MỞ ĐẨU
T Lý do chọn đề tài:
Đói nghèo là một trong những vấn đề cần được quan tâm giải quyết mang tính cấp thiết trên thế giới hiện nay. Một trong những chính hàng đầu của liên hiệp quốc là phải cải thiện mức sống cho hơn một tỉ người nghèo trên thế giới. Tại hội nghị thượng đỉnh của Liên hợp quốc năm 2000, đã có 189 quốc gia thành viên tham gia đã nhất trí thông qua Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ MDG và các chiến lược nhằm giải quyết tình trạng đói nghèo toàn cầu.
Chưa bao giờ các nhà lãnh đạo cao cấp của các quốc gia lại quan tâm đến vấn đề đói nghèo như bây giờ. Tuyên bố thiên niên kỷ và các mục tiêu phát triển tạo ra lộ trình về một thế giới mà ở đó không còn người nghèo đói, ai cũng được học hành, sức khỏe của người dân được cải thiện, được bảo vệ một cách bền vững, mọi người đều được hưởng các quyền tự do, bình đẳng và công bằng.
Việt Nam là một nước nông nghiệp. Gần 70% dân số ở nông thôn, chủ yếu sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp. Trình độ sản xuất chủ yếu còn dựa trên nền sản xuất nhỏ và lạc hậu. Nước ta lại chịu nhiều sự tác động của thiên tai, khí hậu khắc nghiệt, hậu quả chiến tranh vẫn còn nặng nề.
Trong công cuộc đổi mới của đất nước. Cùng với sự chuyển đổi nền kinh tế từ tự cung tự cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Nền kinh tế của nước ta đang từng bước được cải thiện. Đời sống của người dân từng bước được nâng lên. Tuy nhiên bên cạnh đó nghèo đói vẫn là một vấn đề lớn được Đảng và nhà nước quan tâm.
Mục tiêu xóa đói giảm nghèo là yếu tố cơ bản để đảm bảo công bằng xã hội và tăng trưởng bền vững, ngược lại chỉ có tăng trưởng cao, bền vững mới có sức mạnh vật chất để hỗ trợ và tạo cơ hội cho người nghèo vươn lên thoát khỏi đói nghèo.
Tuy nhiên do nền kinh tế nước ta chưa phát triển nên một bộ phận không nhỏ dân cư gặp không ít khó khăn trong sản xuất và đời sống, đã trở nên nghèo đói. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường sự phân hóa giàu nghèo ngày càng tăng lên một cách rõ rệt với quy mô ngày càng lớn. Theo số liệu của tổng cục thống kê, tỷ lệ nghèo chung của nước ta năm 2008 là 14,5%. Tỷ lệ hộ nghèo tập trung nhiều ở các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa, trong đó có Huyện Đồng Văn - Tỉnh Hà Giang.
Nói đến Hà Giang là nói đến một tỉnh nghèo ở địa đầu tổ quốc, nơi đây với địa hình chia cắt phức tạp, khí hậu khắc nghiệt, hạ tầng cơ sở còn thấp kém, kinh tế chậm phát triển, đời sống của nhân dân còn gặp rất nhiều khó khăn. Tỉnh có 6 huyện vùng cao nằm trong số 61 huyện có tỷ lệ nghèo cao nhất nước (trên 50%) là: Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh, Quản Bạ, Hoàng Su Phì và Xín Mần.
Đồng Văn là một huyện vùng cao núi đá nằm trong bốn huyện khó khăn nhất của tỉnh, nên những khó khăn nêu trên của huyện lại tăng thêm gấp bội. Chính vì vậy tỷ lệ hộ đói nghèo của huyện còn khá cao so với mặt bằng chung của tỉnh. Trong những năm qua huyện Đồng Văn đã có nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ các hộ đói nghèo thoát đói giảm nghèo. Nhằm rút ngăn khoảng cách giàu nghèo, taọ cơ hội cho mọi người dân đều có quyền bình đẳng tối thiểu ngang nhau. Các chính sách về xóa đói giảm nghèo được chính quyền địa phương tổ chức triển khai hết sức chặt chẽ, được đông đảo người dân hưởng ứng và đồng tình thưc hiện. Như đã nói ở trên Đồng Văn là huyện vùng cao núi đá của tỉnh, đời sống kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí còn thấp, địa hình phức tạp chia cắt, phong tục tập quán lạc hậu còn nặng nề. Do vậy, mặc dù các cơ chế chính sách trong công tác xóa đói giảm nghèo đã được thực thi. Xong trong thực tế các cơ chế chính sách về xóa đói giảm nghèo không phải lúc nào cũng được thực hiện một cách nghiêm túc và có hiệu quả.
Chính vì những lí do của vấn đề đã nêu trên nên trong chuyên đề của mình tôi chọn đề tài nghiên cứu:
“Đói nghèo tại huyện Đồng Văn - tỉnh Hà Giang: Nguyên nhân và giải pháp”
Qua đó tìm hiểu thực trạng đói nghèo, nhu cầu xóa đói giảm nghèo của người dân và hiệu quả của những chính sách xóa đói giảm nghèo trên địa bàn.
T Mục đích nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu nhằm tìm hiểu nguyên nhân đói nghèo của huyện Đồng Văn. Đồng thời nghiên cứu những chính sách về xóa đói giảm nghèo của nhà nước, cũng như của địa phương. Từ đó đưa ra những khuyến nghị, những giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo tại địa bàn, giúp người nghèo tự vươn lên trong cuộc sống.
T Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: Nguyên nhân đói nghèo và giải pháp xóa đói giảm nghèo ở huyện Đồng Văn - tỉnh Hà Giang
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành trong phạm vi địa bàn huyện Đồng Văn - tỉnh Hà Giang.
T Phương pháp nghiên cứu:
Thông qua các phương pháp thống kê, khảo sát, phân tích tổng hợp .để nghiên cứu đề tài.
29 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4747 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đói nghèo tại huyện Đồng Văn - Tỉnh Hà Giang: Nguyên nhân và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẨU
T Lý do chọn đề tài:
Đói nghèo là một trong những vấn đề cần được quan tâm giải quyết mang tính cấp thiết trên thế giới hiện nay. Một trong những chính hàng đầu của liên hiệp quốc là phải cải thiện mức sống cho hơn một tỉ người nghèo trên thế giới. Tại hội nghị thượng đỉnh của Liên hợp quốc năm 2000, đã có 189 quốc gia thành viên tham gia đã nhất trí thông qua Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ MDG và các chiến lược nhằm giải quyết tình trạng đói nghèo toàn cầu.
Chưa bao giờ các nhà lãnh đạo cao cấp của các quốc gia lại quan tâm đến vấn đề đói nghèo như bây giờ. Tuyên bố thiên niên kỷ và các mục tiêu phát triển tạo ra lộ trình về một thế giới mà ở đó không còn người nghèo đói, ai cũng được học hành, sức khỏe của người dân được cải thiện, được bảo vệ một cách bền vững, mọi người đều được hưởng các quyền tự do, bình đẳng và công bằng.
Việt Nam là một nước nông nghiệp. Gần 70% dân số ở nông thôn, chủ yếu sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp. Trình độ sản xuất chủ yếu còn dựa trên nền sản xuất nhỏ và lạc hậu. Nước ta lại chịu nhiều sự tác động của thiên tai, khí hậu khắc nghiệt, hậu quả chiến tranh vẫn còn nặng nề.
Trong công cuộc đổi mới của đất nước. Cùng với sự chuyển đổi nền kinh tế từ tự cung tự cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Nền kinh tế của nước ta đang từng bước được cải thiện. Đời sống của người dân từng bước được nâng lên. Tuy nhiên bên cạnh đó nghèo đói vẫn là một vấn đề lớn được Đảng và nhà nước quan tâm.
Mục tiêu xóa đói giảm nghèo là yếu tố cơ bản để đảm bảo công bằng xã hội và tăng trưởng bền vững, ngược lại chỉ có tăng trưởng cao, bền vững mới có sức mạnh vật chất để hỗ trợ và tạo cơ hội cho người nghèo vươn lên thoát khỏi đói nghèo.
