Trước hết công ty cần có những giải pháp để quản bá thương hiệu mở rộng thị
trường, huy động các nguồn vốn để mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh, đa
dạng hóa ngành nghề kinh doanh.
- Cải tiến kĩ thuật nâng cấp trang thiết bị máy móc cũng như các điều kiện làm việc
khác để nâng cao năng suất lao động mang lại hiệu quả sản xuất kinh doanh trong công ty.
- Cần tiến hành khảo sát lại toàn bộ các nhân viên về nguyện vọng, trình độ
năng lực và về nghiệp vụ chuyên môn của từng người để có kế hoạch bố trí, sử dụng
và điều chỉnh công việc của từng người phù hợp hơn, có kế hoạch đào tạo nghiệp vụ
cho những nhân viên để họ đáp ứng tốt hơn yêu cuầ trong công việc c ủa họ đồng thời
nâng cao mức độ thỏa mãn trong công việc của nhân viên, có các chính sách thu hút
lực lượng lao động có năng lực và trình độ chuyên môn cao phù hợp với mục tiêu phát
triển của công ty từ bên ngoài
102 trang |
Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1350 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đo lường mức độ thỏa mãn trong công việc của nhân viên tại công ty cổ phần cơ khí và xây dựng công trình thừa thiên Huế - Coxano, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hơn.
2.2.4.5.2 Kiểm định sự khác biệt của nhân tố đặc điểm công việc theo từng đặc điểm
2.2.4.5.2.1 Kiểm định ANOVA theo nhân tố đặc điểm công việc
Đối với các đặc điểm về độ tuổi, trình đ ộ học vấn, số năm công tác, thu nhập
trung bình hàng tháng thì các đặc điểm này có nhiều hơn ba nhóm nên ta dùng kiểm
định ANOVA.
Bảng 29: Kiểm định phương sai của nhân tố đặc điểm công việc theo từng đặc điểm
Các tiêu chí Levene Statistic df1 df2 Sig.
Độ tuổi 1.513 3 72 .219
Trình độ học vấn .090 2 73 .914
Số năm công tác 4.376 3 72 .007
Thu nhập trung bình 5.576 3 72 .002
( Nguồn: Kết quả xử lý SPSS)
Nguyễn Thị Thu_K42QTTH 62
Theo kết quả kiểm định về sự đồng nhất phương sai thì ta thấy Sig của hai đặc
điểm là số năm công tác và thu nhập trung bình là bé hơn 0.05. Như vậy ta có thể kết
luận phương sai giữa các nhóm theo hai đặc điểm là số năm công tác và thu nhập
trung bình là không bằng nhau. Như vậy không đảm bảo điều kiện để phân tích
ANOVA. Đối với hai đặc điểm là độ tuổi và trình độ học vấn có Sig lớn hơn 0.05
như vậy ta có thể kết luận phương sai giữa các nhóm là bằng nhau như vậy là thỏa
mãn điều kiện để phân tích ANOVA.
Bảng 30: Kết quả kiểm định ANOVA của nhân tố đặc điểm công việc
theo từng đặc điểm
Các đặc
điểm
Tổng bình
phương
df Trung bình
bình phương
F Sig.
Độ tuổi
Giữa các nhóm 1.529 3 .510 .996 .400
Trong các nhóm 36.852 72 .512
Tổng 38.381 75
Trình độ
học vấn
Giữa các nhóm .068 2 .034 .065 .937
Trong các nhóm 38.313 73 .525
Tổng 38.381 75
( Nguồn: Kết quả xử lý SPSS)
Theo kết quả phân tích ANOVA thì Sig của hai đặc điểm cá nhân là độ tuổi và
trình độ học vấn là lớn hơn 0.05. Như vậy ta có đủ bằng chứng thốn g kê để kết luận
không có sự khác biệt giữa các nhóm theo hai đặc điểm là độ tuổi v à trình độ học vấn.
2.2.4.5.2.2 Kiểm định Independent- sample T- test theo nhân tố đặc điểm công
công việc
Đối với đặc điểm về vị trí công tác thì đặc điểm này có hai nhóm nên ta dùng
kiểm định Independent- sample T- test
Bảng 31:Kết quả kiểm định Independent- sample T- test của nhân tố đặc điểm
công việc theo đặc điểm vị trí công tác
Đặc
điểm
công
việc
Levene's Test
for Equality of
Variances
t-test for Equality of
Means
F Sig. t df Sig.
Phương sai bằng nhau .007 .933 .695 74 .489
Phương sai không bằng nhau .683 32.436 .500
( Nguồn: Kết quả xử lý SPSS)
Nguyễn Thị Thu_K42QTTH 63
Theo kết quả kiểm định Independent- sample T- test thì Sig của đặc điểm vị trí
công tác lớn hơn 0.05. Như vậy ta có thể kết luận không có sự khác biệt giữa hai nhóm
quản lí và nhân viên đối với nhân tố đặc điểm công việc.
2.2.4.6 Đánh giá của nhân viên đối với yếu tố điều kiện làm việc
2.2.4.6.1 Thống kê mức độ thỏa mãn về yếu tố điều kiện làm việc
Biểu đồ 6: Thống kê mức độ thỏa mãn về yếu tố điều kiện làm việc
( Chú thích: xem giá trị bình quân ở phụ lục 14.1)
Theo bảng thống kê về mức độ thỏa mãn về đặc điểm công việc của nhân viên
thì đa số nhân viên trong công ty vẫn còn chưa thỏa mãn về điều kiện làm việc của họ.
Biểu hiện ở tỷ lệ không đồng ý của các ý kiến là còn cao với tỷ lệ không đồng ý cao
nhất là đối với biến “thấy thoải mái tại nơi làm việc” là 39.5% và giá trị bình quân đối
với các biến quan sát là rất thấp thấp nhất là 3.22 là giá trị trung bình của biến “thấy
thoải mái tại nới làm việc”. Điều này cho thấy công ty cần phải cải thiện điều kiện làm
việc cho nhân viên của mình. Đặc biệt là những nhân viên lao động trực tiếp phải đảm
bảo điều kiện an toàn lao động, cung cấp đầ y đủ máy móc và thiết bị để người lao
động làm việc có hiệu quả cao. Đối với biến thấy thoải mái tại nơi làm việc thì nhiều
nhân viên vẫn chưa đồng ý với ý kiến này. Vì vậy bãn lãnh đạo công ty cần cải thiện
về không khí làm việc trong tổ chức sao cho các nhân viên đều cảm thấy thoải mái tại
nơi làm việc của mình hơn.
Nguyễn Thị Thu_K42QTTH 64
2.2.4.6.2 Kiểm định sự khác biệt của nhân tố điều kiện làm việc theo từngđặc điểm
2.2.4.6.2.1 Kiểm định ANOVA theo nhân tố điều kiện làm việc
Đối với các đặc điểm về độ tuổi, trình độ học vấn, số năm công tác, thu nhập
trung bình hàng tháng thì các đặc điểm này có nhiều hơn ba nhóm nên ta dùng kiểm
định ANOVA.
Bảng 32: Kiểmđịnh phương sai của nhân tố điều kiện làm việc theo từng đặc điểm
Các tiêu chí Levene Statistic df1 df2 Sig.
Độ tuổi .201 .201 .201 .201
Trình độ học vấn .212 2 73 .810
Số năm công tác 4.959 3 72 .003
Thu nhập trung bình .651 3 72 .585
( Nguồn: Kết quả xử lý SPSS)
Theo kết quả kiểm định phương sai của nhân tố đặc điểm công việc thì đặc
điểm số năm công tác có Sig bằng 0.03 như vậy ta có thể kết luận phương sai giữa các
nhóm theo đặc điểm số năm công tác là không bằng nhau nên không thỏa mãn điều
kiện phân tích ANOVA. Các đặc điểm còn lại là độ tuổi, trình độ học vấn và thu nhập
trung bình đều có Sig lớn hơn 0.05. Như vậy ta có thể kết luận phương sai giữa các
nhóm đối với các đặc điểm độ tuổi, trình độ h ọc vấn, thu nhập trung bình là bằng nhau.
Như vậy đảm bảo điều kiện để phân tích ANOVA.
Bảng 33: Kết quả kiểmđịnh ANOVA của nhân tốđiều kiện làm việc theo từng đặc điểm
Các đặc
điểm
Tổng bình
phương
df Trung bình
bình phương
F Sig.
