LỜI MỞ ĐẦU
1. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu: Trên cơ sở những vấn đề lí luận và thực tiễn về
phát triển đội ngũ doanh nhân, từ phân tích, đánh giá thực trạng phát triển đội
ngũ doanh nhân ở Đồng Nai những năm qua, đề tài đề xuất định hướng, các
giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển đội ngũ doanh nhân ở Đồng Nai đến
năm 2020.
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu đặt ra, đề tài tập trung giải quyết
những nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Nghiên cứu những vấn đề lí luận về doanh nhân và phát triển đội ngũ
doanh nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam nói
chung và ở địa bàn cấp tỉnh nói riêng;
- Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển đội ngũ doanh nhân ở một số quốc
gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, đặc biệt là những nước có nền kinh tế
chuyển đổi, có điều kiện tương đồng, từ đó rút ra những bài học có thể vận
dụng vào thực tiễn Việt Nam nói chung và Đồng Nai nói riêng;
- Nghiên cứu thực trạng phát triển đội ngũ doanh nhân ở Đồng Nai
những năm qua, chỉ ra những thành công, hạn chế và nguyên nhân;
- Chỉ ra những yêu cầu mới mà công cuộc đổi mới trong giai đoạn đẩy
mạnh CNH, HĐH, hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu, rộng đang đặt ra
đối với đội ngũ doanh nhân và phát triển đội ngũ doanh nhân ở Đồng Nai;
- Đề xuất định hướng, các giải pháp và kiến nghị với Đảng, Chính phủ,
Tỉnh ủy, UBND Đồng Nai và các cơ quan liên quan nhằm phát triển đội ngũ
doanh nhân ở Đồng Nai những năm tới.
Nội dung nghiên cứu: Để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
trên, đề tài tập trung giải quyết các nội dung nghiên cứu sau:
Nội dung thứ nhất: Những vấn đề lí luận về phát triển đội ngũ doanh
nhân trong nền KTTT định hướng XHCN ở phạm vi quốc gia và địa phương,
kinh nghiệm phát triển đội ngũ doanh nhân của một số quốc gia trên thế giới.
Trong nội dung này, đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề cụ thể
sau đây: (1) Một số vấn đề cơ bản về doanh nhân, bao gồm các quan niệm về
doanh nhân; vai trò của doanh nhân trong phát triển kinh tế - xã hội trong thời
kì đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu, rộng; các
tố chất cần có của doanh nhân; các kĩ năng mà doanh nhân phải có; các điều
kiện để trở thành doanh nhân. (2) Các yếu tố tác động tới sự hình thành và
phát triển các tố chất và kĩ năng của doanh nhân. (3) Các tiêu chí phân loại,
các tiêu chí và phương pháp đánh giá đội ngũ doanh nhân ở địa bàn cấp tỉnh.
(4) Kinh nghiệm phát triển đội ngũ doanh nhân của một số quốc gia và bài học
thực tiễn rút ra cho Việt Nam nói chung, Đồng Nai nói riêng.
Nội dung thứ hai: Thực trạng đội ngũ doanh nhân ở Đồng Nai hiện nay.
Trong phần này, đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề chủ yếu sau
đây: (1) Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về phát triển doanh nghiệp và
doanh nhân qua các thời kì. (2) Quá trình hình thành và phát triển đội ngũ
doanh nhân Đồng Nai qua các thời kì. (3) Đánh giá chung về đội ngũ doanh
nhân Đồng Nai.
Nội dung thứ ba: Dự báo các xu hướng vận động của nền kinh tế Việt
Nam nói chung, của Đồng Nai nói riêng và những yêu cầu mới đối với doanh
nghiệp và doanh nhân ở Đồng Nai những năm tới.
Trọng tâm của nội dung này bao gồm những vấn đề sau đây: (1) Dự
báo xu hướng vận động của môi trường kinh doanh và của nền kinh tế Việt
Nam nói chung, của Đồng Nai nói riêng đến năm 2020, những thuận lợi và
khó khăn, thời cơ và thách thức đang đặt ra trước các doanh nghiệp Đồng Nai.
(2) Dự báo những yêu cầu mới đối với đội ngũ doanh nhân Đồng Nai và phát
triển đội ngũ doanh nhân Đồng Nai tới năm 2020.
Nội dung thứ tư: Đề xuất định hướng và các giải pháp, các kiến nghị
nhằm phát triển đội ngũ doanh nhân ở Đồng Nai những năm tới.
Trong nội dung này đề tài tập trung giải quyết những vấn đề chủ yếu
sau: (1) Đề xuất định hướng phát triển đội ngũ doanh nhân Đồng Nai đến
năm 2020. (2) Đề xuất các nhóm giải pháp phát triển đội ngũ doanh nhân
Đồng Nai trong những năm tới. (3) Đề xuất các kiến nghị với các cơ quan
liên quan.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu đối tượng chính là
đội ngũ doanh nhân và những vấn đề liên quan đến phát triển đội ngũ doanh
nhân trên địa bàn Đồng Nai.
Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn ở
việc nghiên cứu đội ngũ doanh nhân người Việt Nam, bao gồm chủ sở hữu
doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh công ty hợp danh, chủ tịch hội
đồng thành viên, chủ tịch công ty, thành viên hội đồng quản trị, giám đốc
(tổng giám đốc) trong các doanh nghiệp của người Việt Nam trên địa bàn tỉnh
Đồng Nai với 4 hình thức tổ chức là công ty TNHH, công ti cổ phần, DNTN
và doanh nghiệp hợp danh, hoạt động trong các lĩnh vực công nghiệp, nông
nghiệp và dịch vụ, trong thời gian từ 1975 đến nay. Ngoài ra, các giải pháp và
kiến nghị mà đề tài dự kiến đề xuất chủ yếu thuộc phạm vi quản lí của cơ
quan quản lí nhà nước các cấp.
3. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, kĩ thuật được sử dụng
Cách thức tiếp cận: Đề tài là một tập hợp nhiều nội dung, chịu tác
động tổng hợp, nhiều chiều với đối tượng nghiên cứu rất rộng. Do đó, đề tài
sử dụng cách tiếp cận hệ thống, triển khai theo nguyên tắc từ hệ thống chung
đến hệ thống bộ phận. Trước hết phân tích, làm rõ những vấn đề lí luận và
thực tiễn về xây dựng đội ngũ doanh nhân trong nền KTTT định hướng
XHCN ở Việt Nam. Phần này sẽ là cơ sở phân tích những vấn đề liên quan
đến đội ngũ doanh nhân ở Đồng Nai - bộ phận cấu thành của kinh tế, xã hội
Việt Nam. Cách tiếp cận này một mặt xác định rõ những vấn đề mang tính
nguyên tắc, cốt lõi của hệ thống, mặt khác loại bỏ được những ảnh hưởng
nhiều chiều gây khó khăn trong quá trình nghiên cứu.
Bên cạnh đó, đề tài sử dụng cách tiếp cận đa chiều do bản thân đội ngũ
doanh nhân Đồng Nai vừa là bộ phận cấu thành trong không gian tổ chức
quản lý kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Đồng Nai nói riêng vừa là bộ phận
cấu thành trong hệ thống kinh tế - xã hội Việt Nam nói chung, sự vận động
phát triển của nó do nhiều yếu tố quy định. Như vậy, khi nghiên cứu nội dung
đề tài, các cách tiếp cận nêu trên sẽ phát hiện và giải quyết vấn đề từ hai phía:
Nhìn nhận những vấn đề liên quan tới đội ngũ doanh nhân Đồng Nai với
những phân tích khách quan theo phân hệ của hệ thống và nhìn nhận vấn đề
trực tiếp từ kinh tế, xã hội Đồng Nai nhằm làm rõ những vấn đề cần giải
quyết, đề xuất những giải pháp và kiến nghị phù hợp.
Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu đặt ra, đề
tài dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của
chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quán triệt quan điểm, đường
lối đổi mới của Đảng, Nhà nước, đồng thời vận dụng tổng hợp các phương
pháp nghiên cứu như:
1. Nghiên cứu định tính (nghiên cứu lí thuyết): Dựa trên những cơ sở lí
thuyết về phát triển kinh tế - xã hội nói chung, phát triển đội ngũ doanh nhân
nói riêng và thực tiễn về những vấn đề này ở một số nước trên thế giới, đặc
biệt là các nước đang phát triển, đề tài phân tích, đánh giá, dự báo các yêu cầu
mà mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đặt ra trước đội ngũ doanh nhân ở
nước ta nói chung, Đồng Nai nói riêng trong bối cảnh mới, từ đó đưa ra định
hướng và các giải pháp nhằm phát triển đội ngũ này những năm tới.
2. Phương pháp điều tra xã hội học: Nội dung điều tra tập trung vào 2
vấn đề chính sau đây:
- Nhận thức của xã hội, các cơ quan quản lí nhà nước và bản thân
doanh nhân về vị trí, vai trò của doanh nhân đối với công cuộc xây dựng và
phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh hiện nay.
- Những tiềm năng, thế mạnh, điểm yếu và yêu cầu đối với đội ngũ
doanh nhân Đồng Nai khi Việt Nam gia nhập WTO.
Với các nội dung trên, đề tài xây dựng 2 mẫu phiếu điều tra tương ứng.
Địa bàn điều tra: Đề tài thực hiện điều tra ở 3 địa bàn, gồm Đồng Nai,
Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh. Trong đó chủ yếu tập trung vào lấy số liệu trên
địa bàn Đồng Nai, các địa phương khác nhằm đối chiếu so sánh.
Đối tượng điều tra: Tập trung vào 4 nhóm đối tượng chính: (1) Các chủ
doanh nghiệp, chủ hộ kinh doanh. (2) Công nhân trong các doanh nghiệp. (3)
Cán bộ thực hiện chức năng quản lí nhà nước đối với doanh nghiệp. (4) Một
số tầng lớp dân cư.
