Luận án Góp vốn thành lập công ty bằng quyền sở hữu trí tuệ theo pháp luật Việt Nam hiện nay

Chủ thể góp vốn bằng quyền SHTT phải chịu trách nhiệm đảm bảo đối với khiếm khuyết của tài sản mà mình sử dụng để góp vốn. Theo quan điểm này, việc hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ thường do đối tượng SHTT không đáp ứng được các điều kiện bảo hộ, hay chủ thể đã vi phạm về quyền đăng ký đối với đối tượng SHTT. Chủ thể góp vốn với tư cách là người được cấp văn bằng bảo hộ có lỗi và phải chịu trách nhiệm. Vì vậy, sau khi quyền SHTT bị hủy bỏ hiệu lực thì chủ thể góp vốn bằng quyền SHTT phải có trách nhiệm góp vốn bổ sung. Quan điểm của tác giả cho rằng, nếu các bên đã có thỏa thuận về trường hợp quyền SHTT bị hủy bỏ hiệu lực của VBBH thì áp dụng thỏa thuận giữa các chủ thể góp vốn để giải quyết. Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận thì pháp luật nên quy định về hướng giải quyết như sau:

pdf166 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 271 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Góp vốn thành lập công ty bằng quyền sở hữu trí tuệ theo pháp luật Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác chủ thể quyền tác giả thực hiện quyền góp vốn của mình, nhất là quyền đối với chương trình máy tính hiện nay. (ii) Hiện nay, pháp luật doanh nghiệp và pháp luật SHTT đều không quy định quyền SHTT nào được và không được sử dụng để góp vốn thành lập công ty. Việc xác định quyền đối với đối tượng SHTT nào được góp vốn phải thông qua quy định về đối tượng có thể chuyển nhượng được quy định trong Luật SHTT. Tuy nhiên, tác giả cho rằng, bản chất của của góp vốn và chuyển nhượng là khác nhau. Vì vậy, sử dụng các quy định về quyền SHTT được chuyển nhượng để áp dụng đối với việc góp vốn thành lập công ty là không phù hợp. Bên cạnh đó, Luật SHTT chỉ ghi nhận về hai hình thức khai thác thương mại của quyền SHTT là chuyển nhượng và chuyển quyền sử dụng và cũng không có một văn bản nào quy định cụ thể quyền SHTT góp vốn là vô cùng thiếu sót. Vì vậy, pháp luật SHTT cần bổ sung các quy định về các quyền SHTT được và không được góp vốn. 136 Với những nội dung đã phân tích ở mục 3.1.3 liên quan đến thực trạng pháp luật về đối tượng góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT, tác giả đề xuất, ngoài quyền đối với chỉ dẫn địa lý, pháp luật SHTT cần quy định thêm các quyền SHTT không được quyền góp vốn bao gồm: tên thương mại, nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận. Bên cạnh đó, tác giả cũng đề xuất, đối với nhãn hiệu trùng với thành phần tên riêng của tên thương mại của không nên cho phép góp vốn để tránh gây ra sự nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh. Thứ hai, quy định cụ thể việc góp vốn là quyền SHTT thuộc sở hữu chung của nhiều cá nhân, tổ chức. Xuất phát từ mối liên hệ giữa các cá nhân, tổ chức trong quá trình sáng tạo tác phẩm mà quyền SHTT có thể thuộc sở hữu chung của nhiều cá nhân, tổ chức khác nhau. Việc góp vốn thành lập công ty bằng tài sản thuộc sở hữu chung gần như chưa có một văn bản nào ghi nhận. Thực tế góp vốn bằng tài sản chung thường chỉ đối với các tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng hoặc của hộ gia đình. Ngoài ra, các trường hợp khác, việc góp vốn bằng tài sản chung trong đó có quyền SHTT thì không có một quy định cụ thể nào. Theo tác giả, quyền SHTT thuộc sở hữu chung vẫn có thể góp vốn thành lập công ty tuy nhiên nguyên tắc phải có sự thỏa thuận của tất cả các đồng chủ sở hữu quyền SHTT góp vốn. Tuy nhiên, tư cách thành viên chỉ phát sinh đối với chủ thể trực tiếp tham gia góp vốn, và chủ thể góp vốn có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ đối với các đồng chủ sở hữu. Thứ ba, hạn chế góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT trong thời hạn li-xăng độc quyền. Theo tác giả, một tài sản chỉ được xem là đủ điều kiện góp vốn thành lập công ty khi tài sản đó đáp ứng được năm điều kiện đã được công đồng học thuật Thụy sĩ đưa ra trong đó có điều kiện về lợi nhuận trong khuôn khổ mục đích của công ty 99. Điều này có nghĩa là tài sản góp vốn là cần thiết cho 137 công ty hoạt động. Nói cách khác, mục đích việc góp vốn xuất phát từ nhu cầu thực tiễn kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, đối với quyền SHTT đang li-xăng độc quyền trong phạm vi không gian góp vốn thì trong thời hạn li- xăng độc quyền, chủ sở hữu sẽ không có quyền sử dụng. Trong khi đó, cái mà các công ty nhận góp vốn bằng quyền SHTT thường hướng tới đó là quyền sử dụng chứ không phải chỉ có quyền sở hữu mà không có quyền sử dụng. Vì vậy, đối với trường hợp quyền SHTT li-xăng độc quyền thì tác giả đề xuất “quyền SHTT đang trong thời hạn li-xăng độc quyền không được sử dụng để góp vốn trong phạm vi li-xăng độc quyền”. Thứ tư, bổ sung quy định về hậu quả pháp lý trong trường hợp góp vốn bằng quyền SHTT đang li – xăng theo hình thức không độc quyền. Như đã trình bày ở mục 3.3, li-xăng quyền SHTT có 2 hình thức, độc quyền và không độc quyền. Đối với trường hợp quyền SHTT li-xăng độc quyền tác giả đã trình bày quan điểm hạn chế góp vốn bằng quyền SHTT đang li-xăng độc quyền. Tuy nhiên, đối với trường hợp quyền sở hữu đang li – xăng theo hình thức không độc quyền hoàn toàn đủ điều kiện để góp vốn. Tuy nhiên, giải quyết vấn đề pháp lý như phí li-xăng, hợp đồng li-xăng trong trường hợp này như thế nào thì không có quy định cụ thể nào. Vì vậy, đối với các hợp đồng li-xăng đã được giao kết trước khi góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT tác giả đề xuất: “Đối với các hợp đồng li-xăng được giao kết trước thời điểm chuyển giao tài sản góp vốn thì sau khi chuyển giao cho bên nhận góp vốn vẫn có hiệu lực. Chủ sở hữu mới của quyền SHTT có trách nhiệm ký lại hợp đồng với bên nhận li- xăng trong thời hạn còn lại của hợp đồng. Nếu bên nhận li - xăng đã thanh toán toàn bộ phí li – xăng trong thời hạn li - xăng cho bên giao li – xăng, thì bên giao li – xăng có nghĩa vụ thanh toán cho công ty khoản phí tương ứng với thời gian còn lại của hợp đồng li – xăng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”. Thứ năm, bổ sung quy định về trường hợp quyền SHTT đang có tranh chấp không được quyền góp vốn. 138 Do có nhiều dạng tranh chấp khác nhau liên quan đến quyền SHTT. Vì