Độ tuổi Giữa các nhóm 7.659 3 2.553 2.962 .058
Trong các nhóm 62.057 72 .862
Tổng 69.715 75
Trình độ
học vấn
Giữa các nhóm 12.577 2 6.289 8.035 .001
Trong các nhóm 57.138 73 .783
Tổng 69.715 75
Thu
nhập
trung
bình
Giữa các nhóm 12.500 3 4.167 5.244 .002
Trong các nhóm 57.215 72 .795
Tổng 69.715 75
( Nguồn: Kết quả xử lý SPSS)
Theo kết quả kiểm định ANOVA đối với nhân tố điều kiện làm việc thì đặc
điểm độ tuổi có Sig bằng 0.058 lớn hơn 0.05 như vậy ta có thể kết luận không có sự
Nguyễn Thị Thu_K42QTTH 65
khác biệt giữa các nhóm đối với đặc điểm độ tuổi. Các đặc điểm trình độ học vấn và
thu nhập trung bình có Sig bé hơn 0.05 như vậy ta có thể kết luận có sự khác biệt giữa
các nhóm đối với hai đặc điểm trình độ học vấn và thu nhập. ta tiếp tục phân tích sâu
ANOVA để biết sự khác biệt xảy ra giữa nhóm này.
Bảng 34: Phân tích sâu ANOVA đối với nhân tố điều kiện làm việc
Đặc điểm Các nhóm Mean Difference(I-J)
Std.
Error Sig.
Trình độ
học vấn
(I) Trình độ
học vấn
(J) Trình
độ học vấn
Đại học, sau đại học Lao độngphổ thông 1.01053
* .25314 .000
Cao đẳng, trung cấp Lao độngphổ thông .24053 .24440 .534
Thu
nhập
trung
bình
(I) Thu nhập (J) Thunhập
Dưới 2 triệu Trên 4 triệu -1.10000* .33286 .004
Từ 2 đến dưới 3
triệu
Trên 4 triệu -.74138* .27761 .025
Từ 3 đến dưới 4
triệu
Trên 4 triệu -.15556 .30629 .917
( Nguồn: Kết quả xử lý SPSS)
Đối với đặc điểm trình độ học vấn, theo kết quả phân tích sâu ANOVA thì sự
khác biệt xảy ra giữa nhóm đại học và sau đại học với nhóm lao động phổ thông vì Sig
giữa hai nhóm này bé hơn 0.05. Nguyên nhân xảy là sự khác biệt này là do những
người có bằng đại học và sau đại học làm việc chủ yếu ở văn phòng và những người
lao động phổ thông là những người thợ sửa máy hoặc những người lái xe hay những
người làm việc ở công trình. Điều kiện làm việc ở văn phòng và ở công trình hay ở
xưởng sửa chữa khác nhau ở tính đảm bảo an toàn, mức độ nặng nhọc trong công việc
hay môi trường nên có sự khác biệt giữa hai nhóm này.
Đối với đặc điểm thu nhập trung bình thì sự khác biệt xảy ra giữa các nhóm
dưới 2 triệu với nhóm trên 4 triệu và nhóm từ 2 đến dưới 3 triệu với nhóm trên 4 triệu.
Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt này là do thu nhập dưới 3 triệu đa số là thu nhập
dành cho những nhân viên lao động phổ thông, thường là những người lao động trực
tiếp nên có sự khác biệt về điều kiện làm việc. Vì vậy mà có sự khác biệt này.
Nguyễn Thị Thu_K42QTTH 66
2.2.4.6.2.2 Kiểm định Independent- sample T- test theo nhân tố điều kiện làm việc
Đối với đặc điểm về vị trí công tác thì đặc điểm này có hai nhóm nên ta dùng
kiểm định Independent- sample T- test
Bảng 35:Kết quả kiểm định Independent- sample T- test của nhân tố điều kiện
làm việc theo đặc điểm vị trí công tác
Điều
kiện
làm việc
Levene's Test
for Equality
of Variances
t-test for Equality of
Means
F Sig. t df Sig.
Phương sai bằng nhau .106 .746 4.235 74 .000
Phương sai không bằng nhau 4.095 31.575 .000
( Nguồn: Kết quả xử lý SPSS)
Theo kết quả kiểm định Independent- sample T- test thì Sig của nhân tố điều
kiện làm việc theo đặc điểm vị trí công tác là bằng 0.00 như vậy ta có đủ bằng chứng
thống kê để kết luận có sự khác biệt giữa nhóm quản lí và nhóm nhân viên. Nguyên
nhân xảy ra sự khác biệt này là do Những người quản lí thường là những người ra các
quyết định để những người nhân viên làm việc mà họ ít khi trực tiếp làm việc nên điều
kiện làm việc giữa hai nhóm này có khác nhau. Nên có sự khác biệt giữa hai nhóm
quản lí và nhân viên về điều kiện làm việc.
2.2.4.7 Đánh giá của nhân viên đối với yếu tố phúc lợi
2.2.4.7.1 Thống kê mức độ thỏa mãn về yếu tố phúc lợi
Biểu đồ 7: Thống kê mức độ thỏa mãn về yếu tố phúc lợi
( Chú thích: xem giá trị bình quân ở phụ lục 15.1)
Nguyễn Thị Thu_K42QTTH 67
Theo kết quả đánh giá của nhân viên thì đa số nhân viên đều đồng ý với ý kiến
là: công ty “thực hiện đầy đủ các chính sách về bảo hiểm y t ế và bảo bảo hiểm xã hội”,
“thực hiện nghỉ phép nghỉ bệnh theo chế độ”. Biểu hiện qua phần trăm đồng ý là khá
cao và giá trị trung bình của các đánh giá khá cao 3.62 và 3.47. Điều này cho thấy
công ty đã thực hiện nghiêm túc các quy định của nhà nước đối v ới nhân viên của
công ty. Còn đối với yếu tố công ty “tổ chức cho nhân viên đi du lịch, nghỉ dưỡng ” thì
còn một số nhân viên vẫn chưa đồng ý với ý kiến này và có giá trị trung bình của các
đánh giá là khá thấp 3.14. Vì công ty COXANO là một công ty xây dựng có quy mô
tương đối nhỏ nên ít khi tổ chức cho nhân viên đi du lịch nghỉ dưỡng. Đây cũng là một
yếu tố mà công ty cần quan tâm khặc phục trong thời gian tới để nâng cao hơn nữa sự
thỏa mãn trong công việc của nhân viên.
2.2.4.7.2 Kiểmđịnh sự khác biệt của nhân tố phúc lợi theo từng đặc điểm
2.2.4.7.2.1 Kiểm định ANOVA theo nhân tố phúc lợi
Đối với các đặc điểm về độ tuổi, trình độ học vấn, số năm công tác, thu nhập trung bình
hàng tháng thì các đặc điểm này có nhiều hơn ba nhóm nên ta dùng kiểm định ANO VA.
Bảng 36: Kiểm định phương sai của nhân tố phúc lợi theo từng đặc điểm
Các tiêu chí Levene Statistic df1 df2 Sig.
Độ tuổi 3.705 3 72 .015
Trình độ học vấn 1.365 2 73 .262
Số năm công tác 1.600 3 72 .197
Thu nhập trung bình 1.971 3 72 .126
( Nguồn: Kết quả xử lý SPSS)
Theo kết quả kiểm định phương sai thì đặc điểm độ tuổi có Sig bằng 0.0 15 bé
hơn 0.05 như vậy ta có thể kết luận phương sai của các nhóm đối với đặc điểm độ tuổi
là không bằng nhau nên không thỏa mãn điều kiện để phân tích ANOVA. Các đặ c
điểm trình độ học vấn, số năm công tác và thu nhập trung bình đều có sig lớn hơn
0.05. Như vậy ta có thể kết luận phương sai của các nhóm đối với các đặc điểm này là
bằng nhau nên thỏa mãn điều kiện phân tích ANOVA.
Nguyễn Thị Thu_K42QTTH 68
Bảng 37: Kết quả kiểm định ANOVA của nhân tố phúc lợi theo từng đặc điểm
Các đặc
điểm
Tổng bình
phương
df Trung bình
bình phương
F Sig.
Trình độ
học vấn
Giữa các nhóm 7.075 2 3.537 6.875 .002
Trong các nhóm 37.563 73 .515
Tổng 44.637 75
Số năm
công tác
Giữa các nhóm 1.634 3 .545 .912 .440
Trong các nhóm 43.003 72 .597
Tổng 44.637 75
Thu nhập
trung
bình
Giữa các nhóm 8.877 3 2.959 5.958 .001
Trong các nhóm 35.760 72 .497
Tổng 44.637 75
( Nguồn: Kết quả xử lý SPSS)
Theo kết quả phân tích ANOVA thì đặc điểm số năm công tác có Sig lớn hơn
0.05 như vậy ta có thể kết luận không có sự khác biệt giữa các nhóm đối với đặc điểm
số năm công tác. Đối với hai đặc điểm là trình độ học vấn và thu nhập trung bình có
Sig bé hơn 0.05 như vậy ta có thể kết luận có sự khác nhau giữa các nhóm. Ta tiếp tục
phân tích sâu ANOVA đối với hai đặc điểm này để biết sự khác nhau xảy ra giữa
nhóm nào
Bảng 38: Phân tích sâu ANOVA đối với nhân tố phúc lợi.
