Đề tài Định hướng chiến lược phát triển ngành cao su Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH CAO SU I. Khái niệm và nội dung chiến lược phát triển ngành 1.1.Khái niệm chiến lược phát triển 1.2.Khái niệm về chiến lược phát triển kinh tế xã hội 1.3.Khái niệm và nội dung của chiến lược phát triển ngành 1.3.1.Khái niệm chiến lược phát triển ngành 1.3.2.Các đặc trưng của chiến lược phát triển ngành 1.3.3.Nội dung của chiến lược phát triển ngành II. Các nhân tố ảnh hưởng tới chiến lược phát triển ngành 2.1.Tác động của môi trường vĩ mô 2.1.1.Tác động của môi trường quốc tế 2.1.2.Tác động của môi trường trong nước 2.2.Tác động của môi trường ngành III. Sự cần thiết phải có chiến lược phát triển ngành 3.1.Chiến lược phát triển ngành là căn cứ để hoạch định kế hoạch phát triển ngành 3.2.Chiến lược phát triển ngành là cương lĩnh hành động của quản lý kinh tế xã hội riêng từng ngành IV.Khái quát chung về ngành cao su Việt Nam 4.1. Giới thiệu về ngành cao su Việt Nam 4.1.1. Lịch sử phát triển ngành cao su Việt Nam 4.1.2. Vị trí và vai trò của ngành cao su 4.2. Sự cần thiết của chiến lược phát triển ngành cao su Việt Nam 4.2.1. Cơ sở pháp lý 4.2.2. Cơ sở khách quan CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NGÀNH CAO SU VIỆT NAM HIỆN NAY I. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành cao su Việt Nam 1.1. Tình hình chung về ngành cao su Việt Nam 1.2. Kết quả sản xuất kinh doanh của ngành 1.2.1. Chủng loại sản phẩm 1.2.2. Sản lượng sản xuất 1.2.2.1.Sản lượng sản xuất toàn ngành 1.2.2.2. Sản lượng sản xuất theo vùng 1.2.2.3.Sản lượng sản xuất ngành cao su theo thành phần kinh tế 1.2.3. Thị trường tiêu thụ sản phẩm 1.2.4. Tác động chung đến hiệu quả kinh tế xã hội 1.3. Thực trạng kiến trúc hạ tầng, khoa học công nghệ, lao động và tổ chức quản lý của ngành cao su VIệt Nam 1.3.1.Thực trạng lao động của ngành cao su 1.3.2.Thực trạng về mặt khoa học công nghệ của ngành cao su 1.3.3.Thực trạng về mặt kiến trúc hạ tầng của ngành cao su 1.3.4.Thực trạng về mặt tổ chức quản lý 1.4. Thực trạng vốn đầu tư và hiệu quả kinh doanh 1.4.1.Thực trạng vốn đầu tư 1.4.2.Thực trạng hiệu quả kinh doanh II. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển ngành cao su 2.1. Dự báo nhu cầu tiêu thụ cao su 2.1.1. Dự báo nhu cầu tiêu thụ cao su trên Thế giới 2.1.2. Dự báo nhu cầu tiêu thụ cao su trong nước 2.2. Dự báo tình hình sản xuất cao su thiên nhiên thế giới 2.3. Phân tích sự cạnh tranh trong xuất khẩu của ngành cao su 2.3.1. Điều kiện về các yếu tố sản xuất 2.3.1.1.Các yếu tố sản xuất căn bản 2.3.1.2.Các yếu tố sản xuất tiên tiến 2.3.2. Đánh giá về sức cầu nội địa 2.3.3.Các ngành phụ trợ cho ngành cao su 2.3.4.Thực trạng xây dựng chiến lược, cấu trúc và môi trường cạnh tranh trong ngành cao su 2.3.5.Tác động của Nhà nước 2.4. Một số nhận định chung về sự phát triển của ngành cao su Việt Nam 2.4.1. Một số mặt thuận lợi 2.4.2.Một số mặt khó khăn CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH CAO SU VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010 – 2020 I. Căn cứ định hướng chiến lược phát triển ngành cao su 1.1. Định hướng phát triển ngành cao su Việt Nam 1.2. Định hướng phát triển ngành cao su của Tập đoàn cao su Việt Nam 1.3. Những vấn đề đặt ra đối với ngành cao su Việt Nam trong giai đoạn hiện nay II. Điều kiện thực hiện định hướng phát triển 2.1. Điều kiện về mặt quản lý Nhà nước 2.2. Điều kiện về mặt cơ sở vật chất 2.3. Điều kiện về mặt đội ngũ lao động 2.4. Điều kiện về mặt khoa học kỹ thuật và công nghệ KẾT LUẬN PHỤ LỤC

doc111 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4250 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Định hướng chiến lược phát triển ngành cao su Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng, khí hậu có nhiều thuận lợi. Cùng với việc phát huy nội lực và nâng cao khả năng cạnh tranh, cao su Việt Nam hoàn toàn không thua kém các nước sản xuất lớn trong khu vực. Nếu được quản lý tốt hơn, năng suất lao động cao hơn, chất lượng ổn định, đồng nhất hơn, giảm được các chi phí bất hợp lý hơn, cơ cấu mặt hàng linh hoạt hơn thì cao su Việt Nam sẽ chiếm lĩnh các thị trường lớn và việc tiêu thụ hoàn toàn thuận lợi, được giá. - Nguồn cung sẽ tăng chậm trong khi nhu cầu thị trường Thế giới trong nước tăng nhanh và nhu cầu trong nước ngày càng tăng: Do sản xuất phụ thuộc quy mô diện tích hiện có trong khi năng suất cao su các nước lớn (Thái Lan, Indonexia, Malaixia) gần như đã đat mức cao nhất, quỹ đất để mở rộng diện tích cao su cũng ngày càng khan hiếm. Nếu có thể mở rộng diện tích hay tái canh thì phải sau khoảng 10 năm mới có thể thu hoạch do quy luật sinh trưởng của cây cao su. Vì vậy, trong thời gian tới, nguồn cung cao su thiên nhiên của Thế giới có nhiều khả năng sẽ khó khăn. Cùng với tác động của giá dầu mỏ, thị trường xuất khẩu cao su của Việt Nam sẽ có nhiều thuận lợi. Những năm qua, do công nghiệp sản xuất xăm lốp ô tô và cao su kỹ thuật chưa phát triển mạnh nên nhu cầu cao su nguyên liệu trong nước đạt khoảng 50.000 – 60.000 tấn mỗi năm. Dự báo trong những năm tới nhất là khi gia nhập WTO, nguồn lực đầu tư nước ngoài và công nghệ sẽ tăng mạnh; cùng với kinh tế phát triển, đời sống nhân dân ngày càng nâng cao, công nghiệp sản xuất ô tô và cao su kỹ thuật sẽ rất phát triển, đẩy nhu cầu sử dụng cao su thiên nhiên trong nước tăng nhanh. Đến năm 2010, nhu cầu cao su nguyên liệu có thể tăng gấp đôi hiện nay và đạt mức 80.000 – 100.000 tấn. - Tác động của hội nhập (AFTA và WTO): Từ năm 2003, Việt Nam bắt đầu tham gia AFTA và từ 2006 hội nhập sâu các điều kiện của AFTA. Mặt hàng cao su được xếp vào danh mục giảm thuế bình thường theo lộ trình AFTA đã khẳng định tính cạnh tranh. AFTA sẽ tiếp tục tác động có lợi đối với các ngành cao su trong thời gian tới. Việt Nam đang chuẩn bị gia nhập WTO vào cuối năm 2006 đầu năm 2007. Dự báo, sau khi gia nhập WTO, thị trường các sản phẩm nông sản nói chung và cao su nói riêng sẽ có những thuận lợi cơ bản. Thị trường sẽ được mở rộng, những lợi thế về sản xuất gắn với điều kiện tự nhiên và lao động là những nhân tố cạnh tranh sẽ được phát huy. Cùng với thị trường và mậu dịch được mở rộng khi tham gia khu vực mậu dịch tư do song phương và đa phương, nguồn vốn đầu tư và khoa học công nghệ hiện đại trong sản xuất, trong quản lý sẽ xâm nhập mạnh vào nước ta. Đây là những nhân tố quan trọng trong phát triển sản xuất , khai thác lợi thế của ngành. Tác động bất lợi của Việt Nam khi gia nhập WTO đối với sản xuất cao su là không đáng lo ngại do cao su của nước ta có lợi thế cạnh tranh được. Để phát huy được lợi thế khi gia nhập WTO, vấn đề đặt ra là phải nâng cao năng lực quản lý, áp dụng các giống mới và cải tiến chế độ canh tác để nâng cao năng suất vườn cây; đổi