vậy, pháp luật SHTT nên có quy định cụ thể về trường hợp tranh chấp nào sẽ không được quyền góp vốn. Thông thường, chỉ đối với các tranh chấp quyền SHTT về quyền sở hữu mới có thể thay đổi về chủ thể quyền SHTT. Còn đối với các dạng tranh chấp khác như tranh chấp về quyền sử dụng hay tranh chấp liên quan đến các hành vi xâm phạm quyền thì không ảnh hưởng đến khả năng chuyển giao quyền SHTT. Vì vậy, tác giả đề xuất như sau: “Các quyền SHTT đang có tranh chấp về quyền sở hữu thì không được quyền góp vốn” 4.2.4. Hoàn thiện quy định về hợp đồng thành lập công ty và thỏa thuận góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ Với những đặc trưng của góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT, đòi hỏi phải có những nội dung cụ thể điều chỉnh việc góp vốn và nhận góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT. Vì vậy, chỉ với điều lệ công ty như quy định của Luật Doanh nghiệp hiện nay để điều chỉnh quan hê góp vốn bằng quyền tài sản phi tiền tệ nói chung và quyền SHTT nói riêng sẽ không thể chứa đựng hết các nội dung về thỏa thuận góp vốn cũng như không thể điều chỉnh hết các vấn đề có thể phát sinh từ hoạt động góp vốn thành lập công ty. Vì vậy, bên cạnh điều lệ công ty, tác giả đề xuất pháp luật doanh nghiệp cần bổ sung quy định thỏa thuận thành lập công ty là một văn bản bắt buộc phải có giữa các thành viên, cổ đông sáng lập trong đó chứa đựng các nội dung cơ bản bao gồm: tên công ty, loại hình công ty, mục đích của công ty, thông tin về các thành viên góp vốn, loại tài sản góp vốn, giá trị tài sản góp vốn, chuyển giao tài sản góp vốn, quyền, nghĩa vụ và lợi nhuận tương ứng với phần vốn góp, và các vấn đề khác liên quan như thay đổi tài sản góp vốn Trong trường hợp, nếu có tài sản góp vốn là tài sản phi tiền tệ nói chung và là quyền SHTT nói riêng, cần thiết phải có sự cụ thể về đối tượng góp vốn hay nói cách khác đối tượng góp vốn phải được xác định rõ ràng. Đối với tài sản góp vốn là quyền SHTT, để tránh sự nhầm lẫn hoặc sự 139 không trung thực về đối tượng góp vốn, thỏa thuận góp vốn còn phải chứa đựng các nội dung sau: + Quyền SHTT góp vốn cụ thể, các chủ thể, căn cứ xác lập quyền, thời hạn bảo hộ, mô tả về đối tượng. Đây là một trong những nội dung quan trọng đầu tiên cần phải xác định trong thỏa thuận góp vốn để xác định về đối tượng cũng như tính pháp lý của đối tượng góp vốn. + Giá trị của quyền SHTT góp vốn tại thời điểm góp vốn. + Xác định về thời hạn và phạm vi góp vốn bằng quyền SHTT. Việc xác định về thời hạn và phạm vi góp vốn do các thành viên góp vốn thỏa thuận, tuy nhiên, thời hạn và phạm vi góp vốn phải nằm trong thời hạn bảo hộ và phạm vi quốc gia được bảo hộ. Bên cạnh đó, để tránh các rủi ro cũng như đảm bảo quyền lợi của chủ thể các bên nên thỏa thuận trong hợp đồng thành lập công ty về các nội dung sau: Một là, hậu quả pháp lý trong trường hợp đối tượng góp vốn là quyền SHTT bị hủy bỏ hiệu lực của văn bằng bảo hộ. Hai là, hậu quả pháp lý khi góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT đối với các quyền đang li-xăng nếu có. 4.2.5. Hoàn thiện quy định về định giá quyền sở hữu trí tuệ góp vốn thành lập công ty Thứ nhất, bổ sung quy định về các trường hợp bắt buộc phải có tổ chức thẩm định giá độc lập và trách nhiệm đặt ra đối với tổ chức thẩm định giá khi định giá sai quyền SHTT góp vốn. Định giá là một bước quan trọng trong hoạt động góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT. Nếu hoạt động định giá không trung thực hay thiếu sự khách quan, sẽ có nhiều chủ thể bị ảnh hưởng bởi việc định giá sai tài sản góp vốn. Tuy nhiên, với quy định của Luật Doanh nghiệp 2014 cũng như Luật Doanh nghiệp 2020 cho thấy, sự tham gia của tổ chức thẩm định giá chỉ được đặt ra khi có yêu cầu của các thành viên góp vốn và ngay cả khi đã định giá quyền SHTT góp vốn thì các thành viên, cổ đông sáng lập có quyền nhất trí 140 hoặc không nhất trí với giá mà tổ chức thẩm định giá đưa ra. Điều này sẽ không đảm bảo được tính khách quan, độc lập của tổ chức thẩm định giá. Trong khi đó, nhiều quốc gia như Pháp, Nga, Trung Quốc... đều có quy định về vai trò bắt buộc của tổ chức định giá hoặc thẩm định viên định giá độc lập, kiểm toán viên trong một số trường hợp cụ thể. Ví dụ, Bộ luật Thương mại Pháp quy định về việc bắt buộc phải có kiểm toán viên định giá trong trường hợp tổng giá trị đóng góp bằng tài sản phi tiền tệ vượt quá một nửa tổng số vốn góp 54, Điều L223-9. Còn theo pháp luật của CHLB Nga, việc định giá tài sản góp vốn là tài sản phi tiền tệ phải được thực hiện bởi thẩm định viên độc lập và thỏa thuận giữa các thành viên, cổ đông sáng lập về giá trị tài sản phi tiền tệ không được vượt quá giá trị thị trường của tài sản này được xác định bởi một thẩm định viên độc lập 54; 66.2. Việc cho phép sự tham gia của tổ chức thẩm định giá hay thẩm định viên độc lập sẽ đảm bảo cho việc định giá được khách quan và chính xác, đồng thời vẫn có thể đảm bảo được sự thỏa thuận của các thành viên, cổ đông sáng lập trong việc định giá quyền SHTT góp vốn. Vì vậy, theo tác giả, pháp luật Việt Nam cần quy định về vai trò bắt buộc của tổ chức thẩm định giá độc lập khi góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT trong một số trường hợp, cụ thể đó là khi vốn góp thành lập công ty là tài sản phi tiền tệ nói chung và quyền SHTT chiếm một tỷ lệ 50% trong tổng số vốn góp của các thành viên, cổ đông sáng lập. Bên cạnh đó, các thành viên, cổ đông sáng lập vẫn có quyền định giá tài sản góp vốn nhưng không được cao hơn giá mà tổ chức thẩm định giá độc lập đã đưa ra. Trường hợp các thành viên, cổ đông sáng lập định giá cao hơn so với giá mà tổ chức thẩm định giá độc lập đưa ra thì các thành viên, cổ đông sáng lập phải chịu trách nhiệm liên đới đối với phần định giá vượt quá. Mặt khác, pháp luật doanh nghiệp cũng cần đặt ra vấn đề trách nhiệm của tổ chức thẩm định giá trong trường hợp cố ý định giá cao hơn giá trị thực tế của quyền SHTT tại thời điểm góp vốn. Một thực trạng của Luật doanh 141 nghiệp Việt Nam, đó là có quy định về sự tham gia của tổ chức thẩm định giá nhưng không đặt ra vấn đề trách nhiệm đối với tổ chức thẩm định giá khi cố ý định giá cao hơn giá trị thực tế tài sản góp vốn. Một số trường hợp, việc cố ý định giá quyền SHTT góp vốn cao hơn giá trị thực tế