Đặc điểm Các nhóm Mean Difference(I-J)
Std.
Error Sig.
Trình độ
học vấn
(I) Trình độ
học vấn
(J) Trình độ học
vấn
Đại học, sau
đại học
Lao động phổ thông .63743* .20525 .005
Cao đẳng,
trung cấp
Lao động phổ thông -.17368 .19816 .606
Thu
nhập
trung
bình
(I) Thu nhập (J) Thu nhập
Dưới 2 triệu Trên 4 triệu -.80929* .26315 .008
Từ 2 đến dưới
3 triệu
Trên 4 triệu -.82256* .21947 .001
Từ 3 đến dưới
4 triệu
Trên 4 triệu -.30787 .24215 .435
( Nguồn: Kết quả xử lý SPSS)
Đối với đặc điểm trình độ học vấn thì sự khác biệt xảy ra giữa nhóm đại học và
sau đại học và nhóm lao động phổ thông vì Sig giữa hai nhóm này bé hơn 0.05.
Nguyễn Thị Thu_K42QTTH 69
Nguyên nhân có thể là do công ty COXANO thực hiện các chính sách về bảo hiểm
theo mong muốn của từng nhân viên nên những nhân đại học và sau đại học thườ ng có
mức lương cao hơn nhóm lao động phổ thông nên họ sẽ mong muốn có đầy đủ các
chính sách về phúc lợi của công ty. Còn đối với nhóm lao động phổ thông thì tùy theo
nhận thức của mỗi người và điều kiện làm việc mà họ có thể yêu cầu công ty thực hiện
các chính sách về phúc lợi. Vì công ty COXANO có quy mô khá nhỏ nên ít khi tổ
chức đi du lịch nghỉ dưỡng nếu có tổ chức thì chỉ với quy mô nhỏ k hông bao quát đến
được những người lao động phổ thông nên có sự khác biệt này.
Đối với đặc điểm thu nhập trung bình thì sự khác biệt xảy ra giữa nhóm dưới 2
triệu và nhóm trên 4 triệu, nhóm từ 2 triệu đến dưới 3 triệu với nhóm trên 4 triệu vì Sig
giữa các nhóm này bé hơn 0.05 nên ta có thể kết luận như vậy. Sự khác biệt này là do
những người có thu nhập trên 4 triệu thường là những nhân viên giỏi và làm việc lâu
năm tại công ty nên nhu cầu của họ cao hơn những người có thu nhập từ dưới 2 triệu
đến dưới 3 triệu. Vì vậy mà họ sẽ yêu cầu công ty thực hiện đầy đủ các chính sách
phúc lợi theo chế độ. Vì vậy mà xảy ra sự khác biệt giữa hai nhóm này.
2.2.4.7.2.2 Kiểm định Independent- sample T- test theo nhân tố phúc lợi
Đối với đặc điểm về vị trí công tác thì đặc điểm này có hai nhóm nên ta dùng
kiểm định Independent- sample T- test
Bảng 39: Kết quả kiểm định Independent- sample T- test của nhân tố phúc lợi
theo đặc điểm vị trí công tác
Điều
kiện
làm việc
Levene's Test
for Equality
of Variances
t-test for Equality of
Means
F Sig. t df Sig.
Phương sai bằng nhau .039 .844 2.729 74 .008
Phương sai không bằng nhau 2.718 33.291 .010
( Nguồn: Kết quả xử lý SPSS)
Theo kết quả kiểm định Independent- sample T- test thì Sig của đặc điểm vị trí công
tác theo nhân tố phúc lợi bé hơn 0.05 như vậy ta có thể kết luận có sự khác biệt giữa hai
nhóm quản lí và nhân viên. Nguyên nhân có sự khác biệt này là do theo chính sách nhân sự
của công ty thì những người quản lí được hưởng đầy đủ n hững chính sách phúc lợi từ công
ty. Còn những nhân viên đặc biệt là những nhân viên lao động trực tiếp thì những khoản
phúc lợi chỉ mang tính chất tự nguyện theo yêu cầu của từng nhân viên.
Nguyễn Thị Thu_K42QTTH 70
2.2.4.8 Sự thỏa mãn trong công việc của nhân viên
2.2.4.8.1 Thống kê mức độ thỏa mãn trong công việc
Biểu đồ 8: Thống kê mức độ thỏa mãn trong công việc
( Chú thích: xem giá trị bình quân ở phụ lục 16.1)
Theo ý kiến đánh giá của nhân viên về mức độ thỏa mãn chung đối với các nhân tố
thì nhìn chung là đa số nhân viên khá hài lòng vói công việc hiện tại của họ. Tuy nhiên đối
với sự thỏa mãn về điều kiện làm việc, thu nhập hiện tại, đào tạo và thăng tiến, phúc lợi thì
nhiều nhân viên vẫn cảm thấy chưa thỏa mãn về các nhân tố này. Đây là những vấn đề về
nhân sự mà ban lãnh đạo công ty cần quan tâm khắc phục trong thời gian tới. Để nhân viên
trong công ty cảm thấy hài lòng hơn đối với những nhân tố đó.
2.2.4.8.2 Kiểm định sự khác biệt về sự thỏa mãn trong công việc theo các đặcđiểm
2.2.4.8.2.1 Kiểm định ANOVA về sự thỏa mãn trong công việc
Đối với các đặc điểm về độ tuổi, trình độ học vấn, số năm công tác, thu nhập
trung bình hàng tháng thì các đặc điểm này có nhiều hơn ba nhóm nên ta dùng kiểm
định ANOVA.
Bảng 40: Kiểm định phương sai của sự thỏa mãn trong công việc theo các đặc điểm
Các tiêu chí Levene Statistic df1 df2 Sig.
Độ tuổi .657 3 72 .581
Trình độ học vấn 8.420 2 73 .001
Số năm công tác 1.840 3 72 .147
Thu nhập trung bình .874 3 72 .459
( Nguồn: Kết quả xử lý SPSS)
Nguyễn Thị Thu_K42QTTH 71
Theo kết quả kiểmđịnh phương sai thì đặc điểm về trìnhđộ học vấn có Sig bé hơn 0.05
như vậy ta có thể kết luận phương sai giữa các nhóm theo đặc điểmđộ tuổi là không bằng nhau
nên không đảm bảođiều kiện để phân tích ANOVA. Các đặc điểm vềđộ tuổi, số năm công tác,
thu nhập trung bình đều có Sig lơn hơn 0.05 như vậy ta có thể kết luận phương sai giữa các
nhóm theo các đặc điểm này là bằng nhau. Như vậy thỏa mãnđiều kiện để phân tích ANOVA.
Bảng 41: Kết quả kiểmđịnh ANOVA của sự thỏa mãn trong công việc của nhân viên
Các đặc
điểm
Tổng bình
phương
df Trung bình
bình phương
F Sig.
Độ tuổi Giữa các nhóm 2.483 3 .828 1.681 .179
Trong các nhóm 35.454 72 .492
Tổng 37.936 75
Số năm
công tác
Giữa các nhóm 4.052 3 1.351 2.870 .042
Trong các nhóm 33.884 72 .471
Tổng 37.936 75
Thu nhập
trung
bình
Giữa các nhóm 10.529 3 3.510 9.220 .000
Trong các nhóm 27.407 72 .381
Tổng 37.936 75
( Nguồn: Kết quả xử lý SPSS)
Theo kết quả kiểm định ANOVA thì Sig của đặc điểm độ tuổi bằng 0.179 lớn
hơn 0.05. Như vậy ta có thể kết luận không có sự khác nhau giữa các nhóm đối với đặc
điểm độ tuổi về sự thỏa mãn trong công việc. Các đặc điểm số năm công tác và thu
nhập trung bình có Sig bé hơn 0.05 như vậy ta có thể kết luận có sự khác nhau giữa
các nhóm theo đặc điểm số năm công tác và thu nhập trung bình. Ta tiếp tục phân tích
sâu ANOVA để biết được sự khác biệt xảy ra giữa những nhóm nào.