Tuy nhiên do nền kinh tế nước ta chưa phát triển nên một bộ phận không nhỏ dân cư gặp không ít khó khăn trong sản xuất và đời sống, đã trở nên nghèo đói. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường sự phân hóa giàu nghèo ngày càng tăng lên một cách rõ rệt với quy mô ngày càng lớn. Theo số liệu của tổng cục thống kê, tỷ lệ nghèo chung của nước ta năm 2008 là 14,5%. Tỷ lệ hộ nghèo tập trung nhiều ở các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa, trong đó có Huyện Đồng Văn - Tỉnh Hà Giang.
Nói đến Hà Giang là nói đến một tỉnh nghèo ở địa đầu tổ quốc, nơi đây với địa hình chia cắt phức tạp, khí hậu khắc nghiệt, hạ tầng cơ sở còn thấp kém, kinh tế chậm phát triển, đời sống của nhân dân còn gặp rất nhiều khó khăn. Tỉnh có 6 huyện vùng cao nằm trong số 61 huyện có tỷ lệ nghèo cao nhất nước (trên 50%) là: Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh, Quản Bạ, Hoàng Su Phì và Xín Mần.
Đồng Văn là một huyện vùng cao núi đá nằm trong bốn huyện khó khăn nhất của tỉnh, nên những khó khăn nêu trên của huyện lại tăng thêm gấp bội. Chính vì vậy tỷ lệ hộ đói nghèo của huyện còn khá cao so với mặt bằng chung của tỉnh. Trong những năm qua huyện Đồng Văn đã có nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ các hộ đói nghèo thoát đói giảm nghèo. Nhằm rút ngăn khoảng cách giàu nghèo, taọ cơ hội cho mọi người dân đều có quyền bình đẳng tối thiểu ngang nhau. Các chính sách về xóa đói giảm nghèo được chính quyền địa phương tổ chức triển khai hết sức chặt chẽ, được đông đảo người dân hưởng ứng và đồng tình thưc hiện. Như đã nói ở trên Đồng Văn là huyện vùng cao núi đá của tỉnh, đời sống kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí còn thấp, địa hình phức tạp chia cắt, phong tục tập quán lạc hậu còn nặng nề. Do vậy, mặc dù các cơ chế chính sách trong công tác xóa đói giảm nghèo đã được thực thi. Xong trong thực tế các cơ chế chính sách về xóa đói giảm nghèo không phải lúc nào cũng được thực hiện một cách nghiêm túc và có hiệu quả.
Chính vì những lí do của vấn đề đã nêu trên nên trong chuyên đề của mình tôi chọn đề tài nghiên cứu:
“Đói nghèo tại huyện Đồng Văn - tỉnh Hà Giang: Nguyên nhân và giải pháp”
Qua đó tìm hiểu thực trạng đói nghèo, nhu cầu xóa đói giảm nghèo của người dân và hiệu quả của những chính sách xóa đói giảm nghèo trên địa bàn.
T Mục đích nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu nhằm tìm hiểu nguyên nhân đói nghèo của huyện Đồng Văn. Đồng thời nghiên cứu những chính sách về xóa đói giảm nghèo của nhà nước, cũng như của địa phương. Từ đó đưa ra những khuyến nghị, những giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo tại địa bàn, giúp người nghèo tự vươn lên trong cuộc sống.
T Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: Nguyên nhân đói nghèo và giải pháp xóa đói giảm nghèo ở huyện Đồng Văn - tỉnh Hà Giang
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành trong phạm vi địa bàn huyện Đồng Văn - tỉnh Hà Giang.
T Phương pháp nghiên cứu:
Thông qua các phương pháp thống kê, khảo sát, phân tích tổng hợp...để nghiên cứu đề tài.
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA NGHÈO ĐÓI
1.1. Nghèo khổ về thu nhập
1.1.1. Khái niệm:
Nghèo là tình trạng bị thiếu thốn ở nhiều phương diện như: thu nhập hạn chế hoặc thiếu cơ hội tạo thu nhập, thiếu tài sản để đảm bảo tiêu dùng những lúc khó khăn và bị tổn thương trước những đột biến, ít được tham gia vào quá trình ra quyết định…
Như vậy nghèo khổ được định nghĩa trên nhiều khía cạnh khác nhau, việc đo lường một cách nhất quán từng khía cạnh của nghèo khổ là điều rất khó thực hiện,còn gộp tất cả những khía cạnh đó vào một chỉ số nghèo hay thước đo duy nhất về nghèo khổ là không thể.
Tại hội nghị chống đói nghèo khu vực Châu Á - Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức tại Băng Cốc, Thái Lan (9/1993) đã đưa ra định nghĩa chung như sau: nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tùy theo tình trạng phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán của địa phương. Định nghĩa này hiện nay đang được nhiều quốc gia sử dụng trong đó có Việt Nam.
1.1.2. Phương pháp đánh giá nghèo khổ về thu nhập
Theo quan điểm tiếp cận của WB, thì phạm vi của sự nghèo khổ ngày càng mở rộng. Nghèo khổ thường gắn với sự thiếu thốn trong tiêu dùng. Nhưng từ giữa năm 1970 và những năm 1980, nghèo khổ được tiếp cận theo nhu cầu cơ bản gồm: tiêu dùng, dịch vụ xã hội và nguồn lực. Từ giữa năm 1980 đến nay tiếp cận theo năng lực và cơ hội, gồm: tiêu dùng,dịch vụ xã hội, nguồn lực và tính dễ bị tổn thương. Từ cách tiếp cận trên, khi đánh giá tình trạng nghèo khổ không chỉ dựa theo tiêu chí không gắn với thu nhập.
Tuy nhiên, ở các nước đang phát triển, việc phân tích và đáng giá nghèo khổ chủ yếu dựa trên tiêu chí thu nhập (hay chi tiêu). Phương pháp này cho phép so sánh tình trạng nghèo khổ giữa các nước, các vùng khác nhau theo thời gian nhằm cung cấp thông tin cho các chính sách công và đánh giá mức độ thành công của các chính sách đó. Nhưng làm thế nào để biểu thị “nghèo khổ” bằng một con số có ý nghĩa? Các nhà kinh tế đã được dựa trên khái niệm “nghèo khổ tuyệt đối”. Khái niệm này nhằm biểu thị một mức thu nhập (chỉ tiêu) tối thiểu cần thiết để đảm bảo những “nhu cầu vật chất cơ bản” như lương thực, quần áo, nhà ở để cho mỗi người có thể “tiếp tục tồn tại” tuy nhiên nảy sinh một số vấn đề sau:
Thứ nhất, việc xác định mức này là một vấn đề chủ quan gây kho khăn chho việc so sánh giữa các nước.
Thứ hai, mức thu nhập tối thiểu cần thiết sẽ thay đổi theo tiêu chuẩn của mức sống xét theo thời gian và theo quốc gia (hay khu vực). Chẳng hạn, một người dân ở nước phát triển hiện nay được phân loại là nghèo thì thực ra họ lại còn có mức sống tốt hơn những người dân ở nước họ vào những năm 60 hoặc một số người dân ở các nước kém phát triển ngày nay mà họ không được coi là nghèo.
Do vậy, một phương pháp đã được các nhà khinh tết sử dụng là xác định “giới hạn (ranh giới) nghèo khổ” hay còn gọi là “đường nghèo khổ”.
Vậy “giới hạn nghèo khổ” được xác định như thế nào? Về phương pháp luận tiếp cận,chúng ta có thể lựa chọn xác định giới hạn nghèo khổ theo thu nhập hay chi tiêu.tuy nhiên,phương pháp được sử dụng nhiều hơn là tiếp cận theo chi tiêu. Vì chi tiêu của hộ gia đình là chỉ số liên quan chặt chẽ đến phúc lợi hơn là thu nhập. Và số liệu về thu nhập thường là không chính xác, đặc biệt ở các nước đang phát triển (có một bộ phận những người lao động là tự hành nghề).