do sự thiếu trung thực của tổ chức thẩm định và chủ thể góp vốn. Tuy nhiên, Luật Doanh nghiệp 2014 cũng như Luật Doanh nghiệp 2020 chỉ đề cập đến trách nhiệm liên đới của các thành viên góp vốn mà không đề cập đến trách nhiệm của tổ chức thẩm định giá. Đây là một điểm hạn chế của Luật Doanh nghiệp, bởi lẽ, thông thường khi không thể định giá thì các thành viên góp vốn mới cần đến sự tham gia của tổ chức định giá. Nhưng khi tổ chức thẩm định giá và chủ thể góp vốn có sự thống nhất trong việc cố ý định giá quyền SHTT cao hơn giá trị thực tế thì chỉ các thành viên góp vốn, cổ đông sáng lập phải chịu trách nhiệm liên đới là không hợp lí. Vì vậy, tác giả đề xuất, trường hợp việc cố ý định giá quyền SHTT cao hơn giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn do sự thiếu trung thực của chủ thể góp vốn bằng quyền SHTT và tổ chức thẩm định giá thì chủ thể góp vốn bằng quyền SHTT và tổ chức thẩm định giá phải chịu trách nhiệm liên đới đối với phần chênh lệch giá trị, đồng thời chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do cố ý định giá cao hơn. Bên cạnh đó, pháp luật Doanh ngiệp cần quy định cụ thể hơn về tỷ lệ đóng góp của các thành viên góp vốn, cổ đông sáng lập trong trường hợp cố ý định giá quyền SHTT cao hơn giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn. Tác giả cho rằng, việc cố ý định giá quyền SHTT cao hơn giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn có sự đồng thuận của đa số các chủ thể góp vốn. Vì vậy, các chủ thể góp vốn đều phải có trách nhiệm như nhau trong trường hợp này mà không phụ thuộc vào tỷ lệ vốn góp. Ngoài ra, trong Luật Doanh nghiệp có quy định về hành vi cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá nhưng không quy định căn cứ nào để xác định hành vi là cố ý hay vô ý. Vì vậy, theo tác giả, pháp luật nên quy định “trường hợp các chủ 142 thể định giá không chứng minh được căn cứ cho việc định giá tài sản tại thời điểm góp vốn thì đều phải chịu trách nhiệm đối với việc định giá này” Thứ hai, bãi bỏ quy định về việc bắt buộc các chủ thể chỉ được áp dụng các phương pháp thẩm định giá theo Tiêu chuẩn thẩm định giá số 13. Tiêu chuẩn thẩm định giá số 13 ban hành kèm theo Thông tư số 06/2014/TT-BTC đưa ra 3 cách tiếp cận để định giá quyền SHTT, và quy định các chủ thể phải áp dụng các phương pháp định giá được quy định trong Tiêu chuẩn thẩm định giá 13. Tuy nhiên, tác giả cho rằng quy định này không hợp lí. Ngoài ba cách tiếp cận và các phương pháp định giá được quy định trong Tiêu chuẩn thẩm định giá 13, còn có rất nhiều các phương pháp định giá khác được áp dụng trong định giá quyền SHTT, bởi lẽ, định giá quyền SHTT phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Vì vậy, thay vì việc áp đặt các chủ thể phải sử dụng một trong các cách tiếp cận và phương pháp luật định, thì văn bản này chỉ nên mang tính chất hướng dẫn để các chủ thể lựa chọn sử dụng. Nếu các chủ thể sử dụng các phương pháp khác thì cách định giá theo phương pháp đã lựa chọn phải được thể hiện rõ trong biên bản định giá. Bên cạnh đó, tác giả đề xuất, nếu các chủ thể lựa chọn phương pháp định giá khác nhưng chứng minh được việc lựa chọn phương pháp định giá cũng như cách thức định giá theo phương pháp đã lựa chọn thì phải chấp nhận với kết quả định giá theo phương pháp mà họ đã lựa chọn. 4.2.6. Hoàn thiện quy định về thực hiện góp vốn thành lập công ty bằng quyền sở hữu trí tuệ Thứ nhất, sửa đổi quy định về chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn là quyền SHTT. Hiên nay, Luật Doanh nghiệp 2014 cũng như Luật Doanh nghiệp 2020 đều có quy định về chuyển giao tài sản góp vốn. Tuy nhiên, tác giả cho rằng việc quy định về chuyển quyền sở hữu đối với tài sản góp vốn theo quy định của Luật Doanh nghiệp là không mang tính bao quát và dễ gây ra sự thiếu thống nhất giữa pháp luật doanh nghiệp và pháp luật trong các lĩnh vực khác 143 có liên quan. Vì vậy, thay vì quy định mang tính chất khuôn khổ đối với tất cả các loại tài sản, Luật Doanh nghiệp nên quy định mang tính điều chỉnh chung và việc chuyển giao cụ thể đối với từng loại tài sản góp vốn nên để Luật chuyên ngành trực tiếp điều chỉnh. Cụ thể, tác giả kiến nghị sửa đổi điều 35 Luật Doanh nghiệp như sau: “Việc chuyển giao quyền sở hữu và quyền sử dụng hợp pháp tài sản góp vốn quy định tại Điều 34 phải tuân theo trình tự, thủ tục về chuyển quyền sở hữu và chuyển quyền sử dụng theo quy định của pháp luật có liên quan. Trường hợp, pháp luật liên quan không có quy định thì việc chuyển giao tài sản góp vốn phải có xác nhận bằng biên bản” Thứ hai, quy định cụ thể về việc thay đổi tài sản góp vốn đối với loại hình công ty công ty cổ phần và công ty hợp danh. Đối với loại hình công ty TNHH, Luật Doanh nghiệp đã có quy định liên quan đến việc thay đổi tài sản góp vốn, tuy nhiên nội dung này đã không được đề cập đến đối với loại hình công ty cổ phần và công ty hợp danh. Để đảm bảo quyền tự do thỏa thuận của các chủ thể kinh doanh, pháp luật doanh nghiệp nên bổ sung quy định về việc thay đổi tài sản góp vốn đối với các loại hình này theo hướng cho phép thay đổi tài sản góp vốn với sự đồng ý từ 50% chủ thể góp vốn thành lập công ty. Thứ ba, bổ sung quy định về trách nhiệm của thành viên góp vốn trong trường hợp tài sản góp vốn là quyền SHTT không còn thuộc sở hữu của chủ thể góp vốn do văn bằng bảo hộ đối tượng SHTT bị hủy bỏ hiệu lực. Hiện nay có hai quan điểm về vấn đề này: Quan điểm thứ nhất cho rằng, mặc dù quyền SHTT bị hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ nhưng việc hủy bỏ diễn ra sau khi chủ thể góp vốn chuyển quyền sở hữu, có nghĩa là chủ thể góp vốn sử dụng quyền SHTT đã được bảo hộ để góp vốn vào công ty và đã hoàn thành thủ tục chuyển nhượng quyền sở hữu. Điều này đồng nghĩa với việc chủ thể góp vốn đã hoàn thành nghĩa vụ góp vốn và đã góp đủ vốn. Bên cạnh đó, nếu công ty đồng ý chấp nhận phần vốn góp của các thành viên, cổ đông là quyền SHTT thì được 144 coi là công ty thừa nhận giá trị của quyền SHTT và hiểu rõ rủi ro của quyền SHTT. Do đó, khi quyền SHTT bị hủy bỏ hiệu lực của văn bằng bảo hộ sẽ thuộc trường hợp tài sản đầu tư bị mất giá do các yếu tố khách quan. Vì vậy, chủ thể góp vốn bằng quyền SHTT bị hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ không cần phải góp vốn bổ sung. Tuy nhiên nếu phát sinh trách nhiệm bồi thường thì chủ thể góp vốn phải có nghĩa vụ bồi thường do xâm phạm quyền SHTT (nếu có) Quan điểm thứ hai cho rằng, chủ thể góp vốn bằng quyền SHTT phải chịu trách nhiệm đảm bảo đối với khiếm khuyết của tài sản mà mình sử dụng để góp vốn. Theo quan điểm này, việc hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ thường do đối tượng SHTT không đáp ứng được các điều kiện bảo hộ, hay chủ thể đã vi phạm về quyền đăng ký đối với đối tượng SHTT. Chủ thể góp vốn với tư cách là người được cấp văn bằng bảo hộ có lỗi và phải chịu trách nhiệm. Vì vậy, sau khi quyền SHTT bị hủy bỏ hiệu lực thì chủ thể góp vốn bằng quyền SHTT phải có trách nhiệm góp vốn bổ sung. Quan điểm của tác giả cho rằng, nếu các bên đã có thỏa thuận về trường hợp quyền SHTT bị hủy bỏ hiệu lực của VBBH thì áp dụng thỏa thuận giữa các chủ thể góp vốn để giải quyết. Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận thì pháp luật nên quy định về hướng giải quyết như sau: “Nếu quyền SHTT bị hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ do đối tượng không đáp ứng được các điều kiện bảo hộ thì chủ thể góp vốn bằng quyền SHTT không có nghĩa vụ góp vốn bổ sung, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”. Bởi lẽ, việc cấp văn bằng bảo hộ trong trường hợp này không có lỗi của chủ thể đăng ký. Đối tượng SHTT đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thẩm định và cấp văn bằng bảo hộ. Chủ thể góp vốn đã thực hiện đúng nghĩa vụ góp vốn của mình và từ thời điểm chuyển quyền sở hữu quyền SHTT, chủ thể góp vốn đã được xem là hoàn thành nghĩa vụ góp vốn. “Nếu quyền SHTT bị hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ do chủ thể góp vốn không phải là chủ thể có quyền đăng ký bảo hộ thì chủ thể góp vốn có 145 nghĩa vụ góp vốn bổ sung, đồng thời phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền SHTT nếu có, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác”. Trong trường hợp này, việc cấp văn bằng bảo hộ do sự thiếu trung thực của chủ thể đăng ký. Do đó, văn bằng bảo hộ bị hủy bỏ hiệu lực do lỗi của chủ thể đăng ký. Vì vậy, chủ thể góp vốn bằng quyền SHTT đương nhiên phải có nghĩa vụ góp vốn bổ sung. 4.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về góp vốn thành lập công ty bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam Để nâng cao hiệu quả góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT, bên cạnh việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT cũng như cần có hướng dẫn cụ thể và chi tiết đối với việc góp vốn bằng loại tài sản này, cần phải kết hợp các giải pháp sau đây: Thứ nhất, pháp luật cần phải có hướng dẫn cụ thể và chi tiết hơn đối với việc góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT, cũng như cần có sự thống nhất giữa các văn bản pháp luật liên quan đến góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT. Pháp luật Doanh nghiệp Việt Nam đã có những quy định mang tính chất điều chỉnh chung đối với hoạt động góp vốn thành lập công ty nói chung. Tuy nhiên, việc áp dụng các quy định này đối với tài sản góp vốn là quyền SHTT lại không hề dễ dàng. Do đó, pháp luật cần có các hướng dẫn cụ thể về các nội dung như đối tượng góp vốn, định giá quyền SHTT góp vốn, chuyển giao tài sản góp vốn, trách nhiệm pháp lý do vi phạm hoạt động góp vốn... để các chủ thể góp vốn cũng như chủ thể kinh doanh có thể hiểu rõ về việc góp vốn và nhận góp vốn bằng tài sản này. Bên cạnh đó, cần có sự thống nhất giữa các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT, tránh trường hợp chồng chéo, mâu thuẫn gây khó khăn cho các chủ thể khi thực hiện góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT. Thứ hai, doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu các quy định của pháp luật về góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT. Hiện nay, SHTT vẫn còn 146 là vấn đề xa lạ với nhiều cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp. Dù quyền SHTT được xác định là một loại tài sản, tuy nhiên, việc góp vốn bằng quyền SHTT lại không khiến ít chủ thể phải lúng túng. Việc hạn chế trong hiểu biết về quyền SHTT chính là một trong những nguyên nhân khiến cho việc góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT chưa thực sự phổ biến ở Việt Nam. Vì vậy, các doanh nghiệp cũng cần phải chủ động tìm hiểu các quy định của pháp luật về quyền SHTT cũng như góp vốn bằng loại tài sản này. Từ đó, nắm được các rủi ro pháp lý có thể xảy ra khi nhận góp vốn bằng quyền SHTT. Để ngăn chặn các rủi ro có thể xảy ra khi góp vốn và nhận góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT, các bên cần phải lưu ý các vấn đề sau: (i) xem xét về tư cách chủ thể góp vốn đối với quyền SHTT góp vốn. Điều này có thể thực hiện bằng cách xem lại văn bằng bảo hộ đã được cấp cho các chủ thể đó. Một số trường hợp, có thể phải xem xét lại hợp đồng gốc để xác định đúng tư cách của các chủ thể đối với quyền SHTT. Đối với các đối tượng không bắt buộc phải đăng ký bảo hộ quyền SHTT tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền như phần mềm máy tính, bản quyền khác thì có thể không có các giấy chứng nhận quyền do cơ quan có thẩm quyền cấp. Điều này sẽ gây trở ngại trong việc xác định về tính hợp pháp của quyền. Vì vậy, đối với trường hợp này, bên nhận góp vốn nên yêu cầu các chủ thể góp vốn phải thực hiện thủ tục đăng ký và cung cấp cho bên nhận góp vốn giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả. (ii) để tránh các trường hợp quyền SHTT góp vốn bị hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ, bên nhận góp vốn cần xem xét cụ thể các tài liệu giấy tờ liên quan đến đối tượng của quyền SHTT góp vốn cũng như nắm bắt thêm các thông tin về các đối tượng tương tự, có liên quan với đối tượng của quyền SHTT góp vốn để kiểm tra về tính hợp lệ của văn bằng bảo hộ đã cấp cho đối tượng SHTT. (iii) xác định đúng thời điểm bắt đầu và kết thúc của thời hạn bảo hộ cũng như phạm vi không gian mà quyền SHTT được bảo hộ. Từ đó, xác định 147 cụ thể phạm vi thời gian và không gian góp vốn bằng quyền SHTT. Việc xác định thời hạn bảo hộ không gặp nhiều khó khăn bởi lẽ thông thường, đối với các đối tượng đã được cấp văn bằng bảo hộ thì thời hạn bảo hộ đã được ghi rõ trong văn bằng bảo hộ. (iii) nắm rõ các quy