Bảng 42: Phân tích sâu ANOVA về sự thỏa mãn trong công việc
Đặc
điểm Các nhóm
Mean
Difference
(I-J)
Std.
Error Sig.
Số
năm
công
tác
(I) số năm công tác (J) số nămcông tác
Dưới 1 năm Trên 5 năm -.53846 .25995 .099
Từ 1 đến dưới 3 năm Trên 5 năm -.58013* .23158 .036
Từ 3 đến dưới 5 năm Trên 5 năm -.19322 .24210 .737
Thu
nhập
trung
bình
(I) Thu nhập (J) Thu nhập
Dưới 2 triệu Trên 4 triệu -.67668* .23037 .012
Từ 2 đến dưới 3 triệu Trên 4 triệu -.95420* .19214 .000
Từ 3 đến dưới 4 triệu Trên 4 triệu -.34549 .21199 .245
( Nguồn: Kết quả xử lý SPSS)
Nguyễn Thị Thu_K42QTTH 72
Đối với đặc điểm số năm công tác thì kết quả phân tích sâu ANOVA cho thấy
sự khác nhau xảy ra giữa nhóm từ 1 đến dưới 3 năm với nhóm trên 5 năm vì Sig giữa
hai nhóm này bé hơn 0.05 nên ta có thể kết luận như vậy. Nguyên nhân xảy ra sự khác
biệt này là do những người làm việc từ 1 đến dưới 3 năm là những người mới vào công
ty. Họ đang tiếp tục đánh giá về môi trường nhân sự trong công ty như thế nào nếu đáp
ứng được những nhu cầu của họ thì có thể họ sẽ tiếp tục làm việc ở công ty. Những
nhân viên làm việc ở công ty trên 5 năm thì họ được xem là nhữ ng người làm việc lâu
năm ở công ty tức là họ cảm thấy thỏa mãn với môi trường và chính sách của công ty
nên họ mới làm việc gắn bó với công ty.
Đối với đặc điểm thu nhập trung bình thì sự khác biệt xảy ra giữa nhóm dưới 2
triệu và nhóm từ 2 đến 3 triệu vớ i nhóm trên 4 triệu vì Sig giữa các nhóm này bé hơn
0.05. Nguyên nhân có sự khác biệt này là do: đối với những người có thu nhập trên 4
triệu thì đây là một mức lương khá cao trong công ty và khá ngang bằng trên thị
trường lao động nên những người này sẽ t hỏa mãn về thu nhập trong công ty cao hơn
những người có mức lương dưới 3 triệu.
2.2.4.8.2.2 Kiểm định Independent- sample T- test về sự thỏa mãn trong công việc
Đối với đặc điểm về vị trí công tác thì đặc điểm này có hai nhóm nên ta dùng kiểm
định Independent- sample T- test
Bảng 43:Kết quả kiểm định Independent- sample T- test của nhân tố phúc lợi
theo đặc điểm vị trí công tác
Sự thỏa
mãn
trong
công việc
Levene's Test
for Equality
of Variances
t-test for Equality
of Means
F Sig. t df Sig
Phương sai bằng nhau 15.554 .000 .244 74 .808
Phương sai không bằng nhau .190 23.584 .851
( Nguồn: Kết quả xử lý SPSS)
Theo kết quả kiểm định Independent - sample T- test thì Sig về sự thỏa mãn
trong công việc đối với hai nhóm quản lí và nhân viên là lớn hơn 0 .05. như vậy ta có
thể kết luận không có sự khác biệt giữa hai nhóm quản lí và nhân viên về mức độ thỏa
mãn trong công việc.
Nguyễn Thị Thu_K42QTTH 73
2.2.5 Phân tích hồi quy tuyến tính
2.2.5.1 Mô hình điều chỉnh
Như vậy sau khi tiến hành phân tích nhân tố, ta đã xác định được các nhân tố
ảnh hưởng đến sự thỏa mãn trong công việc của nhân viên đó là các nhân tố: đ iều kiện
làm việc, cấp trên, thu nhập, đặc điểm công việc, đào tạo và thăng tiến , đồng nghiệp và
phúc lợi. Các nhân tố này giống như các nhân tố đã được đề xuất ở mô hình ban đầu.
Như vậy mô hình hồi quy tuyến tính sẽ có dạng như sau:
F8 = β0 + β1 * F1 + β2 * F2 + β3* F3 + β4*F4 + β5*F5 + β6*F6 + β7*F7 + ε i
Trong đó:
F1 :Nhân tố điều kiện là việc
F2 : Nhân tố thu nhập
F3 : Nhân tố đặc điểm công việc
F4 : Nhân tố cấp trên
F5 : Nhân tố đào tạo và thăng tiến
F6 : Nhân tố đồng nghiệp
F7 : Nhân tố phúc lợi
F8: Sự thỏa mãn trong công việc
βi: Hệ số hồi qui riêng phần
εi: Sai số của phương trình hồi quy
2.2.5.2 Phân tích hồi quy tuyến tính
Ta tiến hành phân tích hồi quy để xác định mức độ ảnh hưởng của các biến độc
lập ảnh hưởng như thế nào đến sự thỏa mãn trong công việc của nhân viên. Bao gồm
các biến độc lập: Điều kiện làm việc, Cấp trên , Thu nhập , Đặc điểm công việc, Đào
tạo và thăng tiến, Đồng nghiệp, Phúc lợi . Và việc phân tích được tiến hành bằng
phương pháp Enter. Theo phương pháp này thì các biến được đưa vào cùng một lúc rồi
chọn lọc dần dựa trên tiêu chí Sig. <0.05
Nguyễn Thị Thu_K42QTTH 74
Phân tích hồi quy lần 1:
Bảng 44: Kết quả hồi quy bằng phương pháp Enter lần 1
Coefficientsa
Model
Hệ số chưa
chuẩn hóa
Hệ số
chuẩn
hóa t Sig.
Thống kê đa
cộng tuyến
B Độ lệchchuẩn Beta Tolerance VIF
1
Hằng số .556 .254 2.191 .032
Điều kiện làm việc .200 .050 .271 3.962 .000 .609 1.641
Thu nhập .228 .062 .242 3.688 .000 .662 1.511
Đặc điểm công việc .103 .065 .103 1.585 .117 .669 1.495
Cấp trên .104 .080 .104 1.300 .198 .442 2.260
Đào tạo và thăng
tiến .165 .069 .160 2.381 .020 .633 1.579
Đồng nghiệp .154 .063 .178 2.442 .017 .537 1.863
Phúc lợi .214 .062 .232 3.452 .001 .630 1.588
( Nguồn: Kết quả xử lý SPSS)
Với việc phân tích hồi quy lần 1 ta thấy hai biến độc lập là: biến đặc điểm công
việc có Sig. bằng 0.117 và biến cấp trên có Sig. bằng 0.198. Như vậy cả hai biến này
có Sig. lớn hơn 0.05 do đó ta loại hai biến này ra khỏi phương trình hồi quy và tiếp tục
hồi quy lần thứ 2.
Phân tích hồi quy lần 2:
Bảng 45: Kết quả hồi quy lần 2
Coefficientsa
Model
Hệ số chưa chuẩn
hóa
Hệ số
chuẩn hóa
t Sig.
Tống kê đa cộng
tuyến
B
Std.
Error Beta Tolerance VIF
1
Hằng số .372 .244 1.530 .131
Điều kiện làm
việc .236 .048 .320 4.916 .000 .703 1.423
Thu nhập .276 .059 .293 4.667 .000 .753 1.328
Đào tạo và
thăng tiến .182 .070 .177 2.619 .011 .655 1.527
Đồng nghiệp .210 .059 .242 3.564 .001 .646 1.549
Phúc lợi .217 .063 .235 3.427 .001 .630 1.586
( Nguồn: Kết quả xử lý SPSS)
Nguyễn Thị Thu_K42QTTH 75
Với kết quả hồi quy lần thứ 2 này ta thấy Sig của các biến độc lập đều bé hơn
0.05 như vậy có thể nói các biến điều kiện làm việc, thu nhập,đào tạo và thăng tiến,
đồng nghiệp và phúc lợi có thể giải thích cho biến phụ thuộc là sự thỏa mãn trong
công việc. Và mô hình hồi quy được thể hiện như sau:
Sự thỏa mãn trong công việc = 0.372 + 0.236* Điều kiện làm việc + 0.276* thu
nhập + 0.182* Đào tạo và thăng tiến + 0.210* Đồng nghiệp + 0.217* Phúc l ợi +
Từ kết quy hồi quy lần 2 này cho thấy, trong bảy yếu tố đưa vào mô hình thì
có năm yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn trong công việc của nhân viên đó là điều
kiện làm việc, thu nhập, đào tạo và thăng tiến, đồng nghiệp và phúc lợi. Trong đó
sự thỏa mãn về yếu tố thu nhập có ảnh hưởng lớn nhất đến sự thỏa mãn trong công
việc vì yếu tố này có hệ số beta lớn nhất bằng 0.276. Tiếp đến là sự thỏa mãn về
điều điện làm việc có ảnh hưởng lớn thứ hai có hệ số beta bằng 0.236. Sự thỏa mãn
về yếu tố đào tạo và t hăng tiến có ảnh hưởng thấp nhất đến sự thỏa mãn trong công
việc của nhân viên làm việc tại công ty cổ phần cơ khí và xây dựng công trình Thừa
Thiên Huế - COXANO.