mới thiết bị và công nghệ theop hướng hiện đại, bao gồm chế biến sâu để giảm xuất nguyên liệu thô, nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá mặt hàng, giảm chi phí và giá thành sản xuất; tăng cường xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu và mở rộng thị trường. Đó là những yêu cầu đặt ra cho ngành cao su để đón bắt cơ hội và tạo sự phát triển bền vững trong môi trường hội nhập kinh tế Quốc tế. - Chính sách của Nhà nước sẽ có những cải cách mạnh mẽ, nhất là đổi mới tổ chức sản xuất khu vực doanh nghiệp Nhà nước và phát triển khu vực kinh tế tư nhân sẽ mở ra cơ hội phát triển cho toàn ngành cao su: Nghị quyết Hội nghị TW lần thứ 9 về đổi mới Doanh nghiệp Nhà nước, đẩy mạnh cổ phần hoá, kể cả các ngành quan trọng, các Tổng công ty Nhà nước là những đột phá mạnh về cơ chế. Nghị quyết Đại hội Đảng X tiếp tục khẳng định đổi mới mạnh sẽ doanh nghiệp Nhà nước, phát triển kinh tế nhiều thành phần, khuyến khích khu vực kinh tế tư nhân phát triển sẽ tạo cơ hội cho ngành cao su trong việc tổ chức lại sản xuất, thực hiện cổ phần hoá các đợn vị, công ty trong ngành. Đây là thuận lợi lớn để huy động nguồn lực đầu tư và khoa học công nghệ kể cả trong và ngoài nước, thực hiện đa dạng hoá sản phẩm, kinh doanh đa ngành nghề và đa thành phần kinh tế nhằm đẩy nhanh nhịp độ phát triển của ngành. Nguyên nhân về tăng diện tích và sản lượng: Do giá cao su Thế giới tăng cộng với các dự báo dài hạn, trung hạn đều cho rằng nhu cầu cao su thiên nhiên thế giới sẽ tăng và duy trì ở mức cao. Có nguồn vốn từ các dự án ODA (đa dạng hoá Nông nghiệp, phát triển cao su Quốc doanh Tây Nguyên…) và vốn nhân dân tự huy động. Do chuyển diện tích một số cây trồng (cà phê, mía…) không thích hợp với diễn biến bất lợi của thời tiết sang trồng cây cao su. Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật về quy trình trồng, chăm sóc, khai thác, giống mới. Do tác động của các cơ chế chính sách vĩ mô như Luật đất đai, Luật doanh nghiệp. Chính sách xuất khẩu và hội nhập đã tạo cho cao su phát triển nhanh, chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần, cổ phần hoá, đặc biệt kinh tế hộ (trang trại) có vai trò quan trọng trong phát triển cao su tiểu điền thời gian qua. Trong ngắn hạn và trung hạn, giá cao su nói chung và giá cao su thiên nhiên nói riêng sẽ duy trì ở mức cao và có thể tăng và cung không tăng tương ứng với cầu. Để giải quyết nhu cầu thiếu hụt mủ cao su thiên nhiên trong dài hạn, khuyến cáo của các chuyên gia Quốc tế là cần tập trung phát triển diện tích, tái canh, phục hồi cao su ở các nước Đông Nam Á (trong đó có Việt Nam) và Châu Phi vì ở các nước đó có điều kiện tự nhiên phù hợp và nguồn lao động dồi dào, giá nhân công rẻ. Ngoài ra gỗ từ cây cao su cũng là nguồn nguyên liệu tốt cho ngành chế biến gỗ. Nguồn thhu nhập từ bán cây cao su đối với các hộ tiểu điền và doanh nghiệp trồng cao su là đáng kể. Thị trường Thế giới có nhu cầu gỗ chế biến từ cây cao su và đây cũng là mặt hàng xuất khẩu tạo nguồn thu ngoại tệ cho các quốc gia sản xuất cao su thiên nhiên. 2.4.2.Một số mặt khó khăn: Thực tế 5 năm 2001-2005 cho thấy, việc mở rộng diện tích cao su ngày càng khó khăn do quỹ đất trồng cao su không còn nhiều và tình trạng tranh chấp đất giữa các cây trồng ngày càng quyết liệt. Theo quy hoạch được duyệt, tổng diện tích cao su được duyệt đến 2010 có 2 phương án: Phương án I 500.000 ha và phương án II 700.000 ha. Đông Nam Bộ và duyên hải miền Trung cơ bản đã đạt và vượt quy hoạch cả 2 phương án; riêng Tây Nguyên quy hoạch theo phương án I là 180.000 ha và theo phương án II là 330.000 ha nhưng diện tích cao su năm 2005 mới đạt 110.000 ha. Tuy vậy,việc khai thác thêm quỹ đất ở Tây Nguyên theo quy hoạch để trồng cao su rất khó khăn, chỉ còn trông vào việc chuyển những diện tích đất rừng có điều kiện trồng cây cao su nhưng đây là việc không dễ dàng. Ngay tổng công ty cao su có dự án phát triển cao su Tây Nguyên với 19.500 ha trồng mới mà 3-4 năm qua mới chỉ trồng được 5.000 – 6.000 ha, phải đề nghị Chính phủ chuyển vốn thừa xuống đầu tư cho cao su niền Trung. Tổng công ty cao su và công ty cao su Đăk Lăk phải tìm giải pháp đầu tư trồng cao su sang Lào để mở rộng quy mô. Bên cạnh đó, các nước và khu vực có nhu cầu tiêu thụ cao su lớn nhất là Tây Âu, Đông Bắc Á (Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc), Bắc Mỹ, Nga, Ấn Độ. Dự kiến nhu cầu elastome năm 2020 khoảng 28 triệu tấn và mức cung của cao su thiên nhiên trong trung hạn và ngắn hạn khoảng trên 8-9 triệu tấn (chiếm trên dưới 30% so với 41% của năm 2004) do phụ thuộc vào tăng trưởng diện tích và năng suất của cao su Thái Lan, Indonexia, Malaixia, Việt Nam và chu kì sinh trưởng của cây cao su. Hơn nữa việc thay thế lẫn nhau giữa các chất elastome cũng khó có thể thực hiện và công suất cao su sử dụng hết nên không thể bù vào. Mặt khác, do giá dầu mỏ tăng cao đẩy giá cao su tổng hợp sẽ tăng, trong khi chi phí sản xuất cao su thiên nhiên phụ thuộc nhiều vào giá nhân công (chiếm khoảng 60% giá thành) nên việc tăng diện tích cao su ngay tại các nước có điều kiện phù hợp cũng không phải dễ dàng (do chi phí nhân công cao, trong khoảng 20 năm qua, Malaixia đã bỏ khoảng 700.000 ha cao su để chuyển đất sang trồng cây dầu cọ có hiệu quả hơn). Vì vậy, trong trung hạn và ngắn hạn, mức tăng sản lượng cao su thiên nhiên không phải thuận lợi, nếu có thêm sản lượng từ các diện tích tái canh, trồng mới phải mất từ 10 – 20 năm. Những khó khăn: - Quỹ đất cho phát triển cao su sẽ khó khăn: Theo tổng quan cao su, quy hoạch đất cho cao su có 2 phương án: 500.000 ha và 700.000 ha. Đến nay, mộ số vùng và địa phương đã thực hiện đạt và vượt quy hoạch như Đông Nam Bộ, duyên hải miền Trung. Thực tế những năm qua cho thấy, việc mở rộng diện tích cao su dù ở vùng nào cũng đều khó khăn do diện tích đã cạn. Để có thể mở rộng thêm diện tích cần phải rà soát, điều chỉnh lại quy hoạch cao su nước và từng địa phương; Chính phủ cần có chủ trương cho chuyển một phần đất lâm nghiệp kém hiệu quả sang trồng cây cao su, vừa kết hợp giải quyết việc làm, thu hút được lao động là người dân tộc, trước hết là các tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Ngoài ra cần nghiên cứu điều kiện tự nhiên ở các tỉnh miền núi phía Bắc để có thể trồng khảo nghiệm các giống cao su thích hợp nhằm phát triển them diện tích cao su (thực tế Trung Quốc đã làm nhiều năm và đạt kết quả cao). Ngoài giải pháp mở rộng thêm quỹ đất từ lâm nghiệp trong nước, cần quan tâm phát triển cao su theo phương thức đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (Lào, Campuchia) để tăng quy mô sản xuất là hướng đi tích cực. - Năng lực quản lý còn bất cập: Đây là thực trạng và cũng là thách thức lớn của nhiều doanh nghiệp ngành cao su do lâu nay quen vận hành