định của pháp luật về hình thức chuyển nhượng đối với quyền SHTT cho từng đối tượng SHTT để đảm bảo việc chuyển nhượng tuân thủ đúng các quy định của pháp luật. Đối với chuyển nhượng quyền SHTT góp vốn, ngoài việc tuân thủ các quy định pháp luật doanh nghiệp nói chung về chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn nói chung còn phải tuân theo các quy định của Luật SHTT về chuyển nhượng quyền SHTT. (iii) đối với hoạt động định giá quyền SHTT góp vốn, nên có sự tham gia của tổ chức thẩm định giá và lấy mức giá mà tổ chức thẩm định giá đưa ra để làm căn cứ cho mức thỏa thuận của các chủ thể góp vốn thành lập công ty. Các chủ thể góp vốn thành lập công ty có thể thỏa thuận về mức giá nhưng không nên cao hơn mức giá mà tổ chức thẩm định giá đã đưa ra. Ngoài ra, dù hiện nay Luật doanh nghiệp không quy định về hợp đồng thành lập công ty hay thỏa thuận góp vốn thành lập công ty. Tuy nhiên, để hạn chế các rủi ro từ việc nhận góp vốn bằng loại tài sản này, các chủ thể góp vốn nên dự liệu về các trường hợp có thể xảy ra và thỏa thuận về các trách nhiệm phát sinh trong trường hợp này. Thứ ba, tăng cường sự sự phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành có liên quan trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền SHTT với cơ quan đăng ký kinh doanh và các cơ quan tiến hành tố tụng. Việc giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền SHTTnhư tranh chấp quyền SHTT vẫn còn nhiều vướng mắc. Thời gian giải quyết thường kéo dài đã gây khó khăn cho các chủ thể quyền SHTT khi thực hiện quyền hợp pháp của mình. Ở Việt Nam hiện nay, không có Tòa án chuyên trách giải quyết các vấn đề về SHTT. Do đó, khi có tranh chấp xảy ra, thông thường Tòa án phải xin ý kiến từ các chuyên gia về SHTT. 148 Bên cạnh đó, cần có sự phối hợp giữa các cơ quan như Tòa án, Cục SHTT..., bởi lẽ, một số trường hợp, quyền SHTT góp vốn là tài sản đang có tranh chấp, tuy nhiên, các bên vẫn sử dụng các quyền SHTT đó để chuyển nhượng hoặc góp vốn. KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 1. Trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0, quyền SHTT trở công cụ đắc lực trong việc nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp cũng như nền kinh tế quốc gia. Với nhu cầu khai thác thương mại quyền SHTT nói chung và đưa quyền SHTT trở thành vốn kinh doanh nói riêng, cần thiết phải có một hành lang pháp lý vững chắc, đảm bảo cho hoạt động khai thác thương mại quyền SHTT dưới hình thức góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT cũng như hạn chế tối đa có rủi ro pháp lý có thể gặp phải. Tuy nhiên, thực tiễn thực hiện cho thấy, pháp luật về góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT hiện nay không đáp ứng được các yêu cầu điều chỉnh đối với hình thức khai thác thương mại quyền SHTT này. Do đó, khai thác thương mại dưới hình thức góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT đã không đạt dược hiệu quả như mong muốn, không khai thác hết được giá trị của tài sản trí tuệ, đồng thời không thu hút được chuyển giao công nghệ cao vào Việt Nam.Vì vậy, hoàn thiện pháp luật về góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT là yêu cầu tất yếu, khách quan ở Việt Nam nhằm thúc đẩy việc sáng tạo và khai thác quyền SHTT, đồng thời thu hút chuyển giao công nghệ mới và cao vào Việt Nam, giúp các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh, giúp Việt Nam nắm bắt kịp thời các cơ hội trong cuộc cách mạng 4.0, cũng như phát triển kinh tế đất nước. 2. Để đảm bảo tính đồng bộ, tính toàn diện, tính phù hợp và tính ổn định của pháp luật, việc hoàn thiện pháp luật về góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT phải tuân theo các định hướng cụ thể, bao gồm: (i) Hoàn thiện pháp luật về góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT phải phù hợp với các đặc trưng thương mại của quyền SHTT; (ii) Hoàn thiện pháp luật về góp vốn 149 thành lập công ty bằng quyền SHTT phải đảm bảo quyền tự do kinh doanh, thúc đẩy chuyển hóa quyền SHTT thành vốn kinh doanh; (iii) Đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ giữa Luật Doanh nghiệp, Luật SHTT và các lĩnh vực pháp luật khác có liên quan như Luật chuyển giao công nghệ, Luật đầu tư 3. Để hoàn thiện pháp luật về góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT, cần phải quy định cụ thể hơn và cần bổ sung, sửa đổi ở một số khía cạnh nội dung bao gồm hình thức góp vốn, chủ thể góp vốn, đối tượng góp vốn, hợp đồng thành lập công ty và thỏa thuận góp vốn, định giá quyền SHTT góp vốn và thực hiện góp vốn. 4. Nâng cao hiệu quả hoạt động góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT, ngoài việc hoàn thiện các quy định của pháp, đòi hỏi sự kết hợp của các cơ quan, ban, ngành có liên quan. Trong đó, hoạt động phối hợp giải quyết của các cơ quan đăng ký kinh doanh, các cơ quan quản lý nhà nước về SHTT, các cơ quan tiến hành tố tụng là cơ sở để đảm bảo cho việc thực hiện đúng các quy định của pháp luật về góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT. Bên cạnh đó, các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp cần chủ động hơn trong việc góp vốn và nhận góp vốn bằng loại tài sản này thông qua việc xác minh tính hợp pháp của đối tượng, tìm hiểu các rủi ro của việc góp vốn bằng loại tài sản này để đưa ra các thỏa thuận nhằm hạn chế tối đa các rủi ro có thể xảy ra. 150 KẾT LUẬN Góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT vừa là cách thức thực hiện quyền SHTT, đồng thời là đảm bảo quyền tự do kinh doanh của các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp. Việc góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT là vấn đề được các nhà nghiên cứu pháp lý cũng như các nhà kinh tế học rất quan tâm. Đây là đề tài có ý nghĩa khoa học và thực tiễn áp dụng. Từ việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn việc góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT, tác giả rút ra một số kết luận sau: 1. Góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT được hiểu là sự thỏa thuận của các bên, theo đó, chủ sở hữu quyền SHTT chuyển giao các quyền tài sản của mình trong phạm vi thời gian và không gian được bảo hộ để đổi lấy quyền chủ sở hữu hoặc đồng chủ sở hữu đối với công ty sẽ thành lập. Đây vừa là một hình thức góp vốn đồng thời cũng là một hình thức khai thác thương mại đối với quyền SHTT. Do tính chất của tài sản góp vốn, mà việc góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT có nhiều đặc trưng riêng biệt. Góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT có vai trò đặc biệt trong việc thực hiện quyền của các chủ thể góp vốn, tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường cho các công ty cũng như góp phần vào việc thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ giúp cho nền kinh tế đất nước phát triển. 