Phương pháp chọn mẫu: Việc chọn mẫu điều tra được thực hiện chủ yếu
theo nguyên tắc lấy mẫu xác suất của Krejcie và Morgan. Ngoài ra, đề tài còn sử
dụng nguyên tắc lấy mẫu ngẫu nhiên phân tầng như một nguyên tắc trợ giúp.
3. Phương pháp thống kê - so sánh: Sử dụng các số liệu thống kê để phân
tích, so sánh nhằm đưa ra kết luận về thực trạng đội ngũ doanh nhân và phát
triển đội ngũ doanh nhân ở Đồng Nai.
4. Phương pháp thảo luận nhóm tập trung: Tiến hành một số thảo luận
nhóm tập trung, đối tượng tham gia là cán bộ quản lí nhà nước của tỉnh Đồng
Nai, một số giám đốc doanh nghiệp trong tỉnh và các nhà nghiên cứu . để tìm
hiểu quan điểm, nhận thức và thực tiễn xây dựng đội ngũ doanh nhân ở Đồng
Nai. Phương pháp này cung cấp các số liệu định tính, được kết hợp chặt chẽ
với phương pháp Điều tra xã hội học. Các số liệu của 2 phương pháp này sẽ bổ
sung cho nhau.
5. Phương pháp chuyên gia: Một số hội thảo được tổ chức trong quá
trình thực hiện nhằm tìm kiếm sự thống nhất trong các phân tích, đánh giá
cũng như đề xuất các giải pháp và kiến nghị.
6. Phương pháp phỏng vấn sâu: Tiến hành một số cuộc phỏng vấn sâu
một số cán bộ chủ chốt các ban, ngành trong tỉnh, một số chuyên gia và đại
diện của Hội doanh nghiệp trẻ Đồng Nai, Phòng Thương mại và Công nghiệp
Việt Nam, Cục hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hội
doanh nghiệp trẻ Việt Nam, Câu lạc bộ doanh nghiệp Việt Nam, Ban Đổi mới
và Phát triển doanh nghiệp trung ương và một số nhà nghiên cứu.
7. Phương pháp dự báo: Kết hợp cả phương pháp dự báo định tính và
dự báo định lượng nhằm dự báo những yêu cầu đối với phát triển đội ngũ
doanh nhân ở Đồng Nai đến năm 2020.
Cách thức thu thập số liệu: (1) Thu thập gián tiếp hay nghiên cứu tại
bàn [Desk Study] (kế thừa các công trình nghiên cứu trước đó; tổng hợp các
nguồn số liệu thông qua các báo cáo, tổng kết của các nguồn thông tin chính
thức; tìm thông tin thông qua các phương tiện thông tin đại chúng: Báo chí,
Internet .); (2) Thu thập dữ liệu trực tiếp hay nghiên cứu thực tế [Field
Study] (phỏng vấn sâu [In-depth interview]: Đề tài tiến hành phỏng vấn sâu
một số cán bộ quản lý, điều hành thực tiễn và một số nhà nghiên cứu; thảo
luận nhóm tập trung [Focus Group Discussion]; điều tra xã hội học [Survey];
quan sát tham dự [Participatory Observation]).
Ngoài ra, để có thêm căn cứ thực tiễn phục vụ nghiên cứu và có cơ sở
so sánh, đề tài đã tổ chức khảo sát ở Hà Nội, Đà Nẵng - những địa phương là
trọng điểm kinh tế, có lực lượng doanh nhân đông đảo, có nhiều nét tương
đồng với Đồng Nai, từ đó vấn đề nghiên cứu sẽ bộc lộ rõ hơn.
4. Kết cấu của báo cáo tổng kết
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, các nội
dung nghiên cứu của đề tài được kết cấu thành 03 chương:
Chương 1: Những vấn đề lí luận và thực tiễn về doanh nhân và phát
triển đội ngũ doanh nhân ở địa bàn cấp tỉnh hiện nay
Chương 2: Thực trạng đội ngũ doanh nhân ở Đồng Nai hiện nay
Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển đội ngũ doanh nhân ở
Đồng Nai trong những năm tới
188 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4013 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Định hướng và giải pháp phát triển đội ngũ doanh nhân ở Đồng Nai trong những năm tới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vấn đề là sự hiểu biết về văn
hoá, tâm lý, phong tục, tập quán của các nhà kinh doanh đối với khu vực dân
cư khác nhau. Muốn vậy họ phải có trình độ học vấn và sự hiểu biết nhất định
nơi họ sẽ tiến hành kinh doanh. “Nhập gia tuỳ tục”, người ta đến một nơi khác
165
hiểu biết phong tục, tập quán, lối sống, tâm lý thị hiếu của địa phương đó, thì
việc làm ăn trở nên thuận lợi, ấy là chưa kể nắm được ngôn ngữ của họ để
nghe được, nói được và hiểu được tất cả những nguyện vọng thắc mắc của
khách hàng thì lợi thế còn lớn hơn. Mặt khác, ngoại ngữ sẽ giúp người doanh
nhân có thể trực tiếp trao đổi, trực tiếp lắng nghe, tranh luận và chia sẻ cùng
khách hàng, có như vậy những ý tưởng, những sáng kiến được xuất hiện
nhanh nhất từ những cuộc trao đổi trực tiếp ấy. Cũng như vậy, với một trình
độ hiểu biết ngoại ngữ tốt, doanh nhân có thể trực tiếp tìm hiểu lề lối, pháp
luật cũng như tất cả các vấn đề đặt ra trong hoạt động kinh doanh của đối tác.
Điều này sẽ tránh được nhiều rủi ro không đáng có.
Năm là, các giá trị văn hoá phải giúp cho doanh nghiệp tạo dựng một
khả năng thích ứng tốt với những thay đổi của môi trường kinh doanh. Khả
năng thích ứng của mỗi doanh nghiệp phụ thuộc trước hết vào khả năng sáng
tạo và đổi mới - bao gồm việc chủ động thay đổi và liên tục cải tiến hoặc áp
dụng các phương pháp để thực hiện công việc, phản ứng nhanh chóng với đối
thủ cạnh tranh và loại trừ những cản trở đối với sự đổi mới. Học hỏi lẫn nhau
và học hỏi từ bên ngoài cũng tạo ra khả năng thích ứng của tổ chức. Sự biến
động của môi trường kinh doanh, công nghệ và phương pháp thực hiện công
việc là rất nhanh, đa dạng và phức tạp, do đó học hỏi sẽ giúp cho doanh
nghiệp duy trì được khả năng đổi mới. Muốn vậy, bên trong mỗi doanh
nghiệp, các thành viên phải coi học tập là một mục tiêu quan trọng hàng ngày,
tinh thần chấp nhận rủi ro được khuyến khích, kiến thức thông tin được chia
sẻ rộng rãi. Bên cạnh đó, các hoạt động của doanh nghiệp, trong đó có hoạt
động đổi mới, phải luôn hướng theo khách hàng. Lợi ích của khách hàng luôn
được tính đến trong các quyết định của doanh nghiệp. Tất cả các thành viên,
từ lãnh đạo cấp cao cho đến người công nhân sản xuất, phải thấu hiểu nhu cầu
của khách hàng. Để làm được điều đó, doanh nghiệp phải có một cơ chế
khuyến khích tất cả các thành viên trong doanh nghiệp có sự tiếp xúc trực tiếp
với khách hàng. Đó là cơ sở quan trọng để đảm bảo cho doanh nghiệp có thể
bám sát và phản ứng nhanh chóng với sự thay đổi nhu cầu khách hàng.
Sự kết hợp các yếu tố trên sẽ tạo ra một văn hoá kinh doanh- một năng
lực tổ chức vượt trội - để giúp cho doanh nghiệp, doanh nhân vượt lên trên
các đối thủ trên đường đua đầy rẫy những khó khăn, thách thức.
166
3.3.6. Tuyên truyền, giáo dục, khích lệ và tôn vinh các doanh nhân đóng
góp nhiều cho đất nước
Có thể nói, thái độ kỳ thị doanh nhân, ganh tỵ người giàu có là một
trong những cản trở lớn nhất trong quá trình phát triển đội ngũ doanh nhân
Việt Nam nói chung, ở địa phương nói riêng. Tư tưởng sắp xếp vị trí xã hội
theo kiểu " sĩ - nông - công - thương" đã ăn sâu vào tâm trí và tương đối phổ
biến trong nếp nghĩ của nhiều người. Bên cạnh nếp nghĩ truyền thống coi
thường của xã hội, doanh nhân Việt Nam còn bị ảnh hưởng bởi cách nhìn
nặng nề của cơ chế tập trung bao cấp tồn tại trong một thời gian rất dài ở
nước ta, hình ảnh của doanh nhân trong xã hội thường không đẹp và nghề
kinh doanh chưa được trân trọng. Thái độ kỳ thị và nếp nghĩ đó vừa không
phù hợp, vừa rất mâu thuẫn với bản tính, đặc trưng nhanh nhạy, năng động,
tháo vát trong hoạt động kinh tế của người dân Nam Bộ nói chung, người dân
Đồng Nai nói riêng.