1.1.2.1. Phương pháp của ngân hàng thế giới
Phương pháp mà WB đẫ sử dụng ở nhiều nước đang phát triển là dựa vào ngưỡng chi tiêu tính bằng đô la mỗi ngày. Ngưỡng nghèo thường dùng hiện nay là 1 đô la và 2 đô la/ngày (theo sức mua tương đương). Đây là mức tiêu có thể đảm bảo mức cung cấp năng lượng tối thiểu cần thiết cho con người, mức chuẩn đó là 2100 calo/người/ngày.
Ngưỡng nghèo này gọi là ngương nghèo lương thực, thực phẩm (nghèo đói ở mức thấp). Vì mức chỉ tiêu này chỉ dảm bảo mức chuẩn về cung cấp năng lượng mà không đủ chỉ tiêu cho những hàng hóa phi lương thực. Những người có mức chỉ tiêu dưới mức chi cần thiết để đạt được 2100/calo/ngày gọi là “nghèo về lương thực, thực phẩm”.
1.1.2.2. Phương pháp của Việt Nam
Ở Việt Nam hiện nay, có phương pháp tiếp cận với ranh giới nghèo đói như sau:
+ Phương pháp dựa vào cả thu nhập và chi tiêu theo đầu người (phương pháp của tổng cục thống kê).
Phương pháp này đã xác định 2 ngưỡng nghèo.
Ngưỡng nghèo thứ nhất là số tiền cần thiết để mua một rổ lương thực hàng ngày được để đảm bảo mức độ dinh dưỡng.như vậy,phương pháp tiếp cận này tương tự cách tiếp cận của WB (đã nói ở trên).
Ngưỡng nghèo thứ hai, thường gọi là “ngưỡng nghèo chung” ngưỡng này bao gồm cả phần chi tiêu cho hàng hóa phi lương thực.
Ngưỡng nghèo Việt nam được tính toán từ cuộc điều tra mức sống dân cư 1993 và 1998 như sau:
Bảng 1.1: Ngưỡng nghèo ở Việt Nam
Chỉ tiêu bình quân đầu người /năm
1993
(tính vào thời điểm 1/1993)
1998
(tính vào thời điểm 1/1998)
Ngưỡng nghèo về lương thực, thực phẩm
750 nghìn đồng
1.287 nghìn đồng
Ngưỡng nghèo chung
1.116 nghìn đồng
1.788 nghìn đồng
+ Phương pháp dựa trên thu nhập của hộ gia đình (phương pháp của bộ lao động – thương binh – xã hội). Phương pháp này đang được sử dụng để xác định chuẩn nghèo đói của chương trình xóa đói giảm nghèo quốc gia (chuẩn nghèo quốc gia).
Người được coi là nghèo về thu nhập là những người mà thu nhập của họ nhằm ở bên dưới các “giới hạn” hay “đường chuẩn nghèo” đã được quy định là 200 nghìn đồng/tháng ở khu vực nông thôn và 260 nghìn đồng/tháng ở khu vực thành thị.
Việc nhận diện ai là người nghèo luôn là một vấn đề khó khăn cách thông thường và đã được các nước đang phát triển và WB sử dụng là dựa vào kết quả các cuộc điều tra về thu nhập (chi tiêu) của hộ gia đình (phương pháp thống kê). Những người đang sống trong “nghèo khổ tuyệt đối” là những người mà 4/5 chỉ tiêu của họ là giành cho nhu cầu về ăn mà chủ yếu là lương thực,và một chút ít thực phẩm (thịt hoăc cá); tất cả đều thiếu dinh dưỡng; chỉ 1/3 số người biết chữ; và tuổi thọ của họ vào khoảng 40 năm.
Một cách tiếp cận khác cũng thường được sử dụng để xem xét nghèo đói là chia dân cư thành các nhóm khác nhau (theo 5 nhóm) nhóm 1/5 nghèo nhất là 20% dân số, những người sống trong các hộ gia đình có mức thu nhập (chỉ tiêu) thấp nhất.
Bên cạnh sự nghèo khổ tuyệt đối,ở nhiều nước còn xét đến sự nghèo khổ tuyệt đối. Nghèo khổ tương đối được xét trong tương quan xã hội, phụ thuộc địa điểm cư dân sinh sống và phương thức tiêu thụ phổ biến ở nơi đó. Sự nghèo khổ tương đối được hiểu là những người sống dưới mức tiêu chuẩn có thể chấp nhận được trong những địa điểm và thời gian xác định. Đây là những người cảm thấy bị tước đoạt những cái mà đại bộ phận những người khác trong xã hội được hưởng. Do đó, chuẩn mực để xem xét nghèo khổ tương đối thường khác nha từ nước này sang nước khác hoặc từ vùng này sang vùng khác. Nghèo khổ tương đối cũng là một hình thức biểu hện sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập.
1.1.3. Chỉ số đánh giá
Dựa trên cách tiếp cận định nghĩa sự nghèo khổ nói trên, thước đo sử dụng phổ biến hiện nay để đánh giá nghèo khổ về thu nhập là điểm số người sống dưới chuẩn nghèo. Gọi là “chỉ số đếm đầu người” (HC – headcount index). Từ đó xác định tỷ lệ nghèo (tỷ lệ đếm đầu - HCR).
Tỷ lệ nghèo được tính bằng tỷ lệ phần trăm của dân số. Việc sử dụng chỉ số này là cần thiết để đánh giá tình trạng nghèo và những thành công trong mục tiêu “giảm nghèo” của quốc gia và thế giới.tuy nhiên để phản ánh được tính chất gay gắt của nghèo đói và để có chính sách cần thiết hữu hiệu nhằm giảm nghèo cho mọi đối tượng là người nghèo, các nhà kinh tế đã xây dựng chỉ số “khoảng cách nghèo”. Khoảng cách nghèo là phần trênh lệch giữa mức chi tiêu của người nghèo với ngưỡng nghèo, tính bằng phần trăm so với ngưỡng nghèo. Khi so sánh các nhóm dân cư trong một nước, khoảng cách nghèo cho biết tính chất và mức độ của nghèo khổ khác nhau giữa các nhóm.
Ví dụ theo kết quả tính toán của tổng cục thống kê việt nam khoảng cách nghèo ở nông thôn Việt Nam năm 2002 là 8,7% và nhóm dân tộc thiểu số là 22,1%.với giả thiết, mức tăng thu nhập là 2%/năm (và gần bằng tốc độ tăng trưởng kinh tế) thì khoảng sau 4 năm có thể đưa hộ nghèo trung bình ở nông thôn thoát nghèo trong khi đó nhóm dân tộc thiểu số phải mất một thập kỷ.
1.2. Nghèo khổ của con người (nghèo khổ tổng hợp)
Sự nghèo khổ của con người là khái niệm đã được liên hiệp đưa ra trong bang “báo cáo về phát triển con người” năm 1997. Theo đó,nghèo khổ của con người là khái niệm biểu thị sự nghèo khổ đa chiều của con người – là sự thiệt thòi (khốn cùng) theo 3 khía cạnh cơ bản nhất của cuộc sống con người. chẳng hạn, đối với các nước đang phát triển sự thiệt thòi đó là:
Thiệt thòi sét trên khía cạnh cuộc sống lâu dài và khỏe mạnh, được xác định bởi tỷ lệ người dự kiến khopong thọ quá 40 tuổi.
Thiệt thòi về tri thức,được xác định bởi tỷ lệ người lớn mù chữ.
Thiệt thòi về đảm bảo kinh tế,được xác định bởi tỷ lệ người không tiếp cận được với các dịch vụ y tế, nước sạch và tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng.
Để đánh giá “nghèo khổ của con người ”, liên hợp quốc đã sử dụng chỉ số nghèo khổ của con người – HPI (Human poor index) hay còn gọi là chỉ số nghèo khổ tổng hợp.
Giá trị HPI củ một nước nói lên rằng sự nghèo khổ của con người ảnh hưởng lên bao nhiêu phần dân số của nước đó so sánh các giá trị HDI và HPI cho thấy sự phân phối thành tựu của tiến bộ của con người các nước có thể có giá trị HDI như nhau những giá trị HPI lại khác nhau.