với mô hình doanh nghiệp Nhà nước, được Nhà nước đầu tư vốn, bao cấp về phúc lợi,… nên sự năng động và bươn chải trong cơ chế thị trường rất yếu, kiến thức về quản trị doanh nghiệp, sự am hiểu về thương mại Thế giới, về luật chơi trong hội nhập Quốc tế chưa được chuẩn bị tốt. Để giải quyết bất cập trên, vấn đề đào tạo, phát triển nguồn nhân lực của ngành cao su cần được quan tâm. Chương 3: Định hướng phát triển ngành cao su Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020 I. Căn cứ định hướng chiến lược phát triển ngành cao su: 1.1. Định hướng phát triển ngành cao su Việt Nam: - Chuyển từ định hướng xuất khẩu cao su nguyên liệu là chính sang định hướng ưu tiên sản xuất, xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp, sản phẩm gỗ cao su kết hợp với xuất khẩu cao su. - Thực hiện chương trình 1 triệu ha cao su đến năm 2015 (trong đó 200.000 ha cao su phát triển tại Lào, Campuchia); đến năm 2020 đạt 1,5 triệu tấn cao su. - Tập trung xuất khẩu vào thị trường cao su Trung Quốc, tuy nhiên hạn chế những tác động từ các chính sách thay đổi trong nền kinh tế Trung Quốc. - Để tránh việc bị chi phối do tập trung quá nhiều vào thị trường Trung Quốc, các doanh nghiệp nên đẩy mạnh khai thác và xuất khẩu sang các thị trường khác. 1.2. Định hướng phát triển ngành cao su của Tập đoàn cao su Việt Nam: - Giai đoạn 2006 -2010 chủ yếu tập trung vào trẻ hoá và thay đổi giống mới để nâng cao năng suất trồng, trong đó tập trung vào việc phát triển trồng mới cao su sang Lào và Campuchia, chuyển đổi sang trồng cao su ở một số diện tích đất trống ở các lâm trường. - Giai đoạn 2011 – 2020: hoàn thành chương trình phát triển cao su ở trong nước và nước ngoài. Bảng 3.1: Dự kiến quy mô sản lượng cao su của Việt Nam đến năm 2015 Đơn vị tính: tấn 2005 2010 Từ 2015 1-Tập đoàn cao su Việt Nam 223.700 293.700 344.000 - Đông Nam Bộ 162.000 182.000 192.000 - Tây Nguyên & duyên hải miền Trung 60.000 70.000 92.000 - Nước ngoài 1.700 41.700 60.000 2-Thành phần khác 234.000 284.000 372.000 Toàn ngành trong nước 456.000 536.000 656.000 Toàn ngành 457.700 577.700 716.000 Nguồn: Tập đoàn cao su Việt Nam 1.3. Những vấn đề đặt ra đối với ngành cao su Việt Nam trong giai đoạn hiện nay: Như đã phân tích trong chương 2 về môi trường cạnh tranh trong xuất khẩu cũng như các mặt thuận lợi và thách thức đối với việc phát triển ngành cao su của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, chúng ta có thể thấy ngành cao su của Việt Nam ta vẫn tồn tại nhiều vấn đề cần được giải quyết. Đặc biệt là trong giai đoạn hội nhập hiện nay, bên cạnh việc tranh thủ những thuận lợi trong nước và quốc tế, chúng ta cũng cần giải quyết được những mặt tồn tại để đạt được mục tiêu đã đề ra và đồng thời khẳng định ưu thế phát triển ngành cao su của Việt Nam ta so với thế giới. Những mặt tồn tại của ngành cao su hiện nay có thể được tóm lược thành những vấn đề sau: Về mặt quản lý Nhà nước còn nhiều bất cập: Việc xây dựng chiến lược phát triển ngành cao su chưa thực sự đạt hiệu quả mà biểu hiện cụ thể là vấn đề quỹ đất cho phát triển vườn cây cao su liên tục gặp nhiều khó khăn và bị hạn chế (một số vùng như Tây Nguyên khó mở rộng quỹ đất bên cạnh đó quỹ đất phát triển cây cao su của Đông Nam Bộ không những khó mở rộng mà còn bị nguy cơ thu hẹp diện tích trồng do đô thị hoá,…). Như vậy vấn đề đặt ra ở đây là việc xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển ngành còn nhiều bất cập và hạn chế. Việc đẩy mạnh cổ phần hoá và chuyển đổi Tổng công ty cao su Việt Nam thành Tập đoàn cao su Việt Nam đã mang lại hiệu quả khả quan, khẳng định tính đúng đắn trong lộ trình cổ phần hoá của Chính phủ đưa ra. Cơ sở hạ tầng cũng như các trang thiết bị cho phát triển ngành cao su tuy đã có nhiều sự đầu tư nhưng chưa thực sự đạt yêu cầu. Cơ sở hạ tầng cho phát triển cao su tại các vùng sâu vùng xa chưa đầu tư thực sự thích đáng, đặc biệt là vùng miền núi phía Bắc là khu vực mới phát triển trồng cao su nên chưa phát triển mạnh về mặt cơ sở hạ tầng, vật chất. Ngành cao su đã tạo được việc làm cho hàng vạn lao động tuy nhiên hiệu quả lao động chưa cao. Bên cạnh nguyên nhân do các công đoạn khai thác mủ cao su không thể thay thế bởi máy móc thì nguyên nhân chủ yếu là do trình độ tay nghề còn thấp, không qua đào tạo chuyên môn, ngoài ra còn do kỹ thuật và công nghệ của nước ta còn chưa thực sự hiệu quả, đa số công nghệ là nhập từ nước ngoài, do vậy vẫn chậm hơn những nước đứng đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu mủ cao su. Mặc dù chất lượng sản phẩm mủ cao, tuy nhiên cơ cấu sản phẩm vẫn chưa thực sự phù hợp với nhu cầu thế giới, một phần nguyên nhân cũng do trình độ công nghệ của ta chưa cao, chưa bắt kịp với những như cầu này. II. Điều kiện thực hiện định hướng phát triển: 2.1. Điều kiện về mặt quản lý Nhà nước: - Tiến hành rà soát lại quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo quy định tại Nghị định số 170/2004/NĐ-CP ngày 22/09/2004 của Chính phủ về việc sắp xếp, đổi mới và phát triển nông trường quốc doanh. Quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả đất đai được giao hoặc thuê. Hạn chế tối đa việc chuyển đổi diện tích cao su đã định hình có năng suất cao sang trồng cây trồng khác và mục đích sử dụng khác. Việc thu hồi đất trồng cao su do chuyển mục đích sử dụng đất phải có quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được các cấp có thẩm quyền phê duyệt, khi bồi thường phải theo đúng giá trị vườn cây sát giá thị trường. Phần lớn diện tích đất do Tập đoàn cao su có hiện nay đều do khai phá từ những vùng nghèo kiệt quệ hoặc vùng đất trống đồi trọc đã được quản lý sử dụng ổn định từ trước khi có Luật đất đai. Do đó việc xác định lại đất đai với vườn cây cao su là hợp lý dể phản ánh đúng giá trị của tài sản Tổng công ty đang quản lý, đồng thời giảm bớt tiêu cực khi cần chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Do vậy, đối tượng rừng và đất lâm nghiệp được xem xét chuyển đổi mục đích sử dụng sang đất nông nghiệp để trồng cây cao su phải là đất lâm nghiệp đã được quy hoạch là rừng sản xuất (là rừng tự nhiên hoặc rừng trồng), rừng tự nhiên nghèo, rừng non tự phục hồi, rừng lồ ô. rừng tre nứa, rừng trồng hiệu quả thấp. Những trường hợp rừng loại trung bình có diện tích dưới 1 ha, nằm xen kẽ trong lô rừng nghèo, rừng non phục hồi thuộc khu vực quy hoạch trồng cao su thì cũng được chuyển đổi cùng diện tích rừng nghèo để tránh tình trạng da báo, đảm bảo liền vùng, liền khoảnh cho diện tích trồng cao su. Cần tạo sự cân đối về thị trường tiêu thụ, chú trọng giải pháp nguồn cung (do khi giá cao su tăng lên thì nhiều doanh nghiệp không còn hàng để xuất). Cần quy hoạch cao su ở vùng đất rừng nghèo, những vùng đất thích hợp có lợi thế cho cây cao su hơn các loại cây