2.2.5.3 Đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi quy
Để đánh giá độ phù hợp của mô hình ta dùng hệ số xác định R 2 điều chỉnh. Hệ
số xác định R2 điều chỉnh của mô hình hồi quy lần hai này là 0.777. Điều này có nghĩa
là mô hình hồi quy tuyến tính đã xây dựng phù hợp với tập dữ liệu đến 77.7%
Bảng 46:Mô hình tóm tắt sử dụng phương pháp Enter cho lần hồi quy thứ 2
Model Summaryb
Model R R2 R2 điều chỉnh
Sai số chuẩn
của ước lượng Durbin-Watson
1 .890a .792 .777 .33592 1.879
( Nguồn: Kết quả xử lý SPSS)
2.2.5.4 Kiểm định độ phù hợp của mô hình
Để có thể suy diễn mô hình này ra thành mô hình của tổng thể thì đề tài tiến
hành kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi quy tổng thể. Ta tiến hành kiểm định F
thông qua phân tích phương sai.
Nguyễn Thị Thu_K42QTTH 76
Bảng 47: Kiểmđịnh ANOVA về độ phù hợp của mô hình hồi quy lần thứ 2
ANOVAb
Model
Tổng bình
phương df
Trung bình
bình phương F Sig.
1
Regression 30.038 5 6.008 53.238 .000a
Residual 7.899 70 .113
Total 37.936 75
( Nguồn: Kết quả xử lý SPSS)
Với giả thuyết của H0 là k = 0. Ta có Sig. của F bằng 0.000 nên bác bỏ giả
thiết H0. Như vậy điều này có nghĩa là kết hợp của các biến hiện có trong mô hình hồi
quy lần thứ hai có thể giải thích được sự thay đổi của biến phụ thuộc hay nói cách
khác có ít nhất một biến độc lập nào đó có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc.
Ngoài ra để đảm bảo mô hình có ý nghĩa, thì ta cần kiểm tra thêm hiện tượng đa
cộng tuyến và hiện tượng tự tương quan.
Theo bảng hồi quy lần 2 ta thấy hệ số chấp nhận của biến (Tolerance) khá cao
thấp nhất là 0.63 lớn hơn 0.1 và hệ số phóng đại phương sai (VI F) khá thấp cao nhất là
1.586 bé hơn 10. Như vậy ta có thể kết luận rằng mô hình không có hiện tượng đa
cộng tuyến.
Tra bảng Durbin- Watson với mức ý nghĩa 5% với số mẫu quan sát là 76 và có
5 biến độc lập ta có du = 1.77. Như vậy đại lương d của kết quả lần hồi quy thứ hai
bằng 1.879 nằm trong khoảng (du, 4-du) hay trong khoảng ( 1.77 , 2.23). Như vậy ta
có thể nói rằng mô hình không có hiện tượng tự tương quan.
2.2.5.5 Kiểm định giả thiết
Từ kết quả hồi quy tuyến tính lần thứ hai bằng phương pháp Enter, ta thấy sự
thỏa mãn trong công việc của nhân viên làm việc tại công ty cổ phần cơ khí và xây
dựng công trình Thừa Thiên Huế- COXANO thì có năm nhân tố ảnh hưởng đến sự
thõa mãn trong công việc của nhân viên. Đó là các yếu tố: Điều kiện làm việc, thu
nhập, đào tạo và thăng tiến, đồng nghiệp và phúc lợi. Trong đó s ự thỏa mãn về thu
nhập có ảnh hưởng lớn nhất đến sự thỏa mãn trong công việc của nhân viên, tiếp đến
là sự thỏa mãn về điều kiện làm việc có ảnh hưởng lớn thứ hai, tiếp điến là sự thỏa
mãn về phúc lợi có ảnh hưởng đến sự thỏa mãn trong công việc tiếp đến l à sự thỏa
Nguyễn Thị Thu_K42QTTH 77
mãn về đồng nghiệp và sự thỏa mãn về đào tạo và thăng tiến có ảnh hưởng thấp nhất
đến sự thỏa mãn trong công việc của nhân viên.
- Điều kiện làm việc có hệ số beta là 0.236 và có Sig. < 0.05 như vậy có mối
quan hệ cùng chiều với sự thỏa mãn trong công việc và khi sự thỏa mãn về điều kiện
làm việc tăng lên 1 đơn vị thì sự thỏa mãn trong công việc tăng lên 0.236 đơn vị. Và
giả thết H6 được chấp nhận.
- Thu nhập có hệ số beta là 0.276 và có Sig. <0.05 như vậy có mối quan hệ cùng chiều
với sự thỏa mãn trong công việc và khi sự thỏa mãn về yếu tố thu nhập tăng lên 1 đơn vị thì sự
thỏa mãn trong công việc tăng lên 0.276 đơn vị. Như vậy giả thiết H 1 được chấp nhận.
- Đào tạo và thăng tiến có hệ số beta là 0.182 và có Sig. <0.05 như vậy có mối
quan hệ cùng chiều với sự thỏa mãn trong công việc và khi sự thỏa mãn về yếu tố đào
tạo và thăng tiến tăng lên 1 đơn vị thì sự thỏa mãn trong công việc tăng lên 0.182 đơn
vị. Như vậy H 2 được chấp nhận.
- Đồng nghiệp có hệ số beta là 0.210 và có Sig. < 0.05 như vậy có mối quan hệ
cùng chiều với sự thỏa mãn trong công việc và khi sự thỏa mãn về yếu tố đồng nghiệp
tăng lên 1 đơn vị thì sự thỏa mãn trong công việc tăng lên 0.210 đơn vị. Như vậy giả
thiết H4 được chấp nhận.
- Phúc lợi có hệ số beta là 0.217 và có Sig. < 0.05 như vậy có mối quan hệ cùng
chiều với sự thỏa mãn trong công việc và khi sự thỏa mãn về yếu tố phúc lợi tăng lên 1
đơn vị thì sự thỏa mãn trong công việc tăng lên 0.217 đơn vị. Như vậy giả thiết H 7
được chấp nhận.
- Về hai yếu tố đặc điểm công v iệc và yếu tố cấp trên đã bị loại bỏ khi hồi quy
tuyến tính bằng phương pháp Enter lần thư nhất vì có Sig. > 0.05. Như vậy Giả thiết
H5 và H3 bị bác bỏ.
Nguyễn Thị Thu_K42QTTH 78
Chương 3
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP
3.1 Định hướng phát triển của công ty
Công ty cổ phần cơ khí và xây dựng công trình Thừa Thiên Huế- COXANO là
một công ty đã trãi qua nhiều năm hoạt động, trong đó đã trãi qua nhiều khó khăn. Với
tình hình kinh tế đầy biến động trong những năm vừa rồi đã khiến cho tình hình kinh
doanh của công ty gặp nhiều khó khăn trong thời gian gần đây. Hiện nay, với sự biến
động thất thường của nền kinh tế, đã đẩy công ty đứng trước nhiều khó khăn, do vậy
phải tìm cách nâng cao khả năng cạnh tranh, đa dạng hóa sản phẩm nhằm tìm cách
vượt qua khó khăn hiện tại, đưa công ty phát triển tốt hơn.
Những mục tiêu hiện tại cụ thể như sau:
Phát triển công ty ngày càng lớn mạnh, thay đổi căn bản về phương thức hoạt
động một cách hiệu quả hơn đồng thời tốn ít chi phí.
Tìm cách huy động vốn để phục vụ cho việc hoạt động sản xuất kinh doanh
được ổn định, đồng thời phải đưa ra các chính sách sử dụng vốn hợp lí và hiệu quả .
Giành nhiều hợp đồng để tạo thêm nhiều công ăn việc làm nhằm tăng thêm thu
nhập cho người lao động.