Ví dụ trường hợp của Trung Quốc và Gioocđani (1999) chỉ số phát triển con người của mỗi nước là 0,718 và 0,714 chỉ số nghèo khổ con người của trung quốc là 15,1% trong khi gioocđani chỉ là 8,5. Ở Việt Nam HPI năm 1999 là 29,1% và xếp hạng theo HPI nước ta đứng thứ 45 trên 90 quốc gia được Liên Hợp Quốc nghiên cứu.
1.3. Nghèo đói ở Việt Nam
Tỷ lệ nghèo chung của Việt Nam đã giảm dần theo từng năm, từ mức 37,4% (năm 1998) thì sau mười năm con số này đã giảm đáng kể xuống còn 14,5% (năm 2008).
Bảng 1.2: Tỷ lệ nghèo chung phân theo thành thị, nông thôn
và phân theo vùng (*)
1998
2002
2004
2006
2008
CẢ NƯỚC
Tỷ lệ nghèo chung
37,4
28,9
19,5
16,0
14,5
Phân theo thành thị, nông thôn
Thành thị
9,0
6,6
3,6
3,9
3,3
Nông thôn
44,9
35,6
25,0
20,4
18,7
Phân theo vùng
Đồng bằng sông Hồng
30,7
21,5
11,8
8,9
8,0
Trung du và miền núi phía Bắc
64,5
47,9
38,3
32,3
31,6
Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung
42,5
35,7
25,9
22,3
18,4
Tây Nguyên
52,4
51,8
33,1
28,6
24,1
Đông Nam Bộ
7,6
8,2
3,6
3,8
2,3
Đồng bằng sông Cửu Long
36,9
23,4
15,9
10,3
12,3
(*) Tỷ lệ nghèo chung được tính theo mức chi tiêu bình quân 1 người 1 tháng với chuẩn nghèo của Tổng cục Thống kê và Ngân hàng Thế giới cho các năm như sau: 1998: 149 nghìn đồng; 2002: 160 nghìn đồng; 2004: 173 nghìn đồng; 2006: 213 nghìn đồng; 2008: 280 nghìn đồng.
Nguồn: Tổng cục thống kế (xem tại:
1.3.1. Chuẩn nghèo Việt Nam
Chuẩn nghèo Việt Nam là một tiêu chuẩn để đo lường mức độ nghèo của các hộ dân tại Việt Nam. Chuẩn này khác với chuẩn nghèo bình quân trên thế giới. Theo quyết định của thủ tướng chính phủ Việt Nam 170/2005/QĐ-TTg ký ngày 08 Tháng 07 năm 2005 về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006 – 2010:
Khu vực nông thôn: những hộ có mức thu nhập bình quân từ 200.000 đồng/người/tháng (2.400.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo.
Khu vực thành thị: những hộ có mức thu nhập bình quân từ 260.000 đồng/người/tháng (dưới 3.120.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo
Cho đến năm 2009, theo chuẩn nghèo trên, cả nước Việt Nam hiện có khoảng 2 triệu hộ nghèo, đạt tỷ lệ 11% dân số. Theo chuẩn trên, nhiều hộ nghèo thoát nghèo nhưng vẫn không đủ sống và do đời sống khó khăn nên rất nhiều người muốn còn được thuộc diện nghèo mãi để còn nhận các khoản hỗ trợ như như vay vốn ưu đãi, bảo hiểm y tế.... Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng cho rằng không thể duy trì chuẩn nghèo 200.000-260.000 đồng như hiện nay mà cần rà sát và ban hành chuẩn nghèo mới cho năm 2011.
3.1.2. Nguyên nhân nghèo ở Việt Nam
Có nhiều quan điểm về nguyên nhân gây ra nghèo đói ở Việt Nam nhưng nói chung nghèo đói ở Việt Nam có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan như sau:
Nguyên nhân lịch sử, khách quan
Việt Nam là một nước nông nghiệp lạc hậu vừa trải qua một cuộc chiến tranh lâu dài và gian khổ, cơ sở hạ tầng bị tàn phá, ruộng đồng bị bỏ hoang, bom mìn, nguồn nhân lực chính của các hộ gia đình bị sút giảm do mất mát trong chiến tranh, thương tật, hoặc phải xa gia đình để tham gia chiến tranh, học tập cải tạo trong một thời gian dài.
Chính sách nhà nước thất bại: sau khi thống nhất đất nước việc áp dụng chính sách tập thể hóa nông nghiệp, cải tạo công thương nghiệp và chính sách giá lương tiền đã đem lại kết quả xấu cho nền kinh tế vốn đã ốm yếu của Việt Nam làm suy kiệt toàn bộ nguồn lực của đất nước và hộ gia đình ở nông thôn cũng như thành thị, lạm phát tăng cao có lúc lên đến 700% năm.
Hình thức sở hữu: việc áp dụng chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu nhà nước và tập thể của các tư liệu sản xuất chủ yếu trong một thời gian dài đã làm thui chột động lực sản xuất.
Việc huy động nguồn lực nông dân quá mức, ngăn sông cấm chợ đã làm cắt rời sản xuất với thị trường, sản xuất nông nghiệp đơn điệu, công nghiệp thiếu hiệu quả, thương nghiệp tư nhân lụi tàn, thương nghiệp quốc doanh thiếu hàng hàng hóa làm thu nhập đa số bộ phận giảm sút trong khi dân số tăng cao.
Lao động dư thừa ở nông thôn không được khuyến khích ra thành thị lao động, không được đào tạo để chuyển sang khu vực công nghiệp, chính sách quản lý bằng hộ khẩu đã dùng biện pháp hành chính để ngăn cản nông dân di cư, nhập cư vào thành phố.
Thất nghiệp tăng cao trong một thời gian dài trước thời kỳ đổi mới do nguồn vốn đầu tư thấp và thiếu hệu quả vào các công trình thâm dụng vốn của Nhà nước.
Nguyên nhân chủ quan
Sau 20 năm đổi mới đến năm 2005 kinh tế đã đạt được một số thành tựu nhưng số lượng người nghèo vẫn còn đông, có thể lên đến 26% (4,6 triệu hộ) do các nguyên nhân khác như sau:
Sai lệch thống kê: do điều chỉnh chuẩn nghèo của Chính phủ lên cho gần với chuẩn nghèo của thế giới (1USD/ngày) cho các nước đang phát triển làm tỷ lệ nghèo tăng lên.
Việt Nam là nước nông nghiệp đến năm 2004 vẫn còn 74,1% dân sống ở nông thôn trong khi tỷ lệ đóng góp của nông nghiệp trong tổng sản phẩm quốc gia thấp. Hệ số Gini là 0,42 và hệ số chênh lệch là 8,1 nên bất bình đẳng cao trong khi thu nhập bình quân trên đầu người còn thấp.
Người dân còn chịu nhiều rủi ro trong cuộc sống, sản xuất mà chưa có các thiết chế phòng ngừa hữu hiệu, dễ tái nghèo trở lại như: thiên tai, dịch bệnh, sâu hại, tai nạn lao động, tai nạn giao thông, thất nghiệp, rủi ro về giá sản phẩm đầu vào và đầu ra do biến động của thị trường thế giới và khu vực như khủng hoảng về dầu mỏ làm tăng giá đầu vào, rủi ro về chính sách thay đổi không lường trước được, rủi ro do hệ thống hành chính kém minh bạch, quan liêu, tham nhũng.
Nền kinh tế phát triển không bền vững, tăng trưởng tuy khá nhưng chủ yếu là do nguồn vốn đầu tư trực tiếp, vốn ODA, kiều hối, thu nhập từ dầu mỏ trong khi nguồn vốn đầu tư trong nước còn thấp. Tín dụng chưa thay đổi kịp thời, vẫn còn ưu tiên cho vay các doanh nghiệp nhà nước có hiệu quả thấp, không thế chấp, môi trường sớm bị hủy hoại, đầu tư vào con người ở mức cao nhưng hiệu quả còn hạn chế, số lượng lao động được đào tạo đáp ứng nhu cầu thị trường còn thấp, nông dân khó tiếp cận tín dụng ngân hàng nhà nước,
Sự chênh lệch lớn giữa các vùng miền, thành thị và nông thôn, giữa các dân tộc cao.