Để khắc phục trở ngại trên, theo chúng tôi, cần có sự điều chỉnh lại thái
độ của xã hội đối với tầng lớp doanh nhân bằng các biện pháp sau:
Trước hết, thay đổi cách nhìn của xã hội về doanh nhân bằng hệ thống
thông tin đại chúng, coi đại đa số doanh nhân là tốt là chân chính, số xấu chỉ
là ít. Hình ảnh các giám đốc doanh nghiệp trong quan niệm xã hội một thời,
thể hiện trên phim ảnh truyền hình thường đồng nghĩa với việc tiêu tiền và
tham nhũng, phải được thay thế bằng những sự tôn vinh của xã hội tương
xứng với những đóng góp to lớn của họ. Mặt khác cũng cần tạo ra sự phê
phán đúng mức của xã hội đối với những hành vi tiêu cực của doanh nhân
trên các kênh thông tin đại chúng để qua đó sàng lọc doanh nhân, tạo ra đội
ngũ doanh nhân đích thực, góp phần nâng cao vị thế, hình ảnh của họ, của đất
nước, của mỗi địa phương với truyền thống nổi bật và bản sắc cuả dân tộc.
Hai là, cần phải đổi mới nhận thức xã hội về khu vực kinh tế tư nhân và
vấn đề bóc lột. Mặc dù thời gian gần đây Đảng ta thực hịên nhiều chủ trương
chính sách để khuyến khích sự phát triển khu vực kinh tế tư nhân, tuy vậy
nhận thức của xã hội đối với khu vực kinh tế tư nhân còn chuyển biến chậm.
Điều này một mặt, do ảnh hưởng quá nặng nề về quan niệm kinh tế tư nhân
trong thời bao cấp, vì nó đồng nghĩa với phạm trù bóc lột, tự phát theo con
đường tư bản chủ nghĩa. Mặt khác, trong thực tế hoạt động kinh tế tư nhân
hiện nay cũng còn bộc lộ nhiều tồn tại, đó là nguyên nhân cơ bản làm chậm
167
thay đổi nhận thức về khu vực kinh tế tư nhân. Những năm gần đây, ở nước ta
nói chung, một tỉnh nhiều tiềm năng như Đồng Nai nói riêng, khu vực kinh tế
tư nhân phát triển mạnh, đóng góp nhiều mặt cho địa phương. Song sẽ có sự
phát triển và đóng góp nhiều, hiệu quả hơn nếu các doanh nghiệp tư nhân, các
doanh nhân khu vực này có nhiều điều kiện thuận lợi hơn. Điều đó phụ thuộc
vào chính quyền trên địa bàn. Do đó trong cách nghĩ của chính quyền và dư
luận xã hội cần phải thay đổi tư duy theo hướng tạo thuận lợi cho các doanh
nghiệp, các doanh nhân khu vực tư nhân.
Chỉ trên cơ sở thay đổi quan niệm xã hội theo hướng tích cực nói trên
mới có thể có các giải pháp căn bản thúc đẩy nhanh sự phát triển của doanh
nhân. Sự thay đổi đó chỉ thực hiện được khi chúng ta có những chính sách
đồng bộ, tạo ra bình đẳng thực sự đối với mọi thành phần kinh tế.
Ba là, cần có sự đánh giá công bằng đối với doanh nhân. Ai cũng cần có
sự công bằng, doanh nhân cũng vậy. Công bằng với doanh nhân trước hết là
thái độ đối xử công bằng của Nhà nước, của các cơ quan bảo vệ pháp luật,
của các nhà báo và của toàn xã hội khi đánh giá đúng – sai, cái hay và chưa
hay. Một việc làm của một doanh nhân có thể được đánh giá khác nhau,
nhưng yếu tố cốt lõi nhất, có tính bản chất nhất là doanh nhân đó có làm lợi
cho dân, cho nước không? Hành lang pháp lý có lúc quá mênh mông, có lúc
lại quá chật hẹp và thường đi sau đòi hỏi của cuộc sống. Trong bối cảnh đó,
doanh nhân “va đập” với hành lang pháp lý là chuyện dễ xảy ra. Nếu như sự
“va đập” đó mà hiệu quả cuối cùng là vì dân giàu nước mạnh thì doanh nhân
đó cần phải được tôn vinh. Còn nếu lúc nào “cũng đúng”, nhưng đóng góp rất
ít cho xã hội thì cái đúng của doanh nhân đó như không. Đồng thời, cần phải
khẳng định giá trị của doanh nhân trong giai đoạn xây dựng đất nước hiện
nay. Trước đây trong sự nghiệp chiến đấu bảo vệ độc lập dân tộc, thống nhất
đất nước nếu vai trò của các quân đoàn, binh đoàn bộ đội, vai trò của các
tướng lĩnh quyết định thắng lợi trên chiến trường, thì ngày nay trong xây
dựng kinh tế vai trò của các doanh nghiệp (các tập đoàn kinh tế), vai trò của
doanh nhân quyết định chiến thắng trên các thương trường... Do vậy, cần
chuyển đổi các giá trị đạo đức cho phù hợp: nếu trước đây tinh thần yêu nước
thể hiện ở giá trị đạo đức cao cả là phấn đấu cho độc lập tự do của dân tộc
(Không có gì quý hơn độc lập tự do) thì ngày nay tinh thần yêu nước phải thể
hiện ở quyết tâm chấn hưng đất nước, phấn đấu vì mục tiêu “dân giàu, nước
168
mạnh” đó là một giá trị đạo đức cao đẹp – Doanh nhân phải là người nêu cao
giá trị đạo đức mới và là nhân vật tiêu biểu cho giá trị đó.
Bốn là, tuyên truyền khơi dậy tinh thần doanh nghiệp (hay nhà doanh
nghiệp), nâng cao nhận thức của xã hội đối với doanh nghiệp, doanh nhân.
Tinh thần doanh nghiệp được hiểu là ý chí tiến thủ của nhà doanh nghiệp,
không bằng lòng với cái hiện tại đã có mà là xông xáo tìm kiếm nắm bắt cho
được các cơ hội do công nghệ và thị trường mang lại. Người có tinh thần
doanh nghiệp biết nhìn xa trông rộng, biết có những bất trắc, rủi ro, nhưng
không chùn bước, vẫn quyết đoán và đi tới hành động đầu tư, sản xuất.
Có thể thấy, tinh thần doanh nghiệp bao gồm một số nhân tố sau đây:
Nỗ lực tìm kiếm công nghệ và thị trường mới; Tích cực đầu tư, có "tinh thần
mạo hiểm", chấp nhận rủi ro; Có ý chí mưu tìm lợi nhuận chứ không phải
mưu tìm đặc lợi. Đây là yếu tố quan trọng tạo nên tinh thần doanh nghiệp,
hơn nữa, nó còn nói lên tính chất cao thượng trong hoạt động kinh doanh;
Đạo đức trong kinh doanh, tức là nhà kinh doanh có bản lĩnh, tự trọng và có
lý tưởng không bao giờ hành động trái ngược với đạo đức.
Trong lịch sử dân tộc, nhất là trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, giải
phóng miền Nam, “miền Đông gian lao mà anh dũng”, trọng nghĩa khí, kiên
cường, có ý chí vươn lên. Đồng Nai là một tỉnh tiêu biểu của miền Đông, do
đó cần và đủ điều kiện vật chất, tinh thần, ý chí, chính quyền và đội ngũ
doanh nhân trên địa bàn phát huy truyền thống trong lĩnh vực kinh doanh,
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà.
Ở Đồng Nai, “chính quyền đồng hành cùng doanh nghiệp”, nhưng dưới
góc độ phát triển doanh nhân, cần có những biện pháp tích cực tuyên truyền,
giáo dục giá trị, vai trò xã hội của người doanh nhân trong thời kỳ công
nghiệp hoá, hiện đại hoá tỉnh nhà để thu hút ngày càng nhiều người, nhất là
giới trẻ, định hướng lập nghiệp bằng con đường kinh doanh. Xây dựng các
chương trình tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng của
Trung ương và địa phương, biểu dương các cá nhân tiêu biểu, tích cực trong
công tác hỗ trợ khởi sự và phát triển doanh nghiệp.
Cần tăng cường đối thoại, gặp gỡ giữa các cấp chính quyền địa phương
với các hiệp hội, câu lạc bộ doanh nghiệp, các tổ chức quần chúng, tổ chức
các đợt tham quan, khảo sát, học hỏi kinh nghiệm làm ăn, điển hình tốt về
khởi nghiệp cho các hộ nông dân, các chủ trang trại, người buôn bán nhỏ có
169
tiềm năng. Xây dựng các chương trình phổ biến ý chí kinh doanh ngay từ
trong nhà trường, kể cả ở trường phổ thông trên địa bàn tỉnh.
Năm là, thực hiện thường xuyên các chương trình tôn vinh doanh nhân
tiêu biểu, doanh nhân giỏi cùng với chương trình quốc gia. Một mặt để thay
đổi nhận thức xã hội về doanh nhân, mặt khác động viên, khuyến khích doanh
nhân nỗ lực làm giàu cho mình, cho địa phương và cho đất nước. Mỗi một
giai đoạn lịch sử đều có những nhân vật trung tâm để xã hội nhìn nhận, tôn
vinh và noi theo, trong chiến tranh nhân vật đó là người lính, trong giai đoạn
phát triển kinh tế và hội nhập đó là những doanh nhân.
Nhìn lại một chút lịch sử của đội ngũ doanh nhân, từ lúc cụm từ doanh
nhân chưa có chỗ trong từ điển tiếng Việt đến lúc được nhắc tới trên báo chí,
rồi có một ngày doanh nhân Việt Nam chính thức được tôn vinh. Đó là sự ghi
nhận, động viên vô giá với đội ngũ doanh nhân Việt Nam. Các nghị quyết của
Đảng và Nhà nước cũng đã đề cập nhiều tới DN, doanh nhân. Nhưng vẫn cần
phải có sự thống nhất cao hơn nữa trong nhận thức xã hội về vị trí, vai trò của
doanh nhân, về quan điểm, chủ trương chính sách và những biện pháp xây
dựng đội ngũ doanh nhân Việt Nam nói chung, trên mỗi tỉnh thành, trong đó
có Đồng Nai nói riêng phù hợp với tình hình mới để tiếp tục củng cố lòng tin
và định hướng của cộng đồng doanh nhân Việt Nam trong các nỗ lực làm giàu
cho mình và cho đất nước.