3.2 Một số giải pháp
3.2.1 Giải pháp chung
Để nâng cao hơn nữa công tác quản trị nguồn nhân lực trong công ty, đề tài xin
đề xuất một số giải pháp như sau:
Công tác quản lý nguồn nhân lực cần được chú trọng hơn nữa trong thời gian
tới, ban lãnh đạo công ty cần phải xem đây là vấn đề quan trọng nhằm nâng cao hơn
nữa thế mạnh của công ty.
Tìm kiếm thêm những người thật sự có năng lực về các lĩnh vực chuyên môn để
phục vụ cho công ty. Đào tạo nhằm nâng cao hơn nữa trình độ và nghiệp vụ cho nhân
viên của công ty để họ phục vụ tốt hơn cho tổ chức đồng thời đáp ứng nguyện vọng
phát triển bản thân của nhân viên. Đối với những người công nhân sản xuất thì cần
quan tâm hơn nữa đến những người mới vào làm cho công ty đưa những người có tay
nghề cao hướng dẫn công việc để họ thành thục hơn trong công việc.
Nguyễn Thị Thu_K42QTTH 79
Có kế hoạch và biện pháp phát tiển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp về cả
trình độ chuyên môn lẫn trình độ nhận thức nhằm đáp ứng tốt xu hướng phát triển kinh
doanh của công ty, với mục tiêu tạo ra một đội ngũ cán bộ công nhân việc ngày càng
chuyên nghiệp hơn.
Đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tìm kiếm thêm nhiều lợi nhuận,
để nâng cao thu nhập cho người lao động, nhưng cần phải nghiên cứu một cách kĩ
lưỡng vì điều kiện hiện tại là rất khó khăn.
3.2.2 Giải pháp cụ thể
3.2.2.1 Giải pháp về điều kiện làm việc
Có thể nói điều kiện làm việc cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự
thỏa mãn trong công việc của nhân viên tại công ty cổ phần cơ khí và xây dựng công
trình Thừa Thiên Huế-COXANO. Nhân tố điều kiện làm việc cũng ảnh hưởng đến
năng suất lao động của người lao động. N ếu điều kiện làm việc tốt thì năng suất lao
động sẽ tăng lên. Do đặc thù ngành nghề kinh doanh của công ty là công ty cơ khí và
xây dựng nên nhân tố điều kiện làm việc lại càng quan trọng đối với người lao động.
Điều kiện làm việc phải đảm bảo an toàn cho người lao động cung cấp đầy đủ trang
thiết bị để người lao động có thể thực hiện công việc một cách nhanh chóng.
Theo phần kết quả nghiên cứu thì nhân tố điều kiện làm việc là nhân tố ảnh
hưởng lớn thứ hai ảnh hưởng đến sự thỏa mãn trong công việc và có hệ số là 0.236.
Như vậy ta có thể nói nhân viên của công ty COXANO rất xem trọng nhân tố điều
kiện làm việc. Vì thế đề tài xin đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường sự thỏa mãn
trong công việc của nhân viên công ty COXANO:
Hiện tại, cơ sở vật chất của công ty là khá đầy đủ, tuy nhiên với tốc độ phát
triển của khoa học công nghệ như hiện nay thì đòi hỏi công ty cần đầu tư thêm các
trang thiết bị hiện đại, các máy móc để giúp cho công việc của nhân viên đặc biệt là
những nhân viên làm việc ở các công trình thi công được tiến hành một cách thuận lợi
hơn, nhanh chóng hơn và hiệu quả hơn.
Tiến hành nâng cấp những trang thiết bị đã có thời gian sử dụng lâu dài, nếu
cần thiết thì nên thay mới, góp phần làm tăng năng suất cho người lao động.
Nguyễn Thị Thu_K42QTTH 80
Cần tiến hành bổ sung thêm những thiết bị còn thiếu đặc biệt là ở phòng thí
nghiệm. Cần đầu tư thêm một số máy móc chuyên dụng giúp cho việc tiến hành thí
nghiệm, phân tích được thực hiện một cách tốt hơn và chính xác hơn.
Cần đầu tư thêm một số thiết bị bảo hộ lao động và đầu tư một số thiết bị để tạo
ra một môi trường làm việc bảo đảm an toàn cho người lao động.
Ban lãnh đạo công ty cần phân công công việc cho nhân viên một cách hợp lí
hơn khối lượng công việc không nên quá ít hay quá nhiều vượt quá khả năng làm việc
của nhân viên làm cho họ thấy không thoải mái mỗi khi đến nơi làm việc đặc biệt là
đối với những nhân viên sửa máy, công nhân làm việc ở các công trường thì không
nên phân công công việc quá lớn trong một ngày.
3.2.2.2 Giải pháp về thu nhập
Theo kết quả của cuộc điều tra thì nhân tố thu nhập có ảnh hưởng rất lớn đến sự
thỏa mãn trong công việc của nhân viên tại công ty cổ phần khí và xây dựng công trình
Thừa Thiên Huế-COXANO. Theo kết quả của mô hình hồi quy thì nhân tố thu nhập có
ảnh hưởng lớn nhất đến sự th ỏa mãn trong công việc của nhân viên tại công ty và có hệ số
là 0.276. Như vậy ta có thể nói rằng nhân viên của công ty rất xem trọng thu nhập của
công ty đem lại cho họ. Vì thế đề tài xin đề xuất một số giải pháp nâng cao sự thỏa mãn
trong công việc của nhân viên bằng các giải pháp của nhân tố thu nhập:
- Vấn đề tồn tại hiện nay của công ty là mức lương còn thấp so với mặt bằng
chung của thị trường cũng như trong ngành xây dựng, vì vậy vấn đề trước mắt trong
bối cảnh khó khăn như hiện nay thì phải tạo thêm nhiều công việc cho nhân viên, giúp
nhân viên tăng thêm thu nhập.
- Theo điều tra thì cũng có nhiều nhân viên đánh giá là mức lương chưa tương
xứng với kết quả làm việc của họ. Vì vậy công ty phải có các biện pháp điều chỉnh
mức lương sao cho phù hợp. Cách tính lương cần phải linh hoạt hơn nữa, cần thể hiện
việc trả lương một cách công bằng giữa những người lao động, tránh hiện tượng những
người có cùng mức đóng góp với công ty mà mức lương lại khác nhau.
- Do công ty áp dụng nhiều cách thức tính lương nên cần giải thích rõ cho nhân
viên về cách thức trả lương hiện tại là phù hợp như thế nào đối với họ, lợi ích của cách
trả lương này là như thế nào. Đồng thời cần phải kêu gọi sự đóng góp từ phía nhân
viên để có chính sách trả lương phù hợp hơn.
Nguyễn Thị Thu_K42QTTH 81
- Vấn đề về khen thưởng: đây là yếu tố động viên nhân viên do đó cần phải tiến
hành xem xét và đánh giá một cách nghiêm túc và khách quan công lao đóng góp, thành
tích công tác của nhân viên để có mức khen thưởng phù hợp. Ngoài ra hình thức khen
thưởng cũng là một yếu tố quan trọng không phải lúc nào cũng khen thưởng bằng tiền mà
hình thức khen thưởng cần phải linh hoạt và phù hợp với đặc điểm của từng cá nhân.
3.2.2.3 Giải pháp nâng cao sự phối hợp giữa các đồng nghiệp trong công ty
Đồng nghiệp là một nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của mỗi nhân
viên. Vì trong một tổ chức thì năng lực của một cá nhân là chưa đủ mà cần phải có sự
đoàn kết giữa các nhân viên và sự cộng tác ăn ý giữa họ. Vì vậy mà nhân tố đồng
nghiệp cũng ảnh hưởng đế n hiệu quả làm việc của mỗi nhân viên. Đối với nhân tố sự
thỏa mãn về đồng nghiệp của nhân viên tại công ty thì đây cũng là một nhân tố có ảnh
hưởng lớn đến sự thỏa mãn trong công việc của nhân viên tại công ty COXANO có hệ
số 0.210. Như vậy sự thỏa mãn về nhân tố này cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự thỏa
mãn trong công việc của nhân viên tại công ty này. Vì vậy đề tài xin đề xuất một số
giải pháp nhằm nâng cao sự thỏa mãn trong việc của nhân viên liên quan đến nhân tố
đồng nghiệp.
- Công ty nên xây dựng các quy chế làm việc tạo ra một môi trường sao cho có
sự phối hợp giúp đỡ lẫn nhau của mọi người trong tổ chức , sự thân thiện gắn bó với
nhau trong công việc.