Môi trường sớm bị hủy hoại trong khi đa số người nghèo lại sống nhờ vào nông nghiệp.
Hiệu năng quản lý chính phủ thấp.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN NGHÈO ĐÓI TẠI HUYỆN ĐỒNG VĂN – TỈNH HÀ GIANG
Đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội của Đồng Văn
Đặc điểm tự nhiên
Đồng Văn là huyện biên giới tỉnh Hà Giang, cách thị xã tỉnh lị 146km, đây là điểm nhô ra cao nhất trên bản đồ Việt Nam, ở Đồng Văn có khoảng 85% diện tích là đá.
Phía Bắc và phía Tây Đồng Văn giáp với Trung Quốc; phía Nam giáp huyện Yên Minh và phía Đông giáp với huyện Mèo Vạc.
+ Tổng diện tích (ha): 46.114,05
+ Đất nông nghiệp (ha): 14.445,29
+ Đất Lâm nghiệp (ha): 23.575,10
+ Đất chưa khai thác (ha): 7.069,25
Huyện Đồng Văn.( Ảnh: Hoàng Chí Hùng)
Nguồn:
Địa hình Đồng Văn khá phức tạp, phần lớn là núi đá bị chia cắt nên tạo ra nhiều núi cao, vực sâu, độ cao trung bình là 1.200m so với mặt nước biển.
Trên cao nguyên Đồng Văn có nhiều cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ và nhiều ngọn núi cao như: núi Lũng Táo cao 1.911m, núi Tù Sán cao 1.475m.
Đồng Văn có sông Nho Quế và các dòng suối nhỏ ở Lũng Táo, Phó Bảng, Phố Là chạy qua.
Khí hậu ở Đồng Văn mang tính ôn đới và phân ra nhiều tiểu vùng khí hậu khác nhau. Một năm chia ra thành hai mùa rõ rệt, là mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10) và mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau), vào mùa này thường có sương mù, sương muối, thời tiết khô hanh. Lượng mưa trung bình khá cao, khoảng 1.600 - 2.000mm/năm.
Tài nguyên: Đồng Văn có mỏ than ở Phố Bảng, quặng antimon ở Lũng Thầu.
Đặc điểm kinh tế – xã hội
2.1.2.1. Đặc điểm kinh tế:
Đồng Văn có 14.445,29 ha diện tích đất nông nghiệp, những loại cây trồng chủ yếu là ngô, một số vùng trồng lúa nương và các loại cây như: đậu Hà Lan, kê, tam giác mạch, cải dầu. Ngoài ra, Đồng Văn còn có thế mạnh trồng dược liệu, cây ăn quả ôn đới, rừng... vật nuôi chủ yếu là: bò, dê, ngựa, lợn...
Công nghiệp,
Nông lâm nghiệp 23,09% xây dựng
43,26%
33,65%
Dịch vụ – Thương mại
(Nguồn: Huyện Đồng Văn - Sức sống đâm chồi nơi biên cương,
Theo Báo Hà Giang ,2010)
2.1.2.2. Đặc điểm văn hoá, xã hội:
Diện tích: 446,7 km2
Tính đến cuối năm 2008, tổng số dân toàn huyện Đồng Văn là 63.254 người với 11.069 hộ dân, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số là 61.845 người.
Tổng số lao động toàn huyện là 31.350 người.
Mật độ dân số: 129 người/km2
Huyện lị: thị trấn Đồng Văn
Đồng Văn có 20 đơn vị hành chính gồm 2 thị trấn Đồng Văn, Phó Bảng và 18 xã: Lũng Cú, Má Lê, Đồng Văn, Lũng Tao, Thai Phìn Tủng, Tả Phìn, Tả Lủng, Xà Phìn, Sính Lủng, Hồ Quáng Phìn, Lũng Phìn, Sủng Trái, Sàng Tủng, Vần Chải, Lũng Thầu, Sủng Là, Phố Là và Phố Cáo.
Đồng Văn là nơi sinh sống của 15 dân tộc, trong đó đông nhất là dân tộc H’Mông chiếm trên 85%, còn lại là các dân tộc Tày , Kinh, Hoa, Lô Lô…
Hiện trạng vấn đề đói nghèo ở huyện Đồng Văn – Tỉnh Hà Giang
Thực trạng nghèo đói của huyện Đồng Văn
Huyện Đồng Văn có 17 xã và 2 thị trấn với 224 thôn, bản (19/19 xã thị trấn đều thuộc xã khu vực II đặc biệt khó khăn)
Tổng số hộ nghèo toàn huyện tính đến cuối năm 2008 là 6.198 hộ. Chiếm tỷ lệ 51,82%. Sau 1 năm thực hiện Nghị quyết 30a, tính đến cuối năm 2009, tỷ lệ hộ nghèo huyện Đồng Văn giảm mạnh, chỉ còn 5.390 hộ (trên tổng số 12.757 hộ dân toàn huyện), chiếm tỷ lệ 42,25%. Trong năm 2009 thực hiện xóa 100% số nhà tạm trên địa bàn huyện với tổng số 1.054 nhà.
Theo số liệu thống kê mới nhất thì tỷ lệ hộ nghèo của Đồng Văn năm 2010 đã giảm xuống còn 35%
Nguyên nhân dẫn đến đói nghèo
2.2.2.1. Khó khăn về tự nhiên
Nằm ở nơi địa đầu cực Bắc Tổ quốc, huyện Đồng Văn (Hà Giang) được biết đến là nơi khó khăn trong phát triển kinh tế – xã hội, vì đá nhiều hơn đất. Khoảng 85% diện tích là đá do đó diện tích canh tác ít.
Đồng Văn có khí hậu mát lạnh, quanh năm mát mẻ mưa khá nhiều. Tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất 20,90C xảy ra ở tháng 7 và tháng 8
Nhiệt độ thấp nhất đều xảy ra vào tháng 1, đo được từ (-4) đến (-1,4)0C, giao động nhiệt ngày và đêm diễn ra mạnh mẽ hơn vùng đồng bằng.
Huyện là một trong những vùng có độ ẩm tương đối cao hầu hết các mùa trong năm. Độ ẩm trung bình tháng cao nhất là 87% ở tháng 7. Độ ẩm trung bình thấp nhất là 81% xảy ra ở tháng 4.
Tuy lượng mưa trung bình năm khoảng 1.600 – 2.000mm, mặc dù hệ thống sông suối khá nhiều như sông Nho Quế, các dòng suối nhỏ ở Lũng Táo, Phó Bảng, Phố Là, xã Đồng Văn chỉ mùa mưa mới có nước, nhưng do địa hình núi đá vôi, rừng nguyên sinh ít và cạn kiệt nên rất khan hiếm nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất.
Thiếu vốn sản xuất
Hiện nay khi vay vốn người dân phải có tài sản thế chấp mới được vay. Trong khi đó những hộ nghèo thì làm sao có tài sản để thế chấp, nếu không vay được vốn từ ngân hàng thì làm cách nào để họ có vốn để sản xuất? Vì thế buộc những người này phải vay nóng từ bên ngoài với lãi suất cao đến (10%) để phục vụ cho sản xuất. Với lãi suất như vậy thì những hộ nghèo thật khó để trả hết nợ, nếu làm ăn thua lỗ không có tiền để trả nợ đúng thời hạn lãi suất sẽ tăng lên, cứ như vậy thì dù họ làm dư được bao nhiêu cũng không đủ để trả nợ vì thế họ rất khó để thoát khỏi cảnh nghèo. Tình trạng nghèo vẫn theo sát bên họ.