trồng khác, tập trung thâm canh tăng năng suất và cải tiến trong khâu thu hoạch mủ cao su. Cần các ưu đãi về chính sách thuế, tiêu chuẩn xử lý nước thải phù hợp với đặc thù ngành, chính sách phát triển ở vùng sâu vùng xa. - Đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành lộ trình cổ phần hoá đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 240/QQD-TTg; đồng thời sớm xây dựng kế hoạch lộ trình triển khai đề án sắp xếp nông lâm trường theo Quyết định số 39/2006/QĐ-TTg ngày 15/02/2006 của Thủ tướng Chính phủ. Thực hiện cổ phần hoá, đa sở hữu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và năng lực cạnh tranh của ngành cao su Việt Nam. - Có chính sách cho ngành cao su được trích từ lợi nhuận xuất khẩu để xây dựng quỹ bảo hiểm phòng chống rủi ro cho ngành nhằm giúp nông dân và doanh nghiệp cao su có điều kiện phát triển bền vững, tránh diễn biến thị trường thế giới hoặc thiên tai. - Phát triển kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác xã và điều chỉnh Luật đất đai để tăng quy mô tích tụ ruộng đất. - Tạo khuôn khổ pháp lý bình đẳng giữa các thành phần kinh tế trong việc huy động và tiếp cận nguồn vốn đầu tư; hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng vùng sản xuất tập trung, đầu tư hệ thống giống gốc trong từng vùng. - Tập trung cao cho phát triển cao su 2 vùng chủ yếu là Đông Nam Bộ và Tây Nguyên theo hướng thâm canh tăng năng suất và tái canh kết hợp với mở rộng diện tích ở những khu vực phù hợp với quy hoạch bằng các giống cao su tốt, thích hợp với điều kiện mỗi vùng, đồng thời đẩy mạnh việc phát triển công nghiệp chế biến các sản phẩm cao su như săm lốp, cao su kỹ thuật để tăng hiệu quả kinh tế. Vùng Đông Nam Bộ cần phát huy lợi thế, huy động về nguồn lực để đầu tư phát triển ngành công nghiệp sản xuất các sản phẩm từ cao su nguyên liệu mủ khô, trước hết là lốp xe ô tô để đáp ứng nhu cầu trong nước, xuất khẩu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất cao su. Vùng Tây Nguyên cần xem xét duy trì một số doanh nghiệp Nhà nước trong ngành cao su ở những địa bàn vùng sâu vùng xa, vùng có nhiều đồng bào dân tộc để đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế với mục tiêu bảo vệ an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Nguyên tắc chuyển đổi vùng rừng nghèo, đất lâm nghiệp sang trồng cao su ở vùng này cũng phải đảm bảo các yêu cầu sinh trưởng, phát triển của cây cao su, quy hoạch của các cấp có thẩm quyền phê duyệt, và hiệu quả kinh tế - môi trường khi chuyển sang trồng cây cao su phải cao hơn các loại cây trồng hiện tại. Vùng Duyên hải Bắc và Nam Trung Bộ do kém lợi thế hơn các tỉnh Đông Nam Bộ và Tây Nguyên về điều kiện tự nhiên đối với cây cao su nên chỉ phát triển cao su trong khuôn khổ dự án đã và sẽ được phê duyệt, không được phát triển cao su bằng mọi giá (vùng đất manh mún, chất đất kém, độ dốc lớn, phải đền bù để thu đất,…). 2.2. Điều kiện về mặt cơ sở vật chất: - Để phát triển cao su theo mục tiêu đạt khoảng 700.000 ha cao su ở Việt Nam đề nghị Chính phủ giao cho Tổng công ty cao su Việt Nam quản lý một số lâm trường thuộc hai tỉnh Bình Phước và Đăk Lăk, trên cơ sở khảo sát và đánh giá hiện trạng rừng Tổng công ty cao su Việt Nam sẽ tổ chức phân loại, qua đó đưa ra các biện pháp như là khoanh nuôi trồng mới. Các diện tích rừng đủ điều kiện sẽ tổ chức khoanh nuôi bảo vệ để cung cấp nguyên liệu cho ngành cao su, chế biến gỗ từ cây cao su,… - Hiện nay các dự án phát triển cao su tại Tây Nguyên và duyên hải miền Trung, để tạo việc làm cho đồng bào dân tộc, phần lớn đều ở vùng sâu, vùng xa nên phải đầu tư rất lớn vào các đường giao thông, thuỷ lợi và các cơ sở hạ tầng khác,… rất tốn kém và làm ảnh hưởng đến hiệu suất đầu tư cao su. Do đó cần Chính phủ hỗ trợ một phần vốn Ngân sách để đầu tư cho các hạng mục này. - Về thị trường cần tăng cường xúc tiến thương mại, duy trì thị trường hiện có, khai thác mở rộng thêm thị trường mới; coi trọng thị trường trong nước nhất là ngành cao su nguyên liệu. - Về trồng mới cao su ngoài quỹ đất trong nước theo quy hoạch cần nhanh chóng đầu tư ra nước ngoài, trước mắt là đầu tư phát triển cao su sang Lào và Campuchia, ưu tiên với những vùng đất giáp biên giới Việt Nam. - Về nguồn vốn đầu tư phát triển ngành cao su, bên cạnh nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước chỉ có khả năng tập trung cho việc chăm sóc các vườn cây cao su hiện có thì cần phải thu hút các nguồn vốn từ bên ngoài như vay vốn của Ngân hàng thế giới (chúng ta đã thực hiện vay vốn trong giai đoạn 2000-2005 và đã đạt hiệu quả phát triển diện tích vườn cây cao su), huy động vốn tự có của các công ty chuyên doanh cao su, huy động từ nguồn vốn do dân đóng góp, nguồn vốn liên doanh với nước ngoài (đặc biệt là từ Trung Quốc và Nhật Bản),… từ nguồn vốn đó, chúng ta có thể thực hiện được việc đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho sự phát triển ngành (các khâu trồng, chăm sóc, thu hoạch và chế biến thành mủ cao su chất lượng cao để phục vụ nhu cầu trong nước cũng như xuất khẩu; bên cạnh đó chúng ta cũng có thể dần dần đầu tư chuyên sâu vào sản xuất các sản phẩm từ cao su để phục vụ nhu cầu trong nước, nâng cao sức cạnh tranh của ngành). - Cụ thể, yêu cầu về các công trình kiến trúc: cần xây dựng các công trình phục vụ sản xuất phù hợp với nhu cầu sử dụng. Đầu tư thoả đáng cho các công trình phúc lợi công cộng, tạo điều kiện cho người dân lao động, sinh sống và làm việc. Tránh xây dựng các công trình hành chính có cồn suất lớn, cần tận dụng các công trình hành chính hiện có. Về mạng lưới điện: mạng trung thế cần có kế hoạch với các địa phương để tiếp tục hoàn thiện, bên cạnh đó phát triển mạng hạ thế đầy đủ, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của cán bộ công nhân viên toàn ngành. Về công trình cấp thoát nước: cần đầu tư phát triển hệ thống các công trình thuỷ lợi nhỏ và vừa, đầu tư giếng khoan công nghiệp, dân dụng và giếng đào để khai thác được cả 2 nguồn nước (nước mặt và nước ngầm). Bên cạnh việc đầu tư xây dựng mới các công trình cơ sở hạ tầng, cần phải thực hiện việc bảo dưỡng duy tu các cơ sở hạ tầng hiện có để vừa phục vụ nhu cầu toàn ngành, vừa hạn chế việc sử dụng vốn đầu tư vào những vấn đề không cần thiết. Đầu tư nâng cấp các thiết bị, đồng bộ hoá các dây truyền sản xuất đôiư với các nhà máy sản xuất cao su hiện có và xây mới một số nhà máy để có cơ cấu sản phẩm hợp lý (45% mủ cốm, 25% mủ kem, từ 35% - 40% mủ cao su kỹ thuật). Các giải pháp cho đầu tư chế biến (đến 2010 đầu tư xây dựng các nhà máy với quy mô mỗi nhà máy 1.200 đến 1.500 tấn/năm ở miền Trung và Tây Nguyên nhằm phục vụ cho chế biến cao su tiểu điền; xây dựng thêm 9 – 10 nhà máy với quy mô mỗi nhà máy từ 6.000 đến 20.000 tấn/năm/nhà máy ở Đông Nam Bộ). Cần tăng cường đầu tư nâng cao năng lực chế biến mủ cao su ly tâm (latex) vì đây là lĩnh vực mà Việt Nam có lợi thế cạnh tranh do nguồn nguyên liệu dồi dào, đầu tư không lớn, sức tiêu thụ lớn (phần lớn các sản phẩm làm từ latex đều dùng cho ngành y và dùng 1 lần rồi bỏ), đưa sản phẩm lên khoảng 300.000 tấn/năm. Việc phát triển các cơ sở chế biến cần gắn với vùng nguyên liệu và khả năng cung cấp nguyên liệu cũng như có các sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường. 2.3. Điều kiện về mặt đội ngũ lao động : - Cần đào tạo nguồn nhân lực trước hết cho khối doanh nghiập chủ lực, tăng cường công tác khuyến nông, khuyến công, hỗ trợ nông dân tiếp cận thông tin thị trường, thông tin về khoa học công nghệ cho cao su tiểu điền. - Có kế hoạch tuyển dụng lao động đáp ứng đủ yêu cầu phát triển sản xuất, ưu tiên tuyển dụng lao động là người dân tộc thiểu số tại chỗ, nhất là lao động trên địa bàn. Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng bổ túc kiến thức kĩ thuật và nâng cao tay nghề cho người lao động, nhất là lao động trực tiếp cạo mủ cao su, lao động là người dân tộc thiểu số tại chỗ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả lao động. Xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo và đào tạo lại đối với cán bộ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ (bao gồm đào tạo trong nước và ngoài nước) để nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn nghiệp vụ, quản lý doanh nghiệp phù hợp với cơ chế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Đầu tư nâng cấp các trường chuyên nghiệp và dạy nghề đủ năng lực đào tạo chuyên môn nghiệp vụ và công nhân kỹ thuật phục vụ toàn ngành. - Đổi mới công tác khoán trả lương trong các doanh nghiệp cao su, thực hiện giao khoán vườn cây ổn định, lâu dài cho người lao động bao gồm khoán tiền lương (V) và chi phí sản xuất (C2), giao khoán cả bảo vệ, vận chuyển mủ về nhà máy cho người lao động, việc giao khoán song song với việc quản lý quy trình kỹ thuật khai thác một cách chặt chẽ để đảm bảo chất lượng vườn cây. * Riêng đối với Tập đoàn cao su Việt Nam: Để phục vụ cho các mục tiêu phát triển sắp tới, nhu cầu tuyển dụng và đào tạo lại cán bộ là rất lớn (trong đó riêng lao động trực tiếp phục vụ cho lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ đến năm 2010 khoảng 45.000 người, cán bộ quản lý và nghiệp vụ khoảng 8.700 người) ngoài ra còn đào tạo lại cho cán bộ quản lý khoảng 2.600 người để đến năm 2010, tổng số lao động của Tập đoàn sẽ là 142.700 người. Do vậy Tập đoàn cần thực hiện các biện pháp cụ thể như sau: - Đối với lao dộng quản lý và nghiệp vụ: cần gửi đi đào tạo chuyên sâu theo mục tiêu đã xác định trước cho các cán bộ kế cận, song song với các lớp theo học chương trình quốc gia, đặt hàng các trường đại học, các lớp đào tạo chuyên sâu để bổ sung cán bộ cho những ngành đang quy hoạch phát triển, đào tạo trước khi tuyển dụng với hình thức tài trợ học bổng cho những sinh viên giỏi đang theo học tại các trường đại học. Tổ chức lại và nâng trường Trung học Kỹ thuật nghiệp vụ của ngành lên thành trường Cao đẳng, thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ phù hợp với từng thời kì để cập nhật kiến thức quản lý. - Đối với lao động trực tiếp: cần tập trung nâng cao trình độ học vấn và tay nghề kỹ thuật cho công nhân, đặc biệt đối với công nhân là dân tộc thiểu số, nhằm mục tiêu tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả lao động. - Riêng đối với các công ty cao su Tây Nguyên, ưu tiên tuyển dụng lao động là người dân tộc thiểu số, tập trung tuyển dụng lao động ở các buôn làng có diện tích vườn cây cao su; bố trí sắp xếp lao động hợp lý, tạo điều kiện ổn định cuộc sống lâu dài cho đồng bào dân tộc tại chỗ. Phấn đấu đến năm 2010 đưa được mức tiền lương bình quân của cả Tập đoàn lên 4,5 triệu đồng/người/tháng (tăng 73% so với mức lương bình quân của cả Tập đoàn hiện nay). 2.4. Điều kiện về mặt khoa học kỹ thuật và công nghệ: - Đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến lâm, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất; triển khai nhanh việc chuyển giao, sử dụng giống mới có năng suất cao cho trồng mới cao su (kể cả nhập khẩu), áp dụng biện pháp canh tác tiên tiến, cải tiến quy trình khai thác mủ cao su để cao nâng năng suất khai thác cao su bình quân. Đưa công nghệ thông tin vào quản trị doanh nghiệp, áp dụng các tiêu chuẩn quản lý theo hệ thống ISO, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm (HACCP) để nâng cao chất lượng sản phẩm. - Đầu tư nâng cấp Viện Nghiên cứu cao su Việt Nam đủ năng lực về trang thiết bị, cán bộ nghiên cứu để nghiên cứu lai tạo, tuyển chọn giống tốt có năng suất cao đáp ứng yêu cầu sản xuất. Những tiến bộ kỹ thuật trong ngành cao su gắn liền với hoạt động kinh tế kỹ thuật của Viện kinh tế kỹ thuật cao su (IRCV). Viện kinh tế kỹ thuật cao su trong những năm qua đã đưa ra những quy trình kỹ thuật công nghiệp từ khâu chuẩn bị đất, giống, phương pháp trồng, liều lượng phân bón cho từng loại vườn cây đến khai thác, chế biến mủ,…. Về chọn đất: nên chọn tốt nhất là loại đất màu nâu đỏ, nâu vàng trên đất đá bazan, đất xám trên phù sa cổ với tầng dày trên 100 cm, độ dốc địa hình nhỏ hơn 15 độ, có khả năng thoát nước tốt. Cần lưu ý một số hạn chế mang tính cục bộ trong từng khu vực như: đất tầng nông do mực thuỷ cấp gần mặt đất; hiện tượng Glây _ ngập úng bề mặt, đất có thành phần cơ giới nhẹ, đất cát,…; đất bị nhiểm chua, nhiễm mặn; độ dốc địa hình lớn gây xói mòn thoái hoá đất đặc biệt ở nhưng vùng có mưa lớn tập trung; độ cao địa hình nhỏ hơn 1.000 m. Về xây dựng và thiết kế vườn cây: khai hoang bằng phương thức cơ giới kết hợp với thủ công, cần thiết kế các lô cao su theo phương án quy mô tối ưu 30 ha. Đối với các vùng Tây Nguyên, khu IV cũ và duyên hải miền Trung cần xây dựng đai rừng chắn gió và hào chống gia súc để bảo vệ vườn cây cao su. Với các vùng có độ dốc lớn nên trồng theo đường đồng mức và bố trí trồng xen hợp lý để chống xói mòn, bảo vệ đất. Về giống cây cao su: hiện nay chúng ta cần phát triển các loại giống cao su mới cho năng suất và chất lượng cao như GT 1, RRIM 600, PB 260, RRIV 1, IAN 873 – đây là nhưng giống cao su được Viện nghiên cứu cao su Việt Nam cũng như phía Trung Quốc trồng thử nghiệm và mang lại kết quả khả quan. Hàng được thiết kế theo bậc thang với mật độ 500 cây/ha. Ngoài ra còn có các loại giống mới do Viện nghiên cứu cao su lai tạo như RRIV 2, RRIV 3, RRIV 4, PB 255. Bên cạnh đó, để đạt hiệu quả kinh tế cao hơn, trong thời gian trồng cây cao su chờ thu hoạch, chúng ta có thể trồng xen các loại cây ngắn ngày như bắp, đậu, bông vải,… để lấy ngắn nuôi dài, đem lai lợi nhuận kinh tế cao hơn trong khoảng thời gian chờ cây cao su đạt tuổi trưởng thành (khoảng 4 năm). Áp