- Công ty cần có những biện pháp cải thiện môi trường làm việc, bằng cách tạo
ra những mối quan hệ tốt đẹp giữa các đồng ng hiệp trong tập thể. Thông qua những
buổi tiệc, các phong trào văn nghệ, thể thao các buổi vui chơi, nhằm thắt chặt tình
đoàn kết, tạo không khí vui tươi làm cho nhân viên có tinh thần tốt hơn để làm việc.
- Việc đối xử công bằng với nhân viên, không thiên vị cũng tạo nên mối quan hệ
đồng nghiệp tốt, không gây ra các thành kiến, hay bất đồng giữa các nhân viên với nhau.
- Cần bố trí, phối hợp những người có khả năng hợp tác làm việc ăn ý với nhau
để họ thực hiện tốt các công việc.
3.2.2.4 Giải pháp về đào tạo và thăng tiến
Nguồn lực về con người là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển
và sống còn của công ty. Vì vậy công tác phát triển nguồn nhân lực là một công việc
Nguyễn Thị Thu_K42QTTH 82
rất quan trọng và là một công việc không thể thiếu trong sự phát triển của công ty. Cho
nên công ty cần phải tiến hành công tác đào tạo để nâng cao trình độ nghiệp vụ cho
nhân viên hơn nữa. Theo kết quả nghiên cứu thì mức độ thỏa mãn về đào tạo và thăng
tiến có ảnh hưởng thấp nhất trong các nhân tố đến sự thỏa mãn trong công vi ệc của
nhân viên tại công ty này và có hệ số beta là 0.182. Từ kết quả nghiên cứu của đề tài,
đề tài xin đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa sự thỏa mãn trong công
việc của nhân viên bằng nhân tố đào tạo và thăng tiến đồng thời cũng đề xuất một số
giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa công tác phát triển nguồn nhân lực của công ty.
- Trước hết công ty cần có sự quan tâm đúng mức đến công tác đào tạo cho
nhân viên và có sự đầu tư thích đáng cho công tác này. Vì vậy công ty cần phải tiến
hành công tác đào tạo để nâng cao trình độ nghiệp vụ cho nhân viên hơn nữa, nhưng
cần phải lưu ý rằng đào tạo phải có trọng tâm, trọng điểm, có nội dung và cách thức
đào tạo hợp lý mới thu được kết quả tốt.
- Là công ty hoạt động trong ngành xây dựng do đó việc đào tạo cần mang tính
thực tiễn cao, tránh tình trạng đào tạo mang nặng hình thức trên giấy tờ.
- Việc thăng tiến trong tương lai là kì vọng của rất nhiều nhân viên mà công ty
cần quan tâm, công ty nên thực hiện các chính sách sau:
+ Tìm hiều nhu cầu phát triển của nhân viên trong công ty
+ Điều chỉnh các yếu tố ảnh bưởng đến công việc một cách hợp lí.
+ Tạo nhiều cơ hội để nhân viên phát huy tối đa năng lực của mình. Đồng thời
việc xem xét thăng tiến lên một vị trí cao hơn thì cần cân nhắc năng lực thực sự của
một người, thành tích của người đó trong quá khứ và nên xem xét một cách công bằng
giữa các nhân viên, đồng thời phải công bố rõ ràng chính sách thăng tiến lên vị trí cao
hơn cho mọi người để các nhân viên trong công ty hiểu và phấn đấu.
3.2.2.5 Giải pháp về phúc lợi
Đối với công ty cổ phần cơ khí và xây dựng công trình Thừa Thiên Huế -
COXANO thì nhân tố thỏa mãn về phúc lợi có tác động mạnh đến sự thỏa mãn trong
công việc của nhân viên làm việc tại công ty này và có hệ số beta trong phương trình
hồi quy là 0.217. Như vậy ta có thể nói rằng nhân viên trong công ty này cũng rất xem
trọng các chính sách về phúc lợi trong công ty và nó cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự
Nguyễn Thị Thu_K42QTTH 83
thỏa mãn trong công việc của họ. Chính vì vậy, công ty cần phải có những biện pháp
chính sách để nâng cao hơn nưa sự thỏa mãn của nhân viên trong công ty về yếu tố
phúc lợi. Đề tài xin đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa sự thỏa mãn
trong công việc của nhân viên bằng nhân tố phúc lợi.
- Công ty cần tổ chức thường xuyên hơn nữa những cuộc tham quan du lịch vào
những ngày nghỉ lễ cho những nhân viên trong công ty. Để họ có tinh thần làm việc tốt
hơn, bên cạnh đó cũng tạo cho người lao động cảm thấy được quan tâm, đãi ngộ chính
điều này làm cho họ có ý thức gắn bó lâu dài với tổ chức hơn.
- Công ty cần có những biện pháp chính sách làm cho người lao động yên tâm
hơn trong quá trình làm việc của mình như đối với những người lao độ ng lành nghề,
đã làm việc nhiều năm thì nên kí hợp đồng dài hạn với họ để họ cảm thấy ổn định
trong công việc của mình, còn đối với những người thợ sửa máy móc thì công việc của
họ phụ thuộc rất lơn vào thời tiết thì nên có những chính sách thuyên chuyển công việc
cho những lao dộng đó để họ có thể làm việc đều đặn và tạo thêm thu nhập cho họ vào
những mùa mưa.
- Công ty có thể có những khoản phúc lợi cộng thêm nhằm tạo ra sự gắn bó lâu
dài đối với công ty như vào các dịp kỉ niệm của công ty, dịp lễ tết thì tăng thêm một số
quà cho những người lao động.
3.2.2.6 Giải pháp nâng cao về việc bố trí trong công việc
Đề tài xin đề xuất một số giải pháp như sau:
- Trong thời gian tới công ty cần xem xét để tiến hành bố trí lại một số vị trí
công việc sao cho phù hợp hơn trước, phát huy hết năng lực, trình độ và vai trò của
từng cá nhân. Làm được điều này thì người lao động mới cảm thấy hài lòng với vị trí
và bộ phận công tác hiện nay, họ sẽ hết mình với công việc và đạt nhiều thành tích
trong công tác. Điều này sẽ giúp công ty hoạt động tốt hơn, tránh lãng phí nguồn lực
con người, đồng thời tạo nên sự gắn bó, trung thành của nhân viên đối với công ty.
- Cần tạo ra tính hấp dẫn trong công việc để thu hút người lao động bằng cách
tạo ra những thử thách nhỏ và tạo mọi điều kiện để người lao động vượt qua. Tiến
hành luân phiên công việc ở những công việc tương đương và hỗ trợ nhau, để người
lao động có cảm giác đổi mới và tìm thấy sự thú vị trong công việc của mình.
Nguyễn Thị Thu_K42QTTH 84
- Khi giao việc, phải làm rõ các yêu cầu và nhiệm vụ cụ thể. Việc thừa nhận và
đánh giá kết quả phải được thực hiện đúng và công bằng để khiến nhân viên thay đổi
những đánh giá không tốt về công việc của mình, nhất là ở những công việc mà kết
quả công việc khó đo lường được.
3.2.2.7 Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lí
- Cán bộ lãnh đạo công ty, phải thường xuyên củng cố và tăng cường quan hệ
tốt đẹp với nhân viên mà mình quản lý, lãnh đạo phải là người làm gương cho nhân
viên, là người luôn có uy tín đối với các nhân viên khác. Lãnh đạo cần tạo nhiều điều
kiện thuận lợi hơn nữa để nhân viên có thể phát biểu các ý kiến bản thân cũng như
khuyến khích họ có những sáng kiến đóng góp cho công việc.
- Cần tạo cho nhân viên có được cảm giác công bằng nhiều hơn. Trong các đối
xử của lãnh đạo đối với nhân viên cần khách quan, tránh việc nhân viên có cảm giác
thiên vị. Ở các đánh giá, các quyết định của cấp trên đối với nhân viên cần thiết phải
thể hiện cho họ thấy được những đánh giá, những quyết định đó của lãnh đạo là đúng
và phù hợp với tình hình thực tế của mỗi người, mỗi công việc cụ thể.
- Công ty cần có sự quan tâm nhiều hơn nữa đến nhân viên của mình. Những
người quản lý trực tiếp phải thường xuyên nắm bắt và thấu hiểu nhân viên để có những sự
quan tâm phù hợp. Có những giúp đỡ về vật chất và tinh thần cần thiết lúc người lao động
gặp khó khăn, có như vậy mới khuyến khích người lao động gắn bó với công ty.
- Bên cạnh đó cần phổ biến cho nhân viên biết rõ hơn các mục tiêu nhiệm vụ
được xây dựng hằng quý, hằng năm để họ có đươc sự chuẩn bị và cố gắng hơn trong
công tác.