Ngoài ra, họ thường ỷ lại và trông chờ vào nguồn vốn xã hội, nguồn vốn nhà nước cung cấp nhưng nguồn vốn này bị hạn chế dẫn đến tình trạng thiếu vốn đầu tư sản xuất
2.1.2.3. Không có kinh nghiệm làm ăn
Kinh nghiệm làm ăn và kỹ thuật sản xuất rất hạn chế. Nguyên nhân là do họ thiếu kiến thức, kỹ thuật canh tác, áp dụng kỹ thuật không phù hợp với đất đai, cây trồng, vật nuôi; không có cơ hội học hỏi thêm kinh nghiệm, không được hổ trợ cần thiết. Thêm vào đó, người nghèo trong huyện phải chịu thiệt thòi do sống ở những vùng xa xôi hẻo lánh, giao thông không thuận tiện, vận chuyển sản phẩm đến chợ chi phí cao, bán tại đồng thì bị tư thương ép giá, giá nhu yếu phẩm lại cao, điện, đường, trường, trạm thưa và thiếu, thủy lợi, tưới tiêu thấp kém
2.2.2.4. Thiếu việc làm
Người nghèo ngoài trồng trọt, họ không có vốn để phát triển rộng chăn nuôi, làm ngành nghề.
Trong ngành nghề thì thiếu tay nghề và trình độ học vấn thấp, rất ít có cơ hội tìm việc làm phi nông nghiệp, số ngày làm không nhiều, thu nhập thấp, công việc mang tính thời vụ cao, cạnh tranh quyết liệt.
2.2.2.5. Trình độ học vấn thấp
Thực trạng sự học ở Đồng Văn còn gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng nặng nề của một huyện vùng cao dân trí thấp, nghèo về kinh tế, nghèo về thông tin, nghèo về cơ sở vật chất phục vụ cho sự học.
Người dân không có cơ hội học hỏi thêm kiến thức và khó tiếp cận thông tin. Tỷ lệ học sinh đến trường thấp vì gặp khó khăn về tài chính, gia đình nghèo không đủ điều kiện để đến trường, phải bỏ học đi lao động phụ giúp gia đình kiếm sống.
2.2.2.6. Nguyên nhân khác
Ngoài những nguyên nhân đã phân tích ở trên thì đói nghèo còn do ý thức của người lao động (lười lao động dẫn đến ham cờ bạc, nghiện hút, không biết tiết kiệm chi tiêu, sinh nhiều con) hay do thiên tai lũ. Cũng chính vì nghèo đói mà người nông dân phải chịu cảnh sống chung với bệnh tật hiểm nghèo, bệnh dịch lây lan. Tệ nạn xã hội dễ dàng đến với họ chỉ vì họ nghèo và không có kiến thức.
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN ĐỒNG VĂN – TỈNH HÀ GIANG
Mục tiêu trước mắt của Hà Giang là phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt 13%/năm, đến hết năm 2010 sẽ ra khỏi danh sách tỉnh đặc biệt khó khăn, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 19%, tăng tỷ lệ khá, giàu lên 35%. Để hoàn thành mục tiêu này, thời gian qua các cấp các ngành và toàn thể nhân dân Hà Giang đã nỗ lực cho kế hoạch giảm nghèo nhanh và bền vững
3.1. Các chính sách xóa đói giảm nghèo
3.1.1. Chính sách hỗ trợ về y tế
Đối với chính sách hỗ trợ y tế đã tiến hành mua và cấp thẻ BHYT cho gần 1,4 triệu người nghèo, người dân tộc thiểu số và các xã 135. Chỉ tính trong 4 năm trở lại đây, Hà Giang đã khám chữa bệnh miễn phí cho trên 2,1 triệu người với tổng kinh phí 104 tỷ đồng và đã vận động được gần 3.000 đối tượng cận nghèo đăng ký mua thẻ BHYT theo diện tự nguyện. Ngoài ra, tỉnh cũng đã xây dựng thêm 37 trạm xá phục vụ cho việc khám bệnh của người dân
3.1.2. Chính sách hỗ trợ giáo dục
Năm 2009, toàn tỉnh Hà Giang đã miễn học phí cho 602.603 lượt học sinh, trợ cấp xã hội và học bổng cho 73.465 lượt học sinh phổ thông dân tộc nội trú và bán trú, cấp phát sách giáo khoa, vở viết, dụng cụ học tập miễn phí cho 425.152 lượt học sinh… Xây dựng được 385 phòng học và 706 nhà công vụ phục vụ cho công tác giảng dạy.
Việc triển khai Chương trình 135 đối với huyện Đồng Văn đã huy động trên 95% học sinh tiểu học, gần 89% học sinh THCS trong độ tuổi đến trường.
Hội Khuyến học huyện Đồng Văn đã đẩy mạnh và phát triển Hội rộng khắp ở các xóm bản, các xã, trị trấn. Đến nay, toàn huyện có 19/19 xã, thị trấn có Hội Khuyến học; 8/63 cơ quan, ban, ngành, doanh nghiệp có Chi hội Khuyến học; 50/50 đơn vị trường học có Chi hội Khuyến học với tổng số 13.295 hội viên. Toàn huyện có 1.803 Gia đình hiếu học; 170 Dòng họ khuyến học (cùng một dòng họ được tính riêng theo từng xã, thị trấn). Được sự quan tâm của Huyện ủy, UBND huyện, của các ngành, công tác khuyến học, khuyến tài trong huyện được đẩy mạnh, tổ chức Hội từ huyện đến xã, thị trấn được đông đảo nhân dân các dân tộc ủng hộ và tích cực thực hiện.
3.1.3. Các chính sách phát triển nông – lâm nghiệp
Đối với chính sách phát triển rừng, đã hỗ trợ giao khoán khoanh nuôi, bảo vệ rừng tại 6 huyện nghèo trong năm 2010 với trên 90, 7 tỷ đồng, trong đó: Trồng mới 2.100 ha (đạt 48% kế hoạch); bảo vệ rừng 65.598,4 ha đạt 99,9% kế hoạch; khoanh nuôi phục hồi 28.379/28.407 ha đạt 99% kế hoạch; chăm sóc rừng trồng 3.035 ha/3.084 ha đạt 98% kế hoạch. Trợ cấp 1.848,5 tấn gạo cho 9.573 hộ nghèo nhận chăm sóc bảo vệ rừng, trồng rừng. Nguồn vốn chương trình 30a được UBND tỉnh phân bổ 18, 6 tỷ đồng thực hiện lồng ghép cùng Dự án 661, trong đó hỗ trợ khoanh nuôi bảo vệ là 13,5 tỷ, trồng rừng sản xuất là 5, 1 tỷ đồng… Trong công tác hỗ trợ gạo hộ nghèo tại các thôn biên giới không tham gia bảo vệ rừng, chưa tự túc được lương thực, đầu năm 2010, tỉnh đã tiến hành điều tra, thống kê và thực hiện trợ cấp 163.800 kg gạo trị giá 1,8 tỷ đồng cho 790 hộ với 3.850 nhân khẩu. Hỗ trợ ưu đãi hoạt động khuyến nông thông qua việc hỗ trợ giống vật tư, xây dựng mô hình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư cho 280 hộ và 10 xã thực hiện quy hoạch nông nghiệp với tổng giá trị trên 600 triệu đồng. Từng bước đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động, 9 tháng đầu năm 2010 đã có 27 người được đào tạo định hướng và 250 người được tập huấn, tuyên truyền về xuất khẩu lao động.
Ngoài ra bằng kinh phí từ Chương trình 134, các địa phương đã hỗ trợ 8.717 hộ khai hoang ruộng bậc thang, nương xếp đá, chuyển nương thành ruộng.
Tại huyện Đồng Văn, trong thời gian triển khai chương trình 135 đã hỗ trợ: giá giống ngô, lúa có giá trị kinh tế năng suất cao; Hỗ trợ lãi suất ngân hàng cho hộ nghèo vay mua gia súc; Hỗ trợ phân bón, giống cỏ thức ăn gia súc; Thực hiện các mô hình trồng trọt, chăn nuôi có hiệu quả để nhân rộng trong thôn, xã; Thực hiện các nội dung tập huấn nâng cao trình độ, năng lực cho cán bộ làm công tác nông nghiệp; Hỗ trợ các loại giống cây trồng có giá trị kinh tế (cây chè, lê, đào,...) và công cụ lao động. Nhờ vậy, nhiều hộ gia đình khó khăn đã có cơ hội thay đổi phương thức canh tác lạc hậu, chủ động áp dụng các biện pháp thâm canh tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, mang lại hiệu quả kinh tế.
