ngoài. - Về đầu tư: Ưu tiên đầu tư các nhà máy sản xuất nguyên liệu phục vụ ngành nhựa để đảm bảo chất lượng, ổn định nguồn cung cấp nguyên liệu trong nước, tạo sức cạnh tranh cho các sản phẩm nhựa trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, tránh tình trạng phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu của nước ngoài. - Về nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ: Nhà nước tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật cho các viện, trung tâm nghiên cứu chất dẻo và đào tạo nguồn nhân lực cho ngành nhựa. Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí cho các doanh nghiệp nghiên cứu sản phẩm mới, áp dụng công nghệ mới, đặc biệt nghiên cứu sử dụng nguyên liệu trong nước thay thế nhập khẩu, hướng tới xuất khẩu. - Về hỗ trợ ổn định tỷ giá hối đoái: Trong thời gian trước mắt, ngành nhựa Việt Nam vẫn phụ thuộc vào việc nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu từ nước ngoài, vì vậy Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ ổn định tỷ giá hối đoái như một số ngành khác để các doanh nghiệp nhựa yên tâm trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. KẾT LUẬN Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay, việc định hướng chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp là một vấn đề cấp thiết cho mọi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển. Với vai trò là người phụ trách kinh doanh tại Công ty, và mong muốn Công ty ngày càng phát triển, lớn mạnh không ngừng. Tôi đã áp dụng những kiến thức học được từ nhà trường và từ kinh nghiệm trong công tác của mình để tổng hợp, phân tích, đánh giá môi trường kinh doanh, nội bộ doanh nghiệp để từ đó đưa ra những định hướng chiến lược kinh doanh phù hợp với thực tế cho sự phát triển Công ty trong giai đoạn tới. Những kết luận có thể rút ra từ luận văn này là: Chiến lược kinh doanh rất cần thiết cho doanh nghiệp để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Qua việc phân tích môi trường kinh doanh cho thấy Công ty CP Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong có nhiều cơ hội cho sự phát triển nhưng cũng có nhiều khó khăn, thách thức đặt ra. Thông qua phân tích nội bộ doanh nghiệp phát huy các điểm mạnh, khắc phục các điểm yếu để tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Định hướng chiến lược cho Công ty là giữ vững vị trí hàng đầu trong ngành nhựa Việt Nam. Với khuôn khổ của luận văn cũng như kiến thức còn hạn chế của mình, mặc dù đã rất cố gắng tổng hợp các vấn đề lý luận cơ bản cũng như việc áp dụng chiến lược kinh doanh vào hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, tuy nhiên sẽ không tránh khỏi những hạn chế, sai sót và còn nhiều vấn đề chưa đề cập hoặc đề cập chưa sâu. Tôi rất mong muốn tiếp tục nhận được sự đóng góp, chỉ bảo của các thày, các cô và các bạn đọc để luận văn tiếp tục được bổ xung và hoàn thiện hơn, để được áp dụng trong thực tế kinh doanh của Công ty. Xin trân trọng cảm ơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ Công nghiệp: “Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nhựa Việt Nam đến năm 2010”, quyết định số 11/2004/QĐ-BCN ngày 17/2/2004 Bộ trưởng Bộ Công nghiệp. Cáo bạch Công ty CP Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong Cáo bạch Công ty CP Nhựa Bình Minh Báo cáo tài chính Công ty CP Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong năm 2004, 2005, 2006, 2007. Báo cáo tài chính Công ty CP Nhựa Bình Minh năm 2004, 2005, 2006, 2007. Chuyên mục bản tin Hiệp hội nhựa Việt Nam. Philip Kotler: “Những nguyên lý tiếp thị”, Nhà xuất bản TP.HCM, 1994. TS Vũ Thành Hưng (Chủ biên), TS Nguyễn Văn Thắng: “Giáo trình quản lý chiến lược”, Nhà xuất bản giáo dục – Hà Nội, 2005. Viện nghiên cứu và đào tạo về quản lý: “Xây dựng và triển khai chiến lược kinh doanh – Con đường đến thành công”, Nhà xuất bản lao động & xã hội, 2007. Các trang web PHỤ LỤC Bảng câu hỏi điều tra Danh mục các sản phẩm chính

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxĐịnh hướng chiến lược kinh doanh Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong đến năm 2012.docx
Luận văn liên quan