2. Để đảm bảo hiệu quả cho hoạt động góp vốn bằng quyền SHTT và hạn chế các rủi ro, việc điều chỉnh bằng công cụ pháp luật là cần thiết. Pháp luật về góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT được hiểu là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình các chủ thể sử dụng quyền SHTT để góp vốn thành lập công ty. Đây một chế định quan trọng, được quy định ở pháp luật của hầu hết các quốc gia. Ở Việt Nam, pháp luật về góp vốn thành lâp công ty bằng quyền SHTT đã phát huy được vai trò của mình, tạo ra một hành lang pháp lý cơ bản cho các chủ thể trong việc thực hiện quyền hợp pháp của mình đối với tài sản trí tuệ. Tuy 151 nhiên, qua quá trình thực hiện, pháp luật cũng bộc lộ không ít hạn chế. Nội dung các quy định của pháp luật về góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT vẫn còn chưa rõ ràng, có sự mâu thuẫn, chồng chéo và thiếu các quy định mang tính chất điều chỉnh riêng đối với loại tài sản đặc thù này. Pháp luật Việt Nam về góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu điều chỉnh đối với hoạt động này, cũng như sự phát triển của kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện nay và sắp tới. Nguyên nhân của thực trạng này bao gồm cả nguyên nhân khách quan về sự phát triển kinh tế xã hội và nguyên nhân chủ quan xuất phát từ nhận thức, cũng như ý thức trách nhiệm của các chủ thể có liên quan trong quá trình xây dựng pháp luật. 3. Hoàn thiện pháp luật là yêu cầu cấp thiết đặt ra hiện nay. Đây cũng là nội dung được thể hiện trong quan điểm của Nhà nước ta về chiến lược phát triển đối với SHTT. Xuất phát thực trạng pháp luật Việt Nam và thực tiễn góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT, có sự liên hệ với pháp luật của một số quốc gia trên thế giới, Luận án đề xuất các định hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật. Về giải pháp hoàn thiện pháp luật về góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT được đưa ra tập trung ở các nội dung bao gồm: (i) hình thức góp vốn; (ii) chủ thể góp vốn; (iii) đối tượng góp vốn; (iv) hợp đồng thành lập công ty và thỏa thuận góp vốn; (v) định giá quyền SHTT góp vốn; (vi) thực hiện góp vốn. Với những kết quả nghiên cứu nói trên, tác giả mong muốn Luận án sẽ đóng góp phần nào vào công tác nghiên cứu, xây dựng và thực thi pháp luật về góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay khi mà các nhà lập pháp đang nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật SHTT và xây dựng các văn bản hướng dẫn Luật Doanh nghiệp năm 2020. 152 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT: 1. Andrew J.Sherman (2008), “Nhượng quyền thương mại và cấp li-xăng” (Bản dịch), NXB Lao động Xã hội. 2. Lý Thụy An (2005), TPHCM: Vụ kiện tranh chấp bản quyền phần mềm đầu tiên https://www.tienphong.vn/cong-nghe-khoa-hoc/tphcm-vu-kien- tranh-chap-ban-quyen-phan-mem-dau-tien-16084.tpo. 3. Phạm Tuấn Anh (2009), Góp vốn thành lập công ty theo pháp luật Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội. 4. Nguyễn Hồng Bắc (2014), SHTT và những vấn đề đặt ra và những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, Những vấn đề kinh tế và chính trị, số 10/2014 ( tr55-67). 5. Bản án số 210/2018/HC-PT ngày 01/06/2018 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội về việc khởi kiện trong lĩnh vực quản lý nhà nước về nhãn hiệu hàng hóa. 6. Nguyễn Bá Bình (2006), Nhượng quyền thương mại - Bản chất và mối quan hệ với hoạt động chuyển giao công nghệ, hoạt động li-xăng, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 2/2006. 7. Cục SHTT (2016), Báo cáo thường niên hoạt động SHTT 2016, NXB Khoa học và Kỹ thuật. 8. Cục SHTT (2017), Báo cáo thường niên hoạt động SHTT 2017, NXB Khoa học và Kỹ thuật. 9. Cục SHTT (2018), Báo cáo thường niên hoạt động SHTT 2017, NXB Khoa học và Kỹ thuật 10. Cục SHTT (2019), Báo cáo thường niên hoạt động SHTT 2017, NXB Khoa học và Kỹ thuật 11. Ngô Huy Cương (2004), Một số nội dung của hợp đồng thành lập công ty, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế - Luật; số 1.2004 153 12. Ngô Huy Cương (2004), Hợp đồng thành lập công ty ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội. 13. Ngô Huy Cương (2003), Cơ sở triết học của hợp đồng thành lập công ty, Tạp chí khoa học Đại học quốc gia Hà Nội,Kinh tế -Luật T.XIX, số 4, tr.1-8 14. Hà Thị Doánh (2013), Góp vốn vào doanh nghiệp bằng quyền sở hữu công nghiệp theo pháp luật hiện hành ở Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội. 15. Đào Minh Đức (2006),Tài sản vô hình và tài sản trí tuệ trong kinh doanh, Tạp chí Phát triển kinh tế, số tháng 11/2006. 16. Đào Thị Dung (2016), Pháp luật về góp vốn bằng quyền SHTT tại Việt Nam. Thực tiễn pháp lý và phương hướng hoàn thiện, Luận văn Thạc sĩ luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội. 17. Nguyễn Quang Duy (2017), Hoàn thiện pháp luật về góp vốn bằng tài sản vô hình ở Việt Nam”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật. 18. Võ Linh Giang (2015), Quy định về định giá tài sản là quyền SHTT khi góp vốn thành lập doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam và pháp luật Cộng hòa Pháp, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp. 19. Lưu Thu Hà (2015), Góp vốn và hậu quả pháp lý của hành vi góp vốn thành lập công ty, Luận văn Thạc sĩ luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội. 20. Nguyễn Thị Thu Hà (2013), Pháp luật Việt Nam về góp vốn thành lập doanh nghiệp, Luận văn Thạc sĩ luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội. 21. Lê Đức Hiền và Trương Quốc Hưng (2017), Hoàn thiện pháp luật về góp vốn kinh doanh bằng nhãn hiệu, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số 05(302). 