Từ nguồn vốn CT 135, mô hình trồng cỏ nuôi bò đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Nguồn: Ngọc Tuấn (2010, “Chương trình 135 ở Đồng Văn: Tiếp sức cho đồng bào nghèo”, Báo Dân tộc & Phát triển)
Riêng về vật tư, máy móc, nông cụ sản xuất trên địa bàn huyện đã đầu tư khoảng 7.163 chiếc; huyện đã đưa các loại giống cây trồng có năng suất cao vào sản xuất đại trà, phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương mình; nhiều chương trình, dự án về khuyến nông, xây dựng mô hình thâm canh các loại cây trồng bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Được đầu tư cơ sở hạ tầng, có đường giao thông thuận tiện, có vật tư, giống vốn để sản xuất và những giải pháp, biện pháp chỉ đạo đúng hướng của Đảng bộ huyện, chỉ sau 5 năm (2001 –2005), lương thực trong toàn huyện đã tăng lên 1,5 lần, 70 –80% số hộ trên địa bàn biết phát triển sản xuất, chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá. Toàn huyện đã định hình được những vùng kinh tế có tính tập trung theo quy mô kinh tế hộ, như vùng lúa đặc sản ở xã Đồng Văn, Ma Lé, Lũng Cú; vùng ngô hàng hoá ở các xã Sủng Là, Sính Lủng; vùng gieo trồng đậu tương và chăn nuôi trâu, bò, dê phát triển ở đều khắp các xã. Bên cạnh đó huyện cũng có các giải pháp, cơ chế khuyến khích người dân đưa cây, con có giá trị kinh tế cao vào gieo trồng, chăn nuôi. Huyện còn có những chính sách tác động như hỗ trợ lãi suất vay vốn, hỗ trợ giống, vật tư, kỹ thuật thâm canh tăng vụ. Tính đến hết năm 2005, toàn huyện có 1.700 ha đậu tương, 50 ha khoai tây và một phần diện tích trồng bí xanh, bí ngồi, cà chua, chè, thảo quả, hoa hồng... đây là những cây mới đưa vào tròng trên địa bàn huyện cho năng suất, chất lượng và đem lại thu nhập cho người dân vùng đá.
Lấy núi đá làm lợi thế cho mình trong chăn nuôi đặc sản với giống bò địa phương, cho nguồn thực phẩm mà ít nơi nào có được; nhiều năm qua thịt bò Đồng Văn đã có tiếng trên thị trường. Năm 2005, huyện phối hợp cùng Viện chăn nuôi Trung ương tổ chức thành công Hội thảo về phát triển chăn nuôi phù hợp với điều kiện vùng núi đá phía Bắc của Hà Giang. Hội thảo lấy xã Đồng Văn làm tâm điểm cho phát triển chăn nuôi trâu, bò, dê chất lượng thực phẩm, giá trị kinh tế cao, đánh giá được thực trạng, xác định lợi thế, đưa ra những giải pháp về trồng và chế biến thức ăn gia súc. Đồng thời khai thác và bảo vệ nguồn gen của giống bò, dê địa phương, huyện cũng đã xây dựng dự án bảo tồn và phát triển đàn gia súc thuần chủng ở 3 xã Đồng Văn, Sủng Là và Lũng Táo với phương thức hỗ trợ người dân 50% giá trị giống bò đực địa phương, cung cấp dịch vụ kỹ thuật chăn nuôi, qua đó lựa chọn được đàn bò để bảo tồn
3.1.4. Chính sách hỗ trợ người nghèo về nhà ở
Hơn 10 năm trước, cùng với các huyện khác, Đồng Văn được tỉnh lựa chọn đột phá để phát triển KT – XH, giảm nghèo bằng mô hình mang tính đột phá “má nhà, bể nước, con bò” và chương trình hạ sơn giúp đồng bào Mông có cơ hội cải thiện cuộc sống. Cả tỉnh như đại công trường, đường giao thông được mở rộng kết nối các huyện vùng cao núi đá, hàng loạt công trình phục vụ dân sinh được đầu tư xây dựng, người dân các huyện phấn khởi đóng góp công sức trong công cuộc phát triển kinh tế, giảm nghèo. Con đường vào huyện lỵ khang trang như hiện nay cũng bắt đầu từ thời điểm đó.
Từ nguồn kinh phí hơn 7,5 tỷ đồng do Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex)- đơn vị nhận trợ giúp Đồng Văn triển khai NQ 30a, đã có 1.054 ngôi nhà mới dành cho hộ nghèo theo Chương trình 167 của Chính phủ, triển khai xây dựng xong dịp Tết Nguyên đán vừa qua. Những ngôi nhà mới được thiết kế đủ tiêu chuẩn về diện tích, bảo đảm “ba cứng” (mái cứng, khung cứng và nền cứng) thay thế cho những nhà tạm bợ, trống trải để người dân và chính quyền các xã yên tâm an cư. Ngôi nhà kiên cố là điều kiện đầu tiên để tạo đà cho đồng bào thoát nghèo bền vững. Chương trình xóa nhà tạm chỉ là bước khởi đầu, tiếp sau đó, cùng với hỗ trợ của doanh nghiệp và cơ chế khuyến khích của Nhà nước, chúng tôi sẽ thực hiện nhiều chương trình, kế hoạch khác như đào tạo nghề cho lao động nông thôn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giống cây trồng, vật nuôi, phát triển du lịch – ông Chủ tịch tự tin nói.
3.2. Tập trung nguồn lực ưu tiên đầu tư cho các hộ nghèo
Từ năm 2008, chương trình mục tiêu giảm nghèo đã dành 1.500 triệu đồng cho dự án nhân rộng 6 mô hình chăn nuôi trâu, bò sinh sản, lợn đen siêu nạc, tại 9 xã thuộc huyện Yên Minh, Vị Xuyên, Bắc Mê, Bắc Quang và Hoàng Xu Phì, qua đó 270 hộ nghèo được tham gia thụ hưởng. Đến nay, các mô hình triển khai đã đáp ứng nhu cầu thực tế và phù hợp với điều kiện của địa phương, đặc biệt tạo cho người nghèo có cơ hội sử dụng phương tiện sản xuất, nâng cao thu nhập giảm nghèo bền vững.
Ngoài những việc làm trên, Hà Giang còn chú trọng vào các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng cho các xã nghèo đặc biệt khó khăn, hiện tại đã có 909 công trình được đưa vào sử dụng bào gồm 26 hồ chứa nước, 150 công trình giao thông (dài 529 km), 107 công trình thuỷ lợi, …
Với tổng số vốn được đầu tư trên 105 tỷ đồng, Ban Chỉ đạo Chương trình 135 giai đoạn II của huyện Đồng Văn đã dành phần lớn nguồn vốn để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng với những hạng mục thiết yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt của nhân dân và phát triển kinh tế-xã hội địa phương. Đến nay, 100% các xã trên địa bàn huyện đã có đường ô tô từ huyện đến trung tâm xã; phần lớn hệ thống cầu, cống, đập thuỷ lợi, đường dân sinh được đầu tư nâng cấp; 1 lớp học, 26 nhà lưu trú cho cán bộ và học sinh được đầu tư xây dựng đáp ứng ngày càng cao nhu cầu dạy và học của cán bộ giáo viên, học sinh trên địa bàn huyện.