dụng biện pháp RRIMFLOW _ sang chế mới trong ngành khai thác mủ cao su, khi sử dụng loại hoá chất này sẽ kích thích cây cao su tiết ra nhiều mủ do vậy giúp giảm thiểu thời gian lao động khai thác mủ cao su, tiết kiệm vỏ cây và tăng sản lương mủ, đặc biệt là áp dụng trong mùa khô sẽ đem lại hiệu quả rõ nét nhất. Kết luận Trong những năm vừa qua, ngành cao su đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong sản xuất kinh doanh, đóng góp cho ngân sách, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động. Các chỉ tiêu phát triển của ngành như diện tích, năng suất, sản lượng và xuất khẩu toàn ngành đều thực hiện vượt mục tiêu. So với mục tiêu tại quyết định 86/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, tuy không đạt được mục tiêu về diện tích nhưng về diện tích kinh doanh, năng suất, sản lượng và xuất khẩu đều vượt xa chỉ tiêu phương án I và phương án II của toàn ngành và từng vùng. So với ngành cao su các nước trong khu vực, cao su Việt Nam không thua kém về chất lượng vườn cây, có năng suất xấp xỉ và cạnh tranh được về sản lượng. Với chính sách ngày càng đổi mới, thông thoáng của Nhà nước cùng với sự nỗ lực của ngành cao su, tiềm năng và nội lực ngành sẽ tiếp tục được phát huy, vườn cây được chăm sóc và khai thác tốt, năng suất không ngừng tăng, cơ cấu sản phẩm ngày càng đa dạng, chất lượng sản phẩm ngày càng ổn định và nâng cao, giá thành thuộc loại thấp so với các nước trong khu vực, thị trường ngày càng mở rộng,… sẽ là những lợi thế để ngành cao su Việt Nam đủ khả năng cạnh tranh, hội nhập và phát triển. Tồn tại chung của ngành là năng suất lao động còn thấp, chi phí sản xuất và chi phí xuất khẩu còn những bất hợp lý, công nghiệp chế biến các sản phẩm cao su kỹ thuật và cao su dân dụng còn chậm phát triển, cơ cấu sản phẩm cần tiếp tục chuyển đổi theo hướng tăng tỉ trọng mặt hàng thị trường có nhu cầu lớn như mủ kem, mủ SVR10,20 và giảm mặt hàng chất lượng cao như SVR 3L, tiếp tục ổn định và nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng uy tín thương hiệu, giảm giá thành hơn nữa để nâng cao sức cạnh tranh. Vụ kinh tế Nông nghiệp - Bộ Kế hoạch và Đầu tư  Hà nội ngày..... tháng.....năm..... Vụ Kinh tế Nông nghiệp xác nhận sinh viên Phạm Mai Phương là sinh viên khoa Kế hoạch và Phát triển _ Trường Đại học Kinh tế quốc dân đã thực tập ở Vụ từ ngày 04 tháng 01 năm 2008. Trong thời gian thực tập, sinh viên Phạm Mai Phương đã có ý thức học tập nghiêm túc, chịu khó nghiên cứu tài liệu và có tư cách đạo đức tốt. Bản chuyên đề thực tập tốt nghiệp do sinh viên Phạm Mai Phương thực hiện với đề tài “Định hướng chiến lược phát triển ngành cao su Việt Nam giai đoạn 2010-2020”có nội dung tốt, các thông tin được đề cập chính xác và có đóng góp vào việc nghiên cứu phát triển ngành cao su của Việt Nam hiện nay.                     CHỮ KÝ CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN TM VỤ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP PHÓ VỤ TRƯỞNG Danh mục tài liệu tham khảo TS.Lê Huy Đức (2005), Một số vấn đề lý luận và phương pháp hoạch định chiến lược phát triển kinh tế xã hội, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. Hoài Linh, “Diễn biến thị trường Thế giới 2006”, Thời báo kinh tế Việt Nam, Kinh tế 2006-2007. CIM Viện nghiên cứu quản lý Kinh tế Trung ương, Kinh tế Việt Nam năm 2006. Viện nghiên cứu chiến lược, chính sách Công nghiệp, Bộ Công nghiệp (Hà Nội, tháng 9/2003) _ Chiến lược quy hoạch phát triển ngành Công nghiệp hoá chất Việt Nam giai đoạn đến năm 2010 (có tính đến thời điểm 2020). Quyết định số 86/QĐ-TTg Phê duyệt Tổng quan phát triển ngành Cao su Việt Nam từ năm 1996 đến năm 2005. Tổng quan Cao su Việt Nam (tháng 6/1995) Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm. Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội (2006-2010) và định hướng đến 2020 của Tổng công ty Cao su Việt Nam (Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 3/2006). Tổng công ty Cao su Việt Nam _ Đề án chuyển đổi Tổng công ty Cao su Việt Nam thành Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam (tháng 4/2006). Nghị quyết số 56/2006/QH11 (từ ngày 16/5/2006 đến ngày 29/6/2006) của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam _ Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006-2010. Quyết định số 966/QĐ-TTg (Ngày 17/7/2006) về việc phê duyệt Kế hoạch sản xuất kinh doanh giai đoạn 2006-2010 và định hướng phát triển đến 2020 của Tổng công ty Cao su Việt Nam. Quyết định số 249/QĐ-TTg (ngày 30/10/2006) Về việc thành lập Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam. Quyết định số 248/QĐ-TTg (ngày 30/10/2006) Về việc phê duyệt Đề án thí điểm hình thành Tập đoan công nghiệp Cao su Việt Nam. Dự án đầu trồng cao su tại tỉnh Kampongthom – Vương quốc Campuchia _ Chủ đầu tư: Công ty cổ phần cao su Tân Biên-Kampongthom (2007). Phụ lục Phụ lục 1: Kết quả sản xuất cao su vùng Đông Nam Bộ so với quy hoạch Thành phần kinh tế QĐ 86/TTg (ha) Thực hiện 2005 % thực hiện PA I 270 314,898 116,6 - Quốc doanh 175 184,25 105,3 - Liên doanh 25 1,27 5,1 - Tư nhân và tiểu điền 70 129,378 184,8 PA II 300 314,898 116,6 - Quốc doanh 175 184,25 105,3 - Liên doanh 25 1,27 5,1 - Tư nhân và tiểu điền 100 129,378 129,4 Nguồn: Tổng cục Thống kê, Tổng cục Hải quan. Kết quả sản xuất theo các tỉnh vùng Đông Nam Bộ Tỉnh QĐ 86/TTg (ha) Thực hiện 2005 % thực hiện PA I PA II PA I PA II Toàn vùng 270.000 300.000 314.898 116,6 105,0 TP Hồ Chí Minh 10.000 19.000 2.962 29,6 15,6 Bình Phước 120.000 130.000 99.178 171,8 158,6 Bình Dương 106.963 Tây Ninh 40.000 40.000 45.965 114,9 114,9 Đồng Nai 40.000 43.000 41.034 102,6 95,4 Bà Rịa - Vũng Tàu 60.000 68.000 18.796 31,3 27,6 Nguồn: Tổng cục Thống kê, Tổng cục Hải quan. Kết quả sản xuất cao su vùng Tây Nguyên so với quy hoạch Thành phần kinh tế QĐ 86/TTg (ha) Thực hiện 2005 % thực hiện PA I 180 109,439 60,8 - Quốc doanh 60 81,513 135,9 - Liên doanh 75 - - - Tư nhân và tiểu điền 45 27,926 62,1 PA II 330 109,439 33,2 - Quốc doanh 60 81,513 135,9 - Liên doanh 75 - - - Tư nhân và tiểu điền 195 27,926 14,3 Nguồn: Tổng cục Thống kê, Tổng cục Hải quan. Kết quả sản xuất theo các tỉnh vùng Tây Nguyên Tỉnh QĐ 86/TTg (ha) Thực hiện 2005 % thực hiện PA I PA II PA I PA II Toàn vùng 180.000 330.000 109.439 60,8 33,2 Kontum 20.000 60.000 19.830 99,2 33,1 Gia Lai 90.000 150.000 58.301 64,8 38,9 Đăk Lăk 70.000 120.000 22.809 44,7 26,1 Đăk Nông 8.499 Nguồn: Tổng cục Thống kê, Tổng cục Hải quan. Kết quả sản xuất cao su vùng duyên hải miền Trung so với quy hoạch Thành phần kinh tế QĐ 86/TTg (ha) Thực hiện 2005 (ha) % Thực hiện PA I 50.000 58.365 116,7 - Quốc doanh 15.000 29.311 195,4 - Liên doanh - - - - Tư nhân và tiểu điền 35.000 29.054 83,0 PA II 70.000 58.365 83,4 - Quốc doanh 15.000 