Hiện nay, xã hội ta đã bắt đầu thực hiện sự tôn vinh doanh nhân qua các
chương trình như: ngày doanh nhân Việt Nam, các giải thưởng cho các doanh
nhân tiêu biểu như "Sao vàng đất Việt", giải "Sao đỏ", giải thưởng “Hàng
Việt nam chất lượng cao”. Ở nước ngoài, đã diễn ra buổi “Diễn đàn thế giới
của doanh nhân Việt Nam” tại Pháp vào ngày 14 và 15/11/2008 với 250 đại
biểu là doanh nhân Việt Nam đang sinh sống, làm việc ở châu Âu, Hoa Kỳ,
Canada và Việt Nam tham dự,... Tuy vậy, sự tôn vinh đó vẫn còn mang tính
chất phong trào và mới ở cấp độ tổ chức xã hội, quần chúng, nó chưa thực sự
đủ sức mạnh lôi cuốn xã hội và doanh nhân. Để cho sự tôn vinh đó trở thành
động lực thúc đẩy sự phát triển doanh nhân, cần được thực hiện dưới nhiều
hình thức đa dạng, phong phú ở nhiều cấp độ khác nhau và cần có chương
trình cấp quốc gia để tôn vinh những doanh nhân giỏi có nhiều đóng góp cho
sự phát triển kinh tế nhà nước.
170
Thứ sáu, tuyên truyền động viên đội ngũ doanh nhân chủ động, tự
giác, tích cực tham gia các hoạt động xã hội từ thiện, các hoạt động xã hội
khác. Bên cạnh các hoạt động kinh doanh thuần tuý, các doanh nhân với tư
cách là những người có tiềm lực về vật chất trong xã hội, cần có trách nhiệm
đóng góp vào các hoạt động chung. Trách nhiệm của doanh nghiệp đối với xã
hội đang ngày càng trở nên quan trọng và góp phần không nhỏ tạo nên thương
hiệu. Doanh nhân, doanh nghiệp được coi là đội quân chủ lực đưa dân tộc,
đưa nước ta, cũng như mỗi tỉnh, thành phát triển nhanh, bền vững về kinh tế
vừa giải quyết tốt các vấn đề xã hội. Bên cạnh các khía cạnh luật pháp như
không gây ra tác hại với môi trường sinh thái, quan tâm đến người lao động
về mặt vật chất và tinh thần, sản phẩm có chất lượng tốt không gây tổn hại
sức khoẻ người tiêu dùng… doanh nghiệp còn phải dành một phần lợi nhuận
của mình đóng góp cho các hoạt động trợ giúp cộng đồng. Thực hiện đúng và
đầy đủ những điều này, một yếu tố quan trọng với nhà doanh nghiệp là phải
có đầy đủ kiến thức chuyên môn, đầy đủ kiến thức về sản phẩm - dịch vụ do
chính họ cung cấp hoặc làm ra và chịu trách nhiệm trước pháp luật về sản
phẩm - dịch vụ đó.
Doanh nhân phải đóng thuế đầy đủ và minh bạch, đồng thời tuỳ theo
khả năng của mình mà tích cực tham gia các hoạt động xã hội từ thiện. Hoạt
động này diễn ra theo kế hoạch dài hạn với những mục tiêu cụ thể chắc chắn
sẽ tạo được hiệu quả và hiệu ứng dây chuyền trong xã hội. Cũng nên hiểu
rằng đó cũng là cách đầu tư dài hạn, bởi lẽ một xã hội phát triển ổn định và
phồn vinh, có trình độ tổ chức và văn hoá cao, sẽ là điều kiện cần thiết để
hoạt động kinh doanh thuận lợi và nâng cao vị thế của doanh nhân trong cách
nhìn, quan điểm sống của xã hội.
Khi thành lập một doanh nghiệp, những người sáng lập đã đặt lên vai
mình trọng trách đối với xã hội: trách nhiệm với khách hàng, nhân viên, đối
tác, với môi trường và cộng đồng dân cư chung quanh… Tư tưởng và quan
điểm này sẽ phải thể hiện rõ qua các hoạt động, từ hoạch định chiến lược, văn
hoá công ty, xây dựng thương hiệu cho đến liên kết, cạnh tranh, chất lượng
sản phẩm, dịch vụ khách hàng, hậu mãi… Để có được niềm đam mê kinh
doanh thực sự, để doanh nghiệp phát triển bền vững thì phải có động lực lớn,
một động lực thăng hoa thành giá trị lớn vượt lên trên những lợi nhuận đơn
thuần. Một doanh nghiệp mạnh phải là doanh nghiệp do nhu cầu xã hội và vì
171
xã hội, từ xã hội mới thấy được nhu cầu, rồi đáp ứng nhu cầu và tạo ra nhu
cầu mới cho xã hội. Đây là điều mà mỗi doanh nhân chân chính cần phải nhận
ra và coi đó như kim chỉ nam của mình. Các doanh nhân phải tập trung lãnh
đạo doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất, nâng cao đời sống vật chất tinh thần
cho công nhân, tạo nhiều sản phẩm đạt chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu đời
sống của nhân dân. Vì vậy, đẩy mạnh sản xuất, giải quyết việc làm, nâng cao
đời sống vật chất, tinh thần của các tầng lớp nhân dân là con đường để xây
dựng, củng cố niềm tin, tình cảm đối với hình ảnh doanh nhân, là thước đo
tính đúng đắn của các giải pháp, cũng chính là thước đo tài - đức của doanh
nhân.
3.3.7. Nâng cao chất lượng các chương trình hỗ trợ, tư vấn cung cấp
thông tin, xúc tiến thương mại cho doanh nhân
Ðể tạo điều kiện cho cộng đồng doanh nghiệp tiếp cận các thông tin
chính thức từ các cơ quan Chính phủ và các cơ quan liên quan, trong thời gian
qua Đồng Nai đã tổ chức nhiều cuộc gặp gỡ giữa các doanh nghiệp trên địa
bàn với các cơ quan chính quyền địa phương nhằm trao đổi thông tin, đối
thoại về những vấn đề doanh nghiệp quan tâm, đồng thời chia sẻ thông tin từ
chính cộng đồng doanh nghiệp đã được tổ chức, góp phần cung cấp những
thông tin chính xác, kịp thời cho doanh nghiệp để định hướng kinh doanh.
Tuy nhiên, thiếu thông tin, đặc biệt là những thông tin có tính dự báo,
phục vụ cho hoạt động kinh doanh vẫn đang là một khó khăn lớn nhất của
doanh nghiệp hiện nay. Vì vậy, các cơ quan chức năng của Đồng Nai cần tăng
cường các hoạt động nghiên cứu, dự báo và phổ biến kịp thời, công khai các
thông tin kinh tế đến các doanh nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp. Ðây cũng
chính là cơ sở để doanh nghiệp có thể nâng cao chất lượng xây dựng và điều
hành chiến lược đầu tư, kinh doanh của mình.
Việc hỗ trợ này không chỉ giúp các doanh nhân ra quyết định đúng mà
còn giúp các doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất, thực hiện các phương án
kinh doanh hiệu quả hơn. Mặt khác, việc nghiên cứu thị trường thế giới là một
việc rất phức tạp đối với các doanh nghiệp bởi giới hạn về trình độ, khả năng
ngoại ngữ, nguồn tài chính eo hẹp… Nếu như trước đây, chúng ta thường tập
trung vào các yếu tố liên quan tới các hàng rào thuế quan và phi thuế quan, thị
hiếu người tiêu dùng thì hiện nay các vấn đề mới, thay đổi nhanh như tỷ giá,
sức mua của đồng tiền nội tại, thu nhập người dân, khả năng người tiêu dùng
172
sử dụng các mặt hàng thay thế, vai trò của các nhà bán buôn, bán lẻ... là
những yếu tố quan trọng mà doanh nghiệp phải luôn tính đến.
Trong bối cảnh đó, Đồng Nai cần phải phát triển mạnh hệ thống thông
tin với quốc gia bằng chi phí từ ngân sách nhà nước với nhiều hình thức khai
thác thông tin khác nhau để cung cấp cho doanh nghiệp và các doanh nhân.
Tại các nước đang phát triển, nghiên cứu thị trường thế giới là việc phức tạp
đối với các cơ quan chính phủ bởi hầu hết họ chưa quen và chưa hề được
chuẩn bị cho công việc này. Doanh nghiệp, doanh nhân rất khó khăn để tìm
hiểu thông tin thế giới, cũng như thực hiện những hoạt động tiếp thị và cạnh
tranh ra bên ngoài. Sự giới hạn về trình độ, khả năng ngoại ngữ, nguồn vốn là
những trở ngại chính. Mặt khác trong điều kiện hội nhập quốc tế mà phần lớn
các doanh nghiệp ở địa phương đang còn nhiều hạn chế về tài chính, năng lực
kinh doanh, kinh nghiệm quốc tế thì việc doanh nhân nắm bắt thông tin thị
trường trong nước, quốc tế sẽ gặp nhiều khó khăn, khó có điều kiện để tiếp
cận nếu như không có sự hỗ trợ từ phía nhà nước và các tổ chức khác. Vì vậy,
các hoạt động hỗ trợ của chính quyền tỉnh Đồng Nai và cơ quan chức năng
trên địa bàn tỉnh cần phải được chuyên nghiệp hoá theo yêu cầu sau:
- Tăng cường hỗ trợ cung cấp thông tin cho doanh nhân bằng việc khẩn
trương ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống quản lý nhà nước, xây
dựng phát triển mạng lưới cung cấp thông tin nhằm cung cấp đầy đủ, kịp thời
thông tin về pháp lý, các văn bản pháp luật và thủ tục hành chính liên quan tới
thành lập, thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, chuyển đổi doanh nghiệp,
thủ tục giải thể, phá sản; cung cấp thông tin về cơ hội đầu tư và các điều kiện
thực hiện sản xuất kinh doanh như hỗ trợ doanh nhân trong việc lựa chọn hình
thức đầu tư và địa bàn đầu tư, tiếp cận các nguồn công nghệ tiên tiến, cung
cấp các thông tin về tình hình diễn biến thị trường...