3.3. Xóa đói giảm nghèo gắn với tạo việc làm
Chương trình dạy nghề cho người nghèo đã mở các lớp dạy nghề hệ trung cấp cho 3.476 người và dạy nghề ngắn hạn cho 56.636 lượt người tại khu vực nông thôn. Thành lập 11 Trung tâm Dạy nghề thuộc 11 huyện thị đưa tổng số cơ sở dạy nghề lên 15 đơn vị. Nhìn chung các cơ sở này đã đáp ứng nhu cầu của xã hội với các nghề kỹ thuật điện, nông lâm, xây dựng, cắt may, mây tre đan…giúp người nghèo có cơ hội tự tạo việc làm hoặc tìm việc tại các doanh nghiệp hay tham gia xuất khẩu lao động. Ngoài ra, công tác hướng nghiệp, dạy nghề cho học sinh phổ thông cũng được chú trọng, 5 năm qua đã tổ chức học bổ túc và dạy nghề cho trên 2.000 học sinh chủ yếu là nghề điện dân dụng, cơ khí, may công nghiệp và hướng nghiệp cho trên 55.000 học sinh nhằm trang bị cho các em kiến thức về nghề nghiệp khi kết thúc chương trình học phổ thông.
Sau 6 tháng đầu năm 2010 đã có 31.604 lượt người nghèo được tập huấn khuyến nông; Dạy nghề cho người nghèo: 7.042 người, đạt 53,6% kế hoạch; Tư vấn việc làm và học nghề cho 1.500 người, đạt 63,8% kế hoạch, giới thiệu việc làm cho 300 lao động.
Xuất khẩu lao động: Đã hỗ trợ bồi dưỡng văn hóa cho 16 lao động, đào tạo định hướng cho 229 người; Tập huấn tuyên truyền tại huyện cho 250 người, hỗ trợ kinh phí tập huấn cho 22 xã và hoạt động giám sát cho 15 xã. Tổng kinh phí đã thực hiện: 152 triệu đồng.
Phát triển tiềm năng du lịch
Đồng Văn nổi tiếng với cột cờ Lũng Cú được dựng từ thời Lý, phố cổ Đồng Văn, cao nguyên đá, Hang Mây, hang Sảng Tủng, cổng trời Sà Phìn, làng văn hóa Lô Lô, cửa khẩu Phó Bảng, nhà Vương …ngoài ra, còn có chợ phiên Đồng Văn họp vào sáng thứ 7 hàng tuần.
Huyện Đồng Văn có các món đặc sản như: mèn mén, cháo ấu Tẩu, ấu trùng ong, mật ong hoa bạc hà, chè Lũng Phìn, thắng cố
Bằng sự chủ động cũng như cố gắng, nỗ lực của các cấp, các ngành, trong 3 năm vừa qua, Hà Giang đã có hơn 21.000 hộ thoát nghèo, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ hơn 50% năm 2006 xuống còn trên 27% năm 2008 và trên 22% năm 2009, thu nhập bình quân đầu người đạt 6, 35 triệu đồng/năm. Diện mạo cả một vùng biên cương rộng lớn của Tổ quốc đã có nhiều khởi sắc, hệ thống trường, trạm y tế từng bước được hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu học tập và chăm sóc sức khỏe của người dân.
Tại Đồng Văn, bằng sự giúp đỡ, đóng góp của các cấp, ngành, sự hỗ trợ của cộng đồng, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện đã giảm từ 68,95% (năm 2006) xuống còn 35% (năm 2010).
HỆ THỐNG KIẾN NGHỊ
- Cần huy động tối đa các nguồn vốn từ Nhà nước, từ ngân hàng và các tổ chức kinh tế khác để hỗ trợ và tạo điều kiện tốt cho các nông hộ nghèo đói vay và tận dụng nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của các tổ chức phi chính phủ để giúp đỡ người nghèo.
- Cần có kế hoạch để khai thác các tiềm năng và thế mạnh của địa phương đặc biệt là tiềm năng du lịch. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng và vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, đất đai giúp đỡ hộ nghèo.
- Thực hiện công tác kế hoạch gia đình, nâng cao dân trí, đào tạo cán bộ, kỹ thuật là người dân tộc.
- Huyện và các ban ngành cần có chính sách hỗ trợ và đào tạo, nâng cao trình độ và sự hiểu biết cho các nông hộ nghèo đói để họ có khả năng kinh doanh có hiệu quả. Đào tạo nghề, chuyển nghề tạo việc làm cho những người không có đất, phát triển các làng nghề truyền thống ở nông thôn, phát huy nguồn lực tại chỗ để người nghèo, xã nghèo trong huyện tự vươn lên xóa đói giảm nghèo.
- Tăng cường công tác văn hóa, giáo dục và y tế, xây dựng mới các trường học, bệnh viện và huy động con em đến trường, miễn giảm các khoản phí cho hộ nghèo.
- Nâng cao trình độ người dân bằng cách mở các lớp phổ cập, các lớp tập huấn về kỹ thuật sản xuất.
- Khuyến khích người nghèo tự thoát nghèo bằng chính năng lực của mình, chứ không hổ trợ bằng hình thức cứu trợ.
- Thực hiện tốt chính sách phát triển kinh tế xã hội nông thôn, mở rộng mạng lưới giao thông, thông tin, điện và nước, các công trình thủy lợi, thực hiện tốt công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn.
KẾT LUẬN
Nghèo đói là một hiện tượng kinh tế xã hội bức xúc của mọi quốc gia và ngày càng thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế trong việc tìm kiếm giải pháp xóa đói, giảm nghèo.
Xoá đói giảm nghèo là yếu tố cơ bản để đảm bảo công bằng xã hội và tăng trưởng bền vững. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, kinh tế hộ gia đình là một thành phần kinh tế quan trọng, có nhiều đóng góp vào nền kinh tế quốc dân. Do vậy, việc tồn tại một tỷ lệ không nhỏ các hộ gia đình đang sống trong cảnh nghèo đói là một thực tế nhức nhối. Nó gây ảnh hưởng lớn tới tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước và các vấn đề xã hội khác.
Nhằm giải quyết khó khăn đó, Huyện Đồng Văn đã thi hành các chính sách, dự án, chương trình mục tiêu xoá đói giảm nghèo như thực hiện chi trả chế độ chính sách kịp thời, đầy đủ cho các gia đình chính sách theo quy định. Các chính sách an sinh xã hội. Với các giải pháp đồng bộ trong công tác xóa đói, giảm nghèo, sự đầu tư hỗ trợ của Nhà nước, của các nhà tài trợ, các cơ quan, ban ngành từ tỉnh đến huyện được phân công phụ trách, tinh thần tương thân tương ái giúp đỡ nhau trong cộng đồng dân cư và sự nỗ lực vươn lên của chính các hộ nghèo, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Đồng Văn đã và đang từng bước được cải thiện.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì công tác xóa đói giảm nghèo của huyện Đồng Văn vẫn còn những mặt hạn chế nhất định, nguy cơ những hộ đã thoát nghèo rơi vào tình trạng tái nghèo còn cao. Vì vậy, vấn đề cấp bách đặt ra là huyện cần phải có những biện pháp hiệu quả hơn nữa để có thể có thể thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo một cách bền vững rút ngắn khoảng cách phân biệt giàu nghèo, tạo sự bình đẳng trong xã hội.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đảng bộ huyện Đồng Văn (Hà Giang) (2007, “Chỉ đạo nhân dân chuyển sang sản xuất hàng hóa”, Nguồn:
2. Huyện Đồng Văn (Hà Giang) thực hiện có hiệu quả công tác lao động xã hội và việc làm (Nguồn:
cập nhập 06/01/2011)
3. Thống kê của bộ lao động – Thương binh và xã hội Năm 2009 (xem tại:
4. Tổng cục thống kế (2008, xem tại:
5. Ngọc Tuấn (2010, “Chương trình 135 ở Đồng Văn: Tiếp sức cho đồng bào nghèo”, Nguồn: Báo Dân tộc & Phát triển)
6. Hữu Thụy (2008, “Các giải pháp vươn lên thoát nghèo bền vững ở Hà Giang”, Nguồn:
7. Hồng Vi (“Năm 2010 Hà Giang phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 19%”, Báo Hà Giang, Cập nhật ngày: 26/11/2010)
8. Hoàng Yên (2010, Huyện Đồng Văn - Sức sống đâm chồi nơi biên cương,Nguồn: Báo Hà Giang )
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đói nghèo tại huyện Đồng Văn - tỉnh Hà Giang- Nguyên nhân và giải pháp.doc