29.311 195,4 - Liên doanh - - - - Tư nhân và tiểu điền 55.000 29.054 52,8 Nguồn: Tổng cục Thống kê, Tổng cục Hải quan. Kết quả sản xuất cao su theo tỉnh vùng duyên hải miền Trung Tỉnh QĐ 86/TTg (ha) Thực hiện 2005 (ha) % Thực hiện PA I PA II PA I PA II Toàn vùng 50.000 73.000 58.365 116,7 80,0 Bắc Trung Bộ 30.000 42.000 40.096 133,7 95,5 Thanh Hoá 5.000 6.000 6.795 135,9 113,3 Nghệ An 6.000 10.000 3.383 56,4 33,8 Hà Tĩnh 2.000 3.000 4.123 206,2 137,4 Quảng Bình 6.000 8.000 7.672 127,9 95,9 Quảng Trị 9.000 12.000 11.626 129,2 96,9 Thừa Thiên - Huế 2.000 3.000 6.497 324,9 216,6 Nam Trung Bộ 20.000 28.000 18.269 91,3 65,2 Quảng Nam 2.000 4.000 2.542 127,1 63,6 Quảng Ngãi 3.000 5.000 1.745 58,2 34,9 Bình Định 4.000 5.000 Phú Yên 2.000 3.000 1.461 73,1 48,7 Khánh Hoà 2.000 3.000 - - - Bình Thuận 7.000 8.000 12.515 178,8 156,4 Nguồn: Tổng cục Thống kê, Tổng cục Hải quan. Phụ lục 2: CÁC CÔNG TY CON CỦA TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP CAO SU VIỆT NAM 1. Các Tổng công ty do Tập đoàn công nghiệp Việt Nam nắm giữ 100% vốn điều lệ, hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con bao gồm: Tổng công ty cao su Đồng Nai. Tổng công ty công nghiệp cao su. Tổng công ty cao su Việt Lào. 2. Công ty con do Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam nắm giữ 100% vốn điều lệ: Công ty cao su Dầu Tiếng (hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con). Công ty Tài chính cao su (công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên). 3. Các công ty do Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam nắm giữ trên 50% vốn điều lệ bao gồm: - Các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn: Công ty cổ phần cao su Hoà Bình. Công ty cổ phần và đầu tư phát triển khu công nghiệp Hố Nai. Công ty cổ phần Sông Côn. Công ty TNHH BOT 741 Bình Dương. - Các công ty sẽ cổ phần hoá: Công ty cao su Bà Rịa. Công ty cao su Bình Long. Công ty cao su Bình Phú. Công ty cao su Phú Riềng. Công ty cao su Chư Păh. Công ty cao su Chư Prông. Công ty cao su Mang Yang. Công ty cao su Chư Sê. Công ty cao su Quảng Nam. Công ty cao su Hà Tĩnh. Công ty cao su Phước Hoà. Công ty cao su Lộc Ninh. Công ty cao su Tân Biên. Công ty cao su Krông Buk. Công ty cao su Eah Leo. Công ty cao su Kon Tum. Công ty cao su Bình Thuận. Công ty cao su Quảng Trị. Công ty cao su Quảng Ngãi. Công ty cao su Thanh Hoá. Công ty TNHH một thành viên cao su Tây Ninh. 4. Các công ty liên kết do Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ: - Các công ty cổ phần: CTCP kho vận và dịch vụ hàng hoá. CTCP Kỹ thuật xây dựng cơ bản và địa ốc cao su CTCP Đầu tư xây dựng cao su. CTCP xây dựng và tư vấn đầu tư. CTCP Thương mại và Du lịch cao su. CTCP Fico ciment Tây Ninh. CTCP khu công nghiệp Nam Tân Uyên. CTCP Đầu tư và xây dựng cầu Hàn. CTCP Đầu tư và phát triển đô thị và khu công nghiệp Geruco. CTCP Thống Nhất. CTCP Thuỷ điện cửa Đạt. - Công ty trách nhiệm hữu hạn: Công ty TNHH BOT Cơ sở hạ tầng Đồng Tháp. - Liên doanh: Xí nghiệp liên doanh Visorutex. 5. Các đơn vị sự nghiệp có thu do Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam giữ 100% vốn: - Viện nghiên cứu cao su Việt Nam. - Trường Trung học kỹ thuật nghiệp vụ cao su. - Trung tâm y tế cao su. - Tạp chí cao su Việt Nam. Phụ lục 3: TỔNG HỢP THỰC HIỆN KẾ HOẠCH 5 NĂM 2001-2005 CỦA TỔNG CÔNG TY CAO SU VIỆT NAM Số TT Chỉ tiêu ĐVT Thực hiện kế hoạch năm Ước 2005 Tổng cộng 2001 2002 2003 2004 I DIỆN TÍCH, NĂNG SUẤT, SẢN LƯỢNG 1 Diện tích cao su khai thác ha 164.901 167.573 168.130 174.421 176.031 851.057 Trong đó: cạo mới “ 5.574 4.168 8.037 6.794 7.260 31.805 2 Năng suất tấn/ha 1,32 1,41 1,54 1,67 1,70 1,53 3 Sản lượng cao su khai thác tấn 216.791 236.338 259.618 290.790 300.000 1.303.717 4 Sản lượng cao su chế biến “ 234.397 233.823 268.745 296.297 318.050 1.352.312 - Khai thác “ 227.887 225.969 252.350 273.671 300.000 1.279.877 - Thu mua “ 6.510 7.854 17.395 22.626 18.050 72.435 5 Sản lượng cao su gia công chế biến “ 19.925 9.239 12.691 14.016 - 55.871 6 Sản lượng cao su tiêu thụ “ 200.823 282.631 270.652 291.591 300.733 1.346.430 - Xuất khẩu trực tiếp “ 97.074 120.783 120.005 132.715 142.352 612.929 - Uỷ thác xuất khẩu “ 32.875 34.945 13.867 13.377 19.074 114.138 - Nội tiêu “ 70.874 126.903 136.780 145.499 139.307 619.363 7 Tồn kho cuối kì “ 71.268 30.364 26.135 41.886 35.209 II CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH 1 Giá thành 1.1 Giá thành tiêu thụ bình quân đ/tấn 7.684.703 7.699.804 10.227.432 12.158.038 13.000.000 10.354.983 1.2 Tổng giá thành 1.000đ 1.543.265.181 2.176.203.388 2.786.074.913 3.545.128.199 3.909.529.000 13.942.254.918 2 Giá bán 2.1 Giá bán cao su bình quân đ/tấn 8.621.693 10.337.060 15.511.280 19.417.102 22.000.000 15.692.716 2.2 Tổng doanh thu 1.000đ 2.240.482.375 3.609.600.976 5.572.214.208 7.297.613.113 7.866.843.832 25.555.136.440 Trong đó: Doanh thu cao su “ 1.731.434.347 2.912.573.536 4.198.158.992 5.661.843.788 6.616.126.000 21.129.136.663 Doanh thu CN,DV “ 372.148.962 628.265.725 1.106.472.731 1.343.788.056 975.324.303 4.425.999.777 3 Tổng lợi nhuận trước thuế “ 166.834.392 784.334.300 1.576.543.243 2.385.103.632 3.003.522.966 7.916.338.93 3.1 Lợi nhuận SXKD “ 191.680.086 771.648.198 1.469.036.628 2.716.269.603 2.753.979.416 7.362.613.931 Trong đó: Lợi nhuận mủ cao su “ 188.169.166 745.371.945 1.430.190.000 2.116.661.589 2.706.597.702 7.186.990.402 3.2 Lợi nhuận SXKD khác “ 4.151.237 (1.517.647) 11.157.452 33.001.645 51.238.061 98.010.721 3.3 Lợi nhuận hoạt động tài chính “ (45.772.884) (51.378.882) (5.787.666) 29.996.210 68.970.516 (3.972.706) 3.4 Kết quả hoạt động bất thường “ 16.775.953 65.582.658 102.136.829 145.826.174 129.334.973 459.666.587 III CÁC KHOẢN NỘP NGÂN SACH 1.000đ 222.768.070 299.285.514 630.394.650 788.987.114 1.039.197.374 2.980.632.722 Trong đó: - Thuế VAT “ 122.488.475 23.518.573 94.681.876 93.838.065 73.783.104 298.307.003 - Thuế TNDN “ 67.839.787 221.310.129 482.904.169 637.884.046 840.986.430 2.250.914.516 - Thuế sử dụng đất NN “ 84.341.355 48.639.571 45.944.652 51.009.942 51.959.869 281.895.389 IV LAO ĐỘNG TIÈN LƯƠNG 1. Lao động bình quân trong danh sách người 79.419 79.424 82.525 81.764 81.016 404.148 2 Tổng quỹ lương Triệu đồng 962.105.181 979.976.890 1.491.981.930 1.986.099.651 2.530.118.904 7.950.282.556 Lương bình quân/tháng của CB, CNV đ/người/tháng 1.009.525 1.028.212 1.506.596 2.024.220 2.602.489 1.639.390 V XÂY DỰNG CƠ BẢN Tổng nhu cầu vốn đầu tư 1.000đ 546.679.772 794.880.177 842.531.062 1.018.274.416 1.513.528.000 4.715.893.427 1 Vốn đầu tư XDCB “ 323.085.495 413.418.399 523.269.858 661.995.896 917.716.000 2.839.485.648 - Xây lắp “ 243.201.755 303.875.050 359.576.546 429.669.670 705.352.000 2.041.675.021 - Thiết bị “ 72.379.505 