- Tổ chức tốt công tác nghiên cứu và dự báo kinh tế - xã hội, nghiên
cứu và dự báo thị trường. Trong điều kiện hội nhập và cạnh tranh gay gắt,
công tác nghiên cứu và dự báo kinh tế - xã hội, dự báo thị trường là một đòi
hỏi cấp thiết nhằm giúp các doanh nhân định hướng được chiến lược kinh
doanh của mình cho phù hợp với những biến động của nền kinh tế. Do đó,
Nhà nước cần đầu tư và quan tâm hơn nữa tới các cơ quan nghiên cứu và dự
báo về kinh tế – xã hội, về thị trường; làm cầu nối giữa các trung tâm nghiên
cứu với doanh nhân để những thông tin khoa học thực sự quan trọng đến được
173
với đông đảo cộng đồng doanh nhân, trở thành cơ sở cho những quyết sách
đúng đắn và kịp thời của doanh nhân.
- Hỗ trợ doanh nhân xúc tiến thương mại thông qua việc tổ chức hội
thảo, hội chợ triển lãm, giới thiệu hàng hóa… nhằm tạo điều kiện cho doanh
nhân có điều kiện tiếp cận thị trường trong và ngoài nước.
+ Tăng cường hỗ trợ doanh nhân phát triển thương hiệu thông qua
Chương trình quốc gia tổng thể về nâng cao khả năng cạnh tranh cho thương
hiệu Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế, đặc biệt là tại thị trường
xuất khẩu trọng điểm. Mặt khác, tăng cường hỗ trợ doanh nhân quảng bá
thương hiệu Việt Nam ra thị trường nước ngoài để người tiêu dùng biết đến
các thương hiệu Việt Nam nhiều hơn nhằm nâng cao giá trị và sức cạnh tranh
của thương hiệu Việt Nam trên thị trường quốc tế; hỗ trợ doanh nhân đăng ký
thương hiệu ở nước ngoài; hỗ trợ doanh nhân bảo hộ thương hiệu trên thị
trường quốc tế; tăng cường hỗ trợ thông tin, đào tạo, dịch vụ tư vấn cho
doanh nhân trong việc xây dựng và quảng bá nhãn hiệu hàng hóa và thương
hiệu doanh nhân.
+ Hỗ trợ khởi nghiệp là một hoạt động có ý nghĩa vô cùng quan trọng
đối với doanh nhân. Song, hoạt động này hiện nay mới chỉ là bước đầu, chủ
yếu tập trung ở khâu tuyên truyền phổ biến về chủ trương, chính sách, luật
doanh nghiệp, các luật liên quan và hướng dẫn các thủ tục cần thiết, cách thức
thành lập doanh nghiệp.
Để nâng cao chất lượng hoạt động hỗ trợ này ngoài những vấn đề thực
tế đang tiến hành trên đây thì điều quan trọng là phải chú trọng đi sâu vào
chất lượng của sự hỗ trợ. Nhà nước, các hiệp hội của doanh nhân cần tổ chức
các khoá đào tạo, hướng dẫn về các thủ tục khởi sự doanh nghiệp, đào tạo
kiến thức cơ bản về quản trị kinh doanh.
Để chương trình thực hiện có hiệu quả cần phải có sự hỗ trợ về phương
tiện, kinh phí hoạt động và cần thiết phải huy động sự tham gia rộng rãi của
các hiệp hội doanh nhân, các tổ chức xã hội, các tổ chức tư vấn, các phương
tiện thông tin đại chúng vào hoạt động hỗ trợ khởi sự doanh nghiệp.
+ Đối với hoạt động tư vấn, cung cấp thông tin, xúc tiến thương mại,
đây là những dịch vụ vô cùng cần thiết đối với doanh nhân. Kinh nghiệm
quốc tế về vấn đề này cho thấy hoạt động hỗ trợ này mạnh và chất lượng cao
174
sẽ là yếu tố rất quan trọng giúp doanh nhân có các quyết định sáng suốt, chính
xác các hoạt động kinh doanh.
Hoạt động hỗ trợ này ở nước ta nói chung Đồng Nai nói riêng chỉ mới
ở giai đoạn bắt đầu, còn thiếu kinh nghiệm và tính chuyên nghiệp, do đó hiệu
quả còn rất thấp, chưa thực sự đủ uy tín để thu hút mọi doanh nhân tham gia.
Để nâng cao chất lượng hoạt động tư vấn, cung cấp thông tin, xúc tiến thương
mại hỗ trợ sự hình thành, phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh, hiệu quả
kinh doanh của doanh nhân cần thực hiện theo hướng sau:
Ở tầm vĩ mô của nhà nước, những hoạt động hỗ trợ này phải được xây
dựng thành chương trình quốc gia, thực hiện thường xuyên nằm trong chiến
lược quốc gia về phát triển doanh nghiệp, doanh nhân. Nội dung chương trình
phải xác định rõ mục tiêu, nội dung hỗ trợ, nguồn kinh phí, cơ chế thực hiện,
đối tượng thụ hưởng, cơ chế giám sát và tiêu chuẩn đánh giá.
Đối với Đồng Nai cần có cơ chế để xúc tiến nhanh sự hình thành các
trung tâm tư vấn, cung cấp thông tin, xúc tiến thương mại hỗ trợ doanh nhân.
Các trung tâm dịch vụ hỗ trợ này phải thường xuyên giúp doanh nhân cập
nhập cung cấp các thông tin cần thiết về thị trường, đầu tư, khoa học công
nghệ... Thực hiện thường xuyên việc tổ chức các triển lãm, hội chợ với quy
mô lớn tạo điều kiện cho doanh nhân tham gia, qua đó họ có thể tiếp cận về
đối tác, giá cả, mẫu mã, công nghệ từ đó thúc đẩy hoạt động kinh doanh.
3.3.8. Nâng cao vai trò, năng lực và chất lượng hoạt động của hiệp hội
theo hướng chuyên nghiệp hoá trong việc hỗ trợ doanh nhân
Trong điều kiện hội nhập, các biện pháp hành chính của Chính phủ sẽ
khó có thể thực hiện trực tiếp nhằm yểm trợ cho doanh nghiệp. Nhưng những
biện pháp hỗ trợ gián tiếp thông qua hiệp hội doanh nghiệp, đặc biệt là việc
liên kết tự nguyện của doanh nghiệp sẽ là cơ chế phù hợp với các quy định
của WTO. Do vậy, Đồng Nai cần phải sắp xếp và củng cố lại hiệp hội doanh
nghiệp trên địa bàn, bảo đảm hiệp hội doanh nghiệp hoạt động một cách thiết
thực và hiệu quả.
Hiệp hội doanh nhân như đã có ở nhiều quốc gia hoặc có tính khu vực,
quốc tế là cầu nối rất quan trọng giữa doanh nhân và chính quyền, thông qua
tổ chức này sẽ hỗ trợ doanh nhân trong việc nắm bắt các thông tin về pháp
luật, chính sách của nhà nước và các vấn đề khác liên quan đến hoạt động của
doanh nhân. Đồng thời thông qua hiệp hội để doanh nhân đề đạt các nguyện
175
vọng, những đóng góp giúp nhà nước bổ sung kịp thời các chính sách, văn
bản pháp quy và giải quyết các vướng mắc của doanh nghiệp tạo điều kiện
cho doanh nhân phát triển tốt hơn. Hiện tại hoạt động của câu lạc bộ doanh
nhân, hiệp hội doanh nhân nói chung còn nhiều hạn chế, chưa thể hiện được
tính chuyên nghiệp cao còn nhiều vướng mắc trong cơ chế, kinh phí hoạt
động, năng lực tổ chức quản lý, cũng như sự hỗ trợ từ phía nhà nước, cho nên
sự hỗ trợ của tổ chức này đối với doanh nhân hiệu quả chưa tương xứng với
vai trò của nó.
Phát triển đội ngũ doanh nhân ở nước ta nói chung, Đồng Nai nói riêng
không thể thiếu vai trò của các hiệp hội doanh nghiệp và các hiệp hội ngành
nghề. Đội ngũ doanh nhân sẽ chỉ có sức mạnh khi được liên kết với nhau theo
từng ngành nghề, tạo thành sức mạnh tổng hợp trên thương trường. Vai trò
của các hiệp hội thể hiện đậm nét ở chỗ liên kết từng doanh nhân lại với nhau
thành một sự thống nhất nhằm nâng cao tính cạnh tranh của các doanh
nghiệp. Do đó, Việt Nam cần xây dựng và nâng cao hiệu quả hoạt động của
mạng lưới hiệp hội, các tổ chức tư vấn và trợ giúp doanh nhân. Với tư cách là
hiệp hội của các hiệp hội, là người đại diện cho giới sử dụng lao động, là một
tổ chức quốc gia có bề dầy về kinh nghiệm và mạng lưới hỗ trợ doanh nhân,
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cần thể hiện được vai trò của
mình trong việc hỗ trợ và liên kết các doanh nhân.