22. Đoàn Thu Hồng (2012), Góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền SHTT ở Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội. 154 23. Hợp đồng li-xăng nhãn hiệu giữa Công ty CHUGOKU Marine Paints, Ltd. (Nhật Bản) và Công ty cổ phần Sơn Hải Phòng (Hải Phòng) năm 2007 được đăng ký tại Cục SHTT. 24. Hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu giữa Công ty TNHH Cà phê Trung Nguyên (Đắk Lắk) và Công ty Cổ phần Trung Nguyên (TP. Hồ Chí Minh) được đăng ký tại Cục SHTT năm 2006. 25. Nguyễn Quang Huy (2016), Góp vốn bằng tài sản vô hình theo pháp luật Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội. 26. Nguyễn Thái Mai và Vũ Thị Phương Lan (2013), Giáo trình Pháp luật quốc tế về SHTT, NXB Chính trị - Hành chính. 27. Nhật Minh (2015), Tranh chấp bản quyền phần mềm Gcafe đã ra tòa án, 28. Sỹ Hồng Nam (2016), Pháp luật về góp vốn bằng quyền sử dụng đất”, Luận án Tiến sĩ luật học, Học viện Khoa học Xã hội. 29. Lê Nết (2006), Giáo trình Luật SHTT, NXB Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. 30. Dương Thị Thu Nga (2014), Định giá tài sản trí tuệ theo Pháp luật Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội. 31. Phương Nga (2013), Vinashin đã góp "nghìn tỷ" vốn thương hiệu, https://thoibaokinhdoanh.vn/viet-nam/vinashin-da-gop-nghin-ty-von- thuong-hieu-1039418.html 32. Phan Quốc Nguyên (2016), Pháp luật về các hình thức khai thác thương mại đối với sáng chế tại Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học. 33. Đinh Thị Mai Phương (2009), Về bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp theo pháp luật Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia. 34. Hoàng Lan Phương (2012), “Khắc phục những bất cập của pháp luật Việt Nam về định giá tài sản trí tuệ”, Tạp chí Chính sách và Quản lý khoa học và công nghệ tập 1 số 02 (tr62-72). 155 35. Hoàng Lan Phương (2017), Định giá nhãn hiệu để xác định mức phí li- xăng trong các giao dịch chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, tập 33 số 3(2017), tr.27-39. 36. Phạm Đức Quảng (2010), Áp dụng pháp luật về góp vốn bằng giá trị quyền SHTT ở Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội. 37. Quyết định số 26 TCT/HĐQT của Hội đồng quản trị Tổng công ty Sông Đà về việc góp vốn đầu tư thành lập Công ty cổ phần đô thị Sông Đà. 38. Quyết định số 126/TCTSD-HĐQT của Hội đồng quản trị Tập đoàn Sông Đà ngày 17/08/2010 về việc không thực hiện một số nội dung của quyết định số 26 TCT/HĐQT ngày 13/2/2007 và Nghị quyết số 88 TCT/HĐQT ngày 24/3/2010. 39. Phùng Trung Tập (2004), Các yếu tố của quyền SHTT, NXB Tư pháp. 40. Kiều Thị Thanh (2013), “Hội nhập quốc tế về bảo hộ quyền SHTT ở Việt Nam”, NXB Chính trị - Hành chính. 41. Nguyễn Ngọc Xuân Thảo (2013), Luật SHTT: Án lệ, lý thuyết và bài tập vận dụng, , NXB Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. 42. Tạ Thị Thanh Thủy (2012), góp vốn kinh doanh bằng tài sản trí tuệ trong pháp luật Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội. 43. Tạp chí SHTT và sáng tạo (2017), Những cuộc chiến bảo hộ thương hiệu đình đám tại Việt Nam, https://sohuutritue.net.vn/nhung-cuoc-chien-bao- ho-thuong-hieu-dinh-dam-tai-viet-nam-d10754.html 44. Tổ chức SHTT Thế giới WIPO (2004), Những điều chưa biết về SHTT – Tài liệu hướng dẫn dành cho các doanh nghiệp xuất khẩu vừa và nhỏ, Tổ chức SHTT thế giới. 45. Vũ Toàn (2018), Số phận của bệnh viên công - tư ?, 156 46. Đoàn Văn Trường (2007) “Các phương pháp thẩm định giá quyền SHTT“, NXB Khoa học và Kỹ thuật. 47. Trường Đại học Luật Hà Nội (2009), Giáo trình Luật thương mại tập 1, NXB Công an nhân dân 48. Phạm Văn Tuyết và Lê Kim Giang (2008) “ SHTT và chuyển giao công nghệ” NXB Tư pháp. 49. Nguyễn Hồng Vân (2010), Góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng nhãn hiệu, Tạp chí Hoạt động khoa học tháng 7/2010. 50. Viện Khoa học pháp lý Bộ Tư pháp (2006), Từ điển Luật học, NXB Tư pháp và NXB Từ điển bách khoa, Hà Nội. 51. Minh Vương (2020), Kiện đòi 800 triệu vì nghi ngờ xâm phạm sáng chế độc quyền, https://plo.vn/phap-luat/kien-doi-800-trieu-vi-nghi-ngo-xam- pham-sang-che-doc-quyen-917461.html 52. Trang thông tin của công ty cổ phần Cotec Healthcare https://cotechealthcare.com.vn/benh-vien-da-khoa-dong-nai-phan-mo-rong https://cotechealthcare.com.vn/dich-vu/linh-vuc-hoat-dong https://cotechealthcare.com.vn/du-an/benh-vien-huu-nghi-da-khoa-nghe- an.html TÀI LIỆU NƯỚC NGOÀI: 53. Annie Brooking (1998), Intellectual capital, International Thomsom business press. 54. Bộ luật Dân sự của Cộng hòa liên bang Nga năm 1994 ( cập nhật sửa đổi, bổ sung 16/12/2019 và 12/05/2020). 55. Bộ luật dân sự của Cộng hòa Pháp phiên bản có hiệu lực ngày 17/03/2021 56. Butler , Herry N. (1989), The contractual theory of the corporation, George Mason University law, Vol 11, No 4, pp 99-123 57. Chamberlin, E. (1933), The Theory of Monopolistic Competition, Cambridge: Harvard University Press. 157 58. Contractor, Farok J. (2001), Valuation of intangible Assets in Global Operations, Quorum Books Westport Connecticut, London. 59. Correa, Carlos M. (2000), Intellectual Property Rights, the WTO anh Developing Countries: The Trips Agreement anh Policy Options, Zed Books, London. 60. Đạo Luật Lanham của Hoa Kỳ năm 2016 61. Đạo luật về nhãn hiệu của Canada (sửa đổi, bổ sung ngày 18/6/2019) 62. Ecem Cetinyilmaz, Att.(2015), Intellectual Property Rights as capital in kinds, property-rights-as-capital-in-kind/ 63. European IPR Helpdesk (2013), Fact Sheet“Commercialising Intellectual Property: Assignment agreement”, European IPR Helpdesk. 64. European IPR Helpdesk (2015), Fact sheet “Commercialising Intellectual Property: Joint Venture”, European IPR Helpdesk. 65. European IPR Helpdesk (2015), Fact sheet “Intellectual property Valuation”, European IPR Helpdesk. 66. Graham Dutfield (2000), Intellectual Property Rights Trade anh Biodiversity, Earthscan Publications Ltd, London. 67. Groves, Peter J. (1997), Intellectual property rights and their valuation, Gressham Books. 68. John Tuner (2000), Valuation of intellectual property assets; valuation techniques: parameters, methodologies and limitations, https://www.wipo.int/export/sites/www/sme/en/documents/valuationdocs/i nn_ddk_00_5xax.pdf 69. Kamil Idris (2003), Intellectual Property: A power tool for economic Growth, World intellectual property organization. 