87.418.550 135.947.902 180.528.828 193.392.000 669.666.785 - KTCB khác “ 7.504.235 22.124.799 27.745.410 51.797.398 18.972.000 128.143.842 2 Khối lượng năm trước chuyển sang “ 97.062.570 79.416.429 98.240.540 36.144.895 35.536.000 346.400.434 3 Trả nợ vay ngân hàng “ 96.897.258 216.928.460 165.816.039 115.024.936 106.359.000 701.025.693 4 Trả lãi vay ngân hàng “ 29.634.449 78.525.889 46.557.504 52.323.609 53.917.000 259.958.451 5 Đầu tư XDCB khác “ - 6.591.000 8.647.121 153.785.080 400.000.000 569.023.201 VI TỶ SUẤT LỢI NHUẬN 1 Tỉ suất LN/DT cao su % 10,87 25,51 34,07 37,38 40,91 2 Tỉ suất LN/Tổng DT “ 7,45 21,73 28,29 32,68 38,18 3 Tỉ suất LN/Vốn Nhà nước “ 3,87 16,90 29,93 38,69 45,14 KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANH SẢN PHẨM CAO SU 5 NĂM 2006-2010 CỦA TỔNG CÔNG TY CAO SU VIỆT NAM Số TT Chỉ tiêu ĐVT Thực hiện kế hoạch năm Tổng cộng 2006 2007 2008 2009 2010 I DIỆN TÍCH, NĂNG SUẤT, SẢN LƯỢNG 1 Diện tích cao su khai thác ha 176.000 176.600 177.300 176.500 178.900 885.300 Trong đó: cạo mới “ 8.031 9.194 6.145 6.289 6.303 35.962 2 Năng suất tấn/ha 1,74 1,77 1,81 1,85 1,90 1,81 3 Sản lượng cao su khai thác tấn 306.240 312.560 320.900 326.500 340.000 1.606.200 4 Sản lượng cao su chế biến “ 327.240 342.560 360.900 371.500 390.000 1.792.200 - Khai thác “ 306.240 312.560 320.900 326.500 340.000 1.606.200 - Thu mua “ 21.000 30.000 40.000 45.000 50.000 186.000 5 Sản lượng cao su gia công chế biến “ 25.000 37.000 50.000 75.000 100.000 287.000 Tồn kho đầu kì “ 35.029 35.589 36.750 37.800 36.800 6 Sản lượng cao su tiêu thụ “ 326.680 341.399 359.850 373.100 389.120 1.792.200 - Xuất khẩu trực tiếp “ 155.480 160.000 170.300 180.500 185.000 851.280 - Uỷ thác xuất khẩu “ 20.000 21.500 22.300 23.000 20.000 106.800 - Nội tiêu “ 151.200 159.899 167.250 169.600 184.120 834.120 7 Tồn kho cuối kì “ 35.589 36.750 37.800 36.200 37.680 II CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH 1 Giá thành 1.1 Giá thành tiêu thụ bình quân đ/tấn 13.000 13.500 13.700 14.000 14.500 13.755 1.2 Tổng giá thành 1.000đ 4.246.840 4.608.887 4.929.945 5.223.400 5.642.240 24.651.312 2 Giá bán 2.1 Giá bán cao su bình quân đ/tấn 22.000 22.000 22.000 22.000 22.000 21.975 2.2 Tổng doanh thu 1.000đ 7.611.960 8.020.778 8.486.700 8.876.200 9.292.640 42.288.278 Trong đó: Doanh thu cao su “ 7.186.960 7.510.778 7.916.700 8.208.200 8.560.640 39.383.278 Doanh thu khác “ 425.000 510.000 570.000 668.000 732.000 2.905.000 3 Tổng lợi nhuận trước thuế “ 3.280.120 3.317.892 3.454.755 3.542.800 3.523.400 17.228.967 3.1 Lợi nhuận SXKD mủ cao su “ 2.940.120 2.901.892 2.986.755 2.984.800 2.918.400 14.731.967 3.2 Lợi nhuận SXKD khác “ 340.000 416.000 468.000 558.000 605.000 2.387.000 Trong đó: Thanh lý vườn cây cao su “ 280.000 354.000 400.000 490.000 532.000 2.056.000 3.3 Tỉ suất LN/DT cao su % 40,91 38,64 37,73 36,36 34,09 37,41 3.4 Lợi nhuận sau thuế triệu đ 2.361.686 2.388.882 2.487.424 2.550.816 2.536.848 12.325.656 III CÁC KHOẢN NỘP NGÂN SACH triệu đ 1.046.679 1.055.430 1.097.955 1.127.984 1.130.552 5.458.600 Trong đó: - Thuế VAT “ 78.000 75.000 79.000 84.000 91.000 407.000 - Thuế TNDN “ 918.434 929.010 967.331 991.984 986.552 4.793.311 - Thuế sử dụng đất NN “ 50.245 51.420 51.624 52.000 53.000 258.289 IV LAO ĐỘNG TIÈN LƯƠNG Lương bình quân/tháng của CB, CNV đ/người/tháng 2.900.000 3.200.000 3.500.000 4.000.000 4.500.000 3.600.000 V VĐT XÂY DỰNG CƠ BẢN triệu đ 2.755.518 2.969.994 3.328.681 3.585.734 3.923.163 16.563.090 1 Lợi nhuận sau thuế “ 2.125.518 2.149.994 2.238.681 2.295.734 2.283.163 11.093.090 2 Khấu hao TSCĐ “ 390.000 420.000 450.000 490.000 520.000 2.270.000 3 Cổ phần hoá vườn cây “ 240.000 400.000 640.000 800.000 1.120.000 3.200.000 VI VĐT CHO CÁC CÔNG TY CAO SU “ 1.143.850 1.176.400 1.206.500 1.258.000 1.293.000 6.077.750 VII CÂN ĐỐI VỐN VÀ NGUỒN VỐN “ 1.611.668 1.793.594 2.122.181 2.327.734 2.630.163 10.485.340 SẢN LƯỢNG VÀ DOANH THU 5 NĂM 2006-2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2020 Số TT Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2015 2020 SL GT SL GT SL GT SL GT SL GT SL GT SL GT I Tổng 7.187 7.511 7.917 8.208 8.561 10.419 14.535 1 Cao su Đại điền (1.000 tấn) 306 6.725 311 6.851 320 7.037 328 7.218 339 7.461 406 8.933 555 12.205 Vườn cây hiện trạng 306 6.725 311 6.851 320 7.037 328 7.218 339 7.461 340 7.480 340 7.480 Dự án 100.000 ha trong nước - - - - - 16 344 91 2.000 Dự án 60.000 ha ở nước ngoài - - - - - 50 1.109 124 2.725 2 Thu mua cao su Tiểu điền (1.000 tấn) 21 462 30 660 40 880 45 990 50 1.100 56 1.236 81 1.783 Vườn cây hiện trạng 21 462 30 660 40 880 45 990 50 1.100 50 1.100 50 1.100 Dự án 100.000 ha trong nước - - - - - 6 136 31 683 3 Bán vườn cây cho tiểu điền - - - - - 3.000 250 6.500 548 II Xuất khẩu (triệu USD) Mủ cao su 378 385 396 406 420 502 687 Chế biến cao su Tiểu điền 26 37 50 56 62 70 100 CÂN ĐỐI ĐẦU TƯ VÀ TĂNG TỔNG TÀI SẢN 5 NĂM 2006-2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2020 Số TT Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2006-2010 2011-2015 2016-2020 I Nhu cầu đầu tư 4.758 7.663 7.981 7.461 6.835 34.698 36.500 37.945 1 Nông nghiệp 1.488 1.888 2.040 2.245 1.494 9.156 12.943 9.892 1.1 Cao su 1.460 1.835 1.956 2.165 1.413 8.829 12.806 9.671 Đầu tư cho các công ty cao su hiện có 1.144 1.176 1.206 1.258 1.239 6.077 6.465 6.465 Dự án 100.000 ha trong nước - 239 288 334 384 1.246 4.158 1.463 Dự án 60.000 ha nước ngoài 206 281 362 453 551 1.853 2.065 134 Chế biến 110 138 99 120 120 588 867 1.666 1.2 Các sản phẩm khác 29 54 84 81 81 327 137 221 2 Công nghiệp 2.165 4.275 4.721 3.881 3.881 18.923 14.199 14.131 3 Dịch vụ 1.105 1.500 1.220 1.335 1.460 6.620 9.357 13.922 II Nguồn vốn đầu tư hình thành 4.758 7.663 7.981 7.461 6.835 34.698 36.500 37.945 1 Từ kinh doanh cao su 2.756 2.970 3.329 3.586 3.923 16.563 15.133 20.455 Lợi nhuận sau thuế 2.216 2.150 2.239 2.296 2.283 11.093 12.326 16.660 Khấu hao TSCĐ 390 420 450 490 520 2.270 2.807 3.794 Bán cổ phần (30% của 7 Công ty cao su miền Đông Nam Bộ) 240 400 640 800 1.120 3.200 - - 2 Cổ tức từ các công ty cổ phần CN&DV 76 159 387 604 805 2.030 6.160 15.150 3 Vay 1.927 4.534 4.265 3.272 2.107 16.105 15.207 4.192 III Tổng tài sản 12.758 20.421 28.402 35.864 42.698 42.698 79.198 117.144 Trong đó vốn Nhà nước 8.366 10.675 13.301 16.201 19.288 19.288 35.111 65.246 1 Tốc độ tăng tổng tài sản (%) 36 28 25 22 19 21 13 13 2 Tốc độ tăng vốn Nhà nước (%) 59 60 39 26 19 36 13 8 3 Tỉ lệ vốn vay hàng năm/tổng đầu tư (%) 40 59 53 44 31 37 41 11 4 Tỉ suất lợi nhuận/vốn Nhà nước (%) 26 22 20 18 16 17 11 12

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐịnh hướng chiến lược phát triển ngành cao su Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020.doc
Luận văn liên quan