Trong điều kiện kinh tế thị trường, vai trò của các hiệp hội ngày càng
được thể hiện rõ nét và ảnh hưởng to lớn đến định hướng và quá trình hoạt
động của các doanh nghiệp và doanh nhân. Các hiệp hội doanh nghiệp không
còn chỉ giữ vai trò cầu nối, xúc tiến mà còn hỗ trợ đắc lực cho các doanh
nghiệp về định hướng và quá trình hoạt động của các doanh nghiệp, về một
loạt các lĩnh vực như tư vấn, cung cấp thông tin, tổ chức diễn đàn, cung cấp
các dịch vụ đào tạo, các dịch vụ hỗ trợ, tham gia đàm phán, bảo vệ quyền và
lợi ích của các doanh nghiệp... Chính vì vậy cần chú trọng nâng cao vai trò và
khả năng hoạt động hỗ trợ doanh nhân của các hiệp hội doanh nghiệp. Trong
giai đoạn vừa qua, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và các hiệp
hội khác đã làm khá tốt vai trò này, trở thành người đại diện cho cộng đồng
các doanh nghiệp để phản ảnh những tâm tư, nguyện vọng của giới doanh
nghiệp đến các cơ quan của Chính phủ. Để từ đó, Chính phủ sẽ có những
176
chính sách phát triển doanh nhân có hiệu quả hơn, góp phần xây dựng môi
trường kinh doanh lành mạnh hơn cho các doanh nhân.
Trong nền kinh tế thị trường, mạng lưới các tổ chức hỗ trợ doanh nhân
là rất quan trọng vì nó có thể khai thác và phát huy mọi tiềm lực trong và
ngoài nước giúp doanh nhân phát triển. Để phát huy vai trò của hiệp hội
doanh nhân trong thời gian tới cần phải:
- Kiện toàn tổ chức bộ máy theo hướng chuyên nghiệp, xây dựng chiến
lược, kế hoạch và nội dung hoạt động của hiệp hội nhằm nâng cao chất lượng
hỗ trợ doanh nhân, doanh nghiệp trong điều kiện mới.
- Hướng dẫn thông tin tuyên truyền kịp thời các chính sách văn bản
pháp luật đến doanh nhân. Thường xuyên tập hợp các kiến nghị của doanh
nhân, tổng hợp và đề đạt các kiến nghị đó đến các cơ quan quản lý nhà nước
để giải quyết những vướng mắc của doanh nghiệp.
- Mở rộng và nâng cao chất lượng các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh cho
doanh nhân. Đa dạng hoá các hình thức trao đổi kinh nghiệm và tìm kiếm cơ
hội kinh doanh, thực hiện tốt việc làm cầu nối cho các hội viên liên kết, liên
doanh với nhau để nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh của
từng doanh nghiệp. Tham gia tích cực cùng với các cơ quan nhà nước tạo ra
môi trường cạnh tranh lành mạnh, chống lại các hiện tượng tiêu cực, vi phạm
pháp luật gian lận thương mại trong phạm vi quốc gia và quốc tế.
Đẩy mạnh và tạo điều kiện cho các hiệp hội tham gia trực tiếp và có
hiệu quả hơn vào quá trình hoạch định chính sách, pháp luật kinh tế có liên
quan đến từng ngành nghề và cộng đồng doanh nghiệp. Các hiệp hội là người
đại diện cho các doanh nghiệp và doanh nhân, tiếng nói của họ là tiếng nói, là
nguyện vọng của các doanh nghiệp và doanh nhân. Việc xây dựng và ban
hành các văn bản pháp luật của các cơ quan chức năng cần tham khảo và lắng
nghe ý kiến của các doanh nghiệp và doanh nhân thông qua các hiệp hội.
Nghiên cứu mở rộng việc Chính phủ ủy quyền cho các hiệp hội thực
hiện một số hoạt động tác nghiệp ít tác động điều hành vĩ mô nhằm xã hội hóa
những hoạt động mà Chính phủ không cần nắm giữ như thực hiện các chương
trình xúc tiến thương mại khu vực, quốc gia, tham gia đàm phán các hiệp định
thương mại song phương và đa phương với các nước và các tổ chức quốc tế,
đào tạo các doanh nhân bằng nguồn vốn hỗ trợ của Chính phủ.
177
3.3.9. Gắn đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo với phát triển
đội ngũ doanh nhân
Đây là giải pháp mang tính quốc gia, song Đồng Nai có thể và lựa chọn
cho mình những nội dung thiết thực, phù hợp nhằm phát triển đội ngũ doanh
nhân trong tương lai.
Nội dung giáo dục từ các trường phổ thông, cao đẳng, trung học, dạy
nghề và nội dung chương trình đào tạo chưa thể hiện chưa rõ mục tiêu. Do đó,
sản phẩm của nền giáo dục và đào tạo nước nhà là một đội ngũ lao động với
chất lượng thấp, trình độ chuyên môn và khả năng thích ứng của người đã
được đào tạo còn rất hạn chế. Theo một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới,
chất lượng lao động Việt Nam chỉ đạt 32/100 điểm. Trong khi đó, những
nước có chất lượng lao động dưới 35 điểm sẽ có nguy cơ mất sức cạnh tranh
trên thị trường toàn cầu. Với lực lượng lao động có chất lượng như vậy thì
Việt Nam khó có thể có được đội ngũ doanh nhân đông đảo, giỏi kinh doanh
và có văn hoá. Việc có được đội ngũ doanh nhân trong điều kiện như vậy với
nước ta nói chung, với địa phương nói riêng sẽ còn là chuyện lâu dài.
Chúng tôi không có tham vọng, cũng không đủ tri thức, kiến thức
chuyên sâu bàn về giáo dục – đào tạo nói chung ở nước ta. Ở đây, chỉ xin xem
xét một cách rất khái quát góc độ giáo dục – đào tạo với việc hình thành và
phát triển đội ngũ doanh nhân.
Để xây dựng và phát triển đội ngũ doanh nhân, một trong các mục tiêu
giáo dục – đào tạo phải là những yếu tố cấu thành nên tố chất, năng lực và
văn hoá doanh nhân. Đó là “tâm - tài - trí - dũng”.
Con người hoạt động trong mỗi lĩnh vực chuyên môn khác nhau đều
cần có tâm, tài, tức là phải có lòng đam mê, nhiệt huyết, phải có tâm nghề
nghiệp. Tương tự, có tài, tức là phải có trình độ chuyên môn giỏi, thành thạo
về lĩnh vực, về nghề nghiệp đang theo đuổi. Doanh nghiệp – người làm nghề
kinh doanh, sống và làm việc, tồn tại và phát triển luôn gắn với cộng đồng
người, cộng đồng trong doanh nghiệp và cộng đồng khách hàng càng cần có
tâm, có tài. Song trên thương trường nên có tâm, tài là cần nhưng chưa đủ, mà
còn phải có trí, có dũng để sáng tạo, thích ứng, vượt qua khó khăn, thách thức
của cạnh tranh khốc liệt. Chính vì vậy, dự báo trước tính chất và mức độ cạnh
tranh trong kinh doanh ở thế kỷ XXI, nên ngay từ những năm 80 của thế kỷ
XX, các nhà kinh doanh của Nhật Bản trong tương lai được đào tạo với 5 tiêu
178
chuẩn rất cao:
- Chuyên môn thành thạo
- Khả năng sáng tạo độc lập cao
- Luôn can đảm, dũng cảm trên thương trường
- Am hiểu quốc tế sâu, rộng
- Thông thạo ngoại ngữ.
Với thế giới đang đổi thay rất mạnh mẽ cả về quy mô, cả về các lĩnh
vực, việc đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo là cần và cấp
thiết. Ở nước ta hiện nay, xây dựng và phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng
tâm. Đội ngũ doanh nhân – như đã được chỉ ra và được thừa nhận – là đội
quân xung kích quan trọng nhất trên mặt trận kinh tế. Để xây dựng và phát
triển kinh tế trong điều kiện mới, nước ta cần và phải có đội ngũ nhân lực có
chất lượng cao, trong đó có đội ngũ doanh nhân. Vì vậy, trong đổi mới, nâng
cao chất lượng giao dục đào tạo để phát triển nguồn nhân lực có chất lượng,
thì ngoài mục tiêu chung của ngành giáo dục – đào tạo và mục tiêu quan trọng
khác, phải gắn và thể hiện rõ mục tiêu xây dựng, phát triển đội ngũ doanh
nhân nước ta.
Theo đó, các trường trung học chuyên nghiệp, đại học, cao đẳng, nhất
là liên quan tới doanh nghiệp, kinh doanh, pháp luật, nhân lực, … ở các
trường thuộc khối kinh tế, ngoài việc cung cấp cho người học các kiến thức
chuyên môn, thiết thực, các kiến thức cơ bản về kinh tế,... cần tăng cường
cung cấp cho người học các kiến thức hiện đại về quản lý, về kinh doanh,
quản trị doanh nghiệp.
Việc tiếp cận với những môn học mới, kiến thức hiện đại đó giúp cho
người học ý thức được triết lý kinh doanh “vì lợi ích của người khác, của xã
hội là cách lựa chọn vì mình khôn ngoan nhất”. Có thể coi đấy là hành trang
cần có, thiết thực của mỗi doanh nhân.
179
KẾT LUẬN
Phù hợp với thực hiện “Chiến lược quốc gia về phát triển doanh
nghiệp” đã được xác định tại Đại hội X của Đảng, cần và phải có đội ngũ các
nhà quản lý, điều hành các doanh nghiệp – một đội ngũ doanh nhân tương
ứng. Tuy vậy, ở nước ta hiện nay nói chung, những điạ bàn tỉnh, thành có
nhiều doanh nghiệp nói riêng, những vấn đề về doanh nhân, từ quan niệm,
nhận thức, vị trí, vai trò, kỹ năng, tiêu chí phân loại, đánh giá về họ đến thực
trạng và xu hướng vận động, phát triển đội ngũ này cần được tiếp tục nghiên
cứu đầy đủ hơn, góp phần xây dựng một đội ngũ doanh nhân có đủ kỹ năng,
trình độ, bản lĩnh điều hành một cách hiệu quả hệ thống doanh nghiệp Việt
Nam phù hợp với điều kiện mới.