70. Kelvin King (2002), The Value of Intellectual Property, Intangible Assets and Goodwill, Journal of Intellectual Property Rights vol 7, May 2002, (p245-248). 158 71. Kjeldgaard, Richard H. và Marsh, David R. (1994), Intellectual property rights for plants, The Plant Cell(1524-1528). 72. Kolaković, M. (2003), Teorija intelektualnog kapitala, Ekonomski pregled, 54(11-12), 925-944. 73. Козлова, Н.В. ; & Филиппова, С.Ю. (2017), К вопросу о правовой природе устава юридического лица, Bестн. моск. ун-та. сер. 11. право. 2017. № 1; p.64-79 74. KRG Nair, Ashock Kumar (1995), Intelletual property rights, Allied publisher limited. 75. Luật Công ty của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 2018. 76. Luật Công ty trách nhiệm hữu hạn của Cộng hòa Liên bang Nga (sửa đổi, bổ sung 2019). 77. Luật Công ty cổ phần của Cộng hòa Liên bang Nga (sửa đổi, bổ sung 2019) 78. Luật Thương mại của Cộng hòa Pháp phiên bản có hiệu lực 17/3/2021 79. Luật Thương mại của Ukraine (sửa đổi, bổ sung năm 2018) 80. Luật SHTT của Cộng hòa Pháp năm 1992 81. Luật SHTT của Cộng hòa Pháp năm 2019 82. Luthy, David H.(1998), “Intellectual capital anh its measurement“, Proceedings of the Asian Pacific Interdisciplinary Research in Accounting Conference (APIRA), Osaka. Arbeits – papier Nr.25. 83. Martin, Elizabeth A. (2003), Oxford Dictionary of Law, Oxford University press. 84. Maskus, Keith E. (2000), Intellectual property rights in the global economic, Washington D.C. Institute for international economics. 85. Michael Klausner (2006), The Contractarian Theory of Corporate Law: A Generation Later, 31 Journal of Corporation Law, p779-797 86. Paul Flignor anh David Drozco (2006), Intangible Asset & Intellectual Property Valuation: A Multidisciplinary Perspective, 159 https://www.wipo.int/export/sites/www/sme/en/documents/pdf/ip_valuation .pdf 87. Philip Sandner (2010), The valuation of Intangible Assets: An Exploration of Patent and Trademark portfolios, The Deutsche Nationalbibliothek 88. Poltorak, Alexander I.; Lerner, Paul J. , Essentials of Intellectual Property, John Wiley & Sons, Inc. 89. Quy định của Tòa án nhân dân tối cao về một số vấn đề liên quan đến việc áp dụng Luật công ty của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa năm 2010 sửa đổi, bổ sung năm 2014. 90. Richard Razgaitis, Valuation and Dealmaking of Technology-Based Intellectual Property: Principles, methods, and tools, John Wiley & Sons, Inc. 91. Robinson, J. (1933), The Economics of Imperfect Competition, London: MacMillanPress. 92. Robert Pitkethly (1997), The valuation of patents: A review of patent valuation methods with consideration of option based methods and the potential for futher research, The Said Business School University of Oxford Park End Street, Oxford OX1 1HP & Oxford Intellectual Property Research Centre St.Peter’s College, Oxford OX1 2DL. 93. Smith, Gordon V.; Parr, Russel L. (2004), Intellectual Property: Licensing and Joint Venture Profit Strategies, John Wiley & Sons, Inc. 94. Smith, Gordon V.; Parr, Russel L. (2002), Valuation of Intellectual Property and Intangible Assets, John Wiley & Sons, Inc. 95. Taylor, F. (1911), The Principles of Scientific Management. New York: Harper &Brothers. 96. Tim Herberden (2011), Intellectual Property Valuation and Royalty Determination, Wolters Kluwer Law & Business. 160 97. United Nations economic commission for Europe (2011), Intellectual Property Commercialization policy: options and practical instruments, United Nations, New York and Geneva. 98. World intellectual property organization (2004), The Use of Intellectual Property as a Tool for Economic Growth in the association of south east Asian nations (Asean) region, World intellectual property organization. 99. Zhicun Zhimei、Yu Min、Wang Baoshuレビュー:Current Investment に関する研究、Law Press、2001年1月号 Văn bản pháp luật 100. Bộ luật Dân sự năm 2015 101. Công văn số 2349/BTC-TCDN ngày 25/2/2010 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện thí điểm đối với Tập đoàn Vinashin, Hà Nội. 102. Công văn số 4968/VPCP-KGVX của Văn phòng Chính phủ ngày 22/7/2009 về việc góp vốn bằng giá trị quyền sở hữu công nghiệp 103. Công văn số 3539/TCT - PCCS của Tổng Cục thuế ngày 20/09/2006 về việc sử dụng giá trị thương hiệu bổ sung vốn chủ sở hữu. 104. Luật Chuyển giao công nghệ năm 2017 105. Luật Doanh nghiệp năm 2005 106. Luật Doanh nghiệp năm 2014 107. Luật Doanh nghiệp năm 2020 108. Luật Giá năm 2012 109. Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996 110. Luật Thương mại năm 2005 111. Nghị định số 22/2018/NĐ-CP của Chính phủ ngày 23/02/2018 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật SHTT năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật SHTT năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan. 161 112. Nghị định 126/2017/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 16/11/2017 về chuyển doanh nghiệp Nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần. 113. Nghị quyết số 93/NQ-CP của Chính phủ ngày 15/12/2014 về một số cơ chế, chính sách phát triển y tế. 114. Quyết định số 1068/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 22/8/2019 quyết định phê duyệt Chiến lược SHTT đến năm 2030 115. Quyết định số 2808/QĐ-BGTVT của Bộ giao thông vận tải ngày 13/09/2013 về việc phê duyệt danh sách các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam thực hiện rút vốn thương hiệu. 116. Thông tư số 06/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 07/01/2014 về ban hành tiêu chuẩn thẩm định giá số 13 117. Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính về hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp. 118. Thông tư số 146/2007/TT-BTC về hướng dẫn thực hiện một số vấn đề về tài chính khi thực hiện chuyển doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thành công ty cổ phần theo quy định tại nghị định số 109/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007. 119. Văn bản hợp nhất số 07/VBHN –VPQH của Văn phòng quốc hội ngày 25/06/2019 về Luật SHTT.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_gop_von_thanh_lap_cong_ty_bang_quyen_so_huu_tri_tue.pdf
  • pdfTrichyeu_NguyenThiPhuongThao.pdf
Luận văn liên quan