Nguyễn Thị Thu_K42QTTH 85
Phần III
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Qua kết quả của cuộc điều tra thì đề tài đã đ ạt được một số kết quả sau:
Thứ nhất, đề tài đã xác định được bảy nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn trong
công việc của nhân viên tại công ty cổ phần cơ khí và xây dựng công trình Thừa Thiên
Huế-COXANO đó là các nhân tố: Nhân tố tố thu nhập, nhân tố đào tạo và thăng tiến,
nhân tố cấp trên, nhân tố đồng nghiệp, nhân tố điều kiện làm việc, nhân tố đặc điểm
công việc, nhân tố phúc lợi.
Thứ hai, đề tài đã thống kê các ý kiến đánh giá của nhân viên về mức độ thỏa
mãn của họ trong công việc.
Đối với nhân tố thu nhập thì vẫn còn một số nhân viên vẫn còn cảm thấy mức
lương trong công ty vẫn chưa phù hợp với năng lực và đóng góp của họ và nhiều
người vẫn chưa cảm thấy thỏa mãn với các khoản trợ cấp của công ty.
Đối với nhân tố đào tạo và thăng tiến thì một số nhân v iễn vẫn chưa cảm thấy
thỏa mãn với các yếu tố: Có cơ hội thăng tiến cao hơn khi làm việc tại công ty, được
đào tạo đầy đủ các kĩ năng để thực hiện tốt công việc, được bố trí đúng nghành nghề
đã được đào tạo .
Đối với nhân tố cấp trên thì đa số nhân viên trong công ty khá hài lòng với cấp
trên cuả họ. nhưng một số người vẫn cảm thấy khó khăn tr ong việc trao đổi với cấp
trên và cấp trên chưa thật sự ghi nhận sự đóng góp của nhân viên đối với công ty.
Đối với nhân tố đồng nghiệp thì đa số nhân viên trong công t y hài lòng với
đồng nghiệp của mình thể hiện trong tỷ lệ dồng ý với các ý kiến là khá cao.
Đối với nhân tố đặc điểm công việc thì nổi bậc ở phần ý kiến đánh giá của nhân
viên là vẫn còn một số người chưa thỏa mãn với yếu tố làm việc phù hợp với công việc.
Về nhân tố điều kiện làm việc thì vẫn còn khá nhiều nhân viên vẫn chưa thỏa
mãn về yếu tố này. Điều này thể hiện trong phần trăm đánh giá của nhân viên tỷ lệ
không đồng ý với các ý kiến đưa ra là khá cao. Tỷ lệ không đồng ý cao nhất là với ý
kiến thấy thoải mái tại nơi làm việc với tỷ lệ không đồng ý là 39.5%.
Nguyễn Thị Thu_K42QTTH 86
Về nhân tố phúc lợi thì các nhân viên trong công ty khá thỏa mãn với nhân tố
này. Nhưng một số nhân viên trong công ty vẫn chưa thỏa mãn với yếu tố công ty tổ
chức đi du lịch nghỉ dưỡng.
Thứ ba, qua các kiểm định về sự khác biệt đối với các nhân tố thì đề tài đã xác
định được: đối với nhân tố thu nhập thì có sự khác biệt về mức độ thỏa mãn trong công
việc về độ tuổi đối với nhóm dưới 25 tuổi và trên 55 tuổi. Đối với nhân tố đào tạo và
thăng tiến, nhân tố cấp trên, nhân tố đồng nghiệp và nhân tố đặc điểm công việc thì
không có sự khác biệt nào về mức độ thỏa mãn trong công việc theo các đặc điểm. Đối
với nhân tố điều kiện làm việc thì sự khác biệt xảy ra đối với đặc điểm trình độ học
vấn, thu nhập trung bình và vị trí công tác. Đối với nhân tố phúc lợi thì sự khác biệt
xảy ra đối với đặc điểm thu nhập trung bình, trình độ học vấn và vị trí công tác. Về sự
thỏa mãn trong công việc chung thì sự khác biệ xảy ra giữa hai đặc điểm đó là số năm
công tác và thu nhập trung bình.
Thứ tư, qua phân tích hồi quy tuyến tính thì đề tài đã xác định được mức độ ảnh
hưởng của từng nhân tố đến sự thỏa mãn trong công việc. Trong đó nhân tố có ảnh
hưởng lớn nhất đến sự thỏa mãn trong công việc của nhân viên tại công ty COXANO
là nhân tố thu nhập với hệ số beta là 0.276.
Thứ năm, đề tài đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa sự thỏa mãn
của nhân viên đối với các nhân tố đồng thời qua đó cũng nhằm nâng cao hiệu quả quản
trị nguồn nhân lực tại công ty.
2. Kiến nghị
2.1 Kiến nghị đối với nhà nước
- Tỉnh Thừa Thiên Huế cân có sự quan tâm đúng mức hơn nữa đến công ty, tạo
điều kiện thuận lợi hơn nữa cho công ty vay vốn để đầu tư cho hoạt động kinh doanh.
Tạo điều kiện về cơ chế, môi trường cho hoạt động sản xuất của công ty góp phần thúc
đảy cho công ty hoạt động hiệu quả hơn.
- Có chính sách thu hút vốn đầu tư, hỗ trợ về vốn khoa học kĩ thuật và kinh
nghiệm quản lí của các công ty trên địa bàng Tỉnh với các đối tác trong và ngoài nước.
- Có chính sách mở rộng và xây dựng cơ sở hạ tầng để đáp ứng nhu cầu phát
triển chung của xã hội.
Nguyễn Thị Thu_K42QTTH 87
2.2 Kiến nghị đối với công ty
- Trước hết công ty cần có những giải pháp để quản bá thương hiệu mở rộng thị
trường, huy động các nguồn vốn để mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh, đa
dạng hóa ngành nghề kinh doanh.
- Cải tiến kĩ thuật nâng cấp trang thiết bị máy móc cũng như các điều kiện làm việc
khác để nâng cao năng suất lao động mang lại hiệu quả sản xuất kinh doanh trong công ty.
- Cần tiến hành khảo sát lại toàn bộ các nhân viên về nguyện vọng, trình độ
năng lực và về nghiệp vụ chuyên môn của từng người để có kế hoạch bố trí, sử dụng
và điều chỉnh công việc của từng người phù hợp hơn, có kế hoạch đào tạo nghiệp vụ
cho những nhân viên để họ đáp ứng tốt hơn yêu cuầ trong công việc c ủa họ đồng thời
nâng cao mức độ thỏa mãn trong công việc của nhân viên, có các chính sách thu hút
lực lượng lao động có năng lực và trình độ chuyên môn cao phù hợp với mục tiêu phát
triển của công ty từ bên ngoài.
- Cần dành nguồn kinh phí thích đáng để t hực hiện tốt kế hoạch đào tạo và bồi
dưỡng trình độ của đội ngũ lao động của công ty.
- Cần nghiên cứu để thực hiện chính sách trả lương cho từng chức danh, từng
bộ phận, từng người theo tính chất năng lực, trình độ và khả năng cống hiến của họ
cho phù hợp hơn để nâng cao sự thỏa mãn trong công việc của họ đồng thời tăng
cường sự gắn bó của họ đối với tổ chức.
- Có chế độ khen thưởng và thăng tiến một cách rõ ràng cho nhân viên trong công ty.
- Chăm lo đến đời sống của người lao động bằng các chính sách phúc lợi, tạo sự
gần gũi giữa lãnh đạo công ty với người lao động để từ đó nhân viên trong công ty
cảm thấy có sự quan tâm từ phía công ty đến họ từ đó nâng cao mức độ thỏa mãn trong
công việc của nhân viên.
- Thường xuyên lắng nghe ý kiến đóng góp phản hồi từ phía người lao động để
điều chỉnh, bổ sung các chính sách, kế hoạch của công ty cho phù hợp hơn.
Nguyễn Thị Thu_K42QTTH 88
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Khóa luận tốt nghiệp: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn về công việc của
người lao động tại HTX TM và dịch vụ Thuận Thành Huế - Võ nhật thắng-
K41QTKD
Quản trị nhân lực- Bùi Văn Chiêm
Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS của Hoàng Trọng - Chu Nguyễn Mộng Ngọc.
Hướng dẫn sử dụng SPSS ứng dụng trong nghiên cứu marketing - Lê Văn Huy.
Trang Web:
Nguyễn Thị Thu_K42QTTH
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- do_luong_muc_do_thoa_man_trong_cong_viec_cua_nhan_vien_tai_cong_ty_co_phan_co_khi_va_xay_dung_cong_t.pdf