Đồng Nai là địa bàn nhiều tiềm năng, là một tỉnh công nghịêp, sớm
phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp với hệ thống đông đảo các
doanh nghiệp. Các doanh nghiệp trên địa bàn đã có đóng góp to lớn trong quá
trình phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh. Các doanh nghiệp ở Đồng Nai chắc
chắn sẽ có đóng góp to lớn, hữu hiệu hơn nếu có một đội ngũ doanh nhân có
chất lượng. Đề tài: “Đội ngũ doanh nhân Đồng Nai – Thực trạng và giải pháp
phát triển” được lựa chọn, nghiên cứu với hy vọng đóng góp vào công cuộc
xây dựng đội ngũ doanh nhân của Đồng Nai một cách thiết thực, hiệu quả.
Phù hợp với đối tượng và phạm vi nghiên cứu, đề tài đã cố gắng bám
sát và thực hiện được các mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra, đó là:
- Đã phân tích và làm rõ thêm mặt lý luận về doanh nhân trên các góc độ:
o Quan niệm về doanh nhân, các tố chất cần thiết của doanh nhân;
o Vị trí, vai trò của doanh nhân;
o Tiêu chí, tiêu chuẩn phân loại, đánh giá doanh nhân
o Về phát triển doanh nhân
- Khái quát kinh nghiệm phát triển doanh nhân và rút ra bài học vận
dụng đối với địa phương nói chung, Đồng Nai nói riêng.
- Phân tích, đánh giá thực trạng đội ngũ doanh nhân ở Đồng Nai:
o Về cơ cấu theo các loại hình doanh nghiệp, giới tính, địa bàn...
o Đánh giá mặt mạnh, yếu và nguyên nhân chủ yếu.
- Đề xuất phương hướng và các nhóm giải pháp nhằm phát triển đội ngũ
doanh nhân ở Đồng Nai đến năm 2020.
180
Đề tài đã phân tích và làm rõ tính hệ thống, tính nhất quán giữa các đề
xuất được đưa ra, đảm bảo tính thiết thực của giải pháp. Ở nước ta nói chung,
với các địa phương nói riêng, để có được bức tranh đúng đắn, rõ nét, đầy đủ
về đội ngũ doanh nhân, cần có nhận thức chung với các tiêu chí, tiêu chuẩn và
phương pháp đánh giá, xếp loại doanh nhân một cách có cơ sở khoa học, có
tính pháp lý cao, có tác động hữu hiệu tới phát triển kinh tế - xã hội.
Ở nước ta cũng như ở mỗi địa bàn tỉnh, thành, trong đó có tỉnh Đồng
Nai, vấn đề doanh nhân còn khá mới mẻ lại chưa được nghiên cứu một cách
hệ thống, cơ bản. Hơn nữa chưa có tư liệu, số liệu thống kê có tính pháp lý, vì
vậy đề tài khó tránh những khiếm khuyết, thiếu sót.
Tuy vậy, với tư cách đề tài khoa học, việc đề xuất các giải pháp và kiến
nghị (có bản kiến nghị kèm theo) cho vấn đề nghiên cứu đã được đưa ra và đã
cố gắng luận giải như những định hướng, những ý tưởng, gợi mở có cơ sở và
căn cứ xác đáng. Việc ứng dụng và triển khai ý tưởng, gợi mở đó cần phải có
đề án tương ứng, với không gian, thời gian, biện pháp, tổ chức một cách cụ
thể.
181
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt:
1. Morits A. (1990), Chế tạo tại Nhật Bản, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (11/2003), Báo cáo đánh giá tình hình thi hành
Luật doanh nghiệp, Hội nghị Chính phủ tổng kết 4 năm thi hành Luật
doanh nghiệp, Hà Nội.
3. Bộ kế hoạch và đầu tư (MPI), cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA),
Trung tâm hỗ trợ kĩ thuật DNNVV tại Hà Nội (TAC-HN) (2006), Kết
quả khảo sát doanh nghiệp năm 2005 tại 30 tỉnh, thành phố phía Bắc,
Nxb Bưu điện, Hà Nội.
4. Câu lạc bộ Doanh nhân Việt Nam (2004), Doanh nhân Việt Nam xưa và
nay, Nxb Thống kê.
5. CIEM (2001), Tinh thần kinh doanh của doanh nhân Việt Nam và chính
sách, biện pháp nhằm phát huy tinh thần kinh doanh trong sự nghiệp
phát triển đất nước.
6. CIEM (2001), Quản lí và tinh thần kinh doanh.
7. CIEM (8/2002), Kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của
CHLB Đức, Hà Nội.
8. CIEM-GTZ (2006), 6 năm thi hành Luật doanh nghiệp - Những vấn đề
nổi bật và bài học kinh nghiệm, Hà Nội.
9. CIEM-UNDP (2005), Báo cáo kết quả khảo sát về đổi mới công nghệ
tại các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam, Hà Nội.
10. Chung Ju Yung (2004), Không bao giờ thất bại, tất cả là thử thách,
Nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh.
11. Nguyễn Cúc (2000), Đổi mới cơ chế và chính sách hỗ trợ phát triển doanh
nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam đến năm 2005, Nxb CTQG, Hà Nội.
182
12. Tô Xuân Dân, Vũ Trọng Lâm (ch.b) (2003), Cơ chế chính sách đặc thù
phát triển thủ đô Hà Nội - Một số định hướng cơ bản, Nxb Khoa học -
Kĩ thuật, Hà Nội.
13. Trần Quốc Dân (2008), Doanh nghiệp, doanh nhân và văn hóa, Nxb
CTQG, Hà Nội.
14. Diêu Dương, Hạ Tiểu Lâm, Khu vực kinh tế tư nhân Trung Quốc:
Chính sách, quá trình phát triển và những trở ngại trước mắt, Tạp chí
Nghiên cứu kinh tế số 287 - tháng 4/2002.
15. Thielen D. (1999), 12 bí quyết thành công của công ti Microsoft, Nxb
Thống kê, Hà Nội.
16. Lê Đăng Doanh, Nguyễn Thị Kim Dung (1998), Nâng cao năng lực
cạnh tranh và bảo hộ sản xuất trong nước, Nxb Lao động, Hà Nội.
17. Vũ Tiến Dũng (2009), Tầng lớp doanh nhân Việt Nam trong kết cấu xã
hội – giai cấp thời kỳ đổi mới, Luận án tiến sĩ triết học.
18. Nghiêm Xuân Đạt, Tô Xuân Dân, Vũ Trọng Lâm (ch.b) (2003), Phát
triển và quản lí các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, Nxb Khoa học -
Kĩ thuật, Hà Nội.
19. Nghiêm Xuân Đạt, Nguyễn Minh Phong (ch.b) (2002), Hà Nội trong
quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb CTQG, Hà Nội.
20. Trần Bạch Đằng, Vấn đề bóc lột của kinh tế tư bản tư nhân và đảng
viên làm kinh tế hiện nay, Tạp chí Phát triển kinh tế 3/2003.
21. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VI, Nxb Sự Thật, Hà Nội.
22. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, khóa II - Nghị quyết
Trung ương về Nhiệm vụ kế hoạch 3 năm (1958-1960) về phát triển và
cải tạo kinh tế quốc dân.
23. Đảng Lao động Việt Nam (1960), Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ III.
24. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VI, Nxb Sự Thật, Hà Nội.
25. Đảng Cộng sản Việt Nam (1982), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ V, tập I, Nxb Sự Thật, Hà Nội.
183
26. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VII - Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội, Nxb Sự Thật, Hà Nội.
27. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VII - Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm
2000, Nxb Sự Thật, Hà Nội.
28. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc
lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
29. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban
Chấp hành Trung ương khóa IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
30. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Hội nghị lần thứ chín Ban
Chấp hành Trung ương khóa IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
31. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc
lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
32. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban
Chấp hành Trung ương khóa X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
33. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu Ban
Chấp hành Trung ương khóa X: "Về tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa", Báo Điện tử Đảng Cộng sản
Việt Nam, ngày 21/12/2008.
34. Nguyễn Chí Định (2001), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế công nghiệp trong
quá trình CNH, HĐH ở Đồng Nai, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Hà Nội.
35. Đồng Nai 10 năm xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội (1975-1985).
36. Đồng Nai 20 năm xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội (1975-1995).
37. Đồng Nai 25 năm xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội (1975-2000).
38. Trần Văn Giàu (1980), Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt
Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
39. Nguyễn Thu Hà (2002), Buôn bán cũng cần có đầu óc chính trị, Báo
Thương mại số 12, 13,14Hoàng Văn Hải (2006), Phát triển tinh thần
doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Đề tài
khoa học cấp bộ, Trường Đại học Thương mại, Hà Nội.
40. Hoàng Văn Hải (2001), Đổi mới công tác hoạch định chiến lược kinh
doanh của các DNNN trong giai đoạn hiện nay ở nước ta, Luận án Tiến
sĩ kinh tế, Hà Nội.
184
41. Trịnh Thị Mai Hoa (2006), Kinh tế tư nhân Việt Nam trong tiến trình
hội nhập, Nxb Thế giới, Hà Nội.
42. Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ Việt Nam (12/2005), Báo cáo
phát triển Việt Nam 2006: Kinh doanh¸ Hà Nội.
43. Hồ Chí Minh (1980), Tuyển tập, tập 1, Nxb Sự thật, Hà Nội.
44. Trần Hữu Huỳnh (2003), “Xây dựng hệ thống giám sát doanh nghiệp”,
Nghiên cứu Lập pháp, số tháng 1-2003.
45. IFC, MPI, WB (2008), Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam, tháng
12/2008.
46. Matsushita K. (1998), Quyết đoán trong kinh doanh, Nxb
Giáo dục, Hà Nội.
47. Kim Woo Choong (1995), Bạn muốn thành công trong cuộc sống, Nxb
Thống kê, Hà Nội.
48. Huỳnh Tấn Kiệt (2000), Giải quyết việc làm cho người lao động ở tỉnh
Đồng Nai - Thực trạng và giải pháp, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Hà Nội.
49. Vũ Trọng Lâm (2005), Những giải pháp chủ yếu nâng cao sức cạnh
tranh của doanh nghiệp Hà Nội (Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Thành
phố), Hà Nội.
50. Phạm Vũ Luận (2003), Những giải pháp cơ bản nhằm tăng cường quản
lí nhà nước đối với thương nhân trong giai đoạn hiện nay ở nước ta, Đề
tài khoa học cấp bộ, Hà Nội.
51. Phạm Vũ Luận (2004), Quản trị doanh nghiệp thương mại, Nxb Thống kê.
52. Thái Nguyễn Bạch Liên, Năm 2002 nhìn lại: Kinh tế tư nhân ở Trung
Quốc, Tạp chí Phát triển kinh tế 1/2003.
53. Vũ Đăng Minh (2004), Xây dựng và phát triển đội ngũ giám đốc doanh
nghiệp nhà nước ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học
Bách khoa Hà Nội.
54. Hammer M. và Champy J (1999), Tái lập công ti, Nxb TP Hồ Chí Minh.
55. MPDF (1997), Khu vực tư nhân mới nổi lên và sự nghiệp công nghiệp
hóa ở Việt Nam.
56. Porter M (1996), Chiến lược cạnh tranh, Nxb Khoa học Kĩ thuật, Hà Nội.
57. Nguyễn Đình Nam (2001), Một số ý kiến về phát triển nền kinh tế nhiều
thành phần, Tạp chí Kinh tế và phát triển số 46.
58. Nhà xuất bản Trẻ (2006), Tư duy lại tương lai, Nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh.
185
59. Nguyễn Văn Nghệ (2001), Những xu hướng cơ bản trong quá trình hình
thành và phát triển thị trường vật tư nông nghiệp ở các tỉnh miền Đông
Nam bộ hiện nay, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Hà Nội.
60. Nguyễn Bá Ngọc, Trần Văn Hoan (2002), Toàn cầu hóa: Cơ hội và
thách thức đối với lao động Việt Nam, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.
61. Tô Phán (2005), Công bằng với doanh nhân, Báo Lao Động.
62. Nguyễn Minh Phong (2004), Phát triển kinh tế tư nhân ở Hà Nội, Nxb
CTQG, Hà Nội.
63. Nguyễn Thị Kim Phương (2004), Giám đốc doanh nghiệp tư nhân hoạt
động trong KTTT định hướng XHCN ở nước ta hiện nay, Đề tài khoa
học cấp bộ, Phân viện Hà Nội - Học viện CTQG Hồ Chí Minh, Hà Nội.
64. Trần Minh Phúc (2000), Đổi mới quản lý nhà nước đối với kinh tế tư
nhân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Hà Nội.
65. Phạm Ngọc Quang – Đinh Quang Ty (2006), Góp phần nhận diện cơ
cấu xã hội ở nước ta qua 20 năm đổi mới, Tạp chí Triết học, số 3/2006.
66. Võ Minh Quang (2004), Xây dựng mô hình xóa đói giảm nghèo bền
vững vùng dân tộc thiểu số của tỉnh Đồng Nai, Đồng Nai.
67. Dương Trung Quốc (10/2004), Tôi là nhà buôn, Hội thảo "Xây dựng
đội ngũ doanh nhân trong thời kì CNH, HĐH đất nước" do VCCI, Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam, Học viện CTQG Hồ Chí Minh tổ chức 10/2004.
68. Thái Quang Sa (1999), Cạnh tranh cho tương lai, Trung tâm Thông tin
khoa học - kĩ thuật hóa chất, Hà Nội.
69. Trương Tấn Sang (2003), Phát huy những thành tựu, tiếp tục đổi mới,
phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, Báo Doanh nghiệp số
43, tháng 10/2003.
70. Phạm Văn Sáng (2002), Lộ trình tham gia khu vực mậu dịch tự do
ASEAN (AFTA) đối với những sản phẩm công nghiệp chủ yếu trên địa
bàn Đồng Nai, Đồng Nai.
71. Phạm Văn Sáng (2003), Phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp,
nông thôn tỉnh Đồng Nai, Luận án tiến sỹ kinh tế, Hà Nội.
72. Đào Xuân Sâm (2001), Tìm hiểu thái độ của xã hội đối với thị trường
và kinh doanh, Nxb Thống kê, Hà Nội.
73. Sở Khoa học và Công nghệ TP Hồ Chí Minh (2004), Khảo sát về doanh
nhân trên địa bàn TP Hồ Chí Minh. Nguyễn Văn Thường (ch.b) (2003),
186
Tăng trưởng kinh tế Việt Nam - Những rào cản cần phải vượt qua, Nxb
Lí luận chính trị, Hà Nội.
74. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đồng Nai, Viện Quản lý kinh tế Học
viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2005), Việt Nam gia nhập WTO:
tác động tới nền kinh tế Đồng Nai và những giải pháp để thích ứng với
quá trình hội nhập, Nxb LLCT, Hà Nội.
75. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đồng Nai, Viện Quản lý kinh tế Học
viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2005), Xây dựng lộ trình CNH –
HDDH nền kinh tế Đồng Nai đến năm 2020, Ncb LLCT, Hà Nội.
76. Nguyễn Văn Tám (2000), Phát triển công nghiệp nông thôn ở huyện
Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai theo hướng CNH, HĐH, Luận văn Thạc sĩ
kinh tế, Hà Nội.
77. Nguyễn Công Thành (2000), Sắp xếp lại và đổi mới quản lý DNNN tỉnh
Đồng Nai, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Hà Nội.
78. Nguyễn Văn Thắng (2006), Phát triển đội ngũ doanh nhân trên địa bàn
quận Cầu Giấy thành phố Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ Kinh doanh và
Quản lí, Học viện CTQG Hồ Chí Minh.
79. Tia sáng - Bộ Khoa học và công nghệ, ngày 19/02/2008.
80. Tổng cục Thống kê (2005), Thực trạng doanh nghiệp qua kết quả điều
tra năm 2002, 2003, 2004, Nxb Thống kê, Hà Nội.
81. Vũ Quốc Tuấn (2001), Doanh nghiệp, doanh nhân trong cơ chế thị
trường, Nxb CTQG, Hà Nội.
82. Trung tâm Thông tin và tư vấn doanh nghiệp (2007), Doanh nghiệp tư
nhân làm thế nào để thoát khỏi mô hình "gia đình trị", Nxb Lao động -
xã hội, Hà Nội.
83. Thực trạng doanh nghiệp qua kết quả điều tra năm 2004, 2005, 2006,
Nxb Thống kê, Hà Nội.
84. UBND TP Biên Hòa (1997), Tổng hợp kết quả điều tra xã hội học về
lao động việc làm trên địa bàn thành phố Biên Hòa, Đồng Nai.
85. VCCI (2004), Kỉ yếu hội thảo về ngày doanh nhân.
86. VCCI (2005), Kỉ yếu hội thảo về tính cộng đồng của doanh
nhân Việt Nam.
87. VCCI (2003), Bác Hồ với doanh nghiệp và doanh nhân Việt Nam, Nxb
CTQG, Hà Nội.
187
88. VCCI (2008), Doanh nghiệp Việt Nam 2007, Nxb CTQG, Hà Nội.
89. Viện Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh (2005), Doanh nhân Việt Nam
trên địa bàn TPHCM – Hiện trạng và giải pháp phát triển (Đề tài
nghiên cứu khoa học cấp Thành phố).
90. Viện Khoa học Nông nghiệp miền Nam (2002), Dự án "Xây dựng mô
hình phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa,
hiện đại hóa nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế hệ thống sản xuất nông
nghiệp tại huyện Xuân Lộc tỉnh Đồng Nai", TP Hồ Chí Minh.
91. VNCI (2008), Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2008 của Việt
Nam, Hà Nội.
92. VNCI (2008), Dữ liệu chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2008
của Việt Nam, Hà Nội.
93. Hồ Văn Vĩnh, Nguyễn Quốc Thái (ch.b) (2005), Mô hình phát triển hợp
tác xã nông nghiệp ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
94. Vietbao.vn ngày 13/10/2005.
95. VnExpress ngày 23/01/2007.
96. Vietnamese Daily ngày 22/01/2006.
97. Văn kiện Đảng, Toàn tập, tập 2.
98.
99.
100.
101.
102.
103.
104.
105.
106.
107.
108.
109.
110.
Tài liệu tiếng nước ngoài:
188
111. Adam Smith (1978), An inquiry into the nature and causes of
the wealth of nation .
112. OECD (1998), Fostering entrepreneurship.
113. David McClelland (1961), The achieving Society, Princeton
University Press.
114. Joseph A. Schumpeter (1911), The theory of economic development.
115. Carton R.B., Hofer C.W. and Meek M.D., The entrepreneur and
entrepreneurship - Operational definitions of their role in society.
Paper presented at the annual International Council for small business
conference, Singapore.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 160.kilobooks.com.pdf